Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Rèn luyện thao tác lập luận so sánh cho học sinh lớp 11 theo quan điểm tích hợp và tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.02 KB, 104 trang )


Đại học Thái Nguyên
TRNG Đại học S phạm
-------------------------------



đOàN THị THUỳ DƯƠNG




RèN LUYệN THAO TáC LậP LUậN SO SáNH
CHO HọC SINH LớP 11 THEO QUAN ĐIểM TíCH HợP
Và TíCH CựC




l
l
u
u


n
n


v
v


ă
ă
n
n


t
t
h
h


c
c


s
s
ĩ
ĩ


k
k
h
h
o
o
a
a



h
h


c
c


g
g
i
i
á
á
o
o


d
d


c
c












Thái Nguyên - 2008

Đại học Thái Nguyên
TRNG Đại học S phạm
-------------------------------



đOàN THị THUỳ DƯƠNG



RèN LUYệN THAO TáC LậP LUậN SO SáNH
CHO HọC SINH LớP 11 THEO QUAN ĐIểM TíCH HợP
Và TíCH CựC

Chuyên ngành: LL & PP dạy học văn
Mã số: 60.14.10

l
l
u
u



n
n


v
v
ă
ă
n
n


t
t
h
h


c
c


s
s
ĩ
ĩ



k
k
h
h
o
o
a
a


h
h


c
c


g
g
i
i
á
á
o
o


d
d



c
c






Ngi hng dn khoa hc: GS.TS. lÊ A





Thái Nguyên - 2008

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn nghị luận là loại văn trong đó người viết đưa ra những lí lẽ, dẫn
chứng về một vấn đề nào đấy và thông qua cách thức bàn luận mà làm cho
người đọc hiểu, tin, tán đồng những ý kiến của mình và hành động theo
những gì mình đề xuất. Chính vì thế, văn nghị luận Việt Nam đã hình thành
từ xa xưa cùng với sự phát triển của tư tưởng và văn hoá giáo dục của dân tộc.
Nó là phương tiện đắc lực giúp vào quá trình phát triển ấy.
Trong nhà trường, việc rèn luyện viết văn nghị luận là yêu cầu rất trọng
yếu trong quá trình học tập. Văn nghị luận giúp cho học sinh tập vận dụng

tổng hợp các tri thức văn học, tri thức xã hội và đời sống vào việc làm văn,
rèn luyện kĩ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ và đặc biệt giúp đắc lực vào việc
phát triển tư duy khoa học, tư duy lí luận ở họ. Những đề bài nghị luận đặt ra
những vấn đề tư tưởng và học thuật đòi hỏi học sinh phải huy động những
hiểu biết lí luận và thực tiễn để giải quyết, nhằm xây dựng cho họ một
phương pháp, tư tưởng khoa học để có nhận thức đúng và thái độ đúng trước
những vấn đề bàn luận, cũng tức là giúp học sinh có sự chuẩn bị cần thiết để
tiến tới những hành động đúng đắn, tích cực và sáng tạo trong đời sống hiện
tại và tương lai.
Để học sinh phổ thông tạo được những văn bản hay, đầy sáng tạo, việc
dạy các em sử dụng tốt các thao tác lập luận là vô cùng quan trọng. Vì vậy,
sách giáo khoa Ngữ Văn từ THCS (Trung học cơ sở) đến THPT (Trung học
phỏ thông) đã đưa các thao tác lập luận thành từng nội dung cụ thể (ở sách
giáo khoa Làm văn trước đây các thao tác lập luận này chưa được học một
cách rõ ràng, cụ thể), nhằm giúp học sinh hiểu sâu bản chất các thao tác cụ
thể, từ đó vận dụng tốt các thao tác đó trong quá trình tạo lập văn bản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Sách giáo khoa Ngữ Văn THCS đã cung cấp cho học sinh hai thao tác
lập luận là thao tác chứng minh, thao tác giải thích, đến sách giáo khoa Ngữ
văn THPT - SGK Ngữ văn 11 - phần Làm văn giới thiệu thêm bốn thao tác
lập luận: phân tích, so sánh, bác bỏ, và bình luận. Bốn thao tác lập luận này là
trọng tâm phần Làm văn của sách Ngữ văn lớp 11. Trong đó thao tác lập luận
so sánh là một thao tác lập luận rất quan trọng để làm sáng rõ đối tượng đang
nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. Thao tác này là một nội
dung rất mới lần đầu tiên đưa vào dạy ở trường phổ thông theo tinh thần đổi
mới nên rất khó đối với giáo viên. Bên cạnh đó chưa có một công trình nào,
một chuyên đề nào nghiên cứu về cách rèn luyện thao tác lập luận so sánh
theo hướng tích hợp và tích cực nên chúng tôi mạnh dạn đi nghiên cứu vấn đề

này với mong muốn phần nào giúp cho người giáo viên bớt đi những khó
khăn, lúng túng khi rèn luyện cho học sinh: “Thao tác lập luận so sánh” trong
SGK (sách giáo khoa) Ngữ văn 11.
Với những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Rèn luyện thao tác lập
luận so sánh cho học sinh lớp 11 theo quan điểm tích hợp và tích cực”.
2. Lịch sử vấn đề
So sánh là một thao tác của hoạt động tư duy lôgíc nhằm giúp con
người tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt khi đưa đối tượng này ra
đối chiếu với đối tượng khác dựa trên một tiêu chí nào đó, từ đó nhận thức
sâu sắc và làm nổi bật đối tượng.
Cuốn “Từ điển Tiếng Việt” của Hoàng Phê (chủ biên) đã đưa ra cách
hiểu về so sánh là:“nhìn vào cái này để thấy cái kia, để thấy sự giống và
khác nhau hoặc sự hơn kém” [30, tr.861]. Cuốn “Phong cách học Tiếng Việt
hiện đại” của tác giả Hữu Đạt cũng đưa ra khái niệm so sánh là việc “đặt hai
hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ nhất định nhằm tìm ra sự
giống và khác nhau giữa chúng”[13, tr.294]. Cuốn “Giáo trình tâm lí học đại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
cương”, tác giả Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) đã đưa ra cách hiểu về so sánh
“là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác nhau, sự đồng
nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các đối
tượng nhận thức (sự vật, hiện tượng)”[49, tr.116]. Như vậy, cách hiểu về so
sánh của “Từ điển Tiếng Việt”, của tác giả Hữu Đạt và của giáo trình tâm lí
học đại cương đều có quan điểm chung về so sánh là để thấy sự giống và khác
nhau của các sự vật, hiện tượng, từ đó thấy rõ đặc điểm và giá trị của mỗi sự
vật, hiện tượng.
Cuốn “Lôgic học” của tác giả Phan Trọng Hoà tuy không trực tiếp bàn
về so sánh, nhưng đã bàn đến việc đem so sánh các sự vật, hiện tượng với
nhau mà hình thành các phán đoán, nhận xét. Chẳng hạn, để hình thành khái

