Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Chuyển biến về kinh tế, xã hội Huyện Sơn Dương (Tỉnh Tuyên Quang) trong thời kỳ đổi mới (1986 đến 2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.27 KB, 119 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




NGUYỄN THỊ THU TRANG




CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN
SƠN DƢƠNG (TỈNH TUYÊN QUANG) TRONG
THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 - 2010)





LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ







Thái Nguyên- Năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



NGUYỄN THỊ THU TRANG



CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN
SƠN DƢƠNG (TỈNH TUYÊN QUANG) TRONG
THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 - 2010)


Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 602254



LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ
2. PGS.TS Đỗ Hồng Thái





Thái Nguyên, Năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa có ai công bố
trong một công trình nào khác.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục i
Danh mục các chữ viết tắt iii
Danh mục các bảng iv
MỞ ĐẦU 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 3
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
3.3. Nhiệm vụ của đề tài 3
4. NGUỒN TƢ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
4.1. Nguồn tƣ liệu 3
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 4
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 4

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN 4
Chƣơng 1. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN SƠN
DƢƠNG TRƢỚC NĂM 1986 5
1.1. Khái quát huyện Sơn Dƣơng 5
1.1.1. Điều kiện tự nhiên – Quá trình hình thành 5
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 11
1.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Sơn Dƣơng trƣớc năm 1986 16
1.2.1. Tình hình kinh tế 16
1.2.2. Tình hình xã hội 21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
Chƣơng 2. CHUYỂN BIẾN KINH TẾ HUYỆN SƠN DƢƠNG
(1986 – 2010) 24
2.1. Huyện Sơn Dƣơng trong thời kỳ đổi mới đất nƣớc 24
2.1.1. Bối cảnh lịch sử mới 24
2.1.2. Đƣờng lối đổi mới của Đảng và sự vận dụng của Đảng
bộ huyện Sơn Dƣơng. 25
2.2. Chuyển biến về kinh tế. 28
2.2.1. Kinh tế nông nghiệp – lâm nghiệp 28
2.2.2. Kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 50
2.2.3. Kinh tế Thƣơng mại - dịch vụ, du lịch 60
2.2.4. Xây dựng cơ bản 69
Chƣơng 3. CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI HUYỆN SƠN DƢƠNG
(1986 – 2010) 74
3.1. Lao động – Việc làm 74
3.2. Thu nhập – Đời sống 77
3.3. Văn hóa – Giáo dục 79
3.3.1. Văn hóa 79

3.3.2. Giáo dục 85
3.4. Y tế – Môi trƣờng 92
3.4.1. Về y tế 92
3.4.2. Về môi trƣờng 96
3.5. An ninh – Quốc phòng 99
3.5.1. Về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội 100
3.5.2. Về quốc phòng 101
KẾT LUẬN 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Đọc là
BCH
Ban chấp hành
CNH – HĐH
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
Nxb
Nhà xuất bản
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông

TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TW
Trung ƣơng
UBND
Ủy ban nhân dân




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
Danh mục các bảng
Trang
1.1. Bảng dân số và lao động huyện Sơn Dƣơng (2001 - 2005) 14
2.1. Bảng các chỉ tiêu tổng hợp chủ yếu huyện Sơn Dƣơng (1995 - 2000) 27
2.2. Bảng sản lƣợng, diện tích, năng suất lúa (1996 – 2000) 36
2.3. Bảng số lƣợng đàn gia súc huyện Sơn Dƣơng (1996 - 2000) 38
2.4. Bảng sản lƣợng các sản phẩm chăn nuôi năm 2000 38
2.5. Bảng cơ cấu ngành trong sản xuất nông nghệp (2001 - 2010) 46
2.6. Bảng giá trị sản xuất công nghiệp huyện Sơn Dƣơng (2001 – 2010) 54
2.7. Biểu đồ cơ cấu giá trị các ngành kinh tế (2000 - 2010). 55
2.8. Bảng cơ cấu công nghiệp phân theo ngành năm 2005 56
2.9. Bảng tổng mức giá trị bán lẻ hàng hóa 64
3.1. Bảng cơ cấu lao động theo nghành huyện Sơn Dƣơng (2005 - 2010) 75
3.2. Bảng hệ thống trƣờng học phổ thông huyện Sơn Dƣơng
(1993 – 1999) 86
3.3. Biểu đồ biến động số lƣợng học sinh các bậc học huyện Sơn
Dƣơng (2000 - 2008) 88

3.4. Bảng cán bộ ngành y, dƣợc huyện Sơn Dƣơng (1991 – 2005) 93
3.5. Bảng tổng số lƣợt ngƣời khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế huyện
Sơn Dƣơng (2001 - 2010) 94



1
MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nƣớc ta bƣớc vào một kỷ
nguyên độc lập, thống nhất, đi lên CNXH. Trong những năm đầu xây dựng
CNXH trên phạm vi cả nƣớc, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc chúng ta
cũng gặp không ít những khó khăn, yếu kém, sai lầm dẫn đến tình trạng
khủng hoảng kinh tế xã hội. Trong bối cảnh đó, Đại hội đại biểu quốc lần thứ
VI (tháng 12/1986) diễn ra nhƣ một mốc son lịch sử, đánh dấu sự chuyển
hƣớng có ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành mô hình kinh tế mới. Đặc
trƣng cơ bản của mô hình kinh tế mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đề
ra là phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, chuyển nền kinh tế quan
liêu bao cấp sang kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng XHCN có sự quản lý và
điều tiết của Nhà nƣớc. Đƣờng lối đổi mới này tiếp tục đƣợc khẳng định và
hoàn thiện tại Đại hội toàn quốc lần thứ VII (6/1991), lần IX (4/2001).
Trải qua hơn 20 năm từ khi đƣờng lối đổi mới đƣợc triển khai với các
kế hoạch dài hạn nối tiếp nhau đã tạo ra những bƣớc chuyển biến căn bản làm
thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Đến năm 1996, Việt Nam đã
thoát ra khỏi khủng hoảng - đó là thành tựu vƣợt bậc của đất nƣớc sau hơn 10
năm thực hiện đổi mới. Thành tựu đó đã tạo ra động lực mạnh mẽ để toàn
Đảng, toàn dân tin tƣởng vào sự đúng đắn của đƣờng lối đổi mới và tiếp tục
bƣớc vào thời kỳ phát triển mới thực hiện mục tiêu CNH - HĐH đất nƣớc,
thực hiện dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

