Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty CPKDTHS sài gòn công suất 450m3ngđ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.64 KB, 74 trang )

Tính toán & thiết kế HTXLNT Công ty CPKDTHS Sài Gòn-công suất 450m
3
/ngđ
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỦY SẢN
VIỆT NAM
1. Tổng quan về ngành thủy sản Việt Nam:
Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm ướt cũng như chịu sự chi phối của
các yếu tố như gió, mưa địa hình thổ nhưỡng, thảm thực vật nên tạo điều kiện hình
thành dòng chảy với hệ thống sông ngòi dày đặt. Theo thống kê của bộ thủy sản
hiện nay chúng ta có hơn 1.470.000 ha mặt nước sông ngòi có thể dùng cho nuôi
trồng thủy sản. Ngoài ra còn có khoảng 544.500.000 ha ruộng trũng và khoảng
56.200.000 ha hồ có thể dùng để nuôi cá. Mặt khác đường bờ biển của Việt Nam
kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), đi qua hơn 13 vĩ độ
với nhiều vùng sinh thái khác nhau, diện tích vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226
nghìn km
2
, diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế hơn 1 triệu km
2
, gấp 3 lần diện
tích đất liền. Vùng biển Việt Nam thuộc phạm vi ngư trường Trung tây Thái Bình
Dương, có nguồn lợi sinh vật phong phú, đa dạng, là một trong những ngư trường
có trữ lượng hàng đầu trong các vùng biển trên thế giới.
Trong vùng viển có 4.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có những đảo lớn có dân cư
như Vân Đồn, Cát Bà, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc, có nhiều vịnh, vũng, eo
ngách, các dòng hải lưu, vừa là ngư trường khai thác hải sản thuận lợi, vừa là nơi
có nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển nuôi biển và xây dựng các khu căn cứ
hậu cần nghề cá. Theo số liệu điều tra của những năm 1980-1990 thì tổng trữ
lượng cá ở tầng trên vùng biển việt nam khoảng 1,2 – 1,3 triệu tấn, khả năng khai
thác cho phép là 700 – 800 nghìn tấn năm. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ thì
tôm he khoảng 55 – 70 nghìn tấn/năm và khả năng cho phép là 50 nghìn
tấn/năm.Các nguồn lợi giáp xác khác là 22 nghìn tấn/năm. Nguồn lợi nhuyễn thể


SVTH : Nhóm 3
1
Tính toán & thiết kế HTXLNT Công ty CPKDTHS Sài Gòn-công suất 450m
3
/ngđ
(mực) là 64 – 67 nghìn tấn/năm với khả năng khai thác cho phép là 13 nghìn
tấn/năm. Cùng với ngành nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản thì ngành chế
biến thủy sản đã đóng góp xứng đáng chung trong thành tích ngành thủy sản của
Việt Nam. Nguồn ngoại tệ cơ bản của ngành đem lại cho đất nước là của ngành
chế biến thủy sản. Trong đó mặt hàng đông lạnh chiếm khoảng 80%. Chế biến
thủy sản xuất khẩu là lĩnh vực phát triển rất nhanh, Việt Nam đã tiếp cận với trình
độ công nghệ và quản lý tiên tiến của khu vực và thế giới trong một số lĩnh vực
chế biến thuỷ sản. Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu đảm bảo chất lượng và có tính
cạnh tranh, tạo dựng được uy tín trên thị trường thế giới. Năm 2005: Tổng sản
lượng đạt 3,43 triệu tấn, tăng 9,24% so với năm 2004. Kim ngạch xuất khẩu đạt
2,74 tỉ USD, đi qua mốc 2,5 tỉ USD, tăng 13% so với năm 2004 và bằng 185% so
với năm 2000. Đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam
(VASEP) cho biết: theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong năm 2008,
xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt trên 1,2 triệu tấn, trị giá đặt trên 4,5 tỷ USD,
tăng 33,7% về khối lượng và 19,8% về giá trị so với năm trước. Liên minh Châu
Âu (EU) tiếp tục giữ vị trí nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với khối
lượng nhập khẩu là 349 ngàn tấn với trị giá 1,14 tỷ USD, tăng 26% về giá trị.
Trong năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản sang 26/27 quốc gia thuộc khối
này, đứng đầu là 5 thị trường: Đức, Italia, Tây Ban Nha, Hà Lan và Bỉ. Trong 61
sản phẩm thủy sản Việt Nam được nhập khẩu vào EU, cá tra, basa tăng 23,8%,
tôm tăng 47,6%, mực bạch tuộc đông lạnh tăng 26,6%, cá ngừ tăng 21,6% so với
năm 2007. Đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản, với khối lượng nhập khẩu trên
134 ngàn tấn, giá trị đạt hơn 828 triệu USD, tăng 13,2% về khối lượng và 11% về
giá trị so với năm trước. Là trung tâm của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, năm
2008, Mỹ đã tụt xuống hàng thứ 3 về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Tỷ trọng