niệm niệm “nước”, con người phải trải qua một quá trình phân tích, so sánh,
đối chiếu nó với một số chất khác gần gũi với nó như “không khí”, “mực”,
“dầu”,” “rượu trắng”… và cuối cùng người ta rút ra một số nhận xét “nước
trong suốt”, “nước không có màu”, “nước không có mùi”, “nước không có
vị”…[19, tr.46]. Như vậy so sánh là thao tác lôgic dùng để rút ra các phán
đoán, nhận xét để nhận thức đối tượng được cụ thể. Và để so sánh, người ta
phải dựa trên cùng một tiêu chí, nếu khác tiêu chí, so sánh sẽ trở nên khập
khiễng, thiếu sức thuyết phục, từ đó dễ dẫn đến nhận xét, đánh giá sai lệch.
Tác giả Ngô Doãn Tá trong “Giáo trình lôgic học” đưa ra ba dạng định
nghĩa bằng so sánh: so sánh tương đồng, so sánh ngược, so sánh khác biệt
[46, tr.69- 70]. Như vậy so sánh là thao tác lôgic đem đối tượng này đặt cạnh
đối tượng khác vạch ra các dấu hiệu “tương tự dấu hiệu cơ bản của đối tượng
trong các đối tượng khác” hay “dấu hiệu không tồn tại ở đối tượng cần định
nghĩa nhưng lại có trong đối tượng dùng để so sánh với nó khi định nghĩa”.
Từ đó chúng ta có thể hiểu muốn nhận thức đối tượng sâu sắc cần so sánh, đặt
nó với đối tượng khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Trong thực tế đời sống, trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta rất hay
dùng biện pháp so sánh, đối chiếu để làm nổi bật đặc điểm riêng, những nét
riêng độc đáo của một đối tượng nào đó. Như thế, so sánh là một thao tác
nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật hoặc là các mặt trong cùng một sự vật để
thấy sự giống và khác nhau. So sánh cũng được đưa vào giảng dạy trong nhà
trường phổ thông như một thao tác chủ đạo. Đây là một thao tác thúc đẩy quá
trình vận động tư duy để tìm tòi cái mới
Trong Làm văn, khi bàn về thao tác lập luận so sánh, tác giả Nguyễn
Quốc Siêu trong sách “Kĩ năng làm văn nghị luận phổ thông” mặc dù không
trình bày cụ thể về những thao tác lập luận trong văn nghị luận nhưng tác giả
nói tới bản chất của luận chứng lập luận trong văn nghị luận phải có tính lí, và

một trong những cách thức vận dụng kĩ năng thuyết lí là “phương pháp lấy
vật làm sáng tỏ lí bằng so sánh”, “phương pháp minh hoạ hình tượng bằng
so sánh”. Từ đó tác giả khẳng định rằng việc so sánh các đối tượng không
phải tuỳ tiện mà phải tuân theo một nguyên tắc: lấy những đặc tính này của
một hiện tượng để so với một đặc trưng cùng loại của một hiện tượng khác.
Bằng cách này để trình bày lí lẽ làm cho cái lí trình bày được sáng sủa, sinh
động và giàu hình ảnh [46,tr.221].
Cùng quan điểm với tác giả Nguyễn Quốc Siêu, tác giả Bảo Quyến
trong cuốn “Rèn kĩ năng làm văn nghị luận” cũng cho rằng nói tới so sánh là
nói tới“thao tác đối chiếu nhằm tìm ra cái chung và sự khác biệt giữa các đối
tượng, các vấn đề” [32,tr.14]. Như vậy, tác giả đã diễn giải một cách tường
minh bản chất của so sánh là thao tác đối chiếu các sự vật, hiện tượng. Đem
đối chiếu để từ đó thấy được chân lí của luận điểm hoặc làm nổi bật luận điểm
trong quá trình lập luận. Và tác giả cũng chỉ ra rõ nét tác dụng to lớn của lập
luận so sánh là: “nhấn mạnh những nét độc đáo, đặc sắc trong ý kiến của
mình để tăng thêm sức hấp dẫn, thuyết phục của bài văn” [32, tr.14].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Trong cuốn “Luyện tập cách lập luận trong đoạn văn nghị luận” tác
giả Nguyễn Quang Ninh (chủ biên), Trần Hữu Phong, Nguyễn Thị Ban lại
cho rằng lập luận bằng “so sánh tương đồng là đi từ cái đã biết để suy ra cái
chưa biết, để từ đó thừa nhận cái chưa biết và cái đã biết có những nét tương
tự nhau” [28, tr.66]. Ngược lại, lập luận bằng cách “so sánh tương phản là
cách lập luận theo kiểu đối chiếu đối tượng này với đối tượng khác trong sự
tương phản lẫn nhau nhằm khẳng định một trong hai đối tượng cần hướng
tới”[29, tr.67]. Cách hiểu như vậy về lập luận so sánh của các tác giả có phần
cụ thể hơn về so sánh trong văn nghị luận.
Cũng cách hiểu về so sánh, Sách giáo khoa Làm Văn 12 do Trần Đình
Sử(chủ biên) chương trình CCGD, cũng đưa ra cách luận chứng trong văn

