Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Thực trạng và các giải pháp nhằm cải thiện môi trường ở làng nghề thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 114 trang )




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH




NGUYỄN VĂN PHỤNG



THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP
NHẰM CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG Ở LÀNG NGHỀ
THỊ XÃ TỪ SƠN TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 01


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phí Văn Kỷ




Thái Nguyên – 2012





i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố
trong các công trình nào khác.
Tôi cam đoan rằng các thông tin trong luận văn đƣợc trích dẫn từ các
tài liệu có nguồn gốc tin cậy./.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN



Nguyễn Văn Phụng




ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin cảm ơn:
- Các thầy, cô giáo Phòng quản lý đào tạo sau đại học, các Khoa, Phòng
Trƣờng đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên.
- Đặc biệt tới thầy giáo Tiến sĩ Phí Văn Kỷ đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo.
- Các cơ quan, ban ngành của tỉnh Bắc Ninh, các phòng ban của thị xã
Từ Sơn, lãnh đạo các địa phƣơng nơi có làng nghề.

- Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những ngƣời
đã động viên và giúp đỡ tôi cả về tinh thần lẫn vật chất trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu để thực hiện đề tài này.
Bắc Ninh, ngày tháng 9 năm 2012
HỌC VIÊN



Nguyễn Văn Phụng



iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii, iv, v,vi
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt vii
Danh mục các bảng, biểu viii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Những đóng góp của đề tài 3
5. Bố cục của luận văn 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.1. Làng nghề với phát triển kinh tế xã hội nông thôn 4
1.1.1.1. Khái niệm và tiêu chí làng nghề 4
1.1.1.2.Đặc điểm chung của làng nghề 4

1.1.1.3. Phân loại và đặc trƣng sản xuất của các làng nghề 5
1.1.1.4. Một số làng nghề chính ở Việt Nam 7
1.1.1.5. Vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế - xã hội 8
1.1.1.6. Những tác động tiêu cực đến môi trƣờng của làng nghề 12
1.1.2. Những vấn đề về môi trƣờng và ô nhiễm môi trƣờng làng nghề 14
1.1.2.1. Quan niệm về môi trƣờng và ô nhiễm môi trƣờng 14
1.1.2.2. Tổng quan về môi trƣờng và ô nhiễm môi trƣờng làng nghề 16
1.1.2.3. Hiện trạng phát thải ô nhiễm môi trƣờng ở các làng nghề 17
1.1.2.4. Tác động của sản xuất ở làng nghề tới sức khỏe cộng đồng 21
1.2. Ô nhiễm môi trƣờng làng nghề và kinh nghiệm xử lý ô nhiễm 22
1.2.1. Ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ở Việt Nam 22
1.2.2. Kinh nghiệm xử lý môi trƣờng của một số nƣớc trên thế giới 23
1.2.2.1. Nhật Bản 23
1.2.2.2. Singapo 24



iv
1.2.3. Kinh nghiệm xử lý ô môi trƣờng của một số tỉnh trong nƣớc 25
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. Câu hỏi nghiên cứu 28
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 28
2.2.1. Phƣơng phân tích số liệu 28
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích so sánh 28
2.2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu 28
2.2.4. Phƣơng pháp xử lý tài liệu 29
2.2.5. Phƣơng pháp thống kê môi trƣờng 29
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích về môi trƣờng 29
2.3.1. Môi trƣờng không khí bị ô nhiễm 29
2.3.2. Môi trƣờng nguồn nƣớc bị ô nhiễm 30

2.3.3. Môi trƣờng đất bị ô nhiễm 30
2.3.4. Tiếng ồn và các yếu tố khí hậu 30
2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích về phát triển sản xuất làng nghề 30
2.4.1. Hệ thống chỉ tiêu phân tích kinh tế. 30
2.2. Hệ thống chỉ tiêu phân tích xã hội 30
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 32
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 32
3.1.1.1. Vị trí địa lý 32
3.1.1.2. Địa hình, kinh tế, xã hội 32
3.1.1.3. Khí hậu và thời tiết 32
3.1.1.4. Đặc điểm đất đai 33
3.1.1.5. Đặc điểm về dân số lao động 35
3.1.1.6. Hệ thống cơ sở hạ tầng 37
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế 38
3.2. Thực trạng phát triển sản xuất và ô nhiễm môi trƣờng ở làng nghề thị xã Từ
Sơn, tỉnh Bắc Ninh 40
3.2.1. Thực trạng phát triển sản xuất ở làng nghề thị xã Từ Sơn 40
3.2.1.1. Loại hình sản xuất kinh doanh chủ yếu tại các làng nghề 40



v
3.2.1.2. Tình hình đất đai cho phát triển ngành nghề của các cơ sở sản xuất 44
3.2.1.3. Tình hình vốn và trang thiết bị sản xuất 45
3.2.1.4. Tình hình lao động trong các làng nghề 48
3.2.1.5. Đóng góp của ngành nghề cho kinh tế xã hội của địa phƣơng 53
3.2.2. Thực trạng ô nhiễm môi trƣờng ở LN thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh 55
3.2.2.1. Nhóm làng nghề tái chế kim loại 55
3.2.2.2. Nhóm làng nghề sản xuất đồ gố mỹ nghệ 62

