Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở hàn quốc (1997 – 1998)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.81 KB, 86 trang )

AI HOĩC HU
TRặèNG AI HOĩC KHOA HOĩC
KHOA LậCH Sặ

HUYèNH THậ Vậ
KHUNG HOANG TAèI CHấNH - TIệN T
HAèN QUC (1997 - 1998)
KHOẽA LUN TT NGHIP
Cặ NHN NG PHặNG HOĩC
Huóỳ, 05/2014
AI HOĩC HU
TRặèNG AI HOĩC KHOA HOĩC
KHOA LậCH Sặ

HUYèNH THậ Vậ
KHUNG HOANG TAèI CHấNH - TIệN T
HAèN QUC (1997 - 1998)
KHOẽA LUN TT NGHIP
Cặ NHN NG PHặNG HOĩC
Caùn bọỹ hổồùng dỏựn: ThS. Nguyóựn Hoaỡng Linh
Huóỳ, 05/2014
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài: 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 6
4. Phương pháp nghiên cứu: 6
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu; 6
6. Cấu trúc của khóa luận: 7
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HÀN QUỐC TRONG HAI THẬP NIÊN
TRƯỚC KHỦNG HOẢNG 8


1.1. Hàn Quốc trong giai đoạn cất cánh kinh tế lần thứ hai: Phát triển công nghiệp kỹ thuật cao
và hoàn thành công nghiệp hóa (1979 – 1993) 8
1.1.1. Về kinh tế (1979 – 1993) 8
1.1.2. Về xã hội (1979 - 1993) 14
1.2. Hàn Quốc trong những năm 1993 – 1997 18
1.2.1. Tình hình kinh tế Hàn Quốc (1993 – 1997) 18
1.2.2. Tình hình xã hội Hàn Quốc (1993 – 1997) 23
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HÀN QUỐC TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH -
TIỀN TỆ 1997 – 1998 26
2.1. Diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ 1997 – 1998 ở Hàn Quốc 26
2.2. Tình hình kinh tế - xã hội của Hàn Quốc trong khủng hoảng 28
2.2.1. Về tình hình kinh tế 28
2.2.2. Về tình hình xã hội 32
2.3. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội của Hàn Quốc 39
2.4. Những biện pháp khắc phục và kết quả 42
2.4.1. Một số cải cách trong hệ thống kinh tế Hàn Quốc 42
2.4.1.1. Chương trình của IMF 42
2.4.1.2. Các đối sách của Chính phủ 43
2.4.2. Về xã hội 49
2.4.2.1. Cải cách thị trường lao động 49
2.4.2.2. Các biện pháp đối phó thất nghiệp 53
2.4.2.3. Xây dựng mạng lưới an sinh xã hội 57
2.4.2.4. Xây dựng quan hệ quản lý - lao động mới 58
2.4.3. Kết quả đạt được 59
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ Ở HÀN QUỐC
1997 – 1998 VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA 61
3.1. Một số nhận xét 61
3.1.1. Tính chất của cuộc khủng hoảng 61
3.1.2. Đặc điểm của khủng hoảng 62
3.2. Những bài học kinh ngiệm rút ra 64

3.2.1. Đối với Hàn Quốc 64
3.2.2. Đối với Việt Nam 65
3.2.3. Đối với nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng 67
KẾT LUẬN 70
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB: Asia Development Bank
Ngân hàng phát triển châu Á
ASEAN: Association of South-east Asian Nation
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BOK: Bank of Korea
Ngân hàng Hàn Quốc
BOT: Bank of Thailand
Ngân hàng Thái Lan
EU: European Union
Liên minh châu Âu
FDI: Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
G7: Group of Seven
Nhóm bảy nước công nghiệp hàng đầu
GDP: General Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
GNP: Gross National Product
Tổng sản phẩm quốc dân
HCI: Heavy and Chemical Industry
Công nghiệp nặng và hóa chất
HDI: Human Development Index
Chỉ số phát triển con người
IMF: International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
LG: Lucky – Gold Star

Ngôi sao vàng may mắn
NIC: Newly Industrialized Countries
Nước công nghiệp mới
ODA: Official Development Assistance
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
OECD: Organization for Economic Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
R&D: Research and Development
Nghiên cứu và phát triển
SMEs: Small and Medium Enterprise
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ
USD: United Stated Dollar
Đồng đô la Mỹ
WB: The World Bank
Ngân hàng Thế giới
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt là tự do
hóa thị trường tài chính đã trở nên phổ biến ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Việt
Nam cũng nằm trong số những quốc gia này, Đảng và nhân dân ta đã và đang tích
cực cải thiện và phát triển các định chế kinh tế để Việt Nam có thể trở thành một
phần trong guồng máy thương mại thế giới. Bên cạnh những mặt tích cực như dễ
dàng tiếp cận và tận dụng được những kinh nghiệm, công nghệ cũng như những
nguồn vốn hỗ trợ lớn từ các nước công nghiệp đã phát triển, chúng ta hiện phải đối
mặt với những mặt tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Quá trình toàn cầu hóa làm gia tăng tính phụ thuộc giữa các quốc gia với
nhau; khi xảy ra những rủi ro tài chính ở một quốc gia nào đó hậu quả của nó không
chỉ tác động đến nền kinh tế của nước này mà là hàng loạt những ảnh hưởng đến tất
cả các nước khác có liên hệ và hợp tác với quốc gia đó. Năm 2008, thế giới đã rơi
vào một cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái 1929 –

1933. Và cho đến nay cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu vẫn đang ảnh hưởng
nặng nề, nhất là khối thị trường chung Châu Âu, mà chưa một ai hiểu nguyên nhân
sâu xa của nó. Cũng giống như các cuộc khủng hoảng năm 2008 và hiện nay, cuộc
khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở một số nước châu Á 1997 – 1998 không những
gây ra những chấn động ở khu vực mà còn mang tính chất toàn cầu.
Trước năm 1997, kinh tế ở các nước Đông Á vẫn tiếp tục phát triển sau một
thời gian dài tăng trưởng ngoạn mục.Nhưng nền kinh tế đột nhiên có những biến
đổi nghiêm trọng dẫn tới khủng hoảng tiền tệ. Trước hết, đồng Baht mất giá thê
thảm ở Thái Lan, sau đó nhanh chóng lan tỏa sang Hàn Quốc, Indonesia, rồi tới
Hồng Kông, Malaysia, Philippines. Không dừng lại, chỉ mấy tháng sau, cuộc khủng
hoảng đã mang tính toàn cầu khi lôi kéo Nga, Brasil vào vòng xoáy.
Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở một số nước châu Á 1997 – 1998
không những gây ra những chấn động về mặt kinh tế, xã hội ở mỗi nước, ảnh hưởng
đến các nước khác ở khu vực, mà tạo ra một chấn động về lý luận kinh tế.
Là điểm nóng nhất của cuộc khủng hoảng, nhưng chỉ sau khoảng, nhưng chỉ
sau khoảng 2 năm tiến hành khôi phục khủng hoảng, dân tộc Hàn Quốc lại đưa thế
giới đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác – khôi phục hoàn toàn nền kinh tế với mức
độ phục hồi nhanh nhất và tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.
1
Việt Nam, Hàn Quốc là hai quốc gia có nhiều điểm tương đồng về điều kiện
tự nhiên, lịch sử và văn hóa truyền thống. Việc hợp tác Việt – Hàn đã và đang mở ra
những triển vọng tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực trong đó nổi bật là lĩnh vực kinh tế và
thương mại. Việt Nam là nước nằm trong vùng được coi là có cơ hội “hóa hổ”, “hóa
rồng” và cũng được cảnh báo là có khả năng bị cuốn vào các cuộc khủng hoảng.
Việt Nam hiện nay đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược do Đại hội VIII (1996) của Đảng ta đề ra –
phấn đấu đến năm 2020 đưa đất nước ta cơ bản trở thành một quốc gia công nghiệp.
Để hoàn thành mục tiêu này, chúng ta phải rất nỗ lực, phải xác định, lựa chọn được
những hướng đi đúng đắn, phù hợp, trong đó có việc tham khảo và học tập mô hình
phát tiển kinh tế của các quốc gia phát triển (G7,OECD) cũng như các NIC Đông Á

