Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.84 KB, 99 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG I HC VINH
<i><b>Vinh - 2010</b></i>
1
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">Để hoàn thành được luận văn Thạc sĩ Giáo dục học (cấp Tiểu học), tôi xinbày tỏ sự biết ơn chân thành và sâu sắc đến:
- Thầy giáo hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Bá Minh, thầy đã giúp đỡ tơi tậntình trong suốt q trình thực hiện luận văn.
- Các giảng viên khoa Giáo Dục Tiểu học, khoa Đào tạo Sau Đại họctrường Đại học Vinh đã góp ý chân thành giúp tơi hồn thành tốt luận văn.
- Các Giáo viên Tiểu học, Cán bộ quản lý, chuyên viên PGD & ĐT thànhphố Vinh - tỉnh Nghệ An.
Đồng thời tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến bạn bè, đồng nghiệp vàgia đình tơi đã nhiệt tình hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và động viên tơi trongsuốt q trình thực hiện luận văn.
Tuy bản thân đã hết sức cố gắng trong q trình nghiên cứu, nhưng donăng lực cịn hạn chế và thời gian còn hạn hẹp nên chắc chắn Luận văn sẽ khơngtránh khỏi các sai sót, tơi rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý, chỉ dẫn đểhoàn thiện đề tài nghiên cứu.
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 5
1.2.3. Chuẩn; chuẩn kiến thức kĩ năng; chuẩn kiến thức, kĩ năng môn
1.3.3. Xác định các phương pháp và hình thức dạy học 301.3.4. Xác định thống nhất trong kiểm tra, đánh giá 34
2.1. Khái quát về tình hình giáo dục tiểu học thành phố Vinh 43
2.2.1. Thực trạng nhận thức của GVTH về tổ chức hoạt động dạy học
mơn Tốn theo chuẩn kiến thức kĩ năng HSTH <sup>47</sup>2.2.2. Thực trạng về tổ chức hoạt động dạy học mơn Tốn theo chuẩn
2.2.3. Thực trạng nhận thức của GVTH và CBQL về sự cần thiết phải
2.2.4. Thực trạng công tác bồi dưỡng về chuẩn KTKN HSTH và nhu
<b>CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MƠN TỐN THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNGỞ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN</b>
3
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">3.2.2. Nhóm biện pháp tăng cường cơng tác quản lý hoạt động dạy của
3.2.2.1. Xây dựng kế hoạch dạy học theo chuẩn KTKN HSTH 69
3.2.2.3. Đổi mới cách kiểm tra đánh giá hoạt động dạy của Giáo viên 743.2.3. Nhóm biện pháp tăng cường hoạt động học tập của học sinh 76
3.2.3.2. Bồi dưỡng giúp đỡ học sinh yếu, học sinh có hồn cảnh khó
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">cho sự phát triển lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơbản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
Chương trình giáo dục phổ thơng Cấp Tiểu học tại QĐ số 16/2006/QĐ BGDĐT đã chỉ rõ: chuẩn kiến thức, kỹ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu vềkiến thức kỹ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà HS cần phải và có thểđạt được. Chuẩn kiến thức, kỹ năng được cụ thể hố ở các chủ đề của mơn họctheo từng lớp, ở các lĩnh vực cho từng lớp và cho cả cấp học. Yêu cầu về thái độđược xác định cho từng lớp và cho cả cấp học. Chuẩn kiến thức, kỹ năng là cơsở để biên soạn SGK, quản lí dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng mơn họcvà hoạt động giáo dục bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi của Chương trìnhTiểu học.
-Mặc dù đến nay quyết định số 16/2006/GĐ - BGDDT ban hành chươngtrình Giáo dục phổ thông - cấp Tiểu học đã được 4 năm, trong đó có chuẩn kiếnthức, kỹ năng của từng môn học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những văn bảnhướng dẫn thực hiện chương trình, SGK và chỉ đạo dạy học phù hợp với đốitượng HS ở các vùng miền khác nhau, như công văn số 896/BGDDT- GDTHngày 13-2-2006 về hướng dẫn, điều chỉnh việc dạy và học cho HS Tiểu học,công văn sô 9832/BGĐT-GDTH ngày 01-09-2006 về hướng dẫn thực hiệnChương trình các mơn học lớp 1, 2, 3, 4, 5, hướng dẫn thực hiện chuẩn kiếnthức, kỹ năng các môn học Tiểu học ở các lớp, nhưng khơng ít giáo viên vẫnlúng túng khi vận dụng chương trình, SGK để dạy học cho các đối tượng HSkhác nhau. Tình trạng giáo viên đặt ra yêu cầu quá cao cho HS so với những yêucầu cần đạt của mỗi bài học và phải thực hiện các bài tập cần làm trong số cácbài tập thực hành, luyện tập của bài học trong SGK diễn ra vẫn còn nhiều trênđịa bàn thành phố Vinh. Điều này dẫn đến tình trạng "quá tải" cho HS khiến cácem mệt mỏi, nặng nề trong học tập làm giảm khả năng phát triển tồn diện củacác em.
Mơn Tốn là một trong những mơn học chính trong Chương trình Giáodục Tiểu học với mục tiêu giúp HS phát triển năng lực tư duy, hình thành một sốkỹ năng tính tốn để HS có thể tiếp tục học các lớp trên với sự tự tin, chủ động,
5
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">sáng tạo, hồ nhập với cộng đồng... thì tình trạng “quá tải” càng “nặng nề” hơn.Mà nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức không đúng đắn của Giáo viên, Phụhuynh áp đặt, bắt buộc con em mình phải nhồi nhét những kiến thức chưa cầnthiết và quá cao so với đặc điểm tâm sinh lý, nhận thức của học sinh Tiểu học.
Tình trạng đó hiện nay đang diễn ra khá phổ biến trên khắp các trườngTiểu học trên địa bàn thành phố Vinh. Nhưng đến nay vẫn chưa có nhà nghiêncứu giáo dục nào nghiên cứu về vấn đề này để tìm ra hướng giải quyết.
Từ những lí do cơ bản trên, chúng tơi đã tiến hành nghiên cứu đề tài
<b>“Một số biện pháp tổ chức hoạt động dạy học mơn Tốn theo chuẩnkiến thức, kỹ năng ở các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Vinh -tỉnh Nghệ An"</b>
<i><b>2. Mục đích nghiên cứu</b></i>
Đê xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động dạy học mơn Tốn theochuẩn kiến thức, kỹ năng ở các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Vinhnhằm nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học.
<i><b>3. Khánh thể, phạm vi nghiên cứu</b></i>
Quá trình tổ chức hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường Tiểu họctrên địa bàn thành phố Vinh.
<i><b>4. Đối tượng nghiên cứu</b></i>
Một số biện pháp tổ chức hoạt động dạy học mơn Tốn theo chuẩn kiến
<i>thức, kỹ năng ở các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Vinh </i>
<i><b>5.Giả thuyết khoa học</b></i>
Nếu đề xuất được các biện pháp mang tính khoa học, thiết thực và có tínhkhả thi thì chất lượng dạy học mơn Tốn sẽ đạt được mục tiêu dạy học hiện nay.
<i><b>6. Nhiệm vụ nghiên cứu </b></i>
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận
Khái quát hoá các tri thức lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu.6.2. Nghiên cứu thực tiễn
- Nghiên cứu thực trạng tổ chức dạy học môn Toán theo chuẩn kiến thức,kỹ năng ở các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Vinh.
6
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">- Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng.
6.3. Đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động dạy học môn Toán theochuẩn kiến thức, kỹ năng ở các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Vinh.
<i><b>7. Phương pháp nghiên cứu</b></i>
Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng đồng bộ các phương pháp sau:
<b>7.1. Phương pháp phân tích tài liệu</b>
Phương pháp này nhằm mục đích để thu thập những tài liệu, phân tích tàiliệu có liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu, xây dựng kháiniệm công cụ.
<b>7.2. Phương pháp quan sát</b>
Quan sát việc dạy, học của giáo viên và học sinh để phân tích thực trạng,tìm hiểu tính khả thi của việc đề xuất một số biện pháp tổ chức dạy học mơnTốn theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở các trường Tiểu học trên địa bàn thànhphố Vinh.
<b>7.3. Phương pháp điều tra</b>
Xây dựng bộ anket để điều tra thực trạng tổ chức dạy học mơn Tốn theochuẩn kiến thức, kỹ năng ở các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Vinh.
Phỏng vấn, toạ đàm, trao đổi để khẳng định sự chính xác của thực trạngvà tính khả thi của việc đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động dạy họcmơn Tốn theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở các trường Tiểu học trên địa bànthành phố Vinh.
<b>7.4. Phương pháp toán thống kê</b>
<b> Chúng tơi sử dụng phương pháp tốn thống kê để xử lý các kết quả thu</b>
được từ các phương pháp trên.
<i><b>8. Đóng góp của luận văn</b></i>
<i>- Luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận có liên quan đến tổ chức hoạt</i>
động dạy học năng môn Toán theo chuẩn KTKN HSTH.
- Luận văn đã chỉ ra được thực trạng tổ chức dạy học mơn Tốn theochuẩn KTKN ở một số trường Tiểu học trên địa bàn TP Vinh. Một số yếu tố ảnhhưởng đến thực trạng.
