Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

đánh giá điều kiện địa chất công trình và đề xuất giải pháp móng cho công trình kí túc xá học viên trường trung cấp nghề tỉnh thừa thiên huế phục vụ giai đoạn thiết kế kỹ thuật – bản vẽ thi công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA ĐỊA LÝ – ĐỊA CHẤT

TRẦN QUỐC VIỆT
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MÓNG CHO CÔNG TRÌNH KÍ
TÚC XÁ HỌC VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ PHỤC VỤ GIAI ĐOẠN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT – BẢN VẼ THI CÔNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH – ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
KHÓA 34
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS. ĐỖ QUANG THIÊN
HUẾ, 05/2014
Lời Cảm Ơn
Sau thời gian tìm hiểu và nỗ lực nghiên cứu em đã
hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân
thành cảm ơn thầy giáo TS. Đỗ Quang Thiên đã tận tâm
hướng dẫn cho em từ khi bắt đầu viết đề cương cho đến
khóa luận của em nhanh chóng và kĩ lưỡng, giải đáp các
câu hỏi một cách thỏa đáng, chu đáo.
Em xin chân thành cảm ơn Đơn vị Liên đoàn Địa lý –
Địa chất 708 đã tạo điều kiện tốt nhất để em có một quá
trình thực tập tại đơn vị thành công và cung cấp những tài
liệu cần thiết cho em một cách đầy đủ, chi tiết.
Chân thành cám ơn các thầy cô trong Khoa Địa lý –
Địa chất trường Đại học Khoa học Huế và các anh chị
trong đơn vị đã giúp em hoàn thành bài khóa luận này.
Huế, tháng 05 năm 2014


Sinh viên thực hiện
Trần Quốc Việt
Đại Học Khoa Học
Khoa Địa Lý - Địa Chất
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 - KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – NHÂN VĂN –
KINH TẾ 2
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 2
1.1.1. Vị trí địa lý 2
1.1.2. Đặc điểm khí hậu 2
1.1.3. Đặc điểm địa hình 4
1.1.4. Đặc điểm thủy văn – hải văn 5
1.2. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ - KINH TẾ – GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC. 7
1.2.1. Đặc điểm dân cư - kinh tế - văn hóa 7
1.3.2. Giao thông vận tải và thông tin liên lạc 7
a. Giao thông vận tải 7
CHƯƠNG 2 - LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT – ĐỊA CHẤT THỦY
VĂN – ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH 9
2.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT 9
2.1.1. Giai đoạn trước năm 1975 9
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay 10
2.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT THỦY VĂN 11
2.2.1. Giai đoạn trước năm 1975 11
2.2.2. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay 11
2.3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH 12
CHƯƠNG 3 - CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT KHU VỰC 13
3.1. ĐỊA TẦNG 13
3.1.1. Giới Paleozoi 13
3.1.2. Giới Kainozoi 14

3.2. KIẾN TẠO 20
3.2.1. Tầng kiến trúc dưới Paleozoi dưới – trên 20
3.2.2. Tầng kiến trúc trên Kainozoi 21
3.2.3. Đặc điểm các đứt gãy 21
3.2.4. Hoạt động nâng cục bộ của các hố võng và vòm nâng 22
Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Trần Quốc Việt.
Lớp: ĐCCT ĐCTV K34
Đại Học Khoa Học
Khoa Địa Lý - Địa Chất
3.3. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT KHU VỰC 23
CHƯƠNG 4 – ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH - ĐỊA MẠO 25
4.1. KIỂU ĐỊA HÌNH ĐỒI NÚI BÓC MÒN: gồm hai dạng địa hình 25
4.1.1. Dạng địa hình bóc mòn – tích tụ vùng đồi cao, núi thấp 25
4.1.2. Dạng địa hình đồi thấp 25
4.2. KIỂU ĐỊA HÌNH ĐỒNG BẰNG TÍCH TỤ 26
4.2.1. Dạng địa hình tích tụ sông- biển, Holocen trung-thượng 26
4.2.2. Dạng địa hình tích tụ bồi tích lòng sông- ven sông và bãi bồi thềm sông 26
4.2.3. Dạng địa hình tích tụ đầm phá 27
CHƯƠNG 5 - CÁC HIỆN TƯỢNG ĐỊA CHẤT ĐỘNG LỰC CÔNG
TRÌNH VÀ TAI BIẾN ĐỊA CHẤT 28
5.1. QUÁ TRÌNH PHONG HÓA 28
5.2. QUÁ TRÌNH RỮA TRÔI VÀ PHÁT TRIỂN MƯƠNG XÓI BỀ MẶT 29
5.3. QUÁ TRÌNH XÂM THỰC VÀ BỒI TỤ BỜ SÔNG 29
5.4. HIỆN TƯỢNG NỨT ĐẤT 30
5.5. HIỆN TƯỢNG KARST HÓA ĐẤT ĐÁ 30
5.6. HIỆN TƯỢNG CÁT CHẢY 31
5.7. HIỆN TƯỢNG LẦY HÓA 31
5.8. ĐỘNG ĐẤT 31
CHƯƠNG 6 - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN 32
6.1. ĐẶC ĐIỂM ĐCTV CỦA CÁC TẦNG CHỨA NƯỚC LỔ HỔNG 32

6.1.1. Tầng chứa nước Holocen.(qh) 32
6.1.2. Tầng chứa nước Pleistocen.(qp) 35
6.1.3. Tầng chứa nước Neogen (N) 37
6.2. ĐẶC ĐIỂM ĐCTV CỦA CÁC TẦNG CHỨA NƯỚC KHE NỨT 39
6.2.1. Tầng chứa nước khe nứt trầm tích Devon trung – thượng, hệ tầng Cobai
(D12-3 cb) 39
6.2.1. Tầng chứa nước khe nứt trầm tích Đevon hạ, hệ tầng Tân Lâm (d1) 41
6.3. CÁC THÀNH TẠO RẤT NGHÈO NƯỚC HOẶC KHÔNG CHỨA NƯỚC 43
6.3.1. Trầm tích sông - biển Holocen hạ - trung, hệ tầng Phú Bài dưới (amQ21-
2pb1) 43
CHƯƠNG 7 – KHOÁNG SẢN CÓ ÍCH VÀ VẬT LIỆU 43
XÂY DỰNG 43
Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Trần Quốc Việt.
Lớp: ĐCCT ĐCTV K34
Đại Học Khoa Học
Khoa Địa Lý - Địa Chất
7.1. KHOÁNG SẢN CÓ ÍCH 43
7.1.1. Quặng sa khoáng Inmenit, Zircon, Monazit 43
7.1.1. Mỏ đá vôi 44
7.1.3. Các mỏ sét Bentonit 44
7.1.4. Nước Nóng và Nước Khoáng 45
7.2. VẬT LIỆU XÂY DỰNG 45
7.2.1. Điểm cát kết dạng quaczit Lưu Bảo 45
7.2.2. Granit xây dựng bến Tuần 46
7.2.3. Cát thủy tinh 46
PHẦN CHUYÊN MÔN 48
CHƯƠNG 1 – KHÁI QUÁT VỀ CÁC ĐẶC TRƯNG KỸ THUẬT VÀ
KHẢO SÁT CÔNG TRÌNH “KÍ TÚC XÁ HỌC VIÊN, TRƯỜNG
TRUNG CẤP NGHẾ THỪA THIÊN HUẾ” 48
1.1. Vị trí công trình 48