– điển hình là Hàn Quốc – đó cũng là điều hết sức và bổ ích.
Cùng với Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Việt Nam nằm trong nhóm các
các nước ở Châu Á ít bị ảnh hưởng nhất trong cuộc khủng hoảng này. Song, nó
cũng là lời cảnh báo đối với tiến trình kinh tế của chúng ta trước thềm hội nhập vào
nền kinh tế khu vực và thế giới. Vậy “khủng hoảng như vậy do những nguy cơ nào?
Việt Nam có hay không sự tồn tại những nguy cơ ấy? Nếu có, thì nền kinh tế Việt
Nam cũng sẽ rơi vào khủng hoảng trong một tương lai gần hay chăng?”
Hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á 1997 – 1998 đã để
lại những bài học kinh nghiệm quý giá về điều hành chính sách kinh tế vĩ mô trong
điều kiện toàn cầu hóa kinh tế. Những bài học này đặc biệt có ý nghĩa đối với các
nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Chính vì vậy, nghiên cứu cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Hàn Quốc
1997 – 1998, nền kinh tế được coi là “thần kỳ” đã phải lâm vào một tình trạng
khủng hoảng và đã phục hồi được nền kinh tế trong 2 năm là một việc làm mang ý
nghĩa khoa học cũng như thực tiễn rất quan trọng đối với Việt Nam.
Nghiên cứu đề tài sẽ rút ra được những khái quát cần thiết về bức tranh kinh
tế - xã hội của Hàn Quốc trong cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở 1997 –
1998, những kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội của Hàn
Quốc để thoát khỏi khủng hoảng , khôi phục và đưa đất nước tiếp tục tăng trưởng
cao. Khóa luận thành công sẽ là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu bộ môn
Đông phương học – kinh tế Đông Nam Á, quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở
Hàn Quốc. Góp phần giải đáp một số vấn đề về lý luận và thực tiễn đang đặt ra hiện
nay là Hàn Quốc trong cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á 1997 – 1998,
2
các nguyên nhân, biện pháp khắc phục cũng như những kinh nghiêm, bài học của
Hàn Quốc cho Việt Nam.
Chính những lý do trên cộng với sự gợi mở của thầy giáo hướng dẫn, chúng
tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Hàn Quốc (1997 –
1998) để làm khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Khoa học Đông phương học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á ở Hàn Quốc 1997 – 1998 trong
thời gian đã được nhiều cơ quan khoa học, nhiều nhà nghiên Hàn Quốc, tổng kết và
bước đầu rút ra được nguyên nhân, tính chất, tác động và những bài học kinh
nghiệm cụ thể. Đó là những công trình đã được công bố của Uỷ ban biên soạn lịch
sử quốc gia, Viện Hàn Lâm nghiên cứu khoa học, Tổ chức nghiên cứu Hàn Quốc,
Tổ chức hợp tác quốc tế…như: “Hàn Quốc (đất nước – con người)”, “sổ tay Hàn
Quốc” đã trình bày một cách khá hệ thống, khoa học, tỉ mỉ và công phu về bức
tranh kinh tế - xã hội của Hàn Quốc hiện đại.
Bên cạnh những công trình chung, một nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã có sự
đầu tư nghiên cứu đi sâu về lĩnh vực kinh tế như: Song Byung Nak “Bàn về kinh tế
Hàn Quốc” (1994)”, Ilsa-kong với “Hàn Quốc trong nền kinh tế thế giới”, Kim
Iojure với “Kinh tế Hàn Quốc năm mươi năm sau giải phóng”, Lee Churl- hee với “
Lịch sử và văn hóa Hàn Quốc” (2007) … Các công trình nghiên cứu này đã có sự
đầu tư nghiên cứu trên cả lĩnh vực kinh tế và xã hội, đã phản ánh quá trình quá trình
phát triển đầy thăng trầm của quốc gia một cách sinh động và rõ nét về đất nước,
con người và một số thành tựu văn hóa, xã hội của Hàn Quốc. Đồng thời cũng cung
cấp những thông tin cần thiết về kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc kế hoạch
hóa nền kinh tế thị trường quốc gia, trong việc sử dụng công cụ thị trường và những
chính sách vĩ mô quan trọng của Nhà nước để hoàn thành mục tiêu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, các tác giả đã viết theo cách cảm nhận của
người Hàn Quốc về chính đất nước họ, cho nên có lúc cách giải thích có thể chưa
thật sự khách quan.
Do nhiều lý do, trong các nước phương Tây và Mỹ, Mỹ là nước là nước
nghiên cứu về Hàn Quốc từ rất sớm, đặc biệt là về Hàn Quốc trong khủng hoảng tài
chính – tiền tệ 1997 – 1998 và có hệ thống với nhiều công trình, bài viết đáng chú ý
của những nhà nghiên cứu tên tuổi.
3
Tiêu biểu cho quan điểm khẳng định “thần kỳ Đông Á” và “kỳ tích sông
Hàn” có các công trình như “Người khổng lồ tiếp theo của châu Á – Hàn Quốc và
công nghiệp hóa muộn” của A.Amsden (1989), “Bốn con rồng nhỏ. Trào lưu công

nghiệp hóa ở Đông Á” của Ezra F. Vogel (1991), “Một cái nhìn khác về sự thần kỳ
Đông Á” của Gusta Ranis (1996), “Đông Á con đường dẫn đến phục hồi” của
Bottelier (1999), Ngân hàng Thế giới với Đông Á phục hồi và phát triển (1999) …
Các nhà nghiên cứu đã tiếp cận, nghiên cứu xã hội Hàn Quốc hiện đại trên rất nhiều
khía cạnh, lĩnh vực khác nhau từ kinh tế, chính trị đến xã hội, văn hóa và giáo dục
… để chứng minh cho những luận điểm của mình. Mặc dù họ cũng có những phê
phán, chỉ trích nhưng họ vẫn đánh giá cao sự phát triển kinh tế - xã hội của Hàn
Quốc đã góp phần quan trọng tạo nên mô hình phát triển Đông Á đầy năng động với
sự tăng trưởng cao và bền vững.
Trái với các quan điểm trên, những ý kiến bác bỏ, phủ định “sự thần kỳ
Đông Á”, cho rằng “sự thần kỳ Đông Á sắp kết thúc” như M.Clifford với “Con hổ
nổi loạn. Nhà kinh doanh, các quan chức và tướng lĩnh ở Hàn Quốc” (1994),
Walden Bello và Stephanie Rosenfeld với “Mặt trái của những con rồng” (1993),
Josephe Stiglitz với “Suy nghĩ lại sự thần kì Đông Á” (2002) … Các công trình này
chủ yếu được nghiên cứu vào những năm 90 của thế kỷ XX, khi kinh tế Hàn Quốc
và Đông Á bắt đầu gặp những khó khăn sau một thời kỳ phát triển mạnh. Các học
giả này đã lên tiếng về những mặt trái, những hạn chế của các con rồng, con hổ
châu Á, đưa ra những kiến giải không dễ gì bác bỏ được để chứng minh cho nhận
định của họ.
Tình hình nghiên cứu Hàn Quốc ở Nhật Bản và Trung Quốc cũng không kém
phần sôi nổi.
Ở Trung Quốc, có các công trình nghiên cứu đến bí quyết thành công của
NICs Đông Á như “ Bí quyết cất cánh của bốn con rồng nhỏ” của Ngụy Kiệt và Hạ
Diệu (1993) với những luận chứng đáng chú ý khi nghiên cứu bí quyết thành công
của NICs Đông Á trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, qua đó các tác giả
cũng rút ra các kinh nghiệm để áp dụng vào sự nghiệp cải cách kinh tế của Trung
Quốc. Quách Diệu Bang với “Kinh nghiệm của tiến bộ khoa học kỹ thuật và bồi
dưỡng nhân tài ở Nam Triều Tiên” (1993)”, xem như là tấm gương cho các nước
đang phát triển ngày nay học tập để có bước phát triển dài và trong tương lai sẽ trở
thành những quốc gia giàu sức sống nhất trong nền kinh tế thế giới. Tháng 1 –

