Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bài tiểu luận tâm lí học tình yêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.16 KB, 13 trang )

Bài tiểu luận tâm lí học
Chủ đề: Tình yêu
1. Khái niệm chung về tình yêu
a. Một số quan niệm về tình yêu
Có rất nhiều quan niệm phức tạp về tình yêu. Có người cho tình yêu là vấn
đề lãng mạn, ủy mị, không đứng đắn. Có người cho rằng tình yêu chỉ là chuyện
riêng của tuổi trẻ, của thanh niên. Khi con người đã có gia đình hoặc khi lớn tuổi
không còn tình yêu nữa
Nhiều thanh niên thường lầm lẫn giữa tình yêu và tình dục, hoặc cho rằng
tình yêu tức là tình dục, tình yêu là không thể hiểu được, hoặc tình yêu là duyên số
trời định
Những quan niệm trên đây là những quan niệm chưa đầy đủ, chưa đúng đắn
về tình yêu
Theo Tâm lí học xã hội ( Bùi Văn Huệ ): tình yêu là một dạng đặc biệt của
tình cảm, đó là sự rung cảm của hai trái tim khác giới, sự hòa hợp của hai tâm hồn
và có nhu cầu về sự giao tiếp tinh thần cũng như gần gũi về mặt cơ thể
Theo tác giả Đặng Xuân Hoài: tình yêu là tình cảm đặc biệt thúc đẩy hai
người khác giới đi đến hòa hợp với nhau về tâm hồn, thể xác cả cuộc đời
Theo tác giả Phạm Hoàng Gia: tình yêu là một tình cảm đặc biệt bắt đầu từ
lòng nhân ái của con người, vượt ra khỏi vỏ cá nhân của mình để đi đến hòa hợp
trọn vẹn cả về tâm hồn, thể chất là cả cuộc đời với người khác giới. Trong đó mỗi
bên đều trở nên phong phú đa dạng hơn nhờ bên kia
1
Nhà triết gia cổ Ấn Độ: có ba sự say mê: sự say mê tâm hồn dẫn đến tình
bạn, sự say mê trí tuệ dẫn đến lòng kính trọng, sự say mê về thể xác dẫn đến ham
muốn. Cả ba sự say mê này sẽ dẫn đến tình yêu
Theo Ôxô ( tác phẩm từ Dục đến Thiền, Hành trình đến tình yêu chân
chính): tình yêu là gì? Cảm giác về nó thật dễ nhưng định nghĩa rất khó. Những
điều trong cuộc sống có thể thể nghiệm, tìm kiếm nhưng định nghĩa về nó rất khó.
Từ đó ta có thể đưa ra khái niệm chung về tình yêu
b. Khái niệm chung về tình yêu


Tình yêu là dạng tình cảm cao cấp và rất phức tạp trong đời sống của con
người. Tình yêu chịu sự chi phối của đời sống tâm lí và có sự tham gia của nhiều
loại tình cảm ( tình thương, tình bạn, lòng nhân ái, danh dự, lương tâm ) của nhiều
hiện tượng tâm lí khác như: nhu cầu, nguyện vọng, lí tưởng, ước mơ, tài năng, đạo
đức, cá tính của các hiện tượng sinh lí ( tình dục, sức khỏe ), tình yêu liên quan
gắn bó mật thiết với đời sống tâm sinh lí của con người, liên quan đến đời sống xã
hội, kinh tế, văn hóa Chính vì thế, tình yêu có khi rất phức tạp, nhiều khi tưởng
chừng như không theo quy luật nào.