7
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">- Đề xuất được một số biện pháp tổ chức dạy học mơn Tốn theo chuẩn
<i>kiến thức, kỹ năng ở các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Vinh.</i>
<i><b>9. Cấu trúc của luận văn</b></i>
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luậnvăn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tàiChương 2: Cơ sở thực tiễn của đề tài
Chương 3. Một số biện pháp tổ chức hoạt động dạy học mơn Tốn theochuẩn kiến thức, kỹ năng ở các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Vinh
<b>1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu </b>
8
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">- Trong CCGD (1981-1993) đã soạn thảo các yêu cầu cơ bản về kiến thứcvà kỹ năng của từng môn học xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12. Đây là ý tưởngđầu tiên của việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹnăng. Việc triển khai thực hiện các yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng nêutrên chưa đạt được kết quả mong đợi.
- Trong quá trình phổ cập giáo dục Tiểu học ( 1991-2000) đã soạn thảo vàthử nghiệm “trình độ học tập tối thiểu” môn Tiếng Việt và môn Tốn củachương trình CCGD (1981) ở Tiểu học, coi đây là chuẩn kiến thức và kỹ năngcủa hai môn học chủ chốt ở trường Tiểu học, đã góp phần giảm bớt nặng nề,“quá tải” trong dạy học ở Tiểu học.
- Trong q trình soạn thảo, thí điểm, triển khai chương trình giáo dụcphổ thơng mới (từ 1996) đã xây dựng chuẩn kiến thức và kỹ năng của các mônhọc; chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ sau từng giai đoạn học tập. Các chuẩnnày đã góp phần hồn thiện dự thảo Giáo dục của từng môn học, từng cấp học.
Mặc dù có sự chỉ đạo thống nhất trong quá trình xây dựng, thí điểm,nhưng chất lượng xây dựng và hiệu quả áp dụng các chuẩn đó phụ thuộc nhiềuvào yếu tố khách quan và chủ quan.
<i>Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có các văn bản chỉ đạo :</i>
- Công văn số 896/BGDĐT- GDTH ngày 13/02/2006(Hướng dẫn điều chỉnh dạy và học cho HS Tiểu học)- Công văn số 9832/BGDĐT- GDTH ngày 01/9/2006(HD thực hiện chương trình các lớp 1-2-3-4-5 ở Tiểu học)- Công văn số 9890/BGDĐT- GDTH ngày 17/9/2007
(HD nội dung, phương pháp GD cho HS có hồn cảnh khó khăn)- Cơng văn số 10398/BGDĐT-GDTH ngày 28/9/2007
(HD nội dung, hình thức tổ chức và PP dạy học cho HS giỏi cấp Tiểu học)- Công văn số 9548/BGDĐT-GDTH ngày 13/10/2008
(HD quản lý và tổ chức dạy học lớp ghép ở cấp Tiểu học). Nhằm hướng dẫn GV vận dụng linh hoạt CT và SGK theo đặc điểm vùng, miền phù hợp với đối tượng HS.
9
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề tồn tại: Chất lượng dạy học chưa đạtđược như mong muốn (Lập KHBH - Tổ chức hoạt động dạy và học - Đánh giá,kiểm tra - QL chỉ đạo, dự giờ đánh giá GV). Nhiều GV, CBQL lúng túng khivận dụng chương trình, sách (SGK-SGV) trong quản lý, chỉ đạo và dạy học chocác đối tượng khác nhau.
Để khắc phục tình trạng trên Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn tài liệuHướng dẫn thực hiện chuẩn KT - KN (Công văn số 624/BGD ĐT-GDTH ngày05/2/2009 về việc HD thực hiện Chuẩn KT-KN các môn học ở Tiểu hoc):
<i>Mục tiêu:</i>
Để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.Tạo điều kiện thuận lợi trong công tác dạy học.Đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay.
<i>Tài liệu: </i>
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng.
Biên soạn theo kế hoạch dạy học và SGK đang được sử dụng trong cáctrường Tiểu học. Có phần chung và phần hướng dẫn cụ thể cho từng tuần hoặctiết đối với từng nội dung, chủ đề của môn học.
Mức độ của nội dung yêu cầu đạt về KT, KN đối với từng nội dung, chủđề và được hiểu là chuẩn tối thiểu đòi hỏi tất cả HS ở các vùng, miền khác nhauđều phải đạt được. Phần ghi chú trong tài liệu chỉ xác định để làm rõ những nộidung cần hướng dẫn cụ thể hoặc chi tiết hơn.
<b>1.2. Một số khái niệm cơ bản1.2.1. Trường Tiểu học</b>
<i> 1.2.1.1. Vị trí của trường Tiểu học</i>
<i> (Điều 2): “ Điều lệ trường Tiểu học” đã ghi rõ: Trường Tiểu học là cơ sở</i>
giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tàikhoản và con dấu riêng.
<i>1.2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường Tiểu học Điều 3: Điều lệ trường Tiểu học ghi rõ</i>
10
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">+ Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục theo mục tiêu,chương trình giáo dục Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
+ Huy động trẻ em đúng độ tuổi, vận động trẻ em tàn tật, trẻ em đã bỏ họcđến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộngđồng. Nhận bảo trợ và quản lý các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác,thực hiện chương trình giáo dục Tiểu học theo sự phân cơng của cấp có thẩmquyền. Tổ chức kiểm tra và cơng nhận hồn thành chương trình Tiểu học của họcsinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn quản lý của trường.
+ Quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh.
+ Quản lý sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quyđịnh của pháp luật.
+ Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiệnhoạt động giáo dục.
+ Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia cáchoạt động xã hội trong cộng đồng.
+ Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.[5]
- Nắm vững các văn bản quản lý giáo dục cơ bản phục vụ cho quản lý quátrình dạy học : Luật giáo dục, Luật phổ cập giáo dục Tiểu học, Mục tiêu, kế hoạchđào tạo trường Tiểu học, Điều lệ trường Tiểu học và những văn bản pháp quy khácphục vụ cho chỉ đạo chuyên môn ở trường Tiểu học.
<i>1.2.1.3. Chương trình giáo dục, kế hoạch dạy họcTheo Điều 24: Điều lệ trường Tiểu học:</i>
+ Trường Tiểu học thực hiện chương trình Giáo dục, kế hoạch dạy học doBộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; thực hiện kế hoạch thời gian nămhọc theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và phù hợp với điều kiện cụ thểcủa từng địa phương.
11
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">+ Căn cứ vào kế hoạch dạy học và kế hoạch thời gian năm học, nhàtrường cụ thể hoá các hoạt động giáo dục và giảng dạy, xây dựng thời khoá biểuphù hợp với tâm lý, sinh lý lứa tuổi học sinh và điều kiện của địa phương.
<b>1.2.2. Học sinh Tiểu học</b>
<i>1.2.2.1. Khái niệm học sinh Tiểu học</i>
Học sinh Tiểu học là giai đoạn phát triển tất yếu của đời người. Ở lứa tuổinày trẻ em có đặc điểm riêng, đó là những thực thể hồn nhiên tiềm tàng khả năngphát triển, là những nhân cách đang hình thành.
Học sinh Tiểu học là học sinh từ 6 đến 14 tuổi, được thực hiện trong 5 nămhọc, tuổi của học sinh lớp một là 6 tuổi.
* Nhiệm vụ học sinh Tiểu học.
- Thực hiện đầy đủ và có kết quả hoạt động học tập; chấp hành nội quy nhàtrường; đi học đều và đúng giờ; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập.
- Kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cơ giáo, nhân viên và người lớn tuổi;đồn kết, yêu thương, giúp đỡ bạn bè và người tàn tật, khuyết tật.
- Rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh cá nhân.
- Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngồi giờ lên lớp; giữ gìn và bảovệ tài sản nơi công cộng; tham gia các hoạt động bảo vệ mơi trường, thực hiện trựctự an tồn giao thơng.
- Góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.[5]
<i>1.2.2.2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học</i>
Học sinh Tiểu học là lứa tuổi đang hình thành và phát triển những đặc điểmcơ bản về nhân cách, về các mặt nhận thức. Mỗi học sinh là một nhân cách riêng,một chủ thể, một cá thể riêng. Mỗi học sinh là một thành viên của cộng đồng,phản ánh những dấu hiệu đặc trưng của xã hội.
12
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">Lứa tuổi học sinh Tiểu học là giai đoạn chuyển tiếp từ lứa tuổi mẫu giáosang tuổi thiếu niên, đồng thời là giai đoạn đầu tiên, quan trọng nhất của cuốc sốngnhà trường và toàn bộ cuộc sống lao động sau này của trẻ em hiện đại. So với tuổimẫu giáo, giai đoạn của lứa tuổi học sinh Tiểu học diễn ra sự thay đổi môi trườngsống, thay đổi tính chất của các mối quan hệ, đặc biệt là sự thay đổi hoạt động chủđạo. Hoạt động học giữ vai trò chủ đạo. Qua hoạt động học tập, ở học sinh Tiểuhọc hình thành được kỹ năng làm việc trí óc, bước đầu có tri thức khoa học, từ đóhình thành thái độ khoa học, tư duy khoa học, thói quen làm việc khoa học, làmnền tảng để các em hình thành những tình cảm cao đẹp, những kỹ năng, kỹ xảo,thói quen học tập và lao động sau này. Sự thành công hay thất bại của các em tronggiai đoạn này sẽ để lại dấu ấn sâu sắc trong cuộc đời học sinh và góp phần quyếtđịnh sự thành công, thất bại ở giai đoạn kế tiếp.