1996, báo Thông tin Bắc Kinh phối hợp với hãng Xinhua và tạp chí Tin tức thị
4
trường Trung Quốc đã tổ chức một cuộc hội thảo lớn về kinh tế thế giới và Đông Á
với sự tham gia của nhiều nhà khoa học,quản lý, lãnh đạo. Hội thảo đã dành một
phần quan trọng cho khu vực Đông Á trong đó ý kiến đa phần đã đánh giá cao sự
thành công kinh tế của các nước Đông Á và các nguyên nhân phát triển của nó …
Ở Nhật Bản, các công trình nghiên cứu như “Mậu dịch và những chính sách
đầu tư ở Đông Á” của Mokoto (1994), “Chính sách công nghiệp hóa ở Đông Á” của
RyuiChino Inore, Horohisa Kohama và Shujiro (1999) đã nghiên cứu quá trình phát
triển chính sách công nghiệp của Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan ở các ngành dệt,
điện tử và ô tô …
Ở Việt Nam cũng đã có những công trình, bài viết nghiên cứu, phân tích,
đánh giá, nhận xét về Hàn Quốc trong cuộc khủng hoảng tài hính – tiền tệ 1997
-1998 cá nhân , tập thể, các viện nghiên cứu khoa học, kinh tế. Các công trình, bài
viết tiêu biểu về quá trình phát triển thần kỳ của Đông Á nói chung và Hàn Quốc
nói riêng như “Kinh tế Đông Á, nền tảng của sự thành công” của Đỗ Đức Định
(1995), “Hiện tượng thần kỳ Đông Á. Các quan điểm khác nhau” với bài viết của
Nguyễn Thị Luyến (chủ biên): “Khái quát các quan điểm về hiện tượng “thần kỳ”
Đông Á”( 1997), Ngô Thị Trinh với “Đặc điểm và tình hình kinh tế của các NIE
châu Á”(1997), “Quá trình phát triển kinh tế và xã hội của Hàn Quốc trong giai
đoạn 1961 -1993 và kinh nghiệm đối với Việt Nam” của Hoàng Văn Hiển (2000) …
Các công trình này đã trình bày khái quát hoặc chi tiết cả tiến trình kinh tế Hàn
Quốc cả về thành tựu và vấn đề đặt ra, nguyên nhân phát triển và bài học kinh
nghiệm, quá trình chuyển giao công nghệ, vai trò của Nhà nước trong quá trình phát
triển kinh tế …
Một số công trình, bài viết nghiêng về quá trình phát triển xã hội của Hàn
Quốc như nghiên cứu công bằng xã hội trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế
hay đi vào một số lĩnh vực, khía cạnh xã hội và nêu tác động của nó đối với quá
trình tăng trưởng kinh tế như Lê Bộ Lĩnh với “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã
hội ở một số nước châu Á và Việt Nam” (1998), Hoàng Văn Hiển với “Giáo dục và

đào tạo ở Hàn Quốc” (1998) …
Một số công trình, những bài viết nghiêng về triển vọng, dự báo phát triển
của Hàn Quốc, đặc biệt là các bài viết thường xoáy vào những ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng đến nền kinh tế - xã hội, những đối sách, chiến lược phát triển vượt
qua khủng hoảng như Trần Lan Hương với “Một số giải pháp của các Chaebol Hàn
Quốc trước cơn lốc khủng hoảng tài chính – tiền tệ”(1998), Nguyễn Thiện Nhân với
5
“Khủng hoảng kinh tế - tài chính ở châu Á 1997 – 1999, nguyên nhân, hậu quả và
bài học với Việt Nam”(2002), Ngọc Anh với “Kinh tế Hàn Quốc sau 10
năm”(2007) …
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng: Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính châu Á ở Hàn Quốc 1997 – 1998
Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt không gian, khóa luận nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội 1997 –
1998 của một chủ thể chính trị - kinh tế ở khu vực Đông Bắc Á: Khủng hoảng tài
chính – tiền tệ ở Hàn Quốc 1997 – 1998.
Về mặt thời gian, khóa luận dành trọng tâm nghiên cứu vào giai đoạn 1997 –
1998. Tuy nhiên các giai đoạn trước và sau đó vẫn được nghiên cứu trong chừng
mực nhất định nhằm đảm bảo tính logique của đề tài và làm nổi bật hơn giai đoạn
nghiên cứu trọng tâm.
Về nội dung, khóa luận nghiên cứu quá trình phát triển thần kỳ của Hàn
Quốc , trọng tâm là bức tranh kinh tế - xã hội Hàn Quốc trong khủng hoảng 1997 –
1998, biện pháp khắc phục và hiệu quả sau khủng hoảng ở Hàn Quốc.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử - logique, trình bày
bày quá trình hình thành và phát triển của vấn đề bằng các sự kiện lịch sử, phân chia
giai đoạn bằng các mốc lịch sử theo thời gian, qua đó rút ra những khái quát cần
thiết. Ngoài ra khóa luận còn kết hợp các phương pháp so sánh - đối chiếu, phương
pháp thu thập thông tin: tìm kiếm nguồn thông tin phục vụ đề tài thông qua dữ liệu
sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.

5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu;
Khóa luận với mục đích trọng tâm là nghiên cứu khủng hoảng tài chính -
tiền tệ ở Hàn Quốc 1997 – 1998, khóa luận nhằm mục đích như: khái quát được sự
hình thành, vận động, phát triển của đối tượng nghiên cứu, nêu lên được những vấn
đề tiêu biểu của Hàn Quốc trong cuộc khủng hoảng cũng như các nguyên nhân, biện
pháp khắc phục. Bên cạnh đó, rút ra được những đặc điểm, quy luật phát triển của
Hàn Quốc trong cuộc khủng hoảng cũng như những kinh nghiêm, bài học của Hàn
Quốc cho Việt Nam.
6
6. Cấu trúc của khóa luận:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài được chia làm 3 chương.
Chương 1: Khái quát trình phát triển của Hàn Quốc trong hai thập niên trước
khủng hoảng
Chương 2 : Bức tranh kinh tế - xã hội Hàn Quốc trong cuộc khủng hoảng tài
chính – tiền tệ 1997 – 1998
Chương 3 Một số nhận xét về cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Hàn
Quốc 1997 – 1998 và những bài học kinh nghiệm rút ra.
7
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HÀN
QUỐC TRONG HAI THẬP NIÊN TRƯỚC KHỦNG HOẢNG
1.1. Hàn Quốc trong giai đoạn cất cánh kinh tế lần thứ hai: Phát triển
công nghiệp kỹ thuật cao và hoàn thành công nghiệp hóa (1979 – 1993)
1.1.1. Về kinh tế (1979 – 1993)
Từ năm 1979 đến đầu năm 1993, Hàn Quốc bắt đầu thực hiện chính sách
kinh tế chú trọng vào ổn định kinh tế thay vì lớn mạnh một chiều bao gồm việc ổn
định giá cả, tự do hóa kinh tế và giữ cân bằng kinh tế…Đẩy mạnh xuất khẩu một số
sản phẩm công nghiệp như: gang thép, thiết bị máy móc, ô tô, tàu biển, xe máy, hóa
chất… được thực hiện thông qua các Chaebol khổng lồ như Daewoo, Hyundai,
Samsung… Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân, từ năm 1989 trở đi nền kinh tế Hàn
Quốc không còn giữ được thời “hoàng kim” như hai thập niên trước [6; 32 - 33].

