Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

đầu tư quỹ nhà ở, đất tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.47 KB, 90 trang )

Trờng Đại học kinh tế quốc dân

Nguyễn tất sơn
Quản lý hoạt động huy động vốn
tại Kho bạc Nhà nớc
Chuyên ngành: kinh tế đầu t
Ngời hớng dẫn khoa học:
PGS.TS. Từ Quang Phơng
Hà nội, năm 2013
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 8
DANH MỤC BẢNG BIÊU, SƠ ĐỒ 9
1. Sơ đồ: 9
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. 4
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN QUỸ NHÀ Ở, ĐẤT TÁI
ĐỊNH CƯ PHỤC VỤ CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 4
1.1. Khái niệm, vai trò của đầu tư phát triển 4
1.1.1. Khái niệm về đầu tư phát triển 4
1.1.2. Vai trò của đầu tư phát triển 4
1.2. Công tác giải phóng mặt bằng 7
1.2.1. GPMB là vấn đề tất yếu của quá trình phát triển 7
1.2.2. Công tác GPMB và vấn đề bồi thường GPMB 9
1.3. Công tác tái định cư 10
1.3.1. Khái niệm tái định cư và công tác tái định cư 10
1.3.2. Mục tiêu xây dựng quỹ nhà ở, đất tái định cư 12
1.4. Nội dung đầu tư phát triển quỹ nhà ở, đất tái định cư phục vụ công tác giải
phóng mặt bằng 13
1.4.1. Đầu tư giải phóng mặt bằng 13
1.4.2. Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật 15


1.4.3. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội 15
1.5. Hành lang pháp lý để đầu tư phát triển quỹ nhà ở, đất tái định cư phục vụ
công tác GPMB[đề án quy hoạch và xây dựng các khu đất tái định cư trên địa
bàn thành phố Vinh từ nay đến 2015] 16
1.6. Nguồn vốn để xây dựng quỹ nhà ở, đất tái định cư 17
1.6.1. Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước 17
1.6.2. Nguồn vốn của dân cư và tư nhân 19
1.6.3. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài 21
1.7. Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển quỹ nhà ở, đất tái định cư 22
1.7.1. Kết quả đầu tư phát triển quỹ nhà ở, đất tái định cư 22
* Số lượng căn hộ hoàn thành đưa vào sử dụng, diện tích quỹ đất sạch, số
lượng lô đất được bàn giao để phục vụ tái định cư (số lượng căn hộ, diện tích
m2 đất được đưa vào sử dụng); 22
* Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ tái định cư (đường xá,
công trình công viên, cây xanh, trường học, hệ thống xử lý rác thải, nước sinh
hoạt,…); 22
1.7.2. Hiệu quả đầu tư phát triển quỹ nhà ở, đất tái định cư 22
1.8. Cơ chế tài chính đầu tư phát triển bền vững 23
1.9. Các yếu tố tác động đến phát triển quỹ nhà ở, đất tái định cư 25
1.9.1. Yếu tố kinh tế, chính trị 25
1.9.2. Yếu tố văn hóa xã hội và hạ tầng đô thị 26
1.9.3. Yếu tố đất đai 27
Yếu tố đất đai tác động đến phát triển quỹ nhà ở, đất tái định cư thông qua
quỹ đất để phát triển kinh tế - xã hội, cũng như quỹ đất giành để xây dựng nhà
ở, đất ở. Tùy theo tình hình cụ thể của từng địa phương để xây dựng kế hoạch
chuyển mục đích sử dụng các loại đất khác sang mục đích làm đất ở, xây dựng
nhà ở tái định cư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. 27
Việc quy hoạch sử dụng đất vào mục đích tạo quỹ đất ở, nhà ở tái định cư chủ
yếu dựa trên nguyên tắc chuyển mục đích từ các loại đất nông nghiệp sản xuất
kém hiệu quả, khai thác quỹ đất chưa sử dụng để sử dụng vào mục đích đất ở

nhằm khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn lực về đất đai hiện có .27
1.9.4. Yếu tố dân cư và nguồn lao động 27
Dân cư và nguồn lao động cũng tác động đến quỹ nhà ở, đất tái định cư. Tính
chủ động và tích cực đón nhận những thay đổi tất yếu về kết cấu dân cư và
những chuyển đổi giữa các khu vực hoạt động kinh tế - xã hội là cơ sở để Nhà
nước có chủ trương chính sách trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất
đai. Nếu xu thế đô thị hoá diễn ra với áp lực cao, sự dịch chuyển các khu vực
hoạt động kinh tế xã hội diễn ra nhanh chóng mà quy hoạch quỹ đất tái định
cư không được điều chỉnh kịp thời thì chắc chắn sẽ gây ra một sự thiếu 'hụt về
nguồn cung nhà ở. Từ sự mất cân đối giữa cung và cầu dẫn đến khó khăn
trong công tác GPMB để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội. 27
1.9.5. Nhóm các yếu tố thuộc nội bộ quỹ nhà ở, đất ở 28
1.10. Kinh nghiệm của một số địa phương và các nước trong khu vực khi thực
hiện đầu tư phát triển đất tái định cư phục vụ GPMB 29
1.10.1. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh 29
1.10.2. Kinh nghiệm của Thành phố Hà nội 32
1.10.3. Chính sách bồi thường khi thu hồi đất của một số nước trong khu vực
34
CHƯƠNG 2. 37
THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN QUỸ NHÀ Ở, ĐẤT TÁI ĐỊNH
CƯ PHỤC VỤ CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN TRONG NHỮNG NĂM QUA 37
2.1. Thực trạng về việc bố trí đất tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt
bằng trong những năm qua [đề án quy hoạch và xây dựng các khu đất tái định
cư trên địa bàn thành phố Vinh từ nay đến 2015] 37
2.1.1. Số tiền bồi thường, hỗ trợ 37
2.1.2. Bố trí đất ở, nhà ở tái định cư 37
2.1.3. Những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong việc tái định cư GPMB trên
địa bàn thành phố Vinh 38
2.2. Nhu cầu đất tái định cư trên địa bàn thành phố Vinh từ nay đến năm 2020