nghị luận bằng cách: “so sánh tương đồng là từ một chân lí đã biết suy ra một
chân lí tương tự, có chung một lôgic bên trong, so sánh tương phản là đối
chiếu các mặt đối lập nhau để làm nổi bật luận điểm” [45,tr.17-18].
Trong giáo trình Làm văn của Lê A- Đình Cao quan niệm “tính chất cơ
bản của phương pháp so sánh là đối chiếu một cách tường minh các đối
tượng, các sự kiện, các vấn đề để phát hiện ra những nét giống nhau và khác
nhau giữa chúng”[3,tr.221] và “thực chất của nội dung so sánh là phân tích
(phân tích bằng cách đối sánh, đặt sóng đôi) hai đối tượng, hai vấn đề,
thường là đối chiếu vật không biết hoặc ít biết với một sự vật quen thuộc cốt
làm cho ý nghĩa của chúng rõ hơn, dễ nhận biết hơn” [3, tr.222]. Yêu cầu cơ
bản của phép so sánh này là tính chính xác, chúng phải nằm trong một phạm
trù, một bản chất tự nhiên nào đó, nếu không sự so sánh sẽ không có giá trị.
Các tác giả Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Ngọc Thống, Lưu Đức Hạnh trong
cuốn “ Muốn viết được bài văn hay” nhấn mạnh: “so sánh là một biện pháp
hết sức cần thiết trong văn nghị luận. Một mặt nó làm sáng tỏ vấn đề đang
nghị luận, mặt khác nó chứng tỏ người viết có kiến thức phong phú, rộng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
rãi”. Tuy nhiên, các tác giả cũng cho rằng “nếu căn cứ vào hình thức nghị
luận để chia ra các kiểu bài thì so sánh cũng là kiểu bài tương đương với
chứng minh, giải thích, bình luận…Bởi vì so sánh văn học không đơn thuần
chỉ là một thao tác tư duy lôgic mà trên cơ sở của thao tác nó phát triển
thành nghị luận, tức hàm chứa trong nó nhiều thao tác nhỏ nữa như giải
thích, đối chiếu, liên hệ…”.Từ sự phân tích trên, các tác giả cho rằng “phân
chia kiểu bài nghị luận theo thao tác( cho dù là thao tác nghị luận) là phức
tạp” [27, tr.16-17].
Cuốn Làm văn của Lê A- Nguyến Trí cũng nhấn mạnh: “Phân chia các
kiểu bài văn nghị luận có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng trên thực tế cơ sở lí
thuyết phân thành các kiểu bài đó là dựa trên thao tác tư duy” [6,tr.142].

Theo các tác giả, việc chia các kiểu bài chỉ dựa vào các thao tác nghị luận chủ
yếu là chưa thoả đáng. Sự phân chia này giúp học sinh dễ nhận biết bản chất
từng thao tác cụ thể, nhưng lại khiến cho các em có cách hiểu bó hẹp, khiên
cưỡng khi làm văn nghị luận. Bởi trong thực tế không có bài làm văn nghị
luận nào chỉ đơn thuần sử dụng một thao tác lập luận mà nó là sự kết hợp
nhiều thao tác lập luận.
Hiện nay, các tác giả sách giáo khoa Ngữ văn biên soạn đã tách các
thao tác lập luận thành từng bài riêng với mục đích giúp học sinh nắm bản
chất từng thao tác lập luận, từ đó có cách hiểu rộng hơn, sâu hơn về mỗi thao
tác, đồng thời giúp các em vận dụng linh hoạt các thao tác này vào quá trình
viết bài làm văn nghị luận.
Trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tác giả Lê A- chủ biên phần Làm
văn (bộ cơ bản), Đỗ Ngọc Thống- chủ biên phần Làm văn (bộ nâng cao), đã
thống nhất quan điểm không dựa vào các thao tác lập luận để chia nhỏ văn
bản nghị luận thành nhiều loại: chứng minh, phân tích, bình giảng, bình
luận… và khẳng định mỗi thao tác lập luận có thể sử dụng ở nhiều kiểu bài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
nghị luận khác nhau, và ở một bài nghị luận có thể sử dụng nhiều thao tác lập
luận khác nhau. Thao tác lập luận so sánh không chỉ có mặt trong các kiểu bài
mà thao tác này còn có mối liên hệ mật thiết với các thao tác khác: phân tích,
bác bỏ, bình luận… Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với thực tế viết văn lại
vừa tạo điều kiện để luyện tập cho học sinh biết cách sử dụng thao tác lập
luận trong suốt quá trình học văn nghị luận từ THCS đến THPT và ứng dụng
vào việc học tập cũng như cuộc sống sau này.
Cho đến nay, thao tác lập luận so sánh mới chỉ được đề cập mang tính
định hướng chung trong các sách giáo viên (bộ cơ bản và bộ nâng cao) và
trong tài liệu bồi dưỡng giáo viên lớp 11- môn Ngữ văn, chưa có một công
trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc về vấn đề này. Và cũng chưa

có một công trình nghiên cứu nào đưa ra cách rèn luyện thao tác lập luận so
sánh theo hướng tích hợp và tích cực. Thực hiện luận văn này, chúng tôi
nhằm góp phần mở ra một hướng tiếp cận mới trong quá trình dạy học thao
tác lập luận, mà cụ thể là rèn luyện “thao tác lập luận so sánh” trong SGK
Ngữ văn 11.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu “Rèn luyện thao tác lập luận so sánh cho học sinh
lớp 11 theo quan điểm tích hợp và tích cực” nhằm xây dựng cơ sở lí thuyết và
thực tiễn của thao tác lập luận so sánh. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất cách
thức tổ chức dạy học theo hướng thích hợp, tích cực nhằm nâng cao định
hướng dạy học văn nghị luận nói chung và thao tác lập luận nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài: “Rèn luyện thao tác lập luận so sánh cho học
sinh lớp 11 theo hướng tích hợp và tích cực” nhằm giải quyết những
nhiệm vụ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
- Tìm hiểu, xác định cơ sở lí thuyết và thực tiễn cho việc dạy học thao
tác lập luận so sánh.
- Đề xuất nội dung, cách tổ chức dạy học thao tác lập luận so sánh ở
lớp 11 thông qua bài thiết kế.
- Tổ chức thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi của những đề xuất trong
luận văn đã đề ra.
4. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu quá trình dạy và học thao tác lập
luận so sánh cho học sinh lớp 11.
Phạm vi: các bài học thao tác lập luận so sánh và các bài có quan hệ với
bài học này như: thao tác lập luận so sánh, luyện tập thao tác lập luận so sánh,

luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh, bài làm
văn số 2, 3.. Giới hạn chủ yếu nghiên cứu dạy học thao tác lập luận so sánh
theo sách giáo khoa lớp 11- chương trình chuẩn, có liên hệ với chương trình
sách giáo khoa 11- nâng cao.
5. Các phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài: “Rèn luyện thao tác lập luận so sánh cho học sinh
lớp 11 theo quan điểm tích hợp và tích cực” chúng tôi sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp thống kê
Đây là một trong những phương pháp của toán học. Chúng tôi sử dụng
phương pháp này để xử lí các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra
thực nghiệm.
5.2. Phương pháp điều tra khảo sát
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để tìm hiểu việc giảng dạy và học
tập, rèn luyện kĩ năng so sánh trong văn nghị luận cho học sinh lớp 11. Qua
đó nắm được thực trạng dạy- học Làm văn ở trường THPT. Từ đó nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
đề tài một cách tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Làm văn ở nhà
trường THPT.
5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp này được thực hiện ở một số phương diện sau:
- Xây dựng cơ sở thực nghiệm sư phạm thông qua các bài thiết kế nội
dung dạy học. Cơ sở thực nghiệm được xác định dựa vào các tri thức về giáo
dục, tâm lý, về trình độ nhận thức của từng đối tượng và căn cứ vào hệ thống
tri thức về thao tác lập luận so sánh trong chương trình Ngữ văn lớp 11.
- Tổ chức thực hiện giảng dạy ở trường phổ thông.
- Thông qua quá trình thực hiện giảng dạy, đánh giá nhận thức của học
sinh từ đó đưa ra một số đề xuất về việc giảng dạy các thao tác lập luận

trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, đồng thời khẳng định mức độ thành công
của đề tài.
6. Bố cục của luận văn
Để triển khai nội dung nghiên cứu chúng tôi chia luận văn thành 3
phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận.
Phần mở đầu luận văn trình bày những nội dung cơ bản có tính định
hướng trong việc nghiên cứu nội dung đề tài là: lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề,
đối tượng - phạm vi nghiên cứu, mục đích - nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu. Ngoài ra trong phần mở đầu, chúng tôi còn giới thiệu về bố cục của
luận văn, qua đó đánh giá tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề tài này.
Phần nội dung của luận văn được triển khai trong 3 chương, trong đó
mỗi chương được chúng tôi trình bày các phương diện khác nhau của đề tài.
Cụ thể:
Chương 1: Tập trung trình bày cơ sở lí luận về so sánh, thao tác lập
luận so sánh trong văn nghị luận và những vấn đề cơ bản nhất của thao tác lập
luận so sánh trong văn nghị luận.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Chương 2: căn cứ vào cơ sở lí luận về thao tác lập luận so sánh đã được
trình bày ở chương 1, triển khai nội dung rèn luyện về thao tác lập luận so
sánh trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11. Qua đó chúng tôi xây dựng quy
trình về dạy học thao tác này qua bài học cụ thể về thao tác lập luận so sánh
trong SGK Ngữ văn 11.
Chương 3: sau khi đã trình bày những vấn đề cơ bản của việc tổ chức
dạy học về thao tác lập luận so sánh, chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm
thao tác lập luận so sánh và bài luyện tập thao tác lập luận so sánh trong sách
giáo khoa Ngữ văn lớp 11. Thông qua việc tổ chức thực nghiệm, chúng tôi
đánh giá việc triển khai dạy học, thái độ học tập và nhận thức của học sinh,
đồng thời cũng đánh giá việc sử dụng thao tác lập luận của học sinh khi các

em tạo lập văn bản nghị luận.
Tiếp nối phần nội dung là phần kết luận của luận văn. Đây chính là nội
dung cuối cùng của luận văn. Trong phần này, chúng tôi khái quát lại hệ
thống vấn đề đã được triển khai trong các phần trên và qua đó chúng tôi trình
bày một số đề xuất cho việc dạy thao tác lập luận so sánh ở sách giáo khoa
Ngữ văn lớp 11.











Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
SO SÁNH VÀ THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
1.1. SO SÁNH VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT THAO TÁC CỦA TƯ DUY
1.1.1. Khái niệm về thao tác
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê (chủ biên) thì thao tác
được định nghĩa như sau:“thực hiện những động tác nhất định để làm một
việc gì đó trong sản xuất” [30, tr.917].
Trong tâm lí học, thao tác được xem là hệ thống những hành động
trong tư duy. Thao tác chính là cốt lõi của các cách thức hành động bị quy

định và phụ thuộc chặt chẽ bởi phương tiện, điều kiện cụ thể.
Thao tác là một yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động của con
người. Nó nảy sinh từ nhu cầu hành động của con người. Nhu cầu ấy chi phối
tới việc xác định hành động nhu thế nào để đạt được những mục đích cụ thể,
hành động đó nhằm đạt được những nhiệm vụ gì. Thao tác là cách để làm nên
nội dung hành động. Vì vậy, nó là yếu tố có tính chất cơ động, kĩ thuật, có thể
lắp ghép trong các chuỗi hành động miễn sao nó phù hợp với mục đích thực
hiện hành động đó.
1.1.2. Khái niệm chung về tư duy
Trong thực tiễn cuộc sống, có rất nhiều cái mà ta chưa biết, chưa hiểu.
Song để làm chủ được thực tiễn, con người cần phải hiểu thấu đáo những cái
chưa biết đó, phải vạch ra cái bản chất, mối quan hệ, liên hệ có tính quy luật
của chúng. Quá trình đó gọi là tư duy.
“Tư duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất,
những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện
tượng trong thế giới khách quan mà trước đó ta chưa biết” [49, tr.106].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Như vậy, tư duy chính là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, đi sâu
vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thức
như biểu tượng, khái niệm, phán đoán và suy lí.
Thuộc mức độ nhận thức cao- nhận thức lí tính, tư duy có những đặc
điểm cơ bản: tính “có vấn đề” của tư duy, tính gián tiếp của tư duy, tính trừu
tượng hoá và khái quát hoá, tư duy có quan hệ chặt chẽ tới ngôn ngữ và có
quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính.
Mỗi hành động tư duy là một quá trình giải quyết một nhiệm vụ nào đấy
nảy sinh trong nhận thức hay trong hoạt động thực tiễn. Từ khi chủ thể gặp “tình
huống có vấn đề”, nhận thức được vấn đề đến khi giả quyết được vấn đề là một
quá trình bao gồm nhiều giai đoạn. Nhà tâm lí học K.K. Platônôp đã tóm tắt các

giai đoạn của một quá trình tư duy bằng sơ đồ dưới đây:
Nhận thức vấn đề
Xuât hiện các liên tưởng

