Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ QUỸ NHÀ Ở ĐẤT Ở TÁI ĐỊNH CƯ PHỤC VỤ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.78 KB, 42 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ QUỸ NHÀ Ở ĐẤT Ở TÁI
ĐỊNH CƯ PHỤC VỤ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA HÀ NỘI.
1. Đặc điểm kinh tế – xã hội.
Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội là đầu mối
giao thông quan trọng hàng đầu trong cả nước. Hà Nội có địa giới hành chính giáp
với 6 tỉnh:
Phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh;
Phía Tây giáp với Hà Tây và Vĩnh Phúc;
Phía Nam giáp với tỉnh Hà Tây;
Phía Bắc giáp với tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang.
Hà Nội nằm trong vùng Đông bắc bộ, đất đai màu mỡ được hình thành chủ
yếu từ phù sa hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.
1.1.Đặc điểm về đât đai và dân cư:
Thành phố Hà Nội có 9 quận, 5 huyện với 125 phường, 9 xã và 5 thị trấn,
với tổng diện tích đất tự nhiên là 92730 ha, với dân số là 2.672.125 người (tính đến
thời điểm 01/4/1999 ). Bình quân diện tích đất tự nhiên tính theo đầu người là
347,03 m
2
/người, bình quân diện tích đất ở là 12,28m
2
/người, trong đó đất ở đô thị
là 10,85m
2
/người, đất ở nông thôn là 31,2m
2
/người. Đất nông nghiệp là
41849,23 ha, chiếm 44,69%, tập trung chủ yếu ở 5 huyện ngoại thành; đất
phi nông nghiệp là 42720,71 ha, chiếm 46,07%, đất chưa sử dụng (sông,
suối, núi đá,…) là 8568,25 ha, chiếm 9,24%.


Dấn số Hà Nội tính đến 01/4/1999 là 2.672.125 người, là thành phố đông
dân cư lớn thứ hai của cả nước, mật độ dân số trung bình là 2881, 62 người/km
2
.
Trong đó dân số nội thành là 1497102 người với mật độ dân số trung bình 18012
người /km
2
, ở khu ngoại thành dân số là 1175023 người, với mật độ dân số trung
bình là 1497 người /km
2
. Dân số thành phố phân bố không đồng đều, tập trung cao
ở các quận nội thành, trung tâm thành phố.
1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội:
Với vai trò, vị trí là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cả nước,
trong những năm vừa qua được sự quan tâm đúng mức của Đảng và Nhà nước, thủ
đô Hà Nội đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành tựu quan
trọng.
Nhìn lại 4 năm từ 2001 – 2004, kinh tế thủ đô liên tục tăng trưởng cao, đều
và tương đối ổn định trên tất cả các ngành, các lĩnh vực. Tổng sản phẩm quốc nội
thủ đô tăng bình quân là 11,2% năm (đạt được mục tiêu đề ra). So với các địa
phương khác trong cả nước thì Hà Nội có GDP bình quân đầu người xếp vào loại
khá cao. Trong ngành công nghiệp: tỷ trọng công nghiệp tăng tương đối nhanh.
Nếu như giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm của giai đoạn 1991 –
2000 chỉ tăng 15 - 16% năm, thì giai đoạn 2001 – 2004 tăng bình quân là 19,1%
năm (Kế hoạch là 14,5 – 15,5% năm). Sản phẩm công nghiệp ngày càng phong
phú với chất lượng sản phẩm ngày càng tăng, chất lượng ngày càng được nâng cao.
Ngoài 9 khu công nghiệp cũ, Hà Nội đang hình thành và phát triển 5 khu công
nghiệp tập trung, hai khu công nghiệp vừa và nhỏ.
Các ngành thương mại – dịch vụ và các loại hình dịch vụ khác đạt mức
tăng trưởng khá với nhiều loại hình đa dạng và phong phú như: du lịch, tài

