Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

dạy học ca dao hài hước trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.09 KB, 102 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM



VŨ THỊ TUYẾT MAI



DẠY HỌC CA DAO HÀI HƯỚC TRONG SÁCH GIÁO
KHOA NGỮ VĂN 10 THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Văn – Tiếng Việt
Mã số: 60.14.10



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Hữu Bội




THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


2
Lời cam đoan



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kì một công trình khoa học nào khác.

Tác giả luận văn


Vũ Thị Tuyết Mai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

3
Lời cảm ơn

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới Tiến sĩ Hoàng
Hữu Bội- người thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình
làm luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn,
Phòng đào tạo- Nghiên cứu khoa học Trường Đại học Sư phạm -
Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.


Tác giả luận văn














Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

4
QUY ƯỚC VIẾT TẮT

GV : Giáo viên

HS : Học sinh

NXB : Nhà xuất bản

SGK : Sách giáo khoa

SGV : Sách giáo viên

THCS : Trung học cơ sở

THPT : Trung học phổ thông



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

5
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, đổi mới phương pháp dạy học
văn nói riêng luôn là yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa chiến lược trong việc đào
tạo con người mới ở nhà trường hiện nay. Trong việc đổi mới phương pháp
dạy văn thì vấn đề giảng dạy văn học theo đặc trưng loại thể là một vấn đề
đang được mọi người quan tâm. Văn học Việt Nam cũng như bất cứ một nền
văn học nào trên thế giới, gồm có hai bộ phận: Văn học dân gian và văn học
viết. Mỗi bộ phận lại có rất nhiều thể loại và đều có đặc trưng thi pháp riêng.
Văn học dân gian Việt Nam gồm có các thể loại: Thần thoại, truyền thuyết, cổ
tích, truyện cười, ca dao, tục ngữ, câu đố,…Trong đó ca dao là một hấp dẫn
đối với học sinh. Trong chương trình văn học dân gian ở THPT ca dao là một
phần văn học quan trọng, có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục văn học và văn
hoá cho học sinh lứa tuổi thanh thiếu niên trong nhà trường.
1.1. Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại đã được đặt ra từ
lâu và người ta đã đề xuất cách giải quyết những vấn đề cơ bản của nó. Riêng
về dạy học ca dao cũng vậy đã có những công trình nghiên cứu, và cũng có
những công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học ca dao trong nhà trường
(Khoa học sư phạm). Nhưng lại chưa có một công trình nào nghiên cứu về dạy
học ca dao hài hước theo đặc trưng loại thể một cách đầy đủ. Điều đó đã thôi
thúc chúng tôi lựa chọn đề tài “Dạy học ca dao hài hước trong SGK Ngữ văn
10 theo đặc trưng thể loại” để nghiên cứu với hi vọng góp thêm một tiếng nói
cho vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại.
1.2. Về thực tiễn: Trong chương trình SGK Ngữ Văn mới được thực thi

đại trà ở năm 2006 -2007, các nhà soạn sách có đưa vào một số bài ca dao với
3 chủ đề: Ca dao than thân, ca dao yêu thương tình nghĩa và ca dao hài hước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

6
Khi thực thi chương trình ấy người giáo viên chưa hẳn đã hết những khó
khăn bỡ ngỡ khi dạy ca dao theo hướng đặc trưng thể loại. Do vậy chúng tôi
chọn đề tài này với hi vọng góp tiếng nói tháo gỡ những băn khoăn trăn trở
của người dạy và người học, đáp ứng mong muốn giờ dạy ca dao có hiệu quả
cho chính bản thân mình và các bạn đồng nghiệp.
2. Lịch sử vấn đề.
Hiện nay chưa có một công trình nào chuyên nghiên cứu về việc dạy
học ca dao hài hước ở trường THPT theo đặc trưng thể loại. Vấn đề này
chúng tôi mới chỉ thấy đề cập tới ở công trình “Con đường nâng cao chất
lượng dạy - học ca dao ở lớp 10 THPT theo đặc trưng thể loại, ĐHTN/ ĐHSP,
5/ 2004” của tác giả Nguyễn Trọng Đoan và công trình dạy và học tác phẩm
văn học ở trường phổ thông trung học miền núi - NXB Giáo dục 1997 của TS.
Hoàng Hữu Bội. Đây là tư liệu quý mà chúng tôi có thể vận dụng để giải
quyết những vấn đề đang đặt ra của đề tài.
Tư liệu liên quan trực tiếp đến đề tài của chúng tôi chỉ có vậy, song vì
quan niệm rằng việc dạy bất cứ môn học nào cũng gồm hai lĩnh vực:
1, Kiến thức cơ bản về môn học đó, nhất là những thành tựu mới nhất về
lĩnh vực chuyên môn ấy.
2, Kiến thức về khoa học sư phạm, đặc biệt là những yêu cầu đổi mới về
phương pháp dạy học trong nhà trường. Vì vậy khi tìm hiểu lịch sử vấn đề của
lịch sử dạy học ca dao trong nhà trường, buộc chúng tôi phải tìm hiểu cả hai
lĩnh vực đó: Nghiên cứu ca dao, đặc biệt là ca dao hài hước và phương pháp
giảng dạy ca dao trong đó có ca dao hài hước trong nhà trường.
2.1. Lịch sử vấn đề về nghiên cứu ca dao (trong đó có ca dao hài hước).
* Cuốn “bình giảng ca dao” của nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học

dân gian Hoàng Tiến Tựu - NXB Giáo dục 1992, đã nói về “Công việc
bình giảng ca dao” như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