Sàng lọc liên tưởng và hình thành giả thuyết

Kiểm tra giả thuyết

Chính xác hoá Khẳng định Phủ định

Giải quyết vấn đề Hành động tư duy mới
Đây chính là logic của tư duy. Số lượng các giai đoạn có thể không cần
đầy đủ trong những trường hợp nhất định, nhưng thứ tự các giai đoạn phải
tuân thủ theo sơ đồ trên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Tính giai đoạn của tư duy chỉ phản ánh được mặt bên ngoài, cấu trúc
bên ngoài của tư duy, còn nội dung bên trong mỗi giai đoạn của quá trình tư
duy lại là một quá trình phức tạp, diễn ra trên cơ sở của các thao tác tư duy
đặc biệt.
Xét về bản chất, tư duy là một quá trình cá nhân thực hiện các thao tác
trí tuệ để giải quyết vấn đề hay nhiệm vụ được đặt ra. Cá nhân có tư duy hay
không chính là ở chỗ họ có tiến hành các thao tác tư duy trong đầu mình hay
không. Các thao tác tư duy cơ bản để nhận thức thế giới là: phân tích- tổng
hợp, so sánh, trừu tượng hóa và khái quát hoá. Trong đó, các thao tác tư duy
có mối liên hệ mật thiết với nhau, thống nhất với nhau theo một hướng nhất
định, do nhiệm vụ tư duy quy định.
1.1.3. Quan niệm về so sánh trong tư duy lôgic
So sánh vốn là một thao tác cơ bản của tư duy logic. Để tìm hiểu về đối

tượng nào đó, xây dựng khái niệm về đối tượng, tìm hiểu đặc điểm và giá trị
của nó thì ta cần phải so sánh. Đó là thao tác trong tư tưởng đem sự vật này
đối chiếu với sự vật khác để thấy sự tương đồng và sự khác biệt giữa chúng.
Thường là đối chiếu một vật không biết hoặc ít biết với một sự vật quen
thuộc, cốt làm cho ý nghĩa của chúng rõ ràng hơn, dễ nhận biết hơn. Đây là
thao tác thúc đẩy quá trình vận động của tư duy để tìm ra cái mới.
Nói cách khác, so sánh thực ra là phân tích (phân tích bằng cách đặt
sóng đôi) hai đối tượng, hai vấn đề trên cơ sở sự giống và khác nhau giữa
chúng. Ví dụ trong hoá học có so sánh hai loại khí oxi và nitơ, trong sinh học
so sánh cây một lá mầm và cây hai lá mầm, trong cuộc sống có so sánh người
tốt- xấu, cao thấp, gầy béo…
So sánh các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan để tìm hiểu sâu
sắc xem chúng có điểm tương đồng nào đó nhằm tìm ra cái chung và cái riêng
của các sự vật, hiện tượng, tức là người ta đem sự vật này ra đặt sóng đôi với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
sự vật khác, đối chiếu chúng với nhau, phân tích kĩ từng sự vật, hiện tượng,
tìm hiểu, khám phá chúng, dùng trí óc để tìm hiểu xem các sự vật, hiện tượng
đem ra so sánh có điểm chung nào đấy về thuộc tính bên ngoài hay về bản
chất bên trong. Muốn như vậy thì phải tiến hành phân tích, chia nhỏ đối tượng
đem ra so sánh, nghiên cứu chúng trong sự thống nhất hoàn chỉnh các dấu
hiệu có quan hệ qua lại với nhau, tìm các mối liên hệ và sự phụ thuộc của
chúng, tìm sự giống nhau và khác biệt của các mối quan hệ, từ đó đưa ra kết
luận về điểm tương đồng và dị biệt của các dấu hiệu được so sánh.
Xuất phát từ những nghiên cứu dựa trên cơ sở tính khoa học, lôgic học
đã đưa một định nghĩa khái quát về so sánh như sau: “So sánh là thao tác
lôgic nhờ đó nêu lên được dấu hiệu của đối tượng bằng cách chỉ ra dấu hiệu
tương tự với dấu hiệu ấy trong dấu hiệu khác đã biết là đối tượng đặc trưng
nhất” [14, tr40]. Với quan niệm như vậy, so sánh có nghĩa là quá trình chia

tách các đối tượng, đặt chúng song song, nghiên cứu kĩ chúng, trên cơ sở dấu
hiệu đặc trưng đã biết của sự vật, hiện tượng, tìm dấu hiệu tương tự với nó ở
sự vật, hiện tượng khác, từ đó tìm ra cái chung, cái riêng của các sự vật, hiện
tượng được so sánh.
Như vậy, cấu trúc của so sánh theo so sánh lôgic thường có hai vế “cái
so sánh” và “cái được so sánh”, có “từ” chỉ quan hệ so sánh. Ngoài ra, trong
so sánh lôgic còn có các tiêu chí so sánh.
Trong so sánh lôgic “cái so sánh” là sự vật, hiện tượng nào đấy có
những dấu hiệu đặc trưng đã biết được đưa ra để làm chuẩn, “cái được so
sánh” là sự vật, hiện tượng chưa biết được đem ra để đối chiếu với những sự
vật, hiện tượng đã biết có những dấu hiệu đó, từ đó tìm ra điểm chung và
điểm riêng, “từ” dùng để so sánh thể hiện quan hệ so sánh thường được diễn
đạt bằng các từ: như, giống như, bằng, hơn, kém…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Ví dụ câu: “Mặt con tròn giống như mặt mẹ”. Ở ví dụ này so sánh theo
lôgic có “sự vật được so sánh” là “mặt con”, “sự vật so sánh” là “mặt mẹ”,
“từ chỉ quan hệ so sánh”: “như”, tiêu chí được đem ra so sánh là hình dáng
khuôn mặt “tròn”. Cách so sánh như thế giúp người ta hình dung dễ dàng
khuôn mặt con “tròn” giống với khuôn mặt của mẹ.
Theo lôgic học, muốn so sánh được chính xác và tránh khập khiễng thì
trong quá trình so sánh phải dựa trên cùng một tiêu chí, chung một bình diện
thì so sánh mới cụ thể và mới rút ra kết luận được. Ví dụ, trong hóa học khi so
sánh hai loại khí phải lấy tiêu chí phản ứng với chất nào, tác dụng của nó ra
sao, trong sinh học so sánh cây một lá mầm với cây hai lá mầm phải dựa trên
tiêu chí sự sinh trưởng phát triển trong một môi trường nhất định, sự hấp thu
ánh sáng mặt trời…
Như vậy, so sánh trong lôgic có tác động rất lớn tới nhận thức của con
người, nó giúp người ta hình dung ra sự vật một cách dễ dàng hơn bằng việc