Sự nghiệp đổi mới hơn 2 thập kỷ đã thực sự tạo ra những chuyển biến
mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội cả nƣớc. Trong sự vận động chung ấy,
huyện Sơn Dƣơng (tỉnh Tuyên Quang) đã có sự biến đổi đáng kể về kinh tế - xã
hội. Trong lịch sử, Sơn Dƣơng là nơi đã từng diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng


2
đại của cách mạng Việt Nam gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
trong những năm giữa thế kỷ XX: là trung tâm căn cứ địa cách mạng, Thủ đô
Khu giải phóng trong những ngày tiền khởi nghĩa và là một bộ phận nằm trong
An toàn khu TW; nơi ở và làm việc của Bác Hồ, Bác Tôn và các cơ quan TW
của Đảng, Chính phủ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Sơn
Dƣơng nằm ở phía Nam huyện Tuyên Quang với một vị trí chiến lƣợc quan
trọng: phía Bắc giáp huyện Yên Sơn; phía Tây nam giáp ba huyện Đoan Hùng,
Phong Châu (Phú Thọ), Lập Thạch (Vĩnh Phúc); phía Đông giáp hai huyện Đại
Từ, Định Hoá (Thái Nguyên). Với một vị trí chiến lƣợc quan trọng và điều kiện
tự nhiên đa dạng, Sơn Dƣơng có nhiều lợi thế cho phát triển một nền kinh tế đa
dạng với nền tảng là nông – lâm – công nghiệp khai thác và vật liệu xây dựng,
chế biến nông lâm sản - dịch vụ, du lịch. Phát huy những điều kiện thuận lợi
đó, qua gần 20 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh, Đảng bộ huyện, nhân dân các dân tộc huyện Sơn Dƣơng đã phát huy
truyền thống cách mạng kiên cƣờng, năng động sáng tạo vƣợt qua mọi khó
khăn thử thách thực hiện thành công đƣờng lối đổi mới của Đảng, tạo ra sự
chuyển biến quan trọng về kinh tế xã hội. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu
đạt đƣợc cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế. Do đó, việc nghiên cứu tìm hiểu sự
chuyển biến về kinh tế - xã hội của huyện trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2010)
không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn.
Nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Sơn Dƣơng
còn nhằm góp phần bổ sung và cung cấp thêm tƣ liệu cho việc nghiên cứu,
biên soạn lịch sử địa phƣơng, cũng nhƣ phục vụ công tác tuyên truyền giáo

dục truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn vấn đề “Chuyển biến về
kinh tế - xã hội huyện Sơn Dương(tỉnh Tuyên Quang) trong thời kỳ đổi
mới (1986 - 2010)” làm đề tài luận văn thạc sĩ.


3
3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn là những chuyển biến về kinh tế và
xã hội ở huyện Sơn Dƣơng trong thời kỳ đổi mới từ 1986 – 2010
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian:
Luận văn giới hạn huyện Sơn Dƣơng thuộc tỉnh Tuyên Quang. Địa giới
hành chính huyện gồm: 32 xã và 1 thị trấn (thị trấn Sơn Dƣơng)
- Về thời gian:
Luận văn nghiên cứu từ 1986 đến năm 2010. Tuy nhiên, để làm sáng tỏ
sự chuyển biến kinh tế của huyện, luận văn còn đề cập khái quát tình hình
kinh tế - xã hội của huyện trƣớc 1986.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
Thứ nhất, Luận văn đề cập khái quát huyện Sơn Dƣơng về điều kiện tự
nhiên, đặc điểm và tình hình kinh tế - xã hội trƣớc năm 1986
Thứ hai, Luận văn nghiên cứu hệ thống, toàn diện những chuyển
biến về kinh tế - xã hội của huyện từ 1986 đến 2010. Qua đó, rút ra đặc
điểm, mặt mạnh và những hạn chế của huyện Sơn Dƣơng trong phát triển
kinh tế - xã hội từ năm 1986 đến năm 2010
4. NGUỒN TƢ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Nguồn tư liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng:
- Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nƣớc, của các cấp

bộ Đảng; Các báo cáo tổng kết hằng năm của các cơ quan Đảng, chính quyền
về kinh tế - xã hội của huyện Sơn Dƣơng từ năm 1986 đến năm 2010.
- Các Niên giám thống kê của tỉnh Tuyên Quang, huyện Sơn Dƣơng từ
năm 1986 đến 2010. Các số liệu thống kê của các Trung tâm lƣu trữ và Cục
Thống kê Tuyên Quang


4
- Một số công trình nghiên cứu, bài viết, bài báo, tập san của TW và địa
phƣơng đã viết về đổi mới kinh tế - xã hội Sơn Dƣơng. Đặc biệt là các cuốn
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang và Lịch sử Đảng bộ huyện Sơn Dƣơng
Ngoài các tƣ liệu thành văn, chúng tôi còn sử dụng các tài liệu thu thập
đƣợc qua các đợt điền dã tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến xây dựng và
phát triển huyện Sơn Dƣơng
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Với mục đích dựng lại quá trình chuyển biến về kinh tế - xã hội của
huyện Sơn Dƣơng trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến 2010, chúng tôi sử
dụng phƣơng pháp lịch sử chủ yếu, kết hợp với phƣơng pháp logic. Ngoài ra,
chúng tôi còn sử dụng các phƣơng pháp khảo sát, điền dã, so sánh, đối chiếu,
phân tích, tổng hợp sự kiện làm sáng tỏ những vấn đề cần trình bày
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Luận văn trình bày hệ thống, khách quan quá trình phát triển,
chuyển biến kinh tế, biến đổi xã hội huyện Sơn Dƣơng trong thời kỳ đổi
mới (1986 – 2010)
- Luận văn đánh giá những thành công của công cuộc đổi mới huyện
Sơn Dƣơng, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế và nêu lên một số giải pháp
nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Sơn Dƣơng. Với
những đóng góp đó, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho Đảng bộ
huyện Sơn Dƣơng trong việc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Đồng thời, có thể làm tƣ liệu giảng dạy lịch sử địa phƣơng.

