Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm ngoại khoa y sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.33 KB, 51 trang )

THOÁT VỊ THÀNH BỤNG
BẠN HÃY CHỌN MỘT CÂU ĐÚNG NHẤT
1. Loại thoát vị nào sau đây có thể được xem là thoát vị gian thành:
a. Thoát vị bịt
b. Thoát vị bẹn trực tiếp
c. Thoát vị đùi
d. Câu A,B,C sai
2. Chọn câu SAI: tính chất di chuyển của thoát vị bẹn gián tiếp:
a. Xuất hiện trước tiên ở tam giác bẹn
b. Di chuyển theo hướng chéo từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong
c. Xuất hiện chậm và biến mất chậm
d. Trong giai đoạn sau, khối xuống bìu
3. Chọn câu SAI: tính chất di chuyển của thoát vị bẹn gián tiếp:
a. Xuất hiện trước tiên ở lổ bẹn sâu
b. Di chuyển theo hướng chéo từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong
c. Xuất hiện chậm và biến mất nhanh
d. Trong giai đoạn sau, khối xuống bìu
4. Đặc điểm của thoát vị bẹn gián tiếp:
a. Có thể gặp ở người trẻ lẫn người lớn tuổi
b. Khối thoát vị di chuyển qua lổ bẹn sâu
c. Trong giai đoạn sau, khối thoát vị thường di chuyển qua lổ bẹn nông để xuống bìu
d. Có thể nghẹt
e. Câu A,B,C,D đúng
5. Chọn câu SAI: tính chất di chuyển của thoát vị bẹn trực tiếp:
a. Xuất hiện trước tiên ở tam giác bẹn
b. Di chuyển theo hướng từ sau lưng ra trước bụng
c. Xuất hiện nhanh và biến mất nhanh
d. Thường xuống bìu
6. Thoát vị nghẹt là:
a. Thành phần trong túi thoát vị bị dính vào túi và không thể tự lên
b. Túi thoát vị bị dính vào thành bụng và không thể tự lên


c. Thành phần trong túi thoát vị bị nghẹt dẫn đến thiếu máu nuôi và hoại tử
d. Túi thoát vị bị nghẹt dẫn đến thiếu máu nuôi và hoại tử
e. Câu A,B,C,D sai
7. Một khối phồng trên thành bụng được xem là khối thoát vị khi nó thoã mãn tính chất nào sau đây:
a. Khối nằm ở vị trí được xem là chỗ yếu trên thành bụng
b. Khối xuât hiện, tăng kích thước và di chuyển khi BN làm động tác tăng áp lực xoang
bụng
c. Khối biến mất khi BN chuyển từ tư thế đứng sang tư thế nằm
d. Sờ nắn khối có cảm giác lổn nhổn
8. Đặc điểm SAI của thoát vị bẹn trực tiếp:
a. Thường gặp ở người lớn tuổi
b. Khối thoát vị di chuyển qua tam giác Hessenback
c. Khối thoát vị thường không thoát qua lổ bẹn nông để xuống bìu
d. Thường diễn tiến đến nghẹt
9. Bước nào sau đây trong quá trình thực hiện nghiệm pháp chẹn lỗ bẹn sâu được cho là đúng:
a. Cho BN nằm ngữa, người khám đứng phía bên đối diện với bên thoát vị
b. Đẩy khối thoát vị vào lại xoang bụng
c. Xác định vị trí lỗ bẹn sâu, dùng đầu các ngón tay chụm lại ấn vào vị trí này
d. Thành phần trong túi thoát vị thường bị nghẹt trong túi
10. Chọn câu SAI: tính chất di chuyển của thoát vị bẹn gián tiếp:
a. Xuất hiện trước tiên ở lổ bẹn sâu
b. Di chuyển theo hướng từ sau lưng ra trước bụng
c. Xuất hiện chậm và biến mất chậm
d. Trong giai đoạn sau, khối xuống bìu
===========================================================================
HỘI CHỨNG VÀNG DA
BẠN HÃY CHỌN MỘT CÂU ĐÚNG NHẤT
1. Nguyên nhân tán huyết gây vàng da phổ biến nhất:
a. Khối tụ máu trong cơ thể
b. Tán huyết do di truyền

c. Tán huyết do mắc phải
d. Van tim nhân tạo
e. Đông máu rãi rác trong lòng mạch
2. Trong các nguyên nhân gây tán huyết sau đây, nguyên nhân nào có liên quan đến bất thường
chuyển hoá trong hồng cầu:
a. Bệnh hồng cầu hình cầu
b. Bệnh hồng cầu liềm
c. Thiếu G6PD
d. Bệnh tán huyết tự miễn
3. BN có hội chứng Gilbert có bất thường trong:
a. Vận chuyển bilirubin từ huyết tương vào trong tế bào gan
b. Quá trình glucuronyl hoá
c. Vận chuyển bilirubin từ tế bào gan vào ống mật
d. Câu A,B,C sai
4. Các bệnh lý gan mật sau đây có thể gây vàng da, TRỪ:
a. Viêm gan cấp
b. Viêm gan mãn
c. Viêm đường mật cấp
d. Viêm đường mật mãn
5. Vàng da với tính chất nào sau đây là cơ sở để chẩn đoán phân biệt ứ mật (vàng da tăng bilirubin
trực tiếp tại gan) và tắc mật (vàng da tăng bilirubin trực tiếp sau gan):
a. Vàng da sậm
b. Vàng da kèm ngứa
c. Vàng da kèm gan to
d. Vàng da kèm sốt
e. Câu A,B,C,D đúng
6. Đặc điểm của vàng da trong viêm đường mật cấp:
a. Diễn tiến cấp tính với đau bụng nhiều, sốt cao kèm lạnh run
b. Diễn tiến bán cấp với đau bụng âm ỉ, sốt nhẹ hay sốt vừa
c. Diễn tiến mãn tính với vàng da là chủ yếu, không sốt và không đau bụng

