Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………… 01
1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………… … 01
2. Lịch sử vấn đề……………………………………………………………….… 02
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………….…04
3.1. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………… 04
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………………… 05
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu …………………………………………………05
4.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………05
4.2. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………05
5. Các phương pháp nghiên cứu …………………………………………………05
6. Bố cục luận văn………………………………………………………………….07
PHẦN NỘI DUNG …………………………………………………………… 08
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn dạy học nghĩa của câu cho học sinh lớp 11
theo quan điểm giao tiếp………………………………………………………….08
1.1. Nghĩa của câu trong hệ thống ngôn ngữ và trong hoạt động giao tiếp ….……08
1.1.1. Các bình diện nghĩa của câu trong hệ thống ngôn ngữ …………………… 08
1.1.1.1. Nghĩa miêu tả…………………………………………………………… 09
1.1.1.1.1. Cấu trúc nghĩa miêu tả.………………………………………………… 10
1.1.1.1.2. Các phương diện của nghĩa miêu tả…………………………………… 12
1.1.1.1.3. Phân loại câu theo nghĩa miêu tả.……………………………………… 14
1.1.1.2. Nghĩa tình thái…………………………………………………………… 16
1.1.1.2.1. Khái niệm nghĩa tình thái……………………………………………… 16
1.1.1.2.2. Các loại nghĩa tình thái và hình thức thể hiện nó……………………… 17
1.1.1.2.2.1. Tình thái liên cá nhân ……………… 17
1.1.1.2.2.2. Tình thái chủ quan…………………………………………………… 18
1.1.1.2.2.3. Tình thái khách quan………………………………………………… 20
1.1.2. Nghĩa của câu trong hoạt động giao tiếp………………………………… 21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1.1.2.1. Giao tiếp và hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.………………………….21
1.1.2.1.1. Giao tiếp………………………………………………………………….21
1.1.2.1.2. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ……………………………….…… 22
1.1.2.2. Các bình diện nghĩa của câu trong hoạt động giao tiếp………………… 23
1.1.2.2.1. Nghĩa của phát ngôn xét theo quan hệ bên ngoài……………………… 23
1.1.2.2.2. Nghĩa của phát ngôn xét theo quan hệ bên trong……………………… 25
1.2. Quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt……………………………… 26
1.2.1. Khái niệm quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt………………… 26
1.2.2. Sự thể hiện quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt……………….… 27
1.2.2.1. Mục tiêu dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp………………… 27
1.2.2.2. Nội dung dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp……………………29
1.2.2.3. Phương pháp và hình thức dạy học………………………………….……. 31
1.2.2.4. Kiểm tra, đánh giá………………………………………………………….35
1.3. Khảo sát thực trạng dạy học nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm
giao tiếp………………………………………………………………………… .36
1.3.1. Nội dung chương trình và sách giáo khoa………………………………… 36
1.3.2. Dạy và học nghĩa của câu trong sách Ngữ văn 11 ở nhà trường THPT hiện
nay……………………………………………………………………………… 41
Chương 2: Tổ chức dạy học nghĩa của câu trong sách Ngữ văn 11 theo quan
điểm giao tiếp……………………………………………………………………. .47
2.1. Xác định mục tiêu, nội dung dạy học nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo
quan điểm giao tiếp……………………………………………………………… 47
2.1.1. Xác định mục tiêu dạy học nghĩa của câu theo quan điểm giao tiếp……… 47
2.1.1.1. Cơ sở để xác định mục tiêu dạy học nghĩa của câu theo quan điểm giao
tiếp……………………………………………………………………………… 47
2.1.1.2. Mục tiêu dạy học nghĩa của câu theo quan điểm giao tiếp……………… 48
2.1.2. Xác định nội dung dạy học nghĩa của câu theo quan điểm giao tiếp……… 49
2.1.2.1. Cơ sở để xác định nội dung dạy học nghĩa của câu theo quan điểm giao
tiếp……………………………………………………………………………… 49
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.1.2.2. Nội dung dạy học nghĩa của câu theo quan điểm giao tiếp……………… 50
2.2. Dạy học lí thuyết nghĩa của câu trong sách Ngữ văn 11 theo quan điểm giao
tiếp……………………………………………………………………………… 52
2.2.1. Giáo viên giới thiệu bài mới, tạo tâm thế nhập cuộc cho học sinh……… 53
2.2.2. Học sinh đọc, tìm hiểu và phân tích ngữ liệu thông qua hệ thống lời gợi dẫn
dưới sự định hướng của giáo viên……………………………………………… 55
2.2.3. Giáo viên hướng dẫn học sinh hình thành tri thức, kĩ năng…………………62
2.2.4. Học sinh luyện tập củng cố, khắc sâu lí thuyết và kĩ năng dưới sự tổ chức,
hướng dẫn của giáo viên………………………………………………………… 63
2.3. Luyện tập nghĩa của câu trong sách Ngữ văn 11 theo quan điểm giao tiếp… 64
2.3.1. Mục đích và vai trò của luyện tập………………………………………… 64
2.3.1.1. Mục đích của luyện tập…………………………………………………….64
2.3.1.2. Vai trò của luyện tập nghĩa của câu……………………………………… 65
2.3.2. Phương tiện luyện tập nghĩa của câu trong sách Ngữ văn 11 theo quan điểm
giao tiếp………………………………………………………………………… 66
2.3.3. Tổ chức luyện tập nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm giao
tiếp……………………………………………………………………………… .81
2.3.3.1. Hình thức luyện tập trên lớp……………………………………………….81
2.3.3.2. Hình thức kết hợp luyện tập trên lớp với luyện tập ở nhà…………………82
2.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nghĩa của câu theo quan điểm giao tiếp 83
2.4.1. Mục đích và nội dung kiểm tra …………………………………………… 84
2.4.2. Mục tiêu cần đạt…………………………………………………………… 84
2.4.3. Lập ma trận hai chiều……………………………………………………… 84
2.4.4. Đề kiểm tra………………………………………………………………… 85
2.4.5. Đáp án và biểu điểm…………………………………………………………86
2.4.6. Tiến hành kiểm tra trong phạm vi hẹp và thống kê kết quả kiểm tra, điều
chỉnh nếu cần thiết………………………………………………………………….87
