Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Tâm lý khách du lịch Tây ba lô đến với văn hóa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


Môn: Tâm lý khách du lịch
TÂY BA LÔ ĐẾN VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM
GVHD: Võ Thị Bích Thùy
Nhóm thực hiện:
1. Hồ Thị Như Quỳnh 11157058 DH11DL
2. Trần Vũ Tố Như 11157049 DH11DL
3. Trần Thị Mỹ Như 11157417 DH11DL
4. Phạm Thị Trang 11157321 DH11DL
5. Phạm Thị Huyền Trang 11157322 DH11DL
6. Võ Minh Dương 11157101 DH11DL
7. Bùi Minh Tùng 11157351 DH11DL
8. Nguyễn Thị Hồng Vân 11157356 DH11DL
9. Trần Ngọc Phát 11157242 DH11DL
MỤC LỤC
II.MỞ ĐẦU 2
III.NỘI DUNG 3
1.Khái quát về đất nước và con người việt nam 3
1.1.Vị trí địa lý 3
1.2.Chính trị 4
1.3.Tính cách con người Việt Nam 4
2.Đặc điểm tâm lý của Tây balo 4
2.1.Khái quát về Tây balo 4
2.2.Đặc điểm 6
2.3.Điều cần lưu ý khi tiếp xúc với Tây balo 8
3.Cái nhìn của du khách ( Tây Balo) về đất nước Việt Nam 10
3.1.Tích cực 10
Ẩm thực 10


Văn hóa – nghệ thuật 20
Con người: 22
Danh lam thắng cảnh 22
3.2.Tiêu cực: 28
4. Người Việt Nam nhìn nhận về khách Tây Ba Lô 29
4.1.Tích cực 29
4.2.Tiêu cực 30
5.Biện pháp 30
IV.Kết luận - Kiến nghị 31
6.Kết luận 31
7.Kiến nghị 31
V.TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
I.
II. MỞ ĐẦU
Trong nhiều thập niên qua, ngành du lịch được coi là một trong những lĩnh vực kinh tế
phát triển nhanh nhất trên thế giới, trở thành động lực chủ yếu đối với quá trình phát triển
kinh tế xã hội ở các quốc gia. Mỗi quốc gia đều tập trung phát triển du lịch thành ngành
kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác các nguồn tài nguyên. Trong bối cảnh hiện nay,
Việt Nam đang tăng cường xu thế và hội nhập trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính
trị, du lịch… Trong đó, du lịch đóng vai trò quan trọng cả trên phương diện kinh tế lẫn
văn hóa. Phần đông khách du lịch nước ngoài có nhu cầu nghỉ ngơi ở những nơi phong
cảnh đẹp. Do đó, mặt trời, cát biển đối với họ cực kỳ quan trọng. Những thứ này ở ta,
một nước nhiệt đới có nhiều bãi biển đẹp không thiếu. Hình ảnh lộng lẫy của Vịnh Hạ
Long trong bộ phim Pháp có tên "Đông Dương" ít nhiều đã lôi cuốn họ Ngoài nhu cầu
trên, họ cũng có nhu cầu cao hơn về văn hoá: tìm hiểu đất nước, con người Việt
Nam Nhu cầu này ngày càng tăng trong thế giới hội nhập và toàn cầu. Không ít du
khách đặt trọng tâm vào việc tìm hiểu văn hoá. Trong số này, chúng ta đang bỏ quên một
loại "thượng khách" mà lâu nay ta gọi một cách giễu cợt và không mấy thân thiện là "Tây
ba lô". Đa số họ đều rất đáng mến. Do đó, chúng tôi mong muốn mọi người được hiểu
thêm về những du khách này cũng như để chúng ta có thê hiểu rõ hơn về tâm lý của du

