Tải bản đầy đủ (.doc) (167 trang)

Giáo trình chăn nuôi trâu bò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 167 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI GIỚI THIỆU 2
Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp giảng dạy đã được nhiều người quan tâm.
Giáo trình học tập là công cụ không thể thiếu được nhằm góp phần thực hiện tốt việc đổi mới
phương pháp giảng dạy 2
Cuốn giáo trình chăn nuôi trâu bò được biên soạn nhằm cung cấp cho học sinh học chuyên
nghiệp ngành Chăn nuôi thú y hệ trung cấp chuyên nghiệp những kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi
trâu bò. Giáo trình được biên soạn gồm các nội dung: 2
- Bài mở đầu 2
- Chương 1: Công tác giống trâu bò 2
- Chương 2: Thức ăn trâu bò 2
- Chương 3: Chuồng trại trâu bò 2
- Chương 4: Chăn nuôi trâu bò đực giống 2
- Chương 5: Chăn nuôi trâu bò cái sinh sản 2
- Chương 6: Chăn nuôi bê nghé 2
- Chương 7: Chăn nuôi trâu bò sữa 2
- Chương 8: Chăn nuôi trâu bò thịt 2
- Chương 9: Chăn nuôi trâu bò cày kéo 2
- Phần thực hành, phụ lục và tài liệu tham khảo 2
Để hoàn thành cuốn giáo trình này nhóm tác giả biện soạn đã nhận được nhiều góp ý xây dựng
của bạn bè đồng nghiệp, hội đồng phản biện giáo trình. Tuy nhiên không thể tránh khỏi những sai
sót. Rất mong bạn đọc có những ý kiến đóng góp để cuốn giáo trình của chúng tôi được hoàn
thiện hơn 2
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn phần tài trợ quí báu của Dự án Khoa học Công nghệ Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn đã tài trợ kinh phí để hoàn thành cuốn giáo trình 2
2
2
2
Nhóm tác giẢ 2
Bài mở đầu 3


GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHĂN NUÔI TRÂU BÒ 3
1
LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp giảng dạy đã được
nhiều người quan tâm. Giáo trình học tập là công cụ không thể thiếu được nhằm
góp phần thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
Cuốn giáo trình chăn nuôi trâu bò được biên soạn nhằm cung cấp cho học sinh
học chuyên nghiệp ngành Chăn nuôi thú y hệ trung cấp chuyên nghiệp những kiến
thức về kỹ thuật chăn nuôi trâu bò. Giáo trình được biên soạn gồm các nội dung:
- Bài mở đầu
- Chương 1: Công tác giống trâu bò
- Chương 2: Thức ăn trâu bò
- Chương 3: Chuồng trại trâu bò
- Chương 4: Chăn nuôi trâu bò đực giống
- Chương 5: Chăn nuôi trâu bò cái sinh sản
- Chương 6: Chăn nuôi bê nghé
- Chương 7: Chăn nuôi trâu bò sữa
- Chương 8: Chăn nuôi trâu bò thịt
- Chương 9: Chăn nuôi trâu bò cày kéo
- Phần thực hành, phụ lục và tài liệu tham khảo
Để hoàn thành cuốn giáo trình này nhóm tác giả biện soạn đã nhận được
nhiều góp ý xây dựng của bạn bè đồng nghiệp, hội đồng phản biện giáo trình. Tuy
nhiên không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong bạn đọc có những ý kiến đóng
góp để cuốn giáo trình của chúng tôi được hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn phần tài trợ quí báu của Dự án Khoa học
Công nghệ Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tài trợ kinh phí để hoàn
thành cuốn giáo trình.
NHÓM TÁC GIẢ
2
Bài mở đầu

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHĂN NUÔI TRÂU BÒ
Mục tiêu
- Hiểu vai trò, tầm quan trọng của nghề chăn nuôi trâu bò
- Phân tích, đánh giá được tình hình chăn nuôi trâu bò ở nước ta, trên thế
giới hiện nay.
- Hiểu, giải thích được các đặc thù sinh học của trâu bò
- Biết vận dụng kiến thức mới phù hợp với điều kiện hiện tại và đề ra phương
hướng pháp triển chăn nuôi lâu dài.
Nội dung
1. VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA CHĂN NUÔI TRÂU BÒ
1.1. Cung cấp thực phẩm
Trâu bò cung cấp hai loại thực phẩm có giá trị cao đối với con người là thịt
và sữa. Thịt trâu bò được xếp vào loại thịt đỏ có giá trị dinh dưỡng cao. Sữa là thực
phẩm hoàn chỉnh về dinh dưỡng và rất dễ tiêu hoá.
1.2. Cung cấp sức kéo
Trâu bò được sử dụng từ lâu đời vào mục đích cung cấp sức kéo để làm đất
phục vụ trồng trọt, kéo xe vận chuyển hàng hoá và các mục đích lao tác khác như
kéo gỗ . . .
1.3. Cung cấp phân bón và chất đốt
Phân trâu bò là loại phân hữu cơ có trọng lượng lớn. Khoảng 1/3 trọng lượng
vật chất khô trâu bò ăn vào được thải ra ngoài dưới dạng phân. Mỗi ngày một con
trâu trưởng thành thải ra từ 15 – 20 kg phân, một bò trưởng thành thải 10 – 15 kg.
Phân trâu bò chứa khoảng 75 – 80 % nước, 5 – 5,5% khoáng, 10 % axit photphoric,
0,1 % kali, 0,2 % canxi. Mặc dù chất lượng không cao nhưng nhờ có trọng lượng
lớn phân trâu bò đã đáp ứng một phần rất lớn nhu cầu phân hữu cơ cho nền nông
nghiệp.
Ngoài việc dùng làm phân bón, phân trâu bò còn được dùng làm chất đốt.
Tại một số nước Tây Nam Á như Ân độ, Pakistan, phân được trộn với rơm băm,
nén thành bánh và phơi khô, dự trữ và sử dụng để làm chất đốt quanh năm.
1.4. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và thủ công mỹ nghệ

Ngoài việc cung cấp thực phẩm cho con người, sức kéo và phân bón cho
nông nghiệp, ngành chăn nuôi trâu bò còn sản xuất ra một số phụ phẩm mà con
người có thể khai thác sử dụng.
3
- Sừng trâu cung cấp cho các nghệ nhân tạo ra các mặt hàng như cúc áo, trâm
cài, lược, thìa, các vòng đeo, đồ trang trí, kim đan, làm tù và …
- Da trâu bò là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho các nhà máy thuộc da để tạo
ra các sản phẩm như áo da, găng tay, bao súng, dây lưng, giày, dép, cặp. Nhiều
vùng nông thôn người ta còn dùng da trâu làm thực phẩm.
- Lông trâu dày, bền có khả năng uốn mềm thích hợp cho việc sản xuất bàn
chải mỹ nghệ lau chùi một số máy móc quang học.
1.5. Ý nghĩa kinh tế-xã hội và văn hoá cuả chăn nuôi trâu bò
Chăn nuôi trâu bò mang ý nghĩa kinh tế lớn, thức ăn cho trâu bò ít cạnh
trang về mặt lương thực đối với con người. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trâu bò
cho phép khai thác tối đa các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, kể cả những
nguồn thức ăn nghèo dinh dưỡng như rơm rạ và các phụ phẩm cây trồng khác.
Đối với nhiều vùng nông thôn và miền núi trâu bò còn được coi như một loại
tài sản cố định, có thể chuyển thành tiền mặt khi cần thiết cho những nhu cầu lớn
như xây nhà, mua sắm, chữa bệnh,
2. ĐẶC THÙ SINH HỌC CỦA TRÂU BÒ
2.1. Ưu thế sinh học của trâu bò
Nhờ có hệ vi sinh vật cộng sinh trong hệ thống tiêu hóa, trâu bò và gia súc
nhai lại nói chung có 2 đặc thù sinh học nổi bật sau:
* Khả năng phân giải liên kết β-1,4 glucosid
Vi sinh vật (VSV) dạ cỏ có khả năng phân giải liên kết β-1,4 glucosid trong
các đại phân tử xenlulo và hemixenlulo của vách tế bào thức ăn thực vật. Chính
nhờ khả năng đặc thù này mà trâu bò có khả năng sử dụng các loại thức ăn xơ thô
mà các loài động vật dạ dày đơn không sử dụng làm thức ăn được.
* Tổng hợp protein từ nitơ phi protein
Vi khuẩn cộng sinh trong dạ cỏ có khả năng tổng hợp protein từ chất nitơ phi

