Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

nghiên cứu phát triển nông nghiệp ở huyện gio linh - tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VÕ THỊ HỒI THU
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
Ở HUYỆN GIO LINH - TỈNH QUẢNG TRỊ
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: SƯ PHẠM ĐỊA LÝ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
TS. NGUYỄN TƯỞNG
Huế, Khóa học 2010 - 2014
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2010 - 2014
Lời Cảm Ơn
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong
khoa Địa lý Trường ĐHSP Huế đã tận tình dạy bảo
và động viên em trong suốt quá trình học tập.
Xin tỏ lòng cảm ơn chân thành sâu sắc nhất đến
thầy giáo TS. Nguyễn Tưởng đã tận tình, chỉ bảo,
giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận.
Em cũng xin chân thành cảm ơn đến Phòng
Nông nghiệp, Phòng Thống kê huyện Gio Linh, quý
thầy cô giáo trong khoa Địa Lý, Phòng Tư liệu khoa
cùng tập thể lớp Địa 4B và gia đình đã hỗ trợ động
viên em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Huế, tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Võ Thị Hoài Thu
GVHD: TS. Nguyễn Tưởng SVTH: Võ Thị Hoài Thu
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2010 - 2014
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNH - HDH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa


ĐVT : Đơn vị tính
HTX : Hợp tác xã
HTXNN : Hợp tác xã nông nghiệp
KHCN : Khoa học công nghệ
KHKT : Khoa học kĩ thuật
LTTP : Lương thực thực phẩm
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
VAC : Vườn ao chuồng
VACR : Vườn ao chuồng rừng
UBND : Ủy ban nhân dân
GVHD: TS. Nguyễn Tưởng SVTH: Võ Thị Hoài Thu
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2010 - 2014
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng dân số huyện Gio Linh
giai đoạn 2005-2012 26
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành phân theo
ngành hoạt động 33
Biểu đồ 2.3: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành
hoạt động 34
Biểu đồ 2.4: Số lượng và sản lượng thịt đàn trâu ở huyện Gio Linh
giai đoạn 2005 - 2012 45
Biểu đồ 2.5: Số lượng và sản lượng thịt đàn bò ở huyện Gio Linh
giai đoạn 2005 - 2012 46
Biểu đồ 2.6: Số lượng và sản lượng thịt đàn lợn ở huyện Gio Linh
giai đoạn 2005 - 2012 47
Biểu đồ 2.7: Số lượng và sản lượng thịt gia cầm ở huyện Gio Linh
giai đoạn 2005 - 2012 48
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Trị
2. Bản đồ hành chính huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị

3. Bản đồ hiện trạng phát triển nông nghiệp huyện Gio Linh
GVHD: TS. Nguyễn Tưởng SVTH: Võ Thị Hoài Thu
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2010 - 2014
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1. Lao động do địa phương quản lí đang làm việc trong các ngành
kinh tế 27
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa huyện Gio Linh
giai đoạn 2005 - 2012 36
Bảng 2.3: Diện tích và sản lượng lúa vụ Đông Xuân ở huyện Gio Linh
giai đoạn 2005 - 2012 37
Bảng 2.4: Diện tích và sản lượng lúa Hè Thu ở huyện Gio Linh
giai đoạn 2005 - 2012 38
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn ở huyện Gio Linh
giai đoạn 2005 - 2012 38
Bảng 2.6: Diện tích và sản lượng khoai lang ở huyện Gio Linh
giai đoạn 2005 - 2012 39
Bảng 2.7: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô ở huyện Gio Linh
giai đoạn 2005 - 2012 40
Bảng 2.8: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở huyện Gio Linh
giai đoạn 2005 - 2012 41
Bảng 2.9: Diện tích và sản lượng rau, đậu các loại ở huyện Gio Linh
giai đoạn 2005 - 2012 44
Bảng 3.1: Dự báo phát triển một số cây trồng nông nghiệp chủ yếu đến
năm 2020 58
Bảng 3.2: Dự kiến một số chỉ tiêu phát triển chăn nuôi đến năm 2020 60
GVHD: TS. Nguyễn Tưởng SVTH: Võ Thị Hoài Thu
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2010 - 2014
MỤC LỤC
GVHD: TS. Nguyễn Tưởng SVTH: Võ Thị Hoài Thu
Khóa luận tốt nghiệp 8 Khóa học: 2010 - 2014

