Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

ước lượng và dự báo cầu mặt hàng máy bộ đàm đàm và thiết bị radio của công ty thương mại và dịch vụ viễn tín từ nay đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.78 KB, 36 trang )

Trường Đại học Thương Mại Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thế giới vừa trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất từ sau chiến tranh thế
giới lần thứ 2, nhiều công ty, tập đoàn lớn bị phá sản, tình hình tiêu thụ sản phẩm khó
khăn.
Việt Nam cũng đã gặp nhiều khó khăn sau ảnh hưởng của khủng hoảng, đặc
biệt năm 2008, lạm phát tăng cao, thị trường chứng khoán suy yếu,chi phí sản xuất
tăng cao Tuy nhiên, năm 2009, nhờ những chính sách kích cầu của nhà nước , nền
kinh tế Việt Nam dần phục hồi. Bước sang năm 2010, chính phủ Việt Nam có nhiều
chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách lãi suất, tỷ giá… Những chính sách đó đang
ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, công tác ước
lượng và dự báo cầu là đòi hỏi cấp thiết với doanh nghiệp, bởi nếu làm tốt ước lượng
và dự báo cầu sản phẩm của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ nắm bắt chính xác tình
hình thị trường, biết được những nhân tố ảnh hưởng đến cầu sản phẩm của doanh
nghiệp, xác định được xu hướng biến động của cầu trong tương lai, từ đó, doanh
nghiệp có thể đề ra những chính sách hợp lí trong sản xuất, cung ứng hàng hóa ra thị
trường, khai thác tốt lợi thế của bối cảnh mới.
Công ty thương mại dịch vụ Viễn Tín được thành lập năm 1997. Từ khi thành
lập, công ty đã trải qua nhiều thăng trầm và đã đạt được nhiều thành tựu. Công ty đang
ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Công ty là đại lý bảo hành cấp 2
duy nhất của Motorola tại Việt Nam. Trong bối cảnh mới hiện nay, khi môi trường
kinh doanh biến đổi phức tạp,khó lường, việc nắm bắt đúng tình hình là đòi hỏi cấp
thiết với công ty. Tuy nhiên, hiện nay công tác ước lượng và dự báo của công ty vẫn
còn nhiều hạn chế,vẫn mạng tính định tính. Do đó, việc sử dụng phần mềm kinh tế
lượng vào nghiên cứu thị trường là yếu tố quan trong giúp công ty chủ động hơn trong
các chiến lược kinh doanh của mình.
Từ cơ sở trên, tác giả đã quyết định thực hiện đề tài “ Ước lượng và dự báo cầu
mặt hàng máy bộ đàm đàm và thiết bị radio của công ty thương mại và dịch vụ Viễn
Tín từ nay đến năm 2015”.