protein(NPN). VSV dạ cỏ khi chết đi xác vi sinh vật là nguồn cung cấp protein
quan trọng cho trâu bò. Nhờ khả năng này mà trâu bò ít phụ thuộc vào các loại thức
ăn protein có nguồn gốc động vật như với các loài động vật dạ dày đơn, trái lại
người chăn nuôi có thể sử dụng các nguồn NPN công nghiệp như urê để bổ sung
vào khẩu phần ăn cho trâu bò.
2.2. Hạn chế sinh học của trâu bò
Bên cạnh những ưu thế sinh học nói trên chăn nuôi trâu bò có những hạn chế
so với chăn nuôi các gia súc và gia cầm khác.
4
2.2.1. Sinh khí metan
Khác với động vật dạ dày đơn, trâu bò có quá trình lên men ở dạ cỏ. Đây là
một lợi thế cho phép chúng sử dụng được thức ăn xơ. Tuy nhiên, quá trình lên men
dạ cỏ sản sinh ra một lượng khí metan thải ra ngoài qua ợ hơi. Như vậy, việc thải
khí metan này không những làm lãng phí năng lượng của thức ăn (6 – 12 mà còn
gây ra hiệu ứng nhà kính, không có lợi cho môi trường.
2.2.2. Tốc độ sinh sản chậm
Trâu bò là gia súc đơn thai và có thời gian mang thai dài (trung bình trâu 320
ngày, bò 280 ngày). Chính vì vậy mà việc nhân giống trâu bò gặp nhiều khó khăn
hơn so với các loại gia súc và gia cầm khác.
2.2.3. Đòi hỏi cao về đồng cỏ
Nguồn thức ăn chính của trâu bò là cỏ, cho nên muốn chăn nuôi trâu bò phải
có đất trồng cỏ hay bãi chăn thả tự nhiên. Mỗi hecta đồng cỏ thâm canh thu cắt chỉ
cho phép nuôi được khoảng 10 con bò sữa, còn 1 hecta đồng cỏ chăn thả cho cho
phép nuôi được 3 – 4 con. Đây là một trở ngại lớn cho những nơi có ít diện tích đất
nông nghiệp.
5
CHƯƠNG 1
GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG TRÂU BÒ
Mục tiêu
- Hiểu, trình bày đặc điểm ngoại hình, sinh trưởng, khả năng sản xuất các

loại trâu bò.
- Phân biệt, đánh giá được các giống trâu bò đạt tiêu chuẩn nuôi phù hợp.
- Xác định được các giống trâu bò có năng suất cao để thực hiện công tác
lai tạo giống.
Nội dung
1.1. CÁC GIỐNG TRÂU BÒ NỘI
1.1.1. Trâu Việt Nam
Nguồn gốc: Trâu Việt Nam thuộc nhóm trâu đầm lầy. Đồng nhất về giống,
nhưng tuỳ theo điều kiện nuôi dưỡng của từng nơi mà trâu được phân hóa thành hai
loại hình là trâu ngố có tầm vóc to và trâu gié tầm vóc nhỏ hơn. Tuy nhiên sự phân
biệt này cũng không có ranh giới rõ ràng.
Đặc điểm ngoại hình: Trâu có ngoại hình vạm vỡ. Đa số có lông da màu đen
xám; dưới hầu và trước ức có khoang lông màu trắng. Có một số trâu (5 – 10 %) có
lông da màu trắng còn gọi là trâu bạc.
Hình 1.1. Trâu Việt Nam
Đầu hơi bé; trán và sống mũi thẳng, có con hơi võng; tai mọc ngang, hay ve
vẩy; sừng dài, dẹt, hình cánh cung, hướng về phía sau và hơi vểnh lên trên. Cổ con
đực to tròn, con cái nhẹ và hẹp, không có u, yếm. Lưng thẳng, mông xuôi, ngực nở.
Đuôi dài đến khoeo, tận cùng có chòm lông.
6
Khả năng sinh trưởng: Trọng lượng sơ sinh trung bình 28 – 30 kg, trọng
lượng trưởng thành 400 – 450 kg đối với con cái, 450 – 500 kg đối với con đực. Tỷ
lệ thịt xẻ 48 – 50 %.
Khả năng sinh sản của trâu nói chung kém. Động dục biểu hiện không rõ và
theo mùa. Thông thường trâu cái đẻ 3 năm 2 lứa.
Sức sản xuất sữa thấp, chỉ đủ cho con bú (500 – 700 kg/5 – 7 tháng), tỷ lệ
mỡ sữa rất cao (9 – 12 %).
Khả năng lao tác tốt, sức kéo trung bình khoảng 600 – 800 N. Có khả năng
làm việc tốt ở những chân đất nặng hay lầy thụt.
Khả năng thích nghi: Trâu chịu đựng kham khổ rất tốt, khả năng chống bệnh

tật cao, thích nghi tốt được với khí hậu nóng
1.1.2. Bò Vàng Việt Nam
Nguồn gốc: Bò vàng được phân bố rộng và thường được gọi theo tên địa
phương như bò Thanh Hoá, bò Nghệ An, bò Lạng Sơn, bò Phú Yên, . . .
Đặc điểm ngoại hình: Ngoại hình cân xứng thường có sắc lông màu vàng,
vàng nhạt hoặc vàng cánh dán mắt tinh, lanh lợi. Con cái thanh, sừng ngắn; cổ
thanh, không có u; Lưng và hông thẳng, hơi rộng; Bắp thịt nở nang; Mông hơi
xuôi, hẹp và ngắn; Ngực phát triển tốt, sâu nhưng hơi lép; Bụng to, tròn nhưng
không sệ; Bốn chân thanh, cứng cáp; 2 chân trước thẳng, 2 chân sau đi thường
chạm khoeo.
Con đực đầu cổ to, sừng dài chĩa về phía trước; mạch máu và gân mặt nổi
rõ . . . Yếm kéo dài từ hầu đến xương ức. Da có nhiều nếp nhăn. U vai cao
Hình 1.2. Bò Vàng Việt Nam
7
Khả năng sản xuất: Bò vàng có tầm vóc nhỏ. Trọng lượng sơ sinh 14 – 15
kg, lúc trưởng thành con cái nặng 160 – 200 kg, con đực nặng 250 – 280 kg. Năng
suất thịt không cao, tỷ lệ thịt xẻ 40 – 44 %.
Tuổi phối giống lần đầu vào khoảng 20 – 24 tháng. Tỷ lệ đẻ hàng năm
khoảng 50 – 80 %.
Khả năng cho sữa thấp, khoảng 2 kg/ngày trong thời gian 4 – 5 tháng (chỉ đủ
cho con bú). Tuy nhiên, tỷ lệ mỡ sữa rất cao (5 – 5,5 %).
Sức kéo trung bình của con cái 380 – 400 N, con đực 440 – 490 N. Bò Vàng
có khả năng làm việc dẻo dai ở những chân đất nhẹ, có tốc độ đi khá nhanh.
Thích nghi: Bò Vàng chịu đựng kham khổ tốt, khả năng chống bệnh tật cao,
thích nghi với nhiều vùng khí hậu trong nước.
1.2. MỐT SỐ GIỐNG TRÂU BÒ TRÊN THẾ GIỚI
1.2.1. Các giống bò kiêm dụng
a. Bò Sind (Red Sindhi)
Nguồn gốc: Bò Sind là một giống bò có nguồn gốc từ vùng Sindhi
(Pakistan). Bò Sind là một giống bò kiêm dụng sữa – thịt – lao tác, thường được