khách “Tây ba lô” khi đến với văn hóa Việt Nam.
III. NỘI DUNG
1. Khái quát về đất nước và con người việt nam
1.1. Vị trí địa lý
Tại sao Việt Nam lại thu hút hàng năm gần 4 triệu lượt du khách nước ngoài. Một trong
số các nguyên nhân có thể xác nhận đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, đa dạng sinh học.
Không thể không không kể đến chiều dài miên man của bờ biển Việt Nam với biết bao
bãi biển được ghi nhận là có những vẻ đẹp nằm trong các bản xếp hạng thế giới. Phía
Nam của Việt Nam các bạn có thể thoải mái tắm quanh năm. Những cồn cát trắng xoá và
những bãi biển trong đến đáy ấm quanh năm là những lợi thể không thể bỏ qua khi nhắc
đến Việt Nam.
Việt Nam còn thu hút bởi vô vàn di tích lịch sử, những tượng đài tưởng nhớ công lao của
biết bao vị anh hùng dân tộc. Qua đó cỏ thể tường thuật lại toàn bộ quá trình dựng nước
và giữ nước của dân tộc qua gần 4000 năm.
Tôn giáo việt nam với 6 tôn giáo chính là phật giáo, thiên chúa giáo, đạo cao đài, phật
giáo hòa hảo, đạo tin lành, hồi giáo
Những món ăn đậm chất Việt cũng là điều thu hút khách du lịch.
Nhưng quan trọng nhất chính là con người, với 54 dân tộc cùng chung sống hòa
thuận,dân tộc Việt hiếu khách và cần cù, đó chính là đặc trưng tiêu biểu khiến nhiều
khách du lịch ấn tượng.
1.2. Chính trị
Không thể phủ nhận được việc Việt Nam có một nền chính trị ổn định là điều thu hút đặc
biệt đối với du khách. Khi khách du lịch đến một cuốc gia không nội chiến, không đấu
tranh sắc tộc, không biểu tình giữa các đảng phái thì quả thật Việt Nam đã ghi điểm rất
lớn. Việc ổn định về chính trị cũng khiến không chỉ ngàng du lịch phát triển mà tất cả các
công tác đối nội, đối ngoại và thông thương giữa Việt Nam và các nước trên thế giới
ngày càng phát triển hơn.

1.3. Tính cách con người Việt Nam
- Con người hiền hòa, dễ mến, cởi mở

- Trọng tình cảm
- Đề cao cộng đồng
- Cần cù lao động
- Thông minh sáng tạo, khéo léo
- Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh
- Có tinh thần đoàn kết, tương than tương ái
- Yêu hòa bình, nhẫn nhịn
2. Đặc điểm tâm lý của Tây balo
2.1. Khái quát về Tây balo
Tây "ba lô"(Backpackers- Travel on a budget) là cái tên mà người Việt Nam thường gọi
khách du lịch nước ngoài đi riêng lẻ, với chiếc ba lô trên lưng,tay lăm lăm một tấm bản
đồ, rong đuổi khắp nơi trên các đường phố, thích sử dụng dịch vụ rẻ tiền và ăn những
thức ăn không cầu kỳ của giới bình dân. Những nhân vật như thế có thể thấy ở bất kỳ nơi
nào, từ giữa đường phố nhộn nhịp cho đến nông thôn hẻo lánh.Họ thường là những sinh
viên, người có thu nhập thấp thích đi du lịch và cả những người có sở thích chi tiêu "tiết
kiệm".
Hình 1. Khách tây Balo
Tây balo thực chất là loại hình du lịch tự do, không nước nào không có, nhất là ở thị
trường du lịch mới. Nói chung những người đi du lịch theo loại hình này là những người
dung cảm. Ngoài mục đích du lịch thông thường, họ còn tìm tòi khám phá những miền
đất mới, những nền văn hóa mới…
Tây xịn” thường đặt những khách sạn 4, 5 sao sang trọng, “Tây ba lô” thì tìm những nhà
nghỉ nhỏ hơn để tá túc với mức giá từ 10 - 15 đôla cho một ngày đêm. Sau khi kiếm được
chỗ ngủ rồi, cuộc hành trình khám phá Việt Nam của những vị khách “Tây ba lô” bắt
đầu.
2.2. Đặc điểm
- Phần lớn ở tuổi thanh niên.
- Đi du lịch với hành lý giản dị, đây là những người thật sự đến với cảnh quan thiên
nhiên và con người việt nam với tính tò mò ham hiểu biết của họ.
- Tây balo thường có thói quen đọc sách và ghi chép.

