Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

vai trò của phụ nữ islam đối với gia đình và kinh tế xã hội ở indonesia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.19 KB, 40 trang )

Vai trò của người phụ nữ Islam trong gia đình và
xã hội Indonesia
Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu
bài Niên luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
tận tình của quý thầy cô giáo Khoa Lịch Sử và
sự giúp đỡ từ giáo viên hướng dẫn Mai Thúy
Bảo Hạnh.
Trước hết, tôi xin gửi lời trân trọng cám ơn
đến quý thầy cô giáo Khoa Lịch Sử, Trường Đại
học Khoa học Thừa Thiên Huế đã tận tình
giảng dạy và truyền đạt những kiến thức cho
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, cho tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến cô giáo Mai Thúy Bảo Hạnh
người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện bài báo cáo tốt
nghiệp này.
Trong thời gian thực hiện mặc dù đã có
nhiều cố gắng nhưng kiến thức và năng lực
bản thân còn hạn chế nên đề tài không tránh
khỏi những sai sót. Kính mong quý thầy cô
xem xét và đóng góp ý kiến để bài báo cáo tốt
nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, tôi xin gửi đến quý thầy cô giáo
Khoa Lịch Sử lời chúc sức khỏe và thành công.
Một lần nữa, xin chân thành cám ơn!
Trần Thị Quê Báo cáo tốt nghiệp
1
Sinh viên thực hiện:
Trần Thị Quê
MỤC LỤC


Trang
MỤC LỤC 3
Trang 3
A. MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu và Nguồn tài liệu nghiên cứu 4
6. Đóng góp của đề tài 5
7. Bố cục của đề tài 5
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC INDONESIA 7
1.1 Vị trí địa lí 7
1.2 Con người 7
1.3 Kinh tế - xã hội 9
1.3.1 Công nghiệp 10
1.3.2 Nông nghiệp 10
1.3.3 Dịch vụ 10
1.4 Tôn giáo 12
CHƯƠNG 2: VÀI NÉT VỀ ISLAM Ở INDONESIA 14
2.1 Định nghĩa Islam 14
2.1.1 Luật lệ căn bản của Hồi giáo 14
2.1.2 Năm điều căn bản của đạo Hồi 15
2.1.3 Các hệ phái đạo Hồi 15
2.2 Sự ra đời của Islam- đạo Hồi 16
2.3 Sự du nhập và phát triển của đạo Hồi ở Indonesia 17
CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ ISLAM TRONG 20
GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI INDONESIA 20
3.1 Phụ nữ Islam 20
3.2 Vai trò của người phụ nữ trong gia đình 22

3.2.1 Cấu trúc của một gia đình Islam 22
3.2.2 Đối với chồng 23
3.2.3 Đối với con cái 24
3.3 Vai trò của phụ nữ Islam trong xã hội Indonesia 24
3.4 Những quy định và cấm đoán của Islam, và ảnh hưởng đến phụ nữ trong xã hội 25
KẾT LUẬN 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
PHỤ LỤC 33
Vai trò của người phụ nữ Islam trong gia đình và
xã hội Indonesia
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cộng hòa Indonesia nằm ở phía Đông Nam châu Á, là nước nhiều
quần đảo nhất thế giới, có khoảng 3.700 hòn đảo, nối châu Á với châu Đại
Dương, giữa Malaysia và Ústralia. Diện tích 1.919.443km vuông. Dân số
khoảng 225 triệu người, khoảng 70% dân số tập trung ở đảo Java.
Indonesia có khoảng 150 dân tộc, chiếm đa số là người Java, Suda,
Madula, người Hoa…
Ngôn ngữ chính là tiếng Medalu, ngoài ra còn sử dụng khoảng 200
ngôn ngữ khác, 90% dân số theo đạo Hồi, còn lại theo Thiên Chúa giáo,
Phật giáo. Thủ đô là Jakarta nằm tên đảo Java với khoảng 14 triệu người,
68,8% dân cư sống ở nông thôn. Nông nghiệp giàu khoáng sản khí đốt, dầu
mỏ là nền kinh tế trụ cột của Indonesia. Tổng sản phẩm quốc dân đạt
153.255 triệu USD, tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người là 681
USD. Đồng Rupi là đơn vị tiền tệ của Indonesia.
Hồi giáo là tôn giáo độc thần phát triển thứ ba và cuối cùng. Nó xuất
hiện ở Cận Đông, bắt nguồn từ chính mảnh đất được nuôi dưỡng bằng
chính những tư tưởng, căn cứ tren truyền thống văn hóa như Thiên Chúa
giáo và Do Thái giáo. Hệ thống tôn giáo này cùng với độc thần giáo
nghiêm ngặt và hoàn tất nhất, được đưa tới tốt đỉnh, đã hình thành trên cơ

sở hai tiền bối của nó. Do vậy chúng ta có thể cảm nhận thấy những sự vây
mượn ở đây cả về phương diện văn hóa chung, lẫn về phương diện thuần
túy thần học, lễ nghi tôn giáo trên mỗi bước đi của nó.
Chúng thể hiện ở biểu tượng niềm tin, ở các nguyên tắc thờ cúng,
các thần thoại các điều răng đạo đức Nhưng dẫu sao bất chấp điều đó
cũng không nên phủ nhận tính độc đáo của đạo Hồi với tư các là mottj tôn
giáo trên thế gới. Thậm chí trong các tìm tòi và giải pháp triết học, trong
lĩnh vực lí luận tôn giáo, sau khi xuất hiện muộn hơn đáng kể, Hồi giáo chủ
Trần Thị Quê Báo cáo tốt nghiệp
1
yếu dừng lại ở việc vây mượn những tư tưởng từ lâu đã được tán thành, thì
điều quan trọng hơn nhiều đối với việc đánh giá vai trò và vị trí của tôn
giáo này là thực tế Hồi giáo không có những bộ mặt độc đáo của mình mà
còn có tính chất rất đặc thù trong sự tác động hằng ngày đến cuộc sống con
người, trong sự ảnh hưởng to lớn đến văn hóa và nếp sống của hàng loạt
nước châu Á và châu Phi. Sự đặc thù này lớn và dễ cảm nhận đến mức
không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia lại nói tới “ thế giới Hồi giáo” “
nền văn minh Hồi giáo”.
Hiện nay vai trò của người phụ nữ trong nền kinh tế xã hội của một
quốc gia là rất quan trọng. Có rất nhiều quốc gia địa vị người phụ nứ được
đề cao, và nắm giũ vị trí quan trọng trong chính phủ, trên chính trường, họ
trở thành người của Bộ ngoại giao, hay dẫn đầu một nền kinh tê đầy quyền
lực trên thế giới. Hay đơn giản là trong gia đình họ là những người mẹ
người vợ , người cao biết chăm sóc gia đình một cách chu đáo, đáp ứng
được mọi nhu cầu về tinh thần cho người người thân trọng gia đình.Tuy
vậy vị trí của người phụ nữ Islam trong xã hội các nước Trung Đông hay cụ
thể là Índonesia lại có những hạn chế và giới hạn nhất định, bên cạnh cuộc
sống tự nhiên và bản năng của người phụ nữ phụ nữ Islam cũng chịu sự đè
nén nhất định của quy định và cấm đoán của Hồi giáo.
Tôn giáo đóng một vai trò đáng nể trong lịch sử phát triển kinh tế -

