Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

nghiên cứu, tìm hiểu về nội dung trưng bày tại bảo tàng hồ chí minh thừa thiên huế và hệ thố di tích, các địa điểm di tích về chủ tịch hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 67 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU
A. Mục đích thực tập
Đối với một sinh viên việc được thực tập, thực hành đúng với
nghành nghề minh lựa chon là một điều hết sức ý nghiã.Đây chính là bước
ngoặc lớn góp phần không hề nhỏ trong việc giúp bản thân của mỗi sinh
viên xác định đúng đắn hơn con đường minh đã chọn, sẽ chọn và bước tiếp
con đương đó như thế nào. Việc thực tập sẽ giúp chúng ta áp dụng được
những gì đã được học vào trong chính thực tế cuộc sống của mình.
Từ vai trò lớn đó của việc thực tập nên em đã chọn Bảo tàng Hồ Chí
Minh Thừa Thiên Huế là nơi mình có thể áp dụng tất cả những kiên thức
mình đã học vào thực tế.Bên cạnh đó viêc thực tập tại Bảo tàng sẽ giúp em
có thể tiếp thu thêm những kiến thức bổ ích và mới mẻ hơn trong vốn hiểu
biết còn hạn hẹp của mình.Chính nơi đây em có thể học hỏi thêm những
anh chị đi trước về kiến thức cũng như cung cách làm việc của các anh chị.
Tóm lại ta có thể thấy việc thực tập là một việc không thể thiếu trong
việc giúp sinh viên hoàn thành hơn trong viêc nâng cao sự hiểu biết và đưa
chính sự hiểu biết của mình vào cuộc sống.
B. Đơn vị thực tập
Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế
Địa chỉ : số 07 Lê Lợi thành phố Huế
Sđt : 0543. 845. 217
Email :
Xếp hạng : Bảo tàng hạng II ( Theo quyết định xếp hạng số
2212/QĐ – UBND ngày 27/09/2007)
C. Lí do chọn bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế để thực tập
Để vận dụng những lý thuyết vào thực tiễn, để những kiến thức đã
được học đi vào cuộc sống. Thì sau mỗi khóa học sinh viên đều được nhà
trường tạo điều kiện đến một cơ sở thực tập nào đó để bổ sung cũng như
SVTH: Phạm Duy An _ K35 Việt Nam học Page 1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp


làm vững chắc thêm kiến thức của mình. khi nhận được kế hoạch thực tập
của nhà trường tôi cùng các bạn đã tìm hiểu và xin vào thực tập tại Bảo
tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế vì những lý do sau :
Thứ nhất, tôi học khoa Xã hội,lớp Việt Nam Học trường CĐSP Huế.
Chuyên ngành của tôi là nghiên cứu về văn hóa-con người Việt Nam.Trong
khi đó, Hồ Chí Minh là con người vĩ đại của cả dân tộc Việt Nam, Thực tập
tại Bảo Tàng Hồ Chí Minh để được nghiên cứu tiếp cận vơí đạo đức, tư
tưởng của Hồ Chí Minh cũng là học tập về con người tiêu biểu của Việt
Nam.
Thứ hai,chúng tôi chọn được thực tập ở bảo tang vì ở đây chúng tôi
có thể làm quen với phong cách làm việc của một cơ quan hành chính sự
nghiệp ,được tiếp xúc vơí môi trường công tác thực sự nghiêm túc.
Thứ ba, công việc hướng dẫn khách tham quan trong và ngoài nước ở bảo
tang Hồ Chí Minh rất phù hợp với chuyên ngành Văn hóa –Du lịch mà
chúng tôi được học ở trường,
Thứ tư,chính bản than cuộc đời, sự nghiệp của Hồ Chí Minh đã tạo
nên nguồn cảm hứng thúc đẩy chúng tôi muốn tìm hiểu về Người.
Vì những lý do trên, chúng tôi đã chọn Bảo Tàng Hồ Chí Minh Thừa
Thiên Huế làm nơi thực tập cuối khóa của mình, làm hành trang để góp
thêm hững kiến thức phục vụ cho công việc sau này.
D. Kế hoạch thực tập
1. Thời gian thực tập
Thời gian thực tập cuối khóa bắt đầu từ ngày 10/03/2014 đến hết
ngày 18/05/2014
2. Nội dung thực tập
2.1 : Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, quản lý và hoạt động chuyên môn
nghiệp vụ của Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế. Tra cứu trang thông
tin tư liệu, tìm hiểu về thư viện chuyên đề tại bảo tàng.
SVTH: Phạm Duy An _ K35 Việt Nam học Page 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2.2 : Nghiên cứu, tìm hiểu về nội dung trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí
Minh Thừa Thiên Huế và hệ thố di tích, các địa điểm di tích về Chủ tịch
Hồ Chí Minh do đơn vị quản lý.
2.3 : Thực tập các khâu công tác Bảo tàng ( nghiên cứu khoa học,
sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, , trưng bày ) và Bảo tồn di tích.
2.4 : Thực tập công tác tổ chức, đón tiếp và hướng dẫn khách tham
quan tại Bảo tàng và di tích.
2.5 : Tham gia các hoạt động sự kiện tại Bảo tàng và các di tích
2.6 : Xây dựng báo cáo thực tập
3. Chương trình thực tập
*Tuần I: Từ ngày 10/03/2014 đến ngày 16/03/2014
- Nghiên cứu tài liệu, nội dung trưng bày và các di tích. Tìm hiểu cơ
cấu tổ chức , quản lý và hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của Bảo tàng Hồ
Chí Minh Thừa Thiên Huế.
- Nghe báo cáo về bộ máy quản lý, chức năng nhiệm vụ và tổ chức
hoạt động của đơn vị.
*Tuần II, III, IV: Từ ngày 17/03/2014 đến ngày 06/04/2014
Thực tập các hoạt động chuyên môn Bảo tồn Bảo tàng ( dưới sự
hướng dẫn của phòng Nghiệp vụ)
- Công tác nghiên cứu khoa học.
- Công tác sưu tầm tư liệu, hiện vật bổ sung kho cơ sở và phục vụ
trưng bày.
- Công tác kiểm kê tư liệu, hiện vật tại kho cơ sở và các di tích.
- Công tác bảo quản tư liệu, hiện vật tại kho cơ sở, hiện vật trưng bày
và tại các di tích.
- Công tác trưng bày tại Bảo tàng và các di tích
- Công tác biên dịch tài liệu ( đối với sinh viên ngành Tiếng Anh).
*Tuần V, VI, VII, VIII: Từ ngày 07/04/2014 đến ngày 05/05/2014
- Thực tập công tác đón tiếp khách tham quan tại Bảo tàng và hệ
thống di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế ( dưới sự hướng

