Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

dạy học các bài thơ hát nói trong sách giáo khoa ngữ văn 11 theo đặc trưng thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.61 KB, 116 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

\ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






NGUYỄN THỊ THANH LOAN




DẠY HỌC CÁC BÀI THƠ HÁT NÓI TRONG SGK
NGỮ VĂN 11 THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI







LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC











Thái Nguyên, năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





NGUYỄN THỊ THANH LOAN



DẠY HỌC CÁC BÀI THƠ HÁT NÓI TRONG SGK
NGỮ VĂN 11 THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI



CHUYÊN NGÀNH: LL&PP DẠY HỌC VĂN – TIẾNG VIỆT

Mã số: 60.14.10





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC




NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HOÀNG HỮU BỘI

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2010







LỜI CẢM ƠN
Em xin đƣợc bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của mình tới
PGS. TS Hoàng Hữu Bội – ngƣời thầy đã tận tâm hƣớng dẫn, giúp đỡ em
trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ Văn
và khoa Sau đại học - trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên – Đại học Thái
Nguyên, đã tạo điều kiện - giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã tạo điều
kiện, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Thanh Loan


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

THPT : Trung học phổ thông
PT : Phổ thông
NXB : Nhà xuất bản
GS : Giáo sƣ
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
SGK : Sách giáo khoa
TPVC : Tác phẩm văn chƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

1
MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Mục đích nghiên cứu 6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 6
5. Nhiệm vụ nghiên cứu. 7
6. Phƣơng pháp nghiên cứu. 7
B. PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 9
1.1 Cơ sở lý luận 9
1.1.1 Khái niệm thơ hát nói 9

1.1.2 Đặc trƣng thể loại của thơ hát nói. 13
1.2 Cơ sở thực tiễn: Thành tựu của thơ hát nói trong văn học trung đại
Việt Nam. 31
1.2.1 Thế kỷ XIX 31
1.2.2 Thế kỷ XX 44
Chƣơng 2: ĐỊNH HƢỚNG DẠY HỌC CÁC TÁC PHẨM THƠ HÁT NÓI 47
THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI 47
2.1 Thực trạng dạy và học thơ hát nói ở trƣờng phổ thông 47
2.1.1 Học sinh THPT với thơ hát nói: 47
2.1.2 Giáo viên với việc dạy các văn bản thơ hát nói 50
2.2 Định hƣớng dạy các văn bản thơ hát nói trong SGK Ngữ văn 11 67
2.2.1 Xác định nội dung bài dạy 68
2.2.2 Tổ chức HS đọc và tìm hiểu bài thơ theo hƣớng đổi mới phƣơng
pháp giảng dạy 73

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

2
Chƣơng 3: THƢ̣ C NGHIỆ M SƢ PHẠ M 85
3.1 Thiế t kế bà i họ c 85
3.1.1 Thiết kế bài học “Bài ca ngất ngƣởng” của Nguyễn Công Trứ. 85
3.1.2 Thiết kế bài “Bài ca phong cảnh Hƣơng Sơn” của Chu Mạnh Trinh 94
2.1.2 Bắt đầu đi vào thăm thú Hƣơng Sơn 99
2.1.3 Vào trung tâm quần thể Hƣơng Sơn 100
2.1.3 Lời tự bạch của nhà thơ 101
3.2 Tổ chức dạy thực nghiệm. 103
3.2.1. Chọn lớp thực nghiệm và thời gian thực nghiệm 103
3.2.2. Kết quả thực nghiệm: 103
3.2.3. Đánh giá: 105
C. PHẦN KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO 108


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

3

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1 Vấn đề dạy học TPVC theo thể loại đã đƣợc đặt ra từ lâu (từ những năm
70 của thế kỷ XX), những vấn đề cơ bản, đƣờng hƣớng chung của các thể loại
lớn đã đƣợc bàn đến. Song đi vào tác phẩm cụ thể lại đòi hỏi vận dụng một
cách sáng tạo các đƣờng hƣớng chung, riêng phần thơ hát nói trong các văn
bản cụ thể vừa đƣợc lựa chọn vào chƣơng trình SGK Ngữ văn mới cũng chƣa
có công trình nào nói đến một cách đầy đủ. Do đó, chúng tôi mạnh dạn chọn
đề tài “Dạy học các bài thơ hát nói trong SGK Ngữ văn 11 theo đặc trƣng
thể loại” với hi vọng có thể đóng góp thêm một tiếng nói nhỏ bé vào vấn đề
lý thuyết dạy học TPVC theo thể loại.
1.2 Chƣơng trình SGK mới của môn Ngữ văn (đƣợc thực thi từ năm học 2006
– 2007) có sự lựa chọn lại và xếp thành từng cụm thể loại các văn bản văn
học. Riêng thể loại thơ hát nói trong SGK Ngữ văn 11 có 2 bài: “Bài ca ngất
ngƣởng” của Nguyễn Công Trứ và “Bài ca phong cảnh Hƣơng Sơn” của
Chu Mạnh Trinh. Khi thực thi chƣơng trình này, GV và HS chƣa hết những
khó khăn lúng túng trong việc dạy học các văn bản hát nói ấy theo đặc trƣng
thể loại của nó. Do đó chúng tôi đã chọn đề tài này với mong muốn tìm ra
những biện pháp khắc phục khó khăn khi giảng dạy các văn bản đó. Trƣớc hết
phục vụ cho chính mình, sau đó cùng các bạn đồng nghiệp dạy tác phẩm thơ
hát nói trong trƣờng phổ thông đạt hiệu quả cao.
2. Lịch sử vấn đề

2.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu thơ hát nói
Với tƣ cách là một thể loại hết sức độc đáo của văn học, hát nói đã thu
hút đƣợc sự quan tâm, đánh giá của các nhà nghiên cứu. Mặc dù các tài liệu
hát nói có số lƣợng khá khiêm tốn nhƣng đã đề cập đến một số khía cạnh của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