3.2.2.3. Nhóm làng nghề dệt nhuộm 69
3.2.2.4. Ô nhiêm môi trƣờng tại các làng nghề và tác động đến đới sống, sức khoẻ
và sản xuất nông nghiệp của cộng đồng dân cƣ 73
3.2.2.5. Nguyên nhân và tồn tại 75
CHƢƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG Ở LÀNG
NGHỀ THỊ XÃ TỪ SƠN TỈNH BẮC NINH 78
4.1. Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu phát triển làng nghề gắn liền với bảo vệ
môi trƣờng 78
4.1.1. Quan điểm phát triển làng nghề của tỉnh Bắc Ninh 78
4.1.2. Định hƣớng phát triển làng nghề của tỉnh Bắc Ninh 79
4.1.3. Mục tiêu phát triển làng nghề của tỉnh Bắc Ninh 80
4.2. Các giải pháp nhằm cải thiện môi trƣờng và thúc đẩy sự phát triển bên vững ở
làng nghề thị xã Từ Sơn 80
4.2.1. Quy hoạch các cụm công nghiệp làng nghề, đa nghề .80
4.2.2. Tăng cƣờng sử dụng công cụ pháp luật và các công cụ kinh tế để chống ô
nhiễm môi trƣờng làng nghề 85
4.2.3. Ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất và xử lí ô nhiễm môi trƣờng
91
4.2.4. Hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để bảo vệ môi trƣờng các làng nghề 91
4.2.5. Tổ chức phân cấp bộ máy quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng 95
4.2.6. Thực hiện xã hội hoá công tác bảo vệ môi trƣờng tại các làng nghề 95
4.3. Kiên nghị 97
KẾT LUẬN 99




vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Ký hiệu Chú giải
BOD Nhu cầu ô xi sinh hoá
BVMT Bảo vệ môi trƣờng
COD Nhu cầu ô xi hoá học
DO Hàm lƣợng ô xi hoà tan
ONMT Ô nhiễm môi trƣờng
SS Chất rắn lơ lửng
SXSH Sản xuất sinh học
QCCP Quy chuẩn cho phép
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
TCMT Tiêu chuẩn môi trƣờng
NSTP Nông sản thực phẩm
TSS Tổng chất rắn lơ lửng
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
CN Công nghiệp
UBND Uỷ ban nhân dân
CNH, HĐH Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá
GĐ Giai đoạn
HTX Hợp tác xã
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
CC Cơ cấu
SL Số lƣợng



vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề 13
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất đai của thị xã giai đoạn 2009 – 2011 34

Bảng 3.2: Tình hình dân số, lao động của thị xã giai đoạn 2009 – 2011 36
Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của thị xã giai đoạn 2009 – 2011 39
Bảng 3.4: Các loại hình tổ chức sản xuất ngành nghề giai đoạn 2009-2011 42
Bảng 3.5 Đất đai cho phát triển làng nghề của các cơ sở điều tra năm 2011… …44
Bảng 3.6: Tình hình trang thiết bị của các cơ sở trong làng nghề năm 2011… …47
Bảng 3.7: Quy mô lao động tại các cơ sở làng nghề năm 2011 50
Bảng 3.8: Trình độ kỹ thuật của lao động ở các cơ sở làng nghề năm 2011 52
Bảng 3.9: Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc mặt làng nghề Đa Hội……….… 57
Bảng 3.10: Kết quả phân tích mẫu nƣớc thải Đa Hội 58
Bảng 3.11: Các dạng phát thải từ hoạt động tái chế kim loại 59
Bảng 3.12: Kết quả phân tích nƣớc ngầm tại Đa Hội……………………… 60
Bảng 3.13: Kết quả phân tích chất lƣợng không khí khu vực Đa Hội… ……60
Bảng 3.14 Kết quả phân tích mẫu đất tại làng nghề Đa Hội………………… 61
Bảng 3.15 Các dạng chất thải phát sinh tại Đồng Kỵ……………………… ……65
Bảng 3.16 Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc thải và nƣớc mặt tại Đồng Kỵ 66
Bảng 3.17 Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc ngầm tại Đồng Kỵ……………. 67
Bảng 3.18 Kết quả phân tích chất lƣợng môi trƣờng không khí của Đồng Kỵ …68
Bảng 3.19 Kết quả phân tích chất lƣợng đất làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ 69
Bảng 3.20 Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc thải tại làng nghề Tƣơng Giang…71
Bảng 3.21 Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc mặt tại làng nghề Tƣơng Giang….71
Bảng 3.22 Kết quả phân tích môi trƣờng không khí khu vực làng nghề Tƣơng Giang… 72
Bảng 3.23 Kết quả phân tích chất lƣợng đất khu vực làng nghề Tƣơng Giang… . 72
Bảng 3.24 Lƣợng chất thải rắn phát sinh từ làng nghề dệt nhuộm Tƣơng Giang …. . 73
Bảng 3.25 Tình hình sức khoẻ của ngƣời dân trong các làng nghề 74
Bảng 4.1 Phân loại tác động của các loại làng nghề tới môi trƣờng . 81
Bảng 4.2 Quy định mức thu phí nƣớc thải công nghiệp……………………… …89



viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH

Biểu đồ: 1.1: Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất 7
Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ các làng nghề có các dịch vụ xã hội trong tổng số làng nghề đƣợc
khảo sát 10
Biểu đồ 1.3: Kim ngạch xuất khẩu từ các sản phẩm làng nghề của Việt Nam 11
Hình 3.1: Quy trình gia nhiện, tẩy rỉ và mạ kẽm điện 56
Hình 3.2: Quy trình công nghệ sản xuất đồ gỗ 63
Hình 3.3: Quy trình sản xuất đồ gỗ tại làng Đồng Kỵ 64














1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, ở nhiều vùng nông thôn nƣớc ta các làng nghề đang
phát triển khá mạnh và đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội của các địa
phƣơng. Song bên cạnh đó, cũng nảy sinh nhiều vấn đề về môi trƣờng bức xúc, đòi
hỏi sự quan tâm tháo gỡ kịp thời của các ngành, các cấp, đặc biệt là chính quyền các