nuôi theo phương thức chăn thả tự do.
Đặc điểm ngoại hình: Bò có màu lông đỏ cánh dán hay nâu thẫm. Bò này có
thân hình ngắn, chân cao, tai to và rũ xuống, có yếm và nếp gấp da dưới rốn rất
phát triển. Đây là một đặc điểm tốt giúp bò này thích nghi với điều kiện khí hậu
nóng nhờ tăng tỷ diện toả nhiệt. Bò đực có u vai rất cao, đầu to, trán gồ, rộng, sừng
ngắn, cổ ngắn, vạm vỡ, ngực sâu nhưng không nở. Bò cái có đầu và cổ nhỏ hơn,
phần sau phát triển hơn phần trước, vú phát triển, núm vú to, dài, tĩnh mạch nổi rõ.
Hình 1.3. Bò Sind
Khả năng sản xuất: Khi trưởng thành bò đực có trọng lượng 450 – 500 kg, bò
cái 350 – 380 kg.
8
Sản lượng sữa trung bình khoảng 1400 – 2100 kg/chu kỳ 270 – 290 ngày. Tỷ
lệ mỡ sữa 5 – 5,5%.
Bò Sind đã được nhập vào Việt Nam được nuôi ở nông trường Hữu Nghị
Việt Nam – Mông Cổ và Trung tâm tinh đông lạnh Moncada (Ba Vì, Hà Tây) để
tham gia chương trình Sind hoá đàn bò Vàng Việt Nam nhằm tạo ra đàn bò lai Sind
làm nền cho việc gây tạo bò sữa và bò thịt tiếp theo.
b. Bò Sahiwal
Nguồn gốc: Bò Sahiwal là giống bò u của Pakistan. Bò này cũng được nuôi
nhiều tại các vùng Punjab, Biha, Una Pradesh của Ấn Độ.
Đặc điểm ngoại hình: Bò có màu lông đỏ vàng hay vàng thẫm. Kết cấu ngoại
hình tương tự như bò Red Sindhi nhưng bầu vú phát triển hơn.
Hình 1.4. Bò Sahiwal
Khả năng sản xuất: Khi trưởng thành, bò cái có trọng lượng 360 – 380 kg, bò
đực 470 – 500 kg. Sản lượng sữa khoảng 2100 – 2300 kg/chu kỳ 9 tháng, tỷ lệ mỡ
sữa 5 – 5,5 %.
Bò Sahiwal được nhiều nước nhiệt đới dùng để cải tạo các giống bò địa
phương hoặc lai với các giống bò chuyên dụng sữa để tạo bò sữa nhiệt đới. Năm
1987 Việt Nam đã nhập 21 bò Sahiwal (trong đó có 5 bò đực giống từ Pakistan) về
nuôi tại Trung tâm tinh đông lạnh Moncada và Nông trường bò giống miền Trung

(Ninh Hòa, Khánh Hòa) để tham gia cải tiến đàn bò nội.
c. Bò Simental
Nguồn gốc: Bò Simental là giống bò kiêm dụng thịt-sữa được hình thành từ
thế kỷ thứ 18 ở vùng Golstand của Thụy Sĩ và hiện nay được nuôi ở nhiều nước
khác nhau.
9
Đặc điểm ngoại hình: Bò có màu lông đỏ nâu vá trắng, lông đầu thường có
màu trắng. Ngực sâu, rộng. Bộ xương chắc chắn. Cơ phát triển tốt.
Hình1.5. Bò Simental
Khả năng sản xuất: Khi trưởng thành bò đực có trọng lượng 1000 kg, bò cái
750 kg. Nuôi dưỡng tốt bê đực nặng 517 kg, bê cái 360 kg lúc 1 năm tuổi. Bê 6 –
12 tháng tuổi cho tăng trọng 1200 – 1350 g/ngày. Nuôi dưỡng tốt bê đực giết thịt
lúc 14 – 16 tháng tuổi có tỷ lệ thịt xẻ 66 %.
+ Bò Simental có thể khai thác sữa. Nếu chọn lọc và nuôi dưỡng tốt có thể
cho 3500 – 4000 kg sữa/chu kỳ 300 ngày, tỷ lệ mỡ sữa 3,9 – 4 %.
Bò Simental thích nghi với khí hậu ôn đới. Gần đây Việt Nam cũng có nhập
tinh đông lạnh giống bò này vào cho lai với bò cái lai Sind để thăm dò khả năng
cho thịt của con lai.
1.2.2. Các giống bò sữa
a. Bò Holstein Friesian
Nguồn gốc: Bò Holstein Friesian (HF), ở nước ta thường được gọi là bò sữa
Hà Lan, là giống bò chuyên sữa nổi tiếng thế giới được tạo ra từ thế kỷ thứ XIV ở
tỉnh Fulixon của Hà Lan. Bò HF không ngừng được cải thiện về phẩm chất, năng
suất và hiện nay được phân bố rộng rãi trên toàn thế giới nhờ có khả năng cho sữa
cao và cải tạo các giống bò khác theo hướng sữa rất tốt. Cũng chính vì vậy mà các
nước thường dùng bò HF thuần để lai tạo với bò địa phương tạo ra giống bò sữa
lang trắng đen của nước mình và mang những tên khác nhau.
Đặc điểm ngoại hình: Bò HF có 3 dạng màu lông chính là lang trắng đen
(chiếm ưu thế), lang trắng đỏ (ít) và toàn thân đen, riêng đỉnh trán và chót đuôi
trắng. Các điểm trắng đặc trưng là điểm trắng ở trán, vai có vệt trắng kéo xuống

