Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

dạy học về nghĩa của từ cho học sinh lớp 6 theo quan điểm giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.65 KB, 118 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





VŨ XUÂN QUỲNH





DẠY HỌC VỀ NGHĨA CỦA TỪ CHO HỌC SINH
LỚP 6 THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC









THÁI NGUYÊN - NĂM 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




VŨ XUÂN QUỲNH



DẠY HỌC VỀ NGHĨA CỦA TỪ CHO HỌC SINH
LỚP 6 THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP



Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Văn và Tiếng Việt
Mã số: 60.14.10




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC






Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Lê A



THÁI NGUYÊN - NĂM 2010


MỤC LỤC
Phần mở đầu
Trang
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3. Lịch sử vấn đề 3
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5
5. Giả thuyết khoa học 6
6. Phương pháp nghiên cứu 6
7. Cấu trúc luận văn 8
Phần nội dung
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học về nghĩa của từ
cho học sinh lớp 6 theo quan điểm giao tiếp 10
1.1. Nghĩa của từ trong hệ thống ngôn ngữ và trong hoạt động giao tiếp 10
1.1.1. Nghĩa của từ trong hệ thống ngôn ngữ 10
1.1.1.1. Nghĩa biểu vật 11
1.1.1.2. Nghĩa biểu niệm 12
1.1.1.3. Nghĩa biểu cảm 14
1.1.1.4. Nghĩa ngữ pháp 15
1.1.2. Nghĩa của từ trong hoạt động giao tiếp 16

1.1.2.1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ 16
1.1.2.2. Sự hiện thực hoá nghĩa của từ trong giao tiếp 20
1.1.2.3. Sự biến đổi nghĩa của từ trong giao tiếp 24
1.2. Dạy học tiếng Việt và dạy học nghĩa của từ theo quan điểm giao tiếp 27
1.2.1. Dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp 27
1.2.1.1. Mục tiêu dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp 28
1.2.1.2. Nội dung dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp 28


1.2.1.3. Phương pháp, hình thức dạy học tiếng Việt theo quan điểm
giao tiếp 29
1.2.1.4. Kiểm tra, đánh giá theo quan điểm giao tiếp 32
1.2.2. Dạy học nghĩa của từ theo quan điểm giao tiếp 33
1.3. Thực trạng dạy học về nghĩa của từ cho học sinh lớp 6 theo quan
điểm giao tiếp 35
1.3.1. Về chương trình và sách giáo khoa 36
1.3.2. Về dạy và học nghĩa của từ đối với học sinh lớp 6 ở các trường
THCS hiện nay 38
Chƣơng 2. Tổ chức dạy học về nghĩa của từ cho học sinh lớp 6 theo
quan điểm giao tiếp 42
2.1. Xác định mục tiêu dạy học về nghĩa của từ cho học sinh lớp 6 theo
quan điểm giao tiếp 42
2.1.1. Cơ sở để xác định mục tiêu dạy học về nghĩa của từ cho học sinh
lớp 6 theo quan điểm giao tiếp 42
2.1.2. Mục tiêu cần đạt của dạy học về nghĩa của từ cho học sinh lớp 6
theo quan điểm giao tiếp 43
2.2. Xác định nội dung dạy học về nghĩa của từ cho học sinh lớp 6 theo
quan điểm giao tiếp 45
2.3. Lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học về nghĩa của từ cho
học sinh lớp 6 theo quan điểm giao tiếp 47

2.3.1. Tổ chức dạy học lý thuyết về nghĩa của từ cho học sinh lớp 6
theo quan điểm giao tiếp 47
2.3.1.1. Sử dụng một số phương pháp trong dạy học lý thuyết về nghĩa
của từ cho học sinh lớp 6 theo quan điểm giao tiếp 48
2.3.1.2. Sử dụng một số phương tiện trong dạy học lý thuyết về nghĩa
của từ cho học sinh lớp 6 theo quan điểm giao tiếp 56


2.3.2. Tổ chức luyện tập về nghĩa của từ cho học sinh lớp 6 theo quan
điểm giao tiếp 59
2.3.2.1. Sử dụng bài tập như một phương tiện để luyện tập về nghĩa của
từ cho học sinh lớp 6 theo quan điểm giao tiếp 60
2.3.2.2. Lựa chọn hình thức tổ chức luyện tập về nghĩa của từ cho học
sinh lớp 6 theo quan điểm giao tiếp 72
2.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập về nghĩa của từ của học sinh lớp
6 theo quan điểm giao tiếp 77
2.4.1. Mục đích kiểm tra, đánh giá 77
2.4.2. Nội dung kiểm tra, đánh giá 77
2.4.3. Hình thức kiểm tra, đánh giá 78
2.4.4. Xử lý kết quả kiểm tra, đánh giá 79
Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm 80
3.1. Mục đích của thực nghiệm 80
3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 80
3.3. Phương pháp thực nghiệm 83
3.4. Nội dung thực nghiệm 84
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm 99
3.6. Kết luận chung về thực nghiệm 102
Phần kết luận 104
Thƣ mục tài liệu tham khảo 108
Phụ lục 112


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Sống trong xã hội, con người luôn luôn cần giao tiếp với nhau. Đó
là một nhu cầu tất yếu. Mỗi chúng ta không ai có thể sống cô độc, lẻ loi một
mình mà không cần sự giao tiếp với người khác. Trong các phương tiện giao
tiếp thì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người.
Trong hệ thống ngôn ngữ, từ là một trong số các đơn vị cơ bản nhất. Nó ở vào
vị trí trung tâm của hệ thống ngôn ngữ. Từ là cơ sở để con người có thể tiến
hành hoạt động nhận thức và tạo ra mọi sản phẩm ngôn ngữ phục vụ cho nhu
cầu giao tiếp của con người. Hoạt động nhận thức và giao tiếp của con người
chính là bắt đầu từ đơn vị cơ sở là từ.
Với vai trò và chức năng quan trọng như đã nói ở trên, đã từ lâu, từ rất
được chú ý quan tâm trong nghiên cứu và giảng dạy, học tập. Chính vì vậy,
trong hệ thống các môn học ở nhà trường phổ thông, phân môn tiếng Việt
trong môn Ngữ văn thuộc một trong số không nhiều môn học vào loại quan
trọng nhất.
1.2. Mục đích của dạy học Ngữ văn nói chung và dạy học tiếng Việt
nói riêng là tạo lập, hoàn thiện và nâng cao năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt
cho học sinh (HS). Trong nội dung dạy học từ vựng ở nhà trường phổ thông,
dạy học nghĩa của từ là quan trọng nhất. Bởi lẽ nó phải giúp cho HS có năng
lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy và
giao tiếp. Năng lực sử dụng từ tiếng Việt của HS chủ yếu là việc hiểu nghĩa,
sử dụng nghĩa và chọn nghĩa để giao tiếp trong nhà trường cũng như ngoài xã
hội. Do đó việc hiểu và nắm chắc được nghĩa của từ có một ý nghĩa đặc biệt
quan trọng.