Như thế, sự phát triển tâm lý của lứa tuổi học sinh Tiểu học có ý nghĩa cựckỳ quan trọng trong toàn bộ quá trình phát triển tâm lý của trẻ em hiện đại, nó tạora nền tảng cho cả quá trình phát triển về sau của các em.
<i>1.2.2.3. Yêu cầu phát triển học sinh Tiểu học</i>
Lứa tuổi học sinh Tiểu học bao gồm những trẻ em có độ tuổi từ 6 – 7 tuổiđến 11 – 12 tuổi. Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ lứa tuổi mẫu giáo sang tuổi thiếuniên, đồng thời là giai đoạn đầu tiên, quan trọng nhất của cuộc sống nhà trường vàtoàn bộ cuộc sống lao động sau này của trẻ em.
Do ý nghĩa đặc biệt quan trọng của giai đoạn phát triển tâm lý này mà việcgiáo dục học sinh Tiểu học cũng được đặc biệt quan tâm. Trong “Luật phổ cậpgiáo dục Tiểu học” có ghi: “Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thốnggiáo dục Quốc dân có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm đạo đức, trí tuệ,thẩm mỹ và thể chất của trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triểntoàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Bậc học Tiểu học sẽtạo ra những điều kiện để trẻ tiếp tục phát triển, có khả năng học tập suốt đời để trởthành những con người có trí tuệ phát triển, ý chí cao, tình cảm đẹp.
13
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">Ở bậc Tiểu học là phải đảm bảo cho mọi trẻ em được đến trường, được họctập trong môi trường gần gũi, trong lành và dân chủ. Nhà trường là nơi trẻ thật sựu thích vì được u thương, chăm sóc và giáo dục. Điều quan trọng là làm saocho trẻ em trong lứa tuổi Tiểu học ham thích đến trường, trẻ em được giáo dục phùhợp với tâm sinh lý lúa tuổi.
<b>1.2.3. Chuẩn; chuẩn kiến thức kỹ năng; chuẩn kiến thức, kỹ năngmơn Tốn ở Tiểu học</b>
<i>Theo Tài liệu hướng dẫn thực hiện CKTKN – Phòng GD & ĐT TP Vinh,</i>
<i>tháng 12 năm 2009, chúng tôi có được:</i>
<b>1.2.3.1. Khái niệm chuẩn</b>
<b>- Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí tuân thủ theo những nguyên tắc nhất</b>
định được dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm thuộclĩnh vực nào đó.
<b>- Yêu cầu của Chuẩn là sự cụ thể hóa, chi tiết. Chuẩn chỉ ra những căn</b>
cứ để đánh giá chất lượng. Yêu cầu có thể được đo thơng qua chỉ số thực hiện.Những yêu cầu cơ bản của Chuẩn:
a> Chuẩn phải có tính khách quan, khơng lệ thuộc vào quan điểm hay tháiđộ chủ quan của người sử dụng Chuẩn.
b> Chuẩn phải có hiệu lực ổn định về phạm vi lẫn thời gian áp dụng.c> Đảm bảo tính khả thi, có nghĩa là Chuẩn đó có thể thực hiện được.d> Đảm bảo có tính cụ thể, tường minh và có tính định lượng.
e> Đảm bảo không mâu thuẫn với các chuẩn khác trong cùng lĩnh vựchoặc những lĩnh vực có liên quan.
<b>- Chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục (gọi tắt là Chuẩn).</b>
Là mức độ yêu cầu và điều kiện mà đối tượng giáo dục được đánh giáphải đáp ứng để được công nhận đạt chất lượng tiêu chuẩn giáo dục. Chuẩn baogồm các tiêu chuẩn và các tiêu chí.
Đối tượng được đánh giá chất lượng giáo dục chủ yếu là: Chương trình,SGK, giáo trình, tài liệu, cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý, nhà giáo, học sinh.
<b>1.2.3.2. Khái niệm chuẩn kiến thức, kỹ năng</b>
14
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15"><b>Chuẩn KT, KN :</b>
* Là cơ sở pháp lý cho công tác chỉ đạo, quản lý, dạy học.
* Là mức độ cần đạt để GV thực hiện dạy học đảm bảo những yêu cầu cơbản, tối thiểu của chương trình giáo dục cấp Tiểu học; * Thực hiện dạy học phù hợp với các đối tượng, tạo cơ hội cho GV chủđộng, linh hoạt trong dạy học, từng bước thực hiện chất lượng giáo dục và bìnhđẳng trong phát triển năng lực của mỗi HS.
Chuẩn kiến thức và kỹ năng nhằm đáp ứng sự chuẩn hoá trong chỉ đạo,thực hiện và đánh giá kết quả một chương trình giáo dục. Vì vậy, nội dung củachuẩn kiến thức và kỹ năng phải phản ánh đúng và đầy đủ những nội dung cơbản nhất, quan trọng nhất, cần thiết của chương trình giáo dục; đảm bảo cho mọiHS bình thường thực hiện đúng yêu cầu của nhà trường đều có thể đạt hoặc vượtchuẩn. Chuẩn kiến thức và kỹ năng phải cụ thể và chuẩn xác, dễ sử dụng, dễkiểm sốt, khơng tạo ra những cách hiểu khác nhau trong sử dụng. Chuẩn kiếnthức và kỹ năng là cơ sở quan trọng để biên soạn tài liệu dạy học, xây dựng ngânhàng đề kiểm tra, kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục, đặc biệt là kiểmtra kết quả giáo dục HS.
<b>- Chuẩn kiến thức và kỹ năng thường tồn tại ở những dạng sau:</b>
- Chuẩn kiến thức và kỹ năng của từng môn học.
<b>- Chuẩn kiến thức và kỹ năng của từng lĩnh vực giáo dục (gồm một nhóm</b>
các mơn học có nhiều quan hệ với nhau).
15
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16"><b>- Chuẩn kiến thức và kỹ năng của một cấp, bấc học (bao gồm chuẩn</b>
chung của chương trình tất cả các mơn học và hoạt động giáo dục). Ở dạng nàycó thể nêu đầy đủ những chuẩn mực về kiến thức, kỹ năng, thái độ của mộtchương trình giáo dục.
Có thể xây dựng chuẩn kiến thức, kỹ năng theo một, hai hoặc cả ba dạngtrên.
<b>b) Các mức độ thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng</b>
<i><b>- Các mức độ về kiến thức: yêu cầu HS phải nhớ, nắm vững, hiểu rõ các</b></i>
kiến thức cơ bản trong Chương trình, SGK, đó là nền tảng vững chắc để có thểphát triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn.
Có 6 mức độ là: Nhận biết, Thơng hiểu, Vận dụng, Phân tích, Đánh giá vàSáng tạo.
+ Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa làcó thể nhận biết thơng tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, nhắc lại một loạt dữ liệu từcác dữ liệu đơn giản đến các lý thuyết phức tạp.
+ Thông hiểu: Là các khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa các kháiniệm, hiện tượng, sự vật; giải thích được, chứng minh được.
+ Vận dụng: Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàncảnh cụ thể mới: Vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặtra; là khả năng đòi hỏi HS phải vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp,nguyên lý hay ý tưởng để giải qut một vấn đề nào đó.
+ Phân tích: Là khả năng phân chia một thông tin ra thành các thơng tinnhỏ sao cho có thể hiểu được cấu trúc, tổ chức của nó và thiết lập mối liên hệphụ thuộc giữa chúng.
+ Đánh giá: Là khả năng xác định giá trị thơng tin, bình xét, nhận định,xác định được giá trị của một tư tưởng, một nội dung kiến thức, một phươngpháp.
+ Sáng tạo: Là khả năng tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thông tin, khaithác, bổ sung thông tin từ các nguồn tư liệu khác để sáng lập một hình mẫu mới.
16
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">Tuy nhiên trong chương trình GDPT, chủ yếu đề cập đến 3 mức độ đầu,các mức độ còn lại chú trọng phát huy năng khiếu, sở trường, năng lực sáng tạocủa HS.
<i>- Các mức độ về kỹ năng: Biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời</i>
các câu hỏi, giải bài tập, làm thực hành, có kỹ năng tính tốn, vẽ hình, dựng biểuđồ...
Thơng thường kỹ năng được xác định theo 3 mức độ:+ Thực hiện được.
+ Thực hiện thành thạo.+ Thực hiện sáng tạo.
Tuy nhiên trong chương trình GDPT, chủ yếu đề cập đến 2 mức độ đầu,mức độ còn lại chú trọng phát huy năng khiếu, sở trường, năng lực sáng tạo củaHS.