bụng, 4 chân và chót đuôi trắng. Về hình dáng, bò HF có dạng hình nêm đặc trưng
10
của bò sữa. Đầu con cái dài, nhỏ, thanh; Sừng nhỏ, ngắn, chỉa về phía trước; Trán
phẳng hoặc hơi lõm; Cổ thanh, dài vừa phải, không có yếm; Vai – lưng – hông –
mông thẳng hàng; Bốn chân thẳng, đẹp, hai chân sau doãng; Bầu vú rất phát triển;
tĩnh mạch vú ngoằn ngoèo, nổi rõ
Hình 1.6. Holstein Friesian
Khả năng sản xuất: Tầm vóc bò HF khá lớn: Trọng lượng sơ sinh khoảng 35
– 45 kg, trọng lượng trưởng thành con cái 450 – 750 kg, con đực 750 – 1100 kg.
Bò này thành thục sớm, có thể phối giống lúc 15 – 20 tháng tuổi. Khoảng
cách lứa đẻ khoảng 12 – 13 tháng.
Năng suất sữa trung bình khoảng 5000 – 8000 kg/chu kỳ (10 tháng), tỷ lệ mỡ
sữa thấp bình quân 3,3 – 3,6 %. Năng suất sữa biến động nhiều tuỳ theo điều kiện
nuôi dưỡng và thời tiết khí hậu, kết quả chọn lọc của từng nước.
Bò HF chịu nóng và chịu đựng kham khổ kém đòi hỏi đầu tư thâm canh cao,
dễ cảm nhiễm bệnh tật, đặc biệt là các bệnh ký sinh trùng đường máu và bệnh sản
khoa. Bò HF chỉ nuôi thuần tốt ở những nơi có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ bình quân
năm dưới 21
0
C. Để phát triển ngành chăn nuôi bò sữa, nước ta đã nhập nhiều bò
HF từ một số nước như Cu Ba, Australia, Mỹ, . . . Nhằm mục đích nhân thuần và
lai tạo. Kết quả chăn nuôi cho thấy giống bò này có thể thích nghi được ở một số
vùng cao nguyên mát mẻ như Mộc Châu Sơn La, Đức trọng Lâm Đồng.
b. Bò Jersey
Nguồn gốc: Bò Jersey là giống bò sữa của Anh. Nó là kết quả tạp giao giữa
giống bò Bretagne (Pháp) với bò địa phương, về sau có thêm máu bò Normandie
(Pháp). Từ năm 1970 nó đã trở thành giống bò sữa nổi tiếng thế giới.
Đặc điểm ngoại hình: Bò có màu vàng sáng hoặc sẫm. Có những con có đốm
trắng ở bụng, chân và đầu. Bò có kết cấu ngoại hình đẹp, đặc thù của bò hướng sữa.
11

Đầu nhỏ, mặt cong, mắt lồi, cổ thanh dài và có yếm khá phát triển; Vai cao và dài;
Ngực sâu, xương sườn dài; Lưng dài, rộng; Mông dài, rộng và phẳng; Bụng to,
tròn; Bốn chân mảnh, khoảng cách giữa hai chân rộng; Đuôi nhỏ; Bầu vú phát triển
tốt cả phía trước và phía sau, tĩnh mạch vú to dài

Hình 1.7. Bò Jersey
Khả năng sản xuất: Tầm vóc của bò Jersey tương đối bé: Trọng lượng sơ
sinh 25 – 30 kg, trọng lượng trưởng thành của bò cái là 300-400kg, của bò đực 450
– 550 kg.
Năng suất sữa bình quân đạt 3000 – 5000 kg/chu kỳ 305 ngày. Đặc biệt bò
Jersey có tỷ lệ mỡ sữa rất cao (4,5 – 5,5%), mỡ sữa màu vàng, hạt to thích hợp cho
việc chế biến bơ. Vì thế bò này thường được dùng để lai cải tạo những giống bò
sữa có tỷ lệ mỡ sữa thấp.
Bò Jersey thành thục sớm, 16 – 18 tháng tuổi có thể phối giống lần đầu, có
khả năng đẻ 1 lứa/năm. Bò đực giống phát triển tốt có thể lấy tinh lúc 12 tháng tuổi.
Bò Jersey do có tầm vóc bé nên nhu cầu duy trì thấp, lại có yếm (thải nhiệt tốt) nên
có thể có khả năng chịu nóng khá tốt nên nhiều nước đã dùng bò Jersey lai với bò
địa phương nhằm tạo ra bò lai hướng sữa thích nghi với khí hậu nhiệt đới. Tuy
nhiên, cũng như bò HF, trong điều kiện nhiệt đới năng suất sữa của bò Jersey nuôi
thuần cũng bị giảm sút rõ rệt.
Việt Nam đã nhập tinh đông lạnh giống bò Jersey để lai với bò cái lai Sind
(LS), bò Vàng và bò F
1
, F
2
(HF x LS). Tuy nhiên do năng suất sữa của con lai kém
so với bò (con) lai với bò Holstein, hơn nữa do màu lông không hợp với thị hiếu
của người nuôi. Gần đây bò Jersey cũng được nhập vào để nuôi thuần chủng.
12
c. Bò Nâu Thụy sỹ

Nguồn gốc: Bò nâu Thụy Sĩ được tạo thành ở vùng núi Anpơ của Thụy Sĩ do
nhân thuần từ bò địa phương theo hướng kiêm dụng sữa – thịt. Giống bò này có
tính bảo thủ di truyền cao về ngoại hình và sức sản xuất sữa.
Đặc điểm ngoại hình: Bò nâu Thụy Sĩ có màu nâu, một số ít màu sáng đậm
hay nâu xám. Đầu ngắn, trán dài và rộng, miệng rộng, sừng ngắn, cong, gốc sừng
trắng. Thân hình dài, ngực nở, sâu, rộng, sườn bụng thon. Bốn chân chắc chắn khỏe
mạnh, tư thế vững vàng, móng đen.
Hình 1.8. Bò nâu Thụy Sĩ
Khả năng sản xuất: Đây là giống bò có tầm vóc lớn, có khả năng tăng trọng
nhanh, phẩm chất thịt ngon. Thể trọng lúc sơ sinh khoảng 31 – 37 kg, trọng lượng
trưởng thành của bò cái 650 – 700 kg, bò đực 800 – 950 kg. Tỷ lệ thịt xẻ 59 – 60 %.
Năng suất sữa bình quân 3500 – 4000 kg/chu kỳ, tỷ lệ mỡ sữa 3,5 – 4 %.
Bò nâu Thụy Sĩ có khả năng thích nghi với vùng núi cao. Năm 1972 nước ta
đã nhập giống bò này từ Cu Ba về nuôi tại Trung tâm Moncađa để sản xuất tinh
đông lạnh phục vụ công tác cải tạo đàn bò Vàng theo hướng cho sữa và cho thịt.
Qua theo dõi cho thấy bò này có sức chịu đựng, chống đỡ bệnh, chịu nóng khá hơn
bò Holstein. Tuy nhiên con lai không cho sữa bằng con lai với bò Holstein và khả
năng cho thịt không bằng con lai của các giống chuyên dụng thịt.
1.2.3. Các giống bò chuyên thịt
a. Bò Brahman
Nguồn gốc: Bò Brahman là giống bò thịt nhiệt đới, được tạo ra ở Mỹ bằng
cách lai 4 giống bò Zebu với nhau.
Đặc điểm ngoại hình: Bò có ngoại hình đẹp, cơ bắp tương đối phát triển. Bò
Brahman có màu lông trắng hoặc đỏ.
13
Hình 1.9. Bò Brahman
Khả năng sản xuất: Trưởng thành bò đực nặng khoảng 680 – 900 kg, bò cái
nặng 450 – 630 kg. Lúc 1 năm tuổi con đực nặng khoảng 375 kg, con cái nặng 260
kg. Tăng trọng của bê đực từ 6 – 12 tháng tuổi khoảng 900 – 1000 g/ngày. Tỷ lệ
thịt xẻ khoảng 52 – 58 %.

