Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch tàu biển ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.82 KB, 104 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH



NGUYỄN MẠNH HIẾU


MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÀU BIỂN Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 603401



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Trần Minh Yến




THÁI NGUYÊN - 2012



i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,
dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Minh Yến.
Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính
khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc rõ ràng.

Thái Nguyên, ngày 26 tháng 6 năm 2012
Tác giả luận văn


Nguyễn Mạnh Hiếu



ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại
học kinh tế và Quản trị kinh doanh- Đại học Thái Nguyên.
Trước hết, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Trần Minh Yến đã
dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng
Quản lý đào tạo sau đại học, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại
học Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề
tài nghiên cứu của mình.
Thái Nguyên, ngày 26 tháng 6 năm 2012
Tác giả luận văn



Nguyễn Mạnh Hiếu



iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5. Những đóng góp mới của luận văn 4
6. Bố cục của luận văn 4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TÀU BIỂN 5
1.1. Một số khái niệm về chung về du lịch và du lịch tàu biển 5
1.1.1. Khái niệm về du lịch 5
1.1.2. Khái niệm về du lịch tàu biển 7
1.1.3. Các yếu tố tác động tới sự phát triển của du lịch tàu biển 7
1.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch tàu biển ở một số quốc gia và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam 9
1.2.1. Kinh nghiệm của Thái Lan 9

1.2.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc 12
1.2.3. Bài học kinh nghiệm từ Việt Nam 16
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. Các vấn đề đặt ra mà đề tài cần giải quyết 18
2.2. Các phương pháp nghiên cứu 18
2.2.1. Phương pháp thống kê 18
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 19



iv
2.2.3. Phương pháp phân tích hệ thống dữ liệu 20
2.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia 20
2.2.5. Phương pháp tham khảo và kế thừa các tài liệu đã được công bố có liên
quan đến đề tài 20
2.2.6. Phương pháp so sánh 21
2.2.7. Phương pháp phân tích định tính 22
2.2.8. Phương pháp phân tích SWOT 22
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÀU
BIỂN VIỆT NAM 23
3.1. Khái quát về du lịch Việt Nam 23
3.1.1. Tình hình phát triển du lịch Việt Nam 23
3.1.2. Năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam 29
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến du lịch Việt Nam 32
3.2.1. Môi trường vĩ mô 32
3.2.2. Môi trường vi mô 34
3.3. Khái quát về tình hình du lịch tàu biển trên thế giới 35
3.3.1. Sự hình thành và phát triển, đặc điểm của du lịch tàu biển 35
3.3.2. Số lượng khách du lịch tàu biển trên thế giới 41
3.3.3. Xu hướng tăng trưởng khách du lịch tàu biển 42

3.3.4. Thị trường nguồn của du lịch tàu biển 43
3.4. Thực trạng phát triển du lịch tàu biển ở Việt Nam 43
3.4.1. Số lượng khách du lịch tàu biển đến Việt Nam 43
3.4.2. Đặc điểm của hoạt động du lịch tàu biển tại Việt Nam 45
3.4.3. Phân tích tình hình du lịch tàu biển của Việt Nam dựa trên các nguyên
lý Marketing du lịch 47
3.4.4. Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch
tàu biển Việt Nam 55
Chƣơng 4. CÁC GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÀU BIỂN 60
4.1. Quan điểm - Phương hướng - Mục tiêu 60
4.1.1. Quan điểm phát triển 60
4.1.2. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 61



v
4.1.3. Mục tiêu phát triển du lịch tàu biển ở Việt Nam đến năm 2020 62
4.2. Các giải pháp để phát triển du lịch tàu biển ở Việt Nam 65
4.2.1. Giải pháp về thị trường 65
4.2.2. Giải pháp phát triển sản phẩm 72
4.2.3. Giải pháp liên quan đến giá 77
4.2.4 Giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 78
4.2.5. Giải pháp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng 79
4.2.6. Giải pháp về thể chế và chính sách 81
4.2.7. Giải pháp đẩy mạnh hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập toàn cầu 83
4.3. Một số khuyến nghị 84
4.3.1. Đối với Chính phủ 84
4.3.2. Đối với Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch 86
4.3.3. Tăng cường phối hợp giữa các Bộ, Ngành, chính quyền địa phương đơn
giản hoá các thủ tục để tạo thuận lợi cho du lịch phát triển 87

KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93



vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT
DIỄN GIẢI
ACWG
Nhóm công tác tàu biển ASEAN
ATF
Diễn đàn du lịch ASEAN
CLIA
Hiệp hội tàu biển thế giới
FAM TRIP
Các chuyến đi làm quen
ICAO
Tổ chức hàng không quốc tế
ITB
Hội chợ lữ hành quốc tế Berlin – Đức
JATA
Hiệp hội du lịch Nhật bản
JICA
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
KOICA
Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc
LDDL
Liên doanh du lịch