Trong giao tiếp, nếu không nắm được nghĩa của từ, người tiếp nhận sẽ
không hiểu hết, thậm chí hiểu sai lệch ý của người phát. Còn bản thân người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

2
phát thì lại khó làm cho người nhận hiểu được ý của mình. Cùng với những
non yếu về ngữ pháp, những non yếu trong việc hiểu biết và sử dụng từ ngữ,
đặc biệt là việc hiểu nghĩa của từ làm cho việc giao tiếp gặp nhiều khó khăn
và không đạt hiệu quả. Điều đó chứng tỏ rằng để phát huy chức năng làm
công cụ giao tiếp của ngôn ngữ chúng ta nhất thiết phải hiểu được nghĩa của
từ, có khả năng huy động và sử dụng từ đúng nghĩa. Và dạy từ là một nhiệm
vụ quan trọng trong chương trình giáo dục ở nhà trường phổ thông.
1.3. Một trong những nguyên tắc cơ bản của dạy ngôn ngữ nói chung
và dạy học tiếng Việt nói riêng là dạy trong giao tiếp và hướng tới mục tiêu
trau dồi cho học sinh năng lực hoạt động giao tiếp. Đã từ lâu, dạy tiếng Việt
hướng vào giao tiếp - hướng lý thuyết tiếng Việt vào hoạt động hành chức của
nó là vấn đề rất được các nhà nghiên cứu, các cán bộ chỉ đạo chuyên môn của
ngành cùng đông đảo các thầy cô giáo quan tâm.
Các bài về nghĩa của từ trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 6 được
biên soạn theo hướng tích hợp và tích cực nhằm phát huy cao độ tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh. Đây là một quan điểm dạy học mới, hiện đại
và thực tế đã đem lại những kết quả tốt. Tuy nhiên đây là một hướng dạy học
còn mới mẻ đối với một bộ phận giáo viên (GV) bậc trung học cơ sở (THCS).
Hơn nữa giáo viên cũng chưa nắm rõ được một số đặc trưng quan trọng của
phân môn Tiếng Việt trong nhà trường. Việc hiểu nghĩa của từ và khả năng
vận dụng từ ngữ vào thực tế của nhiều giáo viên cũng chưa chính xác. Phần
lớn giáo viên còn rất lúng túng khi phải giải thích nghĩa của từ cho học sinh.
Bên cạnh đó, việc giảng dạy phần tiếng Việt nói chung và dạy học về
nghĩa của từ nói riêng trong các nhà trường THCS hiện nay còn khô khan,

đơn điệu, ít hấp dẫn, HS rất ít hứng thú trong học tập, thậm chí còn gây nên
những tâm lí nhàm chán, nặng nề cho học sinh. Do đó, các kỹ năng sử dụng,
thực hành tiếng Việt ở học sinh còn chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

3
Rất nhiều học sinh dù đã tốt nghiệp THCS mà vẫn đọc, nghe, đặc biệt là nói
và viết tiếng Việt còn quá yếu. Chính vì vậy mà việc giảng dạy tiếng Việt
trong các nhà trường THCS có chất lượng không cao, chưa đạt được những
mục tiêu đề ra.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
“Dạy học về nghĩa của từ cho học sinh lớp 6 theo quan điểm giao tiếp”.
Chúng tôi hy vọng rằng những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giải
quyết những hạn chế và khó khăn đang đặt ra trong việc dạy học về nghĩa của
từ cho học sinh lớp 6 hiện nay.
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Quá trình tổ chức dạy học về nghĩa của từ cho học sinh lớp 6 theo quan
điểm giao tiếp.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Quá trình tổ chức dạy học về nghĩa của từ cho học sinh bao gồm nhiều
yếu tố nhưng chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu việc lựa chọn mục tiêu, nội
dung, phương pháp và hình thức dạy học các bài về nghĩa của từ có trong
SGK Ngữ văn 6.
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống cộng đồng và
trong cuộc sống của mỗi con người, bởi đó là công cụ để tư duy và giao tiếp.
Dạy trẻ em sử dụng tiếng mẹ đẻ làm công cụ để tư duy và giao tiếp là mục
tiêu môn học tiếng mẹ đẻ của nhiều nước trên thế giới. Chính vì vậy đã có rất

nhiều những định hướng, quy định, những công trình nghiên cứu quan trọng
về vấn đề dạy tiếng mẹ đẻ trong các nhà trường ở các nước, nhưng nổi bật
hơn cả là dạy học theo quan điểm giao tiếp.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

4
3.1. Về quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt
Ở Việt Nam đã từ lâu, dạy tiếng Việt hướng vào giao tiếp - hướng lý
thuyết tiếng Việt vào hoạt động hành chức của nó là vấn đề rất được các nhà
nghiên cứu, các cán bộ chỉ đạo chuyên môn của ngành quan tâm. Đã có nhiều
chuyên luận, công trình nghiên cứu về vấn đề dạy học tiếng Việt theo quan
điểm giao tiếp, tiêu biểu như: “Phương pháp dạy học tiếng Việt” [1]; “Hoạt
động giao tiếp với dạy học tiếng Việt ở tiểu học” [13]; “Một số vấn đề dạy
học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở tiểu học” [47].
Ngoài ra, còn một số bài viết đăng trên các báo và tạp chí cũng đề cập
đến quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt như: “Dạy tiếng Việt là dạy
một hoạt động và bằng hoạt động” [2]; “Về quan điểm giao tiếp trong dạy
học tiếng Việt” [41] v.v
Mặc dù mỗi công trình nghiên cứu, mỗi bài viết kể trên bàn đến các góc
độ khác nhau của vấn đề dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp nhưng
nhìn chung các tác giả đều khẳng định vai trò quan trọng và tính tất yếu của
quan điểm dạy học theo định hướng giao tiếp. Việc dạy học tiếng Việt cần
thấm nhuần quan điểm giao tiếp, bởi giao tiếp vừa là mục đích, lại cũng vừa
là phương thức để dạy học tiếng Việt. Phương pháp giao tiếp là phương pháp
chủ yếu để phát triển lời nói cho học sinh, phải chú trọng cả vào bốn kỹ năng
nghe, nói, đọc, viết, phải hướng tới sự giao tiếp và sử dụng phương pháp giao
tiếp. Trong quá trình dạy học tiếng Việt phải tạo ra cho học sinh nhu cầu cần
diễn đạt, nhu cầu giao tiếp nhất định (tức là tạo ra các chủ đề) để học sinh vận

