MỘT SỐ NÉT VỀ KHU
VỰC TRUNG DU VÀ
MIỀN NÚI PHÍA BẮC
I. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và dân số của v
ùng trung du và miền núi phía Bắc
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và dân số của Vùng trung du và
miền núi phía Bắc
Vùng trung du miền núi phía Bắc, trước năm 1954 còn gọi là
Trung du và thượng du là khu vực sơn địa và bán sơn địa ở miền Bắc Việt
Nam.
Xét về mặt hành chính, vùng này bao gồm 14 tỉnh Hà Giang, Cao
Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú
Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Trung tâm vùng là
thành phố Thái Nguyên.
Đây là vùng lãnh thổ có diện tích lớn nhất nước ta 100.965 km
2
,
chiếm khoảng 28,6 % diện tích cả nước.
Vị trí địa lý
Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lý khá đặc biệt, lại có
mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng
thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền
kinh tế mở.
Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng
Tây và Vân Nam của Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Lào, phía nam
giáp Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, phía đông giáp Vinh Bắc Bộ.
Si
Bản đồ vùng miền Trung du và miền núi phía Bắc
Việc phát triển mạng lưới giao thông vận tải sẽ giúp cho việc t
hông thương trao đổi hàng hóa dễ dàng với các vùng Đồng bằng sông Hồng
và Bắc trung Bộ, cũng như giúp cho việc phát triển nền kinh tế mở.
Trung du và miền núi Bắc Bộ có tài nguyên thiên nhiên đa dạng,
có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, với thế mạnh về công nghiệp khai
thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, nền nông nghiệp nhiệt đới có cả
những sản phẩm cận nhiệt và ôn đới, phát triển tổng hợp kinh tế biển và
du lịch.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Địa hình:
- Trung du và miền núi phía Bắc bao gồm vùng núi Tây Bắc và
vùng đồi núi Đông Bắc.
- Tây Bắc là một vùng gồm chủ yếu là núi trung bình và núi cao.
Đây là nơi có địa hình cao nhất, bị chia cắt nhất và hiểm trở nhất Việt Nam.
Các dạng địa hình phổ biến ở đây là các dãy núi cao, các thung lũng sâu
hay hẻm vực, các cao nguyên đá vôi có độ cao trung bình. Dãy núi cao và
đồ sộ nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều đỉnh cao trên 2500m, đỉnh núi
cao nhất là Fansipan (3143m).
- Vùng đồi núi Đông Bắc gồm chủ yếu là núi trung bình và núi
thấp. Khối núi thượng nguồn sông Chảy có nhiều đỉnh cao trên dưới
2000m là khu vực cao nhất của vùng. Từ khối núi này ra tới biển là các dãy
núi hình cánh cung thấp dần về phía biển. Có bốn cánh cung lớn là cánh
cung sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn và cánh cung
Đông Triều.
- Chuyển tiếp từ vùng núi Đông Bắc tới đồng bằng sông Hồng, từ
Vĩnh Phú đến Quảng Ninh là những dải đồi với đỉnh tròn, sườn thoải. Đây
là vùng trung du điển hình của nước ta, ranh giới rất khó xác định.
Ruộng bậc thang, miền núi phía Bắc
Khí hậu:
- Khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của gió mùa. Chế độ gió mùa
có sự tương phản rõ rệt: Mùa hè gió mùa Tây Nam nóng khô, mưa nhiều,
mùa đông gió mùa Đông Bắc lạnh, khô, ít mưa. Chế độ gió tạo ra thời tiết có
phần khắc nghiệt, gây nên khô nóng, hạn hán, sương muối gây trở ngại
cho sản xuất và sinh hoạt.
Tài nguyên khoáng sản:
- Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng
sản bậc nhất nước ta. Các khoáng sản chính là than, sắt, thiếc, chì – kẽm,
đồng, apatit, pyrit, đá vôi và sét làm xi măng, gạch ngói, gạch chịu lửa …
Tuy nhiên, việc khai thác đa số các mỏ đòi hỏi phải có phương tiện hiện
đại và chi phí cao.
