Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng BIDV TP pleiku tỉnh gia lai (quý III năm 2012)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.94 MB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
********************
ĐẶNG THỊ HIỀN
KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH
THÀNH PHỐ PLEIKU - TỈNH GIA LAI
(QUÝ III NĂM 2012)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KẾ TOÁN
Thành phố Pleiku
Tháng 10/2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
********************
ĐẶNG THỊ HIỀN
KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH
THÀNH PHỐ PLEIKU - TỈNH GIA LAI
(QUÝ III NĂM 2012)
Ngành: Kế toán
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: LÊ VĂN HOA
Thành phố Pleiku
Tháng 10/2012
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “KẾ TOÁN NGHIỆP
VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH TP. PLEIKU – TỈNH GIA LAI” do Đặng Thị Hiền - sinh viên khóa
2008 – 2012, ngành Kế toán đã bảo vệ thành công trước hội đồng ngày
_______________.


Lê Văn Hoa
Người hướng dẫn,
_____________________________
Ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
______________________________
Ngày tháng năm
Thư ký hội đồng chấm báo cáo
_____________________________
Ngày tháng năm
LỜI CẢM TẠ
Thời gian lặng lẽ dạo bước qua những năm tháng ngồi trên ghế giảng đường
của một thời sinh viên đầy hoa mộng, và thế là bốn năm được học dưới mái trường Đại
Học Nông Lâm TP. HCM đã gần đi tới đích. Những kỷ niệm đẹp, những kiến thức
được học sẽ là hành trang tốt nhất đưa tôi bước vào một tương lai mới.
Và để đạt được cho đến ngay hôm nay, đầu tiên con xin gửi lời cảm ơn đến Ba
Mẹ, Người đã cho con có hình hài, nuôi dưỡng, dạy bảo con khôn lớn nên người.
Để có nền tảng kiến thức quý báu, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các
giảng viên trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các giảng
viên khoa Kinh Tế, đã không quản ngại bao khó khăn, tận tình truyền đạt những kiến
thức và luôn giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Và hơn ai hết, công ơn dạy dỗ và hướng dẫn của thầy Lê Văn Hoa em không
thể nào quên, người đã nhiệt tâm, nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn em những kiến thức
để em hoàn thành tốt bài luận văn này.
Qua 3 tháng thực tập, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc Chi
nhánh Ngân hàng BIDV Tp. Pleiku – Tỉnh Gia Lai đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
được đến thực tập tại đơn vị, tiếp xúc thực tế, học hỏi những kinh nghiệm quý giá.
Cảm ơn tất cả các anh chị phòng kế toán – ngân quỹ đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em
trong suốt thời gian qua.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị, ban bè đã động viên giúp đỡ,

ở cạnh em trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này.
Dù có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn nhưng do thời gian thực
tập và trình độ nghiên cứu có hạn nên không tránh khỏi những khiếm khuyết và sai
sót. Em mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Pleiku, ngày 30 tháng 09 năm 2012
Sinh viên
Đặng Thị Hiền
NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐẶNG THỊ HIỀN. Tháng 09 năm 2012. “Kế Toán Nghiệp Vụ Huy Động
Vốn Tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Tp. Pleiku -
Tỉnh Gia Lai”.
DANG THI HIEN. September 2012. “Accounting Profession Of Raising
Capital In The Bank For Investment And Development Of Vietnam - Pleiku City
- Gia Lai Provine Branch”.
Khóa luận tập trung tìm hiểu và mô tả công tác kế toán nghiệp vụ huy động vốn
tại NH BIDV chi nhánh Tp. Pleiku thông qua việc tìm hiểu các sản phẩm huy động
vốn có tại ngân hàng, quy trình thực hiện, quá trình luân chuyển chứng từ, phương
pháp hạch toán và phân tích ưu nhược điểm của các sản phẩm đó. Từ những kết quả
đạt được trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu tham khảo, đưa ra những
nhận xét, đề xuất của bản thân để nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán tại đơn vị.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC CÁC BẢNG x
DANH MỤC CÁC HÌNH xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận 3
1.4. Cấu trúc của khóa luận 3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 4
2.1. Giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội tại
TP Pleiku – Tỉnh Gia Lai 4
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 4
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội 4
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng BIDV 5
2.3. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi
nhánh TP. Pleiku – Tỉnh Gia Lai 6
2.4. Tổ chức bộ máy kế toán 10
2.4.1. Mô hình tổ chức 10
2.4.2. Tổ chức bộ máy kế toán 10
2.4.3. Chế độ kế toán áp dụng 10
2.4.4. Chính sách kế toán áp dụng 12
2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 13
2.6. Hướng phát triển trong tương lai 14
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại 15
3.1.1. Khái niệm 15
3.1.2. Chức năng 15
3.2. Tổng quan về nghiệp vụ huy động vốn 15
3.1.1. Khái niệm 15
3.1.2. Ý nghĩa của nghiệp vụ huy động vốn 15
3.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn 17
3.1.4. Thủ tục để Mở tài khoản - Gửi tiền - Rút tiền - Đóng tài khoản 20
3.3. Các hình thức huy động vốn 22
3.3.1. Tiền gửi 22
3.3.2. Tiền gửi tiết kiệm 23
3.3.3. Phát hành giấy tờ có giá 24
3.4. Phương pháp hạch toán huy động vốn 26
3.4.1. Các tài khoản sử dụng 26