Tình yêu phụ thuộc rất nhiều vào phong tục tập quán và trình độ văn hóa xã
hội, phụ thuộc vào cá tính của mỗi người nhất là đạo đức, phong cách, lối sống, lẽ
sống, tính khí và trình độ nhận thức,
Tình yêu là dạng tình cảm tất yếu nảy sinh ở con người. Hầu như ở con
người ai cũng có những thời kì yêu đương nhất định. Tùy từng người, đến một tuổi
nào đó, gặp một điều kiện hoàn cảnh nào đó người ta bắt đầu yêu. Tình yêu xuất
phát từ bản chất xã hội, từ sự phát triển tâm sinh lí của con người. Những người
phát triển bình thường đều có thể có tình yêu của mình. Những người phát triển
bình thường đều có thể có tình yêu của mình ( chỉ trừ một số ít người đặc biệt
2
trong xã hội, có lí tưởng đặc biệt, muốn tu hành, sinh lí đặc biệt, hoặc mắc bệnh
mới không yêu). Tình yêu là dạng tình cảm tự nhiên tất yếu và rất cần thiết đối với
con người như cơm ăn, nước uống, không khí trong lành
Tình yêu có vai trò rất quan trọng đối với con người. Nó có sức mạnh to lớn,
ảnh hưởng đến toàn bộ nhân cách của con người
2. Các nhân tố của tình yêu
2.1. Nhân tố sinh lí
Rung cảm giới tính chính là tiền đề tự nhiên, cơ sở sinh lí của việc sản sinh
ra tình yêu. Là cơ sở phân biệt tình yêu nam nữ với tình yêu khác
Trong từ điển Tiếng Việt thì tình yêu là loại tình cảm nồng nhiệt làm cho
gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với người, với vật.
Yêu là tình cảm dễ chịu khi tiếp xúc với 1 đối tượng nào đó thường vì đối

tượng đó mà hết lòng
Tình yêu nam nữ là có tình cảm thắm thiết dành riêng cho một người khác
giới nào đó muốn chung sống và cùng nhau gắn bó cuộc đời
Thích là có cảm giác bằng lòng, dễ chịu khi tiếp xúc với cái gì hay làm việc
gì khiến muốn tiếp xúc thường xuyên với ai đó hoặc làm việc đó
Rung cảm giới tính xuất hiện khi trẻ 3-6 tuổi theo Freud.
Theo các nhà tâm lí học hiện đại thì rung cảm giới tính xuất hiện từ tuổi dậy
thì do tuổi này có hoocmôn giới tính gửi vào máu khiến nam nữ thanh niên đặc biệt
nhạy cảm với các kích thích tính dục, kích thích đến từ giới khác: quan tâm đến
người khác giới, bị hấp dẫn bởi người khác giới, làm cho mình hấp dẫn. Kích thích
3
đối với nam có thể là vẻ xinh đẹp, da dẻ mịn màng, ánh mắt đen, đối với nữ có
thể là những chàng trai cao to, khỏe mạnh, rắn chắc,
Như vậy thanh niên bị hấp dẫn bởi những đặc điểm, đặc trưng của giới khác
( thị giác, thính giác, khứu giác). Sự động chạm của bản thân vào cơ quan sinh dục
ngoài của chính nam nữ thanh niên cũng đem lại những cảm xúc tình dục. Điều đó
làm thanh niên có những suy nghĩ một cách tự giác hay không tự giác về vấn đề
giới tính như hứng thú với những tri thức giới tính, thích truyện ngắn, tiểu thuyết
phim liên quan đến giới tính, những tài liệu có tính kích dục. Có những quan tâm,
để ý đến người khác giới và bắt đầu có những thái độ nhất định đối với người khác
giới: thích, không thích, nhớ nhung, thường xuyên nghĩ đến, ngưỡng mộ. Thanh
niên đã cảm thấy từ nơi sâu kín trong lòng tồn tại sự hấp dẫn của một người thuộc
giới khác, tìm cách gặp gỡ, gần gũi, quan tâm, để gây sự hấp dẫn với người khác
giới khác. Những cảm xúc thu được khi có sự động chạm vào cơ thể, vào cơ quan
sinh dục, là cơ sở, nền tảng của hoạt động giao lưu tình dục cho tình yêu hay vợ
chồng sau này
2.2. Nhân tố tâm lí
Là sự hòa hợp về mặt tình cảm, được nảy sinh trên cơ sở các rung cảm: thẩm
mĩ, trí tuệ, đạo đức, là sự thống nhất về tư tưởng, sự hòa hợp về niềm tin, lí tưởng,
sự gần gũi về tính cách, hứng thú.