địa phƣơng nơi có làng nghề.
Việc phát triển làng nghề là một phần quan trọng của công nghiệp hoá - hiện
đại hoá nông nghiệp và nông thôn trong những năm gần đây. Phát triển mạnh những
ngành nghề, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm làng nghề truyền thống có giá trị
kinh tế cao, sử dụng đƣợc nhiều lao động là lợi thế của làng nghề địa phƣơng. Đời
sống nông dân ở nhiều vùng nông thôn trong cả nƣớc đã khấm khá lên do sản xuất
nông nghiệp phát triển đồng thời với việc khôi phục và phát triển các làng nghề.
Nhiều làng nghề đã nêu đƣợc bài học về làm giàu ở nông thôn. Tuy nhiên chính
những nơi này đã và đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, cần phải
giải quyết kịp thời.
Hiện nay, việc khôi phục và phát triển làng nghề nông thôn đang có nhiều
thuận lợi, đƣợc Nhà nƣớc hộ trợ kinh phí và tìm đầu ra cho sản phẩm. Tuy nhiên, do
phát triển tự phát, ồ ạt và thiếu quy hoạch nên đã dẫn tới hậu quả là môi trƣờng ở
các làng nghề đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tại nhiều làng nghề hiện nay đang bị
ô nhiễm cả về: Vật lý, hóa học và sinh học. Hiện trạng về ô nhiễm biểu hiện: Không
khí thì bị ô nhiễm về nhiệt, tiếng ồn, hơi độc, bụi khói và không gian sống thì ngày
càng bị thu hẹp do đất phải nhƣờng chỗ cho sản xuất công nghiệp và các công trình
khác. Đất sản xuất nông nghiệp và nguồn nƣớc sinh hoạt nhiều nơi đang có nguy cơ
bị ô nhiễm nặng do phế thải công nghiệp và sinh hoạt. Cây xanh vốn là đặc trƣng
của nông thôn Việt Nam, nhƣng nay đã bị thu hẹp dần nhƣờng chỗ cho các công
trình xây dựng. Ô nhiễm môi trƣờng đã và đang tác động xấu đến sức khoẻ con
ngƣời, ngƣời dân làng nghề đang có nguy cơ mắc bệnh mà do ô nhiễm môi trƣờng
gây nên nhƣ da liễu, hô hấp, đƣờng ruột và ung thƣ….



2
Ô nhiễm môi trƣờng nông thôn nói chung và môi trƣờng các làng nghề nói
riêng hiện đang là vấn đề đƣợc cả xã hội quan tâm. Để tìm hiểu thực trạng môi
trƣờng của các làng nghề tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tôi đã lựa chọn đề tài:

"Thực trạng và các giải pháp nhằm cải thiện môi trường ở làng nghề thị xã Từ
Sơn, tỉnh Bắc Ninh".
Đề tài thực hiện sẽ cung cấp thông tin cụ thể về hiện trạng môi trƣờng của
khu vực làng nghề và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trƣờng
phục vụ cho sự phát triển làng nghề bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng hoạt động ô nhiễm môi trƣờng làng nghề và ảnh
hƣởng của nó, từ đó đƣa ra các giải pháp chính nhằm cải thiện môi trƣờng trên địa
bàn dân cƣ tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống lại một số vấn đề về lý luận môi trƣơng và thực tiễn về ô nhiễm
môi trƣờng trong các loại làng nghề.
- Phân tích các hoạt động sản xuất của làng nghề phát sinh ô nhiễm môi
trƣờng ảnh hƣởng đời sống kinh tế, xã hội và sức khoẻ cộng đồng dân cƣ.
- Đánh giá thực trạng môi trƣờng và ô nhiễm môi trƣờng do các làng nghề
gây nên ở thị xã Từ Sơn dựa trên các hoạt động của làng nghề. Từ đó thấy đƣợc
những tồn tại cần khắc phục.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục ô nhiễm môi trƣờng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Nhằm đạt đƣợc những mục tiêu trên đề tài tập trung nghiên cứu:
- Tình hình sản xuất tại các làng nghề liên quan đến môi trƣờng
- Tình hình ô nhiễm môi trƣờng tại các làng nghề
- Các giải pháp chính nhằm khắc phục, hạn chế ô nhiễm môi trƣờng và sự
phát triển bền vững của các làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn.



3

3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu:
- Thực trạng sản xuất của một số làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn
- Thực trạng môi trƣờng của làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn
- Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng môi trƣờng, đƣa ra các giải phápchính
nhằm hạn chế, khắc phục ô nhiễm môi trƣờng tại các làng nghề
3.2.2.Phạm vi không gian
Một số xã, phƣờng có làng nghề tiểu thủ công nghiệp đã và đang gây ô
nhiễm môi trƣờng trên địa bàn thị xã.
3.2.3. Phạm vi thời gian
Phần đặc điểm địa bàn nghiên cứu đƣợc tác giả thu thập trong giai đoạn 2009
– 2011. Số liệu nghiên cứu về làng nghề và tình hình ô nhiễm môi trƣờng đƣợc thu
thập từ số liệu trong thời điểm khảo sát, mức độ ô nhiễm tại các làng nghề; đồng
thời đƣa ra các giải pháp cơ bản trong thời gian tới.
4. Những đóng góp của đề tài.
- Hệ thống lại một số vấn đề về làng nghề, môi trƣờng và ô nhiễm môi
trƣờng. Đồng thời đánh giá một cách trung thực về thực trạng làng nghề, vấn đề ô
nhiễm môi trƣờng tại các làng nghề, trên cơ sở đó đƣa ra một số biện pháp nhằm
khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trƣờng trong các làng nghề.
5. Bố cục của luận văn:
Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4: Các giải pháp nhằm cải thiện môi trƣờng ở làng nghề thị xã Từ sơn tỉnh
Bắc Ninh



4
CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Làng nghề với phát triển kinh tế xã hội nông thôn
1.1.1.1. Khái niệm và tiêu chí làng nghề.
Có nhiều ý kiến đƣa ra về khái niệm làng nghề. Theo Trần Minh Yến khái
niệm làng nghề bao gồm những nội dung sau:
Làng nghề là một thiết chế kinh tế xã hội ở nông thôn, đƣợc cấu thành bởi
hai yếu tố ngành và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong đó
bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối
liên kết về kinh tế, văn hóa và xã hội.
Xét về mặt định tính: làng nghề ở nông thôn nƣớc ta đƣợc hình thành và phát
triển do yêu cầu của phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất nhằm đáp ứng
nhu cầu phát triển và chịu sự chi phối của nông nghiệp và nông thôn. Làng nghề
gắn liền với những đặc trƣng của nền văn hóa lúa nƣớc và nền kinh tế hiện vật, sản
xuất nhỏ tự cấp tự túc.
Xét về mặt định lƣợng: làng nghề là những làng mà ở đó có số ngƣời chuyên
làm nghề thủ công và sống chủ yếu bằng nguồn thu nhập từ nghề đó chiếm một tỷ
lệ lớn trong tổng dân số của làng.
Tiêu chí để xem xét một cách cụ thể đối với một làng nghề điển hình là: số
hộ chuyên làm một hoặc nhiều nghề thủ công, phi nông nghiệp chiếm ít nhất 30%
tổng số hộ và lao động, ở làng nghề có ít nhất 50% tổng giá trị sản xuất và thu nhập
chung của làng, doanh thu hàng năm từ ngành nghề ít nhất 300 triệu đồng.
1.1.1.2.Đặc điểm chung của làng nghề.
Ở mỗi làng nghề tuy bao giờ cũng có sự khác nhau về quy mô sản xuất, quy
trình công nghệ, tính chất sản phẩm nhƣng đều có chung các đặc điểm sau:
- Lực lƣợng lao động trong làng nghề đa số là ngƣời dân sống trong
làng. Các ngành nghề phi nông nghiệp trong làng sẽ tạo ra sản phẩm giúp cho ngƣời
dân tăng thu nhập trong lúc nông nhàn.




