Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

dạy học thơ hồ chí minh ở lớp 7 và 8 trung học cơ sở (miền núi) theo đặc trưng thơ trữ tình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 99 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






ĐINH THỊ LUYẾN






DẠY HỌC THƠ HỒ CHÍ MINH Ở LỚP 7 VÀ 8
THCS (MIỀN NÚI) THEO ĐẶC TRƢNG
THƠ TRỮ TÌNH









LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC











Thái Nguyên - 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





ĐINH THỊ LUYẾN





DẠY HỌC THƠ HỒ CHÍ MINH Ở LỚP 7 VÀ 8
THCS (MIỀN NÚI) THEO ĐẶC TRƢNG
THƠ TRỮ TÌNH





Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN TIẾNG VIỆT

Mã số: 60.14.10




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC




NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Nguyễn Huy Quát





Thái Nguyên - 2010


Lời cảm ơn
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS-TS. Nguyễn Huy Quát - người đã
hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, khoa Sau Đại
học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ em
trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện
cho em trong suốt thời gian qua.

Tác giả luận văn


Đinh Thị Luyến


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu 6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 6
6. Cấu trúc luận văn 7
NỘI DUNG 8
Chƣơng một: Những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài 8
1.1 Cơ sở lý luận 8
1.2 Cơ sở thực tiễn 28
Chƣơng hai: Thực trạng dạy học thơ Hồ Chí Minh ở lớp 7 và 8 THCS (miền
núi) và một vài định hƣớng cần thiết đối với giáo viên 38
2.1 Về thiết kế dạy học thơ Hồ Chí Minh của giáo viên THCS (miền núi) 38
2.2 Định hƣớng đối với giáo viên khi hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu Tức cảnh
Pác Bó, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng theo đặc trƣng thơ trữ tình 47
Chƣơng ba: Thiết kế thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm 61
3.1 Thiết kế thực nghiệm 61
3.2 Nhận xét, đánh giá kết quả thực nghiệm thực nghiệm 78

3.3. Một vài kết luận đƣợc rút ra sau khi thực nghiệm 81
KẾT LUẬN 82
Tài liệu tham khảo 85

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
1.1. Thơ văn Hồ Chí Minh giữ vị trí quan trọng trong văn học dân tộc
nói chung và văn học nhà trƣờng nói riêng.
Sinh thời, Hồ Chí Minh không xem mình là một nhà thơ. Ngƣời không
coi thơ văn là phƣơng tiện để lập thân, để “lưu danh hậu thế”. Ngƣời đã từng
tán thƣởng câu thơ của Viên Mai:
“Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch,
Lập thân tối hạ thị văn chương”.
Tuy quan niệm về thơ nhƣ thế nhƣng thơ của Ngƣời lại là những tác phẩm vô
giá trong kho tàng văn học Việt Nam hiện đại.
Có ngƣời nhận xét: Chất thép và chất tình luôn hoà quyện trong thơ,
nhất là thơ chiến khu của Hồ Chí Minh. Thật vậy, không ít bài thơ của Hồ Chí
Minh vừa đậm chất trữ tình lại vừa mang tính cách mạng, tính tƣ tƣởng cao.
Chính vì thế, đã từ lâu thơ Hồ Chí Minh có mặt trong sách giáo khoa từ bậc
tiểu học đến bậc đại học. Thơ Hồ Chí Minh đƣợc đƣa vào chƣơng trình SGK
trong nhà trƣờng với mục đích giáo dục cao đẹp đó là: góp phần bồi dƣỡng
tình cảm thẩm mỹ và cách làm ngƣời cho thế hệ trẻ Việt Nam.Và dạy học
sinh cách làm ngƣời qua thơ Bác phải là một quá trình lao động nghệ thuật
không mệt mỏi, rất công phu của nền giáo dục Việt Nam.
1.2. Thơ Hồ Chí Minh trong chƣơng trình sách giáo khoa Ngữ Văn
THCS có tập “Nhật ký trong tù” (trích giảng) và ba bài thơ Ngƣời viết ở chiến
khu Việt Bắc: Tức cảnh Pác Bó, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.

Tuy đã có mặt khá lâu trong chƣơng trình THCS và đƣợc giáo viên, học
sinh yêu thích, nhƣng hiệu quả dạy học những bài thơ này đến nay vẫn chƣa
đạt yêu cầu mong muốn theo tinh thần đổi mới. Việc dạy học thơ trữ tình Hồ
Chí Minh ở THCS đến nay vẫn còn những hạn chế nhƣ: Đa số các em vẫn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

2
chƣa hiểu sâu sắc chất trữ tình, và nhất là mối quan hệ giữa chất thép và chất
tình trong những bài thơ của Bác. Từ đó, dẫn tới hạn chế là học sinh chƣa
hiểu đƣợc đầy đủ giá trị nội dung và nghệ thuật ở những bài thơ giản dị nhƣng
sâu sắc của Bác.
1.3. Ba bài thơ Tức Cảnh Pác Bó, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng của Hồ
Chí Minh đƣợc ra đời ở căn cứ địa Việt Bắc – nơi học sinh các dân tộc thiểu
số sinh sống. Từ ngữ, hình ảnh trong các bài thơ này có nét gần gũi với các
em. Tuy nhiên, hàng rào ngôn ngữ vẫn là một vấn đề mà các trƣờng học miền
núi dễ vấp phải. Đó là việc dạy ý tứ thơ Bác đằng sau những ngôn từ giản dị
nhƣ chính con ngƣời Bác cho các em ở độ tuổi 13, 14. Do đó, GV cần có cách
vận dụng các biện pháp, phƣơng pháp dạy - học thích hợp để đạt hiệu quả
mong muốn. Đây là những băn khoăn, trăn trở và đồng thời là lý do khiến
chúng tôi chọn đề tài: “Dạy - học thơ Hồ Chí Minh ở lớp 7 và 8 trường
THCS (miền núi) theo đặc trưng thơ trữ tình”.
2. Lịch sử vấn đề
- Vài nét về lịch sử nghiên cứu thơ ca chiến khu của Hồ Chí Minh
Thơ trữ tình của Hồ Chí Minh đã đƣợc quan tâm, nghiên cứu ở những
góc độ khác nhau. Riêng về thơ ca chiến khu của Bác có một số nhà nghiên
cứu giàu kinh nghiệm tìm tòi, khảo cứu nhƣ: Hoàng Xuân Nhị, Tìm hiểu thơ
Hồ Chủ Tịch, Nxb ĐH và THCN, 1976; Hà Minh Đức, Hồ Chí Minh, nhà thơ
lớn của dân tộc, Nxb KHXH, 1979; Nguyễn Đăng Mạnh, Mấy vấn đề phương
pháp tìm hiểu phân tích thơ Hồ Chủ Tịch, Nxb GD 1981.