[đề án quy hoạch và xây dựng các khu đất tái định cư trên địa bàn thành phố
Vinh từ nay đến 2015] 40
2.3. Tình hình hoạt động đầu tư phát triển quỹ nhà ở, đất tái định cư phục vụ
giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Vinh trong giai đoạn 2007-2012.40
2.3.1.Tình hình thực hiện quy mô vốn đầu tư phát triển quỹ nhà ở, đất tái định
cư phục vụ giải phóng mặt bằng 40
2.3.2. Tình hình đầu tư phát triển quỹ nhà ở, đất tái định cư phân theo nguồn
vốn đầu tư 42
Trong giai đoạn từ năm 2006 - 2008, việc huy động nguồn vốn của các doanh
nghiệp, tư nhân và các tổ chức tín dụng vào hoạt động đầu tư xây dựng các
khu tái định cư chủ yếu theo hình thức đầu tư xây dựng các tuyến đường,
mương để bổ sung, hỗ trợ thêm cho nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Do đó
lượng vốn huy động còn ít, chưa đạt hiệu quả cao, không đạt được mục tiêu lợi
nhuận của doanh nghiệp, tư nhân và các tổ chức tín dụng. Điều này dẫn đến
việc không thể kêu gọi được các doanh nghiệp tham gia xây dựng các khu nhà
ở tái định cư 43
Giai đoạn từ năm 2009 - 2010, Thành phố bắt đầu mở cửa cho các nhà đầu tư
vào đàm phán, quy hoạch lại các khu nhà ở tập thể và chung cư cũ. Đây là cơ
hội để các nhà đầu tư tìm kiếm những vùng đất “đắc địa” trên địa bàn Thành
phố như khu Chung cư Quang Trung,…Các nhà đầu tư sẽ xây dựng nên các
tòa nhà chung cư cao tầng, các lô đất nền phục vụ nhu cầu tái định cư trong
tổng thể dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ an phê duyệt. Từ đó, người
dân sẽ được sinh sống trên những tòa nhà khang trang hơn, đẹp đẽ hơn với các
dịch vụ đầy đủ, tiện nghi, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cuộc sống 43
Đơn cử như Dự án cải tạo khu A chung cư Quang Trung do Công ty Cổ phần
xây lắp dầu khí Nghệ an làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư của dự án là 935,37
tỷ đồng, trong đó chi phí đền bù giải tỏa mặt bằng là 52,2 tỷ đồng, chi phí thực
hiện tái định cư là 350,0 tỷ đồng. Sau khi xây dựng lại, 332 hộ dân hiện đang
sinh sống ở đây nếu có nhu cầu sẽ được bố trí tái định cư tại một căn hộ phù
hợp trong tổng thể bảy tòa nhà chung cư cao tầng được xây dựng mới. Đây là

bước cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân so với những nhà chung cư 5
tầng xây dựng từ những năm 1974 đã xuống cấp trầm trọng 44
2.4. Kết quả hoạt động đầu tư phát triển quỹ nhà ở, đất tái định cư theo nội
dung đầu tư 45
2.4.1. Kết quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng 45
2.4.2. Kết quả xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 48
2.4.3. Kết quả xây dựng quỹ nhà ở, đất tái định cư 53
2.5. Đánh giá tác động của hoạt động đầu tư phát triển quỹ nhà ở, đất tái định
cư phục vụ công tác GPMB trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ an 58
2.5.1. Tác động đến lao động và việc làm 58
2.5.2. Tác động đến trình độ văn hóa, giáo dục, học vấn 59
2.5.3. Tác động đến thu nhập 60
2.5.4. Tác động đến việc phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 60
2.5.5. Tác động đến cảnh quan, môi trường 61
2.6. Những hạn chế và nguyên nhân trong quá trình đầu tư phát triển đất tái
định cư phục vụ công tác GPMB trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ an. 61
CHƯƠNG 3 66
MỘT SỐ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
QUỸ NHÀ Ở, ĐẤT TÁI ĐỊNH CƯ PHỤC VỤ CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG
MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, NGHỆ AN TRONG
NHỮNG NĂM TỚI 66
3.1. Dự báo nhu cầu nhà ở, đất tái định cư của Thành phố đến năm 2020 66
3.2. Nhiệm vụ, giải pháp quy hoạch và xây dựng các khu đất ở tái định cư từ
nay đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ an 70
3.2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ 70
3.2.2. Quy hoạch quỹ nhà ở, đất tái định cư trên địa bàn thành phố Vinh từ nay
đến năm 2020 70
3.3. Một số giải pháp để tổ chức thực hiện 75
3.3.1. Giải pháp về quy hoạch 75
3.3.2. Giải pháp về nguồn vốn 76

3.3.3. Giải pháp về đầu tư xây dựng hạ tầng 77
3.3.4. Chế độ chính sách thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và công tác
xây dựng khu tái định cư 78
3.3.5. Các giải pháp khác 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 82
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TĐC : Tái định cư
GPMB : Giải phóng mặt bằng
UBND : Uỷ ban Nhân dân
QH : Quy hoạch
XD : Xây dựng
CSHT : Cơ sở hạ tầng
ĐTXD CT : đầu tư xây dựng công trình
DN : Doanh nghiệp
NHTM : Ngân hàng thương mại
XN : Xí nghiệp
KTĐC : khu tái đinh cư
DANH MỤC BẢNG BIÊU, SƠ ĐỒ
1. Sơ đồ:
Bảng 2.1. Quy mô, cơ cấu vốn đầu tư quỹ nhà ở, đất tái định cư giai đoạn 2006
- 2010 41
Bảng 2.2. Tình hình sử dụng vốn nhà nước xây dựng khu tái định cư 42
Bảng 2.3. Kết quả xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của Thành phố
53
Bảng 2.4. Các vùng đất quy hoạch tái định cư đã được phê duyệt tổng mức
đầu tư 54
Bảng 2.5. Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân tại khu tái định cư
khối 8, phường Lê Lợi 59
Bảng 2.6. Thu nhập bình quân của người dân 60

