Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

LUẬN VĂN NGÀNH ĐỊA CHÍNH THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỈ LỆ LỚN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.24 MB, 56 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây
dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng… Đất đai còn chứa đựng
nhiều tài nguyên khoáng sản cho con người, nó còn là chỗ dựa vững chắc cho loài
người tồn tại và phát triển lâu dài.
Chính vì đất đai có tầm quan trọng đối với đời sống và sự phát triển của con
người nên chúng ta đã nghiên cứu đo đạc thành lập lên nhiều dạng bản đồ nhằm nắm
bắt hiểu biết về đất đai được cụ thể hơn, đồng thời quản lý và sử dụng nó một cách
hợp lý và có hiệu quả nhất với sự phát triển của xã hội loài người, mật độ dân cư
ngày càng đông hơn, nhu cầu sử dụng đất và khai thác đất đai ngày càng tăng về
chiều sâu lẫn chiều rộng. Để nắm bắt được phần diện tích đất đai của mình đang quản
lý và sử dụng, làm tốt công tác nhà nước về đất đai, các quốc gia trên thế giới nói
chung và nước ta nói riêng đã tiến hành đo đạc thành lập bản đồ địa chính trong cả
nước. Bản đồ địa chính nó tập hợp thống nhất tất cả các loại đất đất theo địa giới
quốc gia để nhà nước thống nhất quả lý và sử dụng.
Bản đồ địa chính là thành phần quan trọng trong bộ hồ sơ địa chính, là tài liệu
cơ sở để giải quyết các mối quan hệ về mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội và pháp lý đến
từng thửa đất đối với từng chủ sử dụng đất và được xây dựng theo đơn vị hành chính
cấp xã. Bản đồ địa chính nó bảo vệ quyền sở hữu của nhà nước đối với đất đai, nó
tăng cường hiệu quả kinh tế cho người sử dụng đất, đảm bảo hợp lý nguồn tài nguyên
đất đai, nó giúp cho các cấp, các ngành và người sử dụng đất bảo vệ được đất, cải tạo
đất và bảo vệ môi trường sống.
Với tính chất và nhu cầu thiết thực của Bản đồ địa chính cho công tác quản lý
Nhà nước về đất đai một cách có hiệu quả nhất, khoa học nhất, đặc biệt là việc quản
lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu đô thị và ngoại ô thành phố Nha Trang
đang được đẩy nhanh và đáp ứng kịp thời với tốc độ phát triển đô thị hoá hiện nay.
Muốn vậy công tác khảo sát và đo đạc thành lập bản đồ tỷ lệ lớn, áp dụng công nghệ
bản đồ số phải đẩy mạnh thực hiện để thay thế cho các loại bản đồ giải thửa cũ có độ
chính xác thấp.
Xã Phước Đồng là vùng ven Thành phố Nha Trang có tốc độ phát triển nhanh


về dân số, kinh tế xã hội. Tình hình sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình các nhân
cũng phát triển nhanh chóng dẫn đến sự bất cập trong quá trình quản lý và sử dụng
đất của Nhà nước.
Để đáp ứng kịp thời với tốc độ phát triển đô thị hóa, công tác quản lý đất đai,
cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất phải được đưa lên
hàng đầu. Trong đó việc xây dựng lưới tọa độ địa chính, đo đạc thành lập bản đồ địa
chính tỷ lệ lớn áp dụng công nghệ bản đồ số phải được đi trước một bước
Trang 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.1.1 Mục đích - yêu cầu.
a, Mục đích:
- Xác định hiện trạng sử dụng đất, phạm vi ranh giới hành chính và tình hình
phân bố đất đai, đồng thời xác định ranh giới từng thửa đất của từng chủ sử dụng đất.
- Tham gia xây dựng hệ thống bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 và 1:2000 làm cơ
sở để lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ phục vụ các chức năng quản lý nhà nước về đất
đai tại địa phương, làm cơ cở cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, quy
hoạch tổng thể kinh tế - xã hội và thiết kế các công trình xây dựng.
- Nghiên cứu áp dụng các quy trình kỹ thuật, công nghệ tin học và trang thiết bị
hiện đại vào việc thành lập bản đồ địa chính.
b, Yêu cầu:
- Bản đồ địa chính phải được thành lập trên cơ sở toán học xác định theo hệ
thống tọa độ Nhà nước.
- Bản đồ địa chính phải thể hiện đầy đủ các yếu tố không gian, các yếu tố thông
tin thuộc tính phải phù hợp, đảm bảo độ chính xác theo yêu cầu của công tác quản lý
Nhà nước về đất đai khi chọn tỷ lệ bản đồ.
- Bản đồ địa chính thành lập phải đáp ứng yêu cầu về độ chính xác và phục vụ
lâu dài cho nhu cầu sử dụng đất ở hiện tại và trong tương lai.
I.1.2. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của bản đồ địa chính Việt Nam.

Quá trình thành lập bản đồ địa chính ở Việt Nam gắn liền với sự phát triển của
xã hội Việt Nam. Có thể nhìn lại quá trình thành lập bản đồ và phát triển ngành địa
chính theo các giai đoạn lịch sử sau:
a, Hệ thống địa chính trước Cách mạng tháng tám năm 1945
Triều Hậu Lê bắt đầu bằng việc Lê Lợi hạ chiếu cho các quan phủ - huyện kiểm
kê đất đai để lập sổ sách (địa bạ). Dưới thời Hồng Đức, Vua Lê Thánh Tông đã cho
thành lập tập bản đồ tổng hợp quốc gia đầu tiên mang tên Hồng Đức bản đồ (1490).
Trong suốt 31 năm từ 1805 đến 1836, Nhà Nguyễn đã hoàn tất công trình đo
đạc lập sổ địa bạ, trong đó có tập bản đồ Quốc gia lần thứ hai mang tên Việt Nam
Thống Nhất Toàn Đồ (1934) đã ghi nhận hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc
lãnh thổ nước ta. Các số liệu ghi trên bản đồ thời Nguyễn đã đóng vai trò như những
sử liệu quan trọng trong đấu tranh ngoại giao của nươc ta.
Ngay sau khi đặt chân tới Việt Nam, Thực dân Pháp đã cho lập lại sổ địa bạ
đồng thời tiến hành đo đạc bản đồ địa chính theo toạ độ và lập sổ địa bạ mới.Các bản
đồ lập thời kỳ này tuy có khác nhau về tên gọi nhưng nó đều có chung một mục đích
là để quản lý đất đai. Trên đó đã thể hiện được nội dung cơ bản của bản đồ địa chính
như hình thể thửa đất, vị trí, kích thước, chủ sử dụng và mục đích sử dụng nhưng chỉ
được đo theo mạng lưới cục bộ của địa phương trong phạm vi nhỏ.
Trang 2
b, Hệ thống địa chính giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975
Hoàn cảnh lịch sử nước ta thời kỳ này bị chia cắt, nên công tác đo đạc lập bản
đồ địa chính cũng như chế độ sở hữu về ruộng đất giữa hai miền có khác nhau.
Miền Bắc từ năm 1970 đến năm 1975 đã thành lập hệ thống bản đồ giải thửa
bằng các dụng cụ thô sơ như thước dây, máy quang học. Các bản đồ phần lớn đo đạc
theo lưới toạ độ địa phương, đặc biệt giai đoạn này có chú trọng trong việc đo đạc
bản đồ đất trồng cây lâu năm, nên kết quả đo không đủ cơ sở toán học thống nhất để
ghép các tờ bản đồ với nhau.
Tại Miền Nam Mỹ đã tiến hành đo đạc bản đồ địa chính dựa trên tài liệu bản đồ
của Pháp để lại, bước đầu ứng dụng ảnh chụp từ máy bay, ứng dụng Phim để làm bản
đồ gốc.