LHQT
Lữ hành quốc tế
MICE
Du lịch khen thưởng, hội nghị, hội thảo, triển lãm
NLCT
Năng lực cạnh tranh
PATA
Hiệp hội lữ hành Châu Á Thái Bình Dương
PRESS TRIP
Tour làm quen dành cho báo chí
TCDL
Tổng Cục Du lịch
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
SCC
Trung tâm phục vụ tàu Biển Singapore
SWOT
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
UNWTO
Tổ chức Du lịch thế giới
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
WEF
Diễn đàn Kinh tế thế giới
WTTC
Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới
XNC
Xuất nhập cảnh




vii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Lương khách du lịch quốc tế và thời gian lưu trú trung bình 2001-2010 23
Bảng 3.2. Cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam năm 2010 (theo phương tiện đến) 24
Bảng 3.3. Cơ cấu khách quốc tế đến VN năm 2010 (theo mục đích chuyến đi) 25
Bảng 3.4. Cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam năm 2010 (theo thị trường khách) . 27
Bảng 3.5. Mô hình SWOT về năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam 29
Bảng 3.5. Chi tiêu bình quân theo đầu khách của các hãng tàu 40
Bảng 3.6. Khách du lịch tàu biển trên thế giới giai đoạn 1995 - 2005 42
Bảng 3.7. Khách du lịch tàu biển đến Việt Nam giai đoạn 1997 - 2007 44




viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Khách quốc tế đến Việt Nam năm 2010 theo phương tiện đến 24
Biểu đồ 3.2. Khách quốc tế đến Việt Nam năm 2010 theo mục đích chuyến đi 25





1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Du lịch đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước
trên thế giới. Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam đã có những sự
phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Trong sự phát triển chung
của du lịch thì du lịch tàu biển là một trong những hình thức đang nổi lên như
một hiện tượng bởi sự vượt trội về quy mô nguồn khách cũng như chất lượng
phục vụ
Theo đánh giá của các tổ chức du lịch quốc tế, Việt Nam, hiện đang
được đánh giá là điểm đến an toàn nhất trong khu vực và là đất nước có nhiều
tiềm năng về du lịch. Việt Nam có vùng biển rộng trên 1 triệu km
2
lớn gấp 3
lần diện tích đất liền; nằm trong số 10 nước trên thế giới có chỉ số cao nhất về
chiều dài bờ biển với 3.260 km trên cả 3 hướng Đông, Nam và Tây Nam,
trung bình khoảng 100 km
2
đất liền có 1 km bờ biển (cao gấp 6 lần của thế
giới); với trên 30 cảng biển, 114 cửa sông, 47 vũng, vịnh và khoảng 3.000 đảo
lớn, nhỏ. Trên vùng biển nước ta có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, có
khoảng 20 kiểu loại hệ sinh thái điển hình và trên 100 điểm khoáng sản đã
được phát hiện

Điều này tạo nên nét đặc trưng về cảnh quan thiên nhiên và
nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng với trữ lượng và quy mô thuộc loại khá
lớn, cho phép phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế biển quan trọng như: cảng
biển, thuỷ sản, dầu khí, khai khoáng và đặc biệt trong đó có lĩnh vực du lịch.
Việt Nam còn có hàng nghìn hòn đảo trong đó có nhiều hòn đảo nổi tiếng như
Cát Bà, Cù Lao Chàm, Côn Đảo, Phú Quốc, đồng thời với hàng trăm bãi biển
đẹp trải dọc từ Bắc vào Nam. Khoảng cách đến các điểm tham quan du lịch
chính của Việt Nam đều tương đối gần các cảng biển. Vì vậy, du khách có thể
dễ dàng tiếp cận các điểm tham quan và các di sản thế giới như Vịnh Hạ

Long, Cố đô Huế, phố cổ Hội An So với các quốc gia trong khu vực, Việt



2
Nam nằm trên tuyến đường giữa hai trung tâm du lịch tàu biển Singapore và
Hồng Kông nên có nhiều lợi thế để phát triển du lịch tàu biển. Tuy nhiên,
những năm qua, lượng khách du lịch bằng tàu biển đến Việt Nam mới chiếm
một phần nhỏ trong tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Tại Hội nghị quốc tế về du lịch tàu biển lần thứ nhất, Bộ Trưởng Bộ
Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Anh Tuấn đã nhấn mạnh rằng: “Thế
mạnh của du lịch biển Việt Nam vẫn chưa được phát huy, chất lượng phục vụ
chưa cao, sản phẩm du lịch thiếu đa dạng. Một số cơ chế chính sách liên quan
đến du lịch biển còn lạc hậu, tạo ra một số rào cản cho phát triển du lịch biển.
Công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch biển còn hạn chế Điều này đòi
hỏi phải được nhanh chóng khắc phục nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày
càng cao và đa dạng của du khách quốc tế, góp phần tăng cường khách du lịch
tàu biển vào Việt Nam”.
Vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để khắc phục những hạn chế, bất cập,
đồng thời phát huy những lợi thế, tiềm năng vốn có của du lịch biển nước ta?
Có nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, để phát triển du lịch
bằng tàu biển ở Việt Nam một cách có hiệu quả cần phải xây dựng một hệ
thống giải pháp đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn vấn đề “Một số giải pháp chủ yếu
nhằm phát triển du lịch bằng tàu biển ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu
cho luận văn thạc sĩ kinh tế của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Phát triển du lịch tàu biển là một trong những lĩnh vực trọng tâm của
ngành du lịch Việt Nam. Đây cũng là lĩnh vực mới được phát triển nên đã
được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Liên quan đến đề tài có một số công

trình và sách, báo, tạp chí như:
- Tổng cục Du lịch (2005), Chương trình hành động quốc gia về du lịch
Việt Nam;