1.2. Quy mô và đặc trưng kỹ thuật công trình: 48
1.3. Các phương pháp điều tra địa chất công trình 48
1.4. Khối lượng khảo sát công trình 52
CHƯƠNG 2 – ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH KÍ
TÚC XÁ HỌC VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHÊ THỪA THIÊN –
HUẾ 53
2.1. ĐIỀU KIỆN ĐỊA HÌNH - ĐỊA MẠO VÀ MẶT BẰNG XÂY DỰNG 53
2.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN 53
2.3. CẤU TRÚC NỀN ĐẤT VÀ TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA CÁC LỚP ĐẤT ĐÁ 53
2.4. ĐIỀU KIỆN THI CÔNG CÔNG TRÌNH 58
CHƯƠNG 3 – LUẬN CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP MÓNG PHỤC VỤ
CHO CÔNG TÁC THIẾT KẾ 59
1.1. LUẬN CHỨNG GIẢI PHÁP MÓNG CHO CÔNG TRÌNH 59
1.2. TÍNH TOÁN MÓNG NÔNG CHO CÔNG TRÌNH “KÝ TÚC XÁ HỌC VIÊN, TRUNG CẤP
NGHỀ THỪA THIÊN HUẾ” 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Trần Quốc Việt.
Lớp: ĐCCT ĐCTV K34
Đại Học Khoa Học
Khoa Địa Lý - Địa Chất
Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Trần Quốc Việt.
Lớp: ĐCCT ĐCTV K34
Đại Học Khoa Học
Khoa Địa Lý - Địa Chất
DANH MỤC CÁC BẢNG
PHẦN CHUNG
Chương 1 - KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – NHÂN VĂN –
KINH TẾ
Bảng 1.1. Giá trị trung bình tháng, năm của một số yếu tố khí hậu tại trạm

quan trắc Huế 4
Bảng 6.1. Giá trị mức độ thấm – chứa nước và thành phần hóa học của
nước dưới đất tại một số lỗ khoan nghiên cứu tầng chứa nước Holocen, khu
vực giàu nước (trong và ngoài vùng nghiên cứu) 33
Bảng 6.2. Giá trị mức độ thấm – chứa nước và thành phần hóa học của
nước dưới đất tại một số lỗ khoan nghiên cứu tầng chứa nước Pleistocen.35
Bảng 6.3. Giá trị mức độ thấm chứa - nước và thành phần hóa học của
nước dưới đất tại mộ số lỗ khoan nghiên cứu tầng chứa nước pleistocen. .36
Bảng 6.4. Giá trị mức độ thấm, chứa nước và thành phần hoá học của nước
dưới đất tại một số lỗ khoan nghiên cứu tầng chứa nước Neogen 38
Bảng 6.5. Giá trị mức độ thấm, chứa nước và thành phần hoá học của nước
dưới đất tại một số lỗ khoan nghiên cứu tầng chứa nước khe nứt hệ tầng Cò
Bai (d2-3cb) 40
Bảng 6.6. Giá trị mức độ thấm, chứa nước và thành phần hoá học của nước
dưới đất tại một số lỗ khoan nghiên cứu tầng chứa nước khe nứt hệ tầng .42
Tân Lâm (d1tl) 42
Bảng 2.1. Thành phần hạt (tính theo % trọng lượng) của lớp  54
Bảng 2.3. Thành phần hạt (tính theo % trọng lượng) của lớp  55
Bảng 2.4. Các tính chất cơ lý của lớp  55
Bảng 2.5. Thành phần hạt (tính theo % trọng lượng) của lớp  56
Bảng 2.6. Các tính chất cơ lý của lớp  56
Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Trần Quốc Việt.
Lớp: ĐCCT ĐCTV K34
Đại Học Khoa Học
Khoa Địa Lý - Địa Chất
Bảng 2.7. Thành phần hạt (tính theo % trọng lượng) của lớp  57
Bảng 2.8. Các tính chất cơ lý của lớp  57
Bảng 2.9. Tính chất cơ lý đá 58
Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Trần Quốc Việt.
Lớp: ĐCCT ĐCTV K34

Đại Học Khoa Học
Khoa Địa Lý - Địa Chất
MỞ ĐẦU
Đào tạo cho mỗi sinh viên có thể nắm vững toàn bộ những kiến thức
cũng như có khả năng áp dụng thành thạo những điều học được vào thực tế
công việc là ưu tiên hàng đầu của Khoa Địa Lý – Địa Chất nói chung và
của bộ môn Địa chất công trình – Địa chất thủy văn nói riêng. Với phương
châm “Học đi đôi với hành”, “Lý thuyết gắn liền với thực tiễn”, hằng năm
trong chương trình đào tạo thường tổ chức cho sinh viên đi thực tế, thực
địa. Đối với những sinh viên năm 3 chúng tôi đã được tổ chức đi thực tập
trong vòng một tháng Liên Đoàn Địa Chất 708 tại Thừa Thiên Huế
Là sinh viên của ngành ĐCCT – ĐCTV thì thực tập sản xuất là vô
cùng cần thiết. Với những gì đã học được trên ghế giảng đường và những
hiểu biết của các lần đi thực tế của những năm trước, đây là cơ hội để
chúng tôi áp dụng vào thực tế để kiểm nghiệm lại những gì đã được học, đã
biết và tiếp thu thêm những kiến thức thực tiễn trong một môi trường làm
việc, sản xuất. Bên cạnh đó còn học hỏi được những kinh nghiệm đúc rút
được của những đàn anh đi trước trong một thời gian sống với nghề. Chính
vì những lí do trên mà thực tập sản xuất đã trở thành một môn học không
thể tách rời và cần được tổ chức thường xuyên hơn trong nhà trường đặc
biệt là đối với ngành ĐCCT – ĐCTV của cúng ta.
Vì thời gian tìm hiểu quá ngắn cho nên bài báo cáo của chúng tôi
chưa được hoàn thiện và còn nhiều thiếu sót. Vì vậy chúng tôi rất mong
nhận được sự góp ý và nhận xét của thầy cô bộ môn và các bạn để rút kinh
nghiệm, đồng thời để hoàn thiện bài báo cáo về mặt nội dung lẫn hình thức.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của trường ĐHKH Huế,
khoa Địa lý - Địa chất, bộ môn ĐCCT - ĐCTV, Đơn Vị Liên Đoàn Địa
Chất 708
Khóa luận tốt nghiệp 1 Trần Quốc Việt. Lớp: ĐCCT ĐCTV K34
Đại Học Khoa Học