Bảng 3.1. Tổng hợp nhu cầu quỹ đất tái định cư của các dự án đầu tư xây dựng
67
trên địa bàn thành phố Vinh đến năm 2020 67
Bảng 3.2. Các khu quy hoạch đất ở tái định cư trên địa bàn thành phố Vinh đã
được UBND Tỉnh phê duyệt 71
Bảng 3.3. Dự kiến quy hoạch quỹ đất tái định cư để phục vụ cho các dự án đầu
tư xây dựng trên địa bàn thành phố Vinh đến năm 2020 73
Bảng 3.4. Dự kiến kinh phí thực hiện các khu quy hoạch đất ở tái định cơ trên
địa bàn thành phố vinh đến năm 2020 74
Bảng 3.5. Thống kê diện tích đất theo đơn vị hành chính 76
Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1. Dòng tiền của doanh nghiệp trong kinh doanh bất động sản 24
MỞ ĐẦU
1. Lý do chän ®Ò tµi
Trong những năm qua, công tác giải phóng mặt bằng phục vụ đầu tư phát
triển kinh tế - xã hội luôn được Đảng và Nhà nước chú trọng quan tâm. Công tác
giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thành Phố Vinh được Thành uỷ, UBND thành
phố Vinh xác định là một nhiệm vụ chính trị quan trọng và tập trung lãnh đạo, chỉ
đạo một cách hiệu quả. Bên cạnh những mặt đạt được còn có những khó khăn,
vướng mắc mà những người trực tiếp làm công tác này mới có thể cảm nhận được.
Một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng là
phải được lòng dân, muốn vậy thì lợi ích của người dân phải đặt bên cạnh lợi ích
của Nhà nước, để làm được điều này thì Thành phố phải có chiến lược xây dựng
đầu tư quỹ nhà ở, đất tái định cư trước khi thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
Vì hầu hết các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất đều có nhu cầu lấy đất tái định cư,
tâm lý của người dân cho rằng giá đất tái định cư được nhà nước ưu đãi thấp hơn
giá thị trường nên không chấp nhận mức giá bồi thường về đất, không nhận tiền bồi
thường và yêu cầu được bồi thường bằng việc giao đất mới. Đây không phải là một
vấn đề đơn giản mà là công việc hết sức khó khăn cần phải có sự đầu tư đúng mức
của Nhà nước, sự phối hợp của người dân thì mới có thể thực hiện được hiệu quả.

Là một cán bộ làm trong ngành quản lý đất đai nhiều năm, một học viên của ngành
Kinh tế đầu tư, tôi nhận thấy sự cần thiết của công tác xây dựng, đầu tư phát triển
quỹ nhà ở, đất tái định cư trong công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thành
phố. Với những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Đầu tư quỹ nhà ở, đất tái định
cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An” làm luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đưa ra được các giải pháp về tài chính, về
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hành lang pháp lý sát thực với tình hình thực hiện
công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thành phố Vinh trong giai đoạn hiện nay
nhằm mục đích thực hiện được tốt hơn, nhanh hơn, tháo gỡ được những khó khăn
1
vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng nhằm phát triển kinh tế- xã hội và
sớm ổn định cuộc sống của người dân sau khi bị thu hồi đất.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là các biện pháp, giải pháp trong việc đầu tư quỹ nhà
ở, đất tái định cư nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải
phóng mặt bằng
Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn Thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An
4. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực tiễn.
Dựa vào kiến thức của ngành kinh tế đầu tư, kết hợp với kinh nghiệm nhiều năm
làm trong lĩnh vực đất đai cùng với việc nghiên cứu các văn bản pháp luật của nhà
nước về vấn đề đầu tư quỹ nhà ở, đất tái định cư trong GPMB để đưa ra những giải
pháp cụ thể dẫn đến hoàn thành tiến độ luận văn này.
+ Cơ sở lý thuyết để nghiên cứu đề tài:
- Lý thuyết về giải phóng mặt bằng;
- Lý thuyết về tái định cư;
- Lý thuyết về nguồn vốn.
- Lý thuyết mối quan hệ giữa huy động vốn phục vụ GPMB với phát triển

kinh tế - xã hội.
+ Các dữ liệu cần thu thập:
- Tình hình thực hiện và kết quả đạt được trong công tác GPMB trên địa bàn
thành phố Vinh;
- Các cơ chế chính sách pháp luật liên quan trong công tác GPMB;
- Tình hình huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư để xây dựng khu nhà
ở, đất ở tái định cư trên địa bàn thành phố Vinh.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
Thực tế mà nói công tác giải phóng mặt bằng từ trước đến nay luôn gặp phải
những khó khăn, vướng mắc. Có những công trình trọng điểm nhưng vẫn không thể
2
thực hiện được do công tác giải phóng mặt bằng chưa thực hiện được, một phần do
hành lang pháp lý chưa sát thực tế, một phần do cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng, dẫn
đến bức xúc kéo dài làm chậm quá trình phát triển của đô thị, làm cuộc sông người
dân không đi vào ổn định. Ý nghĩa khoa học của luận văn là đưa ra những lý luận
vững chắc, các giải pháp sát thực trong việc xây dựng đầu tư quỹ nhà ở, đất tái định
cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng trong tình hình hiện nay.
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Những nghiên cứu về mặt lý luận nếu được đưa vào áp dụng trong thực tế sẽ
làm giảm bớt những khó khăn, vướng mắc mà công tác giải phóng mặt bằng gặp phải,
đem lại hiệu qủa công việc, giảm thiểu chi phí và được sự ủng hộ của người dân.
3
CHƯƠNG 1.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN QUỸ NHÀ Ở, ĐẤT
TÁI ĐỊNH CƯ PHỤC VỤ CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
1.1. Khái niệm, vai trò của đầu tư phát triển
1.1.1. Khái niệm về đầu tư phát triển
Đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để có thể tiến hành các
hoạt động nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất định