xã hội, chính trị văn hóa ở phương Đông. Tuy nhiên việc nghiên cứu hay
phân tích những ảnh hưởng của một tôn giáo đối với một xã hội cũng như
sự ảnh hưởng mạnh mẽ của nó đến với một giai tầng trong xã hội sẽ rõ ràng
hơn, nếu được khai thác ở một góc cạnh cụ thể.
Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay với mong muốn hiểu rõ hơn
về Islam, cũng như ảnh hưởng của tôn giáo này đối với phụ nữ Indonesia,
và vai trò của người phụ nữ Islam trong xã hội, gia đình Indonesia, tôi đã
được hướng dẫn đề tài : “Vai trò của phụ nữ Islam đối với gia đình và kinh
tế xã hội ở Indonesia” để làm báo cáo tốt nghiệp cử nhân ngành Đông
phương học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong qúa trình nghiên cứu và thực hiền đề tài báo cáo tôi đã có
nhưng tham khảo nhất định trong một số sách báo, tạp chí, và trang web.
Tuy nhiên những tài liệu mà tôi đã được tham khảo chủ yếu chỉ đề cập đén
phụ nữ Islam trong xã hội Hồi giáo Arâp, những cấm đoạn hay những đạo
luật nghiêm khắc của đạo Hồi đối với người phụ nữ Islam, nội dung kinh
Qu’ran.v.v Mà không đề cập nhiều đến vai trò và vị trí của người phụ nữ
Islam trong xã hội gia đình của bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bài báo cáo đã có sự trình bày khái quát nhất vế đất nước con người
Indonesia, văn hóa truyền thống cũng như nền kinh tế về đát nước này. Bên
cạnh đó cũng trình bày cơ bản sự ra đời của đạo Hồi, phụ nữ đạo Hồi trong
thế giới những người Arâp, sự du nhập cũng như sự phát triển của Hồi giáo
ở quốc gia này. Thông qua đó phân tích rõ ràng hơn vai trò của người phụ
nữ Islam trong xã hội và gia đình tại Indonesia, và những điều luật hà khắc
tác động như thế nào đến đời sống hàng ngày của người phụ nữ Islam.
Vai trò quan trọng ở đây không chỉ có sự cuồng tín mà cả thuyết
định mệnh, tức niềm tin rằng số phận của mỗi người đều do Thánh Ala
định trước, rằng không thể chạy trốn khỏi nó, và do vậy không có gì mà
phải sợ.

Chính vì vậy mục đích của tôi khi nghiên cứu vấn đề này là nhằm
làm rõ hơn và khẳng định vị trí của người phụ nữ trong xã hội Hồi giáo và
cụ thể là vị trí vai trò của người phụ nữ Islam trong gia đình và xã hội
Indonesia. Bên cạnh đó cũng nêu ra được những mặt tiêu cực mà đạo Hồi
mang lại cho người phụ nữ Hồi giáo nói chung và phụ nữ Islam ở
Indonesia nói riêng.
Khái quát được đất nước,con người và sự du nhập, phát triển của đạo
Hồi ở Indonesia.
Từ nhận thức và hiểu biết của bản thân tôi đã thực hiện bài báo cáo,
cũng như mong muốn cho sự đóng góp thêm về sự hiểu biết về vai trò
người phụ nữ trong xã hội gia đình Indonesia.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở tham khảo các nguồn tài liệu đi
trước, tác giả thực hiện đề tài "Vai trò của người phụ nữ Islam trong gia
đình và xã hội Indonesia với mục tiêu:
Thứ nhất: Tác giả mong muốn nâng cao sự hiểu biết về Vai trò của
người phụ nữ Islam trong gia đình và cũng như xã hội Indonesia.
Thứ hai: Với đề tài này góp phần nhận thức đầy đủ, một cách chân
thực về sự ra đời của Đạo Hồi trong đó với những phong tục và cách ứng
xử của người phụ nữ trong thời đại. Nhấn mạnh sâu sắc vai trò của người
phụ nữa trong gia đình và xã hội.
Thứ ba: Từ những hiểu biết và nhận thức của mình, rút ra những kết luận
về Vai trò của người phụ nữ Islam trong gia đình và xã hội Indonesia .
* Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được những mục tiêu trên, tác giả đã
tập hợp, sưu tầm các tư liệu liên quan đến đề tài, sau đó xử lý, phân tích,
đánh giá để làm rõ Vai trò của người phụ nữ Islam trong gia đình và xã hội
Indonesia .
5. Phương pháp nghiên cứu và Nguồn tài liệu nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu: Khóa luận trình bày các vấn đề theo
phương pháp lịch sử và phương pháp logic, đồng thời khóa luận cũng sử