2.4.7. Cho học sinh làm bài kiểm tra, tổng hợp kết quả……………………………88
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm…………………………………………… 89
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.1. Mục đích của thực nghiệm………………………………………………… 89
3.2. Đối tượng và địa bàn của thực nghiệm…………….………………………… 89
3.3. Phương pháp thực nghiệm…….……………………………………………….90
3.4. Nội dung thực nghiệm…………………………………………………………91
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm.……………………………………………….112
3.5.1. Mục đích, nội dung đánh giá…………………………………………… 112
3.5.2. Phương pháp đánh giá 112
3.5.3. Thống kê kết quả thực nghiệm 112
3.6. Kết luận chung về thực nghiệm.…………………………………………… 113
PHẦN KẾT LUẬN…….……………………………………………………… 117
Danh mục tài liệu tham khảo………… …………………………………… 122
Phụ lục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN VĂN KHẢI
DẠY HỌC NGHĨA CỦA CÂU CHO HỌC SINH
LỚP 11 THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP
Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học Văn - Tiếng Việt
Mã số : 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS LÊ A
Thái Nguyên, năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kì một công trình khoa học nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Khải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Lời cảm ơn
Với tấm lòng thành kính, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình với
GS. TS Lê A - người thầy hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi
thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau
đại học, Thư viện, Trung tâm học liệu trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, các
thầy cô giáo trường Đại học sư phạm Hà Nội đã dạy bảo và tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới trường THPT Minh Quang, các đồng
nghiệp, gia đình và bạn bè đã luôn cổ vũ, động viên tôi trong suốt quá trình học
tập.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Trong những năm gần đây, phân môn tiếng Việt đã thể hiện được vai trò rất
quan trọng ở các bậc giáo dục phổ thông. Ngày càng có nhiều các luận văn, luận án quan
tâm nghiên cứu tiếng Việt và phương pháp dạy học tiếng Việt. Quá trình dạy học tiếng
Việt là một quá trình dạy học có hệ thống theo từng cấp độ của các đơn vị ngôn ngữ từ
các âm vị, hình vị đến từ, ngữ, câu, văn bản. Trong đó dạy câu là khâu rất quan trọng,
đóng vai trò quyết định trong việc hình thành cho học sinh kỹ năng nói và viết. Những
yêu cầu cơ bản của việc dạy câu là dạy viết câu hay, đúng nghĩa, đúng ngữ pháp, đúng
chính tả, Song tất cả đều phải hướng đến mục tiêu quan trọng nhất là dạy viết câu diễn
đạt được mục đích giao tiếp, hướng vào hoạt động giao tiếp.
1.2. Trong hoạt động giao tiếp, đơn vị tối thiểu mang giá trị thông báo là
câu. Những bài về câu trong chương trình phổ thông chiếm vị trí và ý nghĩa quan
trọng. Câu tiếng việt được chia theo cấu tạo ngữ pháp và mục đích nói. Câu có
nhiều bình diện: bình diện ngữ nghĩa, bình diện ngữ pháp, bình diện dụng học.
Nghĩa là một trong ba bình diện của câu. Nghĩa của câu có quan hệ trực tiếp
đến hoạt động giao tiếp của con người. Muốn giao tiếp có hiệu quả phải hiểu được
nghĩa của câu.
1.3. Dạy tiếng Việt nói chung và dạy nghĩa của câu nói riêng phải theo
quan điểm giao tiếp. Quan điểm giao tiếp là một trong những quan điểm dạy học
Ngữ văn, đặc biệt là dạy tiếng Việt. Và chúng ta hiểu: dạy học tiếng Việt là dạy
hoạt động giao tiếp, trong giao tiếp và bằng giao tiếp. Tức là dạy và cung cấp cho
học sinh kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết có hiệu quả thông qua những tri thức về
tiếng việt. Dạy tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp là quan điểm dạy học theo
hướng tích cực, coi học sinh là trung tâm của hoạt động dạy học, phát huy được
năng lực học tập và khả năng vận dụng tiếng Việt vào giao tiếp có hiệu quả.
1.4. Phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của
học sinh ngày càng được trú trọng. Quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
đã được thể hiện rất rõ trong SGK, SGV, SBT Ngữ văn THPT ở các phương diện
như mục tiêu, nội dung, phương pháp và kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên, thực tế dạy
học cho thấy, mặc dù đã có sự nỗ lực, cố gắng của cả thầy và trò nhưng kết quả
dạy và học các bài về câu, cụ thể là hai tiết bài Nghĩa của câu chưa cao. Kết quả
chưa cao đối với việc dạy học các bài về nghĩa của câu do nhiều nguyên nhân:
Học sinh chưa tích cực trong học tập, khả năng tổ chức hoạt động học tập của giáo
viên, nội dung chương trình…
Với những lí do cơ bản nêu trên, chúng tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài:
Dạy học nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm giao tiếp.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1. Dạy tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp là một lĩnh vực rộng lớn và
được sự quan tâm chú ý của nhiều nhà nghiên cứu lí luận dạy học. Chương trình
tiếng Pháp năm 1995 tiếp tục khẳng định “làm chủ ngôn ngữ” là điều kiện cho
mọi thành công trong học tập và tạo cơ sở cho việc hòa nhập vào xã hội và tư duy
một cách thoải mái. “Sự thành thạo ngôn ngữ”, “biết sử dụng ngôn ngữ”, “khả
năng dùng ngôn ngữ”, “công cụ đầu tiên của tự do”, “làm chủ ngôn ngữ ” các
cách diễn đạt trên cùng nhiều cách diễn đạt khác ở chương trình tiếng của nhiều
nước đã chỉ rõ mục tiêu học tập của môn này. Chiếm lĩnh một công cụ sắc bén để
tƣ duy và giao tiếp, đó là mục tiêu phấn đấu chung của chƣơng trình dạy tiếng ở
nhiều nƣớc.