lấy một sự vật làm tiêu chí rồi từ đó so với sự vật khác. Nói khác đi, so sánh
theo lôgic làm mới tư duy, làm cho tư duy có hình ảnh.
1.2. SO SÁNH VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT THAO TÁC LẬP LUẬN
1.2.1. Thao tác lập luận
Lập luận là trình bày hệ thống lí lẽ và luận chứng của mình một cách
chặt chẽ, rành mạch, gẫy gọn theo một trật tự hợp lí, đúng với quy luật lôgic
nhằm khẳng định hoặc bênh vực một ý kiến, làm sáng tỏ vấn đề mà người nói,
người viết cho là đúng đắn. Hay nói một cách khác, lập luận là quá trình liên
kết, xâu chuỗi luận điểm, luận cứ nhằm làm rõ luận đề theo một chính kiến,
một quan niệm nhất định để người đọc hiểu, tin ở những kết luận mà người
viết muốn dẫn người đọc đến. Lập luận là sản phẩm của tư duy lôgic, do vậy
lập luận phải có lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, lại phải biết trình bày, dẫn dắt
sao cho lập luận chặt chẽ, thuyết phục, mặt khác lập luận phải có đích, đích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
của lập luận là tìm ra những chân lí mới, rút những tri thức này từ những tri
thức khác, là con đường đi đến nhận thức chân lí một cách khoa học.
Lập luận trong văn nghị luận ngoài có các yếu tố luận điểm, luận cứ,
luận chứng, còn có cách lập luận, phương pháp lập luận. Trong đó luận điểm
chính là ý kiến xác định của người viết về vấn đề đặt ra. Luận cứ là các tài
liệu dùng làm cơ sở cho việc thuyết minh cho luận điểm. Còn luận chứng là
sự phối hợp, tổ chức các lí lẽ và dẫn chứng để thuyết minh cho luận điểm,
thực chất đây chính là cách đưa luận cứ vào quỹ đạo lôgic để tạo thành sức
thuyết phục của luận điểm.
Để lập luận, người ta phải sử dụng các thao tác lập luận. Đặc điểm của
thao tác này là người viết sử dụng ngôn ngữ để nêu sự thực, trình bày lí lẽ và
qua đó đánh giá sự đúng- sai, đưa ra các phán đoán, nêu ra các kiến giải, phát
biểu ý kiến, thể hiện rõ lập trường quan điểm của bản thân. Việc trình bày lí lẽ
được người viết thể hiện thông qua cac phương thức tư duy lôgic như khái

niệm, phán đoán, suy lí và hệ thống dẫn chứng nhằm đạt được mục đích khiến
người đọc tin theo. Vậy thao tác lập luận chính là thao tác được sử dụng để
thực hiện một hành động lập luận. Nói cách khác, thao tác lập luận là những
động tác được thực hiện theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật được quy định trong
hoạt động lập luận.
Khi lập luận người ta có thể dùng nhiều thao tác: chứng minh, giải
thích, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận. Các thao tác này học sinh được
học cặn kẽ trong nhà trường từ cấp THCS đến cấp THPT.
1.2.2. Thao tác lập luận so sánh
Trong viết văn nghị luận, người ta thường hay sử dụng thao tác lập luận
so sánh để làm sáng rõ, vững chắc thêm luận điểm của mình. Để hướng tới
kết luận (tức là một luận điểm nào đấy trong bài văn nghị luận: một ý kiến,
một nhận định về đối tượng nghị luận), người ta thường so sánh với một hoặc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
nhiều đối tượng khác trên cơ sở một nét tương đồng nào đấy. Thông qua so
sánh, những đặc điểm tương đồng hoặc khác biệt của đối tượng nghị luận với
đối tượng so sánh được thể hiện bằng sự phân tích, lí giải. Kết quả là, người
đọc, người nghe nắm được, hiểu và công nhận tính đúng đắn của ý kiến, nhận
định ( kết luận của lập luận) mà người viết, người nói hướng tới.
Trong văn nghị luận thường có hai cách lập luận so sánh là: so sánh
tương đồng và so sánh tương phản.
Lập luận bằng cách so sánh tương đồng là cách lập trình bày hệ thống lí
lẽ chặt chẽ, rành mạch bằng cách đối chiếu đối tượng đem ra bàn luận này bên
đối tượng khác, vấn đề này bên vấn đề khác trên cơ sở có chung một số nét
đồng nhất hay tương tự mà người đọc đã hoặc dễ chấp nhận để làm nổi bật
vấn đề cần lập luận, làm cho ý nghĩa của nó thêm bộc lộ rõ nét. Lập luận bằng
so sánh tương đồng không có sự đối lập giữa các ý, trái lại các ý nâng đỡ
nhau, thuyết minh làm sáng rõ nghĩa cho nhau. Ví dụ: “Nếu ví dư luận của

giới văn học như một dòng nước thì Vũ Trọng Phụng như một vật nổi trong
một dòng xoáy của nó. Vật nổi này cứ nổi dập dềnh, có khi chìm sâu xuống
tưởng như mất tăm, ấy thế mà cuối cùng lại hiện lên, từ tốn, lặng lẽ theo đúng
quy luật Acsimet”. So sánh tương đồng ở đây đã nêu bật thân phận đầy long
đong, sóng gió của sự nghiệp văn chương Vũ Trọng Phụng như một vật nổi
trong dòng nước xoáy. Lập luận so sánh dựa trên sự tương đồng giữa hai đối
tượng: Tình trạng trôi nổi, dập dềnh và số phận thăng trầm lận đận của nhà
văn. Cách so sánh này giúp tác giả thuyết minh sáng tỏ và gợi cảm cái nét bản
chất của đối tượng và nhấn mạnh, tô đậm ý kiến nhận định của mình về nhà
văn hiện thực Vũ Trọng Phụng.
Lập luận bằng cách so sánh tương phản (đối lập) là cách lập luận theo
kiểu đối chiếu đối tượng này với đối tượng khác trong sự tương phản lẫn nhau
để nhằm khẳng định một trong hai đối tượng mà lập luận hướng tới. Chẳng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
hạn: “Các cụ ưa chuộng những màu đỏ choét, ta lại ưa những màu xanh
nhạt…Các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya, ta nao nao vì tiếng gà
lúc đúng ngọ. Nhìn một cô gái xinh xắn, ngây thơ, các cụ coi như là một việc
tội lỗi, ta thì cho là mát mẻ như một cánh đồng xanh. Cái ái tình của các cụ thì
chỉ là sự hôn nhân, nhưng đối với ta thì trăm hình muôn trạng: cái tình say
đắm, cái tình thoảng qua, các tình gần gụi, cái tình xa xôi…, cái tình trong
giây phút, cái tình ngàn thu”. Cách so sánh bằng lập luận dựa trên sự đối
chiếu các mặt trái ngược nhau giữa quan điểm “thơ cũ” và “thơ mới”, tác giả
nhằm bênh vực cho “thơ mới” diễn đạt những tình cảm mới mang màu sắc
của thời đại.
Như vậy, mục đích của so sánh là làm sáng rõ đối tượng đang nghiên
cứu trong tương quan với đối tượng khác. So sánh giúp cho người viết văn
nghị luận triển khai và phát triển luận điểm một cách thuận lợi và nổi bật, so
sánh đúng còn làm cho bài văn nghị luận thêm sáng rõ, cụ thể, sinh động và