- Thường tìm kiếm thiên nhiên qua nhiều kênh khác nhau rồi quyết định tour của
Việt Nam
- Phương tiện giao thông chủ yếu là tàu hỏa, tại điểm tham quan thường dùng xe ô
tô hoặc thuê xe đạp, xe ôm.

Hình 2. Khách tây Balo
- Tất cả các dân Tây balo đều chú trọng chăm sóc đôi chân bởi vì họ dùng chân rất
nhiều
- Luôn tiết kiệm chi phí tối đa, khai thác tối đa các yếu tố địa phương với mục đích
đi được nhiều nơi
- Tây ăn uống dễ dãi, ăn sáng trên vỉa hè hay trong các quán ăn bình dân của người
Việt. Mua trái cây bán gánh chứ không mua trong tiệm
Hình 3. Du khách đang thưởng thức món ăn Việt Nam
- Ăn uống đơn giản, bánh mì kẹp thịt, và tất cả các món ăn việt nam tại quán bình
dân, uống bia hơi chấp nhận các món ăn điểm tâm từ 5000đ – 10000đ/bữa. Bữa ăn chính
không quá 25000đ/bữa. Cứ quán nào đông khách du lịch Balo là vào và rất chung thủy
với sản phẩm
Hình 4. Du khách đang thưởng thức bia tại một quán bên vỉa hè
- Thuê phòng 6 – 15 USD cho 2 – 4 người/phòng thậm chí còn thấp hơn
- Thời gian lưu lại các điểm du lịch thường từ 2 – 3 ngày.
2.3. Điều cần lưu ý khi tiếp xúc với Tây balo
Người nước ngoài khi đến Việt Nam thì phải nhập gia tuỳ tục, tuy nhiên có một số thói
quen của người Việt và của người Tây mà ta nên biết hay nên tránh khi tiếp xúc.
- Chỉ khạc đờm, nhổ nước bọt trong phòng vệ sinh.
- Người Tây thường không có các tính: nói vòng vo, làm bộ khách sáo.
- Tránh nói chuyện về da đen da trắng và chuyện Đức Quốc Xã, Do Thái.
- Đừng để người Tây thấy đang cắt móng tay, móng chân. Họ cho cắt móng là bẩn
thỉu.
- Không bàn về sự béo phì và sự có nhiều lông lá của người Tây, nhất là phụ nữ (dù
đó là sự thật).