chính, ngân hàng, thương mại, thông tin liên lạc, viễn thông, tư vấn và đào tạo,
…Tổng giá trị ngành dịch vụ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2001 –
2004 là 10,2%/năm (kế hoạch là 9- 10%/năm). Bước đầu hình thành một số loại hình
dịch vụ chất lượng cao.
Nông nghiệp – nông thôn ngoại thành có bước khởi sắc: có những bước
chuyển dịch cơ cấu thích ứng. Tốc độ tăng trong ngành nông nghiệp trong giai
đoạn 2001 – 2004 đạt trung bình là 6,3%/năm (kế hoạch đề ra là 6 – 7%/năm). Cơ
cấu kinh tế ngoại thành có chuyển biến theo hướng tăng dần tỷ trọng tiểu thủ công
nghiệp, thương mại, dịch vụ nông thôn. Trong thời gian qua và đặc biệt là mấy
năm gần đây, nông nghiệp và nông thôn ngoại thành đã phát triển theo hướng nông
nghiệp đô thị, sinh thái.
Nhìn chung trong những năm qua kinh tế của thủ đô Hà Nội đã đạt được
nhiều kết quả khả quan, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng theo định hướng. Cơ cấu
kinh tế của thành phố cuối năm 2004 là: công nghiệp mở rộng 40,4%, dịch vụ
7,5%, nông – lâm – thủy sản 2,1%. Các thành phần kinh tế đều tăng, chất lượng,
hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế được tăng lên, thu hút được ngày càng
nhiều vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố, tập trung vào các ngành công nghiệp,
các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, góp phần tạo diện mạo mới cho thủ đô.
Về chính trị, trong những năm quan, thủ đô Hà Nội cũng có được những
thành tựu quan trọng. Tình hình chính trị ổn định, bền vững, làm cho người dân
càng tin tưởng vào Đảng và Nhà nước, yên tâm làm ăn sản xuất. Những thành tựu
đạt được trong thời gian qua như đăng cai tổ chức thành công Seagames 22, Hội
nghị cấp cao Asem 5, …đã làm quan hệ đối ngoại được mở rộng và có bước phát
triển mới, tăng vị thế của thủ đô trên trường quốc tế, để lại một ấn tượng đẹp trong
lòng bạn bè thế giới.
Về văn hóa, xã hội có bước phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của
người dân ngày càng được nâng cao. Hà Nội đã hoàn thành phổ cập trung học cơ
sở trên toàn thành phố, 100% các trạm y tế xã, phường có bác sỹ. Các chương trình
dân số – kế hoạch hóa gia đình, giáo dục, bảo vệ chăm sóc trẻ em, hoạt động của
người cao tuổi được triển khai tích cực. Việc giải quyết công ăn việc làm cho người

lao động đã làm tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm từ 7,95% năm 2000 xuống còn
7,39% năm 2001. Công tác xây dựng nhà tình nghĩa, phụng dưỡng các bà mẹ Việt
Nam anh hùng, giúp đỡ và xóa hộ nghèo, trợ cấp các đối tượng cứu trợ xã hội được
đẩy mạnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ngày càng mở rộng và phát huy tác
dụng.
Thể dục thể thao quần chúng và thành tích cao phát triển phong trào thi đua
“người tốt, việc tốt”, “xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa”, …đạt hiệu
quả tích cực. Unesco đã bình chọn Hà Nội là thành phố duy nhất của khu vực châu
Á - Thái Bình Dương nhận danh hiệu “thành phố vì hòa bình”.
Tuy nhiên, kinh tế – xã hội thủ đô còn một số hạn chế cần quan tâm khắc
phục: chất lượng phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn một số mặt chưa
cao; chưa khai thác tốt tiềm năng phát triển (như đất đai, nhân lực, …), còn có cơ
chế, chính sách chưa đủ mạnh để hỗ trợ kinh tế ngoài quốc doanh; công tác cải
cách hành chính, chống tiêu cực, tham nhũng còn khó khăn…
2. Quá trình đô thị hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội:
Hiện nay, quá trình đô thị hóa diễn ra ở rất nhiều các địa phương trên lãnh
thổ Việt Nam theo tốc độ phát triển kinh tế của đất nước và xu thế hội nhập nền
kinh Việt Nam và nền kinh tế thế giới. Có nhiều vấn đề có thể bàn xung quanh vấn
đề đô thị hóa và phát triển các đô thị Việt Nam, nhưng đô thị hóa nói chung là một
hiện tượng tất yếu.
Đặc biệt, thủ đô Hà Nội là một trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội
của cả nước, nên quá trình đô thị hóa trong những năm qua diễn ra mạnh mẽ hơn
bao giờ hết, đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt đô thị của thành phố. Những khu nhà
cao tầng khang trang, đẹp đẽ mang dáng vẻ hiện đại, những khu vui chơi giải trí,
thương mại, du lịch, dịch vụ… đã dần làm cho Hà Nội có dáng vẻ của một thành
phố hiện đại, phát triển, tương xứng với vị thế là thủ đô của một nước 100 triệu
dân.
Trong những năm qua, khối lượng các công trình, dự án được triển khai xây
dựng trên địa bàn tăng rất nhanh. Các công trình được xây dựng nhằm hòan thiện
hệ thống cơ sở hạ tầng của thành phố, các khu vui chơi, m giải trí, các khu trung