dụng kết hợp các phương pháp thống kê, biên niên, đối chiếu so sánh làm
sáng tỏ nội dung trình bày để rút ra các kết luận chính xác.
* Nguồn tài liệu nghiên cứu: Đề tài khóa luận này là một đề tài mới,
nguồn tài liệu vẫn đang còn sự hạn chế. Để thực hiện đề tài này, tác giả sử
dụng những nguồn tư liệu từ :
- Những công trình nghiên cứu của các giáo sư, tiến sĩ như : Đỗ
Minh Hợp, Lương Ninh
- Các ấn phấm do Nxb HàNội
- Báo và tạp chí
- Tài liệu truy cập trên mạng Internet ( tiếng Việt và tiếng Anh)
- Các văn bản, tài liệu, hình ảnh có liên quan đến vai trò của người
phụ nữ Islam ở Indonesia.
6. Đóng góp của đề tài
Bài báo cáo đã nghiên cứu cụ thể hơn về đạo Hồi, những điểm tích cực
và tiêu cực của tôn giáo này đối với người phụ nữ Islam. Đồng thời làm rõ
hơn vai trò của người phụ nữ trong xã hội Hồi giáo, mà trong lịch sử hạn chế
về tài liệVới khả năng tiếp cận nguồn tài liệu còn hạn chế, không có điều kiện
tiếp xúc với nhiều nguồn tài liệu trong và ngoài nước, mà chủ yếu sử dụng các
bài tiếng việt, bước đầu làm quen với nghiên cứu nên không tránh được
những thiếu sót và không giải quyết thảo đáng những vấn đề đặt ra của đề tài,
toàn bộ bài nghiên cứu ở đây tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:
Tìm hiểu đất nước con người Indonesia trên tất cả các mặt như: vị trí
địa lí, dân cư, ngôn ngữ, xã hội, tôn giáo.v.v Đạo Hồi ở Indonesia qua sự ra
đời du nhập và phát triển tại quốc gia này. Vai trò của người phụ nữ Islam
trong gia đình và xã hội của Indonesia. Những quy định và cấm đoán của đạo
Hồi và hạn chế của đạo luật này đối với người phụ nữ.
7. Bố cục của đề tài
Nội dung chủ yếu ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo.
gồm có 3 chương:
CHƯƠNG 1: Khái quát đất nước Indonesia

CHƯƠNG 2: Vài nét về Islam ở Indonesia
CHƯƠNG 3: Vai trò của người phụ nữ Islam trong gia đình, xã
hội Indonesia
Trong quá trình thực hiện niên luận, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận
tình của giáo viên hướng dẫn Mai Thúy Bảo Hạnh và các bạn cùng lớp. Tuy
nhiên với khả năng của bản thân và lần đầu tiên trong việc tìm hiểu nghiên
cứu khoa học nên bài báo cáo không tránh khỏi sai sót. Mong quý thầy cô
cùng các bạn góp ý để tôi tiếp tục sửa chữa và hoàn thiện.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế ngày 20 tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện:
Trần Thị Quê
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC INDONESIA
1.1 Vị trí địa lí
Indonesia là một quốc gia nằm giữa hai lục địa Đông Nam Á và châu
Đại Dương. Indonesia gồm 13.487 hòn đảo và với dân số khoảng 237 triệu
người, đứng thứ tư thế giới về dân số. Indonesia gồm 13.487 hòn đảo,
khoảng 6.000 trong số đó không có người ở. Các hòn đảo nằm rải rác ở cả
hai phía đường xích đạo. Năm hòn đảo lớn nhất là Java, Sumatra,
Kalimantan (phần Borneo thuộc Indonesia), New Guinea (cùng chung với
Papua New Guinea), và Sulawesi. Indonesia có biên giới trên bộ với
Malaysia trên hòn đảo Borneo và Sebatik, Papua New Guinea trên đảo
New Guinea, và Đông Timor trên đảo Timor. Indonesia cũng có chung
biên giới với Singapore, Malaysia, và Philippines ở phía bắc và Australia ở
phía nam bằng một dải nước hẹp. Thủ đô, Jakarta, nằm trên đảo Java là
thành phố lớn nhất nước, sau đó là Surabaya, Bandung, Medan, và
Semarang.
Với diện tích 1.919.440 km
2
(741.050 dặm vuông), Indonesia là

nước đứng thứ 16 trên thế giới về diện tích đất liền. Mật độ dân số trung
bình là 134 người/km
2
(347 trên dặm vuông), đứng thứ 79 trên thế giới,dù
Java, hòn đảo đông dân nhất thế giới, có mật độ dân số khoảng
940 người /km
2
(2.435 trên dặm vuông). Nằm ở độ cao 4.884 mét
(16.024 ft), Puncak Jaya tại Papua là đỉnh cao nhất Indonesia, và hồ Toba
tại Sumatra là hồ lớn nhất, với diện tích 1.145/km
2
(442 dặm vuông). Các
con sông lớn nhất nước này nằm ở Kalimantan, và gồm các sông Mahakam
và Barito; những con sông này là các đường giao thông quan trọng nối giữa
các khu định cư trên đảo.
1.2 Con người
Dân số quốc gia theo cuộc tổng điều tra năm 2000 là 206 triệu người,
và Văn phòng Thống kê Trung ương Indonesia và Thống kê Indonesia ước
tính dân số năm 2006 là 222 triệu người. Với 130 triệu người, Java là đảo
đông dân nhất thế giới hiện nay. Dù có một chương trình kế hoạch hóa gia
đình khá hiệu quả được thực thi từ thập niên 1960, dân số nước này được
cho sẽ tăng lên khoảng 315 triệu người năm 2035, dựa trên mức ước tính tỷ
lệ tăng hàng năm hiện nay là 1,25%.
Đa số người Indonesia là hậu duệ của những người nói tiếng
Austronesia có nguồn gốc từ Đài Loan. Các nhóm chính khác gồm người
Melanesia, sống ở phía đông Indonesia.

Có khoảng 300 sắc tộc bản địa
khác nhau tại Indonesia, và 742 ngôn ngữ cùng thổ ngữ. Nhóm đông nhất
là người Java, chiếm 42% dân số, và có ưu thế văn hóa cũng như chính trị.

Người Sundan, người Malay, và Madur là các nhóm lớn nhất ngoài Java.
Bản sắc địa phương của các sắc tộc được duy trì bên cạnh một tình cảm
quốc gia Indonesia mạnh mẽ. Xã hội phần lớn hài hòa, dù các căng thẳng
xã hội, tôn giáo và sắc tộc đã gây ra những vụ bạo lực kinh khủng. Người
Indonesia gốc Hoa là sắc tộc thiểu số có ảnh hưởng dù chiếm chưa tới 1%
dân số. Đa số lĩnh vực thương mại và tài sản tư nhân quốc gia đều thuộc sự
kiểm soát của người Hoa, điều này góp phần gây ra sự oán giận to lớn, và
thậm chí bạo lực chống lại người Hoa.
Ngôn ngữ quốc gia, tiếng Indonesia, được dạy trong các trường học
và đại học, và được sử dụng bởi hầu hết mọi người dân Indonesia. Đây là
ngôn ngữ được dùng trong thương mại, chính trị, truyền thông quốc gia,
giáo dục và hàn lâm. Về nguồn gốc nó từng là một ngôn ngữ chung cho
hầu hết cả vùng, gồm cả nước Malaysia hiện nay, và vì thế có quan hệ chặt
chẽ với tiếng Malaysia. Tiếng Indonesia lần đầu tiên được những người
theo chủ nghĩa quốc gia truyền bá vào thập niên 1920, và đã được tuyên bố
là ngôn ngữ chính thức khi nước này giành độc lập năm 1945. Đa số người
dân Indonesia nói ít nhất một trong hàng trăm ngôn ngữ địa phương
(bahasa daerah), thường như tiếng mẹ đẻ. Trong số các ngôn ngữ đó, tiếng
Java được sử dụng nhiều nhất bởi nó là ngôn ngữ của nhóm sắc tộc lớn
nhất. Mặt khác, Papua có 500 hay nhiều hơn các ngôn ngữ bản địa Papua
và Austronesia, trong một vùng chỉ có 2,7 triệu dân. Đa số những người già
hiện nay vẫn có thể nói tiếng Hà Lan ở một số mức độ thành thạo.
1.3 Kinh tế - xã hội
Bước vào thập niên 90 của thế kỉ XX, Indonesia tiếp tục thực hiện kế
hoạch 5 năm lần thứ 5(1989-1994)với việc mở rộng quốc tế tư nhân
hóa.Năm 1995 Indonesia tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ
6(1995-1999)với mục tiêu duy tì sự ổn định kinh tế- chính trị, tập trung
phát triển các nghành công nghiệp đòi hỏi trình độ cao, có khả năng cạnh
tranh trên thị trường khu vực và thế giới
Idonesia là một trong những nước có nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.