+ Than: các mỏ Uông Bí, Đèo Nai, Cọc Sáu (Quảng Ninh).
+ Đ ồng - niken: Sơn La.
+ Đất hiếm: Lai Châu.
+ Sắt: Yên Bái.
+ Thiếc và bôxit: Cao Bằng.
+ Kẽm - chì: Chợ Đồn (Bắc Kạn).
+ Đồng - vàng: Lào Cai.
+ Thiếc: Tĩnh Túc (Cao Bằng), Tuyên Quang.
+ Apatit: Lào Cai.
+ Sắt: Thái Nguyên.
+ Đồng: Vạn Sài - Suối Chát.
+ Nước khoáng: Kim Bôi (Hòa Bình), Phong Thổ, Tuần Giáo (Lai
Châu), Mường La, Bắc Yên, Phù Yên, Sông Mã (Sơn La).
- Vùng than Quảng Ninh là trung tâm than lớn bậc nhất và chất
lượng than tốt nhất Đông Nam Á. Hiện nay, sản lượng khai thác đã vượt
mức 30 triệu tấn/năm. Nguồn than khai thác được chủ yếu dùng làm nhiên
liệu cho các nhà máy nhiệt điện và để xuất khẩu. Trong vùng có nhà máy
nhiệt điện Uông Bí và Uông Bí mở rộng (Quảng Ninh) tổng công suất 450
MW, Cao Ngạn (Thái Nguyên) 116 MW, Na Dương (Lạng Sơn) 110 MW.
Trong kế hoạch sẽ xây dựng nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả (Quảng Ninh)
công suất 600 MW.
- Tây Bắc có một số mỏ khá lớn như mỏ quặng đồng – niken (Sơn
La), đất hiếm (Lai Châu). Ở Đông Bắc có nhiều mỏ kim loại, đáng kể hơn là
mỏ sắt (Yên Bái), thiếc và bôxit (Cao Bằng), Kẽm – chì (Chợ Điền - Bắc Kạn),
đồng – vàng (Lào Cai), thiếc ở Tỉnh Túc (Cao Bằng). Mỗi năm vùng sản xuất
khoản 1.000 tấn thiếc.
- Các khoáng sản phi kim loại đáng kể có apatit (Lào Cai). Mỗi
năm hai thác khoảng 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân.
Tài nguyên nước:
- Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn. Hệ thống sông
Hồng (11 triệu kWW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước. Riêng
sông Đà chiếm gần 6 triệu kWW. Nguồn thủy năng lớn này đã và đang
được khai thác. Nhà máy thủy điện Thác Bà trên sông Chảy (110 MW). Nhà
máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà (1.920 MW). Hiện nay, đang triển
khai xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La trên sông Đà (2.400 MW), thủy
điện Tuyên Quang trên sông Gâm (300 MW). Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ
đang được xây dựng trên các phụ lưu của các sông. Việc phát triển thủy
điện sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng, nhất là việc khai
thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở nguồn điện rẻ và dồi dào. Nhưng
với những công trình kỹ thuật lớn như thế, cần chú ý đến những thay đổi
không nhỏ của môi trường.
Tài nguyên đất:
- Trung du và miền núi Bắc Bộ có phần lớn diện tích là đất feralit
trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở
trung du). Đất phù sa có ở dọc các thung lũng sông và các cánh đồng ở
miền núi như Than Uy ên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh …
II. Thông tinvề phát triển kinh tế - xã hội của Vùng trung du và miền núi phía Bắc
Ngành công nghiệp:
- Cơ cấu các ngành công nghiệp trong vùngđã có nhiều
biếnđổi. Số xí nghiệp công nghiệp nặng với quimô lớn chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong cả nước như khai thác năng lượng, luyện kim,
cơ khí, hoá chất Ngành công nghiệp khai thác năng lượng (than)
cung cấp tới 98% than đá cho nhu cầu trong nước và chiếm tỷ trọng
22,7 % trong giá trị gia tăng công nghiệp của cả nước; công nghiệp
hoá chất chiếm 78,5%; công nghiệp vật liệu xây dựng chiếm 13,8%
Trong vùng hình thành các vùng lãnh thổ tập trung công nghiệp
chuyên môn hoá như khu công nghiệp luyện kim đen TháiNguyên;
khu công nghiệp khai thác than Quảng Ninh; khu công nghiệp hoá
chất Lâm Thao - Việt Trì; khu công nghiệp sản xuất phân bón Bắc
Giang.