Ở Việt Nam, vấn đề dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp cũng đã
được triển khai và bàn luận trên diện rộng, trở thành một vấn đề cơ bản để đào tạo
về mặt phương pháp giảng dạy cho giáo viên các cấp. Trong số các tài liệu mà
chúng tôi tìm được, có một số tài liệu tiêu biểu bàn về quan điểm giao tiếp trong
dạy học tiếng Việt: Phƣơng pháp dạy học tiếng Việt (Lê A - Nguyễn Quang Ninh -
Bùi Minh Toán, NXB Giáo dục), Hoạt động giao tiếp và dạy tiếng Việt ở phổ
thông (Lí Toàn Thắng), Một số vấn đề dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp
ở tiểu học (Nguyễn Trí, NXB Giáo dục), Hoạt động giao tiếp với dạy học tiếng
việt ở tiểu học (Phan Phương Dung và Đặng Kim Nga), Giáo trình đào tạo giáo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
viên tiểu học hệ CĐSP và SP 12+2 ( Bùi Minh Toán, Nguyễn Ngọc San ) và một
số bài báo đăng trên tạp chí ngôn ngữ như: Dạy tiếng Việt là dạy một hoạt động
(Nguyễn Quang Ninh)… Trong các tài liệu nêu trên, các tác giả dù ít nhiều cũng
đều đã đưa ra những vấn đề lí luận, ý kiến khoa học của mình về quan điểm giao
tiếp trong dạy học tiếng Việt và đó là những căn cứ khoa học để chúng tôi hiểu rõ
quan điểm dạy học này. Từ đó chúng tôi có cơ sở để triển khai luận văn theo đúng
tinh thần đổi mới trong dạy học hiện nay.
“Trong các nguyên tắc đặc thù của phương pháp dạy học tiếng Việt thì có
nguyên tắc hƣớng vào hoạt động giao tiếp. Ngôn ngữ là hoạt động chức năng, tách
khỏi hoạt động chức năng thì nó không còn sức sống, sẽ trở thành một hệ thống
khô cứng. Nói cách khác, ngôn ngữ phải được thể hiện trong các dạng lời nói khác
nhau, mọi qui luật cấu trúc và hoạt động của hệ thống ngôn ngữ chỉ được rút ra
trên cơ sở lời nói sinh động. Mặt khác muốn hình thành kĩ năng và kĩ xảo ngôn
ngữ, học sinh phải trực tiếp tham gia vào hoạt động giao tiếp. Việc lĩnh hội lời
nói của người khác, sản sinh ra các lời nói đúng và hay vừa là phương tiện, đồng
thời lại vừa là mục đích của bộ môn tiếng Việt ở nhà trường phổ thông. Đây chính
là đặc trưng của bộ môn tiếng Việt so với các bộ môn khoa học khác trong nhà
trường phổ thông…. Học tiếng Việt, học sinh không phải chủ yếu chỉ nghiên cứu
về nó mà phải biết cách sử dụng thành thạo vũ khí này vào tư duy và giao tiếp.
Thầy giáo phải tìm mọi cách để hướng các em học sinh vào hoạt động nói năng.
Muốn đạt được điều đó, cần phải tạo được các hoàn cảnh giao tiếp, tình huống
giao tiếp khác nhau để kích thich động cơ giao tiếp cho các em có nhu cầu giao
tiếp. Các hình thức hoạt động ngoại khoá, các cuộc tranh luận là các hình thức tạo
tình huống giao tiếp, kích thích nhu cầu và động cơ giao tiếp cho học sinh. Nguyên
tắc dạy tiếng hƣớng vào hoạt động giao tiếp chi phối trực tiếp việc lựa chọn nội
dung và sắp xếp nội dung kiến thức tiếng Việt cần giảng dạy” (1, tr.57, 58)
2.2. Nghĩa của câu là một nội dung dạy học quan trọng của chương trình,
SGK Ngữ văn 11. Sách giáo khoa đã đề cập đến hai thành phần nghĩa: nghĩa sự
việc và nghĩa tình thái của câu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
này, tiêu biểu như cuốn: Ngữ pháp Việt Nam (Diệp Quang Ban, NXB Giáo dục),
Câu trong tiếng Việt - quyển 1 (Cao Xuân Hạo, NXB Giáo dục), Ngữ pháp tiếng
Việt - Câu (Hoàng Trọng Phiến, NXB Đại học Quốc gia), Câu tiếng Việt (Nguyễn
Thị Lương, NXB Đại Học Sư Phạm), Ngữ nghĩa học (Nguyễn Thị Ly Kha (chủ
biên), Vũ Thị Ân, NXB Giáo dục), Ngữ nghĩa học (Lê Quang Thiêm, NXB Giáo
dục)…
Trong các tài liệu nêu trên, khi bàn về hai thành phần nghĩa: nghĩa sự việc
và nghĩa tình thái, các tác giả đều trình bày sâu sắc và cặn kẽ về cấu trúc, phân
loại…của hai thành phần nghĩa này. Các vấn đề về hai thành phần nghĩa của câu
được các tài liệu trình bày là cơ sở vững chắc cho chúng tôi khi nghiên cứu và viết
luận văn của mình.
2.3. Số tiết học cung cấp kiến thức về nghĩa của câu (bao gồm cả bộ chuẩn
và bộ nâng cao) là 4 tiết. Mục tiêu, nội dung cần đạt; phương pháp, hình thức dạy
học; thực hành và kiểm tra - đánh giá nghĩa của câu theo quan điểm giao tiếp đã
được thể hiện rõ trong sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập. Tuy nhiên,
nhiều thầy cô giáo, mặc dù đã nắm vững kiến thức của bài nhưng chưa hiểu và
nắm vững được cách dạy bài Nghĩa của câu theo quan điểm giao tiếp là như thế
nào. Đến nay chưa có luận văn nào nghiên cứu cách dạy hai tiết bài Nghĩa của câu
trong chương trình Ngữ văn 11 theo quan điểm giao tiếp. Dưới sự hướng dẫn của
thầy giáo, GS.TS Lê A, tôi sẽ tiến hành nghiên cứu và đưa ra phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm giao tiếp,
với mong muốn được góp phần nhỏ bé vào sự đổi mới về phương pháp dạy học
của giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục Tuyên Quang nói riêng.
