Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh theo hướng CNH - HĐH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.92 KB, 31 trang )

Phần Mở Đầu
Lịch sử phát triển của xã hội loài ngời gắn liền với lịch sử phát triển của các
quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Trớc hết là sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra
lơng thực, thực phẩm để nuôi sống con ngời tồn tại và phát triển. Mác viết:"Trớc hết
con ngời phải có ăn, ở, mặc, sau đó mới lo làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn
giáo". Đối với nhiều quốc gia nông nghiệp luôn luôn là lĩnh vực quan trọng nhất.
Nông nghiệp là nơi sản xuất và cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, lao động cho
công nghiệp, đồng thời là thị trờng tiêu thụ sản phẩm lớn của công nghiệp. Giữa
nông nghiệp và công nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau và thúc đẩy nhau
cùng phát triển. Đối với một nớc 80% dân số và 70% lao động sống ở nông thôn,
làm nông nghiệp thì việc phát triển thứ tự u tiên các ngành nông- lâm - ng nghiệp là
một tất yếu khách quan. Đó là những căn cứ khẳng định CNH - HĐH nông nghiệp,
nông thôn là vấn đề then chốt và có ý nghĩa chiến lợc.
Chúng ta không thể tiến hành CNH - HĐH đất nớc bắt đầu từ một nền nông
nghiệp lạc hậu, phân tán và thuần nông. Vậy nhiệm vụ mang tính chiến lợc đặt ra là
tổ chức lại sản xuất trong ngành nông nghiệp với cơ cấu hợp lý. Vì đây là hớng đột
phá quan trọng hớng tới nền nông nghiệp hiện đại, phục vụ cho sự nghiệp CNH -
HĐH đất nớc. Nghi quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng đã khẳng định: "Sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hớng CNH là nhằm khắc phục tính tự cấp, tự túc, khép kín
chuyển mạnh sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, gắn thị trờng trong nớc
với thị trờng nớc ngoài. Đẩy mạnh xuất khẩu tăng cờng tích luỹ nội bộ nền kinh tế
quốc dân nhanh chóng đa đất nớc tiến lên văn minh, hiện đại". Vận dụng những
quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế, Vân Đồn là một huyện miền núi, hải đảo
đã và đang có những bớc đổi mới. Về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn đợc quan tâm và triển khai tích cực trên địa bàn huyện.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nói riêng còn có nhiều hạn chế: Tốc độ tăng trởng kinh tế cha cao, cha
khai thác triệt để tiềm năng sẵn có của địa phơng nh các tài nguyên rừng, biển , đất
đai. Nền kinh tế chủ yếu còn mang tính nông nghiệp thuần nông, tỷ trọng sản xuất
hàng hoá thấp, nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ trọng cao. Việc đầu t thâm canh,
ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Do


đó, việc nghiên cứu đề ra các phơng hớng, giải pháp xây dựng một cơ cấu kinh tế
nông nghiệp hợp lý để khai thác hết tiềm năng, nguồn lực, lợi thế của địa phơng vào
việc phát triển kinh tế - xã hội là một vấn đề đợc đặt ra cấp bách và thiết thực đối với
Đảng bộ và nhân dân huyện Vân Đồn. Coi đó là yêu cầu, đòi hỏi lớn nhằm thúc đẩy
nhanh tốc độ phát triển kinh tế của huyện trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hớng CNH - HĐH. Vì vậy em chọn nghiên cứu đề tài:" Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh theo hớng CNH -
HĐH".
Phần I:
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp theo hớng CNH - HĐH
I. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
1. Khái niệm cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
Cơ cấu là một phạm trù triết học phản ánh cấu trúc bên trong của một đối t-
ợng. Cơ cấu đợc hiểu nh một tập hợp những quan hệ cơ bản, tơng đối ổn định giữa
các yếu tố cấu thành của đối tợng xem xét.
Cơ cấu kinh tế (CCKT) là phạm trù rộng biểu thị những phạm vi và khía cạnh
khác nhau. Đứng trên góc độ kinh tế quốc dân, đó là những hoạt động có mối quan
hệ lẫn nhau của tất cả các xí nghiệp, cơ quan và tổ chức đợc tiến hành trên cơ sở
phân công lao động xã hội, trong một giai đoạn lịch sử nhất định của một đất nớc, để
sản xuất và lu thông của cải vật chất, cũng nh để thoả mãn các yêu cầu không có tính
sản xuất của cá nhân và xã hội.
Nh vậy, có thể hiểu CCKT là phạm trù kinh tế biểu hiện cấu trúc bên trong
của nền kinh tế, là tổng thể các mối quan hệ chủ yếu về chất và lợng tơng đối ổn
định của các yếu tố do các bộ phận của lực lợng sản xuất và quan hệ sản xuất trong
một hệ thống tái sản xuất xã hội với những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Các
mối quan hệ đó đợc biểu hiện bằng các mối quan hệ giữa các ngành, các thành phần,
cũng nh giữa các vùng lãnh thổ của nền kinh tế.
Trong CCKT xét cả ở tầm vĩ mô và vi mô, cơ cấu ngành là CCKT quan trọng
nhất. Nó biểu thị quan hệ giữa các ngành kinh tế, những tổng thể đơn vị kinh tế cùng