Nhiều khu công nghiệp trở thành hạt nhân hình thành lên các
đô thị và giữ vai trò trung tâm tác động đến sự pháttriểnkinhtế
chung của toàn vùng.
- Ngoài ra một số ngành công nghiệp nhẹ cũng phát triển
trên cơ sở khai thác nguồn nông lâm sản của vùng như công nghiệp
giấy (Bãi Bằng), công nghiệp mía đường, ép dầu
Ngành nông nghiệp:
- Phát huy thế mạnh cây chè, phát triển công nghiệp chế biến
chè đen xuất khẩu vì chè là cây có giá trị của vùng. Cây công nghiệp
ngắn ngày nhiều nhất là mía.
- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã hình thành một số
vùng chuyên canh cây công nghiệp sản xuất hàng hoá có giá trị kinh
tế như:
+ Vùng chuyên canh chè Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai,
Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La.
+ Vùng chuyên canh thuốc lá Lạng Sơn, Cao Bằng;
+ Vùng chuyên canh mía huyện Cao Lộc, Lộc Bình (Lạng
Sơn), Văn Yên và Trấn Yên (Yên Bái), Hòa Bình ;
+ Vùng chuyên canh cà phê chè Lạng Sơn, khu phụ cận
Thái Nguyên (Phú Lương, Đại Từ, Đồng Hỷ), Tuyên Quang, Yên Bái,
Cao Bằng
+ Vùng chuyên canh cây ăn quả Bắc Hà (Lào Cai), Ngân
Sơn (Cao Bằng), vùng na Chi Lăng - Lạng Sơn, vùng hồng Lạng Sơn,
vùng cam quýt bưởi, hồng Lục Yên, Yên Bình, vùng vải thiều Lục
Ngạn (Bắc Giang).
+ Ngoài ra còn có vùng bông Tô Hiệu - Sơn La; vùng đậu
tương Sơn La, Lai Châu.
- Cây lương thực từng bước giảm diện tích lúa đồi, tăng
diện tích lúa nước, xây dựng cánh đồng Mường Thanh, Bắc Yên, Văn
Chấn và phát triển ruộng bậc thang. Ngoài ra cây ngô là thế mạnh
của vùng sản xuất lấy lương thực và thức ăn cho đàn gia súc lớn.
+ Vùng chăn nuôi lợn tập trung là Quảng Ninh, Phú Thọ.
+ Vùng chăn nuôi trâu, bò; đặc biệt là chăn nuôi bò sữa ở
Mộc Châu.
Ngành lâm nghiệp:
- Do có sự đổi mới về chính sách cộng với sự quan tâm của
các tổ chức quốc tế, phong trào trồng rừng phủ xanh đất trống đồi
núi trọc phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt phải kể đến các mô hình vườn
rừng, vườn đồi kết hợp lấy gỗ với cây công nghiệp, cây ăn quả và
chăn nuôi khá thành công, gắn nông nghiệp với lâm nghiệp nâng cao
hiệu quả sử dụng đất.
Ngành ngư nghiệp:
- Tuy nằm trong vùng ngư trường đánh bắt cá của vịnh Bắc
Bộ nhưng việc khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản của vùng có qui
mô nhỏ, đánh bắt và chế biến mang tính thủ công và chủ yếu ở ven
biển thuộc tỉnh Quảng Ninh. Tỷ trọng giá trị ngành thuỷ hải sản của
vùng chiếm 5% tổng giá trị toàn ngàn h của cả nước.
Ngành dịch vụ:
- Ngành du lịch: Với các tiềm năng phát triển ngành du lịch
ở các di tích lịch sử, đền chùa ở Tuyên Quang, Đền Hùng - Phú Thọ,
các hang động ở Lạng Sơn, Cao Bằng, du lịch Hòa Bình Các loại
hình du lịch địa phương mang sắc thái bản sắc dân tộc chưa được
phát huy.