dụng từ ngữ, câu đã học vào hoạt động giao tiếp. Trên thực tế, chương trình
của phần Tiếng Việt trong môn Ngữ văn ở phổ thông hiện nay đã được xây
dựng theo quan điểm giao tiếp, thể hiện sinh động việc tổ chức dạy học tiếng
Việt theo định hướng giao tiếp.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

5
3.2. Về quan điểm giao tiếp trong dạy học về từ và nghĩa của từ
Dạy học về từ và nghĩa của từ theo định hướng giao tiếp không phải là
một vấn đề mới, đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này như
các cuốn: “Rèn luyện ngôn ngữ” [45]; “Mấy vấn đề lý luận và phương pháp
dạy - học từ ngữ tiếng Việt trong nhà trường” [43]; “Từ vựng học tiếng Việt”
[10]. Và đặc biệt là cuốn “Phương pháp dạy học tiếng Việt” [1]. Các tác giả
trong các cuốn sách này đã đưa ra những phương pháp dạy học cụ thể cho
mỗi hợp phần tiếng Việt trong chương trình phổ thông, trong đó có phương
pháp dạy học từ ngữ mà trọng tâm là dạy học về nghĩa của từ.
Như vậy, đã có nhiều chuyên luận, công trình nghiên cứu hoặc các bài
viết về vấn đề dạy học tiếng Việt nói chung và dạy học về từ và nghĩa của từ
nói riêng theo quan điểm giao tiếp. Đó là những cơ sở, những định hướng
quan trọng có tính chất mở đường để chúng tôi thực hiện đề tài một cách cụ
thể, hiệu quả hơn.
Các bài về nghĩa của từ ở lớp 6 là phần kiến thức có một vị trí quan
trọng. Để phát huy chức năng làm công cụ giao tiếp của ngôn ngữ, chúng ta
nhất thiết phải hiểu được từ, có khả năng huy động và sử dụng từ đúng nghĩa.
Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu hoặc chuyên luận nào
về dạy học nghĩa của từ ở lớp 6 theo quan điểm giao tiếp, vì vậy thực hiện đề
tài “Dạy học về nghĩa của từ cho học sinh lớp 6 theo quan điểm giao tiếp” là
nhằm cụ thể hoá các phương pháp, biện pháp, hình thức dạy học với mong

muốn nâng cao hiệu quả giảng dạy phần Tiếng Việt nói riêng và nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh nói chung.
4. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở xây dựng cơ sở lý luận và tìm hiểu thực trạng của việc dạy
học về nghĩa của từ cho học sinh lớp 6 hiện nay, luận văn sẽ đề xuất phương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

6
hướng và giải pháp dạy học các bài về nghĩa của từ cho học sinh lớp 6 theo
quan điểm giao tiếp nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.2.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc tổ chức dạy học
các bài về nghĩa của từ cho học sinh lớp 6. Đánh giá thực trạng dạy và học
các bài về nghĩa của từ hiện nay.
4.2.2. Đề xuất những nội dung, phương pháp và hình thức dạy học có
tính chất thực thi, có hiệu quả cho dạy học nhóm bài này ở lớp 6.
4.2.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra đánh giá khả năng
thực thi, hiệu quả của việc dạy học về nghĩa của từ ở lớp 6 theo quan điểm
giao tiếp mà luận văn đề xuất.
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu tổ chức dạy học về nghĩa của từ cho học sinh lớp 6 theo quan điểm
giao tiếp, nghĩa là phải đặt quá trình tổ chức dạy học vào giao tiếp, thông qua
các hoạt động giao tiếp cụ thể của học sinh nhằm hướng tới hình thành, phát
triển năng lực sử dụng từ trong giao tiếp cho học sinh bằng những phương
pháp, biện pháp và hình thức phong phú, thích hợp thì sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả các tiết dạy về nghĩa của từ nói riêng và phần Tiếng Việt nói chung.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên
cứu chủ yếu sau:
6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết

Tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu, khai thác các khía cạnh mà các
công trình trước đó đã tiến hành làm cơ sở để tiến hành quá trình nghiên cứu
tiếp theo của mình.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

7
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp này nhằm tìm hiểu thực trạng dạy học về nghĩa của từ
cho học sinh lớp 6 ở một số trường THCS hiện nay. Để thực hiện phương
pháp này chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát cụ thể như sau:
- Điều tra chất lượng dạy học các bài về nghĩa của từ ở lớp 6.
- Khả năng hiểu và năng lực sử dụng từ ngữ của học sinh trong hoạt
động giao tiếp.
- Năng lực tổ chức hoạt động dạy học các bài về nghĩa của từ ở lớp 6
của giáo viên.
Dựa trên kết quả khảo sát, chúng tôi đề xuất phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học về nghĩa của từ cho học sinh lớp 6 theo quan điểm giao tiếp.
6.3. Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá
Đây là phương pháp được dùng để phân tích - tổng hợp, khái quát hoá,
hệ thống hoá các quan điểm, luận điểm khoa học trong các tài liệu thuộc các
ngành khoa học có liên quan để xác lập cơ sở khoa học cho việc tổ chức dạy
học về nghĩa của từ cho học sinh lớp 6 theo quan điểm giao tiếp.
6.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm

Phương pháp này được dùng để xem xét, xác nhận tính đúng đắn, hợp
lý và tính khả thi của việc dạy học về nghĩa của từ cho học sinh lớp 6 theo
quan điểm giao tiếp mà luận văn đề xuất. Phương tiện chủ yếu để trắc nghiệm
là các phiếu điều tra với nội dung và hình thức khác nhau, hướng tới đích điều
tra về trình độ tư duy, kết quả học tập của học sinh.
Các loại thực nghiệm sư phạm cơ bản được sử dụng trong luận văn là:
- Thực nghiệm thăm dò: nhằm tìm hiểu khả năng và kết quả thực hiện
các tiết dạy học về nghĩa của từ cho học sinh lớp 6.
- Thực nghiệm đối chứng: được sử dụng để kiểm tra các giả thuyết của
đề tài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

8
- Thực nghiệm kiểm tra, đánh giá: nhằm kiểm tra, đánh giá việc vận
dụng các thiết kế mà luận văn đưa ra vào các bài dạy, tiết dạy cụ thể.
Tổ chức dạy thực nghiệm nhằm xác định tính hiệu quả, tính khả thi của
việc tổ chức dạy học về nghĩa của từ cho học sinh lớp 6 theo quan điểm giao
tiếp. Tiến hành thực nghiệm ở một số lớp 6 của một số trường THCS thuộc
hai tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái. Kết quả thực nghiệm sẽ là cơ sở để xác
định mô hình thiết kế hiệu quả nhất cho giờ dạy học về nghĩa của từ cho học
sinh lớp 6 ở các trường THCS hiện nay.
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học về nghĩa của từ
cho học sinh lớp 6 theo quan điểm giao tiếp
Trong chương này, chúng tôi trình bày những cơ sở lý luận và thực tiễn
của dạy học về nghĩa của từ cho học sinh lớp 6 theo quan điểm giao tiếp. Cụ
thể là: Nghĩa của từ trong hệ thống ngôn ngữ và trong hoạt động giao tiếp.

Dạy học tiếng Việt và dạy học nghĩa của từ theo quan điểm giao tiếp. Tìm
hiểu thực trạng dạy học về nghĩa của từ cho học sinh lớp 6 theo quan điểm
giao tiếp ở các trường THCS hiện nay. Những cơ sở lý luận và thực tiễn này
sẽ giúp cho chúng tôi đề xuất và triển khai những giải pháp dạy học các bài về
nghĩa của từ cho học sinh lớp 6 theo quan điểm giao tiếp.
Chƣơng 2. Tổ chức dạy học về nghĩa của từ cho học sinh lớp 6 theo
quan điểm giao tiếp
Với chương này chúng tôi tập trung trình bày mục tiêu, nội dung,
phương pháp, hình thức dạy học về nghĩa của từ cho học sinh lớp 6 theo quan
điểm giao tiếp và việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập về nghĩa của từ cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

9
học sinh. Từ đó góp phần nâng cao năng lực sử dụng từ ngữ của học sinh
trong học văn, hành văn và trong hoạt động giao tiếp.
Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm
Chương này nêu rõ mục đích của thực nghiệm, đối tượng, địa bàn thực
nghiệm và phương pháp, nội dung thực nghiệm, miêu tả toàn bộ quá trình
thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm sẽ chứng minh cho tính khả thi của đề tài.























Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

10
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC VỀ NGHĨA CỦA
TỪ CHO HỌC SINH LỚP 6 THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP
1.1. NGHĨA CỦA TỪ TRONG HỆ THỐNG NGÔN NGỮ VÀ TRONG HOẠT
ĐỘNG GIAO TIẾP
1.1.1. Nghĩa của từ trong hệ thống ngôn ngữ
Nghĩa của từ là một trong những khái niệm quan trọng nhất của ngôn
ngữ học. Nghĩa của từ là một vấn đề phức tạp, không thể nhận diện và hiểu nó
một cách dễ dàng. Vì thế đã có nhiều cách giải thích khác nhau về khái niệm
nghĩa của từ. “Nghĩa của từ chẳng qua là một sự liên tưởng” (A.A. Leont‟ev)
“Nghĩa của từ về phương diện tâm lí mà chúng ta cần ( ) là thuộc tính thiên
hướng của kí hiệu mà với thuộc tính thiên hướng đó các quá trình tâm lí diễn
ra ở người nghe là phản ứng được thay đổi phụ thuộc vào các hoàn cảnh đi
kèm, còn kích thích là sự tri giác kí hiệu bằng thính giác.” (Ch. Stevenson);
“Nghĩa của từ là cái xuất hiện (hay được gợi lên) trong trí óc mọi người khi

nghe thấy (hoặc đọc) từ ấy. [43, tr.120]; “Nghĩa của từ là toàn bộ nội dung
tinh thần mà một từ (hay một ngữ cố định) gợi ra khi chúng ta tiếp xúc với từ
đó [10, tr.93]; Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,
) mà từ biểu thị [32, tr.35].
Từ nào cũng có nghĩa. Nếu chỉ có hình thức âm thanh mà không có
nghĩa thì đó không phải là từ. Nghĩa và hình thức âm thanh là hai mặt không
thể thiếu của từ. Nghĩa của từ là sự kết hợp chặt chẽ giữa nghĩa từ vựng và
nghĩa ngữ pháp. Nghĩa từ vựng là ý nghĩa cụ thể riêng cho từng từ, chỉ ra nội
dung cụ thể của một từ này với từ khác. Ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa chung
cho từng loại từ, có hình thức biểu thị nhất định, nó ứng với chức năng ngữ
pháp của từ. Theo nhà nghiên cứu Đỗ Hữu Châu, ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa
ngữ pháp được phân biệt bởi hai tiêu chí: Tính đồng loạt và tính bắt buộc của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

11
ngoại biểu. Ý nghĩa ngữ pháp có tính đồng loạt chung cho từng từ cùng loại; ý
nghĩa từ vựng có tính đồng loạt riêng cho từng từ.
Hai loại nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp gắn bó thành một chỉnh thể.
Ý nghĩa ngữ pháp có chức năng tổ chức câu, nhờ chúng mà các từ liên kết lại
thành thông điệp. Ý nghĩa từ vựng có chức năng đưa chính hiểu biết về sự vật,
hiện tượng thành các đơn vị ngữ nghĩa để tạo ra nội dung miêu tả cụ thể của
câu. Ý nghĩa từ vựng của từ bao gồm các thành phần ý nghĩa cơ bản sau:
1.1.1.1. Nghĩa biểu vật
Nghĩa biểu vật là nghĩa ứng với sự vật, hiện tượng, trạng thái, tính chất
mà từ gọi tên, biểu thị. Chẳng hạn, nghĩa biểu vật của từ “thóc” là tất cả
những hạt thóc mà chúng ta thấy, của từ “bàn” là tất cả những cái bàn có
trong thực tế. Nghĩa biểu vật của từ “đi” là tất cả vận động rời chỗ của người,
động vật. Nghĩa biểu vật của từ “đỏ” là tất cả các màu sắc của máu, của hoa,
của lá cờ mà chúng ta nhìn thấy.