3.4.2. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 29
3.4.3. Phương pháp tính lãi và hạch toán lãi 35
3.5. Phương pháp nghiên cứu 36
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37
4.1. Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh BIDV Tp. Pleiku 37
4.2. Tình hình thực hiện kế toán huy động vốn tại Chi nhánh 40
4.2.1. Quy trình giao dịch 40
4.2.2. Bảo quản chứng từ kế toán 42
4.2.3. Quy định về ấn chỉ quan trọng trong nghiệp vụ kế toán huy động vốn
42
4.2.4. Tài khoản ngân hàng sử dụng 43
4.2.5. Lãi suất, phương pháp tính lãi và phí 45
4.3. Các hình thức huy động vốn tại Chi nhánh BIDV Tp. Pleiku 46
4.3.1. Tiền gửi thanh toán 47
4.3.1.1. Kế toán nghiệp vụ mở tài khoản tiền gửi thanh toán 47
4.3.1.2. Kế toán nghiệp vụ nộp tiền vào tài khoản tiền gửi thanh toán 55
4.3.1.3. Kế toán nghiệp vụ rút tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán 58
a) Rút tiền mặt tại quầy giao dịch 58
b) Lĩnh tiền mặt bằng séc 60
4.3.1.4. Kế toán nghiệp vụ chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán 64
4.3.1.5. Kế toán nghiệp vụ đóng tài khoản tiền gửi thanh toán 69
4.3.2. Tiền gửi có kỳ hạn 71
4.3.3. Tiền gửi tiết kiệm 73
4.3.3.1. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thông thường 76
a) Kế toán nghiệp vụ mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 76
b) Kế toán nghiệp vụ rút tiền từ tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
77
c) Kế toán nghiệp vụ tất toán tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 78
4.3.3.2. Tiền gửi tiết kiệm tặng thẻ cào 79
a) Kế toán nghiệp vụ mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm tặng thẻ cào 80

b) Kế toán nghiệp vụ rút tiền từ tài khoản tiền gửi tiết kiệm tặng thẻ
cào 81
4.3.3.3. Tiền gửi tiết kiệm quà tặng tri ân 83
4.3.3.4. Tiền gửi tiết kiệm dự thưởng 83
4.3.3.5. Tiền gửi tiết kiệm tích lũy bảo an 85
4.3.3.6. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 86
4.3.4. Phát hành giấy tờ có giá 88
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92
5.1.1. Ưu điểm 92
5.1.2. Hạn chế 94
5.2. Kiến nghị 95
5.2.1. Các đề xuất nhằm nâng cao nghiệp vụ kế toán huy động vốn 95
5.2.2. Các đề xuất nhằm nâng cao nguồn vốn huy động và hiệu quả kinh
doanh 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC
ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BIDV
Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Bank for Investment and Development of Vietnam
BDS
Branch Delivery System ( Phân hệ hệ thống phân phối sản phẩm)
ATM
Automated Teller Machine
POS
Point of Sales
CMND
Chứng minh nhân dân
GDV

Giao dịch viên
KSV
Kiểm soát viên
GTCG
Giấy tờ có giá
HDV
Huy động vốn
KT – NQ
Kế toán – ngân quỹ
NHNN
Ngân Hàng Nhà Nước
PGD
Phòng giao dịch
TCTD
Tổ chức tín dụng
TGTK
Tiền gửi tiết kiệm
TGTT
Tiền gửi thanh toán
TK
Tài khoản
KH
Khách hàng
NH
Ngân hàng
TGTK KKH
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
TGTK CKH
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
TCKT