- Khi có người nước ngoài ta nên tránh xỉa răng. Còn không thì nên lấy tay che
miệng hay ngậm môi lại và kín đáo xỉa.
- Nhớ nói cảm ơn, khi người ta tự ý làm một việc gì tốt cho bạn, đưa cho bạn bất cứ
cái gì, trả lời một câu hỏi hay một thắc mắc của bạn.
- Không nên tự động ghé mắt, chồm người để đọc ké khi người Tây đang cầm tờ
báo, tờ rơi, hay bức hình, để xem, dù là bạn đang ngồi ở cái ghế bên cạnh.
- Tại nơi công cộng đừng đứng, ngồi quá gần người Tây, trừ trường hợp chổ chật;
cũng đừng nắm tay hay quàng vai người cùng giới tính với mình ngay cả đối với bạn
thân.
- Tránh ợ khi ăn uống. Nếu có thì nên nói sorry lập tức – chỉ nói nho nhỏ, vừa đủ
nghe một cách tự nhiên như nói với chính mình và không cần nhìn xem họ có nghe thấy
hay không.
- Không dùng ngón tay ngoáy mũi hay ngoáy lổ tai. Khi bị ngứa không thể chịu nỗi,
người Tây thường dùng khớp đốt tay, mặt ngoài của ngón tay, bàn tay để cà, ấn, chạm
vào chổ ngứa.
- Không nên hỏi tuổi, nhất là hỏi tuổi người nữ và tránh bàn về lý do tại sao chưa có
chồng, chưa có con, dù trông họ không còn trẻ. Cũng không nên hỏi một tuần/ tháng/
năm làm được bao nhiêu tiền.
- Tránh chỉ trỏ ngón tay vào mặt người Tây và tuyệt đối không dùng ngón tay giữa
để chỉ, trỏ, làm dấu hiệu
- Tại Âu Mỹ, người dân không có thói quen trả giá, bởi vậy họ muốn mọi thứ có ghi
giá cả rõ ràng (như ở nước của họ), để tránh trường hợp hiểu lầm hay bị lừa. Mọi thông
tin, giải thích (nếu có) cũng nên được trình bày một cách rõ ràng, dễ hiểu.
- Khi người Tây muốn bạn đoán xem họ bao nhiêu tuổi, dù trong đầu bạn nghĩ rằng
người ấy khoảng 40 tuổi, bạn nên trừ đi khoảng 10-15 tuổi và trả lời, bạn nghĩ chừng 25
hay 30. Nói chung rất khó đoán được tuổi thật nhưng cũng không nên cố gắng biết, vì trả
lời khôn khéo, gây được cảm tình, làm cho họ vui quan trọng hơn nhiều.
- Người nước ngoài thường nễ trọng và đánh giá cao những người có tinh thần dân
tộc hay tinh thần yêu nước. Họ cũng thích gặp gỡ những người như vậy để tìm hiểu về
Việt Nam. Bạn có thể khen phương Tây đủ thứ. Bạn cũng có thể chê Việt nam nhiều vấn

đề nhưng đừng để họ có suy nghĩ là bạn chê tất cả mọi thứ về con người và nước của bạn.
- Người Tây thường tránh bàn chuyện chính trị, tôn giáo, chủng tộc và những tò mò
đời tư với người mới biết, vì những đề tài này dễ gây cãi vã, không có lợi cho mối quan
hệ. Họ coi trọng quyền riêng tư và quyền tự quyết, nên không muốn ai can thiệp vào
chuyện gia đình của họ: chuyện dạy con hay cách sống của họ (ngay cả khi bạn đã biết họ
nhiều hơn).
- Khi chào người Tây ta có thể nói “hi” hay gật đầu. Chỉ bắt tay khi được giới thiệu
hay khi họ tự giới thiệu tên của họ.
- Người Tây có thói quen hay khen, khen đủ thứ một cách tự nhiên như là họ thật sự
nghĩ như vậy, vì vậy ta nên vô tư chấp nhận lời khen xã giao của họ.
- Người Tây, nhất là phái nữ, rất sợ khi thấy dán, nhện, trong phòng khách sạn hay
tại quán ăn. Lang thang ngoài đường hay ngồi ăn mà thấy chuột họ cũng ghê tởm và cho
rằng chổ ăn hay chổ ở đó không đạt tiêu chuẫn vệ sinh.
- Khi uống rượu bia, người Việt có thói quen ép lẫn nhau và ráng uống cho thật
nhiều, ít khi để ý đến hậu quả sau đó hay ngày hôm sau phải đi làm. Trong khi người Tây
có thói quen uống bia rượu là để thưởng thức, để xã giao, nên họ uống một cách thoải
mái, uống tạm đủ chứ không ai ép ai, bởi vậy, họ không bị say sưa, không nói bậy, không
đánh mất sự tự chế
- Người Tây có tính kỷ luật, tôn trọng luật lệ và sự trật tự. Họ có thói quen xếp
hàng. Họ tôn trọng quyền của người đến trước. Tuy nhiên, khi đến Việt Nam thì họ cũng
nhanh chóng học theo cái thói chen lấn xô đẫy của người Việt.
3. Cái nhìn của du khách ( Tây Balo) về đất nước Việt Nam
3.1. Tích cực
Ẩm thực
Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam. Chính các đặc điểm về địa
lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng -
miền. Mỗi miền có một nét, khẩu vị đặc trưng. Điều đó góp phần làm ẩm thực Việt Nam
phong phú, đa dạng.
Như chúng ta đã biết, văn hóa ẩm thực là một phần văn hóa nằm trong tổng thể, phức
thể các đặc trưng diện mạo về vật chất, tinh thần, tri thức, tình cảm. khắc họa một số nét