Khoa Kinh tế Nguyễn Thu Huyền - 42F4
1
Trường Đại học Thương Mại Luận văn tốt nghiệp
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
• Mục tiêu lí luận: Đề tài hệ thống hóa những lý luận cơ bản về cầu như các
nhân tố ảnh hưởng đến cầu, các phương pháp ước lượng và dự báo cầu thị trường.
• Mục tiêu thực tiễn: Đề tài đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty, làm rõ
thực trạng cầu về máy bộ đàm Motorola của công ty, các nhân tố ảnh hưởng đến cầu
về máy bộ đàm Motorola của công ty.Vận dụng các kiến thức kinh tế đã học, ứng
dụng các phần mềm kinh tế lượng như EVIEW, SPSS để ước lượng cầu về máy bộ
đàm Motorola.
Đồng thời, từ kết quả phân tích và ước lượng cầu về máy bộ đàm Motorola, đề tài
đánh giá những mặt được và chưa được của công ty trong nghiên cứu thị trường, tiến
hành dự báo cầu về máy bộ đàm Motorola của công ty tới năm 2015. Cuối cùng, đề tài
đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường chất lượng công tác dự báo và đẩy mạnh tiêu
thụ máy bộ đàm Motorola của công ty thương mại dịch vụ Viễn Tín trong thời gian
tới.
1.3 XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Căn cứ vào tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu, đề tài “ Ước lượng và dự báo
cầu mặt hàng máy bộ đàm và thiết bị radio của công ty thương mại dịch vụ Viễn Tín
từ nay đến năm 2015” sẽ tập trung vào những vấn đề sau:
• Đề tài khái quát những cơ sở lý luận về cầu, ước lượng và dự đoán cầu, các
nhân tố ảnh hưởng đến cầu.
• Đề tài nghiên cứu cầu và những nhân tố ảnh hưởng đến cầu mặt hàng máy bộ
đàm Motorola của công ty. Sử dụng mô hình kinh tế lượng để ước lượng cầu về máy
bộ đàm Motorola của công ty thương mại dịch vụ Viễn Tín.
• Đề tài tiến hành dự báo cầu về máy bộ đàm Motorola của công ty, đưa ra một
số giải pháp tăng cường công tác ước lượng và dự báo của công ty thương mại dịch vụ
Viễn Tín.
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Máy bộ đàm Motorola là mặt hàng chủ đạo của công ty. Do
đó, đề tài tập trung nghiên cứu cầu mặt hàng này của công ty.
Phạm vi nghiên cứu
Khoa Kinh tế Nguyễn Thu Huyền - 42F4
2
Trường Đại học Thương Mại Luận văn tốt nghiệp
• Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình kinh doanh trên địa
bàn Hà Nội và T.P Hồ Chí Minh.
• Phạm vi thời gian: Công ty thương mại dịch vụ Viễn Tín tiến hành hoạt động
kinh doanh bắt đầu vào năm 1997, nhưng đến năm năm 2005, công ty mới tiến hành
kinh doanh tại Hà Nội. Vì vậy, tác giả tiến hành phân tích số liệu tình hình hoạt động
của công ty từ năm 2005- 2009
1.4 NGUỒN SỐ LIỆU
• Nguồn số liệu thứ cấp: Nguồn số liệu lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh, bảng
cân đối kế toán, báo cáo doanh thu, sản lượng, lợi nhuận từ phòng kế toán, phòng kinh
doanh. Ngoài ra, đề tài cũng tham khảo dữ liệu trên website của công ty, các catalogue
giới thiệu về sản phẩm của công ty. Các nguồn dữ liệu trên báo, tạp trí về công ty, dữ
liệu nhà cung cấp sản phẩm cho công ty và dữ liệu về đối thủ cạnh tranh của công ty,
các báo tình hình kinh tế Việt Nam và thế giới trong thời gian gần đây.
• Nguồn dữ liệu sơ cấp: Nguồn dữ liệu sơ cấp được lấy từ 50 phiếu phỏng vấn
khách hàng là đơn vị xây lắp, công ty trên địa bàn Hà Nội và T.P Hồ Chí Minh. Sau
đó, dữ liệu được xử lý thành dữ liệu phục vụ cho đề tài.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG ĐỀ TÀI
Để ước lượng và dự báo cầu về mặt hàng máy bộ đàm và thiết bị radio của công ty
TMDV Viễn Tín, tác giả sử dụng các phương pháp sau:
• Phương pháp phân tích kinh tế lượng: Phân tích kinh tế lượng là phương pháp
vận dụng phần mềm kinh tế lượng vào kiểm định các mô hình hồi qui, đặc biệt là
phương pháp bình phương nhỏ nhất. Từ kết quả ước lượng, tác giả phải đánh giá mối
quan hệ giữa các biến số trong mô hình, sự tác động của các biến số đó với toàn mô
hình. Trên cơ sở kết quả ước lượng, tác giả tiến hành dự báo nhu cầu về sản phẩm của

công ty từ này đến năm 2015.
• Phương pháp điều tra chọn mẫu: Điều tra chọn mẫu là tiến hành thu thập tài
liệu trên một số đơn vị được chọn ra từ tổng thể chung. Số đơn vị này phải có tính đại
diện cho tổng thể chung và phải đầy đủ về số lượng cho định luật số lớn phát huy tác
dụng khi suy rộng.
Khoa Kinh tế Nguyễn Thu Huyền - 42F4
3
Trường Đại học Thương Mại Luận văn tốt nghiệp
• Phương pháp dự báo theo chuỗi thời gian: Ước lượng theo phương pháp thông
thường có thể dẫn đến những sai lệch trong dự báo. Dự báo theo chuối thời gian là sử
dụng chuỗi giá trị trong quá khứ của biến quan trọng để dự đoán giá trị tương lại.
• Phương pháp đồ thị hóa: Đây là phương pháp sử dụng mô hình đồ thị để biễu
diễn mối quan hệ giữa các biến số kinh tế.
1.6 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngoài phần tóm lược, mục lục, lời cảm ơn, lời cam kết, danh mục tài liệu tham
khảo, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ hình vễ, danh mục các từ viết tắt và các
phụ lục, luận văn được chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về cầu, ước lượng và dự báo cầu
Chương 3: Đánh giá, ước lượng cầu máy bộ đàm Motorola của công ty thương
mại dịch vụ Viễn Tín
Chương 4: Dự báo cầu, các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác ước lượng và
dự báo cầu về máy bộ đàm Motorola của công ty thương mại dịch vụ Viễn Tín
Khoa Kinh tế Nguyễn Thu Huyền - 42F4
4
Trường Đại học Thương Mại Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 2
CỞ SỞ LÍ LUẬN VỀ CẦU, ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO CẦU
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CẦU
2.1.1 Khái niệm cầu

Cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng
mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định, trong điều kiện các yếu tố
khác không đổi.( Nguyễn Văn Dần, 2007, tr.31)
Như vậy, nói đến cầu là nói đến liên quan hai yếu tố: khả năng mua và ý muốn
sẵn sàng mua của người tiêu dùng. Ví dụ: Một người muốn tiêu dùng một chiếc máy
bộ đàm Motorola nhưng chưa có đủ tiền thì không hình thành cầu về máy bộ đàm
Motorola. Hoặc anh ta không có ý định mua máy bộ đàm mặc dù sẵn tiền cũng không
hình thành nên cầu về máy bộ đàm Motorola.
Cầu không phải là một mức sản lượng cụ thể. Cầu khác nhu cầu. Nhu cầu là
những mong muốn và nguyện vọng của con người. Sự khan hiếm làm cho hầu hết các
nhu cầu không được thỏa mãn. Cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán, tức là nhu cầu
được đảm bảo bằng một lượng tiền tệ để có thể mua được số lượng hàng hóa có nhu
cầu .( Nguyễn Văn Dần, 2007, tr.31)
Cầu và lượng cầu cũng có sự khác nhau. Cầu mô tả hành vi của người mua tại
mọi mức giá. Lượng cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua muốn mua
và sẵn sàng mua ở mức giá nhất định, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Tại
một mức giá cụ thể có một lượng cầu cụ thể.
2.1.2 Cầu cá nhân và cầu thị trường
2.1.2.1 Cầu cá nhân
Cầu cá nhân là cầu của từng người tiêu dùng đối với một loại hàng hóa hoặc
dịch vụ nào đó. Mỗi người tiêu dùng có nhu cầu khác nhau với mỗi loại hàng hóa nhất
định. Ví dụ mỗi người mua sẽ có nhu cầu khác nhau với máy bộ đàm
Biều cầu là bảng liệt kê lượng hàng hóa yêu cầu ở các mức giá khác nhau, biểu
cầu mô tả mối quan hệ giữa giá trị của hàng hóa và lượng cầu của hàng hoá đó, khi
các điều kiện khác không thay đổi. ( Nguyễn Văn Dần, 2007, tr.31)
Đường cầu là đường mô tả mối quan hệ giữa lượng cầu và giá cả của một loại
hàng hóa. Đường cầu cho biết lượng hàng hóa tối đa mà người tiêu dùng sẽ mua tương
ứng với từng mức giá, hoặc mức giá tối đa mà người tiêu dùng sẵn sàng trả để mua
Khoa Kinh tế Nguyễn Thu Huyền - 42F4
5

Trường Đại học Thương Mại Luận văn tốt nghiệp
được lượng hàng hóa đó.Theo đó, trục tung biểu hiện mức giá( P), trục hoành biểu
hiện lượng cầu(Q)
Luật cầu: Số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được yêu cầu trong khoảng thời gian
nhất định tăng lên khi giá của nó giảm xuống trong điều kiện các yêu tố khác không
đổi.( Nguyễn Văn Dần, 2007, tr.31). Theo luật cầu, khi giá máy bộ đàm Motorola
giảm từ P
0
xuống P
1
, lượng cầu về máy bộ đàm tăng từ Q
0
lên Q
1,
đường cầu di chuyển
từ A đến B.
2.1.2.2 Cầu thị trường
Cầu thị trường tổng lượng cầu của mọi người mua. Đường cầu thị trường là
tổng hợp tất cả các đường cầu cá nhân. Đường cầu thị trường được xác định bằng cách
cộng theo chiều ngang các đường cầu cá nhân. Theo nguyên tắc này, đường cầu thị
trường được xác định bằng cách cộng lần lượt tất cả số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ
của từng các nhân trên thị trường. Độ dốc của đường cầu thị trường thoải hơn độ dốc
của đường cầu cá nhân
Giả sử có 2 cá nhân A và B tham gia vào thị trường máy bộ đàm Motorola, cá
nhân A có đường cầu Dx, cá nhân B có đường cầu DY. Đường cầu thị trường về máy
bộ đàm Motorola là: QTT= Qx+QY
Khoa Kinh tế Nguyễn Thu Huyền - 42F4
P
P0
P1