thực hiện một loại chức năng trong hệ thống phân công lao động xã hội theo ngành
để sản xuất ra những sản phẩm hoặc những dịch vụ có những đặc tính chung nhất
định.
Cơ cấu lãnh thổ phản ánh sự phân công lao động xã hội về mặt không gian địa
lý. ở mỗi vùng lãnh thổ đợc bố trí các ngành sản xuất khác nhau theo một tỷ lệ thích
ứng để khai thác triệt để u thế, đặc thù của từng vùng, đồng thời hỗ trợ lẫn nhau để
cùng phát triển.
Cơ cấu kinh tế - xã hội phản ánh trình độ phát triển của quan hệ sản xuất, trớc
hết là quan hệ sở hữu trong nền kinh tế. Biểu hiện là cơ sơ cấu thành phần kinh tế,
qua đó có thể thấy đợc mức độ thống trị của quan hệ sản xuất chủ đạo trong tiến
trình phát triển của phơng thức sản xuất đang đợc hình thành và phát triển.
Cơ cấu kinh tế - tổ chức biểu hiện trình độ tập trung hoá, chuyên môn hoá, tức
là trình độ phát triển của phân công lao động trong các đơn vị kinh tế. Quy mô, hình
thức tổ chức các đơn vị kinh tế, vị trí và sự kết hợp các hình thức tổ chức đó trong
nền kinh tế là một trong những vấn đề trọng yếu của Nhà nớc ta về quản lý kinh tế.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể bao gồm các mối quan hệ tơng tác
giữa các yếu tố lực lợng sản xuất và quan hệ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp,
trong những khoảng thời gian và điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Cơ cấu kinh tế
nông nghiệp bao gồm cơ cấu các ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu thành phần
kinh tế, cơ cấu kỹ thuật. Giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, điều đó đợc
thể hiện qua sự gắn bó giữa nông - lâm - ng nghiệp cùng với công nghiệp chế biến.
2. Đặc trng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Những đặc trng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp đợc biểu hiện nh sau:
Do đặc điểm của kinh tế nông nghiệp nên cơ cấu kinh tế nông nghiệp bị chi
phối mạnh mẽ bởi cấu trúc của kinh tế nông nghiệp. Điều đó biểu hiện ở chỗ trong
cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp thờng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu
ngành và chúng chỉ có thể chuyển biến cách mạng khi cơ cấu kinh tế nông nghiệp
biến đổi theo hớng có tính quy luật giảm tơng đối và tuyệt đối lao động hoạt động
trong khu vực nông nghiệp với t cách là lao động tất yếu, lao động này ngày càng
thu hẹp để tăng lao động thặng d.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp hình thành và biến đổi gắn liền với sự ra đời và
phát triển của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá. Từ thời kỳ kinh tế sinh tồn
chuyển sang thời kỳ du canh, du mục, tự cấp tự túc, kinh tế nông nghiệp có cơ cấu là
hai ngành trồng tỉa lơng thực và chăn thả đại gia súc gắn liền với hai bộ phận trồng
trọt và chăn nuôi. Khi chuyển sang thời kỳ nông nghiệp sản xuất hàng hoá, cơ cấu
kinh tế nông nghiệp đợc hình thành và vận động theo hớng đa dạng, có hiệu quả, sự
phân công lao động chi tiết tỉ mỉ hơn, từ đó những loại cây trồng, vật nuôi có hiệu
quả kinh tế cao đợc phát triển và mở rộng, mở mang nhiều ngành nghề, dần dần đa
kỹ thuật và công nghệ mới vào nông nghiệp.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đợc hình thành và vận động trên cơ sở điều kiện
tự nhiên và mức độ lợi dụng, khai thác cải thiện điều kiện tự nhiên (độ ẩm, ánh sáng,
lợng ma... tức là những nguồn lực của đầu vào đợc ban phát bởi tạo hoá). Cơ cấu
kinh tế nông nghiệp hớng tới sự chuyển dịch nhằm khai thác tối u và cải thiện điều
kiện tự nhiên để có lợi cho con ngời nhất. Đặc trng cơ bản của cơ cấu kinh tế nông
nghiệp là tác động của hàng loạt các quy luật tự nhiên, kinh tế- xã hội đến phát triển
toàn diện của nông nghiệp. Quá trình xác lập và biến đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp
nh thế nào là phụ thuộc các điều kiện kinh tế- xã hội, những điều kiện và hoàn cảnh
tự nhiên nhất định chứ không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của con ngời. Con ngời
chỉ có thể nhận thức để tác động thúc đẩy hoặc hạn chế quá trình hình thành và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hớng ngày càng có hiệu quả cao theo
mục tiêu xác định.
II. Tính tất yếu khách quan và những nhân tố ảnh hởng tới
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hớng CNH
- HĐH.
1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Xét cả về hình thức và nội dung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp đợc thể hiện ở
mối quan hệ về lợng và chất của các yếu tố cấu thành kinh tế nông nghiệp. Vì vậy, ở
mỗi thời điểm khác nhau có một quan hệ tỷ lệ về các yếu tố cấu thành của kinh tế
nông nghiệp khác nhau. Bởi vì trong quá trình vận động của cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, mỗi yếu tố có sự vận động khác nhau và có sự chuyển hoá cho nhau. Xét

trên phơng diện đó, cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng
đều có sự thay đổi. Đó là tất yếu khách quan do sự vận động nội tại của cơ cấu kinh
tế dới sự tác động của các nhân tố ảnh hởng tới chúng.
Tuy nhiên, để nền kinh tế nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng vận động
theo đúng quy luật, khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh cần phải
có sự tác động thích hợp. Qúa trình tác động vào nền kinh tế và kinh tế nông nghiệp
theo đúng quy luật và mục tiêu xác định trớc đợc coi là quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng.
Nh vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là sự vận động và thay thế
cấu trúc của các yếu tố cấu thành trong kinh tế nông nghiệp theo các quy luật khách
quan dới sự tác động của con ngời vào các nhân tố ảnh hởng đến chúng theo những
mục tiêu xác định. Đó là sự chuuyển dịch theo những phơng hớng và mục tiêu nhất
định.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hớng CNH - HĐH là quá trình
chuyển dịch theo hớng từ cơ cấu độc canh thuần nông sang chuyên môn hoá và kinh
doanh tổng hợp. Chuyển từ cơ cấu mang tính tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá
trong quá trình CNH - HĐH. Chuyển từ cơ cấu sử dụng ít lao động hiệu quả thấp
sang nền nông nghiệp sử dụng nhiều lao động, có hiệu quả cao. Quá trình chuyển
dịch cơ cấu hợp lý phải nhằm mục đích: Sử dụng tốt nhất các lợi thế so sánh nói
chung và mỗi địa phơng nói riêng, khai thác tối đa các tiềm năng tạo khối lợng tích
luỹ ngày càng lớn cho nền kinh tế quốc dân, góp phần vào ổn định phát triển nền
kinh tế - xã hội. Đồng thời từng bớc hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Về mặt lý luận sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trớc tiên phải
chuyển dịch giống cây trồng, vật nuôi, cơ cấu giữa lao động trong trồng trọt và lao
động chăn nuôi, chế biến. Tức là phải phát triển một nền nông nghiệp toàn diện lấy
sản xuất lơng thực làm trọng điểm, thực hiện chuyên môn hoá kết hợp với kinh
doanh tổng hợp. Nh vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là xác định tỷ lệ
thích hợp giữa nông - lâm - ng nghiệp và chế biến. Ngoài ra, phải gắn với cải biến
kinh tế nông thôn. Cơ cấu kinh tế mới ở nông thôn không chỉ bao gồm nông nghiệp,
lâm nghiệp, ng nghiệp, công nghiệp chế biến mà bao gồm các ngành nh công

