Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA SINH HỌC 11 NÂNG CAO HỌC KÌ II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.91 KB, 8 trang )

Ôn tập sinh học 11-NC THPT Lê Quý Đôn – Long An
PHẦN LÝ THUYỀT
Câu 1: Giải thích tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn đập được một thời gian ngắn nếu ta ngâm
vào dung dịch dinh dưỡng thích hợp và có O
2
?Vì sao nhịp tim của trẻ con thường cao hơn người
lớn?
TL:
*Vì tim có tính tự động, do hệ thống nút và sợi đặc biệt phối hợp hoạt động: nút xoang nhĩ có khả
năng tự phát nhịp, xung thần kinh được truyền tới 2 tâm nhĩ và nút nhĩ thất, rồi truyền theo bó His tới
mạng Puóckin phân bố trong thành cơ giữa 2 tâm thất làm các tâm thất, tâm nhĩ co
*Vì: + Tim yếu => tạo lực yếu
+ Hoạt động trao đổi chất mạnh, nhu cầu O
2
cao
+ Thể tích tim nhỏ
Câu 2: Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi?
TL:
- Vì tim hoạt động có tính chu kì: thời gian co tâm nhĩ: 0,1 s, thời gian co tâm thất: 0,3s, thời gian
giãn chung: 0,4s
- Thời gian nghỉ trong 1 chu kì tim đủ để phục hồi khả năng hoạt động của cơ tim. Nếu xét riêng
hoạt động của thành cơ thuộc các ngăn tim thì thời gian nghỉ co nhiều hơn thời gian co của các ngăn
tim
Câu 3: Giải thích tại sao hệ tuần hoàn hở thích hợp cho ĐV có kích thước cơ thể nhỏ và hoạt
động chậm? Vì sao các ĐV có xương sống kích thước cơ thể lớn cần phải có hệ tuần hoàn kín?
TL:
- Những ĐV có kích thước cơ thể nhỏ, hoạt động chậm tốn ít NL, nhu cầu cung cấp chất dinh
dưỡng và đào thải thấp
- HTH hở chưa có cấu tạo hoàn hảo, vận tốc vận chuyển máu chậm, dòng máu có áp lực thấp,
không điều hoà được do đó khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng và chất đào thải kém, chỉ đáp ứng
được cho những cơ thể sinh vật có nhu cầu cung cấp và đào thải thấp


- Những ĐV có kích thước cơ thể lớn, hoạt động mạnh tốn nhiều NL, nhu cầu cung cấp chất dinh
dưỡng và đào thải cao
- HTH kín có cấu tạo hoàn hảo, vận tốc vận chuyển máu nhanh, dòng máu lưu thông liên tục trong
mạch với áp lực cao, có thể điều hoà được do đó khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng và chất đào thải
tốt, đáp ứng được cho những cơ thể sinh vật có nhu cầu cung cấp và đào thải cao
Câu 4: Trình bày thí nghiệm và giải thích tính hướng đất (hướng trọng lực) và hướng sáng của
thực vật?
TL:
*Hướng đất (hướng trọng lực)
- Thí nghiệm: Đặt hạt đậu mới nảy mầm ở vị trí nằm ngang
- Kết quả: rễ cong xuống, thân cong lên
- Giải thích:
+ Vận động hướng đất theo chiều lực hút của trái đất là do sự phân bố không đều của auxin ở hai
mặt của rễ. Mặt trên có lượng auxin thích hợp cho sự phân chia kéo dài tế bào làm rễ cong xuống đất
(Rễ hướng đất dương).
+ Hàm lượng auxin ở mặt dưới của chồi ngọn nhiều hơn mặt trên nên tế bào phân chia kéo dài làm
chồi ngọn quay lên trên (Chồi ngọn hướng đất âm)
* Hướng sáng
- Thí nghiệm: Ở trong hộp kín có một lổ tròn, đặt cây vào trong.
- Kết quả: chồi ngọn vươn về phía ánh sáng (hướng sáng dương)
- Giải thích:
+ Do sự phân bố auxin mà cụ thể là axit indolaxetic (AIA) không đều nhau. Auxin vận chuyển chủ
động về phía ánh sáng. Lượng auxin nhiều kích thích sự kéo dài của tế bào.
+ AIA được xâm nhập vào thành tế bào làm đứt các vách ngang của xenlulozơ làm cho tế bào dãn
dài ra.
Trang 1
THPT Lê Quý Đôn – Long An Ôn tập sinh học 11-NC
Câu 5: Trình bày thí nghiệm và giải thích tính hướng nước và hướng hóa của thực vật?
TL:
*Hướng nước