Hướng phát triển: Việt Nam đã nhập bò Brahman từ Australia để nhân thuần
và cho lai với bò cái Lai Sind để tạo con lai hướng thịt.
b. Bò Drought Master
Nguồn gốc: Bò Drought Master là một giống bò thịt nhiệt đới, được tạo ra ở
Australia bằng cách lai giữa bò Shorthorn với bò Brahman.
Đặc điểm ngoại hình: Bò có ngoại hình đẹp, cơ bắp tương đối phát triển. Bò
có màu lông đỏ.
Khả năng sản xuất: Lúc trưởng thành bò đực nặng 820 – 1000 kg, bò cái
nặng 550 – 680 kg. Lúc 1 năm tuổi con đực nặng 450 kg, con cái nặng 325 kg. Bê
đực 6 – 12 tháng tuổi được nuôi dưỡng tốt cho tăng trọng 1000 – 1200 g/ngày và
cho tỷ lệ thịt xẻ 55 – 60 % khi giết thịt lúc 14 – 16 tháng tuổi.
Việt Nam đã nhập bò Drought Master từ Australia để nhân thuần và cho lai
với bò cái nền Lai Sind nhằm tạo con lai hướng thịt.
14
Hình 1.10. Bò Drought Master
c. Bò Hereford
Nguồn gốc: Bò Hereford là một giống bò thịt của Anh, được tạo ra từ thế
kỷ thứ 18 ở đảo Hereford bằng phương pháp nhân giống thuần chủng, chọn lọc và
tăng cường dinh dưỡng. Hiện nay giống bò này được nuôi rộng rãi ở nhiều nước
trên thế giới.
Đặc điểm ngoại hình: Giống bò này có ngoại hình tiêu biểu của bò chuyên
dụng hướng thịt. Đầu không to nhưng rộng; Cổ ngắn và rộng; Ngực sâu và rộng,
lưng dài và rộng; Cơ bắp rất phát triển; Chân thấp; Da dày hơi thô; Bộ xương vững
chắc. Bò Hereford có màu lông đỏ, riêng ở đầu, ngực, phân dưới bụng, bốn chân và
đuôi có đốm trắng.
Khả năng sản xuất: Bò cái trưởng thành nặng 750 – 800 kg, bò đực 1000 –
1200 kg. Nếu nuôi dưỡng tốt bê đực 1 năm tuổi nặng 520 kg, bê cái 364 kg. Bê 6 –
12 tháng tuổi tăng trọng 1300 – 1500 g/ngày. Tỷ lệ thịt xẻ lúc 14 – 16 tháng tuổi đạt
67 – 68 %. Chất lượng thịt tốt, thịt ngon, mềm, thường có lớp mỡ kẽ giữa lớp cơ bắp.
Hướng phát triển: Việt Nam đã nhập tinh đông lạnh bò giống Hereford cho

lai với bò cái Lai Sind để thăm dò khả năng cho thịt của con lai.
Hình 1.11. Bò Hereford
15
d. Bò Charolais
Nguồn gốc: Bò Charolais là giống bò chuyên dụng thịt của Pháp, được hình
thành ở vùng Charolais.
Đặc điểm ngoại hình: Ngoại hình phát triển cân đối: Thân rộng, mình dày,
mông không dốc, đùi phát triển. Bò có sắc lông màu trắng ánh kem.
Hình 1.12. Bò Charolais
Khả năng sản xuất: Khi trưởng thành bò đực có trọng lượng 1000 – 1400 kg,
bò cái 700 – 900 kg. Nếu nuôi tốt, lúc 12 tháng tuổi bê đực đạt 450 – 540 kg; bê cái
380kg. Trong giai đoạn 6 – 12 tháng tuổi bê có thể tăng trọng 1450 – 1550 g/ngày.
Giết thịt lúc 14 – 16 tháng tuổi, tỷ lệ thịt xẻ 65 – 69 %.
Bò Charolais được nuôi ở nhiều nước để nhân thuần mà còn để lai tạo với các
giống bò thịt khác nhằm tăng khả năng cho thịt. Nước ta cũng đã nhập bò giống và
tinh đông lạnh bò Charolais để cho lai với bò cái lai Sind nhằm tạo bò lai hướng thịt.
e. Bò Limousin
Nguồn gốc: Bò Limousin là giống bò chuyên thịt của Pháp.
Đặc điểm ngoại hình: Bò có sắc lông màu đỏ sẫm. Thân hình vạm vỡ, đặc
trưng cho bò hướng thịt.
Hình 1.13. Bò Limousin
16
Khả năng sản xuất: Khi trưởng thành bò đực có trọng lượng 1000 – 1300 kg,
bò cái 650 – 800 kg. Nếu nuôi dưỡng tốt bê đực 12 tháng tuổi nặng 500 kg, bê cái
350 kg. Bê 6 – 12 tháng tuổi tăng trọng 1300 – 1400 g/ngày. Bê đực nuôi tốt giết
thịt lúc 14 – 16 tháng tuổi cho tỷ lệ thịt xẻ 68 – 71 %.
f. Bò BBB (Blanc-Bleu-Belge)
Nguồn gốc: Bò B.B.B là giống bò chuyên thịt của Bỉ.
Hình 1.14. Bò BBB (Blanc-Bleu-Belge)
Đặc điểm ngoại hình: Bò có cơ bắp rất phát triển. Màu lông chủ yếu là màu

trắng, xanh lốm đốm, trắng lốm đốm.
Khả năng sản xuất: Khi trưởng thành bò đực có trọng lượng 1100 – 1200 kg,
bò cái 710 – 720 kg. Nếu nuôi dưỡng tốt 1 năm tuổi bê đực nặng trung bình 480 kg,
bê cái 370 – 380 kg. Bê 6 – 12 tháng tuổi có tăng trọng bình quân 1300 g/ngày. Bê
đực nuôi dưỡng tốt giết thịt lúc 14 – 16 tháng tuổi cho tỷ lệ thịt xẻ 66 %.
g. Bò Aberdeen Angus
Nguồn gốc: Bò Arberdeen Angus là giống bò chuyên dụng thịt được tạo ra ở
vùng đông bắc Scotland.
Đặc điểm ngoại hình: Bò có màu lông đen hoặc đỏ sẫm, có thể có đốm trắng
dưới bụng, bầu vú, bao tinh hoàn. Bò không có sừng, chân thấp. Thân hình vạm vỡ,
đặc trưng cho bò hướng thịt
Hình 1.15. Bò Arberdeen Angus
17
Khả năng sản xuất: Khi trưởng thành trọng lượng bò đực 1000 – 1300 kg, bò
cái 650 – 800 kg. Nuôi dưỡng tốt bê đực nặng trung bình 540 kg, bê cái 380 kg lúc
1 năm tuổi. Bê 6 – 12 tháng tuổi có tăng trọng 1300 – 1400 g/ngày. Bê đực nuôi tốt
giết thịt lúc 14 – 16 tháng tuổi có tỷ lệ thịt xẻ 68 – 69 %.
h. Bò Santa Gertrudis
Nguồn gốc: Bò Santa Gertrudis là giống bò chuyên dụng thịt được tạo ra ở
vùng Santa Gertrudis thuộc bang Taxas của Mỹ là nơi có khí hậu khắc nghiệt, nóng
và khô (nhiệt đới). Bò được tạo ra do lai giữa bò Shorthorn và bò Brahman với tỷ lệ
máu bò Brahman 3/8 và bò Shorthorn 5/8.
Đặc điểm ngoại hình: Bò có màu lông đỏ sẫm; kết cấu ngoại hình vững chắc;
ngực sâu, có yếm to, dày, nhiều nếp gấp; lưng thẳng, phẳng; da mỏng, lông mịn.
Hình 1.16. Bò Santa Gertrudis
Khả năng sản xuất: Khi trưởng thành bò đực có trọng lượng 850 – 900 kg, bò
cái 630 – 720 kg. Nuôi tốt bê đực 12 tháng tuổi nặng 480 kg, bê cái 335 kg. Bê 6 –
12 tháng tuổi cho tăng trọng 1000 – 1300 kg. Nuôi chăn thả trên đồng cỏ bê đực 1
năm tuổi nặng 300 – 350 kg. Bê đực nuôi nhốt giết thịt lúc 14-16 tháng tuổi cho tỷ
lệ thịt xẻ 55 – 60 %