của thị trường Mỹ giảm từ 20,4% xuống 16,5% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu
của Việt Nam do nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu của nước này giảm. Hàn Quốc vẫn
đứng vững ở vị trí thứ 4 trong top các thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam
và đứng thứ 2 về nhập khẩu thủy sản khô từ nước ta. Nửa đầu năm, xuất khẩu tôm
SVTH : Nhóm 3
2
Tính toán & thiết kế HTXLNT Công ty CPKDTHS Sài Gòn-công suất 450m
3
/ngđ
đông lạnh và mực bạch tuộc sang thị trường này tăng mạnh so với năm ngoái. Tuy
nhiên, xuất khẩu những tháng cuối năm lại giảm mạnh nên xuất khẩu cả năm chỉ
tăng trưởng 10% so với năm 2007.
Cũng trong năm 2008, Nga vẫn là “lực hút” lớn cho nhiều doanh nghiệp xuất
khẩu cá tra, basa của Việt Nam. Thị trường đơn lẻ này tiếp tục đứng đầu về nhập
khẩu cá tra, basa của Việt Nam với mức tăng trên 142% về khối lượng và tăng
109% về giá trị so với năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đầu tháng 8/2009
đạt 93,54 triệu USD (thống kê của ngành hải quan). Bộ Công thương nhận định,
nếu phát huy được những lợi thế xuất khẩu, làm tốt công tác thị trường thì xuất
khẩu thủy sản có thể đóng góp thêm 1,75 tỷ USD trong 4 tháng cuối năm, nâng
tổng kim ngạch của cả năm 2009 lên tới 4,4 tỷ USD.
Hiện nay, Việt Nam đang có lợi thế cả về sản lượng và chất lượng thủy sản.
Cụ thể, sản lượng khai thác thủy sản trong 7 tháng đầu năm 2009 đạt 1,2 triệu tấn,
tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành đang phấn đấu đạt sản lượng khai thác
cả năm 2009 khoảng 2 triệu tấn, tăng 5% so với năm 2008. Bên cạnh đó, chất
lượng thủy sản Việt Nam ngày càng đảm bảo, đáp ứng được những tiêu chuẩn
khắt khe từ các thị trường nhập khẩu.
Quy trình công nghệ chế biến hàng đông lạnh ở nước ta hiện nay chủ yếu
dừng ở mức độ sơ chế và bảo quản đông lạnh. Chủ yếu là đưa tôm cá từ nơi đánh
bắt về sơ chế, đóng gói, cấp đông , bảo quản lạnh…và xuất khẩu. Về thiết bị,
Trước những năm 1990 hầu hết các trang thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ

lạc hậu, trình độ sản xuất và chất lượng còn ở mức thấp. Nhưng những năm gần
đây do có đầu tư ở nước ngoài và các cơ sở trong nước, công nghệ thiết bị của
ngành chế biến ngày càng hiện đại đã làm thay đổi bộ mặt và các loại sản phẩm
của ngành chế biến này, hầu hết các mặt hàng thủy sản đông lạnh đều đạt tiêu
chuẩn xuất khẩu đi các thị trường khó tính như Tây Âu và Bắc Mỹ.
SVTH : Nhóm 3
3
Tính toán & thiết kế HTXLNT Công ty CPKDTHS Sài Gòn-công suất 450m
3
/ngđ
2. Nguồn gốc, thành phần và tính chất nước thải thủy sản:
2.1 Nguồn gốc:
Nước thải của một số xí nghiệp chế biến thủy sản gồm có: Nước sản xuất,
nước thải vệ sinh công nghiệp và nước thải sinh hoạt.
Nước thải sản xuất là loại nước thải để rửa tôm hoặc cá trong sản xuất. Theo
số liệu thống kê đánh giá thì lưu lượng nước này sử dụng thải ra từ 30 – 70m
3
/tấn
thành phẩm tùy theo công nghệ và loại sản phẩm mà nhà máy sản xuất ra.
Nước thải vệ sinh công nghiệp là loại nước dùng để vệ sinh tay chân công
nhân trước khi vào ca sản xuất, nước dùng để rửa dụng cụ chế biến, thiết bị, máy
móc và sàn nhà phân xưởng mỗi ngày
Nước thải sinh hoạt từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên trong
các xí nghiệp. Đây cũng là lượng nước thải rất đáng kể vì trong xí nghiệp chế biến
thủy sản thường có số lượng công nhân khá đông, do đó nhu cầu nước cho các
hoạt động sinh hoạt khá lớn.
2.2 Thành phần và tính chất nước thải:
Với các chủng loại nguyên liệu tương đối phong phú cùng với điều kiện của
nước ta nên thành phần các chất thải trong nước thải thủy sản cũng đa dạng. Trong
đó nước thải sản xuất có mức độ ô nhiễm cao hơn cả.

Tính chất nước thải của các nhà máy chế biến thủy sản có khác nhau về hàm
lượng tuy không nhiều, thông thường:
- Hàm lượng COD dao động khoảng 300 – 3000 mg/l
- Hàm lượng BOD từ 300 – 2000 mg/l
- Hàm lượng Nitơ tổng từ 50 – 200 mg/l là rất cao chứng tỏ ô nhiễm hữu cơ
khá lớn.
Đối với các công ty thủy sản có sản xuất thêm các sản phẩm khô, đóng hộp
thì trong dây chuyên sản xuất sẽ có thêm các công đoạn nướng luộc chiên thì trong
SVTH : Nhóm 3
4
Tính toán & thiết kế HTXLNT Công ty CPKDTHS Sài Gòn-công suất 450m
3
/ngđ
thành phần nước thải sẽ có chất béo, dầu.
Ngoài ra trong nước thải còn chứa các chất vụn như gạch, đầu vỏ và các
thành phần hữu cơ, khi phân hủy nó tạo ra mùi rất khó chịu làm ô nhiễm về mặt
cảm quan và cũng không tránh khỏi ảnh hưởng đến dân cư xung quanh nếu không
có biện pháp xử lý.
Chính vì vậy tải lượng ô nhiễm do các xí nghiệp ngành chế biến thủy sản gây
ra là rất lớn nếu không được xử lý sẽ góp phần làm gia tăng mức độ ô nhiễm môi
trường trên sông rạch, ở các khu vực nhà máy sản xuất.
SVTH : Nhóm 3
5
Tính toán & thiết kế HTXLNT Công ty CPKDTHS Sài Gòn-công suất 450m
3
/ngđ
CHƯƠNG II. GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN KINH
DOANH THỦY HẢI SẢN SÀI GÒN
1. Giới thiệu chung về công ty:
Tên công ty: Công ty Cổ phần Kinh Doanh Thủy Hải Sản Sài Gòn (ATP)