3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn của chúng tôi gồm có hai mục đích sau:
- Làm sáng tỏ thêm những vấn đề lí thuyết về nghĩa của câu tiếng Việt và
dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
- Trên cơ sở làm sáng tỏ lí thuyết về nghĩa của câu và quan điểm dạy học
tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp chúng tôi đề xuất nội dung cũng như phương
pháp dạy tri thức lý thuyết về nghĩa của câu và tổ chức thực hành luyện tập về
nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm giao tiếp nhằm rèn luyện kỹ
năng phân tích nghĩa của câu và vận dụng vào hoạt động giao tiếp của người học.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nêu trên, đề tài phải giải quyết một số nhiệm vụ sau
đây:
- Nghiên cứu những tiền đề lí thuyết về nghĩa của câu, hoạt động giao tiếp
bằng ngôn ngữ, quan điểm giao tiếp trong dạy học và dạy học nghĩa của câu theo
quan điểm giao tiếp.
- Đề xuất những biện pháp, cách thức dạy học nghĩa của câu theo quan
điểm giao tiếp.
- Xây dựng hệ thống bài tập và cách hướng dẫn học sinh thực hiện các bài
tập về nghĩa của câu.
- Thiết kế giáo án cho hai tiết học bài Nghĩa của câu ở chương trình SGK
Ngữ Văn lớp 11, tập 2.
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm tra khả năng thực thi và hiệu quả
của luận văn.
4. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
- Quá trình dạy học ngữ nghĩa của câu theo quan điểm giao tiếp.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Dạy học các bài học về ngữ nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan
điểm giao tiếp.
5. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết
Trong luận văn này chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lí thuyết để
thu thập tư liệu, nghiên cứu lịch sử vấn đề, cơ sở lí thuyết của đề tài. Phương pháp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
nghiên cứu này còn giúp chúng tôi trong việc nghiên cứu lí thuyết của các tài liệu
thuộc ngành khoa học liên quan để phân tích, tổng hợp các quan điểm, luận điểm
khoa học cần thiết. Từ đó xác lập các cơ sở khoa học của việc tổ chức quá trình
dạy học hai tiết bài Nghĩa của câu theo quan điểm giao tiếp.
5.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát
Phương pháp này được dùng để thu thập thông tin khoa học cần thiết cho
đề tài từ việc điều tra, khảo sát thực tiễn. Chúng tôi sử dụng phương pháp này để
điều tra, khảo sát thực trạng dạy học nghĩa của câu ở nhà trường phổ thông, bao
gồm:
- Điều tra chất lượng dạy học hai tiết bài Nghĩa của câu theo quan điểm
giao tiếp.
- Điều tra, khảo sát cách thức tổ chức hoạt động của thầy và trò trong giờ
học về nghĩa của câu ở THPT.
- Điều tra, khảo sát khả năng nắm bắt và vận dụng nghĩa của câu vào thực
tế giao tiếp, vào việc Đọc văn và Làm văn của học sinh.
5.3. Phƣơng pháp thống kê, phân tích
Sử dụng phương pháp này để:
- Nghiên cứu, phát hiện năng lực, thực trạng viết câu đảm bảo về nghĩa của
học sinh.
- Phân tích và vận dụng những vấn đề lí thuyết đã nghiên cứu vào thực tế
giảng dạy các bài thiên về hình thành kiến thức và kĩ năng tiếng Việt.
- Thu lượm những tài liệu, kết quả thực nghiệm để hỗ trợ đánh giá kết quả
thực nghiệm.
5.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
Đây là phương pháp sử dụng trong giai đoạn thực nghiệm sư phạm. Mục
đích của phương pháp này là nhằm kiểm tra tính đúng đắn và mức độ khả thi của
đề tài nghiên cứu. Qui trình thực nghiệm được tiến hành theo các bước sau:
- Thực nghiệm đối chứng và thực nghiệm triển khai
- Kiểm tra học sinh về nội dung đã thực nghiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
- Đánh giá kết quả thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở một số lớp 11 của hai trường thuộc địa
bàn tỉnh Tuyên Quang. Đối chiếu kết quả thực nghiệm của các lớp trong cùng
trường và của hai trường với nhau. Từ đó đánh giá được mức độ thành công cũng
như hạn chế còn tồn tại của giáo án thực nghiệm để điều chỉnh và hoàn thiện hơn.
6. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Bố cục của luận văn gồm có ba phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần
kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Căn cứ vào lí do chọn đề tài, mục đích,
nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu chúng tôi dự kiến phần nội dung của
luận văn gồm có ba chương.
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn dạy học nghĩa của câu cho học
sinh lớp 11 theo quan điểm giao tiếp. Chương này nhằm xây dựng cơ sở khoa
học cho việc nghiên cứu nghĩa của câu; lý thuyết về dạy học tiếng việt theo quan
điểm giao tiếp; việc dạy và học các bài nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 ở một số
trường THPT hiện nay từ đó có những đề xuất cho việc dạy học nghĩa của câu cho
học sinh lớp 11 theo quan điểm giao tiếp.
Chƣơng 2: Tổ chức dạy học nghĩa của câu trong sách giáo khoa Ngữ
văn 11, tập 2 theo quan điểm giao tiếp. Chương này nhằm xây dựng mục tiêu,
nội dung dạy học hai tiết bài Nghĩa của câu; xây dựng phương pháp và hình thức
tổ chức dạy học lý thuyết và dạy học luyện tập; phương tiện hỗ trợ dạy học nghĩa
của câu trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 theo quan điểm giao tiếp.
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm. Trong chương này chúng tôi sẽ thiết
kế giáo án thực nghiệm hai tiết bài Nghĩa của câu trong SGK Ngữ văn 11, tập 2 để
hướng dẫn giáo viên tổ chức dạy học và đánh giá khả năng thực thi của đề tài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN DẠY HỌC NGHĨA CỦA CÂU CHO
HỌC SINH LỚP 11 THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP
1.1. NGHĨA CỦA CÂU TRONG HỆ THỐNG NGÔN NGỮ VÀ TRONG
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP.