3
- Viện nghiên cứu phát triển Du lịch (2006), Chiến lược phát triển du
lịch biển Việt Nam đến năm 2020, Tổng cục Du lịch.
- Tổng cục Du lịch (2007, 2008), Du lịch Việt Nam, tạp chí Du lịch
Việt Nam và Báo du lịch các số;
- Tổng cục Du lịch (2007), Hội Nghị tàu biển Quốc tế Việt Nam lần thứ
nhất. Tài liệu Hội thảo khoa học
- Tổng cục Du lịch (2008), số liệu báo cáo thống kê du lịch website:
;
- Tổng cục Du lịch (2008), Thực trạng giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành quốc tế của Việt Nam;
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Phân tích và đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch tàu
biển ở Việt Nam hiên nay, từ đó đề xuất các giải pháp và đưa ra khuyến nghị
nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch tàu biển ở Việt Nam trong những năm tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn của du lịch tàu biển.
- Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tàu biển ở Việt Nam
trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch tàu biển ở Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tƣợng nghiên cứu:

Luận văn tập trung nghiên cứu, làm rõ việc phát triển du lịch tàu biển ở
Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay và đề ra phương hướng và
giải pháp phát triển du lịch tàu biển ở Việt Nam đến năm 2020.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động kinh doanh du lịch
tàu biển ở Việt Nam.



4
- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề trên từ năm
2001 đến nay.
5. Những đóng góp mới của luận văn
- Thông qua đề tài sẽ có những đóng góp thêm cơ sở khoa học, cơ sở lý
luận và thực tiễn du lịch nói chung, góp phần làm rõ hơn vấn đề hoạt động du
lịch tàu biển ở Việt Nam nói riêng.
- Phân tích và đánh giá đúng thực trạng hoạt động du lịch tàu biển ở
Việt Nam từ năm 2001 đến nay.
- Đưa ra một số giải pháp khả thi nhằm phát triển du lịch tàu biển ở
Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch tàu biển
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Các giải pháp phát triển du lịch tàu biển ở Việt Nam đến
năm 2020.










5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN
DU LỊCH TÀU BIỂN

1.1. Một số khái niệm về chung về du lịch và du lịch tàu biển
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Để tìm hiểu về du lịch tàu biển, trước hết ta đi từ một khái niệm bao
trùm mà du lịch tàu biển là một bộ phận của nó, đó là khái niệm về du lịch.
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, du lịch được ghi nhận như một
sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Quá trình phát triển
của du lịch góp phần phản ánh tính chất và trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất, mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở các hình
thái kinh tế - xã hội khác nhau mà con người đã trải qua. Thời kỳ đầu xã hội
nguyên thuỷ, con người cũng có sự di chuyển từ nơi này tới nơi khác nhưng
hoạt động di chuyển đó do những nguyên nhân như: di chuyển đến một nơi
khác phù hợp hơn để sinh sống, tránh xa các xung đợt xã hội, đến những nơi
không có thiên tai, bão lụt… trên phạm vi toàn thế giới, hoạt động đi ra ngoài
với mục đích du lịch bắt đầu được xuất hiện đó là khi ngành thủ công nghiệp
tách hẳn khỏi ngành trồng trọt và chăn nuôi, ngành thương nghiệp xuất hiện,
quan hệ hàng hoá tiền tệ hình thành và phát triển du lịch có điều kiện phát
triển gắn liền với cuộc cách mạng giao thông trên thế giới. Đầu máy hơi nước
được sử dụng rộng rãi trong các ngành đường sắt, đường bộ, đường thuỷ

trong đó ngành công nghiệp sản xuất ô tô được chú trọng hơn bao giờ hết. Chỉ
trong thời gian ngắn, trên khắp Châu Âu, Châu Mĩ, mạng lưới đường sắt được
hình thành. Trên biển nhiều tàu thủy lớn, nhỏ đủ chủng loại, hiện đại, đẹp về
kiểu dáng đi khắp các vịnh trên thế giới. Giao thông trở thành yếu tố quan
trọng thúc đẩy giao lưu mạnh mẽ của con người ở các vùng đất khác nhau làm
cho du lịch trở thành hiện tượng đại chúng và cũng từ đó xuất hiện hàng loạt
các loại hình du lịch của mọi tầng lớp khác nhau trong xã hội.