Thơ ca chiến khu của chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Thanh Niên, 2000,
của hai tác giả Vũ Châu Quán và Nguyễn Huy Quát là những phát hiện,
những thông tin khoa học đáng quý về thơ Bác trong thời kỳ kháng chiến
chống Pháp gian khổ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

3
Là một ngƣời quan tâm đến vẻ đẹp trong thơ của Hồ Chủ tịch, tác giả
Thƣ Trai đã có bài viết khá sắc sảo về bài thơ Nguyên Tiêu với nhan đề Trăng
xưa ngời sáng với xuân này đăng trên tạp chí Thơ, số 1, năm 2006. Trong bài
viết của mình, tác giả phân tích, bình giá vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong bài
thơ “Nguyên Tiêu” của Hồ Chí Minh.
Vấn đề hoàn cảnh ra đời của những bài thơ Bác viết ở chiến khu Việt
Bắc những năm chống Pháp cũng đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Với nhan đề
“Cách mạng, trăng và thơ”, Văn nghệ số 3 (20-1-2007) của Hoàng Quảng
Uyên và bài báo “ Tìm hiểu xuất xứ hai bài thơ của Bác”, Văn nghệ số 1 (6-
1-2007) của tác giả Trần Hành, đều nói về hoàn cảnh ra đời của hai bài thơ
Cảnh rừng Việt Bắc và Cảnh khuya. Tuy nhiên, những suy luận của hai tác
giả trên vẫn mang tính chủ quan, thiếu chứng cứ lịch sử và chƣa có sức thuyết
phục ngƣời đọc. PGS.TS. Nguyễn Huy Quát đã có bài trao đổi, đính chính về
vấn đề này qua bài “ Bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc và Cảnh khuya đƣợc ra đời
ở đâu?” [30, 151 - 158].
Là một nhà giáo, một ngƣời say mê nghiên cứu thơ văn Hồ Chí Minh,
tác giả Nguyễn Huy Quát có một công trình khoa học mang tên Nghiên cứu
văn học và đổi mới phương pháp dạy học văn, Nxb ĐHTN, 2008. Cuốn sách
này đã có những bài nghiên cứu về thơ ca chiến khu của Hồ Chí Minh. Một
phần trong công trình nghiên cứu là cảm nhận về những bài thơ trữ tình ở
chiến khu của Bác, và tác giả đã khảo cứu, sƣu tầm những bản dịch khác nhau
về bài thơ Nguyên tiêu của Hồ Chí Minh.

Ngoài ra còn có khá nhiều bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành
phân tích, bình giá vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong bài thơ “Nguyên Tiêu”
của Hồ Chí Minh. Ví dụ nhƣ: Ngày Thơ Việt Nam đọc lại Nguyên Tiêu của
Bác Hồ” của tác giả Bùi Công Thuấn (Văn nghệ, số 8, ra ngày 23.8.2008).
Ngày xuân đọc Nguyên Tiêu của Bác Hồ” của tác giả Nguyễn Quang Tuyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

4
(Văn nghệ, số 6, ngày 07.02.2009). “Tính cách mạng trong những bài thơ
mang phong vị cổ thi của Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Huy Quát, (Văn
nghệ Thái Nguyên, số 270+271+272, năm 2009).
- Về nghiên cứu dạy - học thơ chiến khu của Hồ Chí Minh ở lớp 7 và
8 THCS
Trong cuốn sách về tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Vũ Dƣơng
Quỹ (Nxb Giáo Dục, 1998) có gợi ý tìm hiểu phân tích những bài thơ trữ tình
của Bác, nhƣ: Tức cảnh Pác Bó, Cảnh khuya và Rằm tháng giêng. Đặc biệt
hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đƣợc tác giả bình giảng kỹ hơn
cả.
Cuốn sách Đến với những bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh của tác giả
Lê Xuân Đức là kết quả nghiên cứu khoa học rất công phu. Trên cơ sở phân
tích những bài thơ cụ thể, tác giả đã bƣớc đầu khái quát, đúc kết phƣơng pháp
nghiên cứu, tìm hiểu thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Việc chuyên tâm phân tích
từng bài thơ của Bác với số lƣợng nhƣ của cuốn sách này thể hiện niềm say
mê đặc biệt trong nghiên cứu, thƣởng thức văn học của tác giả. Cuốn sách
gồm hai phần:
I- Đọc thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phần này trình bày cách thức phân
tích thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là, từ một quan niệm về thơ đến một thực
tế thơ và phƣơng pháp đọc thơ Hồ Chí Minh.
II- Đến với những bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phần này đi sâu

phân tích những bài thơ cụ thể, bao gồm phần thơ chữ Hán và thơ tiếng Việt -
những bài thơ tiêu biểu có giá trị về nhiều mặt.
Ở cuốn sách này, mảng thơ trữ tình của Hồ Chí Minh đƣợc nghiên cứu
với nhiều bài tiêu biểu. Trong đó có ba bài thơ đã nói ở luận văn này: “Cuộc
đời cách mạng thật là sang” (Tức cảnh Pác Bó), “Chƣa ngủ vì lo nỗi nƣớc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