4
thể loại nhƣ nguồn gốc, nội dung, hình thức. Hầu hết các tài liệu về hát nói
mới chỉ nghiên cứu nó ở mức độ khái quát, nhìn chung là chƣa đầy đủ và toàn
diện. Hầu nhƣ chƣa xuất hiện một công trình nào có tính chất chuyên luận
nghiên cứu kỹ càng, công phu, toàn diện về thể loại hát nói.
Những cuốn sách đầu tiên viết về hát nói phải kể đến “Đào nƣơng ca” của
Nguyễn Văn Ngọc, “Hát ả đào” của Hoàng Sơn, “Ca trù thể cách” của Xuân
Lan, “Việt Nam ca trù biên khảo” của Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề. Đây là
những cuốn sách rất có giá trị trong việc khảo sát một cách hoàn chỉnh thể
loại hát nói. Song điều đáng tiếc là trong quá trình thu thập tài liệu, chúng tôi
không có đƣợc văn bản nên không đƣa ra đƣợc những dẫn chứng cụ thể. Đó
là một hạn chế trong đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Các nhà nghiên cứu tuy
mới chỉ dừng ở mức độ khái quát nhƣng đã đƣa ra những nhận xét, đánh giá
có tính định hƣớng quan trọng trong việc tìm hiểu một cách hệ thống và toàn
diện thể loại hát nói. Đó là các công trình: “Tuyển tập thơ ca trù” của Ngô
Linh Ngọc, Ngô Văn Phú; “Việt Nam văn học sử yếu” của tác giả Dƣơng
Quảng Hàm; “Thơ ca Việt nam – hình thức và thể loại” của Bùi Văn Nguyên,
Hà Minh Đức; Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX”
của tác giả Nguyễn Lộc; “Từ điển thuật ngữ văn học” của Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên; “Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại
Việt Nam” của Trần Đình Sử.
Nếu nhƣ trong “Tuyển tập thơ ca trù”, tác giả Ngô Linh Ngọc, Ngô Văn
Phú trong phần giới thiệu đầu sách tập trung khá kỹ vào việc tìm hiểu nguồn

gốc và khái quát quá trình phát triển của hát nói thì tác giả Dƣơng Quảng
Hàm trong “Việt Nam văn học sử yếu” lại dành sự quan tâm về mặt hình thức
của thể loại này, tác giả mới chỉ đƣa ra một số kết quả khảo sát chủ yếu là về
bố cục, luật bằng trắc, cách gieo vần trong hát nói, qua đó chỉ ra một vài đặc
điểm về hình thức thể loại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

5
Cuốn “Thơ ca Việt Nam – hình thức và thể loại” của Bùi Văn Nguyên, Hà
Minh Đức và “Mấy vấn đề thi pháp Văn học trung đại Việt Nam” của Trần
Đình Sử đều là những cuốn sách có mục đích tìm hiểu về mặt hình thức của
hát nói nhƣng các tác giả cũng đều chỉ mới dừng lại ở những đặc điểm khái
quát mang tính chất gợi mở chứ chƣa đi sâu vào tƣ̀ ng tá c phẩ m cụ thể.
Cuốn “Tìm hiểu các thể thơ” (từ cổ phong đến thơ luật) của tác giả Lạc
Nam xuất bản năm 1993 cũng đã dành một chƣơng với tên “Ca trù” trong đó
tác giả đã khảo sát và đƣa ra dẫn chứng cụ thể minh hoạ về các mặt nhƣ trổ
(khổ), và câu, nhạc, luật bằng trắc, cách gieo vần. Tuy nhiên tác giả cũng chỉ
dừng ở mức độ khảo sát là chính, chứ chƣa rút ra những kết luận mới mẻ và
có giá trị.
Một số tài liệu khác cũng bàn về hát nói nhƣng chỉ ở mức độ giới thiệu
khái quát nhƣ các cuốn “Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam” của Trần Ngọc
Vƣơng, “Thơ văn Nguyễn Công Trứ” của Trƣơng Chính…
2.2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu phƣơng phá p giả ng dạ y thơ hát nói theo
đặc trƣng thể loại
Vào những năm 70, vấn đề dạy học TPVC theo thể loại đƣợc quan tâm
trong cuốn “Phƣơng pháp giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể” của
Huỳnh Lý, Trần Thanh Đạm. Các tác giả này đã đề cập đến đặc trƣng thể loại
thơ, truyện; phƣơng pháp đặc thù dạy thơ, truyện; vấn đề giảng dạy một số thể
tài văn học đặc biệt.

Cuốn “Phƣơng pháp dạy học TPVC theo loại thể” của Nguyễn Viết
Chữ có đề cập đến đặc điểm thi pháp của loại thể , phƣơng pháp dạy học
theo loại thể.
Khi tìm hiểu các tài liệu nghiên cứu về hát nói, chúng tôi chú ý đến bài
viết “Thể loại hát nói trong lịch sử thơ ca dân tộc” của tác giả Nguyễn Đức
Mậu in trong cuốn “Mấy vấn đề lịch sử và lý luận văn học” - Viện văn học,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

6
Hà Minh Đức chủ biên, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội. Có thể nói đây là một
bài viết khá công phu và có giá trị khoa học. Tác giả đã đặt hát nói trong tiến
trình lịch sử thơ ca dân tộc, so sánh hát nói với các thể loại văn học dân tộc
khác nhƣ truyện thơ, ngâm khúc; từ đó làm nổi bật giá trị độc đáo của hát nói
cả về nội dung và hình thức. Tác giả cũng đã nhìn “hát nói nhƣ một cấu trúc
nghệ thuật mới” và đề cập đến một số vấn đề cụ thể nhƣ vần và nhịp, câu và
từ, không gian và thời gian nghệ thuật.
Cuốn “Thiết kế dạy học Ngữ Văn lớp 11” của tác giả Hoàng Hữu Bội,
NXBGD, 2007. Cuốn “Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 11” (nâng
cao) do tá c giả Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên, NXBGD, 2009. Cuốn “Phân
tích tác phẩm Ngữ văn 11” do Trần Nho Thìn chủ biên cũng đã đề cập đến
vấn đề này.
Những tài liệu quan trọng trên tuy không mang nội dung trực tiếp nói về
phƣơng pháp dạy học hát nói theo đặc trƣng thể loại nhƣng nó có tác dụng
gián tiếp, là cơ sở để chúng tôi triển khai luận văn này.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1 Tìm ra con đƣờng tiếp cận văn bản hát nói theo đặc trƣng thể loại trên cơ
sở xác định đúng đặc trƣng thể loại.
3.2 Tìm ra các biện pháp tổ chức HS đến với các tác phẩm hát nói từ đặc
trƣng thể loại của nó theo yêu cầu của đổi mới phƣơng pháp giảng dạy (tích