6
Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO), “Du lịch là hoạt động về chuyến đi
đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó
để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt
động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn một năm” [6, tr 15].
Trong Pháp lệnh du lịch của Việt Nam của Việt Nam, tại Điều 10, thuật
ngữ Du lịch được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định, [23, tr 3].
Trên cơ sở tổng hợp những lý luận và thực tiễn của hoạt động du lịch
trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây, Khoa du lịch và khách
sạn trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội đưa ra khái niệm: “Du lịch là
ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản
xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng
các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu
cầu khác của du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị -
xã hội cần thiết cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp” [11,
tr.19-20]. Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều
thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du
lịch không chỉ có đặc điểm của một ngành kinh tế mà còn có đặc điểm văn

hoá - xã hội. Thực tiễn ở nhiều nước trên thế giới đã chứng minh rằng hoạt
động du lịch không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn cả lợi ích chính trị, văn
hoá, xã hội. Du lịch có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia: hoạt
động tổ chức lưu trú, ăn uống, hoạt động vận chuyển khách, hoạt động lữ
hành trong đó hoạt động vận chuyển khách đóng vai trò hết sức quan trọng,
thúc đẩy việc hình thành các chủng loại cầu du lịch, trong đó có loại hình vận
chuyển bằng tàu biển.



7
1.1.2. Khái niệm về du lịch tàu biển
Du lịch tàu biển là loại hình du lịch cao cấp và khách du lịch tàu biển là
đối tượng khách có mức thanh toán cao nhất so với các loại hình khách du
lịch nếu phân loại theo phương tiện di chuyển. Vào những năm 80 của thế kỷ
XX, du lịch tàu biển mới phát triển trở lại và mục đích chính của các con tàu
không phải là sự “chuyên chở” mà là cung cấp cho du khách các chương trình
du lịch, các dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, các tiện nghi đẳng cấp vượt trội hơn
cả các dịch vụ du lịch cao cấp nhất trên bờ.
Các con tàu thế hệ mới ngoài công nghệ đóng tàu hiện đại, còn được
trang bị tất cả các tiện nghi đạt tiêu chuẩn cao nhất tương đương với các
khách sạn hạng sang trên bờ như: các loại nhà hàng, quầy Bar, casino, thư
viện, bể bơi, sân bóng chuyền, tennis, sân tập golf, phòng tập thể dục, rạp
chiếu phim….
Các du thuyền thường được coi như các khách sạn nổi tiện nghi và
chuyến đi biển của du khách không còn là một chuyến đi biển thông thường
mà là một kỳ nghỉ trăng mật, kỷ niệm ngày cưới hay một dịp giao du. Tàu
thay vì thực hiện một hành trình dài liên tục sẽ dừng đỗ tại rất nhiều nơi trên
đường đi. Các điểm dừng (port of call) đó có thể là những nơi tương đối gần,
như vùng biển Caribe, Vịnh Mexico và Alaska, đến những vùng đất xa xôi

như châu Âu, Nam Thái Bình Dương, Đông Á và Đông Nam Á. Khách du
lịch tàu biển biết trước hầu hết các khoản chi tiêu như: Phòng nghỉ, ăn uống,
giải trí, tham quan, vé máy bay nối chuyến đến và về….
1.1.3. Các yếu tố tác động tới sự phát triển của du lịch tàu biển
- Cơ sở hạ tầng nói chung: bao gồm tất cả các hệ thống giao thông
đường hàng không, đường bộ, đường thuỷ, đường sắt cùng hệ thống bến cảng,
sân bay, các địa điểm lưu trú, hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc và các cơ
sở hỗ trợ khác… Các cơ sở hạ tầng này sẽ góp phần nâng cao chất lượng
chuyến đi của khách, tạo cho khách một cảm giác tiện nghi an toàn và dễ chịu.



8
- Cơ sở hạ tầng cho du lịch nói riêng: bao gồm hệ thống khách sạn, nhà
hàng, hệ thống phương tiện vận chuyển, các điểm vui chơi, giải trí…phục vụ
khách du lịch quốc tế. Đây là hệ thống có tác động trực tiếp và rõ rệt, tạo ra
sức hút đối với khách du lịch quốc tế.
- Nguồn nhân lực: là yếu tố quyết định đóng vai trò then chốt trong việc
phát triển du lịch tàu biển. Nguồn nhân lực này phải là nguồn nhân lực có chất
lượng cao, như có trình độ học vấn và chuyên môn cao, có ngoại ngữ tốt để
đáp ứng tốt nhất các yêu cầu đa dạng của du khách đến từ khắp nơi trên thế
giới, trong đó có nhiều du khách đến từ những nước phát triển.
- Văn hoá và lịch sử: có thể nói văn hoá và bề dày lịch sử của một đất
nước chính là một trong những yếu tố quan trọng thu hút khách du lịch quốc
tế. Nhu cầu về tìm hiểu văn hoá, lịch sử, đất nước và con người nơi mình đến
là một trong những nhu cầu chủ đạo khi đi du lịch. Một đất nước với một nền
văn hoá lâu đời, đặc sắc, với những con người hiền hoà, thân thiện và vui vẻ
sẽ thu hút khách du lịch quốc tế nhiều hơn, nhất là trong xu thế phát triển
chung của thế giới hiện nay, khi tri thức luôn được đánh giá cao thì mọi người
luôn mong muồn bổ sung thêm kiến thức của mình qua các chuyến đi, bên

cạnh việc thư giãn, hưởng thụ.
- Chính sách và pháp luật: là một trong những yếu tố quan trọng để tạo
môi trường thuận lợi và khuyến khích khách du lịch quốc tế, đồng thời bảo
vệ quyền lợi hợp pháp đối với khách đến du lịch. Do vậy cần thiết nhà nước
phải có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho khách du lịch như miễn thị thực đơn phương và song phương, đơn giản
hoá thủ tục cấp phép hoạt động cho các doanh nghiệp lữ hành…
- Quảng bá và xúc tiến du lịch: là một trong những nhân tố ngày càng
trở lên quan trọng khi đất nước đang trong quá trình hội nhập sâu vào nền
kinh tế thế giới. Việc quảng bá hình ảnh của một đất nước và xúc tiến du lịch