Có 8 vấn đề nổi bật về quá trình phát triển kinh tế của Hàn Quốc trong giai
đoạn 1979 – 1993 trên cơ sở điều chỉnh mô hình kinh tế hướng ngoại bước vào thời
kỳ công nghiệp kỹ thuật cao, chuẩn bị tiền đề cho việc gia nhập hàng ngũ các nước
tư bản phát triển:
- Sự đổi mới quan niệm về vai trò kinh tế của nhà nước và cơ chế vận hành
kinh tế. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Hàn Quốc để
giải quyết hàng loạt các vấn đề đang cản trở sự phát triển của đất nước.
- Tiếp tục thực hiện kế hoạch hóa kinh tế, chuyển từ mô hình tăng trưởng
mất cân đối sang mô hình tăng trưởng cân đối.
- Đẩy mạnh chương trình tự do hóa thị trường nhằm giảm bớt sự can thiệp
của nhà nước.
- Hỗ trợ và thúc đẩy bộ phận công nghiệp vừa và nhỏ phát triển nhằm khắc
phục sự mất cân đối trong cơ cấu công nghiệp và hướng hoạt động của bộ phận này
vào xuất khẩu.
- Tiếp tục đảy mạnh công nghiệp bằng việc phát triển các nghành kỹ thuật –
công nghệ cao của dân tộc nhằm thay thế nguồn công nghệ nhập khẩu từ các nước
tư bản phát triển, gắn liền với việc đẩy mạnh hoạt động khoa hoc – kỹ thuật đi vào
chiều sâu phục vụ đắt lực cho tăng trưởng kinh tế.
8
- Điều chỉnh hợp lý cơ cấu hàng xuất khẩu và đa dạng hóa, quốc tế hóa thị
trường xuất khẩu.
- Tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài theo hình thức mới và từng bước đẩy
mạnh đầu tư ra nước ngoài, gắn liền với việc chuyển giao công nghệ và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa.
- Tiếp tục công cuộc cơ giới hóa, hiện đại hoa nông thôn nhằm rút ngắn
khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị lên một bước [20; 133 - 163].
Có thể nói, vào những năm 80 của thế kỷ XX, Hàn Quốc đã có bước tiến
mới trong quan niệm về vai trò kinh tế của nhà nước. Thay vào sự can thiệp quá chủ
quan, nhà nước trở lại với vai trò hỗ trợ để phát huy những ưu thế vốn có của các
quy luật kinh tế thị trường, loại bỏ “tính chỉ huy” của Chính phủ.

Năm 1981, Chính phủ Chun Doo Hwan đã vạch ra một chiến lược phát triển
với 3 mục tiêu kết hợp: ổn định giá cả; tự do hóa thị trường; tăng trưởng kinh tế một
cách cân đối [22; 68].
Để ổn định giá cả và hạn chế lạm phát, nhà nước đã triển khai hàng loạt biện
pháp tài chính tiền tệ chặt chẽ, giảm mạnh trợ giá lúa cho các hộ nông nghiệp. Năm
1980 thóc được mua với giá cao hơn là 25%, đến năm 1985 còn 16%. Kết quả là thâm
hụt ngân sách giảm nhanh từ mức 5,6% năm 1981 xuống còn 0,96% năm 1986. Nhìn
chung từ đầu năm 1983 Chính phủ đã giảm được ảnh hưởng của lạm phát [20; 137].
Đi đôi với hoạt động ổn định giá tự do hóa nền kinh tế. Điều này không có
nghĩa là tự loại bỏ điều chỉnh của nhà nước đối với hoạt động kinh tế nhất thời, mà
là từng bước giảm bớt sự can thiệp trực tiếp quan liêu, mệnh lệnh của nhà nước
thông qua việc trao quyền tự chủ nhiều hơn cho khu vực kinh tế tư nhân cũng như
nhà nước, để cho các quy luật của thị trường chi phối, tác động nhiều hơn và hiệu
quả hơn đến các hoạt động kinh tế. Sự can thiệp của nhà nước lúc này thường mang
tính gián tiếp thông qua các đòn bẫy kinh tế khi cần thiết. Nhìn chung, chương trình
này thể hiện rõ nét ở những nội dung sau:
- Trả lại tự do cạnh tranh cho các chủ thể kinh tế bằng nhiều phương cách:
Ngay từ đầu năm 1980, Chính phủ đã đưa ra “những biện pháp nâng cao chất lượng
xí nghiệp” buộc giải thể 102 xí nghiệp không có khả năng cạnh tranh, ban hành
Luật chống độc quyền và buôn bán trung thực (32-12-1980), Phương án cải cải cách
chế độ tài chính, Dự luật giúp đỡ ngành nghề… Đây là điều khác biệt quan trọng so
với phương pháp áp dụng trong chiến lược tăng trưởng trước đây [27; 53 - 54].
9
- Tự do hóa việc hình thành cơ cấu công nghiệp với mục đích khắc phục
tình trạng mất cân đối về cơ cấu công nghiệp. Nếu như trước đây Nhà nước dùng
phương pháp phân bổ nguồn tích lũy và các nguồn lực khác để định hình cơ cấu
công nghiệp theo kế hoạch thì đến nay nhà nước nhường sự hình thành cơ cấu cho
các lực lượng thị trường nhằm tránh lặp lại tình trạng ưu tiên đầu tư quá mức như ở
thập niên 1970 của thế kỷ XX, đã tạo ra sự mất cân đối và cản trở sự phát triển của
hệ thống tài chính.