<b>c) Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng</b>
<i>c1. Yêu cầu cần đạt, bài tập cần làm </i>
<i>Đối với từng bài học trong SGK, cần quan tâm tới yêu cầu cơ bản, tối</i>
<i>thiểu mà tất cả HS cần phải đạt được sau khi học xong bài học đó. Q trình tích</i>
<i>luỹ được qua yêu cầu cần đạt ở mỗi bài học cũng chính là quá trình bảo đảm cho</i>
HS đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng theo từng chủ đề, từng lớp và toàn cấp Tiểuhọc.
<i><b>Để thực hiện được yêu cầu cần đạt của mỗi bài học, phải thực hiện các</b></i>
<i>bài tập cần làm trong số các bài tập thực hành, luyện tập của bài học trong SGK.</i>
Bài tập cần làm là các bài tập cơ bản, thiết yếu phải hoàn thành đối với HS trong
<i>mỗi giờ học. Các bài tập cần làm này đã được lựa chọn đảm bảo tính sư phạm,</i>
tính khả thi, tính đặc thù của mơn học.
<i><b>Như vậy, thực hiện đầy đủ các bài tập cần làm là đáp ứng yêu cầu cầnđạt của mỗi bài học, góp phần thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng của mỗi chủđề (mức đợ cần đạt), góp phần thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng mỗi lớp; góp</b></i>
phần thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình Tiểu học.
17
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18"><i>Trong quá trình chuẩn bị và dạy học, GV phải nắm được yêu cầu cần đạtvà các bài tập cần làm của mỗi bài học trong SGK để bảo đảm mọi đối tượng</i>
<i>HS đều đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình mơn Tốn theo từng chủ</i>
đề, từng lớp và toàn cấp Tiểu học
Dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng qua một số bài cụ thể đối với mơnTốn ở mỗi lớp được trình bày trong tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiếnthức, kỹ năng môn Toán.
<i>c2. Mục tiêu-Yêu cầu cần đạt </i>
Kế hoạch bài học trong Sách giáo viên (SGV) được biên soạn theo SGKnên mục tiêu trong SGV thích hợp cho vùng thuận lợi, vùng phát triển. Đối vớivùng khó khăn, cần biên soạn lại mục tiêu cho thích hợp.
<i><b>Dù thế nào đi nữa thì tất cả học sinh phải làm được tất cả các bài tập cầnlàm.</b></i>
<b><small>Có thể là mục tiêu của Kế hoạch bài học</small></b>
<b><small>Tất cả học sinh làm được</small></b>
<small>Mục tiêu</small>
<small>Yêu cầu cần đạt</small>
<i><small>(Bài tập cần làm)</small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19"><b>d) Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng - Sách giáokhoa - Công văn số 9832/BGDĐT- GDTH ngày 01/9/2006 (HD thực hiệnchương trình các lớp 1-2-3-4-5 ở Tiểu học)</b>
<i>d1. Tài liệu HDTH.CKTKN và Sách giáo khoa </i>
- Hầu hết các bài trong SGK được hướng dẫn trong tài liệuHDTH.CKTKN.
- Một ít bài luyện tập trong SGK được hướng dẫn gộp lại từ 3 bài thành 2bài.
<i>d2. Tài liệu HDTH.CKTKN và công văn số 9832/BGDĐT- GDTH ngày 01/9/2006 ( HD thực hiện chương trình các lớp 1-2-3-4-5 ở Tiểu học)</i>
- Công văn 9832 yêu cầu nội dung trong từng tuần học.
- Tài liệu HDTH.CKTKN nêu Yêu cầu cần đạt, Bài tập cần làm của từngbài.
Nếu có “độ vênh” giữa 2 loại tài liệu này thì GV vận dụng thích hợp vàolớp của mình.
<b>1.2.3.3. Chuẩn kiến thức, kỹ năng mơn Tốn ở Tiểu học</b>
- Chuẩn kiến thức và kỹ năng học tập mơn Tốn Tiểu học là sự cụ thể hốmục tiêu mơn Tốn ở Tiểu học nói chung, là những tiêu chuẩn cụ thể làm căn cứđể xác nhận HS đã đạt được những yêu cầu cơ bản nhất, quan trọng nhất củamục tiêu mơn Tốn từng lớp, đó là những tiêu chuẩn mà mọi HS phát triển bìnhthường đều cần phải và có thể phấn đấu đạt được sau khi hồn thành chươngtrình mơn Tốn ở từng lớp.
- “Chuẩn học tập” vừa là tính chuẩn hố (tức là đảm bảo đạt được nhữngmục tiêu cơ bản nhất của chương trình giáo dục) vừa là tối thiểu (tức là đảm bảophù hợp với sự có gắng của các loại đối tượng HS). Phân tích các tài liệu liênquan đến chuẩn học tập của HS phổ thông và cách xây dựng chuẩn kiến thức và
19
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">kỹ năng các môn học của nước ta và một số nước khác, có thể nêu cách hiểu phổ
<i>biến là: Chuẩn kiến thức và kỹ năng của môn học là mức độ mà mọi HS cần</i>
<i>phải và có thể đạt được về kiến thức và kỹ năng của mơn học đó. Mức độ này</i>
được cơng nhận là tiêu chuẩn để xác nhận HS đã thực hịên được những mục tiêucủa chương trình mơn học, sau một giai đoạn học tập nhất định.
Mức độ nêu ở đây là mức độ không thể thấp hơn và mọi HS đều có thểphấn đấu để đạt được. Do sự phân hố của HS trong q trình học tập, sẽ có mộtbộ phận HS đạt chuẩn, một bộ phận khác vượt chuẩn, một số HS phải có sự hỗtrợ mới đạt chuẩn. Nếu chuẩn thấp hơn trình độ nhận thức của HS sẽ không gâyđược hứng thú học tập, không phát triển được HS - chuẩn phải phù hợp với sựcố gắng đúng mức với số đông HS.
- Một số quy định cụ thể như sau :
+ Thực hiện đúng theo hướng dẫn về “yêu cầu cần đạt”, “bài tập cần làm”ghi trong tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học cáclớp học ở Tiểu học.
* Đối với “yêu cầu cần đạt” từng tiết dạy: Đây là yêu cầu tối thiểu, bắtbuộc, không được giảm bớt đối với tất cả các lớp.
Đối với vùng thuận lợi, có thể đưa thêm các yêu cầu khác (phù hợp vớitrình độ thực tế của học sinh lớp đó), khơng nhất thiết phải giữ ngun mức“u cầu cần đạt” trong khi trình độ chung của lớp có thể tiếp thu tốt một số yêucầu phát triển cao hơn.
* Đối với “bài tập cần làm” từng tiết dạy: Việc thực hiện các bài tập íthơn so với sách giáo khoa là do:
- Không đủ thời gian; thường thuộc các dạng:+ Làm dịng 1, 2 trong khi bài tập có 3, 4 dòng.+ Làm cột a, b trong khi bài tập có 3, 4 cột.
+ Làm 2, 3 phép tính trong khi bài tập có 4, 5 phép tính.+ Làm câu 1, 2 trong khi bài tập có 3, 4 câu.
20
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">+ Bài tập có chuẩn kiến thức, kỹ năng không thuộc “yêu cầu cần đạt”.Bài tập khó là bài tập riêng biệt hoặc bài tập có câu hỏi dành cho học sinhkhá giỏi.
<b>* Việc giải quyết các bài tập cịn lại trong Sách giáo khoa (khơng thuộc</b>
“bài tập cần làm”) có thể thực hiện theo một trong hai cách:- Cách 1: Cho học sinh về nhà làm (dạng 3.a trên).
- Cách 2: Cho học sinh khá giỏi làm thêm trong tiết học sau khi đã hoànthành xong bài tập theo yêu cầu chung (làm tiếp cột c sau khi đã làm xong haicột a, b;…).
* Để thực hiện hết các “bài tập cần làm” theo qui định ở một số tiết dạy, ởmột số nơi cần phải tiến hành điều chỉnh lại hoạt động hình thành kiến thức mớinhằm giảm bớt thời gian hình thành kiến thức, tăng thời gian làm bài tập thựchành cho học sinh.
- Ví dụ: Bài “Phép cộng trong phạm vi 100 (cộng khơng nhớ)-lớp 1.
Phần hình thành kiến thức mới: Chỉ sử dụng que tính ở VD1. Sang VD2,VD3: Thực hiện kĩ thuật cộng ln, khơng cần sử dụng que tính.
<b>1.2.4. Hoạt động dạy học ở Tiểu học</b>
<i>1.2.4.1. Khái niệm dạy học và quá trình dạy học</i>
<i> * Khái niệm dạy học:</i>
21
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">Dạy học là một phạm trù mang thuộc tính xã hội, nó xuất hiện ngay từ buổisơ khai khi con người muốn truyền thụ những kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo chonhau. Dần dần, những kỹ năng, kỹ xảo ấy được tập hợp thành hệ thống tri thức vàđược tổ chức như một hoạt động giáo dục chuyên biệt, có mục tiêu và có tínhchun mơn hố cao, diễn ra trong trường, lớp, có người dạy và có người học đặtdưới tác động của quản lý giáo dục.