Q0 Q1
Q
A
B
6
Đồ thị 2.1 Đồ thị đường cầu về máy bộ đàm Motorola
Trường Đại học Thương Mại Luận văn tốt nghiệp
Đồ thị 2.2. Đường cầu thị trường về máy bộ đàm Motorola
2.1.2.3 Sự dịch chuyển và di chuyển của đường cầu
Khi giá cả bản thân hàng hóa thay đổi( trong điều kiện các yếu tố khác không
đổi) sẽ làm lượng cầu thay đổi. Sự thay đổi của lượng cầu sẽ dẫn đến sự di chuyển dọc
theo đường cầu. Ví dụ: Khi giá hàng hóa tăng lên,lượng cầu giảm xuống, đường cầu di
chuyển từ điểm A đến điểm B hoặc từ điểm A đến điểm C
Sự thay đổi của các yếu tố ngoài giá cả bản thân hàng hóa sẽ làm cầu thay đổi
và đường cầu dịch chuyển sang vị trí mới. Đường cầu dịch chuyển. Đường cầu sẽ dịch
chuyển sang phải hoặc sang trái. Đường cầu sẽ dịch chuyển từ D
0
tới D
1
hoặc đường
cầu sẽ dịch chuyển từ D
0
tới D
2.
( Phụ lục)
2.1.2.4 Độ co dãn của cầu
Độ co dãn của cầu là một đại lượng phán ánh phần trăm thay đổi của lượng cầu
của một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó khi các yếu tố khác đổi 1%.
Công thức tính độ co dãn của cầu theo giá:
D

P
E
=
Trong đó:
D
P
E
:
độ co dãn của cầu
∆Q: phản ánh % thay đổi của lượng cầu
∆P :phản ánh % thay đổi của giá
Độ co dãn của cầu theo giá phản ánh sự vận động của lượng cầu dọc theo
đường cầu. Theo luật cầu, giá và lượng cầu vận động ngược chiều. Khi giá hàng hóa
tăng lên, lượng cầu giảm xuống và ngược lại. Do đó, độ co dãn theo giá của cầu luôn
có giá trị âm.
Khoa Kinh tế Nguyễn Thu Huyền - 42F4
P
Q
P
1
P
2
O Q
Y2
Q
Y1
Q
x2
Q
X1

Q
TT2
Q
TT1
Dx
D
Y
D
TT
A
B
Đường cầu thị trường
7
Trường Đại học Thương Mại Luận văn tốt nghiệp
│E│> 1: Đây là trường hợp cầu co dãn. Lượng cầu nhạy cảm với giá, khi giá
thay đổi 1%, lượng cầu thay đổi lớn hơn 1%. Do đó, sự tăng của lượng cầu đủ bù đắp
sự giảm của giá. Nếu doanh nghiệp có cầu co dãn, việc giảm giá sẽ làm tăng doanh thu
và tăng giá sẽ làm giảm doanh thu của hãng.
│E│< 1: Đây là trường hợp cầu kém co dãn. Giá thay đổi 1% làm lượng cầu
thay đổi nhỏ hơn 1%. Giá thay đổi dẫn đến sự thay đổi nhỏ của lượng cầu. Sự tăng của
lượng cầu trong trường hợp này không đủ bù đắp phần giảm do giá. Khi cầu kém có
giãn, việc tăng giá sẽ làm tăng doanh thu và giảm giá giảm doanh thu.
E│= 1: Đây là trường hợp cầu co dãn đơn vị.Tức khi giá thay đổi 1% thì lượng
cầu 1 %. Trong trường hợp này, tổng doanh thu có giá trị lớn nhất.
E=0=>∆Q=0: Cầu không co dãn. Giá có thay đổi bao nhiêu thì cầu cũng không
thay đổi.
E=∞:∆Q=∞: Cầu co dãn hoàn toàn. Khi cầu hoàn toàn co dãn cần sự thay đổi
rất nhỏ của giá cũng làm cho cầu thay đổi rất lớn.
Việc nghiên cứu độ co dãn của cầu có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giải thích tại
sao trên một số thị trường lượng cầu hay biến động nhưng giá tương đối ổn định,