9
bằng nhiều kênh và nhiều hình thức khách nhau có tác động rất lớn trong việc
thúc đẩy ngành du lịch nói chung và du lịch tàu biển nói riêng phát triển.
- Môi trường: Để nâng cao sức cạnh tranh trong du lịch, yếu tố môi
trường cũng cần được quan tâm đúng mức. Khách du lịch quốc tế luôn mong
muốn đến một nơi có môi trường sạch sẽ, trong lành để nghỉ ngơi, thư giãn.
Chính vì vậy, muốn hoạt động kinh doanh du lịch tàu biển tốt, cần phải có
những chính sách bảo vệ môi trường hợp lý. Những nhận xét của khách về
chất lượng môi trường cũng là những yếu tố thúc đẩy Chính phủ, các doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan quan tâm hơn tới môi trường. Môi
trường đảm bảo thì lượng khách du lịch tàu biển sẽ phát triển và ngược lại,
hoạt động này phát triển sẽ góp phần làm môi trường trong sạch hơn.
1.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch tàu biển ở một số quốc gia và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam
1.2.1. Kinh nghiệm của Thái Lan
Trong những năm gần đây, Thái Lan luôn giữ được vị trí dẫn đầu trong
khối ASEAN về thu hút khách du lịch quốc tế. Trong lĩnh vực du lịch nói

chung và du lịch tàu biển nói riêng, Thái Lan tập trung mạnh vào hoạt động
marketing du lịch và phát triển các sản phẩm mang tính giải trí cao. Hàng
năm, Chính phủ Thái Lan dành khoảng 50 - 80 triệu USD cho cơ quan du lịch
Thái Lan (TAT) để phát triển hoạt động du lịch. Công tác marketing và xúc
tiến du lịch được thực hiện chủ yếu thông qua việc tổ chức Năm du lịch quốc
gia, cùng với các chiến dịch lớn như Amazing Thailand được phát động từ
năm 1998.
Với việc tổ chức thành công chiến dịch này, Thái Lan đã thu hút được
một lượng khách quốc tế đáng kể, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, góp phần
quan trọng vào khôi phục nền kinh tế sau khủng hoảng tài chính chính ở các
quốc gia Đông Nam Á. Sau thành công đó, Thái Lan tiếp tục áp dụng các
chiến dịch tương tự cho những năm tiếp theo nhưng với khẩu hiệu riêng cho



10
mỗi năm. Năm 2002, Thái Lan tiếp tục triển khai chương trình “Amazing
Thailand amazes the World”. Chương trình này tập trung vào những điểm du
lịch mới đưa vào khai thác bên cạnh các địa điểm nổi tiếng và thu hút khách
truyền thống với những sản phẩm, dịch vụ du lịch mới mẻ làm vừa lòng
khách hang. Để triển khai hiệu quả chiến dịch này, Thái Lan đã áp dụng các
biện pháp:
- Mở chiến dịch “Hãy là khách hàng của chúng tôi” từ giữa năm 2002
đến năm 2003 nhằm tăng cường hiểu biết của khách quốc tế về Thái Lan. Thủ
tướng Chính phủ Thái Lan đã chủ trì giới thiệu các chương trình quảng cáo về
chiến dịch này.
- Các hãng hàng không, khách sạn, hãng lữ hành, các công ty vận tải
cùng nhiều nhà hàng và các công ty cung cấp dịch vụ du lịch… liên kết với
nhau để tiếp thị những dịch vụ trọn gói như ẩm thực, hàng thủ công, mỹ nghệ,
dịch vụ trăng mật, MICE, chơi golf và lặn biển… với mức giá hấp dẫn.

- Tổ chức các sự kiện mang tính quốc tế để thu hút khách du lịch quốc
tế như Lễ kỷ niệm 220 năm thủ đô Băng Cốc, Lễ hội Amazing Shopping
Street tại Băng Cốc, Lễ hội Songkran và Loy Krathong, Tết cổ truyền Trung
Hoa và các sự kiện thể thao quốc tế trên khắp đất nước.
- Mở chiến dịch quảng bá những điểm du lịch mới trên khắp các vùng
của đất nước như chương trình “Thiên đường vui chơi” của 3 tỉnh gần Băng
Cốc, chương trình “Đông Bắc huyền thoại” của các tỉnh vùng Đông Bắc. Thái
Lan cũng tập trung tuyên truyền các sản phẩm du lịch bằng hình thức tàu biển
mới để thu hút khách du lịch quốc tế.
Năm 2004, trong chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia,
Thái Lan đã coi phát động chiến dịch xúc tiến lữ hành quốc tế là một trong 10
nội dung chính. Nội dung cụ thể của xúc tiến đó là:



11
- Xúc tiến du lịch quốc tế của Thái Lan với việc nhấn mạnh những yếu
tố hấp dẫn mới, triển khai các hoạt động du lịch mới nhằm tăng chỉ tiêu và
kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch quốc tế.
- Nâng cao chất lượng các điểm du lịch, đặc biệt là các điểm du lịch
quốc gia. Liên kết du lịch quốc tế với các nước láng giềng như Việt Nam,
Lào, Campuchia… để tăng cường hợp tác kinh tế và du lịch trong khu vực
đồng thời duy trì Thái Lan như là một trung tâm du lịch tàu biển của khu vực.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ với việc nhấn mạnh tới sự an toàn cho
khách du lịch quốc tế, ngăn ngừa tai nạn, bảo vệ khách, tạo điều kiện cho
khách nhập cảnh thuận tiện, tăng cường năng lực cho đội ngũ nhân viên trong
ngành du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Với những thành công trong thời gian qua, mới đây, Tạp chí The
Travel News của Na Uy đã trao tặng Thái Lan giải thưởng “Quốc gia du lịch
tốt nhất 2006”. Tạp chí The New Luxury Travel của Úc đã công bố “Danh

sách vàng năm 2006, Thái Lan được xếp thứ 8 và là quốc gia duy nhất của
Châu Á nằm trong danh sách 10 nước đoạt giải “Quốc gia tốt nhất”, 8 khu
nghỉ mát Thái Lan lọt vào danh sách 30 “Khu nghỉ mát tốt nhất”. TAT tin
tưởng với chiến dịch xúc tiến mới và phát động du lịch quốc tế hợp lý, cùng
với sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ, ngành du lịch Thái Lan sẽ duy trì được
năng lực cạnh tranh cao, trở thành trung tâm tàu biển du lịch của khu vực và
trên thế giới trong 5 - 10 năm tới.
Năm 2008 là một năm đầy khó khăn đối với du lịch Thái Lan. Do tình
hình chính trị đầy bất ổn, Thái Lan đã thay 3 Thủ tướng kể từ sau vụ lật đổ
cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra năm 2006. Liên tục trong năm 2008 đã
diễn ra các cuộc biểu tình rầm rộ của các đảng phái gây bất ổn trong hoạt
động chính trị, văn hoá, xã hội cũng như kinh tế của Thái Lan. Tuy nhiên,
ngành du lịch của Thái Lan đã có những động thái rất nhanh nhạy khi đưa ra
các phương án thu hút khách du lịch trở lại, với chương trình “Thai Lan



12
sorry”. Du khách quốc tế ngỡ ngàng trước một chương trình quảng cáo rầm
rộ, với một loạt các chương trình siêu giảm giá. Thái Lan đã công bố không
thu cước 100.000 chỗ trên máy bay để đón khách tới Miền đất của những nụ
cười, giảm mạnh giá tour, phòng khách sạn… điều đó giúp cho Thái Lan nổi
bật, hấp dẫn khách hơn bao giờ hết. Khách du lịch dường như quên hẳn mối
lo về sự bất ổn chính trị mà trước đó đã làm xáo trộn nước này.
Bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động marketing và phát triển các sản
phẩm mang tính giải trí cao, cơ quan du lịch nhà nước của Thái Lan từ lâu đã
tạo chiến lược phát triển ngành du lịch tàu biển một cách cụ thể và chi tiết,
đồng thời hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp trong hoạt động quảng bá và
tạo quan hệ với đối tác nước ngoài, nhằm tạo ra sự phát triển ngành du lịch
tàu biển một cách ổn định và rộng khắp.

Những điều đó càng khẳng định rằng du lịch Thái Lan thể hiện rõ sự
chuyên nghiệp, họ không bị động trước khủng hoảng chính trị, không chỉ đợt
biểu tình vừa qua, mà còn có sáng kiến để lôi kéo khách du lịch quay trở lại.
Sự thành công về mặt hình ảnh của ngành du lịch Thái Lan đã giúp cho quốc
gia này không chỉ là một vương quốc năng động, hiện đại, vui vẻ, giải trí
đúng chất du lịch, mà ý thức bảo tồn và phát triển du lịch của người dân Thái
rất cao. Năm 2009 với một loạt sự kiện tiêu cực xảy ra đối với đất nước chùa
Tháp này, WEF vẫn nâng bậc cho năng lực cạnh tranh về du lịch và lữ hành
lên thứ 39, tăng 3 bậc so với năm 2008. Đáng chú ý là các chỉ số về mức độ
ưu tiên cho du lịch (xếp thứ 22/133), mức độ cạnh tranh về giá (xếp thứ 19),
mức độ quan tâm của các nguồn lực cho du lịch và lữ hành (xếp thứ 22) [65].
1.2.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Sau nhiều năm phát triển, du lịch Trung Quốc đã nhanh chóng vươn lên
đứng thứ 5 thế giới về thu hút khách du lịch. Năm 1978, ở thời điểm tiến hành
cải cách mở cửa, thu nhập ngoại tệ từ du lịch của Trung Quốc mới ở mức 26,3
triệu USD, đến năm 2008, con số này đã tăng lên 41,484 tỷ USD với