Nghĩa biểu vật quy định phạm vi sự vật mà từ dùng để biểu hiện. Có
những từ chỉ có nghĩa biểu vật hẹp, chỉ ứng với một sự vật, hiện tượng duy
nhất trong thực tế. Chẳng hạn, nghĩa biểu vật của từ “sủa” là các loài chó.
Nghĩa biểu vật của các từ “tư duy”, “nghĩ”, “kết luận”, “chán nản”, “bi quan”
là hoạt động, trạng thái tâm lí của con người. Nhưng có những từ lại có tính
khái quát lớn bao hàm một phạm vi sự vật to lớn. Ví dụ, nghĩa biểu vật của từ
“chỗ” là chỉ mọi nơi, mọi chốn; nghĩa biểu vật của từ “cánh” là tất cả những
cái cánh, từ cánh của chim, của chuồn chuồn, của bướm cho đến cánh của
quạt, của máy bay. Có những từ có nhiều nghĩa biểu vật, tức là từ đó ứng với
nhiều loại sự vật, hiện tượng, trạng thái, tính chất. Ví dụ, từ “đầu” của tiếng
Việt trước hết có nghĩa biểu vật: chỉ bộ phận của cơ thể người hoặc động vật
(bộ phận ở trên cùng hay trước hết của cơ thể, thường chứa bộ não có chức
năng điều khiển cơ thể). Từ “đầu” còn có các nghĩa biểu vật khác: chỉ bộ phận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

12
trước hết có chức năng điều khiển của vật (đầu máy, đầu tầu hoả ), chỉ bộ
phận ở vị trí trước hết của vật thể (đầu nhà, đầu bàn, đầu ngón tay ), chỉ vị trí
trước hết trong không gian (đầu làng, đầu sông, đầu chợ ), hoặc trong thời
gian (đầu tháng, đầu mùa, đầu năm ). Như vậy, một từ có thể có nhiều nghĩa
biểu vật.
Nghĩa biểu vật là thành phần nghĩa giúp chúng ta hiểu từ một cách
chính xác. Tuy nhiên cần tránh việc hiểu lầm, cho rằng “ý nghĩa biểu vật
trùng hoàn toàn với sự vật, hiện tượng, tính chất trong thực tế khách quan.”.
[9, tr.105]. Để hiểu từ, việc nắm được các ý nghĩa biểu vật của nó là bước đầu
cần thiết. Tuy nhiên, không nên nghĩ một cách quá đơn giản về chúng: không
phải cứ nắm được sự vật, hiện tượng là nắm được ý nghĩa biểu vật. Ý nghĩa
biểu vật tuy bắt nguồn từ sự vật, hiện tượng khách quan, song do chịu sự tác
động qua lại của các từ khác, do chịu sự khái quát hoá và chịu tác động của

những quy tắc cấu tạo từ, cho nên trở thành sự kiện ngôn ngữ chứ không còn
là những sự kiện ngoài ngôn ngữ nữa.
1.1.1.2. Nghĩa biểu niệm
Nghĩa biểu niệm là thành phần nghĩa có quan hệ tới các khái niệm
trong nhận thức của con người. Con người nhận thức về sự vật, hiện tượng và
phân chia ra các thuộc tính của nó. Các thuộc tính đó tập hợp lại thành các
khái niệm, mỗi khái niệm bao gồm một số thuộc tính. Khi khái niệm được
biểu hiện bằng từ thì các thuộc tính đó trở thành các nét nghĩa của từ. Vì thế,
nghĩa biểu niệm của từ là một cấu trúc bao gồm nhiều nét nghĩa. Mỗi nét
nghĩa như thế có mặt trong nghĩa biểu niệm của nhiều từ. Ví dụ, nét nghĩa “đồ
dùng” là chung cho các từ bàn, ghế, giường, tủ , nét nghĩa “dụng cụ” là
chung cho các từ búa, kìm, dao, cưa, đục, giũa Ngoài ra còn có các nét
nghĩa riêng cho từng từ. Ví dụ, nét nghĩa “hai bàn chân không đồng thời nhấc
khỏi mặt đất” chỉ gặp trong từ “đi”; nét nghĩa “không gây tác hại sinh lí đối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

13
với cơ thể con người” chỉ gặp trong từ “lành” Đó là các nét nghĩa riêng cho
từng từ “đi” và “lành”. Tính chất “chung”, “riêng” của các nét nghĩa chỉ là
tương đối. Có tính chất chung rộng, có tính chất chung hẹp. Nghĩa là có
những nét nghĩa chung cho rất nhiều từ, đồng thời cũng có những nét nghĩa
chung cho một số từ ít hơn.
Trong cấu trúc nghĩa biểu niệm, các nét nghĩa còn khác nhau ở tính
chất khái quát và cụ thể. Nét nghĩa khái quát thường là nét nghĩa có mặt ở
nhiều từ. Hay nói cách khác, một nét nghĩa được coi là khái quát khi nó có thể
được phân chia thành những nét nghĩa nhỏ hơn nằm trong nó. Tuy nhiên, tính
chất khái quát, cụ thể cũng là tương đối: nét nghĩa này so với nét nghĩa bao
trùm nó là một nét nghĩa cụ thể, nhưng so với những nét nghĩa hẹp hơn do nó
phân hoá ra thì lại là nét nghĩa khái quát. Chẳng hạn: nét nghĩa “đồ dùng” so