A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Gio Linh là một huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Trị, với diện tích
4.27.856 km
2
, huyện có vị trí địa lí cùng với các điều kiện về tự nhiên, kinh tế
- xã hội thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa.
Căn cứ vào quy hoạch và chiến lược phát triển nông nghiệp của huyện
Gio Linh, toàn dân và lực lượng đã tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện
theo hướng sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, trong tình trạng khủng hoảng kinh
tế trên toàn thế giới, nông nghiệp đã bắt đầu bị ảnh hưởng, nhu cầu thị trường
giảm sút cùng một số yếu tố khách quan, chủ quan khác.Tình hình sản xuất
lúa gạo, nông sản và một số mặt hàng của bà con nông dân hiện đang gặp rất
nhiều khó khăn trong khi những giải pháp đưa ra lại chỉ mang tình thế, thiếu
tính chiến lược.
Vì vậy với mong muốn đẩy mạnh việc phát triển nền nông nghiệp sản
xuất hàng hóa của huyện nói riêng và kinh tế huyện nhà nói chung, tôi đã
quyết định chọn vấn đề “Nghiên cứu phát triển nông nghiệp ở huyện Gio Linh
- tỉnh Quảng Trị” làm đề tài khóa luận của mình.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở phân tích thực trạng để đề xuất giải pháp nhằm góp phần đẩy
mạnh phát triển nông nghiệp ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Tổng quan lý luận liên quan đến sản xuất nông nghiệp
- Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng phát
triển sản xuất nông nghiệp huyện Gio Linh - tỉnh Quảng Trị.
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp huyện Gio Linh - tỉnh Quảng
Trị.
GVHD: TS. Nguyễn Tưởng SVTH: Võ Thị Hoài Thu
Khóa luận tốt nghiệp 9 Khóa học: 2010 - 2014

IV. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- Về nội dung
Vấn đề phát triển nông nghiệp
- Về lãnh thổ
Huyện Gio Linh bao gồm 21 xã, thị trấn
- Về thời gian
Từ năm 2000 - 2020
V. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Vấn đề phát triển kinh tế nói chung và vấn đề phát triển nông nghiệp nói
riêng đã có nhiều tác giả nghiên cứu như:
- Hoàng Thị Dịu, “Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Tuyên Hoá Quảng
Bình giai đoạn 2000-2005. Một số hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp của
huyện”, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP Đà Nẵng, 2008
- Lê Quốc Sử, “Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông
nghiệp Việt Nam theo hướng CNH - HĐH từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI trong
thời đại kinh tế tri thức”, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội, 2001.
- Lê Thị Yến Thoa, “Tìm hiểu tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Thăng
Bình tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2004-2007. Định hướng và giải pháp phát
triển nông nghiệp đến 2010”, Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Đà Nẵng, 2008
- Hồ Thị Trang, “Tình hình phát triển ngành nông nghiệp và một số hình thức tổ
chức lãnh thổ nông nghiệp huyện Hương Sơn Hà Tĩnh thời kỳ 2000-2006”,
Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Huế, 2006
- Lương Thị Huyền Trang, “Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất nông
nghiệp ở huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị”, Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP
Huế, 2013
Nhìn chung các công trình chủ yếu nghiên cứu sâu về tình hình và xu
hướng phát triển kinh tế nông nghiệp và đã có nhiều đề tài tiến hành nghiên cứ
cụ tể, thực nghiệm ở một số địa phương. Tuy nhiên theo nhận thấy của bản
thân chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể về tình hình phát triển kinh tế nông
nghiệp ở huyện Gio Linh.

GVHD: TS. Nguyễn Tưởng SVTH: Võ Thị Hoài Thu
Khóa luận tốt nghiệp 10 Khóa học: 2010 - 2014
VI. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
1. Quan điểm hệ thống
Không có một nền sản xuất nào thay đổi cơ cấu tồn tại độc lập và bản
thân nó tự biến đổi mà phải có mối quan hệ chặt chẽ chịu sự tác động của các
đối tượng địa lí.
Vì vậy theo quan điểm này, khi nghiên cứu sự phát triển của ngành nông
nghiệp huyện Gio Linh phải đặt nó trong hệ thống nông nghiệp của thế giới,
của Việt Nam,của tỉnh Quảng Trị và chặt chẽ với các đơn vị xã trong huyện.
2. Quan điểm lãnh thổ
Các sự vật hiện tượng địa lí luôn có sự phân hóa trong không gian tạo nét
độc đáo đối với từng lãnh thổ. Do đó, giúp chúng ta thấy được sự phân hóa
lãnh thổ dựa trên vị trí địa lí, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động và
một số nguồn lực khác góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển.
3. Quan điểm tổng hợp
Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp huyện Gio Linh giúp chúng ta
nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể về các yếu tố tự nhiên cũng như kinh tế xã
hội. Các yếu tố này tác động qua lại với nhau theo không gian và thời gian tạo
nên một tổng thể, bức tranh tổng hợp. Vì vậy khi nghiên cứu sự phát triển
nông nghiệp huyện phải nghiên cứu trong tổng thể kinh tế - xã hội huyện một
cách hài hòa.
4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Cái mới ra đời không hoàn toàn bác bỏ cái cũ, cái lạc hậu mà nó phát
triển dựa trên cái cũ đó. Các phương thức sản xuất sau bao giờ cũng tiến bộ
hơn phương thức sản xuất trước nó, hoạt động sản xuất cũng không ngừng cải
tiến nâng cao năng suất. Dựa trên quan điểm này để phân tích đánh giá,
nghiên cứu phát triển nông nghiệp huyện Gio Linh, xác định những hướng đi
đúng đắn trong phát triển nông nghiệp huyện.
GVHD: TS. Nguyễn Tưởng SVTH: Võ Thị Hoài Thu