7
- Một bài ca dao được chọn để bình giảng phải có ít nhất ba điều kiện sau
đây: Thứ nhất, phải là một bài ca dao hay, có giá trị thực sự về nội dung và
nghệ thuật, đồng thời phải có vấn đề, có chỗ để bình giảng, đáng bình giảng.
Thứ hai, phù hợp với khả năng và sở trường của người bình giảng. Thứ ba,
phải phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người nghe, người đọc (trang 15).
- Mục đích của việc bình giảng ca dao nói riêng cũng như việc nghiên
cứu văn học dân gian nói chung, không phải chủ yếu là chứng minh cho cái
chung và sự giống nhau. Càng không phải chỉ là như thế (mặc dù điều này
cũng cần thiết), mà chủ yếu là tìm tòi, phát hiện và lí giải những cái riêng,
những nét đặc thù, độc đáo, trong sáng tác dân gian của từng dân tộc, từng địa
phương, từng thời kỳ lịch sử, cũng như cái riêng của từng tác phẩm cụ thể.
(trang 19).
- Người làm ca dao cũng như người làm thơ, biến ý thành tứ, người bình
giảng ca dao va thơ phải dựa vào tứ mà làm ra ý, và khi đã hiểu rõ và nắm
vững được chủ ý (hay chủ đề) của tác giả rồi, người bình giảng mới có điều
kiện và cơ sở chắc chắn để tiến hành công việc bình giảng và bình luận khen
chê bài ca dao hay bài thơ một cách kỹ càng, chính xác và tinh tế. (trang 28).
- Trong ca dao, ngoài mối quan hệ giữa ý và tứ, còn có mối quan hệ giữa
tình và tứ, sự và tình, đều là mối quan hệ quan trọng mà người bình giảng
không thể không quan tâm chú ý (trang 30).
- Muốn hiểu đúng, hiểu rõ, hiểu sâu sắc và thấu đáo một bài ca dao phải
bám sát vào từ ngữ của nó, thông qua từ ngữ để tìm ra ý, tứ, sự, tình ở trong
đó. Và sau khi nắm được ý, tứ, sự, tình của toàn bài, mới có điều kiện đầy đủ
và chắc chắn để nhận rõ nghĩa đích thực (nghĩa trong bài) của các từ ngữ đã
được tác giả sử dụng. Hiện tượng “ý tại ngôn ngoại” ở trong ca dao không

phải là hiếm (trang 34).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

8
Tác giả đã vận dụng lý thuyết trên vào bình giảng một số bài ca dao hay
trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam. Trong tổng số 48 bài ca dao tuyển
chọn, có 8 bài được dạy trong chương trình THCS và THPT.
* Cuốn “Văn học Việt Nam - Văn học dân gian, những công trình
nghiên cứu”- NXB Giáo dục - tái bản năm 2000, của nhiều tác giả, do tiến
sĩ Bùi Mạnh Nhị (chủ biên) đã chọn lọc, tổng hợp những công trình tiêu biểu
trong rất nhiều công trình nghiên cứu về văn dọc dân gian. Các tác giả đề cập
đến một số vần đề lý luận chung và phương pháp nghiên cứu văn học dân
gian. Trong phần II “một số thể loại và tác phẩm” có 5 bài viết, nghiên cứu về
ca dao đó là:
- “Những yếu tố trùng lặp trong ca dao trữ tình” của tác giả Nguyễn Văn
Lung (trang 306).
- “Công thức truyền thống và đặc trưng cấu trúc của ca dao” của Bùi
Mạnh Nhị (trang 317).
- “Tìm hiểu nguồn gốc biểu tượng trong ca dao” của Nguyễn Thị Ngọc
Điệp (trang 328).
- “Vài nét về nội dung ca dao dân ca Nam Bộ” của Nguyễn Tấn Phát
(trang 342).
- “Những bài ca dao hay nhất thế gian” của Bùi Mạnh Nhị (trang 365).
2.2. Lịch sử vấn đề phương pháp dạy học ca dao (Trong đó có ca dao
hài hước)
*“Mấy vấn đề về phương pháp giảng dạy - nghiên cứu văn học dân
gian” của giáo sư Hoàng Tiến Tựu - NXB Giáo dục 1993, đã khẳng định sự
cần thiết xây dựng những quy phạm riêng cho việc dạy học văn học dân gian
ở trường phổ thông. Tác giả đã đề cập đến các phương pháp nghiên cứu văn
học dân gian, làm sáng tỏ vấn đề giảng dạy văn học dân gian theo đặc trưng

thể loại như: dạy truyện dân gian, tục ngữ, ca dao…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

9
Trong chương IV “Mấy vấn đề cụ thể về nghiên cứu và giảng dạy ca
dao” (35 trang), tác giả đã chỉ ra một số cách dạy ca dao phổ biến hiện nay và
nêu lên những khó khăn đối với việc tìm hiểu một bài ca dao cổ. Theo ông:
“Quá trình lĩnh hội và phân tích, lý giải một bài ca dao cổ truyền gồm nhiều
khâu, nhiều bước cụ thể khác nhau. Những khâu, những bước chủ yếu và
quan trọng có thể được tóm tắt dưới dạng những câu hỏi như sau:
1/Bài ca dao ra đời trong trường hợp nào trong hoàn cảnh và trường hợp
nào? (vấn đề xác định được hoàn cảnh lịch sử, cái “khung” thời gian của tác
phẩm). Bài ca dao được lưu hành sớm nhất và nhiều nhất ở vùng nào? (vấn đề
xác định quê hương gốc và địa bàn lưu hành chủ yếu của tác phẩm)
2/Bài ca dao thuộc thể loại nào? (vấn đề xác định đặc trưng thể loại và
tiểu thể loại của nó)
3/Chủ thể và nhân vật trữ tình của bài ca dao là gì? Hay là bài ca dao của
ai? Người ấy như thế nào? (vấn đề xác định chủ thể và nhân vật trữ tình trong
phần lời va trong sự biểu diễn, sử dụng thực tế của bài ca dao)
4/Đối tượng trữ tình của bài ca dao là gì? Hay là bài ca dao là lời trao đổi
bày tỏ với ai?Người ấy như thế nào? (vấn đề xác định đối tượng trữ tình trực
tiếp hay gián tiếp, chung hoặc riêng của mỗi bài ca dao)
5/Nội dung của bài ca dao là gì? (hay là bài ca dao nói về những điều gì)
Vấn đề xác định nội dung truyền đạt, phô diễn của bài ca dao.
6/ Chủ đề của bài ca dao là gì? (hay vấn đề chủ yếu của bài ca dao muốn
nói là gì?. Vấn đề phân tích chủ đề bài ca dao thường phải tìm hiểu đầy đủ
của tác phẩm mới xác định đúng được).
7/ Hình thức nghệ thuật bài ca dao như thế nào? Hay bài ca dao phô diễn
tâm tư, tình cảm bằng những phương phấp, phương tiện và thủ thuật như thế
nào? (vấn đề phân tích lí giải hình thức nghệ thuật của tác phẩm thường chỉ có

thể nhận thức được rõ khi đã nắm chắc nội dung và chủ đề của nó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