Đó còn là sự bổ sung về mặt tâm lí, đây là điều hết sức quan trọng để tạo
nên sự hòa hợp trong tình yêu. Do mỗi người chúng ta đều là một cá nhân không
lặp lại nên chúng ta không thể mong ước có một người giống chúng ta, nên bổ
sung và tậ dụng những điểm mạnh, ưu điểm của người khác để bù vào chỗ yếu của
mình, dùng ưu điểm của mình để bù đắp cho những chỗ khuyết điểm của đối tượng
4
Như vậy tình yêu là một tình cảm lớn, nó không phải là những rung cảm
nhất thời ban đầu
2.3. Nhân tố xã hội
Bản thân con người là thành viên của xã hội từ đó tâm lí người mang tính
chất của dân cư, thời đại mà chúng ta đang sống. Yếu tố xã hội: người ta khi yêu
nhau không chỉ xét đến sức khỏe, tâm lí, sinh lí mà người ta còn xét đến những
phẩm chất của đối tượng dựa trên ý nghĩa, giá trị xã hội của đối tượng. Ví dụ: hoàn
cảnh gia đình, điều kiện kinh tế, quan niệm sống, định hướng giá trị khác nhau.
Vấn đề vị thế: xuất thân, nghề nghiệp
Tình yêu nảy sinh giữa hai cá nhân tuy nhiên khi tham dự vào tình yêu thì
mỗi người lại tham gia vào các mối quan hệ mới, lực tác động mới. Sự ứng xử của
những người yêu nhau phụ thuộc vào lực tác động mới
3. Các đặc điểm của tình yêu
Là tình cảm rất đặc biệt, mãnh liệt và có cường độ cao thể hiện ở những rung
cảm rất mạnh khi gặp gỡ, luôn mong muốn được gặp nhau, khi xa cách nhớ nhau.
Tình yêu thể hiện tình cảm lãng mạn và lí tưởng hóa. Sống trong tình yêu con
người nhìn mọi vật trở nên đẹp hơn, tốt hơn. Họ nhìn thấy ở người yêu những sắc
thái riêng, những vẻ đẹp riêng và lí tưởng hóa người yêu của mình.
Theo Banzac “Khi hai người bước chân vào thế giới yêu đương kì ảo thì cái gì
họ cũng thấy đáng yêu cả, tâm hồn họ chiếu ra một thứ ánh sáng thần kì và họ đi
lại trong ánh sáng đó, nó tỏa lên người mình yêu muôn đạo hào quang đủ màu sắc,
tô vẽ cho họ trở nên lộng lẫy, mối tình của họ, những ý nghĩ tốt đẹp của họ họ đem
gán cho người mình yêu
5

Chính tình cảm mãnh liệt, cường độ cao làm cho tình yêu có sức mạnh to lớn
thúc đẩy con người làm được những việc mà bình thường không làm được. Tuy
nhiên nếu quá lãng mạn thì tình yêu sẽ quá xa rời thực tế, không còn hiện thực nữa.
Nhưng không thể tách rời lí chí và tình cảm mà cần có trí tuệ xúc cảm ở mức độ
cao ( con tim sáng suốt )
Tình yêu thể hiện sự chân thành, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau: hòa nhập cả tâm
hồn, thể xác, mỗi người đều mong muốn sự chân thành, được sống thực với bản
thân mình, có thể sống thành thực và hết lòng vì người mình yêu bởi chính điều đó
sẽ làm con người cảm thấy được an toàn, được che chở. Tôn trọng thể hiện ở việc
nhìn nhận người yêu có cá tính riêng. Mỗi người trong tình yêu phải tôn trọng
người khác và phải tôn trọng bản thân mình. Phải sống đúng với mình chứ không
sống theo ý người yêu. Tức là tôn trọng bản sắc, cá tính của người mình yêu nhưng
cũng cần điều chỉnh nếu vi phạm chuẩn mực cộng đồng.