Dạy học là một hoạt động thống nhất hữu cơ của dạy và học. Nói tổng qtthì dạy khơng phải là dạy riêng lẻ của mỗi cá nhân giáo viên và học cũng khôngphải là hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân học sinh. Mỗi thầy giáo là một chủ thểdạy, thực hiện chức năng tổ chức, định hướng hoạt động học và truyền thụ kinhnghiệm xã hội; còn học là hoạt động của mỗi học sinh nhằm lĩnh hội kinh nghiệmxã hội. Sự thống nhất của hai hoạt động mang tính xã hội này tổ chức nên những hệthống, những quan hệ dạy học và đảm bảo tính tồn vẹn của việc dạy học.
Hoạt động dạy học là một hoạt động cơ bản của trường phổ thơng nói chungvà trường Tiểu học nói riêng. Theo tác giả Võ Quang Phúc “ Dạy học là hệ thốngtác động qua lại lẫn nhau giữa nhiều nhân tố nhằm mục đích trang bị kiến thức hìnhthành kỹ năng, kỹ xảo tương ứng và rèn luyện đạo dức cho người cơng dân. Chínhnhững nhân tố hợp thành hoạt động này cùng với hệ thống tác động qua lại lẫnnhau giữa chúng mà làm cho việc dạy học thật sự tồn tại như một thực thể toàn vẹnthống nhất nhau”.[33]
Theo tác giả Thái văn Thành và Chu Thị Lục thì “ Dạy học là một bộ phậncủa qúa trình sư phạm tổng thể, là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và họcsinh nhằm truyền thụ và lĩnh hội những tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảohoạt động nhận thức và thực tiễn, trên cơ sở đó phát triển năng lực tư duy và hìnhthành thế giới quan khoa học”.[42]
Hoạt động dạy của giáo viên Tiểu học là loại hình hoạt động chuyên biệt, làhoạt động được định hướng và tuân theo quy luật học của học sinh. Hoạt động dạycủa giáo viên có đối tượng là học sinh, là hoạt động lĩnh hội và hành động ứng xử
22
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">của học sinh. Vì vậy, giáo viên Tiểu học cần có vai trị chủ đạo, có vị trí then chốttrong nhà trường.
Hoạt động học, theo tâm lý học hiện đại lần đầu tiên xuất hiện và hìnhthành nhờ phương pháp nhà trường. Trịn 6 tuổi, trẻ em vào học lớp 1, bằng hoạtđộng học trẻ em sẽ có những biến đổi tâm lý căn bản (trí tuệ, năng lực, động cơ,hứng thú...). Từ những năm 1960 trở lại đây, hoạt động học của học sinh Tiểuhọc đã trở thành một trong những đối tượng nghiên cứu được quan tâm hàng đầucủa các nhà tâm lý học lứa tuổi và sư phạm mà tiêu biểu là Elconin, Đavưđôp,Hồ Ngọc Đại…Họ đều khẳng định rằng hoạt động học là hoạt động chủ đạo ởlứa tuổi học sinh Tiểu học. Vai trò chủ đạo của hoạt động học của học sinh Tiểuhọc ở lứa tuổi này được xem xét từ các khía cạnh sau (Nguyễn Bá Minh, Tâm lýhọc lứa tuổi và sư phạm, NXB Giáo dục Hà Nội, 2008):
- Hoạt động học của học sinh Tiểu học có đối tượng lần đầu tiên xuất hiệntrong tiến trình phát triển của trẻ em, được tổ chức đặc biệt. Đối tượng của hoạtđộng học là hệ thống các khái niệm khoa học và những kỹ năng kỹ xảo tươngứng.
- Tiền đề, cơ sở của hoạt động học của học sinh Tiểu học được nảy sinhtrong lòng hoạt động vui chơi.
- Sự phát triển của hoạt động học của học sinh Tiểu học quy định sự pháttriển những cấu trúc tâm lý đặc trưng cho lứa tuổi học sinh Tiểu học: Hành độngtrí óc; tư duy lý luận; thái độ khoa học trong nhận thức, trong lao động, trongquan hệ xã hội; tính kế hoạch, tính chủ định, tính kỷ luật trong hành vi; khả năngtự kiểm tra hành vi…
Trong hoạt động dạy học, Giáo viên tổ chức cho học sinh Tiểu học tácđộng trên đối tượng (khái niệm khoa học, những chuẩn mực của đời sống xã hộiđương thời), có thể nói đối tượng hoạt động của học sinh Tiểu học là nhóm đốitượng trong đời sống hiện thực với những thành tựu vật chất và tinh thần, vớinhững quan hệ kinh tế, xã hội của xã hội đương thời. Nhà trường là nơi diễn racuộc sống thực của trẻ em và bằng cách tổ chức hoạt động trên những đối tượng
23
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">ấy, tâm lý của học sinh Tiểu học được phát triển. Lần đầu đến trường, bằng hoạtđộng của mình được tổ chức theo phương pháp nhà trường, học sinh nắm lấynhững mối liên hệ xuất phát của các bộ môn khoa học.
* Quá trình dạy học Tiểu học
Quá trình dạy học Tiểu học là quá trình hoạt động tương tác và thống nhấtgiữa giáo viên và học sinh, trong đó dưới tác động chủ đạo (tổ chức, điều khiển)của giáo viên, học sinh chủ động tự giác, tích cực thực hiện các nhiệm vụ dạy học.
Quá trình dạy học Tiểu học là một hệ thống bao gồm các thành tố cấu trúcnhư: mục đích, nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, phương pháp, phương tiệndạy học, hình thức tổ chức dạy học, giáo viên, học sinh, kết quả dạy học. Các thànhtố này giữ vai trị khác nhau nhưng chính nó có mối quan hệ, tác động qua lại lẫnnhau và chịu sự chi phối mạnh mẽ của môi trường Kinh tế - Xã hội, Khoa học vàCơng nghệ.
Vì vậy, quản lý q trình dạy học là một hệ thống cân bằng động gồm nhiềuthành tố tác động qua lại lẫn nhau, chế ước lẫn nhau với đời sống xã hội theonhững quy luật và nguyên tắc nhất định, nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học[41].
24<small> Hoạt động dạy học</small>
<small>ND dạy </small>
<small> học</small>
<small>PPdạyHình thức</small>
<small> dạy họcBài học</small>
<small>Kiểm tra HK1</small>
<small>HK2Cuối năm</small>
<small>Tốt nghiệpPT </small>
<small>dạy </small>
<small>Đánh giá sản phẩm Dạy họcchất lượng </small>
<small>hiệu quả</small>
<small>Môi trường kinh tế - xã hộiMôi trường khoa học – công nghệMục đích dạy học</small>
<small>Nhiệm vụ dạy học</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ “Tiếp cận hệ thống quản lý quá trình dạy học”
- Trên cơ sở các nhân tố cấu trúc của quá trình dạy học, sơ đồ “Tiếp cận hệthống quản lý quá trình dạy học” sẽ giúp chúng ta hiểu được quản lý hoạt động dạyhọc là làm cho hệ thống các thành tố: mục đích, nội dung, phương pháp, hình thứcdạy học, phương tiện dạy học… vận động và kết hợp chặt chẽ với nhau. Thông quahoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, nhằm biến đầu vào(trình độ ban đầu của học sinh) thành sản phẩm (đầu ra) dạy học.
<i>1.2.4.2. Mục tiêu dạy học Tiểu học</i>
- Mục tiêu dạy học là hình thành những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cho ngườihọc, trong q trình đó nó cũng hình thành ở người học thái độ, tình cảm và đạođức.
- Mục tiêu dạy học Tiểu học phải đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng của từngmôn học, hoạt động giáo dục. Mỗi môn học, hoạt động dạy học đều có chuẩn kiếnthức, kỹ năng. Mỗi giai đoạn học tập Tiểu học đều xác định chuẩn kiến thức, kỹnăng trong từng giai đoạn học tập.
- Dạy học trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng sẽ góp phần đảm bảo tínhthống nhất, tính khả thi của chương trình Tiểu học, đảm bảo chất lượng và hiệu quảcủa quá trình giáo dục tiểu học.
<i><b>1.2.4.3. Nội dung, kế hoạch dạy học Tiểu học</b></i>
Giáo dục Tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cầnthiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết vàtính tốn; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu vềhát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.
<b>Bảng 1.1: Kế hoạch giáo dục Tiểu học: (ti t/tu n)ết/tuần)ần)</b>
25
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26"><b>Môn học và hoạt động giáo dục Lớp1 Lớp2 Lớp3 Lớp4 Lớp5</b>
- Ở Tiểu học, thời lượng mỗi năm học học ít nhất là 35 tuần. Đối với cáctrường, lớp dạy học 5 buổi/tuần, mỗi buổi học không quá 4 giờ (240 phút); cáctrường, lớp dạy học 2 buổi/tuần hoặc nhiều hơn 5 buổi/tuần, mỗi ngày học không
26
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">quá 7 giờ (420 phút). Mỗi tiết học trung bình 35 phút. Giữa các tiết có thời giannghỉ ngơi, tập thể dục. Tất cả các trường, lớp thực hiện kế hoạch giáo dục này.
Mỗi tuần có ít nhất 2 tiết hoạt động tập thể sinh hoạt lớp, Sao Nhi đồng, ĐộiThiếu niên và sinh hoạt toàn trường.