- Ngành thương mại phát triểnở khu vực cửa khẩu biên giới.
Vùng còn nhiều hạn chế về giao thông liên vùng, liên tỉnh nên cũng
gây trở ngại đáng kể cho phát triển kinh tế.
III.Hệ thống hạ tầng và định hướng pháttriển
của Vùng trung du và miền núi phía Bắc
Hệ thống đường ô tô bao gồmcác tuyến quốc lộ Quốc lộ 2 dài
312 km chạy từ Hà Nội - Việt Trì - Phú Thọ - Tuyên Quang - Mèo Vạc,
đi qua các thành phố công nghiệp và địa bàn giàu khoáng sản, lâm
sản và vùng chăn nuôi gia súc lớn; Quốc lộ 3 Hà Nội - Thái Nguyên -
Bắc Cạn- Cao Bằng - Thuỷ Khẩu dài 382 km nối liền vùng kim loại
màu với Thái nguyên và Hà Nội; Quốc lộ 18 (ngang) Bắc Ninh - Uông
Bí - Đông Triều - Móng Cái đi qua vùng sản xuất than đá và điện lực
của vùng; Quốc lộ 4 (ngang) từ Mũi Ngọc - Móng Cái - Lạng Sơn - Cao
Bằng - Đồng Văn đi qua vùng cây ăn quả, và nối liền với cửa khẩu
Việt Trung ; Đường 3A(13A) từ Lạng Sơn- Bắc Sơn- Thái Nguyên-
Tuyên Quang - Yên Bái gặp đường số 2 có ý nghĩa về mặt kinh tế
vùng trung du và quốc phòng; Quốc lộ 6 Hà Nội - Hoà Bình - Sơn La -
Lai Châu dài 425 km; quốc lộ 37 chạy từ Chí Linh (Hải Dương) đi Sơn
La dài 422 km. Quốc lộ 4D chạy dọc tuyến biên giới phía Bắc nối với
Sapa Lào Cai;
Thành phố TháiNguyên
Hệ thống đường sắt Tuyến Hà Nội - Đồng Đăng dài 123 km nối
với ga Bằng Tường (Trung Quốc). Đây là tuyến đường sắt quan trọng
trong việc tạo ra các mối liên hệ qua một số khu vựckinhtế và quốc
phòng xung yếu Bắc Giang- Chi lăng - Lạng Sơn; Tuyến Hà Nội - Việt
Trì - Yên bái - Lào Cai; Tuyến đường sắt Hà Nội - Quan Triều nối liền
Hà Nội với nhiều cụm công nghiệp cơ khí, luyện kim quan trọng như
Đông Anh, Gò Đầm, Uông Bí.
Thủy điện Hòa Bình cung cấp điện chủ yếu cho mạng điện
lưới Quốc gia:
Thủy điện Hòa Bình
Định hướng phát triển của vùng
Ngành công nghiệp:
- Hình thành ngành hoặc các sản phẩm công nghiệp mũi
nhọn dựa trên các lợi thế về nguyên liệu và về thị trường như công
nghiệp khai thác, tuyển quặng và tinh chế khoáng sản than, sắt, kim
loại màu; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp chế
biến nông lâm sản; công nghiệp luyện kim; công nghiệp chế tạo cơ
khí; nhiệt điện và thuỷ điện vừa và nhỏ; công nghiệp phân bón hoá
chất, công nghiệp hàng tiêu dùng.
- Mặt khác đối với các khu công nghiệp hiện có cần được
cải tạo, mở rộng nâng cấp hạ tầng cơ sở, đầu tư công nghệ nhằm
nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm.
- Duy trì và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp, đặc biệt là sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ có giá trị xuất
khẩu.