5
nhà” (Cảnh khuya), “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền” (Nguyên tiêu
- Rằm tháng giêng).
Khi bàn về giải pháp dạy học thơ trữ tình hiện đại với bài viết “Đọc -
hiểu thơ trữ tình hiện đại Việt Nam trong SGK Ngữ Văn 7”(2003,Văn học tuổi
trẻ số 12) TS.Nguyễn Trọng Hoàn có đề cập đến việc hƣớng dẫn học sinh đọc
- hiểu thơ trữ tình hiện đại Việt Nam trong đó có hai bài Cảnh khuya và bài
Rằm tháng giêng, nhƣng mới chỉ dừng lại ở những gợi ý cơ bản, chƣa đi vào
khai thác sâu và có những câu hỏi gợi dẫn xác thực.
Vấn đề hoàn cảnh cảm hứng của thơ trữ tình đã đƣợc một số nhà nghiên
cứu chọn làm xuất phát điểm cho quá trình tìm hiểu và phân tích thơ Hồ chủ
Tịch. “Đọc - hiểu thơ trữ tình trong mối quan hệ với hoàn cảnh cảm hứng của
tác giả” của tác giả Nguyễn Huy Quát là một bài viết thể hiện sâu sắc điều đó.
[30, 232]. Ở bài viết của mình, tác giả đã xác minh hoàn cảnh ra đời một số
bài thơ của Bác, trong đó có bài Cảnh khuya. Tác giả khẳng định: “Hoàn
cảnh cảm hứng là yếu tố có liên quan mật thiết với nội dung tư tưởng và nghệ
thuật của bài thơ. Đọc hiểu, phân tích, bình giá thơ trữ tình trong nhà trường
cần phải hiểu rõ điều này để khỏi làm mất đi giá trị đặc sắc của nó.” [30,
232]
Mặc dù những bài thơ Bác viết ở chiến khu đã đƣợc nhiều nhà giáo dục
quan tâm nghiên cứu, nhƣng vấn đề dạy những bài thơ đó theo đặc trƣng thể
loại vẫn có những khía cạnh cần đƣợc tiếp tục giải quyết. Trong đó, mục đích

chính của chúng tôi là làm thế nào để giúp học sinh miền núi có cách tiếp cận
với những bài thơ trữ tình của Hồ Chí Minh đạt hiệu quả cao hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tế dạy - học thơ Hồ Chí Minh
ở THCS, chúng tôi đề xuất một số biện pháp để góp phần nâng cao hiệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

6
quả dạy - học ba bài thơ: Tức Cảnh Pác Bó, Cảnh khuya, Rằm tháng
giêng theo đặc trƣng thơ trữ tình.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về đổi mới phƣơng pháp dạy học
văn ở trƣờng phổ thông và lý luận về thơ trữ tình kết hợp với việc nghiên cứu
lịch sử vùng căn cứ địa kháng chiến chống Pháp (ATK).
- Khảo sát tình hình dạy - học ba bài thơ của Hồ Chí Minh ở THCS: Tức
cảnh Pác Bó, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng theo đặc trƣng thơ trữ tình.
- Đề xuất định hƣớng hoạt động dạy - học ba bài thơ Tức cảnh Pác Bó,
Cảnh khuya, Rằm tháng giêng theo đặc trƣng thể loại.
- Đề xuất một số giải pháp và thiết kế thực nghiệm dạy ba bài thơ Tức
cảnh Pác Bó, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng theo hƣớng đổi mới phƣơng
pháp dạy học thơ trữ tình.
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực tiễn và thực nghiệm về dạy học ba bài thơ của Hồ Chí
Minh ở một số trƣờng THCS miền núi huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Dạy học ba bài thơ Tức cảnh Pác Bó, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng của
Hồ Chí Minh ở trƣờng THCS miền núi Cao Bằng theo đặc trƣng thơ trữ tình.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
5.2. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh tài liệu
5.3. Phƣơng pháp khảo sát thực tế
5.3.Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
6. Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chƣơng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

7
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài.
Chƣơng 2: Thực trạng dạy học thơ Hồ Chí Minh ở lớp 7 và 8 THCS
(miền núi) và một vài định hƣớng cần thiết đối với giáo viên.
Chƣơng 3: Thiết kế thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm.

























Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

8
NỘI DUNG
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Vài nét về thơ
1.1.1.1. Quan niệm về thơ
a) Định nghĩa về thơ: Thơ là một trong những dạng cổ xƣa nhất của văn
học và tồn tại cùng với con ngƣời qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhƣng để tìm
một định nghĩa đầy đủ về thơ lại là điều hầu nhƣ không thể làm đƣợc, cho dù
ngƣời ta cũng đƣa ra hàng ngàn định nghĩa về thơ. Chúng tôi xin trích dẫn
một định nghĩa về thơ nhƣ sau: “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh
cuộc sống với những cảm xúc chất chứa, cô đọng, những tâm trạng dạt dào,
những tưởng tượng mạnh mẽ, trong ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất
là có nhịp điệu”. [37, 452]
b) Đặc trƣng của thơ
Theo tác giả Trần Thanh Đạm trong cuốn “Vấn đề giảng dạy tác phẩm
văn học theo loại thể”, thơ gồm có ba đặc trƣng cơ bản:
- Thơ ra đời là do nhu cầu đặc biệt của con ngƣời trong khi dùng lời nói:

Muốn cho lời nói diễn đạt triệt để tình ý của mình sao cho có hiệu quả, có sức
mạnh, có tác động sâu sắc thấm thía; Muốn diễn tả hết những ngõ sâu của xúc
cảm tâm hồn, ngƣời ta thƣờng dùng những lời nói có sức lay động lòng
ngƣời. Lời nói đó đã trở thành thơ. Ngƣời nói đó trở thành thi sĩ. Tuy nhiên,
thơ khác lời ở chỗ: Thơ không chỉ nói ý mà còn tỏ tình, không những thông
tin mà còn truyền cảm. Vì vậy, thơ phải phát huy tất cả khả năng của ngôn
ngữ để đạt đƣợc mục đích ấy.
- Thơ có nhiều cách tạo nên hình ảnh. Hình ảnh đập vào trí tƣởng tƣợng và
trí tuệ của ta gây nên những chuỗi liên tƣởng tạo hình. Vì vậy, thơ có đặc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