Khóa luận tốt nghiệp 11 Khóa học: 2010 - 2014
5. Quan điểm sinh thái
Đây là quan điểm quan trọng trong nghiên cứu địa lí kinh tế, có nghĩa là
sự phát triển kinh tế, phân bố sản xuất phải làm sao tạo ra sự hài hòa kinh tế
và môi trường, chú trọng đến phát triển bền vững.
Áp dụng vào nghiên cứu phát triển nông nghiệp nhằm phát huy thế mạnh
của vùng, khắc phục những hạn chế, đưa ra những định hướng mang lại hiệu
quả cao trong tương lai mà không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp thu thập, phân xử lí số liệu
Thông qua phương pháp nhằm rút ra những nội dung cần thiết phục vụ
đề tài. Qua điều tra, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài ở sách báo,
các thông tin khoa học, các bảng thống kế của phòng Nông nghiệp, phòng
Thống kê, phòng Tài nguyên - môi trường…được đối chiếu và so sánh theo
từng nội dung nhất định.
2. Phương pháp bản đồ
Tiến hành phân tích một số bản đồ của huyện Gio Linh có liên quan đến
phát triển nông nghiệp như:
- Bản đồ hành chính
- Bản đồ hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Gio Linh
Thông qua các bản đồ này nhằm xác định sự phân bố các yếu tố tự nhiên
và kinh tế - xã hội có tác động đến sự phát triển nông nghiệp toàn huyện.
3. Phương pháp thực địa
Nhằm rút ra những kết luận chuẩn xác, đề tài đã tiến hành khảo sát một
số khu vực tiêu biểu: Gio Phong, Trung Giang, Trung Sơn, Trung Hải…kết
hợp với thu thập tranh ảnh về phát triển nông nghiệp.
4. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Từ các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài được phân tích, tổng hợp lại
nhằm thấy được sự phát triển của ngành nông nghiệp huyện.
GVHD: TS. Nguyễn Tưởng SVTH: Võ Thị Hoài Thu

Khóa luận tốt nghiệp 12 Khóa học: 2010 - 2014
VIII. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề xuất kiến nghị; nội
dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về việc nghiên cứu phát triển sản xuất
nông nghiệp
Chương 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Gio Linh - tỉnh
Quảng Trị
Chương 3: Một số giải pháp phát triển nông nghiệp huyện Gio Linh -
tỉnh Quảng Trị
GVHD: TS. Nguyễn Tưởng SVTH: Võ Thị Hoài Thu
Khóa luận tốt nghiệp 13 Khóa học: 2010 - 2014
B. NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. Nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một
số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao
gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa
rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều
nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển.
1.1.2. Vai trò của ngành nông nghiệp
Trong bất kì xã hội nào, lương thực thường được đặt lên hàng đầu, vai
trò to lớn của nó thể hiện ở chỗ nông nghiệp sản xuất ra lương thực, thực
phẩm đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con người.
Bên cạnh lương thực, nông nghiệp còn có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu dinh

dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày thông qua việc trồng cây thực phẩm giàu
đường, đạm, lipit cũng như việc chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy hải sản.
Nông nghiệp đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế
biến lương thực, thực phẩm và sản xuất tiêu dùng. Các ngành công nghiệp thực
phẩm, đồ uống, công nghiệp dệt, giấy, đồ dùng bằng da…đều sử dụng nguồn
nguyên liệu từ nông nghiệp. Vì thế trong chừng mực nhất định, nông nghiệp
ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệp chế biến.
Nông nghiệp còn góp phần vào việc phục vụ nhu cầu tái sản xuất mở
rộng các ngành kinh tế. Nông nghiệp hiện nay vẫn chiếm gần 50% lao động
GVHD: TS. Nguyễn Tưởng SVTH: Võ Thị Hoài Thu
Khóa luận tốt nghiệp 14 Khóa học: 2010 - 2014
xã hội của cả nước. Khả năng thúc đẩy nhu cầu tái sản xuất mở rộng của các
ngành kinh tế thể hiện ở chỗ nông nghiệp cung cấp lao động dư thừa cho các
ngành nhờ việc áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật. Mặt khác, việc đẩy
mạnh nông nghiệp tạo điều kiện cho nhiều ngành khác cùng phát triển.
1.1.3. Các nhân tố chủ yếu tác động đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
1.1.3.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a. Vị trí địa lí
Vị trí địa lí kết hợp cùng khí hậu, thổ nhưỡng quy định sự có mặt của các
hoạt động nông nghiệp.
Vị trí địa lí của lãnh thổ với đất liền, với biển, với các quốc gia trong khu
vực và nằm trong một đới tự nhiên có ảnh hưởng tới phương hướng sản xuất,
tới việc trao đổi và phân công lao động trong nông nghiệp.
b. Khí hậu
Khí hậu có ảnh hưởng rất lớn tới việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi,
cơ cấu mùa vụ, khả năng xen canh, tăng vụ, và hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Tính mùa của khí hậu quy định tính mùa trong sản xuất và cả trong tiêu
thụ sản phẩm.
Hiện tượng thời tiết thất thường ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và phân
bố cây trồng và vật nuôi.