Khoa Địa Lý - Địa Chất
CHƯƠNG 1 - KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – NHÂN
VĂN – KINH TẾ
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1.1.1. Vị trí địa lý
Lãnh thổ nghiên cứu có diện tích khoảng 168km
2
bao gồm chủ yếu
là diện tích đất thành phố Huế và một phần thuộc huyện các huyện Hương
Trà, Hương Thủy, Phú Vang với tọa độ địa lý được giới hạn như sau:
Từ 16
o
24’2’’ đến 16
o
31’2’’ vĩ độ Bắc
Từ 107
o
32’49’’ đến 107
o
39’34’’ kinh độ Đông.
Bản đồ hành chính Huyện Hương Trà
1.1.2. Đặc điểm khí hậu
Tỉnh TT-Huế nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng nằm ở phía
Nam vùng duyên hải Bắc Trung bộ thuộc dãy chuyển tiếp giữa khí hậu miền
Bắc và khí hậu miền Nam với dãy Bạch Mã là ranh giới tự nhiên khống chế ở
phía Nam. Hơn nữa đây còn là nơi diễn ra sự giao tranh của các khối không
khí xuất phát từ các trung tâm khác nhau làm cho khí hậu Thừa Thiên Huế
Khóa luận tốt nghiệp 2 Trần Quốc Việt. Lớp: ĐCCT ĐCTV K34
Đại Học Khoa Học
Khoa Địa Lý - Địa Chất

biến đổi mạnh theo không gian và thời gian. Cùng với sự phát sinh nhiều loại
thiên tai như: bão, lũ lụt, hạn hán, gió khô nóng, rét đậm…
Hàng năm thời tiết khu vực được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô kéo
dài từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau.
a.Bức xạ mặt trời
Như đã đề cập ở trên, do nằm trong vành đai nhiệt đới bắc bán cầu
nên khu vực nghiên cứu thừa hưởng một lượng bức xạ dồi dào, cụ thể:
- Tổng lượng bức xạ hằng năm: 124 kcal/cm
2
- Tổng cán cân bức xạ hằng năm: 77,4 kcal/cm
2
b.Nhiệt độ
Nằm trong vành đai nhiệt đới bắc bán cầu nên khu vực được thừa
hưởng một lượng bức xạ khá dồi dào với một nền nhiệt độ cao đặc trưng
cho chế đô nhiệt vùng nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình trong năm biến đổi từ
20 – 30
o
C. trong đó, ngày thấp nhất là 13
o
C, cao nhất là 39
o
C. Đôi khi vào
những ngày có gió Lào nóng nhiệt độ không khí lên đến 40 – 41
o
C.
c. Chế độ mưa
Cũng như các tỉnh duyên hải miền Trung, khu vực khảo sát nằm ở
phía Đông dãy Trường Sơn, thuộc sườn đón gió nên mùa mưa có liên quan
mật thiết đến sự tồn tại và vận động của gió mùa Đông Bắc. Nhìn chung,
chế độ mưa dao động theo vị trí và cao độ địa hình, lượng mưa hàng năm

trong khu vực nghiên cứu khá lớn và thay đổi từ 2555mm đến 3336mm, có
năm lớn hơn 3500mm. Trong đó, 4 tháng mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng
12) chiếm 70 - 80% tổng lượng mưa trong năm.
d. Độ ẩm không khí
Khu vực khảo sát có độ ẩm không khí khá cao, thay đổi từ 83 đến
87%. Cũng như chế độ mưa, độ ẩm thay đổi theo thời gian và độ cao địa
hình. Vào mùa mưa độ ẩm không khí đạt 90% thậm chí cao hơn, ngược lại
vào mùa khô giảm xuống rõ rệt, đặc biệt trong thời kỳ gió Tây Nam khô
nóng, độ ẩm có thể xuống dưới 50%, thậm chí dưới 30%.
e. Gió bão
Khóa luận tốt nghiệp 3 Trần Quốc Việt. Lớp: ĐCCT ĐCTV K34
Đại Học Khoa Học
Khoa Địa Lý - Địa Chất
Khu vực thành phố Huế nói chung có hướng gió biến đổi phức tạp và
phụ thuộc vào mùa khí hậu. Vào mùa Đông hướng gió thịnh hành là Tây
Bắc - Đông Nam, ngược lại vào mùa hạ hướng gió thịnh hành phân tán
thành 3 hướng chính: gió Nam, Tây Nam và Đông Nam. Tốc độ gió trung
bình thay đổi từ 2,3 đến 2,7m/s. Hàng năm khu vực khảo sát chịu ảnh hưởng
của 0,84 cơn bão đổ bộ. Tuy nhiên có năm không có cơn bão nào, có năm từ
3 đến 4 cơn bão. Thời gian bão đổ bộ từ tháng 8 đến tháng 11. Tốc độ gió
trung bình lớn nhất của bão và áp thấp nhiệt đới dao động từ 15 đến 20m/s
(cấp 7-8) gây tác hại rất lớn đến các công trình. Từ các đặc điểm khí hậu -
thuỷ văn nêu trên có thể nhận thấy, khu vực khảo sát vào màu lũ thường
xuyên có gió bão và ngập lụt. Do vậy, đơn vị thiết kế cần lưu ý đến các yếu
tố này trong thiết kế công trình.
Bảng 1.1. Giá trị trung bình tháng, năm của một số yếu tố khí hậu tại trạm
quan trắc Huế
Yếu tố
Tháng
Năm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhiệt độ
(
0
C)
20.
0
21.
0
23.
1
26.
1
28.
2
29.
3
29.
4
28.
9
27.
1
25.
1
23.
1
20.
7
25.2