9
trƣng “Thi trung hữu hoạ”. Cách tạo hình ảnh trong thơ do ngôn ngữ cung cấp
hoặc bằng miêu tả trực tiếp. Ngôn ngữ có nhiều cách chuyển nghĩa tạo ý. Thơ
thƣờng dùng cách đó để miêu tả cuộc sống. Cái hay của thơ thƣờng là ở chỗ
“ý tại ngôn ngoại”.
- Thơ có nhiều cách tạo nhạc điệu
“Thơ là lời nói bằng ngôn ngữ cách điệu hoá về mặt âm thanh. Sự cách
điệu hoá bằng cách này hay cách khác về âm thanh tạo nên cái mà ta thường
gọi là nhạc điệu của thơ. Nhạc điệu thấm vào cảm xúc và tình cảm cuả ta tạo
nên một giá trị biểu cảm của thơ.” [ 4, 33]
Các cách tạo ra nhạc điệu của thơ là do bản thân ngôn ngữ cung cấp cho
thơ. Âm thanh, nhịp điệu, vần, vốn có trong tiếng nói của con ngƣời nhƣng
chỉ khi lời nói muốn phát đi sức mạnh tình cảm và hiệu quả tâm lý thì vai trò
của các yếu tố đó mới tăng lên. Khi lời nói trở thành thơ, thành lời văn tức là
lời nói nghệ thuật thì vai trò của chúng càng đặc biệt quan trọng.
Từ ba đặc trƣng cơ bản về thơ nhƣ trên, tác giả Trần Thanh Đạm đã lấy
quan niệm của nhà thơ Sóng Hồng để tóm tắt một định nghĩa về thơ: Thơ là
sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp…Thơ là một hình thái

nghệ thuật cao quý, tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể
hiện sự nồng cháy trong lòng. Nhưng thơ là tình cảm và lý trí ấy được diễn
đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ, qua những lời thơ trong sáng vang lên
nhạc điệu khác thường. [4, 35-36]
Thơ có nhiều loại, nhƣng khi nói đến thơ, ngƣời ta mặc nhiên hiểu rằng
đó là thơ trữ tình. Bởi vì thơ, về cơ bản thuộc loại hình trữ tình, dù trong thơ có
thể chứa đựng những yếu tố tự sự, kịch hay nghị luận. Chúng tôi xin trích dẫn
một vài quan niệm về thơ trữ tình để làm điểm tựa cho đề tài này.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

10
1.1.1.2. Thơ trữ tình
Thơ trữ tình là “thuật ngữ dùng chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình
trong đó, những cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình
trước các hiện tượng đời sống được thể hiện một cách trực tiếp”. [10, 317]
Nguồn gốc thơ trữ tình chính là ở cảm xúc và suy tư của nhà thơ trước
các hiện tượng đời sống. Bằng trái tim rung cảm chân thành của ngƣời nghệ
sĩ, nhà thơ đã viết nên những vần điệu nhịp nhàng để trực tiếp bộc lộ những
suy nghĩ, cảm xúc của mình trƣớc thực tại. Do đó, thơ trữ tình là tiếng hát của
tâm hồn. Thơ có khả năng thể hiện những nỗi niềm sâu kín từ trong ngõ
ngách của tâm hồn con ngƣời, cho đến những vấn đề khách quan, chân lý của
cuộc sống nhƣ những tƣ tƣởng triết học,…
Tuy nhiên, cũng cần phải lƣu ý rằng: những suy cảm của nhà thơ đƣợc
biểu hiện nhờ vào các hiện tƣợng đời sống một cách trực tiếp. Tức là hoàn
cảnh ra đời của những suy cảm bằng thơ ấy đóng vai trò quan trọng đối với
việc làm nên yếu tố trữ tình trong thơ.
a) Phân loại thơ trữ tình.

Có thể phân loại thơ trữ tình theo nhiều cách khác nhau phụ thuộc vào
truyền thống văn học cụ thể.
Nếu nhƣ trƣớc đây, trong văn học châu Âu ngƣời ta phân loại thơ trữ
tình dựa vào cảm hứng chủ đạo gồm có: bi ca, tụng ca, thơ trào phúng, thì
ngày nay, ngƣời ta dựa vào đối tƣợng đã tạo nên cảm xúc của nhà thơ hoặc
nhân vật trữ tình mà phân chia thành: thơ trữ tình tâm tình, thơ trữ tình phong
cảnh, thơ trữ tình thế sự, thơ trữ tình công dân.
Nhƣng tất cả các cách phân loại trên cũng chỉ là tƣơng đối, đơn thuần
cũng chỉ là cách phân loại để giúp ngƣời nghiên cứu có thể phân biệt các loại
thơ trữ tình một cách dễ dàng hơn.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

11
b) Đặc điểm của thơ trữ tình.
Dƣới góc độ lý luận, thơ trữ tình có những đặc điểm sau:
- Xét ở phƣơng diện đặc trƣng nội dung, thơ trữ tình có khả năng: “Biểu
hiện tư tưởng, tình cảm của con người đối với thế giới, là sự hiện diện của cái
tôi, là sự tự ý thức của chủ thể.” [11,106]
Cái tôi cá nhân, bản ngã của nhà thơ đƣợc thể hiện trong thơ. Nhưng không
nên nghĩ rằng thơ trữ tình biểu hiện thế giới chủ quan, cá nhân mà khái quát
những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh rộng rãi. Ta có thể nhận ra một cái tôi, một
tƣ tƣởng, tình cảm mang dấu ấn cá nhân hoà lẫn trong nhân loại bao la, rộng lớn.
- Ngôn ngữ trong thơ trữ tình.
Thơ trữ tình là một kiểu ngôn ngữ đặc biệt, khác với các thể loại khác.
“Đây là một kiểu ngôn ngữ đặc biệt mà các đặc điểm của nó như phân dòng,
điệp vần, ngắt nhịp, ngữ pháp trong câu thơ, nhiều hình ảnh ví von, ẩn dụ,
điển cố,… đều nhằm mục đích thể hiện sắc thái xúc cảm, tư tưởng không thể
nói được theo cách thông thường .” [11,107].

Thông qua nhận định trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ngôn ngữ
thơ trữ tình có hai đặc điểm riêng để phân biệt với ngôn ngữ trong tự sự hay
kịch. Đó là: ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính và bão hoà cảm xúc. Nhà thơ Pháp
Pôn Valêry đã từng cho rằng: Thơ là sự ngập ngừng vĩnh viễn giữa âm thanh
và ý nghĩa. Tức là ngôn ngữ thơ có cách tổ chức khác thƣờng, trong đó đặc
biệt chú trọng đến nhịp điệu và sự hàm súc, khả năng biểu đạt đặc biệt của từ
ngữ ở phƣơng diện âm thanh và phƣơng diện tạo hình.
- Nhân vật trữ tình.
Nhân vật trong thơ trữ tình là đối tƣợng để nhà thơ gửi gắm tình cảm,
nguyên nhân trực tiếp khơi dậy nguồn tình cảm của tác giả. Tình cảm riêng
của nhà thơ luôn gắn với tình cảm chung có ý nghĩa phổ quát.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