trong tương lai [www. Wattpad.com]
Có hai hình thức đầu tư, đó là đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp.
Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp
tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư.
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia
quá trình quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư.
Đầu tư phát triển: là phương thức của đầu tư trực tiếp. Hoạt động đầu tư
này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh
hoạt của đời sống xã hội. Đây là hình thức của đầu tư trực tiếp tạo ra tài sản mới
cho nến kinh tế.
1.1.2. Vai trò của đầu tư phát triển
Đầu tư phát triển có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân,
với chức năng góp phần tái sản xuất sản phẩm cố định và tạo ra năng lực sản xuất
mới cho xã hội.
Cụ thể, vai trò của đầu tư phát triển được thể hiện ở góc độ vĩ mô như sau:
- Đầu tư phát triển là nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng và
phát triển kinh tế:
Về mặt lý luận, hầu hết các tư tưởng, mô hình và lý thuyết về tăng trưởng
kinh tế đều trực tiếp hoặc gián thiếp thừa nhận đầu tư và việc tích luỹ vốn cho đầu
tư là một nhân tố quan trọng cho việc gia tăng năng lực sản xuất, cung ứng dịch vụ
cho nền kinh tế. Từ các nhà kinh tế học cổ điển như Adam smith trong cuốn “của
4
cải của các dân tộc” đã cho rằng vốn đầu tư là yếu tố quyết định chủ yếu của số lao
động hữư dụng và hiệu quả .Việc gia tăng quy mô vốn đầu tư sẽ góp phân quan
trọng trong việc gia tăng sản lượng quốc gia và sản lượng bình quân mỗi lao động.
Theo mô hình của Harrod-domar, mức tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc trực
tiếp vào mức gia tăng vốn đầu tư thuần.
Trong đó :
∆Y :mức gia tăng sản lượng
∆K:Mức gia tăng vốn đầu tư

I:Mức đầu tư thuần
K:Tổng quy mô vốn của nền kinh tế
Y:Tổng sản lượng của nền kinh tế
ICOR:Là hệ số gia tăng vốn-sản lượng.
Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng thể hiện cũng rất rõ nét trong tiến
trình đổi mới của nền kinh tế nước ta thời gian qua. Với chính sách đổi mới, các
nguồn vốn đầu tư cả trong nước và nước ngoài ngày càng được đa dạng hoá và gia
tăng về quy mô, tốc độ tăng truởng của nền kinhtế đạt được cũng rất thoả đáng.
Cuộc sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận dân cư ngày càng được cải thiện
- Đầu tư phát triển tác động đến chuyển dich cơ cấu kinh tế
Đầu tư có tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua những chính
sách tác động đến cơ cấu đầu tư. Trong điều hành chính sách đầu tư,nhà nước có thể
can thiệp trực tiếp như thực hiện chính sách phân bổ vốn, kế hoạch hoá, xây dựng
cơ chế quản lý đầu tư hoặc điều tiết gián tiếp qua các công cụ chính sách như thuế,
tín dụng, lãi suất để xác lập và định hướng một cơ cấu đầu tư dẫn dắt sự dịch
chuyển cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý hơn.
Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy nếu có chính sách đầu tư hợp lý sẽ tạo
đà cho sự tăng trưởng và chuyển dich cơ cấu kinh tế.Tỷ trọng phân bổ vôn cho các
5
ngành khác nhau sẽ mang lại kết quả và hiệu quả khác nhau.Vốn đầu tư cũng như tỷ
trọng vốn đầu tư cho các ngành và các vùng kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành,cơ cấu kinh tế vùng và cũng đồng thời ảnh hưởng
đến tốc độ tăng trưởng chuing của cả nền kinh tế. Không những thế, giữa dầu tư và
tăng trưởng kinh tế cũng như dịch chuyển cơ cấu kinh tế có mối quan hệ khăng khít
với nhau. Việc đầu tư vốn nhằm mục đích mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng
trưởng nhanh trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế cũng sẽ dẫn đến hình thành cơ cấu
đầu tư hợp lý. Ngược lại tăng trưởng kinh tế cao kết hợp với việc chuyển dịch cơ
cấu đầu tư hợp lý sẽ tạo nguồn vốn đầu tư dồi dào, định hướng đầu tư vào các
ngành hiệu quả hơn.
- Đầu tư phát triển tác động làm tăng năng lực khoa học công nghê của

đất nước
Đầu tư và đặc biệt là ĐTPT trực tiếp tạo mới và cải tạo chất lượng và năng
lực sản xuất, phục vụ của nền kinh tế và các đơn vị cơ sở. Chính vì vậy, đầu tư cũng
là điều kiện tiên quyết cho quá trình đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ của
quốc gia theo cơ cấu kĩ thuật của đầu tư, trong giai đoạn vừa qua, tỷ trọng giá trị
máy móc thiết bị trong tổng vốn đầu tư của VN chiếm khoảng 28% (xây dựng
chiếm khoảng 57%) []
Cơ cấu này chưa phản ánh đúng yêu cầu CNH-HĐH, tuy nhiên nó cũng là
con số không nhỏ tạo ra năng lực công nghệ cho toàn bộ nền kinh tế. Đối với đầu tư
nước ngoài, hoạt động của doanh nghiệp FDI thường gắn với các chương trình
chuyển giao công nghệ trong đó nước nhận vốn cũng có thể là điểm đến của một số
công nghệ và phương thức sản xuất mới. Đối với chi đầu tư của nhà nước cho
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới mặc dù vẫn còn nhỏ về quy
mô,thấp về tỷ trọng (giai đoạn 2001-2005 là 7,6 nghìn tỷ đồng chiếm 0.9% vốn đầu
tư toàn xã hội) nhưng ở đây cũng là một ttrong những biểu hiệ n của đầu tư và ở
mức độ nhận định nó cũng có tạo ra và tăng cường năng lực khoa học công nghệ
nước ta (đạt được những thành tựu nhất định trong lĩnh vực nông nghiệp: giống
mới, công nghệ ren…)
6
- Đầu tư phát triển vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng
cầu của nền kinh tế
Đầu tư (i) là một trong những bộ phận quan trọng của tổng cầu (AD=C+I+G-
M).Vì vậy khi quy mô đầu tư thay đổi cũng sẽ có tác động trực tiếp đến quy mô
tổng cầu.Tuy nhiên tác động của đầu tư đến tổng cầu là ngắn hạn. Khi tổng cung
chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư sẽ làm cho tổng cầu tăng kéo theo sự gia
tăng của sản lượng và giá cả các yếu tố đầu vào.Trong dài hạn khi các thành qủa
của đầu tư đã được huy động và phát huy tác dụng, năng lực sản xuất và cung ứng
dịch vụ gia tăng thì tông cung cũng sẽ tăng lên. Khi đó sản lượng tiềm năng sẽ tăng
và đạt mức cân bằng trong khi giá cả của sản phẩm sẽ có xu hướng đi xuống. Sản
lượng tăng trong khi giá cả giảm sẽ kích thích tiêu dùng và hoạt động sản xuất cung