Mưa (mm) 95 48 34 47 104 125 71 120 335 762 562 252 2555
Độ ẩm (%) 88 89 86 83 78 75 73 75 83 87 89 89 83
Bốc hơi (%) 48 44 65 84 121 133 150 133 82 58 48 43 1009
1.1.3. Đặc điểm địa hình
Đặc điểm hình thái địa hình của khu vực nghiên cứu nói riêng và
tỉnh TT-Huế nói chung chịu sự quyết định của các cấu trúc tân kiến tạo.
Nên địa hình có sự phân bậc rõ rệt, cao độ thay đổi đáng kể theo hướng
thâp dần từ Tây sang Đông
Nhìn chung địa hình nghiên cứu khu vực bao gồm các hệ thống đồi
núi thấp, phân bố phía Tây, Tây Nam và đồng bằng ven biển phân bố phía
Đông, Đông Bắc. Trong đó, vùng núi và gò đồi là đới nâng cao trong giai
đoạn tân kiến tạo, chúng được đặc trừng bằng quá trình xâm thực, bóc mòn,
rửa trôi. Còn đồng bằng ven biển là vùng sụt lún, phát triển ưu thế quá trình
Khóa luận tốt nghiệp 4 Trần Quốc Việt. Lớp: ĐCCT ĐCTV K34
Đại Học Khoa Học
Khoa Địa Lý - Địa Chất
tích tụ, và được xem là đồng bằng bóc mòn tích tụ chưa hoàn toàn với các
doi cát ven biển cùng với sự xuất hiện của các đầm phá. Dựa vào sự khác
nhau về độ cao và đặc điểm khu vực địa hình có thể chia khu vực nghiên
cứu thành 3 dạng địa hình khác nhau:
a. Địa hình đồi núi
Phân bố phía Tây, Tây Nam, bao gồm một số ngọn núi như Ngự
Bình, Thiên Thai, Động Tranh,…có độ cao trên 100m và các đồi thoải.
Nhìn chung các đỉnh núi có đỉnh khá bằng phẳng, sườn thoải, được cấu tạo
từ trầm tích Devon, thuộc hệ tầng Tân Lâm và hệ tầng Cò Bai. Thảm thực
vật phát triển chủ yếu là thông, bạch đàn và các loại cây thân bụi khác.
b. Địa hình đồng bằng
Chiếm diện tích khá lớn, khoảng 3/5 tổng diện tích khu vực nghiên
cứu với độ cao trung bình khoảng 0,5 – 1m, cao nhất là 10 – 20m. Trong đó
địa hình đồng bằng bóc mòn phân bố từ chân núi đến sét QL1A, độ cao địa

hình biến đổi từ 15 – 20m. Chúng được cấu tạo bằng các trầm tích hạt thô
đến mịn bao gồm: cuội, sỏi, dăm, sạn cát, bột, sét có nguồn gốc từ sản phẩm
phong hóa, bóc mòn của đá gốc được nước mặt vận chuyển đến trong giai
đoạn Pleistocen. Còn địa hình đồng bằng tích tụ được phân bố chủ yếu ở
vùng trũng như: Phú Mỹ, Phú Hồ, Phú Hiệp, Hương Long… Thành phần vật
chất cấu tạo lên bề mặt địa hình chủ yếu là các sản phẩm trầm tích hạt mịn
( cát, sét, bột) dạng địa hình này được sử dụng để sản xuất nông nghiệp.
c. Địa hình tích tụ đầm phá
Phía Bắc, Đông Bắc đồng bằng Thừa Thiên - Huế còn có hệ thống các
đầm phá như: Phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, đầm Hà Trung…chúng phân
bố dọc theo bờ biển và ngăn cách biển với địa hình đồng bằng bên trong.
Các đầm phá này thông lưu với biển qua hai cửa: Thuận An và Tư Hiền. Tuy
nhiên trong khu vực nghiên cứu đầm phá chỉ chiếm diện tích nhỏ.
1.1.4. Đặc điểm thủy văn – hải văn.
a. Sông ngòi
Khóa luận tốt nghiệp 5 Trần Quốc Việt. Lớp: ĐCCT ĐCTV K34
Đại Học Khoa Học
Khoa Địa Lý - Địa Chất
Phần lớn khu vực nghiên cứu nằm ở hạ lưu sông Hương, nên địa
hình khá bằng phẳng, độ dốc các sông nhỏ, lòng sông mở rộng, uốn quanh
co và phân thành nhiều nhánh. Vì vậy, dễ xảy ra ngập lụt, chậm lũ và phát
sính các quá trình xói lở - bồi tụ phức tạp.
Ngoài hệ thông sông Hương là sông chính, trong khu vực nghiên cứu
còn có khá nhiều các sông nhánh như: Sông Bạch Yến, sông Như Ý, sông
Phú Cam và các nhánh suối nhỏ ở phía Đông Nam, các sông nhánh này có
lưu lượng lớn nhất vào các mùa lũ là 110 – 215 m
3
/s hầu hết các sông
nhánh đều nhạt, tổng độ khoáng hóa M = 0,12- 0,24.
b. Biển và đầm phá

• Biển
Vùng ven biển TT-Huế tuy nằm ngoài khu vực đang xét nhưng có
ảnh hưởng nhất định đến chế độ hoạt động của các sông trong khu vực.
Thật vậy, trươc hết đây là vùng biển nông, ven bờ vịnh Bắc bộ và là vùng
biển mở nên các điều kiện hải văn ven biển, cừa sông và đầm phá chịu tác
động bởi các điều kiện hải văn khu vực và các yếu tố biển khơi. Trong đó,
thủy triều là yếu tố biến động phức tạp nhất và có ảnh hưởng rất lớn đên
điều kiện thủy văn và đặc điểm địa chất thủy văn của khu vực nghiên cứu.
Nhất là khả năng thoát lũ và gây nhiếm mặn trên các sông. Biên độ giao
động ngày mực nước tại trạm Thuận An từ 35 – 50 cm và nước ở cửa sông
Hương có tích chất bán nhật triều, mực nước thay đổi từ 19 – 169cm.
• Đầm phá
Nằm về phía Đông, Đông Bắc đồng bằng TT-Huế, bao gồm các hệ
thống đầm phá như: Phá Tam Giang, Đầm Thanh Lam, Đầm Cầu Hai…
Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu chỉ có một bộ phận đầm Thanh Lam.
Hầu hết các đầm phá đều nằm xen kẹp giữa cồn cát ven biển và đông bằng.
Theo số liệu của dự án đầm phá, phần lớn diện tích có độ sâu 1 – 2m, chỗ
sâu nhất là của Thuận An (13m) chỗ nông nhất là cửa Tư Hiền (0,3m)
Khóa luận tốt nghiệp 6 Trần Quốc Việt. Lớp: ĐCCT ĐCTV K34
Đại Học Khoa Học
Khoa Địa Lý - Địa Chất
( Nằm ngoài khu vực nghiên cứu). Hệ thống đầm phá ở đây thông với biển
qua hai cửa hẹp là Thuận An và Tư Hiền, tuy nhiên hiện nay, cửa Tư Hiền
đang dần bị bồi lấp.
1.2. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ - KINH TẾ – GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ
THÔNG TIN LIÊN LẠC
1.2.1. Đặc điểm dân cư - kinh tế - văn hóa
Thành phố Huế là trung tâm du lịch của tỉnh và cả nước vừa là trung
tâm phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Tính đến năm 2014, dân số tỉnh Thừa
Thiên Huế có 1.115.523 người, chủ yếu là dân tộc kinh, phân bố trong vùng