5
- Hộ gia đình là đơn vị cơ bản của sản xuất với nguồn nhân lực từ thành viên
trong gia đình và cơ sở hạ tầng tự có. Nhờ vào nhân lực gia đình đã tạo cho các hộ
gia đình khả năng thu nhập không phân biệt lứa tuổi và giới tính vì nó đáp ứng nhu
cầu chung của các thành viên trong gia đình. Do đó, nó có thể huy động mọi ngƣời
trong gia đình tham gia tích cực vào việc tăng sản phẩm sản xuất của gia đình.
- Cơ sở sản xuất dịch vụ tại làng xã là nơi có nhiểu hộ gia đình cùng tham
gia. Điều này tạo nên tính chất riêng biệt của làng nghề, dẫn đến xu thế độc quyền
những nghề nghiệp, sản phẩm.
- Tính chuyên môn hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau trong các làng nghề rất rõ
rệt. Một số trƣờng hợp, sự phân chia lao động trong làng nghề phụ thuộc vào từng
khâu trong quy trình sản xuất. Nghề càng phức tạp, càng có nhiều công đoạn sản
xuất thì tính chuyên môn hóa càng cao. Sự phân chia này không chỉ trong một làng
mà còn có thể mở rộng trong nhiều làng.
- Phần lớn kỹ thuật - công nghệ của làng nghề còn lạc hậu, chủ yếu vẫn sử
dụng các thiết bị thủ công, bán cơ khí hoặc đã đƣợc cải tiến một phần, đa số mua lại
từ các cơ sở công nghiệp quốc doanh, các thiết bị này đã cũ, không đồng bộ, không
đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện làm việc cho ngƣời lao động. Công nghệ
sản xuất đơn giản (còn lạc hậu), cần nhiều sức lao động (với kỹ thuật cũ mang lại
lợi nhuận thấp so với sức lao động đã bỏ ra).
- Biết tận dụng nguyên vật liệu và nhân lực thông qua kỹ năng lao động và
sự khéo léo để tạo thu nhập trong điều kiện thiếu vốn.
1.1.1.3. Phân loại và đặc trưng sản xuất của các làng nghề.
Làng nghề với những hoạt động phát triển đã tạo ra những tác động tích cực
và tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội và môi trƣờng nông thôn Việt Nam với đặc
thù hết sức đa dạng. Cần phải nhìn nhận theo nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau
mới có thể hiểu rõ đƣợc bản chất cũng nhƣ sự vận động của loại hình kinh tế này và
các tác động của nó gây ra đối với môi trƣờng. Để giúp cho công tác quản lý hoạt
động sản xuất cũng nhƣ quản lý, bảo vệ môi trƣờng và làm cơ sở thực tiễn để thấy

đƣợc bức tranh tổng thể về làng nghề Việt Nam, có thể phân loại làng nghề theo
một số dạng sau:



6
- Phân loại theo làng nghề truyền thống và làng nghề mới: dựa trên đặc thù
văn hoá, mức độ bảo tồn các làng nghề đặc trƣng cho các vùng văn hoá lãnh thổ
khác nhau.
- Phân loại theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm: nhằm xác định nguồn và
khả năng đáp ứng nguyên liệu cho hoạt động sản xuất cũng nhƣ phần nào thấy đƣợc
xu thế và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của xã hội.
- Phân loại theo quy mô sản xuất, theo quy trình công nghệ: nhằm xác định
trình độ công nghệ sản xuất và quản lý sản xuất của các làng nghề qua đó có thể
xem xét tiềm năng phát triển đổi mới công nghệ sản xuất đáp ứng cho các nhu cầu
đa dạng hoá sản phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.
- Phân loại theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm: nhằm phục vụ mục tiêu đánh
giá đặc thù, quy mô nguồn thải từ hoạt động sản xuất của làng nghề.
- Phân loại theo mức độ sử dụng nguyên, nhiên liệu: nhằm xem xét, đánh giá
mức độ sử dụng tài nguyên tại các làng nghề, tiến tới có đƣợc giải pháp quản lý và
kinh tế trong sản xuất nhằm giảm lƣợng tài nguyên sử dụng cũng nhƣ hạn chế tác
động đến môi trƣờng.
- Phân loại theo thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và phát triển:
nhằm xem xét tới các yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp và quan trọng nhất đối với sự phát
triển của làng nghề. Tuỳ thuộc vào các tiêu chí mà ta áp dụng
cách phân loại này hay phân loại kia.
Với mục đích nghiên cứu về môi trƣờng làng nghề, cách phân loại theo
ngành sản xuất và loại hình sản phẩm là phù hợp hơn cả. Vì thực tế cho thấy nếu
đánh giá đƣợc ngành sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, quy mô sản
xuất thì sẽ đánh giá đƣợc tác động của sản xuất ngành nghề đến môi trƣờng.

Làng nghề nƣớc ta phong phú về chủng loại, đa dạng về hình thức đã tạo ra
những sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngƣời tiêu dùng. Cách tiếp cận tốt nhất là
nhóm các làng nghề lại theo các kiểu sản phẩm và phƣơng thức sản xuất chính. Theo
cách tiếp cận này, làng nghề đƣợc xem xét đồng thời trên các mặt: quy trình sản xuất, sản
phẩm sản xuất và quy mô sản xuất. Phân loại làng nghề theo 6 nhóm.