1.1.1. Các bình diện nghĩa của câu trong hệ thống ngôn ngữ
Trong hoạt động giao tiếp, các đối tượng tham gia hoạt động giao tiếp
không nói với nhau bằng âm vị, hình vị, từ, cụm từ. Đơn vị nhỏ nhất có thể sử
dụng để giao tiếp là câu (văn bản nhỏ nhất, có thể chỉ là một câu). Đó là điểm
khác nhau cơ bản giữa câu với các đơn vị dưới câu, không có sẵn. Câu có nhiều
phương diện: hình thức, nội dung nghĩa, chức năng, phạm vi sử dụng. Một định
nghĩa về câu khó có thể gọi được tất cả những đặc điểm của câu mà vẫn đảm bảo
được tính ngắn gọn khái quát. Bởi vậy, trong lịch sử ngôn ngữ học đã tồn tại
nhiều định nghĩa về câu. Ở luận văn này, chúng tôi chọn định nghĩa sau:
“Câu là đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong
và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩ tƣơng đối trọn vẹn
hay thái độ, sự đánh giá của ngƣời nói, hoặc có thể kèm theo thái độ, sự đánh giá
của ngƣời nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tƣ tuởng, tình cảm. Câu
đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ” (6, tr106).
Mỗi đơn vị trong hệ thống ngôn ngữ có những bình diện khác nhau. Câu
tiếng Việt có ba bình diện:
- Bình diện cú pháp (bình diện ngữ pháp)
- Bình diện dụng học (bình diện ngữ dụng)
- Bình diện nghĩa học (bình diện ngữ nghĩa)
Đề tài này đề cập và nghiên cứu việc dạy học nghĩa của câu cho học sinh
lớp 11 theo quan điểm giao tiếp vì vậy chúng tôi chỉ nghiên cứu bình diện ngữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
nghĩa của câu. Bình diện ngữ nghĩa của câu nghiên cứu hai thành phần nghĩa của
câu: nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái.
1.1.1.1. Nghĩa miêu tả (hay còn gọi là nghĩa sự việc, nghĩa biểu hiện, nghĩa
mệnh đề)
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Người ta
dùng ngôn ngữ để trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm với nhau. Một phần nghĩa
tạo nên nội dung của thông tin là các vật, việc, hiện tượng (gọi chung là sự việc
hay sự tình) trong thực tế khách quan được phản ánh vào câu. Đó chính là thành
phần nghĩa miêu tả của câu.
Trong thực tế xảy ra vô vàn sự việc, chẳng hạn xảy ra sự việc sau: Thầy
hiệu trưởng đã tổ chức tập huấn cho toàn bộ giáo viên trong trường phương thức
ra đề thi trắc nghiệm khách quan cho các môn Toán - Lý - Hoá - Sinh. Phân tích
sự việc này, ta có:
- Hoạt động đã xảy ra: Tổ chức tập huấn
- Người thực hiện hành động tổ chức tập huấn: thầy hiệu trưởng
- Người nhận được hành động: toàn thể giáo viên trong trường
- Sự việc mà thầy hiệu trưởng nhắc tới: phương thức ra đề thi trắc nghiệm
Sự việc này nếu được một người nào đó phản ánh vào ngôn ngữ ở cả dạng
nói hay viết thì sẽ có câu:
(1) Thầy hiệu trưởng đã tổ chức tập huấn cho toàn bộ giáo viên trong
trường phương thức ra đề thi trắc nghiệm khách quan cho các môn Toán - Lý -
Hoá - Sinh.
Và bốn thành tố phân tích ở trên sẽ trở thành nội dung của câu (1). Đó
chính là thành phần nghĩa miêu tả của câu. Nó được nhận diện từ chính các từ ngữ
có trong câu mà không phải dùng các thao tác suy ý.
Nghĩa miêu tả của câu được phản ánh, được hiện thực hoá qua các bộ phận
chức năng của câu như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ, giải thích ngữ. Ví
dụ:
(2) - Hình như trời sắp trở rét
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
(3) - Chẳng ngờ, khi hai bạn lên đến nơi thì chú chim đã bay đi (Vân Long)
(4) - Bẩm lạy quan lớn, tiền sưu con đã nộp rồi (Ngô Tất Tố)
(5) - Bác Tâm, mẹ của Thư, đang chăm chú làm việc (Nguyễn Thị Xuyến)
Từ việc tìm hiểu một số ví dụ nêu trên, chúng ta có thể rút ra kết luận:
Nghĩa miêu tả là phần nghĩa phản ánh sự việc, hiện tƣợng, sự vật, hoạt động,
trạng thái, tính chất quan hệ ngoài thực thể khách quan đƣợc đƣa vào câu. Nội
dung phản ánh, hiện thực đó đƣợc gọi là sự việc (hay sự thể). Mỗi câu thƣờng ứng
với một sự việc.
1.1.1.1.1. Cấu trúc nghĩa miêu tả
Để tìm hiểu cấu trúc của nghĩa miêu tả chúng ta xét các ví dụ sau đây:
(6) Tuấn tặng Hương một cành hoa phượng
(7) Hải rất thông minh
(8) Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam
Nếu xét các câu trên ở phương diện nghĩa miêu tả thì mỗi câu trên phản ánh
một sự việc. Mỗi sự việc gồm hai loại thành tố.
- Thành tố thứ nhất - là thành tố cốt lõi - nêu đặc trƣng hay quan hệ trong
sự việc. Phần này trả lời cho một trong các câu hỏi: Sự vật được phản ánh (đã,
đang, sẽ) thực hiện hành động gì? có trạng thái ra sao? có phẩm chất (tính chất)
gì? có quan hệ như thế nào (đồng nhất, so sánh, sở hữu, mục đích, phụ thuộc )
với đối tượng có liên quan? phương tiện ngôn ngữ được dùng để thể hiện các đặc
trưng hay quan hệ là các động từ, tính từ, các từ chỉ quan hệ - gọi chung là vị tố.
Trong các ví dụ đã dẫn, phương tiện ngôn ngữ được sử dụng là động từ “tặng” (6),
tính từ “thông minh” (7), và quan hệ từ “là” (8).