c, Hệ thống địa chính giai đoạn từ 1975 đến nay.
Qua các đợt đo đạc bản đồ địa chính, đặc biệt là đợt thực hiện chỉ thị 299/TTG
đồng thời khắc phục tình trạng manh múm, thùng lắp bỏ sót… Tổng cục địa chính đã
đưa vào triển khai hàng loạt công nghệ hiện đại phục vụ đo đạc lưới toạ độ bằng hệ
thống định bằng vệ tinh GPS, đo đạc mặt đất bằng máy Toàn đạc điện tử, đo đạc địa
hình đáy biển bằng công nghệ số. Đến năm 1992, hệ thống lưới toạ độ - độ cao Nhà
nước đã được hoàn chỉnh phần ngoại nghiệp cho cả đất liền và vùng biển.
Ngày 12 tháng 7 năm 2000, theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tộng cục địa
chính, Thủ tướng đã ký quyết định số 83/2000/QĐ-TTg về việc áp dụng hệ quy chiếu
và hệ toạ độ quốc gia VN-2000 thay thế hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia cũ HN-72
được thống nhất trên toàn quốc cho tất cả các tư liệu đo đạc bản đồ.
Tóm lại, tuỳ theo công cụ và kỹ thuật đo vẽ ở mỗi thời điểm mà bản đồ địa
chính trong các giai đoạn được thực hiện với cac mức độ chi tiết và độ chính xác
khác nhau. Song nó luôn luôn là tài liệu trực quan phản ánh các thông tin về đất đai,
là kết quả của công tác điều tra cơ bản trong ngành quản lý đất đai, là tài liệu gốc cơ
bản để thống kê đất đai, lập và hoàn thiện hồ sơ địa chính, phục vụ đắc lực vào việc
quản lý nhà nước đối với đất đai ngày càng hoàn thiện hơn.
I.1.3. Cơ sở pháp lý và kỹ thuật chủ yếu.
a, Các văn bản pháp lý:
- Luật đất đai năm 2003 của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số
13/2003/QH11 về đất đai.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi
hành Luật đất đai.
- Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về
hoạt động đo đạc bản đồ.
- Hướng dẫn kiểm tra nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc bản đồ của Tổng
cục Địa chính ban hành kèm theo quyết định số 658/QĐ-ĐC ngày 04 tháng 11 năm
1997 của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính.
- Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây

dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Trang 3
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Thông tư liên tịch số 62/2000/TTLT-BNN-TCĐC ngày 06 tháng 6 năm 2000
của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và Tổng cục Địa chính hướng dẫn về
việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp.
- Thông tư 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30 tháng 11 năm 2001 của Tổng cục địa
chính quy định về hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
b, Các văn bản kỹ thuật.
- Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000,
1:10000 và 1:25000 ban hành kèm theo quyết định số 720/1999/QĐ-ĐC ngày 30
tháng 12 năm 1999 của Tổng cục Địa chính.
- Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000,
1:5000 và 1:10000 ban hành kèm theo Quyết định số 08/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng
11 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000 và 1:5000 ban hành kèm
theo quyết định số 719/1999/QĐ-ĐC ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Tổng cục Địa
chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường).
- Quyết định số 406/QĐ-TCĐC ngày 24 tháng 9 năm 2002 quy định về ban
hành mới tập định mức kinh tế - kỹ thuật công tác đo đạc bản đồ.
- Quy chế quản lý chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc bản đồ của Tổng cục
Địa chính ban hành kèm theo quyết định số 657/QĐ-ĐC ngày 04 tháng 11 năm 1997
của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính.
- Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2000 quy định về sử
dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ Quốc gia VN-2000.
- Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20 tháng 6 năm 2001 hướng dẫn áp
dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ Quốc gia VN-2000.
- Luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng lưới cấp, cấp 2, đo đạc bản đồ địa chính

và lập hồ sơ địa chính khu vực Thành phố Nha Trang - tỉnh Khánh Hòa.
- Thiết kế kỹ thuật - dự toán xây dựng lưới khống chế địa chính cấp II và đo đạc
bản đồ địa chính xã Phước Đồng tỷ lệ 1:1000 và 1:2000.
I.1.4. Khái quát về bản đồ địa chính.
a, Khái niệm bản đồ địa chính:
Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất và các đối tượng chiếm đất
nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được phê duyệt, các yếu tố
địa lý có liên quan; lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan
thực hiện, Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quản lý cấp tỉnh xác nhận.
Ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng (loại đất) của thửa đất thể hiện trên bản
đồ địa chính được xác định theo hiện trạng sử dụng đất. Khi đăng ký quyền sử dụng
đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ranh giới, diện tích, mục đích sử
dụng đất có thay đổi thì phải chỉnh sửa bản đồ địa chính thống nhất với số liệu đăng
ký quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trang 4
b, Nội dung bản đồ địa chính - Nguyên tắc biểu thị các yếu tố nội dung.
Bản đồ địa chính gồm các nội dung sau:
- Cơ sở toán học của bản đồ
- Điểm khống chế tọa độ, độ cao Nhà nước các hạng, điểm địa chính, điểm độ
cao kỹ thuật, điểm khống chê ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc
ổn định.
- Địa giới hành chính các cấp, mốc địa giới hành chính, đường mép nước thủy
triều trung bình thấp nhất trong nhiều năm.
- Mốc quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, ranh giới hành lang an toàn giao thông,
thủy lợi, điện và các công trình khác có hành lang an toàn; ranh giới quy hoạch sử
dụng đất.
- Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất và các yếu tố
nhân tạo, tự nhiên chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, tài sản gắn liền với đất.
- Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao.
- Các ghi chú thuyết minh, thông tin pháp lý của thửa đất.