dẫn của phòng Tuyên truyền Hướng dẫn).
SVTH: Phạm Duy An _ K35 Việt Nam học Page 3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Khảo sát, tìm hiểu thực tế về hệ thống di tích và địa điểm di tích
Chủ tịch Hồ Chí Minh do đơn vị quản lý.
*Tuần IX, X: Từ ngày 06/05/2014 đến ngày 19/05/2014
Tham gia các hoạt động sự kiện ( nhân kỷ niệm 124 năm ngày sinh
của Chủ tịch hồ Chí Minh), hoàn thành và nộp báo cáo thự tập.
• Ngày 22/05/2014: 9h00 – Tổng kết thực tập.
SVTH: Phạm Duy An _ K35 Việt Nam học Page 4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHẦN 2. NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP
A. Khái quát về Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế
1. Lịch sử ra đời của Bảo tàng
* Năm 1979 thể theo nguyện vọng tha thiết của đồng bào chiến sĩ,
Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Trị Thiên chủ trương thành lập phân
viện Bảo tàng Hồ Chí Minh tại thành phố Huế và chọn vị trí ngôi nhà số 07
Lê Lợi- Huế làm trụ sở.
* Ngày 16/9/1980, Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Huế chính thức được
thành lập
* Ngày 30/6/1982, Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Bình Trị Thiên trở
thành thành viên của hệ thống Bảo tàng và Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ
Chí Minh do Bảo tàng Hồ Chí Minh Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn về
khoa học và nghiệp vụ
* Năm 1989, sau khi tỉnh Bình Trị Thiên tách ra thành 3 tỉnh, Bảo
tàng Hồ Chí Minh Bình Trị Thiên trở thành Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa
Thiên Huế.
* Nhân kỷ niệm 108 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh
(19/05/1890- 19/05/1998) Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế chính
thức được khởi công xây dựng lại và khánh thành vào ngày 19/05/2000.

* Ngày 27/9/2007, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế đã được
xếp hạng là Bảo tàng hạng II theo Quyết định số 2212/QĐ-UBND của
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoạt động của Bảo tàng
Vị trí và chức năng:
Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế là đơn vị sự nghiệp trực
thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế, có chức năng tổ
chức thực hiện công tác nghiên cứu và tuyên truyền, giáo dục khoa học
thông qua các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ về bảo tàng và bảo tồn di
SVTH: Phạm Duy An _ K35 Việt Nam học Page 5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh theo phân cấp của UBND
tỉnh Thừa Thiên Huế và theo quy định của pháp luật.
Bảo tàng Hồ Chí Minh chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế, đồng thời chịu sự hướng dẫn
chuyên môn nghiệp vụ của Bảo tàng Hồ Chí Minh Trung ương.
Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế có tư cách pháp nhân, có
con dấu và tài khoản để hoạt động.
Nhiệm vụ và quyền hạn:
1.Trình Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về quy hoạch, kế
hoạch hoạt động dài hạn và hàng năm của đơn vị và tổ chức thực hiện sau
khi được phê duyệt;
2. Tổ chức nghiên cứu khoa học về nội dung trưng bày, về các tài
liệu, tư liệu và hiện vật lưu giữ tại Bảo tàng, xây dựng đề cương, tổ chức
trưng bày tại chỗ và triển lãm lưu động về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng,
đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh;
3. Hướng dẫn, phục vụ nhân dân trong nước và người nước ngoài
tham quan, nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức cách
mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng và các di tích lưu niệm có
liên quan đến Người;

4. Thực hiện công tác khảo sát, nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê khoa
học, công tác kho và các giải pháp bảo quản tài liệu, hiện vật, phục vụ các
hoạt động nghiên cứu trưng bày của Bảo tàng và các tổ chức, cá nhân theo
quy định của pháp luật;
5. Tổ chức và phối hợp tổ chức các hoạt động nghiên cứu, tuyên
truyền, giáo dục truyền thống tại địa phương, đặc biệt là đối với các tầng
lớp thanh, thiếu niên và nhi đồng, học sinh và sinh viên về cuộc đời, sự
nghiệp, tư tưởng, đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh;
6. Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự
án về bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lưu niệm về Chủ tịch
SVTH: Phạm Duy An _ K35 Việt Nam học Page 6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc phạm vi quản lý
của đơn vị;
7. Nghiên cứu, khảo sát, lập hồ sơ khoa học đề nghị công nhận, xếp
hạng di tích, tiến hành công tác kiểm kê, quản lý di tích trên địa bàn tỉnh
theo quy định của Nhà nước và trách nhiệm được giao;
8. Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt
động nghiệp vụ bảo tàng và bảo tồn;
9. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ và giúp các địa phương, đơn vị
trong tỉnh tổ chức các hoạt động trưng bày, triển lãm về cuộc đời, sự
nghiệp, tư tưởng, đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh theo chức
năng nhiệm vụ được giao và khi có yêu cầu;
10. Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học,
biên soạn,xuất bản và phổ biến các tài liệu tuyên truyền, giáo dục về Chủ
tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở nguồn tư liệu đã được công bố theo quy định;
11. Tổ chức trao đổi, hợp tác về khoa học nghiệp vụ với các Bảo
tàng, các ngành, các địa phương trong tỉnh và trong nước, với các Bảo tàng
và các tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật;
12. Thực hiện việc tiếp nhận, điều chuyển tài liệu, hiện vật, cung cấp

bản sao tài liệu, hiện vật theo chức năng nhiệm vụ được giao và theo quy
định của pháp luật;
13. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí và
hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy
định của pháp luật;
14. Đảm bảo an toàn, an ninh trong khu vực trưng bày, khu vực cơ
quan và các khu vực di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh do Bảo tàng
quản lý;
15. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự và thực hiện các chế
độ chính sách đối với viên chức và người lao động theo quy định của Nhà
Nước;
SVTH: Phạm Duy An _ K35 Việt Nam học Page 7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
16. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao và các nguồn thu
khác theo quy định của Nhà nước;
17. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế.
3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Bảo tàng
* Đội ngũ cán bộ:
Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế hiện nay có 32 cán bộ viên
chức trong đó có 19 biên chế; 04 hợp đồng theo NĐ68/CP và 09 hợp đồng.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ viên chức: 02
đồng chí có học vị thạc sỹ, 17 đồng chí có trình độ Đại học (trong đó có
nhiều đồng chí có từ 02 bằng đại học trở lên).
Trình độ lý luận chính trị: có 01 đồng chí là cử nhân chính trị, 18
đồng chí có trình độ tương đương trung cấp chính trị
Stt Cơ cấu bộ máy Số biên chế, hợp đồng
1 Ban Giám Đốc 03
2 Phòng Nghiệp Vụ 08
3 Phòng Hành Chính Tổng Hợp 12