cực hoá hoạt động học tập của HS trong giờ học văn bản đó)
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động dạy học của thầy và trò (nhất là trong
giờ học đối với văn bản đó), đặc biệt là hoạt động tiếp nhận của HS đối với
các văn bản hát nói và cách tổ chức, hƣớng dẫn HS chiếm lĩnh tác phẩm đó
của thầy ở trên lớp.
4.2 Phạm vi nghiên cứu: Cách tổ chức dạy học các văn bản hát nói có trong
SGK Ngữ văn 11 cho HS đang học tập tại trƣờng THPT Yên Ninh – Phú
Lƣơng – Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

7
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
5.1 Nghiên cứu vấn đề trên bình diện lí thuyết: bao gồm đặc trƣng thể loại,
cách tiếp cận thể loại, cách tổ chức học sinh chiếm lĩnh tác phẩm hát nói theo
tinh thần đổi mới phƣơng pháp giảng dạy.
5.2 Nghiên cứu thực tiễn cảm thụ của học sinh đối với văn bản hát nói và thực
tiễn giờ dạy của giáo viên.
5.3 Thực nghiệm sƣ phạm để kiểm chứng tính đúng đắn của những biện pháp
mà luận văn đã đề xuất.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu.
6.1 Vậ n dụ ng phƣơng phá p nghiên cƣ́ u lý thuyế t
Phƣơng phá p tổ ng hợ p lý luậ n
Sử dụng phƣơng pháp tổng hợp lí luận nhằm đƣa ra những cơ sở lí luận về hát
nói, đặc điểm của hát nói, tìm hiểu đặc điểm cảm thụ của học sinh THPT để
từ đó đƣa ra những nội dung, phƣơng pháp, biện pháp dạy học cụ thể về các
tác phẩm hát nói trong SGK Ngữ văn 11.
6.2 Vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn:
6.2.1 Phƣơng pháp thống kê:

Sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học để xử lí số liệu thu thập đƣợc trong
quá trình điều tra khảo sát và quá trình thực nghiệm.
6.2.2 Phƣơng pháp điều tra khảo sát:
Sử dụng phƣơng pháp này để tìm hiểu khả năng cảm thụ của học sinh lớp 11
về hát nói. Từ việc nắm đƣợc thực trạng của việc day học hát nói để nghiên
cứu đề tài một cách sát thực góp phần nâng cao hiệu quả dạy học hát nói.
6.2.3 Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm:
Sử dụng phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm với việc tiến hành xây dựng
thiết kế bài học và dạy thực nghiệm đối chứng tại trƣờng THPT Yên Ninh-
Phú Lƣơng - Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

8
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài:
1.1/ Cơ sở lí luận của đề tài:
1.2/ Cơ sở thực tiễn của đề tài:
Chƣơng 2: Định hƣớng dạy học các tác phẩm thơ hát nói theo đặc trƣng
thể loại.
2.1 Thực trạng dạy và học thơ hát nói ở trƣờng phổ thông
2.1.1 HS THPT với thơ hát nói
2.1.2 GV với việc dạy các văn bản thơ hát nói
2.2 Định hƣớng dạy các văn bản thơ hát nói trong SGK Ngữ văn 11
2.2.1 Xác định nội dung bài dạy
2.2.2 Tổ chức cho HS đọc và tìm hiểu bài thơ theo hƣớng đổi mới
phƣơng pháp giảng dạy.
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm:
3.1 Thiết kế bài dạy.

3.2 Tổ chức dạy thực nghiệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

9
B. PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm thơ hát nói
Có thể nhận thấy, các tài liệu viết về hát nói, dù bàn tới khía cạnh nào
của thể loại cũng đƣa ra một khái niệm, một định nghĩa về hát nói. Các đị nh
nghĩa này nhìn chung là tƣơng đối thống nhất. Song xung quanh các cách hiểu
về khái niệm hát nói cũng vẫn cần có sự xem xét vì trƣớc khi đi vào bất cứ
một khái niệm nào của thể loại, việc xác định nội hàm khái niệm là hết sức
quan trọng và cần thiết.
Cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” ( Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi, NXB Giáo dục năm 2009) nêu rõ:
“ Một điệu hát ca trù ( tức hát ả đào hay hát cô đầu ) có nhạc kèm theo
và có hình thức thơ riêng được gọi là thể thơ hát nói. Đây là thể thơ cột trụ
của hát ca trù, đặc biệt thịnh hành vào cuối thế kỷ XIX. Xét về mặt văn học,
hát nói là một thể thơ cách luật. Bố cục của một bài thơ hát nói đầy đủ ( hát
nói chính cách hay chính thể ) gồm mười một câu chia làm ba khổ ( hay ba
trổ ). Các khổ và các câu trong bài hát nói thường được gọi theo tiếng chuyên
môn của nhà trò như sau :
- Khổ đầu : bốn câu, gồm hai câu “lá đầu” và hai câu “xuyên thưa”.
- Khổ giữa : bốn câu, gồm hai câu “thơ” ( ngũ ngôn hoặc thất ngôn) và hai
câu “xuyên sau”.
- Khổ xếp : ba câu, gọi là câu “dồn”, câu “xếp” và câu “keo”.