nghiệp, thơng mại, tài chính, ngân hàng, du lịch và các dịch vụ khác.
Cơ cấu kinh tế nông thôn phải đợc ổn định theo hớng phát triển mạnh các
ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Phát triển đa dạng công
nghiệp chế biến, các ngành nghề, nhất là làng nghề làm nghề xuất khẩu. Mối quan
hệ giữa nông nghiệp - công nghiệp và dịch vụ phải đảm bảo cân đối, hợp lý để tất cả
các ngành ổn định tăng trởng.
2. Tính tất yếu khách quan của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo hớng CNH - HĐH.
Hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý là một quá trình biến đổi mang tính khách
quan và phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể ở mỗi nơi. Vì vậy, quá trình biến đổi,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải nắm vững những đặc trng vốn có của nó.
2.1. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang tính khách quan, đợc hình thành
trên cơ sở phát triển của lực lợng sản xuất và phân công lao động xã hội.
Với trình độ phát triển nhất của lực lợng sản xuất và phân công lao động xã
hội thì sẽ có một cơ cấu kinh tế cụ thể thích ứng. Điều đó khẳng định rằng việc xác
lập cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần phải tôn trọng tính khách quan của nó và không
thể áp đặt một cách tuỳ tiện.
Các Mác viết: "Trong sự phân công lao động xã hội thì con số tỷ lệ là một tất
yếu không sao tránh khỏi. Một tất yếu thầm kín yên lặng". Vì thế một cơ cấu kinh tế
cụ thể trong nông nghiệp nh thế nào? và xu hớng chuyển dịch của nó ra sao? là phụ
thuộc vào sự chi phối của những điều kiện kinh tế - xã hội, những điều kiện và hoàn
cảnh tự nhiên nhất định chứ không tuỳ thuộc vào ý chí chủ quan của con ngời.
Tuy nhiên, không giống các quy luật tự nhiên, các quy luật kinh tế lại biểu
hiện và vận động thông qua hoạt động của con ngời. Con ngời có thể tác động để
góp phần thúc đẩy hoặc hạn chế quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hớng ngày càng hợp lý và ngợc lại. Nhằm đạt đợc hiệu quả và phù hợp với mục
tiêu thì sự tác động đó phải tôn trọng tính khách quan của cơ cấu kinh tế.
2.2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang tính lịch sử, xã hội nhất định.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể các mối quan hệ kinh tế đợc xác lập
theo những tỷ lệ nhất định về mặt lợng trong thời gian cụ thể. Tại thời điểm đó, do

những điều kiện cụ thể về kinh tế, xã hội và tự nhiên, các tỷ lệ đó đợc hình thành và
xác lập theo một cơ cấu kinh tế nhất định. Song một khi có những biến đổi trong các
điều kiện nói trên thì lập tức các mối quan hệ này cũng thay đổi và hình thành một
cơ cấu kinh tế mới thích hợp hơn. Tuỳ hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của mỗi vùng,
mỗi quốc gia mà xác định cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp trong từng giai đoạn
phát triển nhất định. Không thể có cơ cấu kinh tế mẫu làm chuẩn mực cho mọi vùng
nông thôn.
Cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng vân động,
phát triển và chuyển hoá từ cơ cấu kinh tế cũ sang cơ cấu kinh tế mới đòi hỏi phải có
một thời gian và phải qua những bớc phát triển tích luỹ nhất định về lợng, rồi đến
một độ nhất định nào đó sẽ tất yếu dẫn đến sự biến đổi về chất. Đó là quá trình từng
bớc chuyển hoá dần từ cơ cấu kinh tế cũ sang cơ cấu kinh tế mới hoàn thiện và hiệu
quả hơn.
Quá trình chuyển dịch từ cơ cấu kinh tế cũ sang cơ cấu kinh tế mới nhanh hay
chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự tác động của con ngời có ý nghĩa
quan trọng thông qua các giải pháp, các cơ chế chính sách quản lý thích ứng để định
hớng cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sự nóng vội hay bảo thủ, trì trệ trong
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đều gây tác hại đến việc phát triển của nền kinh
tế quốc dân nói chung và kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một quá trình tất yếu. Nhng quá
trình đó không phải là quá trình vận động tự phát, mà con ngời cần phải có tác động
để thúc đẩy quá trình chuyển dịch này nhanh và hiệu quả hơn. Trên cơ sở nhận thức
và nắm bắt đợc quy luật vận động khách quan, con ngời tìm và đa ra các biện pháp
đúng đắn tác động để làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn đúng mục
tiêu và định hớng đã vạch ra.
3. Những nhân tố ảnh hớng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hớng CNH - HĐH.
Xét về lô gíc và lịch sử, cơ sở khách quan của chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp đợc thể hiện ở s biến động của các nhân tố ảnh hởng đến cơ cấu kinh tế.
Điều đó đợc biểu hiện cụ thể nh sau:

3.1. Sự phát triển của khoa học - công nghệ.
Sự phát triển của khoa học - công nghệ là một trong các nhân tố chủ yếu tạo
những điều kiện tiền đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp nói riêng.
Thật vậy, sự phát triển của khoa học và công nghệ là yếu tố quan trọng và là
động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển. Bởi vì, sự phát triển của khoa học và
công nghệ không những làm thay đổi các công cụ sản xuất theo hớng hiện đại, tạo
điều kiện nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, mà nó còn làm thay đổi
phơng thức lao động, tạo khả năng đổi mới những nguyên tắc và công nghệ sản xuất
trong các ngành kinh tế. Từ đó làm cho năng suất lao động ngày càng tăng cao, tạo
khả năng mở rộng sản xuất của các ngành truyền thống, cũng nh sự hình thành các
ngành mới, đó chính là sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nói riêng dới sự tác động của khoa học và công nghệ.
Trong nông nghiệp, nông thôn khoa học kỹ thuật đã có những tác động mạnh
mẽ về cơ giới hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, cách mạng về sinh học. Từ đó hàng
loạt giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao và hiệu quả kinh tế lớn từng bớc đợc
đa vào sản xuất. Nhu cầu của xã hội về nông sản, trớc hết là lơng thực đã đợc đáp
ứng. Nhờ đó, nông nghiệp có thể rút bớt các điều kiện sang sản xuất các ngành trồng
trọt với giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao (các ngành trồng cây công nghiệp, cây
ăn quả, cây dợc liệu và cây sinh vật cảnh), các ngành chăn nuôi cũng nh các ngành
kinh tế khác của khu vực nông thôn (công nghiệp và dịch vụ nông thôn). Có thể nói
sự phát triển của khoa học và công nghệ đã tạo những điều kiện tiền đề cho sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó có cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Sự
phát triển của nông nghiệp nhờ sự tác động của khoa học và công nghệ đã tạo ra
những ngành mới trong nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp đến lợt nó sẽ tạo những
điều kiện cho khoa học và công nghệ phát triển. Nền sản xuất xã hội và kinh tế nông
nghiệp, nông thôn từng bớc phát triển và chuyển dịch theo những hớng vận động
mang tính quy luật. Do đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là kết
quả tất yếu của quá trình phát triển khoa học. Khi xác định đợc một cơ cấu kinh tế
hợp lý sẽ tạo điều kiện đầu t, phát triển khoa học- công nghệ, đẩy nhanh tốc độ tăng