nhưng ở một số thị trường khác, giá thay đổi nhưng lượng cầu biến động rất ít, không
đáng kể. Ngoài độ co dãn của cầu theo giá, còn có độ co dãn của cầu theo giá chéo, độ
co dãn của cầu theo thu nhập. Nhưng nhân tố này cũng ảnh hưởng đến quyết định kinh
doanh của doanh nghiệp.
Độ co dãn của của theo giá chịu ảnh hưởng của các yếu tố: Phạm vi thị trường,
thời gian, sự sẵn sàng của hàng hóa thay thế, tầm quan trọng của hàng hóa trong ngân
sách của người tiêu dùng, tính chất của hàng hóa, vị trí các mức giá trên đường cầu [1,
trang 47].
2.1.2 Các yếu tổ ảnh hưởng đến cầu
2.1.2.1 Giá cả của bản thân hàng hóa
Mối quan hệ giữa giá cả bản thân hàng hóa và lượng cầu được thể hiện thông
qua luật cầu. Giá cả của bản thân hàng hóa và lượng cầu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch.
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi giá của hàng hóa tăng lên làm lượng
cầu giảm xuống và ngược lại, khi giá cả hàng hóa giảm xuống thì lượng cầu tăng lên.
Sự thay đổi của bản thân hàng hóa sẽ gây ra sự trượt dọc trên đường cầu. Khi giá của
máy bộ đàm Motorola giảm từ Po xuống P1, lượng cầu về máy bộ đàm Motorola sẽ
tăng lên từ Q0 đến Q1. Ngược lại, khi giá của máy bộ đàm Motorola tăng từ P0 lên P2,
cầu về máy bộ đàm bộ đàm Motorola sẽ giảm từ Q0 xuống Q2 (Đồ thị 2.1)
Khoa Kinh tế Nguyễn Thu Huyền - 42F4
8
Trường Đại học Thương Mại Luận văn tốt nghiệp
2.1.2.2.Giá cả của hàng hóa liên quan
Hàng hóa liên quan gồm có 2 loại, hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung.
Hàng hóa thay thế là những hàng hóa có tính năng, công dụng gần giống hoặc
tương tự nhau, có thể sử dụng thay thế nhau trong tiêu dùng, như máy bộ đàm
Motorola và máy bộ đàm Kenwood. Khi giá của một loại hàng hóa tăng lên thì lượng
cầu của hàng hóa thay thế cũng tăng lên. Với tổng mức ngân sách không đổi, khi giá
hàng hóa tăng lên sẽ làm thu nhập thực tế của người tiêu dùng giảm đi. Hơn nữa, hàng
hóa đó trở nên đắt đỏ so với hàng hóa tương tự. Để tối đa hóa lợi ích, người tiêu dùng
sẽ lựa chọn giỏ hàng mới với lượng cầu hàng hóa đó giảm đi và lượng cầu hàng hóa