- Bắt đầu từ lớp 1, đối với những trường dạy tiếng dân tộc có thể dùng thờilượng tự chọn để dạy học tiếng dân tộc. Bắt đầu từ lớp 3, thời lượng tự chọn dùngđể dạy học các môn tự chọn và môn học tự chọn: Ngoại ngữ, Tin học. Học sinh cóthể chọn hoặc khơng chọn học các nội dung và hai môn học nêu trên.
- Các trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày hoặc nhiều hơn 5 buổi/tuần phải cóđầy đủ điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất, được sự thỏa thuận của gia đình họcsinh, có thể tổ chức dạy học Ngoại ngữ, Tin học, nội dung tự chọn của các mônhọc.
- Việc áp dụng kế hoạch giáo dục này cho các vùng miền, các trường chuyênbiệt, các trường, lớp học 2 buổi/ngày, các trường, lớp học nhiều hơn 5 buổi/tuầnthực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Hiệu trưởng trường Tiểu học lập kế hoạch dạy học hằng tuần căn cứ vào kếhoạch giáo dục và chương trình các mơn học, đặc điểm của nhà trường và của địaphương .
<i>1.2.4.4. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ở Tiểu học* Phương pháp dạy học </i>
Điều 28 Luật Giáo dục (2005) ghi rõ “Phương pháp giáo dục phổ thông phảiphát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặcđiểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làmviệc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đếntính cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”
- Phương pháp giáo dục Tiểu học phải phát huy được tính tích cực, tự giác,sáng tạo của học sinh; phù hợp với những đặc trưng môn học, hoạt động giáo dục,
27
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">đặc điểm đối tượng học sinh và điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinhphương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vàothực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Sách giáo khoa và phương tiện dạy học phải đáp ứng yêu cầu của phươngpháp giáo dục Tiểu học.
<i>* Hình thức tổ chức dạy học.</i>
- Hình thức tổ chức giáo dục Tiểu học bao gồm các hình thức tổ chức dạyhọc và hoạt động giáo dục trên lớp, trong và ngồi nhà trường. Các hình thức tổchức giáo dục phải bảo đảm cân đối, hài hòa giữa dạy học các môn học và hoạtđộng giáo dục; giữa dạy học trên lớp, nhóm và cá nhân; bảo đảm chất lượng giáodục chung cho mọi đối tượng và tạo điều kiện phát triển lực cá nhân của học sinh.
Để đảm bảo quyền học tập và học tập có chất lượng cho mọi trẻ em, có thểtổ chức dạy học và hoạt động giáo dục theo lớp ghép, lớp học hòa nhập...
- Giáo viên chủ động lựa chọn, vận dụng các phương pháp và hình thức tổchức giáo dục sao cho phù hợp với nội dung, từng đối tượng học sinh và điều kiệncụ thể [13].
- Có thể có nhiều phương pháp và hình thức dạy học để chuyển tải cùng mộtnội dung dạy học. Tuy nhiên người dạy phải lựa chọn phương pháp sao cho phùhợp với đối tượng và hình thức tổ chức. Việc tìm hiểu rõ đối tượng để lựa chọnhình thức và phương pháp dạy học là yếu tố để tạo nên hiệu quả của phương phápdạy học. Do đó, trong q trình chọn lựa hình thức dạy học đạt hiệu quả, người dạycần chú ý :
- Tổ chức các hình thức đa dạng và phong phú.
Nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng. Điều này cónghĩa là phải tổ chức cho học sinh hoạt động một cách tích cực, học sinh là ngườitham gia các hoạt động ấy, các em tự tìm tịi, khám phá... dưới sự hướng dẫn củagiáo viên. Ví dụ: học sinh phải trao đổi, thảo luận để giải quyết nhiệm vụ , học sinhđược đóng vai, được tham gia vào trị chơi học tập, đóng kịch diễn xuất... Giáo28
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">viên chú ý cho học sinh nhiều cơ hội thực hành, thực tập, được thể hiện, được phátbiểu trên lớp...
- Tổ chức các hoạt động phát triển khả năng tự học của học sinh.
Giáo viên phải tổ chức hình thành ở học sinh cách tự học, cách quan sát hiệntượng xung quanh... Tự học là kỹ năng quan trọng nhất cần hình thành ở ngườihọc. Nếu học sinh khơng có kỹ năng này thì việc học tập gặp rất nhiều khó khăn,và học sinh rất ít có khả năng sáng tạo sau này. Phần lớn những kiến thức và kinhnghiệm có được trong cuộc đời nhờ vào việc tự học.
Tóm lại, chương trình Tiểu học cần chú trọng việc đổi mới hình thức tổ chứcdạy học sao cho phát huy tính tích cực của học sinh như: Phối hợp giữa dạy học cánhân, dạy học theo nhóm nhỏ, dạy học cả lớp, dạy học ở hiện trường (ở cơ sở sảnxuất, bảo tàng địa phương, ở vườn trường...), dạy học có sử dụng trò chơi một cáchhợp lý.
<i>1.2.4.5. Đánh giá kết quả học tập của học sinh Tiểu học</i>
Đánh giá kết quả học tập của học sinh Tiểu học là quá trình hình thành nhữngnhận định, rút ra những kết luận hoặc phán đoán về phẩm chất, hành vi, lối sống(hạnh kiểm) và năng lực học tập các môn học, các hoạt động giáo dục (học lực) củahọc sinh
Dưới đây là sơ đồ diễn giải kết quả học tập cần đánh giá ở Tiểu học:
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">Theo mơ hình trên, học lực bao gồm ba thành tố: Kiến thức, kỹ năng và tháiđộ được học sinh thể hiện qua việc học tập các mơn học. Căn cứ vào chương trìnhmỗi môn học, các chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ được xác lập . Hệ thốngchuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ ở một môn học được xem là trình độ chuẩn tốithiểu mà mỗi học sinh cần đạt sau khi học mơn học đó. Hệ thống chuẩn là căn cứ đểgiáo viên xây dựng hay lựa chọn các công cụ kiểm tra và đánh giá học sinh.
Hạnh kiểm là những phẩm chất đạo đức được thể hiện trong việc làm vàhành trình ứng xử của học sinh đối với mọi người. Các việc làm và hành vi ứng xửấy được cụ thể hoá qua bốn nhiệm vụ của học sinh trong Điểu lệ nhà trường Tiểuhọc. Với ý nghĩa là phẩm chất đạo đức, hạnh kiểm có liên quan mật thiết đến tháiđộ, một trong ba thành tố của học lực. Do vậy giáo viên cần nhận ra mối quan hệbiện chứng giữa hạnh kiểm và thái độ để có thể đưa ra những nhận xét cụ thể vàtoàn diện về phẩm chất, nhân cách của học sinh.
<i><b>1.3. Tổ chức dạy học mơn Tốn ở Tiểu học</b></i>
<i>1.3.1. Xác định và quán triệt mục tiêu</i>
Theo Phương pháp dạy học toán ở Tiểu học, Bộ GD và ĐT, Dự án pháttriển GV Tiểu học,NXB GD, trang 13, Mục tiêu dạy học mơn Tốn ở Tiểu họcnhằm giúp HS:
- Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học: các số tự nhiên, phân số,số thập phân; các đại lượng thơng dụng; một số yếu tố hình học và thống kê dơngiản.
- Hình thành các kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải bài tốn có nhiềuứng dụng trong đời sống.
- Góp phần bước đầu phát triển tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễnđạt đúng (nói và viết) cách phát hiện và cách giải quyết những vấn đề đơn giản,gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng; gây hứng thú học tập mơnTốn; góp phần hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kếhoạch, khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.
30
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">Ngoài những mục tiêu trên, cũng như các môn học khác ở Tiểu học, mơnTốn cịn góp phần hình thành và rèn luyện các phẩm chất, các đức tính rất cầnthiết của người lao động trong xã hội hiện đại.
Như vậy:
- Mục tiêu dạy học toán Tiểu học nhấn mạnh đến việc giúp HS có nhữngkiến thức và kỹ năng cơ bản, thiết thực, có hệ thống nhưng chú ý hơn đến tínhhồn chỉnh tương đối của các kiến thức và kỹ năng cơ bản đó. Chẳng hạn, ở lớp1 HS biết đọc, đếm, viết, so sánh các số đến 10 mới chuyển sang giới thiệu kháiniệm ban đầu về phép cộng v.v…Ngoài các mạch kiến thức quen thuộc, ở Tiểuhọc có giới thiệu một số yếu tố thống kê có ý nghĩa thiết thực trong đời sống.
- Quan tâm đúng mức hơn đến :
+ Rèn luyện khả năng diễn đạt, ứng xử, giải quyết các tình huống có vấnđề ;
+ Phát triển năng lực tư duy theo đặc trưng của mơn Tốn ;
+ Xây dựng phương pháp học tập toán theo những định hướng dạy họcdựa vào các hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo của HS, giúp HS tự biết cáchhọc tốn có hiệu quả.