d. Câu A,B,C sai
7. Nguyên tắc chẩn đoán ứ mật tại gan:
a. Vàng da tăng bilirubin gián tiếp
b. Có bằng chứng suy giảm chức năng gan
c. Có bằng chứng của sự dãn đường mật trong gan
d. Câu A,B đúng
e. Câu B,C đúng
f. Câu A,B,C đúng
8. Nguyên nhân gây ứ mật tại gan hầu hết là:
a. Hội chứng Dubin-Johnson
b. Viêm gan
c. Chứng ứ đồng trong gan (hemochromatosis)
d. Chứng ứ sắt trong gan (bệnh Wilson)
e. Thiếu alpha-1 antitrypsin
9. Đặc điểm SAI của vàng da tăng bilirubin trực tiếp:
a. Nồng độ bilirubin trực tiếp tăng với mức độ cao hơn bilirubin gián tiếp
b. Nước tiểu không có urobilinogen
c. Nước tiểu có bilirubin trực tiếp nhiều hơn mức bình thường
d. Nước tiểu có màu vàng sậm
10. Một trong những chẩn đoán phân biệt của vàng da là tình trạng tăng nồng độ caroten trong huyết
tương. Người có nồng độ caroten trong huyết tương tăng:
a. Vàng da và vàng củng mạc
b. Không vàng da nhưng củng mạc vàng
c. Vàng da nhưng củng mạc không vàng
d. Cả da và củng mạc đều không vàng
===========================================================================
HỘI CHỨNG BỤNG CẤP
BẠN HÃY CHỌN MỘT CÂU ĐÚNG NHẤT
1. Chẩn đoán nguyên nhân hội chứng bụng cấp:
a. Chủ yếu dựa vào kinh nghiệm

b. Chủ yếu dựa vào lâm sàng
c. Chủ yếu dựa vào cận lâm sàng
d. Câu A,B,C sai
2. Cảm giác đau bụng ở vùng nào sau đây có thể là cảm giác đau quy chiếu:
a. Thượng vị
b. Quanh rốn
c. Hạ vị
d. Câu A,B,C đúng
e. Câu A,B,C sai
3. Trong các bệnh lý bụng cấp có liên quan đến phụ khoa sau đây, bạn hãy chọn một đặc điểm phù
hợp nhất của chẩn đoán thai ngoài tử cung:
a. Huyết trắng
b. Giữa kỳ kinh
c. Trễ kinh, ra huyết âm đạo bất thường
d. Khối u đau cạnh tử cung
4. Bệnh lý bụng cấp nào sau đây có triệu chứng tiêu nhày lắt nhắt:
a. Viêm đại tràng
b. Viêm trực tràng
c. Lồng ruột
d. Áp-xe túi cùng Douglas
5. Đặc điểm SAI của đau thành trong bụng cấp:
a. Chi phối bởi thần kinh thân thể (somatic)
b. Mơ hồ, không định khu rõ
c. Liên tục
d. Do phúc mạc bị kích thích hay bị viêm
e. Câu A,B,C,D đúng (cả A,B,C,D đều sai)
6. Trong các bệnh lý bụng cấp sau, bệnh lý nào cho triệu chứng nôn ói liên tục:
a. Viêm ruột thừa
b. Viêm tuỵ cấp
c. Cơn đau quặn mật

d. Tắc ruột cao
e. Câu B,D đúng
7. Trong các bệnh lý bụng cấp có liên quan đến phụ khoa sau đây, bạn hãy chọn một đặc điểm phù
hợp nhất của chẩn đoán viêm nhiễm vùng chậu:
a. Huyết trắng
b. Giữa kỳ kinh
c. Trễ kinh, ra huyết âm đạo bất thường
d. Khối u đau cạnh tử cung
8. Đặc điểm của đau tạng trong bụng cấp:
a. Chi phối bởi thần kinh giao cảm
b. Mơ hồ, định khu không rõ
c. Quặn cơn hay liên tục
d. Do phúc mạc tạng bị căng
e. Câu A,B,C,D đúng
f. Câu A,B,C,D sai
9. Bệnh lý bụng cấp nào sau đây cho kiểu đau liên tục:
a. Áp-xe gan
b. Tắc ruột
c. Viêm ruột
d. Cơn đau quặn thận
10. Đau tạng trong trường hợp nào sau đây có thể cho tính chất giống như đau thành:
a. Thần kinh vùng đau bị kích thích quá yếu
b. Thần kinh vùng đau bị kích thích quá mạnh
c. Thần kinh ở vùng đau phân bố quá nghèo nàn
d. Thần kinh ở vùng đau phân bố quá dày đặc
e. Câu A,B,C,D sai
===========================================================================
HỘI CHỨNG CƯỜNG GIÁP
BẠN HÃY CHỌN MỘT CÂU ĐÚNG NHẤT
1. Chọn câu SAI: tác dụng của hormone tuyến giáp đối với các hệ cơ quan:

a. Tăng nhịp và sự co bóp cơ tim
b. Tăng kích thích hệ giao cảm
c. Tăng nhu động ruột
d. Tăng nhịp hô hấp
2. Kết quả xét nghiệm của bệnh u tuyến yên:
a. T3,T4 tăng, TSH giảm
b. T3,T4 tăng, TSH tăng
c. T3,T4 giảm, TSH giảm
d. T3,T4 giảm, TSH tăng
3. Đặc điểm của cường giáp do struma ovarii:
a. Không có bướu giáp
b. T3,T4 tăng; TSH giảm
c. Xạ hình: mô giáp giảm bắt phóng xạ
d. Câu A,B đúng
e. Câu A,B,C đúng
4. Câu nào sau đây liên quan đến cơ chế điều hoà sự tổng hợp hormone tuyến giáp được cho là đúng:
a. Nồng độ T3,T4 giảm ức chế sự sản xuất TSH
b. Nồng độ T3,T4 giảm ức chế sự sản xuất TRH
c. Nồng độ TSH giảm ức chế sự sản xuất T3,T4
d. Nồng độ TSH giảm ức chế sự sản xuất TRH
5. Liên quan đến quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp, câu nào sau đây đúng:
a. Chỉ một phần nhỏ các nhánh tyrosine của phân tử thyroglobulin được i-ốt hoá
b. Hầu hết các phân tử thyroglobulin sau khi được tổng hợp tham gia vào quá trình thuỷ phân
để tạo thành hormone tuyến giáp
c. Hầu hết hormone tuyến giáp được tổng hợp là T3
d. Hầu hết hormone tuyến giáp trong huyết tương ở dạng tự do
e. Câu A,B,C,D đúng
f. Câu A,B,C,D sai
6. Đặc điểm SAI của cường giáp do viêm giáp:
a. Bướu giáp lan toả