cơ bản, đặc sắc của một cộng đồng, gia đình, làng xóm, vùng miền, quốc gia…Nó chi
phối không nhỏ trong cách ứng xử và giao tiếp của cộng đồng. Do đó, ẩm thực của Việt
Nam rất phong phú, mỗi địa phương đều có những đặc sản riêng, mang đậm bản sắc
phong phú và hương vị của từng nơi.
Ẩm thực miền Bắc:
Phở.

Hình 5. Phở bò
Gần như không thể đi bộ qua một khối nhà ở các thành phố lớn của Việt Nam mà
không gặp một đám đông khách quen đói meo đang xì xụp tại một hàng phở bình dân.
Nguyên liệu chính đơn giản gồm có nước dùng đậm đà, bánh phở tươi, một chút rau
thơm và thịt gà hoặc thịt bò. Món ăn này ngon, rẻ và bạn muốn ăn bất kỳ giờ nào trong
ngày cũng có.
Chả cá
Hình 6. Chả cá Lã Vọng
Đối với người Hà Nội, chả cá đặc biệt đến mức có hẳn một con phố ở thủ đô dành
riêng cho những miếng cá rán này - phố chả cá. Con phố cùng tên là nơi bạn có thể
thưởng thức chả cá Lã Vọng - những miếng cá ướp tỏi, gừng, nghệ và thì là xèo xèo trên
một chiếc chảo nóng.
Cốm làng Vòng – Chè cốm
Miền Bắc có nhiều làng làm cốm nhưng không đâu nổi tiếng bằng thương hiệu cốm
làng Vòng.Từng hạt cốm xanh mát, gói trong lá sen thơm dịu mang hơi thở thu tới mọi
phố phường Hà Nội. Cứ mỗi độ sen tàn, nắng thu lan tỏa trên những phố phường là lúc
người dân Hà Nội nghe văng vẳng tiếng rao cốm, hay nhìn thấy những quang gánh, xe
đạp chở mẹt cốm dạo qua thành phố
Hình 7. Cốm làng Vòng.

Hình 8. Chè cốm.
Ẩm thực miền Trung:
Cao lầu được ăn với rất ít nước dùng. Một điểm đặc biệt của món Cao lầu đó là sợi

mỳ có màu vàng ươm, do được trộn với tro củi tràm, được lấy từ mảnh đất Cù Lao Chàm.
Phải một lần đặt chân đến đất Hội An, cảm nhận không gian nhỏ nhắn và cổ kính nơi đây
và thưởng thức một bát Cao lầu thơm nóng mới có thể thấm nhuần phần nào hương vị
của một vùng đất xưa tinh túy của Việt Nam.
Hình 9. Cao lầu
Hình 9. Cơm hến xứ Huế
Hình10. Ẩm thực cung đình Huế
Ẩm thực Dân gian Huế là cách chế biến món ăn theo nguyên lý chế biến, trang trí và
những thói quen ăn uống rất riêng của người Huế và Một bữa ăn của người Huế như hội
tụ đủ cả âm dương, ngũ hành với sự hài hòa đến mức tự nhiên giữa tính chất, mùi vị, màu
sắc của các món ăn. Muốn mặn thì có vài chục vị ruốc, ngọt thì có một chuỗi các loại
chè, béo thì có Bún bò, đắng thì có Cháo nấm tràm, cay thì dùng cơm hến, Sự đậm đà đó
đã tạo nên hượng vị rất đặc trưng trong món ăn Huế.Những món ăn Huế dù là cao lương
mỹ vị hay dân dã đơn sơ, đều làm cho ai đó một lần nếm qua phải xuýt xoa khen ngon
đến mức ngậm mà nghe, để rồi lưu luyến mãi cái hương vị khó quên ấy.
Hình 11. Bún bò Huế
Đặc biệt khi nhắc đến văn hóa ẩm thực Huế ta cũng không thể không nhắc đến chè
Huế. Ở Huế có tới mấy chục loại chè, có những loại chè mang nét sang trọng của chốn
Cung đình xưa như chè hạt sen, Chè long nhãn bọc hạt sen, Chè đậu ngự…. Tất cả đã
làm và hình thành lên một “vương quốc chè”. Chính những phong cách và mang bản sắc
đó người Huế đã xem ẩm thực là nhân cách.