4 Phòng Hướng Dẫn, Tuyên Truyền 09
Phòng Nghiệp Vụ
+ Phòng nghiệp vụ gồm 08 đồng chí, có chức năng tổ chức thực hiện
công tác nghiên cứu khoa học thông qua các hoạt động chuyên môn nghiệp
vụ về bảo tàng và bảo tồn di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chịu sự quản lý,
chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.
ĐT: 054.3820445
+ Phòng Tuyên Truyền Hướng Dẫn
Phòng Tuyên truyền hướng dẫn gồm 09 đồng chí, có chức năng Tổ
chức tuyên truyền, giáo dục khoa học về Thân thế sự nghiệp Chủ tịch Hồ
Chí Minh thông qua các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của Bảo tàng.
Chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí
Minh Thừa Thiên Huế.
SVTH: Phạm Duy An _ K35 Việt Nam học Page 8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
ĐT: 054.3883937
+ Phòng Hành Chính Tổng Hợp
Phòng Hành chính Tổng hợp gồm 12 đồng chí, có chức năng tham
mưu và quản lý, tổ chức bộ máy biên chế, nhân sự và thực hiện các chế độ
chính sách đối với CBVC- LĐ; quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được
giao và các nguồn thu khác theo qui định của Nhà nước; đảm bảo an toàn,
an ninh tại Bảo tàng và các di tích trên địa bàn do đơn vị quản lý. Chịu sự
quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa
Thiên Huế.
ĐT: 054.3845217
* Ngoài ra, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế còn có tổ chức
Đảng (chi bộ) và các tổ chức đoàn thể (Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh, Chi Hội Cựu chiến binh).
4. Các khâu công tác Bảo tàng
4.1. Công tác nghiên cứu khoa học

Hoạt động nghiên cứu khoa học của Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa
Thiên Huế thể hiện ở nhiều mặt:
- Đầu tư nghiên cứu, khôi phục diện mạo hệ thống di tích Chủ tịch
Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế.
- Nghiên cứu xây dựng nội dung trưng bày Bảo tàng, xây dựng các
chuyên đề triển lãm ngắn hạn và triển lãm lưu động.
- Nghiên cứu để tài liệu hoá các hiện vật Bảo tàng, làm sáng tỏ các
thông tin cơ bản cần thiết về hiện vật; xây dựng các hồ sơ tư liệu về hiện
vật, nhằm làm cho kho cơ sở ngày càng đầy đủ, khoa học, phong phú, đáp
ứng tốt nhất cho công tác trưng bày, công tác khoa học và các công tác
chuyên môn khác của Bảo tàng, phục vụ cho việc nghiên cứu của các
ngành khoa học có liên quan.
- Nghiên cứu để xây dựng các đề tài thuyết minh, tuyên truyền phục
vụ các yêu cầu và đối tượng khách tham quan khác nhau.
SVTH: Phạm Duy An _ K35 Việt Nam học Page 9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Nghiên cứu, biên soạn các ấn phẩm phục vụ công tác tuyên truyền
và phát huy giá trị di sản Hồ Chí Minh
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học,
Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế luôn chú trọng và có kế hoạch
triển khai công tác khoa học ngắn hạn và dài hạn, đào tạo và bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ khoa học. Cán bộ chuyên môn của Bảo tàng luôn nỗ lực khắc
phục khó khăn, phấn đấu học tập nâng cao trình độ, nâng cao chất lượng
công tác. Kết quả nghiên cứu khoa học thời gian qua thể hiện rõ nét ở nội
dung trưng bày Bảo tàng, những chuyên đề triển lãm, hội thảo khoa học và
các hoạt động chuyên sâu khác, được giới chuyên môn đánh giá cao.
4.2. Công tác nghiên cứu khoa học
Hoạt động nghiên cứu khoa học của Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa
Thiên Huế thể hiện ở nhiều mặt:
- Đầu tư nghiên cứu, khôi phục diện mạo hệ thống di tích Chủ tịch

Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế.
- Nghiên cứu xây dựng nội dung trưng bày Bảo tàng, xây dựng các
chuyên đề triển lãm ngắn hạn và triển lãm lưu động.
- Nghiên cứu để tài liệu hoá các hiện vật Bảo tàng, làm sáng tỏ các
thông tin cơ bản cần thiết về hiện vật; xây dựng các hồ sơ tư liệu về hiện
vật, nhằm làm cho kho cơ sở ngày càng đầy đủ, khoa học, phong phú, đáp
ứng tốt nhất cho công tác trưng bày, công tác khoa học và các công tác
chuyên môn khác của Bảo tàng, phục vụ cho việc nghiên cứu của các
ngành khoa học có liên quan.
- Nghiên cứu để xây dựng các đề tài thuyết minh, tuyên truyền phục
vụ các yêu cầu và đối tượng khách tham quan khác nhau.
- Nghiên cứu, biên soạn các ấn phẩm phục vụ công tác tuyên truyền
và phát huy giá trị di sản Hồ Chí Minh
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học,
Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế luôn chú trọng và có kế hoạch
SVTH: Phạm Duy An _ K35 Việt Nam học Page 10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
triển khai công tác khoa học ngắn hạn và dài hạn, đào tạo và bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ khoa học. Cán bộ chuyên môn của Bảo tàng luôn nỗ lực khắc
phục khó khăn, phấn đấu học tập nâng cao trình độ, nâng cao chất lượng
công tác. Kết quả nghiên cứu khoa học thời gian qua thể hiện rõ nét ở nội
dung trưng bày Bảo tàng, những chuyên đề triển lãm, hội thảo khoa học và
các hoạt động chuyên sâu khác, được giới chuyên môn đánh giá cao.
4.3. Công tác sưu tầm
Nhiệm vụ sưu tầm tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế được
tiến hành thường xuyên theo kế hoạch ngắn hạn và dài hạn:
Ngắn hạn: Thực hiện phục vụ cho việc tổ chức các chuyên đề triển
lãm nhân các ngày lễ lớn, các đợt sinh hoạt chính trị nhằm làm phong phú
thêm hoạt động chuyên môn của Bảo tàng, góp phần làm đổi mới hoạt
động Bảo tàng.