trởng kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Vấn đề là ở chỗ, đối với các nớc kém phát triển làm sao đa đợc tiến bộ khoa
học- công nghệ vào nông nghiệp khi hầu hết nông dân đều có trình độ văn hoá thấp,
cơ sở hạ tầng thấp kém, thiếu vốn, trình độ và tập quán canh tác lạc hậu. Lời giải
không phải chỉ riêng ở ngời nông dân, mà cả cộng đồng xã hội, trớc hết là vai trò
quản lý Nhà nớc về kinh tế của chính quyền các cấp.
3.2. Quá trình phân công lao động theo hớng chuyên môn hoá.
Xuất phát từ sự ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất,
năng suất lao động nông nghiệp, nhất là năng suất lao động sản xuất lơng thực tăng
lên không ngừng, khi đạt đến một mức độ nhất định đảm bảo đủ nhu cầu lơng thực
cho xã hội thì có sự phân công giữa những ngời sản xuất lơng thực với những ngời
chăn nuôi, sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp... tạo nên sự phân công lao động
giữa những ngời làm nông nghiệp và những ngời làm nghề khác. Các-Mác đã khẳng
định rằng do tổ chức quá trình lao động và phát triển kỹ thuật một cách mạnh mẽ mà
làm đảo lộn toàn bộ cơ cấu kinh tế xã hội.
Phân công lao động có tác dụng to lớn, là đòn bẩy tăng năng suất lao động,
thúc đẩy quá trình phát triển khoa học - công nghệ. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
nông thôn là hệ quả trực tiếp của sự phân công lao động xã hội trong nông nghiệp,
nông thôn, nhiều ngành nghề hình thành, tính chất chuyên môn hoá càng cao, xoá
dần t tởng tự cấp, tự túc, tiến lên sản xuất hàng hoá. Từ sản xuất để nuôi sống bản
thân và gia đình mình, ngời nông dân đã chuyển sang sản xuất hàng hoá để bán. Vì
mục đích lợi nhuận, họ phải suy nghĩ, nghiên cứu từng loại giống cây trồng, vật
nuôi, kỹ thuật canh tác, lợi dụng các điều kiện thuận lợi và né tránh sự khắc nghiệt,
bất lợi của thiên nhiên.
3.3. Tác động của cơ chế thi trờng và sự mở rộng thi trờng.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn hình thành và biến đổi gắn liền với sự
ra đời và phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Lợng dân c lớn ở nông thôn
đã tạo ra một thị trờng sôi động và các hàng hoá nông sản có giá tri kinh tế cao rất
gần gũi và quen thuộc với đời sống hàng ngày của con ngời. Nếu mức thu nhập của
nhân dân cao tạo sức mua lớn thì thị trờng nông thôn là cơ sở đảm bảo chắc chắn để

các khu vực công nghiệp và dịch vụ tiếp tục có tốc độ tăng trởng kinh tế cao.
Từ xa xa đã có thị trờng nông thôn, song thị trờng đó chỉ có tác dụng điều tiết
sản xuất ở quy mô nhỏ và mang tính tự cung, tự cấp. Quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp đã thay đổi đời sống của đa số nhân dân lao động. Thị trờng là
nhân tố và động lực chính quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiêp, nông thôn phát triển.
3.4. Định hớng phát triển kinh tế của Nhà nớc.
Bất kỳ Nhà nớc nào đều có chức năng kinh tế, tuy nhiên vai trò của Nhà nớc
đối với kinh tế trong các xã hội khác nhau và các thời kỳ khác nhau hoàn toàn không
giống nhau. Trong cơ chế thị trờng Nhà nớc trở thành trung tâm hớng dẫn, điều
khiển kinh tế phát triển theo những mục tiêu xác định. Để thực hiện các chức năng
kinh tế, Nhà nớc sử dụng các công cụ bao gồm: Pháp luật, kế hoạch hoá, chính sách
kinh tế và thực lực kinh tế của nhà nớc.
Định hớng phát triển kinh tế của Nhà nớc có vai trò to lớn thúc đẩy quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Nhà nớc tác động vào nông
nghiệp, nông thôn trớc hết thông qua hệ thống kế hoạch định hớng, điều tiết nền
kinh tế theo mục tiêu xác định trong từng thời kỳ. Chính sách kinh tế có vai trò cực
kỳ quan trọng tác động trực tiếp vào môi trờng sản xuất kinh doanh ở nông thôn. Có
chính sách kinh tế đúng, phù hợp, kịp thời nhất là các chính sách về tài chính, tiền tệ,
tín dụng, thuế, ruộng đất, các thành phần kinh tế sẽ trở thành những động lực kinh tế
nông nghiệp, nông thôn phát triển. Tuy nhiên, các biện pháp quản lý kinh tế không
thể tách rời thực lực kinh tế của Nhà nớc. Với ngân sách quốc gia, dự trữ quốc gia,
kho bạc Nhà nớc, các doanh nghiệp nhà nớc là cơ sở vật chất quan trọng để Nhà nớc
tác động, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
3.5. Điều kiện kinh tế- xã hội.
Điều kiện kinh tế- xã hội là một tiền đề quan trọng hình thành và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Trớc hết, về mặt địa lý đây là điều kiện tự
nhiên vốn có để hình thành cơ cấu ngành. Vùng nông thôn ven đô thị có điều kiện
thuận lợi để hình thành vùng sản xuất rau quả, chế biến nông sản, thơng mại. Vùng
nông thôn ven biển thuận lợi để phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp, du lịch sinh