Địa chỉ: Văn phòng chính: Lô 4-6-8, Đường 1A, Khu công nghiệp Tân Tạo,
Q.Bình Tân, TP.HCM.
Công ty Cổ phần Kinh Doanh Thủy Hải Sản Sài Gòn là một doanh nghiệp
Nhà nước, được thành lập từ năm 1976 (hiện trực thuộc Tổng công ty Thương mại
Sài Gòn), hoạt động theo mô hình Công ty Cồ phần từ ngày 01/01/2007, chuyên
sản xuất chế biến và kinh doanh các mặt hàng thủy hải sản tươi sống và chế biến.
Với tổng số lao động trên 2.000 người, hàng năm APT Co sản xuất, chế biến và
kinh doanh 30.000 tấn thuỷ hải sản các loại, tổng doanh thu 1.000 tỷ đồng. Trong
đó, kim ngạch xuất khẩu trên 30 triệu USD xuất qua các nước Mỹ, Nhật, Hàn
Quốc, Hồng Kông, Trung Quốc, Úc, EU (Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Đức, Ý),
các nước Asean. Hàng hải sản chế biến đông lạnh và hàng khô của Công ty có khả
năng cạnh tranh cao về chất lượng và giá cả tại các thị trường Nhật, Mỹ, EU, Hàn
Quốc. Công ty cũng chú trọng đẩy mạnh chương trình kinh doanh nội địa với
mạng lưới tiêu thụ trên 350 điểm được phân bổ trên phạm vi cả nước: TP.HCM,
Hà Nội, Đà Nẵng, các tỉnh cao nguyên, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, các
tỉnh miền Đông.
2. Quy trình sản xuất của công ty:
2.1 Nguyên liệu:
Nguồn nguyên liệu chủ yếu được vận chuyển về công ty là các loại hải sản
như tôm, cá, mực phục vụ cho việc chế biến các sản phẩm đông lạnh xuất khẩu.
Số lượng nguyên liệu được vận chuyển từ các địa phương về công ty luôn thay đổi
tùy theo đơn đặt hàng và nhu cầu của thị trường. Do các loại thủy hải sản tươi
sống rất dễ bị hư hoặc giảm phẩm chất nếu không được chuyên chở, giao nhận,
SVTH : Nhóm 3
6
Tính toán & thiết kế HTXLNT Công ty CPKDTHS Sài Gòn-công suất 450m
3
/ngđ
tồn trữ đúng kỹ thuật nên nguyên liệu thủy hải sản được chuyên chở và giao nhận
bằng các xe lạnh chuyên dùng của công ty, được tồn trữ trong các kho lạnh với

thời gian quy định chặt chẽ.
2.2 Quy trình sản xuất tại công ty:
2.2.1 Sản xuất tôm đông lạnh:
SVTH : Nhóm 3
7
Mạ Băng
Nguyên Liệu
Rửa lần 1
Rửa lần 2
Rửa lần 3
Phân cỡ, hạng
Sơ chế
Ngâm, quay
Xếp khuôn
Cấp Đông
Bao gói, bảo quản
Tính toán & thiết kế HTXLNT Công ty CPKDTHS Sài Gòn-công suất 450m
3
/ngđ
Mô tả quy trình :
Tôm được vận chuyển từ khu vực khai thác đến Công ty bằng xe đông lạnh
chuyên dụng rồi được chuyển nhanh đến khu tiếp nhận. Sau khi rửa cho sạch các
chất dính bám thì tôm được đưa qua khâu sơ chế: xử lý đuôi, lột vỏ. Sau khi qua
rửa lần 2 sẽ được phân cỡ, hạng theo đơn đặt hàng. Tiếp đến tôm được ngâm rửa
bằng nước mát có trộn một lượng nhỏ chlorine để loại bỏ những mảnh vụn và một
phần vi khuẩn. Sản phẩm rửa xong để ráo mới tiến hành xếp khuôn. Từng con tôm
được xếp vào khuôn sao cho thể hiện tính thẩm mỹ dạng khối sản phẩm. Sau khi
cấp đông sẽ được mạ băng (nhúng nước đá để tạo ra lớp băng bao bên ngoài bảo
quản sản phẩm). Sản phẩm được bao gói rồi đưa vào kho lạnh bảo quản chờ xuất
kho.

2.2.2 Sản xuất Cá Basa - Cá Tra Fillet Đông Lạnh:
SVTH : Nhóm 3
8
Xếp khuôn
Bao gói
Bảo quản
Soi ký sinh trùng
Rửa 3
Quay thuốc
Lạng da,chỉnh hình
Tiếp nhận nguyên
liệu
Cắt tiết – Rửa 1
Fillet
Rửa 2
Cân, phân loại
Rửa 4
Cấp Đông
Mạ băng
Tính toán & thiết kế HTXLNT Công ty CPKDTHS Sài Gòn-công suất 450m
3
/ngđ
Mô tả quy trình:
Cá sống được vận chuyển từ khu vực khai thác đến Công ty bằng xe đông
lạnh chuyên dụng. Cá được chuyển nhanh đến khu tiếp nhận. Tại khu tiếp nhận
QC kiểm tra chất lượng cảm quan (cá còn sống, không có dấu hiệu bị bệnh). Cá
được giết chết bằng cách cắt hầu. Cá sau khi giết chết cho vào bồn nước rửa sạch.
Sử dụng dao chuyên dùng để fillet cá: Tách thịt 2 bên thân cá, bỏ đầu, bỏ nội tạng,
dưới vòi nước chảy liên tục, thao tác phải đúng kỹ thuật và tránh vỡ nội tạng,
không để sót thịt trong xương. Miếng fillet được rửa qua 2 bồn nước sạch. Trong