ứng dịch vụ của nền kinh tế.
Trên góc độ vi mô
Trên góc độ vi mô thì đầu tư là nhân tố quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển
của các cơ sở sản xuất cung ứng dịch vụ và của cả các đơn vị vô vị lợi. Để tạo dựng cơ
sở vật chất, kỹ thuật cho sự ra đời của bất kì cơ sở đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ
nào đều cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm, lắp đặt máy móc
thiết bị tiến hành các công tác xây dựng cơ bản khác và thực hiện các chi phí gắn liền
với hoạt động trong một chu kì cho các cơ sở vật chất kỹ thuât vừa được tạo ra. Đây
chính là biểu hiện cụ thể của hoạt động đầu tư đối với các đơn vị đang hoạt động, khi
cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở này hao mòn hư hỏng cần phải tiến hành sửa chữa
lớn hoặc thay mới cac cơ sở vật chất kỹ thuật đã hư hỏng hao mòn này hoặc đổi mới để
thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triên khoa học kỹ thuật và nhu cầu
tiêu dùng của nền sản xuất xã hội. Phải mua sắm các trang thiết bị mới thay thế cho
các trang thiết bị cũ đã lỗi thời. Đó chính là hoạt động đầu tư.
1.2. Công tác giải phóng mặt bằng
1.2.1. GPMB là vấn đề tất yếu của quá trình phát triển
Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ thì đô thị hoá là một
xu hướng tất yếu của bất kỳ quốc gia nào, đó là quá trình tập trung dân số vào các
7
đô thị, hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất
và đời sống. Quá trình đô thị hoá làm biến đổi sâu sắc về cơ cấu tổ chức sinh hoạt
xã hội, có cơ cấu tổ chức không gian từ dạng nông thôn sang thành thị, chính là quá
trình công nghiệp hoá đất nước.
Chính sự đô thị hoá nhanh chóng đã gây nên tình trạng lộn xộn, mất an ninh
tại các khu dân cư. Đó là sự phát triển của các khu nhà “ổ chuột” do sự di dân từ
nông thôn ra thành thị, sự phát triển bừa bãi của các cơ sở sản xuất kinh doanh, sử
dụng đất không đúng mục đích,…buông lỏng trong quản lý, lập kế hoạch, quy
hoạch sử dụng đất thiếu tính đồng bộ. Điều này đòi hỏi cần có sự quản lý, quy
hoạch tổng thể đô thị nhằm xác định, cải tạo và xây dựng đô thị phát triển về không
gian, cơ sở hạ tầng và tạo lập môi trường sống thích hợp. Bảo đảm sự phát triển hài

hoà và cân đối giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài đô thị đảm bảo điều kiện
kỹ thuật cơ sở hạ tầng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức này.
Như vậy quy hoạch đô thị nhằm điều hoà sự phát triển của các bộ phận chức năng
trong đô thị và các vùng ảnh hưởng bên ngoài đô thị, nhằm bảo vệ môi trường tự
nhiên, cảnh quan đô thị, bảo tồn các di tích và an toàn cho đô thị, không những vậy
còn đảm bảo đời sống, lao động và phát triển toàn diện người dân đô thị.
Quy hoạch mở rộng đô thị cần diện tích rất lớn. Do đó đô thị ngày càng
phát triển và mở rộng không gian ra các vùng ngoại ô, một phần không nhỏ đất
nông nghiệp phải chuyển sang các mục đích sử dụng khác để đáp ứng nhu cầu
của đô thị hoá.
Ở Việt Nam quy hoạch mở rộng đô thị là cần thiết bởi quá trình đô thị hóa
đang diễn ra với tốc độ và quy mô lớn. Và với sự phát triển mạnh mẽ đó nhu cầu về
đất đai cũng gia tăng theo như một nhu cầu tất yếu để phục vụ cho việc xây dựng
các công trình, các cơ sở hạ tầng kinh doanh vui chơi giải trí. Quy hoạch phát triển
đô thị nhằm tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, có quy củ, song chính sự quy hoạch
này cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân trong và ngoài đô thị.
Nhưng để có đất phục vụ cho quy hoạch trong tình trạng đất đai phát triển bừa bãi
như hiện nay thì cần tiến hành thu hồi đất, giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án
8
phát triển đô thị. Nhà nước phải tiến hành quy hoạch, có kế hoạch sử dụng đất trên
địa bàn thành phố cũng như ngoài thành phố. Những diện tích đất nông nghiệp
trước đây nay phải chuyển sang các mục đích khác hay kể cả những diện tích đang
được sử dụng trong thành phố nhưng chưa phù hợp cũng nằm trong quy hoạch lại
đô thị và buộc phải thay đổi. Công việc thu hồi những diện tích này tạo mặt bằng
phục vụ lợi ích chung trong quy hoạch phát triển đô thị và đóng vai trò quyết định
để triển khai các dự án. Tuy nhiên, công việc thu hồi các mảnh đất để phục vụ cho
phát triển là rất khó khăn bởi nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của
các cá nhân mà còn ngay cả lợi ích của Nhà nước. Bởi GPMB làm thay đổi các hoạt
động sản xuất kinh doanh cũng như sinh hoạt hiện có của người đang sử dụng mảnh
đất đó. Mà vấn đề khó khăn là đền bù thiệt hại cho người dân trong diện GPMB do