thái, trong đó thuận lợi về đất đai để phát triển loại hình kinh tế trang trại.
Điều kiện về dân c, truyền thống, tập quán cũng là các yếu tố khách quan cấu
thành quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Các vùng nông thôn có trình độ tơng đối khá, có truyền thống về các làng nghề, tập
quán sản xuất canh tác tiến bộ dễ tiếp thu khoa học - kỹ thuật thì thuận lợi hơn trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghệp, nông thôn, có điều kiện đẩy nhanh tốc độ
phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Ngợc lại, vùng đồng bào dân tộc ít ngời
với trình độ văn hoá thấp, truyền thống tập quán canh tác lạc hậu có ảnh hởng rất lớn
đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, dù có sự hỗ trợ,
đầu t rất lớn của Nhà nớc thì cũng chỉ phát triển trong một chừng mực nào đó, không
thể đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong khu vực này.
4. Những quan điểm của Đảng khi thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hớng CNH - HĐH là quá trình biến đổi nền
kinh tế cơ cấu chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế công - nông nghiệp
và dịch vụ hiện đại. Quá trình đó sẽ làm cho nền kinh tế nớc ta tăng nhanh tốc độ và
tăng tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế. Chúng ta tiến hành CNH - HĐH trong
diện 80% dân số và 70% lao động sống ở nông thôn thì nhiệm vụ CNH - HĐH nông
nghiệp, nông thôn là một vấn đề lớn cần quan tâm.
Vì vậy, Đảng ta có những quan điểm lớn khi thực hiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng nh sau:
Thứ nhất: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm phát triển nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần, phù hợp mô hình kinh tế thị trờng theo định hớng XHCN. Điều đó
có nghĩa là trớc hết phải tạo ra tỷ suất hàng hoá lớn, khắc phục tình trạng tự cung, tự
cấp, khép kín. Đó là một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà
nớc giữ vai trò chủ đạo.
Thứ hai: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm phát huy tốt hơn sức mạnh tổng
hợp của các thành phần kinh tế. Đảng ta chủ trơng thực hiện nhất quán chính sách
kinh tế nhiều thành phần, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác tốt sức
mạnh của của mọi thành phần kinh tế tự nguyện, phấn khởi đi vào sản xuất kinh

doanh, các thành phần kinh tế đều lấy mục đích sinh lợi của mình, đồng thời cũng vì
mục tiêu:" Dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Thứ ba: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải thúc đẩy nền kinh tế hoạt động có
hiệu quả. Hiệu quả kinh tế là thớc đo cơ bản và cuối cùng của hoạt động sản xuất,
hiệu quả đó đợc xem xét trên nhiều mặt. Song cần lu ý về tốc độ tăng trởng, thu nhập
quốc dân, khả năng tích luỹ, hiệu quả đầu t, sử dụng vốn và nhân lực.
Thứ t: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đảm bảo khai thác triệt để khả năng
và thế mạnh của các vùng kinh tế, cơ cấu kinh tế, các thành phần kinh tế phải gắn
với vùng và chỉ có thể chuyển dịch trên một lãnh thổ nhất định. Bởi vậy, muốn khai
thác có hiệu quả kinh tế vùng, không thể chỉ có chiến lợc chung mà phải có kế hoạch
cụ thể cho các vùng, tác động tích cực vào quy trình chuyển dịch cơ cấu vùng kinh
tế.
Thứ năm: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đảm bảo quy mô hợp lý và bớc đi
thích hợp. Tính hợp lý và hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu trớc hết phải kết hợp
giữa quy mô lớn, quy mô vừa và nhỏ. Trong đó, quy mô vừa và nhỏ là chính. Tính
hợp lý và hiệu quả phải biết định hớng cơ cấu kinh tế và công nghệ phù hợp, kết hợp
nhiều trình độ công nghệ khác nhau, sử dụng công nghệ truyền thống, đồng thời
tranh thủ tối đa công nghệ tiên tiến.
Thứ sáu: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với xu hớng mở rộng quan hệ
hợp tác quốc tế. Trên nguyên tắc giữ vững độc lập tự chủ, bình đẳng cùng có lợi,
tranh thủ mọi khả năng thu hút vốn và công nghệ của các nớc, các tổ chức quốc tế,
tạo điều kiện chuyển biến nhanh về cơ cấu kinh tế, xu hớng hợp tác quốc tế đòi hỏi:
một mặt tranh thủ điều kiện khả năng bên ngoài, mặt khác phát huy tính tự lực, tự c-
ờng, khai thác tối đa về mọi lợi thế và tiềm năng bên trong.
Thứ bảy: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đảm bảo ổn định chính trị, xã hội
và tăng cờng quốc phòng, an ninh. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm thực hiện các
mục tiêu có tác động lẫn nhau. Trong đó mục tiêu ổn định chính trị là cơ bản nhất và
xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động kinh tế vì chính trị là tập trung của kinh tế.
Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở những
quan điểm chung, Đảng ta đã khẳng định: Ngoài việc đảm bảo tính hiệu quả kinh tế,

việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần nắm vững quan điểm: Phải góp
phần cải thiện và nâng cao môi trờng sinh thái. Đây là một vấn đề cực kỳ quan trọng
ở một nớc nhiệt đới gió mùa nh nớc ta: bão, lũ, hạn hán thờng xuyên xẩy ra, làm cho
đất đai xói mòn nhanh, khí hậu thuỷ văn thất thờng. Vì vậy cần phải có sự kết hợp
chặt chẽ giữa các ngành nông - lâm - ng nghiệp trong phạm vi cả nớc và từng vùng
kinh tế. Đồng thời phải có một chế độ canh tác hợp lý, nhất là vùng đồi núi, thực
hiện tốt việc quy hoạch bố trí thuỷ lợi, giao thông phù hợp với từng vùng kinh tế
khác nhau.
Khi nói đến kinh tế cấp huyện là phải nói đến kinh tế nông nghiệp và nông
thôn. Thực trạng kinh tế nông nghiệp, nông thôn cấp huyện hiện nay đã có nhiều tiến
bộ. Thoát ra từ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, Đảng và Chính Phủ đã và đang
điều chỉnh mô hình tổ chức và cơ chế quản lý cũ, giải phóng nguồn lực nội bộ nông
thôn bắt đầu từ kinh tế hộ, từng bớc tạo điều kiện cho kinh tế thị trờng tác động vào
đời sống kinh tế nông thôn. Nông nghiệp đã đạt đợc tốc độ tăng trởng khá, nổi bật là
sản xuất lơng thực, các vùng cây công nghiệp chuyên canh nh: cà phê, cao su, chè,
các vùng cây ăn quả đợc hình thành và phát triển trên các vùng trung du, miền núi.
Nuôi trồng thuỷ sản đang trên đà phát triển, kinh tế phát triển, đời sống dân c có
nhiều tiến bộ về chỗ ăn, ở, học hành, chữa bệnh. Bớc tiến bộ ở nông nghiệp, nông
thôn đã góp phần vào sự ổn định chính trị, xã hội, tiếp tục đổi mới và phát triển. Tuy
nhiên, kinh tế nông thôn ở cấp huyện vẫn còn mang nặng dấu ấn của nền kinh tế
chậm phát triển thể hiện: giá trị ngày công lao động nông nghiệp thấp, giá trị thấp
trong tổng sản phẩm kinh tế quốc dân. Cơ sở hạ tầng nông thôn về cả kỹ thuật, kinh
tế, xã hội, giáo dục, công nghệ có tiến bộ, song còn phát triển chậm, thiếu tầm nhìn
tổng thể để định hớng quy hoạch, xây dựng phù hợp với yêu cầu của CNH - HĐH.
Đặc biệt ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, kết cấu hạ tầng còn rất thô sơ.
Đây cũng chính là những hạn chế rất lớn đến chiến lợc phát triển. Ngoài ra, ở nông
thôn dân số còn tăng với tốc độ nhanh, dẫn đến nguồn nhân lực nông thôn ngày càng
d thừa nhiều sẽ là vấn đề xã hội to lớn không chỉ riêng ở vùng nông thôn mà sẽ nguy
cơ đối với đô thị và toàn bộ nền kinh tế, ảnh hởng đến quá trình CNH - HĐH. Nông
thôn ngày nay đang từng ngày biến đổi đa dạng, về thành phần kinh tế, hình thức sở