Tình yêu thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ, có trách nhiệm với nhau về mọi mặt:
“Yêu một người chính là mong muốn người đó hạnh phúc, điều đó phủ định tâm lí
tự tư, tâm lí vị kỉ của cá nhân”, nói lên giá trị đạo đức trong tình yêu
Trong tình yêu bản chất là cho đi mà không nhận lại. Bản chất dâng hiến, hết
lòng vì người mình yêu. Tuy nhiên không nên chỉ cho và nhận từ một phía mà phải
từ hai phía. Quan tâm, chăm sóc lẫn nhau không mang tính chất trao đổi nhưng
tình yêu phải đủ sức đánh thức tình yêu từ người kia ( Liệu hai người có phải là
dành cho nhau hay không), tình yêu không chỉ có tình thương
Tính không chia sẻ được của tình yêu: sự chung thủy vì mỗi người trong tình
yêu đều có nhu cầu được chung thủy, được là duy nhất, là nhu cầu rất lành mạnh
và hợp lí
6
Sự cảm nhận có cơ sở rất hiện thực đó là sự tồn tại của người yêu. Người yêu là
tổng thể khác của mình do đó sự chiếm hữu trọn vẹn, tuyệt đối là biểu hiện tồn tại
trọn vẹn, tuyệt đối của chính mình đồng thời cũng là người ý thức được rằng đó là
sự toàn vẹn tình yêu của mình
Mong muốn mình luôn là người quan trọng với người mình yêu. Nên tin tưởng,

nên hiểu người yêu và những điều gì có thể chấp nhận được. Quan tâm đến tinh
thần, cảm xúc trước các công việc. Yêu một người, không nên yêu nhiều người
Không nên cho rằng người yêu không được thực hiện các công việc, trách
nhiệm khác và không nên ghen quá mức
4. Các giai đoạn phát triển của tình yêu
4.1. Định hướng và cuốn hút
Sự chú ý đến đối tượng khác giới: thấy dễ mến, gặp thấy vui và dễ chịu. Cô
gái: nụ cười, ánh mắt, làn da, v v Chàng trai: khỏe mạnh, thông minh, dí dỏm,
hài hước, có năng khiếu thể thao, âm nhạc,
Hay nghĩ đế người đó, hay nói đến người đó
Là tình cảm đặc biệt nên con người khó làm chủ cảm xúc của mình, đôi khi
không đủ tỉnh táo để thấy mình nói gì
Không gặp thì nhớ, gặp thì vui. Tìm đủ mọi cách để gây sự chú ý, để gặp
mặt
Phải xem người đó có tình cảm như thế nào với mình. Đây là giai đoạn tỉnh
táo nhất để nhận ra thực sự hai người có tình cảm với nhau hay không
4.2. Giai đoạn tìm hiểu thật sự
7
Hai bên đồng lòng và phát triển tình cảm của mình. Đây chính là giai đoạn
tìm hiểu, hai người sẽ có điều kiện gần gũi nhau để hiểu nhau, là giai đoạn thể hiện
được mọi tình cảm, cảm xúc, quan tâm, nhiều khi cũng sẽ giận dỗi, ngờ vực. Mỗi
người sẽ nhìn nhận lại đối tượng và nhìn nhận lại mình một cách kĩ lưỡng hơn.