<i>1.3.2. Thống nhất nội dung</i>
Trong chương trình mơn Tốn ở Tiểu học việc chọn lọc các nội dung phảiđảm bảo tính cơ bản, thiết thực, gần với trẻ thơ. Trình bày các nội dung theokiểu đồng tâm, tích hợp giữa các tuyến kiến thức, giữa các mơn học, đảm bảotính thống nhất từ lớp 1 đến lớp 5. Cách trình bày các nội dung theo quan điểmcủa toán học hiện đại (ẩn tàng) từ trực quan sinh động đến trừu tượng khái quát,đa dạng, phong phú.
Nội dung được trình bày khơng dưới dạng có sẵn, tạo điều kiện để HS tựphát hiện vấn đề, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh tri thức một cách linh hoạt,phát triển theo năng lực của từng HS.
- Nội dung dạy học mơn Tốn được nêu trong chương trình giáo dục phổthông - cấp Tiểu học theo từng lớp, trong đó có mức độ cần đạt về kiến thức, kỹnăng (chuẩn KTKN) của từng chủ đề, theo các mạch kiến thức của từng lớp.
31
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">- Đối với từng bài học trong SGK Toán, cần quan tâm đến yêu cầu cơ bản,tối thiểu mà tất cả học sinh cần phải đạt được sau khi học xong bài học đó. qtrình tích luỹ được qua u cầu cần đạt ở mỗi bài học đối với học sinh cũngchính là quá trình đảm bảo cho học sinh đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng cơ bản củamơn Tốn theo từng chủ đề, từng lớp và toàn cấp Tiểu học.
- Để đảm bảo thực hiện được các yêu cầu cần đạt của mỗi bài học, phảithực hiện các bài tập cần làm trong số các bài tập thực hành, luyện tập của bàihọc trong SGK.
- Đây là các bài tập cơ bản, thiết yếu phải hoàn thành đối với HS trongmỗi giờ học. Các bài tập cần làm này đã được lựa chọn theo những tiêu chí (đảmbảo tính sư phạm, tính khả thi, tính đặc thù của mơn học...) nhằm đáp ứng cácyêu cầu sau :
- Là các dạng bài tập cơ bản, cần thiết, tối thiểu giúp HS thực hành đểtừng bước nắm được kiến thức, rèn kỹ năng và yêu cầu về thái độ nhằm đáp ứngyêu cầu cần đạt của mỗi bài học.
- Góp phần thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng của mỗi chủ đề nội dungtrong mơn Tốn đối với từng lớp 1,2,3,4,5.
- Góp phần thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ màHS cần đạt sau khi học hết mỗi lớp; Thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêucầu về thái độ của chương trình Tiểu học.
Như vậy, trong quá trình chuẩn bị và dạy học, GV phải nắm được yêu cầucần đạt và các bài tập cần làm của mỗi bài học trong SGK đối với HS để đảmbảo mọi đối tượng HS đều đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình mơnTốn theo từng chủ đề, từng lớp và toàn cấp Tiểu học.
<i>Dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng qua một số bài cụ thể đối với mơnTốn ở mỗi lớp được trình bày trong tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến</i>
<i>thức, kỹ năng mơn Tốn </i><small>như sau :</small>
<b>LớpTên bài dạyu cầu cần đạtGhi chú, bài tập cần làm</b>
1 Nhiều hơn, ít hơn(Tốn 1, trang 6)
- Biết so sánh số lượnghai nhóm đồ vật.
- Bài 1.- Bài 2.
32
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">- Biết sử dụng từ “nhiềuhơn”, “ít hơn” để so sánhcác nhóm đồ vật.
- Bài 3.
(Toán 2, trang 6)
- Biết cộng nhẩm số trịnchục có 2 chữ số.
- Biết tên gọi thành phầnvà kết quả của phép cộng.- Biết thực hiện phép cộngcác số có hai chữ sốkhông nhớ trong phạm vi100.
- Biết giải bài tốn bằngmột phép tính cộng.
- Biết cách tính cộng, trừcác số có ba chữ số(không nhớ).
- Biết giải tốn có lời vănvề nhiều hơn, ít hơn.
- Bài 1: Cột a, cột c.- Bài 2.
- Bài 3.- Bài 4.
Ơn tập các số đến100 000(Tốn 4, trang 3)
- Đọc, viết được các sốđến 100 000.
- Biết phân tích cấu tạosố.
- Bài 1.- Bài 2.- Bài 3:
+ Câu a: Viết được 2 số. + Câu b: Dịng 1.
Hỗn số(Tốn 5,trang 12)
- Biết đọc, viết hỗn số.- Biết hỗn số có phầnnguyên và phần phân số.
33
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">Trong quá trình dạy học, giáo viên là người tổ chức và hướng dẫn hoạtđộng của học sinh, mọi học sinh đều được tham gia hoạt động học tập để pháttriển năng lực cá nhân. Với quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm”, thầy thiếtkế - trị thi cơng..., Nhiều giáo viên đã cố gắng đầu tư suy nghĩ để tổ chức tốt cáchoạt động dạy học trên lớp nhằm phát huy cao độ khả năng tự học, tự nghiêncứu để chiếm lĩnh kiến thức góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung,chất lượng học tập mơn Tốn nói riêng một cách vững chắc.
<i> Những định hướng chung của đổi mới phương pháp dạy học mơn Tốn :</i>
- Dạy học tốn theo chuẩn kiến thức, kỹ năng mà Bộ GD đã ban hành,trên cơ sở giáo viên tổ chức và hướng dẫn học sinh tham gia vào các hoạt độnghọc tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, khuyến khích học sinh tự pháthiện và giải quyết các vấn đề của bài học để tự chiếm lĩnh rồi vận dụng kiếnthức mới, góp phần tạo hứng thú và tự tin trong học tập toán của các đối tượnghọc sinh.
- Dạy học theo cách phân hoá đối tượng học nhằm giải quyết chuẩn kiếnthức kỹ năng tối thiểu và bồi dưỡng năng khiếu Toán học cho học sinh cuối cấp.
<i> * Theo định hướng này giáo viên cần phải chú trọng trong:</i>
Lập kế hoạch dạy học từng bài học, trong đó tập trung vào tổ chức, hướngdẫn các hoạt động dạy học chủ yếu và chuẩn bị các phương án dạy học phù hợpvới đặc điểm từng đối tượng học sinh theo chuẩn kiến thức-kỹ năng.
Hợp tác với học sinh, phối hợp các hình thức tổ chức (cá nhân, nhóm nhỏ,cả lớp...) để thực hiện các hoạt động hỗ trợ đúng mức, đúng lúc của các thiết bịdạy học toán.
- Động viên học sinh tự học theo năng lực cá nhân và tự rút kinh nghiệmđể cải tiến phương pháp học tập.
<i>* Các đặc trưng cơ bản của dạy học tích cực :</i>
- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học của học sinh.- Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác.
34
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">- Hình thành và rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò .
<i>*Các phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh thường vận dụng:</i>
- Dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.- Phương pháp khám phá.
- Dạy học theo nhóm nhỏ (theo nhóm trình độ).
- Sử dụng trị chơi học tập để dạy học tích cực (như trị chơi đố bạn...).- Sử dụng đồ dùng, trang thiết bị dạy học (Vẽ hình, phân tích hình, ghép
- Thiết lập mối liên hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học.
<i>* Khi dạy phần thực hành, luyện tập giáo viên cần:</i>
* Tổ chức mọi học sinh đều tham gia vào hoạt động thực hành, luyện tậpthông qua hệ thống bài tập theo chuẩn kiến thức- kỹ năng của từng bài học.
- Học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình thơng qua các hoạt độngthực hành luyện tập (theo chuẩn kiến thức- kỹ năng).
- Giúp học sinh nhận ra quy trình vận dụng kiến thức từ các bài mới vàogiải các dạng bài tập khác nhau.
- Tạo cho học sinh thói quen khơng thoả mãn với cách giải đã có hoặc tìmra. Ln đặt cho mình câu hỏi : “Có cách giải nào khác khơng?”.
+ Ví dụ: Bài Trừ hai số thập phân (Toán 5, Tuần 11). Đối với bài 3/54 SGK Học sinh có thể giải theo 2 cách:
* Cách 1 : Tìm tổng số kg đường đã lấy ra cả hai lần. Sau đó tìm số kg đường cịn lại trong thùng.
* Cách 2 : Tìm số kg đường còn lại trong thùng sau khi đã lấy ra lần thứ nhất. Sau đó tìm số kg đường cịn lại trong thùng.
35
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36"><i>* Tổ chức một số trò chơi học tập hoặc thực hành ngay tại lớp để mọi họcsinh hứng thú tham gia. </i>
- Trong q trình tổ chức các hoạt động nhóm hoặc hoạt động cá nhângiáo viên nên đưa một số bài tập dưới hình thức các trị chơi để tạo hứng thúham học cho học sinh và thực tế cách này mang lại nhiều hiệu quả tích cực nhất.
* Ví dụ 1 : Bài Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ... (Toán 5)- Bài tập 1 trang 66 Tính nhẩm
- Thay vì cho học sinh tính nhẩm để trả lời miệng thì giáo viên có thể tổchức cho học sinh chơi trị chơi đố bạn để tạo khơng khí vui tươi trong học tậpvà học sinh sẽ hứng thú học tập hơn.
