Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Hành trình sáng tác của Nguyên Ngọc từ Đất nước đứng lên đến Đất Quảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 115 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM







TRƢƠNG THỊ HÒA ÁI





HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYÊN NGỌC
TỪ "ĐẤT NƯỚC ĐỨNG LÊN" ĐẾN "ĐẤT QUẢNG”





LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN













Thái Nguyên, năm 2012




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






TRƢƠNG THỊ HÒA ÁI





HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYÊN NGỌC
TỪ "ĐẤT NƯỚC ĐỨNG LÊN" ĐẾN "ĐẤT QUẢNG”


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
MÃ SỐ: 60.22.34


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. Phong Lê







Thái Nguyên, năm 2012



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung thực

và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.



Tác giả luận văn



Trƣơng Thị Hòa Ái












Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục i

PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. NGUYÊN NGỌC VỚI VĂN HỌC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG PHÁP 10
1.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội và văn học kháng chiến chống Pháp 10
1.2. Con đường vào nghề văn của Nguyên Ngọc 16
1.3. Đất nước đứng lên - một trong những đỉnh cao của văn học chống Pháp 17
1.3.1. So với loại Truyện anh hùng chiến sĩ thi đua 18
1.3.2. So với các tác phẩm đạt Giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam
1951-1952 và 1954-1955 25
Chƣơng 2. NGUYÊN NGỌC VỚI VĂN HỌC CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC 35
2.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội và văn học chống Mỹ cứu nước 35
2.2. Chặng đường sáng tác mới của Nguyên Ngọc 41
2.2.1. Giai đoạn từ 1954 đến 1964 41
2.2.2. Giai đoạn từ 1965 đến 1975 46
2.3. Rừng xà nu và Đất Quảng trong dàn đồng ca văn học chống Mỹ 58
2.3.1. Truyện ngắn “Rừng xà nu” 59
2.3.2. Tiểu thuyết “Đất Quảng” 66
Chƣơng 3. NGUYÊN NGỌC - SỰ KẾT TINH TRỌN VẸN
PHONG CÁCH SỬ THI VỀ CHIẾN TRANH 72
3.1. Giới thuyết về phong cách và phong cách sử thi 72
3.1.1. Giới thuyết về phong cách 72

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
3.1.2. Giới thuyết về phong cách sử thi 75
3.2. Cảm hứng sử thi trong văn học Việt Nam 1945 - 1975 78
3.3. Đặc trưng phong cách Nguyên Ngọc 80
3.2.1. Chất liệu và đề tài 81
3.2.2. Nhân vật trung tâm 88

3.2.3. Ngôn ngữ và giọng điệu 98
KẾT LUẬN 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã mở ra một kỷ
nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc. Từ đây, một nền văn học
mới gắn liền với lí tưởng độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội được khai sinh.
Nền văn học mới phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn từ năm 1945 đến năm
1975, và giai đoạn từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX. Văn học Việt Nam giai
đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 là nền văn học
của chế độ mới, vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Đường lối văn nghệ của Đảng là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên
một nền văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, thống nhất về tổ chức
và quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn - chiến sĩ. Ở giai đoạn này, trên đất
nước ta diễn ra nhiều sự kiện lớn lao: cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô
cùng ác liệt kéo dài suốt ba mươi năm, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
trên miền Bắc, Những sự kiện ấy đã tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới toàn bộ
đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật. Gắn
bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước nên quá trình vận động, phát
triển của nền văn học cách mạng ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của
dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước. Tổ quốc trở thành đề
tài trung tâm, trở thành nguồn cảm hứng lớn xuyên suốt trong những bài thơ
của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Giang Nam, Thu Bồn, Lê Anh Xuân, Phạm Tiến
Duật, Nguyễn Khoa Điềm, ; trong những truyện ngắn và tiểu thuyết của

Nguyễn Thi, Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, Phan Tứ,
Nguyễn Minh Châu,
1.2. Nguyên Ngọc là một trong số những nhà văn - chiến sĩ đã có đóng
góp xuất sắc cho nền văn học cách mạng Việt Nam. Ông sáng tác ở cả hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Với bút danh Nguyên Ngọc và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Nguyễn Trung Thành, nhà văn đã khẳng định được tên tuổi, cũng như vị trí
của mình trong nền văn học dân tộc qua nhiều tác phẩm như Đất nước
đứng lên (giải nhất về tiểu thuyết - Giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt
Nam 1954-1955), Mạch nước ngầm (truyện vừa, 1960), Rẻo cao (tập
truyện ngắn, 1961), Rừng xà nu (truyện ngắn đạt Giải thưởng Văn nghệ
Nguyễn Đình Chiểu, 1965), Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc
(tập truyện và kí, 1969), Đất Quảng (tiểu thuyết, 1970), Tác phẩm của
ông đã được nhiều thế hệ bạn đọc yêu thích và rất nhiều nhà nghiên cứu,
phê bình quan tâm tìm hiểu.
1.3. Tác phẩm của Nguyên Ngọc được chọn lựa để đưa vào chương
trình giảng dạy chính khóa ở THPT bởi giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ
thuật đặc sắc của nó.
Vì những lí do trên, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu về Nguyên Ngọc qua
những sáng tác của ông trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ
xâm lược bởi đây là cơ hội để người viết hiểu sâu sắc hơn về nhà văn Nguyên
Ngọc, cũng như những sáng tác của ông. Đồng thời qua Nguyên Ngọc, người
viết muốn tiếp tục khẳng định những thành công và những đóng góp của văn
học Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh cách mạng.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Cũng như nhiều nhà văn cùng thời, Nguyên Ngọc cầm súng trước khi
cầm bút. Song ngay từ tác phẩm đầu tay Đất nước đứng lên viết năm 1955,