tâm thương mại, dịch vụ, đường xá, hệ thống thông tin liên lạc được xây dựng
ngày càng nhiều, với chất lượng cao hơn hẳn, tạo thuận lợi cho người dân thủ đô
nâng cao mức sống và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: dịch vụ – công
nghiệp – nông nghiệp. Các khu kinh tế, khu chế suất, khu công nghiệp được mở
rộng theo hướng phát triển ra các huyện ngoại thành.
Bên cạnh số lượng các công trình được xây dựng ngày càng nhiều, thì chất
lượng công trình cũng được nâng cao. Nếu như trước đây, việc xây dựng các công
trình, dự án nhỏ lẻ, phân tán thì nay đã dần đi vào việc phát triển đồng bộ các dự
án theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của cấp trên, việc xây dựng có sự quản
lý và kiểm soát của chính quyền và các Ban quản lý dự án.
Nhằm nâng cao mức sống của nhân dân, tạo cho đô thị phát triển với kiến
trúc đẹp và bền vững, trong giai đoạn từ năm 2000 – 2004 thành phố đã đầu tư xây
dựng cơ bản khoảng 75000 tỷ đồng, bình quân mỗi năm khoảng 15000 tỷ đồng cho
hàng ngàn các công trình thuộc các lĩnh vực phát triển đô thị, bao gồm: công tác
thiết kế quy hoạch, chuẩn bị đầu tư và xây dựng các công trình trọng điểm…
Cơ cấu kinh tế thủ đô chuyển dịch theo hướng dịch vụ – công nghiệp – nông
nghiệp, giảm dần tỷ trọng trong các ngành công nghiệp và nông nghiệp, tăng dần
tỷ trọng ngành dịch vụ. Vì thế, nhu cầu về quỹ đất sử dụng cho việc xây dựng các
công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội…phục vụ cho các mục đích phát triển
của thủ đô là hết sức lớn, cần phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cụ
thể, chi tiết và thích hợp.
Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa tại Hà Nội hiện đang gặp không ít khó khăn.
Việc dân số gia tăng quá nhanh do tăng cơ học đã tạo ra sức ép rất lớn cho thành
phố về việc làm, môi trường đô thị, cải thiện điều kiện sống cho người dân. Trong
khi đó, cơ sở hạ tầng chưa kịp đáp ứng cho quá trình đô thị hóa nhanh chóng này,
quy hoạch chi tiết về sử dụng đât triển khai còn chậm, tình trạng người dân xây
dựng trái phép, không phép vẫn còn nhiều…Tất cả điều đó đã tạo cho thủ đô
không ít khó khăn cần phải giải quyết trên con đường phát triển và hội nhập của
mình.
3. Thực trạng giải phóng mặt bằng, nhu cầu tái định cư ở thành phố Hà Nội:

3.1. Thực trạng giải phóng mặt bằng:
Thủ đô Hà Nội đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, hàng
loạt các công trình, dự án được xây dựng trên địa bàn thành phố, tăng về quy mô,
số lượng và chất lượng. Để các công trình, dự án hoàn thành đúng tiến độ thì phải
thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng.
Giải phóng mặt bằng là một khâu quan trọng và có tính đặc thù trong quá
trình thực hiện các dự án đầu tư, không những ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến
tiến độ đầu tư mà còn liên quan đến sự ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
tại địa phương. Nên thực tế, đây là nguyên nhân chủ yếu và quan trọng nhất trong
việc làm chậm tiến độ thi công các dự án, vì nó liên quan đến lợi ích và quyền lợi
của nhiều bên, của nhiều người. Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành
nhiều chính sách nhằm thúc đẩy nhanh hơn nữa công tác này. Nhờ vậy, công tác
giải phóng mặt bằng đã có những kết quả khả quan.
Biểu 1: Số liệu tổng hợp về thực hiện dự án có liên quan đến giải phóng mặt
bằng năm 2000 – 2004:
Nội dung
Năm
Số dự án Diện tích (ha)
Số hộ nhận tiền Số hộ bố
trí TĐC
Tỉ lệ số hộ
bố trí
TĐC / số
hộ nhận
tiền
Tổng số
Số dự án
bàn giao
Tổng diện
tích đất

thu hồi
Tổng diện
tích đất
đã bàn
giao
Tổng số
hộ
Tổng số
tiền chi
trả (triệu
đồng)
2000 139 64 854 349 11450 438 21 0.18%
2001 351 159 1475 733 22662 768 1602 7.07%
2002 417 194 2770 836 23454 873 969 4.13%
2003 429 260 2656 1424 30037 2081 1945 6.48%
2004 417 161 2205 876 20889 1551 1212 5.8%
Tổng 1753 838 9959 4218 108492 5711 6649 6.13%
(Nguồn: Báo cáo thực hiện dự án có liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng năm
2000 – 2004 của Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố)
3.1.1. Tạo được sự chuyển biến tích cực trong công tác GPMB, đảm bảo tiến độ
thi công nhiều công trình trọng điểm trên địa bàn thành phố, góp phần quan
trọng hoàn thành chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm:
Từ năm 2000 đến nay, đã hoàn thiện khối lượng và quy mô giải phóng mặt
bằng phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn ngày càng tăng, số dự
án hoàn thành cao hơn năm trước, đặc biệt là một số điểm khó khăn, vướng mắc,
tồn đọng lâu đã được giải quyết, tạo động lực mới cho công tác giải phóng mặt
bằng.
Nếu năm 2000, số dự án liên quan là 139 dự án, hoàn thành 64 dự án thì năm
2001 số lượng dự án đã tăng lên đến 351 dự án, hoàn thành 159 dự án (tăng
148% ), thu hồi 733 ha (tăng 110% ); năm 2002, hoàn thành 194 dự án (tăng