Ngoài ba phần chính, mỗi bài hát nói còn có thêm phần “mưỡu” (do chữ mạo
nghĩa là “làm trùm”, “phủ lên mình”) là những câu thơ lục bát đặt ở đầu bài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

10
(gọi là “mưỡu đầu”) hoặc cuối bài ( gọi là “mưỡu hậu”) để nói lên ý nghĩa
bao quát toàn bài. Nếu chỉ có hai câu lục bát thì gọi là “mưỡu đơn”, bốn câu
thì gọi là “mưỡu kép”.
Một bài hát nói biến cách ( hay biến thể ) thì số khổ giữa có thể tăng (gọi là
“dôi khổ”) hoặc giảm ( gọi là thiếu khổ).
Về số tiếng trong câu vừa cố định vừa tự do. Phần cố định bắt buộc là hai câu
thơ ở khổ giữa ( nhất thiết phải là ngũ ngôn hay thất ngôn), các câu “mưỡu”
(phải là thơ lục bát) và câu cuối ( phải đúng sáu tiếng ). Còn các câu khác chỉ
có thể kéo dài hoặc rút ngắn nhưng phổ biến là bảy, tám tiếng. Việc gieo vần,
ngắt nhịp trong thể cũng tương đối tự do. Sang thế kỷ XX, các nhà thơ hiện
đại Việt nam đã tiếp thu nhiều yếu tố của thể hát nói để sáng tạo ra thể thơ
tám tiếng - một thể thơ rất thịnh hành trong phong trào Thơ mới.” (1. 143)
Còn cuốn “Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII- hết thế kỷ
XIX” (Nguyễn Lộc, Nxb Giáo dục 1997) cũng cho ta biết :
“Thể hát nói cũng là một thể thơ trữ tình ngắn, nhưng có dung lượng
lớn hơn và cách luật cũng thoải mái hơn thể thơ đường luật. Thể thơ hát nói
xuất hiện từ thế kỷ XVI với Lê Đức Mao, sau đó không thấy được dùng. Đầu
thế kỷ XIX nó được dùng lại với các nhà thơ Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát,
Nguyễn Hàm Ninh. Hát nói vốn là những bài hát gắn liền với sinh hoạt ả đào,
nội dung của nó thường gắn chuyện ăn chơi hưởng lạc. Cấu tạo bài hát nói
kết hợp được một cách linh hoạt những câu thơ dài với những câu thơ ngắn,
nó không thể kéo dài vô hạn, nhưng cũng không hạn chế vào mấy câu ít ỏi
như thể thơ Đường luật. Do đặc điểm ấy nên hát nói có khả năng diễn đạt
những tình cảm phóng túng, những hoài bão mạnh mẽ. Hát nói nửa đầu thế

kỷ XIX phát triển theo hai hướng, một mặt có những bài hát nói nói về cuộc
sống hưởng lạc, ăn chơi, mặt khác có những bài lại nói về chí nam nhi, về lý
tưởng hành động của con người.” (2. 21).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

11
Theo các tác giả của “Tuyển tập thơ ca trù” thì : “Khoảng cuối thế kỷ
thứ XVIII, thể hát nói bắt nguồn từ một số làn điệu ca trù cửa đình ra đời,
dần dần hoàn chỉnh rồi ào ạt chiếm lĩnh địa bàn ca quán, tạo thêm bộ mặt
mới cho môn nghệ thuật này…Hát nói là nói lên tâm tình, ý nghĩa bằng tiếng
đàn tiếng hát. Về hình thức nó không gò bó, hạn chế như thơ Đường. Về làn
điệu, hát nói sử dụng nhuần nhuyễn đủ năm cung huỳnh, pha, bắc, nam, nao
của âm luật ca trù ; có khả năng thể hiện đầy đủ các mặt tình cảm vui, buồn,
hờn, giận, sầu nén, sôi nổi của con người” (3. 26). Nhƣ vậy các tác giả này đã
rất chú ý đến tính chất diễn xƣớng của hát nói. Điều đó là có cơ sở bởi hát nói
là một trong hơn bốn mƣơi điệu thức của ca trù và là điệu thức chủ yếu mang
lại nhiều giá trị cho bộ môn ca trù truyền thống. Ca trù và hát nói có quan hệ
rất gần gũi, gắn bó nhƣng cũng có thể nhận diện một số tính chất riêng biệt
của chúng.
Nói đến ca trù là ngƣời ta nói đến một bộ môn nghệ thuật truyền thống
đặc sắc của dân tộc: “Ca trù còn được gọi là hát ả đào hay hát cô đầu, một
loại ca nhạc thính phòng thịnh hành trong giới nho sĩ miền Bắc ( từ Nghệ
Tĩnh trở ra ) dưới thời phong kiến ( từ khoảng thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XX ),
đặc biệt là ở các đô thị ( Hà Nội, Nam Định…). Gọi là ca trù vì khi ca người
nghe dung “trù” ( cái thẻ tre ) để thưởng những chỗ hát hay, cuối cùng đếm
thẻ để bình giá và thưởng tiền. Hát ca trù có cả “đào” ( nữ ) và lần “kép” (
nam ) nhưng “đào” là chủ yếu nên gọi là hát ả đào ( về sau, đầu thế kỷ XX
mới gọi là hát cô đầu, hát nhà trò ). Ca trù vốn có nguồn gốc từ lối hát cửa
đình ( hát thề, hát tế thần phổ biến ở nước ta từ thời Trần ), qua hình thức hát

cửa quyền, hát đón ( hát chúc tụng, khao vọng tại các nhà quyền quí, quan
lại) và cuối cùng tiến tới hình thức ca nhạc thính phòng là hình thức phát
triển cao nhất, tiêu biểu nhất của ca trù.” ( 4. 27-28 )
Ca trù có rất nhiều điệu hát : tỳ bà, cung bắc, gửi thƣ, ngâm vọng, chừ
khi, bắc phản, hát ru… và để đáp ứng việc thể hiện tâm tƣ, tình cảm phong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