12
Biêlinxki nói: “Bất cứ thi sĩ nào cũng không thể vĩ đại nếu chỉ do ở
mình, và chỉ miêu tả mình - dù là miêu tả nỗi khổ đau của mình hay những
hạnh phúc của mình. Bất cứ thi sĩ vĩ đại nào, sở dĩ họ vĩ đại là bởi vì những
đau khổ và hạnh phúc của họ bắt nguồn từ khoảng sâu thẳm của lịch sử xã
hội; bởi vì họ là khí quan và đại biểu của xã hội, của thời đại và của nhân
loại” [37, 240]
Tuy vậy, trong thơ trữ tình, “cái tôi” có vai trò đặc biệt quan trọng và
“gắn bó chặt chẽ với cuộc đời tác giả”.
Cái tôi trữ tình đƣợc tạo ra ở chính cuộc đời tác giả, tức là nhà thơ thể hiện
những cảm xúc suy nghĩ về riêng mình. “Thơ trữ tình là phương diện để con
người tự khẳng định bản chất tinh thần của mình so với mọi vật chất, là phương
tiện để tự đồng nhất mình, xây dựng hình tượng về mình, xác định ý chí, chí
hướng lập trường giá trị trước cuộc sống, đồng thời là phương tiện để xây dựng
thế giới tinh thần phong phú cho con người.” [5, 140].
Cái tôi trữ tình là hình tƣợng ngƣời trực tiếp thổ lộ suy nghĩ, cảm xúc

tâm trạng trong tác phẩm.
- “Tác phẩm thơ trữ tình thể hiện những cảm xúc thơ, tức là những cảm
xúc trƣớc tính phổ quát vũ trụ và lý tƣởng nhân sinh tạo nên đời sống tâm hồn
con ngƣời.” [10,107].
Các ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu về thơ trữ tình đều gặp nhau ở chỗ:
thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc, là tiếng nói, là khúc hát của tâm hồn. Tố
Hữu đã dùng hai chữ “điệu hồn” để nói về tiếng thơ: “Thơ là tiếng nói đồng ý,
đồng tình, tiếng nói đồng chí”. Trong ý kiến này, Tố Hữu không chỉ khẳng định
tính chất chủ quan của tình cảm, cảm xúc trong thơ mà còn nhấn mạnh đến sự
đồng cảm, đồng điệu giữa chủ thể nhà thơ và ngƣời tiếp nhận, đó là điều cần chú
ý khi tìm hiểu, phân tích tác phẩm thơ trữ tình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

13
Nhƣng cảm xúc thơ không tách rời với tƣ tƣởng. Và tƣ tƣởng trong thơ
không phải là một lý luận trừu tƣợng, nó chỉ đƣợc rút ra từ chính tâm hồn nhà
thơ, nên luôn là một tƣ tƣởng thấm nhuần và hoà tan trong cảm xúc và tình
cảm.
Nhà thơ Sóng Hồng nhấn mạnh sự mãnh liệt của cảm xúc, sự tập trung
dồn nén cao độ: “Ngƣời làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng
cháy trong lòng”.
Nhân đây, chúng tôi nói thêm bốn đặc điểm của thơ trữ tình hiện đại do
GS. Đỗ Đức Hiểu nêu ra: Cảm hứng mãnh liệt, nghệ thuật trùng điệp, khoảng
trống, âm vang. Với bất kỳ bài thơ hay nào cũng thể hiện lần lƣợt, thứ tự bốn
đặc điểm đó. Còn Th.sĩ Phùng Hoài Ngọc cho rằng, ngoài bốn đặc điểm mà
GS. Đỗ Đức Hiểu đã nói đến, thơ trữ tình cần phải bàn thêm một đặc điểm
nữa, đó là cái ảo trong thơ.
Riêng thơ trữ tình trung đại thì tính cô đọng, ngắn gọn, hàm súc là nét
nổi bật, nhất là những bài thơ viết bằng chữ Hán hoặc Nôm theo thể thất ngôn

bát cú và thất ngôn tứ tuyệt. Thơ trung đại có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Cảm hứng thơ thƣờng đƣợc khơi gợi từ ngoại cảnh, làm thơ để tức
cảnh, tức sự, cảm hoài, để bộc lộ nỗi lòng của thi nhân.
+ Kết thúc bài thơ thƣờng mang tính tuyên ngôn, công bố lập trƣờng thái
độ gần với lời cách ngôn giáo huấn.
+ Chủ thể nhà thơ đƣợc biểu hiện khá độc đáo, thơ thƣờng vắng chủ thể
tạo ra sự cảm nhận mơ hồ, phiếm chỉ. Cũng có khi chủ thể xuất hiện với tƣ
cách vừa là chủ thể, vừa là khách thể.
+ Hình thức thơ do lấy cảm xúc từ nghe, nhìn nên giàu yếu tố hoạ và
nhạc. Ngữ điệu nghi vấn, nghị luận, cảm thán là ở thơ chữ Hán, điệu nói trong
đời sống thƣờng ở thơ chữ Nôm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

14
+ Thơ trung đại không chia khổ, bài thơ liền mạch, nhiều bài tiếp ý tạo
nên chùm thơ liên hoàn. Ví dụ: chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến.
Từ những đặc điểm trên, có thể tóm nêu khái lƣợc nhất về đặc trƣng cơ
bản của thơ trữ tình là:
Thơ và thơ trữ tình cũng mang đặc trƣng chung của văn học là tính hình
tƣợng trong ngôn ngữ; Thơ và thơ trữ tình có thể nói đƣợc những điều hết sức
lắng đọng kết tinh mà nhiều khi văn xuôi không nói đƣợc.
Đặc trƣng thứ hai của thơ trữ tình là sự hòa hợp, nhịp nhàng (nhịp điệu
của lời thơ), thơ vừa có “hình”, vừa có “nhạc”. Ngôn ngữ Việt có đặc tính âm
thanh đƣợc tạo nên bởi các âm tiết tách rời nhau (ngôn ngữ đơn lập) và hệ
thống thanh điệu gồm sáu thanh rất giàu chất thơ, chất nhạc. Ngôn ngữ thơ có
nhịp điệu riêng của nó. Tính nhịp điệu là nét đặc thù rất cơ bản của tác phẩm
trữ tình. Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng nhận xét: “Ngƣời ta ngâm thơ gần
nhƣ hát và các bà mẹ ru con mà hát, chính ra là họ ngâm thơ”.
Thơ trữ tình Hồ Chí Minh là nét gạch nối giữa thơ trữ tình trung đại và