22% ), thu hồi 836 ha (tăng 14% ); năm 2003 hoàn thành 260 dự án (tăng 34% ),
thu hồi 1424 ha (tăng 70% ); năm 2004 là năm mà Luật Đất đai và luật Xây dựng
có hiệu lực thi hành, cơ chế, chính sách hướng dẫn thực hiện chưa được ban hành
đồng bộ, nhiều khó khăn mới nảy sinh, nhưng công tác giải phóng mặt bằng vẫn
tiếp tục được đẩy mạnh. Đã hoàn thành 161 dự án phải giải phóng mặt bằng và ban
giao 876 ha đất, thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho 20889 hộ dân, tái định
cư cho 1212 hộ gia đình.
Tính chung trong 5 năm 2000 – 2004, trên địa bàn thành phố đã hòan thành
838 dự án có giải phóng mặt bằng, với diện tích thu hồi 4038 ha, thực hiện bồi
thường cho 108492 hộ dân (với tổng số tiền chi trả là 57111 tỷ đồng). Tái định cư
cho 6646 hộ gia đình.
Nhiều dự án có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế, xã hội của thủ đô trước
đây thực hiện chậm trễ, để kéo dài đã được tập trung giải quyết như: nút Voi Phục
– Cầu Giấy, tuyến tránh Hà Nội – Cầu rẽ; đường 1A Văn Điển; khu công nghiệp
Sài Đồng B, khu Ao Thước Thợ; đường Viện Vật lý - Đê Bưởi; đường Đội Cấn –
Hoàng Hoa Thám; đường Vành đai 3 đoạn Mai Dịch – Trần Duy Hưng; nút ngã tư
Vọng; nút ngã Tư Sở; đường vào di tích Cổ Loa.
3.1.2. Hoàn thành cơ bản công tác quy hoạch chi tiết các quận, huyện đẩy mạnh
việc xây dựng các đề án quy hoạch các khu đô thị, công trình trọng điểm và thực
hiện công khai quy hoạch vào nề nếp.
UBND thành phố đã chỉ đạo hoàn thành và ban giao quy hoạch chi tiết về sử
dụng đất và hệ thống giao thông cho 12 quận, huyện cũ (đang tiếp tục bổ sung quy
hoạch chi tiết đối với 2 quận mới và điều chỉnh quy hoạch các quận, huyện có liên
quan); đồng thời phê duyệt trên 300 đề án quy hoạch chi tiết các khu đô thị, các
công trình trọng điểm, công trình quan trọng phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, xã
hội của thành phố. Tổ chức triển lãm, giới thiệu công khai quy hoạch chi tiết 12
quận, huyện và các dự án khu đô thị mới trên địa bàn thành phố. Việc đăng tải nội
dung các dự án quy hoạch được phê duyệt trên các phương tiện truyền hình và báo
chí của thành phố đã tiến hành thường xuyên, đi vào nền nếp. Nhiều đề án quy
hoạch đã phát huy hiệu quả, giúp cho việc tăng cường quản lý đất đai, giải phóng