- Tự do hóa một số lĩnh vực tài chính: Năm 1980, nhà nước đã hạ giá 20%
đồng Won, thực hiện tư nhân hóa ngân hàng thương mại. Trong thập niên 80, vấn
đề quốc tế hóa và mở cửa các vấn đề tài chính được đẩy nhanh [20; 139]
- Tự do hóa nhập khẩu: Trong cả quá trình thực hiện ở những năm 60 và 70
nhập khẩu thường bị hạn chế - trừ các mặt hàng nhập khẩu cho đầu vào của sản xuất
xuất khẩu, tỷ lệ tự do hóa nhập khẩu dừng ở mức 50%. Do đó các nhà sản xuất cho
thị trường trong nước ít gặp phải sự cạnh tranh từ bên ngoài đồng thời cũng gặp
không ít khó khăn do chính sách bảo hộ này làm cho chất lượng hàng hóa kém hơn
so với hàng hóa cùng loại ở một số nước khác. Tình trạng này tác động xấu, đe dọa
đến nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Hàn Quốc. Để khắc phục tình hình
trên, Chính phủ đã thực hiện việc thúc đẩy tự do hóa nhập khẩu tức là cho phép
cạnh tranh từ bên ngoài. Kết quả là sự có mặt của các loại hàng nhập khẩu trong số
các mặt hàng tiêu dùng đã tăng từ tỷ lệ 68,2% năm 1979 lên 94,8% năm 1988 [19;
74]. Mức thuế đánh vào các hàng nhập khẩu cũng giảm từ 38,7% năm 1987 xuống
còn 18,1% năm 1988. Đến đầu thập niên 1980, tỷ lệ tự do hóa nhập khẩu đã tăng
lên 70% và tiếp tục tăng tới mức 95% vào năm 1990 [20; 140 - 141].
- Tư nhân hóa lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Đây là hoạt động rất quan
trọng diễn ra trong bối cảnh làn sóng tư nhân hóa mới, quy mô lớn và bao trùm
nhiều nước từ giữa thập niên 1970 đến cuối thập niên 1980. Đến giai đoạn này,
nhiều ngành như ngân hàng và một số ngành kinh tế khác vốn được coi là “cao
điểm chỉ huy kinh tế” thuộc sở hữu nhà nước cũng đã từng bước được tư nhân hóa.
Để giảm bớt sự mất cân đối giữa bộ phận công nghiệp có quy mô lớn và bộ
phận công nghiệp vừa và nhỏ từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX, Chính phủ đã tích cực
khiển khai nhiều biện pháp để hỗ trợ cho bộ phận công nghiệp vừa và nhỏ. Năm
1982, nhà nước đã thông qua kế hoạch dài hạn 10 năm đẩy nhanh sự phát triển công
nghiệp vừa và nhỏ với mục tiêu cụ thể: phấn đấu đưa tổng giá trị của bộ phận này từ
33,4% năm 1982 lên 44,8% năm 1991 và lao động trong khu vực tăng từ 47,7% lên
10
54,3%, phần đầu tư tăng từ 29,7% lên 43,7% [22; 75]. Kế hoạch này được thực hiện
qua hàng loạt các biện pháp như: chương trình giúp đỡ cho các xí nghiệp được xem

là có triển vọng về tài chính, công nghệ và marketing (năm 1982); hỗ trợ triển khai
chương trình hiện đại hóa tập thể giữa các doanh nghiệp nhỏ; kích thích phát triển
công nghệ đẩy nhanh hiện đại hóa quản lý; đẩy mạnh sự hợp với các doanh nghiệp
khác quy mô nhất là trong khâu sản xuất phụ kiện, các bộ phận chi tiết thông qua
hợp đồng; khuyến khích, hỗ trợ các đơn vị công nghiệp nhỏ tư nhân xây dựng các
hội hợp tác. Trong tất cả các biện pháp cơ bản trên, chính sách hỗ trợ về tài chính
đóng vai trò trọng tâm để thực hiện các mục tiêu. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã
giúp đỡ về vốn, ban hành các đạo luật như Luật đẩy nhanh phát triển công nghiệp
vừa và nhỏ…Ngoài ra còn phải kể đến các hoạt động đẩy nhanh xuất khẩu của bộ
phận này.Tất cả các biện pháp tổng hợp kể trên của Chính phủ đã khắc phục được
tình trạng tụt hậu của công nghiệp vừa và nhỏ cũng như tình trạng mất cân đối trong
cơ cấu công nghiệp.
Bên cạnh đó, để xây dựng nghành công nghiệp có kỹ thuật cao, khâu then
chốt là phải có công nghệ tương ứng hiện đại. Chính phủ Hàn Quốc một mặt thực
hiện biện pháp nhập khẩu, hấp thụ kỹ thuật, công nghệ từ nước ngoài. Mặt khác,
Hàn Quốc cũng mở rộng nghiên cứu để tự túc các công nghệ hiện đại, rút ngắn
khoảng cách về trình độ so với các nước tiên tiến và xây dựng các chính sách để
khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực này [20; 147]. Có thể
nói, việc phát triển các ngành có kỹ thuật cao ở giai đoạn này thực sự là những biện
pháp làm cho nền kinh tế Hàn Quốc cất cánh lần thứ hai.
Đồng thời, để tăng cường cạnh tranh trên thị trường thế giới, Hàn Quốc đã
điều chỉnh hợp lý cơ cấu hàng xuất khẩu, đa dạng hóa, quốc tế hóa thị trường xuất
khẩu. Hàn Quốc đã thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu từ hàng sơ chế sang hàng công
nghệ cao cấp, ngày càng nâng cao tính quốc tế hóa tiêu biểu là các sản phẩm điện
tử, ô tô, vi điện tử, robot, hóa học cao cấp…
Thị trường xuất khẩu truyền thống của Hàn Quốc trong thập niên 60 và 70 là
Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu. Sang thập niên 1980, theo xu hướng đa dạng hóa và quốc
tế hóa thị trường, Hàn Quốc cũng đã từng bước tăng cường buôn bán với các đối tác
khác trên thế giới như các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Á, Trung Đông, Mỹ Latinh
và châu Phi. Năm 1988, thị trường châuÁ chiếm 34% tổng kim ngạch xuất khẩu của

Hàn Quốc, thị trường châu Âu chiếm 16,1%, thị trường Bắc Mỹ chiếm 38,1%, tiếp
đến là các thị trường Mỹ Latinh: 2,6%, Trung Đông: 4,3%, châu Phi: 1,2% [20; 153].
11
Song song với việc tập trung phát triển các ngành công nghiệp, Chính phủ
Hàn Quốc cũng rất chú ý đến vấn đề nông nghiệp. Đến cuối thập niên 1970, nền
nông nghiệp Hàn Quốc tuy có bước phát tiển hơn trước nhưng nhìn chung vẫn luôn
đứng ở vị trí rất thấp so với kinh tế công nghiệp. Sang thập niên 1980, để đẩy nhanh
nhịp độ phát triển nông nghiệp tương xứng với nền công nghiệp đã đủ mạnh, Chính
phủ Hàn Quốc đã thực hiện một số chính sách, biện pháp như: đầu tư mạnh vào lĩnh
vực nông nghiệp (3,4 tỷ USD năm 1985); đẩy mạnh nghiên cứu phát triển nông
nghiệp, nông thôn nhằm tăng năng suất lao động (tăng sản lượng, đưa các giống lúa,
hoa màu mới vào canh tác, đẩy mạnh công nghiệp phân bón và thuốc trừ sâu, đáng
chú ý là việc trồng cây trong nhà kính); từng bước tiến tới mở cửa thị trường nông
nghiệp, thay thế hạn chế nhập khẩu gay gắt trước đây; xây dựng các vùng nông thôn
- công nghiệp có tính chất liên kết; Chính phủ cho phép hành nghề và phổ biến
những loại hình dịch vụ nhằm khuyến khích sự phát triển nông nghiệp.
Các nỗ lực phát triển nông nghiệp của Hàn Quốc chủ yếu tập trung vào việc
tăng tối đa sản lượng ở diện tích đất đai có thể trồng trọt được, khoảng 21% tổng số
đất đai của Hàn Quốc vào năm 1992. Tuy nhiên, lao động nông nghiệp ở Hàn Quốc
vẫn giảm, tỷ lệ dân sống ở nông thôn giảm xuống còn 14% năm 1992. Chính phủ
Hàn Quốc đã có những cố gắng lớn đối với việc thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp
nhằm giải quyết vấn đề thiếu lao động ở nông thôn.
Trong giai đoạn này, Hàn Quốc tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài theo hình
thúc mới và từng bước đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài. Từ cuối thập niên 70 trở đi,
do nền kinh tế quốc gia đã đủ mạnh và có sự thay đổi trong quan hệ thương mại của
Hàn Quốc với nước ngoài, mặt khác để giảm bớt số vay nợ quá lớn do quá trình
công nghiệp hóa cũng như để thu hút kỹ thuật công nghệ mũi nhọn…, Chính phủ đã
có sự thay đổi trong chủ trương, chính sách thu hút đầu tư bằng việc nới rộng phạm
vi đầu tư của nước ngoài và cho phép họ đầu tư trực tiếp. Đây cũng là hình thức
xuất khẩu tư bản quan trọng từ các nước tư bản phát triển nhất sang NICs Đông Á