- TN: gieo hạt vào chậu thủng lổ hay trên lưới thép có bông ẩm, treo nghiêng, chờ đến khi hạt nảy
mầm.
- Kết quả: rễ mọc theo nguồn nước (hướng nước dương)
- Giải thích: Nước đóng vai trò là tác nhân kích thích của môi trường dẫn đến phản ứng hướng
nước.
*Hướng hóa
- TN: đặt hạt nảy mầm trên lưới sát mặt đất, ở giữa chậu thứ nhất đặt bình xốp chứa phân bón, ở
giữa chậu thứ hai đặc bình chứa hóa chất độc hại (arsenat hay fluorua)
- Kết quả: rễ cây phát triển đến nguồn chất dinh dưỡng (hướng động dương) và tránh xa nguồn hóa
chất độc hại (hướng động âm)
- Giải thích: rễ cây luôn phát triển hướng đến nguồn chất dinh dưỡng để hấp thụ muối khoáng
Câu 6: Ứng động không sinh trưởng là gì? Nêu 2 ví dụ về ứng động không sinh trưởng và giải
thích.
TL:
*Ứng động không sinh trưởng
- Là các vận động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào cây, chỉ liên quan đến sức trương
nước, xảy ra sự lan truyền kích thích, có phản ứng nhanh ở các miền chuyên hóa của cơ quan.
- Là vận động cảm ứng mạnh mẽ do chấn động và và chạm cơ học
VD1: Vận động tự vệ ở cây trinh nữ.
- Lá cây trinh nữ cụp xuống khi bị kích thích
- Giải thích: Do sự giảm sút sức trương của thể gối ở cuống lá và gốc lá chét. Vận chuyển ion K+ đi
ra khỏi không bào gây sự mất nước, giảm áp suất thẩm thấu.
→ Vận động tự vệ ở cây trinh nữ liên quan đến sức trương nước.
VD2: Vận động bắt mồi ở thực vật.
- Cây ăn sâu bọ (cây nắp ấm, cây bắt ruồi, cây gọng vó)
- Giải thích: Nhờ sức trương nước của tế bào. Khi con mồi chạm vào lá làm sức trương nước giảm,
làm cho các gai, lông, tua cụp xuống giữ chặt con mồi.
Câu 7: Ứng động sinh trưởng là gì? Có các kiểu ứng động sinh trưởng nào?(trình bày và nêu ví
dụ cho mỗi kiểu)
TL:

- Ứng động sinh trưởng là là các vận động có liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào
cây. Thường là các vận động theo đồng hồ sinh học.
- Các kiểu ứng động sinh trưởng:
* Vận động quấn vòng (vận động tạo giàn, vận động xoắn ốc):
- Do sự di chuyển đỉnh, chóp của thân leo, các tua cuốn tạo các vòng giống nhau di chuyển liên tục
quanh trục của nó. Hoocmon giberelin có tác dụng kích thích vận động.
- VD: Rau muống có sự quấn vòng diễn ra cứ 5’ một lần. Trong 3h đỉnh chồi của rau muóng chuyển
35 vị trí theo vòng xoắn.
* Vận động nở hoa:
- Cảm ứng theo nhiệt độ: Hoa nghệ tây, hoa mười giờ, hoa tuylíp…
- Cảm ứng theo ánh sáng: Hoa cúc khép lại ban đêm nở ra khi có ánh sáng. Hoa quỳnh và hoa dạ
hương nở vào ban đêm, hoa me đất nở lúc sáng sớm…
→ Vận động nở hoa có sự tham gia của hoocmon thực vật: auxin, giberelin…
* Vận động ngủ, thức:
- Lá các cây họ Đậu và họ Chua me xòe ra khi kích thích, cụp lại khi ngủ theo cường độ ánh sáng
và nhiệt độ.
- Chồi ngủ ở một số cây bàng, phương, khoai tây, cây xứ lạnh.
Trang 2
Ôn tập sinh học 11-NC THPT Lê Quý Đôn – Long An
Câu 8: So sánh sự khác nhau của hướng động và ứng động?
TL:
Hướng động Ứng động
- Hướng động là hình thức phản ứng của 1 bộ
phận cây
- Trước tác nhân kích thích theo một hướng xác
định
- Hình thức phản ứng chậm hơn hình thức phản
ứng ứng động
- Hướng động ở thực vật có sự tham gia của
hoomon cùng với các nhân tố bên ngoài thuận lợi