Nguyên Ngọc đã thành công và được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Sau đó,
nhà văn tiếp tục viết Mạch nước ngầm, Rẻo cao, Rừng xà nu, Trên Quê hương
những anh hùng Điện Ngọc, Đất Quảng và vẫn khẳng định được vị trí quan
trọng của mình trong nền văn chương hiện đại - trước hết trong tư cách của
người đầu tiên đưa vùng đất Tây Nguyên vào văn chương. Với những sáng
tác của mình về Tây Nguyên, Nguyên Ngọc đã thực sự trở thành “Nhà văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
của Tây Nguyên”. Không những vậy, sáng tác của ông giai đoạn 1945 - 1975
đã được giới nghiên cứu, phê bình quan tâm tìm hiểu và đánh giá rất cao.
Nhiều bài viết, chuyên luận, chuyên khảo của các nhà nghiên cứu, phê bình
tiêu biểu như Phong Lê, Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức, Trần Đăng
Khoa, v.v đều thống nhất, khẳng định: Nguyên Ngọc là một trong những
nhà văn tài năng và tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn
1945 - 1975.
Trong bài viết Bước đường Nguyên Ngọc, giáo sư Phong Lê đã dày
công nghiên cứu dọc theo hành trình sáng tác của Nguyên Ngọc bắt đầu từ
những năm 1950 với tác phẩm đầu tay Đất nước đứng lên (1955) đến những
năm 1960 với Mạch nước ngầm (1960). Ở bài viết này, giáo sư Phong Lê đã
có những nhận định rất sâu sắc và những lý giải khá toàn diện, thuyết phục về
sự thành công cùng những hạn chế trong sáng tác văn chương của Nguyên
Ngọc. Khi đánh giá về Đất nước đứng lên, giáo sư Phong Lê cho rằng: “Cuốn
truyện được viết và ra mắt bạn đọc sau ngày hoà bình lập lại, trong không khí
sôi nổi, hào hứng của chiến thắng Điện Biên Phủ. Nhưng có thể nói toàn bộ
sự chuẩn bị của Nguyên Ngọc cho tác phẩm thành công là thuộc về những
năm cuối của giai đoạn trước, giai đoạn kháng chiến chống Pháp, lúc nền văn
học ta sau khi trải qua những khó khăn vướng mắc của những năm đầu đã
chuyển sang giai đoạn gặt mùa” [30]. Còn khi đánh giá Mạch nước ngầm,

giáo sư lại khẳng định sự thành công của tác phẩm chính là do Nguyên Ngọc
“luôn luôn tỏ ra quan tâm đến việc tìm chọn cho mình những chủ đề mới mẻ,
biết bám chặt vào hiện thực, hướng mạnh về phía cái mới của đời
sống ”[30]. Bên cạnh việc chỉ ra "chỗ mạnh” của Nguyên Ngọc mà “không
ai phủ nhận được” ấy, giáo sư Phong Lê cũng chỉ ra một số hạn chế của
Nguyên Ngọc ở những tác phẩm khác như: nhìn vấn đề còn đơn giản trong
truyện ngắn Pồn, sa vào một thứ tìm tòi cầu kỳ trong Em gái tôi, hay “một số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
truyện của Nguyên Ngọc thường lộ rõ vẻ sắp đặt, bố trí, thậm chí nhiều lúc lộ
rõ sự bắt chước một vài sáng tác nước ngoài”[30]. Đó là những nhận xét,
đánh giá hết sức thẳng thắn, chân thực. Tuy nhiên có thể thấy rằng những hạn
chế này chỉ là những “hạt sạn” rất nhỏ trong toàn bộ hành trình sáng tác của
Nguyên ngọc và đó cũng là “chỗ yếu chung của một lực lượng trẻ xuất hiện
và trưởng thành trước sau cái mốc 1954” [30]. Kết thúc bài viết của mình,
giáo sư Phong Lê khẳng định: “Con đường sáng tác mà Nguyên Ngọc đã đi
qua với những thành công và chưa thành công như đã nói trên thật ra chưa dài
lắm so với toàn bộ quá trình sáng tác của anh Nhưng nó vẫn là một chặng
đường nhiều ý nghĩa”. Và con đường ấy "chắc chắn cũng là con đường ngắn
nhất cho người viết vươn tới những đỉnh cao”[30].
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh trong công trình nghiên cứu Nhà văn Việt
Nam hiện đại - Chân dung và phong cách lại dựng lên một bức chân dung khá
rõ nét, hoàn chỉnh về Nguyên Ngọc cả trong văn chương lẫn đời thực. Theo
giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyên Ngọc trong đời thực là một “con người
lãng mạn”, với thái độ yêu ghét phân minh không dễ thay đổi, lắm lúc dường
như là cố chấp. Còn trong văn chương, Nguyên Ngọc là nhà văn có phong
cách riêng. “Anh không ném ra những nhận xét, những ý nghĩ khôn ngoan
như Nguyễn Khải. Cũng không có những phát hiện tinh quái đời thường như

Tô Hoài. Chuyện của anh thường là những trải nghiệm khác thường, dữ dội,
gây ấn tượng mạnh ”. "Nếu nói Nguyễn Tuân suốt đời săn tìm cái đẹp, thì
cũng có thể nói, Nguyên Ngọc suốt đời săn tìm những tính cách anh hùng,
những sự tích anh hùng” [36]. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh cũng khẳng định:
"Nguyên Ngọc đích thực là một trí thức của núi rừng, là nhà văn hoá của Tây
nguyên, là nghệ sĩ thực thụ của những miền “Rẻo cao” đất nước". Văn
Nguyên Ngọc "cuốn hút người ta, không phải chỉ bởi cách trần thuật bằng
chính giọng điệu của nhân vật của anh, với thứ ngôn ngữ hết sức hồn nhiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
ngây thơ, đầy những hình ảnh ví von ngộ nghĩnh, mà còn bằng cả tâm hồn rất
Tây Nguyên, cũng rất Hà Giang – Mèo Vạc”[36].
Nhà thơ Trần Đăng Khoa khi viết lời tựa cho tập truyện Rẻo cao của
Nguyên Ngọc đã đánh giá rất cao tài năng văn chương của cây bút này: “Văn
Nguyên Ngọc là thứ văn trong, sánh như mật ong, lại đượm ướp một làn
hương rất đặc biệt. Đọc cứ bàng hoàng váng vất mãi. Nguyên Ngọc hơn
người ở tài văn. Không có thực tài, không thể viết được thế”. Trần Đăng Khoa
khẳng định giá trị của văn chương và nhân cách con người Nguyên Ngọc.
Theo ông: “Cũng như thơ của Tố Hữu, ca khúc của Phạm Tuyên, Nguyên
Ngọc viết văn bằng hồn mình và cái hồn ấy thuộc về cách mạng. Ông bám sát
các vấn đề lớn của chính trị, phục vụ trực tiếp các nhiệm vụ chính trị mà tác
phẩm vẫn vượt qua được sự minh hoạ, vẫn thành tác phẩm nghệ thuật hoàn
chỉnh. Không ít tác phẩm có giá trị lâu dài”[26]. Nhà thơ Trần Đăng Khoa
nhận xét: “Thực tình cách viết của Nguyên Ngọc đâu có mới mẻ gì. Ông cũng
chẳng phải là người cách tân hay cấp tiến gì gì. Ông vẫn viết như chúng ta đã
từng viết trong những năm Sáu mươi của thế kỷ trước. Có đến hàng trăm nhà
văn viết như ông. Nhưng rồi cũng có đến hàng trăm nhà văn bị đào thải. Có
chăng chỉ còn lại một đôi người. Trong số rất ít người còn lại ấy, chắc chắn có