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn chia làm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Tình hình kinh tế - xã hội huyện Sơn Dƣơng trƣớc năm 1986.
Chƣơng 2: Chuyển biến kinh tế huyện Sơn Dƣơng (1986 - 2010).
Chƣơng 3: Chuyển biến xã hội huyện Sơn Dƣơng (1986 - 2010).


5
Chƣơng 1
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN SƠN DƢƠNG
TRƢỚC NĂM 1986

1.1. Khái quát huyện Sơn Dƣơng
1.1.1. Điều kiện tự nhiên – Quá trình hình thành
Sơn Dƣơng là huyện miền núi trung du nằm ở phía Nam tỉnh Tuyên
Quang, có vị trí địa lí từ 21º30' đến 21º50' độ vĩ Bắc, từ 105º15' đến
105º35' độ kinh Đông. Phía Bắc giáp huyện Yên Sơn. Phía Nam và phía
Tây Nam giáp ba huyện Đoan Hùng, Phong Châu (Phú Thọ), Lập Thạch
(Vĩnh Phúc). Phía Đông giáp hai huyện Đại Từ, Định Hóa(Thái Nguyên),
đƣợc coi là điểm huyết mạch nối liền các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, Lào
Cai với các tỉnh ở khu vực miền núi Đông Bắc nhƣ Thái Nguyên, Cao
Bằng, Bắc Kạn [24,tr.5]. Chiều dài của huyện từ xã Trung Yên đến xã
Lâm Xuyên kéo dài 80 km, chiều rộng từ xã Hợp Hòa đến xã Hồng Lạc
dài 30km. Tổng diện tích tự nhiên có 789,26 km
2
bằng 13,4% diện tích
của toàn tỉnh Tuyên Quang. Trên địa bàn huyện có Quốc lộ số 2C đi qua
theo hƣớng Bắc Nam, Quốc lộ 37 đi qua theo hƣớng Đông Tây là những
trục giao thông quan trọng thúc đẩy giao lƣu kinh tế huyện với các huyện

trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang và các tỉnh lân cận.
Địa hình huyện Sơn Dƣơng khá phức tạp. Rừng núi chiếm tới 3/4 diện
tích toàn huyện và chi phối điều kiện tự nhiên bởi bốn dãy núi lớn: hai dãy
núi Hồng và Tam Đảo (phía Đông – Bắc) theo hƣớng Bắc – Nam tạo thành
ranh giới giữa Sơn Dƣơng và tỉnh Thái Nguyên, dãy núi Sáng (phía Nam)
chạy từ Đông sang Tây là ranh giới giữa Sơn Dƣơng và tỉnh Vĩnh Phúc, dãy
núi Bầu – Lịch theo hƣớng Đông Nam – Tây Bắc kéo dài từ xã Sơn Nam đến
xã Đông Thọ đã chia huyện thành hai khu vực có điều kiện tự nhiên tƣơng đối
khác biệt. Phía Bắc mang đậm nét địa hình miền núi với nhiều núi đá, núi đất


6
cao hiểm trở xen kẽ là các thung lũng nhỏ. Phía Nam chủ yếu là núi đất, địa
hình mang dáng dấp của vùng thƣợng trung du.
Khí hậu của huyện mang đặc điểm chung khí hậu của tỉnh Tuyên
Quang, nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hƣởng của khí hậu lục địa Bắc Á - Trung
Hoa, có 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh khô và mùa hè nóng ẩm, mƣa nhiều.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23,5
0
C, là nhiệt độ lý tƣởng cho sự
phát triển thảm thực vật, cây công nghiệp, cây nông nghiệp và là môi trƣờng
tốt cho các loại động vật nuôi, động vật hoang dã. Mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 5, mùa mƣa từ tháng 6 đến tháng 11. Lƣợng mƣa bình quân hàng năm
1.500mm - 1.800mm. Năm có lƣợng mƣa cao từ 2.400mm - 2.420mm, năm
có lƣợng mƣa thấp từ 1.100mm - 1.200mm, số ngày mƣa trung bình 94
ngày/năm, lƣợng nƣớc bốc hơi trung bình 745 mm, độ ẩm trung bình 85%.
Tuy ít bị ảnh hƣởng trực tiếp của những cơn bão lớn nhƣng Sơn Dƣơng lại
hay có gió lốc, mƣa đá và lũ quét.
Về đất đai, Sơn Dƣơng có nguồn tài nguyên đất đai khá màu mỡ bao gồm:
- Đất phù sa suối (P) phân bố tập trung chủ yếu ở ven sông Phó đáy,

sông Lô chảy qua địa bàn huyện. Đây là loại đất có diện tích tƣơng đối lớn,
thích hợp cho trồng lúa và cây nông nghiệp ngắn ngày.
- Đất dốc tụ trồng lúa nƣớc (Ld) phân bố xen kẽ các khu đồi đất thấp.
Đây là loại đất đƣợc hình thành do sự tích tụ các sản phẩm phong hoá trên cao
đƣa xuống, có độ phì khá, thích hợp cho trồng lúa
- Đất feralit biến đổi do trồng lúa (Lf) đƣợc hình thành do quá trình cải tạo
trồng lúa nƣớc, loại đất này phân bố chủ yếu ở vùng tiếp giáp với đồi núi và thung
lũng sông, suối thích hợp cho việc trồng lúa và các cây nông nghiệp ngắn ngày.
- Đất nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ (Fp), loại đất phân bố ở
các khu vực canh tác, thích hợp cho việc trồng màu và các cây công
nghiệp ngắn ngày.