cho các vận động.
- Hướng động gồm: hướng đất, hướng sáng,
hướng nước, hướng hóa
- Ứng động là hình thức phản ứng của cây
- Trước một tác nhân kích thích không định
hướng
- Hình thức này nhanh hơn hình thức phản ứng
hướng động
- Ứng động liên quan đến sức trương nước, co
rút chất nguyên sinh, biến đổi sinh lí, sinh hoá
theo nhịp điệu động hồ sinh học.
- Ứng động gồm: ứng động không sinh trưởng
và ứng động sinh trưởng
Câu 9: Trình bày các ví dụ trong nông nghiệp về ứng dụng vận động hướng động?
TL:
- Tính hướng đất: làm cho đất tươi xốp, thoáng khí, để cho rễ sinh trưởng, ăn sâu.
- Tính hướng nước: Nơi nào được tưới nước thì rễ phân bố tới đó, tưới nước ở rãnh làm cho rễ
vươn rộng, khi nước thấm sâu thì rễ đâm sâu
- Tính hướng hóa: Nguồn phân bón cần cho rễ thì cây vươn tới hấp thụ. Bón phân theo tán lá nơi có
nhiều rễ phụ, lông hút; bón gốc làm cho rễ phát triển theo chiều sâu. Khi trồng cần phối hợp nhiều đặc
điểm, bón nông rễ chùm, bón sâu rễ chính.
- Tính hướng sáng: trồng nhiều loại cây chú ý mật độ trồng thích hợp để nhận đủ ánh sáng. Chiếu
ánh sáng mặt đất cho cây, cành thấp thì phát triển tạo quả nhiều
Câu 10: Hãy nêu chiều hướng tiến hoá của các hình thức cảm ứng ở động vật?
TL:
+ Về cơ quan cảm ứng: từ chỗ chưa có cơ quan chuyên trách đến chỗ có cơ quan chuyên trách thu
nhận và trả lời kích thích. ở động vật có hệ thần kinh, từ dạng thần kinh lưới đến dạng thần kinh chuỗi,
thần kinh hạch và cuối cùng là dạng thần kinh ống.
+ Về cơ chế cảm ứng(sự tiếp nhận và trả lời kích thích): từ chỗ chỉ là sự biến đổi cấu trúc của các
phân tử prôtêin gây nên sự vận động của chất nguyên sinh (ở các động vật đơn bào) đến sự tiếp nhận