Nếu họ thấy không thể thiếu được nhau thì sẽ bỏ qua mọi giận hờn nhưng sẽ góp ý
cho nhau. Việc mỗi người phải có một sự vị tha, rộng lượng, không cố chấp thì
tình yêu mới bền chặt, nếu cố chấp thì dễ dẫn đến tình yêu tan vỡ
Không nên bỏ qua hết tất cả để yêu. Con người yêu chính sự lựa chọn của
mình, tìm cách bao biện, hợp lí hóa tình yêu nên không nhận ra sự sai lầm dẫn đến
tan vỡ tình yêu
Trong giai đoạn này rất dễ dẫn đến chia tay và thất tình vì vậy nếu thế nên:
- Không nên yêu người khác vì dễ làm tổn thương mình và người khác

- Không nên tìm cách trả thù
- Không nên vùi đầu vào các chất kích thích
4.3. Giai đoạn hòa hợp và hợp nhất
Đây là giai đoạn tình yêu đã chín. Có thể công bố quyền sở hữu ngôi nhà của
tình yêu bằng đám cưới
4.4. Sự khác biệt tâm lí nam và nữ trong tình yêu
Đối với nữ: theo các nhà tâm lí học Trung Quốc:
- Thường rơi vào tâm lí bị động, tình huống bị động, các cô gái tự làm
mình trở nên hấp dẫn
- Yêu cầu cuộc sống tình cảm hôn nhân rất cao: nữ thường thận trọng trong
tình yêu. Nữ đề cao phẩm chất trung thủy trong tình yêu. Nữ chú ý nhiều
đến yếu tố ở nam giới tạo ra sự hấp dẫn về mặt tinh thần như trí tuệ,
phong cách, năng lực, đạo đức,
- Nữ thường có tâm lí nương tựa “ Nấp bóng tùng quân”, tâm lí phụ thuộc
đặc biệt là những người có học vấn không cao, thu nhập ít
8
- Hiện nay phụ nữ có nghề nghiệp, vị thế cao nên sự mong muốn hòa hợp
về mặt tinh thần đặt lên cao. Tuy nhiên nữ sống nặng về tình cảm nên nữ
thường quá lí tưởng hóa người mình yêu do đó khó tìm được người yêu
- Nam: xu thế chung là coi trọng hình thức bề ngoài. Thích phụ nữ dịu
dàng, thông minh vừa phải, họ sợ những người phụ nữ quá thông minh vì
họ muốn xác lập vị thế cao trong gia đình. Nam giới thích phụ nữ quan
tâm, hiền thảo, Điều kiện xã hội của phụ nữ thì nam giới không quan
tâm lắm. Nam mong muốn được đối xử tình cảm, dịu dàng thậm chí nũng
nịu nên họ thường yêu người ít tuổi hơn. Có sự mâu thuẫn giữa mong
muốn yêu người vợ xinh đẹp nhưng lại muốn có người vợ hiền thảo vì
vậy nam thường khó xử khi có người vợ hiền nhưng không xinh
5. Tình dục trước hôn nhân
Tình dục là bản năng đặc biệt của con người ( có người gọi hiện tượng này
là quan hệ sinh lí trong tình yêu). Tuy nhiên từ “tình dục” được dùng phổ biến hơn.