7
Thủ công mỹ nghệ
39%
Chế biến l-ơng
thực, thực
phẩm, chăn
nuôi, giết mổ
20%
Tỏi ch ph liu 4%
Dệt nhuộm -ơm
tơ, thuộc da
17%
Các ngành nghề
khác
15%
Vật liệu xây
dựng, khai thác đá
5%

(Ngun: Tng cc mụi trng tng hp, nm 2008)
Biu 1.1: Phõn loi lng ngh Vit Nam theo ngnh ngh sn xut
S phõn chia theo nhúm ngnh cho chỳng ta thy:

- Mi ngnh chớnh cú nhiu ngnh nh liờn quan ph thuc vo nhau to
thnh cỏc nhúm ngnh.
- Mi nhúm ngnh lng ngh trong hot ng sn xut, s gõy nh hng
khỏc nhau n mụi trng.
1.1.1.4. Mt s lng ngh chớnh Vit Nam.
* Lng ngh ch bin lng thc phm, i kốm vi chn nuụi cú s lng
lng ngh ln (chim 20% s lng lng ngh) phõn b u trờn c nc, phn
nhiu s dng lao ng nụng nghip, khụng yờu cu trỡnh cao, hỡnh thc sn xut
th cụng, ớt cú thay i v quy trỡnh sn xut. Nc ta cú nhiu lng ngh th cụng
truyn thng nh nu ru, lm bỏnh a nem, u ph , vi cỏc nguyờn liu chớnh
l go, ngụ, khoai, sn, u , cỏc ngh ny thng gn vi hot ng chn nuụi
quy mụ gia ỡnh.
* Lng ngh thờu, dt nhum, m t, thuc da ó cú t lõu i, nhiu sn
phm ó gn lin vi truyn thng lch s, vn hoỏ m nột a phng. Nhng sn
phm nh la, t tm, th cm, thờu ren, dt may , khụng ch l nhng sn phm
hng hoỏ cú giỏ tr m cũn l nhng tỏc phm ngh thut c ỏnh giỏ cao. Ti cỏc



8
làng nghề nhóm này, lao động nghề thƣờng là lao động chính (chiếm tỷ lệ cao hơn
lao động nông nghiệp)
* Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá có từ lâu đời, tập
trung ở các vùng có sẵn nguyên liệu xây dựng. Lao động loại làng nghề này chủ yếu
là thủ công, quy trình công nghệ thô sơ, tỷ lệ cơ khí hoá thấp. Khi nhu cầu về xây
dựng nhà cửa, công trình tăng, hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng phát triển mạnh
đặc biệt là các vùng núi đá vôi.
* Làng nghề tái chế phế liệu chủ yếu mới hình thành, nên số lƣợng ít nhƣng
lại đƣợc phát triển nhanh về loại hình tái chế (chất thải kim loại, giấy nhựa, vải đã
qua sử dụng). Ngoài ra, các làng nghề cơ khí, chế tạo và đúc kim loại phế liệu sắt

vụn, cũng là loại hình làng nghề.
* Làng nghề thủ công mỹ nghệ: bao gồm các làng nghề gốm, sành sứ, thuỷ
tinh mỹ nghệ, chạm khắc đá, chạm mạ vàng bạc, sản xuất mây tre đan, đồ gỗ mỹ
nghệ, sơn mài, làm nón, dệt chiếu, thêu ren. Đây là nhóm làng nghề chiếm tỷ lệ lớn
về số lƣợng (khoảng 40% tổng số làng nghề) có truyền thống lâu đời, sản phẩm có
giá trị cao, đậm nét văn hoá dân tộc, có tính địa phƣơng cao. Quy trình sản xuất của
các làng nghề này gần nhƣ không thay đổi, lao động thủ công nhƣng đòi hỏi tay
nghề cao, đòi hỏi chuyên môn hoá và có tính chuẩn trong sáng tạo.
* Các nhóm ngành khác: bao gồm các làng nghề chế tạo công cụ thô sơ nhƣ
cầy bừa, quốc xẻng, liềm hái, đóng thuyền, làm quạt giấy, đan vó đan lƣới, làm lƣỡi
câu , những làng nghề nhóm này có từ lâu đời, sản phẩm phục vụ trực tiếp cho
nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của địa phƣơng. Lao động chủ yếu thủ công, thu hút
nhiều lao động, sản phẩm ít có cải tiến thay đổi.
1.1.1.5. Vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Chủ trương phát triển làng nghề
Thời gian qua, xác định vai trò quan trọng của làng nghề, ngành nghề nông
thôn, Đảng và Nhà nƣớc đã tập trung chỉ đạo và ban hành nhiều chính sách nhƣ
Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ về chính sách phát
triển ngành nghề nông thôn, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn,



9
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, giải quyết
việc làm tại chỗ, nâng cao chất lƣợng cuộc sống thu nhập của ngƣời dân, tăng
cƣờng hoạt động xuất khẩu.
Nghị định số 73/1995/NĐ-CP ngày 01/11/1995, Chính phủ đã giao Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc lĩnh vực
ngành nghề nông thôn. Trên cơ sở đó, Bộ NN &PTNT đã xây dựng, ban hành nhiều
chính sách mà cụ thể là Thông tƣ số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 hƣớng

dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định 66/2006/NĐ-CP, Chỉ thị số
28/2007/CT-BNN ngày 18/04/2007 về việc đẩy mạnh thực hiện quy hoạch phát
triển ngành nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm môi trƣờng làng nghề cũng
nhƣ đã có nhiều văn bản chỉ đạo nhằm thúc đẩy phát triển làng nghề.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2006 - 2015 của bộ NN
&PTNT là thực hiện chƣơng trình “mỗi làng một nghề”, với mục tiêu khôi phục và
phát triển làng nghề nông thôn để tạo việc làm, tạo thu nhập từ phi nông nghiệp với các
hoạt động nhƣ: hỗ trợ phát triển làng nghề nông thôn, khuyến khích các hộ gia đình, tƣ
nhân, HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ, đầu tƣ phát triển các ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp, đào tạo nghề và hỗ trợ chuyển lao động
nông nghiệp sang phi nông nghiệp, xây dựng cơ chế quản lý chất thải làng nghề.
- Làng nghề với sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn
Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một yếu tố cực kỳ quan trọng hỗ trợ phát
triển các làng nghề. Khả năng tiếp cận thông tin, điện, nƣớc sạch, giao thông và các
yếu tố khác về cơ sở vật chất là rất cần thiết cho sự phát triển của các làng nghề.
Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống của
ngƣời dân, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo ở nƣớc ta thông qua việc phát triển các
ngành nghề tại các làng nghề. Ngƣợc lại, sự phát triển kinh tế của các làng nghề
cũng góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn, cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ
thuật tại đây.