12
phú của con ngƣời, hát nói - bắt nguồn từ một số làn điệu ca trù cửa đình đã ra
đời và trở thành điệu thức chủ yếu tạo nên bộ mặt mới cho ca trù. Hát nói
nằm trong ca trù nhƣng ca trù là một bộ môn nghệ thuật truyền thống, ít
có tính văn học, còn hát nói thì đƣợc nâng lên thành một thể loại văn học.
Do đó, mặc dù có quan hệ gần gũi nhƣng chúng mang đặc trƣng riêng
biệt. Phân biệt nhƣ vậy nhƣng khi định nghĩa về hát nói, không thể bỏ
qua yếu tố hay quan hệ gần gũi này của hát nói và ca trù bởi đây là đặc
điểm quan trọng xác định thể loại. Sự thống nhất này của các nhà nghiên
cứu khi đƣa ra cách hiểu về hát nói cũng chính là ở điểm này.
Tác giả Dƣơng Quảng Hàm định nghĩa: “ Hát nói là một lối trong
các lối hát ả đào hay đào nương ca…Hát ả đào kể có nhiều lối. Nhưng chỉ có
lối hát nói là thông dụng nhất và có văn chương lý thú nhất. Hát nói có thể
coi là biến thể của hai thể lục bát và song thất” (5. 141 )
Tác giả Lạc Nam trong “ Tìm hiểu các thể thơ” còn giải thích cụ thể
nhƣ sau : “ Gọi là hát nói, vì trừ những câu mưỡu, câu hãm ở cuối bài và
những đoạn thơ bằng chữ Hán hay chữ Nôm xen vào giữa những câu hát ra,
nó bao gồm những câu nửa như nói, nửa như hát dựa theo thể nói sử biến
cách, dài ngắn khác nhau từ 4, 5, 6, 7, 8 đến 12 từ, nhưng hình thức cơ bản là
theo thể 7 từ và 7 từ biến cách, đồng thời kết hợp với hình thức “ trúc chi từ”
( lối thơ thất ngôn tứ tuyệt vịnh những sự việc thường có trong đời sống, lời lẽ
thực thà, mộc mạc, khong văn vẻ ) và thể văn biền ngẫu.”( 6. )

Tác giả Nguyễn Lộc trong “ Văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII -
hết thế kỷ XIX” viết :“ Hát nói vốn là một thể bài hát phổ theo nhịp phách
cho các cô đầu hát trong các hành viện” ( 2. 515 )
Có thể thấy, hầu nhƣ tất cả các tác giả đều định nghĩa hát nói thông
qua ca trù. Do đó, một định nghĩa về hát nói - đúng về mặt văn học - có lẽ sẽ
phần nào chính xác hơn, đúng đắn hơn và khoa học hơn. Mặc dù vậy, với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

13
những ý kiến trên, khái niệm hát nói đã đƣợc xác định ở những nét cơ bản
nhất và đây là việc làm cần thiết đầu tiên để có thể tiếp tục đi tìm hiểu các vấn
đề mà chúng ta quan tâm ở hát nói.
1.1.2 Đặc trƣng thể loại của thơ hát nói.
1.1.2.1 Đặc trƣng về nội dung
* Hát nói - nơi giã i bà y tâm tƣ, tình cảm của những nhà nho tài tử
trong xã hội đƣơng thời.
Nhƣ ta đã biết, xã hội Việt Nam bắt đầu từ thế kỷ XVI đã không còn
giữ đƣợc sự ổn định. Nhà nƣớc phong kiến tập quyền phát triển lên đến cực
thịnh dƣới triều đại Lê Thánh Tông ở thế kỷ XV đến thời điểm này đã bộc lộ
khuynh hƣớng tiêu cực. Mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp thống trị đã dẫn đến
những cuộc xung đột giữa các phe phái phong kiến nhằm tranh giành quyền
lực. Cuộc phân tranh Lê Mạc kéo dài trên năm mƣơi năm ở thế kỷ XVI vừa
chấm dứt thì tiếp đến là là cuộc phân tranh Trịnh Nguyễn xuyên suốt thế kỷ
XVII, XVIII. Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX là giai
đoạn chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào khủng hoảng không có lối thoát.
Nƣớc ta ở trong tình trạng chia cắt hai miền Nam - Bắc cùng với sự phân chia
quyền lực : Đàng Ngoài - Chúa Trịnh, Đàng Trong - Chúa Nguyễn ; thêm vào
đó là sự tồn tại đồng thời cả ngôi vua và ngôi chúa trên cùng một lãnh thổ
Đàng Ngoài. Xã hội Việt Nam chƣa bao giờ rối ren, hỗn loạn nhƣ thế. Giai

cấp phong kiến không những đã mất hết vai trò lịch sử mà còn lộ rõ bộ mặt
phản động, đi ngƣợc lại lợi ích quần chúng. Đời sống nhân dân vì thế vô cùng
điêu đứng cực khổ. Đây cũng chính là giai đoạn đã để lại trong lịch sử dấu ấn
của “ thế kỷ nông dân khởi nghĩa” với những phong trào đấu tranh mạnh mẽ,
rộng khắp và liên tục. Trong đó khởi nghĩa Tây Sơn ( 1771) với vai trò của
ngƣời anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã đập tan các tập đoàn phong kiến thống
tri Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong; đồng thời còn lập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

14
nên chiến công vẻ vang phá tan hai mƣơi vạn quân Thanh năm 1789. Nhƣng
triều đại Tây Sơn với những tiến bộ trong cải cách chính tri, văn hoá xã hội
chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi. Nguyễn Ánh - Gia Long đã tiêu diệt
nhà Tây Sơn và lên ngôi, thủ tiêu những tiến bộ thời Quang Trung và phục
hƣng những cổ hủ của Nho giáo, lịch sử xã hội lại một lần nữa lâm vào bế tắc.
Trong một xã hội nhƣ thế, chế độ phong kiến, đất nƣớc, dân tộc
không thể tiếp tục là nguồn cảm hứng để ngợi ca của văn học nữa. Ý thức hệ
phong kiến cùng với sự suy tàn của chế độ xã hội đã sản sinh ra nó cũng
không tránh khỏi sự khủng hoảng tất yếu. Đời sống tình cảm và những nhu
cầu, lý tƣởng của con ngƣời thời kỳ này cũng khác trƣớc. Cái mà con ngƣời
quan tâm, hƣớng tới và đấu tranh để dành đƣợc lúc này là tình yêu, hạnh
phúc, là những giá trị của cuộc sống mà ở đó con ngƣời đƣợc khẳng định và
đề cao. Vì thế, nói nhƣ GS Nguyễn Lộc : “ Đặc trưng cơ bản có tính lịch sử
của văn học thời kỳ này là sự khám phá ra con người và khẳng định những
giá trị chân chính của con người”. Trong đó, đáng chú ý là sự xuất hiện và
khẳng định mạnh mẽ của con ngƣời với tƣ cách là những cá thể xã hội trong
văn học. Đó là con ngƣời mang trong mình những khao khát mãnh liệt, những
tình cảm rộng lớn, đặc biệt là sự thể hiện cái tôi cá nhân một cách vô cùng táo
bạo, sự khẳng định mạnh mẽ bản ngã trƣớc cuộc đời. Thực tế cuộc sống của