không đều. Phần lớn dân số tập trung ở trung tâm thành phố, dọc QL1A và
thưa thớt dần sang các vùng lân cận. Riêng khu vực nội thành chiếm khoảng
1000ha, dân số là 334.581 người, mật độ dân số khoảng 4.807 người/km
2
.
Theo nghề nghiệp có thể chia dân số trong vùng thành 3 phần chính: một là
cán bộ công nhân viên của các cơ quan nhà nước, nhà máy, công trường,
công ty; hai là sống bằng nghề buôn bán, kinh doanh du lịch; bộ phận còn lại
sống bằng nghề nông, ngư nghiệp, tiểu thương. Đặc biệt thu nhập hang năm
của cả tỉnh nói chung và của nhân dân từ du lịch là khá lớn.
Thành phố Huế còn có 6 trường đại học trực thuộc trung ương và các
trường cao đẳng, trung cấp… Ngoài ra, còn có các trung tâm đào tạo tại
chức, đại học từ xa. Đồng thời, hệ thống các trường: THPT, THCS, tiểu
học, nhà trẻ, mẫu giáo ở các xã, phường đều đạt chất lượng nên nhìn chung
trình độ dân trí khá cao.
1.3.2. Giao thông vận tải và thông tin liên lạc
a. Giao thông vận tải.
Thành phố Huế nằm trên tuyến giao thông huyết mạch nước ta như:
quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam. Ngoài ra còn có sân bay Phú Bài cách
đường sắt 17km về phía Nam, càng Thuận An cách thành phố 13km về
phía Đông Bắc cùng với hệ thống các đường liên tỉnh, liên huyện và hệ
Khóa luận tốt nghiệp 7 Trần Quốc Việt. Lớp: ĐCCT ĐCTV K34
Đại Học Khoa Học
Khoa Địa Lý - Địa Chất
thống sông đảm bảo cho nhu cầu giao thông hiện nay. Tuy nhiên để đáp
ứng cho phát triển kinh tế tương lai, tỉnh Thừa Thiên – Huế đang chú trọng
đến công tác mở rộng, sửa chữa, bổ sung mạng lưới giao thông. Đồng thời
địa hình khu vực khá bằng phẳng tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng
các tuyến đường mới.
b. Về thông tin kiên lạc

Ngoài bưu điện thành phố nói chung là trung tâm liên lạc chính,
trong tỉnh nói chung là phành phố nói riêng có nhiều bưu điện lớn nhỏ, hệ
thống mạng internet đã phát triển mạnh mẽ, có thể sánh ngang với nhiều
thành phố lớn trong cả nước. Sự phát triển của mạng không dây công cộng
đang được thúc đẩy nhặm phục vụ nhu cầu khách du lịch cũng như nhân
dân trong thành phố nói chung.
Khóa luận tốt nghiệp 8 Trần Quốc Việt. Lớp: ĐCCT ĐCTV K34
Đại Học Khoa Học
Khoa Địa Lý - Địa Chất
CHƯƠNG 2 - LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT – ĐỊA
CHẤT THỦY VĂN – ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
2.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT
Lãnh thổ địa chất tỉnh TT Huế đã có nhiều nhà địa chất trong và
ngoài nước khảo sát, nghiên cứu. Qua tài liệu thu thập được có thể chia quá
trình địa chất thành ba giai đoạn:
2.1.1. Giai đoạn trước năm 1975
Trong giai đoạn này do điều kiện khó khăn, chiến tranh, đất nước bị
chia cắt nên việc nghiên cứu Địa chất còn gặp nhiều khó khăn. Một số công
trình nghiên cứu đáng chú ý:
- Công trình bản đồ Địa chất Đông Dương tỷ lệ 1: 1.000.000 do sở
Địa chất Đông Dương thành lập năm 1923. Công trình này chỉ nghiên cứu
một cách sơ lược.
- Năm 1923, J.H.Hoffet đã tiến hành nghiên cứu Địa chất Trung Kỳ
và thành lập 2 bản đồ Địa chất của vùng Huế - Đà Nẵng với tỷ lệ
1:500.000. Trong giai đoạn này thì đây là một công trình có ý nghĩa.
- Năm 1933, A.Lacroix nghiên cứu thạch học của đá magma.
- Năm 1952, J.Fromaget đã thành lập: “Bản đồ địa chất Đông
Dương’’ tỷ lệ 1:2.000.000. Đây là công trình nghiên cứu có tính tổng hợp
nhất so với các công trình trước đó. Kèm theo bản đồ địa chất còn có bản
đồ thuyết minh và chuyên khảo khác về vùng nghiên cứu. Các tài liệu này

cho đến nay chỉ mạng giá trị tham khảo.
- Từ năm 1952 đến năm 1954 có một số nghiên cứu của E.Saurin đã
đọc tại hội nghị Địa chất Quốc tế về Địa chất ở Trung Trung Bộ và Đông
bắc Bắc Bộ.
- Từ năm 1954 đến năm 1975 chủ yếu là các công trình của các nhà
Địa chất Việt Nam và Liên Xô cũ đã thành lập bản đồ tỷ lệ 1:500.000 trên
cơ sở tổng hợp các tài liệu trước đây của Kudraisev.
Khóa luận tốt nghiệp 9 Trần Quốc Việt. Lớp: ĐCCT ĐCTV K34
Đại Học Khoa Học
Khoa Địa Lý - Địa Chất
Qua đó cho ta thấy được các công trình nghiên cứu Địa chất trong
giai đoạn này chủ yếu là thành lập bản đồ địa chất tỷ lệ nhỏ thương
1:1.000.000, tỷ lệ lớn hơn chỉ triển khai được một số tỉnh. Kết quả của các
nghiên cứu Địa chất trong giai đoạn này còn sơ lược, là tài liệu tham khảo
định hướng cho các công tác thành lập, đo vẽ bản đồ Địa chất với tỷ lệ
khác nhau trong các giai đoạn nghiên cứu tiếp theo.
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay
Từ sau năm 1975 đất nước thống nhất, có thuận lợi hơn giai đoạn
trước năm 1975. Trong giai đoạn này các công trình nghiên cứu địa chất
khu vực mới thực sự phát triển, có nhiều công trình nghiên cứu giá trị được
triển khai và hoàn thành đã đóng góp phần lớn cho công tác điều tra cơ bản
và tìm kiếm khoáng sản trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Một số công trình
nghiên cứu trong giai đoạn này:
- Năm 1979 Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bảo thành lập bản đồ
địa chất tỷ lệ 1:500.000 Việt Nam.
- Năm 1983 Lê Văn Trảo, Trần Phú Thành thành lập bản đồ địa chất
khoảng sản Việt Nam.
- Đoàn địa chất 65 (1983) Bản đồ địa vật lý hàng không khu vực
Bình Trị Thiên.
- Năm 1983 Địa tầng trầm tích Đệ tứ của Nguyễn Ngọc.