10
8/ Bài ca dao còn có liên hệ gì với cuộc sống và tâm tư tình cảm của
nhân dân hiện nay và mai sau hay không? Mối liên hệ ấy như thế nào? Vấn đề
ý nghĩa và giá trị hiện đại của bài ca dao cổ về mặt nội dung cũng như mặt
nghệ thuật. (trang 134-135)
*Cuốn “Giảng văn văn học dân gian Việt Nam” của hai tác giả Vũ
Anh Tuấn và Nguyễn Xuân Lạc - NXB Giáo dục 1993, có hai phần:
Phần đầu (10 trang) “Một số vấn đề về quan điểm dạy học văn học dân
gian ở trường phổ thông”, đã chỉ rõ: Cần phải giảng dạy ca dao theo tinh thần
tiếp cận một tác phẩm phônclo. Điểm cơ bản của tinh thần tiếp cận này là đặt
tác phẩm văn học dân gian vào trường hành động thực tiễn và vấn đề giảng
dạy văn học dân gian theo đặc trưng thể loại.
Phần sau “Giảng văn”, tác giả đã thể hiện quan điểm trên trong việc phân
tích 7 bài ca dao cụ thể thuộc chương trình lớp 10 phổ thông trung học (từ
trang 109 đến 185)
* Luận án tiến sĩ của Nguyễn Xuân Lạc “Quan điểm tiếp cận và
phương pháp dạy học ca dao ở phổ thông trung học” (1996), đã đề xuất
hai vấn đề:
Quan điểm tiếp cận ca dao:
- Dạy ca dao là một loại hình nghệ thuật đặc thù: Vừa là nghệ thuật ngôn
từ như văn học viết, lại vừa mang bản sắc chung của một sáng tác phônclo,
với những nét riêng về thi pháp.
- Giao tiếp đặc thù phônclo là con đường hướng dẫn học sinh tiếp cận và
chiếm lĩnh bài ca dao một cách có hiệu quả.
Vận dụng các phương pháp chung về dạy học văn vào việc dạy học ca
dao ở phổ thông trung học.
- Định hướng học sinh tích hợp cả ba mặt nghệ thuật ngôn từ - bản sắc

phônclo - đặc trưng thi pháp trong quá trình chiếm lĩnh một tác phẩm ca dao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

11
- Hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh chiếm lĩnh từng bài ca dao trong hệ
thống chuỗi của nó một cách hợp lý.
- Hướng dẫn học sinh khai thác cả hai mặt văn bản ngôn từ và các yếu tố
ngoài văn bản bài ca dao, chú ý tái hiện không khí đồng quê, gợi công thức
tiếp nhận phônclo để các em chiếm lĩnh tốt tác phẩm.
Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng mô hình hướng dẫn học sinh tiếp cận
một bài ca dao gồm 4 bước:
“Bước 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những yếu tố nằm ngoài văn bản
bài ca dao nhưng lại giúp ích cho việc tìm hiểu bài ca dao.
“Bước 2: Định hướng thẩm mỹ, hướng dẫn học sinh tìm ra “trung tâm
sáng tạo” hay là cái tứ của bài ca dao.
“Bước 3: Từ định hướng thẩm mỹ, hướng dẫn học sinh tiến hành phân
tích bài ca dao trong sự kết hợp giữa những yếu tố trong văn bản và những
yếu tố ngoài văn bản.
“Bước 4: Tổng hợp chung, đánh giá bài ca dao (trang 89-90).
Tác giả cụ thể hoá quan điểm tiếp cận và phương pháp giảng dạy ca dao
bằng việc thiết kế và thực nghiệm 2 bài ca dao ở chương trình lớp 10 phổ
thông trung học.
Tất cả những công trình trên đã bàn về việc nghiên cứu và giảng dạy ca
dao, trên cơ sở khoa học và mang tính khả thi. Nhưng toàn bộ những công trình
đó đều đề cập đến việc nghiên cứu và giảng dạy ca dao nói chung (dạy ca dao
hài hước cho học sinh THPT), chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể.
Từ tất cả những ý kiến của các nhà nghiên cứu, chúng ta nhận thấy ca
dao là một thể loại trữ tình dân gian, bản thân thể loại này đã mang trong
mình nó tính dân tộc và truyền thống. Cùng với ca dao trữ tình, ca dao than
thân, ca dao yêu tình nghĩa, ca dao hài hước cũng là một nội dung quan trọng

của ca dao Việt Nam. Trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam (Đinh Gia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