Khí hậu phân hóa theo mùa  cây trồng cũng có sự sinh trưởng, phát triển
theo mùa với các mùa vụ khác nhau; có thể thâm canh, xen canh, gối vụ…
Bão, lũ lụt, hạn hán, sương muối…làm thiệt hại mùa màng và làm giảm
chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Chế độ khí hậu thất thường làm phát sinh dịch bệnh trên cây trồng, lượng
ẩm cao gây khó khăn cho bảo quản sản phẩm nông nghiệp.
c. Đất đai
Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu, là cơ sở để tiến hành trồng cây.Quỹ
đất, cơ cấu sử dụng đất, các loại đất, độ phì của đất có ảnh hưởng rất lớn đến
quy mô và phương hướng sản xuất, cơ cấu và sự phân bố cây trồng, mức độ
GVHD: TS. Nguyễn Tưởng SVTH: Võ Thị Hoài Thu
Khóa luận tốt nghiệp 15 Khóa học: 2010 - 2014
thâm canh và năng suất cây trồng.
Đất đai không chỉ là môi trường sống, mà còn là nơi cung cấp các chất
dinh dưỡng cho cây trồng (các chất khoáng trong đất như N, P, K, Ca, Mg
và các nguyên tố vi lượng).
d. Nguồn nước
Nước rất quan trọng đối với sự phát triển và phân bố, có ảnh hưởng lớn
đến năng suất, chất lượng cây LT-TP, như ông cha ta đã khẳng định: “Nhất
nước, nhì phân”.
 Nguồn nước mặt
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho tưới tiêu, thau chua, rửa
mặn và bồi đắp phù sa.
+ Nguồn nước có sự phân hóa theo mùa:
• Mùa mưa: nhiều nước, thuận lợi cho sản xuất. Tuy nhiên, còn gây ngập
úng một số nơi làm thiệt hại mùa màng.
• Mùa khô: thiếu nước, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
 Nguồn nước ngầm
Nước ngầm có khả năng đáp ứng nước cho cây trồng vào mùa khô.
e. Sinh vật

Sự đa dạng về loài cây, là tiền đề hình thành và phát triển các giống cây
trồng và tạo khả năng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp phù hợp với điều kiện
tự nhiên và sinh thái.
Các sinh vật vi sinh sống trong đất, giun đất… góp phần làm đất tơi xốp.
Tuy nhiên, còn có một số loài côn trùng, sâu bệnh gây hại cho mùa màng.
1.1.3.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội
Có nhiều nhân tố kinh tế - xã hội, kĩ thuật ảnh hưởng đến sự phát triển và
phân bố nông nghiệp. Tựu chung lại, chúng được phân ra thành các nhóm
nhân tố chính như: nguồn lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật, đường lối phát
triển nông nghiệp.
a. Dân cư và lao động
Nguồn lao động nước ta dồi dào, lực lượng lao động bổ sung lớn. Người
GVHD: TS. Nguyễn Tưởng SVTH: Võ Thị Hoài Thu
Khóa luận tốt nghiệp 16 Khóa học: 2010 - 2014
lao động cần cù, siêng năng và có kinh nghiệm trong việc sản xuất nông nghiệp.
Đại bộ phận lao động nước ta sống tập trung ở vùng nông thôn  là
nhân tố hàng đầu thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo chiều rộng và chiều sâu.
Sự phân bố dân cư và nguồn lao động không đều ở nước ta ảnh hưởng
sâu sắc đến sự phân bố sản xuất nông nghiệp. Việc sản xuất nông nghiệp đòi
hỏi phải có nhiều lao động nên thường được phát triển mạnh ở những vùng
đông dân, nhiều lao động; chậm phát triển ở những vùng thưa dân. Chất lượng
nguồn lao động nước ta ngày càng được nâng cao  việc sản xuất nông
nghiệp ngày càng đạt hiệu quả, năng suất cao.
b. Khoa học - công nghệ
Nhờ nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, nước ta đã hạn chế được
những ảnh hưởng của tự nhiên, chủ động hơn trong hoạt động nông nghiệp,
tạo ra nhiều giống cây, con mới cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, tạo
điều kiện hình thành các vùng chuyên canh, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá.
Nhờ sự tiến bộ của KHCN mà trong quá trình sản xuất nông nghiệp đã