thay thế tăng lên. Ví dụ giá của máy bộ đàm Motorola tăng lên từ P0 lên P1 thì cầu
máy bộ đàm Kenwood cũng tăng lên từ Q0 lên Q1.
Hàng hóa bổ sung là những hàng hóa được sử dụng cùng nhau để đem lại sự
thỏa mãn nào đó cho người tiêu dùng, như xe máy và xăng. Khi giá của một hàng hóa
nào đó tăng lên thì lượng cầu của hàng hóa bổ xung sẽ giảm xuống vì khi giá hàng hóa
tăng lên, người tiêu dùng sẽ phải chi nhiều tiền hơn để bù đắp chi phí phát sinh đó, khi
tổng mức ngân sách là không đổi, để tối đa hóa nhu cầu họ sẽ lựa chọn điểm tiêu dùng
tối ưu mới với lượng cầu của cả hai hàng hóa giảm đi.
2.1.2.3 Thu nhập của người tiêu dùng
Thu nhập cũng là một nhân tố chính ảnh hưởng đến lượng cầu hàng hóa. Thu
nhập có tác động khác nhau đến hai loại hàng hóa. Với hàng hóa thông thường, khi thu
nhập tăng lên thì lượng cầu hàng hóa cũng tăng lên. Khi thu nhập giảm xuống thì
lượng cầu cũng giảm. Với hàng hóa thứ cấp khi thu nhập tăng lên thì cầu giảm xuống
và ngược lại (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi).
Mối quan hệ giữa thu nhập và lượng cầu được thể hiện qua mô hình đường
Engel. Đường Engel có độ dốc dương là hàng hóa thông thường, đường Engel có độ
dốc âm là hàng hóa thứ cấp.
2.1.2.4 Thị hiếu
Người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng những hàng hóa mà họ thích. Với khả
năng có hạn, người tiêu dùng sẽ ưu tiên những hàng hóa mà họ thích nhất. Khi thị hiếu
về một loại hàng hóa nào tăng lên, lượng cầu hàng hóa đó cũng tăng lên. Thị hiếu cũng
giải thích cho việc tại sao khi giá một loại hàng hóa tăng lên nhưng cầu về nó hầu nhu
không đổi. Ví dụ, người tiêu dùng thích các tính năng của máy bộ đàm Motorola hơn
các loại máy bộ đàm khác, họ sẽ tiêu dùng máy bộ đàm Motorola nhiều hơn.
Khoa Kinh tế Nguyễn Thu Huyền - 42F4
9
Trường Đại học Thương Mại Luận văn tốt nghiệp
2.1.2.5 Kỳ vọng về giá trong tương lai
Cầu về hàng hóa hoặc dịch vụ thay đổi theo sự kỳ vọng của người tiêu dùng.
Khi người tiêu dùng dự đoán cầu của hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó sẽ tăng lên trong

tương lai, cầu về hàng hóa hoặc dịch vụ đó ở hiện tại sẽ tăng lên. Kỳ vọng về giá cả
hàng hóa, thu nhập, thị hiếu, quy mô dân số đều tác động đến cầu hàng hóa hoặc dịch
vụ. Ví dụ: Mọi người dự đoán giá đất ở phía Tây Hà Nội sẽ tăng lên, khiến cầu hiện tại
về đất ở khu vực đó tăng lên.
2.1.2.6 Quy mô thị trường
Qui mô thị trường là nhân tố tác động đến cầu hàng hóa hay dịch vụ. Khi số
lượng người mua tăng lên, cầu về hàng hóa hay dịch vụ cũng tăng lên tại mỗi mức
giá. Khi số lượng người mua trên thị trường giảm xuống, cầu về hàng hóa dịch vụ
cũng giảm xuống. Qui mô thị trường thay đổi làm đường cầu dịch chuyển
2.1.2.7 Các yếu tố khác
Ngoài các nhân tố trên, cầu thị trường còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố như:
chính sách của nhà nước,tình hình kinh tễ xã hội, thiên tai, dịch bệnh, uy tín, vị thế của
doanh nghiệp trên thị trường…
2.1.2.8 Hàm cầu tổng quát
Từ việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hàm cầu, phương trình hàm cầu được viết
đầy đủ như sau:
Qd= f( P, M, PR, T, Pe, N)
Trong đó:
Q
d
: lượng cầu về hàng hóa X trong thời gian t
P: giá hàng hóa C trong thời gian t
M: thu nhập của người tiêu dùng trong thời gian t
P
R
: Giá cả của hàng hóa liên quan trơng thời gian t
T: Thị hiếu của người tiêu dùng trong thời gian t
Pe: Kỳ vọng của người tiêu dùng trong thời gian t
N: Qui mô thị trường trong thời gian t
+ Hàm cầu tuyến tính có dang:

Qd= a+ bP+ cM+ dPr+ eT+ fPe+ gN
+ Hàm cầu phi tuyến có dang:
Q=aP
b
M
c
PR
d
T
e
Pe
f
N
g
Khoa Kinh tế Nguyễn Thu Huyền - 42F4
10
Trường Đại học Thương Mại Luận văn tốt nghiệp
a là hệ số chặn.
b,c,d,e,f,g là hệ số góc. Đo lường sự thay đổi của Q
d
khi một biến tương ứng thay đổi
trong khi các biến khác cố định.
Hàm cầu cho biết lượng hàng hóa mà người tiêu dùng sẵn sàng mua và có khả
năng mua ở các mức giá khác nhau trong thời gian nhất định.Việc xây dựng hàm cầu
tổng quát sẽ là cơ sở để phân tích ước lượng và dự báo cầu của hàng hóa trong tương
lại. Đánh giá những nhân tố tác động đến cầu trong thời gian t, mức độ tác động của
các nhân tố đến cầu trong thời gian t, nhân tố nào tác động mạnh nhất trong thời gian
đó để có những chính sách phù hợp, đúng đắn với tình hình kinh doanh.
2.2 LÍ LUẬN CHUNG VỀ ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO CẦU
2.2.1 Ước lượng cầu

2.2.1.1 Khái niệm và sự cần thiết của ước lượng cầu
Khái niệm: Ước lượng cầu là việc dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập được, tiến hành mô
tả mối quan hệ giữa các nhân tố ( giá cả bản thân hàng hóa, giá cả hàng hóa liên quan,
thu nhập của người tiêu dùng, thị hiếu ) ảnh hưởng đến cầu sản phẩm của doanh
nghiệp, đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến cầu sản phẩm của doanh
nghiệp.
Sự cần thiết của ước lượng cầu
Ước lượng cầu mô tả mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến cầu, đánh
giá mức độ tác động và xu hướng tác động của từng nhân tố đến cầu sản phẩm của
DN. Do đó, ước lượng cầu giúp DN có cái nhìn toàn diện về tình hình thị trường,
đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu của DN. Từ đó, DN có khả năng đề ra những
chiến lược đúng đắn nhằm phát huy lợi thế và khắc phục, hạn chế những tồn tại của
DN, đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với tình hình thị trường, nâng cao khả năng
cạnh trạnh của DN.
Trên cơ sở nhận thức được các xu hướng di chuyển, dịch chuyển đường cầu sản
phẩm của DN, DN có thể dự báo cầu chính xác sản phẩm trong tương lai. Điều này sẽ
giúp DN đưa ra những chính sách phù hợp trong sản xuất phân phối, dự trữ lưu thông
sản phẩm, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng, khắc phục tình trạng thiếu hoặc thừa
hàng hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tiền đề để doanh
nghiệp thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và tối thiếu hóa chi phí trong kinh
doanh.
Khoa Kinh tế Nguyễn Thu Huyền - 42F4
11
Trường Đại học Thương Mại Luận văn tốt nghiệp
Ước lượng cầu là cơ sở phân tích cầu sản phẩm của DN, giúp DN đánh giá thực
trạng kinh doanh của DN một cách định lượng.Từ đó, doanh nghiệp có khả năng đưa
ra giải pháp phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
2.2.1.2 Các phương pháp ước lượng cầu
• Phương pháp ước lượng cầu trực tiếp-Phóng vấn người tiêu dùng
Đây là phương pháp đơn giản nhất. Người điều tra sẽ phát phiếu phỏng vấn cho