12
Khánh chủ biên) trang 465 có đoạn viết: “Tiếng cười là một biểu hiện của thái
độ đối với thực tại trong các thể loại tự sự và trong thể loại trữ tình. Trong ca
dao dân ca trữ tình Việt Nam, tiếng cười có mặt trong tất cả các loại đề tài
khác nhau. Song do phương pháp điển hình hoá thái độ chủ quan của con
người đối với thực tại có những đặc điểm riêng, nên ở đây cần xét riêng ca
dao trào phúng như là một thể loại của ca dao, dân ca Việt Nam”.
Ca dao trào phúng hay nói theo SGK lớp 10 THPT là ca dao hài hước
bộc lộ rõ nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam. Cũng giống như tiếng cười,
bản thân tính trào phúng của ca dao hài hước đã là điều hấp dẫn, học sinh rất
ưa thích. Đồng thời, các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong ca dao hài
hước cũng nằm trong hệ thống biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong ca
dao hài hước cũng nằm trong hệ thống biện pháp nghệ thuật thường được sử
dụng trong ca dao Việt Nam, rất quen thuộc với người Việt Nam. Ca dao hài
hước cũng ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ. Nếu học sinh được hướng dẫn cách tiếp
xúc với văn bản một cách trực tiếp, tự đọc, tự tìm tòi ý nghĩa sâu sắc của tiếng
cười trong ca dao, dưới sự chỉ đạo của giáo viên thì học sinh sẽ khám phá
được nhiều điều bổ ích.
3.Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là:
3.1. Phát hiện ra cách tiếp cận ca dao hài hước từ đặc trưng thể loại
của nó
3.2. Tìm ra phương pháp tổ chức hướng dẫn học sinh THPT học các
văn bản ca dao hài hước trong SGK sao cho hiệu quả.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: Vấn đề tiếp cận ca dao hài
hước từ đặc trưng thể loại của nó và cách thức hoạt động của thầy và trò trong

quá trình dạy và học ca dao hài hước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

13
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi chỉ bàn tới cách dạy học các bài ca
dao hài hước có trong SGK Ngữ văn 10 (bộ cơ bản và bộ nâng cao). Chỉ thực
hiện ở học sinh lớp 10 THPT miền núi (tỉnh Hà Giang)
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Vận dụng các phương pháp nghiên cứu về lý thuyết phân tích tổng
hợp lý luận
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Điều tra khảo sát: Khảo sát thực trạng dạy và học ca dao hài hước lớp
10 THPT ở một số trường THPT miền núi (tỉnh Hà Giang), tìm ra những vấn
đề cần giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy học ca dao hài hước ở lớp
10 THPT theo hướng thể loại.
- Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát một số giờ học ca dao hài
hước ở lớp 10 THPT để xem xét hoạt động định hướng tiếp cận, hoạt động
chiếm lĩnh tác phẩm của thầy và trò, thái độ của học sinh với giờ dạy, thu thập
thông tin để có cơ sở nhận xét giờ học.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn sẽ gồm 3 chương:
Chương 1: Khái niệm và đặc trưng thể loại của ca dao hài hước.
Chương 2: Thực tế và định hướng dạy học ca dao hài hước ở THPT
theo đặc trưng thể loại.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


14
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI CỦA
CA DAO HÀI HƯỚC.
1.1. Khái niệm ca dao và ca dao hài hước
- Khái niệm ca dao:
“Từ điển thuật ngữ văn học” (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc
Phi) nêu rõ:
“Ca dao còn gọi là phong dao. Thuật ngữ ca dao được dùng với nhiều
nghĩa rộng hẹp khác nhau:
Theo nghĩa gốc thì ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát không có
khúc điệu.
Ca dao là danh từ chung chỉ toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến
trong dân gian có hoặc không có khúc điệu. Trong trường hợp này ca dao
đồng nghĩa với dân ca.
Do tác động của hoạt động sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian, ca dao
đã dần dần chuyển nghĩa. Từ một thế kỷ nay, các nhà nghiên cứu văn học dân
gian Việt Nam đã dùng danh từ ca dao để chia riêng thành phần nghệ thuật
ngôn từ (phần lời thơ) của dân ca (không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng
đưa hơi). Với nghĩa này, ca dao là thơ dân gian truyền thống.
ví dụ. Câu ca dao:
Làm trai quyết chí tu thân
Công danh chớ vội nợ nần chớ lo
Vốn được rút ra từ bài dân ca hát cách với những tiếng đệm, tiếng láy,
tiếng đưa hơi như sau : Làm trai quyết chí (mà) tu thân. Công danh (là công
danh) chớ vội (chứ đã ), nợ nần (mà nợ nần) chớ lo (ý y y ý y)…
Từ sau cách mạng tháng tám 1945 trên sách báo nước ta đã xuất hiện
danh từ ca dao mới để phân biệt với ca dao cổ (hay ca dao cổ truyền).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


15
Ca dao mới khác ca dao cổ về khá nhiều phương diện (về thời gian,
hoàn cảnh, lực lượng sáng tác, hệ thống đề tài, chủ đề, phương thức và
phương tiện lưu truyền, phổ biến…). Ngoài phương thức sáng tác và lưu
truyền bằng miệng của nhân dân ca dao mới còn được sáng tác và phổ biến
bằng văn tự của các văn nghệ sĩ chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư. Những tập ca
dao thành văn được xuất bản trong mấy chục năm qua (như ca dao kháng
chiến, ca dao chống Mỹ, ca dao chống hạn ) thiên về tuyên truyền chính trị,
là một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử ca dao trước cách mạng tháng
Tám (1945).
Dựa vào chức năng kết hợp với hệ thống đề tài, có thể phân ca dao cổ (hay
ca dao cổ truyền) thành những loại ca dao khác nhau, như ca dao ru con, ca dao
tình yêu, ca dao về tình cảm gia đình, ca dao than thân, ca dao trào phúng.v. v.”
[49, tr.31-32].
“Ca dao là một thuật ngữ Hán Việt. Theo cách hiểu thông thường thì ca
dao là lời của các bài hát dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy…
hoặc ngược lại, là những câu thơ có thể “bẻ” thành những làn điệu dân ca .
Giữa ca dao và dân ca như vậy là không có ranh giới rõ rệt. Sự phân biệt
giữa ca dao và dân ca chỉ là ở chỗ khi nói đến ca dao, người ta thường nói đến
những lời thơ dân gian, còn khi nói đến dân ca người ta nghĩ đến cả những làn
điệu, những thể thức hát nhất định nữa…” [19, tr.436-437].
Trước khi tìm hiểu khái niệm ca dao hài hước ta tìm hiểu tiếng cười
dân gian:
Cuốn “Văn học dân gian Việt Nam” (Đinh Gia Khánh chủ biên) đã có
nghiên cứu khá sâu sắc về cơ sở phát sinh, nền tảng tồn tại của tiếng cười.
Nhà nhân văn chủ nghĩa Rabơle đã từng nhận xét: “Cười là một đặc tính
của người”. Trạng thái tâm hồn con người được biểu hiện một cách phức tạp,
mà biểu hiện trạng thái cơ bản nhất là tiếng cười và nước mắt. Tất nhiên, ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