quá trình rửa miếng fillet phải đảo trộn mạnh để loại bỏ máu, nhớt và tạp chất.
Dùng dao hoặc máy lạng da để lạng bỏ da. Thao tác nhẹ nhàng đúng kỹ thuật để
miếng fillet sau khi lạng da không được phạm vào thịt miếng cá, không làm rách
thịt miếng cá. Chỉnh hình nhằm loại bỏ thịt đỏ, mỡ trên miếng fillet. Miếng fillet
sau khi chỉnh hình phải sạch phần thịt đỏ, mỡ, không rách thịt, không sót xương,
bề mặt miếng fillet phải láng. Kiểm tra ký sinh trùng trên từng miếng fillet bằng
mắt trên bàn soi.
Miếng fillet sau khi kiểm tra ký sinh trùng phải đảm bảo không có ký sinh
trùng. Những miếng fillet có ký sinh trùng phải được loại bỏ. QC kiểm tra lại với
tần suất 30 phút/lần. Sản phẩm được rửa qua 2 bồn nước sạch có nhiệt độ T
0
£ 8
0
C.
Khi rửa dùng tay đảo nhẹ miếng fillet. Rửa không quá 200 kg thay nước một lần.
Sau khi rửa cân cá cho vào máy quay, số lượng cá 10 – 400 kg/mẻ tuỳ theo máy
quay lớn hay nhỏ. Sau đó cho dung dịch thuốc (đá vẫy, muối + thuốc, nước lạnh
nhiệt độ 3 – 7
0
C) vào theo tỷ lệ cá : dịch thuốc là 3 : 1. Cá được phân thành các
size như: 60 – 120; 120 – 170; 170 – 220; 220 – Up (gram/miếng) hoặc 3 – 5, 5 –
7, 7 – 9, 4 – 6, 6 – 8, 8 – 10, 10 – 12 (Oz/miếng), hoặc theo yêu cầu của khách
hàng. Cá được cân theo từng cỡ, loại trọng lượng theo yêu cầu khách hàng. Sản
phẩm được rửa qua 1 bồn nước sạch có nhiệt độ T
0
£ 8
0
C. Khi rửa dùng tay đảo
nhẹ miếng fillet. Rửa không quá 100kg thay nước một lần. Sản phẩm rửa xong để
SVTH : Nhóm 3

9
Tính toán & thiết kế HTXLNT Công ty CPKDTHS Sài Gòn-công suất 450m
3
/ngđ
ráo mới tiến hành xếp khuôn. Từng miếng cá được xếp vào khuôn sao cho thể hiện
tính thẩm mỹ dạng khối sản phẩm. Nếu miếng fillet sau khi xếp khuôn chưa được
cấp đông ngay thì phải chờ đông ở nhiệt độ và thời gian qui định. Hàng vào kho
chờ đông trước phải được cấp đông trước, nhiệt độ kho chờ đông duy trì ở -1
o
C –
4
o
C, thời gian chờ đông không quá 4 giờ. Đối với tủ đông tiếp xúc phải chạy khởi
động tủ đến khi có một lớp băng mỏng phủ trên các tấm Plate mới cho hàng vào
cấp đông; thời gian cấp đông không quá 3 giờ. Nhiệt độ trung tâm sản phẩm đạt £
-18
0
C. Sản phẩm sau khi cấp đông xong được tiến hành tách khuôn bằng cách
dùng nước mạ phía dưới đáy khuôn để tách lấy sản phẩm ra đóng gói, mạ băng.
Sau khi bao gói, sản phẩm cuối cùng sẽ được chuyển đến kho lạnh và sắp xếp
theo thứ tự, bảo quản ở nhiệt độ -20
0
C ± 2
0
C.
3. Lưu lượng và thành phần, tính chất nước thải của công ty:
3.1 Lưu lượng nước thải:
Nước thải sản xuất phát sinh từ nhiều giai đoạn trong quá trình sản xuất như:
rửa nguyên liệu, rửa bán thành phẩm, rửa dụng cụ lao động, vệ sinh nhà xưởng,
nước đá tan… Tùy theo từng giai đoạn và từng quá trình cụ thể mà tính chất nước

thải và mức độ ô nhiễm sẽ khác nhau. Khi hoạt động, lưu lượng thải không điều
nhau giữa các ngày và mỗi ngày có khoảng 450m
3
được thải ra. Vì điều kiện tham
quan thực tế nên chỉ tính toán hệ thống xử lý nước thải của nhà xưởng sản xuất
chính tại khu công nghiệp Tân Tạo.
3.2 Thành phần và tính chất nước thải:
Hiện trạng ô nhiễm nước thải sản xuất của công ty là dạng ô nhiễm hữu cơ.
Trong nước thải thường chứa nhiều mảnh vụn thịt nội tạng của cá, tôm. Ngoài ra,
trong nước thải còn có một lượng lớn mỡ cá không tan trong nước, khi vào giờ sản
xuất, nước thải chuyển sang màu đỏ của máu cá và các loại nguyên liệu khác.
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thay đổi theo định mức sử dụng
nước và có khuynh hướng giảm dần ở những chu kỳ rửa sau cùng.
SVTH : Nhóm 3
10
Tính toán & thiết kế HTXLNT Công ty CPKDTHS Sài Gòn-công suất 450m
3
/ngđ
Thành phần và tính chất nước thải sản xuất của công ty Công ty Cổ phần
Kinh Doanh Thủy Hải Sản Sài Gòn:
STT Chỉ tiêu ô nhiễm Đơn vị Nồng độ
QCVN11 : 2008/BTNMT
(Cột B giá trị C)
1 PH 7,89 5,5 - 9
2 SS mg/l 350 100
3 COD mg/l 950 80
4 BOD mg/l 650 50
5 Tổng Nitơ mg/l 59,4 60
6 Tổng P mg/l 14,7 -
7 NH