Nguyên tắc biểu thị các yếu tố nội dung:
Biểu thị các yếu tố nội dung trên bản đồ địa chính phải tuân theo các quy định
trong “Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và
1:10000” do Bộ Tài nguyên và môi trương phát hành.
c, Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính
- Thành lập bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa.
- Thành lập bằng phương pháp đo vẽ ảnh chụp từ máy bay kết hợp với phương
pháp đo vẽ trực tiết ở thực địa.
- Thành lập bằng phương pháp biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung chi tiết trên
nền bản đồ địa hình cùng tỷ lệ.
d, Cơ sở toán học của bản đồ địa chính.
* Hệ tọa độ và độ cao quốc gia:
Căn cứ quyết định số 83/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và thông tư
số 973/2001/TT.TCĐC của Tổng cục Địa chính về việc áp dụng hệ quy chiếu và hệ
tọa độ quốc gia VN-2000 như sau:
- Hệ quy chiếu và hệ tọa độ Quốc gia VN-2000 (gọi tắt là VN-2000) được áp
dụng thống nhất để xây dựng hệ thống tọa độ các cấp hạng, hệ thống bản đồ địa chính
cơ bản, hệ thống bản đồ địa chính Quốc gia và các loại bản đồ chuyên đề khác.
- Áp dụng hệ VN-2000 trong việc triển khai dự án hoặc luận chứng kinh tế kỹ
thuật về xây dựng lưới tọa độ ở các cấp hạng
Hệ VN-2000 có các tham số sau:
- Ellipsoid quy chiếu quốc gia là Ellipsoid WGS 84 toàn cầu với kích thước:
+ Bán kính trục lớn: a = 6378137,0m.
+ Độ dẹt: f = 1:298,257223563.
+ Tốc độ góc quay quanh trục: = 7292115,0 × 10
11
rad /s.
+ Hằng số trọng trường trái đất G
M
= 7292115,0 × 10

8
m
3
/s
2
.
Trang 5
Điểm gốc tọa độ Quốc gia: Điểm N00 đặt tại Viện nghiên cứu Địa chính thuộc
Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) - Đường Hoàng Quốc Việt
- Thành phố Hà Nội.
Hệ tọa độ phẳng UTM Quốc tế được thiết lập trên cơ sở lưới chiếu hình trụ
ngang đồng góc.
Theo thông tư số 973/2001/TT.TCĐC kinh tuyến trục TW áp dụng cho tỉnh
Khánh Hòa là 108
o
15’ kinh độ Đông, múi chiếu 3
o
, lưới chiếu UTM.
Dựa trên cơ sở toán học nêu trên, toàn bộ lưới địa chính khu đo xã Phước Đồng
đo vẽ trên hệ tọa độ Nhà nước VN-2000. Các điểm tọa độ khởi tính được Trung tâm
Thông tin Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa cung cấp.
* Tỷ lệ bản đồ
Căn cứ vào mật độ thửa đất, giá trị kinh tế của thửa đất, kích thước, hình dáng,
diện tích của thửa đất, địa hình khu đo, yêu cầu độ chính xác đo diện tích thửa đất…
để chọn tỷ lệ cho thích hợp.
- Tỷ lệ 1:1000 chu khu vực dân cư tập trung.
- Tỷ lệ 1:2000 cho khu vực đất trồng cây ăn trái, trông cây công nghiệp và các
loại đất khác.
* Chia mảnh bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ địa chính.
Cơ sở để chia mảnh đánh số hiệu bản đồ tỉ lệ 1:2000 và 1:1000 là mảnh số hiệu

bản đồ tỷ lệ 1:5000 và 1:2000 được quy ước như sau:
Từ góc trái trên, toàn khu vực chia thành lưới ô vuông có kích thước thực tế
3km × 3km, mỗi ô là mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000 có diện tích là 900ha và kích thước
hữu ích của bản vẽ là 60cm × 60cm. Số hiệu mảnh bản đồ 1:5000 gồm 6 chữ số: 3 số
chẵn km tọa độ X đứng trước, tiếp đến 3 số chẵn tọa độ Y.
Ví dụ: Góc Tây Bắc mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000 có toạ độ: X = 1350km ; Y =
596km => Số hiệu mảnh bản đồ là 350 596
Ghi chú:
- Trục toạ độ X tính từ xích đạo (0km)
- Trục toạ độ Y có giá trị 500km trùng với kinh tuyến trục của tỉnh
Trang 6
• Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000
Trên cơ sở mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000 chia thành 9 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 có
kích thước thực tế là 1km × 1km, diện tích 100ha, kích thước hữu ích của bản vẽ là
50cm × 50cm. Đánh số các mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 bằng các số Ả Rập từ trái sang
phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 gồm số hiệu mảnh bản đồ
tỷ lệ 1:5000 gạch nối tiếp theo là số thứ tự mảnh 1:2000.
Ví dụ: Mảnh bản đồ địa chính có số hiệu là: 350 596 - 6
• Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000
Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 có kích thước
thực tế là 500m × 500m, kích thước hữu ích của bản vẽ là 50cm × 50cm, diện tích
tương ứng là 25ha. Đánh số các mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 bằng chữ cái thường a, b, c
và d từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ bao gồm số hiệu
mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối tiếp đến chữ cái thường của mảnh bản đồ 1:1000.
Ví dụ: Mảnh bản đồ địa chính có số hiệu là 350 596 - 6 – d
Trên cơ sở chủ yếu một mảnh bản đồ địa chính cơ sở biên tập thành một tờ bản
đồ địa chính. Đối với các mảnh dọc biên xã (hay ranh giới hành chính xã) hoặc khác
tỷ lệ nếu diện tích nhỏ có thể ghép hai mảnh thành một tờ bản đồ địa chính. Số tờ bản
đồ địa chính được ghi bằng chữ số Ả Rập đánh số từ trái sang phải, từ trên xuống
dưới theo thứ tự từ 1 đến hết.

Trang 7
Ví dụ:
e, Yêu cầu độ chính xác bản đồ địa chính.
Sai số trung phương về vị trí mặt phẳng của điểm thuộc lưới khống chế đo vẽ
mặt phẳng sau tính toán bình sai so với điểm khống chế toạ độ Nhà nước cấp cao gần
nhất không vượt quá 0,1mm tính theo tỷ lệ bản đồ cần thành lập, ở vùng ẩn khuất
không vượt quá 0,15mm.
Sai số trung bình vị trí điểm trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa
chính so với vị trí của điểm khống chế đo vẽ gần nhất không vượt quá 0,5mm trên
bản đồ, đối với các địa vật khác 0,7mm.
Sai số tương hỗ giữa các cạnh thửa đất, giữa các điểm trên cùng ranh giới thửa
đất, sai số độ dài cạnh thửa đất khi đo kiểm tra không vượt quá 0,4mm theo tỷ lệ bản
đồ địa chính.
Trong mọi trường hợp, số lượng các cạnh bằng giới hạn nêu trên không vượt
quá 10% trường hợp kiểm tra.
Trang 8
I.1.5. Nguồn tư liệu trắc địa và bản đồ khu đo
a, Tư liệu trắc địa
Trên địa bàn xã Phước Đồng có 14 mốc địa chính Nhà nước theo hệ toạ độ VN-
2000. Các điểm này được Trung tâm Thông tin Tài nguyên và Môi trường cung cấp
toạ độ và độ cao. Trong đó:
- Mốc địa chính hạng III nhà nước (02 điểm): 935416 và 935417.
- Mốc địa chính cấp I (12 điểm): I.161, I.162, I.163, I.164, I.165, I.177, I.178,
I.179, I.180, I.181, I.182, và I.183.
b, Tư liệu bản đồ.
Xã Phước Đồng có các loại bản đồ sau:
- Bản đồ ranh giới 364
- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:1000 (dạng số) thành lập năm 2006
- Bộ bản đồ địa chính cũ thành lập năm 1995
- Bản đồ quy hoạch giao thông được UBND tỉnh phê duyệt năm 2004