b. T3,T4 tăng, TSH tăng
c. Xạ hình: mô giáp giảm bắt phóng xạ
7. Bệnh lý nào sau đây KHÔNG thuộc nhóm cường giáp nguyên phát:
a. Bệnh Basedow (bệnh Grave)
b. Bướu giáp đa nhân nhiễm độc giáp
c. Struma ovarii
d. Dùng nhiều i-ốt
e. Bệnh lý tế bào nuôi
8. Tác dụng của hormone tuyến giáp đối với chuyển hoá:
a. Tăng chuyển hoá cơ bản
b. Tăng sinh nhiệt
c. Tăng tân tạo glucose
d. Tăng oxyt hoá acid béo nội bào
e. Câu A,B,C,D đúng
9. Triệu chứng cơ của hội chứng cường giáp:
a. Đau cơ
b. Yếu cơ gần trục
c. Liệt chu kỳ do hạ kali huyết
d. Câu A,B,C đúng
e. Câu A,B,C sai
10. Đặc điểm SAI của bệnh Basedow:
a. Bướu giáp lan toả
b. T3,T4 tăng, TSH giảm
c. Xạ hình: tuyến giáp có một vùng tăng bắt phóng xạ
===========================================================================
NHIỄM TRÙNG NGOẠI KHOA
BẠN HÃY CHỌN MỘT CÂU ĐÚNG NHẤT
1. Nguy cơ nhiễm trùng vùng mổ sẽ THẤP NHẤT khi thực hiện phẫu thuật nào sau đây:
a. Cắt bướu giáp
b. Đoạn nhũ

c. Tái tạo thành bẹn
d. Cắt đại tràng
2. Yếu tố nào sau đây KHÔNG làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vùng mổ:
a. Đặt mảnh ghép nhân tạo
b. Mô dập nát trong vùng mổ
c. BN béo phì
d. Khâu kín vùng mổ
e. Khâu vùng mổ nhiều lớp
3. Chọn câu SAI: triệu chứng lâm sàng của áp-xe tồn lưu trong khoang bụng:
a. Bụng đau quặn cơn
b. Bụng chướng
c. Sốt
d. Bí trung-đại tiện
4. Trong các loại nhiễm trùng vùng mổ sau, loại nào có tiên lượng tốt nhất:
a. Nhiễm trùng mô dưới da
b. Nhiễm trùng trong lớp cân cơ
c. Nhiễm trùng trong các khoang
d. Nhiễm trùng trong các tạng
5. Theo bạn, nhiễm trùng ngoại khoa là:
a. Nhiễm trùng có thể cần được can thiệp bằng các phương pháp ngoại khoa
b. Nhiễm trùng xảy ra ở BN chuẩn bị phẫu thuật
c. Nhiễm trùng xảy ra ở BN nằm trong khoa ngoại
d. Nhiễm trùng xảy ra ở BN hậu phẫu
e. Nhiễm trùng ở vết thương phần mềm
6. Viêm đại tràng giả mạc có đặc điểm nào sau đây đúng:
a. Tác nhân gây bệnh là clostridium perfringens
b. Là hậu quả của việc lạm dụng kháng sinh, đặc biệt clindamycin, ampicillin,
cephalosporin
c. Chẩn đoán xác định bằng xác định độc tố trong huyết tương
d. Điều trị được chọn lựa là kháng sinh nhóm aminoglycoside hay quinolon

e. Câu A,B,C,D đúng
7. Theo bạn, loại nhiễm trùng nào sau đây là nhiễm trùng ngoại khoa:
a. Viêm phổi cấp
b. Viêm túi mật cấp
c. Viêm tuỵ cấp
d. Viêm gan cấp
8. Một BN bị ung thư dạ dày, được chuẩn bị phẫu thuật cắt dạ dày. Theo bạn, cuộc phẫu thuật trên
BN này được xếp vào loại:
a. Phẫu thuật sạch
b. Phẫu thuật sạch-nhiễm
c. Phẫu thuật nhiễm
d. Phẫu thuật dơ
9. Một BN bị tắc ruột do ung thư đại tràng góc gan, được chuẩn bị phẫu thuật cắt đại tràng phải. Theo
bạn, cuộc phẫu thuật trên BN này được xếp vào loại:
a. Phẫu thuật sạch
b. Phẫu thuật sạch-nhiễm
c. Phẫu thuật nhiễm
d. Phẫu thuật dơ
10. BN chuẩn bị mổ thoát vị bẹn thường được chỉ định kháng sinh phòng ngừa. Lý do của chỉ định
này, theo bạn, là:
a. Phẫu thuật thoát vị bẹn là phẫu thuật sạch-nhiễm
b. Nếu không được chỉ định kháng sinh phòng ngừa, chắc chắn BN sẽ bị nhiễm trùng vùng
mổ
c. Nếu được chỉ định kháng sinh phòng ngừa, chắc chắn BN sẽ không bị nhiễm trùng vùng
mổ
d. Tỉ lệ nhiễm trùng vùng mổ ở BN được mổ thoát vị bẹn có sử dụng kháng sinh phòng
ngừa thấp hơn rõ rệt so với trường hợp BN không sử dụng kháng sinh phòng ngừa
===========================================================================
DẪN LƯU TRONG NGOẠI KHOA
Chọn 1 câu đúng

1. Một BN bị viêm phúc mạc được phẫu thuật xử trí tổn thương, rửa bụng và dẫn lưu xoang bụng. Ở
BN bị viêm phúc mạc nặng, thời điểm rút ống dẫn lưu sẽ muộn hơn so với BN bị viêm phúc mạc
nhẹ. Theo bạn, lý do của sự khác biệt này là:
a. Dịch sẽ chưa tập trung hết ở Douglas nếu phúc mạc còn viêm
b. Nếu phúc mạc còn viêm, dịch còn tiếp tục hình thành
c. Nếu rút ống dẫn lưu sớm, phúc mạc chưa thể hết viêm
d. Câu A,B đúng
e. Câu B,C đúng
2. Dẫn lưu đường mật trong thời gian dài có thể dẫn đến các hậu quả sau, TRỪ:
a. Chảy máu đường mật
b. Hẹp đường mật
c. Viêm tuỵ cấp
d. Mất nước, rối loạn điện giải
e. Hội chứng kém hấp thu
3. Chất dịch cần được dẫn lưu có thể là:
a. Máu
b. Mũ
c. Dịch thấm
d. Dịch tiết
e. Câu A,B,C,D đúng
f. Câu A sai
4. Ở ngày hậu phẫu thứ chín của phẫu thuật mở ống mật chủ lấy sỏi, ống dẫn lưu T của một BN ra
1100 mL dịch mật màu vàng trong/24 giờ. BN vẫn còn vàng mắt nhẹ, nhưng không đau bụng và
không sốt. Thái độ xử trí của bạn trên BN này là:
a. Siêu âm gan mật kiểm tra
b. Chụp X-quang đường mật kiểm tra qua thông T
c. Rút thông T
d. Lưu thông T, cho BN xuất viện, hẹn tái khám sau 2 tuần
e. Kẹp thử thông T, nếu BN không đau bụng thì rút thông T và cho vuất viện
5. Sau phẫu thuật cắt dạ dày bán phần, nối vị-hỗng tràng theo phương pháp Billroth II, một ống dẫn