Nguyên Ngọc. Nguyên Ngọc tồn tại được là nhờ tài văn. Mới hay tài văn và
sự chân thành của tấm lòng người viết là vô hạn quan trọng. Vấn đề không
phải viết về cái gì mà là viết như thế nào”[26]. Một trong những phẩm chất
đáng quý ở Nguyên Ngọc được nhà thơ Trần Đăng Khoa rất ngưỡng mộ, kính
phục đó là thái độ sống chân thành, vô tư, luôn sẵn sàng “chấp nhận và ủng
hộ những tài năng hoàn toàn khác mình". Cũng theo Trần Đăng Khoa: “Văn
Nguyên Ngọc là một dạng văn có ma lực. Giản dị, chắt lọc và trong veo. Đó
cũng là dòng văn chủ đạo rất cần trong đời sống của chúng ta hiện nay. Tuy
nhiên nếu cả nền văn học mà nhìn đâu cũng thấy một kiểu Nguyên Ngọc thì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
cũng thật đáng sợ. Vì nó lại có cái gì như là không bình thường. Trong khi đó
chúng ta lại rất cần sự đa dạng, phong phú trong các giọng điệu cũng như bút
pháp và cách tiếp cận hiện thực. Bởi hiện thực vốn như thế. Nó bao giờ cũng
phong phú, đa dạng và phức tạp. Hình như Nguyên Ngọc hiểu điều này thấm
thía hơn bất cứ ai. Bởi thế mà ông yêu mến, ủng hộ Nguyễn Huy Thiệp, Bảo
Ninh, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Khắc Trường, Tạ Duy Anh Đó là những
tài văn hoàn toàn khác ông, thậm chí phong cách sáng tác ngược hẳn với ông.
Chấp nhận và ủng hộ những tài năng hoàn toàn khác mình, tôi nghĩ đấy cũng
là một cái tài của Nguyên Ngọc. Không phải ai cũng có được cái tài ấy”[26].
Giáo sư Hà Minh Đức trong loạt bài viết phê bình - tiểu luận của mình,
khi đánh giá về Đất nước đứng lên cho rằng: Thành công lớn nhất của
Nguyên ngọc khi viết tác phẩm này chính là nhà văn đã xây dựng được một
hình tượng nhân vật điển hình đầu tiên trong văn xuôi kháng chiến chống thực
dân Pháp: nhân vật Núp. Điều đặc biệt của tác phẩm ở chỗ Núp là nhân vật
được xây dựng từ nguyên mẫu có thật và “Nguyên Ngọc đã làm được việc
chuyển điển hình xã hội thành điển hình văn học. Tuy thời kỳ này chúng ta có
nhiều chuyện viết về người anh hùng nhưng phần lớn các điển hình xã hội

không chuyển thành điển hình nghệ thuật được. Có thể qua trường hợp Đất
nước đứng lên, tác giả đã rút ra những kinh nghiệm thực tế” [47] . Giáo sư Hà
Minh Đức cũng chỉ ra một số điểm còn hạn chế của Đất nước đứng lên như:
tác phẩm còn bó hẹp trong khuôn khổ truyện về “một con người, một cảnh
ngộ , miêu tả một cuộc đời nhân vật theo hình thái tường thuật trực tiếp.
Cách làm này quen thuộc với các thể ký văn học”. Tuy nhiên cũng giống như
giáo sư Phong Lê, kết thúc bài viết "Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc",
giáo sư Hà Minh Đức khẳng định: “Đất nước đứng lên là sáng tác tuy còn có
những mặt hạn chế nhưng đã đứng lại được với thời gian” [47]. Còn khi viết
về Rừng xà nu, giáo sư Hà Minh Đức cho rằng sự kết hợp hài hoà giữa “chất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
hiện thực” và cảm hứng lãng mạn sử thi chính là yếu tố quan trọng nhất tạo
nên sự thành công và giá trị cho tác phẩm. Ông viết: “Một trong những phẩm
chất đặc biệt tạo nên giá trị của Rừng xà nu là việc miêu tả thành công hình
tượng cây xà nu. Thiên nhiên ở vùng rừng núi Tây Nguyên đã góp phần quan
trọng tạo nên vẻ đẹp và đặc điểm cho những câu chuyện từ Đất nước đứng lên
cho đến Rừng xà nu”. Và “Liên hệ đến cuộc sống của làng Xô Man, Nguyên
Ngọc muốn chỉ ra những đặc tính và phẩm chất gần gũi giữa cây rừng xà nu
và sức sống vững mạnh của dân làng. Không chịu khuất phục, hết lớp này đến
lớp khác đứng lên diệt địch Viết Rừng xà nu, Nguyên Ngọc đã quan tâm
đến vẻ đẹp và sự hùng tráng của dân làng Xô Man cũng như của núi rừng Tây
Nguyên. Chất hiện thực của những cuộc đời và con người có thật có một sức
hấp dẫn đặc biệt tạo nên cái nền khoẻ khoắn của câu chuyện. Nhưng bay bổng
hơn, cảm hứng lãng mạn và sử thi đã nâng hình tượng nhân vật và thiên nhiên
lên một tầm vóc mới. Câu chuyện luôn tạo được không khí trang nghiêm qua
từng tiết tấu truyện ”[47].
* Ngoài những bài viết, những chuyên luận, chuyên khảo của các nhà