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành lập năm 2004.
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010.
Các loại bản đồ trên mang tính chất tham khảo. Tuy nhiên dựa vào các loại bản
đồ này để viết Thiết kế kỹ thuật dự toán, thiết kế lưới địa chính cấp II, xác định tỷ lệ
bản đồ và phân loại khó khăn cho khu đo.
I.1.6. Đặc điểm tình hình khu đo.
a, Đặc điểm tự nhiên.
Xã Phước Đồng nằm phía Tây nam Thành phố Nha Trang có vị trí địa lý được
giới hạn từ đến độ Vĩ Bắc và từ đến độ Kinh Đông.
 Phía Đông giáp biển Đông
 Phía Tây giáp xã Suối Cát - huyện Cam Lâm
 Phía Nam giáp xã Cam Hải Đông - huyện Cam Lâm
 Phía Bắc giáp xã Vĩnh Thái, phường Phước Long và phường Vĩnh Trường -
Thành Phố Nha Trang.
- Về địa hình: Đây là xã với hơn nửa diện tích đất tự nhiên là núi cao, do vậy
khu đo không được tập chung mà chạy dài theo các khe núi.
- Khí hậu: Xã Phước Đồng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có
nhiệt độ trung bình khoảng 29
o
C, được phân thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng
2 đến tháng 10 và mùa mưa từ tháng 11 đến tháng Giêng năm sau.
- Hệ thống giao thông: Tuyến đường chính là Đại lộ Nguyễn Tất Thành và
Tỉnh lộ 3, ngoài ra hệ thống giao thông liên thôn khá dày đặc được trải nhựa hoặc đổ
bê tông. Nhìn chung hệ thống giao thông của xã khá hoàn chỉnh.
- Thực phủ: Trong khu đo trồng khá nhiều bạch đàn và các loại cây ăn trái có
giá trị như: nhãn, xoài, điều…
- Dân cư: Dân cư ở đây phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu là ven Đại
lộ Nguyễn Tất Thành và khu vực trung tâm xã. Cách xã đường lộ thị mật độ dân cư
thưa thớt, diện tích thửa cũng lớn.
Trang 9

b, Tình hình kinh tế - xã hội.
Theo số liệu thống kê năm 2005, tổng diện tích tự nhiên: 5717 ha
Trong đó:
 Đất nông nghiệp: 2621ha
 Đất phi nông nghiệp: 455ha
 Đất chưa sử dụng: 2641ha
Thành phần kinh tế trên địa bàn khu đo rất đa dạng, một số hộ ven đường giao
thông thì buôn bán nhỏ, chợ chỉ mang tính chất nhóm họp vào buổi sáng, nền kinh tế
chỉ thuộc loại trung bình của Thành phố. Trình độ dân trí chưa cao, không đồng đều,
một số em nhỏ do xa trường học đã nghỉ học khi chưa học hết tiếu học. Tình hình an
ninh tuy không phức tạp lắm nhưng vẫn còn tồn tại một số tệ nạn xã hội. Tình hình
giá cả, các loại vật liệu, vật tư phục vụ cho công tác đo vẽ không được phong phú, giá
cả tương đối đắt đỏ.
Những đặc điểm của khu đo nêu trên đây gây không ít khó khăn cho việc triển
khai công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính nhất là công tác thực địa. Vì vậy,
phần thiết kế kỹ thuật dự toán cần đề ra những biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công
sao cho phù hợp với tính đặc thù của khu vực này. Đồng thời rất cần có sự quan tâm
phối hợp thương xuyên, giải quyết kịp thời những phát sinh trong quá trình thi công
của các cấp, các ngành liên quan và các cấp chính quyền địa phương tạo điều kiện để
đơn vị hoàn thành yêu cầu, nhiệm vụ và kế hoạch đề ra.
c, Tình hình quản lý và sử dụng đất.
Phước Đồng là xã vùng ven Thành phố Nha Trang, Đại lộ Nguyễn Tất Thành
nối Sân bay Cam Ranh với Thành phố Nha Trang đi qua xã với chiều dài trên 10km.
Có thể nói đây là xã cửa ngõ của Thành phố Nha Trang, với nhiều lợi thế để phát
triển kinh tế như: Du lịch, Thuỷ sản, Trang trại… Với đặc điểm trên kéo theo tình
hình sử dụng đất cũng biến đổi nhanh chóng. Chính vì vậy, tính cấp thiết phải đo đạc
lại bản đồ địa chính xã Phước Đồng để giúp cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai có
kế hoạch sử dụng đất cho hợp lý và hiệu quả hơn.
d, Nghiên cứu phương án kỹ thuật khu đo
Phương án kinh tế kỹ thuật đo vẽ bản đồ địa chính khu đo xã Phước Đồng,

Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà là cơ sở Pháp lý cho công tác tổ chức thực
hiện thi công.
Nội dung của phương án kinh tế kỹ thuật khu đo xã Phước Đồng gồm có 06 nội
dung chính sau:
1. Mục đích, yêu cầu, phạm vi, nhiệm vụ.
2. Hiện trạng thông tin tư liệu
3. Thiết kế kỹ thuật
4. Dự toán kinh phí
5. An toàn lao động và tổ chức thi công
6. Công tác đăng ký thống kê và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
I.2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Trang 10
I.2.1. Phương tiện thành lập bản đồ địa chính
a, Thiết bị thu thập số liệu khu đo
Bảng 01: Máy toàn đạc điển tử và các thông số kỹ thuật.
STT Tên máy
Tầm ngắm
trung bình
Độ phóng
đại
Độ chính xác
đo góc (“)
Độ chính xác đo
cạnh (mm)
01
NIKON
DTM-522
2000 30 2 2mm+2D×10
-6
02