được cơ giới hóa, thủy lợi hóa, điện khí hóa, hóa học hóa, sinh học hóa  Mở
rộng quy mô sản xuất, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
c. Chính sách nông nghiệp
Đường lối, chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát
triển sản xuất nông nghiệp.
Những chính sách Nhà nước có ảnh hưởng lớn trong sản xuất nông
nghiệp đó là:
+ Chính sách khoán 100 được ban hành theo chỉ thị số 100 vào ngày
13/1/1981.
+ Chính sách khoán 10 được ban hành theo chỉ thị số 10 (1988) với nội
dung khoán gọn (khoán toàn bộ) cho xã viên.
+ Luật đất đai được ban hành, HTXNN đã thay đổi phương thức hoạt động.
GVHD: TS. Nguyễn Tưởng SVTH: Võ Thị Hoài Thu
Khóa luận tốt nghiệp 17 Khóa học: 2010 - 2014
GVHD: TS. Nguyễn Tưởng SVTH: Võ Thị Hoài Thu
Khóa luận tốt nghiệp 18 Khóa học: 2010 - 2014
d. Nguồn vốn và thị trường tiêu thụ
Sự phát triển và mở rộng thị trường trong và ngoài nước  thúc đẩy sự
phát triển sản xuất nông nghiệp và hình thành vùng chuyên môn hóa sản xuất
nông nghiệp.
Nguồn vốn có vai trò to lớn với quá trình phát triển và phân bố sản xuất
nông nghiệp. Nguồn vốn tăng nhanh tạo điều kiện cho việc áp dụng tiến bộ
KHKT vào trong sản xuất  tăng năng suất và chất lượng cây trồng vật nuôi.
e. Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật
Sự phân bố cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến sự phân bố sản xuất nông nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp thường phân bố ở nhiều những vùng có các khu
chế biến, các khu công nghiệp, gần các trung tâm cung cấp giống cây trồng, ở
những đầu mối giao thông.
Hệ thống các công trình thủy lợi các cấp, trong đó bao gồm: các hồ
chứa, các nhà máy thủy điện cung cấp nước tưới, điều tiết nước phục sản

xuất nông nghiệp.
1.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất nông nghiệp
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia mà nông nghiệp có vị trí rất quan trọng, gắn
liền với cuộc sống của 70% dân số nông thôn và chiếm tới gần 50% lực lượng
lao động, quyết định việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, góp phần tích
cực vào giảm đói nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và tạo điều kiện cho công
nghiệp hóa, hiện hoá hóa đất nước.
Sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đạt
được nhiều thành tựu to lớn, nổi bật là sản xuất lương thực, thuỷ sản, cây công
nghiệp. Việt Nam đã vươn lên từ một nước thiếu lương thực trở thành một
nước không những có đủ lương thực cho tiêu dùng trong nước với mức tăng
dân số mỗi năm khoảng một triệu người, bảo đảm được an ninh lương thực
quốc gia, mà còn là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới.
GVHD: TS. Nguyễn Tưởng SVTH: Võ Thị Hoài Thu
Khóa luận tốt nghiệp 19 Khóa học: 2010 - 2014
Bước sang giai đoạn phát triển mới, thực hiện Chiến lược phát triển kinh
tế- xã hội 10 năm 2011 - 2020, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và phát triển nhanh, bền vững đất nước, với mục tiêu cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Trong đó, phấn
đấu xây dựng một nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại,
bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả
năng cạnh tranh cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, đáp
ứng đa dạng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; xây dựng nông thôn
có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội hiện đại, kinh tế nông thôn phát triển gắn với
bảo vệ môi trường sinh thái, xã hội nông thôn ổn định, đời sống của dân cư
nông thôn không ngừng được nâng cao.
Để thực hiện được mục tiêu đó, Việt Nam đang tích cực cơ cấu lại nền
nông nghiệp, tập trung khai thác tốt nhất các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế;
đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, giảm tổn