1.2.4. Trâu Murra (Murrah, hướng sữa)
Nguồn gốc: Trâu Murrah có nguồn gốc từ Ấn Độ, bắt đầu được nhập vào
nước ta từ những năm 1960.
18
Hình 1.17. Trâu Murra (Murrah)
Đặc điểm ngoại hình: Trâu Murrah có đặc điểm chung là toàn thân đen tuyền,
thân hình nêm. Con cái phía trước hẹp sau rộng, con đực phía trước rộng, mông
rộng, thân rộng và thẳng, đầu thanh, cổ dài; sừng cuốn kèn như sừng cừu; trán và
đuôi thường có đốm trắng, trán gồ; mắt con cái lồi; mũi rộng, hai lỗ mũi cách xa
nhau; tai to, mỏng, thường rũ xuống. U vai không phát triển lắm; mông nở; bốn chân
ngắn, to, bắp nổi rõ. Bầu vú rất phát triển, tĩnh mạch vú ngoằn ngoèo và nổi rõ.
Khả năng sản xuất: Trâu Murra (Murrah) lớn hơn trâu Việt Nam. Trọng
lượng sơ sinh khoảng 35 – 40 kg, trưởng thành khoảng 500 – 600 kg (con cái) và
700 – 750 kg (con đực). Tỷ lệ thịt xẻ khoảng 48 – 52 %.
Khả năng sinh sản: Tuổi đẻ lứa đầu khoảng 44 tháng, khoảng cách lứa đẻ
khoảng 15-16 tháng, chu kỳ động dục 22 – 28 ngày, thời gian động dục 18 – 36
giờ, thời gian mang thai 301 – 315 ngày. Sản lượng sữa trung bình khoảng 1400 –
2000 kg/chu kỳ. Tỷ lệ mỡ sữa cao (7 %). Trâu Murrah có khả năng thích nghi với
điều kiện khí hậu ở nhiều vùng của nước ta, trâu thích đầm tắm. Trâu này không
thích nghi với cày kéo.
1.3. ĐÁNH GIÁ VÀ CHỌN LỌC TRÂU BÒ LÀM GIỐNG
1.3.1. Các tính trạng chọn lọc cơ bản của trâu bò
- Đối với trâu bò sữa: Sản lượng sữa, hàm lượng mỡ, protein và vật chất khô
trong sữa, thể trọng, kích thước và hình dạng bầu vú, hệ số ổn định của chu kỳ sữa,
tốc độ thải sữa, hiệu quả sử dụng thức ăn, khả năng sinh sản, thời gian sử dụng, khả
năng kháng bệnh, các đặc trưng cơ bản khác về ngoại hình thể chất.
- Đối với trâu bò thịt: thể trọng, tỷ lệ thịt xẻ, tăng trọng hàng ngày, trọng
lượng mô cơ, các chỉ tiêu về chất lượng thịt.
19
- Đối với trâu bò cày kéo chọn: khỏe mạnh, không bệnh tật, cày kéo tốt, khả

năng chống chịu bệnh tật cao, làm việc dẻo dai, hiền lành dễ huấn luyện.
1.3.2. Phương pháp đánh giá và chọn lọc trâu bò đực làm giống
a. Đánh giá và chọn lọc theo nguồn gốc
Muốn đánh giá chọn lọc theo nguồn gốc phải có hệ thống sổ sách theo dõi và
ghi chép khoa học để xây dựng được hệ phả chính xác của con vật. Hệ phả cho
chúng ta biết:
- Nguồn gốc xuất thân của đực giống, đặc điểm di truyền ở các đời trước.
Trên cơ sở đó biết được tiềm năng di truyền của đực giống.
- Mối quan hệ huyết thống của các cá thể đực cái ở các đời khác nhau của tổ
tiên đực giống, các nguyên tắc ghép đôi giao phối ở bố mẹ và tổ tiên, để có cơ sở tổ
chức khâu chọn phối ở đời sau.
- Mức độ ổn định di truyền của các tính trạng qua các thế hệ. Các tính trạng
di truyền càng ổn định thì phẩm chất của tổ tiên càng có thể truyền lại cho đời sau
một cách chắc chắn.
Khi đánh giá, cần xem xét sự biểu hiện tốt hay xấu của các tính trạng về
ngoại hình, thể chất, sinh trưởng, phát dục và sức sản xuất của các đời trước, đặc
biệt là ở bố mẹ.
b. Đánh giá và chọn lọc theo bản thân
- Ngoại hình – Thể chất: Đực giống phải có sức khỏe tốt, mang đặc tính của
giống và ngoại hình phải phù hợp với hướng sản xuất. Đặc biệt, đực giống phải có
trọng lượng lớn, thân hình cân đối, bộ xương phải chắc chắn, phát triển tốt, các khớp
chắc chắn, cử động dứt khoát; hệ cơ phát triển, đường sống lưng thẳng, phẳng; ngực
sâu, rộng; lưng hông rộng, thẳng; mông phát triển tốt; 4 chân cân đối; lông trơn,
không giòn. Các cơ quan sinh dục phát triển bình thường, bìu dái to và cân đối.Trâu
bò đực không chọn những con có khuyết điểm về ngoại hình như: Đầu quá to, quá
thô, lưng hẹp và yếu, hông lõm, mông có hình dạng mái nhà, chân vòng kiềng . . .
- Sinh trưởng - phát dục: Để đánh giá đực giống thường nuôi kiểm tra chúng
sau khi cai sữa (8 tháng tuổi). Tiến hành kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu như tăng
trọng/ngày, chi phí thức ăn/kg tăng trọng, trọng lượng cuối kỳ.
- Sức sản xuất tinh dịch: Đực giống phải có lượng tinh và chất lượng tinh