3
mg/l 46,3 Amoni tính theo Nitơ = 20
8 Dầu mỡ mg/l 30 -
QCVN11: 2008/ BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
chế biến thủy sản. Theo quy chuẩn trên thì nước thải của Công ty Cổ Phần Kinh
Doanh Thủy Hải Sản Sài Gòn có lượng BOD, COD vượt mức cho phép xả thải
nhiều lần cần phải xử lý, ngoài ra còn chú ý đến lượng Nitơ.
SVTH : Nhóm 3
11
Tính toán & thiết kế HTXLNT Công ty CPKDTHS Sài Gòn-công suất 450m
3
/ngđ
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG
TY CỔ PHẦN KINH DOANH THỦY HẢI SẢN SÀI GÒN
1.TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ:
1.1.Phương án 1:
SVTH : Nhóm 3
12
Bể điều hòa
Nước thải sản xuất
Hầm bơm tiếp nhận
n
Song chắn rác
Thùng chứa mỡ
Bể tuyển nổi
Máy
thổi
khí
Bể nén bùn
Sân phơi

bùn
Bể lắng I
Bể trung gian
Bể UASB
Bể Aerotank
Bể lắng II
Khử trùng
Hệ thống tiếp nhận
Tính toán & thiết kế HTXLNT Công ty CPKDTHS Sài Gòn-công suất 450m
3
/ngđ
Ghi chú : Đường đi của nước thải
: Đường đi của bùn
: Đường đi của khí
: Đường đi của mỡ
: Nước tuần hoàn từ bể lắng về Aerotank
Thuyết minh sơ đồ công nghệ xử lý:
a. Song chắn rác:
Nước thải từ các hố ga của công ty chảy vào mạng lưới thoát nước thải và
đưa đến trạm xử lý. Các chất rắn thô có kích thước lớn hơn các khe hở của song
chắn rác bị giữ lại. Nước thải qua song chắn rác tiếp tục chảy vào hầm bơm tiếp
nhận.
b. Hầm bơm tiếp nhận:
Vì lượng nước thải ra không liên tục giữa các giờ và không điều nhau giữa
các ngày, do đó cần thiết phải xây dựng hầm bơm tiếp nhận. Hầm bơm có tác
dụng tập trung nước thải, tạo thế năng để bơm nước thải sang các công trình xử lý
phía sau.
c. Bể tuyển nổi:
Trong nước thải có một lượng lớn dầu mỡ động vật (của cá tra, basa) vì vậy
để tránh ảnh hưởng đến các công trình xử lý sinh học phía sau cũng như tránh hiện

tượng tắc trít bơm nên cần xây dựng bể tuyển nổi, chủ yếu là để loại bỏ lượng dầu
mỡ này.
d. Bể điều hòa:
Do tính chất nước thải thay đổi theo từng giờ trong ngày phụ thuộc vào chu
SVTH : Nhóm 3
13
Tính toán & thiết kế HTXLNT Công ty CPKDTHS Sài Gòn-công suất 450m
3
/ngđ
trình sản xuất, vì vậy cần thiết phải xây dựng bể điều hòa. Bể điều hòa có nhiệm
vụ điều hòa nước thải về lưu lượng, nồng độ, làm giảm kích thước và tạo chế độ
làm việc ổn định cho các công trình phía sau, tránh hiện tượng quá tải. Trong bể
điều hòa, hệ thống phân phối khí được sử dụng để cấp khí nhằm ổn định chất
lượng nước thải, tránh hiện tượng phân hủy kị khí. Đồng thời hệ thống phân phối
khí còn có tác dụng hạn chế chất lơ lửng lắng lại trong bể.
d. Bể lắng I:
Trong nước thải công ty có nhiều chất rắn lơ lửng như các mảnh thịt vụn, nội
tạng, vỏ tôm,… Bể lắng có tác dụng lạo bỏ lượng cặn lơ lửng này, đồng thời hàm
lượng COD cũng giảm đi một ít.
e. Bể chứa trung gian:
Được thiết kế dùng để chứa nước sau lắng I giúp bơm bơm lên bể UASB
hoạt động ổn định.
f. Bể UASB:
Tại bể UASB, nước thải được dẫn vào phía dưới bể, phân phối điều và
chuyển động lên phía trên. Quá trình phân hủy yếm khí tạo ra các khí CH
4
, CO
2
,
NH

3
… được thu qua chụp khí thải ra ngoài.
g. Bể Aerotank:
Bể có nhiệm vụ xử lý triệt để các chất hữu cơ còn lại trong nước. Trong bể có
hệ thống sục khí trên khắp diện tích bể nhằm cung cấp oxy, tạo điều kiện thuận lợi
cho vi sinh vật hiếu khí sống, phát triển và phân giải chất ô nhiễm.Vi sinh vật hiếu
khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ dạng keo và hòa tan có trong nước để sinh
trưởng.Vi sinh vật phát triển thành bông bùn dễ lắng gọi là bùn hoạt tính. Khi sinh
vật phát triển mạnh, sinh khối tăng tạo thành bùn hoạt tính dư. Nồng độ bùn hoạt
tính nên duy trì ổn định trong bể.
h. Bể lắng II:
Bể lắng II có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Tại đây,
SVTH : Nhóm 3
14
Tính toán & thiết kế HTXLNT Công ty CPKDTHS Sài Gòn-công suất 450m
3
/ngđ
hỗn hợp nước – bùn được dẫn vào ống trung tâm đi xuống đáy rồi đi ngược trở lên
và chảy vào máng thu. Một phần hỗn hợp bùn nước được tuần hoàn lại bể
aerotank.
Bùn sau lắng được bơm sang bể nén bùn để làm giảm độ ẩm.
i. Bể khử trùng:
Được thiết kế để khử trùng các loại vi khuẩn, virut,…
k. Bể nén bùn:
Có tác dụng làm giảm độ ẩm của bùn và thể tích bùn. Bùn sau khi nén được
xả ra sân phơi bùn. Nước sau khi tách bùn được quay ngược về bể điều hòa.
l. Sân phơi bùn:
Sân phơi bùn có tác dụng tách hoàn toàn nước ra khỏi bùn.
SVTH : Nhóm 3
15