thơ trữ tình hiện đại, cho nên chúng tôi dựa vào đặc trƣng, đặc điểm của thơ
trữ tình nói chung và thơ trữ tình trung đại, thơ trữ tình hiện đại nói riêng,
dƣới góc độ lý luận để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài này. Đặc biệt, để
tìm hiểu kỹ hơn những vấn đề phục vụ cho đề tài, chúng tôi quan tâm đến thể
loại thơ tuyệt cú hay còn gọi là thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh.
1.1.1.3 Khái niệm - đặc trƣng thể thơ tứ tuyệt
a) Khái niệm thơ tứ tuyệt
“ Thơ tứ tuyệt về nghĩa rộng là những bài thơ bốn câu, mỗi câu có năm
chữ hoặc bảy chữ. Loại câu có năm chữ gọi là “ngũ ngôn tuyệt cú” hay “ngũ
tuyệt”. Theo nghĩa hẹp là một dạng của thơ Đƣờng luật có quy định bằng,
trắc, niêm, đối. Loại này còn gọi là “Luật tuyệt” để phân biệt với “Cổ tuyệt”
là những bài thơ tuyệt cú không làm theo thể thơ Đƣờng luật”. [10, 318]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

15
b) Đặc trƣng của thơ tứ tuyệt
Thơ tứ tuyệt là một thể loại đặc sắc, đƣợc các nhà thơ hết sức ƣa chuộng
và đƣợc sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu. Thơ tứ tuyệt có nguồn
gốc từ Trung Quốc. Nó ra đời từ lâu nhƣng đến thời Đƣờng, thơ tứ tuyệt mới
đạt đến đỉnh cao.
c) Cấu trúc của thơ tứ tuyệt
- Cấu trúc của một bài thơ tứ tuyệt rất đa dạng:
+ Các câu đẳng lập với nhau: 1 - 1 - 1- 1
+ Bốn câu chia hai phần rõ rệt: Hoặc 1 - 3; Hoặc 2 - 2; Hoặc 3 - 1 trong
đó kết cấu 2- 2 là phổ biến nhất.
- Câu thơ thứ nhất: Câu mở đầu bài thơ tứ tuyệt có vị trí là một câu
“khai”, tạo ra duyên cớ cho bài thơ.
- Câu thơ thứ hai có hai chức năng
+ Cùng với câu 1 hoàn thiện thêm một ý và tạo mối liên kết câu thơ thứ

nhất với câu thơ thứ hai.
+ Hé lộ nội dung tƣ tƣởng của bài thơ.
- Câu thơ thứ ba có vị trí đặc biệt quan trọng trong thơ tứ tuyệt. Nó vừa
là sự chuyển hai câu thơ trƣớc vừa đóng vai trò quyết định với câu thứ tƣ,
cũng có nghĩa là sự thành bại của cả bài.
- Câu thơ thứ tƣ thâu tóm ý toàn bài, bộc lộ tƣ tƣởng của tác giả, theo
cấu trúc: Khai - thừa - chuyển - hợp. Ở mức độ sâu hơn, câu thứ tƣ đóng vai
trò tƣ tƣởng.
d) Phép đối trong thơ tứ tuyệt.
Theo cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” (sđd), có ba cách đối:
- Cắt lấy bốn câu trên của bài thất ngôn bát cú: Trường hợp này hai câu
dưới phải đối nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

16
- Cắt lấy bốn câu dưới của bài thất ngôn bát cú: Trường hợp này hai
câu trên phải đối nhau.
- Cắt lấy hai câu đầu và hai câu cuối của bài thất ngôn bát cú: Trường hợp
này không phải đối.
Đây là lối được nhiều người sử dụng và ít bị gò bó.
e) Đề tài trong thơ tứ tuyệt
Theo tác giả Nguyễn Sĩ Đại trong cuốn “Một số đặc trưng nghệ thuật
của thơ tứ tuyệt Đường” (NXB Văn Nghệ - 1996) thì thơ tứ tuyệt thƣờng có 6
loại đề tài:
- Về đề tài muôn thuở: sống - chết, vô cùng và hữu hạn;
- Về tình bằng hữu quê hƣơng;
- Về tuổi xuân, tình yêu thân phận ngƣời phụ nữ;
- Về chiến tranh, số phận con ngƣời và số phận đất nƣớc;
- Tố cáo giai cấp thống trị và nỗi thống khổ của nhân dân lao động;

- Về thiên nhiên.
Đó là các loại đề tài có thể đƣợc chọn, còn việc xử lý đề tài đó nhƣ thế nào
mới là quan trọng. Cũng theo cuốn sách trên của Nguyễn Sĩ Đại thì thơ tứ tuyệt
luật Đƣờng có mấy biện pháp sau đây trong cách xử lý đề tài và tổ chức hình
ảnh:
- Đẩy lùi cái cụ thể sang hàng thứ yếu;
- Sự chọn lọc chi tiết mang tính điển hình tuyệt cao;
- Sự lựa chọn chi tiết đặc sắc;
- Sử dụng thi pháp giả tƣởng, mộng tƣởng;
- Tổ chức hình ảnh dồn nén nhƣng ẩn dụ.
Thơ tứ tuyệt là loại thơ ngắn, ít lời nhƣng ý nhiều và có sức khái quát
cao. Thơ tứ tuyệt mang vẻ đẹp tự nhiên, trau chuốt nội dung, vừa có sức rung
cảm mạnh mẽ lại vừa thể hiện rõ cá tính sáng tạo của tác giả. Hồ Chí Minh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