Ngành nông nghiệp:
- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng
hoá các cây công nghiệp, cây ăn quả, cây thực phẩm, cây dược liệu;
giảm tỷ trọng cây lương thực với tăng cường đầu tư thâm canh đáp
ứng nhu cầu tại chỗ
- Chú trọng phát triển đàn gia súc lớn trâu bò lấy thịt, sữa
tiêu dùng và xuất khẩu.
Ngành lâm nghiệp:
- Phát triển lâm nghiệp theo hướng xã hội hoá, thực hiện
chức năng bảo vệ rừng đầu nguồn, trồng rừng mới.
- Đổi mới giống cây trồng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù
hợp với nhu cầu của thị trường về lâm sản.
- Xây dựng các vùng nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ.
Các ngành dịch vụ:
- Phát triển hệ thống các trung tâm thương mại, các khu
kinh tế cửa khẩu; phát triển thương nghiệp vùng cao, vùng sâu, vùng
xa, vùng hải đảo.
- Phát triển du lịch biển, xây dựng một số khu, cụm du lịch,
tuyến du lịch nội vùng, liên vùng và quốc tế.
- Phát triển các loại hình dịch vụ khác như vận tải quá
cảnh, dịch vụ tài chính, ngân hàng, chuyển giao công nghệ, thông
tinliên lạc.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng, kinh tế xã hội đặc biệt là hệ
thống giao thông vận tải, các cơ sở y tế, trường học, văn hoá, thông
tin; Xây dựng hệ thống thuỷ lợi và hệ thống cung cấp nước cho các
thành phố, thị xã, thị trấn, huyện lỵ, cung cấp nước sạch cho nông
thôn; phát triển hệ thống bưu chính viễn thông, phát triển hệ thống
cung cấp điện.
- Vấn đề môi trường phải được coi trọng song song trong
quá trình phát triển kinh tế xã hội của vùng, đặc biệt ở các khu công
nghiệp lớn Việt Trì, Quảng Ninh, Thái Nguyên.
IV.Thôngtinvề trồng trọt và chăn nuôi của
Vùng trung du và miền núi phía Bắc
Với đặc điểmđịa hình chủ yếu là núi cao, hiểm trở và bị chia
cắt sâu, có các dòng sông với độ dốc khá lớn, thời tiết cũng khá bất
thường, gây trở ngại cho việc pháttriển giao thông, tổ chức sản xuất.
Về đặc điểm dân cư, có nhiều dân tộc thiểu số thưa thớt. Trung du và
miền núi Bắc Bộ có tàinguyên thiên nhiên đa dạng, có khả năng đa
dạng hóa cơ cấukinhtế, với thế mạnh về công nghiệp khai thác và
chế biến khoáng sản, thủy điện, nền nông nghiệp nhiệt đới có cả
những sản phẩm cận nhiệt và ôn đới, phát triển tổng hợp kinh tế
nông nghiệp và du lịch. Do đó thông tin ICTvề trồng trọt và chăn
nuôicho nông thôn ở vùng này bao gồm:
-Thông tin về trồng trọt:
+Do khí hậu của vùng mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có
mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi,
đông Bắc là nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa đông bắc, là
khu vực có mùa đông lạnh nhất nước ta, còn tây Bắc tuy chịu ảnh
hưởng của gió mùa đông bắc yếu hơn, nhưng do nền địa hình cao
nên mùa đông cũng vẫn lạnh. Bởi vậy, Trung du và miền núi Bắc Bộ
có thế mạnh đặc biệt để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận
nhiệt và ôn đới. Đây chính là vùng chè lớn nhất cả nước, với các loại
chè nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La.