đất nƣớc đã buộc các nhà nho trí thức phong kiến phải đứng trƣớc sự lựa chọn
để tìm ra con đƣờng đi cho mình. Giữa bối cảnh rối ren, phức tạp của xã hội,
có ngƣời vẫn quyết chí học hành, thi cử để đỗ đạt làm quan, hành đạo giúp
đời cho chính quyền mà họ ủng hộ. Có ngƣời lui về ở ẩn, từ bỏ con đƣờng
công danh, tìm niềm vui trong cảnh thanh nhàn ở chốn điền viên để quên đi
mối sầu về tình cảnh đất nƣớc. Những cách lựa chọn nhƣ thế vốn rất quen
thuộc của các nhà nho từ trƣớc đến nay.
Mặt khác xã hội Việt Nam từ thế kỷ XVII, XVIII dù có nhiều biến đổi
về chính trị thì những yếu tố của nền kinh tế đô thị và đời sống văn hoá đô thị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

15
vẫn tiếp tục phát triển, tạo nên một diện mạo mới cho xã hội và đây là điều
quan trọng không thể thiếu cho sự ra đời và phát triển loại hình nhà nho tài tử.
Các nghề thủ công phát triển, đội ngũ thƣơng nhân nƣớc ngoài và Việt Nam
ngày càng đông tạo nên những trung tâm buôn bán sầm uất ở cả Đàng Ngoài
và Đàng Trong nhƣ Kẻ Chợ, Đồ Sơn, Phố Hiến… các cao lâu tửu quán - một
trung tâm giải trí mới - cũng theo nhịp sống đô thị mới mà ra đời. Lui tới đây
là những bậc vƣơng tôn công tử, những tao nhân mặc khách, những nho sinh,
hàn sĩ, thậm chí các quan trong triều. Họ đến đây để tìm bạn kết giao, tìm thú
vui giải trí. Môi trƣờng mới lạ này ngay lập tức có sức hấp dẫn với nhiều tầng
lớp. Xã hội Việt Nam với việc tiếp nhận những yếu tố mới của đời sống đô
thị đã hình thành một môi trƣờng kinh tế - văn hoá phi chính thống - “ mảnh
đất màu mỡ cho những điều mới lạ được dịp nảy sinh, các loại hình tình cảm
cá nhân dần dà tìm ra nơi thể hiện” ( 7. 80 ). Chính môi trƣờng này đã hình
thành nên loại hình nhà nho thứ ba của xã hội Việt Nam - nhà nho tài tử. Và
cũng từ đây nhà nho tài tử đã cho ra đời thể loại độc đáo vào bậc nhất trong
lịch sử văn học Việt Nam - hát nói.
Nhà nho tài tử - cũng nhƣ nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật - đều

xuất thân là môn sinh của cửa Khổng sân Trình. Nhƣng do tiếp xúc với một
môi trƣờng xã hội mới, nhận thức và quan niệm của họ có nhiều thay đổi. Nếu
ngƣời hành đạo và ngƣời ẩn dật coi đạo đức là điều làm nên giá trị con ngƣời
thì ngƣời tài tử quan niệm đó phải là tài và tình. Ngƣời tài tử dứt khoát phải là
ngƣời có tài và họ ý thức đƣợc cái tài của mình. “ Được số phận ưu đãi, thiên
nhiên phú cho những phẩm chất hơn người, từ thuở thiếu thời, người tài tử đã
luôn tâm niệm về “ tính trội” của mình và luôn lăm le sử dụng nó khi có dịp”
( 7. 83). Họ ôm ấp hoài bão lớn lao là lập nên những sự nghiệp phi thƣờng.
Bởi thế việc đƣợc thử tài, trổ tài, việc đƣợc thoả mãn hoài bão cá nhân là điều
họ quan tâm nhất. Đồng thời với việc ý thức cao về tài năng của mình và luôn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

16
muốn đƣợc thể hiện khẳng định tài năng ấy - còn mang trong mình - tuy chƣa
phải là “một khát vọng mãnh liệt hướng tới mục đích giải phóng cá nhân,…
một thứ hạnh phúc phong phú thoả mãn các cảm xúc ngày càng đa dạng và
phức tạp” ( 7. 90 ) - nhƣng là những đòi hỏi khao khát về tình yêu, hạnh phúc
thể hiện nhu cầu giải phóng tình cảm, bộc lộ bản ngã. Ngƣời tài tử không
những
“ thị tài” mà còn “ đa tình” - đó là hai đặc trƣng tạo nên diện mạo tinh thần
của nhà nho tài tử. Khái niệm đa tình ở đây không chỉ là sự say mê sắc đẹp
đơn thuần mà phải đƣợc hiểu theo nghĩa rộng của nó : tâm hồn giàu tình cảm,
dễ xúc động.
Nhƣ vậy, sống trong môi trƣờng xã hội - văn hoá mới, với một tâm hồn
tự do phóng khoáng, với một cá tính mạnh mẽ luôn muốn khẳng định cái tôi,
đề cao bản ngã, thậm chí muốn xáo trộn phá phách trật tự xã hội đầy ngông
nghênh kiêu bạc - ngƣời tài tử trở thành một nhân vật điển hình mới của thời
đại. Những tƣ tƣởng tình cảm khát khao, cá tính của ngƣời tài tử đòi hỏi đƣợc
bộc lộ một cách đầy đủ nhất, sâu sắc nhất. Hát nói đã thể hiện đƣợc đúng nhất