Dài hạn: Sưu tầm nhằm bổ sung hiện vật cho kho cơ sở; hệ thống
trưng bày, xây dựng các sưu tập hiện vật để phục vụ tốt công tác nghiên
cứu, trưng bày trong và ngoài Bảo tàng.
Công tác sưu tầm được tiến hành qua một hệ thống các biện pháp:
- Sưu tầm tư liệu, hiện vật Bảo tàng qua các đợt sưu tầm trong và
ngoài Tỉnh theo kế hoạch;
- Phối hợp với các trường Đại học, các cơ quan nghiên cứu khoa học
tổ chức sưu tầm trên quy mô lớn;
- Tiếp nhận tư liệu, hiện vật thông qua hệ thống mạng lưới cộng tác
viên ở các cơ quan, đoàn thể và nhân dân;
- Trao đổi tư liệu, hiện vật với các Bảo tàng.
Kết quả, sau hơn 33 năm hoạt động, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa
Thiên Huế đã có gần 15.000 tư liệu, hiện vật phù hợp với tiêu chí, nội dung
trưng bày, trong đó có nhiều tư liệu, hiện vật quý; xây dựng được 7 bộ sưu
tập hiện vật có giá trị.
4.4. Công tác kiểm kê
SVTH: Phạm Duy An _ K35 Việt Nam học Page 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Công tác kiểm kê hiện vật ở Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế
được thực hiện qua 02 giai đoạn: Kiểm kê bước đầu và kiểm kê khoa học.
Kiểm kê bước đầu bao gồm: Lập biên bản giao nhận hiện vật; Đăng
ký hiện vật vào sổ kiểm kê bước đầu; Đánh số sơ bộ cho các hiện vật.
Kiểm kê khoa học bao gồm: Xác định khoa học các yếu tố về hiện
vật (nguồn gốc lịch sử, tên gọi, chất liệu, kỹ thuật sáng chế, trạng thái bảo
quản, niên đại và ý nghĩa lịch sử của hiện vật); Phân loại hiện vật theo chất
liệu; Ghi số hiệu hoàn chỉnh cho hiện vật; Lập hộ chiếu hiện vật; Lập hệ
thống phích phiếu tra cứu.
Kết quả: Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế hiện
đang lưu giữ và bảo quản, phục vụ tốt công tác trưng với gần 15.000 tư
liệu, hiện vật, trong đó có những tư liệu, hiện vật quý hiếm về Chủ tịch Hồ

Chí Minh. Với sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ kho cơ sở, hiện vật
trong kho đã được thực hiện kiểm kê khoa học đạt tỷ lệ hơn 90%.
4.5. Công tác bảo quản
Công tác bảo quản tại Bảo tàng nhằm gìn giữ những di tích lịch sử
văn hoá, bảo vệ sự toàn vẹn của tư liệu hiện vật, không để mất cắp, không
bị hư hỏng hoặc vỡ nát, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác trưng bày và
nghiên cứu khoa học.
Công tác bảo quản tại kho cơ sở của Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa
Thiên Huế được thực hiện sau khi đã tiến hành công tác kiểm kê. Hiện vật
sau khi đã đánh số phân loại theo chất liệu, được sắp xếp lên các giá kệ
(bằng nhôm kính, gỗ kính) chắc chắn, tránh rơi vỡ. Vị trí sắp xếp theo hệ
thống chất liệu, có thứ tự và đảm bảo cho việc nhanh chóng tìm ra hiện vật,
lấy ra dễ dàng, đồng thời thuận lợi cho công việc vệ sinh hàng ngày.
Để thực hiện công tác bảo quản, ngoài việc phải nghiên cứu các yếu
tố tác hại đến hiện vật bảo tàng (những điều kiện của hiện vật trước khi đưa
vào Bảo tàng, những việc làm không cẩn thận do nhận thức hạn chế của
con người và những điều kiện không thích hợp của môi trường), cán bộ bảo
SVTH: Phạm Duy An _ K35 Việt Nam học Page 12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
quản đề xuất những biện pháp bảo quản thích hợp, nghiêm túc thực hiện
các nguyên tắc bảo quản để hạn chế, loại trừ các yếu tố tác hại đến hiện vật
Bảo tàng.
Chế độ bảo quản ở kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên
Huế còn chú trọng đến việc theo dõi nhiệt độ, ẩm độ hàng ngày: Hệ thống
máy điều hoà, máy đo nhiệt độ luôn luôn hoạt động đảm bảo nền nhiệt an
toàn cho hiện vật. Máy đo độ ẩm, máy hút ẩm đảm bảo kho hiện vật luôn
khô ráo, tránh ẩm mốc phát triển gây hại đến hiện vật bảo quản trong kho.
4.6. Công tác trưng bày
Trưng bày Bảo tàng có nhiệm vụ giáo dục và phổ biến kiến thức
khoa học, nghiên cứu khoa học và giáo dục thẩm mỹ. Với chức năng nhiệm

vụ của Bảo tàng lưu niệm danh nhân Hồ Chí Minh, trưng bày Bảo tàng Hồ
Chí Minh Thừa Thiên Huế chuyển tải đến công chúng những thông tin về
tiểu sử sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chú trọng đến giai đoạn Chủ
tịch Hồ Chí Minh và gia đình Người từng sinh sống, lao động, học tập và
tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế.
Nội dung trưng bày được chuyển tải đến người xem qua các hoạt động:
- Trưng bày cố định: Nội dung trưng bày cố định của Chủ tịch Hồ
Chí Minh Thừa Thiên Huế được chuyển tải qua hệ thống trưng bày gồm 08
chủ đề, với diện tích trưng bày 600m2, nhằm giới thiệu với khách tham
quan 2 nội dung chính: Những năm tháng Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia
đình ở Thừa Thiên Huế và Bác Hồ với Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế
với Bác Hồ. Đây là phần trưng bày được khánh thành vào năm 2000, theo
dự án xây mới nhà Bảo tàng và được đưa vào phát huy giá trị, đây là nội
dung trưng bày chính của Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.
Hệ thống trưng bày cố định được chú trọng đổi mới theo thời gian,
những cố gắng của Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế trong chỉnh lý
trưng bày luôn được áp dụng những tiến bộ khoa học, những biện pháp và
SVTH: Phạm Duy An _ K35 Việt Nam học Page 13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
hình thức trưng bày mới, nội dung được bổ sung phong phú, đáp ứng yêu
cầu của khách tham quan.
-Các chuyên đề triển lãm ngắn hạn, lưu động: Nhằm làm phong phú
thêm hình thức và nội dung tuyên truyền tại Bảo tàng, các triển lãm ngắn
hạn, lưu động được tổ chức trưng bày xoay quanh các chủ đề liên quan đến
TTSN Chủ tịch Hồ Chí Minh, để khách tham quan, đặc biệt là nhân dân các
vùng sâu, vùng xa có điều kiện tiếp cận, tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh,
đồng thời cũng kịp thời giới thiệu các tư liệu, hiện vật mới sưu tầm được về
Người. Thời gian qua Bảo tàng đã xây dựng được những chuyên đề mang
đặc trưng riêng của Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế: Những người
con ưu tú của Thừa Thiên Huế được Chủ tịch Hồ Chí Minh dìu dắt và đào