dẫn truyền kích thích và trả lời lại các kích thích (ở các sinh vật đa bào).
+ Ở các động vật có hệ thần kinh: từ phản xạ đơn đến phản xạ chuỗi, từ phản xạ không điều kiện
đến phản xạ có điều kiện, nhờ đó mà cơ thể có thể thích ứng linh hoạt trước mọi sự đổi thay của điều
kiện môi trường.
Sự hoàn thiện của các hình thức cảm ứng là kết quả của quá trình phát triển lịch sử, bảo đảm cho cơ
thể thích nghi để tồn tại và phát triển.
Câu 11: Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện?
TL:
Mục phân biệt Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện
1. Đặc điểm Bẩm sinh, có tính chất bền
vững, di truyền, mang tính
chủng loại, số lượng hạn
chế
Hình thành trong quá trình sống, không
bền vững, dễ mất, Không di truyền,
mang tính cá thể, không di truyền, mang
tính cá thể
2. Cơ chế Chỉ trả lời những kích
thích tương ứng
Trả lời các kích thích bất kỳ được kết
hợp với kích thích không điều kiện
3. Các cấu trúc TK
TƯ tham gia
Trung ương, trụ não, tủy
sống.
Có sự tham gia của vỏ não
Trang 3
THPT Lê Quý Đôn – Long An Ôn tập sinh học 11-NC
Câu 12: So sánh hình thức cảm ứng của các động vật có tổ chức thần kinh khác nhau?
TL:

Tổ chức thần
kinh
Ngành
động vật
Đặc điểm tổ chức thần
kinh
Khả năng cảm ứng
ĐV chưa có tổ
chức thần kinh
ĐV
nguyên
sinh
Chưa có. - Cơ thể phản ứng lại kích thích bằng sự
chuyển trạng thái co rút của chất nguyên
sinh (hướng động).
Động
vật có
tổ
chức
thần
kinh
Hệ TK
dạng
lưới
Ruột
khoang
Các tế bào cảm giác liên
kết với các tế bào thần
kinh liên hệ các tế bào
biểu mô cơ hoặc các tế

bào gai.
- Khi kích thích ở bất kì điểm nào của cơ
thể cũng gây phản ứng toàn thân.
- Phản ứng nhanh, kịp thời nhưng chưa
thật chính xác tiêu tốn nhiều năng lượng.
Hệ TK
dạng
chuỗi
hạch
Giun
Các TB TK tập trung
thành dạng chuỗi hạch TK
bụng, có não ở phía đầu từ
đó phát đi 2 chuỗi hạch
TK bụng.
- Mỗi hạch thần kinh là một trung tâm
điều khiển hoạt đông ở mỗi vùng xác
định.
- Phản ứng có định khu song vẫn chưa
hoàn toàn chính xác, tiết kiệm được năng
lượng truyền xung.
Thân mềm
và chân
khớp
Dạng TK hạch gồm hạch
não, hạch ngực và hạch
bụng. Hạch não đặc biệt
phát triển liên hệ với các
giác quan.
-Hạch não tiếp nhận kích thích từ các

giác quan, điều khiển các hoạt động phức
tạp của cơ thể.
- Phản ứng của cơ thể nhanh và chính xác
hơn.
Câu 13: Điện thế nghỉ là gì? Điện thế nghỉ được hình thành như thế nào?
TL:
*Khái niệm điện thế nghỉ:
Điện thế nghỉ là sự chênh lệch hiệu điện thế giữa 2 bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích,
phía bên trong màng mang điện âm so với bên ngoài màng điện dương
*Cơ chế hình thành điện thế nghỉ.
- Khi ở trạng thái nghỉ: Nồng độ K
+
trong TB nhiều hơn ngoài TB. Nồng độ Na+ ngoài TB nhiều
hơn trong TB. K
+
có xu hướng ra khỏi TB. Na
+
có xu hướng vào TB.
- Ở trạng thái nghỉ, màng sinh chất có tính thấm chọn lọc đối với K
+
nghĩa là cho phép kênh K
+
“mở
hé” để K
+
đi ra trong khi kênh Na
+
vẫn đóng. Khi K
+
đi ra mang theo điện tích dương (+) và các anion