con ngƣời cá nhân đầy cá tính. Các nhà nho tài tử đã tìm thấy ở hát nói một
hình thức phù hợp để chứa đựng, gửi gắm những hoài bão lớn, những khát
vọng mãnh liệt, những tình cảm tự do phóng khoáng của cái tôi ngông nghênh
đa tình. Môi trƣờng ca quán càng khiến hát nói đƣợc thể hiện và phát triển
rộng rãi, cuốn hút đông đảo ngƣời thƣởng thức và ngƣời sáng tác, đến mức “
người không biết gì về ca trù cũng biết hát nói” và ngƣời ta “ xô nhau vào
sáng tác hát nói”.
Các tác giả tiêu biểu : Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Dƣơng Khuê,
Chu Mạnh Trinh, Ngô Thế Vinh, Trần Tế Xƣơng,…
* Hát nói - tiếng thơ gửi gắm tâm sự yêu nƣớc, lòng căm thù giặc,
niềm tin và tinh thần lạc quan chiến đấu chiến thắng kẻ thù xâm lƣợc của
những nhà hoạt động cách mạng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

17
Hát nói đƣợc các nhà yêu nƣớc của phong trào Đông Kinh nghĩa thục
sáng tác để kêu gọi quốc dân. Phan Châu Trinh viết một lạt bài hát nói trong
tập “ Giai nhân kỳ ngộ chi ca” kêu gọi đồng bào đứng lên dành độc lập, tự do.
Huỳnh Thúc Kháng cùng một số nhà nho khác nhƣ Lê Đại, Lê Mạnh
Trinh…cũng nói lên niềm yêu nƣớc thƣơng dân bằng thể hát nói. Trong thời
điểm này, Phan Bội Châu là ngƣời sáng tác nhiều nhất và tiêu biểu nhất. Hát
nói của ông tràn đầy khí thế và âm hƣởng lạc quan gieo vào lòng ngƣời niềm
tin, khích lệ động viên mọi ngƣời chiến đấu. Trong bài “ Chơi xuân” (1905),
Phan Bội Châu mở ra một tƣơng lai tƣơi sáng của đất nƣớc:
“Nước non Hồng Lạc còn đây mãi,
Mặt mũi anh hùng há chịu ri!

Đập toang hai cánh càn khôn
Đem xuân vẽ lại trong non nước nhà”

“Bài ca chúc tết thanh niên” (1927) lại là lời kêu gọi, giục giã tuổi trẻ
trong sự nghiệp cách mạng cứu nƣớc:
“ Thưa các cô,các cậu lại các anh
Đời đã mới người càng nên đổi mới
Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội
Xúm vai vào xốc vác cựu giang san
Đi cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan
Dây thành bại quyết ghe phen liên hiệp lại…”
Sau khi các phong trào vận động yêu nƣớc lớn đầu thế kỷ nhƣ Duy Tân,
Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục lần lƣợt bị dập tắt, hát nói vẫn ngân lên âm
điệu của nỗi lòng ngƣời dân mất nƣớc, ngày càng sâu lắng hơn, da diết hơn.
Cũng với âm hƣởng hào hùng đầy tự do, phóng khoáng, hát nói đƣợc các
chiến sĩ cách mạng trong nhà tù đế quốc trƣớc Cách Mạng tháng Tám sáng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

18
tác để bày tỏ niềm tin và tinh thần lạc quan. Phỏng theo bài “Hương Sơn
phong cảnh ca” của Chu Mạnh Trinh, họ đã viết nên bài hát nói ngợi ca Cách
Mạng tháng Mƣời vĩ đại:
“Bầu trời, trái đất
Cảnh Liên Xô ao ước bấy lâu nay
Điện Cẩm Linh rực rỡ bóng cờ bay
Oanh liệt nhất hỏi rằng đây có phải…”
( Nguyễn Ngọc Tỉnh và Lê Viên)
“Này suối Tự do, này nguồn Giải Phóng
Nào xây xã hội nào chống chiến tranh
Vĩ đại thay muôn dặm trường thành
Cờ liềm búa long lanh như gấm dệt…”
(Chu Hà)

Hát nói đã trở thành tiếng thơ gửi gắm tâm sự yêu nƣớc sâu lắng, tha
thiết của những nhà hoạt động cách mạng, thành tiếng thơ của lòng căm thù
giặc, của niềm tin và tinh thần lạc quan chiến đấu, chiến thắng kẻ thù xâm
lƣợc. Hát nói đã từ các hành viện ca quán hoà nhập vào phong trào đấu tranh
yêu nƣớc và cách mạng, đi sâu vào đời sống nhân dân, thậm chí âm hƣởng,
giai điệu của nó còn vang vọng trong cả nhà tù thực dân, đế quốc.
* Hát nói – nơi chƣ́ a đƣ̣ ng tƣ tƣở ng Lã o Trang
Tƣ tƣởng Lão Trang biểu hiện trong thơ hát nói khá rõ, nó tập trung ở
những khía cạnh:
- Tinh thần tự do, tự tại thoát ra khỏi những quy phạm của nho giáo
- Thiên nhiên hát nói là thiên nhiên tiên giới và mộng ảo
- Hƣởng lạc đã trở thành một triết lý để thực hiện “vô”. Tƣ tƣởng Lão Trang
đã có một vị trí đặc biệt trong văn chƣơng hát nói, là cội nguồn của cái đẹp,
cái mộng, cái huyền trong hát nói.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