nghiên cứu, phê bình về con người và văn chương Nguyên Ngọc kể trên còn
có rất nhiều người viết về Nguyên Ngọc rải rác trong nhiều bài khác trên các
công trình văn học chống Pháp, chống Mỹ và lịch sử văn học. Bên cạnh đó
còn có những bài báo, những chuyên đề, đề tài nghiên cứu khoa học của học
sinh, sinh viên, giáo viên viết về văn chương của Nguyên Ngọc. Tuy nhiên có
thể thấy rằng tất cả những bài viết này mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, ngắn.
Các tác giả mới chỉ phát hiện và đề cập đến con người và văn chương của
Nguyên Ngọc ở những khía cạnh mang tính chất riêng lẻ, chứ chưa có một
chuyên luận, chuyên khảo nào nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về
văn chương của Nguyên Ngọc. Vì vậy việc nghiên cứu Hành trình sáng tác
của Nguyên Ngọc từ "Đất nước đứng lên" đến "Đất Quảng" với một cái nhìn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
toàn diện, hệ thống trong thời điểm hiện nay, theo chúng tôi là một việc làm
rất quan trọng và cần thiết.
Thực hiện đề tài Hành trình sáng tác của Nguyên Ngọc từ "Đất nước
đứng lên" đến "Đất Quảng", chúng tôi mong có được sự nhìn nhận, đánh giá
một cách toàn diện, sâu sắc, khoa học và chính xác về văn chương của
Nguyên Ngọc, đồng thời góp thêm một tiếng nói khẳng định Nguyên Ngọc là
một trong những nhà văn tài năng và tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam
hiện đại giai đoạn 1945 - 1975.
3. Mục đích và đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài: Hệ thống lại và khẳng định thêm giá
trị của những tác phẩm mà Nguyên Ngọc đã sáng tạo (đặc biệt là những tác
phẩm gắn liền với một thời quật khởi, hào hùng của dân tộc như Đất nước
đứng lên, Rừng xà nu, Đất Quảng), cũng như những đóng góp xuất sắc của
nhà văn đối với nền văn học cách mạng Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hành trình sáng tác của Nguyên Ngọc

qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, từ đó thấy rõ hơn sự nhất
quán trong cảm hứng và phong cách sáng tác của Nguyên Ngọc .
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Toàn bộ sáng tác của Nguyên Ngọc viết từ cuối cuộc kháng chiến
chống Pháp đến khi kết thúc cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước năm 1975.
Những tác phẩm Nguyên Ngọc viết từ khi thống nhất đất nước đến nay
không thuộc đối tượng khảo sát của luận văn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như sau:
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử .
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
6. Đóng góp mới của luận văn
Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật trong sáng tác Nguyên Ngọc,
qua đó khẳng định vị trí và đóng góp của ông đối với nền văn học Việt Nam
thời kì chống Pháp và chống Mỹ.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, cấu trúc của luận
văn bao gồm ba chương:
Chƣơng 1: Nguyên Ngọc với văn học kháng chiến chống Pháp.
Chƣơng 2: Nguyên Ngọc với văn học chống Mỹ cứu nƣớc.
Chƣơng 3: Nguyên Ngọc - sự kết tinh trọn vẹn phong cách sử thi về
chiến tranh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


10
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
NGUYÊN NGỌC VỚI VĂN HỌC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG PHÁP

1.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội và văn học kháng chiến chống Pháp
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công mở ra một kỷ nguyên mới
cho dân tộc - kỷ nguyên của độc lập, tự do. Nhưng hơn một năm sau đó, dân
tộc ta lại phải đấu tranh đánh đuổi thực dân Pháp trở lại xâm lược. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền văn học vận động và phát triển
theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
Nền văn học mới phải phục vụ cho những nhiệm vụ chính trị của đất nước,
chủ yếu là cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong những năm trường kì
chống thực dân Pháp, lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Chúng ta thà hi
sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô
lệ" đã thấm sâu vào tình cảm của mọi người. Năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí
Minh khẳng định: "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em nghệ
sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy". Tinh thần chiến sĩ và danh hiệu nhà văn - chiến
sĩ được đề cao như phẩm chất chủ yếu của nghệ sĩ.
Từ cuối năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp. Chín năm kháng chiến, toàn bộ nền văn học dân tộc, cả Bắc và
Nam hướng vào cuộc chiến và phát triển trên ba phương châm: dân tộc, khoa
học, đại chúng được nêu ra từ Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943, rồi
chuyển thành: dân tộc, hiện thực, nhân dân trong những năm chiến tranh. Một
nền văn học hướng vào hai chủ đề: yêu nước và căm thù. Một nền văn học
trong bối cảnh “Kháng chiến hóa văn hóa”và “Văn hóa hóa kháng chiến "
Một nền văn học mà tất cả mọi người viết đều phải nhất tâm và triệt để thực


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
hiện “Cách mạng hóa tư tưởng" và " Quần chúng hóa sinh hoạt”, đưa văn
nghệ sĩ thâm nhập đời sống thực tế, …đã góp phần khơi nguồn cảm hứng
sáng tạo của nhà văn và tạo nên những thành tựu đặc sắc của văn nghệ kháng
chiến. Văn học trở về và hướng tới phục vụ công-nông-binh, là đối tượng
rộng rãi, bao gồm tất cả những người, những tầng lớp người không chỉ tham
gia mà còn đóng góp chủ lực cho công cuộc kháng chiến; là bộ phận đông đảo
nhất, có thể là trên 90% số dân. Lớp công chúng này có một khuôn mặt rất
mới so với công chúng của văn học hiện thực và lãng mạn trước 1945, chủ
yếu chỉ giới hạn trong một bộ phận các tầng lớp trung lưu ở thành thị. Trong
lớp công chúng này có bộ phận chỉ mới được thoát nạn mù chữ trong phong
trào "Bình dân học vụ" nhằm thực hiện khẩu hiệu ba chống: chống giặc đói,
giặc dốt, giặc ngoại xâm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động ngay sau ngày
đất nước giành được độc lập. Và do thế, họ cần một nền văn học hết sức phổ
cập, dễ nhớ, dễ hiểu, xích gần với văn học dân gian, nói đúng tâm nguyện của
họ, diễn đạt được những vấn đề thiết thân của họ. Vì vậy lực lượng viết phải
lấy việc đáp ứng nguyện vọng, trình độ và khả năng tiếp nhận của nhân dân
(công-nông-binh) làm mục tiêu hàng đầu.
Điều cũng đáng lưu ý là mối quan hệ giữa hai phương châm: dân tộc
hóa và đại chúng hóa còn được biểu hiện cụ thể ở sự gắn nối giữa tình yêu
nước và tình yêu dân. Và dân là một đối tượng gần gũi, sống động, chứ không
còn trừu tượng hoặc xa cách như trước. Đó là những bà bầm, bà bủ, em bé
liên lạc, chị dân công, anh công binh, anh Vệ quốc So với văn học công
khai trước 1945, thì thế giới nhân vật trong văn học kháng chiến là cả một
thay đổi triệt để về tư chất và diện mạo. Một thay đổi buộc nhà văn cũng phải
cải tạo bản thân, thay đổi cách nhìn (chứ không thể giữ mãi cách nhìn cũ, lệch
lạc và phiến diện) để mà hiểu, mà yêu mến, cảm thông, mà học tập và theo
gương họ. Bộ Truyện anh hùng và chiến sĩ thi đua ghi chép các bản tự thuật