Tính toán & thiết kế HTXLNT Công ty CPKDTHS Sài Gòn-công suất 450m
3
/ngđ
1.2 Phương án 2:
Ghi chú:
: Đường đi của nước thải
: Đường đi của bùn
SVTH : Nhóm 3
16
Sân phơi bùn
Bể nén bùn
Máy
thổi

khí
Bể lọc sinh học
Khử trùng
Hệ thống tiếp nhận
Bể điều hòa
Bể lắng I
Bể Aerotank
Nước thải sản xuất
Hầm bơm tiếp nhận
n
Song chắn rác
Thùng chứa mỡBể tuyển nổi
Bể lắng II
Tính toán & thiết kế HTXLNT Công ty CPKDTHS Sài Gòn-công suất 450m
3
/ngđ

: Đường đi của khí nén
: Đường đi của mỡ

Thuyết minh sơ đồ công nghệ xử lý:
Tương tự như phương án 1 nhưng nước thải sau khi qua bể lắng II thì được
dẫn vào bể lọc sinh học. Nước được trộn điều với không khí cấp từ ngoài vào qua
dàn phân phối khí. Hỗn hợp khí-nước đi lên cùng chiều qua lớp vật liệu lọc.Trong
lớp vật liệu lọc xảy ra quá trình khử BOD và chuyển hóa
+
4
NH
thành

3
NO
lớp vật
liệu lọc có khả năng giữ lại các hạt cặn lơ lửng. Nước trong theo ống thu ra nguồn
tiếp nhận.
2. Cơ sở lựa chọn công nghệ:
Lưu lượng nước thải ra mỗi ngày: 450m
3
/ngày đêm.
Thành phần và tính chất nước thải: ô nhiễm hữu cơ cao, tỷ lệ BOD/COD=
0,68 > 0,5 rất thích hợp cho quá trình xử lý sinh học.
Điều kiện mặt bằng
Tiêu chuẩn xả thải: QCVN11 : 2008/BTNMT (Cột B giá trị C), nguồn tiếp
nhận hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Tân Tạo.
3. Hiệu xuất xử lý của các công trình đơn vị:
3.1 Bảng hiệu suất xử lý của các công trình đơn vị của phương án 1:
STT

Hạng mục công
trình
Chỉ tiêu
Hiệu
suât (%)
Đầu vào
(mg/l)
Đầu ra
(mg/l)
1 Song chắn rác
SS 5 380,00 361,00
BOD 5 650,00 617,50
COD 5 950,00 902,50
2 Bể tuyển nổi
SS 80 361,00 72,20
BOD 20 617,50 494,00
COD 20 902,50 722,00
3 Bể điều hòa SS 0 72,20 72,20
BOD 10 494,00 444,60
COD 10 722,00 649,80
SVTH : Nhóm 3
17
Tính toán & thiết kế HTXLNT Công ty CPKDTHS Sài Gòn-công suất 450m
3
/ngđ
4 Bể lắng I
SS 40 72,20 43,32
BOD 30 444,60 311,22
COD 30 649,80 454,86
5 Bể trung gian

SS 0 43,32 43,32
BOD 0 311,22 311,22
COD 0 454,86 454,86
6 Bể UASB
SS 50 43,32 21,66
BOD 60 311,22 124,49
COD 60 454,86 181,94
7 Bể Aerotank SS -20 21,66 25,99
BOD 60 124,49 49,80
COD 60 181,94 72,78
8 Bể lắng 2
SS 60 25,99 10,40
BOD 40 49,80 29,88
COD 50 72,78 36,39
3.2.Bảng hiệu suất xử lý của các công trình đơn vị của phương án2:
STT
Hạng mục công
trình
Chỉ tiêu
Hiệu
suât (%)
Đầu vào
(mg/l)
Đầu ra
(mg/l)
1 Song chắn rác
SS 5 380,00 361,00
BOD 5 650,00 617,50
COD 5 950,00 902,50
2 Bể tuyển nổi

SS 80 361,00 72,20
BOD 20 617,50 494,00
COD 20 902,50 722,00
3 Bể điều hòa
SS 0 72,20 72,20
BOD 10 494,00 444,60
COD 10 722,00 649,80
4 Bể lắng I
SS 40 72,20 43,32
BOD 30 444,60 311,22
COD 30 649,80 454,86
5 Bể Aerotank
SS -20 43,32 51,98
BOD 60 311,22 124,49
COD 60 454,86 181,94
6 Bể lắng 2
SS 50 51,98 25,99
BOD 40 124,49 74,69
COD 40 181,94 109,17
7
Bể lọc sinh học vật
liệu nổi
SS 60 25,99 10,40
BOD 67 74,69 24,65
COD 60 109,17 43,67
SVTH : Nhóm 3
18
Tính toán & thiết kế HTXLNT Công ty CPKDTHS Sài Gòn-công suất 450m
3
/ngđ