17
thƣờng sử dụng thể thơ tứ tuyệt trong sáng tác thơ, nhất là những bài viết
bằng chữ Hán.
1.1.2. Thơ trữ tình Hồ Chí Minh
1.1.2.1. Đặc điểm thơ trữ tình Hồ Chí Minh
Khi Hélène Toumaire, nhà văn, nhà báo phƣơng Tây nói: “Ở Hồ Chí
Minh kết hợp được đức khôn ngoan của Phật, lòng bác ái của Chúa, triết học
của Mác, thiên tài cách mạng của Lênin và tình cảm của một người chủ gia
tộc.” [5, 94] là khi xác nhận “những phẩm chất cốt lõi, thường trực trong thế
giới quan và nhân sinh quan” [34, 84] của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với
tƣ cách là tác giả của những tác phẩm báo chí, những áng văn chính luận nổi
tiếng, những truyện và ký mang tính hiện thực sâu sắc, tập nhật ký bằng thơ và
những vần thơ trữ tình độc đáo. Những sáng tác của Ngƣời là kết tinh của trí
tuệ, xúc cảm, tính dân tộc sâu lắng trong tính thời đại. Theo những số liệu tổng

hợp đƣợc thì thơ trữ tình Hồ Chí Minh bao gồm: Nhật ký trong tù với 127 bài
thơ viết bằng tiếng Hán; tập Thơ Hồ Chí Minh bao gồm 67 bài thơ viết bằng
tiếng Việt (sử dụng thể thơ dân tộc và truyền thống, lục bát, song thất lục bát,
ngũ ngôn, cả hợp thể và tự do), thơ viết bằng chữ Hán có 16 bài (hầu hết là thơ
tứ tuyệt).
Theo tổng hợp của nhà nghiên cứu Lê Xuân Đức trong cuốn “Đến với
những bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh” thì “Về số lƣợng, căn cứ vào những
tập thơ mà các nhà xuất bản đã in và một số bài thơ đƣợc báo chí công bố
những năm gần đây, nếu tính từ bài thơ “Thư gửi Hy Mã bá đại nhân” ký tên
Nguyễn Tất Thành, viết năm 1913 ở Luân Đôn ghi trên một tờ bƣu thiếp gửi
cho cụ Phan Châu Trinh đang ở Pháp, do NXB Nôvôxti (Liên Xô trƣớc đây) và
NXB Thông tin – Lí luận (Hà Nội) công bố năm 1990, đến hai bài thơ cuối
cùng Ngƣời viết năm 1969: Mừng xuân 1969, Chúc tết các đồng chí cán bộ
đang công tác ở Paris, thì tổng số thơ Bác đã đƣợc sƣu tầm, công bố là gần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

18
300 bài.” Trong thành tựu sáng tác vĩ đại của Ngƣời, thơ chỉ là phần rất nhỏ
nhƣng lại có một giá trị rất lớn lao.
Nhận xét về thơ của Ngƣời, nhà thơ Đỗ Trung Lai viết:
“ Chưa biết mai sau thơ Người làm ra lửa
Thứ lửa cháy rồi thì để lại tự do.”
Để hiểu rõ hơn về đặc điểm thơ trữ tình của Hồ Chí Minh, chúng tôi đã
đọc và lĩnh hội những nhận định của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc,
từ đó có cái nhìn toàn diện, chân thực hơn về những vần thơ của Ngƣời. Có
thể tóm gọn lại đặc điểm thơ trữ tình Hồ Chí Minh ở hai phƣơng diện sau:
a)Về nội dung:
Nội dung trữ tình trong thơ Hồ Chí Minh cũng rất phong phú và đa dạng
nhƣ nhận định của PGS.TS Nguyễn Huy Quát: “Khi là tâm sự kín đáo về

tƣơng lai của cách mạng; khi nhớ bạn, nhớ chiến sĩ với tấm lòng của ngƣời
cha; khi vui với công việc, với bạn cao niên, với trẻ nhỏ, lúc mừng tin thắng
trận báo về; Khi lạc quan yêu đời, say việc nƣớc mà không nghĩ mình tuổi đã
cao…”[30, 122]
Thơ Bác là sự thể hiện tâm hồn cao đẹp, là tƣ tƣởng lớn, là hành động
cách mạng, là vũ khí đấu tranh. Phạm vi đề tài trong thơ Bác rất rộng. Chất
liệu thơ chủ yếu lấy từ cuộc sống, từ thực tế cách mạng sôi nổi của dân tộc.
Tác phẩm của Bác đều hƣớng vào những vấn đề cấp thiết của cuộc sống, bởi
vì hơn lúc nào hết, hoàn cảnh ấy phải tập trung cho nhiệm vụ chính trị của
cách mạng: chống thực dân, chống đế quốc, chống phong kiến, giành độc lập
tự do và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy, thơ trữ tình Hồ Chí Minh,
ngoài việc mang đầy đủ những đặc điểm của thơ trữ tình nói chung, còn có
những nét riêng rất độc đáo. Trƣớc tiên, với vị trí của một ngƣời lãnh đạo toàn
dân giành lại tự do cho đất nƣớc, thơ Ngƣời có hai loại rõ rệt: Thơ tuyên
truyền vận động cách mạng và thơ mang cảm hứng trữ tình. Thơ trữ tình Hồ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

19
Chí Minh là sự gắn kết chặt chẽ giữa thơ trữ tình thế sự và thơ trữ tình công
dân. Vì vậy, thơ Hồ Chí Minh đậm chất trữ tình.
Một nội dung lớn trong thơ trữ tình của Hồ Chí Minh là tình cảm của
Bác đối với thiên nhiên. Cũng nhƣ trong truyền thống Á Đông, tình cảm của
chủ thể trữ tình đối với thiên nhiên có một vị trí đặc biệt. Thiên nhiên hữu tình
làm nền cho thơ Bác, ngƣợc lại, tình cảm của Bác đối với thiên nhiên thắm
thiết, nhuần nhị, tƣơi đẹp, gắn bó. Viết về thiên nhiên, thơ Bác có hai loại, đa
số là những bài thơ tả thiên nhiên để gửi gắm tâm hồn, tình cảm, biểu thị một
thái độ, một quan niệm nào đó. Thiên nhiên đƣợc thể hiện tập trung ở ba
mảng thơ: thơ viết ở trong tù, thơ viết ở chiến khu Việt Bắc và thơ viết nhân
những chuyến viếng thăm nƣớc bạn. Thiên nhiên trong thơ bác là sự tiếp nối