Tổ chức kinh tế
UNC
Ủy nhiệm chi

Giám đốc
PGĐ
Phó giám đốc
x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ Cấu Nhân Sự Của Ngân hàng 7
Bảng 2.2. Một Vài Chỉ Số Cơ Bản Của BIDV Chi Nhánh Tp. Pleiku Thể Hiện
Sự Tăng Trưởng Qua Các Năm 13
Bảng 4.1. Kết Quả Huy Động Vốn Qua Các Năm 38
xi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Của Ngân Hàng 8
Hình 2.2. Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán 10
Hình 2.3. Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức Kế Toán Trên Máy Vi
Tính 11
Hình 2.4. Quy Trình Làm Việc Của Hệ Thống Tại Chi Nhánh 12
Hình 3.1 Sơ Đồ Quy Định Gửi Tiền 21
Hình 3.2 Sơ Đồ Quy Định Rút Tiền 22
Hình 4.1. Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Giao Dịch 41
Hình 4.2. Lưu Đồ Quy Trình Nghiệp Vụ Mở Tài Khoản 50
Hình 4.3. Lưu Đồ Quy Trình Nghiệp Vụ Gửi Tiền Vào Tài Khoản 56
Hình 4.4. Lưu Đồ Quy Trình Nghiệp Vụ Trả Lương Tự Động 65
Hình 4.5. Sơ Đồ Hạch Toán Tiền Gửi Thanh Toán 72
Hình 4.6. Sơ Đồ Quy Trình Mở Sổ/Thẻ Tiết Kiệm 74
Hình 4.7. Sơ Đồ Hạch Toán Tiền Gửi Tiết Kiệm 87
Hình 4.8. Sơ Đồ Hạch Toán Giấy Tờ Có Giá 91

xii
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh sách chuyển trả lương và báo cáo chuển trả lương tháng 6 trường
THCS Trưng Vương.
Phụ lục 2: Bảng sao kê tài khoản thanh toán tháng 9 Công ty Vinh Phú Quý.
Phụ lục 3: Bảng liệt kê các giao dịch hàng ngày.
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Mục tiêu mà tất cả các quốc gia đều mong muốn vươn tới đó là sự phát triển và
thịnh vượng. Song để đạt được điều này, đòi hỏi mỗi nước đều phải tự xây dựng các
chính sách kinh tế, chính trị, xã hội sao cho vừa phát huy nội lực, khắc phục được khó
khăn và yếu kém vừa tránh được sự tụt hậu đối với xu thế chung.
Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập, xây dựng nền kinh tế thị trường theo
hướng mở, lại nằm trong khu vực kinh tế Châu Á Thái Bình Dương – vòng cung kinh
tế đang phát triển năng động nhất thế giới lại vấp phải nhiều khó khăn thử thách: nền
công nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế vừa thiếu
vừa lạc hậu, hệ số cơ giới hóa thấp, đội ngũ cán bộ khoa học còn nhiều bất cập về số
lượng và trình độ, nền tài chính quốc gia còn quá eo hẹp chưa đáp ứng mức cần thiết
nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Khắc phục tình trạng trên và nhằm thực hiện đường lối công nghiệp hóa – hiện
đại hóa đất nước thì một trong những tiền đề nhằm phát triển kinh tế là vốn, bởi lẽ sẽ
là không tưởng khi nói đến phát triển kinh tế mà không có vốn hay không đủ vốn.
Vốn có thể huy động từ nhiều nguồn lực khác nhau song nguồn vốn huy động
từ nguồn lực tài chính luôn được quan tâm khai thác hàng đầu, trong đó huy động vốn
qua Ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng. Có huy động được nguồn vốn từ bên
ngoài và phát triển nhanh nguồn vốn trong nước thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu
công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, trong đó vốn trong nước có ý nghĩa quyết
định, vốn ngoài nước có ý nghĩa quan trọng hay nói cách khác là kết hợp tiềm năng,
sức mạnh bên trong với khả năng có thể tranh thủ bên ngoài.