nói chung và Hàn Quốc nói riêng.
Luật khuyến khích vốn đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi ban hành vào năm
1979 và 1983 có hai điểm thoáng nhất đó là chế độ tự phê chuẩn và miễn giảm thuế
đối với các hạng mục công trình đầu tư có khoa hoc – kỹ thuật tiên tiến hoặc có vốn
lớn. Các công ty đa quốc gia ngày càng đầu tư đáng kể vào Hàn Quốc, chẳng hạn:
Tập đoàn Mitsubishi chiếm 15% vốn và cung cấp kỹ thuật chế tạo xe hơi cho
Hyundai, công ty General Motors nắm đến một nửa cổ phần của công ty xe hơi
12
Daewoo. Trong các đối tác đầu tư vào Hàn Quốc ở giai đoạn này, Nhật Bản đứng
hàng đầu. Vào năm 1985, chỉ riêng các khoảng đầu tư tư nhân của Nhật vào đất
nước này đã trên 1 tỷ USD, chiếm khoảng 47,4% tổng số đầu tư tư nhân nước
ngoài, hơn 1000 công ty Nhật hoạt động trong các ngành công nghiệp của Hàn
Quốc [20; 156].
Một nét nổi bật trong các hoạt động đầu tư của Hàn Quốc trong giai đoạn
này là từng bước đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài. Đây là một trong những nội
dung chủ yếu của chiến lược gia nhập hàng ngũ các nước tư bản phát triển của
Hàn Quốc, với các biện pháp: khuyến khích các công ty dùng nhiều lao động, tiền
lương thấp của họ ra nước ngoài; đầu tư vào cả thị trường có giá lao động cao ở
các nước phát triển.
Sau hơn môt thập niên xây dựng và phát triển quốc gia (1979 - 1993), kế
thừa thành quả của giai đoạn cất cánh kinh tế lần thứ nhất (1961 - 1979), nhân dân
Hàn Quốc tiếp tục gặt hái được những thành tựu cơ bản về kinh tế, đó là:
- Nền kinh tế tiếp tục giữ được tốc độ tăng trưởng GDP và GNP cao và ổn
định, thậm chí cao hơn mức bình quân so với giai đoạn 1961-1979: Trong 14 năm
(1977 - 1991), tốc độ GNP bình quân tăng mỗi năm là 8,1%, GDP hơn 8,1%.
- Về GDP và GNP bình quân đầu người có sự gia tăng tương ứng: Trong 12
năm (1979 - 1990), GDP của Hàn Quốc tăng gấp hơn 4,1 lần, GNP bình quân đầu
người tăng gấp 3,6 lần.
- Sản xuất công nghiệp có sự phát triển cao theo chiều sâu: Tính chung
trong ba kế hoạc 5 năm từ 1977-1991, bình quân mỗi năm sản xuất công nghiệp

tăng 12,6% và tỷ trọng công nghiệp trong GDP từ 1979-1991 luôn ở mức trên 40%,
trong đó công nghiệp chế tạo – thước đo trình độ công nghiệp của một quốc gia
chiếm tỷ lệ đóng góp quan trọng. Năm 1988, Hàn Quốc đã vươn lên vị trí thứ 4
trong số 10 nước công nghiệp chế tạo lớn nhất thế giới đang phát triển.
- Về ngoại thương, Hàn Quốc trở thành nước xuất khẩu tiêu biểu trong các
NICs: Tốc độ gia tăng xuất khẩu bình quân hằng năm của Hàn Quốc là 30%.
- Từng bước tiến lên chiếm lĩnh kỹ thuật cao, cạnh tranh với cả những nước
tư bản phát triển nhất trên một số lĩnh vực: Từ cuối thập niên 1980, riêng ở một số
ngành Hàn Quốc đã theo sát trình độ các nước tư bản phát triển. Ngoài ra, Hàn
Quốc còn đạt được những thành tựu trong các lĩnh vực vi điện tử, cơ điện, hàng
không, hóa tinh vi, hóa sinh, máy tính thông minh, chế tạo robot để khai thác biển ở
độ sâu, tàu cao tốc… [22; 90 - 100].
13
- Về nông nghiệp đã có sự phát triển vượt bậc so với giai đoạn 1961 - 1979,
nhìn chung nông nghiệp đã trở thành khu vực kinh tế độc lập, phần nào chủ động
được vấn đề tự túc lương thực, thực phẩm.
Với những thành tựu kinh tế nói trên, giai đoạn 1979 - 1993 đã được xem là
giai đoạn cất cánh kinh tế lần thứ hai của Hàn Quốc, giai đoạn hoàn thành sự nghiệp
công nghiệp hóa đất nước và bắt đầu bước vào thời kỳ phát triển mới: xây dựng
Hàn Quốc mới bằng chiến lược toàn cầu hóa. Có thể nói, trong giai đoạn này, sự
thành công của Hàn Quốc chính là sự thành công của một nhà nước can thiệp mạnh
- một nhà nước đã ban cấp sự bảo hộ về thuế quan và những trợ cấp một cách thận
trọng và dồi dào, đã vạn dụng những lãi suất và tỷ giá hối đoái, quản lý đầu tư và
kiểm soát công nghiệp [54; 11]. Nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng phi thường, liên
tục, tương đối cao và ổn định chủ yếu nhờ vào sự phát triển của công nghiệp hướng
về xuất khẩu và khu vực dịch vụ; nhờ mở cửa thị trường theo xu thế tự do hóa; tạo
lập một nền kinh tế phát triển có hiệu suất; đẩy mạnh đầu tư phát triển giáo dục; cơ
chế vận hành kinh tế kết hợp “Chính phủ cứng” với “thị trường mềm” [51; 51 - 54].
Tuy vậy, bên cạnh thành công đáng ghi nhận, bước vào năm 1993, nền kinh
tế Hàn Quốc đã và đang đứng trước những thử thách cần phải giải quyết, tập trung ở

những vấn đề cơ bản sau:
- Trước hết, môi trường quốc tế không còn thuận lợi như trong các thập
niên trước (nhất là thập niên 1950 - 1960) cho sự phát triển của kinh tế Hàn Quốc.
- Nền kinh tế Hàn Quốc tuy có những bước đột phá lớn nhưng nhìn chung
vẫn còn phụ thuộc vào nước ngoài trên một số phương diện: thị trường, nguồn
nguyên, nhiên liệu, kỹ thuật – công nghệ, vốn…
- Nền kinh tế Hàn Quốc bước vào thập niên 1990 còn đứng trước những
khó khăn lớn: lạm phát gia tăng, thâm hụt ngân sách, nhu cầu nhập khẩu lao động…
- Lĩnh vực nông nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại: tốc độ tăng
trưởng nhìn chung còn thấp, giảm dân số và lao động ở nông thôn, sự phụ thuộc vào
nhập khẩu nông sản…
1.1.2. Về xã hội (1979 - 1993)
Bắt đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, lịch trình về phát triển xã hội mới được
Nhà nước Hàn Quốc đặt ra một cách trực tiếp, hệ thống và toàn diện, luôn nằm
trong những nội dung chủ yếu của kế hoạch 5 năm cũng như trong các chính sách
khác của Chính phủ, với những chính sách cơ bản sau:
14
Một là, mở rộng việc thực hiện các chính sách xã hội và cải thiện điều kiện
sống của nhân dân một cách tích cực, hiệu quả hơn với các nội dung như:
- Chính sách bảo hiểm xã hội ngày càng được thực hiện rộng rãi hơn trong
các giai tầng xã hội như bảo hiểm sức khỏe quốc gia, bảo hiểm lao động, bảo hiểm
bồi thường tai nạn công nghiệp, bảo hiểm hưu bổng quốc gia.
- Từng bước nỗ lực phấn đấu thực hiện công bằng và hợp lý chế độ phúc lợi
xã hội và cứu trợ xã hội cho trẻ em, người tàn tật, người cao tuổi, phụ nữ, công
nhân, chiến sĩ, người nghèo.
- Thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực nhằm góp phần xây dựng
một xã hội văn minh – hiện đại.
- Tích cực thực hiện các chính sách bảo vệ người tiêu dùng bằng biện pháp
như đẩy mạnh các phong trào bảo vệ người tiêu dùng, ban hành đạo luật, thành lập
các ủy ban bảo vệ người tiêu dùng…

- Bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ô nhiễm ngày càng được quan tâm
nhiều hơn bằng các biện pháp giáo dục nhân dân ý thức giữ gìn và bảo vệ môi
trường, cải thiện các bước đánh giá về ảnh hưởng của môi trường và so sánh để xét
lại các dự án phát triển, giảm bớt sự ô nhiễm không khí, làm sạch sông ngòi và hạn
chế ô nhiễm biển, xử lý chất thải và hóa chất độc hại…
Hai là, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo nhằm xây dựng một
nền giáo dục đào tạo tiên tiến, hướng đến mục tiêu hướng nội và phúc lợi giáo dục.
Bước vào thập niên 1980, Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục nỗ lực trong việc
nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo với một số chủ trương, biện pháp như ban
hành chế độ thi cử mới vào đại học năm 1981, đặt thuế giáo dục, ban hành điều
khoản, thành lập Uỷ ban cải cách giáo dục năm 1985. Năm 1987, trong bản công bố
Hiến pháp và Hiến chương giáo dục quốc gia đã có sự bổ sung và sửa đổi giáo dục
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo và bản sắc văn hóa dân tộc. Từ thập
niên 1990 trở đi được xem là giai đoạn tiên tiến của nền giáo dục – đào tạo của Hàn
Quốc với việc hướng đến mục tiêu hướng nội và nền phúc lợi giáo dục.
Về hệ thống giáo dục - đào tạo và tổ chức quản lý nhìn chung vẫn dựa trên
nền tảng của các thập niên 1960, 1970 nhưng có sự hoàn thiện hơn nhằm đáp ứng
những yêu cầu ngày càng cao.Từ sau khi Chính phủ Hàn Quốc ban hành Luật huy
động trẻ em trước tuổi học phổ thông đến nhà trẻ – mẫu giáo, tỷ lệ học sinh đến lớp
tăng lên (từ năm 1988 đã là 60%). Trong năm 1993, các nhà trẻ đã đón nhận đến
15
65% trẻ em lứa tuổi nhà trẻ. Đáng chú ý là giáo dục đặc biệt đã không ngừng tăng
lên về số lượng và nâng cao chất lượng. Năm 1992 số trường này đã lên đến 103
trường với tổng số 20.646 học sinh trong đó 12 trường cho người mù, 20 trường cho
người câm điếc, 58 trường cho người thiểu năng trí tuệ và 1 trường cho người bị
bệnh phong [20; 201].
Về giáo dục khoa học và công nghệ, đầu thập niên 1990, Hàn Quốc đã có 14
trung tâm khoa học phục vụ cho học sinh, sinh viên. Tính đến cuối năm 1991, Hàn
Quốc đã có 2.352 viện nghiên cứu và phát triển, cứ 1 vạn dân có 18 nhà khoa học
trình độ cao, hơn 600 viện nghiên cứu hàn lâm lớn nhỏ.

Hợp tác quốc tế về giáo dục là một trong những nội dung, lĩnh vực quan
trọng của Hàn Quốc trong quan hệ hợp tác quốc tế đã được phát triển mạnh trong
thập niên 1980, 1990. Năm 1987, có 24.315 sinh viên Hàn Quốc đi du học. Năm
1992, có 1.989 sinh viên và 413 giáo sư và học giả nước ngoài làm việc, học tập tại
Hàn Quốc.
Ba là, tiếp tục nỗ lực phấn đấu giảm cách biệt giàu – nghèo giữa thành thị -
nông thôn. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng về công bằng xã hội, cụ thể là:
Trước hết, giảm cách biệt giàu – nghèo thông qua việc mở rộng các cơ hội
việc làm ổn định cho người lao động với những nét mới:
- Mở rộng các xí nghiệp vừa và nhỏ và các xí nghiệp kỹ thuật – công nghệ
cao bên cạnh việc tiếp tục phát triển các xí nghiệp lớn.
- Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài, đồng thời mở rộng
hợp tác làm ăn ngoài nước.
- Tích cực cải tiến việc cung cấp nhân lực cần thiết để ổn định hoạt động
kinh tế, khắc phục tình trạng thất nghiệp.
Tiếp tục giảm mức cách biệt giữa thành thị và nông thôn về mức sống, trình
độ học vấn, nhận thức xã hội, địa vị xã hội…
Cùng với quá trình tăng trưởng vượt bậc về mặt kinh tế và hoàn thành
công nghiệp hóa đất nước, xã hội Hàn Quốc trong giai đoạn 1979 - 1993 cũng
đạt được những thành tựu hết sức cơ bản về công bằng xã hội và chất lượng cuộc
sống nói chung:
- Thu nhập bình quân đầu người tiếp tục gia tăng: GNP bình quân đầu
người từ 1.519 USD năm 1979 đã lên đến 5.569 USD năm 1990, tăng gấp hơn 3,6
lần và đến năm 1992 là 6.749 USD. Tỷ lệ người dân ở mức nghèo khổ giảm xuống
16
còn dưới 10% năm 1993. Từ năm 1987-1993, tiền lương trung bình trong toàn xã
hội Hàn Quốc đã tăng 60%. Hệ số Gini (thước đo mức độ bất bình đẳng trong thu
nhập) của Hàn Quốc từ 0,3114 năm 1985 xuống còn mức 0,2817 năm 1993 đưa
quốc gia này vào nhóm các nước và lãnh thổ có mức độ bình đẳng về thu nhập cao
nhất thế giới [20; 212].

- Giáo dục đã đạt được các chỉ số phát triển rất cao, đưa Hàn Quốc đứng
vào hàng ngũ các nước có nền giáo dục tiên tiến nhất trên thế giới:
Ngân sách đầu tư cho giáo dục – đào tạo ở Hàn Quốc tăng từ 4% năm 1986
lên trên 23% ngân sách quốc gia năm 1990. Việc “Hàn Quốc hóa” về giáo dục đào
tạo không đóng kín cửa mà hết sức năng động và hiệu quả.
Về trình độ dân trí, 33,9% người dân Hàn Quốc đạt trình độ đại học, trung
bình cứ 100 người dân có 34 sinh viên. Ở Hàn Quốc từ quan chức chính phủ, nhân
viên quản lí cho đến người công nhân bình thường đều có học vấn cao. Người dân
Hàn Quốc được giáo dục tốt và có kỷ luật rất cao, ý thức cạnh tranh rất mạnh mẽ kể
cả đối với Mỹ và Nhật Bản [18; 65 - 70].
Vấn đề đầu tư chất xám và bồi dưỡng nhân tài được đặc biêt coi trọng ở Hàn
Quốc. Năm 1991, ở Hàn Quốc cứ 1 vạn dân thì có 18 cán bộ nghiên cứu, kinh phí
dành cho nghiên cứu chiếm 2,01% GNP. Điều này có cội nguồn sâu xa, đấy là dấu
ấn của đạo lý Khổng giáo còn in đậm, là nỗi thấm thía về những cảnh ngộ bi đát của
đất nước qua từng thời kỳ lịch sử. Cho nên mặc dù trãi qua những thăng trầm trong
quá trình phát triển, các chính phủ cầm quyền ở Hàn Quốc từ giới quân sự đến giới
dân sự đều coi trọng giáo dục đào tạo [19; 16].
- Tuổi thọ người dân không ngừng tăng lên: Năm 1991, tuổi thọ trung bình
của người dân Hàn Quốc tăng lên ở mức 71,3 tuổi từ 52,4 tuổi năm 1960, tỷ lệ mắc
bệnh truyền nhiễm chỉ còn 0,5%
- Tỷ lệ thất nghiệp trong giai đoạn 1979 - 1993 nhìn chung thấp hơn nhiều
so với giai đoạn những năm 60 do vấn đề công ăn việc làm đã giải quyết về căn
bản: tỷ lệ thất nghiệp từ năm 1982-1986 là 4,02%, từ 1987 - 1990 giảm còn 2,65%,
riêng năm 1992 là 2,4% [20; 217].
- Sự thay đổi địa vị của người phụ nữ và lao động nữ, giải phóng và thúc
đẩy sự phát triển của phụ nữ: Địa vị xã hội và học vấn của người phụ nữ ngày càng
được nâng cao. Năm 1989, 40% sinh viên ở các trường cao đẳng, đại học là nữ.
Năm 1988, có 1 nữ bộ trưởng trong nội các Chính phủ Hàn Quốc.
17
Tuy nhiên, tấm huân chương nào cũng có mặt trái của nó, trong quá trình