- Năm 1985 Nguyễn Văn Trang và nnk thành lập bản đồ địa chất loạt
tờ Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi tỷ lệ 1:200.000.
- Năm 1993 trầm tích Đệ tứ đồng bằng ven biển Quảng Trị và Thừa
Thiên Huế của Võ Định Ngộ, Bùi Văn Nghĩa.
- Năm 1994 Phạm Huy Thông và nnk đo vẽ và lập bản đồ địa chất
khu vực Huế tỷ lệ 1:50.000.
- Năm 1994 Võ Đức Chương và nnk nghiên cứu về tân kiến tạo và
địa động lực hiện đại khu vực Huế.
Khóa luận tốt nghiệp 10 Trần Quốc Việt.Lớp: ĐCCT ĐCTV K34
Đại Học Khoa Học
Khoa Địa Lý - Địa Chất
- Năm 1995 Bùi Huy Toản khảo sát thăm dò đá phiến sét Thọ Sơn –
Hương Xuân – Hương trà – Thừa Thiên Huế.
Từ những công trình nghiên cứu trong giai đoạn này cho ta thấy các
công trình nghiên cứu địa chất đều có tính khái quát cao, các kết quả
nghiên cứu về địa tầng, magma, kiến tạo rất cơ bản, định hướng cho công
tác điều tra địa chất sau này. Về khoáng sản thì bước đầu nêu được các quy
luật phân bố, các tiền đề, dấu hiệu tìm kiếm khoáng sản trong khu vực, phát
hiện và tìm kiếm sơ bộ một số mỏ khoáng có giá trị, làm cơ sở cho việc
định hướng trong công tác tìm kiếm và khai thác khoáng sản trong vùng
nghiên cứu.
2.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
2.2.1. Giai đoạn trước năm 1975.
Nước dưới đất trong khu vực nghiên cứu đã được chú ý từ lâu, tuy
nhiên mức độ nghiên cứu còn đang bị hạn chế.
Năm 1941 Fromaget đi sâu nghiên cứu khản năng tàng trữ nước
ngầm trong vỏ phong hóa của trầm tích Đệ tứ.
Trong thuyết minh của các tờ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000,
E.Sauri đã lưu ý khả năng tàng trữ nước dưới đất trong vỏ phong hóa của
trầm tích Đệ tứ và trong khe nứt của đá Granit.

2.2.2. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay.
Năm 1976, Tổng cục Địa chất đã thành lập liên đoàn Địa chất thủy
văn miền Trung. Các đoàn thuộc liên đoàn này được giao nhiệm vụ tìm
kiếm, thăm dò và thành lập bản đồ địa chất thủy văn với tỷ lệ trung bình
cho từng vùng trong phạm vi lãnh thổ.
Các công trình nghiên cứu Địa chất thủy văn trong giai đoạn này đã
xác định được chiều sâu, thế nằm của các đơn vị chứa nước, tính chất vật
lý, thành phần hóa học của nước dưới đất, đánh giá sơ bộ trữ lượng và chất
lượng của các tầng chứa nước.
Khóa luận tốt nghiệp 11 Trần Quốc Việt.Lớp: ĐCCT ĐCTV K34
Đại Học Khoa Học
Khoa Địa Lý - Địa Chất
2.3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
Các công trình nghiên cứu địa chất công trình ít được thực hiện một
cách hoàn chỉnh với quy mô lớn, chủ yếu là những công trình riêng lẻ nên
không có tính tổng quát.
Trước thời kỳ đổi mới thì công trình nghiên cứu đáng chú ý là việc
thành lập bản đồ địa chất công trình Việt Nam tỷ lệ 1:3.000.000 của Viện
Khoa Học Việt Nam do GS.TSKH Nguyễn Thanh chủ trì
Sau thời kỳ đổi mới để đáp ứng việc xây dựng đất nước, thì các
nghiên cứu địa chất công trình, địa chất động lực công trình được tiến hành
nhiều hơn, với quy mô khu vực:
Năm 1993 Bùi Văn Nghĩa, Cái Văn Vinh có báo cáo hiện tượng nứt
đất ở Thừa Thiên Huế.
Năm 1994 Báo cáo nứt đất vùng Hương Thủy của Hoàng Trọng
Diễn, đề tài khoa học ”Xác định các yếu tố gây nứt đất, đánh giá khả năng
và đề xuất phương án phòng chống trượt, xói lở bờ sông Hương khu vực
Hương Hồ” của GS.TSKH Nguyễn Thanh.
Năm 1995 Các nghiên cứu được tiến hành nhằm điều tra địa chất đô
thị Thành phố Huế, được thực hiện với quy mô khu vực khá tỉ mĩ.

Sau năm 1999 thì các công trình nghiên cứu địa động lực của sông,
biển được tiến hành nhằm dự báo các nguy cơ, tránh thiệt hại như cơn lụt
lịch sử năm 1999.
Một số nghiên cứu như ”Nghiên cứu dự báo, phòng chống xói lở bờ
sông hệ thống sông miền Trung” bởi Nguyễn VIễn Thọ, Nguyễn Thanh.
Đề tài ” Tai biến địa chất khu vực Bắc Trung Bộ” của viện địa chất
thuộc trung tâm khoa học công nghệ Quốc Gia thực hiện.
Đề tài ”Nghiên cứu phương án phục hồi thích nghi cho vùng cửa
sông ven biển Thuận An- Từ Hiền và đầm phá Tam Giang – Cầu Hai” do
Trần Đình Hợi đứng đầu
Khóa luận tốt nghiệp 12 Trần Quốc Việt.Lớp: ĐCCT ĐCTV K34
Đại Học Khoa Học
Khoa Địa Lý - Địa Chất
CHƯƠNG 3 - CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT KHU VỰC
3.1. ĐỊA TẦNG
Nằm trong vùng uốn nếp Trường Sơn, có thể phân chia cấu trúc khu
vực nghiên cứu thành các phân vị địa tầng từ cổ đến trẻ như sau:
3.1.1. Giới Paleozoi
a. Hệ Devon, thống hạ, hệ tầng Tân Lâm (D
1
tl)
Trong khu vực nghiên cứu đất đá của hệ tầng này phân bố khá rộng
và làm móng hầu như toàn bộ khu vực bị che phủ bới các trầm tích Devon,
thống trung thượng hệ tầng CoBai (D
2-3
cb) và các trầm tích gới Kainozoi.
Thành phần thạch học của hệ tầng này bao gồm chủ yếu là trầm tích
lục nguyên như:
• Cát kết: thành phần chủ yếu là thạch anh hạt nhỏ đến trung có màu
vàng nhạt, xám vàng, xám đen xen kẹp lớp mỏng của sét bột kết màu xám