19
* Tiểu kết
Từ đầu thế kỷ XIX đến gần nửa thế kỷ XX, hát nói phát triển với một
số lƣợng vô cùng đồ sộ. Nó đã chuyển tải đƣợc những nội dung tình cảm
phong phú và không kém phần sâu sắc của con ngƣời thời đại. Đến với hát
nói và sáng tác hát nói nhiều nhất, thành công nhất - nhƣ chúng ta đã biết - là
những nhà nho tài tử, ngông nghênh kiêu bạc đầy khí phách và một thể thơ tự
do phóng túng giàu chất thơ chất nhạc, có thể nói là một cái “duyên” đầy may
mắn cho Văn học Việt Nam bởi điều đó đã cho ra đời một thể loại văn học
dân tộc rất độc đáo về nội dung. Tuy chỉ tồn tại và phát triển trong khoảng
hơn 200 năm với thời đại hoàng kim là thế kỷ XIX nhƣng hát nói đã đóng góp
cho nền văn học dân tộc một số lƣợng sáng tác khá đồ sộ với những tác giả
nổi tiếng và những tác phẩm đƣợc coi là mẫu mực. Có thể nói, nó là sản phẩm

của thời đại, mang dấu ấn lịch sử và đại diện cho đời sống tinh thần của con
ngƣời trong thời đại ấy.
1.1.2.2. Đặc trƣng về nghệ thuật
Hát nói là sản phẩm của một thời đại lịch sử đầy biến động. Nó thể hiện
đới sống tâm tƣ tình cảm của một tầng lớp nhà nho tài từ tài hoa không ai
sánh mà ngông nghênh cũng ít ai bằng. Vì thế, “để thể hiện tính cách tự do
phóng túng, hát nói có một hình thức mang tính tự do nội tại”. ( Nguyễn Đức
Mậu). Đó chính là nét đặc trƣng, là nét đặc thù, cũng là điều làm nên tính chất
độc đáo về mặt hình thức nghệ thuật của hát nói. Nghiên cứu hát nói, ngƣời ta
bị hấp dẫn trƣớc tiên và nhiều nhất là ở hình thức nghệ thuật của nó. Hát nói
đƣợc xem là một thể loại độc đáo vào bậc nhất của văn học nƣớc nhà.
Bằng việc khảo sát và tìm hiểu hình thức nghệ thuật của thơ hát nói trên
một số phƣơng diện chính: bố cục, câu, từ, vần, nhịp và tính nhạc, chúng tôi
có đƣợc một số hiểu biết sau đây về đặc trƣng nghệ thuật của thơ hát nói:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

20
* Bố cục
Ở thể chính cách (đủ khổ), bài hát nói gồm 11 câu, đƣợc chia làm 3 khổ
(trổ): khổ đầu 4 câu, khổ giữa 4 câu, khổ xếp 3 câu. Theo tiếng nhà nghề, 11
câu trong bài đủ khổ có tên riêng là:
Khổ đầu: Hai câu 1 - 2 là lá đầu
Hai câu 3 - 4 là xuyên thƣa
Khổ giữa: Hai câu 5 - 6 là thơ
Hai câu 7 - 8 là xuyên mau
Khổ xếp: Câu 9 là dồn
Câu 10 là xếp
Câu 11 là keo
Ví dụ bài “Chí nam nhi” của Nguyễn Công Trứ.

Ở thể biến cách, hát nói có hai dạng: dôi khổ hoặc thiếu khổ
Dôi khổ là những bài có hơn 3 khổ. Trong những bài này, khổ đầu vẫn ở trên,
khổ xếp vẫn ở cuối, còn khổ giữa thì làm dôi ra thành 2,3 khổ hoặc có thể
nhiều hơn nữa tuỳ ngƣời viết. Ví dụ bài “ Chí anh hùng” của Nguyễn Công
Trứ
Thiếu khổ là những bài thiếu một khổ (thƣờng là khổ giữa) chỉ còn 7 câu. Ví
dụ bài “Chú mán” của Trần Tế Xƣơng. Dù đủ khổ, dôi khổ hay thiếu khổ, bố
cục của một bài hát nói là hết súc rõ ràng và mang tính chất ổn định cao. Tuy
nhiên, khả năng phát triển về số khổ cho thấy phần nào tính chất tự do phóng
khoáng về mặt hình thức của hát nói.
Trong bố cục của một bài thơ Hát nói ( cả chính sách và biến cách ),
có một bộ phận mặc dù không mang tính chất cố định hay bắt buộc nhƣng sự
có mặt của nó đã tạo nên một điểm đặc biệt khá thú vị của bài hát nói. Đó là
phần “mưỡu”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

21
Tác giả Dƣơng Quảng Hàm trong “Việt Nam văn học sử yếu” có
định nghĩa: “Mưỡu là những câu làm theo thể lục bát đi kèm với hát nói, hoặc
ở trên( mưỡu dầu), hoặc ở dưới (mưỡu hậu). Mưỡu đầu được đặt ở đầu bài
hát nói. Nếu là một cặp lục bát thì gọi là mưõu đơn” ( 5 )
Ví dụ:
“Não nùng một khúc tì bà
Giang Châu Tư Mã ai là tri âm”
(Vịnh tì bà - Nguyễn Công Trứ)
Nếu là 2 cặp lục bát thì goị là mƣỡu kép
Ví dụ:
“Cát đâu ai bốc tung trời
Sống sông ai vỗ, cây đồi ai rung?

Phải rằng dì gió hay không
Phong tình quen thói lạ lùng trêu ngươi”
(Hỏi gió - Tản Đà)
Mƣỡu hậu bao giờ cùng là mƣỡu đơn nghĩa là chỉ có một cặp lục bát
thƣờng dặt ở giữa câu xếp và câu keo. Khi đó câu lục phải ăn vần với câu xếp
ở trên còn câu bát phải buông vần xuống cho câu keo ở dƣới bắt vào
Ví dụ:
Núi cao trăng sáng
“Cao sơn nhất phiến nguyệt
Đã chơi trăng nên phải biết tình trăng
Sơn chi thọ đối nguyệt chi hằng
Sơn có nguyệt càng thêm cảnh sắc
Nguyệt phải hàn sơn thi bán bức
Sơn hàn minh nguyệt tửu thiên tôn
Trăng chùa già núi hãy còn non

×