* Ví dụ 2 : Bài Giải toán về tỉ số phần trăm (Toán 5, Tuần 16)
- Để củng cố kiến thức về cách tìm một số phần trăm của một số và tạokhơng khí thi đua, vui vẻ trong giờ học giáo viên có thể tổ chức trị chơi Rungchng vàng, Chiếc nón kì diệu…
<i>* Lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động phù hợp với nội dung vàthời gian học</i>
- Việc thay đổi các hình thức tổ chức hoạt động học tập nhằm làm cho họcsinh luôn luôn cảm thấy mới mẻ, hứng thú tham gia các hoạt động học tập. Tuynhiên việc chọn hình thức hoạt động như thế nào còn phụ thuộc vào nội dung,thời gian học tập.
* Ví dụ : Bài Giải toán về tỉ số phần trăm (Toán 5, Tuần 16)
- Ở phần luyện tập đối với bài tâp 1/77 Giáo viên tổ chức cho học sinh tìmhiểu đề rồi sau đó gọi 1 em lên bảng giải, cả lớp giải vào vở bài tập. Nếu ở bàitập 2 ta cũng thực hiện như vậy thì học sinh sẽ nhàm chán nên ta có thể tổ chứccho học sinh hoạt động nhóm, thi đua giữa các nhóm để các em tự tìm ra cáchgiải đúng và nhanh. Làm như thế thì học sinh sẽ cảm thấy thích thú hơn.
- Khơng phải lúc nào cũng tổ chức hoạt động theo nhóm, tiết học nàocũng có trị chơi, nếu người giáo viên khơng có sự chuẩn bị, khơng có sự cânnhắc kỹ dễ dẫn đến quá tải ở một số nội dung trong lúc một số nội dung kháckhông đủ thời gian để học sinh được rèn luyện.
36
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37"><i>* Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tự chủ phù hợp với tình hìnhthực tế lớp và địa phương nhằm giải quyết chuẩn kiến thức kỹ năng tối thiểu.</i>
Ví dụ : Bài: Giải tốn về tỉ số phần trăm, trang 76 SGK, Toán 5.Khi học xong bài này yêu cầu tối thiểu học sinh cần đạt được là: - Biết tìm một số phần trăm của một số.
-Vận dụng được để giải bài toán đơn giản về tìm giá trị một số phần trămcủa một số.
- Để đáp ứng được yêu cầu này thì người giáo viên cần giải quyết được 2bài tập: bài 1 và bài 2 trang 77 SGK.
- Bài tập 3 trang 77 giáo viên nên cho học sinh làm ở nhà và GV kiểm tra,hướng dẫn chữa bài ở phần bài cũ tiết sau.
* Ví dụ : Bài Luyện tập (trang 72 tuần 15, Toán 5)- Khi học xong bài này yêu cầu HS phải biết :- Chia một số thập phân cho một số thập phân.- Vận dụng để tìm x và giải tốn có lời văn.
- Để giải quyết u cầu này thì người giáo viên phải giải quyết được bàitập 1(a, b, c); Bài 2a và bài 3
<i>* Tuỳ theo tình hình của lớp GV có thể giải quyết các bài tập cịn lạitrong những tiết ơn luyện hoặc cho học sinh làm ở nhà. Hoặc đối với bài tập 2 là</i>
bài tìm thừa số chưa biết, nhưng bài tập 2a thì ở mức độ đơn giản, cịn bài tập 2bthì ở mức độ cao hơn ta có thể cho học sinh trung bình, yếu làm bài 2a trong khiđó các em học sinh khá, giỏi thì làm bài tập 2b.
<i>1.3.4. Xác định thống nhất trong kiểm tra, đánh giá</i>
- Đánh giá kết quả học tập mơn Tốn của HS là một trong những giảipháp quan trọng để động viên, khuyến khích, hướng dẫn HS chăm học, biết cáchtự học có hiệu quả, tin tưởng vào sự thành cơng trong học tập; góp phần rènluyện các đức tính trung thực, dũng cảm, khiêm tốn,...
- Đánh giá kết quả học tập mơn Tốn phải căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹnăng của môn học trong từng giai đoạn học tập; phối hợp giữa đánh giá thường
37
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">xuyên và kiểm tra định kì, giữa đánh giá bằng điểm và đánh giá bằng nhận xét,giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS.
- Bộ công cụ và các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mơnTốn của HS phải:
+ Đảm bảo đánh giá tồn diện, khách quan, cơng bằng, phân loại tích cựccho mọi đối tượng HS.
+ Phối hợp giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận, giữa kiểm tra viết vàkiểm tra bằng các hình thức vấn đáp, thực hành ở trong và ngồi lớp học,...
+ Góp phần phát hiện, kịp thời bồi dưỡng những HS có năng lực đặc biệttrong học tập mơn Tốn, đáp ứng sự phát triển ở các trình độ khác nhau ở các cánhân.
<b>* Hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mơn Tốn.</b>
<i>Mơn Tốn ở Tiểu học là một trong bốn môn học đánh giá bằng điểm số</i>
(cùng với các môn Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lí). Các mơn học đánhgiá bằng điểm số cho điểm từ 1 đến 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân ởcác lần kiểm tra.
Đánh giá mơn Tốn được thực hiện theo hai hình thức : đánh giá thườngxuyên và đánh giá định kì.
- Số lần kiểm tra thường xuyên tối thiểu trong một tháng đối với mơnTốn là 2 lần.
- Số lần kiểm tra định kì đối với mơn Tốn trong một năm học là bốn lần:giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II, cuối học kì II.
Trường hợp HS có kết quả định kì bất thường so với kết quả học tập hàngngày hoặc không đủ số điểm kiểm tra định kì đều được bố trí cho làm bài kiểmtra lại để có căn cứ đánh giá về học lực môn và xét khen thưởng.
<b>* Hướng dẫn ra đề kiểm tra định kì mơn Tốn. </b>
<i><b>+ Mục tiêu:</b></i>
- Kiểm tra định kì (giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II, cuối học kìII) nhằm đánh giá trình độ kiến thức, kỹ năng về toán của HS ở từng giai đoạnhọc. Từ kết quả kiểm tra, GV có thể điều chỉnh kế hoạch dạy học, phương pháp
38
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng HS để nâng cao chất lượng và hiệuquả dạy học.
- Nội dung kiểm tra thể hiện đầy đủ các yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹnăng theo chuẩn chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học với các mức độnhận biết, thông hiểu và vận dụng.
<i><b>+ Hình thức và cấu trúc nợi dung đề kiểm tra.</b></i>
<i>- Hình thức đề kiểm tra.</i>
Từng bước đổi mới hình thức ra đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập củaHS và đảm bảo điều kiện cụ thể của từng địa phương, vùng miền. Đề kiểm trakết hợp hình thức kiểm tra tự luận và trắc nghiệm khách quan (điền khuyết, đốichiếu cặp đôi, đúng – sai, nhiều lựa chọn).
<i>- Nội dung, cấu trúc đề kiểm traNội dung đề kiểm tra </i>
- Đề kiểm tra học kì bao gồm các mạch kiến thức:
+ Số và các phép tính : Khoảng 60% (học kì I lớp 1 có thể là 70% vì chưahọc về đại lượng)
+ Đại lượng và đo đại lượng : Khoảng 10%.+ Yếu tố hình học : Khoảng 10%.
+ Giải tốn có lời văn : Khoảng 20%.
- Đề kiểm tra học kì cần gắn với nội dung kiến thức đã học theo từng giaiđoạn cụ thể.
<i>Cấu trúc đề kiểm tra</i>
- Số câu trong một đề kiểm tra Toán: Khoảng 20 câu (lớp 1, 2, 3, 4),khoảng 20-25 câu (lớp 5).
- Tỉ lệ câu trắc nghiệm và tự luận :
+ Số câu tự luận (kỹ năng tính tốn và giải tốn) : Khoảng 20-40%. + Số câu trắc nghiệm khách quan : Khoảng 60-80%.
<i><b>* Mức độ đề kiểm tra</b></i>
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung, đề kiểm tra cần đảm bảo nội dung cơ bản
<i>theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình và mức độ cần đạt tối thiểu, trong</i>
39
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">đó phần nhận biết và thơng hiểu chiếm khoảng 80%, phần vận dụng chiếmkhoảng 20%.
Trong mỗi đề kiểm tra có phần kiểm tra kiến thức cơ bản để HS trungbình đạt khoảng 6 điểm và câu hỏi vận dụng sâu để phân loại HS khá, giỏi. Cụthể là :
* Lớp 1, lớp 2 Mức độNội dung
Số và phép tính 8-10 câu 2-3 câu <sup>1-2 câu (có thể có câu </sup>vận dụng cho HS giỏi)Đại lượng và đo đại lượng 1-2 câu 1-2 câu
- Lớp 4 : 2 câu
* Lớp<small> 5</small>
Mức độ
Số và phép tính 10-12 câu 2-3 câu <sup>1-2 câu (có thể có câu </sup>vận dụng cho HS giỏi)Đại lượng và đo đại lượng 1-3 câu 1-2 câu
<i><b>* Hướng dẫn thực hiện</b></i>
40
</div>