10

0
20
40
60
80

100
Cã nhµ trÎ
Cã tr¹m y tÕ
®-îc cÊp
n-íc s¹ch
cã ®iÖn l-íi
®iÖn tho¹i
®Õn x·

Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ các làng nghề có các dịch vụ xã hội trong tổng số làng nghề đƣợc
khảo sát
Hạ tầng cơ sở ở những nơi tập trung nhiều làng nghề nhƣ khu vực đồng bằng
sông Hồng, Bắc trung bộ và Đông Nam Bộ nhìn chung phát triển khá tốt do các
làng nghề phần lớn đƣợc hình thành, phát triển ở những nơi tiếp cận thuận lợi mạng
lƣới đƣờng quốc lộ, tỉnh lộ, cùng sự hỗ trợ của các chính sách từ chính quyền tỉnh,
thành phố nhằm thúc đẩy mạnh mẽ phát triển làng nghề. Khu vực miền núi, cũng có
một số làng nghề phát triển, tuy nhiên điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật vẫn không
đƣợc chú trọng đầu tƣ do phần lớn làng nghề ở đây không nhằm mục tiêu phục vụ
thị trƣờng mà chủ yếu sản phẩm
chỉ phục vụ đời sống nhân dân khu vực lân cận.
- Làng nghề và xoá đói giảm nghèo ở nông thôn
Tại các làng nghề, đại bộ phận dân cƣ làm nghề thủ công nhƣng vẫn tham
gia sản xuất nông nghiệp ở một mức độ nhất định. Tại nhiều làng nghề, trong cơ cấu
kinh tế địa phƣơng, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ đạt 60 - 80% và ngành
nông nghiệp chỉ đạt 20 - 40%. Trong những năm gần đây, số hộ và cơ sở ngành
nghề ở nông thôn đang ngày một tăng lên với tốc độ bình quân từ 8,8 - 9,8%/năm,
kim ngạch xuất khẩu từ các sản phẩm làng nghề không ngừng gia tăng (biểu đồ
1.3). Chính vì vậy, có thể thấy, làng nghề đóng vai trò rất quan trọng, trực tiếp giải
quyết việc làm cho ngƣời lao động trong lúc nông nhàn, góp phần tăng thu nhập,
(Nguồn: Báo cáo môi trường làng nghề Quốc Gia,- Tổng cục

môi trường, năm 2008)



11
nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời lao động ở khu vực nông thôn. Bên cạnh
việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động ở khu vực nông thôn còn tạo thêm
việc làm cho lao động phụ nhƣ ngƣời già, trẻ em, ngƣời khuyết tật
Mức thu nhập của ngƣời lao động ngành nghề cao gấp 3 đến 4 lần so với thu
nhập của ngƣời lao động thuần nông. Điều này cũng khiến số hộ gia đình chuyển từ
sản xuất thuần nông sang sản xuất thủ công nghiệp và chuyên làm nghề ngày càng
tăng nhanh. Báo cáo “Nghiên cứu về quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo
hƣớng công nghiệp hoá nông thôn của nƣớc CHXHCN Việt Nam” do bộ NN
&PTNT thực hiện đã chỉ ra rằng, tỷ lệ hộ nghèo trung bình trong số hộ sản xuất thủ
công nghiệp là 3,7% thấp hơn nhiều mức trung bình cả nƣớc là 12%.
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
2006
2007
2008
640
750

850

(Nguồn: Bộ NN &PTNT, năm 2008)
Biểu đồ 1.3: Kim ngạch xuất khẩu từ các sản phẩm làng nghề của Việt Nam
- Làng nghề truyền thống và hoạt động phát triển du lịch
Lợi ích của việc phát triển làng nghề không chỉ là ở kinh tế, giải quyết việc
làm cho lao động địa phƣơng mà còn góp phần bảo tồn đƣợc giá trị văn hoá lâu dài.
Điểm chung của làng nghề là thƣờng nằm trên trục giao thông đƣờng bộ hay đƣờng
sông. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các điểm hoặc tuyến du lịch lữ
hành. Ngoài những lợi thế nhƣ cảnh quan thiên nhiên, vị trí địa lý, nét văn hoá đặc
sắc, các làng nghề còn có sức hút đặc biệt bởi mỗi làng lại gắn với một vùng văn hoá hay
một hệ thống di tích lịch sử. Bên cạnh đó, khách tham quan còn đƣợc tận mắt theo dõi
quá trình sản xuất ra các sản phẩm thậm chí là tham gia thực hành vào một khâu sản xuất
nào đó, chính điều này tạo nên sức hấp dẫn của du lịch làng nghề.
Triệu USD