lưu được đặt dưới gan phải, cạnh mỏm tá tràng. Theo bạn, khi nào thì ống dẫn lưu có thể được rút:
a. Khi ống dẫn lưu hết ra dịch
b. Khi BN có trung tiện và bắt đầu ăn uống
c. Sau 5-7 ngày
d. Sau 5-7 ngày, nếu không thấy ống dẫn lưu ra dịch
e. Sau 5-7 ngày, nếu chụp X-quang miệng nối kiểm tra không thấy thuốc cản quang thoát ra
ngoài miệng nối
6. Nguyên tắc hoạt động của dẫn lưu hút-kín
a. Sự thông thương với khí trời không được chấp nhận
b. Sự trào ngược dịch dẫn lưu không được chấp nhận
c. Khoang cần dẫn lưu có áp lực cao hơn khí trời
d. Cần sự tưới rửa liên tục
7. Nguyên tắc hoạt động của dẫn lưu hút-hở
a. Sự thông thương với khí trời không được chấp nhận
b. Sự trào ngược dịch dẫn lưu không được chấp nhận
c. Khoang cần dẫn lưu có áp lực cao hơn khí trời
d. Cần sự tưới rửa liên tục
8. Để tránh biến chứng xì dò mật sau khi rút ống dẫn lưu đường mật, điều quan trọng nhất là:
a. Không có bế tắc đường mật trên thông T
b. Không có bế tắc đường mật dưới thông T
c. Không có bế tắc tại thông T
d. Đường hầm đủ chắc
e. Ống dẫn lưu không quá lớn
9. Ở ngày hậu phẫu thứ ba của phẫu thuật mở ống mật chủ lấy sỏi và dẫn lưu đường mật, ống dẫn lưu
T của một BN ra 500 mL dịch mật màu vàng trong/24 giờ. BN vẫn còn vàng mắt, nhưng không
đau bụng và không sốt. Theo bạn, BN này đã bị:
a. Tắc ống mật chủ bên dưới thông T
b. Tắc ống gan bên trên thông T
c. Tắc tại thông T
d. Dò mật vào trong xoang bụng

e. Không có vấn đề gì. Diễn tiến như thế là tốt
10. Dẫn lưu kín xoang màng phổi có các đặc điểm sau, TRỪ:
a. Được chỉ định trong trường hợp tràn khí, tràn máu xoang màng phổi, các phẫu thuật trong
lồng ngực…
b. Vị trí đặt dẫn lưu là liên sườn V hay VI đường nách giữa đối với cả TMMP và TKMP
c. Nối ODL với hệ thống kín được tạo ra bởi cột nước (water seal)
d. Hút liên tục hệ thống với áp lực âm 15 mmHg
e. Trước khi rút ODL, bắt buộc phải có một film X-quang phổi kiểm tra
===========================================================================
BIẾN CHỨNG NGOẠI KHOA
Chọn 1 câu đúng nhất
1. Nguyên tắc điều trị huyết khối tĩnh mạch kheo:
a. NSAID, băng ép
b. Warfarin
c. Heparin kết hợp warfarin
d. Tiêu huyết khối trực tiếp hay mở tĩnh mạch lấy huyết khối
e. Đặt tấm lọc tĩnh mạch chủ dưới
2. Để phát hiện sớm nhồi máu cơ tim hậu phẫu, biện pháp nào sau đây được chọn lựa:
a. Theo dõi ECG liên tục trong 48 giờ đầu sau mổ
b. Chụp động mạch vành thường qui sau mổ
c. Siêu âm tim thường qui sau mổ
d. Định lượng men tim thường qui sau mổ
e. Câu A,B,C,D sai
3. Xét nghiệm có giá trị cao nhất trong chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch:
a. D-dimers
b. Siêu âm tĩnh mạch (Doppler)
c. X-quang tĩnh mạch (phlebography)
d. Số lượng tiểu cầu
e. Xét nghiệm đánh giá độ bền thành mạch
4. Cơ chế bệnh sinh của hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS):

a. Tổn thương phế quản tận
b. Tổn thương màng phế nang
c. Tổn thương thành mao mạch phổi
d. Câu B,C đúng
5. Khi phát hiện thành bụng bị bung và ruột phòi ra ngoài, thái độ xử trí tức thời của bạn:
a. Mang gant, nhét ruột vào lại khoang bụng
b. Tưới nước muối sinh lý vào ruột
c. Che ruột phòi với gạc tẩm Vaseline
d. Cho BN thuốc an thần
e. Câu A,B,C,D sai
6. Nguyên nhân thường gặp nhất của tụ máu vết mổ:
a. Cầm máu vết mổ không kỹ
b. Khâu vết mổ không chặt
c. BN có rối loạn đông máu
d. BN vận động sớm sau mổ
7. Phương pháp điều trị phẫu thuật dò tiêu hoá nào sau đây SAI:
a. Khâu lại lỗ dò
b. Khâu bít đoạn ruột có tổn thương gây dò
c. Đưa đoạn ruột phía trên tổn thương ra ngoài
d. Nối tắt đoạn ruột trên và dưới nơi tổn thương
8. Biện pháp điều trị xẹp phổi sau mổ nào sau đây KHÔNG được xem là biện pháp được chọn lựa
đầu tiên:
a. Làm cho phổi nở
b. Bồi hoàn sự thiếu hụt nước
c. Cho kháng sinh
d. Thông khí nhân tạo với áp lực dương liên tục (CPAP)
9. Nguyên tắc điều trị hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) KHÔNG bao gồm:
a. Điều trị nguyên nhân
b. Truyền nhiều nước. Duy trì thể tích trong lòng mạch ở mức trên của giới hạn bình
thường