mặt bằng và thực hiện các dự án đầu tư. Tình trạng chậm triển khai quy hoạch chi
tiết được duyệt bước đầu được khắc phục.
Đã thực hiện có kết quả bước đầu chủ trương nâng cấp, cải tạo đường phố và
xây dựng tuyến đường mới gắn đồng bộ với quy hoạch hai bên đường nhằm tạo
điều kiện tái định cư tại chỗ, đảm bảo chỉnh trang mỹ quan đô thị phù hợp với yêu
cầu phát triển Thủ đô trong những năm tới, đồng thời có sự điều tiết vào ngân sách
phần giá trị đất đai tăng thêm do Nhà nước đầu tư. Cụ thể tại các dự án như: Dự án
cải tạo nhà ở Kim Liên, Dự án đường Láng Hạ- Thanh Xuân, Dự án đường Nam
Đại Cồ Việt…
3.1.3. Đã chú trọng điều chỉnh, bổ sung các chính sách bồi thường thiệt hại, hỗ
trợ, bán nhà tái định cư cho phù hợp với thực tiễn đặc thù về kinh tế -xã hội đặc
thù ở Thủ đô và tinh thần của các Luật Đất đai, Luật Xây dựng mới.
Do cơ chế, chính sách của Nhà nước có liên quan đến công tác GPMB còn
phát sinh những bất cập với thực tiễn đặc thù của Thủ đô; UBND thành phố và các
ngành đã tập trung nghiên cứu, ban hành 15 văn bản pháp quy nhằm điều chỉnh
chính sách về giá đất nông nghiệp, giá đất ở để xác định bồi thường thiệt hại, các
chính sách hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ ngừng sản xuất kinh doanh, hỗ trợ đặc biệt khi
Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, giá bán nhà tái định cư. Những điều chỉnh này
đã giúp cho thành phố sớm chủ động tháo gỡ các vướng mắc và kịp thời ban hành
chính sách chung tại Quyết định số 199/2005/QĐ-UB, Quyết định số 26/2005/QĐ-
UB ngày 18/02/2005 theo tinh thần Luật Đất đai, Luật Xây dựng mới và các Nghị
định hướng dẫn của Chính phủ.
Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thành phố đã ban hành Quy định về
trình tự, thủ tục thực hiện công tác GPMB trên địa bàn thành phố trên cơ sở đảm
bảo nguyên tắc công khai, dân chủ và chú trọng tái định cư hợp lý, ưu tiên tại chỗ.
Đồng thời tăng cường hoạt động phối hợp liên ngành để giúp UBND thành phố
giải quyết điều chỉnh, xử lý kịp thời những chế độ, chính sách phát sinh cụ thể, đặc
thù ở từng dự án. Uỷ Ban nhân dân các quận, huyện đã tích cực thực hiện dân chủ,
công khai ngay từ khâu điều tra, khảo sát, lập và phê duyệt phương án theo quy
trình công khai 2 lần hoặc có địa phương đã công khai 3 lần như: Gia Lâm, Từ

Liêm…đồng thời quan tâm tăng cường công tác tiếp dân đã góp phần giảm bớt
khiếu nại đông người, gây căng thẳng trên địa bàn. Các ngành và các cơ quan
thông tin, báo chí cũng đã có sự quan tâm phối hợp với các quận, huyện tạo điều
kiện tổ chức thực hiện dứt điểm công tác GPMB, phù hợp với tình hình thực tế và
nguyện vọng của đông đảo nhân dân, nhiều trường hợp đã không phải áp dụng biện
pháp cưỡng chế hành chính.
3.1.4.Tổ chức huy động có hiệu quả các nguồn lực và bằng nhiều hình thức để
nhanh chóng tạo quỹ nhà đất tái định cư; tập trung bố trí quỹ nhà cho các công
trình trọng điểm.
Việc chủ động về quỹ nhà đất tái định cư là một yếu tố quan trọng trong việc
đảm bảo tiến độ kế hoạch GPMB đã được quan tâm chú trọng. Thành phố và các
quận, huyện đã tích cực bằng nhiều nguồn lực tạo nguồn quỹ nhà ở tái định cư
thông qua hình thức như: đặt hàng mua nhà ở của các Dự án kinh doanh nhà ở;
điều tiết 20% quỹ đất hoặc 30% quỹ nhà của các dự án nhà ở, khu đô thị vào quỹ
nhà tái định cư của thành phố; đầu tư ngân sách thành phố và của quận, huyện xây
dựng các khu tái định cư.
Trong năm năm qua, bằng nhiều nguồn vốn huy động, trên địa bàn thành
phố đã triển khai 171 dự án có xây dựng nhà ở tái định cư, với số lượng 194.500
căn hộ, lô đất. Đã quan tâm đầu tư và hình thành một số khu tái định cư tập trung
như khu di dân Đền Lừ (25 ha), khu di dân Cống Vị (7,2 ha), khu di dân Dịch
Vọng (5,3 ha), khu tái định cư Nam Trung Yên (56 ha), khu đô thị Trung Hoà-
Nhân Chính (14,2 ha).. Thực hiện đến hết năm 2004 đã bố trí phục vụ tái định cư
được cho 6.649 hộ dân và chuẩn bị được trên 1.000 căn hộ cho các yêu cầu cấp
bách của dự án Cầu Vĩnh Tuy và Nút Ngã Tư Sở.
Tình trạng khó khăn về quỹ nhà, đất tái định cư từ năm 2000 đến nay đã
từng bước được tháo gỡ. Khả năng đáp ứng nhu cầu về nhà tái định cư trong các
năm 2001- 2003 chỉ đảm bảo được khoảng 40- 50%; đến năm 2004 đã tăng lên
khoảng 70% và năm 2005, với nguồn quỹ nhà, đất tái định cư được hoàn thành
theo tiến độ dự kiến, thành phố sẽ có khả năng giải quyết chủ động hơn yêu cầu về
nhà đất tái định cư đối với các công trình trọng điểm.