16
đây chúng ta không đề cập đến tiếng cười đơn thuần sinh lý, cơ giới. Ví dụ
như tiếng cười khi bị cù hay tiếng cười vô thức của con người có vấn đề về
thần kinh. Tiếng cười ở đây được nhìn nhận ở góc độ tâm lý học. Tiếng cười
tâm lý bao giờ cũng gắn với một mục đích nhất định. Trước hết và gần gũi với
cơ sở sinh lý hơn cả là tiếng cười vui thú. Khi người ta cười, người ta hít
không khí nhiều, thở ra cũng mạnh. Nhìn ở góc độ khoa học, nếu cười có điều
độ, giúp lồng ngực nở nang, gân cốt, trí não bớt căng thẳng, trong người cảm
thấy dễ chịu. Trước một cảnh tượng vui vẻ, khi cảm thấy thích thú một việc gì
đó, người ta cười và tiếng cười làm tăng sự sung sướng của con người. Khoái
lạc về sinh lý và sự vui sướng về tâm lý kết hợp hài hoà với nhau. Từ đó các
tác giả nhận định:
“Có thể cho rằng tiếng cười là biểu hiện sinh thú mà con người cảm
thấy, tuy rằng cũng có khi vui sướng mà người ta không cười”.
Trong loại tiếng cười có tính chất tâm lí, không phải tất cả đều có sự giải
thích bằng sự vui sướng, mục đích tiếng cười không phải lúc nào cũng là để
vui. Cổ nhân đã có câu: “ Khốc như nữ tử vu quy nhật; Tiếu tự văn nhân lạc
đệ thời”. Có nghĩa là: Khóc như cô gái về nhà chồng, cười như ông đồ đi thi
trượt. Tiếng khóc của cô gái là khóc vì sung sướng, còn tiếng cười của ông đồ
là xót xa, chua chát. Tuy nhiên, thông thường, tiếng khóc gắn với sự đau khổ,
uất ức và tiếng cười gắn với sự vui vẻ thoả mãn.
Bên cạnh tiếng cười gắn với sự vui sướng, còn có một loại tiếng cười
khác. Trước một hoàn cảnh, một hành động, một cử chỉ, một sự việc nào đó
trong cuộc sống, người ta có thể bật cười. Ví dụ như ta xem chú hề mũi đỏ
trồng cây chuối, một người rất đạo mạo bỗng nhiên ngã sõng soài, đọc truyện
cười “Tam đại con gà” người ta cười ông thầy dốt nát và giấu dốt. Đó là
những tiếng cười có tính chất hài hước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

17

Đứng trước tiếng cười hài hước, các nhà mĩ học thường giải thích bằng
nguyên nhân tương phản, mâu thuẫn. Theo Aritxtốt, đó là sự mâu thuẫn giữa
cái xấu xa và cái đẹp đẽ. Theo Kangtơ, đó là mâu thuẫn giữa cái tầm thường
và cái cao quý. Richsơtơ thì cho rằng tiếng cười xảy ra là do mâu thuẫn giữa
cái phi lý và cái có lý. Theo Heghen, đó là mâu thuẫn giữa hiện tượng và tư
tưởng. Tiếng cười là mâu thuẫn giữa cái máy móc và cái sinh động…
Tsecnưsepxki lại nhấn mạnh vào cái mâu thuẫn giữa sự trống rỗng bên trong
và vẻ bề ngoài muốn tỏ ra là có ý nghĩa.
Nói chung, các nhà mĩ học đã đưa ra nhiều loại mâu thuẫn mà theo họ là
nguyên nhân gây ra tiếng cười. Nhưng xét kỹ thì chỉ có một loại nguyên nhân
gây ra tiếng cười. Đó là mâu thuẫn đặc biệt. “Tiếng cười hài hước có cơ sở ở
một loại mâu thuẫn đặc biệt, một loại mâu thuẫn trong đó hai mặt trái ngược
nhau, không mặt nào muốn nhường mặt nào. Tiếng cười hài hước bật ra là do
sức mạnh nội tại của tâm trí chúng ta, tức là sự phản kháng và sự thắng lợi
của tư duy đối với những hiện tượng muốn lọt ra khỏi phạm vi giải quyết của
nó. Tiếng cười hài hước thể hiện thắng lợi của trí tuệ. Trong sự hài hước, có
những hình thức đơn giản và những hình thức phức tạp. Tiếng cười hài hước
chỉ có tính chất sâu sắc khi nó mang ý nghĩa xã hội. Mọi hiện tượng mâu
thuẫn với khuynh hướng phát triển khách quan của lịch sử - Khuynh hướng
này được phản ảnh trong tư tưởng tiên tiến của xã hội đều có thể mang tính
chất hài hước. Những cái lỗi thời mà vẫn cứ muốn bám lấy cuộc sống. Vẫn cứ
làm ra vẻ sinh động, vẫn cứ ra vẻ cần thiết đối với cuộc sống đều có thể làm
bật ra tiếng cười hài hước. Giữa thực chất của hiện tượng và vai trò giả tạo mà
lo muốn giữ đã có mâu thuẫn và mâu thuẫn này có tính chất hài hước sâu sắc.
Tiếng cười hài hước tống khứ những cái lạc hậu độc ác, giả dối và do đó giúp
cho sự toàn thắng của những cái gì tiên tiến, tốt đẹp, trung thực. Mác đã viết:
“giai đoạn cuối cùng của một hình thái lịch sử chính là tấn hài kịch của nó” .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