c. Hỗ trợ hô hấp. Duy trì SaO2 trong khoảng 90% với FiO2 nhỏ hơn 65%
10. Biện pháp điều trị nào sau đây KHÔNG cải thiện tình trạng liệt ruột kéo dài trên lâm sàng:
a. Ngưng thuốc giảm đau tác động lên hệ TKTW
b. Điều chỉnh rối loạn nước và điện giải
c. Thông dạ dày
d. Vận động
e. Neostigmine
===========================================================================
DINH DƯỠNG TRONG NGOẠI KHOA
Chọn 1 câu đúng nhất
1. Một người khoẻ mạnh có nhu cầu năng lượng hằng ngày là 1800 Kcal. Người này cần một lượng
protein là bao nhiêu để bảo đảm sự cân bằng về nitơ của cơ thể:
a. 30 gm
b. 45 gm
c. 60 gm
d. 90 gm
2. Trên thực tế lâm sàng KHÔNG có hình thức nuôi dưỡng nào sau đây:
a. Hỗ trợ qua đường tiêu hoá
b. Toàn phần qua đường tiêu hoá
c. Hỗ trợ qua đường tĩnh mạch
d. Toàn phần qua đường tĩnh mạch
3. Trường hợp nào sau đây KHÔNG có chỉ định dinh dưỡng toàn phần qua đường tĩnh mạch:
a. Miệng nối đại tràng
b. Miệng nối thực quản
c. Hội chứng ruột ngắn trầm trọng
d. Viêm tuỵ hoại tử
4. Suy dinh dưỡng Marasmus có thể gặp trong các bệnh lý sau, TRỪ:
a. Ung thư thực quản
b. Ung thư dạ dày
c. Tâm thần

d. Suy thận
5. Để đánh giá lượng năng lượng mà BN nhận được có đáp ứng đầy đủ nhu cầu năng lượng của cơ
thể BN hay không, cần dựa vào:
a. Mức độ tăng cân của BN
b. Nồng độ albumin huyết tương của BN
c. Nồng độ protein huyết tương của BN
d. Lượng nitơ nước tiểu 24 giờ
e. Cân bằng nitơ của cơ thể BN
6. Ở một người bình thường, nhu cầu năng lượng hằng ngày được phân bổ cho:
a. Chỉ glucid
b. Chỉ lipid
c. Glucid và lipid
d. Glucid, lipid và protid
7. Suy dinh dưỡng Marasmus có thể gặp trong các bệnh lý sau, TRỪ:
a. Ung thư thực quản
b. Chấn thương/ bỏng nặng
c. Tâm thần
d. Nghiện rượu
8. Chứng gan nhiễm mỡ có liên quan đến dữ kiện nào sau đây:
a. Nuôi dưỡng hỗ trợ qua đường tĩnh mạch
b. Nuôi dưỡng bằng glucid quá mức
c. Giảm albumin
d. Câu A,B,C đúng
e. Câu A,B,C sai
9. Nhu cầu năng lượng hằng ngày sẽ tỉ lệ thuận với các yếu tố sau, TRỪ:
a. Chiều cao
b. cân nặng
c. Tuổi tác
d. Chỉ số hoạt động
10. Dinh dưỡng hỗ trợ qua đường tĩnh mạch được chỉ định trong trường hợp nào sau đây:

a. Chuẩn bị trước mổ BN ung thư thực quản
b. Chuẩn bị trước mổ BN thoát vị bẹn
c. Hậu phẫu viêm ruột thừa cấp
d. Hậu phẫu cắt bướu giáp
e. Hậu phẫu đoạn nhũ
===========================================================================
THOÁT VỊ THÀNH BỤNG
BẠN HÃY CHỌN MỘT CÂU ĐÚNG NHẤT
1. Ở BN bị thoát vị bẹn nghẹt , các yếu tố sau đây chứng tỏ ruột nghẹt trong khối thoát vị đã bị hoại
tử, TRỪ:
a. Nhập viện sau 12 giờ
b. Đau nhiều
c. Sốt, số lượng bạch cầu tăng
d. Da vùng bẹn tấy đỏ
e. Viêm phúc mạc
2. Giới hạn nào sau đây của ống bịt, nơi xảy ra thoát vị bịt, được cho là đúng:
a. Ngành chậu mu, bờ trên cơ và màng bịt
b. Ngành chậu mu, bờ dưới cơ và màng bịt
c. Ngành ngồi mu, bờ trên cơ và màng bịt
d. Ngành ngồi mu, bờ dưới cơ và màng bịt
3. Đặc điểm nào sau đây của thoát vị bẹn gián tiếp được cho là SAI:
a. Thường xuất hiện ở bên phải nhiều hơn là bên trái
b. Là một loại thoát vị bẩm sinh
c. Có cổ túi tương ứng với lỗ bẹn sâu
d. Có nguy cơ nghẹt cao hơn thoát vị bẹn trực tiếp
e. Tần suất xảy ra càng tăng khi tuổi càng tăng
4. Nghẹt là một biến chứng thường gặp của thoát vị. Vị trí nghẹt trong thoát vị bẹn gián tiếp nghẹt
thường là cấu trúc giải phẫu nào sau đây:
a. Lỗ bẹn nông
b. Lỗ bẹn sâu

c. Ống đùi
d. Tam giác bẹn
e. Ống bẹn
5. Loại thoát vị nào sau đây xảy ra phổ biến ở nam giới hơn là ở nữ giới:
a. Thoát vị bẹn trực tiếp
b. Thoát vị đùi
c. Thoát vị vết mổ
d. Thoát vị rốn
6. Loại thoát vị nào sau đây HẦU NHƯ là thoát vị gian thành:
a. Thoát vị đùi
b. Thoát vị thượng vị
c. Thoát vị Spigelian
d. Thoát vị bịt
7. Thoát vị vết mổ không hoàn toàn có đặc điểm lâm sàng gần với loại thoát vị nào sau đây nhất:
a. Thoát vị gian thành
b. Thoát vị Richter
c. Thoát vị kẹt
d. Thoát vị nội
e. Câu A,B,C,D sai
8. Thoát vị Spigelian là:
a. Một loại thoát vị nội
b. Một loại thoát vị trượt
c. Một loại thoát vị gian thành
d. Một loại thoát vị kẹt
e. Một loại thoát vị nghẹt
9. Lý do làm cho khối thoát vị bẹn gián tiếp xuất hiện chậm và biến mất chậm là:
a. Khối thoát vị phải đi qua một chỗ hẹp là lổ bẹn nông
b. Khối thoát vị thường quá to
c. Thành phần trong túi thoát vị thường bị kẹt trong túi
d. Thành phần trong túi thoát vị thường bị nghẹt trong túi