tạo; Nghệ nhân dân gian Huế với Chủ tịch Hồ Chí Minh; Đồng bào miền
Tây Thừa Thiên Huế với Chủ tịch Hồ Chí Minh; Sưu tập truyền đơn
Nội dung trưng bày của bảo tàng Hồ Chí Minh thừa thiên Huế được
xây dựng dựa trên đề cương đã được bộ chính trị phê duyệt và tỉnh ủy
UBND Tỉnh thông qua. Để tránh sự trùng lặp và cũng tạo sự độc đáo,bảo
tàng thừa thiên Huế đã trưng bày theo 8 chủ đề và tập trung vào các mốc
thời gian chính trong tiểu sử sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời
khắc họa các phong trào và thành tựu của thừa thiên Huế trong tiến trình
lịch sử của cách mạng Việt Nam. Trên cơ sở đó là nổi bật 2 vấn đề
chính:10 năm Bác Hồ và gia đình sống ở Huế, tình cảm của Bác đối với
thừa thiên Huế,thừa thiên Huế đói với Bác. 8 chủ đề trưng bày gồm:
-Chủ đề 1: thời niên thiếu và thanh thiếu niên của chủ tịch Hồ Chí
Minh bước đầu hoạt động yêu nước(1890-1911). Giới thiệu một số nét
chính và truyền thống văn hóa ,lịch sử dân tộc thừa thiên Huế,đặc điểm của
từng thời kỳ lịch sử khi Hồ chủ tịch sinh ra và lớn lên.Giois thiệu quê
hương và gia đình chủ tịch Hồ Chí Minh tại Huế. Từ đó hình thành tư
tưởng yêu nước chân chính và ý chí quyết tâm tìm đường cưú nước cứu
dân của N gười.
SVTH: Phạm Duy An _ K35 Việt Nam học Page 14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
-Chủ đề 2 : Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm thấy con đường giải phóng
dân tộc đúng đắn(1911-1920). Hòa mình với nhân lao động ,với thực tiễn
của quần chúng lao động ở nhiều nước trên thế giới. Người đã tiếp thu tinh
hoa văn hóa nhân loại mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mac-Lênin.
-Chủ đề 3 : Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ dân tộc,vận dụng
sáng tạo và phát hiện đường lối của Leenin về vấn dân tộc và thuộc địa
(1920-1924). Hoạt động trong Đảng cộng sản Pháp, trong phong trào cộng
sản và nhân dân quốc tế.
-Chủ đề 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập chính đảng của giai cấp
công nhân Việt Nam (1924-1930). Những hoạt động của đồng chí Nguyễn

Aí Quốc chuẩn bị về mọi mặt như chính trị, tư tưởng và tổ chức để tiến tới
thành lập Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930.
-Chủ đề 5: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng trung ương Đảng lãnh đạo
cuộc vận động giải phóng dân tộc và cách mạng tháng 8, sáng lập nhà nước
dân chủ nhân dân 1930-1945. Thời kỳ ở nước ngoài chỉ đạo cách mạng
Việt Nam và tham gia phong trào hoạt động cộng sản quốc tế 1930-1945.
Thời kỳ trực tiếp tổ chức và lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam,tiến
tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền, sáng lập nhà nước dân chủ nhân
dân. Thừa thiên Huế tham gia lật đổ chế độ phong kiến Việt Nam, xây
dựng chế độ mới.
-Chủ đề 6 : Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng trung ương Đảng lãnh đạo
nhân dân đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và tiến hành kháng
chiến lâu dài chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1945-1954). Thừa
thiên Huế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954.
-Chủ đề 7: Chủ tichj Hồ Chí Minh cùng trung ương Đảng lãnh đạo
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc miền Nam
(1954-1969). Sự quan tâm của chủ tịch Hồ Chí Minh vơí thừa thiên Huế và
tình cảm của Dảng bộ, nhân dân thừa thiên huế với chủ tịch Hồ Chí Minh
-Chủ đề 8 : Mãi mãi đi theo con đường chủtịch Hồ Chí Minh đã chọn
(1969 đến nay)
SVTH: Phạm Duy An _ K35 Việt Nam học Page 15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Thực hiện di chúc của Người , Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân
Việt Nam trong đó có đồng bào tỉnh thừa thiên Huế hoàn thành sự nghiệp
giải phóng dân tộc miênf Nam, thoongss nhất đất nước, đưa cả nước tiến
lên XHCN. Trưng bày giới thiệu những thành tựu chủ yếu của đất nưowc
và của tỉnh thừa thiên Huế trong hơn 30 năm qua, qua đó khẳng định sức
sống bất tử của tư tưởng Hồ Chí Minh động viên đồng bào tỉnh thừa thiên
huề vững bước trong sự nghiệp đổi mới.
Với 8 chủ đề trên, bảo tàng Hồ Chí Minh thừa thiên Huế đã một lần

nữa tái hiện lại cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ kính yêu, giữ gìn và tuyên
truyền tinh thần học theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,từ
đó tạo lối sống lành mạnh trong nhân dân. chúng tôi mang theo trong sự
nghiệp sau này.
4.7. Công tác quần chúng (tuyên truyền hướng dẫn)
Công tác quần chúng của Bảo tàng được xem là một trong những
khâu quan trọng nhất của sự giao tiếp Bảo tàng, là nhiệm vụ cuối cùng và
là mục đích của Bảo tàng. Thông qua hoạt động thực tiễn, công tác quần
chúng làm cầu nối giao tiếp giữa Bảo tàng với khách tham quan, chuyển tải
những thông tin về tiểu sử sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với
khách tham quan. Qua đó, góp phần tích cực vào việc xây dựng con người,
giáo dục tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ cho khách tham quan, cung cấp cho
khách tham quan những thông tin mới, những hiểu biết mới. Đồng thời,
qua công tác quần chúng, Bảo tàng trực tiếp tiếp nhận những ý kiến, nhận
xét, đánh giá của khách tham quan đối với trưng bày Bảo tàng, đó chính là
cơ sở quan trọng để Bảo tàng không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng
của trưng bày.
Công tác quần chúng của Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế
được thực hiện qua các hoạt động:
- Đón tiếp, hướng dẫn khách tham quan tại Bảo tàng và hệ thống di
tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế:
SVTH: Phạm Duy An _ K35 Việt Nam học Page 16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tại Bảo tàng: Trên cơ sở tài liệu, hình ảnh, hiện vật được trưng bày,
cán bộ thuyết minh Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế truyền tải đến
khách tham quan những thông tin cơ bản, phù hợp với yêu cầu của từng đối
tượng khách tham quan (đối tượng nghiên cứu, học sinh sinh viên, các cơ
quan đoàn thể và các tổ chức chính trị xã hội…), đạt hiệu quả về mặt tuyên
truyền giáo dục.
Tại di tích: Tổ chức các đoàn khách tham quan hệ thống di tích Chủ