3.1.5. Bước đầu xây dựng được đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác GPMB
ở các cấp, quy trình, thủ tục thực hiện từng bước được hoàn thiện, phân định rõ
trách nhiệm của tổ chức và cá nhân. Tăng cường phân cấp cho các quận, huyện
để chủ động trong việc tổ chức thực hiện GPMB.
Ban chỉ đạo GPMB thành phố được thành lập với sự tham gia của các ngành
thành phố đã bước đầu được kiện toàn và ngày càng phát huy vai trò tham mưu,
phối hợp liên ngành trong việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc cụ thể ở các dự
án. Bộ máy làm công tác GPMB ở các quận, huyện, phường, xã được hình thành
theo Quyết định số 147/2003/QĐ-UB ngày 4/11/2003 của UBND thành phố, đã
từng bước hoạt động theo hướng tập trung, chuyên trách, giảm bớt các thủ tục
thành lập Hội đồng và có sự phân công trách nhiệm rõ ràng hơn.
Từ năm 2001, việc thực hiện chủ trương tăng cường phân cấp cho UBND
các quận, huyện trong việc thẩm định và phê duyệt toàn bộ các phương án đền bù,
hỗ trợ, tái định cư đã tạo điều kiện cho các quận, huyện chủ động hơn trong công
tác GPMB và rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính.
Việc chỉ đạo hoàn thiện quy trình, thủ tục tổ chức thực hiện công tác bồi
thường thiệt hại, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất đã góp phần xác định rõ các
bước triển khai công việc, phân định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, người bị thu
hồi đất và các cơ quan quản lý nhà nước; tạo điều kiện thực hiện phân cấp triệt để,
giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý kiên quyết đối với các hành vi cố tình không
chấp hành. Đồng thời cũng xác định rõ trách nhiệm của các Sở, Ngành trong việc
chủ trì, tham gia phối hợp và kiểm tra, đôn đốc.
Công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đã
được các cấp chính quyền, các ngành quan tâm tiếp nhận, cố gắng giải quyết kịp
thời theo đúng trình tự và thẩm quyền, góp phần hạn chế những tâm lý căng thẳng
tại những điểm nóng và củng cố thêm long tin vào sự công tâm của chính quyền và
sự phù hợp của các chính sách chung. Qua 5 năm, Ban chỉ đạo GPMB của thành
phố đã kiểm tra trên 3 vạn phương án đền bù và nhiều trường hợp sai sót đã được
UBND quận, huyện kịp thời xử lý. Đã có 570 trường hợp khiếu nại được Thanh tra
Thành phố xem xét, kết luận và được giải quyết theo thẩm quyền. Tình trạng nhân

dân đi tập trung khiếu kiện đông người đã giảm.
3.1.6. Công tác lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và sự phối hợp của Mặt trận tổ
quốc, các tổ chức chính trị xã hội ngày càng được tăng cường theo hướng tích
cực, chủ động, kiên quyết và có hiệu quả. Đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả
hệ thống chính trị ở các cấp.
Quán triệt tư tưởng “Lãnh đạo, chỉ đạo tập trung ráo riết bằng các giải pháp
đồng bộ kiên quyết” các cấp uỷ Đảng, Chính quyền và tổ chức Đoàn thể nhân dân
ở các quận, huyện và nhiều phường, xã đã tích cực lãnh đạo xây dựng kế hoạch, tổ
chức phối hợp trong công tác GPMB. Đảng bộ các quận, huyện đã tăng cường các
hình thức kiểm tra, đôn đốc và phân công các Đ/c trong Thường vụ phụ trách lãnh
đạo chỉ đạo cụ thể ở từng địa bàn. Mặt trân tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Hội phụ
nữ, Hội nông dân từ thành phố đến quận, huyện, phường, xã đã có nhiều biện pháp
tích cực trong việc tổ chức tuyên truyền, vận động về các chủ trương, chính sách
GPMB, trực tiếp tham gia tổ chức công tác ở cơ sở, giúp Hội đồng GPMB ở nhiều
quận, huyện kịp thời nắm được tình hình, xem xét bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
theo đúng các chế độ chính sách của nhà nước và thành phố. Bên cạnh đó, công tác
thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức đã kịp thời biểu dương những cá nhân,
tổ chức làm tốt, phê phán những hành vi vi phạm, cố tình không chấp hành, góp
phần ổn định tư tưởng trong nhân dân khi thực hiện các chủ trương chính sách của
thành phố. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền
địa phương và sự tham gia tích cực của tổ chức chính trị xã hội, Đoàn thể, nhiều dự
án, điểm nóng trên địa bàn thành phố đã được tháo gỡ những khó khăn, nhân dân
đồng tình, chấp thuận, không phải áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính.
Hàng năm, Thành phố và các cấp Chính quyền đều quan tâm chỉ đạo kiểm
điểm đánh giá kết quả triển khai công tác GPMB theo tinh thần Nghị quyết 20 của
Thành uỷ và Nghị quyết 09 của Hội đồng nhân dân thành phố. Qua đó, đã rút ra
kinh nghiệm và chấn chỉnh các biện pháp tổ chức thực hiện ở các khâu điều tra, lập
phương án, công khai phương án, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đồng thời
tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc của các cấp uỷ.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ QUỸ NHÀ Ở, ĐẤT Ở TÁI ĐỊNH CƯ