e. Câu A,B,C,D sai
10. Bước nào sau đây trong quá trình thực hiện nghiệm pháp chẹn lỗ bẹn sâu được cho là đúng:
a. Cho BN nằm ngữa, người khám đứng phía bên đối diện với bên thoát vị
b. Đẩy khối thoát vị vào lại xoang bụng
c. Xác định vị trí lỗ bẹn sâu, dùng đầu các ngón tay chụm lại ấn vào vị trí này
d. Yêu cầu BN ho, nếu thấy khối thoát vị xuất hiện, BN bị thoát vị bẹn gián tiếp
===========================================================================
SỎI ĐƯỜNG MẬT
BẠN HÃY CHỌN MỘT CÂU ĐÚNG NHẤT
1. Một BN được siêu âm đường mật. Siêu âm không phát hiện sỏi ống mật chủ và đo được đường
kính của ống mật chủ là 4mm. Kết quả xét nghiệm: bilirubin TP 1,7 mm%, phosphatase kiềm 155
UI/L, AST 95 UI/L, ALT, 85 UI/L. Để loại trừ sỏi ống mật chủ, BN này cần được chỉ định:
a. CT
b. ERCP
c. MRCP
d. PTC
2. So với chẩn đoán sỏi đường mật bằng ERCP, chẩn đoán sỏi đường mật bằng siêu âm qua nội soi có
đặc điểm khác biệt nào sau đây:
a. Không xâm lấn
b. Không gây viêm tuỵ cấp
c. Không có giá trị chẩn đoán sỏi gan
d. Độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn
e. Câu A,B,C,D đúng
3. BN có sỏi ống mật chủ KHÔNG thể có biểu hiện lâm sàng nào sau đây:
a. Cơn đau quặn mật, kế tiếp là vàng da
b. Cơn đau quặn mật, kế tiếp là sốt
c. Sốt, kế tiếp là vàng da
d. Cơn đau quặn mật kèm theo sốt tiếp theo là vàng da
e. Cơn đau quặn mật kèm theo vàng da tiếp theo là sốt
4. Phương tiện chẩn đoán nào sau đây có giá trị chẩn đoán sỏi đường mật cao nhất:

a. Siêu âm
b. Siêu âm qua nội soi
c. ERCP
d. MRCP
e. CT
5. Một BN được siêu âm đường mật. Siêu âm không phát hiện sỏi ống mật chủ và đo được đường
kính của ống mật chủ là 7mm. Kết quả xét nghiệm: bilirubin TP 1,4 mm%, phosphatase kiềm 145
UI/L, AST 95 UI/L, ALT, 85 UI/L. Để loại trừ sỏi ống mật chủ, BN này cần được chỉ định:
a. CT
b. ERCP
c. MRCP
d. PTC
6. Để chẩn đoán phân biệt giữa bệnh lý sỏi đường mật và các bệnh lý khác, điều quan trọng nhất là:
a. Đánh giá mức độ và tính chất của các cơn đau
b. Đánh giá mức độ và tính chất vàng da
c. Đánh giá mức độ và tính chất sốt
d. Xác định chính xác kích thước của đường mật
e. Xác định chính xác sự hiện diện của sỏi trong đường mật
7. Đặc điểm nào sau đây của sỏi đường mật ở các nước Âu-Mỹ đúng và khác biệt với sỏi đường mật
ở các nước châu Á:
a. Phần lớn là sỏi thứ phát
b. Phần lớn là sỏi sắc tố mật
c. Phần lớn là sỏi ống mật chủ
d. Câu A,C đúng
e. Câu A,B,C đúng
8. Đặc điểm nào sau đây của sỏi gan được cho là SAI:
a. Sỏi nguyên phát
b. Sỏi sắc tố nâu
c. Tỉ lệ mắc bệnh ở nam tương đương nữ
d. Đa số sỏi khu trú ở gan phải

e. Đa số BN có tổn thương đường mật phối hợp
9. Sỏi gan có đặc điểm nào sau đây đúng và khác biệt so với sỏi ống mật chủ :
a. Hầu hết là sỏi nguyên phát
b. Hầu hết là sỏi sắc tố nâu
c. Hầu hết có tổn thương đường mật phối hợp
d. Câu A,B,C đúng
10. Phần lớn sỏi đường mật ở các nước Âu-Mỹ là:
a. Sỏi nguyên phát
b. Sỏi thứ phát
c. Sỏi sắc tố đen
d. Sỏi cholesterol
e. Câu B,D đúng
11. Sỏi đường mật ở Việt Nam có đặc điểm
a. Hình thành tại chỗ, kèm với sỏi gan
b. Sắc tố mật tạo nên
c. Liên quan nhiễm trùng đường mật và giun
d. Tất cả đều đúng
12. Sỏi đường mật ở các nước Âu Mỹ có đặc điểm
a. Do sắc tố mật tạo nên
b. Liên quan với nhiễm trùng đường mật và giun
c. Sỏi hình thành ở túi mật
d. Sỏi hình thành tại chỗ kèm với sỏi gan
13. Bệnh sinh của sỏi đường mật
a. Do ký sinh trùng đường mật tạo thành nhân
b. Gia tăng sự lắng đọng sắc tố mật
c. Gia tăng sự lắng đọng muối mật
d. Tất cả đều đúng
14. Sỏi đường mật có vị trí đa số là
a. Sỏi ống gan chung
b. Sỏi ống mật chủ

c. Sỏi cổ túi mật
d. Sỏi túi mật
15. Sỏi ống mật chủ có đặc điểm
a. Sỏi sắc tố mật, mềm, bóp dễ vỡ
b. Sỏi Calci, cứng chắc
c. Sỏi Urat, mềm, bóp dễ vỡ
d. Sỏi Oxalat, cứng, chắc
16. Tam chứng Charcot trong sỏi đường mật
a. Sốt, tụt huyết áp, vàng niêm mạc
b. Vàng da, đau thượng vị, khó thở
c. Sốt, vàng da, đau hạ sườn phải
d. Đau ngực, khó thở, vàng niêm mạc
17. Đặc điểm của cơn đau trong tam chứng Charcot (sỏi đường mật)
a. Đau từ từ, âm ỉ, kéo dài, đau lan lên 2 vai hay lan ra sau lưng
b. Đau đột ngột, âm ỉ trong thời gian ngắn, đau lan lên vai trái hay lan ra sau lưng
c. Đau từ từ, dữ dội trong thời gian ngẵn, đau lan lên 2 vai hay lan ra sau lưng
d. Đau đột ngột, dữ dội, kéo dài, đau lan lên vai phải hay ra sau lưng
18. Vị trí của cơn đau trong tam chứng Charcot (sỏi đường mật)
a. Hạ sườn phải
b. Hạ sườn trái
c. Thượng vị
d. Quanh rốn
19. Đặc điểm của sốt trong tam chứng Charcot (sỏi đường mật)
a. Sốt cao đơn thuần
b. Sốt vừa hoặc cao đơn thuần
c. Sốt kèm theo lạnh run trước khi đau vài giờ
d. Sốt kèm theo lạnh run sau khi đau vài giờ
20. Mức độ sốt thường gặp trong tam chứng Charcot (sỏi đường mật)
a. Sốt nhẹ 37,5-38
o