Trong gần 30 năm “trật tự mới” (1966-1997), Indonesia đã đạt được nhiều tiến
bộ to lớn về kinh tế, GDP trung bình hàng năm luôn ở mức trên 7,2%
Tuy nhiên khó khăn bắt đầu xuất hiện từ năm 1996 lo ngại Indonesia
sẽ tan rã tương tự như kịch bản từng xảy ra với vùng Balkan. Thế nhưng
khi đã rơi xuống tận cùng như vậy, năm 1998 cũng là điểm khởi đầu giúp
Indonesia hồi sinh.
Năm 1998, Indonesia là nước phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng
nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực với mức tăng trưởng
GDP âm 18%. Năm 1999, kinh tế từng bước được phục hồi, tốc độ tăng
trưởng đạt 0,48%.
Từ năm 2000-2008, kinh tế Indonesia tiếp tục hồi phục. Năm 2007,
tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,4%; năm 2008 đạt 6,1%.
Cuối năm 2008, đầu năm 2009, kinh tế Indonesia gặp khó khăn do
tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới. Do đó, tốc độ
tăng trưởng GDP năm 2009 chỉ đạt 4,5%, tỷ lệ thất nghiệp 7,7% và tỷ lệ
lạm phát là 4,8%.
Sáu tháng đầu năm 2010, GDP của Indonesia tăng 5,9%, dự kiến cả
năm 2010 đạt 6,2%. Dự trữ ngoại tệ đến hết tháng 8-2010 đạt mức cao kỷ
lục 81,3 tỷ USD.
1.3.1 Công nghiệp
Tổng giá trị các sản phẩm công nghiệp chiếm 47% GDP.
Sản phẩm công nghiệp chính: dầu mỏ và khí tự nhiên, hàng dệt,
hàng thêu, giày dép, bít tất, sản phẩm mỏ, ximăng, phân bón, gỗ dán, cao
su, thực phẩm, du lịch.
1.3.2 Nông nghiệp
Tổng giá trị các sản phẩm nông nghiệp chiếm 15,3% GDP.
Sản phẩm nông nghiệp chính: gạo, sắn, lạc, cô ca, càphê, dầu cọ (là
quốc gia sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới), cùi dừa khô, gia cầm, thịt bò,
thịt lợn, trứng.
1.3.3 Dịch vụ

Tổng giá trị lĩnh vực dịch vụ chiếm 37,7% GDP.
- Xuất khẩu: 119,5 tỷ USD (năm 2009)
Các mặt hàng xuất khẩu chính: dầu và khí đốt, thiết bị điện, gỗ dán,
hàng dệt, cao su.
Bạn hàng xuất khẩu chủ yếu: Nhật Bản (17,28%), Singapore
(11,29%), Mỹ (10,81%), Trung Quốc (7,62%), Hàn Quốc (5,53%), Ấn Độ
(4,35%), Malaysia (4,07%).
- Nhập khẩu: 84,32 tỷ USD (năm 2009).
Các mặt hàng nhập khẩu chính: thiết bị máy móc, hóa chất, chất đốt,
thực phẩm.
Bạn hàng nhập khẩu chủ yếu: Singapore (24,6%), Trung Quốc
(12,52), Nhật Bản (8,92%), Malaysia (5,88%), Hàn Quốc (5,64%), Mỹ
(4,88%), Thái Lan (4,45%)
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
GDP tính theo sức mua (PPP): 969,5 tỷ USD (năm 2009).
GDP bình quân đầu người: 4.000 USD (năm 2009).
May mắn khác nữa của Indonesia là tầng lớp lãnh đạo thời đó, ngay
từ năm 2000 đã đồng lòng giải quyết những xung khắc chính trị một cách
ôn hòa và hướng tới dân chủ ».
Cũng phải nói Indonesia có khá nhiều lợi thế : trước hết quần đảo này
chiếm một vị trí chiến lược trong khu vực ; Indonesia lại cũng là nền kinh tế
đông dân nhất trong khối ASEAN. Nhưng để kinh tế Indonesia cất cánh thì
quần đảo này đã hội tụ đủ một số điều kiện và may mắn thay cho đất nước
rộng lớn đó là các nhà lãnh đạo Indonesia từ năm 1998 tới nay đã hết sức
khéo léo trong việc quản lý đất nước, đưa kinh tế nước này đi lên ».
Christine Cabasset thuộc Viện nghiên cứu về Đông Nam Á Đương
đại IRASEC đang công tác tại Bali cho rằng cần phải nhìn lại quá trình
phát triển của Indonesia từ những năm 1970 dưới thời Suharto để hiểu
được thành quả kinh tế của nước này ngày hôm nay và trước hết theo bà,
không phải đến giờ phút này người ta mới nhận nhìn thấy tiềm năng của