Ở mỗi người bình thường, đến một độ tuổi nhất định sẽ xuất hiện bản năng tình
dục
Tình dục là hiện tượng sinh lí đặc biệt, nó gắn liền với đạo đức xã hội, với
phong tục tập quán, với tâm lí cá nhân Ở mỗi địa phương, mỗi thời đại và cá
nhân có quan niệm khác nhau về tình dục
Mặc dù tình dục có thể độc lập tương đối với tình yêu ( đơn thuần là một
nhu cầu sinh lí của con người) nhưng thường thường tình dục gắn liền với tình yêu,
quan hệ mật thiết với tình yêu. Nhu cầu tình dục có thể xuất hiện khi người ta
không yêu ( nhất là ở nam giới ). Nhưng khi đã yêu, tình dục thường nảy sinh và
phát triển mạnh. Tình dục là dấu hiệu cơ bản để phân biệt tình bạn với tình yêu
Ở trạng thái độc lập với tình yêu, tình dục tuân theo những quy luật riêng
biệt. Trong tình yêu, tình dục lại bị những quy luật của tình yêu chi phối
9
Đặc điểm tình dục ở mỗi người có thể rất khác nhau, có người yếu, có người
mạnh, mỗi người có sở thích, thói quen, cá tính về tình dục khác nhau. Đặc điểm
tình dục của nam có khác biệt nhiều so với người nữ
- Ở Việt Nam, do tâm lí dân tộc và phong tục tập quán chi phối, biểu hiện
về tình dục trong tình yêu thường có những mức độ khác nhau: từ mức
độ chỉ là những cảm xúc sâu kín bên trong ( nên người ngoài, có khi
chính người yêu, khó có thể biết được) đến những hành vi tình dục “bên
trong”, hành vi tình dục “bên ngoài”, và cao hơn cả là mức độ “sâu sắc
nhất”. Những mức độ của tình dục thường tương ứng với những mức độ
nhất định của tình yêu và bị đạo đức xã hội chi phối
- Trong tình yêu, tình dục có vai trò đặc biệt: người ta chỉ có thể yêu nhau
thực sự khi trong mỗi người có thể xuất hiện những rung cảm tình dục
trước người kia. Tình dục có thể làm nảy sinh tình yêu và đặc biệt là tình
dục thường hình thành và phát triển của tình yêu. Càng yêu tha thiết, tình
dục càng phát triển và đòi hỏi mạnh mẽ. Vì thế, tình dục có thể được coi
là dấu hiện và sự biểu hiện của tình yêu. Thậm chí, người ta có thể căn cứ
vào những hành vi tình dục được biểu hiện để đánh giá xem mình còn

được yêu hay không và được yêu nhiều hay ít
- Tính hai mặt của tình dục trong tình yêu: tình dục như là con dao hai lưỡi
trong tình yêu, nó có thể làm tình yêu phát triển mãnh liệt và cũng có thể
bóp chết tình yêu. Đó là tác dụng tích cực và tiêu cực của tình dục đối với
tình yêu
Tình dục thường có tác dụng tiêu cực với tình yêu khi mức độ của tình dục
không phù hợp với mức độ của tình yêu, không phù hợp với người yêu, với quan
niệm, đạo đức xã hội
10
Chẳng hạn: mức độ tình yêu cao ( sâu sắc, mãnh liệt) nhưng mức độ của tình
dục quá thấp: hai người yêu nhau đã lâu mà không có hoặc ít có những rung cảm
tình dục khi ở bên nhau. Trường hợp này thường làm cho tình yêu trở nên cứng
nhắc, nhạt nhẽo, đơn điệu và thường đi đến tan vỡ. Tuy nhiên tác dụng tiêu cực
xảy ra phổ biến trong trường hợp, mức độ yêu đương còn thấp nhưng đòi hỏi tình
dục của một bên ( thường là ở người nam giới ) lại quá cao, quá nhiều hoặc thô
bạo. Việc quan hệ tình dục ở mức “sâu sắc nhất” trong lứa tuổi vị thành niên, đặc
biệt là trước hôn nhân, thường tạo ra những mặc cảm tội lỗi, dễ nhàm chán nhau,
dễ coi thường lẫn nhau, dễ dẫn tới “hậu quả nghiêm trọng” dẫn đến sự tan vỡ
trong tình yêu
Tình dục lại có thể tạo nên những ảnh hưởng tích cực đối với tình yêu: làm
cho tình yêu phát triển mạnh hơn, nồng nàn hơn, sâu sắc hơn, đẹp đẽ hơn Ảnh
hưởng tích cực này thường xuất hiện trong trường hợp những rung cảm tình dục
phù hợp với mức độ yêu thương, với quan niệm, cá tính của người yêu, với đạo
đức, phong tục tập quán của xã hội
Tình dục đẹp xuất phát điểm từ sự yêu thương, trân trọng, có trách nhiệm.