tịch Hồ Chí Minh và gia đình Người ở Thừa Thiên Huế.
- Tuyên truyền thông qua triển lãm lưu động: Đây là hình thức tuyên
truyền được thực hiện ở các vùng sâu, vùng xa của tỉnh Thừa Thiên Huế,
phối hợp giữa chiếu phim tư liệu, thuyết minh với trưng bày tư liệu, hình
ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh, trưng bày sách báo và tạp chí về Chủ tịch
Hồ Chí Minh phục vụ khách tham quan.
- Để tạo điều kiện thuận lợi cho khách tham quan Bảo tàng Hồ Chí
Minh đã cung cấp tờ gấp (tiếng Việt, tiếng Anh) giúp khách hiểu rõ hơn về
Bảo tàng và hệ thống di tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Tổ chức các buổi lễ dâng hoa, dâng hương, báo công, kết nạp Đảng,
Đoàn, Đội tại Bảo tàng và Di tích.
- Phục vụ chiếu phim tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, giới thiệu về
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho khách tham quan về những năm tháng Người và
gia đình đã từng gắn bó ở Thừa Thiên Huế.
- Hoạt động tuyên truyền lưu động: Để phát huy có hiệu quả giá trị di
sản Chủ tịch Hồ Chí Minh đến từng trường học trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế đồng thời hưởng ứng phong trào "Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực" của ngành Giáo dục và Đào tạo trong việc giáo
dục các em học sinh có ý thức trách nhiệm giữ gìn và phát huy các giá trị di
tích lịch sử văn hóa nói chung và các di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí
Minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, Bảo tàng Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế tổ chức tuyên truyền giới thiệu về thân thế, sự nghiệp Chủ
SVTH: Phạm Duy An _ K35 Việt Nam học Page 17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
tịch Hồ Chí Minh tại các trường học thông qua hình thức thuyết trình, thi
tìm hiểu về tiểu sử, sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh và hệ thống di tích lưu
niệm về Người và chiếu phim tư liệu
4.8. Công tác bảo tồn di tích:
Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế hiện đang quản lý hệ thống
di tích và địa điểm di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình

Người ở Thừa Thiên Huế. Hệ thống di tích này luôn được chú trọng đầu tư
bảo quản, tôn tạo và phát huy tác dụng. Đáp ứng yêu cầu của công tác bảo
tồn di tích.
Thông qua các hoạt động:
- Tiến hành nghiên cứu khoa học toàn diện và cụ thể về di tích và địa
điểm di tích phục vụ cho các hoạt động trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị.
- Bảo tồn, tôn tạo trên cơ sở giữ lại nguyên vẹn các yếu tố gốc của di
tích, không làm thay đổi hiện trạng và biến dạng di tích.
- Bảo tồn, tôn tạo di tích gắn với phát triển kinh tế, xã hội của địa
phương có di tích.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phát huy giá trị hệ thống di tích
lưu niệm dưới nhiều hình thức.
- Tổ chức phát huy giá trị di tích, không làm ảnh hưởng đến việc bảo
vệ, bảo quản di tích, không gây lấn át hoặc biến dạng di tích.
Với hệ thống di tích khá phong phú về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế,
trong đó có 04 di tích lịch sử cấp quốc gia và 05 di tích cấp tỉnh, thời gian
qua, được sự quan tâm của lãnh đạo Tỉnh, với sự nỗ lực cố gắng của đội
ngũ cán bộ làm công tác bảo tàng, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế
đã chú trọng nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các dự án nhằm bảo tồn, tôn
tạo hệ thống di tích này theo đúng Luật Di sản, tôn trọng các yếu tố gốc của
di tích. Đồng thời, tạo điều kiện phát huy tốt nhất tác dụng của di tích đến
các tầng lớp nhân dân tại địa phương cũng như khách tham quan trong và
ngoài nước.
SVTH: Phạm Duy An _ K35 Việt Nam học Page 18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
4.9. Các hoạt động hỗ trợ khác
Ngoài những hoạt động chuyên sâu về công tác Bảo tàng, hằng năm,
Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế còn tổ chức những họat động bổ
trợ, góp phần tuyên truyền về Chủ tịch Hồ Chí Minh, huy động những sự
phối hợp hữu ích của các tổ chức, cá nhân trong tổ chức các hoạt động kỷ

niệm các ngày lễ lớn.
- Phối hợp tổ chức các đêm thơ - nhạc: Phối hợp với Học viện Âm
nhạc Huế, trường CĐSP Huế và CLB thơ Hương Giang tổ chức chương
trình thơ - nhạc ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ và quê hương đất nước trong
các dịp lễ 3/2, 19/5, 2/9 hàng năm. Các đêm thơ nhạc đã thu hút một lượng
lớn khán giả, đem đến cho người xem những ấn tượng, cảm xúc mới mẻ,
khó phai.
- Phối hợp với Tỉnh đoàn, Hội Chữ thập đỏ, Hội Nạn nhân chất độc
da cam, Hội Phụ nữ Tỉnh, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế tổ chức các hoạt
động triển lãm chuyên đề nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, các kỳ đại hội của
các tổ chức chính trị xã hội: Triển lãm “Nỗi đau và chiến tranh”, triển lãm
“Đoàn thanh niên lớn mạnh cùng đất nước”…
- Phối hợp xây dựng phòng đọc sách ở Dương Nỗ: Bảo tàng Hồ Chí
Minh Thừa Thiên Huế đã tiến hành trao tặng nhiều đầu sách và các đĩa
phim tư liệu về tiểu sử, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho phòng
đọc sách của làng Dương Nỗ (xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa
Thiên Huế). Cùng với sự hỗ trợ tích cực của Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa
Thiên Huế, ThS. Lê Viết Xuân, nhà sưu tập Nguyễn Hữu Hoàng, bước đầu
phòng đọc sách đã thu nhận được hơn 200 đầu sách chuyên đề về Chủ tịch
Hồ Chí Minh và các chuyên đề về kiến thức phổ thông, thơ văn thiếu nhi
- Tổ chức đón nhận và hướng dẫn sinh viên thực tập tại Bảo tàng:
Bằng việc tạo điều kiện, hướng dẫn cho sinh viên các trường đại học trong
và ngoài địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Cao đẳng Sư phạm, Đại học Ngoại
ngữ, Đại học Khoa học Huế, Đại học Văn hóa Hà Nội, Cao đẳng Văn hóa
SVTH: Phạm Duy An _ K35 Việt Nam học Page 19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
thành phố Hồ Chí Minh) thực tập tại đơn vị, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa
Thiên Huế đã góp phần giúp các em tìm hiểu môi trường làm việc chuyên
môn, tìm hiểu các khâu công tác của Bảo tàng, tổ chức cho các em tham gia
thực hành ở những bộ phận công tác phù hợp với chuyên ngành học tập tại