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
của các anh hùng, chiến sĩ thi đua trong Đại hội thi đua toàn quốc năm 1951 -
được trao Giải thưởng ngoại hạng trong Giải thưởng Văn nghệ 1951-1952
có ý nghĩa như một kiểu mẫu, về cả hai phương diện: đối tượng viết và
cách viết. Nhà văn tự nhiên như thấp hơn nhân vật và độc giả. Hiện thực
trở thành một sức ép lớn, khiến người viết chỉ cần bám sát nó, ghi nhận nó -
theo lối sao chép vắn gọn và trung thành là có thể sáng tác hay. Sự thay đổi
tư thế này làm nên sự khác nhau trong bức tranh hiện thực và gương mặt
nhân vật trước và sau 1945. Nếu cái phần "được" về nhân sinh quan, về tư
tưởng, bảo đảm cho văn chương có được tính dân tộc, tính nhân dân, tính
đại chúng thì cái tư thế lùi lại có phần mất tự chủ, tự tin trước nhân vật và
hiện thực, ở tất cả mọi người viết quen thuộc, đã đem lại những kém cỏi, sơ
lược về phẩm chất nghệ thuật.
Tuy nhiên chúng ta vẫn không thể phủ nhận thành quả của văn học sau
1945 trong ý thức tìm trở lại một điểm xuất phát mới: đến với đại chúng, phục
vụ kịp thời nhiệm vụ cách mạng và kháng chiến, đáp ứng trình độ đọc của đại
chúng công-nông-binh trong các thể loại và ngôn ngữ quen thuộc. Truyện và
kí là những thể loại mở đầu cho văn xuôi kháng chiến chống thực dân Pháp.
Tiêu biểu nhất cho những năm đầu kháng chiến là các tác phẩm của Trần
Đăng, Nam Cao, Kim Lân, Hồ Phương Kí sự Một lần tới thủ đô, Trận phố
Ràng, Một cuộc chuẩn bị của Trần Đăng là những trang viết đẹp về người
chiến sĩ quân đội trong những năm đầu kháng chiến. Tuy còn nhiều khó khăn,
thiếu thốn nhưng những người chiến sĩ của Trần Đăng vẫn mang tư thế quân
nhân rất đàng hoàng, rất chính quy trong tư cách và hành động. Nhật kí Ở
rừng của Nam Cao là một cách nhìn cuộc sống của người trí thức đi theo
Đảng, biết phân biệt giữa cái trước mắt và cái lâu dài, biết vượt lên những khó
khăn của đời sống và tin vào tương lai tốt đẹp của dân tộc. Còn truyện ngắn

Đôi mắt của Nam Cao lại viết về hai cách nhìn của người trí thức trong buổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
đầu "nhận đường", từ đó nhà văn bày tỏ quan điểm: cần phải thâm nhập vào
thực tế cuộc sống, kháng chiến để có cách nhìn đúng đắn, toàn diện, sâu sắc
và giàu tình yêu thương, cảm thông đối với con người và cuộc sống. Truyện
ngắn Làng của Kim Lân là tác phẩm ca ngợi người nông dân tản cư dù có
phải sống trong hoàn cảnh nào cũng không đánh mất tình yêu thắm thiết đối
với làng, với nước, với cách mạng. Truyện ngắn Thư nhà của Hồ Phương lại
viết về tình cảm của người lính với quê nhà. Chính tình yêu, sự gắn bó sâu sắc
đối với quê hương, đối với những người thân yêu đã giúp anh chiến sĩ trẻ
thêm quyết tâm, kiên cường trên những chặng đường đánh giặc Ở chặng kết
thúc - thành tựu văn học kháng chiến được ghi nhận ở hai giải thưởng gối liền
nhau của Hội Văn nghệ Việt Nam: Giải thưởng 1951-1952 và Giải thưởng
1954-1955. Trong Giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1951-1952
đáng chú ý là: Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Xung kích của Nguyễn Đình Thi,
Kí sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng, Vùng mỏ khai thác đề tài mới mẻ
và chất liệu quý về phong trào đấu tranh của công nhân vùng tạm chiếm. Mộc
mạc, chân chất, khỏe khoắn là những ưu điểm dễ thấy của tác phẩm này. Với
Vùng mỏ, Võ Huy Tâm đã góp phần cho ta hình dung về giai cấp công nhân
Việt Nam trong hoàn cảnh đặc thù. Đó là giai cấp công nhân trong một cuộc
chiến đấu kéo dài nhằm giải phóng dân tộc, trước khi nói đến giải phóng lao
động và sức sáng tạo của lao động. Đó là người công nhân với mối liên hệ
ràng buộc nhiều mặt và bền chặt với nông thôn; với vẻ đẹp hồn hậu, thủy
chung trên gương mặt và sự phong phú, đằm thắm bên trong của đời sống tâm
hồn. Ở bức tranh "vùng mỏ" đó, tác giả tập trung ánh sáng vào một điểm tụ:
đình công. Đó cũng chính là tiêu đề cho phần phác thảo đầu tiên, được triển
khai thành truyện Vùng mỏ. Xung kích đã xây dựng được một cách chân thực,