(-) bị giữ lại bên trong màng đã tạo nên lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu, nên K
+
cũng không thể đi
ra một cách thoải mái (và cũng không thể đi xa khỏi màng). Hơn nữa, còn vì hoạt động của bơn Na
+
/
K
+
thường xuyên chuyển Na
+
ra và K
+
vào (theo tỉ lệ 3 Na
+
ra và 2K
+
vào) nên duy trì được tính ổn định
tương đối của điện thế nghỉ.
Câu 14: Trình bày vai trò của bơm Na – K ?
TL:
Bơm Na – K là các chất vận chuyển (bản chất là prôtêin) có ở trên màng tế bào. Bơm này có nhiệm
vụ chuyển K+ từ phía ngoài trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ K+ ở bên trong tế bào
luôn cao hơn bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ. Hoạt động của bơm Na – K tiêu tốn
năng lượng. Năng lượng do ATP cung cấp.
Bơm Na B – K còn có vai trò trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động. Bơm này chuyển Na+ từ
phía trong trả ra phía ngoài màng tế bào trong trường hợp điện thế hoạt động xuất hiện.
Câu 15: Điện thế hoạt động là gì? Điện thế hoạt động được hình thành như thế nào ?
TL:
*Khái niệm: Khi bị kích thích, tính thấm của màng thay đổi, màng chuyển từ trạng thái nghỉ sang trạng
thái hoạt động → điện thế hoạt động → (xung điện hay xung TK)

*Cơ chế hình thành: Khi có kích thích:
Trang 4
Ôn tập sinh học 11-NC THPT Lê Quý Đôn – Long An
- Cửa Na
+
mở →Na
+
tràn vào bên trong do chênh lệch građien nồng độ →(khử cực rồi đảo cực)
→chênh lệch điện thế theo hướng ngược lại: trong(+) ngoài(-).
- Cửa Na
+
mở trong khoảng khắc rồi đóng lại.
- Cửa K
+
mở → K
+
tràn qua màng ngoài →tái phân cực: trong (-) ngoài (+).
→ Quá trình biến đổi trên là quá trình hình thành điện động hay xung điện (xung thần kinh).
- Trong dịch bào chứa nhiều Na
+
hơn ngoài dịch mô.
- K
+
trong dịch bào chứa ít hơn ngoài dịch mô.
- Lập lại trật tự ban đầu bằng sự phân phối lại Na
+
, K
+
giữa trong và ngoài màng nhờ bơm Na
+

- K
+

(Cứ 3Na
+
được chuyển ra ngoài dịch mô, có 2K
+
được chuyển trở lại dịch bào)
Câu 16: Nêu Khái niệm xinap, cấu tạo của xinap và quá trình lan truyền điện thế hoạt động qua
xinap?
TL:
* Khái niệm xinap: là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào kế tiếp.
- Có 3 loại xinap:
+ Giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh.
+ Giữa tế bào thần kinh với TB cơ.
+ Giữa tế bào thần kinh với TB tuyến.
*Cấu tạo của xinap.
- Màng trước xinap: chứa chất trung gian hóa học và nhiều ti thể.
- Màng sau xinap: chứa thụ thể thu nhận thông tin
- Khe xinap.
- Chùy xinap.
*Quá trình lan truyền điện thế hoạt động qua xinap:
- Gồm 3 giai đoạn:
+ Xung thần kinh lan truyền đến chùy xinap và làm Ca
2+
vào chùy xinap.
+ Ca
2+
làm các bóng chứa chất trung gian hoá học gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng chất
trung gian hoá học vào khe xinap → màng sau.