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
Thành phố Hà Nội thời gian qua đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ.
Hàng loạt các công trình, dự án xây dựng được triển khai, các tuyến đường đựơc
cải tạo nâng cấp, các nút giao thông quan trọng trong thành phố được xây dựng…
Các dự án, công trình được triển khai tăng cả về quy mô, số lượng và chất lượng,
đã làm tăng sức ép cho công tác giải phóng mặt bằng thu hồi đất để thực hiện dự
án.
Công tác giải phóng mặt bằng của thành phố Hà Nội trong những năm qua
đã đạt được một số kết quả nhất định, có nhiều tiến bộ và chuyển biến tích cực,
trước mắt đã tập trung giải quyết đảm bảo yêu cầu cơ bản cho các dự án trọng điểm
của thành phố. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng của nhiều dự án
vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về tiến độ, một trong những nguyên nhân là chưa
chuẩn bị đủ quỹ nhà ở, đất ở tái định cư.
Là khâu quan trọng nhất trong công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư có
tính chất quyết định đến tiến độ và hiệu quả về mặt kinh tế – xã hội của các dự án.
Tâm lý người dân luôn mong muốn có một chỗ ở ổn định, mức sống và thu nhập
không bị giảm đi sau khi bị thu hồi đất, phải di chuyển chỗ ở. Vì vậy, công tác
chuẩn bị quỹ nhà ở, đất ở tái định cư cùng với việc xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ
thuật và hạ tầng xã hội tại nơi tái định cư đảm bảo cho người dân ổn định chỗ ở, tái
tạo thu nhập và phân bố lại dân cư trên địa bàn là công việc phải làm trước tiên và
cấp bách đối với bất kỳ dự án xây dựng nào cần giải phóng mặt bằng. Nhận thức rõ
vấn đề trên, UBND thành phố và các Sở, Ban, Ngành và chính quyền địa phương
đã có sự chỉ đạo sát sao, tích cực nhằm đẩy nhanh công tác chuẩn bị quỹ nhà ở, đất
ở tái định cư cùng với các phương án bồi thường hỗ trợ khác phục vụ giải phóng
mặt bằng.
1. Cơ chế, chính sách:
Căn cứ vào các văn bản pháp luật của Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an
ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế - xã hội,
UBND thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về chính

sách và biện pháp bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phù hợp với tình hình của thành
phố. Trong đó các quy định về công tác chuẩn bị quỹ nhà ở, đất ở tái định cư phục
vụ giải phóng mặt bằng cũng được thể hiện khá cụ thể:
- Nghị quyết số 20/NQ-TU ngày 13/7/2000 của UBND thành phố Hà Nội và
Nghị quyết số 09/NQ-HĐ ngày 21/7/2000 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà
Nội về công tác giải phóng mặt bằng, xác định đây là nội dung quan trọng nhằm
thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô, thực hiện quy hoạch
phát triển đô thị Hà Nội đến năm 2020, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế
hoạch sử dụng 5 năm của thành phố.
- Quyết định số 123/QĐ-UB ngày 06/12/2001 của UBND thành phố Hà Nội
ban hành quy định những nguyên tắc về quản lý đầu tư và xây dựng khu đô thị
mới, cải tạo, sửa chữa nhà ở trên địa bàn thành phố. Các khu đô thị mới phải được
xây dựng trên cơ sở quy hoạch chi tiết được phê duyệt, đồng bộ cơ sở hạ tầng đô
thị, cũng như các cơ sở bảo đảm hoạt động hành chính, an toàn dân cư…đảm bảo
cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để tạo lập cuộc sống ổn định, sinh hoạt,
làm việc và giao tiếp thuận tiện. Đồng thời quy định về những nguyên tắc sử dụng
quỹ nhà ở, đất ở sau khi xây dựng hạ tầng kỹ thuật: đối với dự án kinh doanh hạ
tầng, xây dựng nhà ở để bán, chủ đầu tư phải giành 20% quỹ đất ở (hoặc 30% quỹ
nhà) để bổ sung vào quỹ nhà ở, đất ở của thành phố phục vụ di dân giải phóng mặt
bằng.
- Quyết định số 01/QĐ-UB ngày 06/07/2002 của UBND thành phố ban hành
quy chế mua nhà đã xây dựng hoặc theo đơn đặt hàng để phục vụ di dân giải phóng
mặt bằng theo phương thức huy động các nguồn vốn ứng trước đầu tư xây dựng
nhà ở của các thành phần kinh tế.
- Quyết định số 15/QĐ-UB ngày 17/01/2003 về ban hành giá bán căn hộ
chung cư cao tầng cho các đối tượng tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử
dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trên
địa bàn thành phố Hà Nội.
- Quyết định số 63/2002/QĐ-UB và Quyết định số 91/2003/QĐ-UB về đấu
giá quyền sử dụng đất để tạo vốn đầu tư xâydựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành

phố, trong đó có nguồn bổ sung kinh phí để xây dựng nhà ở tái định cư.
- Quyết định số 76/QĐ-UB ngày 19/5/2004 của UBND thành phố quy định
về quản lý thực hiện đầu tư các dự án cải tạo, xây dựng khu nhà ở và khu đô thị
trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quy đinh chủ đầu tư thực hiện dự án cải tạo, xây
dựng khu nhà ở, khu đô thị và các chủ dự án thành phần trong các dự án có nghĩa
vụ bàn giao 20% diện tích đất xây dựng nhà ở cao tầng có đầy đủ hạ tầng kỹ thuật,
50% diện tích sàn nhà cao tầng, 25% nhà vườn biệt thự để bổ sung vào quỹ nhà ở
của thành phố.
- Quyết định số 26/QĐ-UB ngày 18/02/2005 của UBND thành phố quy
định cụ thể về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn
thành phố Hà Nội. Trong đó quy định cụ thể các nguyên tắc bố trí tái định cư như
sau:
1-Chỉ xét giao đất, bán hoặc cho thuê nhà tái định cư đối với các hộ gia đình,
cá nhân có nhà ở, đất ở hợp pháp bị thu hồi có một trong các điều kiện quy định tại
Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-Chính phủ ngày 03/12/2004 của Chính phủ và
có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.
2-Căn cứ quỹ đất, nhà tái định cư hiện có (số lượng, diện tích, cơ cấu căn
hộ), UBND quận, huyện có trách nhiệm ban hành quy chế bố trí, xắp xếp tái định
cư cho dự án. Quy chế này phải đảm bảo công khai, công bằng, phù hợp với quy
định của pháp luật. Ưu tiên tái định cư tại chỗ cho người bị thu hồi nhà ở, đất ở tại
nơi có dự án tái định cư .
3-Người sử dụng nhà ở, đất ở tại khu vực nội thành, thị trấn khi bị thu hồi thì
chủ yếu được bồi thường bằng tiền và bố trí tái định cư bằng nhà ở, căn hộ. Việc
giải quyết nhà ở được quy định như sau:
a-Chủ sử dụng thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (nhà đang thuê nhà nước
hoặc tổ chức tự quản) khi bị thu hồi được mua hoặc thuê nhà ở mới có diện tích
không thấp hơn diện tích nhà ở, đất ở bị thu hồi.
b-Chủ sử dụng nhà ở thuộc sở hữu riêng (sở hữu tư nhân), có diện tích đất sử
dụng riêng khi bị thu hồi giải phóng mặt bằng được bố trí căn hộ theo những
nguyên tắc sau:

-Chủ sử dụng nhà ở, đất ở có 01 sổ hộ khẩu có từ 10 nhân khẩu trở lên hoặc
có từ 02 sổ hộ khẩu trở lên, đang ăn ở thường xuyên và đăng ký hộ khẩu thường
trú tại địa điểm giải phóng mặt bằng được xét mua hai căn hộ tái định cư; nhưng
tổng diện tích các căn hộ được tái định cư không quá 03 lần diện tích đất bị thu
hồi.
-Chủ sử dụng nhà ở, đất ở không đăng ký hộ khẩu thường trú Hà Nội nhưng
không đăng ký thường trú tại địa điểm giải phóng mặt bằng (hộ khẩu KT2) chỉ
được xét mua 01 căn hộ tái định cư.
4-Trường hợp các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi nhà ở, đất ở trong khu vực
đường vành đai I (khu vực nội thành) khi di chuyển ra bên ngoài thì ngoài mức
diện tích nhà tái định cư hoặc bố trí theo quy định tại mục 3 ở trên còn được tính
hệ số chuyển vùng như sau:
-Nhà ở nằm trong đường vành đai 1: hệ số là 1,0.

×