sống động hình ảnh cuộc kháng chiến toàn dân, trong đó nổi bật lên là hình
ảnh "anh bộ đội cụ Hồ" với vẻ đẹp tinh thần đặc sắc. Ở tác phẩm này, Nguyễn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Đình Thi đã bộc lộ khả năng miêu tả những đoàn dân công, cảnh bộ đội hành
quân đêm với những đoạn văn đối thoại ngắn gọn, chắt lọc của lối văn khẩu
ngữ. Kí sự Cao Lạng là thiên kí sự dài hơi, bao quát bức tranh rộng lớn về
chiến dịch Biên giới. Kì tích của chiến dịch lịch sử này được Nguyễn Huy
Tưởng ghi chép và tái hiện một cách trung thực, sinh động mang đậm cảm
hứng anh hùng ca. Tác giả vừa tái dựng được hoàn cảnh diễn biến của một
chiến dịch lớn, vừa miêu tả cụ thể những hành động và sự kiện làm nổi bật ý
chí kiên cường và lòng dũng cảm của con người Việt Nam trong cuộc kháng
chiến chống Pháp.
Giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1954-1955 có các tác
phẩm như: Truyện Tây Bắc của Tô Hoài, Con trâu của Nguyễn Văn Bổng và
Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, Truyện Tây Bắc là tập truyện ngắn
thành công của Tô Hoài trong việc nhận thức, khám phá hiện thực kháng
chiến ở một địa bàn đặc biệt vùng cao phía Tây Bắc của Tổ quốc. Tác phẩm
in rõ dấu ấn phong cách nghệ thuật đặc sắc của Tô Hoài: màu sắc dân tộc đậm
đà; chất thơ, chất trữ tình thấm đượm; ngôn ngữ và lời văn giàu tính tạo hình.
Con trâu cũng là tác phẩm có giá trị riêng. Thông qua vấn đề "con trâu",
Nguyễn Văn Bổng cho chúng ta thấy được sự giác ngộ và ý thức cách mạng
của người nông dân hiền lành, chất phác đã được nâng lên ở tầm cao mới. Với
tác phẩm này, tác giả đã dựng lên chân dung chân thực về người nông dân với
kháng chiến, người nông dân với cách mạng. Đất nước đứng lên là bản anh
hùng ca về các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Pháp, về
những người dân Tây Nguyên trung kiên, bất khuất, vượt qua gian khổ, thiếu
thốn, hi sinh để kiên trì kháng chiến. Tác phẩm là bài ca về tinh thần đoàn kết,

yêu thương giữa các dân tộc, cũng là bài ca về lòng dân Tây Nguyên vững tin
vào Chủ tịch Hồ Chí Minh, vào sự lãnh đạo của Đảng. Ở tác phẩm này,
Nguyên Ngọc đã chứng tỏ được sự gắn bó sâu sắc, tình cảm tha thiết, cũng
như vốn sống về đất và người Tây Nguyên của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Thơ ca cũng đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, nội dung phong phú,
nghệ thuật được đổi mới. Tố Hữu được xem là lá cờ đầu của nền thơ, đại
diện cho xu hướng đại chúng hóa, hướng về dân tộc, khai thác những thể
thơ truyền thống. Bên cạnh đó, Nguyễn Đình Thi tiêu biểu cho hướng tìm
tòi, cách tân thơ ca, đưa ra một kiểu thơ hướng nội, tự do, không vần hoặc
rất ít vần. Còn thơ Quang Dũng lại tiêu biểu cho hướng khai thác cảm hứng
lãng mạn anh hùng. Những tác phẩm xuất sắc của thơ kháng chiến là Cảnh
khuya, Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) của Hồ Chí Minh, Đèo Cả của Hữu
Loan, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Tây Tiến của Quang Dũng,
Nhớ của Hồng Nguyên, Đất nước của Nguyễn Đình Thi và đặc biệt là tập
thơ Việt Bắc của Tố Hữu,…
Kịch ra đời phản ánh hiện thực cách mạng và kháng chiến với một số
vở gây được sự chú ý như Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy
Tưởng, Chị Hòa của Học Phi…
Lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học từ năm 1945 đến năm 1954 chưa
phát triển nhưng đã có một số sự kiện và tác phẩm có ý nghĩa quan trọng.
Bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hoá Việt Nam (1948) của
Trường Chinh, Hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc (1949) có ý nghĩa
định hướng cho văn học nghệ thuật. Bài tiểu luận Nhận đường và tập Mấy
vấn đề nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi, tập phê bình, tiểu luận Nói chuyện
thơ ca kháng chiến và Quyền sống con người trong “Truyện Kiều" của
Hoài Thanh, Giảng văn “Chinh phụ ngâm” của Đặng Thai Mai, v.v là

những tác phẩm tiêu biểu.
Tóm lại, văn học giai đoạn chống Pháp đã đạt được nhiều thành tựu
lớn, thúc đẩy nền văn học cách mạng của dân tộc phát triển và góp phần cổ
vũ, động viên, khích lệ nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ
đi đến thắng lợi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
1.2. Con đƣờng vào nghề văn của Nguyên Ngọc
Nguyên Ngọc tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, bút danh khác là
Nguyễn Trung Thành, sinh ngày 5-9-1932 trong một gia đình bố là công
chức, mẹ làm nghề buôn bán nhỏ, quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Lúc nhỏ, di chuyển theo nơi làm việc của cha, Nguyên Ngọc về Hội An học
tiểu học, rồi một mình ra học trường trung học Khải Định ( tức Quốc học) ở
Huế. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 trở lại Hội An học ít lâu, theo
tiếng gọi cứu nước, ông xin nhập ngũ. Cậu thiếu sinh quân nhỏ người lại bé
tuổi được gửi đi học tiếp. Nhưng đến năm 1949, khi cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp chuyển sang giai đoạn mới từ phòng ngự sang cầm cự, Nguyên
Ngọc cùng một số bạn bè (trong đó có Lê Khâm tức Phan Tứ) đang học dở
năm thứ hai trường chuyên khoa (bây giờ là trung học phổ thông) trở về đơn
vị xin đi chiến đấu. Đối với những thanh niên học sinh tuổi mười tám, đôi
mươi dạo ấy, hình ảnh anh bộ đội với nước da mai mái, bộ quần áo Xita sợi
thô, chiếc ba lô gấp sau lưng và khẩu súng trong tay có sức hấp dẫn của một
mẫu người lí tưởng, vừa trần thế vừa thần thoại. Sau một khóa đào tạo ngắn
hạn, Nguyên Ngọc được phân về đơn vị với chức tiểu đội phó và chủ yếu hoạt
động ở chiến trường Tây Nguyên - chiến trường chính của Liên khu V bấy
giờ. Cùng ăn, cùng ở, cùng tham gia sinh hoạt với đồng bào dân tộc, học tiếng
nói của họ, người thanh niên - học sinh thành phố này vô cùng ngạc nhiên
trước những biểu hiện của tinh thần thượng võ, lòng yêu nước, ý chí bất khuất