Indonesia:
« Cho đến năm 1997 Indonesia từng được coi là một trong những
con cọp của châu Á, tức là một nền kinh tế có nhiều tiềm năng phát triển,
một nền kinh tế đang trỗi dậy với nhiều hứa hẹn. Trong khoảng 3 thập
niên, từ đầu những năm 1970 kinh tế Indonesia đã tăng trưởng mạnh, thu
hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Indonesia đã đẩy mạnh công cuộc công
nghiệp hóa đất nước, đẩy mạnh ngành du lịch và khai thác lâm nghiệp. Đà
tăng trưởng đó có được phần lớn nhờ chính sách của tổng thống Suharto
liên tục cầm quyền từ năm 1966 đến 1998. Song song với phát triển kinh tế,
Indonesia cũng đã mở rộng hệ thống giáo dục đến mọi tầng lớp xã hội. Tuy
nhiên, nạn tham nhũng dưới thời Suharto đã tràn lan, chủ yếu do khai thác
căc nguồn tài nguyên thiên nhiên, và các dự án xây dựng … Bất bình đẳng
xã hội cũng đã rõ nét dưới thời đại Suharto.
60 % dân số Indonesia sống tại Java và Java cũng là lá phổi tài
chính, kinh tế của cả nước. Thế nhưng phần còn lại của Indonesia thì như
đã bị bỏ quên. Khủng hoảng tài chính những năm 97-98 đẩy kinh tế
Indonesia xuống vực thẳm : nhiều ngân hàng và doanh nghiệp phải đóng
cửa. Nạn thất nghiệp gia tăng. Người dân lâm vào cảnh bần cùng, không
còn kiên nhẫn khi thấy các tàng lớp lãnh đạo tham ô, những kẻ « ăn trên
ngồi trước » bình yên vô sự.
Bằng những biện pháp cấp bách, cho đến cuối năm 1999, nền kinh tế
Indonesia có những dấu hiệu phục hồi.Năm 2000 một số chỉ tiêu kinh tế đã
đạt bằng trước mức khủng hoảng. Tỉ lệ nợ chính phủ trong tổng nợ GDP
liên tục giảm trong nhiều năm, mức đọ lạm phát giảm dần dần và được
kiềm chế. Số người thất nghiệp giảm xuống còn 8,5 triệu người. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế đạt 5% năm 2001, 3,7% năm 2002, và 4,5% năm 2003.
Nhìn chung so với các nước sáng lập ASEAN, nền kinh tế Indonesia
mới đạt mức phát triển trung bình, được xếp vị trí thứ 5 sau Singapore,
Brunei, Thailand và Malaisia. Bên cạnh đó Indonesia còn đối mặt với nhiều
thách thức lớn về an ninh chính trị và hàng loạt những vấn đề xã hội khác.

1.4 Tôn giáo
Dù tự do tôn giáo đã được quy định trong Hiến pháp Indonesia,
chính phủ chính thức công nhận chỉ sáu tôn giáo: Hồi giáo; Tin Lành; Cơ
đốc giáo La Mã; Ấn Độ giáo; Phật giáo; và Nho giáo. Dù không phải là
một nhà nước Hồi giáo, Indonesia là quốc gia có đa số tín đồ Hồi giáo, với
86,1% người dân tuyên bố là tín đồ đạo này theo cuộc điều tra dân số năm
2000. Indonesia cũng có 8,7% dân số là tín đồ Thiên chúa giáo, 3% là tín
đồ Hindu, và 1,8% tín đồ Phật giáo hay tôn giáo khác. Đa số tín đồ Hindu
Indonesia là người Bali, và đa số tín đồ Phật giáo tại Indonesia ngày nay là
người Hoa. Dù hiện là tôn giáo thiểu số, Hindu giáo và Phật giáo vẫn có
ảnh hưởng trong văn hóa Indonesia. Hồi giáo lần đầu được người dân
Indonesia chấp nhận ở miền bắc Sumatra trong thế kỷ 13, thông qua ảnh
hưởng từ các thương nhân, và đã trở thành tôn giáo chiếm ưu thế tại quốc
gia này từ thế kỷ 16. Cơ đốc giáo La Mã lần đầu được đưa tới Indonesia
bởi những người thực dân và các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha thời kỳ đầu,
và phái Tin Lành chủ yếu phát triển nhờ những nhà truyền giáo người Hà
Lan phái Calvin và Luther trong thời kỳ thực dân tại đây. Một tỷ lệ lớn
người dân Indonesia—như người Java abangan, Bali Hindu, và Dayak là
các tín đồ Thiên chúa giáo—theo một hình thức hổ lốn chính thống của tôn
giáo của họ, tạo nên phong tục và các đức tin địa phương.
CHƯƠNG 2: VÀI NÉT VỀ ISLAM Ở INDONESIA
2.1 Định nghĩa Islam
Islam có nghĩa là chấp nhận chỉ thờ phụng và thuần phục Allah duy
nhất và lánh xa những gì mà Allah cấm. Islam có nguyên nghĩa là “ sự
phục tùng” nên tín ngưỡng này liên quan liên quan đến việc tuân phục
hoàn toàn vào thượng đế mà Muslim gọi là Allah[3,7].
Đạo Hồi ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII tại bán đảo Ả râp, do nhà
tiên tri Muhammad sáng lập. Đạo Hồi chỉ tôn thờ Allah Đấng Tối cao,
Đấng duy nhất. Đối với tín đồ, Muhammad là vị Thiên sứ cuối cùng được
Allah mặc khải Thiên Kinh Qu’ran ( còn viết là Koran) qua thiên thần

Gabriel.
2.1.1 Luật lệ căn bản của Hồi giáo
Một lần trong đời họ phải hành hương vè thánh địa Mecca, nhưng
với điều kiện họ không vây nượn hay xin phí tổn. Trước khi họ đi họ phải
lo cho gia đình, vợ con đầy đủ những nhu cầu cần thiết trong thời gian họ
vắng mặt để hành hương.
Nghiêm cấm ăn máu, thịt con vật đã chết trước khi được cắt tiết theo
nghi thức, không được ăn thịt lợn, vì cho rằng nó là con vật bẩn thỉu.
- Nghiêm cấm uống rượu và các thức uống lên men.
- Nghiêm cấm cờ bạc.
- Nghiêm cấm gian dâm trai gái quan hệ trước khi cưới hỏi.
- Nghiêm cấm ăn thịt những con vật ăn thịt sống hay ăn tạp.
Người Hồi giáo chỉ được ăn thịt halal, tức là thịt được giết mổ theo
nghi thức của đạo Hồi. Tuy nhiên trong trường hợp tuyệt đối không có gì
ăn họ được phép ăn mọi thứ để duy trì sự sống.
Hàng năm phải thực hiện tháng ăn chay Ramadan để tưởng nhớ và
biết thương xót người nghèo. Tháng này tính theo lịch mặt trăng, trong
tháng này khi còn ánh sáng mặt trời họ không được ăn và uống, đến đêm
thì mới ăn, cũng trong tháng này con người phải tha thứ và sám hối, vợ
chồng không được phép gần nhau vào ban ngày, phụ nữ có thai không cần
thực hiện tháng nhịn chay này.
Hồi giáo nghiêm cấm kị thị chủng tộc và tôn giáo, và tín đồ Hồi giáo
không được phép chỉ trích hay phán xét người khác.
2.1.2 Năm điều căn bản của đạo Hồi
Thứ nhất, Tuyên đọc câu Sahadah: la ila ha il lallah có nghĩ là “
Allah là đấng duy nhất để phụng thờ”.
Thứ hai, Cầu nguyện một ngày 5 lần, thứ 6 hàng tuần phải làm lễ tại
thánh đường 1 lần vào buổi trưa. Trước khi làm lễ tín đò phải rửa mặt rửa
tay chân quỳ xuống hướng về Kabab để cầu nguyện.
Thứ ba, Bố thí.