C
b. Sốt vừa 38-39
o
C
c. Sốt cao 39-40
o
C
d. Sốt rất cao 40-41
o
C
21. Đặc điểm vàng da trong tam chứng Charcot (sỏi đường mật)
a. Xuất hiện sau khi sốt vài ngày với nhiều mức độ khác nhau
b. Xuất hiện trước khi sốt vài ngày với nhiều mức độ khác nhau
c. Xuất hiện ngay khi sốt với nhiều mức độ khác nhau
d. Tất cả đều sai
22. Đặc điểm vàng da ứ mật trong tam chứng Charcot (sỏi đường mật)
a. Vàng mắt, vàng da - niêm mạc, nước tiểu và phân có màu bình thường
b. Vàng mắt, vàng da, nước tiểu sậm màu, phân bạc màu
c. Vàng mắt, vàng niêm mạc, nước tiểu trắng, phân sậm màu
d. Vàng mắt, vàng da - niêm mạc, nước tiểu trắng, phân bạc màu
23. Đặc điểm thường gặp của gan khi khám bệnh nhân sỏi đường mật
a. Gan co nhỏ, mềm, ấn đau
b. Gan to, thòng dưới bờ sườn, mềm, ấn đau
c. Gan co nhỏ, chắc, ấn không đau
d. Gan to, thòng dưới bờ sườn, chắc, ấn không đau
24. Triệu chứng thực thể sỏi đường mật
a. Đau hạ sườn phải, gan nhỏ, vàng mắt và da, không ngứa
b. Đau hạ sườn trái, gan thòng dưới bờ sườn, chắc, ấn không đau, không ngứa da
c. Đau thượng vị, túi mật co nhỏ, gan nhỏ, vàng mắt vàng da
d. Ngứa da, túi mật căng to, gan to, vàng da ứ mật

25. Xét nghiệm sinh hóa bệnh sỏi đường mật
a. Bilirunine gián tiếp (dạng chưa kết hợp) tăng cao
b. Bilirubin trực tiếp (dạng kết hợp) tăng cao
c. Cả Bilirubin trực tiếp và gián tiếp đều tăng cao
d. Tất cả đều sai
26. Xét nghiệm sinh hóa bệnh sỏi đường mật
a. Tỷ lệ Prothrombine tăng, thời gian QT kéo dài
b. Bilirubin gián tiếp tăng, muối mật tăng, men transaminase giảm
c. Muối mật tăng, Cholesterol tăng, Phosphatase kiềm tăng, SGOT,SGPT tăng
d. Tất cả đều đúng
27. Dd
===========================================================================
SỎI TÚI MẬT
BẠN HÃY CHỌN MỘT CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT
1. Cơn đau quặn mật thường xuất hiện:
a. Ngay khi bắt đầu ăn
b. Ngay sau bữa ăn
c. 30 phút sau ăn
d. Vài giờ sau ăn
2. Biến chứng của sỏi túi mật KHÔNG bao gồm:
a. Viêm túi mật cấp
b. Viêm túi mật mãn
c. Viêm tuỵ cấp
d. Viêm tuỵ mãn
3. Để loại trừ sỏi đường mật phối hợp với sỏi túi mật, xét nghiệm nào sau đây được chỉ định:
a. Siêu âm
b. AST,ALT
c. Phosphatse kiềm
d. Bilirubin
e. Câu A,B,C,D đúng

4. BN bị viêm túi mật có biến chứng (nung mũ, hoại tử) thường có số lượng bạch cầu (/mm3) trên:
a. 10.000
b. 12.000
c. 15.000
d. 20.000
5. Triệu chứng cận lâm sàng của BN đang có cơn đau quặn mật (do sỏi kẹt cổ túi mật):
a. Số lượng BC tăng
b. Bilirubin tăng
c. Phosphatase kiềm tăng
d. AST/ALT tăng
e. Câu A,B,C,D sai
6. Ở BN có cơn đau quặn mật kéo dài 6 giờ, khả năng nào sau đây đã xảy ra:
a. Sỏi kẹt cổ túi mật
b. Viêm túi mật (phù nề)
c. Viêm túi mật (nung mũ)
d. Viêm túi mật (hoại tử)
7. Một BN, đã được chẩn đoán sỏi túi mật, có cơn vùng dưới sườn phải kéo dài 24 giờ, khả năng nào
sau đây đã xảy ra:
a. Sỏi kẹt cổ túi mật
b. Viêm túi mật (phù nề)
c. Viêm túi mật (nung mũ)
d. Viêm túi mật (hoại tử)
8. Loại rối loạn vận động gây cơn đau quặn mật:
a. Tăng co bóp túi mật
b. Tăng co bóp đường mật
c. Tăng co bóp cơ vòng Oddi
d. Câu A,C
9. Tỉ lệ BN bị sỏi túi mật có sỏi đường mật phối hợp là (%):
a. 10
b. 20

c. 30
d. 40
10. Để loại trừ viêm gan phối hợp với sỏi túi mật, xét nghiệm nào sau đây được chỉ định:
a. Huyết thanh chẩn đoán virus viêm gan
b. AST,ALT
c. Bilirubin
d. Sinh thiết gan
===========================================================================
VIÊM TUỴ CẤP
BẠN HÃY CHỌN MỘT CÂU ĐÚNG NHẤT
1. Trong chẩn đoán viêm tuỵ cấp, so với siêu âm thường quy, siêu âm qua nội soi có giá trị cao hơn
trong việc:
a. Phát hiện tuỵ tăng kích thước
b. Phát hiện dịch quanh tuỵ
c. Phát hiện nút nhầy mật hay sỏi vi thể
d. Câu A,B,C đúng
e. Câu A,B,C sai
2. Trong viêm tuỵ cấp, amylase huyết tương thường trở về bình thường:
a. Trong vòng 24 giờ
b. Trong vòng 1-3 ngày
c. Trong vòng 5-7 ngày
d. Trong vòng 7-10 ngày
3. Chẩn đoán phân biệt giữa tụ dịch quanh tuỵ nhiễm trùng và hoại tử tuỵ nhiễm trùng, hai biến
chứng của viêm tuỵ cấp, chủ yếu dựa vào:
a. Sự có mặt hay không của hội chứng nhiễm trùng
b. Sự có mặt hay không của vùng tụ dịch quanh tuỵ
c. Sự có mặt hay không của vùng tuỵ hoại tử
d. Kết quả chọc hút sinh thiết
4. Dấu hiệu Cullen là:
a. Mảng phớt xanh vùng rốn