cùng tài trí của người Tây Nguyên. Vốn văn hóa nghệ thuật của họ thể hiện
tập trung trong các khan - trường ca mà Nguyên Ngọc được nghe trong những
đêm hội hè đã gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc cho ông. Năm 1951, Nguyên
Ngọc được điều về làm phóng viên báo Quân đội nhân dân Liên khu V. Đây
là thời cơ cho ông có dịp đi nhiều, biết rộng hơn nữa về mảnh đất Tây
Nguyên. Nhưng mãi đến năm 1953 khi chuẩn bị chiến trường để phối hợp tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
chiến với chiến trường chính ở Bắc Bộ, ông mới ra vùng bắc Tây Nguyên.
Vừa lành vết thương trong một trận đánh, ông lại cùng đồng đội vượt đường
19 tìm bàn đạp cho bộ đội vào giải phóng thị xã Plây-cu. Làng Stơr nơi ông
tới là một căn cứ du kích nổi tiếng. Tại đây, Nguyên Ngọc được một người
chiến sĩ - người chỉ huy đội du kích dân tộc Ba-na hàng tháng liền đã dẫn
đoàn cán bộ đi trinh sát chuẩn bị chiến trường. Người chiến sĩ anh hùng đó
chính là Núp mà sau này ông may mắn gặp lại trong Đại hội chiến sĩ thi đua
Liên khu V và ông được phân công giúp người chiến sĩ đó chuẩn bị bản báo
cáo thành tích trước Đại hội. Cuộc gặp gỡ đó đã tác động lớn đến tình cảm
của Nguyên Ngọc và kích thích mạnh mẽ sự sáng tạo của ông. Năm 1955 tiểu
thuyết đầu tay mang tên Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc ra đời. Đây là
tác phẩm đã được đánh giá rất cao và cũng từ đây Nguyên Ngọc chính thức
bước vào nghề văn.
Như vậy có thể thấy, Nguyên Ngọc đến với sự nghiệp văn chương khi
đã là một chiến sĩ - trí thức có kinh nghiệm trên chiến trường và có trình độ
học vấn tương đối cao. Đó là một trong những tiền đề quan trọng giúp nhà
văn thành công ngay từ buổi đầu cầm bút.
1.3. Đất nước đứng lên - một trong những đỉnh cao của văn học chống Pháp
Tiểu thuyết Đất nước đứng lên được Nguyên Ngọc viết khi cuộc kháng
chiến chống Pháp của dân tộc vừa kết thúc. Theo nhà văn kể lại: vào khoảng

cuối năm 1955, ông được triệu tập về dự trại viết truyện anh hùng. Ông đã
chọn viết về Núp - người chiến sĩ du kích Tây Nguyên mà mình đã thân quen
vừa được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang sau khi kháng chiến
chống Pháp kết thúc thắng lợi. Đó là người mà ông đã từng biết đến khi vào
giải phóng Plây-cu, người chỉ huy đội du kích dũng cảm của dân tộc Ba-na
anh hùng. Nguyên Ngọc tâm sự: "Ở đồng chí Núp tôi thấy tiêu biểu cho tất cả
những điều tôi được biết trước nay về Tây Nguyên, tiêu biểu cho Tây Nguyên
bất khuất và hết sức anh dũng" [38].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
Trong vòng khoảng ba tháng, với một sức làm việc trẻ trung và say mê,
Nguyên Ngọc đã viết xong cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình: Đất nước đứng
lên. Tác phẩm được công chúng đón nhận nồng nhiệt, được giới chuyên môn
đánh giá rất cao và được trao giải Nhất - Giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt
Nam 1954-1955. Đặt trong bối cảnh văn học thời kì này, Nguyên Ngọc gặt
hái được thành công ấy là bởi sự cố gắng nỗ lực không ngừng, cũng như tài
năng, tâm huyết, ý thức, trách nhiệm của nhà văn khi cầm bút.
1.3.1. So với loại Truyện anh hùng chiến sĩ thi đua
Khi Nguyên Ngọc viết Đất nước đứng lên cũng là lúc phong trào sáng
tác văn chương về những người anh hùng, chiến sĩ thi đua đang phát triển
mạnh mẽ khắp nơi. Tuy nhiên Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc chính là
cuốn tiểu thuyết đầu tiên dựng được một cách sinh động và đầy chất thơ đời
sống kháng chiến gian khổ mà anh hùng của nhân dân Tây Nguyên. Điểm
sáng trung tâm trong tác phẩm là chân dung người anh hùng mới của thời đại
cách mạng có tên Đinh Núp. Đây là nhân vật được lấy nguyên mẫu từ người
thật việc thật trong đời sống xã hội.
Còn nhớ, hồi đầu cách mạng và kháng chiến, ý thức hướng về con
người mới của nhiều nhà văn còn chưa thật rõ. Một số nhà văn có viết loại