Thứ tư,, Nhịn chay tháng Ramadan. Trong tháng này mọi người
không ăn uống hay quan hệ cho đến khi mặt trời lặn, sau tháng này mọi
người sẽ tặng quà cho nhau và bố thí.
Thứ năm, Hành hương tại Mecca, để triều bái Kabah tháng 12 theo
lịch Hồi.
2.1.3 Các hệ phái đạo Hồi
Sau khi Muhammad chết, nội bộ Hồi giáo xuất hiện sự chia rẻ, nảy
sinh các phe phái khác nhau. Hiện nay, Hồi giáo có nhiều hệ phái, đáng chú
ý là các hệ phái sau:
Hệ phái Si-it: tập trung ở Iran, Afganistan và Trung Á.
Hệ phái Su- nit: là hệ phái chính thống, tập trung ở A rập Xê- Út, Thổ
Nhỉ Kỳ, Irac, Yemen, Xiri, Libang, Bắc Phi, Trung Hoa và Đông Nam Á.
Hệ phái Is-ma-lit: phái này từ phái Si-it tách ra, có mặt ở Ấn Độ,
Pakistan, Đông Phi và Iran.
Hệ phái Su-fit: là phái bảo thủ cuồng tín chỉ có ở Trung Á.
Hệ phái Ba-bit: xuất hiện ở Iran vào thế kỉ XIX.
2.2 Sự ra đời của Islam- đạo Hồi
Hồi giáo (tôn giáo của tộc người Hồi) là cách gọi của người Trung
Quốc gọi đạo Islam (theo tiếng Ảrập nghĩa là phục tùng theo ý chân chủ)
xuất hiện ở bán đảo Ảrập (quê hương của Hồi giáo) vào khoảng thế kỷ thứ
VII. Hồi giáo ra đời do hàng loạt nguyên nhân kinh tế, xã hội, tư tưởng
gắn liền với sự chuyển biến từ chế độ công xã nguyên thủy sang xã hội có
giai cấp của các tộc người vùng Trung cận Đông và yêu cầu thống nhất
các bộ lạc trong bán đảo Ảrập thành một nhà nước phong kiến thần quyền
do đó cần một tôn giáo độc thần để thay thế những tôn giáo đa thần tồn tại
ở đó từ trước[2;171].
Sự ra đời của Hồi giáo gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của
Mohammad - người mạc khải, khai sáng tín ngưỡng Hồi giáo. Mohammad
được tín đồ Hồi giáo thế giới tôn vinh là "tinh thần", "duy nhất", "toàn
năng", "độ lượng", "siêu việt" và "vĩnh cửu" là thiên sứ và Giáo chủ.

Sau khi Hồi giáo ra đời, vào khoảng thời gian từ năm 622 đến năm
630, cùng với việc xây dựng lực lượng, tôn giáo này phải trải qua thời kỳ
đấu tranh quyết liệt, kết hợp những cuộc "thánh chiến" với những hoạt
động chính trị và ngoại giao, Mohammad và những người Hồi giáo đã
chinh phục được thành Mecca và truyền bá Hồi giáo đến vùng này. Cho
đến thế kỷ XI, Hồi giáo trở thành một tôn giáo quốc tế, thống soái các quốc
gia dân tộc từ Địa Trung Hải đến Vịnh Ba Tư. Vào khoảng ba thế kỷ sau
(từ thế kỷ XIV đến XVI), Hồi giáo truyền bá xuống vùng Đông Nam Á,
trong đó có Việt Nam.
Hiện nay, Hồi giáo là tôn giáo có tín đồ đông nhất thế giới (trên 1,3
tỷ tín đồ), có mặt ở hơn 100 quốc gia trên tất cả các châu lục. Quốc gia có
đông người Hồi giáo nhất hiện nay không phải là nước ở khu vực Trung
Đông như nhiều người vẫn tưởng, mà là Indonesia nước ở khu vực Đông
Nam Á với trên 180 triệu tín đồ chiếm 87% dân số của đất nước này.
2.3 Sự du nhập và phát triển của đạo Hồi ở Indonesia
Các quốc gia Đông Nam Á hải đảo có nhiều hương liệu, khoáng sản
và đặc biệt có nhiều thương cảng thuận lợi cho việc buôn bán. Do đó
thương gia các nước (trong đó cơ bản là người Ấn Độ), đến đây buôn bán
và truyền đạo ngày một nhiều.“Các thương cảng và các trung tâm buôn
bán đã được mở mang và phát triển dọc theo bờ biển Đông Nam Á. Đó
cũng là môi trường hết sức thuận lợi cho những thương nhân Hồi Giáo đến
đây buôn bán và truyền đạo”. Đáng chú ý là đạo Hồi xâm nhập Đông Nam
Á bằng con đường thương mại “hòa bình” (thông qua những thương nhân
Ảrập buôn bán trên tuyến Trung Đông - Ấn Độ - Đông Nam Á), hoàn toàn
không có yếu tố bạo lực và chinh phạt như đạo Hồi tại Trung Đông.
Chính sự du nhập và phát triển bằng con đường "hoà bình", lại từ
nguồn Hồi giáo Ấn Độ đã dung hoà với văn hoá Ấn Độ nên Hồi giáo ở khu
vực Đông Nam Á thường bị pha trộn với tín ngưỡng, phong tục tập quán
địa phương. Điều này khác hẳn với những nơi Hồi giáo bành trướng bằng
những cuộc chiến tranh chinh phục. Hồi giáo khu vực Đông Nam Á nói