7
- Đất vàng nâu phát triển trên phiến sa thạch (Fq) tập trung ở các khu
vực đồi núi, địa hình đồi bát úp thấp thoải, tầng đất dày, đây là loại đất có
diện tích lớn. Loại đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây
chè, và cây lâm nghiệp.
Nhìn chung, khí hậu và thổ nhƣỡng Sơn Dƣơng thích hợp để phát triển
các vùng chuyên canh phát triển cây nông nghiệp cũng nhƣ cây lâm nghiệp và
các loại công nghiệp lâu năm, đặc biệt trên địa bàn huyện có khả năng phát
triển mở rộng diện tích cây chè, cây mía, đỗ tƣơng.
Sơn Dƣơng có nhiều sông, suối, ngòi. Lớn nhất là sông Lô, sông Lô bắt
nguồn từ Trung Quốc chảy qua Hà Giang xuống Tuyên Quang, chảy dài theo
trục Bắc Nam của huyện qua địa phận 8 xã (từ xã Vĩnh Lợi đến xã Lâm
Xuyên) với chiều dài 33 km, phân cách với ba huyện Yên Sơn (Tuyên
Quang), Đoan Hùng, Phong Châu (Phú Thọ). Sông Phó Đáy chảy trong nội
địa theo hƣớng Bắc - Nam qua địa phận 12 xã (từ xã Trung yên đến xã Ninh
Lai) với chiều dài 50 km. Ngoài ra, do có địa hình đồi núi và dãy núi Tam
Đảo nên hệ thống suối, khe, lạch phong phú: suối Lê, ngòi Thia, ngòi Khổng,

ngòi Lẹm, ngòi Xoan…. tạo nguồn nƣớc phong phú, rất thuận lợi cho phát
triển sản xuất nông, lâm nghiệp và đầu tƣ xây dựng nhà máy thuỷ điện nhỏ.
Lƣợng phù du sinh vật và bùn bã hữu cơ trên sông khá phong phú, có thể phát
triển nuôi cá lồng trên nhiều đoạn sông. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát
triển thủy sản. Có 2 nguồn nƣớc chủ yếu có mối quan hệ chặt chẽ, ảnh hƣởng
mạnh mẽ đến quá trình khai thác sử dụng đất:
- Nƣớc mƣa: Lƣợng mƣa hàng năm lớn và nƣớc mƣa là một trong hai
nguồn nƣớc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh. Tuy
nhiên do phân bố mƣa theo mùa và không đều gây ra tình trạng ngập úng cục
bộ trong mùa mƣa và thiếu nƣớc trong mùa khô. Cần phải khắc phục hai yếu


8
tố hạn chế ngƣợc chiều này bằng xây dựng hệ thống kênh mƣơng, các hồ đập
để điều tiết nƣớc giữa hai mùa, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp và
sinh hoạt của nhân dân.
- Nƣớc từ các sông suối, ao hồ, đập: Đây là nguồn nƣớc chủ yếu phục
vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện với hai con sông là sông Lô,
sông Phó Đáy và các hồ, đập lớn nhƣ hồ Nhƣ Xuyên, hồ Cây Sấu Hiện nay,
nguồn nƣớc này đƣợc sử dụng để trữ nƣớc và cung cấp nƣớc cho sản xuất
nông lâm nghiệp.
Nguồn nƣớc ngầm khá dồi dào, có ở khắp lãnh thổ huyện và chất lƣợng
tốt đủ tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt. Mực nƣớc ngầm không sâu và tƣơng đối
ổn định, thuận lợi cho khai thác, kể cả khai thác đơn giản trong sinh hoạt của
nhân dân. Tuy vậy, nƣớc ngầm phân bố không đều theo cấu thành địa chất.
Sự đa dạng về địa hình đã đem lại cho Sơn Dƣơng sự phong phú về các
loài động vật và thực vật. Những năm giữa thế kỷ XX trở về trƣớc, trên địa
bàn huyện có nhiều loại gỗ quý (đinh, lim, sến táu); các cây dƣợc liệu có giá
trị (ba kích, thiên niên kiện, trầm hƣơng, sa nhân). Huyện có diện tích rừng và
đất rừng tƣơng đối lớn so với diện tích tự nhiên (diện tích đất rừng chiếm trên

59,86% diện tích tự nhiên, độ che phủ của rừng năm 2005 đạt trên 52%. Diện
tích rừng trồng trên 21.000 ha, là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho
công nghiệp chế biến gỗ, giấy và bột giấy [28,tr.10].
Trữ lƣợng rừng gỗ 1.770.273 m
3
, gồm:
+ Trữ lƣợng rừng gỗ là tự nhiên 829.632 m
3
.
+ Trữ lƣợng rừng gỗ là rừng trồng 940.641 m
3
.
Trữ lƣợng rừng tre, nứa 33.152.000 cây, gồm:
+ Trữ lƣợng rừng tre, nứa là rừng tự nhiên 32.406.000 cây.
+ Trữ lƣợng rừng tre, nứa là rừng trồng 746.000 cây.


9
Khu vực Vƣờn quốc gia Tam Đảo (thuộc địa bàn 5 xã của huyện Sơn
Dƣơng gồm: Kháng Nhật, Hợp Thành, Hợp Hoà, Ninh Lai, Thiện Kế) với
tổng diện tích 6.078,4 ha, chiếm 12,9% tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn
huyện, trong đó: đất có rừng 5.105,4 ha, đất chƣa có rừng 973 ha. Đây là
nguồn tài nguyên quý giá cần đƣợc bảo vệ và tăng cƣờng công tác trồng rừng
tái sinh [24,tr.79]. Trong vƣờn quốc gia có hệ thực vật đa dạng (nhiều loại cây
nhƣ thông, tuế, thông đất, khuyết lá thông, cỏ tháp bát, dƣơng xỉ), trong đó có
nhiều loài thực vật quý hiếm (trầm hƣơng, nghiễn, lát hoa, tuế đá vôi, hoàng
đàn, mun, pơ mu), đặc biệt trên địa bàn huyện có khu rừng nguyên sinh có giá
trị nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch sinh thái trong tƣơng lai. Động vật
rừng của huyện khá phong phú với những loài thú tại rừng nguyên sinh
thƣờng sống ở rừng sâu, xa dân cƣ.