truyện "Gương chiến đấu" để động viên, tuyên truyền kháng chiến; một số
tấm gương anh dũng hi sinh của quân dân có được ghi lại trong Những mẩu
chuyện về Trần Cừ - người cán bộ quân đội đầu tiên lấy thân mình lấp lỗ châu
mai trong chiến dịch Biên giới của Nam Cao, hoặc trong Em Ngọc của bác sĩ
Nguyễn Trinh Cơ. Tuy nhiên những thành tựu như vậy vẫn còn ít ỏi do vốn
sống mới của nhà văn còn yếu và nhất là do những ràng buộc của cách nhìn
cũ và những quan niệm nghệ thuật cũ. Bước vào cuộc kháng chiến chống
Pháp, nhiều "gương mẫu oanh liệt" đã xuất hiện. Truyền thống anh hùng của
dân tộc, tinh thần vượt gian khổ, tự lực cánh sinh, quyết chiến thắng của nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
dân ta đã được chung đúc lại trong những hình ảnh Cù Chính Lan, La Văn
Cầu, Nguyễn Thị Chiên, Nguyễn Quốc Trị, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa
Thế nhưng con người trong văn nghệ vẫn đang ở mức độ thường thường, đời
sống của họ nhà văn miêu tả chưa sâu, nhiều sự kiện mới chỉ được ghi chép
lại một cách thô mộc. Chẳng hạn đọc chuyện La Văn Cầu kể, chúng ta có thể
hình dung được ít nhiều về con người anh, hiểu được tình cảm của anh. Sinh
ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, được nhiều cán bộ
tuyên truyền giác ngộ, anh đã hiểu rõ nguồn gốc sự cực khổ của người nghèo
và người dân mất nước, nên hăng hái tham gia vào công cuộc kháng chiến ở
quê hương. Với khát khao được cầm súng giết giặc giải phóng đất nước, La
Văn Cầu mới 16 tuổi đã khai tăng lên 18 tuổi để được vào bộ đội. Khi được đi
bộ đội, anh mừng quá "không ăn quà, không nói với ai, đi thẳng một mạch về
nhà". Chưa xa nhà bao giờ, anh rất thương mẹ, nhớ em nhưng "đã nói một là
một, hai là hai, đội cái nón lên đầu ra đi". Ở đơn vị, ban đầu lạ sinh ra nhớ
nhà, nhất là "lúc chập tối, đốt lửa ăn cơm, có khi suốt đêm ngồi bên đống lửa
không ngủ được". Ở đây, nỗi lưu luyến, dằng co ấy lại là một khía cạnh làm
tăng thêm vẻ đẹp của người anh hùng. Nó gạt bỏ mọi tưởng tượng không

đúng theo "cách nhìn tiểu tư sản" về kiểu người anh hùng lúc nào cũng tâm
niệm một cách máy móc lời thề "ra đi không trở về". Câu chuyện có nhiều
đoạn cảm động, tất cả phối hợp với nhau dẫn dắt người đọc đi sâu vào vẻ đẹp
tâm hồn của người chiến sĩ, cũng dẫn dắt tình cảm chúng ta nâng cao theo qua
mỗi chi tiết về cuộc đời Cầu, nhất là trước hình ảnh anh xông xáo trong lửa
đạn Đông Khê, dũng cảm nhờ bạn chặt hộ tay mình cho đỡ vướng để hoàn
thành nhiệm vụ: "Tôi hăng máu xông lên, tìm cách tránh đạn địch, rồi vượt
luôn ba giao thông hào - lúc này địch bắn si nhan sáng loáng - chắc hẳn là
nó nom thấy bóng tôi nên tôi nghe hô “a-lat-xô Việt Minh”. Tôi vẫn bình tĩnh
tiếp tục tiến lên lô cốt - đến gần lô cốt độ 10 thước thì tôi bị trúng đạn liên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
thanh của địch. Đạn bắn trúng cánh tay phải của tôi và trúng vào má bên
phải của tôi. Tôi bị ngã và ngất đi trong mấy phút. Tôi tưởng chết, cố hô Hồ
Chủ tịch muôn năm, Việt Nam độc lập muôn năm. Khi tỉnh lại, tôi kiểm điểm
lại người tôi, thì thấy một bên mình đã tê đi, sờ đến cánh tay phải thì lủng
lẳng, má bên phải thì mất. Lúc đó tôi lại nghĩ đến nhiệm vụ của tôi. ( ). Tôi
liền nghĩ là phải quay giở xuống tìm một anh bạn nhờ chặt tay đi thì mới làm
được nhiệm vụ. Rồi tôi quay xuống ngay. Đến nửa đường tôi gặp anh tiểu đội
trưởng tiểu đội xung kích đang tiến lên. Tôi bảo anh chặt hộ tay cho tôi. Anh
ngạc nhiên và bảo tôi quay xuống cho y tá băng bó. Tôi nói cho anh rõ ý định
của tôi và nhất định yêu cầu anh cứ chặt tay cho tôi để tôi làm xong nhiệm vụ.
Anh tiểu đội trưởng lúc đó mới hiểu, bèn lấy mác chặt cái tay bị thương đã
gãy. Xong anh xé áo buộc cho tôi. Nhưng anh quên làm ga-rô, nên đi được
một quãng tôi thấy máu ở cánh tay phải cứ chảy ra ròng ròng làm ướt đẫm
một miếng vải buộc. Về sau miếng vải đó cũng bị tuột ra. Nhưng tôi không để
ý đến cánh tay nữa, tôi cũng không biết đau nữa cứ chạy lên con đường cũ.
Tôi đến chỗ giấu bộc phá nhặt lấy rồi tiếp tục lên phá lô cốt "(Trích Bản tự

thuật của anh La Văn Cầu về trận đánh đồn Đông Khê lần thứ hai được ghi
trong “Biên bản Đại hội Toàn quốc các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương
mẫu” diễn ra tại Việt Bắc, tháng 5 năm 1952).
Hay chuyện kể của chiến sĩ Đinh Nói, người Ba-na lại gợi một vẻ đẹp
riêng của người Tây Nguyên. Đi bộ đội, Nói chỉ mong diệt xong cái đồn Ba-
tơ rồi thì về. Nhưng bộ đội cứ đi mãi. Ra tận Thu-xà thấy biển "tưởng mình
đã đến một nước nào xa lạ và sắp phải đi xa nữa", Nói sợ quá muốn trốn về
nhưng lại không biết đường. Dần dần trong đời sống tập thể, giữa đồng đội và
nhân dân, anh trưởng thành và làm nên những thành tích lớn. Anh biết đánh
Tây là phải đánh lâu dài, bỏ thành kiến với anh em người Kinh, thấy đồng chí
chính trị viên rất tốt lại nghĩ Hồ Chủ tịch không biết "tốt gấp lần và thương

×