4. Các thông số thiết kế các công trình đơn vị:
4.1 Phương án 1 :
Số lượng 1 bể
Tốc độ dòng chảy trong mương v
s
= 0,5 m/s
Độ sâu cuối cùng của mương dẫn H
m
= 0,7 m
Kích thước mương Rộng
×
Sâu = B
×
H = 0,4m
×
0,7m
Chiều cao lớp nước trong mương h = 47mm
Kích thước thanh Rộng
×
Dày = b
×
d = 5mm
×
25mm
Khoảng cách các thanh w = 26,2mm
Số thanh n = 12
Vận tốc dòng chảy qua song chắn v = 0,586 m/s
Tổn thất áp lực qua song chắn h
L
= 13mm

b. Các thông số thiết kế hầm bơm:
Số lượng 1 bể
Thể tích của hầm bơm V = 33 m
3
Chiều sâu tổng cộng của hầm H = 3,7m
Kích thước Dài
×
Rộng = 5m
×
2m
Thời gian lưu nước 1,76 giờ
Thời gian bơm 13/24 giờ
Vận tốc nước trong ống v = 0,545m/s
Lưu lượng bơm
)/(7,34
3
hmQ
b
=
Số lượng bơm 2 (1hoạt động, 1 dự phòng)
Đặc tính nhúng chìm, 3 pha, f = 50 Hz,
N = 0,83 kW, H
b
= 6m
c. Các thông số thiết kế bể tuyển nổi:
Số lượng 1 bể
Áp lực trong bể tuyển nổi P = 3,96 atm
Lưu lượng tuần hoàn R = 136,56 m
3
/ngày đêm

Kích thước Dài
×
Rộng
×
Cao = 4m
×
3,5m
×
2,8m
SVTH : Nhóm 3
19
Tính toán & thiết kế HTXLNT Công ty CPKDTHS Sài Gòn-công suất 450m
3
/ngđ
Thời gian lưu nước trong bể
θ
= 1,4 h
Đường kính bình áp lực D = 700mm
Chiều cao binh áp lực h = 1,3m
d. Các thông số thiết kế bể điều hòa:
Số lượng 1 bể
Thể tích bể V = 142 m
3
Chiều sâu tổng cộng H = 4,3(m)
Kích thước Dài
×
Rộng
×
Cao = 7m
×

5m
×
4,3m
Thời gian lưu nước t = 7,6 giờ
Thời gian bơm 24/24 giờ
Vận tốc nước trong ống v = 0,66 m/s
Lượng khí nén q
khí
= 23,7 l/s
Số lượng bơm 2 máy (1 hoạt động, 1 dự phòng)
Lưu lượng bơm Q = 18,75 m
3
/h
Đặc tính máy bơm nhúng chìm, 3 pha, f = 50 Hz,
N = 0,5 kW, H
b
= 6m
Đĩa sục khí 16 cái
Máy khí nén 2 máy (1 hoạt động, 1 dự phòng)
Đặc tính máy khí nén 3 pha, f = 50 Hz, N = 1 kW, H = 5,5 m
e. Các thông số thiết kế bể lắng 1:
Số lượng 1 bể
Chiều sâu xây dựng H
tc
= 4,8 (m)
Đường kính bể D = 3,8 (m)
Đường kính ống trung tâm D
1
= 0,57 (m)
Chiều cao ống trung tâm h = 1,8 (m)

Thời gian lưu nước t
n
= 1,77(h)
Thời gian lưu bùn t
b
= 0,9(h)
Tải trọng máng tràn L
s
= 37,71m
3
/m
2
.ngày
Tải trọng bề mặt L = 40 m
3
/m
2
.ngày
SVTH : Nhóm 3
20
Tính toán & thiết kế HTXLNT Công ty CPKDTHS Sài Gòn-công suất 450m
3
/ngđ
Số lượng bơm bùn 2 máy (1 hoạt động, 1 dự phòng)
Lưu lượng bơm: Q = 1 m
3
/h
Đặc tính nhúng chìm, 3 pha, f = 50Hz,
N = 0,1 KW, H
b

= 5,5m
f. Các thông số thiết kế bể trung gian:
Số lượng 1 bể
Thể tích bể V = 14,06 m
3
Kích thước bể Dài
×
Rộng
×
Cao = 2,2m
×
2m
×
3,5m
Thời gian lưu nước t = 45 phút
Thời gian bơm 24/24 giờ
Số lương bơm 2 (1 hoạt động, 1 dự phòng)
Lưu lượng bơm 18,75 m
3
/h
Đặc tính nhúng chìm, 3 pha, f = 50Hz,
N = 0,1 KW, H
b
= 5,5m
g. Các thông số thiết kế bể UASB:
Số lượng 1 bể
Thể tích bể UASB V = 113,4m
3
Chiều sâu xây dựng H = 4,2 (m)
Thời gian lưu nước t = 6,05(h)

Kích thước của bể UASB Dài
×
Rộng = 5,2m
×
5,5m
Lượng bùn nuôi cấy ban đầu M
b
= 35,1 (tấn)
Vận tốc nước dâng trong bể v = 0,7 m/h
Tải trọng thể tích COD L
COD
= 3,5kgCOD/m
3
.ngày
h. Các thông số thiết kế bể Aerotank:
Số lượng 1 bể
Thể tích bể Aerotank V
bể
= 69,11 (m
3
)
Chiều sâu xây dựng H = 4,3 (m)
Kích thước bể Dài
×
Rộng
×
Cao = 4,5m
×
4m
×