Vốn xác định vị thế của một Ngân hàng, do đó Ngân hàng phải tìm những biện
pháp huy động vốn một cách thích hợp và hiệu quả nhất nhằm không ngừng mở rộng
2
nguồn vốn huy động, đa dạng hoá cơ cấu nguồn vốn đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn
cho sự phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy, nhiệm vụ hàng đầu của Ngân hàng là tập
trung huy động tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các thành phần kinh tế,
để đáp ứng vốn kịp thời cho đầu tư và phát triển. Về phía Ngân hàng, thực hiện công
tác huy động vốn sẽ làm cơ sở cho việc đa dạng hóa hoạt động tín dụng và gia tăng lợi
nhuận.
Công tác huy động vốn đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nó không chỉ ảnh
hưởng đến nền kinh tế mà còn đóng một vai trò không nhỏ đối với sự hoạt động liên
tục và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Để có một hệ thống Ngân hàng hiện đại,
phù hợp với đường lối đổi mới cơ chế quản lý của Đảng và Nhà nước, phù hợp với
thông lệ quốc tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, mang đến cho
khách hàng sự tiện dụng và hài lòng trong quá trình tiết kiệm và đầu tư, làm tăng khả
năng tiêu dùng trong tương lai thì nghiệp vụ huy động vốn cũng giữ một vai trò không
nhỏ, ảnh hưởng đến cả bộ máy huy động vốn của Ngân hàng nói chung.
Đặc biệt trên phạm vi Gia Lai, công tác huy động vốn của các Ngân hàng
thương mại nói chung và Ngân hàng BIDV nói riêng trong những năm vừa qua đã đạt
được những kết quả nhất định, song vẫn chưa huy động hết mọi tiềm năng trong khu
vực dân cư. Chính vì vậy để khai thác tiềm năng này, NH phải xem lại và đánh giá
nghiệp vụ huy động vốn của chính bản thân NH nhằm hoàn thiện và phục vụ tốt hơn
cho sự nghiệp huy động vốn.
Trước nhu cầu bức thiết và quan trọng đó, tôi đã chọ đề tài: “Kế Toán Nghiệp
Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi Nhánh
TP. Pleiku – Tỉnh Gia Lai” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu các hình thức huy động vốn tại Ngân hàng: huy động tiền gửi dân
cư, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, huy động bằng phát hành giấy tờ có giá.
- Mô tả phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của quá trình

huy động vốn.
3
- Tìm hiểu phân tích thực trạng công tác kế toán huy động vốn tại NH, rút ra
những ưu nhược điểm, từ đó đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán
huy động vốn tại Ngân hàng.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận
- Thời gian: từ tháng 02/07 đến tháng 10/10 năm 2012
- Không gian: tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Tp. Pleiku – Tỉnh Gia Lai.
- Nội dung: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam chi nhánh Tp. Pleiku – Tỉnh Gia Lai.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Chương 1: Mở đầu
Nêu lý do, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa
luận.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về Chi nhánh Ngân hàng BIDV TP. Pleiku - Tỉnh Gia Lai.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày cơ sở lý luận của vấn đề cần nghiên cứu và nêu phương pháp nghiên
cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Trình bày những kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu và nêu một số
nhận xét.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trên cơ sở chương 4, nêu ưu điểm, nhược điểm về công tác kế toán nghiệp vụ
huy động vốn tại Ngân hàng, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao nguồn vốn
huy động và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội tại Tp.
Pleiku – Tỉnh Gia Lai

2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Gia Lai có 16 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Pleiku, thị xã An Khê,
thị xã AyunPa và 13 huyện. Trong đó phố núi Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị,
văn hoá và thương mại của tỉnh, nơi hội tụ của 2 quốc lộ chiến lược của vùng Tây
Nguyên là quốc lộ 14 theo hướng Bắc Nam và quốc lộ 19 theo hướng Đông Tây, là
điều kiện thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với vùng Duyên Hải Nam
Trung Bộ, các quốc gia láng giềng như Campuchia, Lào và quốc tế.
Phường Diên Hồng nằm ở trung tâm thành phố Pleiku. Trên địa bàn chi nhánh
tập trung nhiều công trình kiến trúc hạ tầng có quy mô như: khu chợ trung tâm Tp.
Pleiku, Tre Xanh Plaza, cao ốc Đức Long Gia Lai, chi nhánh tập đoàn Viễn thông
Quân đội Viettel và một số cơ sở hạ tầng khác.
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội
Thành phố Pleiku được thành lập này 25/2/1999. Thành phố có 14 phường và 9
xã. Diện tích đất nội thành là 5.368,61ha với dân số khoảng 175.820người (14
phường). Hệ thống giao thông, lưới điện quốc gia, thông tin liên lạc đã thông suốt.
Thành phố có ưu thế về thổ nhưỡng, thời tiết thuận lợi cho phát triển các loại
cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu, cây lâm sản đa dạng. Các tiềm năng về du
lịch từ các công trình thủy điện, thủy lợi, cảnh quan thiên nhiên do đặc thù địa hình
Tây Nguyên mang lại như du lịch sinh thái, lịch sử… Ưu thế về đất đai rộng, chưa
được khai thác nhiều, có khả năng thu hút đầu tư nhanh khi có chính sách phù hợp.
5
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 14,65%, tỷ trọng ngành công
nghiệp - xây dựng ngày càng tăng trong cơ cấu chung của GDP, thu nhập bình quân
đầu người đạt 662 USD/người/năm.
Chương trình quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố đã và
đang tiếp tục thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp: khu công nghiệp Trà Đa, Nam
Hàm Rồng, Bắc Biển Hồ; khu dân cư Nguyễn Chí Thanh, Diên Phú; khu đô thị mới
Hoa Lư – Phù Đổng,… Cùng với xu thế đó, hoạt động của ngành Ngân hàng ngày
càng được mở rộng và phát triển. Trong đó không thể không nói đến Ngân hàng BIDV
là một trong những Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực

trong phát triển kinh tế Việt Nam.
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng BIDV
Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam được thành lập vào ngày 26/04/1957
và đã qua ba lần đổi tên. Khi mới thành lập ngân hàng lấy tên là Ngân hàng Kiến thiết
Việt Nam. Năm 1981 ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư Xây dựng Việt
Nam. Từ năm 1990 đến nay ngân hàng mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam. Ngày 23/04/2012, BIDV đã chính thức trở thành ngân hàng thương mại cổ phần.
Trải qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, BIDV đã đạt được những thành tựu
rất quan trọng, góp phần đắc lực cùng toàn ngành ngân hàng thực hiện chính sách tiền
tệ quốc gia và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ghi nhận những đóng góp của
BIDV qua các thời kỳ, Đảng và nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam đã trao tặng
BIDV nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý: huân chương độc lập hạng nhất, hạng
ba; huân chương lao động hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; danh hiệu anh hùng lao động
thời kỳ đổi mới, huân chương Hồ Chí Minh. BIDV đã thiết lập quan hệ hợp tác kinh
doanh với hơn 800 ngân hàng trên thế giới, là thành viên của Hiệp hội ngân hàng Châu
Á, Hiệp hội ngân hàng ASEAN, Hiệp hội các định chế tài chính phát triển Châu Á –
Thái Bình Dương (ADFIAP), Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
Đầu năm 2012, tổng số vốn điều lệ của BIDV là 23.011.705.420.000đ. Với quy
mô tăng trưởng và năng lực tài chính ngày một nâng cao, BIDV tiếp tục phát huy vai
trò phục vụ đầu tư phát triển bằng việc triển khai các thỏa thuận hợp tác toàn diện với
các tập đoàn, tổng công ty lớn của đất nước. Bên cạnh tăng cường các quan hệ hợp tác
6
với các quả đấm thép của nền kinh tế, BIDV cũng đã chú trọng đến việc mở rộng
khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của công nghệ và tri thức, với hành trang
là bề dày truyền thống, BIDV tự tin hướng tới những mục tiêu và ước vọng to lớn, trở
thành một tập đoàn tài chính ngân hàng có uy tín trong nước, trong khu vực và vươn ra
thế giới.
2.3. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh

Tp. Pleiku – Tỉnh Gia Lai
2.3.1. Quá trình ra đời
Tổ chức tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết được thành lập ngày 27/03/1997 theo
quyết định số 69/QĐ-NH5 của Thống Đốc Ngân ngàng Nhà nước, số đăng ký kinh
doanh 103991 ngày 09/08/1997. Ngân hàng đi vào hoạt động với nhiệm vụ chủ yếu là
cấp phát vốn ngân sách về đầu tư xây dựng cơ bản cho các công trình kinh tế Trung
ương và địa phương, cho vay vốn lưu động đối với các đơn vị xây lắp. Đến năm 1981,
cùng với hệ thống Ngân hàng Kiến thiết trong cả nước, NH được đổi tên thành Chi
nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng. Từ năm 1991, NH có tên giao dịch như hiện
nay.
Từ thời điểm này, vai trò của một Ngân hàng chuyên đầu tư trong lĩnh vực xây
dựng cơ bản đã được thể hiện rõ. Chi nhánh đã đầu tư vốn trung và dài hạn cho rất
nhiều dự án vào các ngành nghề kinh tế, chương trình kinh tế lớn của tỉnh nhà như:
công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghệ chế biến, chương trình phát triển vùng cây
nguyên liệu, cải tạo nâng cấp và xây dựng mới các khu du lịch…
Chuyển đổi theo cơ chế mới, Chi nhánh đã có những bước phát triển tốt cả về tổ
chức bộ máy, trình độ nghề nghiệp và phương thức hoạt động. Đội ngũ và mạng lưới
Chi nhánh không ngừng được mở rộng, cán bộ công nhân viên thường xuyên được bồi
dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ nghề nghiệp và rèn luyện đạo đức phẩm chất, luôn
giữ được uy tín của khách hàng.
Trong quá trình hoạt động, Chi nhánh đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp
với các đơn vị, các tổ chức kinh tế, các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, trên
7
cơ sở hợp tác cùng có lợi và tôn trong lẫn nhau. Đồng thời tuân thủ các quy định của
Nhà nước về vay vốn, gửi tiền và thanh toán qua Ngân hàng.
Đạt được những kết quả nói trên là công sức và nỗ lực của toàn thể cán bộ công
nhân viên của Ngân hàng trong suốt thời gian hoạt động.
2.3.2. Thông tin chung về chi nhánh BIDV Thành phố Pleiku
Tên giao dịch: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thành phố
Pleiku.