Dƣới lòng đất, nhiều loại khoáng sản phân bố trên khắp địa bàn huyện
đã đƣợc phát hiện và khai thác
Quặng thiếc (70% thiếc): có 12 điểm tập trung ở các xã Kháng Nhật,
Hợp Thành, Phúc Ứng, thị trấn Sơn Dƣơng với trữ lƣợng 28.830 tấn.
Quặng sắt, chì, kẽm: có 5 điểm tập trung ở các xã Quyết Thắng,
Thƣợng Ấm, Đông Thọ.
Quặng Vônfram: tập trung ở xã Thiện Kế với trữ lƣợng khoảng 13.350 tấn.
Quặng Barite: hầu hết là mỏ lộ thiên, khai thác thuận lợi tập trung ở các
xã Hợp Hoà, Ninh Lai, Thiện Kế, Tân Trào với trữ lƣợng trên 1,5 triệu tấn .
Cao lanh, Penspat: tập trung ở xã Hào Phú, Vân Sơn, Lƣơng Thiện với
trữ lƣợng khoảng 6, 5 triệu tấn.
Hệ động vật khá phong phú nhƣ: hƣơu, nai, trăn, cầy, đặc biệt có
vƣờn cò tại Làng Thiện (xã Thiện Kế) với hàng vạn con đến cƣ trú; Nhiều
hang động đẹp nhƣ: hang động thôn Tú Trạc (xã Tú Thịnh), hang động
thôn Cầu Đá (xã Thiện Kế) , nhiều thác, suối nƣớc chảy tự nhiên suốt cả
bốn mùa nhƣ thác Đát (xã Hợp Hòa) và thác Đồng Bừa (xã Đông Lợi),


10
suối Khuổi Kịch…; Nhiều khu vực có thuận lợi về cảnh quan sinh thái tự
nhiên nhƣ núi Bòng, núi Thia, núi Hồng, vùng núi thuộc dãy Tam Đảo
Từ điều kiện tự nhiên, nhìn trong tổng thể đã tạo ra các tiền đề thuận lợi
cho huyện xây dựng cơ cấu kinh tế nông, lâm, công nghiệp chế biến và dịch
vụ. Với địa thế ba bề núi non hiểm trở, lại có đƣờng bộ nối liền với thị xã
Tuyên Quang, Thái Nguyên, Vĩnh Yên và đƣờng thủy xuyên suốt về trung du,
đồng bằng làm cho huyện Sơn Dƣơng không những có khả năng phát triển
nền kinh tế hàng hóa mà còn đầy đủ các yếu tố cần thiết của một căn cứ địa
chiến lƣợc, cơ động khi có chiến tranh.
Sơn Dƣơng là một vùng đất đƣợc hình thành từ khá sớm trong lịch sử .
Từ xa xƣa Sơn Dƣơng đã là nơi cƣ trú của các bộ lạc ngƣời cổ đại. Nhờ

những thành tựu mới của ngành Khảo cổ học, hiện nay trên vùng đất Sơn
Dƣơng đã phát hiện nhiều di vật của cƣ dân từ thời đồ đá, đồ đồng, đồ sắt.
Năm 2003, tại thôn Văn Sòng xã Thiện Kế, nhân dân địa phƣơng đã đào đƣợc
chiếc trống đồng Đông Sơn, có niên đại cách đây khoảng 4.000 năm [1,tr.10],
cũng vào thời gian đó, nhân dân thôn Bắc Hoàng thuộc thị trấn Sơn Dƣơng đã
đào đƣợc chiếc trống đồng có đại cách ngày nay khoảng 2.000 năm. Trải qua
các thời kỳ lịch sử, Sơn Dƣơng có nhiều thay đổi về địa giới hành chính. Khi
Nhà nƣớc Văn Lang ra đời, Sơn Dƣơng thuộc bộ Văn Lang. Thời Nhà Minh
(thế kỷ XV) gọi là châu Để Giang: Để là Đáy, Giang là Sông, tức là châu
Sông Đáy – vùng đất chạy dọc theo Sông Đáy. Đến thế kỷ XVI, châu Để
Giang đƣợc đổi tên thành châu Sơn Dƣơng: Sơn là núi, Dƣơng là ánh sáng
lúc mặt trời mọc trên đỉnh núi. Châu Sơn Dƣơng thuộc phủ Đoan Hùng, trấn
Sơn Tây bao gồm 42 xã và 4 trang [20,tr.320]. Năm 1888, Nhà Nguyễn tách
Sơn Dƣơng nhập vào thừa tuyên Tuyên Quang. Đầu thế kỷ XX, thực dân
Pháp chia Tuyên Quang thành hai tỉnh là Tuyên Quang và Hà Giang, Sơn
Dƣơng dƣới quyền quản lý trực tiếp của tỉnh Tuyên Quang. Năm 1976, Tuyên


11
Quang và Hà Giang đƣợc sáp nhập gọi tên là tỉnh Hà Tuyên và Sơn Dƣơng là
một trong những trọng điểm kinh tế của tỉnh Hà Tuyên. Năm 1991, Hà Tuyên
lại chia thành hai tỉnh là Tuyên Quang và Hà Giang, Sơn Dƣơng là đơn vị
hành chính trực thuộc tỉnh Tuyên Quang.
Tính đến năm 1999, Sơn Dƣơng có 165.188 ngƣời gồm 10 dân tộc anh
em (Kinh, Tày, Sán Chay, Sán Dìu, Nùng, Mông, Hoa, Mƣờng) sống gắn bó
đoàn kết trong 33 xã (Trung Yên, Minh Thanh, Tân Trào, Bình Yên, Lƣơng
Thiện, Tú Thịnh, Hợp Thành, Kháng Nhật, Hợp Hòa, Thiện Kế, Ninh Lai,
Tuân Lộ, Thanh Phát, Thƣợng Ấm, Vĩnh Lợi, Cấp Tiến, Phúc Ứng, Sơn Nam,
Đại Phú, Phú Lƣơng, Tam Đa, Hào Phú, Hồng Lạc, Sầm Dƣơng, Lâm Xuyên,
Văn Phú, Vân Sơn, Đông Lợi, Chi Thiết, Đồng Quý, Quyết Thắng, Đông