- Thành tố thứ hai - là các nhân tố tham gia vào chính sự việc mà câu phản
ánh - gọi chung là các tham thể. Chẳng hạn, ở các ví dụ (6) (7) (8) có các tham thể
sau: Tuấn (chủ thể của hành động trao nhận), Hải (thể mang tính chất), Hà Nội
(thể bị đồng nhất), Hƣơng (tiếp thể), cành hoa phƣợng (đối thể trao nhận), thủ đô
của nƣớc Việt Nam (Thể đồng nhất). Phương tiện ngôn ngữ được dùng để thể hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
các tham thể chủ yếu là các danh từ, đại từ, và một số ít động từ, cụm động từ
(như các ví dụ đã phân tích).
Tóm lại, cấu trúc nghĩa miêu tả là cấu trúc nghĩa của sự việc được phản ánh
vào câu, gồm thành tố chính nêu đặc trƣng / quan hệ và các thực thể có liên quan.
Các thực thể được gọi chung là tham thể. Như vậy, cấu trúc đặc trƣng / quan hệ -
vai nghĩa (hay đặc trưng - tham thể) là cấu trúc nghĩa miêu tả của câu. Phân tích
cấu trúc nghĩa của chúng là chỉ ra đặc trưng hay quan hệ và các tham thể của sự
việc được thể hiện như thế nào ở trong câu (xem các ví dụ 1, 6, 7, 8 đã phân tích).
Trong các cấu trúc nghĩa miêu tả, phần nêu đặc trưng hay quan hệ được coi
là phần nòng cốt vì nó giữ vai trò chủ đạo, chi phối các tham thể có liên quan cả
về số lượng lẫn vai nghĩa. Chẳng hạn trong các ví dụ đã dẫn:
- Đặc trưng tính chất “thông minh” ở ví dụ (7) chỉ đòi hỏi một tham thể:
Hải - với chức năng nghĩa: thể mang đặc trưng “thông minh”.
- Quan hệ đồng nhất ở ví (8) đòi hỏi hai tham thể: thể bị đồng nhất - Hà Nội
và thể đồng nhất - thủ đô của nƣớc Việt Nam.
- Đặc trưng hành động “tặng” ở ví dụ (6) lại đòi hỏi phải có ba tham thể:
Tuấn - chủ thể của hành động tặng, Hƣơng - thể tiếp nhận hành động tặng và một
cành hoa phƣợng - đối thể trao tặng.
Mỗi đặc trưng hay quan hệ còn tự ấn định vai nghĩa cụ thể cho các thực thể
đi cùng nó.
So sánh các cấu trúc nghĩa miêu tả sau:
(9) Hải mƣợn Hà một quyển sách.
(10) Hải tặng Hà một quyển sách.
(11) Sáng mai, Hải sẽ đến (nhà) Hà.
(12) Hải rất quý Hà.
Do tham gia vào các cấu trúc nghĩa khác nhau, chịu sự chi phối của các đặc
trưng khác nhau: vay mượn (9), trao tặng (10), dời chuyển (11), giãi bày (12) mà
các tham thể Hải, Hà, một quyển sách trong các cấu trúc nghĩa trên sẽ đảm nhận
các vai nghĩa khác nhau. Cụ thể, Hải (9): giữ vai nghĩa chủ thể vay mượn, Hải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
(10) giữ vai nghĩa chủ thể trao tặng, Hải (11): giữ vai nghĩa chủ thể dời chuyển,
Hải (12) giữ vai nghĩa chủ thể giãi bày. Tương tự như vậy khi chúng ta xét đến
nhân tố Nga: Nga (9) giữ vai nghĩa: thể tổn thất, Nga (10) giữ vai nghĩa: thể tiếp
nhận, Nga (11): giữ vai nghĩa chỉ đích đến, Nga (12) giữ vai nghĩa: thể tiếp nhận
tình cảm.
Như vậy, hai thành tố: Đặc trưng hay quan hệ và tham thể của cấu trúc
nghĩa miêu tả luôn có quan hệ qui định - ràng buộc lẫn nhau.
1.1.1.1.2. Các phƣơng diện của nghĩa miêu tả.
a. Phương diện chức năng.
Nghĩa miêu tả là thành phần cốt lõi làm nên nội dung thông báo để thực
hiện chức năng giao tiếp, chức năng tư duy.
(13) Ông ơi, đúng là chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ.
(Vân Long)
(14) Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong, chờ đợi ở các
em rất nhiều.
(Hồ Chí Minh)
(15) Rượu, ông giáo không uống.
(Nam Cao)
(16) Chị cười, cái cười của một người quen chịu đựng chỉ hé một nửa.
(17) Chao ôi, hoa nở ngút ngàn.
Ta dễ dàng nhận thấy cái cốt lõi thông tin thực hiện chức năng giao tiếp của
các ví dụ vừa nêu đều hoàn toàn thuộc cấu trúc nghĩa miêu tả.
b. Phương diện quan hệ với thành phần câu.
Ta biết thành phần nòng cốt - chủ ngữ, vị ngữ - có chức năng mang thông
tin cơ bản của câu. Trong đó, chủ ngữ là bộ phận có chức năng biểu thị đối tượng
được đề cập đến, vị ngữ biểu thị nội dung về đối tượng đã được đề cập ở chủ ngữ.
Trạng ngữ là loại thành phần phụ quan trọng nhất biểu thị thời gian, không gian
xảy ra sự tình, nguyên nhân, mục đích của sự tình, phương thức, phương tiện thực
hiện sự tình… (ví dụ 20). Khởi ngữ (đề ngữ) là loại thành phần phụ có chức năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
hoặc nhấn mạnh vào cái được nói đến trong câu (ví dụ 21). Còn giải thích ngữ là
loại thành phần biệt lập có chức năng làm rõ cho một chi tiết trong câu (ví dụ 22).
Do đảm nhận những chức năng trên, nên các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng
ngữ, khởi ngữ, giải thích ngữ là những thành phần cú pháp biểu đạt nghĩa miêu tả
của câu.
(18) Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi.
(Nguyễn Khắc Viện)
(19) Cái màu trắng của điệp cũng là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng
màu sắc của dân tộc trong hội hoạ.
(Nguyễn Tuân)
(20) Trong làng, mùi ổi chín quyến rũ.
(Nguyễn Trọng Tạo)
(21) Quan, người ta sợ cái uy của quyền thế. Nghị Lại, người ta sợ cái uy
của đồng tiền.