thất trong sản xuất và sau thu hoạch; đổi mới chính sách đất đai để khuyến
khích mạnh mẽ nông dân đầu tư và tổ chức lại sản xuất gắn với phát triển
công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm; tăng cường bảo vệ môi trường và
đối phó với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng.
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Quảng Trị
Ngành trồng trọt là ngành then chốt và phát triển theo hướng vừa đa
dạng hóa cây trồng, vừa thâm canh tăng năng suất. Các loại cây được trồng
phổ biến nhất là lúa, ngô, khoai, sắn, lạc, cao su, hồ tiêu, cây rau màu… Bà
con nông dân trong vùng duy trì diện tích lúa, khoai lang ở những nơi có năng
suất cao; chuyển những diện tích trồng lúa có năng suất thấp sang trồng các
loại cây công nghiệp ngắn ngày như: lạc, ớt, đậu xanh…có hiệu quả kinh tế
cao hơn. Một số bà con nông dân còn tận dụng tiềm năng, lợi thế về đất đai
trồng các loại rau, quả cao cấp có giá trị kinh tế cao, hình thành nên những mô
hình như trồng cây mướp đắng ở các xã Gio Mỹ, Gio Thành (Gio Linh), trồng
rau chất lượng cao, trồng ớt xuất khẩu ở các xã miền biển của huyện Hải
GVHD: TS. Nguyễn Tưởng SVTH: Võ Thị Hoài Thu
Khóa luận tốt nghiệp 20 Khóa học: 2010 - 2014
Lăng, mô hình trồng dưa non, dưa Tiểu Yến ở Vĩnh Tú (Vĩnh Linh)…Diện
tích trồng các loại cây lương thực có xu hướng giảm để chuyển đổi sang trồng
các loại cây công nghiệp ngắn ngày có năng suất cao hơn, đem lại hiệu quả
kinh tế cao. Trên địa bàn tỉnh đã có nhiều mô hình kinh tế trang trại, kinh tế hộ
gia đình cũng hoạt động có hiệu quả, Việc “dồn điền đổi thửa” ở nhiều địa
phương đang thực hiện và bước đầu tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp theo quy mô tập trung.
Ngành chăn nuôi có xu hướng tăng dần về tỷ trọng, chủ yếu là chăn nuôi
các loại vật nuôi như: trâu, bò, lợn, vịt, gà. Chăn nuôi theo phương thức tự
nhiên dần dần thay thế bằng phương thức công nghiệp, bán công nghiệp. Các
trang trại chăn nuôi tăng nhanh về số lượng và mở rộng quy mô góp phần tạo
ra một khối lượng lớn các mặt hàng nông sản.
GVHD: TS. Nguyễn Tưởng SVTH: Võ Thị Hoài Thu

Khóa luận tốt nghiệp 21 Khóa học: 2010 - 2014
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
HUYỆN GIO LINH - TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1. Những nguồn lực ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất nông
nghiệp huyện Gio Linh - tỉnh Quảng Trị
2.1.1. Vị trí địa lý
Gio Linh là một huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Trị nằm trên tọa
độ địa lý từ 16
0
9’ đến 17
0
vĩ Bắc và 106
0
52’40” đến 107
0
10’ độ kinh Đông,
được giới hạn bởi ranh giới hành chính như sau:
Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Linh
Phía Nam giáp huyện Triệu Phong, Cam Lộ và thành phố Đông Hà.
Phía Đông giáp Biển Đông.
Phía Tây giáp huyện Cam Lộ, ĐaKrông, Hướng Hóa.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 4.729,856 km
2
chiếm 10.5% diện
tích tự nhiên toàn tỉnh. Huyện Gio Linh có 19 xã và 2 thị trấn. Trung tâm kinh
tế văn hóa - xã hội của huyện là thị trấn Gio Linh.
Trên địa bàn huyện có tuyến quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam chạy qua
trung tâm của huyện, một số tỉnh lộ như 73, 74, 75, 76 đã nối vùng đồng bằng
của huyện với vùng phía Tây tạo điều kiện giao lưu kinh tế xã hội thuận lợi.
Với vị trí này Gio Linh có rất nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế nói

chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng.
2.1.2. Nguồn lực tự nhiên
2.1.2.1. Địa chất
Huyện Gio Linh nằm trong vùng địa máng Việt Lào thuộc phần phía
đông của dãy Trường Sơn. Trong giai đoạn Tân kiến tạo, địa phận Gio Linh
được nâng lên tương đối mạnh do đó địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. Nham
thạch được tìm thấy chủ yếu ở đây là đá magma.
GVHD: TS. Nguyễn Tưởng SVTH: Võ Thị Hoài Thu
Khóa luận tốt nghiệp 22 Khóa học: 2010 - 2014
2.1.2.2. Địa hình
Địa hình huyện Gio Linh có nét đặc trưng là thuộc phần phía đông của
dãy Trường Sơn nên dốc nghiêng từ Tây sang Đông, địa hình bị chia cắt
mạnh bởi các hệ thống sông suối, ao, hồ xen kẽ nhau. Do đó việc tổ chức sản
xuất cũng như việc phát triển các hệ thống giao thông, thủy lợi gặp rất nhiều
khó khăn.
Gio Linh có độ cao trung bình khoảng 150m, phần phía Tây có độ cao từ
80 - 500m. Địa hình của huyện được chia thành các dạng như sau:
- Địa hình vùng núi: có diện tích tự nhiên 20.593,01 ha (chiếm 43.54%
diện tích tự nhiên toàn huyện) có độ cao trên 200m. Dạng địa hình này được
phân bố ở các xã Vĩnh Trường, Linh Thượng, Hải Thái.
- Địa hình vùng đồi: Dạng địa hình này tập trung ở các xã dọc theo quốc
lộ 1A, có diện tích tự nhiên 11.429,627 ha chiếm 24.67% diện tích tự nhiên
toàn huyện, có độ cao từ 50 - 120m, bao gồm các xã, thị trấn sau: Thị trấn Gio
Linh, Gio Châu, Gio Phong, Gio An, Gio Bình, Linh Hải, Gio Mỹ, Trung Sơn,
Trung Giang.
Bên cạnh các dãy núi khu vực phía Tây huyện Gio Linh còn có các lòng
máng hẹp được tạo ra từ sự chia cắt của địa hình; tạo nên các thung lũng và
đồng bằng hẹp giữa núi.
2.1.2.3. Khí hậu
Huyện Gio Linh nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối

điển hình, mùa hè có gió Tây khô nóng (từ tháng 4 - tháng 9), mùa đông lạnh
ẩm ướt chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 - tháng 1 năm sau).
* Chế độ nhiệt
Nhiệt độ trung bình năm từ 24 - 25
o
C, nhiệt độ cao tuyệt đối 40
o
C, nhiệt
độ thấp tuyệt đối 8 - 9
o
C. Biên độ nhiệt dao động giữa ngày và đêm khoảng 10 -
11
o
C, giữa ngày nóng và ngày lạnh khoảng 17 - 22
o
C. Nhiệt độ tháng cao nhất
(tháng 5 - 7) khoảng 33 - 35
o
C, có khi lên tới 40
o
C, tháng 1 và tháng 2 có nhiệt
độ thấp khoảng 18
o
C. Tổng nhiệt độ năm khoảng 8500 - 9000
o
C. Với chế độ
nhiệt này khá thích hợp cho sự phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện.
GVHD: TS. Nguyễn Tưởng SVTH: Võ Thị Hoài Thu
Khóa luận tốt nghiệp 23 Khóa học: 2010 - 2014
* Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí bình quân cả năm đạt 80 - 90%, tháng cao nhất lên đến
91%, kéo dài từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Ngược lại, từ tháng 5 đến tháng
8 trùng với mùa gió Tây Nam khô nóng nên độ ẩm thường xuyên dưới 50%,
có khi xuống tới 30%. Đây là nguyên nhân chính gây cạn kiệt nguồn nước dẫn
đến hạn hán trên diện tích rộng.
* Bốc hơi
Lượng bốc hơi bình quân hàng năm khoảng 1300 - 1500mm. Hầu hết
trong các tháng mùa hè lượng bốc hơi lớn chiếm 75 - 80% lượng bốc hơi cả
năm, đây là nguyên nhân gây nóng và cháy rừng.
* Số giờ nắng
Số ngày nắng trung bình hàng năm là 217 ngày/năm. Tháng có số giờ nắng
trung bình cao nhất trong năm là tháng 6, tháng 7 khoảng 25 - 28 ngày. Tháng có
số giờ nắng trung bình thấp nhất trong năm là tháng 11, khoảng 8 - 10 ngày.
* Gió và bão
Gió bão thường xuất hiện vào khoảng tháng 9 - 11 trong năm. Năm nhiều
nhất có 4 - 5 cơn bão, cấp gió trung bình từ cấp 8 đến cấp 11, gây thiệt hại lớn
cho sản xuất và đời sống nhân dân.
Nhìn chung, thời tiết khí hậu của huyện khá thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên do sự phân hóa của thời tiết
theo mùa cùng những hiện tượng thời tiết như bão, giông, gió Tây Nam khô
nóng…gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của người dân.
* Lượng mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm tương đối lớn từ 2.000 - 2.700mm.
Lượng mưa phân bố không đều trong năm và được chia làm 2 mùa rõ rệt.
Mùa mưa lượng mưa chiếm tới 80% lượng mưa cả năm và thường tập
trung nhiều vào tháng 9 - 11. Mưa thường xảy ra từng đợt từ 3 - 6 ngày. Vào
mùa này lượng mưa cao điểm với cường độ lên tới trên 600mm/tháng. Trong
các tháng cao điểm trung bình mỗi tháng có tới 19 - 20 ngày mưa và thường
kèm theo bão, lũ lụt.
GVHD: TS. Nguyễn Tưởng SVTH: Võ Thị Hoài Thu