Hình 12. Chè Sen
Ẩm thực miền Nam:
Bánh xèo
Hình 13. Bánh xèo
Một chiếc bánh xèo ngon phải giòn, phồng lên với nhân tôm, thịt heo, giá đỗ và trang
trí bằng rau thơm tươi. Đó là đặc trưng của hầu hết các món ăn Việt Nam đích thực. Để
thưởng thức như một người dân địa phương, hãy cắt bánh thành những miếng nhỏ vừa
miệng, cuộn trong bánh tráng hoặc lá rau diếp và nhúng nó vào thứ nước chấm đặc biệt

đầu bếp pha cho bạn.
Bánh khọt
Hình 14. Bánh khọt
Vỏ bánh giòn được làm bằng bột pha nước cốt dừavà nhân thường bao gồm tôm, đậu
xanh, hành tươi với một lớp tôm khô ở trên.
Bún bò Nam bộ
Hình 15. Bún bò Nam bộ
Món bún này không có nước dùng. Những lát thịt bò mềm trộn lẫn với lạc giòn và giá
đỗ, thêm rau thơm, hẹ tây khô, sau đó rưới nước mắm và tiêu ớt cay nồng.
Bún mắm miền Tây
Hình 16. Bát bún mắm đầy màu sắc thật thơm ngon và hấp dẫn
Du khách không cần đến những nhà hàng sang trọng mà vẫn có thể thưởng thức các
món ăn này ngay trên các quán vỉa hè. Hình ảnh những ông Tây ngồi vỉa hè, xì xụp tô
bún mắm bốc khói hay xuýt xoa với bát bún bò cay nồng đã trở nên quá quen thuộc
trong mắt những người dân sống ở chung cư Nguyễn Đình Chiểu (quận 1).Đến đây vào
mỗi buổi trưa, bạn sẽ thấy rất nhiều du khách Tây đang chen chúc nhau bên những chiếc
bàn con để thưởng thức các món ăn đặc trưng của người Việt như: bún mắm; bún bò; bún
thịt nướng; hủ tiếu được thay đổi theo từng ngày.
Văn hóa – nghệ thuật.
Văn hóa:
Việt Nam gồm 54 dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ, mỗi dân tộc một sắc thái
riêng, cho nên văn hóa Việt Nam là một sự thống nhất trong đa dạng. Ngoài văn hóa
Việt-Mường mang tính tiêu biểu, còn có các nhóm văn hóa đặc sắc khác như Tà-Nùng,
Thái, Chàm, Hoa-Ngái, Môn-Khmer, H’Mông-Dao, nhất là văn hóa các dân tộc Tây
Nguyên giữ được những truyền thống khá phong phú và toàn diện cuả một xã hội thuần
nông nghiệp gắn bó với rừng núi tự nhiên.
Phong tục tập quán: Việt Nam là đất nước của lễ hội quanh năm, nhất là vào mùa xuân.
Các tết chính là tết Nguyên đán, tết Rằm tháng Giêng, tết Hàn thực, tết Đoan ngọ, tết
Rằm tháng Bảy, tết Trung thu, tết Ông táo Mỗi vùng thường có lễ hội riêng, quan trọng
nhất là các lễ hội nông nghiệp (cầu mưa, xuống đồng, cơm mới ), các lễ hội nghề nghiệp