(Nguyễn Công Hoan)
(22) Bên trái là đỉnh Ba Vì vời vợi, nơi Mị Nương - con gái Vua Hùng thứ
18 - theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao.
(Đoàn Minh Tuấn)
Các thành phần phụ tình thái (phụ ngữ tình thái) có chức năng biểu thị ý
nghĩa tình thái chủ quan của câu (ví dụ 23), chuyển tiếp ngữ có chức năng liên kết
(ví dụ 24), hô ngữ là bộ phận có chức năng làm tín hiệu gọi đáp (ví dụ 25). Bởi
vậy, những thành phần này không biểu đạt nghĩa miêu tả của câu.
(23) Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm.
(Nguyễn Thị Cẩm Châu)
(24) Nhưng nói chung, đó toàn là những màu sắc rực rỡ như muốn phô hết
ra ngoài.
(Vân Long)
(25) Thưa thầy, hôm nay, em chưa làm bài tập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Nội dung của sự tình thuờng được biểu đạt bằng vị từ (động từ/tính từ) hạt
nhân của vị ngữ, các tham tố của sự tình thường được biểu đạt bằng danh ngữ hay
giới ngữ đảm đương các chức năng chủ ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ, giải thích ngữ.
c. Phương diện cấu trúc biểu hiện
Nghĩa miêu tả có thể được biểu hiện ngay trên bề mặt ngữ nghĩa của câu
hoặc có thể ngầm ẩn đằng sau từ ngữ của câu… Chẳng hạn, so sánh nghĩa miêu tả
của các câu:
(26) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, con ạ.
(27) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống, con ạ.
Ta thấy, nghĩa miêu tả “bản chất tốt cần thiết hơn là cái bề ngoài bóng bảy”
của ví dụ (26) được biểu hiện ngầm ẩn, còn nghĩa miêu tả “những yếu tố quyết
định sản lượng của trồng trọt là: đủ nước, nhiều phân, chăm sóc chuyên cần và
chọn giống tốt” của ví dụ (27) lại được biểu hiện hiển ngôn ngay trên bề mặt của
câu chữ.
1.1.1.1.3. Phân loại câu theo nghĩa miêu tả
a. Câu chỉ hành động.
Là câu biểu hiện một biến cố trong đó có chủ thể làm một việc có chủ ý
(chủ động, tự điều khiển)
- Câu chỉ hành động vô tác (không chuyển tác): hành động vô tác là hành
động không tác động đến đối tượng nào ngoài bản thân chủ thể.
(28) Chị bơi vội vào bờ.
(29) Chim kêu, vượn hót, ve ngân.
- Câu chỉ hành động chuyển tác: hành động chuyển tác là hành động có tác
động đến đối tượng làm cho đối tượng thay đổi trạng thái hay vị trí hoặc bị huỷ
diệt hoặc tạo ra một vật. Câu chỉ hoạt động chuyển tác là câu có động từ chỉ hành
động chuyển tác, như nấu, làm, lấy, xây, đánh…làm trung tâm ngữ vị từ và có
diễn tố là người (ví dụ 30), động vật (ví dụ 31), hoặc vật được nhân hoá (ví dụ 32)
giữ cương vị chủ đề.
(30) Bao lần tôi giã riềng để hoà muối, rang làm thức ăn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
( Duy Khán)
(31) Nhưng kìa, con voi quặp chặt vòi vào đầu xe và co mình lôi mạnh
chiếc xe qua vũng lầy.
(Nguyễn Trần Bé)
(32) Chiếc máy xúc của tôi đang “điểm tâm” những gầu đất đầy.
b. Câu chỉ quá trình
Quá trình được hiểu là một biến cố mà không có một chủ thể nào có chủ ý.
- Câu chỉ quá trình vô tác: câu có nội dung biểu thị quá trình không tác
động tới đối tượng nào khác ngoài bản thân đối tượng trực tiếp trải qua quá trình
đó được gọi là câu chỉ quá trình vô tác. Quá trình được biểu thị có thể là một sự
chuyển biến, một sự nảy sinh hoặc một sự huỷ diệt. Chủ thể của quá trình vô tác
có thể là người hoặc động vật, hoặc vật vô tri.
(33) Mặt trời mọc, tiếng sáo ngừng bặt.
(34) Những giọt bùn bắn vào áo nó.
- Câu chỉ quá trình chuyển tác: quá trình chuyển tác là quá trình trong đó
vật vô tri gây ra một tác động làm thay đổi trạng thái hay vị trí của một đối tượng
hoặc hủy diệt đối tượng đó. Câu biểu thị quá trình chuyển tác có chủ thể giữ vai
lực, vị từ trung tâm là vị từ chỉ quá trình chuyển tác.
(35) Đêm qua, trận cuồng phong đã làm bật gốc cây dừa lão nơi góc vườn.
(36) Trận lụt năm 1999 đã cuốn phăng cả làng chài ra biển.
(37) Ngọn lửa quái ác đã liếm sạch dãy nhà lá ven thị trấn.
c. Câu chỉ trạng thái, tính chất, đặc điểm.
Đây là câu có nội dung biểu thị những tính chất hoặc những tình trạng của
sự vật - hiện tượng. Chủ thể của tính chất, tình trạng của sự vật hiện tượng có thể
là người, động vật hoặc vật giữ cương vị chủ đề.
(38) Chúng tôi rất mừng bác ạ.
(39) Chàng yêu nàng say đắm.
(40) Dao rất sắc.
(41) Con voi này rất khoẻ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
(42) Cây bàng sừng sững giữa sân trường.
d. Câu chỉ quan hệ.
Quan hệ là một tình hình mà nội dung là một cái gì đó ở giữa hai sự vật,
chẳng hạn một khoảng cách, một mối liên hệ nhân quả, một sự so sánh, một sự
tiếp xúc… Câu chỉ quan hệ nhất thiết phải có hai vế. Loại câu này được đánh dấu
bằng sự xuất hiện của những vị từ quan hệ như hơn, kém, bằng, giống, khác…
(43) Nam giỏi hơn tôi.
(44) Nó khỏe như trâu.