giàu sức thuyết phục.
Thao tác lập luận so sánh trong văn nghị luận về cơ bản gần giống với
thao tác so sánh trong lôgic, tức là đem đối chiếu trong tư tưởng hai hay nhiều
sự vật, hiện tượng hoặc các mặt trong cùng một sự vật hiện tượng để thấy
được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng. Và như vậy thao tác lập luận so
sánh cũng có “cái được đem ra so sánh”, “cái so sánh”, tiêu chí so sánh, quan
trọng hơn đó là sự tác động vào nhận thức của con người. Song thao tác lập
luận so sánh thiên về mặt lập luận nhằm làm cho người đọc, người nghe hiểu
sâu sắc hơn về đối tượng bàn luận, dẫn đến một kết luận, một nhận định nào
đấy, tin và tán đồng với kết luận đưa ra. Nói cách khác so sánh trong lập luận
cần phải đi đôi với nhận xét, đánh giá thì sự so sánh đó mới trở nên sâu sắc.
Ngược lại, nhận xét, đánh giá phải dựa trên sự so sánh thì nhận xét đó mới có
cơ sở, có sức thuyết phục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Ví dụ: “Yêu người, đó là một truyền thống cũ. “Chinh phụ ngâm”,
“Cung oán ngâm khúc” đã nói đến con người. Nhưng dù sao cũng mới bàn
đến một hạng người. Với “Kiều”, Nguyễn Du đã nói đến cả xã hội loài người.
Với “Chiêu hồn” thì cả loài người được bàn đến […]. “Chiêu hồn” con
người trong cái chết. “Chiêu hồn” con người trong từng giới, từng loài, “mười
loài là những loài nào” với những nét cộng đồng phổ biến, điển hình của từng
loài một”[…].
Tôi muốn nói đến bài văn “Chiêu hồn”, một tác phẩm có một không hai
trong nền văn học chúng ta. (Nghĩ mà xem, trước “Chiêu hồn” chưa hề có bài
văn nào đem cái “run rẩy mới” ấy vào văn học. Sau “Chiêu hồn” lại càng
không.) Nếu “Truyện Kiều” nâng cao lịch sử thơ ca thì “Chiêu hồn” đã mở
rộng địa dư của nó qua một vùng xưa nay ít ai động tới: cõi chết [37, tr.79].
Trong ví dụ trên, để thực hiện thao tác lập luận so sánh, tác giả dựa
trên tiêu chí chung về lòng yêu thương người trong văn học Việt Nam, nhưng

để nêu bật ý kiến của mình về lòng yêu thương con người của Nguyễn Du
trong văn “Chiêu hồn”, tác giả so sánh với những tác phẩm cùng nói về đề tài
này: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều.
Chinh phụ ngâm khúc, cung oán ngâm khúc nói về một lớp người:
người phụ nữ có chồng đi chinh chiến xa, người cung nữ bị nhà vua lạnh nhạt.
Truyện Kiều nói đến một xã hội: từ tài tử gia nhân đến bọn lưu manh
gian ác, từ quan võ đến quan văn, từ đại thần đến thư lại, lính tráng…
Đến chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh), ta thấy cả loài người lúc
còn sống cũng như lúc chết.
Từ cách so sánh như trên, ý kiến của tác giả về “Chiêu hồn” của
Nguyễn Du mở rộng địa dư lòng yêu thương người cụ thể hơn, sinh động hơn,
thuyết phục hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
Trong thực tế cần phân biệt so sánh với tư cách là một thao tác lập luận
với so sánh tu từ:
Cả hai cách này đều tương đối giống nhau về cấu tạo và mục đích nhận
thức nhưng so sánh tu từ thiên về diễn đạt, mang tính hình tượng, tính sinh
động, cụ thể cho lời văn và ít có giá trị về mặt lập luận. Những so sánh tu từ
thường tạo nên cách nói bất ngờ, cách thể hiện độc đáo và có hiệu quả diễn
đạt cao. Ví dụ:
Trong như tiếng hạc bay qua,
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Ở đây, Nguyễn Du đã so sánh tiếng đàn của Thuý Kiều với những cung
bậc của cuộc sống, của thiên nhiên nhằm làm nổi bật tài năng của nàng.
So sánh với tư cách là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay

nhiều sự vật, hiện tượng hoặc là các mặt trong cùng một sự vật nhưng không
cốt tìm ra cái đồng nhất và khác biệt mà làm sáng tỏ đặc điểm và giá trị của
một sự vật, hiện tượng, ý kiến được đem ra bàn luận. Như vậy so sánh với tư
cách là một thao tác lập luận có giá trị lập luận, tác động vào ý chí của người
đọc người nghe làm cho người đọc, người nghe hiểu, tin, tán đồng với những
ý kiến được đem ra bàn luận. Ví dụ: “Bài ca của Nguyễn Đình Chiểu làm
chúng ta nhớ tới bài Đại cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi. Hai bài văn: hai
cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng một dân tộc. Bài cáo của Nguyễn Trãi là khúc
ca khải hoàn, ca ngợi chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến
thắng làm rạng rỡ nước nhà. Bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những
người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang: “Sống đánh giặc, thác cũng
đánh giặc…muôn kiếp nguyện được trả thù kia”. Lập luận so sánh chỉ ra sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
khác nhau: một bên là khúc ca khải hoàn, ca ngợi chiến công oanh liệt, biểu
dương chiến thắng; một bên là khúc ca của những người anh hùng thất thế
nhưng vẫn hiên ngang. Lập luận này nhằm làm nổi bật luận điểm đánh giá giá
trị của hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi nhưng một dân tộc.
1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH VỚI CÁC
THAO TÁC LẬP LUẬN KHÁC
Trong quá trình làm văn nghị luận, thao tác lập luận so sánh không bao
giờ đứng độc lập, tách biệt mà luôn có sự kết hợp với các thao tác lập luận
khác như: chứng minh, giải thích, phân tích, bác bỏ, bình luận.
1.3.1. Quan hệ với thao tác lập luận chứng minh, giải thích
Để chứng minh một vấn đề ta cần dùng đến lí lẽ và dẫn chứng để minh
hoạ, xác nhận, khẳng định, bênh vực chắc chắn sự đúng đắn của một ý kiến,
một nhận định, một vấn đề. Để làm nổi bật vấn đề trong chứng minh đôi khi
người ta lấy dẫn chứng giống như vấn đề rồi dùng cách so sánh nó với nhau
để dễ nhận biết vấn đề hơn. Tương tự, khi giải thích một vấn đề, người ta