dịch tốt, đạt các tiêu chuẩn quy định của giống. Đồng thời đực giống phải có tính
hăng cao và năng lực phối giống tốt.
c. Đánh giá và chọn lọc theo đời sau
20
- Chọn đối tượng: Chỉ những con đạt yêu cầu khi đánh giá về nguồn gốc và
ngoại hình thì mới được giữ kiểm tra qua đời sau: Theo dõi, đánh giá thế hệ đàn con
qua các chỉ tiêu ngoại hình, sinh trưởng, khả năng sản xuất, khả năng thích nghi.
1.3.3. Phương pháp đánh giá và chọn lọc trâu bò cái làm giống
a. Đánh giá và chọn lọc theo nguồn gốc
Để chọn lọc trâu bò cái là làm giống phải chọn thong qua lí lịch các đời trước
với thành tích tốt về ngoại hình, sinh trưởng, khả năng sản xuất, khả năng thích nghi
với điều kiện sống cao
b. Đánh giá và chọn lọc theo bản thân
Bò cái giống phải có ngoại hình, sinh trưởng và sức sản xuất tốt.
- Ngoại hình và sinh trưởng: Đánh giá và chọn lọc bò cái theo sức khoẻ, tốc
độ sinh trưởng và ngoại hình có ý nghĩa lớn bởi vì chỉ có những con khoẻ mạnh thì
mới có khả năng cho sức sản xuất cao. Chúng phải có sức sinh trưởng tốt, mang
được các đặc trưng của giống, ngoại hình thể chất tốt, có thể trọng thích hợp.
Bò cái hướng sữa phải có hệ xương chắc chắn, ngực sâu, rộng, lưng bằng
phẳng, thân mình phát triển tốt, mông tương đối dài và phẳng. Chân phải chắc chắn,
cân đối. Lông đều, sừng chắc và trơn. Bò cái thân rộng tốt hơn hẹp thân cao chân.
Bò phải có độ lớn thích hợp vì trong phạm vi nhất định thì khi tăng thể trọng sức
sản xuất sẽ tăng lên, nhưng quá phạm vi đó thì sức sản xuất sẽ giảm xuống. Thể
trọng hợp lý nhất là khi hệ số sinh sữa (kg sữa/100 kg thể trọng) đạt được mức cao
nhất. Bầu vú phải cân đối, kích thước lớn, tĩnh mạch vú có nhiều, ngoằn ngoèo và
nổi rõ, núm vú phân bố đồng đều, có độ lớn và độ dài vừa phải.
Bò cái hướng thịt làm giống (sinh sản) phải có các đặc trưng của giống và sự
cân đối của thể hình. Bò phải có thân hình vạm vỡ chắc chắn, thân rộng và sâu, hệ
xương chắc chắn, hệ cơ phát triển tốt, vai rộng, có nhiều thịt, ngực sâu và rộng,
xương chân phát triển tốt; chân phải cân đối, móng chắc, da đàn hồi, lông mềm.

- Sức sản xuất: Đối với bò sữa có thể đánh giá và chọn lọc trên nhiều chỉ
tiêu: Sản lượng sữa của kỳ cho sữa cao nhất; Sản lượng sữa bình quân/chu kỳ; Sản
lượng sữa suốt đời; Chất lượng sữa (hàm lượng mỡ, protein, hàm lượng vật chất
khô); Hệ số ổn định sữa; lượng sữa vắt được/phút
Đối với bò thịt có thể căn cứ vào tốc độ sinh trưởng của bò cái để đánh giá
khả năng sản xuất thịt. Ngoài ra người ta còn đánh giá về sức sản xuất sữa căn cứ
theo thể trọng của bê được bú sữa. Bên cạnh các chỉ tiêu kể trên khi đánh giá bò cái
cần tính đến khả năng sinh sản của nó bằng cách tính số con thu được trong thời
gian sử dụng hay tính chỉ số sinh sản
21
c. Đánh giá và chọn lọc theo đời sau
Về nguyên tắc có thể đánh giá bò cái theo đời sau, nhưng trong thực tế rất ít
khi được thực hiện vì trong một đời bò cái số lượng con thu được và sử dụng không
lớn. Đánh giá thế hệ đàn con qua các chỉ tiêu ngoại hình, sinh trưởng, khả năng sản
xuất, khả năng thích nghi.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG TRÂU BÒ
1.4.1. Nhân giống thuần.
a. Mục tiêu của nhân giống thuần
Nhân giống thuần (hay còn gọi là nhân thuần) là cách cho giao phối giữa
đực và cái thuộc cùng một giống để thu được đời con mang 100 % máu của giống
đó. Phương pháp này nhằm ổn định, củng cố và nâng cao các tính trạng mong
muốn của một giống sẵn có.
* Đối với các cơ sở nuôi bò giống
Nhằm có được tiến bộ di truyền cần xây dựng các chương trình nhân giống
thuần, trong đó những cá thể “tốt nhất” được chọn lọc và ghép đôi giao phối để làm
bố mẹ cho thế hệ sau, kết hợp với việc loại thải những cá thể kém chất lượng. Thông
qua chọn lọc ta sẽ tìm được và ghép đôi giao phối những con bố mẹ tốt sao cho thế
hệ sau tiến bộ hơn thế hệ trước.
* Đối với các cơ sở nuôi bò thương phẩm
Nhân giống thuần cũng được áp dụng bằng cách cho tất cả đàn cái sinh sản

phối với đực cùng giống Đối với các đàn lớn có thể sử dụng nhiều đực giống cùng
một lúc, còn đối với các đàn nhỏ thì toàn bộ bò cái có thể phối với cùng một con
đực. Tuy nhiên, nhằm tránh giao phối đồng huyết, những con đực này cần được
thay thế khi con của chúng đến tuổi thành thục.
Nhân giống thuần có ưu điểm là tạo ra được những đàn bê đồng đều hơn bê
lai. Trong nhân giống thuần hiện tượng đẻ khó thường không phải là một vần đề
như thường gặp trong lai giống (thường dùng bò đực thuộc giống lớn hơn). Tuy
nhiên, nhân giống thuần cũng có những nhược điểm của nó là không có được ưu
thế lai và không phối hợp được những tính trạng tốt của nhiều giống. Mặc dù vậy,
nhân giống thuần là cần thiết để tạo nguyên liệu di truyền cho lai giống. Nhân
giống thuần thường được áp dụng đối với những giống thích nghi tốt với điều kiện
chăm sóc nuôi dưỡng và môi trường của một địa phương cụ thể.
b. Các phương pháp nhân giống thuần
Trong nhân giống thuần có một số phương pháp đặc biệt sau đây thường được
22
áp dụng để nâng cao tốc độ cải tiến di truyền của giống.
* Nhân giống theo dòng
Trong nhân giống thuần có thể có áp dụng biện pháp nhân giống theo dòng
nhằm phát huy và củng cố ở thế hệ sau những đặc tính tốt xuất hiện ở những các
thể được chọn là con đầu dòng, từ đó có thể nâng cao chất lượng của đàn và của
giống. Nội dung của nhân giống theo dòng gồm:
- Tạo dòng: Phát hiện cá thể có chất lượng tốt thông qua đánh giá chất
lượng đời sau để làm con đầu dòng. Ghép đôi giao phối cẩn thận để có đàn con
cháu của con đầu dòng đó đủ lớn hình thành nên dòng gia súc thuần có những chất
lượng đặc thù nổi bật.
- Tiêu chuẩn hoá hoá dòng và xây dựng nhóm hạt nhân của dòng thông qua
chọn lọc những con đáp ứng được yêu cầu về ngoại hình thể chất và sức sản xuất
theo tiêu chuẩn của dòng.
- Ghép đôi giao phối giữa các cá thể đực và cái cùng dòng để duy trì và
củng cố những đặc điểm tốt của dòng đó. Thông thường cho ghép đôi giao phối