xanh, xám tro, đôi chỗ vỡ vụn.
• Đá phiến sét: có màu xám đen, phớt tím đôi khi có màu nâu đỏ.
Thành phẩn chủ yếu là xerixit tập hợp vi vảy khá rắn chắc, đôi chỗ bị
phong hóa vỡ vụn.
• Sét kết xen bột kết: Có màu xám xanh, xám vàng, vàng nâu bị
phong hóa mạnh, mềm bở, cấu tạo lớp mỏng, kiến trúc hạt. Thành phần chủ
yếu là thạch anh mịn lẫn ít mạch Xerixit.
Chuyển lên trên là sự xen kẹp giữa đá cát kết, đá phiến sét, sét kết,
bên cạnh đó còn gặp các thấu kính đá vôi, đá vôi chứa sét màu xám xanh,
xám tro, nứt nẻ rải rác thành một vài nơi.
Nhìn chung trầm tích của hệ tầng Tân Lâm đều bị nứt nẻ, uốn nếp,
vò nhàu do ảnh hưởng của các tác nhân phong hóa và lực kiến tạo. Phương
cấu tạo chung của đá chủ yếu là Tây Bắc - Đông Nam, góc dốc thay đổi từ
35 – 65
o
lớn nhất là 85
o
Khóa luận tốt nghiệp 13 Trần Quốc Việt.Lớp: ĐCCT ĐCTV K34
Đại Học Khoa Học
Khoa Địa Lý - Địa Chất
Về quan hệ tiếp xúc, hệ tầng Tân Lâm phủ không chỉnh hợp lên hệ
tầng Long Đại (O
3
– S
1
lđ) (nằm ngoài khu vực nghiên cứu) và bị các trầm
tích của hệ tầng CoBai (D
2-3
cb) và các trầm tích Kainozoi phủ không chỉnh
hợp lên trên. Đồng thời chúng còn bị xuyên cắt bởi các quá trình xâm nhập

của các phức hệ Hải Vân, phức hệ ChaVal (nằm ngoài khu vực nghiên cứu)
và phức hệ Bà Nà.
Về cổ sinh, trong khu vực nghiên cứu chưa tìm thấy hóa thạch và
chưa xác định được bề dày của hệ tầng.
3.1.2. Giới Kainozoi
Các trầm tích Kainozoi chiếm hầu hết diện tích vùng nghiên cứu,
những thành tạo này phân bố trong các vùng đồng bằng, ven sông, suối,
dọc theo các đầm phá cũng như toàn bộ nội thì Huế với diện tích khoảng
112km
2
, có tuổi từ Neogen đến Holocen thượng và rất đa dạng về nguồn
gốc. Bề dày của chung cũng thay đổi khá lớn, từ 1m ở phía Tây cho đến
Tây Nam, lớn hơn 200m ở Phía Đông ( bờ biển). Đây là các thành tạo có
ảnh hưởng trực tiếp tới công tác thiệt kế, xây dựng cũng như việc khai thác
công trình, có thể phân chia như sau:
a. Hệ Neogen, hệ tầng Đồng Hới (N đh)
Qua tham khảo tài liệu thu được từ các lỗ khoan trong vùng cho thấy
các thành tạo của hệ tầng này phân bố ven rìa phá Đông của khu vưc
nghiên cứu với độ sâu trên dưới 100m so với mặt đất, bề dày của trầm tích
cũng tăng nhanh ra biển. Và bao gồm 2 phần:
• Phần dưới:
Gồm 9 tập, phía dưới là các lớp hạt thô cuội, tảng kết lên trên là sự
xen kẹo của các lớp cát kết, sét kết Kaolinit màu xám trắng, vàng nhạt, nâu
đỏ loang lổ.
• Phần trên:
Gồm 18 tập, trong đó có sự phân nhịp của các trầm tích hạt mịn như:
Cát, bột, sét kết màu xám xanh, xám vàng, xám lục. Hầu hết các trầm tích
Khóa luận tốt nghiệp 14 Trần Quốc Việt.Lớp: ĐCCT ĐCTV K34
Đại Học Khoa Học
Khoa Địa Lý - Địa Chất

hệ tầng Đồng Hới có độ gắn kết yếu và thể hiện rõ tính phân nhin với quy
luật các nhịp dưới thô, các nhịp trên mịn.
Về quan hệ tiếp xúc, hệ tầng Đồng Hới phủ không chỉnh hợp lên các
trầm tích cổ hệ tầng Long Đại (nằm ngoài vùng nghiên cứu), hệ tang Tân
Lâm, hệ tầng CoBai và bị các trầm tích Đệ Tứ phủ lên trên. Tổng chiểu dày
của hệ tang này khoảng 30 – 200m
b. Hệ Đệ Tứ, thống Pleistocen
• Phụ thống Pleistocen sớm (Q
1
1
)
Trầm tích Pleistocen hạ không lộ ra trên mặt đất mà chỉ gặp trong
các lỗ khoang sâu, các trầm tích này phân bố thành một dãi hẹp dọc theo bờ
biển từ Quảng Điền đến Phú Lộc. Dựa vào kết quá nghiên cứu các lỗ khoan
trong khu vực thành tạo này chỉ có nguồn gốc sông (aQ
1
) với dộ sâu phân
bố khá lớn.
+ Trầm tích sông aQ
1
Phân bố ở phần thấp nhất của mặt cắt và được xếp vào phần dưới của
hệ tầng Tân Mỹ, độ sâu 63,7 đến 163m, chiều dày thay đổi từ 5,3 đến 64m và
không có quy luật. Thành phần thạch học chủ yếu là trầm tích hạt thô như
cuội, sỏi lẫn cát, bột màu xám đen xen lẫn các lớp mỏng bột, sét lẫn cát.
Trầm tích Pleistocen hạ phủ không chỉnh hợp lên trên hệ tầng Đồng
Hới và bị các trầm tích Q
2-3