18

Giải thích tại sao lịch sử lại diễn ra theo tiến trình ấy, Mác cho rằng: “Đó là
để cho nhân loại rời bỏ được quá khứ một cách vui vẻ”. Chính vì thế, một
hiện tượng xã hội nếu xét về mặt triết học là lỗi thời, về mặt chính trị là phản
động, thì xét về mặt mĩ học có thể (không phải là tất nhiên) là hài hước.
Nói chung, tiếng cười hài hước được xây dựng trên cơ sở một mâu thuẫn
nào đó. Đối với người bình dân, trong những sáng tác dân gian của mình, họ
biết sử dụng những mâu thuẫn trong cuộc sống theo ý mình để tạo nên tiếng
cười hài hước mang tính chất tâm lý. Tiếng cười hài hước nhằm giải toả cuộc
sống căng thẳng, nâng cao niềm lạc quan, ham sống, giúp con người hài lòng
với cuộc sống dù còn nhiều khó khăn.
Ca dao là một trong những thể loại văn học dân gian được người bình
dân sáng tạo để phục phụ cho đời sống tinh thần của mình. Ca dao hài hước
được sáng tạo từ nền tảng tiếng cười hài hước trong dân gian.
Từ “hài hước” trong cuốn “Từ điển Tiếng Việt” (Viện ngôn ngữ học
1992): “Hài hước: vui đùa nhằm mục đích gây cười (thường nói về hình thức
văn nghệ) lối văn hài hước. Câu chuyện hài hước. Giọng hài hước”.
-Khái niệm ca dao hài hước:
Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 (cơ bản) định nghĩa ca dao hài hước như sau:
“Ca dao hài hước là tiếng cười giải trí, tiếng cười tự trào (tự cười mình)
và tiếng cười châm biếm, phê phán thể hiện tâm hồn lạc quan yêu đời và triết
lí nhân sinh lành mạnh trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan của người
bình dân”.
Cuốn “Ca dao hài hước” của Đào Thản (Nhà Xuất Bản Đà Nẵng 2005)
lại định nghĩa:
“Hài hước có nghĩa là vui đùa, gây cười. Ca dao hài hước vì vậy cũng
được hiểu là những câu, những bài thuộc nhiều nội dung khác nhau nhưng
đều có tính chất hài hước, có mang yếu tố hài hước”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

19

- Nguồn gốc sản sinh ca dao hài hước: Đào Thản trong cuốn “ca dao hài
hước” lí giải rằng:
“Trong ngôn ngữ của con người, có lẽ hài hước là cách thể hiện có khả
năng đạt được hiệu quả cao nhất so với các phương thức khác. Năng lực hài
hước chỉ có thể có ở con người, được thể hiện trong ngôn ngữ, và chứng tỏ
một trình độ phát triển đột xuất của trí tuệ con người, nếu như chưa muốn nói
đó chính là tài năng thật sự.
Rabelơ, một nhà văn chủ nghĩa Pháp có nói: “Cười là một đặc tính của
con người”. Quả thật, nhờ biết cười và đặc biệt là biết gắn cái cười với nhận
thức, trí tuệ mà con người phân biệt hẳn với các loài động vật khác. Không kể
cái cười do kích thích cơ năng (do bị cù, nhột), con người có khả năng bật ra
tiếng cười do trực tiếp nhìn thấy và nhận thức được các hình ảnh sự việc tức
cười, đáng cười trong thực tế. Con người nhờ có tri năng ngôn ngữ cho nên
còn có thể cười do các sản phẩm của lời nói và ngôn ngữ đem lại, là những
điều đáng cười. Cũng nhờ có ngôn ngữ, con người còn biết cách diễn đạt một
cách hài hước điều muốn nói của mình. Và trên cơ sở những năng lực đặc biệt
này mà con người còn biết tạo ta cái cười bằng cả chuỗi lời nói hoặc truyện
cười” [38, tr.12]
1.2. Đặc trưng về nội dung của ca dao hài hước.
Theo tác giả Đào Thản trong cuốn “Ca dao hài hước” (Nhà xuất bản Đà
Nẵng 2005):
Hài hước không đơn thuần là một chủ đề nội dung. Ca dao hài hước có
thể mang những nội dung khác nhau: có ca dao hài hước về quê hương xứ sở,
có ca dao hài hước về tình yêu, về hôn nhân, về gia đình, về triết lí nhân sinh,
về thế sự…Một tác phẩm hài hước do đó có thể chứa đựng nội dung hài hước
hoặc thể hiện bằng hình thức hài hước, hoặc kết hợp cả hai. Bởi lẽ có những
sự việc, hiện tượng hoặc đối tượng, tự bản thân nó đã có tính hài hước, lại có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

20

những sự việc, hiện tượng chỉ có thể trở thành hài hước do một cách nhìn và
một cách thể hiện nào đó (giống như trong việc vẽ tranh biếm hoạ). Ở ca dao
hài hước, tình hình cũng như vậy.
Trong thực tế đời sống xã hội, thời nào cũng vậy, có thể quan sát thấy vô số
những điều đáng cười, chỉ cần phản ánh y nguyên hiện thực, chưa cần thêm bớt,
cũng đã đủ để gây cười cho thiên hạ. Ví dụ ở một làng nọ, có anh chàng kia:
Làm thì chẳng muốn bằng ai,
Ăn thì thứ nhất thứ hai trong làng.
Hoặc ở chỗ khác, có những kẻ bị người đời nhận xét bằng một câu khái
quát về cái nết “làm ăn” láu cá:
Ăn thì ăn những món ngon,
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm.
Một ông bố bà mẹ nào đó có thể chép miệng nghĩ về cảnh cùng giỗ linh
đình hoặc làm ma, làm chay cho người chết:
Sống thì con chẳng cho ăn,
Chết thì xôi thịt làm văn tế ruồi.
Rồi rút ra kết luận về sự khôn dại ở đời:
Thế gian còn dại chưa khôn,
Sống mặc áo rách, chết chôn áo lành.
Đến như cái cảnh “mèo tha miếng thịt xôn xao; kễnh tha con lợn thì nào
thấy chi” cũng có thể nói là một hiện tượng hoàn toàn có thật trong gia đình,
trong làng bản và nói rộng ra trong cả xã hội. Đây là một chuyện thường tình:
Cả nhà chỉ có được miếng thịt, mua khi có công việc, thế mà con mèo lại tha
đi, làm chi bố mẹ con cái phải nháo nhác cả lên. Ngược lại khi con cọp vào
bản vác cả con lợn đi thì mọi người lại im thin thít sợ hãi, không ai dám lên
tiếng. Từ cái cảnh thực có này, ca dao chỉ cần nhấn vào cái mâu thuẫn có tính
hài hước đó để nêu bật ý nghĩa xã hội của nó:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