NIKON
DTM-332
2000 30 5 3mm+2D×10
-6
03
SOKKIA
SET-500
2000 30 5 3mm+2D×10
-6
04
LEICA
TC-400
1100 28 3 3mm+2D×10
-6
b, Các thiết bị sử lý tính toán, biên vẽ và in ấn bản đồ.
* Thiết bị phần cứng:
- Máy vi tính: Pentium 4, VGA card 32 MB, Hard disk 40 GB, Ram 512 MB,
Monitor 17”.
- Máy in màu A0 HP 450C.
- Máy in A3 Canon LBP 3500.
- Máy in A4 Canon LBP 1200.
- Máy photocopy từ khổ A0 trở xuống.
* Thiết bị phần mềm:
- Phần mềm cho việc sử lý tính toán bình sai bao gồm: “ Chương trình nhập liệu
toàn đạc” của tác giả Đỗ Phú Anh thuộc Trung tâm dịch vụ Địa chính Lâm Đồng viết,
“Chương trình tính khái lược lưới trắc địa mặt bằng” và “Chương trình bình sai lưới
trắc địa mặt bằng” do đồng tác giả Trần Khánh và Trần Thuỳ Dương thuộc Trường
Đại học Mỏ Hà Nội viết. Các phần mềm này đều chạy trong môi trường DOS có khả
năng nhập số liệu Toàn đạc, kiểm tra, phát hiện các sai số thô và bình sai gần đúng.
Kết quả tính toán được in ra theo đúng quy định của quy phạm thành lập bản đồ địa

chính, được chủ đầu tư là Sở Tài nguyên và môi trương Khánh Hoà chấp nhận. Đặc
biệt giao diện bằng tiếng Việt rất thuận tiện cho người sử dụng.
- Phần mềm truyền số liệu từ máy toàn đạc điện tử: Tương ứng với từng loại
máy đo có phần mềm để truyền số liệu đo đạc ngoài thực địa vào máy tính để sử lý
tính toán như: “TransIt” cho máy Nikon DTM-332; “Sokkia” cho máy Sokkia SET-
500; “TCTOOLS” cho máy Leica TC-400.
- Phần mềm MS (MicroStation): Là phần mềm trợ giúp thiết kế và là môi
trường đồ hoạ rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ hoạ thể hiện cac
Trang 11
yếu tố bản đồ. Nó còn sử dụng làm nền cho các ứng dụng khác chạy trên nó như
Famis, Geover, Irasb, MSFC, Mrfean, Mrflag. Các công cụ của MicroStation hỗ trợ
đầy đủ các chức năng sửa chữa, biên tập dữ liệu, số hoá các đối tượng trên nền ảnh và
biên tập bản đồ. Ngoài ra nó còn cung cấp công cụ nhập, xuất (Import, Export) dữ
liệu đồ hoạ với các phần mềm khác qua các file dạng (*.dwg) hoặc (*.dxf).
- Phần mềm Famis: Phần mềm (Field Work and Cadastral Mapping Intergrated
Software) là phần mềm đo vẽ bản đồ địa chính, được xây dựng bằng ngôn ngữ C
chạy trên nền MicroStation của hang Intergraph. Đây là phần mềm chuẩn thống nhất
trong ngành địa chính phục vụ cho việc lập bản đồ và hồ sơ địa chính, có khả năng sử
lý dữ liệu trị đo từ ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và quản lý bản đồ địa chính dạng số.
Phần mềm có khả năng thực hiện các công việc từ các số liệu đo ngoại nghiệp cho
đến khâu hoàn chỉnh hệ thống bản đồ địa chính số, đồng thời cho phép liên kết với cơ
sở dữ liệu hồ sơ địa chính để hoàn thành một cơ sở dữ liệu về bản đồ và hồ sơ địa
chính thống nhất. Phần mềm này có hai nhóm chức năng chính:
+ Các nhóm chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo:
• Quản lý khu đo: Cho phép chúng ta mở, đóng hay ghi lại số liệu trị đo
trên bản đồ dưới dạng file (*.cog).
• Hiển thị: Giúp ta hiển thị các thông tin về trị đo từ dữ liệu thuộc tính
sang dữ liệu không gian.
• Nhập số liệu: Nhập, xuất và sửa chữa các số liệu trị đo.
• Sử lý tính toán: Chức năng chính của nhóm này dùng để nối điểm hay

thay đổi các thông tin về trị đo như giao hội, chia thửa, thêm điểm…
• Lưới khống chế: Bình sai đơn giản và hiển thị lưới khống chế.
+ Các nhóm chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính:
• Quản lý bản đồ: Cho phép quản lý, lựa chọn bản đồ đưa vào sử lý
• Nhập số liệu: Cho phép Nhập/Xuất (Import/Export) với hệ thống các
phần mềm khác như Autocad, Mapinfo…
• Tạo Topology: Đây là mô hình lưu trữ dữ liệu bản đồ (dữ liệu không
gian) được chuẩn hóa trên toàn thế giới nói chung, của nước ta nói riêng. Nhiệm vụ
quan trọng của menu này là đóng vùng các thửa từ các cạnh thửa đã có. Topology là
mô hình để đảm bảo việc tự động tính diện tích, là đầu vào cho các chức năng tạo bản
đồ địa chính, hồ sơ thửa đất, tạo bản đồ chủ đề, vẽ nhã thửa… sau này.
• Gán thông tin hồ sơ địa chính ban đầu: Các thông tin hồ sơ địa chính
ban đầu như loại đất, tên chủ sử dụng, địa chỉ được gán cho các thửa trong quá trình
xây dựng và hoàn chỉnh bản đồ địa chính.
• Xử lý bản đồ: Famis cung cấp một số phép xử lý và thao tác thông dụng
trên bản đồ số như: nắn bản đồ, tạo bản đồ chủ đề và vẽ nhãn bản đồ từ trường số
liệu.
• Liên kết với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính: Đây là nhóm chức năng thực
hiện việc giao tiếp và kết nối với cơ sở dữ liệu và hệ quản trị hồ sơ địa chính. Chức
năng này cho phép trao đổi dữ liệu hai chiều giữa hai cơ sở dữ liệu là cơ sở dữ liệu
Trang 12
bản đồ địa chính và cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính, giữa hai hệ thống phần mềm
FAMIS và CADDB.
+ Ngoài các nhóm chức năng chính trên, Famis còn trang bị thêm cho người
dùng nhóm chức năng tiện ích nhằm tăng tính hiệu quả cho người sử dụng như:
• Chia thửa
• Nắn bản đồ
• Unlock Arc
• Cell Utilities
• Vẽ bản đồ kiểm tra

• Xóa nhãn thửa
• Gán nhãn thửa từ bản đồ địa chính
• Chọn đơn vị hành chính
• Vẽ đường đê
• Chọn kiểu chữ
• Dựng đa giác
• Tính diện tích quy hoạch
• Chuyển loại đất theo NĐ181+TT09
• Chuyển MDSD 2003 cũ theo TT09
- Các phần mềm sử lý văn bản như Word, Excel… dùng để viết báo cáo, lập các
bảng, biểu theo mẫu quy định.
I.2.2. Nội dung nghiên cứu.
- Xác định ranh giới hành chính xã.
- Xây dựng lưới tọa độ địa chính cấp II
- Xây dựng lưới đo vẽ
- Chi mảnh và lập bản đồ phác họa khu đo
- Đo vẽ các yếu tố nội dung của bản đồ địa chính
- Sử lý tính toán bình sai, biên vẽ và biên tập bản đồ địa chính.
- Kiểm tra nghiệm thu và đánh chất lượng sản phẩm đạt được.
I.2.3. Phương pháp nghiên cứu.
Bản đồ địa chính xã Phước Đồng được thành lập bằng phương pháp toàn đạc
trên cơ sở sử dụng máy Toàn đạc điện tử thu thập số liệu trực tiếp ngoài thực địa kết
hợp với các phần mềm chuyên dụng để biên tập bản đồ.
Từ các điểm địa chính cơ sở, địa chính cấp 1, 2 tiến hành xây dựng và hoàn
thiện lưới khống chế đo vẽ.
Đo vẽ chi tiết, biên tập bản đồ địa chính
+ Đo đạc ngoại nghiệp: Dùng máy kinh vĩ đo vẽ hết các yếu tố nội dung bản đồ
địa chính.
+ Công tác nội nghiệp: xử lý, tính toán bình sai, biên vẽ, biên tập bản đồ.
Trang 13