phủ không chỉnh hợp lên trên.
• Phụ thống Pleistocen trung – thượng (Q

1
2-3
)
Trầm tích Pleistocen trung – thượng phân bố rộng khắp đồng bằng
Thừa Thiên Huế, đồng thời có sự chuyển tiếp tướng trầm tích và nguồn gốc
từ Tây sáng Đông.
+ Trầm tích hỗn hợp sông - biển (amQ
1
2-3
)
Trong khu vực nghiên cứu trầm tích hỗn hợp sông – biển thuộc phần
trên của hệ tầng Quảng Điển và có diện phân bố rộng khắp, chỉ vắng mặt
một số nơi ở phía Tây. Các thành tạo này không lộ ra trên mặt mà chỉ gặp
trong các lỗ khoang với độ sâu từ 4 đến 73,4m, bề dày thay đổi từ 1 đến
Khóa luận tốt nghiệp 15 Trần Quốc Việt.Lớp: ĐCCT ĐCTV K34
Đại Học Khoa Học
Khoa Địa Lý - Địa Chất
63,3m. Thành phần thạch học chỉ yếu là các trầm tích hạt mịn đến trung có
lẫn ít thành phần hạt thô gồm: sét, bột lẫn ít cát màu xám xanh, xám đen.
Trong đó hàm lượng sét chiếm khoảng 60 – 72%, bột chiếm 25,5 – 37%,
cát chiếm 1,5 – 7% và có di tích bào tử phần hoa: Cyathea, Fagus….
Thành tạo này phủ không chỉnh hợp lên các trầm tích hệ tầng Tân
Lâm, hệ tầng CoBai, trầm tích Neogen và bị các trầm tích Đệ Tứ trẻ hơn
che phủ.
• Phụ thống Pleistocen thượng (Q
1
3

)
Trong khu vực nghiên cứu các trầm tích Pleistocen thượng không

phân bố liên tục, lộ ra trên bề mặt thành các khoảng hẹp và một phần nhỏ
bị phủ dưới các trầm tích tuổi trẻ hơn, diện phân bố của chúng tập trung
chủ yếu ở Hương Trà, Huế, Hương Phú… thành phần thạch học gồm các
trầm tích hạt thô đến mịn, màu xám vàng, nâu đỏ loang lổ, bề mặt bị phong
hóa là laterit hóa yếu. Dựa vào nguồn gốc các trầm tích này được chia làm
2 thành tạo chính là: hỗn hợp sông – biển, sông, biển
+ Trầm tích sông, sông – biển (a,amQ
1
3
)
Trong khu vực nghiên cứu trầm tích sông, sông – biển không lộ ra
trên mựt mà bị phủ bởi các trầm tích nguồn gốc biển cùng tuổi (mQ
1
3
) và
các trầm tích tuổi Holocen. Trong đó trầm tích sông có diện phân bố rộng
khắp và gặp hầu hết trong các lỗ khoan thuộc vùng nghiên cứu, đặc biệt là
khu vực nội thành ở độ sâu từ 25 – 54m và chúng có bề dày thay đổ từ 3 –
18,6m, thành phần thạch học chủ yếu là cuội, sỏi, sạn ít lẫn bột màu xám
vàng kích thước 1 – 3cm, đôi khi 7cm. Trầm tích hỗn hợp sông – biển có
diện phân bố hẹp hơn bị phủ bới các trầm tích có tuổi trẻ hơn, trong các lỗ
khoan trầm tích này bặt gặp ở các độ sâu từ 25 – 54m với bề dày từ 4,5 đến
14,5m. Thành phần thạch học chủ yếu là cát, bột, sét lẫn ít cuội, sỏi thạch
anh có màu xám trắng, xám vàng loang lổ. Thành tạo này phủ lên các trầm
tích amQ
1
2-3
và bị phủ bởi trầm tích Holocen.
Khóa luận tốt nghiệp 16 Trần Quốc Việt.Lớp: ĐCCT ĐCTV K34
Đại Học Khoa Học

Khoa Địa Lý - Địa Chất
+ Trầm tích biển (mQ
1
3
)
Trầm tích biển thuộc lãnh thổ đang xét được các tài liệu xếp vào hệ
tầng Đà Nẵng. Chúng có diện phân bố khá rộng tạo thành những dải rộng 1
đếm 3km dài từ vài kilomet đến 10km, bám the ven rìa phía Nam đồng
bằng trải dài từ Hương Trà đến Phú Bài. Độ sâu phân bố từ 0 – 42m, bề
dày thay đổi từ 2 đến 21,5m và không liên tục một số khu vực. Đại bộ phận
của chúng bị các trầm tích trẻ hơn phủ lên trên, chỉ lộ thành một dải dài hẹp
kéo dài theo QL1A ở độ cao từ 8 đến 24m. Thành phần thạch học gồm cát
hạt trung lẫn ít sét, bột; thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh có
tướng bãi cát, đê cát ven bờ màu vàng nghệ rất đặc trưng nên thường gọi là
“cát vàng Đà Nẵng” trong cát thường chứa Inmenit, Zircon, Monazit.
Về quang hệ tiếp xúc, thành tạo này phủ không chỉnh hợp lên trên
trầm tích Devon hệ tầng Tân Lâm, trầm tích sông – biển Pleistocen trung –
thượng, trầm tíc sông, sông – biển cùng tuổi; đồng thời chúng bị phủ bởi
các trầm tích Holocen.
c. Hệ Đệ Tứ, thống Holocen (Q
2
)
• Phụ thống Holocen hạ - trung Q
2
1-2
Trầm tích Holocen hạ trung phân bố rộng khắp trong khu vực nghiên
cứu. Tuy nhiên, chỉ lộ thành các chỏm nhỏ với nhiều nguồn gốc khác nhau,
thành tạo này được các tác giả xếp vào hệ tấng Phú Bài và hệ tầng Nam Ô.
Qua tham khảo tải liệu vừa dựa vào thành phần thạch học cho thấy trầm
tích Holocen hạ - trung có ba nguồn gốc chủ yếu là: sông, sông – biển,

sông – biển – đầm lầy. Trầm tích biển – gió, hệ tầng Nam Ô phân bố dọc
theo bờ biển còn trong khu vực nghiên cứu chúng hoàn toàn vắng mặt.
+ trầm tích sông aQ
2
1-2
Trầm tích này phân bố hạn chế dọc theo sông Hương ở góc Tây Nam
và một phần phía Tây (Ngọc Hồ) với thành phần thạch học chủ yếu là cát,
sạn, sỏi, cuội, mức độ mài tròn, chọn lọc kém, trong đó cuội có thành phần
đa khoáng. Bề dày thay đổi từ 0 đến <10m. Trầm tích sông Holocen hạ -
Khóa luận tốt nghiệp 17 Trần Quốc Việt.Lớp: ĐCCT ĐCTV K34

×