Thọ) và 1 thị trấn (Thị trấn Sơn Dƣơng) với 442 thôn bản.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
* Đặc điểm kinh tế
Là một huyện miền núi với tổng diện tích đất tự nhiên là 78.813 ha,
năm 2001 diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 19.044.75 ha, trong đó diện
tích đất trồng lúa là 7.326,25 ha; đất lâm nghiệp là 36.514,68 ha [29, tr25].
Nhân dân huyện Sơn Dƣơng từ xa xƣa đã sống bằng nghề chính là sản xuất
nông nghiệp: trồng lúa, hoa màu, các cây thực phẩm trong đó cây lúa là cây
lƣơng thực chính, chăn nuôi; sản xuất lâm nghiệp chủ yếu là trồng rừng và
khai thác các nguồn lợi từ rừng. Bền bỉ suốt mấy nghìn năm lịch sử, bằng
sức lao động cần cù, nhân dân các dân tộc huyện Sơn Dƣơng không ngừng
cải tạo tự nhiên, biến những đồi cằn, núi hoang, gò bãi, đầm lầy…thành các
tràn ruộng, cánh đồng, hồ cá, vƣờn cây xanh tƣơi phục vụ cuộc sống con
ngƣời. Quá trình tác động quyết liệt vào tự nhiên đã hình thành hai vùng
kinh tế - xã hội với những đặc riêng khá rõ nét: Vùng phía Nam dân cƣ chủ
yếu là ngƣời Kinh, Cao Lan, Sán Dìu, Hoa,… quần tụ thành từng làng lớn ở


12
ven sông suối, chân núi, sống chủ yếu bằng trồng trọt và chăn nuôi; Phía
Bắc huyện dân cƣ phần lớn là ngƣời Kinh, Tày, Dao, Nùng, Mông, Sán Chay
sinh sống ở triền núi, trong thung lũng, ven sông suối, ngòi trồng trọt và
chăn nuôi còn khai thác các nguồn lợi trên rừng dƣới lòng đất cũng là nguồn
thu nhập quan trọng.
Ngoài trồng lúa, với lợi thế về thổ nhƣỡng của vùng đất trung du miền
núi thích hợp cho phát triển các cây lƣơng thực và cây công nghiệp ngắn
ngày. Đất feralit và đất nâu vàng tập trung ở các xã khu vực trung và thƣợng
huyện rất thích hợp cho việc phát triển cây sắn cho giá trị kinh tế và thu nhập
cao nên đã hình thành ở huyện các vùng chuyên canh trồng sắn lớn ở các xã
Cấp Tiến, Tiến Bộ và trồng rải rác ở các xã lân cận, phục vụ nhu cầu ở địa

phƣơng và xuất khẩu. Cùng với cây lƣơng thực và cây thực phẩm, nhân dân
Sơn Dƣơng còn trồng các loại cây công nghiệp và cây ăn quả có sản lƣợng và
giá trị kinh tế cao mà ngày nay vẫn đang dƣợc phát triển: cây chè, nhãn, vải,
mía. Bên cạnh trồng trọt, Sơn Dƣơng với một địa hình đa dạng và một thảm
thực vật phong phú nên có điều kiện để đẩy mạnh chăn nuôi các đàn gia súc
lớn và chăn nuôi trang trại.
Nhờ có một nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú (đất sét, cao lanh,
đá vôi, các loại quặng…) nên Sơn Dƣơng có điều kiện để phát triển các ngành
công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng qui
mô lớn. Các ngành tiểu thủ công nghiệp nhƣ: đan lát, mây tre đan, đồ mộc,
chế biến gỗ, cơ khí… đã đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhân dân địa phƣơng và
đem bán ra nhiều nơi trên cả nƣớc.
Sơn Dƣơng có khu di tích lịch sử cách mạng Tân Trào - ATK gắn liền với
lịch sử dân tộc Việt Nam, là thủ đô của khu giải phóng Việt Bắc, gồm các địa
danh lịch sử nổi tiếng nhƣ: Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào, lán Nà Lừa,


13
đình Tân Trào, hang Bòng, nhà làm việc và hầm an toàn của Bác Tôn… đã trở
thành một địa danh lịch sử nổi tiếng . Hiện nay, trên địa bàn huyện có hơn 100
điểm di tích chủ yếu nằm trên địa bàn các xã: Tân Trào, Trung Yên, Minh
Thanh, Bình Yên.
Với tiềm năng du lịch nhƣ vậy Sơn Dƣơng có thể xây dựng các tuyến
du lịch với sự liên kết với các huyện trong tỉnh và các tỉnh khác thành các
tuyến du lịch sinh động và hấp dẫn khách du lịch thập phƣơng. Năm 2010,
huyện đã thu hút trên 400.000 lƣợt khách du lịch. Nghành công nghiệp
không khói này đang hứa hẹn mở ra một tiềm năng cho sự phát triển kinh
tế của huyện.
* Đặc điểm xã hội
Sơn Dƣơng là một vùng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sinh

sống và sản xuất, nên từ sớm nơi đây đã trở thành địa bàn cƣ trú của nhiều
dân tộc nhƣ: dân tộc Kinh, dân tộc Tày, dân tộc Sán Dìu …trong đó, dân tộc
Kinh chiếm 56,3% [24,tr.7].
Về dân số, Sơn Dƣơng có quy mô dân số ở mức cao chiếm 24,56% dân số
của tỉnh Tuyên Quang, chất lƣợng dân số đang đƣợc cải thiện, tuy nhiên tốc độ
tăng dân số còn cao tạo ra áp lực đáng kể về việc làm và những vấn đề xã hội. Dân
số trung bình của huyện năm 2005 có 178.763 ngƣời đứng thứ hai trong tỉnh, với
tốc độ tăng bình quân 1,25% giai đoạn 2001-2005, cao hơn tốc độ tăng trung bình
của tỉnh (1,15%) Năm 2005 toàn huyện có 38.140 hộ với 178.763 ngƣời thuộc
hơn 10 dân tộc , sống gắn bó tại 424 thôn bản trong 33 xã, thị trấn. Dân số nông
thôn chiếm 92,3%, dân số thành thị chỉ chiếm 7,7 %. Tỷ lệ dân thành thị thấp hơn
nhiều so với tỷ lệ bình quân của cả nƣớc (24,76%) điều đó chứng tỏ mức độ đô thị
hoá ở huyện còn thấp. Dân số nam chiếm 49,8%, nữ chiếm 50,2% tƣơng đƣơng
với mức trung bình của tỉnh.