trường của các em…
B. Thực tập hoạt động chuyên môn Bảo tồn, Bảo tàng
1. Nhiệm vụ được phân công trong thời gian thực tập
1.1. Thực tập tại phòng ngiệp vụ
Nghe báo cáo về cơ cấu tổ chức bộ máy, về nội dung hoạt động của
bảo tàng
Làm công tác thực tập cá nhân
Nghiên cứu tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình Người
Tìm hiểu trang web nội bộ của Bảo tàng
Nghiên cứu nội dung trưng bày của Bảo tàng
Tìm hiểu cơ chế tổ chức, quản lý và hoạt động chuyên môn nghiệp
vụ của bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế
Soạn thảo một số văn bản
Tham gia nghiên cứu, kiểm kê hiện vật : xây dựng phiếu hệ thống,
sắp xếp hiện vật
Trưng bày triển lãm hiện vật
1.2. Thực tập tại phòng tuyên truyền hướng dẫn
1.2.1. Công tác tuyên truyền hướng dẫn
Thực tập cách sử dụng các trang thiết bị tại Nhà trưng bày ( đèn điện,
âm thanh)
Thưc hành công tác đón tiếp khách, bán vé cho khách nước ngoài tại
Bảo tàng
Các công tác chuẩn bị khi có đoàn thể hoặc cá nhân đăng ký tham
quan tại Bảo tàng
Công tác chuẩn bị làm lễ dâng hương, dâng hoa, báo công ở gian
long trọng
SVTH: Phạm Duy An _ K35 Việt Nam học Page 20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trực ở bảo tàng và làm các công việc hậu cần khi được phân công
Trực và đón khách tham quan tại các điểm di tích, thực tập công tác

đón khách và hướng dẫn khách tham quan ở di tích
Đăng ký chủ đè thuyết trình để phòng Tuyên truyền Hướng dẫn kiểm
tra, đánh giá
1.2.2. Khảo sát, tìm hiểu hệ thống di tich lưu niệm chủ tịch Hồ
Chí Minh tại bảo tàng Thừa Thiên Huế
Di tích lưu niệm thời niên thiếu Bác Hồ tại 112 Mai Thúc Loan
Nhà lưu niệm Bác Hồ ở 112 (số mới 158) Mai Thúc Loan (phường
Thuận Lộc - thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế). Đây là ngôi nhà Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã sống khi gia đình vào Huế lần thứ nhất từ 1895 -
1901.
Di tích Nhà lưu niệm
thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ
Chí Minh ở số 112 (số mới
158) Mai Thúc Loan (phường
Thuận Lộc - thành phố Huế -
tỉnh Thừa Thiên Huế). Là nơi
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống
cùng gia đình lần vào Huế thứ
nhất, từ 1895 - 1901.
Năm 1894, ông Nguyễn
Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh) thi đỗ Cử nhân ở trường thi
Hương Nghệ An, năm 1895 ông vào Huế thi Hội nhưng không đỗ. Để
chuẩn bị cho kỳ thi sau, ông xin vào học trường Quốc Tử Giám - Huế và
được chấp nhận. Để có điều kiện chăm sóc con cái, và gia đình cũng là
nguồn động viện ông trong những tháng ngày đèn sách, ông về quê, cùng
vợ là bà Hoàng Thị Loan đưa hai con trai là Nguyễn Sinh Khiêm và
SVTH: Phạm Duy An _ K35 Việt Nam học Page 21
Di tích lưu niệm thời niên thiếu Bác Hồ tại
ngôi nhà 112 (số mới 158) Mai Thúc Loan
- phường Thuận Lộc - thành phố Huế

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Sinh Cung vào Huế. Nhờ người quen giới thiệu, ông thuê được
một gian nhà nhỏ ở đường Đông Ba (là ngôi nhà di tích hiện nay).
Tại ngôi nhà này, Cậu Nguyễn Sinh Cung (Tên Bác Hồ lúc nhỏ) đã
sống những năm tháng hạnh phúc cùng gia đình: Người cha mẫu mực
nhưng nghiêm khắc, đêm ngày chuyên tâm chăm lo việc đèn sách; người
mẹ hiền từ, đảm đang, tảo tần bên khung cửi và niềm vui khi đón em
Nguyễn Sinh Xin chào đời. Nhưng tại ngôi nhà này cũng in đậm trong tâm
hồn Nguyễn Sinh Cung nỗi đau mất mẹ, tiếng khóc khát sữa của em thơ.
Và sự yêu thương, đùm bọc của bà con nghèo xứ Huế. Nghĩa tình sâu nặng
đó chính là những giá trị văn hóa góp phần hình thành nhân cách đạo đức
và chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh - Người suốt đời phấn đấu vì độc lập,
tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân.
Di tích Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại 112 Mai Thúc Loan
đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp
Quốc gia ngày 2/2/1993.
Di tích lưu niệm Bác Hồ ở Dương Nổ
Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm trong cụm di tích lưu niệm
về Người ở làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa
Thiên Huế. Cùng với Đình làng, Am Bà, Bến Đá, ngôi nhà đã góp phần tái
hiện lại cuộc sống của Người và gia đình ở làng quê Thừa Thiên Huế
những năm cuối thế kỷ XIX (1898 - 1900).
Năm 1898, sau khi thi Hội lần thứ 2 không đỗ, ông Nguyễn Sinh Sắc
(thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh) được ông Nguyễn Sĩ Độ mời về nhà dạy
học (tại làng Dương Nỗ). Hai anh em Khiêm, Cung theo cha về đây, vừa để
đỡ gánh nặng kinh tế gia đình cho bà Loan, và cũng để ông Sắc có điều
kiện dạy học cho hai con đã đến tuổi học chữ. Về đây, ông Sắc được gia
đình ông Độ giao cho ngôi nhà tranh ba gian hai chái làm chổ ở cho ông và
hai con, đồng thời cũng là nơi ông Sắc mở lớp dạy học. Tại ngôi nhà này,
Nguyễn Sinh Cung và anh trai Nguyễn Sinh Khiêm được chính người thầy