13
24.325.337 lượt khách quốc tế. Tổ chức Du lịch thế giới dự báo, đến năm
2020, thu nhập ngoại tệ từ du lịch Trung Quốc có thể đạt 63,5 tỷ USD, chiếm
8% GDP cả nước [40].
Cùng với thời gian và các bước đi nhằm cải thiện chất lượng các dịch
vụ giải trí, quy hoạch lại các vùng du lịch, quần thể du lịch, mở rộng quan hệ
đối ngoại trên nhiều mặt kinh tế, văn hoá… và hoàn thiện hệ thống tài chính,
cũng như cơ sở hạ tầng, ngành du lịch Trung Quốc đã có những bước tiến bộ
vượt bậc, đang ngày càng chứng tỏ là ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh
tế quốc dân của đất nước này và có khả năng cạnh tranh cao về nhiều chỉ số
đối với các nước trong khu vực và trên thế giới. Những thành tựu mà du lịch

Trung Quốc đạt được những năm qua là những bài học quý báu, có thể áp
dụng phù hợp với các đặc điểm và điều kiện của du lịch Việt Nam. Trung
Quốc là nước láng giềng của Việt Nam, với hệ thống chính trị, kinh tế và xã
hội có nhiều điểm tương đồng. Sau cải cách mở cửa, du lịch Trung Quốc bắt
đầu khởi sắc và đến nay đã phát triển mạnh mẽ. Nhận thức được lợi thế của
mình trong phát triển du lịch quốc tế, với mục tiêu trở thành một trong những
cường quốc về du lịch, đảm bảo sự phát triển lâu dài và ổn định của ngành du
lịch, Trung Quốc đã xác định phải nâng cao năng lực cạnh tranh, và đã có
những thay đổi cụ thể đó là:
- Ngành du lịch Trung Quốc đã chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị
trường, các doanh nghiệp du lịch trong đó có du lịch tàu biển giữ vai trò chủ
đạo trong hoạt động của mình, Chính phủ chỉ đóng vai trò định hướng và hỗ
trợ về chính sách, thông tin và định hướng. Chính phủ Trung Quốc tập trung
xây dựng và phát triển thị trường du lịch, cơ sở hạ tầng du lịch, quản lý thị
trường, tận dụng tối đa các phương pháp hành chính, kinh tế, pháp luật để
điều tiết thị trường phát triển ổn định. Hình thành coi du lịch là ngành kinh tế
lớn, nắm bắt cơ hội để phát triển, thực hiện một cách khoa học và hệ thống.
Trước tiên là thành lập được một hệ thống phối hợp tốt trong du lịch, quan



14
tâm đến sự phát triển hài hoà, đồng bộ giữa ngành du lịch và các ngành kinh
tế cơ liên quan. Sau đó duy trì được sự phối hợp và liên kết trong nội bộ
ngành. Tăng cường cải cách các doanh nghiệp lữ hành nhà nước một cách
triệt để. Thực hiện đa dạng hoá chủ thể đầu tư và hình thức tổ chức doanh
nghiệp, hình thành mô hình doanh nghiệp hiện đại, năng động có đội ngũ
nhân lực chất lượng cao, thực sự trở thành chủ thể cạnh tranh của thị trường.
Ngoài ra, ngành du lịch cũng thay đổi phương thức, chiến lược kinh doanh,
sức ép cạnh tranh buộc các doanh nghiệp tham gia thị trường phải nâng cao

trình độ quản lý để có được tầm nhìn xa, ứng phó kịp thời với những biến
chuyển của thị trường…
- Đẩy mạnh và tăng cường xây dựng thương hiệu cho sản phẩm du lịch
Trung Quốc và quảng bá điểm đến. Trong những năm qua, du lịch Trung
Quốc đã áp dụng biện pháp xây dựng thương hiệu khá thành công, tranh thủ
tổ chức các sự kiện văn hoá, thể thao, du lịch quốc tế lớn như lễ hội hoa thế
giới Kôn Minh, cuộc thi Hoa hậu thế giới vào các năm 2003, 2005, 2007 tại
đảo Hải Nam, Olympic Bắc Kinh 2008… Trung Quốc cũng đã đẩy mạnh khai
thác lợi thế cạnh tranh với các nước trong khu vực để thu hút khách du lịch
nghỉ biển và đã thu được những kết quả nhất định. Để khuyến khích cạnh
tranh lành mạnh giữa các thành phố, những năm gần đây, bảng xếp hạng các
thành phố du lịch tiêu biểu cũng rất được quan tâm. Năm 2006, các thành phố
du lịch tiêu biểu của Trung Quốc đã được Tổ chức Du lịch thế giới công nhận.
Trung Quốc đã thiết lập hệ thống giám sát và bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự
phát triển bền vững của ngành du lịch nói chung và du lịch tàu biển nói riêng.
Trong những năm qua, thị trường Trung Quốc đã phát triển với một số
tàu chạy tuyến Hạ Long - Đảo Hải Nam nhưng phải đến đầu năm 2006, lượng
khách du lịch tàu biển Trung Quốc mới chiếm một vị trí quan trọng trong tổng
số khách du lịch tàu biển đến Việt Nam. Năm 2006 có khoảng 80.000 lượt
khách Trung Quốc, chiếm 35,7%, năm 2007, ước tính có khoảng 100.000 lượt