21

Mèo tha miếng thịt thì đòi,
Kễnh tha con lợn mắt coi trừng trừng.
Trong lĩnh vực tâm lý, tình cảm nhiều khi chỉ cần miêu tả, nói lên
được cái rất thật của đời sống nội tâm một cách đơn giản, chưa đòi hỏi phải
hư cấu hay tưởng tượng gì, cũng đã có thể làm lộ ra tính hài hước, khó mà
nhịn được cười:
- Bực mình chẳng muốn nói ra,
Muốn đi ăn cỗ chẳng ma nào mời.
- Tai nghe có đám giỗ gần,
Trong bụng bần thần chẳng muốn ăn cơm.
Và chỉ cần phản ánh, miêu tả sự thực đơn thuần như vậy, ca dao hài
hước đã có thể bắt đúng tâm trạng, “nói đúng tim đen” của các cô gái đang
yêu, chàng trai mê vợ:
- Gặp anh không ăn cũng no,
Đau đầu cũng nhẹ, hen ho cũng lành.
- Đi đâu đi đó tần ngần,
Đi về nhà vợ, mấy lần cũng đi.
Tuy nhiên, những chuyện tức cười có sẵn nguyên mẫu trong thực tế đời
sống hoặc trong tâm tư suy nghĩ của con người không phải, và không thể là
nội dung duy nhất của ca dao hài hước. Trên cơ sở vốn sống, kinh nghiệm
thực tế và đặc biệt là với năng lực đối chiếu, kết hợp và nhào nặn những gì có
được, cộng với một sự liên tưởng nhiều khi hết sức bất ngờ có khả năng dẫn
đến mọi yếu tố của tưởng tượng, hư cấu, người sáng tác ca dao hài hước,
những tác giả dân gian vô danh, cũng có thể đạt đến trình độ cao trong sáng
tác nghệ thuật, khiến cho các nghệ sĩ thực thụ cũng phải khâm phục.
Đó là trường hợp khi nhà hài hước dân gian không còn dừng lại ở mức
kể chuyện “người thật việc thật” đơn thuần, mà đã bắt đầu tìm đến một số
biện pháp, thủ thuật trong việc thể hiện nội dung hài hước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


22
Đó cũng là khi trong thực tế đời sống cũng như trong thế giới nội tâm,
con người không phải bao giờ cũng có sẵn cái hài hước đáng cười; hoặc giả
có đấy, nhưng không phơi bầy lộ liễu, mà tồn tại dưới sự che đậy hoặc biết
cách ẩn giấu kín đáo, tinh vi, không dễ mà phát hiện, vạch ra cho mọi người
cũng thấy. Phải có cách nhìn sâu sắc, soi chiếu vào thực chất bên trong của
hiện tượng, thấy cả được những mặt trái của nó, mới có thể khám phá và bộc
lộ ra được cái mâu thuẫn, cái nghịch lý, trái khoáy, trái lẽ thường, đến mức
phải bật ra tiếng cười:
- Ra đường bà nọ bà kia,
Về nhà không khỏi cái nia, cái sàng.
- Hòn đất mà biết nói năng,
Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn.
Nếu như ở trên kia, nội dung ca dao là phản ánh sự thực một cách trực
tiếp, trung thành, có sao nói vậy, thì đến đây bắt đầu đã có sự gia giảm, thêm
dấm thêm ớt. Để tạo ra những tiếng cười hài hước đa dạng hơn, sắc bén hơn,
lắm khi tinh vi hơn và đặc biệt là giàu trí tuệ và có sức mạnh hơn, ca dao đã
cái biến mọi tài liệu thực tế, không dùng đến những bức ảnh chụp nữa, mà
đưa ra cho thấy những bức tranh với nhiều nét phác họa, tô điểm, thậm chí
thêu dệt, theo cách nhìn, cách nghĩ chủ quan của người sáng tác. Nội dung các
sự kiện được đề cập ở đây do đó hoàn toàn là những cái không thể có trên đời,
không bao giờ xảy ra trên thực tế:
- Ba đồng một mớ đàn ông,
Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha.
Ba trăm một mụ đàn bà,
Đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi.
- Bắc thang lên đến tận trời,
Bắt ông Nguyệt Lão, đánh mười cẳng tay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