bất đồng về lợi ích. Người dân bị di dời chỉ chấp nhận khi họ được đền bù một cách
thoả đáng, song đôi khi “đòi hỏi” này vượt quá phạm vi cho phép của Nhà nước, do
vậy không thể thực hiện được. Giải quyết tốt được vấn đề đền bù GPMB thì mới có
thể đảm bảo tiến độ của công tác GPMB.
1.2.2. Công tác GPMB và vấn đề bồi thường GPMB
Luật đất đai năm 1993 của Việt Nam quy định: “đất đai thuộc sở hữu toàn
dân do nhà nước quản lý”. Nhà nước với vai trò là người đại diện quản lý đất đai
trên phạm vi lãnh thổ nước mình. Nhà nước nắm trong tay quyền chiếm hữu, quyền
định đoạt và quyền sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước, quyết định số phận pháp
lý của đất đai đồng thời có quyền lợi dụng tính năng của đất để phục vụ cho lợi ích
kinh tế và đời sống con người. Nhà nước giao một phần quyền sử dụng đất đai cho
các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài dưới hình thức giao đất
(thu tiền hoặc không thu tiền sử dụng đất). Người sử dụng đất có quyền lợi sử dụng
tính năng của đất phục vụ cho lợi ích của mình nhưng phải sử dụng đúng mục đích
và thực hiện nghĩa vụ đối với đất đai theo đúng quy định của Nhà nước, nghĩa vụ đó
còn bao gồm người sử dụng đất đai phải trao trả Nhà nước diện tích đất đã được
giao khi trường hợp nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích phục vụ lợi
ích quốc gia.
9
Đứng trên góc độ pháp lý thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại
diện quản lý, cho nên Nhà nước có quyền thu hồi đất để phục vụ cho phát triển kinh
tế và đời sống vì lợi ích quốc gia, vì lợi ích nhân dân. Nhưng về mặt kinh tế thì khi
nhà nước thu hồi đất thì phải đền bù cho đối tượng bị thu hồi đất.
Bồi thường giải phóng mặt bằng chính là việc chi trả, bù đắp những tổn thất
thiệt hại về đất đai, những chi phí thao dỡ, di chuyển nhà ở, vật kiến trúc, công trình
hạ tầng kỹ thuật…và các chi phí khác để ổn định đời sống, sản xuất, chuyển đổi
nghề nghiệp, vị trí cho người bị thu hồi đất, sở hữu tài sản trên đất khi bị thu hồi.
Bản chất của đền bù chính là bồi thường những thiệt hại, tổn thất cho việc thay đổi
chức năng hay mục đích sử dụng giữa các loại đất gây ra việc phá dỡ di chuyển
những công trình gắn với mảnh đất ấy.

Trong tình hình hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế các dự án đầu
tư, các công trình phục vụ lợi ích chung cho toàn xã hội ngày càng tăng. Công tác
đền bù giải phóng mặt bằng là điều kiện ban đầu và tiên quyết để triển khai các dự
án, tuy nhiên công tác này có ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, của chủ đầu tư,
ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của người bị thu hồi đất, góp phần thu
hút vốn đầu tư phát triển. Từ vai trò hết sức quan trọng của công tác đền bù GPMB,
trong nhiều năm qua Chính phủ, các ban nghành ở TƯ và chính quyền các địa
phương đã không ngừng quan tâm tập trung xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện
những chính sách về đền bù GPMB.
1.3. Công tác tái định cư
1.3.1. Khái niệm tái định cư và công tác tái định cư.
Tái định cư (TĐC) là việc thay đổi không tự nguyện về vất chất, kinh tế xã
hội đối với những người bị ảnh hưởng bởi dự án mà nguyên nhân là do dự án gây
ra. Một số người bị ảnh hưởng không còn cách lựa chọn nào khác là xây dựng lại
cuộc sống, thu nhập và cơ sở tài sản của họ tại một nơi khác.
GPMB đảm bảo quỹ đất xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng trong quá trình đô
thị hoá, dẫn đến thực trạng người dân tại vùng quy hoạch dự án phát triển buộc phải
di chuyển chỗ ở, điều này ảnh hưởng đáng kể đến đời sống và thu nhập của họ. Do
10
vậy việc thực hiện các dự án phát triển thường kèm theo vấn đề TĐC không tự
nguyện (bắt buộc).
Trong những năm gần đây các dự án phát triển được triển khai mạnh mẽ ở
các nước đang phát triển, vấn đề TĐC tự nguyện hay bắt buộc ngày càng nổi lên và
thu hút sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế, các Chính phủ và các Tổ chức Chính
phủ và phi Chính phủ ở khắp nơi trên thế giới. Hằng năm, có rất nhiều người phải di
chuyển chỗ ở do các dự án phát triển và họ đã bị ảnh hưởng đáng kể tới đời sống,
thu nhập, thậm chí còn có một số người rơi vào tình trạng nghèo túng, mà nguyên
nhân chính dẫn đến tình trạng này là: các gia đình nông dân không còn ruộng đất;
tình trạng thất nghiệp ở nơi ở mới, sự chênh lệch giá cả giữa nơi ở mới do vị trí giao
thông không thuận lợi, đất đai kém màu mỡ hay cơ sở hạ tầng kém không phù hợp