I.2.4. Quy trình thực hiện.
Quy trình thi công công tác thành lập bản đồ địa chính được chia làm 3 công
đoạn chủ yếu sau:
a, Công tác chuẩn bị.
- Thu thập các tư liệu bản đồ, nghiên cứu quy trình quy phạm
- Chuẩn bị lao động, thời gian, kế hoạch và các biện pháp thực hiện.
b, Công tác thiết kế.
- Thiết kế sơ bộ, khảo sát thực địa, đánh giá tình hình khu đo, khả năng sử dụng
hệ thống lưới khống chế.
- Lập thiết kế kỹ thuật - dự toán và trình duyệt.
c, Thi công
- Xác định phạm vi khu đo.
- Đo đạc hệ thống lưới khống chế.
- Thực hiện đo chi tiết.
- Hoàn chỉnh bản đồ gốc và tính toán diện tích.
- Nghiệm thu và đánh giá chất lượng.
Trang 14
Trong điều kiện cho phép của xã Phước Đồng, hệ thống lưới tọa độ địa chính
cấp I đã được hoàn chỉnh và đã được nghiệm thu nên nội dung của đề tài chỉ xoay
quanh các vấn đề chính sau:
- Thành lập hệ thống lưới tọa độ địa chính cấp II
- Tăng dày hệ thống lưới khống chế đo vẽ và điểm trạm đo
- Đo vẽ chi tiết nội dung bản đồ địa chính.
- Biên tập hoàn chỉnh bản đồ địa chính cơ sở (bản đồ gốc) và bản đồ địa chính
bằng phần mềm chuyên dụng.
- Kiểm tra đánh giá sản phẩm bản đồ theo đúng quy chế kiểm tra nghiệm thu
công trình sản phẩm đo đạc.
Tuy nhiên do tính chất phức tạp của khu đo, diện tích các thửa đất chênh lệch
nhiều nhưng có giá trị kinh tế cao, để phù hợp với tình hình thực tế nên đơn vị đo đạc
là Công ty Địa chính Khánh Hòa đã xây dựng và thực hiện quy trình công nghệ khu

đo xã Phước Đồng cụ thể như sơ đồ sau:
Trang 15
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1 XÂY DỰNG LƯỚI TỌA ĐỘ ĐỊA CHÍNH CẤP II
II.1.1 Khảo sát
Lưới địa chính cấp II được phát triển từ các điểm tọa độ địa chính cấp I trở lên
nhằm mục đích tăng dầy cho đủ mật độ điểm để phát triển mạng lưới khống chế đo
vẽ. Do đặc điểm khu đo có tầm nhìn bị hạn chế bởi nhà và các loại cây cối, cho nên
xây dựng lưới cấp II bám theo các tuyến giao thông theo dạng đường chuyền đơn,
đường chuyền 1 hoặc nhiều điểm nút. Điểm khởi và khép của các đường chuyền này
là các điểm địa chính cơ sở và điểm địa chính cấp I. Các điểm địa chính cấp II được
thiết kế sơ bộ trên bản đồ giải thửa 299 và bản đồ địa hình tỷ lệ 1:1000. Ngoài ra lưới
địa chính cấp II được đặt tên và bố trí đồ hình theo luận chứng kinh tế kỹ thuật Thành
phố Nha Trang đã được phê duyệt.
Qua nghiên cứu Luận chứng kinh tế kỹ thuật và khảo sát ngoài thực địa thì phần
lớn các điểm khống chế địa chính cấp II được phân bố đồng đều trong khu đo, đảm
bảo cho việc phát triển lưới khống chế đo vẽ.
II.1.2 Thiết kế
Sau khi thiết kế sơ bộ trên bản đồ địa hình và khảo sát ngoài thực địa tiến hành
thiết kế ngoại nghiệp lưới địa chính cấp II.
Khi xây dựng lưới địa chính cấp II cần chú ý:
- Cố gắng bố trí ở dạng duỗi thẳng, có hệ số gãy khúc của đường chuyền không
quá 1,8 lần.
- Cạnh đường chuyền không được cắt chéo nhau và thông thường độ dài cạnh
đường chuyền địa chính liền kề nhau không chênh nhau quá 1,5 lần, trong trường hợp
đặc biệt không chênh nhau quá 2 lần.
- Góc đo nối phương vị tại điểm đầu của đường chuyền phải lớn hơn 20
o
và nhỏ
hơn 340

o
.
- Sai số khép tương đối giới hạn của đường chuyền là 1:5000 ở khu vực đo vẽ
bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000. Ở khu vực nông thôn, khu dân cư miền núi thì các yếu
tố 1, 2, 3 trong bảng 2 được tăng lên 1,5 lần. Còn khi chiều dài đường chuyền địa
chính cấp II ngắn hơn 400m thì sai số khép tuyệt đối không lớn hơn 0,04m.
- Lưới tọa độ địa chính cấp II trong khu đo phải tuân thủ theo các chỉ tiêu kỹ
thuật cơ bản được quy định sau:
Trang 16
Bảng 02 : Chỉ tiêu kỹ thuật của đường chuyền địa chính II
STT Các yếu tố kỹ thuật của lưới đường chuyền Chỉ tiêu kỹ thuật
1 Chiều dài đường chuyền không lớn hơn 2,5km
2 Số cạnh không lớn hơn 15
3
Chiều dài đường chuyền từ điểm khởi tính đến điểm nút
hoặc giữa 2 điểm nút không lớn hơn
1,0km
4
Chiều dài cạnh đường chuyền: + Lớn nhất
+ Trung bình
+ Nhỏ nhất
400m
200m
60m
5 Sai số trung phương đo góc không lớn hơn ±10”
6 Sai số trung phương đo cạnh sau bình sai không lớn hơn 1:5000
7
Sai số giới hạn khép góc đường chuyền
(n : số góc trong đường chuyền hoặc vòng khép)
±20”