Tên giao dịch quốc tế: The Bank for Investment and Development of Vietnam
– Pleiku City Branch.
Địa chỉ: 53 Hoàng Văn Thụ – TP. Pleiku – Tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: (059) 3 827 583
Fax: (059) 3 821 097
MST: 0100150619045
Hiện nay Ngân hàng kinh doanh các sản phẩm dịch vụ sau:
+ Huy động vốn
+ Sử dụng vốn
+ Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, chuyển tiền
kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng).
+ Kinh doanh ngoại tệ.
+ Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
2.3.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban
a) Cơ cấu tổ chức
Bảng 2.1. Cơ Cấu Nhân Sự của Ngân Hàng
Trình độ
Số lượng
Tỷ lệ %
Trên đại học
0
0
Đại học
17
85
Cao đẳng, trung cấp
2
10
Chưa qua đào tạo
1

5
Nguồn tin: Phòng kế toán
8
Bước đầu chi nhánh đã tuyển chọn những nhân viên có trình độ đại học chuyên
ngành NH. Hiện tại chi nhánh có các nhân viên có trình độ đại học từ 85% trở lên và
đang sử dụng những hệ thống NH hiện đại thích ứng với các họat động ngày càng cao
của KH hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Bộ máy tổ chức của Chi nhánh đơn
giản, gọn nhẹ, cán bộ công nhân viên của Chi nhánh nhiệt tình, tâm huyết và tận tụy
với công việc, mỗi cán bộ công nhân viên không ngừng trau dồi đạo đức và nâng cao
trình độ nghiệp vụ, không quản khó khăn, giờ giấc nhằm phục vụ một cách tốt nhất
nhu cầu của KH và qua đó, thực hiện thành công kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh.
Cơ cấu tổ chức phòng nghiệp vụ của Chi nhánh hiện nay bao gồm 2 phòng: Phòng Tín
dụng và phòng Kế toán và Ngân quỹ. Nhiệm vụ được phân công cho các thành viên trong
Ban lãnh đạo cụ thể: Giám đốc phụ trách chung, trực tiếp phụ trách công tác kế hoạch
kinh doanh, hành chính nhân sự; Một phó giám đốc phụ trách công tác Kế toán – Ngân
quỹ.
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Của Ngân Hàng
Nguồn tin: Phòng kế toán
b) Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Ban giám đốc
GĐ chi nhánh BIDV Tp. Pleiku có chức năng điều hành mọi hoạt động của chi
nhánh, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc BIDV và trước pháp luật về mọi hoạt
động của chi nhánh. GĐ trực tiếp chỉ đạo các phòng ban và quản lý nhân viên toàn chi
nhánh. Kiểm soát, điều hành các hoạt động tín dụng tại chi nhánh.
Dưới GĐ là PGĐ, kiểm soát và điều hành các hoạt động kế toán tại chi nhánh.
Phòng chuyên môn nghiệp vụ
 Phòng quản trị - tín dụng
PHÒNG QUẢN TRỊ - TÍN DỤNG
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG KẾ TOÁN – NGÂN QUỸ
9
Tìm hiểu, tiếp xúc khách hàng, triển khai kế hoạch marketing để thu hút, tìm
kiếm khách hàng mới.
Thực hiện nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh, thanh toán quốc tế theo đúng thể lệ và
quy trình tín dụng của Ngân hàng.
Tổ chức theo dõi nợ vay, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay và tài
sản thế chấp, cầm cố của khách hàng.
Đôn đốc thu hồi nợ, xử ký nợ quá hạn.
Đề xuất việc giải quyết, thậm chí đề xuất khởi tố với các vụ việc liên quan đến
hoạt động tín dụng và bảo lãnh của chi nhánh.
Tổng hợp số liệu cho vay thu nợ, bảo lãnh.
Thực hiện chế độ báo cáo thống kê về hoạt động cho vay, bảo lãnh và thanh
toán quốc tế theo đúng quy định của NHNN và của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam.
Tổ chức lưu trữ hồ sơ tín dụng, bảo lãnh, lập hồ sơ khách hàng.
 Phòng kế toán – ngân quỹ
 Bộ phận kế toán
Là bộ phận quan trọng trong cơ cấu tổ chức của Ngân hàng, đòi hỏi cần phải
phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác và trung
thực thông qua việc ghi chép, tính toán trên sổ sách kế toán và máy tính.
Hậu kiểm tra và tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày.
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Quản lý chứng từ, sổ sách kế toán các hoạt động phát sinh của chi nhánh một
cách đầy đủ, kịp thời, chính xác.
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi thanh toán, tiết kiệm…
Hạch toán và theo dõi thi chi nội bộ, tài sản cố định, vốn bằng tiền, kiểm tra và
giám sát việc thu chi đúng nguyên tắc của Ngân hàng.
Thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, vàng bạc.
Nắm tình hình nguồn vốn, sử dụng vốn, dự kiến biến động trong tháng, quí, xây