4,3m
Thời gian lưu nước t = 3,7 (h)
SVTH : Nhóm 3
21
Tính toán & thiết kế HTXLNT Công ty CPKDTHS Sài Gòn-công suất 450m
3
/ngđ
Tải trọng thể tích L
BOB
= 0,81 kgBOD
5
/m
3
.ngày
Lưu lượng bùn tuần hoàn Q
r
= 7,5 (m
3
/h)
Nồng độ bùn hoạt tính trong bể X = 2000 mg/L
Đĩa sục khí 30 cái
Máy khí nén 2 máy (1 hoạt động, 1 dự phòng)
Đặc tính 3 pha, f = 50 Hz, N = 3,25 kW, H = 5 m
i. Các thông số thiết kế bể lắng II:
Số lượng 1 bể
Chiều sâu xây dựng H
TC
= 4,8 (m)
Đường kính bể D = 5 (m)
Đường kính ống trung tâm D

1
= 1 (m)
Thời gian lưu nước t
n
= 2,15 (h)
Thời gian lưu bùn t
b
= 3,57 (h)
Tải trọng máng tràn L
S
= 40 (m
3
/m
2
.ngày)
Số lượng bơm bùn 2 (1 hoạt động, 1 dự phòng)
Lưu lượng bơm Q
b
= 1 m
3
/ h
Đặc tính nhúng chìm 3 pha, f = 50 Hz,
N = 0,1 kW, H = 5 m
k. Các thông só thiết kế bể nén bùn:
Số lượng 1 bể
Chiều sâu xây dựng H
tc
= 1,75 (m)
Đường kính bể nén bùn D = 1,6 (m)
Đường kính ống trung tâm d = 0,24 (m)

Chiều cao ống trung tâm H
tt
= 0,45 (m)
Lượng bùn cần nén 1,737 m
3
/ngày
l. Thiết kế sân phơi bùn:
Số lượng 2 ngăn
Kích thước mỗi ngăn Dài
×
Rộng = 3,2 m
×
3 m
Lượng cặn đưa đến sân phơi là 0,5 m
3
/ngày
SVTH : Nhóm 3
22
Tính toán & thiết kế HTXLNT Công ty CPKDTHS Sài Gòn-công suất 450m
3
/ngđ
m. Các thông số thiết kế bể khử trùng:
Chọn thời gian tiếp xúc 30 phút
Thể tích bể W = 9,375 (m
2
)
Diện tích mặt thoáng F = 9,375 (m
2
)
Số ngăn 3 ngăn

Kích thước của mỗi ngăn L
×
B = 3,2m
×
1m
Liều lượng NaOCl cần dùng 13,5 l/ngày
4.2 Phương án 2:
a. Các thông số thiết kế bể aerotank:
Số lượng: 1 bể
Thể tích bể aeroten V = 177,5 (m
3
)
Chiều cao tổng cộng của bể aerotank là: H= 4,5(m)
Kích thước mỗi ngăn: Dài
×
Rộng
×
Cao = 5,1m
×
4,2m
×
4,2m
Các thông số vận hành:
Thời gian lưu nước của bể aerotank: T = 9,5 (h)
Tải trọng thể tích: L
BOD
= 0,8 kgBOD
5
/m
3

.ngày
Lượng khí nén: Q
khí
= 8,34 m
3
/phút
Nồng độ bùn hoạt tính trong bể: X = 2000mg/l
Vậy lưu lượng bùn tuần hoàn: Q
r
= 247,5 m
3
/ngày

10,3m
3
/h.
Thiết bị:
Đĩa sục khí: 70 đĩa
Máy khí nén: 2 máy (1 hoạt động, 1 dự phòng), 3 pha, tần số f = 50Hz, cột áp
H = 5,5m, công suất N = 8,79 kW.
b. Các thông số thiết kế bể lắng II:
SVTH : Nhóm 3
23
Tính toán & thiết kế HTXLNT Công ty CPKDTHS Sài Gòn-công suất 450m
3
/ngđ
Chiều sâu xây dựng: H = 4,8 (m).
Đường kính bể lắng: D =5,5 (m)
Đường kính ống trung tâm: d = 1,1(m).
Chiều cao ống trung tâm: h = 1,8 (m).

Các thông số vận hành:
Thời gian lưu nước: T = 3,56h
Thời gian lưu trữ bùn trong bể: t = 3,22h
Tải trọng máng tràn: L = 40,39 m
3
/m
2
.ngày
c. Các thông số thiết kế bể lọc sinh học :
Số lượng: 2 bể
Diện tích bề mặt bể lọc: A= 2,08 (m
2
)
Đường kính bể lọc: D = 1,32 (m)
Chiều cao của bể lọc: 2 (m)
Lượng nước cần thiết để rửa ngược cho một bể lọc: 21,84m
3
/h
Lưu lượng máy thổi khí: 1,04m
3
/phút
d. Các thông số thiết kế bể nén bùn:
Chiều cao tổng cộng của bể: H
tc
= 2,3(m).
Đường kính bể nén bùn: D =1,4 (m)
Đường kính ống trung tâm: d = 0,3 (m)
Chiều cao ống trung tâm: H
tt
= 0,8 (m).

Các thông số vận hành:
Lượng bùn cần nén: 3,937 m
3
/ngày
e. Các thông số thiết kế máy ép bùn:
Lượng cặn đưa đến máy ép bùn là 0,8708 m
3
/ngày.
SVTH : Nhóm 3
24
Tính toán & thiết kế HTXLNT Công ty CPKDTHS Sài Gòn-công suất 450m
3
/ngđ
5. Đề xuất công nghệ xử lý:
Phương án 1 lượng bùn sinh ra ít, ít tiêu hao năng lượng và có thể thu hồi khí
ga làm chất đốt.
Phương án 2 tiêu tốn nhiều năng lượng cho việc sục khí, lớp vật liệu lọc dễ bị
tắc nghẽn nên vận hành phức tạp hơn.
Qua đó ta chọn phương án 1 để xây dựng hệ thống xử lý nước thải của công
ty Cổ Phần Kinh Doanh Thủy Hải Sản Sài Gòn.
SVTH : Nhóm 3
25

×