n
8 Sai số khép giới hạn tương đối đường chuyền fs/[S] 1:10000
Lưới địa chính cấp II được thiết kế dựa trên các điểm địa chính cơ sở, địa chính
I có trong khu đo do Trung tâm Thông tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa
cung cấp. Mật độ điểm, độ chính xác lưới đảm bảo phục vụ cho đo vẽ bản đồ địa
chính tỷ lệ 1:1000 và 1:2000.
Bảng 03: Bảng số liệu khởi tính tọa độ địa chính cấp II
STT Số hiệu điểm Tọa độ X Tọa độ Y
1 935416 1348191.240 602427.566
2 935417 1348945.122 598274.192
3 I.161 1349508.807 600160.159
4 I.162 1349562.087 599580.679
5 I.163 1349126.355 598920.266
6 I.164 1349958.655 598841.455
7 I.165 1349205.092 601723.432
8 I.177 1351479.713 596558.632
9 I.178 1350082.377 595709.557
10 I.179 1349310.049 596566.899
11 I.180 1346778.705 600723.539
12 I.181 1346962.937 602871.418
Trang 17
13 I.182 1346280.824 603721.376
14 I.183 1345344.690 601951.015
II.1.3 Chọn điểm chôn mốc
a, Chọn điểm
Khi chọn điểm chôn mốc cần đặc biệt lưu ý đến độ ổn định của mốc. Vị trí đặt
mốc phải có hiệu quả sử dụng cao nhất, đồng thời phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ
thuật, nếu có thay đổi so với thiết kế cũng không ảnh hưởng đến độ chính xác của
lưới đã dự kiến. Điểm được chọn phải được làm dấu ngoài thực địa, đánh dấu trên
bản đồ và vẽ phác họa sơ đồ vị trí để dễ nhận biết cho công đoạn chôn mốc.

b, Chôn mốc
Mốc chôn cho khu vực ven đô thị và vùng nông thôn đòi hỏi phải làm hố có
tường vây, có nắp đậy bảo vệ. Đối với khu vực không có vật chuẩn cần phải chôn cọc
dấu cách mốc khoảng 1m về hướng bắc. Thông thường áp dụng mốc đúc sẵn và được
kiểm tra nghiệm thu sau đó mới tiến hành chôn mốc.
Sau khi chôn mốc xong cần phải vẽ sơ đồ lưới thi công chính thức lên bản đồ để
phục vụ cho các khâu tiếp theo, đồng thời hoàn chỉnh bảng ghi chú điểm và viết báo
cáo công tác chọn điểm chôn mốc.
c, Đánh số hiệu mốc.
Số hiệu mốc được đánh tuân thủ theo sơ đồ thiết kế trong Luận chứng kinh tế kỹ
thuật của Thành phố Nha Trang đã được phê duyệt cụ thể như sau:
- Cấp hạng của điểm (chữ số La Mã): II
- Số thứ tự của điểm (chữ số Ả Rập): 1000
Sơ đồ quy cách mốc, cọc dấu địa chính II và ghi chú điểm được trình bày trong
phụ lục 1
II.1.4 Đo ngắm lưới địa chính cấp II
a, Công tác chuẩn bị
Nghiên cứu Luận chứng Kinh tế kỹ thuật, văn bản kỹ thuật thi công và quy trình
quy phạm. Nghiên cứu sơ đồ lưới thi công theo kết quả chôn mốc.
Các trang thiết bị vật tư liên quan đến đo ngắm: Máy toàn đạc điện tử NIKON
DTM-332, chân máy, dù che máy, bộ gương, giá 3 chân, bộ đàm…
Các thiết bị đo ngắm và các trang thiết bị vật tư này phải được kiểm nghiệm trên
bãi chuẩn trước khi đo.
b, Đo góc
Đo góc bằng phương pháp hướng đơn (không khép về hướng mở đầu) nếu trạm
đo chỉ có 2 hướng.
Đo theo phương pháp toàn vòng khi có ba hướng trở lên.
Khi đo góc, vị trí bàn độ ngang trong các lần đo được đặt tính theo công thức:
P
0

=
n
o
180
Với n là số lần đo
Trang 18
Số lần đo góc cho từng loại máy được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 04: Quy định số lần đo lưới ĐC cấp II cho từng loại máy.
STT Loại máy Số lần đo
1
Máy có độ chính xác đo góc từ 1” đến 2”:
NIKON DTM-522
2
2
Máy có độ chính xác đo góc từ 3” đến 5”:
DTM-332, SET-500, TC-400
4
Số liệu đo ngắm được ghi vào sổ theo quy định. Được tính toán, kiểm tra cẩn
thận trước khi tính toán bình sai. Các hạn sai đo góc bằng tuân theo bảng 5:
Bảng 05: Hạn sai cho phép khi đo góc bằng lưới ĐC cấp II.
STT Các yếu tố đo góc Hạn sai
1 Số chênh trị giá giữa các nửa lần đo 8”
2 Số chênh trị giá giữa các lần đo 8”
3 Sai số khép hướng khởi đầu 8”
4 Chênh giá trị đo cùng một hướng giữa các lần đo sau khi đã quy 0” 8”
5 Phạm vi biến động 2C 12”
Khi phải đo lại do vượt quá hạn sai, lần đo lại chỉ tiến hành sau khi xong các lần
đo cơ bản. Nếu số hướng vượt quá 1/3 tổng số trên trạm đo thì phải đo lại cả trạm đo.
c, Đo cạnh
Cạnh trong mạng lưới đường chuyền địa chính cấp II được đo bằng máy điện tử

như NIKON DTM-522; NIKON DTM-332; SOKKIA SET-500; LEICA TC-400
hoặc các máy có độ chính xác tương.
Cạnh đo 3 lần riêng biệt, mỗi lần đo đọc số 3 lượt, kết quả lấy trung bình. Mỗi
lần đo đều ngắm chuẩn lại mục tiêu. Chênh lệch giữa các số đọc của cạnh không vượt
quá 2a (a là hằng số của máy).
Khi đo cạnh phải đo nhiệt độ không khí đến 1
0
C và áp xuất đến 1 mbar để nạp
trực tiếp vào máy đo.
Số liệu đo phải ghi vào sổ theo đúng quy định.
II.1.5. Tính toán bình sai lưới ĐC cấp II
Ý nghĩa của tính toán bình sai: Việc tính toán bình sai đường chuyền là để xác
định tọa độ các điểm đường chuyền một cách hợp lý nhất. Do trong lưới đường
chuyền còn có các sai số như: góc, cạnh, định tâm máy, tâm gương… Nên trước khi
tính toán tọa độ điểm chính thức cần tìm cách phát hiện ra các sai số đó, rồi tính toán
Trang 19
hiệu chỉnh phân phối các sai số cho các đại lượng đo theo các điều kiện hình học
trong lưới khống chế.
Khu đo sử dụng phương pháp bình sai gần đúng bằng phần mềm chuyên dụng.
Geounivefsal đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
Quá trình sử lý tính toán bình sai như sau:
a, Nhập liệu toàn đạc:
Số liệu đo lưới đường chuyền địa chính cấp II được nhập vào chương trình nhập
liệu toàn đạc trước khi tính toán. Các bước được tiến hành như sau:
- Khởi động “chương trình nhập liệu toàn đạc”, xuất hiện cửa sổ yêu cầu lựa
chọn.
Trên menu chính xuất hiện 3 mục lựa chọn:
+ Thoát trở về DOS [0]
+ Nhập số liệu điểm mia chi tiết…[1]
+ Nhập số liệu bình sai lưới ĐC [2]