b. Mảng bầm máu vùng rốn
c. Mảng đỏ trên da vùng rốn
d. Khối phồng ở vùng rốn
5. BN bị viêm tuỵ cấp thể nặng có thể bị truỵ tim mạch. Nguyên nhân của truỵ tim mạch thường là:
a. Giảm thể tích tuần hoàn
b. Suy chức năng co bóp của cơ tim
c. Chèn ép khoang màng tim (tamponade)
d. Nhiễm trùng huyết
e. Tắc động mạch phổi
6. Xét nghiệm được chỉ định rộng rãi nhất để chẩn đoán viêm tuỵ cấp:
a. Amylase
b. p-amylase
c. Lipase
d. CRP (C-reactive protein)
7. Viêm tuỵ cấp thể phù nề biểu hiện bằng các hình ảnh sau trên CT, TRỪ:
a. Tụy tăng kích thước
b. Tụy tăng đậm độ
c. Tụy tăng quang không đều
d. Xoá nhoà lớp mỡ quanh tuỵ
e. Có tụ dịch trong và sau phúc mạc
8. Biểu hiện lâm sàng nào sau đây KHÔNG chứng tỏ viêm tuỵ cấp ở thể nặng (hoại tử):
a. HC viêm phúc mạc toàn diện
b. HC suy hô hấp cấp
c. HC tắc mật + HC nhiễm trùng
d. HC xuất huyết nội
e. HC tắc ruột
9. Amylase huyết tương tăng kép dài ở BN viêm tuỵ cấp gợi ý:
a. Viêm tuỵ hoại tử
b. Tụ dịch quanh tuỵ
c. Nang giả tuỵ

d. Viêm tuỵ mãn
10. Trong viêm tuỵ cấp, tỉ lệ mà các phương tiện chẩn đoán hình ảnh có thể không phát hiện tuỵ tăng
kích thước là (%):
a. 5-10
b. 10-20
c. 20-30
d. 30-40
===========================================================================
TRĨ
BẠN HÃY CHỌN MỘT CÂU ĐÚNG NHẤT
1. Tính chất của trĩ sa độ 4:
a. Búi phồng ra ngoài khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được
b. Búi phồng xuất hiện trên bề mặt tấm đệm hậu môn, chưa sa
c. Búi phồng sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự lên
d. Búi phồng sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử
2. Triệu chứng cơ năng nào sau đây KHÔNG phù hợp với chẩn đoán bệnh trĩ:
a. Đau nhức liên tục vùng hậu môn hơn 2 tuần
b. Tiêu phân có máu bầm
c. Có cảm giác mót rặn khi đi tiêu
d. Sụt cân
e. Câu A,B,C,D đúng
3. Các nguyên nhân sau đây làm cho áp lực xoang tĩnh mạch trĩ tăng khi đi tiêu, TRỪ:
a. Táo bón
b. Tiêu chảy phân nước lượng nhiều
c. Tiêu chảy phân nhầy kèm mót rặn
d. Ngồi lâu khi đi tiêu
4. Tính chất của trĩ sa độ 3:
a. Búi phồng ra ngoài khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được
b. Búi phồng xuất hiện trên bề mặt tấm đệm hậu môn, chưa sa
c. Búi phồng sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự lên

d. Búi phồng sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử
5. Triệu chứng thực thể nào sau đây phù hợp với chẩn đoán bệnh trĩ:
a. Thiếu máu cấp hay mãn tính
b. Khối sưng tấy cạnh hậu môn
c. Khối sượng cứng ở ống hậu môn
d. Sờ được hạch bẹn hai bên
e. Một vết loét lâu lành ở ống hậu môn
6. Chọn câu SAI: tính chất của búi trĩ ngoại:
a. Màu tím sẫm
b. Bề mặt phẳng
c. Mật độ chắc
7. Vị trí thường gặp nhất của các búi trĩ trong ống hậu môn là:
a. Trái trước, phải trước và phải sau
b. Phải trước, trái trước và trái sau
c. Trái bên, phải trước và phải sau
d. Trái trước, trái sau và phải bên
8. Đặc điểm nào sau đây đúng đối với trĩ ngoại:
a. Có thể gây đau
b. Có thể gây chảy máu
c. Có thể gây “ướt” hậu môn
d. Câu A,B,C đúng
9. Nguyên nhân làm cho búi trĩ ngoại dễ bị huyết khối là:
a. Có sự bế tắc tuần hoàn trong các xoang tĩnh mạch trĩ dưới
b. Có sự ứ trệ tuần hoàn trong các xoang tĩnh mạch trĩ dưới
c. Có sự hiện diện các yếu tố đông máu trong các xoang tĩnh mạch trĩ dưới
d. Thành các xoang tĩnh mạch trĩ dưới dễ bị tổn thương
10. Các bệnh lý sau đây có thể gây ra trĩ triệu chứng, TRỪ
a. Suy van tĩnh mạch chậu trong
b. Khối u vùng chậu chèn ép tĩnh mạch chậu trong
c. Dò động-tĩnh mạch chậu trong

d. Huyết khối tĩnh mạch chậu trong
===========================================================================
LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG
BẠN HÃY CHỌN MỘT CÂU ĐÚNG NHẤT
1. Ở BN có hội chứng ứ đọng dạ dày, X-quang dạ dày được chỉ định trong trường hợp nào sau đây:
a. Chẩn đoán phân biệt giữa nghẹt môn vị với nghẹt sau môn vị
b. Chẩn đoán phân biệt giữa nghẹt môn vị với bệnh lý mất trương lực (liệt) dạ dày
c. Chẩn đoán phân biệt giữa nghẹt với bán nghẹt môn vị
d. Chẩn đoán phân biệt giữa nghẹt do loét tá tràng với nghẹt do ung thư hang vị
e. Câu A,B,C,D đúng
2. Nguy cơ bị loét dạ dày-tá tràng trong suốt cuộc đời của mỗi người vào khoảng (%):

×