+ Chất chất trung gian hoá học → màng sau → xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế
hoạt động hình thành được lan truyền đi tiếp.
Câu 17: Trình bày sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin?
TL:
- Xung thần kinh xuất hiện ở nơi bị kích thích được lan truyền dọc sợ trục.
- Xung thần kinh không chạy trên sợi trục nó chỉ kích thích vùng màng kế tiếp ở phía trước → thay
đổi tính thấm của màng ở vùng này→ xuất hiện xung thần kinh tiếp theo, cứ tiếp tục như vậy trên suốt
dọc sợi trục.
- Xung thần kinh chỉ gây lên sự thay đổi tính thấm ở vùng màng phía trước, còn ở phía sau nơi điện
động vừa sinh ra, màng đang ở giai đoạn trơ tuyệt đối, nên không tiếp nhận kích thích do điện động
vừa hình thành ở phía trước gây nên.
- Nếu kích thích ở giữa sợi trục thì xung thần kinh truyền theo cả 2 chiều kể từ điểm xuất phát.
- Xung thần kinh lan truyền liên tục là do sự mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ vùng
này đến vùng khác trên sợi thần kinh.
Câu 18: Trình bày sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin?
TL:
- Bao miêlin có bản chất là photpholipit, có màu trắng, có tính chất cách điện
- Bao miêlin bao bọc không liên tục mà ngắt quãng tạo thành các eo Ranvie.
- Trên sợi thần kinh có bao miêlin xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này
sang eo Ranvie khác.
- Xung thần kinh lan truyền theo lối nhảy cóc là do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp
từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.
Trang 5
THPT Lê Quý Đôn – Long An Ôn tập sinh học 11-NC
Câu 19: So sánh về đặc điểm cấu tạo, cách lan truyền, ưu và nhuợc điểm của sợi thần kinh không
có bao miêlin và sơi thần kinh có bao mielin?
TL:
Sợi TK Đặc điểm cấu tạo Cách lan truyền Ưu và nhược điểm.
Sợi không có bao
miêlin

Sợi thần kinh không
được bao bọc miêlin
Liên tục từ vùng
này sang vùng kế
bên
Lan truyền xung thần kinh
chậm.
Sợi có bao miêlin Sợi thần kinh được bao
bọc miêlin không liên
tục tạo nên các eo ranvie
Nhảy cóc từ eo
ranvie này sang eo
ranvie khác.
Lan truyền nhanh hơn so
với sợi không có bao
miêlin, tiết kiệm được
năng lượng.
Câu 20: Dựa vào đặc điểm cấu tạo và sự dẫn truyền hưng phấn qua xinap hãy giải thích tác
dụng của các loại thuốc Atrôpin, Aminazin đối với người và Dipterex đối với giun kí sinh
trong hệ tiêu hoá của lợn.
TL:
- Dùng thuốc atropin phong bế màng sau xinap sẽ làm mất khả năng nhận cảm của màng sau xinap
với chất axetylcholin, do đó làm hạn chế hưng phấn và làm giảm co thắt nên có tác dụng giảm đau.
- Thuốc aminazin có tác dụng tương tự như enzim aminoxidaza là làm phân giải adrenalin, vì thế
làm giảm bớt lượng thông tin về não nên dẫn đến an thần.
- Thuốc tẩy giun sán dipterex khi được lợn uống vào ruột thuốc sẽ ngấm vào giun sán và phá huỷ
enzim cholinesteraza ở các xinap. Do đó, sự phân giải chất axetylcholin không xảy ra. Axetylcholin sẽ
tích tụ nhiều ở màng sau xinap gây hưng phấn liên tục, cơ của giun sán sẽ co tetanos liên tục làm chúng
cứng đờ không bám được vào niêm mạc ruột- bị đẩy theo phân ra ngoài.
Câu 21: Tập tính là gì? Phân biệt và cho ví dụ về tập tính bẩm sinh và tập tính học được?