23
Đánh thôi lại trói vào cây…
- Người yêu ta để trên cơi,
Nắp vàng đậy lại để trên bàn thờ.
Đêm qua ba bốn lần mơ,
Chiêm bao thì thấy, dậy sờ thì không.
v.v
Chính nhờ những sự kiện có tính chất vô lí, nghịch lí, ngược đời này đã
giúp cho chúng ta nhận ra cái dụng ý hài hước, và phân biệt được trong ca dao
những câu, những bài mang tính chất hài hước bên cạnh những câu, những
bài không mang tính chất đó.
Cần thấy rằng việc đưa ra những sự kiện phi thực tế như vậy không phải
là không có cơ sở của nó. Trong mấy ví dụ trên đây, hài hước đã thể hiện ý
thức miệt thị đàn ông, đề cao đàn bà về một phương diện nào đó. Hài hước
cũng nói nên sự phẫn nộ, bất mãn với kẻ xe duyên, hay cái thái độ trân trọng
tôn thờ người yêu một cách khác thường. Tất cả đều là cách nói đặc trưng của
ca dao hài hước: điều nói ra tưởng như là thật mà không phải là thật, không
phải là cái có thật nhưng lại là sự thật; cái ỡm ờ nửa nạc nửa mỡ ấy lại chính
là cơ sở của tiếng cười. Ngay cả khi trong ca dao, câu chuyện là câu chuyện
dựng đứng, bịa đặt hoàn toàn, như chuyện “có ông bảy vợ”, chuyện “bà già
tấp tểnh mua heo cưới chồng”, chuyện các kiểu thách cưới nói ngoa đến cực
đại hay cực tiểu hay chuyện phân công tổ chức trong đám cưới, “Hưng Yên
quạt nước hoả lò, Thái Bình thì phải giã giò gói nem”, v.v… đầy tính chất
điển hình hóa, hư cấu nghệ thuật, cũng cần được hiểu cho đúng dụng ý hài
hước của người sáng tác. Không ai có thể lầm tưởng những điều huênh hoang,
khoác lác, nói trạng một tấc đến giời ở những bài này là điều nói thật, song
cũng không thể nghĩ rằng tất cả những điều ấy là vô nghĩa, chẳng có chút giá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

24

trị gì. Cần phải tự đặt câu hỏi tại sao lại có thể nói ngoa đến mức như vậy, và
câu trả lời sẽ cho ta thấy dụng ý hài hước một cách hiển nhiên.
Trong thể loại truyện cười dân gian, người ta phân biệt ra hai loại truyện
khôi hài và truyện trào phúng, nhằm mục đích chỉ ra hai mức độ của hài hước:
một bên có tính chất mua vui, giải trí nhẹ nhàng, một bên nặng về châm biếm
đả kích, có giá trị như một vũ khí đấu tranh xã hội. Ca dao hài hước thì không
chỉ có hai loại đó. Bên cạnh những bài là vũ khí đấu tranh với kẻ địch, kẻ
thống trị, đả kích châm biếm mọi thói hư tật xấu, mọi quan niệm sống nỗi
thời, những bài có tác dụng phê phán, giáo dục trong nội bộ nhân dân bằng
tiếng cười khoẻ khoắn, lành mạnh.
Điều đáng chú ý ở đây là cái hài hước không ở trong bản thân sự kiện
hay sự việc được chỉ ra, mà lại nằm ngay trong cách nói, trong lời diễn đạt.
Câu ca dao mang đến cho ta sự cảm nhận một điều thú vị, làm hé nở một nụ
cười. Đó chính là tác dụng, hiệu quả của hài hước.
Đương nhiên, mức độ của hài hước không chỉ dừng lại ở đấy. Cũng như
trong ngôn ngữ thường ngày của những người vui tính, thích khôi hài, pha
trò; ca dao truyền thống của ta không ngớt vang lên tiếng cười đùa vui, nhẹ
thì giễu cợt, chế nhạo, nặng thì mỉa mai, châm biếm hoặc bài xích phê phán.
Nặng hơn nữa - và là nặng nhất thì đả kích, đập phá không tiếc tay, như một
vũ khí sắc bén trong đấu tranh xã hội. Mức độ hài hước từ thấp lên cao như
vậy tuỳ thuộc vào nội dung hài hước, đồng thời cũng tuỳ thuộc vào tính cực
đoan của cách thể hiện, đẩy cái cười đến cực điểm của khoái trá mà chúng ta
có thể gọi chúng bằng một vài tên gọi khác mạnh hơn như trào lộng, trào
phúng, một nét đặc trưng của thơ.
Ca dao hài hước nhiều khi là sản phẩm của lối nói nửa đùa nửa thật,
bạo mồm bạo miệng, hoặc liều lĩnh đến mức quá quắt, chua ngoa. Trong
sự tìm hiểu và phân tích những loại câu như vậy không nên gán cho tác giả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

25

dân gian hoặc nhân vật đã phát ngôn các lời lẽ ấy một quan điểm, tính cách
hoặc phẩm chất đáng chê nào đấy. Chẳng hạn đối với những câu như:
- Lẳng lơ mới có con bồng
Nhu mì như chị, nằm không cả đời.
- Mẹ chồng là mẹ chồng tôi,
Năm bảy cái quạ nó lôi mẹ chồng.
- Anh đánh thì em chịu đòn,
Tính em hoa nguyệt mười con chẳng chừa.
Hay đối với những câu như:
Anh có tiền riêng cho mượn ít đồng,
Mua gan công mật cóc, thuốc chồng theo anh.
- Anh về rẫy vợ anh ra,
Thì em bỏ cửa, bỏ nhà theo anh.
Rõ ràng là những câu vừa dẫn tiêu biểu cho cách thể hiện cực đoan của
ca dao hài hước. Chắc chẳng ai ngây thơ lại nghĩ rằng trong thực tế lại có
những cô gái như thế, nàng dâu như thế. Cái quá quắt ở đây, ngoài tác dụng
gây cười khi phê phán tính lẳng lơ, thói đanh đá nói chung của đàn bà, cũng
còn có thể chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa hơn. Câu “Anh có tiền riêng…”,
“Anh về rẫy vợ anh ra” không thể hiểu một cách thật thà đó là lời hỏi vay
tiền, lời đề nghị rẫy vợ của một cô gái, mà cần phải hiểu đây chỉ là lời cự
tuyệt mạnh mẽ của cô gái trước sự tỏ tình của một chàng trai nào đó mà cô
không thích. Còn các chi tiết khác như ý định “mua gan mật cóc” làm thuốc
đầu độc để có thể “bỏ cửa bỏ nhà theo anh” là những chi tiết đắt giá chắp
cánh cho hài hước, đảm bảo cho hiệu quả nghệ thuật của hài hước.
Cười người chớ có cười lâu,
Cười người hôm trước hôm sau người cười.

×