Đồi chè, Mộc Châu – Sơn La
+Đồng thời, các loại cây lúa phải là loại có khả năng chịu được
nhiệt độ thấp (quanh mức 15 độ C), với các kỹ thuật canh tác phù
hợp loại loại đất, điều kiện nguồn nước: như giống lúa nương, lúa
Japonica (Nhật Bản), giống ĐS1,
Đồi lúa vàng, ruộng bậc thang
+Trong những năm qua việc ứng dụng khoa học công nghệ và
tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Trong lĩnh vực trồng trọt và
bảo vệ thực vật đã phát triển thành công 19 giống chè mới có năng
suất, chất lượng cao, trong đó có 8 giống chè quốc gia, nâng tỷ lệ
trồng chè giống mới lên 51%; chuyển giao nhiều giống ngô chịu hạn
với giá bán giảm 30% so với giống của các công ty nước ngoài, giúp
bà con giảm chi phí và lợi nhuận trong canh tác. Các giống lúa thuần
bao gồm giống cực ngắn ngày như: P6ĐB, GL 102, GL1 được áp
dụng rộng rãi cho chất lượng gạo ngon, đặc biệt thích hợp cho các
tỉnh miền núi phía Bắc. Một số giống đậu đỗ và cây có củ, giống cây
ăn quả, cao su, nấm đã xây dựng được các mô hình cho hiệu quả
kinh tế cao ở các địa phương.
+Trung du và miền núi Bắc Bộ có phần lớn diện tích là đất
feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất
phù sa cổ (ở trung du). Đất phù sa có ở dọc các thung lũng sông và
các cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên,
Trùng Khánh … nên thuận lợi cho việc trồng và chế biến cây công
nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới. Do vậy, thông tin
về việc canh tác cho việc trồng các cây nông nghiệp và công nghiệp
hàng năm (trà, sắn, ngô, khoai, ), cây dược liệu (tam thất, đương
quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả …), và rau quả (xu xu, bắp cải, su hào,
).
+Ở các vùng núi giáp biên giới của Cao Bằng, Lạng Sơn cũng
như trên vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, điều kiện khí hậu rất thuận
lợi cho việc trồng các cây thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng,
hồi, thảo quả …), các cây ăn quả như mận, đào, lê. Ở Sa Pa có thể
trồng rau ôn đới, cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả của
Trung du và miền núi Bắc Bộ còn rất lớn. Nhưng gặp khó khăn là
hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước về
mùa đông. Nên ngoài các thông tin về canh tác, bảo quản nông sản,
còn phải chú trọng tới thông tin thời tiết để cung cấp cho người dân
chủ động chống rét cho cây trồng và vật nuôi của mình.
-Đã có một số cơ sở chế biến chủ yếu là chè: Phú Thọ, Thái
Nguyên, Hà Giang… Thông tin về chăn nuôi:
Đàn trâu miền trung du
+Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên
các cao nguyên có độ cao 600 – 700 m. Các đồng cỏ tuy không lớn,
nhưng ở đây có thể phát triển chân nuôi trâu, bò (lấy thịt và lấy sữa),
ngựa, dê. Bò sữa được nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn
La). Trâu, bò thịt được nuôi rộng rãi, nhất là trâu. Trâu khỏe hơn, ưa
ẩm, chịu rét giỏi hơn bò, dễ thích nghi với điều kiện chăn thả trong
rừng. Đàn trâu có 1,7 triệu con, chiếm hơn ½ đàn trâu cả nước. Đàn
bò có 900 nghìn con, bằng 16% đàn bò cả nước (năm 2005). Do vậy,
thông tin về các kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê, kỹ thuật bảo
quản và chế biến sữa, thịt, hay việc cải tạo các đồng cỏ, cũng như thị
trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trong và ngoài vùng là cần thiết
cho doanh nghiệp và người dân nắm bắt thông tin chủ động cho việc
phát triển kinh tế của mình. Trong lĩnh vực chăn nuôi thú y, việc
nhân thuần, lai tạo bò lai hướng thịt và vỗ béo bò lai Sind, phát triển
giống dê sữa, phát triển chăn nuôi lợn, gà, gia cầm, thủy cầm cũng
đạt được những thành công nhất định.
+Mặc dù có thế mạnh về chăn nuôi, thời gian qua, khu vực
trung du, miền núi phía Bắc vẫn chưa tận dụng hiệu quả được
những tiềm năng riêng có của mình.
+Những khó khăn khác cũng đang tác động xấu đến hiệu quả
chăn nuôi là tập quán chăn nuôi gia súc gia cầm còn thả rông và
chưa chủ động được thức ăn, nhất là trong những vụ rét, kỹ thuật ch
ăn nuôi của nông dân chưa cao.