với nét nghĩa “vật thể nhân tạo” là một nét nghĩa cụ thể, nhưng so với nét
nghĩa “đồ dùng để đặt ”, “đồ dùng để nằm ” lại là một nét nghĩa khái quát.
Cũng như thế, nét nghĩa “dời chỗ” là một nét nghĩa cụ thể so với nét nghĩa
“hoạt động”, nhưng lại là khái quát so với nét nghĩa “dời chỗ bằng chân”,
“dời chỗ trong nước”, “dời chỗ trong không khí”.
Một từ cũng có thể có nhiều nghĩa biểu niệm nếu nó ứng với nhiều cấu
trúc biểu niệm. Ví dụ, từ “chạy” có các nghĩa biểu niệm khác nhau như sau:
- chạy: hoạt động, tự dời chỗ, bằng chân, của người hay động vật, ở
trên mặt đất, với tốc độ cao (mỗi nét nghĩa được tách ra bằng dấu phẩy).
- chạy: hoạt động, dời chỗ một vật khác, với tốc độ cao.
- chạy: hoạt động tìm kiếm người hay vật cần thiết, một cách khẩn
trương, vất vả.
- chạy: hoạt động trốn tránh điều nguy hiểm, một cách khẩn trương.
Tập hợp một số nét nghĩa thành ý nghĩa biểu niệm là một tập hợp có
quy tắc, giữa các nét nghĩa có những quan hệ nhất định. Để phát hiện ra các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

14
nét nghĩa cần phải tìm ra những nét nghĩa chung, đồng nhất trong nhiều từ rồi
lại đối lập những từ có nét nghĩa chung đó với nhau để tìm ra những nét nghĩa
cụ thể hơn, cứ như vậy cho đến khi gặp những nét nghĩa chỉ có riêng trong
một từ.
1.1.1.3. Nghĩa biểu cảm
Nghĩa biểu cảm (hay còn gọi là nghĩa tình thái hay nghĩa biểu thái) là
thành phần nghĩa biểu thị thái độ, tình cảm, cảm xúc v.v của con người.
Thành phần nghĩa biểu cảm có thể là một nét nghĩa trong cấu trúc biểu niệm
của từ. Ví dụ, so sánh các từ sau:
- cho: hoạt động, mang vật sở hữu của mình để người khác dùng, mà
không cần trả lại hoặc đổi bằng vật khác, với sắc thái tình cảm trung hoà (bình

thường).
- biếu: nghĩa như từ “cho” + sắc thái tình cảm kính trọng, quý mến.
- thí: nghĩa như từ “cho” + sắc thái khinh miệt.
Nhưng có những từ thiên về nghĩa tình thái mà không mang nghĩa biểu
vật và nghĩa biểu niệm. Đó là các từ tình thái. Ví dụ, “ối” là một tình thái từ
không có nghĩa biểu vật và biểu niệm. Nó chỉ là từ làm dấu hiệu cho một cảm
xúc: ngạc nhiên, sửng sốt, vui sướng hoặc đau khổ
Sự vật, hiện tượng được biểu thị trong ngôn ngữ đều là những sự vật,
hiện tượng đã được nhận thức, được thể nghiệm bởi con người. Do đó cùng
với tên gọi, con người thường gửi kèm những cách đánh giá của mình và
nhiều khi chính họ cũng không tự biết được. Chẳng hạn, núi thường gợi ra cái
gì “to lớn”; biển gợi ra cái “mênh mông”, lâu đài gợi ra sự “cao to”; hang hốc
gợi ra sự “sâu thấp tối tăm” v.v Đối với các nhân tố cảm xúc, thái độ cũng
vậy. Có những từ khi phát âm lên gợi ra cho chúng ta những cảm xúc sợ hãi
như: ma quỷ, tàn sát, chém giết hoặc gợi ra sự ghê tởm: đờm dãi, nôn
mửa có những từ lại gợi ra cảm giác khoan khoái, dễ chịu: thanh thoát, êm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

15
ái, quê hương Có những từ giúp chúng ta bộc lộ sự khinh bỉ: hèn hạ, đê tiện,
lì lợm, thô bỉ Lại có những từ giúp ta bày tỏ lòng tôn trọng: cao quý, ca ngợi,
đàng hoàng, thẳng thắn hay sự thiết tha: da diết, ân cần, khẩn thiết, vồn vã,
đắm say
Cần chú ý, có những từ dùng trong trường hợp này thì có nghĩa bình
thường nhưng dùng trong các trường hợp khác lại có nghĩa đen tối, xấu xa. Ví
dụ, từ “mò” trong câu “Mò con cá trong chậu” có nghĩa biểu cảm bình
thường, nhưng lại có nghĩa xấu trong cách nói “Bây giờ còn mò đi đâu đấy?”.
Ba thành phần nghĩa: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm và nghĩa biểu thái
trên đây thường được quan niệm là nghĩa từ vựng của từ, để phân biệt với

thành phần nghĩa ngữ pháp của từ.
1.1.1.4. Nghĩa ngữ pháp
Từ nào cũng có nghĩa ngữ pháp. Chúng ta đã biết, các từ chia thành các
từ loại. Các từ loại lớn lại chia thành những tiểu loại. Trước hết, đó là nghĩa
khái quát, chung cho tất cả các từ thuộc cùng một từ loại, một tiểu loại. Nghĩa
khái quát này dựa trên nét nghĩa phạm trù trong cấu trúc biểu niệm của từ.
Chẳng hạn, nghĩa sự vật ở danh từ, nghĩa hoạt động, trạng thái ở động từ,
nghĩa đặc điểm tính chất ở tính từ, nghĩa số lượng ở số từ Hoặc các nghĩa
ngữ pháp của các tiểu loại, như các nghĩa ở động từ chỉ hoạt động tác động,
chỉ hoạt động sai khiến, chỉ hoạt động biến hoá, chỉ hoạt động ban phát, chỉ
hoạt động tri giác, suy nghĩ, nói năng v.v
Có những từ chỉ có nghĩa ngữ pháp. Đó là phần lớn các hư từ. Ví dụ,
các quan hệ từ là những từ làm dấu hiệu cho các quan hệ ngữ pháp: quan hệ
nguyên nhân (vì, tại, bởi, do); quan hệ sở hữu (của); quan hệ đối lập (nhưng,
song, mà); quan hệ giả thiết - điều kiện (nếu, giá, hễ ).
Có những từ chuyên làm thành tố phụ để làm dấu hiệu cho một số ý
nghĩa bổ sung như: ý nghĩa đồng nhất (đều, cũng, vẫn, cứ, còn, lại ); ý nghĩa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