dựng cân đối vốn và việc sử dụng vốn trong tháng, quí.
Thực hiện nghiệp vụ liên hàng.
Lập báo cáo thống kê kế toán theo qui định.
10
 Bộ phận ngân quỹ
Thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền tệ, thu chi hộ trong hệ thống Ngân hàng theo
ủy nhiệm chi của khách hàng.
Cất giữ, bảo quản tiền, các tài sản quý, chứng từ có giá, hồ sơ thế chấp cầm cố
của khách hàng.
Phụ trách kho quỹ, đảm bảo an toàn tuyệt đối theo chế độ quản lý kho quỹ.
2.4. Tổ chức bộ máy kế toán
2.45.1. Mô hình tổ chức
Hiện nay, Chi nhánh đang áp dụng mô hình kế toán tập trung - mô hình kế toán
mà tại các chi nhánh BIDV có cân đối tài khoản, có cơ sở dữ liệu tập trung tại Trụ sở
chính. Máy chủ của hệ thống được đặt tại NHTW, tại các chi nhánh là các máy trạm
để thực hiện các giao dịch với KH.
Do hệ thống thực hiện hạch toán tự động, giao dịch một cửa nên toàn bộ các
phòng nghiệp vụ tại đơn vị đều thực hiện hạch toán. Phòng kế toán của chi nhánh
được thiết lập để hạch toán các nhiệm vụ được phân công và thống nhất quản lý
chứng từ giao dịch hàng ngày theo quy định.
2.4.2. Tổ chức bộ máy kế toán
Hình 2.2. Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán
Nguồn tin: Phòng kế toán
2.4.3. Chế độ kế toán áp dụng
Chi nhánh áp dụng hệ thống kế toán ngân hàng theo quyết định số 02/2008/QĐ
– NHNN ngày 15/01/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Hệ thống tài khoản
TRƯỞNG PHÒNG KẾ TOÁN
PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN
KẾ TOÁN GIAO DỊCH
KẾ TOÁN KHO QUỸ

11
này được bố trí thành 9 loại: Gồm các tài khoản loại 1 đến loại 8 là các tài khoản
trong bảng cân đối kế toán, loại 9 là tài khoản ngoài bảng.
a) Hình thức ghi sổ kế toán
Ngân hàng áp dụng hình thức kế toán hình thức Nhật ký – Chứng từ trên máy vi
tính. Chương trình Phân hệ Hệ thống phân phối sản phẩm Branch Delivery System
(BDS) được sử dụng trên toàn hệ thống NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Phần
mềm giúp hệ thống thông tin của BIDV luôn trực tuyến trên toàn hệ thống, đảm bảo
dịch vụ chuyển tiền và thanh toán quốc tế cho khách hàng trong nước và trên thế giới.
BDS được phân quyền sử dụng giữa các GDV, KSV, kế toán và thủ quỹ bằng mật mã
riêng. Giao diện phần mềm dễ hiểu, dễ theo dõi và làm việc. Mỗi khách hàng chỉ được
cấp một mã CIF duy nhất và mã này sẽ được sử dụng tại bất kỳ chi nhánh nào trong hệ
thống ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Hình 2.3. Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức Kế Toán Trên Máy Vi Tính
Nguồn tin: Phòng kế toán
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
b) Các nguyên tắc kế toán áp dụng
- Chứng từ do khách hàng lập, GDV phải kiểm tra toàn bộ các yếu tố ghi trên
chứng từ theo quy định, tính pháp lý của nội dung chứng từ, mẫu dấu, chữ ký (nếu có)
mà khách hàng đã đăng ký với Ngân hàng.
- Cuối ngày giao dịch, sau khi khóa sổ cái toàn chi nhánh, toàn bộ các GDV đã
truy cập hệ thống có thực hiện hạch toán giao dịch trong ngày thực hiện vấn tin tổng
số giao dịch của mình để kiểm tra, in ra và lưu trữ.
BDS
Chứng từ
kế toán
Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại

Sổ kế toán: sổ tổng
hợp, sổ chi tiết
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán quản
trị
12
- Tổng số bút toán bao gồm bút toán hạch toán bình thường (Normal) và các
bút toán hủy (Cancel).
- In liệt kê chi tiết giao dịch trong ngày.
- Mở sổ hoặc cập nhật số liệu từ chương trình BDS theo dõi số lượng giao dịch
hàng ngày để phục vụ công tác đánh giá kết quả thực hiện nghiệp vụ trong tháng.
- Tiến hành kiểm tra, sắp xếp chứng từ giao dịch trong ngày trước khi chuyển
cho người kiểm soát bộ phận nghiệp vụ.
Hình 2.4. Quy Trình Làm Việc Của Hệ Thống Tại Chi Nhánh
2.4.4. Chính sách kế toán áp dụng
- Kỳ kế toán năm: Bắt đầu từ ngày 1/1 kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
- Loại tiền tệ phát sinh: tiền Việt Nam, ngoại tệ.
- Đơn vị tiền tệ: Đồng Việt Nam, các nguyên tệ.
13
- Chính sách kế toán được áp dụng nhất quán cho kỳ lập báo cáo tài chính năm
và báo cáo tài chính giữa niên độ.
2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm
Bảng 2.2. Một Vài Chỉ Số Cơ Bản Của BIDV Chi Nhánh Tp. Pleiku Thể Hiện Sự
Tăng Trưởng Qua Các Năm
Chỉ tiêu
ĐVT
2009
2010
2011
Tốc độ phát triển

2011/2010
Nguồn vốn huy động
Tỷ đồng
97,2
112,3
130,5
1,07 lần
Số lượng khách hàng gửi tiền
K.hàng
1.348
1.612
1.847
1,15 lần
Tổng dư nợ
Tỷ đồng
85,3
90,6
105,4
1,16 lần
Số lượng khách hàng vay tiền
K.hàng
768
864
1.024
1,19 lần
Thu dịch vụ ngoài tín dụng
Tỷ đồng
1,7
1,9
2,3

1,2 lần
Số lượng thẻ các loại
Thẻ
1.365
1.986
2.074
1,04 lần
Số lượng CBNV
Người
19
20
20
0 lần
Kết quả kinh doanh
Tỷ đồng
7,2
6,3
8,5
1,35 lần
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm
Nhận xét:
Trong những năm qua, BIDV Chi nhánh Tp.Pleiku đã hoạt động có hiệu quả
đạt lợi nhuận cao trên các lĩnh vực: tín dụng, dịch vụ ngân hàng và kinh doanh tiền tệ.
Các chỉ tiêu tăng trưởng đều tăng dần qua các năm.
Các nguyên nhân chính:
- Công nghệ thông tin: đáp ứng nhu cầu công việc, trang thiết bị thường xuyên
được đổi mới, trình độ tin học ngày càng được nâng cao.
- Công tác chỉ đạo điều hành cũng có nhiều thay đổi nhằm tạo quyền chủ động
cho cán bộ Ngân hàng làm việc có hiệu quả hơn, phát động phong trào thi đua tại đơn
và khen thưởng động viên, khuyến khích các cá nhân, tập thể làm tốt. Ngân hàng chú

trọng đào tạo tập huấn nghiệp vụ cho nhân viên, các cuộc thi an toàn kho quỹ, kiểm
ngân giỏi,… được tổ chức hàng năm nên trình độ nhân sự ngày càng được nâng cao.
- Tận dụng khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi bằng nhiều hình thức huy động
phong phú với nhiều lãi suất linh hoạt, phù hợp. Chủ động tiếp cận các dự án lớn, KH
lớn để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi.
- Chi nhánh đưa nhiều giải pháp nhằm tăng thu, tiết kiệm chi. Vận dụng cơ chế
lãi suất linh hoạt đối với từng KH trên cơ sở quy định lãi suất của BIDV.

×