thiên nhiên trong thơ truyền thống của dân tộc, của phƣơng Đông về sự hoà
quyện giữa con ngƣời với thiên nhiên, xem thiên nhiên nhƣ bầu bạn. Song, cái
nhìn của một ngƣời luôn đấu tranh vì hai chữ tự do cho dân tộc thì thiên nhiên
trong thơ Bác lại khoẻ khoắn và ấm áp hơn bao giờ hết. Thế giới hình tƣợng
trong thơ Bác luôn vận động, sự vận động ấy luôn hƣớng về phía ánh sáng,
hƣớng về phía mặt trời hồng. Những điều đó làm nên chất hiện đại trong thơ
trữ tình Hồ Chí Minh.
Nhân vật trữ tình trong thơ Bác có phong thái hiền triết thời xƣa, ung
dung, nhàn tản giữa thiên nhiên giống nhƣ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, Nguyễn
Bỉnh Khiêm ở Bạch Vân am vậy, nhƣng đằng sau phong thái thanh thản đó lại
toát lên vị trí của chủ thể trữ tình giữa thiên nhiên. Con ngƣời trong thơ Bác
luôn làm chủ thiên nhiên. Tâm hồn của Hồ Chí Minh không bao giờ vƣợt ra
khỏi đƣờng ray của những lo toan thời đại kể cả khi đang chìm đắm trong
giấc mộng thu:
Trăng vào cửa sổ đòi thơ,
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

20
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu,
Ấy tin thắng trận liên khu báo về.
Cùng với phẩm chất cách mạng của ngƣời chiến sĩ, Chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn ngời sáng một tâm hồn nghệ sĩ. Đó là một tâm hồn phong phú, nhạy cảm.
khoáng đạt, dễ rung động trƣớc những biến đổi của cuộc sống, đặc biệt là thiên
nhiên…Ở mỗi thời kỳ, thiên nhiên trong thơ Bác có một ý nghĩa sắc thái riêng.
Qua việc tìm hiểu những vần thơ Bác viết ở chiến khu Việt Bắc, chúng ta sẽ bắt
gặp một Hồ Chí Minh với tâm hồn nghệ sĩ vô song.
Từ những đặc điểm trên có thể nói khái quát: tƣ tƣởng bao trùm trong
nội dung thơ Bác là tình cảm của Bác đối với Tổ quốc, với nhân dân, con

ngƣời và nhân loại cần lao. Tổ quốc là lý tƣởng, là cuộc đời của Ngƣời, nên là
chủ đề xuyên suốt trong thơ Ngƣời. Tổ quốc trong thơ Bác luôn là hình ảnh
tha thiết và ngời sáng lòng tự hào dân tộc. Những hình ảnh thƣờng trở đi trở
lại trong thơ Bác là hình anh Con Rồng cháu Tiên, giang san Tiên Rồng, con
Lạc cháu Hồng, nƣớc non Hồng Lạc. Nói đến Tổ quốc, đến con ngƣời, Bác
thƣờng nói đến độc lập tự do. Đó là khát vọng lớn, một nội dung lớn trong thơ
Bác. Khát vọng ấy cháy bỏng trong suốt cuộc đời của một trái tim bảy mươi
chín mùa xuân: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất
cả những điều tôi muốn nói, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”.
Thơ Hồ Chí Minh thấm nhuần lòng nhân ái, phong cách sống tích cực,
luôn hƣớng về tƣơng lai với tƣ thế ung dung, hồn nhiên; Thơ Hồ Chí Minh có
giá trị nhiều mặt: nhưng trước hết nó là cánh cửa mở ra cho các thế hệ nối
tiếp nhìn thấy một tâm hồn, một trí tuệ lớn của dân tộc và thời đại. [37, 241]
b)Về nghệ thuật
R. Đơnuy đã viết về phong cách thơ Hồ Chí Minh trên một tạp chí châu
Âu của Pháp nhƣ sau: “Thơ Ngƣời nói ít mà gợi nhiều, là loại thơ có màu sắc
thanh đạm, có âm thanh trầm lặng, không phô diễn mà cứ cố khép lại trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

21
đƣờng nét để cho ngƣời đọc tự thƣởng thức lấy cái phần ý ở ngoài lời. Phải
yên lặng một mình ngồi đọc thơ Ngƣời, phải thỉnh thoảng ngồi lại để suy nghĩ
mới cảm thấy đƣợc hết âm vang của nó và nghe những âm vang ấy cứ ngân
dài mãi”. Chỉ là một nhận định ngắn nhƣ vậy, nhƣng đã nói đƣợc một số đặc
điểm nghệ thuật thơ trữ tình Hồ Chí Minh.
Theo nhận định của GS. Nguyễn Đăng Mạnh thì phong cách thơ trữ tình
Hồ Chí Minh đƣợc thể hiện nổi bật ở những điểm sau:
Thứ nhất, khiêm tốn, giản dị, hồn nhiên, tự nhiên.
Thứ hai, Sự hoà hợp giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại.

Thứ ba, chất thép là chất thơ, bản chất chiến sĩ ẩn trong hình tượng thi sĩ.
Thứ tƣ, một nụ cười hồn nhiên, trẻ trung, thoải mái ẩn hiện qua những vần thơ.
Thơ Bác là sản phẩm của một tài năng nghệ thuật đa dạng, một tâm hồn
nghệ sĩ độc đáo. Thơ Bác đạt đến mức trác tuyệt. “Bác là một nhà thơ lớn với
một phong cách thơ độc đáo,kết hợp một cách tài hoa giữa hiện thực và lãng
mạn, dân gian và bác học, cổ điển và hiện đại, trào phúng mà trữ tình, tình mà
thép” [7, 27].
Thơ Bác giản dị, dễ hiểu, thân ái nôm na đi vào lòng ngƣời, hƣớng con
ngƣời đến Chân,Thiện, Mĩ. Cái tôi trữ tình trong thơ Ngƣời có cảm xúc tự
nhiên đằm thắm và sâu đậm về đất nƣớc, con ngƣời và cuộc sống.
Có một nét phong cách chỉ thể hiện trong thơ trữ tình Hồ Chí Minh, đó
là sự hoà hợp giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại. Hai thứ ấy hoà
quyện trong nhau nhuần nhị, tự nhiên.
Thơ trữ tình của Hồ Chí Minh thƣờng dùng thể tứ tuyệt cổ điển nên bài
thơ rất ngắn. Mặt khác trong thơ luật, thể tuyệt cú vẫn tự do phóng túng hơn.
Thơ ngắn nên phải đòi hỏi tính hàm xúc cao. Khi đọc thơ Bác có nghĩa là tìm
hiểu một tâm hồn vĩ đại chứa đựng một cách hết sức tập trung trong một

×