hữu, ngành nghề thì vấn đề CNH - HĐH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở cấp huyện
có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, không tách rời nhau.
CNH - HĐH muốn thực hiện thành công thì tất yếu phải chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong huyện cho phù hợp với yêu cầu của CNH - HĐH. Ngợc lại, khi tiến
hành CNH - HĐH nền kinh tế thì nó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, phù
hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế đất nớc.
Chỉ có chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hớng CNH - HĐH tức là
áp dụng những công nghệ tiên tiến vào sản xuất, lúc đó nền kinh tế huyện mới phát
triển ổn định và vững chắc, đời sống kinh tế - xã hội, mọi mặt của nhân dân đợc
nâng lên.
Phần II
Thực trạng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp
ở huyện Vân Đồn.
I. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hôi ở huyện Vân
Đồn ảnh hởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
1. Đặc điểm tự nhiên.
1.1.Vị trí địa lý.
Vân Đồn là huyện miền núi, hải đảo nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Quảng
Ninh, đợc hợp thành từ hai quần đảo Cái Bầu và Vân Hải. Phía Bắc giáp với vùng
biển thuộc hai huyện Tiên Yên và Quảng Hà. Phía Tây giáp thị xã Cẩm Phả, ngăn
cách nhau bởi lạch biển Cửa Ôngvà sông Voi Lớn. Phía Đông giáp với vùng biển
thuộc huyện Cô Tô và phía Nam giáp với vịnh Hạ Long, vùng biển Cát Bà- Hải
Phòng. Huyện Vân Đồn nằm trong khung tọa độ địa lý sau:
20
o
40' - 21
o
16' Vĩ độ Bắc
107
o

15' - 108
o
00 Kinh độ Đông
Huyện Vân Đồn có diện tích tự nhiên phần đất nổi là 55133 ha, chiếm 9,34%
diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh.
1.2. Địa hình và tài nguyên đất đai.
Về địa hình: Vân Đồn là huyện có địa hình đồi núi - hải đảo đa dạng, phân dị
mạnh. Hình thái chủ yếu của địa hình khu vực Vân Đồn là đồi núi thấp và đảo đá với
diện tích khoảng 41.530 ha, chiếm 70% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Một
phần nhỏ diện tích có kiểu địa hình đồng bằng ven biển chiếm 1,5% tổng diện tích
toàn huyện. Nh vậy, kiểu địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích trên các xã đảo
và ven bờ, địa hình đồng bằng chỉ là những dải nhỏ hẹp ven bờ trải dài từ bến phà
Tài Xá tới xã Hạ Long.
Về đất đai: Xét về đặc điểm, tính chất thổ nhỡng cho thấy đất đai của huyện
Vân Đồn phổ biến là loại đất feralit màu xám, xám đen hoặc vàng phát triển trên đá
mẹ sa phiến thạch, cuội kết thạch anh và đá gnai. Nhìn chung đất nông nghiệp là đất
thịt nhẹ, pha cát, tầng đáy mỏng, độ phì thấp (Chủ yếu ở hạng đất 5-6-7).
Theo điều tra sử dụng đất đai năm 2002, diện tích đất hiện sử dụng vào sản
xuất nông nghiệp là 1.271 ha, chiếm 2,31% diện tích tự nhiên, trong đó đất canh tác
trồng cây hàng năm khoảng: 750,96 ha và cây lâu năm: 198,04 ha. Đất lúa chỉ có:
613,2 ha (chiếm 48,21% diện tích đất nông nghiệp). Diện tích đất canh tác bình
quân đầu ngời rất thấp, chỉ khoảng: 195 m
2
/ngời, đất lúa:159,26 m
2
/ngời. Khả năng
mở rộng diện tích đất nông nghiệp còn khoảng 260 - 500 ha ở các xã Đoàn Kết, Đài
Xuyên, khu vực Đài Van - Vạn Yên thuộc đảo Cái Bầu, đảo Ngọc Vừng. Nếu đầu t
đa vào sử dụng thì diện tích đất canh tác cũng chỉ giới hạn trong khoảng 1.000-1.200
ha.

Diện tích đất lâm nghiệp (có rừng): khoảng 28.691,93%, chiếm 52,04% diện
tích đất tự nhiên.
Diện tích đất chuyên dùng và đất khu dân c: 1.257,8 ha, chiếm 2,27% diện
tích đất tự nhiên.
Đất trống đồi núi trọc có khả năng đa vào sản xuất lâm nghiệp còn khoảng
10.108,06 ha, chiếm 18,33% diện tích đất tự nhiên, nằm xen kẽ với đất rừng nhng xa
thôn bản và trên các đảo nhỏ, điều kiện khai thác khó khăn.
Đất cha sử dụng khác khoảng 13.730,55 ha, chiếm 24,9% diện tích đất tự
nhiên.
Đất không có khả năng sản xuất (núi đá, sông suối) có 72,39 ha, chiếm 0,13%
diện tích đất tự nhiên.
1.3.Khí hậu:
Khí hậu khu vực Vân Đồn thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa hè nóng
ẩm, mùa đông khô và lạnh. Tuy nhiên, do đặc điểm về vị trí địa lý và địa hình, bị chi
phối bởi khí hậu duyên hải, chịu ảnh hởng và tác động nhiều của biển, tạo cho khu
vực có những đặc trng khí hậu riêng, những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp miền núi
ven biển.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là: 23
o
C, trung bình cao nhất của các
tháng là 28,2
0
C và trung bình thấp nhất của các tháng là 16
0
C. Nhìn chung nhiệt độ
không khí của Vân Đồn thấp hơn so với nhiều nơi khác trong tỉnh Quảng Ninh nhờ
có gió biển điều hoà và ít xảy ra nhiệt độ tối cao và tối thấp bất lợi cho quá trình sinh
trởng và phát triển của cây trồng. Vân Đồn là nơi có nắng khoảng 1.600 đến 1.700
giờ trong năm. Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 8, 9,10. Tháng có số giờ nắng
thấp nhất là tháng 2 và tháng 3, rất thuận lợi cho quá trình sinh trởng và phát triển