Khóa luận tốt nghiệp 24 Khóa học: 2010 - 2014
Mùa khô với tổng lượng mưa khoảng 20% lượng mưa cả năm, các tháng
12 và tháng 1 lượng mưa thường nhỏ hơn lượng bốc hơi, tháng 2 và tháng 3 là
thời kỳ mưa phùn ẩm ướt.
2.1.2.4. Thủy văn
a. Nguồn nước mặt:
Trên địa bàn huyện có 2 sông lớn chảy qua là sông Bến Hải và sông
Thạch Hãn. Sông Bến Hải nằm ở phía Bắc của huyện, có chiều dài khoảng
59km. Do nước sông chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều nên thủy chế thất
thường, hơn nữa phần chảy qua khu vực phía Tây là vùng trung lưu của con
sông có độ dốc lớn nên khả năng thủy lợi của sông kém.
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có một số sông suối nhỏ như sông Cánh
Hòm, một số suối như suối Tân Bích, suối Kinh Môn cung cấp nước cho sản
xuất và đời sống dân sinh. Ngoài ra, nguồn nước mặt trên địa bàn còn được
cung cấp bởi một số hồ, đập nhằm điều hòa lưu lượng và phục vụ tưới tiêu
trong khu vực bao gồm hồ Kinh Môn, Hà Thượng, Trúc Kinh, hồ Đập Hoi và
một số hồ thủy lợi nhỏ như: hồ Hoàng Hà, Nhĩ Thượng, Nhĩ Hạ.
Nhìn chung, hệ thống sông, hồ, ao khu vực đã cung cấp nguồn nước mặt
tương đối đầy đủ phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
b. Nguồn nước ngầm
Các nghiên cứu cho thấy nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện khá phong
phú, chất lượng nước tốt, đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, mặt
khác có thể khai thác để bổ sung một phần nước tưới phục vụ nhu cầu sản xuất.
2.1.2.5. Thổ nhưỡng
Tài nguyên đất là nguồn lực quan trọng để Gio Linh đẩy mạnh phát
triển nông nghiệp. Đặc biệt là khi hoạt động kinh tế của huyện chủ yếu là
nông lâm nghiệp.
Trên diện tích điều tra cho thấy đất được hình thành do hai quá trình phát
sinh chính:
- Quá trình phong hóa đá và mẫu chất

- Quá trình bồi tích của sông suối
GVHD: TS. Nguyễn Tưởng SVTH: Võ Thị Hoài Thu
Khóa luận tốt nghiệp 25 Khóa học: 2010 - 2014
Theo tính chất và đặc điểm, đất đai của huyện gồm có các loại như sau:
a. Nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát biển (arenosols): Chiếm diện tích khoảng
9.000ha, phân bố dọc theo ven biển thuộc các xã Trung Giang, Gio Mỹ, Gio
Việt, Gio Hải, Gio Thành.
b. Nhóm đất mặn - salic fluvisols (fls): Chiếm diện tích khoảng 300 ha, phân bố
ở vùng ven biển, cửa sông thuộc các xã: Trung Giang, Gio Mỹ.
c. Nhóm đất phèn (chionic fluvisols): Chiếm diện tích khoảng 300 ha, thuộc loại
phèn ít và trung bình - mặn ít - smi (Sali orthi) phân bố ở xã Gio Mỹ và xã
Gio Thành, có địa hình trũng.
d. Nhóm đất phù sa (fluvisols): Chiếm diện tích nhỏ, phân bố ở các xã ven sông
Bến Hải. Tuy chiếm tỉ trọng không lớn nhưng đây là nhóm đất có giá trị, đang
được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.
e. Nhóm đất thung lũng do sản phẩm sốc tụ (dystric gleyols): Diện tích khoảng
90 ha, có độ dày tầng đất từ 50 - 80cm; phân bố ở các xã Gio Bình, Hải Thái,
Gio Sơn trên địa hình trũng.
f. Nhóm đất đỏ vàng - acrisols:
+ Đất nâu đỏ trên đá bazan điển hình - FK (Haplic Rhodic Ferrasols):
Diện tích 4.566 ha (chiếm 16.26%) diện tích vùng gò đồi). Đất phân bố ở các
xã Gio Bình, Gio An, Gio Sơn, Gio Hòa, Gio Phong, thị trấn Gio Linh.
+ Đất nâu vàng trên đá bazan điển hình - Fu (Hapli xanthic Ferrasols):
Diện tích 2.453 ha (chiếm 8,73% diện tích vùng gò đồi). Đất phân bố chủ yếu
ở các xã Gio Sơn, Gio Hòa, Linh Thượng.
+ Đất vàng nhạt trên đá sét - Fs (Ferralic Acrisols)
Diện tích 122.265,51 ha (chiếm 3,57% diện tích vùng gò đồi). Phân bố
tại các xã: Hải Thái, Gio An, Linh Thượng.
+ Đất vàng nhạt trên đá cát - Fq (Hapli Acricols)
Diện tích 7.626 ha (chiếm 27.16% so với diện tích vùng gò đồi), phân bố

chủ yếu ở các xã Linh Thượng, Hải Thái.
GVHD: TS. Nguyễn Tưởng SVTH: Võ Thị Hoài Thu

×