Đặc biệt, thời gian gần đây, các tỉnh trong vùng phải đối mặt với
áp lực cạnh tranh với gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu. Áp lực
này khiến nhiều nơi, người nông dân phải chấp nhận bán sản phẩm
chăn nuôi dưới mức giá thành .
V. Thôngtinvề dân cư, văn hóa vùng Trung du và
miền núi phía Bắc
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng thưa dân. Mật độ dân số ở
miền núi 116 người/km2. Vì vậy, có sự hạn chế về thị trường tại chỗ
và về lao động, nhất là lao động lành nghề. Đây là vùng có nhiều dân
tộc ít người; đồng bào có kinh nghiệm trong lao động sản xuất và
chinh phục tự nhiên. Tuy nhiên, tình trạng lạc hậu, nạn du canh du
cư … còn ở một số tộc người. Dân số của Vùng là 11 240 918 người
(1/4/2011) chiếm khoảng 12,8% số dân cả nước.
Chợ vùng cao, miền núi phía Bắc
-Thông tin về dân cư:
+Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng thưa dân. Mật độ dân số
ở miền núi 50 – 100 người/km2. Vì vậy, có sự hạn chế về thị
trường tại chỗ và về lao động, nhất là lao động lành nghề. Đây
là vùng có nhiều dân tộc ít người; đồng bào cókinhnghiệm
trong lao động sản xuất và chinh phục tự nhiên. Tuy nhiên,
tình trạng lạc hậu, nạn du canh du cư … còn ở một số tộc
người.
+Là địa bàn cư trú của các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Thái,M
ường…
Cô gái dân tộc Thái múa sạp ngày hội
+Thông tin về dân cư, lực lượng lao động, trình độ dân trí của
từng khu vực trong vùng là cần thiết trong việc tổ chức sản
xuất, pháttriển kinh tế, xã hội. Đặc biệt là kết hợp với việc đẩy
mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản cho phép phát
triển nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao và có tác
dụng hạn chế nạn du canh, du cư trong vù ng.
+Dân cư có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất trồng lúa
trong các thung lũng, cánh đồng trước núi, làm ruộng bậc
thang.
+Có các tuyến giao thông đường sắt, đường bộ nối với Đồng
bằng sông Hồng, vùng núi giao thông còn khó khăn.
+Có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế – xã hội giữa
trung du và miền núi.
-Thông tin về văn hóa vùng miền:
+Mang những nét đặc trưng sâu sắc không chỉ về thiên nhiên
kỳ thú mà còn bởi nơi đây ẩn chứa những nét văn hoá phong
phú, phong tục tập quán đa dạng của những người dân bản
địa:
oTỉnh Hà Giang, nơi có tới 20 dân tộc sinh sống, với hàng
chục lễ hội đầu xuân kéo dài tới hàng tuần mang tính
tổng hợp: cầu mưa, cầu con trai, mừng công, mừng nhà
mới với các trò chơi dân gian (thi bắn nỏ, hát giao du
yên, ném papao, )
Hội ném papao ngày Tết của người Mông
oCao bằng, có truyền thống văn hóa lâu đời, nổi bật là nét
văn hóa của người Tày được thể hiện trong các hội làng,
ca hát đối đáp, hát ví, hát then. Với nhiều đền chùa hấp
dẫn như Chùa Viên Minh, đền Xuân Lĩnh
Hát then của người Tày, Cao Bằng
oTại các tỉnh TháiNguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang có nhiều
di tích cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,
chống Pháp như di tích Tân Trào, Đình Hồng Thái.
oTại Lạng Sơn, nơi có đông người Tày, Nùng, Việt, Dao có
nhiều phong tục tập quán, lễ hội phong phú như hát then
và điệu giao duyên sli (người Nùng), hát lượn(người Tày),
sìnhca(người Sán Chay),
Hát lượn giao duyên của người Tày
Ngoài ra, trong vùng có nhiều dân tộc cùng sinh sống, vì vậy kho
tàng văn hóa của dân cư trong vùng khá phong phú.