12
Nhận thức đƣợc tiềm năng phát triển du lịch tại làng nghề sẽ góp phần gia tăng
tỷ trọng của nhóm ngành công nghiệp hoặc dịch vụ ở địa phƣơng, đồng thời tăng thêm
cơ hội cho các cơ sở sản xuất thông qua các hoạt động giới thiệu và bán sản phẩm
truyền thống, nâng cao đời sống của ngƣời dân thông qua các dịch vụ phụ trợ , điển
hình nhƣ các tỉnh Hà Tây (trƣớc đây), Hoà Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, đã và
đang phát triển mạnh mẽ loại hình du lịch làng nghề. đây là điểm đến của nhiều tuyến
du lịch lữ hành của khách tham quan trong nƣớc đồng thời thu hút nhiều khách du lịch
1.1.1.6. Những tác động tiêu cực đến môi trường của làng nghề.
Bên cạnh mặt tích cực, sự phát triển hoạt động sản xuất tại làng nghề đã phát
sinh một số tác động tiêu cực đến môi trƣờng. Những tác động sấu đến môi trƣờng

nhiều năm qua đã làm cho chất lƣợng môi trƣờng nhiều làng nghề ngày càng suy
giảm, ảnh hƣởng không chỉ tới sự phát triển bền vững ở làng nghề, mà còn ảnh
hƣởng đến cả tính bền vững của nhiều ngành kinh tế khác.
* Một số tồn tại của làng nghề ở Việt Nam:
Làng nghề Việt Nam trong quá trình phát triển, đến nay đã bộc lộ một
số tồn tại sau:
- Quy mô sản xuất của làng nghề nhỏ, phần lớn quy mô hộ gia đình (chiếm
72% tổng số cơ sở sản xuất)
Quy mô sản xuất tại nhiều làng nghề là quy mô nhỏ, khó phát triển vì mặt
bằng sản xuất trật hẹp xen kẽ với khu vực sinh hoạt. Sản xuất càng phát triển thì
nguy cơ lấn chiếm khu vực sinh hoạt, phát thải ô nhiễm tới khu dân cƣ càng lớn,
dẫn đến chất lƣợng môi trƣờng càng xấu đi.
- Nếp sống tiểu nông của ngƣời chủ sản xuất nhỏ xuất thân từ nông dân đã
ảnh hƣởng mạnh tới sản xuất làng nghề, làm tăng mức độ ô nhiễm môi trƣờng.
Ngƣời sản xuất không nhận thức đƣợc tác hại lâu dài của ô nhiễm, chỉ quan
tâm đến lợi nhuận trƣớc mắt, các cơ sở sản xuất tại làng nghề thƣờng lựa chọn quy
trình sản xuất thô sơ tận dụng nhiều sức lao động trình độ thấp. Hơn thế nhằm hạ
giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, nhiều cơ sở sản xuất còn sử dụng các
nhiên liệu rẻ tiền, hóa chất độc hại (kể cả đã cấm sử dụng) không đầu tƣ phƣơng



13
tiện, dụng cụ bảo hộ lao động, không đảm bảo điều kiện lao động nên đã làm tăng
mức độ ô nhiễm môi trƣờng. Ví dụ nhƣ các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm,
là nguồn chất thải rắn tạo bụi ở làng nghề bún Phú Đô mỗi năm sử dụng 5.250 tấn
than, làng nghề Dƣơng Liễu là 34.000 tấn. Nhƣ vậy theo ƣớc tính của viện Khoa
học công nghệ và Môi trƣờng cứ một tấn than cháy tạo ra 0, 2 tấn xỉ than thì chỉ
riêng làng nghề bún Phú Đô đã thải ra 7.850 tấn xỉ than/năm.
- Quan hệ sản xuất mang đặc thù của quan hệ gia đình, dòng tộc, làng xã.

Nhiều làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống, sử dụng lao động có
tính gia đình, sản xuất theo kiểu "bí truyền", giữ bí mật cho dòng họ, tuân theo
"hƣơng ƣớc" không cải tiến áp dụng những khoa học kỹ thuật, nên đã cản trở
việc áp dụng giải pháp khoa học kỹ thuật mới, không khuyến khích sáng kiến
mang hiệu quả BVMT của ngƣời lao động.
- Công nghệ sản xuất và thiết bị phần lớn ở trình độ lạc hậu chắp vá, kiến
thức tay nghề không toàn diện dẫn tới quá trình sản xuất tiêu tốn nhiều nhiên,
nguyên liệu làm tăng phát thải nhiều chất ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, đất, khí ảnh
hƣởng tới giá thành sản phẩm và chất lƣợng môi trƣờng. Kỹ thuật lao động sản xuất
ở các làng nghề chủ yếu là thủ công, bán cơ khí, chƣa có làng nghề nào áp dụng tự
động hóa đƣợc thể hiện qua bảng 1.1
Bảng 1.1: Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề
Đơn vị tính: %
Trình độ kỹ thuật
Chế biến nông,
lâm, thủy sản
Thủ công mỹ
nghệ và vật liệu
xây dựng
Các
ngành
dịch vụ
Các
ngành
khác
Thủ công, bán cơ khí
61,51
70,69
43,90
59,44

Cơ khí
38,49
29,31
56,10
40,56
Tự động hóa
0
0
0
0
(Nguồn: báo cáo môi trường quốc gia – Tổng cục môi trường, năm 2008)
- Vốn đầu tƣ của các cơ sở sản xuất tại các làng nghề quá thấp, khó có điều
kiện phát triển hoặc đổi mới công nghệ theo hƣớng thân thiện với môi trƣờng.
Sản xuất mang tính tự phát, không có kế hoạch lâu dài, nên khó huy động tài
chính và vốn đầu tƣ lớn từ các nguồn khác (quỹ tín dụng, ngân hàng). Do đó, khó



14
chủ động trong đổi mới kỹ thuật và công nghệ, lại càng không thể đầu tƣ cho xử lý
môi trƣờng.
- Trình độ ngƣời lao động, chủ yếu là lao động thủ công, đang học nghề, văn
hóa thấp, nên hạn chế nhận thức đối với công tác BVMT.
Chất lƣợng lao động và trình độ chuyên môn kỹ thuật ở các làng nghề nhìn
chung còn thấp chủ yếu là lao động phổ thông, số lao động chỉ tốt nghiệp cấp I, II
chiếm trên 60%. Mặt khác đa số ngƣời lao động xuất thân từ nông dân nên chƣa có
ý thức về môi trƣờng lao động, chỉ cần việc làm có thu nhập cao hơn thu nhập từ
nông nghiệp hoặc bổ sung thu nhập trong lúc nông nhàn,
nên ngại học hỏi, không quan tâm tới BVMT .
- Nhiều làng nghề chƣa quan tâm tới xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho BVMT.