Bấm phím [2]  để bắt đầu vào chương trình làm việc. Xuất hiện giao diện đặt
tên cho file và đường dẫn lưu kết quả.
Thiết lập file và đường dẫn lưu kết quả 
Tiếp theo nhập tên lưới  .
Nhập các thông số: số góc đo, số cạnh đo, phương vị đo, số điểm cần tính, số
điểm đã có (điểm gốc)  .
Nhập số liệu đo góc bằng theo phương pháp [đỉnh sau]  [trạm đo]  [đỉnh
trước]  [giá trị độ]  [giá trị phút]  [giá trị giây]  .
Ví dụ: Góc kẹp giữa 2 cạnh 5-6 và 5-1 có giá trị là 106
0
21’57” nhập như trên
hình sau:
Trang 20
Nhập đầy đủ các góc bằng xong, Tương tự tiến hành nhập cạnh  tọa độ các
điểm khởi tính  tên thật các điểm của lưới .
Cuối cùng nhập mã kiểm tra lưới  và thoát khỏi chương trình.
b, Kiểm tra số liệu trước khi bình sai:
Số liệu trước khi bình sai cần được kiểm tra độ chính xác bằng “Chương trình
tính khái lược lưới trắc địa mặt bằng”.
Chạy chương trình bằng cách khởi động tập tin “ktl.exe” xuất hiện giao diện đòi
nhập tên file số liệu.
Tiến hành nhập tên file đã nhập ở phần trên  (lưu ý: nhập cả phần mở rộng
“.sl”).
Tiếp theo nhập tên file kết quả  (để tránh nhầm lẫn với các tuyến khác ta nên
đặt tên file kết quả trùng với tên file của số liệu và phần mở rộng ta đặt là “.kq1”).
Ví dụ : file số liệu có tên: “tuyen3.sl”  file kết quả đặt tên “tuyen3.kq1”
Lúc này chương trình sẽ tự động kiểm tra và đưa ra yêu cầu có nhập tọa độ gần
đúng không, ta chọn không [n]  .
Trang 21
Kết quả của quá trình kiểm tra tạo ra hai file:

+ Một file có tên “tuyen3.kq1” cho chúng ta biết được độ chính xác và các yếu
tố kỹ thuật của lưới.
+ Một file có tên “tuyen3.xy” liệt kê các điểm tọa độ của các điểm cần tính
trước khi đưa vào bình sai.
c,Tiến hành bình sai:
Nếu các kết quả tính toán kiểm tra đạt yêu cầu chúng ta tiến hành bình sai.
Khởi động “Chương trình bình sai lưới trắc địa mặt bằng Geniversal”. Việc
nhập file số liệu tương tự ở phần tính toán kiểm tra lưới. Thông thường tên file kết
quả của phần bình sai ta cũng đặt trùng tên với tên file của số liệu và phần mở rộng ta
đặt là “*.kq2” để tránh sự nhầm lẫn giữa các tuyến.
Ví dụ : file số liệu có tên: “tuyen3.sl”  file kết quả đặt tên “tuyen3.kq2”.
Kết quả của công đoạn cho ta file thành quả bình sai gồm:
 Thành quả tọa độ bình sai.
 Tương hỗ vị trí điểm.
 Kết quả đánh giá độ chính xác của lưới.
 Trị đo, số hiệu chỉnh và trị bình sai góc
 Trị đo, số hiệu chỉnh và trị bình sai cạnh.
Trang 22
* Kết quả bình sai lưới mặt bằng đường chuyền địa chính II khu đo xã Phước
Đồng gồm 5 tuyến, cụ thể:
• Tuyến 1: Gồm 07 điểm mới lập theo dạng đường chuyền khép kín với 02
điểm gốc (II.918, II.919, II.920, II.921, II.922, II.923 và II.924).
Sơ đồ tuyến 1
• Tuyến 2: Gồm 18 điểm mới lập theo dạng đường chuyền phù hợp với 04 điểm
gốc và 04 điểm nút (II.899, II.900, II.901, II.902, II.903, II.904, II.905, II.906, II.907,
II.908, II.909, II.910, II.912, II.913, II.914, II.915, II.916 và II.917).
Sơ đồ tuyến 2
Trang 23
• Tuyến 3: Gồm 24 điểm mới lập theo dạng đường chuyền phù hợp với 04 điểm
gốc và 03 điểm nút (II.942, II.943, II.944, II.945, II.946, II.947, II.948, II.949, II.950,

II.951, II.952, II.953, II.957, II.958, II.959, II.960, II.961, II.962, II.963, II.964,
II.965, II.966, II.967 và II.968).
Sơ đồ tuyến 3
• Tuyến 4: Gồm 20 điểm mới lập theo dạng đường chuyền phù hợp với 03 điểm
gốc và 02 điểm nút (II.971, II.973, II.974, II.975, II.976, II.977, II.978, II.979, II.980,
II.981, II.982, II.985, II.986, II.987, II.989, II.990, II.994, II.995, II.996 và II.997).
Sơ đồ tuyến 4
Trang 24
• Tuyến 5: Gồm 09 điểm mới lập theo dạng đường chuyền phù hợp với 03 điểm
gốc (II.998, II.999, II.1000, II.1001, II.1002, II.1003, II.1004, II.1005 và II.1006).
Sơ đồ tuyến 5
c,Kết quả bình sai lưới mặt bằng địa chính cấp II xã Phước Đồng
Sơ đồ tổng thể lưới địa chính cấp II xã Phước Đồng được trình bày trong phụ
lục 2.
Kết quả đánh giá độ chính xác lưới Địa chính cấp II xã Phước Đồng.
- Sai số trung phương trong số đơn vị (lưới yếu nhất): M = 5.07”.
- Sai số trung phương vị trí điểm yếu nhất (II.949) Mp = 0.024 (m).
- Sai số trung phương chiều dài cạnh yếu nhất (II.973_II.974) m
s
/s = 1/20300(m).
- Sai số trung phương phương vị cạnh yếu nhất (II.948_II.947) ma = 4.39”.
* Thành quả tính toán bình sai lưới mặt bằng địa chính cấp II trình bày trong
phụ lục 3.
* Khi tính toán bình sai lưới địa chính cần lưu ý:
- Sai số trung phương trọng số đơn vị so với sai số trung phương đo góc không
quá 1,2 lần.
- Số cải chính đo góc, đo cạnh không quá 3 lần sai số trung phương đo góc, đo
cạnh.
- Số lượng các góc cải chính tới hạn không vượt quá 10% tổng số cải chính. Khi
tính toán bình sai số tới hạn cần lưu ý: sai số đạt từ 70% đến 100% sai số trung

phương quy định.
II.2 XÂY DỰNG LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐO VẼ
II.2.1. Thiết kế.
Trước khi tiến hành đo vẽ chi tiết phải khảo sát để tiến hành lập lưới khống chế
đo vẽ. Căn cứ vào mật độ thửa, tỷ lệ đo vẽ, khả năng ngắm hướng và điều kiện cụ thể
khu đo để tiến hành bố trí điểm, lập lưới khống chế đo vẽ sao cho:
- Đảm bảo đủ mật độ và có khả năng khống chế đo vẽ các điểm đo chi tiết được
thuận lợi nhất.
Trang 25

×