của cây trồng, cho nghề cá, chế biến thuỷ hải sản, làm muối...
- Gió: Hớng gió thịnh hành vào mùa đông là hớng có thành phần Bắc( Bắc,
Đông Bắc, Tây Bắc). Mùa hè gió có thành phần Nam lại chiếm u thế (Nam, Đông
Nam, Tây Nam). Tốc độ gió tại khu vực Vân Đồn hàng năm không lớn, khoảng 2,5 -
3,5 m/s. Tốc độ gió lớn nhất trung bình đạt từ 14-16m/s, thích hợp để khai thác năng
lợng gió quy mô vừa và nhỏ. Cần nghiên cứu hớng gió khi xem xét lựa chọn các vị
trí nuôi trồng thuỷ sản lồng bè trên biển.
- Ma: Khu vực Vân Đồn là một trong những nơi có nhiều ma ở các tỉnh phía
Bắc, là nơi có tổng lợng ma lớn ở đồng bằng Bắc Bộ. Tổng lợng ma trung bình năm
khoảng 2.200mm. Trung bình có khoảng 130-160 ngày ma /năm với lợng ma trung
bình 14-20 mm/ngày. Trong năm có khoảng 5-15 ngày ma lớn với lợng ma trên
50mm, tập trung vào các tháng 7 và 8. Số ngày ma lớn nhất trên 100mm không qúa
6 ngày. Ma tập trung chủ yếu vào các tháng hè với lợng ma trên 200mm, tháng có
ma nhiều nhất là tháng 7 và 8. Mùa đông tháng ma ít nhất vào tháng 12 và tháng 1, 2
năm sau. Lợng ma trung bình của một ngày ma tính cho cả năm dao động từ 14 - 20
mm, vụ hè thu 16 - 25 mm, mùa đông 4 - 8 mm. Lợng ma lớn nhất của một ngày có
thể đạt 350 - 450 mm, chỉ xảy ra trong những ngày chịu ảnh hởng của áp thấp, bão,
dải hội tụ nhiệt đới...
Biến trình ma của năm: Lợng ma trong mùa hè từ tháng năm đến tháng 9
chiếm 75-85% lợng ma cả năm, lợng ma từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau chiếm
10-15% lợng ma năm. Ma nhiều là điều kiện thuận lợi cung cấp nớc tới cho cây
trồng phát triển, tuy nhiên lợng ma hàng năm lớn sẽ gây ngọt hoá nhanh và đột ngột,
đây là một trong những khó khăn ảnh hởng đến việc nuôi trồng thuỷ sản ven bờ tại
Vân Đồn. Bên cạnh đó, ma lớn cùng với bão gây nên những tác hại nghiêm trọng
cho sản xuất và đời sống.
1.4. Nguồn nớc và chế độ thuỷ văn.
- Nớc mặt: Do địa hình bị chia cắt phức tạp, gồm nhiều các đảo nhỏ nên sông,
suối phân bố ở Vân Đồn rất ít, dòng chảy nhỏ, tiết diện hẹp, khả năng lu trữ nớc
kém. Toàn huyện chỉ có sông Voi Lớn và 3 con suối chảy trên các xã ven bờ, các
đảo chỉ có những khe nớc nhỏ từ trên đỉnh đồi, đỉnh núi chảy xuống. Toàn huyện có

khoảng 200 ha diện tích nớc ngọt bị nhiễm mặn nhẹ trong các hồ, ao, đầm có vai trò
cung cấp nớc sinh hoạt, tới tiêu cho nông nghiệp và một phần cho nuôi trồng thuỷ
sản. Tài nguyên nớc mặt của Vân Đồn rất ít là một khó khăn cho nhu cầu nớc ngọt
để cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
- Nớc ngầm: Nguồn nớc ngầm của huyện tơng đối phong phú với trữ lợng
khoảng 6.130 m
3
/ngày, có nơi đào khoảng 3 - 4 m đã đến mạch nớc ngầm. Hiện tại
cũng nh tơng lai, nớc ngầm là nguồn nớc sạch chủ yếu cho sản xuất cũng nh sinh
hoạt của nhân dân toàn huyện. Chất lợng nớc nhìn chung đa số là nớc nhiễm mặn,
phải qua xử lý mới có thể đảm bảo chất lợng nớc sinh hoạt, đáng chú ý là nguồn nớc
ngọt ở các đảo có thể bị nhiễm mặn. Tại Vân Đồn nguồn nớc ngầm bị ảnh hởng lớn
bởi thuỷ triều, mức độ nhiễm mặn bị thay đổi theo mùa và chu kỳ của thuỷ triều, đặc
biệt là vào mùa cạn khi thuỷ triều xâm nhập sâu vào đất liền gây ảnh hởng đến mạch
nớc ngầm.
1.5.Tài nguyên rừng:
Diện tích rừng có khoảng 28.691,93 ha và đang dần bị thu hẹp. Tỉ lệ che phủ
của rừng 38,5%. Diện tích trồng rừng mới tăng thêm bình quân hàng năm khoảng từ
250-290 ha, nhng vẫn không bù đắp diện tích rừng bị tàn phá, biến thành đất trống,
đồi núi trọc.
- Rừng tự nhiên: 24.496,7 ha, chiếm 85,4% diện tích rừng, chủ yếu là kiểu
rừng hỗn giao lá rộng thờng xanh, xen rừng tre nứa thuộc loại rừng nghèo. Rừng có
độ sinh trởng tốt, rừng ngoài đảo tái sinh nhanh, với 337 loài cây gỗ, 200 chi, 75 họ.
Các lâm đặc sản dới tán rừng còn ít chủng loại, gồm song, mây và một số cây dợc
liệu quí nh ba kích, sa nhân...
- Khu bảo tồn đa dạng sinh học đảo Ba Mùn (1.825 ha)
- Rừng phòng hộ đầu nguồn các hồ lớn nh: Mắt Rồng, Khe Mai, Khe Bòng,
Vòng Tre...
- Rừng trồng: Diện tích 4.195,23 ha, chiếm 14,6% diện tích rừng
1.6.Tài nguyên biển:

Vân Đồn có thềm lục địa rộng lớn khoảng 1.600km
2
nằm trong vịnh Bái Tử
Long, có nhiều vũng, vịnh, bãi triều và rừng ngập mặn tạo nên nguồn hải sản khá
phong phú, bao gồm: tôm, cua, cá và nhuyễn thể ... có giá trị dinh dỡng và kinh tế
cao. Khả năng cho phép khai thác hàng năm từ 10 -15 ngàn tấn: Trong đó cá nổi cho
phép khai thác từ 7 - 9 ngàn tấn/năm. Khả năng bãi bồi, bãi triều ven biển có thể
khoanh nuôi trồng thuỷ sản rất lớn: 10.696 ha, tập trung ở các bãi sú vẹt và cát pha
bùn trên đảo Cái Bầu.
1.7.Tài nguyên du lịch:
Vân Đồn là một huyện đảo đợc tạo bởi trên 600 hòn đảo lớn nhỏ nằm trong
vịnh Bái Tử Long thơ mộng, bên cạnh vịnh Hạ Long đã 2 lần đợc UNESCO công
nhận là di sản thế giới về giá trị cảnh quan và địa hình địa mạo. Vân Đồn vừa có núi
đá, vừa có núi đất, trên là rừng, dới là biển, có bãi cát trắng mịn độ thoải lớn đó là
những bãi tắm đẹp: Bãi Dài, Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng ... nằm rải rác trên
khắp các đảo. Xen vào đó là những khu rừng nguyên sinh quý hiếm nh: rừng Bãi
Dài, rừng trâm Minh Châu, rừng Ba Mùn tạo cho Vân Đồn có tiềm năng lớn để phát
triển ngành du lịch trong tơng lai.
2. Đặc điểm kinh tế-xã hội:
2.1. Các đơn vị hành chính:
Hiện nay Vân Đồn có 12 đơn vị hành chính cơ sở, bao gồm một thị trấn và 11
xã. Đảo lớn nhất là Cái Bầu gồm thị trấn Cái Rồng và 6 xã (Bình Dân, Đài Xuyên,
Đông Xá, Hạ Long, Vạn Yên, Đoàn Kết). Có năm xã đảo bao gồm: Bản Sen, Minh
Châu, Ngọc Vừng, Quan Lạn và Thắng Lợi.
2.2. Dân số và lao động
- Dân số: Theo thống kê năm 2002, dân số huyện Vân Đồn là 38.504 ngời,
gồm 8.231 hộ, chiếm 4% dân số tỉnh Quảng Ninh. Trong số đó nam giới là 19.189
ngời, chiếm 49,8%, nữ giới chiếm 50,2%( 19.315 ngời). Dự báo đến năm 2010, dân
số khoảng 40.100 ngời. Tỉ lệ tăng dân số hàng năm đã có xu hớng giảm dần, giảm từ
2,63% xuống còn 1,59% từ năm 1995 - 2002. Theo dự báo giai đoạn 2002 - 2010, tỉ

lệ tăng dân số hàng năm giảm từ 1,59% xuống còn 1,45%. Hiện nay, đại đa số dân
sống ở vùng nông thôn(31.502 ngời), chiếm 81,82%. Thành phần dân tộc bao gồm 8
dân tộc sinh sống trên các vùng đồi núi, đồng bằng ven biển và các đảo. Tuy nhiên,
ngời Kinh chiếm tỉ lệ cao: 86,6%, số còn lại là các dân tộc khác(13,4%).
- Lao động: Số ngời trong độ tuổi lao động của Vân Đồn (từ 18-60 tuổi) là
15.536 ngời, chiếm 40,3% dân số toàn huyện. Số lao động này hầu hết làm việc
trong các ngành nông - lâm - ng nghiệp(13.438 ngời).
2.2.Cơ sở hạ tầng:
- Về giao thông: Chỉ có một tuyến đờng bộ duy nhất dài 31km đi từ đầu đến
cuối đảo Kế Bào. Việc giao lu đi lại với các nơi khác phải qua một con phà dài 1km.
Do đặc điểm địa lý nên đờng thuỷ rất phát triển, việc đi lại giữa các đảo bằng tàu
khách với công suất máy lớn. Từ những trục đờng chính của huyện đến đờng các xã
và đờng liên thôn, xóm đều đã đợc đầu t, nâng cấp một cách đồng bộ làm thay đổi
căn bản diện mạo và bộ mặt từ huyện đến xã, các thôn bản, đến nay 100% xã đã có
đờng nhựa và đờng bê tông và đều có bến cập tàu tạo điều kiện cho nhân dân đi lại
thuận tiện nhanh chóng.
- Điện: Hệ thống điện lới quốc gia 35KV và 9 trạm hạ thế, phân phối điện cho
thị trấn Cái Rồng và 6/11 xã. Các xã thuộc tuyến đảo cha có điện lới nhng đã đợc lắp
đặt các trạm phát điện Diezel, máy phát điện nhỏ và hệ thống giàn pin năng lợng mặt
trời đã đáp ứng một phần nhu cầu sử dụng điện phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản
xuất.
- Thuỷ Lợi: Huyện đã đầu t xây dựng hệ thống thuỷ lợi gồm 26 hồ, đập dâng
với tổng dung tích 2,840 triệu m
3
và hệ thống kênh mơng tới cho khoảng 440 ha,
trong đó chủ động đợc 140 ha. Một số hệ thống kênh mơng nội đồng đợc đầu t kiên
cố hoá đã phát huy tác dụngnh: đập Khe Mai (Đoàn Kết), đập Khe Bòng (Bình Dân),
đập Vòng Tre (Đài Xuyên). Tuy nhiên, hầu hết là hệ thống tới tự chảy cha đợc hoàn
chỉnh nên mùa khô nguồn nớc cạn kiệt, không thể chủ động đựơc.
- Cấp, thoát nớc: Hiện có trạm cấp nớc sạch ở hồ Mắt Rồng phục vụ cho nhu

cầu sinh hoạt cho khoảng 250 hộ dân c khu vực thị trấn Cái Rồng. Về cấp nớc sạch
nông thôn hiện nay còn rất khó khăn do cha tìm đợc nguồn nớc ngầm, nhiều vùng
vẫn phải dùng nớc bị nhiễm mặn, nhất là các đảo nhỏ và vùng ven biển.
- Bu chính-viễn thông: Ngành đã có nhiều cố gắng trong công tác phục vụ
ngời dân trong huyện. Đến nay, toàn huyện đã đạt 4 máy/100 ngời dân. Phát hành đ-
ợc gần 30 ngàn tờ báo và tạp chí. Đã phủ sóng điện thoại di động cho vùng trung
tâm, các điểm văn hoá bu điện ở các xã đợc xây dựng và hoạt động có hiệu quả.
- Truyền thanh - truyền hình:
Truyền thanh: duy trì thời lợng phát sóng 16 -18 giờ/ngày trên hệ thống FM,
làm tốt công tác tuyên truyền trong dịp lễ, tết, những ngày kỷ niệm và họp Hội đồng
nhân dân, phát triển thêm hai trạm truyền thanh ở hai xã Ngọc Vừng và Thắng Lợi.
Truyền hình: duy trì thời lợng phát sóng chơng trình VTV1, VTV3 và đài
truyền hình Quảng Ninh 18/24 giờ/ngày, từ tháng 7/2002 đã đầu t thiết bị camera

×