14
1.1. Bảng dân số và lao động huyện Sơn Dƣơng (2001 - 2005)
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
Tốc độ tăng b q
2001 - 2005 (%)
1. Dân số
(ngƣời)
170089
172130

174118
176726
178763
1.25
- Nam
84133
85274
86710
88009
89058
1.42
- Nữ
85956
86856
87408
88717
89705
1.08
- Thành thị
12875
13147
13432
13466
13817
1.66
- Nông thôn
157214
158983
160686
163260

164946
1.22
2. Dân số
trong độ
tuổi LĐ
90744
92017
93119
94439
95527
1.28
- Thành thị
7402
7983
8091
8112
8323
2.62
- Nông thôn
83342
84034
85082
86327
87204
1.16
Nguồn: [4]
Lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh chống ngoại xâm và xây dựng đất nƣớc
đã hun đúc nên tinh thần và truyền thống đấu tranh kiên cƣờng bất khuất của nhân
dân các dân tộc huyện Sơn Dƣơng. Nơi đây đã từng diễn ra nhiều sự kiện lịch sử
trọng đại của cách mạng Việt Nam: những năm giữa thế kỷ XX Tân Trào – Sơn

Dƣơng là nơi nuôi chí bền gan của cả dân tộc trở thành trung tâm Căn cứ địa cách
mạng của cả nƣớc, Thủ đô khu giải phóng nơi bắt nguồn khởi đầu cho Cách mạng
tháng Tám năm 1945 giành chính quyền về tay nhân dân khai sinh ra nƣớc Việt
Nam Dân chủ cộng hòa (2/9/1945); An toàn khu trong những năm kháng chiến
chống Pháp đầy gian khổ mà hào hùng. Các di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng
Cây đa Tân Trào, Lán Nà Lừa, Đình Tân Trào, Đình Hồng Thái, Đình Thanh La,
Hang Bòng, Bến Bình Ca …là những minh chứng hùng hồn cho một thời kỳ đấu
tranh cách mạng quyết liệt và sôi nổi của nhân dân các dân tộc huyện Sơn Dƣơng.


15
Sơn Dƣơng có 3 tôn giáo chính là Công giáo, Phật giáo, Tin Lành.
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 5/33 xã có đồng bào theo đạo (đạo Thiên
Chúa Giáo, đạo Tin Lành) một số xã theo đạo Phật, còn lại đa phần là
theo tín ngƣỡng dân gian, tự thờ cúng tổ tiên tại nhà. Tính đến 2012, trên
địa bàn huyện có 19 chùa với 2.213 tín đồ. Nhìn chung, các tín đồ ở
huyện đều sống với mục đích tốt đời đẹp đạo. Trong những năm qua cấp
ủy, chính quyền đã có những chủ trƣơng, biện pháp chỉ đạo thực hiện
chính sách tôn giáo trên địa bàn huyện đảm bảo đúng qui định, các tổ
chức chính trị xã hội đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ
trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về công tác tôn giáo
đến nhân dân. Huyện đã quan tâm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở
vùng đồng bào có đạo, hệ thống chính trị vùng đồng bào có đạo đƣợc
củng cố, kiện toàn.
Nhân dân các dân tộc huyện Sơn Dƣơng có một đời sống văn hóa
tinh thần khá phong phú, đa dạng mang những nét đặc trƣng của văn hóa
vùng miền. Hàng năm, huyện duy trì tổ chức lễ hội Tân Trào kỉ niệm
thành công của Cách mạng tháng Tám nhằm ôn lại những năm tháng lịch
sử hào hùng ngay trên mảnh đất quê hƣơng căn cứ địa với những điệu
múa, lời ca và hoạt động thể dục thể thao mang đậm nét dân tộc, có ý

nghĩa thiết thực đối với việc giáo dục truyền thống cho nhân dân và đã
dần trở thành một nét văn hóa đặc trƣng của huyện; Bên cạnh đó, các dân
tộc của huyện cũng luôn giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống với nhiều lễ
hội dân gian: lễ hội cầu may, cầu mƣa ở xã Tân Trào; lễ hội cầu đinh, cầu
lão ở xã Hào Phú; lễ hội đình Thọ Vực ở xã Hồng Lạc; lễ hội chùa Hang ở
xã Thiện Kế; lễ hội đình Linh Xuyên ở xã Hợp Hòa; lễ hội đền Thƣợng ở
thị trấn Sơn Dƣơng; lễ hội đình Nhƣ Xuyên ở xã Đồng Quý.


16
1.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Sơn Dƣơng trƣớc năm 1986
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, cách mạng
Việt Nam chuyển sang thời kỳ cả nƣớc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lƣợc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (tháng 12/ 1976)
đã vạch rõ: Mục tiêu cao nhất của dân tộc ta là xây dựng nƣớc Việt Nam
thành một nƣớc XHCN có nền kinh tế công, nông nghiệp hiện đại, văn hóa,
khoa học kỹ thuật tiến tiến, quốc phòng vững mạnh và đời sống văn minh
hạnh phúc.
Phù hợp với giai đoạn cách mạng mới, tháng 12/1975, Bộ Chính trị TW
Đảng (khóa III) ra nghị quyết số 245- NQ/TW Về viêc bỏ khu hợp tỉnh. Thực
hiện chủ trƣơng của Bộ Chính trị, tại kỳ họp thứ hai, ngày 27/12/1975, Quốc
hội khóa V đã quyết nghị hợp nhất hai tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang
thành tỉnh Hà Tuyên. Là huyện trọng điểm kinh tế của tỉnh, dƣới sự lãnh đạo
trực tiếp của Tỉnh ủy Hà Tuyên, nhân dân các dân tộc huyện Sơn Dƣơng đã
nhanh chóng hòa mình cùng cả nƣớc đi lên CNXH, hăng hái bắt tay vào việc
thực hiện nhiệm vụ xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa xã hội góp phần cùng
nhân dân cả nƣớc giành nhiều thắng lợi trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc nƣớc Việt Nam XHCN.
1.2.1. Tình hình kinh tế
Vận dụng nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (12/1976) và

nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tuyên lần thứ I ( 25/4 đến 2/5/ 1977) vào
hoàn cảnh cụ thể của địa phƣơng, Đảng bộ huyện Sơn Dƣơng xác định: Sơn
Dƣơng là một huyện miền núi trung du có đầy đủ các điều kiện để phát triển
kinh tế nông, lâm và tiểu thủ công nghiệp. Trên cơ sở phân tích những đặc
điểm thuận lợi và khó khăn của huyện. Báo cáo của Huyện ủy Sơn Dƣơng tại


17
Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ X (tháng 2/1977) đã đề ra những phƣơng
hƣớng lâu dài là: Phải giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, thực phẩm;
phát triển vượt bậc tất cả các ngành kinh tế theo hướng tổ chức lại sản xuất,
đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; nâng cao mức tăng trưởng của sản xuất
nông, lâm nghiệp bằng cách tích cực thâm canh tăng vụ, mở rộng diện tích,
đẩy mạnh chăn nuôi, cây công nghiệp và nghề rừng, ngành thủ công nghiệp
chú ý chế biến nông, lâm sản và sản xuất các mặt hàng địa phương có sẵn
nguyên, vật liệu, lao động chuyên môn [10,tr.22].
Về nông nghiệp
Qua hai năm vừa cải tạo vừa xây dựng, tình hình kinh tế - xã hội huyện
tuy đã đạt đƣợc nhiều thành tích đáng kể song nhìn chung vẫn dựa trên nền
sản xuất tiểu nông mang đậm nét lao động thủ công [1,tr.40]; Do tác động của
chiến tranh nên nền kinh tế tăng trƣởng chậm, nhiều mặt sản xuất còn trì trệ
phân tán, chế độ quản lý hạch toán bị buông lỏng thiếu đồng bộ… Khắc phục
tình trạng trên, huyện đã áp dụng nhiều biện pháp cải tạo toàn diện nền kinh
tế, đặc biệt là sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, trong đó quan trọng nhất là thực
hiện thắng lợi cuộc vận động tổ chức lại sản xuất và chủ trƣơng phân cấp
quản lý, tăng cƣờng xây dựng cấp huyện do TW đề ra.
Trong kinh tế hợp tác xã, việc hợp nhất các hợp tác xã nông nghiệp
để mở rộng qui mô và tăng cƣờng lao động trong các hợp tác xã đƣợc
thực hiện nhanh chóng tính từ 1975 đến 1980 từ 141 hợp tác xã đã hợp
nhất đƣợc 54 hợp tác xã, trong đó có 29 hợp tác xã toàn xã. Riêng năm

1977, kinh tế tập thể đã quản lý 90,3% tổng diện tích đất canh tác; 80,3%
sức kéo; 98% lao động nông nghiệp và toàn bộ cơ sở vật chất (nhà kho,
sân phơi, sân phơi, lò giống, hệ thống thủy nông). Tháng 3/1981, huyện


18
đã tiến hành thí điểm khoán sản phẩm đến nhóm và ngƣời lao động theo
Chỉ thị 100 của TW tại 5 xã (Hào Phú, Tam Đa, Đại Phú, Phúc Ứng,
Thƣợng Ấm). Cuối năm 1985, tất cả các hợp tác xã trong toàn huyện đã
thực hiện khoán sản phẩm cây trồng; 40% số hợp tác xã khoán sản phẩm
các ngành nghề khác nhau. Khoán mới tạo cho các hợp tác xã sử dụng có
hiệu quả các tƣ liệu sản xuất; nắm đƣợc sản phẩm lao động, thực hiện
phân phối hợp lý hơn và làm tốt nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc; động viên
nông dân tận dụng sức lao động trong gia đình; cải tiến kỹ thuật áp dụng
khoa học vào sản xuất tạo bƣớc chuyển mới trong sản xuất nông nghiệp.
Trong quá trình sản xuất, huyện thƣờng xuyên chú ý tới công tác định
canh, định cƣ coi đó là nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện chính sách dân
tộc của Đảng. Từ 1976 đến 1980, huyện đã vận động 1.267 hộ đồng bào rẻo
cao với 8.300 nhân khẩu hạ sơn, thành lập 21 hợp tác xã định canh, định cƣ
và 4 đội sản xuất xen ghép góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, hạn
chế bớt nạn đốt phá rừng và tạo thêm các điểm kinh tế dân sinh mới.
Các hợp tác xã đƣợc củng cố đã tăng cƣờng xây dựng cơ sở vật chất, áp
dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nên sản xuất nông nghiệp đạt
đƣợc nhiều kết quả . Năm 1977, huyện thành lập 33 đội chuyên thủy lợi, huy
động 184.913 ngày công làm mới, sửa chữa hàng trăm công trình thủy nông.
Năm 1978, có 70,4 % diện tích lúa mùa, 83% diện tích lúa đông xuân đƣợc
cấy giống mới. Năm 1980, diện tích gieo trồng đạt 16.070 ha; tổng sản lƣợng
lƣơng thực đạt 31.743 tấn; toàn huyện có 14.878 con trâu, 36.593 con lợn và
500 ha ao hồ thả cá; so với năm 1976 tổng diện tích gieo cấy tăng 36,4%, cây
công nghiệp tăng 17,8%, sản lƣợng lƣơng thực tăng 31,3%, đàn trâu tăng

19,1%, đàn lợn tăng 25,3%. Do có nhiều thành tích thâm canh lúa, hai hợp tác

×