(45) Đội Tảo là một tay vai vế trong làng.
đ. Câu tồn tại.
Đây là câu có nghĩa biểu hiện sự tồn tại của sự vật, hiện tượng (trong không
gian, thời gian hoặc một chiều kích nào đó được hình dung như thời gian hoặc
không gian). Sự tồn tại của sự vật, hiện tượng được biểu hiện trong câu tồn tại có
thể được định vị (ví dụ 46, 47, 48) hay không được định vị (ví dụ 49, 50).
(46) Sao đầy trời.
(47) Ngày xưa có một ông vua rất thích đùa.
(48) Trên tường treo ảnh của 32 đội bóng tham gia worldcup 2010
(49) Có trăng.
(50) Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.
(Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thói đời)
Có tác giả quan niệm nghĩa của câu còn là vấn đề hiển ngôn, hàm ngôn.
Thực ra, hiển ngôn, hàm ngôn là một vấn đề thuộc về dụng học, nó lệ thuộc vào
tình huống phát ngôn và nó không chỉ tồn tại ở cấp độ câu mà còn có thể xuất hiện
ở cấp độ đoạn văn, văn bản.
1.1.1.2. Nghĩa tình thái
1.1.1.2.1. Khái niệm nghĩa tình thái
Nghĩa tình thái là một bộ phận nghĩa quan trọng của câu - phát ngôn. Nghĩa
tình thái rộng, phức tạp, nhiều khi trừu tượng nên khó nắm bắt hơn so với nghĩa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
miêu tả. Về các phương tiện thể hiện, nếu nghĩa miêu tả được thể hiện rõ ràng, tập
trung ở cấu trúc vị tố - tham thể thì nghĩa tình thái lại không tách thành các phần
nghĩa cụ thể mà nằm xen kẽ, rải rác trong toàn câu. Phức tạp hơn nữa là nhiều loại
ý nghĩa tình thái lại hoà quyện nhau trong một phương tiện ngôn ngữ, thậm chí
đan xen lẫn trong cấu trúc của nghĩa miêu tả. Chỉ xét riêng ở cấp độ câu đã có
nhiều yếu tố tham gia biểu thị ý nghĩa tình thái như: ngữ điệu, dấu câu, các phụ từ
tình thái, tiểu từ tình thái, quán ngữ tình thái, các từ hô gọi, các động từ ngữ vi,
các từ ngữ thể hiện mục đích nói của câu, các từ xưng hô, các từ ngữ gọi đáp…
bởi vậy, rất khó có thể định ra được những tiêu chí thống nhất trong việc nêu khái
niệm về nghĩa tình thái cũng như phân loại và xác định các phương tiện ngôn ngữ
thể hiện nó.
Có thể hiểu nghĩa tình thái là một phần nghĩa của câu thể hiện thái độ, ý
định, mục đích hay quan hệ giữa ngƣời nói với ngƣời nghe, giữa ngƣời nói với
hiện thực (sự tình) đƣợc phản ánh trong câu, giữa nội dung đƣợc phản ánh trong
câu với hiện thực ngoài thực tế khách quan.
1.1.1.2.2. Các loại nghĩa tình thái và hình thức thể hiện nó.
1.1.1.2.2.1. Tình thái liên cá nhân (còn gọi là tình thái quan hệ)
Tình thái liên cá nhân thể hiện thái độ, tình cảm, mối quan hệ, giữa người nói
với người nghe. Nó thường được thể hiện qua:
a. Cách dùng các đại từ nhân xưng (kể cả các danh từ lâm thời được dùng
làm từ xưng hô)
Thái độ thân mật, gần gũi.
- Nếu vai xã hội ngang bằng, dùng: cậu - tớ, anh - tôi, ông - tôi, cậu - mình,
mình - mình, ta - mình…
- Nếu vai xã hội cao - thấp, dùng: mẹ - con, anh - em, ông - cháu, cô - em…
Thái độ kính trọng dùng các cặp: ông - con, ngày - tôi, vị, quý vị, cụ,
Thái độ khinh miệt, coi thường, dùng: tao - mày, y, hắn, nó,…
b. Cách dùng các động từ, thán từ hô gọi.
- Biểu thị thái độ kính trọng, sử dụng: thƣa, bẩm, kính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
(51) Bẩm, ông đã về.
(52) Thƣa, có người hỏi cậu.
(53) Kính ông đi trước ạ.
- Biểu thị thái độ thân mật, có thể sử dụng các từ hô gọi: ơi, hỡi…
(54) Hỡi cô tát nước bên đàng
- Biểu thị thái độ trịch thượng, coi thưòng, có thể sử dụng từ hô gọi: ê, này…
(55) Ê, nhóc, lại đây.
c. Cách dùng các tiểu từ tình thái, động từ tình thái để yêu cầu, hỏi, đề
nghị, chào…
- Thể hiện thái độ kính trọng, dùng từ ạ
(56) Xin phép bác, cháu về ạ.
(57) Chào ông ạ.
- Thể hiện thái độ thân tình, dùng: nhỉ, nhé, cơ…
(58) Ta đi nhé.
(59) Cô ấy đẹp nhỉ!
(60) Em ăn kem cơ!
- Thể hiện thái độ gay gắt, không vừa ý, dùng: hử, phỏng,…
(61) Muốn ăn roi hử?
(62) Đi với đứng, muốn chết phỏng?
1.1.1.2.2.2. Tình thái chủ quan.
Tình thái chủ quan thể hiện thái độ, cách đánh giá của người nói đối với sự
việc được nêu trong câu.
Đây là loại tình thái phong phú về ý nghĩa, đa dạng về phương tiện biểu hiện.
Dưới đây nêu một số ý nghĩa và phương tiện thể hiện nghĩa tình thái tiêu biểu.
a. Tình thái thể hiện thái độ, trạng thái tâm lí, tình cảm.
* Tình thái chỉ độ tin cậy: Độ tin cậy của người nói đối với tính xác thực của
nội dung sự việc được nêu trong câu, có thể chia thành hai mức độ:
- Khi muốn biểu thị thái độ tin cậy cao, người ta dùng những quán ngữ tình
thái: quả thật (là), rõ ràng là, chắc hẳn, chắc chắn…