- Phải thật sự thoải mái khi quan hệ
- Phải hiểu rất rõ về điều đó, hiểu được hậu quả của nó và phải có trách
nhiệm từ chính bản thân mình và từ người khác
Tránh tư tưởng coi tình dục là xấu
Những người liên hệ phải tỏ ra mình là người có trách nhiệm

Những người liên hệ phải cam kết sống với nhau trong tình trạng công khai,
không được giấu giếm
Phải đặt niềm tin vào tương lai, phải biết chịu trách nhiệm
11
Quan hệ phải thể hiện tình yêu sâu sắc giữa hai người
6. Một số vấn đề cần lưu ý trong việc “chinh phục” và nuôi dưỡng tình yêu
Sự hình thành và phát triển của tình yêu tuân theo những quy luật chung của
đời sống tình cảm con người
- Tình yêu dễ hình thành từ tình bạn khác giới
- Sự hình thành tình yêu có thể có tính chất đột biến (đột ngột, tương phản,
đối cực )
- Tình yêu có thể hình thành từ những dấu hiệu bất kì, tinh tế ( ánh mắt, nụ
cười, cử chỉ, thái độ, cái răng khểnh, cặp mắt đẹp, )
- Tình yêu thường chỉ phát triển thuận lợi khi có sự phù hợp với hoàn
cảnh, điều kiện, có sự phù hợp nhân cách giữa hai người
- Quá trình yêu nhau là quá trình tìm hiểu, cảm hóa nhau, đồng thời cũng
là quá trình “chinh phục đối tượng” dần dần. Sự phát triển của tình yêu
phụ thuộc rất nhiều vào việc nuôi dưỡng tình yêu của hai người
- Sự giao tiếp, nhất là sự gặp gỡ, là điều kiện tất yếu và tối thiểu để tình
yêu hình thành và phát triển
- Tình yêu của những người ở trước tuổi trưởng thành ( nữ dưới 18 tuổi,
nam dưới 25 tuổi ) thường dễ bị tan vỡ, do ở tuổi này co người thường
chưa biết yêu thực sự, nhất là ở nam. Ở họ thường chỉ mới xuất hiện
những cảm xúc yêu đương, những ham muốn nông nổi mà chưa có tình
yêu chân thực và chân chính
- Tình yêu luôn gắn bó với đạo đức, phụ thuộc vào đạo đức của mỗi người.
Yếu tố đạo đức ở đây vừa là những phẩm chất tốt đẹp, vừa là những lối
sống, nếp sống sinh hoạt, những nhận thức, quan điểm, quan niệm đúng
đắn về cuộc sống
Một số vấn đề đặc biệt trong sự hình thành và phát triển tình yêu

12
Trong quá trình phát triển của tình yêu, thường có nhiều vấn đề phức tạp có thể
xuất hiện như:
- Hiện tượng “mẫu người yêu lí tưởng”
- Hiện tượng “tiếng sét trong tình yêu”
- Hiện tượng “chạy đuổi trong tình yêu”
- Sự thất bại trong tình yêu
- Hiện tượng ngộ nhận trong tình yêu
- Vấn đề chinh phục tình yêu
- Sự nhàm chán trong tình yêu
- Hình thành các dạng tình yêu mới
- Nghệ thuật ứng xử trong tình yêu
- Những biểu hiện chưa tốt trong tình yêu của thanh niên hiện nay
Tài liệu tham khảo:
1. Tâm lí học giới tính và giáo dục giới tính – Nhà xuất bản giáo dục, 2006,
PGS.TS Bùi Ngọc Oánh
2. Từ điển Tiếng Việt – Tạ Minh Ngọc, NXB Thanh niên năm 2010
3. Tâm lí học xã hội – Bùi Văn Huệ ( chủ biên ), NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội năm 2003
4. Giới đàn ông – Junichi, NXB Văn hóa thông tin, 2002
5. Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe – BS Nguyễn Quỳnh Trang,
2008
13

×