chung, Indonesia nói riêng ít chịu ảnh hưởng của tư tưởng chủ nghĩa Hồi
giáo như một số khu vực khác.
Indonesia là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á tiếp thu Hồi
giáo qua các thương gia Ấn Độ bằng con đường giao lưu buôn bán. Theo
giáo sư Lương Ninh và giáo sư Đặng Đức An thì “chắc chắn rằng người
Ấn Độ Hồi giáo đã góp phần rất quan trọng trong việc thúc ðẩy sự phát
triển của thủ công và thýõng nghiệp ở ðây, phát triển kinh tế và sự phân
hóa xã hội”. Cùng với sự giao lưu và phát triển kinh tế, đạo Hồi theo đó mà
phát triển ngày càng phổ biến, thậm chí phát triển nhanh chóng và dồn ép
các tôn giáo cũ.
Đạo Hồi ở Indonesia rất đa dạng và phong phú. Có đặc điểm này là do
Indonesia có hơn 700 dân tộc sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau, cư ngụ trên
khoảng 6 000 hòn đảo trải dài trên Ấn Độ Dương. Người dân Indonesia theo
Hồi giáo từ thế kỷ XIII, trong đó đạo Hồi dòng Sunni đã trở thành đức tin có
sức lan tỏa mạnh mẽ ở Indonesia. Tuy nhiên, chưa bao giờ Hồi giáo có được
vị trí độc tôn, mà thay vào đó là cùng tồn tại và chịu nhiều ảnh hưởng từ các
tín ngưỡng dân gian bản địa như đạo Hindu, đạo Phật và đạo Java. Nhờ vậy
đạo Hồi tại Indonesia phát triển một cách độc lập với đạo Hồi tại Trung Đông
và nhìn chung là ôn hòa và khoan dung hơn.
Một số học giả Hà Lan thời kỳ thực dân từng nhận xét đạo Hồi tại
Indonesia chỉ như là lớp vécni mỏng phủ bên ngoài một nền văn hóa hỗn
dung. Hiện nay Indonesia là quốc gia có số người theo đạo Hồi lớn nhất thế
giới (chiếm khoảng 90% dân số - trên 200 triệu người),
Indonesia là quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới nhưng đây cũng
là một đất nước thế tục. Indonesia có truyền thống khoan dung tôn giáo từ lâu
đời vẫn được ghi nhận trong Hiến pháp của nước này và đã được phương Tây
xem như là một kiểu mẫu về dân chủ cho quốc gia Hồi giáo khác ở Trung
Đông. Nhưng gần đây các nhóm nhỏ những người thuộc phe bảo thủ Hồi giáo
đã trở nên ngày càng lớn tiếng ở Indonesia - và có lo ngại rằng chính phủ
chưa làm đủ để ngăn chặn điều này. Có lo sợ rằng Indonesia đang dần tụt ra

khỏi danh sách các nước khoan dung về tôn giáo, và rằng phe theo đường lối
cứng rắn đang dần ở thế thượng phong. Đó là những gì Irshad Manji, một nhà
cải cách Hồi giáo và nữ quyền, tin như vậy.
Cũng thâm nhập một cách hòa bình và chủ yếu qua các thương nhân
như Phật giáo và Ấn Độ giáo trước kia, nhưng Hồi giáo đã lam tỏa và bén
rễ vào Indonesia nhanh và sâu hơn nhiều so với các tôn giáo khác của Ấn
Độ thời xưa. Chỉ sau một thời gian rất ngắn, hầu như cả vùng quần đảo lớn
nhất hành tinh này đã cải giáo theo Đạo Hồi. Hiện nay, mặc dù không được
chính thức coi là quốc giáo, nhưng cứ mười người dân Indonesia thì có tới
chín người theo Đạo Hồi.
Theo thời gian, cùng với những nghi thức giản đơn, với tính dễ dung
hòa với các tín ngưỡng bản địa, Hồi giáo đã rất nhanh chóng trở thành một
sức mạnh liên kết các dân tộc khác nhau ở quần đảo Indonesia vào một
cộng đồng chung. Sau này, Đạo Hồi còn trở thành một lực lượng chính trị
mạnh trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, giành độc lập và trong
công cuộc xây dựng đất nước.
Tư tưởng Hồi giáo còn ảnh hưởng rất mạnh đến các lĩnh vực xã hội,
giáo dục, văn hóa, nghệ thuật của Indonesia.
Những con thuyền buôn không chỉ đem Đạo Hồi đến khắp nơi ở
Indonesia mà còn góp phần làm cho các dân tộc khác nhau ở vùng quần
đảo này tiếp xúc với nhau nhiều hơn, đến với nhau thường xuyên hơn. Việc
di dân đối với lịch sử Indonesia đã có từ thời cổ, nhưng với sự phát triển
của Hồi giáo, quá trình di dân được diễn ra mạnh hơn, rộng hơn và dễ dàng
hơn ở mọi nơi trong vùng quần đảo. Người Ache đã tới sống và định cư ở
Malacca và những nơi khác ở bán đảo Mã Lai; người Giava, người Bugi,
người Bantam cũng đi đến nhiều nơi khác và không ít người đã ở hẳn tại
nơi mình đến. Nhờ sự bành trướng của Đạo Hồi, tiếng Mã Lai dần dần lan
tỏa ra khắp vùng quần đảo để rồi sau này sẽ trở thành tiếng nói chung, ngôn
ngữ chung cho hầu hết các dân tộc Indonesia.
Chính Hồi giáo cùng với những yếu tố văn hóa xã hội đi theo, đã trở