phát triển xã hội Hàn Quốc giai đoạn này cũng vấp phải những khó khăn không thể
một sớm một chiều có thể khắc phục được, tập trung ở các vấn đề sau:
- Sự chênh lệch về hoàn cảnh sống giữa nông thôn và thành thị dù đã được
tiếp tục cải thiện so với các giai đoạn trước nhưng vẫn còn khá lớn, dẫn đến những
tâm lý tiêu cực trong nông dân cũng như sự tiếp diễn làn sóng người từ nông thôn ra
thành thị kiếm sống.
- Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh tiếp tục làm nảy sinh những hậu
quả tiêu cực về mặt xã hội.
- Các vấn nạn xã hội có xu hướng gia tăng nhất là vào đầu thập niên 1990.
- Giáo dục có phần khắt khe, mệnh lệnh.
- Vấn đề dân chủ hóa có lúc, có nơi vẫn chưa thực hiện tốt. Khả năng giải
quyết một cách hòa bình những xung đột xã hội do vậy có khi bị giảm sút, thu hẹp.
1.2. Hàn Quốc trong những năm 1993 – 1997
Với sự nỗ lực phấn đấu của cả Chính phủ và nhân dân, Hàn Quốc đã làm nên
“Sự thần kỳ kinh tế trên sông Hàn” chỉ trong vòng chưa đầy 30 năm. Thực hiện
thành công hai lần cất cánh kinh tế một cách ngoạn mục. Từ chỗ một nước nông
nghiệp lạc hậu, tháng 10 - 1996, Hàn Quốc đã gia nhập Tổ chức hợp tác kinh tế và
phát triển (OECD) của các nước tư bản phát triển nhất thế giới. Sự thành công của
Hàn Quốc đã trở thành niềm ước ao của nhiều nước đang phát triển, khiến các nước
này thôi “hướng về phương Tây” để “nhìn sang phương Đông”với hy vọng sẽ tìm
được những kinh nghiệm cho sự phát triển của kinh tế nước nhà [18].
Từ tháng 2 – 1993, Hàn Quốc bước vào giai đoạn xây dựng “Hàn Quốc mới”
bằng chiến lược toàn cầu hóa với nhiều tham vọng với công cuộc cải cách tương đối
toàn diện và đồng bộ. Tuy nhiên, do những hậu quả tiêu cực của quá khứ để lại và
do những tác động bất lợi của các nhân tố bên ngoài, quá trình phát triển kinh tế - xã
hội trong những năm 1993 – 1997 diễn biến khá phức tạp và không phải lúc nào
cũng thuận chiều.
1.2.1. Tình hình kinh tế Hàn Quốc (1993 – 1997)
Từ năm 1993 đến tháng 12 – 1997, với chương trình “phát triển kinh tế mới”
do tân thủ tướng Kim Young Sam khởi xướng, Hàn Quốc đã có những cố gắng rong

việc cải tổ cơ cấu kinh tế, khuyến khích mở cửa để nâng cao khả năng cạnh tranh,
thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển, tạo ra những sản phẩm cạnh tranh cao trên
18
thi trường thế giới, tiếp tục đẩy mạnh đẩy mạnh phát triển các nghành kỹ thuật –
công nghệ cao và bắt đầu thực hiện chiến lược chuyển giao công nghệ sang các
quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới [18; 32 - 33].
Sự phát triển chậm chạp, ì ạch và những hạn chế của nền kinh tế, đặc biệt là
trong quý III năm 1992 đã đặt ra yêu cầu mới, cấp bách cho Hàn Quốc.
Để phục hồi nền kinh tế, ngay bước đầu, Chính phủ Kim Young Sam đã đề ra
kế hoạch kinh tế ngắn hạn 100 ngày và kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm với những
biện pháp quyết định nhằm tiến tới phục hồi lại nền kinh tế và chống tham nhũng:
- Những biện pháp ngắn hạn: Kế hoạch 100 ngày cho nền kinh tế mới, bao
gồm: tăng cường đầu tư; cải tiến cơ cấu của các công ty vừa và nhỏ; bỏ một số điều
luật trong kinh tế; tăng cường phát triển công nghệ.
- Phương hướng chính sách trung và dài hạn: Cải thiện chất lượng cuộc
sống của mọi tầng lớp nhân dân thông qua sự ổn định của việc làm và thu nhập thực
tế cao hơn.
- Các biện pháp cải cách chính của kế hoạch 5 năm cho nền kinh tế mới:
Cải cách hệ thống thuế; cải cách chi tiêu của Chính phủ; cải cách của các thành
phần tài chính; cải cách điều lệ quản tri.
- Kế hoạch phát triển 5 năm cho nền kinh tế: Đây được coi là kế hoạch 5
năm lần thứ bảy để xây nước Hàn Quốc mới, chuẩn bị gia nhập hàng ngũ các quốc
gia phát triển. Ở góc độ kinh tế, nội dung cơ bản của kế hoạch là:
Cơ cấu lại nền kinh tế, bao gồm: Chuyển dịch mạnh mẽ các ngành cần nhiều
lao động, kỹ thuật thấp sang các vùng Đông Nam Á, Trung Quốc và Caribe để đối
phó với tình hình giá lao động tăng; phát triển các ngành sản xuất kỹ thuật cao để
cạnh tranh với hàng hóa của Nhật Bản và Mỹ.
Về chính sách đối ngoại: Đảm bảo sự ủng hộ của thế giới về hòa bình và ổn
định Đông Bắc Á; thực hiện chính sách ngoại giao kinh tế để gia nhập hàng ngũ các
nước phát triển và có vai trò quốc tế xứng đáng với vị trí này; tăng cường vươn tới

hiện đại hóa nền kinh tế; đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa Hàn Quốc và Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Triều Tiên, trước hết là trao đổi hàng hóa, mở rộng thương mại…
Thực hiện chiến lược toàn cầu hóa, Hàn Quốc sẽ nỗ lực tham gia giải quyết
những vấn đề có tính chất toàn cầu hóa.
Bên cạnh kế hoạch kinh tế ngắn hạn 100 ngày và kế hoạch phát triển kinh tế
5 năm, Chính phủ Chính phủ Kim Young Sam đã đề ra chiến lược toàn cầu hóa.
19

×