dùng lí lẽ là chủ yếu và dẫn chứng để cắt nghĩa, giảng giải, phân tích sâu, so
sánh làm sinh động vấn đề, từ đó dễ nhận biết và hiểu vấn đề một cách sâu
sắc hơn. Ví dụ: “Thanh Tâm Tài Nhân nói đến Từ Hải trong mấy trang, mười
phần bỏ đi tám. Tuy thế, trong Nguyễn Du có những điều trong Thanh Tâm
tài Nhân không có. Những điều có thể gợi hình ảnh vị anh hùng. Từ Hải cùng
ở với Kiều năm tháng rồi biệt Kiều mà đi. Thanh Tâm Tài Nhân chỉ nói thế.
Nguyễn Du nói kĩ hơn:
Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phuơng. Con người này quả không
phải là người của một nhà, một họ, một xóm hay một làng. con người này là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
trời đất, của bốn phương. Một người như thế lúc đi ắt không thể đi một cách
tầm thường như Thanh Tâm Tài Nhân tưởng. Ta hãy xem Nguyễn Du tả lúc
Từ Hải ra đi:
Trông vời bốn bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.
Về sau, khi Từ Hải đã đắc chí, Kiều nhắc lại chuyện oan khuất ngày
trước, Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân nói: “Có khó gì việc đấy. Để ta điểm
năm … quân quét sạch dất Lâm Truy trả thù cho phu nhân”. Nguyễn Du
không lấy lại câu nói này nhưng Nguyễn Du tả cái giận của Từ Hải:
Từ công nghe nói thuỷ chung
Bất bình nổi trận đùng đùng sấm vang.”
[5, tr.370]
Đoạn văn trên đã sử dụng sự kết hợp thao tác lập luận giải thích Từ Hải
của Nguyễn Du có những điều mà Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân không
có, chứng minh bằng việc trích dẫn văn xuôi tự sự trong tiểu thuyết của
Thanh Tâm tài Nhân với thơ lục bát của Nguyễn Du, kết hợp với so sánh hai

nhân vật làm nổi bật vấn đề cần lập luận: Nguyễn Du đã biến Từ Hải trở
thành một bậc anh hùng xuất chúng.
1.3.2. Quan hệ với thao tác lập luận phân tích
Trong thực tế làm văn hiếm có bài làm văn nào sử dụng một thao tác
lập luận trọn vẹn. Trong một bài văn thường có sự kết hợp các thao tác lập
luận với nhau để bài văn sinh động. Thao tác lập luận phân tích thường kết
hợp với thao tác lập luận so sánh khi làm sáng tỏ vấn đề nào đó bằng lập
luận.Trong quá trình nhận thức của con người, để tìm được sự giống nhau và
khác nhau giữa các đối tượng cần phải tiến hành phân tích đối tượng đó ra
thành từng yếu tố, từng bộ phận rồi mới có thể đem chúng ra để so sánh, để
đánh giá, nhận xét. So sánh giúp cho sự phân tích thêm sáng rõ, dễ tiếp nhận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
hơn. Phân tích đến lượt mình, lại khiến những nét chung và riêng của các đối
tượng so sánh hiện lên rõ ràng, đầy đủ và rành mạch, nhờ đó bản chất và đặc
điểm của đối tượng trở nên nổi bật hơn.
Ví dụ: “Có những cán bộ, những đảng viên cũ làm được việc, có kinh
nghiệm […]. Nhưng họ lại mắc bệnh khinh lí luận. […]. Có kinh nghiệm mà
không có lí luận, cũng như có một mắt sáng và một mắt mờ. Những anh em
cần phải nghiên cứu thêm lí luận, mới thành cán bộ hoàn toàn. Có những
người xem được sách, xem nhiều sách. Siêng xem sách và xem nhiều sách là
một công việc đáng quý. Như thế khong phải là đã biết lí luận. Lí luận cốt là
để áp dụng vào thực tế. Lí luận mà không được áp dụng vào thực tế là lí luận
suông. Dù xem được hàng ngàn hàng vạn quyển lí luận, nếu không biết đem
ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách.[…]. Nói tóm lại, mỗi cán
bộ, mỗi đảng viên phải học lí luận, phải đem lí luận áp dụng vào công việc
thực tế. Phải chữa bệnh kém lí luận, khinh lí luận và lí luận suông.[5, tr.384].
Đoạn trích trên đã sử dụng thành công sự kết hợp thao tác lập luận phân
tích và thao tác lập luận so sánh. Tác giả nêu ra căn bệnh “khinh lí luận” của

một số cán bộ, đảng viên cũ và phân tích căn bệnh này bằng cách nêu ra các
luận điểm so sánh rất hình tượng: “có kinh nghiệm mà không có lí luận cũng
như một mắt sáng và một mắt mờ”, “biết hàng vạn quyển lí luận, nếu không
biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách”. Sự kết hợp này
làm cho luận điểm trở nên sáng rõ, có sức thuyết phục hơn.
1.3.3. Quan hệ với thao tác lập luận bác bỏ
Cũng trong đời sống cho thấy, nhiều khi ta bắt gặp những ý kiến sai lầm,
những lời nói, bài viết không chính xác, bộc lộ những cách hiểu lệch lạc, không
nhất quán… Đứng trước những tình huống đó, chúng ta tiến hành trao đổi,
tranh luận, so sánh với những cách hiểu đúng đắn, cách nhận thức nhất quán đã
được công nhận từ đó có quan điểm đồng tình hay bác bỏ. Khi bác bỏ cũng

×