thành một động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế ở vùng quần đảo này
phát triển, một sức mạnh thống nhất các dân tộc khác nhau vào một cộng
đồng chung – cộng đồng Indonesia.
CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ ISLAM TRONG
GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI INDONESIA
3.1 Phụ nữ Islam
Giống như các tôn giáo khác, trước hết là Thiên Chúa giáo, Hồi
giáo không kêu gọi tích cực cải biến xã hội. Ngược lại nó dạy bảo thái độ
cam chiệu và vâng lời. Những người nô lệ phải phục tùng chủ nhân, nhưng
người chủ nhân phải có quan hệ nhẹ nhàng với nô lệ. Sở hữu tư nhân là
thiên liêng nhưng chỉ dẫn của Kinh Qu’ran về vấn đề này là rất chặt chẽ
và nhất quán[2; 207].
Mặc dù mọi người bình đẳng trước thánh Ala, mọi người đều là nô lệ
của thánh Ala, nhưng trong cuộc sống hiện thực không có sự bình đẳng như
vây. Và những người Hồi giáo chính thống và sự tuân thủ nghiêm ngặt cái
cơ chế xã hội đang tồn tại.
Phụ nữ cần phải biết chịu đựng dũng cảm bước qua mọi đau khổ và
đặt hi vọng vào sự giải thoát ở cuộc sống dưới âm cung.
Tổng số 1 tỷ 200 triệu tín đồ Hồi Giáo trải rộng trên khắp các lục địa
nên số phận của phụ nữ không đồng nhất. Tùy theo luật pháp của mỗi quốc
gia, số phận phụ nữ ở mỗi nước cũng khác nhau và tùy theo phong tục tập
quán của mỗi dân tộc, cũng như do sự biến chuyển của lịch sử, số phận của
phụ nữ Hồi Giáo cũng thay đổi theo.
Tuy nhiên, vượt lên trên mọi dị biệt của địa phương và qua mọi giai
đoạn khác nhau của lịch sử vẫn có những yếu tố chung của đạo Hồi quyết
định phần lớn số phận của các phụ nữ Hồi Giáo. Đó chính là những điều
luật về phụ nữ được nêu rõ trong kinh Koran và trong Thánh Luật Sharia
(The Holy Law of Islam). Kinh Koran là cuốn sách thiêng liêng ghi chép
các lời của Thiên Chúa Allah (Words of Allah) nên Koran được coi là bộ
luật tối cao và không ai có quyền sửa đổi. Bộ luật Sharia được triển khai từ

kinh Koran nên cũng là Thánh Luật bất khả xâm phạm. Do đó, những điều
gì dù bất công và vô lý đã được kinh Koran và thánh luật Sharia áp đặt lên
số phận phụ nữ cũng đều trở thành bất di bất dịch trong các nước Hồi Giáo.
Thí dụ:
Kinh Koran đã qui định chế độ y phục của phụ nữ hết sức khắt khe
như sau: "Phụ nữ phải mặc che kín hoàn toàn, không được để lộ một phần
nào của thân thể trước mặt bất cứ một người đàn ông nào, bao gồm cả mặt
và tay"
Kinh Koran minh thị xác nhận uy quyền của đàn ông đối với đàn bà:
"Đàn ông có quyền đối với đàn bà vì Chúa đã sinh ra đàn ông cao quí hơn
đàn bà và vì đàn ông phải bỏ tài sản của mình ra để nuôi họ. Đàn bà tốt
phải biết vâng lời đàn ông vì đàn ông săn sóc cả phần tinh thần của đàn
bà. Đối với những phụ nữ không biết vâng lời, đàn ông có quyền ruồng bỏ,
không cho nằm chung giường và có quyền đánh đập".
Kinh Koran coi thiên đàng là "Khu vườn của lạc thú nhục dục muôn
đời", còn ở trên thế gian nầy thì đàn bà là "cánh đồng lạc thú" mà mọi
nguời đàn ông đều có quyền chủ động bước vào nếu muốn:
Đàn bà bị xã hội Hồi Giáo coi là một thứ công cụ để đẻ con và để
thỏa mãn dục tính của đàn ông. Kinh Koran còn qui định: khi cha mẹ chia
gia tài thì con gái chỉ được hưởng một phần nửa phần của con trai mà thôi.
Khi các nhân chứng ra trước tòa làm chứng thì lời chứng của đàn bà chỉ có
giá trị bằng một nửa lời khai của đàn ông. Khi nạn nhân là phụ nữ bị giết
thì thân nhân chỉ được lãnh một nửa số tiền bồi thường.
Đàn ông có quyền lấy nhiều vợ nhưng đàn bà chỉ được lấy một
chồng, do đó đàn ông không có tội ngoại tình. Trái lại, đàn bà ngoại tình sẽ
bị đem ra nơi công cộng để mọi người ném đá đến chết.
Trải qua 14 thế kỷ, kinh Koran đã gieo biết bao tai họa cho các phụ
nữ Hồi giáo nhưng vì các tín đồ ngoan đạo đều coi Koran là "Chân lý Tối
Hậu của Thiên Chúa" (The Final Truth of Allah) nên không ai dám coi đó
là những điều vô lý hoặc bất công. Các tín đồ nam cũng như nữ không còn

con đường nào khác là phải tuyệt đối vâng phục ý Chúa vì Đạo Hồi có
nghĩa là sự vâng phục hoàn toàn ý của Chúa.
Trong các nước Hồi Giáo, nữ giới phải chiu nhiều thiệt thòi trong
hôn nhân. Tuổi con gái đi lấy chồng trung bình từ 12 đến 15. Trong các bộ
lạc du mục, nhiều khi cha mẹ gả chồng cho con gái lúc mới 5,6 tuổi. Các
anh chị em họ gần (cousins) có quyền lấy nhau, đặc biệt là hai người đàn
ông có quyền trao đổi con gái cho nhau (người này làm cha vợ của người
kia!). Đó chính là trường hợp của Muhammad. Năm 624, Muhammad (54
tuổi) lấy cô Hafsah 18 tuổi, con của Umar làm vợ bé. Trong khi đó, vợ
chính của Muhammad mới lên 10, con gái của Abu Bakr. Cả hai cha vợ của
Muhammad là Umar và Abu Bakr đều xin cưới con gái út của Muhammad
là Fatima. Muhammad không chịu vì ông quá yêu thương Ali là em họ (con
của chú ruột) nên ông đã gả Fatima cho Ali. Sau này Ali và Fatima trở nên
"thánh tổ" của giáo phái Shi-a. Shi'a có nghĩa là "đảng của Ali"
3.2 Vai trò của người phụ nữ trong gia đình
Tầm vai trò của một người phụ nữ Islam có một địa vị quan trọng
trong xã hội Indonesia. Tầm quan trọng trọng vai trò của một người mẹ,
người vợ đã được thiên sứ Mohamad nhấn mạnh “ Thiên đàng nằm dưới
bàn chân của các bà mẹ”.
Có rất nhiều thứ có lợi để làm thay cho việc săn sóc con trẻ, người
già hay người ốm đau bệnh tật trong gia đình. Mặc dù nghe rất khó tin
nhưng trong thế giới Islam những trách nhiệm này vẫn được đại đa số các
gia đình gánh vác.
Lí do làtừ bộ luật Islam mà không phải tất cả điều trở nên lỗi thời do
sự phát triển của nền kinh tế hiện đại, nhưng vẫn được phụ nữ Islam tuân
theo cho đến ngày nay.
3.2.1 Cấu trúc của một gia đình Islam
- Cuộc sống gia đình là nơi sinh của xã hội,cho một ngôi nhà bình
an, khỏe mạnh,ấm cúm cho cha mẹ và con cái.

×