15
khách tàu biển Trung Quốc, chiếm khoảng 44% tổng số khách du lịch tàu
biển. Cùng với đó chú trọng hơn cho phát triển du lịch quốc tế bị động, thay
vì chỉ tập trung khai thác thị trường nội địa rộng lớn, tạo sức cạnh tranh mạnh
mẽ trong thu hút khách du lịch quốc tế từ các trung tâm du lịch khác trên thế
giới, đặc biệt là từ các quốc gia trong khu vực.
- Tạo những thế mạnh mới trong cạnh tranh thay vì chỉ khai thác những

thế mạnh sẵn có, đặc biệt tập trung vào khai thác thêm những lợi thế về thiên
nhiên, đồng quê và cuộc sống hang ngày. Hoạt động du lịch tập trung vào các
lợi thế này một mặt là điểm mạnh của Trung Quốc, một mặt cũng góp phần
phát triển “du lịch sạch” bền vững của đất nước này, đồng thời bảo vệ môi
trường sinh thái. Bên cạnh đó, các tour du lịch shopping, thăm các thành phố
lớn, các khu vui chơi giải trí hiện đại cũng là thế mạnh của Trung Quốc. Nâng
cao tinh thần phục vụ, sự nhiệt tình và tinh thần học hỏi của đội ngũ nhân viên
để bù đắp lại cho tính chuyên nghiệp, kinh nghiệm làm việc đôi khi còn hạn
chế. Chuyển hướng quản lý thay vì đánh giá công việc qua thời gian làm việc
sang quản lý công việc dựa trên lượng và chất lượng công việc mà mỗi nhân
viên phụ trách thực hiện. Sự chuyển đổi này một mặt nâng cao hiệu quả lao
động, một mặt tạo tâm lý thoải mái hơn cho người lao động.
- Xác định sản phẩm cạnh tranh trên cơ sở làm rõ sản phẩm chính và
sản phẩm phụ. Tập trung cùng thúc đẩy những sản phẩm cạnh tranh chính, có
thương hiệu song song với việc kèm theo các sản phẩm phụ đa dạng. Trong
quá trình xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, phải quan tâm tới đặc trưng
văn hoá của thương hiệu. Với cách làm của mình, du lịch nói chung trong đó
có du lịch tàu biển đã đạt được những kết quả nhất định. Diễn đàn kinh tế thế
giới - WEF đã đánh giá khá cao năng lực cạnh tranh trong du lịch và lữ hành
của nước này trong năm 2009, tăng 15 bậc so với năm 2008 lên vị trí thứ 47
trên 133 nước được điều tra. Trung Quốc được đánh giá khá cao về nguồn lực
con người, văn hoá tự nhiên (xếp thứ 12), năng lực cạnh tranh giá (hạng 20),



16
mức độ ưu tiên cho du lịch và lữ hành (xếp hạng 28), cơ sở hạ tầng hàng
không (xếp hạng 34). Như vậy có thể nói rằng với những lợi thế lớn về nguồn
lực con người, văn hoá và tự nhiên cũng như cùng với mức độ ưu tiên cho du
lịch của Chính phủ, Trung Quốc dần trở thành một “thế lực” mới về thu hút

khách quốc tê, vượt qua các quốc gia phát triển du lịch quốc tế lâu năm.
1.2.3. Bài học kinh nghiệm từ Việt Nam
Từ kinh nghiệm của Thái Lan, Trung Quốc, có thể rút ra một số bài học
kinh nghiệm về phát triển hoạt động du lịch tàu biển tại Việt Nam đó là:
- Xây dựng chiến lược phát triển và kế hoạch cho từng thời kỳ: Để thu
hút khách du lịch quốc tế một cách hiệu quả, cần thiết phải xây dựng chiến
lược cạnh tranh quốc gia, từ đó lập kế hoạch và chương trình cho từng thời
kỳ, phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch quốc tế, tránh tình trạng phát triển ồ
ạt, không tập trung, phân tán nguồn lực và phá vỡ tính cân bằng trong phát
triển du lịch. Việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch quốc gia cần căn cứ
vào các điều kiện về tự nhiên, vị trí địa lý và các điều kiện khác có liên quan.
Có chiến lược đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong dài
hạn để có những con người đầy đủ kiến thức và trình độ để đưa ngành du lịch
Việt Nam đi lên. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, nhu cầu và xu
hướng đi du lịch quốc tế ngày càng đa dạng và luôn thay đổi, vì thế đối với
các quốc gia muốn tập trung vào phát triển thu hút khách du lịch tàu biển
quốc tế như Việt Nam cần phải sớm xây dựng chiến lược phát triển và có các
kế hoạch, chương trình cụ thể trong từng giai đoạn nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh, tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế, đẩy cao vị thế của du
lịch Việt Nam trên trường quốc tế.
- Xây dựng thương hiệu và quảng bá du lịch: Để thu hút ngày càng
nhiều khách du lịch quốc tế, phát triển hoạt động lữ hành quốc tế, du lịch tàu
biển, các quốc gia trong khu vực đều phải coi trọng việc xây dựng thương
hiệu và quảng bá du lịch nước mình thông qua biểu tượng (logo), khẩu hiệu,

×