TL:
Tập tính là những chuỗi những phản ứng của động vật trả lời lại kích thích từ môi trường (bên trong
hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
+ Tập tính bẩm sinh là những hoạt động cơ bản của động vật, sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc
trưng cho loài.
Ví dụ: Nhện thực hiện rất nhiều động tác nối tiếp nhau để kết nối các sợi tơ thành một tấm lưới. Tập
tính phóng lưỡi bắt mồi của cóc, tập tính sinh sản ở động vật, tập tính di cư, ve sầu kêu vào ngày hè oi
ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
+ Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống, thông qua học tập và rút
kinh nghiệm, có thể thay đổi.
Ví dụ: Một số động vật vốn không sợ người nhưng nếu bị đuổi bắt, chúng sẽ học được kinh nghiệm
chạy trốn thật nhanh khi nhìn thấy người, chuột nghe tiếng mèo kêu là bỏ chạy.
Câu 22: Ở động vật bậc thấp có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, các
tập tính của chúng hầu hết là tập tính bẩm sinh, tại sao?
TL:
Động vật bậc thấp hệ thần kinh có cấu trúc đơn giản, số lượng tế bào thần kinh ít, nên khả năng học
tập rất thấp, việc học tập và rút kinh nghiệm rất khó khăn, thêm vào đó tuổi thọ của chúng thường ngắn
nên không có nhiều thời gian cho việc học tập. Do khả năng tiếp thu bài học kém và không có nhiều
thời gian để học và rút kinh nghiệm(do tuổi thọ ngắn) nên các động vật này sống và tồn tại được chủ
yếu là nhờ tập tính bẩm sinh.
Câu 23: Tại sao động vật có hệ thần kinh phát triển và người có rất nhiều tập tính học được?
TL:
Động vật có hệ thần kinh phát triển rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm.Tập tính
ngày càng hoàn thiện do phần học tập được bổ xung ngày càng nhiều và càng chiếm ưu thế so với
bẩm sinh. Ngoài ra động vật có hệ thần kinh phát triển thường có tuổi thọ dài, đặc biệt là giai đoạn
sinh trưởng và phát triển kéo dài cho phép động vật thành lập nhiều phản xạ có điều kiện, hoàn
thiện các tập tính phức tạp thích ứng với các điều kiện sống luôn biến đổi.
Trang 6
Ôn tập sinh học 11-NC THPT Lê Quý Đôn – Long An
Câu 24: Hãy cho biết ưu điểm và nhược điểm của tập tính sống bầy đàn ở động vật.

TL:
- Ưu điểm của tập tính sống bầy đàn trong kiếm ăn, tự vệ, bảo vệ con non, xây dựng nơi ở:
+ Kiếm ăn: chó sói cùng chung sức săn đuổi con mồi, con đầu đàn của hươu hướng dẫn cả đàn tìm
đến nơi nhiều thức ăn.
+ Tự vệ: khi gặp nguy hiểm, nhiều con trong bầy đàn bò rừng đực quây thàng vòng tròn bảo vệ con
non và con cái.
+ Xây dựng nơi ở: kiến, mối, ong cùng hợp sức xây tổ.
- Nhược điểm: tập trung số lượng lớn nhiều khi dẫn đến khó khăn về thức ăn.
Câu 25: Ở một số loài chó sói, các cá thể thường sống thành từng đàn chiếm cứ một vùng lãnh
thổ nhất định, chúng cùng nhau săn mồi và bảo vệ lãnh thổ, mỗi đàn đều có một con chó sói
đầu đàn. Con đầu đàn này có đầy quyền lực như được ăn con mồi trước sau đó còn thừa mới
đến con có thứ bậc kế tiếp. Không những thế, chỉ con đầu đàn mới được quyền sinh sản. Khi
con đầu đàn chết đi hoặc quá già yếu thì con khoẻ mạnh thứ 2 đứng kế tiếp con đầu đàn sẽ lên
thay thế.
Các hiện tượng trên mô tả hai loại tập tính xã hội quan trọng của loài sói. Hãy cho biết đó là
những loại tập tính gì và những tập tính này mang lại lợi ích gì cho loài?
TL:
- Cả hai loại tập tính xã hội như tập tính lãnh thổ và thứ bậc đều góp phần hạn chế sự tăng trưởng
quá mức của quần thể.
- Nhiều loài sinh vật có tập tính lãnh thổ và tập tính thứ bậc có thể hạn chế sự tăng trưởng của quần
thể ở mức bằng hoặc dưới sức mang của môi trường. Các tập tính này đều làm giảm tỷ lệ sinh bằng
cách hạn chế số con đực được phép tham gia sinh sản.
- Tập tính thứ bậc còn có ý nghĩa quan trọng đối với quần thể là đảm bảo duy trì vốn gen tốt tập
trung ở con đầu đàn.
PHẦN BÀI TẬP
Bài 1. Một tài xế taxi cân nặng 55 kg uống 100g rượu thì hàm lượng rượu trong máu anh ta là 2
0
/
00
( 2