16
phủ định (không, chưa, chẳng ); ý nghĩa mức độ (rất, quá, lắm, vô cùng )
Đó là những phụ từ.
Như vậy, nghĩa ngữ pháp là thành phần nghĩa luôn luôn có mặt trong
từ, kể cả ở thực từ và hư từ. Tất cả các thành phần ý nghĩa (nghĩa biểu vật,
nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu cảm, nghĩa ngữ pháp) hợp thành bình diện nghĩa
của từ, tồn tại bên trong từ. Trong bình diện nghĩa của từ, các thành phần ý
nghĩa đan quyện vào nhau, chế định lẫn nhau, chứ không phải tồn tại một
cách biệt lập và không phải có một đường ranh giới thật rõ ràng, dứt khoát.
Ngay cả sự phân biệt nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp cũng không có tính

tuyệt đối, trong nhiều trường hợp có thể thấy rõ: nghĩa ngữ pháp có cơ sở
ngay trong nghĩa từ vựng của từ.
Ý nghĩa của mỗi từ hoàn toàn có tính chất xác định và được cộng đồng
ngôn ngữ thừa nhận như một sự quy ước chung. Chúng được các từ điển ghi
nhận, còn mỗi cá nhân trong cộng đồng thì tích luỹ, sử dụng và lĩnh hội từ
theo nghĩa hoặc các nghĩa (đối với từ nhiều nghĩa) đã xác định đó.
Tuy nhiên, trong chính hoạt động giao tiếp, ở từ thường xuyên diễn ra
quá trình biến đổi và chuyển hoá ý nghĩa với các mức độ khác nhau. Những
sự biến đổi, chuyển hoá đó có thể dẫn đến sự hình thành các nghĩa mới. Các
nghĩa mới này nếu hình thành theo đúng quy luật, nếu đáp ứng nhu cầu tư duy
và giao tiếp của xã hội thì ngày càng được xã hội chấp nhận ở diện rộng lớn
và trở thành một nghĩa ổn định của từ. Sự vận động của ngôn ngữ nói chung
và của bình diện nghĩa của từ nói riêng là thường xuyên, liên tục, ở mọi lúc,
mọi nơi.
1.1.2. Nghĩa của từ trong hoạt động giao tiếp
1.1.2.1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
a. Giao tiếp và vai trò của nó trong xã hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

17
Sống trong xã hội, con người luôn luôn cần giao tiếp với nhau. Đây là
một nhu cầu tất yếu. Theo Từ điển Thuật ngữ ngôn ngữ học, giao tiếp là “sự
thông báo hay truyền đạt thông báo nhờ một hệ thống mã nào đó” Theo đó, có
thể hiểu, giao tiếp chính là sự tiếp xúc, giao lưu giữa con người với con người
trong xã hội, ở đó diễn ra sự trao đổi thông tin, sự trao đổi nhận thức, tư
tưởng, tình cảm và sự bày tỏ mối quan hệ, sự ứng xử, thái độ của con người
đối với con người và đối với những vấn đề cần giao tiếp.
Con người và xã hội loài người không thể không có hoạt động giao
tiếp. Nhờ có giao tiếp mà hình thành con người và xã hội loài người. Cũng

nhờ có giao tiếp mà mỗi con người được trưởng thành để có được những đặc
trưng xã hội, còn xã hội loài người nhờ có giao tiếp mà hình thành, tồn tại và
phát triển. Hoạt động giao tiếp có ngay từ khi có con người và xã hội loài
người. Đồng thời cùng với sự phát triển về mọi mặt của xã hội loài người thì
hoạt động giao tiếp của con người cũng ngày một phong phú, với nhiều cách
thức và phương tiện đa dạng, với hiệu quả giao tiếp ngày một cao hơn.
Con người có thể dùng nhiều phương tiện để giao tiếp. Có phương tiện
thô sơ, đơn giản, như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt; có phương tiện kĩ thuật tinh vi,
hiện đại như dùng các tín hiệu vô tuyến viễn thông. Trong đó, “ngôn ngữ là
phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người” [18, tr.17]. Bởi lẽ, ngôn
ngữ chính là phương tiện đã được dùng trong giao tiếp xã hội ngay từ khi mới
hình thành con người và xã hội loài người và đến nay, tuy con người có thể có
nhiều phương tiện giao tiếp khác, nhưng ngôn ngữ vẫn không thể bị thay thế.
Hơn nữa, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp có tính phổ biến rộng khắp: ở
mọi nơi, mọi lúc, mọi lứa tuổi, mọi nghề nghiệp, hình thức hoạt động của con
người Và hơn thế nữa, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp có hiệu quả: nó
giúp cho con người bộc lộ và truyền đạt được mọi điều. Có thể nói không có
gì liên quan đến con người, thuộc về con người mà lại không thể biểu hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

18
được bằng ngôn ngữ. Về những phương diện ấy, các phương tiện giao tiếp
khác có sự hạn chế hơn.
Với tư cách là phương tiện giao tiếp, ngôn ngữ có thể tồn tại dưới hai
dạng: nói và viết. Từ khi có chữ viết ra đời, tuy không thể thay thế hoàn toàn
cho ngôn ngữ nói, nhưng chữ viết có những ưu thế riêng của nó. Chữ viết
giúp cho con người giao tiếp trong một khoảng thời gian lâu bền hơn (thậm
chí giữa các thế hệ cách nhau hàng thế kỉ), và cả trong một không gian xa xôi,
rộng lớn hơn (qua thư từ, sách báo ). Nó chuyển hoạt động giao tiếp từ dạng