nội bộ dòng ở đời thứ ba hoặc đời thứ ba với đời thứ tư .
* Nhân giống chéo dòng
Cho những các thể thuộc các dòng khác nhau giao phối với nhau nhằm phối
hợp được nhiều đặc điểm tốt ở các dòng khác nhau nhằm mục đích kinh tế trực
tiếp hay tạo dòng mới.
1.4.2. Lai giống trâu bò
a. Mục tiêu của lai giống
Lai giống là cho giao phối những cá thể khác giống với nhau hay nói một cách
khác là lai giữa các giống với nhau. Những lý do cơ bản để thực hiện lai giống là:
- Sử dụng ưu thế lai: Khai thác sức sống và sức sản xuất vượt trội có được ở
con lai so với các cá thể thuộc giống thuần của bố mẹ.
- Khai thác các ưu điểm của các giống khác nhau: Để tổ hợp được các đặc
tính tốt của giống bố và giống mẹ ở trong thế hệ con lai.
- Thay thế đàn: Sử dụng các cá thể con lai vào mục đích sinh sản.
- Tạo giống: Tạo ra giống mới trên cơ sở tổ hợp nguồn gen từ các giống
khác nhau.
b. Các phương pháp lai giống
Trong chăn nuôi bò có hai hệ thống lai giống cơ bản là lai giống kết thúc và
lai giống liên tục.
23
* Hệ thống lai giống kết thúc
Đặc điểm cơ bản của hệ thống lai giống kết thúc là tất cả các cá thể con lai
đều được bán đi hay nuôi để giết thịt, có nghĩa là những cá thể con lai này không
được giữ lại trong đàn để phục vụ cho mục đích tạo giống. Vì thế lai giống theo hệ
thống này còn được gọi là lai kinh tế.
Một số phương pháp về lai kết thúc:
- Lai tạo con lai F
1
: Dùng mẹ thuần chủng của một giống phối với bố thuần
chủng của một giống khác. Con lai F

1
được dùng rộng rãi trong sản xuất để vỗ béo,
khai thác thịt.
- Lai phản hồi: Dùng cái lai F
1
cho phối với một trong hai giống đực tạo nên
chính F
1
đó. Ưu điểm lớn nhất của phép lai này là các cá thể mẹ và thế hệ con đều
là tổ hợp lai.
Ví dụ, bò cái lai F
1
(Brahman x Droughtmaster) được phối với bò đực
Droughtmaster để sản xuất con lai mang 1/4 máu Brahman và 3/4 máu
Droughtmaster.
- Lai kết thúc 3 máu: Dùng cái lai F
1
cho phối với đực của một giống thứ ba
không tham gia tạo ra F
1
đó. Ví dụ, bò cái F
1
(Brahman x Hereford) được phối với
đực Charolais để sản xuất tổ hợp lai 3 máu nuôi thịt.
- Lai tạo con lai F
2
: Dùng con cái F
1
cho phối với đực F
1

. Ví dụ, bò cái F
1
(Brahman x Hereford) được phối với đực F
1
(Brahman x Hereford).
- Lai tạo con lai F
1
4 máu: Dùng cái lai F
1
cho phối với đực F
1
nhưng các
giống thuần tham gia tạo con cái F
1
khác hẳn các giống thuần tham gia tạo ra con
đực F
1
. Ví dụ, cái F
1
(CxD) phối với đực F
1
(AxB) hoặc đực F
1
(CxD) phối với cái
F
1
(AxB), đực và cái lai ở đây đều được sử dụng để thay thế đàn bò sinh sản.
* Hệ thống lai giống liên tục
- Lai luân hồi: Các cá thể cái lai được giữ lại để thay thế đàn cái sinh sản và
cho phối với đực của một giống khác với giống của bố đã tạo ra nó.

- Lai cải tạo (hay còn gọi là lai cấp tiến): Là hệ thống lai giống mà đực thuần
chủng của một giống nhất định, thường là giống cao sản, được cho phối với những
cái lai tốt nhất được tạo ra qua các thế hệ lai trong hệ thống đó.
- Lai liên tục từ các cá thể F
1
tốt nhất: Cũng tương tự như lai cải tạo nhưng ở
đây đực F
1
được sử dụng, không phải sử dụng đực thuần. Điều đó có nghĩa là duy
nhất đực F
1
của một cặp giống nhất định được sử dụng làm bố còn mẹ thì dùng các
sản phẩm lai tự có trong đàn để thay thế.
24
Lai gây thành (hay còn gọi là lai tổ hợp): Là lai tạo giống mới từ một tổ hợp
lai của hai hay nhiều giống nhằm phối hợp các đặc tính tốt của nhiều giống lai. Lai
gây thành không có sơ đồ nhất định mà phải căn cứ vào mục tiêu gây giống. Cách
tiến hành là lấy trâu/bò giống nội, giống ngoại, hay các giống khác nhau và con lai
của chúng cho giao phối với nhau, khi nào có được những con sinh ra đạt yêu cầu
thì cho tự giao để cố định thành giống mới.
* Hệ thống lai kết hợp
Một hệ thống lai kết hợp là hệ thống kết hợp giữa một số tính chất của hệ
thống lai kết thúc và một số tính chất của hệ thống lai liên tục. Một hệ thống lai kết
hợp được những đặc tính mong muốn của cả hai hệ thống lai kết thúc và lai liên tục
có thể là đạt được trong những điều kiện nhất định.
1.5. QUẢN LÝ PHỐI GIỐNG
1.5.1. Ghép đôi giao phối (chọn phối)
a. Các nguyên tắc chọn phối
- Xác định mục tiêu giống rõ ràng và tuân thủ phương pháp dự kiến để đạt
mục tiêu đó thông qua nhân giống thuần hay lai tạo.

- Đực giống phải có ưu thế di truyền cao hơn so với con cái ghép đôi với nó.
- Củng cố di truyền ở đời sau những đặc điểm tốt có ở một hoặc hai bên bố mẹ.
- Cải tiến ở đời sau những đặc điểm không thỏa mãn ở bố mẹ.
- Đưa vào đàn (dòng, giống) những đặc điểm mong muốn mới bằng cách sử
dụng những con có những đặc tính mong muốn ở đàn cơ bản hay giống (dòng) khác.
- Điều khiển mức độ đồng huyết nhằm không cho phép suy thoái cận huyết.
b. Các phương pháp ghép đôi
- Ghép đôi cá thể: Trên cơ sở các cá thể đã được đánh giá và chọn lọc tiến
hành ghép đôi từng cá thể đực và cái cụ thể với nhau. Để thực hiện kiểu ghép đôi
này cần phải biết rõ đặc điểm cá thể, nguồn gốc, ngoại hình và sức sản xuất của
mỗi con. Khi ghép đôi kiểu này phải xem xét đến những kết quả tích cực của việc
chọn phối trước đó và kết quả đánh giá đực giống theo đời sau.
- Ghép đôi theo nhóm: Đàn cái được chia thành các nhóm dựa vào kết quả
bình tuyển và mỗi nhóm được phối giống với một nhóm đực giống có phẩm chất di
truyền cao hơn. Phương pháp này thường được áp dụng với các vùng có áp dụng
TTNT và trong các cơ sở chăn nuôi thương phẩm.
- Ghép đôi cá thể-nhóm: Đàn cái được chia thành các nhóm theo nguồn gốc,
đặc điểm thể hình và sức sản xuất. Mỗi nhóm cái được ghép đôi với 1 đực giống có
25

×