phần nghìn). Có khoảng 1,5g rượu được bài tiết ra khỏi cơ thể trong 1 giờ cho mỗi 10 kg khối lượng cơ
thể. Ngay sau khi uống rượu, người đó lái xe và gây ra tai nạn giao thông rồi bỏ chạy. Cảnh sát bắt
được anh ta sau đó 3 giờ. Mẫu máu thử của anh ta lúc đó có hàm lượng rượu là 1
0
/
00
( một phần nghìn)
Hỏi lúc người tài xế gây tai nạn thì hàm lượng rượu trong máu của anh ta là bao nhiêu?
GIẢI
Lúc người tài xế gây tai nạn thì hàm lượng rượu trong máu của anh ta là:
- Sau mỗi giờ thì người nặng 55 Kg thải số rượu ra ngoài là.
(1,5g x 55kg): 10 = 8,25g
- Số rượu người đó thảy ra trong 3 giờ là: 8,25 x 3 = 24,75g
- Số rượu còn lại trong máu lúc bắt được anh ta là: 100 : 2 = 50g
- Số rượu có trong máu vào thời điểm anh ta gây tai nạn là:
50g + 24,75g = 74,75g
- Hàm lượng rượu trong máu anh ta lúc đó là:
(74,75 : 50 ) x 1
0
/
00
= 1,49
0
/
00
Bài 2. Nhịp tim của voi là 25 nhịp/phút. Giả sử thời gian nghỉ của tâm nhĩ là 2,1giây và của tâm thất là
1,5 giây. Hãy tính tỉ lệ về thời gian của các pha trong chu kì tim voi.
GIẢI
- Thời gian của 1 chu kì tim voi là: 60/25 = 2,4 giây
- Pha nhĩ co là: 2,4 – 2,1 = 0,3 giây

- Pha thất co là: 2,4 – 1,5 = 0,9 giây
- Pha giãn chung là: 2,4 – (0,3+ 0,9) = 1,2 giây
=> Tỉ lệ về thời gian các pha trong chu kì tim voi là:
0,3 : 0,9 : 1,2  1 : 3 : 4
Bài 3. Một chu kỳ tim ở người gồm 3 pha: pha co tâm nhĩ, pha co tâm thất và pha dãn chung. Thời gian
Trang 7
THPT Lê Quý Đôn – Long An Ôn tập sinh học 11-NC
trung bình của một chu kỳ tim ở người bình thường là 0,8s. Một người phụ nữ X có nhịp tim đo được
là 84 nhịp/phút. Khối lượng máu trong tim của cô ta là 132,252ml vào cuối tâm trương và 77,433ml
vào cuối tâm thu.
a. Xác định thời gian mỗi pha của một chu kỳ tim ở người phụ nữ X?
b. Tính lượng máu bơm/phút của người phụ nữ đó?
GIẢI
a. Thời gian mỗi pha của một chu kỳ tim ở người phụ nữ X
- Pha tâm nhĩ co: 60 x 0,1 / 84 x 0,8 = 0,0893s
- Pha tâm thất co: 60 x 0,3 / 84 x 0,8 = 0,2679s
- Pha dãn chung: 60 x 0,4 / 84 x 0,8 = 0,3571s
b. Lượng máu bơm/phút của người phụ nữ
84 x ( 132,252 - 77, 433) = 4 604,796ml/phút.
Bài 4. Một chu kì tim người gồm 3 pha: pha co tâm nhĩ, pha co tâm thất, pha dãn chung. Thời gian
trung bình của một chu kì tim ở người bình thường là 0,8s. Một người phụ nữ X có nhịp tim đo được là
82 nhịp/phút. Xác định thời gian mỗi pha của một chu kì tim ở người phụ nữ X?
GIẢI
Thời gian mỗi pha của một chu kì tim ở người phụ nữ X:
Tỉ lệ các pha trong chu kì tim = 1: 3: 4
- Pha co tâm nhĩ:
60
82
.
0,1

0,8
(≈ 0,09146)
- Pha co tâm thất:
60
82
.
0,3
0,8
(≈ 0,27439)
- Pha dãn chung:
60
82
.
0,4
0,8
(≈ 0,36585)
Trang 8

×