âm thanh - thính giác, sang dạng đường nét - thị giác. Nó giúp cho hoạt động
giao tiếp được chính xác, chuẩn mực và thúc đẩy chính ngôn ngữ âm thanh
đạt tới mức độ thống nhất, chuẩn mực hoá. Như vậy, nói đến giao tiếp bằng
ngôn ngữ trong thời đại hiện nay là bao gồm cả giao tiếp dưới dạng nói và cả
dưới dạng viết.
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ luôn luôn diễn ra theo hai quá trình:
quá trình phát và quá trình nhận. Quá trình phát là quá trình người nói (hay
người viết) sản sinh hay tạo lập các ngôn bản (sản phẩm ngôn ngữ) nhờ các
yếu tố của hệ thống ngôn ngữ. Còn quá trình nhận là quá trình người nghe
(hay người đọc) tiếp nhận và lĩnh hội được các ngôn bản với những nội dung
giao tiếp nhất định. Hai quá trình này luôn luôn có quan hệ qua lại và tác động
lẫn nhau. Mỗi người muốn tham gia được vào hoạt động giao tiếp bình
thường bằng ngôn ngữ phải có năng lực thực hiện được cả hai quá trình này,
nghĩa là phải hình thành và hoàn thiện được các năng lực nói, nghe, đọc, viết,
hiểu được một ngôn ngữ.
b. Các nhân tố giao tiếp
Nhân tố giao tiếp là những yếu tố có mặt trong hoạt động giao tiếp và
ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp đó. Các nhân tố giao tiếp bao gồm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

19
- Nhân vật giao tiếp: là những người tham gia vào hoạt động giao tiếp.
Trong giao tiếp các nhân vật giao tiếp luân phiên đảm nhiệm vai trò người
phát (nói/viết) hoặc người nhận (nghe/đọc). Tuỳ từng tình huống cụ thể,
người nhận có thể có mặt hay vắng mặt, có thể là một hay nhiều người, tích
cực hay tiêu cực. Để cuộc giao tiếp thành công, người phát phải điều chỉnh lời
nói của mình cho phù hợp với các tình huống nói trên của người nhận.
- Nội dung giao tiếp: chính là điều được đề cập đến trong giao tiếp. Nội
dung giao tiếp có thể là hiện thực của thế giới khách quan ngoài ngôn ngữ

(những sự vật, hiện tượng, đặc điểm, tính chất ), có thể là những sản phẩm
tinh thần của tư duy con người, có thể là cả những tình cảm, cảm xúc và thái
độ của con người đối với điều được nói đến, hoặc đối với người tham gia hoạt
động giao tiếp, hay đối với chính hoạt động giao tiếp.
- Phương tiện giao tiếp: ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng
nhất của con người. Trong giao tiếp, ngôn ngữ có thể được sử dụng ở dạng
nói (giao tiếp miệng/khẩu ngữ), hoặc dạng viết (giao tiếp viết/bút ngữ) và có
thể được dùng theo những cách khác nhau.
- Mục đích giao tiếp: mỗi hoạt động giao tiếp diễn ra đều nhằm một
hoặc một số mục đích nào đó (gọi tắt là đích của giao tiếp). Mục đích giao
tiếp có liên quan đến chức năng của giao tiếp: thông báo, tạo lập quan hệ, biểu
hiện, giải trí, hành động. Giao tiếp có thể nhằm mục đích làm quen, bày tỏ nỗi
vui mừng, lo sợ, thông báo cho người nghe một tư tưởng, một nhận thức nào
đó của mình, đưa ra một lời mời, hay một yêu cầu đòi hỏi người nghe phải
thực hiện Với cuộc giao tiếp có nhiều đích, có đích chính và đích phụ. Mục
đích giao tiếp là một trong những yếu tố chi phối việc lựa chọn nội dung và
cách thức giao tiếp.
- Hoàn cảnh giao tiếp: là hoàn cảnh diễn ra cuộc giao tiếp. Có hoàn
cảnh giao tiếp rộng và hoàn cảnh giao tiếp hẹp. Hoàn cảnh giao tiếp rộng bao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

20
gồm hoàn cảnh tự nhiên (địa lý, lãnh thổ ), hoàn cảnh xã hội (chính trị, kinh
tế, văn hoá, ), hoàn cảnh lịch sử chung của dân tộc, của đất nước. Hoàn
cảnh giao tiếp hẹp là địa điểm, thời gian cụ thể diễn ra cuộc giao tiếp.
“Giao tiếp nói chung, trong đó giao tiếp ngôn ngữ là quan trọng nhất,
không những là một nhu cầu tất yếu, mà còn là một điều kiện không thể thiếu
cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của mỗi con người và của cả xã hội
loài người, của cộng đồng ngôn ngữ”. [40, tr.8]. Về nguyên tắc, giao tiếp

ngôn ngữ mang tính chất xã hội, trong đó những người tham gia giao tiếp phải
có những mối quan hệ nhất định với nhau, đó là quan hệ giao tiếp. Quan hệ
giao tiếp được xây dựng trên hệ thống các mối quan hệ xã hội nói chung, trên
cấu trúc xã hội và trên quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp, hoặc nhóm người
trong xã hội.
1.1.2.2. Sự hiện thực hoá nghĩa của từ trong giao tiếp
Trong hệ thống ngôn ngữ, cũng như ở trạng thái riêng rẽ cô lập, nghĩa
của từ còn mang tính chất trừu tượng. Từ chưa được đặt trong mối quan hệ
tương ứng với một cái được biểu đạt cụ thể nào, hay nói cách khác là chưa
gắn với một chiếu vật cụ thể nào. Mỗi một từ mới chỉ là hình thức ngữ âm
ứng với một cái được biểu đạt còn chung chung, trừu tượng.
Ví dụ, ở ngoài hoạt động giao tiếp từ “cấy” mới chỉ có nghĩa là “cắm
cây giống xuống đất để cho nó tiếp tục sinh trưởng và mang lại lợi ích cho
con người”. Tất nhiên, đó rõ ràng là một hoạt động của con người (chứ không
phải là một vật, một con vật hay một màu sắc, một cảm xúc nào ) và là một
hoạt động thuộc phạm vi canh tác, trồng trọt. Nhưng từ “cấy” như thế còn
chưa cho ta biết một cách cụ thể về nhiều phương diện khác nữa của cái hoạt
động đó, chẳng hạn như hoạt động đó do ai thực hiện? thực hiện như thế nào?
ở đâu? bao giờ? để làm gì? thực hiện với ai và đối tượng là cái gì? v.v
Nhiều thông tin xung quanh cái hoạt động “cấy” còn chưa được cung cấp.

×