Cạnh tranh trong 1 số loại hình sản xuất đã thúc đẩy một số làng nghề đầu tƣ
đổi mới công nghệ, kỹ thuật sản xuất. Tuy nhiên đây không phải là đầu tƣ cho kỹ
thuật bảo vệ môi trƣờng. Vì vậy hầu hết các cơ sở sản xuất trong làng nghề đều
không có các hệ thống xử lý chất thải trƣớc khi thải ra môi trƣờng.
Hầu hết các làng nghề không có đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật để thu gom và xử
lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trƣờng, nhƣ không có hệ thống thu gom và xử lý
nƣớc thải, không có bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, không chú ý đầu tƣ
phƣơng tiện thu gom quản lý chất thải nguy hại. Đây là một thách thức lớn vì để
khắc phục điều này đòi hỏi nhiều kinh phí và thời gian.
1.1.2. Những vấn đề về môi trường và ô nhiễm môi trường làng nghề
1.1.2.1. Quan niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường
* Khái niệm về môi trường
Theo Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2005 tại Điều 3 thì môi trƣờng đƣợc định
nghĩa nhƣ sau: “ Môi trƣờng bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con ngƣời và sinh vật„„
Nhƣ vậy, môi trƣờng là tổng hoà các mối quan hệ giữa tự nhiên và con ngƣời
trong đó bao gồm các yếu tố vật chất nhân tạo, chúng tạo nên một thể thông nhất tác



15
động trực tiếp tới đời sống của con ngƣời, ảnh hƣởng đến sự tồn tại và phát triển
của con ngƣời và thiên nhiên.
Vai trò của môi trƣờng: Môi trƣờng là tất cả những gì xung quanh ta, cho ta
cơ sở để tồn tại, sinh sống và phát triển. Vai trò của môi trƣờng thể hiện trên các
mặt sau:
- Môi trƣờng là nơi con ngƣời khai thác tài nguyên vật liệu và năng lƣợng
cần thiết cho hoạt động sản xuất và cuộc sống.
- Môi trƣờng là nơi cƣ trú và cung cấp thông tin cho con ngƣời.

- Môi trƣờng là nơi chứa chất thải.
- Môi trƣờng là không gian sống và cung cấp các dịch vụ cảnh quan.
Nhƣ vậy, môi trƣờng có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của con
ngƣời, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của con ngƣời. Bên cạnh đó mối
quan hệ giữa con ngƣời với môi trƣờng là mối quan hệ hai chiều, có tác động trực
tiếp qua lại với nhau. Con ngƣời vừa là nhân tố ảnh hƣởng đến môi trƣờng đồng
thời cũng là tác nhân thúc đẩy môi trƣờng phát triển. Để phát huy vai trò của môi
trƣờng, làm cho môi trƣờng có tác động tích cực đến con ngƣời thì con ngƣời với tƣ
cách là chủ thể tác động phải có trách nhiệm và ý thức BVMT, làm cho môi trƣờng
cân bằng và trong sạch.
* Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Trƣớc khi tìm hiểu về khái niệm ô nhiễm môi trƣờng chúng ta cần phải hiểu
đƣợc „„Tiêu chuẩn môi trƣờng,, theo Luật BVMT năm 2005 thì „„TCMT là giới hạn
cho phép của các thông số về chất lƣợng môi trƣờng xung quanh, về hàm lƣợng của
chất gây ô nhiễm trong chất thải đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định
làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trƣờng‟‟ . Cơ cấu của hệ thống TCMT bao
gồm các nhóm chính sau:
- Những quy định chung
- Tiêu chuẩn nƣớc, bao gồm nƣớc mặt nội địa, nƣớc ngầm, nƣớc biển và ven
biển, nƣớc thải; Tiêu chuẩn không khí, bao gồm khói bụi, khí thải; Tiêu chuẩn liên
quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp; Tiêu
chuẩn bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ.



16
- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử,
văn hoá và Tiêu chuẩn liên quan đến môi trƣờng do các hoạt động khai thác khoáng
sản trong lòng đất, ngoài biển
Hiện nay, ở nƣớc ta đã có trên 200 TCMT quy định về chất lƣợng môi

trƣờng, đây là cơ sở để chúng ta đo mức độ chuẩn của môi trƣờng, đồng thời cũng
là căn cứ để đánh giá mức độ vi phạm môi trƣờng có liên quan.
Từ khái niệm về TCMT, khái niệm ô nhiễm môi trƣờng đƣợc định nghĩa
trong Luật BVMT năm 2005 nhƣ sau:
„„Ô nhiễm môi trƣờng là sự biến đổi của các thành phần môi trƣờng không
phù hợp với tiêu chuẩn môi trƣờng, gây ảnh hƣởng xấu đến con ngƣời, sinh vật‟‟
Nhƣ vậy ta có thể thấy khái niệm ONMT phụ thuộc vào hai yếu tố: tác động
vật lý của chất thải và phản ứng của con ngƣời đối với tác động ấy. Tác động vật lý
của chất thải có thể mang tính sinh học nhƣ làm thay đổi gen di truyền, giảm đa
dạng sinh học, ảnh hƣởng đến mùa màng hoặc sức khoẻ con ngƣời. Tác động cũng
có thể mang tính hoá học nhƣ ảnh hƣởng của mƣa axít đối với các công trình, nhà
cửa
1.1.2.2. Tổng quan về môi trường và ô nhiễm môi trường làng nghề
Các chất thải phát sinh tại nhiều làng nghề đã và đang gây ô nhiễm môi
trƣờng và làm suy thoái môi trƣờng nghiêm trọng, tác động trực tiếp tới sức khoẻ
ngƣời dân và ngày càng trở thành vấn đề bức xúc. Ô nhiễm môi trƣờng làng nghề
có một số đặc điểm sau:
* Ô nhiễm môi trƣờng tại làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi
một khu vực (thôn, làng, xã). Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với khu
sinh hoạt nên đây là loại hình ô nhiễm khó quy hoạch và kiểm soát.
* Ô nhiễm môi trƣờng tại làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản
xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm và tác động trực tiếp tới môi trƣờng
nƣớc, đất và không khí trong khu vực.
* Ô nhiễm môi trƣờng tại các làng nghề thƣờng khá cao tại các khu vực sản
xuất, ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khoẻ ngƣời lao động.

×