với điều kiện sinh thái, sự mất ổn định, sự phân tán về mặt xã hội, ảnh hưởng đến
việc học hành… Do vậy, nếu công tác TĐC không được quan tâm tốt thì vô hình
chung trong khi mang lại lợi ích phát triển cho một số đông dân chúng nhưng lại
mang lại “tai hoạ” cho một số ít người khác. Để tránh tình trạng này cần có chính
sách và biện pháp thoả đáng giúp những người bị ảnh hưởng bởi các dự án, cải
thiện thêm cuộc sống và mức thu nhập, tạo điều kiện cho họ được hưởng các lợi ích
mà dự án mang lại để bù cho những khó khăn vất vả mà họ gánh chịu để dự án có
thể tiến hành một cách suôn sẻ.
Khung chính sách TĐC bao gồm các biện pháp được thực hiện để giảm nhẹ
các ảnh hưởng xã hội xấu của dự án đối với người bị di dời, bao gồm bồi thường
thiệt hại tài sản thu nhập và điều khoản về những đền bù khác, hỗ trợ khôi phục thu
nhập và chỗ ở khi cần thiết.
Một chính sách TĐC hoàn chỉnh phải bao gồm cả quá trình từ khi bồi thường
đến khi người bị ảnh hưởng tổ chức, sắp xếp lại hoặc di chuyển tạo lập nơi ở mới và
ổn định các điều kiện sinh hoạt, cững như đảm bảo các nguồn thu nhập của họ
không bị suy giảm để mức sống được duy trì như khi không có dự án, nếu không
phải tăng lên…điều đó đòi hỏi các chủ đầu tư phải quan tâm giúp đỡ những người
bị ảnh hưởng trong suốt quá trình TĐC, từ việc tìm nơi ở mới thích hợp, tổ chức các
11
khu tái định cư; trợ giúp chi phí vận chuyển, trợ giúp đời sống trong khoảng thời
gian các hộ di chuyển đến việc hỗ trợ những người bị ảnh hưởng hoặc đào tạo lại
nghề, tạo điều kiện cho vay vốn để phát triển sản xuất hoặc cung cấp các dịch vụ
phát triển nông nghiệp… Do vậy, ngoài các biện pháp bồi thường đất đai, tài sản và
các nguồn thu nhập bị mất thì việc hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng khu TĐC, hỗ trợ
di chuyển, chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ trợ nhà ở trong thời gian chờ bố trí TĐC
hoặc tạo lập chỗ ở mới… là nội dung không thể thiếu của chính sách TĐC.
Như vậy TĐC là biện pháp nhằm ổn định khôi phục đời sống cho các hộ bị
ảnh hưởng bởi dự án, khi mà đất định cư cũ bị thu hồi hết, phải di chuyển đến nơi ở
mới, dưới hình thức: tập trung, phân tán, và tự nguyện di chuyển.
1.3.2. Mục tiêu xây dựng quỹ nhà ở, đất tái định cư

Vấn đề TĐC không tự nguyện là vấn đề kinh tế - chính trị - xã hội tổng hợp
có liên quan và đòi hỏi sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành để đạt được mục
tiêu cuối cùng là khôi phục cải thiện đời sống, thu nhập của những người bị ảnh
hưởng cũng như góp phần vào việc xây dựng cơ sở vật chất, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Là một trong những phương án đền bù TĐC, việc xây dựng các khu TĐC đang
được quan tâm chú trọng thực hiện trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt trong các đô thị.
Hiện nay quỹ đất dùng cho đền bù GPMB là hết sức khan hiếm, đặc biệt tại
các đô thị. Do vậy, phương án đền bù bằng đất là khó thực hiện, thay vào đó là
phương án đền bù bằng tiền hoặc nhà ở. Tuy nhiên phương án đền bù bằng tiền lại
mang lại những tiêu cực nhất định làm đau đầu các nhà quản lý. Người dân sau khi
bị thu hồi đất và được bồi thường bằng một khoản tiền theo quy định, tư liệu sản
xuất biến thành tư liệu tiêu dùng. Khoản tiền đền bù được sử dụng vào các mục đích
khác nhau, có thể được dùng để đầu tư tạo vốn phát triển sản xuất nhưng cũng có
thể được sử dụng vào các mục đích tiêu xài vô bổ. Có được khoản tiền đền bù có
thể khiến người ta giàu lên chốc lát, song được sử dụng không hợp lý lại tạo lên
những khó khăn phức tạp, là nguyên nhân sâu xa tạo ra cái đói nghèo sau này. Do
vậy phương án đền bù bằng cách bố trí các hộ trong diện giải toả vào các khu tái
12
định cư được xem là phương án khả thi không chỉ tiết kiệm đất mà còn đảm bảo ổn
định đời sống, sản xuất cho một bộ phận người bị thu hồi đất có thu nhập thấp. Việc
xây dựng quỹ nhà ở TĐC, phục vụ GPMB cũng chính là một khâu quan trọng, then
chốt trong công tác TĐC.
Xây dựng quỹ nhà ở, đất TĐC đảm bảo đủ nhu cầu và chủ động đáp ứng tiến
độ GPMB thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Tạo quỹ nhà ở luân
chuyển nhằm xoá bỏ tình trạng hộ dân phải tự thuê nhà ở tạm trong thời gian thực
hiện dự án theo quy hoạch, nhằm ổn định trật tự, an ninh xã hội cũng như tiết kệm
chi phí ngân sách của chủ đầu tư .
Việc xây dựng quỹ nhà ở, đất tái định cư đi đôi với việc phát triển cơ sở hạ
tầng đầy đủ xung quanh khu tái định cư tạo điều kiện thiết lập lại cuộc sống ban đầu