(đúc đồng, rèn, pháo, đua ghe ). Ngoài ra là các lễ hội kỉ niệm các bậc anh hùng có công
với nước, các lễ hội tôn giáo và văn hóa (hội chùa). Lễ hội có 2 phần, phần lễ mang ý
nghĩa cầu xin và tạ ơn và phần hội là sinh hoạt văn hóa cộng đồng gồm nhiều trò chơi,
cuộc thi dân gian.
Tín ngưỡng là thờ cúng ông bà, tổ tiên, có ngày giỗ tổ chung (Hội đền Hùng). Đặc
biệt việc thờ Tứ Bất Tử là thờ những giá trị rất đẹp của dân tộc: Thánh Tản Viên (chống
lụt), Thánh Gióng (chống ngoại xâm), Chử Đồng Tử (nhà nghèo cùng vợ ngoan cường
xây dựng cơ nghiệp giầu có), bà Chúa Liễu Hạnh (công chúa con Trời từ bỏ Thiên đình
xuống trần làm người phụ nữ khát khao hạnh phúc bình thường).
Tôn giáo chủ yếu là phật giáo và đạo thiên chúa.
Nghệ thuật:
Việt Nam có khoảng 50 nhạc cụ
dân tộc, trong đó bộ gõ là phổ biến
nhất, đa dạng nhất và có nguồn gốc
lâu đời nhất (trống đồng, cồng
chiêng, đàn đá, đàn tơ rưng ). Bộ
hơi phổ biến là sáo, khèn, còn bộ
dây độc đáo nhất có đàn bầu và đàn
đáy. Những cửa hàng bày bán các
sản phẩm văn hóa đặc trưng của
người Việt, từ trước đến nay vẫn có
sức thu hút kỳ lạ đối với khách
nước ngoài. Các chàng trai, cô gái phương Tây cảm thấy vô cùng thích thú khi được sờ
nắn, được thử chơi các nhạc cụ dân tộc trên phố Hàng Gai.
Hình 17. Khách tây thích thú bên
nhạc cụ Việt Nam
Họ cũng rất thích ngắm những đồ lưu niệm trên con phố Hàng Ngang, Hàng Đào; hay
cố gắng một lần đặt chân vào căn nhà gỗ số 87 Mã Mây để hòa vào không gian rất Việt
Nam.
Thể loại và làn điệu dân ca Việt Nam rất phong phú khắp Trung, Nam, Bắc: từ ngâm thơ,