SVTH: Phạm Duy An _ K35 Việt Nam học Page 22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
và cũng là người cha của minh khai tâm bằng những bài học chữ Hán đầu
tiên. Chữ “Nhân", chữ "Nghĩa” như một lời răn dạy về đạo đức làm người.
Hai năm theo học cùng cha tại đây, Nguyễn Sinh Cung tiếp thu rất nhanh,
trở thành cậu học trò thông minh xuất sắc của lớp. Những kiến thức mà
Người tiếp thu được trong thời gian này là nền móng vững chãi cho sự phát
triển về học vấn sau này.
Sống ở làng Dương
Nỗ, một làng quê yên ả,
thanh bình, giàu truyền
thống văn hoá, Nguyễn
Sinh Cung có điều kiện
hoà nhập với đời sống
cộng đồng làng xã, được
đùm bọc bởi tình cảm yêu
thương chan hoà, nhân hậu
và bao dung của những
người dân quê chất phác,
thuỷ chung, được chứng kiến cuộc sống lao động cần cù của những người
nông dân mộc mạc. Chính những điều này đã góp phần hình thành nên tình
yêu quê hương đất nước sâu nặng của Nguyễn sinh Cung - Nguyễn Tất
Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Di tích Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Dương Nỗ đã
được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc
gia ngày 27/3/1990.
Di tích Bến Đá
Địa chỉ: xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đến thăm ngôi nhà lưu niệm thời niên thiếu của Bác Hồ tại làng
Dương Nỗ, du khách sẽ được hướng dẫn ra tham quan bến đá, một điểm di

tích tuy đơn sơ, bình dị nhưng rất có ý nghĩa. Bởi nơi đây, đã chứa đựng
SVTH: Phạm Duy An _ K35 Việt Nam học Page 23
Di tích nhà lưu niệm Bác Hồ ở làng Dương
Nỗ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa
Thiên Huế
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
biết bao kỷ niệm thời niên thiếu của Bác Hồ khi Người cùng anh theo cha
cùng về sống tại nơi đây.
Bến Đá nằm trên dòng sông Phổ Lợi, cách nhà lưu niệm Bác Hồ
khoảng 20m. Xưa kia nơi đây chỉ là một lài đất nhô ra sông, bà con đi làm
đồng về thấy sạch sẽ thì xuống đó rửa tay chân, mỗi người bỏ xuống đó
một viên đá để kê chân, lâu ngày thành cái bến. Bến Đá nằm vào phần đất
nhà ông thân sinh ông Nguyễn Sĩ Độ ông đã cho người đóng cọc tre kê đá
làm thành một bến tắm gia đình. Từ đó nó gắn liền cuộc sống sinh hoạt của
gia đình ông Độ.
Năm 1898, theo lời mời của ông Nguyễn Sĩ Độ, ông Nguyễn Sinh
Sắc đã đưa hai người con là Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung về
làng Dương Nỗ để vừa dạy học cho các con ông Độ, vừa ôn bài cho kỳ thi
Hội tiếp theo. Ông Độ đã giành riêng cho cha con ông Sắc một ngôi nhà ba
gian (nay là ngôi nhà lưu niệm Bác Hồ) để dạy học và sinh hoạt.
Về tại ngôi nhà này, cha con ông Sắc cũng như mọi thanh viên trong
gia đình thường ra bến đá để tắm giặt và ngồi hóng mát. Bến tắm bằng đá
đơn sơ nay đã gắn liền với tuổi thơ của Nguyễn Sinh Cung trong hai năm
sống ở làng Dương Nỗ. Cây đa, bến nước, sân đình ở làng quê nơi đây mãi
mãi khắc sâu vào ký ức thời ấu thơ Bác Hồ kính yêu.
SVTH: Phạm Duy An _ K35 Việt Nam học Page 24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Về ở đây, hai anh em Khiêm và Cung được cha dạy chữ Hán cùng
với con ông Độ và một vài học trò khác. Ngoài giờ học, Cung thường cùng
bạn tìm đến chơi ở Am Bà thuộc làng Phò An, rồi Đình làng Dương Nỗ và

một vài nơi khác, nhưng nơi mà cậu thường ra chơi nhiều nhất có lẽ là Bến
Đá. Mùa hè gió từ biển thổi lên mát rượi, nước sông trong xanh sạch sẽ thật
thích hợp cho một cậu bé hiếu động như Cung ra đây để bơi lội, câu cá.
Chính những trò chơi vui thú này đã góp phần mở ra cái nhìn mới về
nhận thức và trí óc tưởng tượng phong phú về thế giới xung quanh của
Nguyễn Sinh Cung. Và cũng chính nơi đây cậu bé Cung đã hàng ngày
chứng kiến tinh thần lao động cần cù, tình làng nghĩa xóm của người dân
Dương Nỗ. Đây là một nhân tố góp phần hình thành nên tình yêu quê
hương đất nước sâu nặng của Nguyễn Sinh Cung trước tuổi thanh niên
cũng như sau này. Nơi đây đã để lại dấu ấn tình cảm sâu sắc thiêng liêng
của Bác, là cuội nguồn góp phần hình thành nhân cách đạo đức trong sáng
của Bác Hồ.
Bến Đá từ khi thuộc sự quản lý của Bảo Tàng Hồ Chí Minh Bình Trị
Thiên (trước đây) nay là bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế, đã qua
nhiều lần tu sửa và khôi phục. Năm 1978 cùng với việc phục chế lại ngôi
nhà lưu niệm Bác Hồ đồng thời Bảo Tàng Hồ Chí Minh Bình Trị Thiên
cũng phục chế lại Bến Đá, nhưng do điều kiện thiên nhiên dòng sông Phổ
Lợi hàng năm thường xảy ra lũ lụt, nên Bến Đá đã bị sụt lỡ nhiều. Gần đây
vào năm 2005, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế đã tu sữa và phục
hồi lại Bến Đá chác chắn hơn, phục vụ được nhu cầu tham quan của đông
đảo mọi tầng lớp nhân dân.
Cùng với ngôi nhà lưu niệm các điểm di tích về thời niên thiếu của
Bác Hồ tại làng Dương Nỗ, điểm di tích Bến Đá đã góp phần làm phong
phú thêm những kỷ niệm của những năm tháng Bác Hồ về sống học tập tại
niềm quê Dương Nỗ trù phú, bình yên.
SVTH: Phạm Duy An _ K35 Việt Nam học Page 25

×