cho người bị di chuyển. Có cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ việc làm, tái tạo
công cụ sản xuất duy trì thu nhập của người dân khi bị thu hồi đất.
1.4. Nội dung đầu tư phát triển quỹ nhà ở, đất tái định cư phục vụ công tác giải
phóng mặt bằng
1.4.1. Đầu tư giải phóng mặt bằng
Đầu tư giải phóng mặt bằng bao gồm: đầu tư chi phí đền bù bồi thường
khi thu hồi đất; đầu tư chi phí san lấp mặt bằng. Đầu tư giải phóng mặt bằng là
bước đầu vô cùng quan trọng để thực hiện các bước tiếp theo, nó thể hiện sự
đồng thuận hay không đồng thuận của người dân đối với chính sách của cơ quan
quản lý nhà nước.
Đầu tư chi phí đền bù bồi thường khi thu hồi đất: dựa trên hồ sơ, nguồn gốc
đất, loại đất, chủ sử dụng và dựa trên chế độ chính sách về bồi thường để lập chi phí
phù hợp tạo điều kiện cho người dân và thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng.
Công việc này phải thực hiện trước khi tiến hành giải phóng mặt bằng; công việc
này do hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện va lập kế hoạch theo quy
định của chính sách, pháp luật của nhà nước.
Đầu tư chi phí san lấp mặt bằng: công tác san lấp mặt bằng khu dân cư là
loại công trình hạ tầng kỹ thuật. Vì vậy để lập được kế hoạch đầu tư chí phí san lấp
13
mặt bằng cho một công trình cụ thể ta phải bám sát theo các chính sách của Nhà
nước. Ta sẽ áp dụng tỷ lê CPC tương ứng theo hướng dẫn tại TT số 05/2007/YY-
BXD ngày 25/7/2007 để tính chi phí. [www.giaxaydung.vn]
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng (có sự tham gia của
đại diện chủ đầu tư) lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
(sau đây gọi là phương án tổng thể) trên cơ sở số liệu, tài liệu hiện có do cơ quan
Tài nguyên và Môi trường cung cấp và nộp một (01) bộ tại Sở Tài chính hoặc
Phòng Tài chính (gọi chung là cơ quan Tài chính) để thẩm định. Phương án tổng
thể có các nội dung chính sau:
a) Các căn cứ để lập phương án;
b) Số liệu tổng hợp về diện tích các loại đất, hạng đất đối với đất nông

nghiệp, số tờ bản đồ, số thửa; giá trị ước tính của tài sản hiện có trên đất;
c) Số liệu tổng hợp về số hộ, số nhân khẩu, số lao động trong khu vực thu hồi
đất, trong đó nêu rõ số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp, số hộ phải tái định cư;
d) Dự kiến mức bồi thường, hỗ trợ và dự kiến địa điểm, diện tích đất khu vực
tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, phương thức tái định cư;
đ) Dự kiến biện pháp trợ giúp giải quyết việc làm và kế hoạch đào tạo
chuyển đổi ngành nghề;
e) Danh mục các công trình và quy mô các công trình của Nhà nước, của tổ
chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư phải di dời và dự kiến địa điểm để
di dời;
g) Số lượng mồ mả phải di dời và dự kiến địa điểm để di dời;
h) Dự toán kinh phí thực hiện phương án;
i) Nguồn kinh phí thực hiện phương án;
k) Tiến độ thực hiện phương án.
Sau khi nhận được phương án tổng thể, cơ quan Tài chính chủ trì phối hợp
với cơ quan Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan có liên quan tiến hành thẩm
định phương án và trình Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, ký quyết định xét
duyệt phương án tổng thể.
14
1.4.2. Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật
Sau khi thực hiện xong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư tiến
hành xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho khu tái định cư, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ
thuật bao gồm:
- Đầu tư xây dựng về hệ thống giao thông bao gồm: đường bao quanh nhà
đất và bao quanh nhóm nhà theo sự sắp đặt hình học của hệ thống nhà ở về cơ bản
và các trục đường lớn; đầu tư hệ thống đèn tín hiệu nút giao thông; đầu tư xây dựng
bến bãi đỗ xe các loại
- Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sạch: bao gồm xây dựng nhà máy
nước, hệ thống bể chứa nước và hệ thống các đường ống dẫn nước.
- Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý chất thải rắn: Xây dựng hệ

thống kênh mương thoát nước, hệ thống đường ống dẫn nước thải, hệ thống thu
gom rác thải.
- Đầu tư xây dựng đường điện và chiếu sáng công cộng: Xây dựng hệ thống
truyền tải điện và hệ thống đèn chiếu sáng bao gồm đèn đường, công viên và khu
vui chơi giải trí.
- Đầu tư xây dựng hệ thống cây xanh, bun va: xây dựng hệ thống cây xanh
có thứ tự, chọn lựa loại cây phù hợp,
1.4.3. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội
- Đầu tư xây dựng môi trường văn hóa: đầu tư xây dựng các công trình công
viên, sân chơi, sân thể thao, vườn hoa, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, bảo
tàng, thư viện.
- Đầu tư xây dựng các dịch vụ xã hội thiết yếu: xây dựng trường học, xây
dựng các cơ sở y tế khám chữa bệnh.
- Đầu tư xây dựng nhà ở (đối với khu tái định cư về nhà ở): đầu tư xây dựng
khu chung cư, nhà biệt thự, nhà chia lô với các căn hộ diện tích khác nhau đảm bảo
đáp ứng nhu cầu tái định cư.
15
1.5. Hành lang pháp lý để đầu tư phát triển quỹ nhà ở, đất tái định cư phục vụ
công tác GPMB[đề án quy hoạch và xây dựng các khu đất tái định cư trên địa
bàn thành phố Vinh từ nay đến 2015]
Để thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng thúc đẩy quá trình phát triển
kinh tế xã hội, thực hiện dự án đúng tiến độ thì công tác giao đất ở mới sau khi bị
thu hồi đất cho người dân là việc làm cần thiết và có kế hoạch từ trước. ĐỂ làm
được điều này, Chính phủ đã có nhiều thông tư, luật tạo hành lang pháp lý cho quá
trình thực hiện đầu tư quỹ nhà ở, đất tái định cư trong giải phóng mặt bằng. Cụ thể,
có các căn cứ pháp lý sau:
- Luật đất đai năm 2003; Luật xây dựng năm 2003
- Nghị định 181/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về thi hành luật đất
đai; Nghị định số 197/2004/NĐ.CP ngày 03/12/2004 của chính phủ về “bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất”; Nghị định số : 84/2007/NĐ-CP ngày

25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, thu hồi đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước
thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày
13/8/2009 của chính phủ “ quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước
thu hồi đất” và Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường “ Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình
tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất”;
- Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ tài chính hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính
phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định
số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần;
Và gần đây nhất là Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính
phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư.
16

×