hát ru, hò đến hát quan họ, trống quân, xoan, đúm, ví giặm, ca Huế, bài chòi, lý, ngoài ra
còn có hát xẩm, chầu văn, ca trù.
Nghệ thuật sân khấu cổ truyền có chèo, tuồng. Rối nước cũng là một loại hình sân khấu
truyền thống đặc sắc có từ thời Lý. Đầu thế kỉ 20, xuất hiện cải lương ở Nam bộ với các
điệu vọng cổ.
Con người:
Những cảnh sinh hoạt đời thường đã thu hút nhiều du khách ba-lô đến Việt Nam, đất
nước được coi là thân thiện và mến khách. Con người ở đây luôn niềm nở, thân thiện
đem lại ấn tượng tốt trong lòng khách du lịch.
Danh lam thắng cảnh
Ngày càng nhiều du khách chọn Việt Nam làm điểm đến du lịch bởi Việt Nam sở hữu
nhiều danh lam thắng cảnh và một trong những bờ biển đẹp nhất thế giới, cũng bởi lòng
cảm phục trước một đất nước nhỏ bé mà vô cùng kiên cường trong đấu tranh chống giặc
ngoại xâm. Việt Nam có vô vàn cảnh đẹp và lạ lẫm, từ những vùng nông thôn cho tới
những ngôi đền hay lăng mộ cổ kính.
Bán đảo Sơn Trà: Nằm gần thành phố Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà có đường bờ biển
dài đầy cát trắng, nước biển trong xanh như ngọc, những dãy san hô đầy màu sắc lấp ló
bên dưới mặt nước và cả những cánh rừng rậm rạp trải trên những ngọn núi hùng vĩ. Bán
đảo Sơn Trà có nhiều bãi tắm, trong đó có bãi Bắc, bãi Nam và bãi Phật. Cũng được biết
đến với cái tên Đảo Khỉ, nơi đây gây ấn tượng mạnh với du khách khi đứng trên đỉnh núi
cao ngắm nhìn xuống thành phố Đà Nẵng.
Hình 18. Bán đảo Sơn Trà
Lăng mộ nhà Nguyễn: Lăng mộ này nằm gần thành phố Huế, trải dài dọc theo bờ
con sông Hương thơ mộng. Đây là một trong số những địa điểm được ưa chuộng nhất tại
Việt Nam.
Hình 19. Lăng mộ nhà Nguyễn
Đảo Phú Quốc: Đảo Phú Quốc với những bãi biển tuyệt đẹp. Du khách muốn đến với
đảo Phú Quốc – hòn đảo còn giữ được nhiều vẻ đẹp nguyên sơ. Ngoài những cánh rừng
nguyên sinh rậm rạp sâu trong đất liền, các bãi biển của Phú Quốc đều là những bãi cát
dài với làn nước trong vắt. Dưới mặt nước biển là bãi san hô với thảm thực vật phong

phú.
Hình 20. Đảo Phú Quốc
Đồng bằng sông Cửu Long: Phù sa của sông Cửu Long đã mang lại cho vùng đất
nơi đây những thảm thực vật đa dạng. Vùng đất này không chỉ mạnh về ngành nông
nghiệp mà còn là một khu bảo tồn thiên nhiên rộng lớn. Tới đây, du khách có cơ hội
khám phá cuộc sống, hoạt động thường ngày của người dân những khu chợ nổi và của
những ngôi làng nhỏ ven sông. Phong cảnh ở khu đồng bằng này vô cùng đa dạng, từ
những cánh đồng lúa bát ngát, những con lạch nhỏ cho tới những con kênh uốn lượn bao
bọc lấy những gò đất nổi trước khi chảy ra biển.
Hình 21. Du lịch trên sông
Đèo Trạm Tôn: Sa Pa là một tỉnh miền núi vùng Tây bắc Việt Nam. Nơi đây nổi
tiếng với phong cảnh đẹp như tranh vẽ với núi non trùng điệp, những thung lũng xanh,
những ngôi làng truyền thống của những nhóm dân tộc ít người, những cánh rừng tre và
những đồng ruộng bậc thang. Du khách chỉ có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp của vùng
núi rừng này khi đứng trên Đèo Trạm Tôn hay Cổng Trời – con đèo trên núi cao nhất
Việt Nam. Thác Bạc cũng là một địa điểm thú vị của Sa Pa. Du khách có thể tham gia
hành trình leo lên đỉnh Phan-xi- păng để có có hội tận hưởng những khung cảnh hùng vĩ
và không phải nơi đâu cũng có.
Công viên quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng: Phong Nha – Kẻ Bàng là khu bảo tồn
thiên nhiên đã được UNESCO chính thức công nhận. Đây là nơi có hang Sơn Động –
hang đá lớn nhất thế giới và khoảng 300 hang động khác. Bên trong hang Sơn Động có
hồ nước ngầm nằm sâu 13m so với mặt đất cũng vô số những thạch nhũ và măng đá.
Ngoài ra còn phải kể đến hang Tiên Sơn, hang Thiên Đường. Khu vực này là một khu
vực đá vôi rộng tới 2000 km2 với thảm thực vật nhiệt đới và nhiều cây cổ thụ tới 500

×