một mẫu đại diện cho tổng thể, từ đó nghiên cứu quyết định của người tiêu dùng, ví
dụ: họ sẽ mua bao nhiêu sản phẩm với các mức giá khác nhau cùng với trong điều kiện
các yếu tố khác không đổi? Khi ước lượng cầu sử dụng cách phỏng vấn người tiêu
dùng, nhà quản trị sẽ gặp phải vài vấn đề sau:
Lựa chọn mẫu đại diện: Một mẫu đại diện được lựa chọn ngẫu nhiên từ tổng thế
mẫu phải có những đặc trưng phán ảnh cho cả tổng thể mẫu. Trong thực tế, lựa chọn
được mẫu đại diện theo đúng tiêu chuẩn như trên là rẩt khó khăn. Lựa chọn sai mẫu
đại diễn khiến ý kiến thu thập được không phù hợp với nội dung điều tra.
Xu hướng trả lời: mỗi cá nhân có xu hướng đưa ra những câu trả lời khác nhau
giữa do thái độ và hành vi mua của họ khác nhau. Trong nhiều trường hợp, các câu trả
lời có thể là kết quả mang tính cộng đồng, người được phóng vấn sẽ trả lời theo số
đông hơn là dựa trên ý kiến thực sự của họ
• Nghiên cứu và điều tra thị trường
Phương pháp này có chi phí lớn hơn và khó thực hiện hơn phương pháp trên.
Khi tiến hành nghiên cứu theo phương pháp này, người điều tra sẽ tiến hành trưng bày
sản phẩm cần nghiên cứu ở một số loại của hàng khác nhau, mỗi của hàng có tập
khách hàng khác nhau với những đặc trưng khác nhau. Giá cả được thay đổi theo thời
gian, người điều tra theo dõi lượng cầu tái các mức giá. Theo đó, từ kết quả thu thập
được từ mức tiêu thụ sản phẩm, người ta sẽ tiến hành xây dựng hàm cầu của doanh
nghiệp. Trong một số trường hợp, người điều tra sẽ mời một số người tình nguyện
tham gia vào nghiên cứu của họ, theo dõi đánh giá của họ về sản phẩm.
• Nghiên cứu qua phân tích kinh tế lượng
Nếu hai phương pháp trên có thể cung cấp cho nhà quản lý những thông tin
định tính về cầu của người tiêu dùng, thì phương pháp ưóc lượng cấu bằng mô hình
kinh tế lượng sẽ cung cấp cho nhà quản lí những thông tin định lượng về cầu sản
phẩm. Phương pháp này sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy để xác định mối quan hệ
giữa các yếu tố tác động đến cầu. Để ước lượng hàm cầu của một sản phẩm, đầu tiên
cấn xác định được hàm cầu thực nghiệm.
Khoa Kinh tế Nguyễn Thu Huyền - 42F4
12

Trường Đại học Thương Mại Luận văn tốt nghiệp
 Xây dựng hàm cầu thực nghiệm tổng quát
Hàm cầu thựcc nghiệm mô tả mối quan hệ giữa các biến trong mô hình hàm
cầu. Một hàm cầu thực nghiệm chung có dạng:
Q=f( P, M, Pr,, T, Pe, N)
Do việc định lượng thị hiếu và kỳ vọng giá là rất khó khăn nên khi xác định
hàm cầu thực nghiệm tổng quát ta bỏ biến P
e
và T ra khỏi mô hình. Như vậy, hàm cầu
thực nghiệm có dạng:
Q= f( P, M, Pr, N).
 Xác định hàm cầu tuyến tính
Q= a+ bP+ cM+ dPr+ eN
Trong đó: b= mang dấu âm
C= mang dấu dương với hàng hóa thông thường và dấu dương với hàng hóa
thứ cấp
d= mang dấu dương nếu là hàng hóa thay thế và mang dâu âm nếu là hàng hóa
bổ sung
e = mang dấu dương.
Các giá trị đo độ co dãn của hàm cầu được ước lượng:
-Độ có dãn của cầu theo giá: Ê
p
=.
ˆ
b
- Độ có dãn của cầu theo thu nhập: Ê
m
=
ˆ
c

.
- Độ co dãn của cầu theo giá chéo: Êxr =
ˆ
d
.
 Xác định hàm cầu phi tuyến:
Hàm cấu phi tuyến có dạng thông thường nhất là dạng logarit tuyến tính
Q= aP
b
M
c
P
d
N
e
T
g
Để ước lượng hàm cầu này cần phải chuyền nó về dạng logarit tự nhiên:
LnQ= lna+blnP+ clnM+dlnPr+ elnN
Với dạng cầu này, độ co dãn là cố định, tức Ê
p
=
ˆ
b
, E
m
=
ˆ
c
, Ê

xr
=
ˆ
d
Trong thực tế, việc lựa chọn đúng mô hình hàm cầu là rất quan trọng. Để lựa
chọn đúng hàm cầu thực nghiệm phù hợp là một vấn đề khó khăn, nó phụ thuộc vào
khả năng phán đoán và kinh nghiệm của nhà quản lí. Tuy nhiên, có điểm cơ bản để
phân biệt hàm cầu tuyến tính và hàm cầu phi tuyến là căn cứ vào độ co dãn của cầu.
Nếu giá và lượng biến thiên trên một miền rộng, độ co dãn của cầu sẽ thay đổi lớn, khi
đó, ta nên chọn hàm cầu tuyến tính. Nếu giá và lượng cầu ít thay đổi, độ co dãn gần
như cố định, nên chọn hàm cầu phi tuyến.
 Ước lượng cầu của ngành đối với hãng chấp nhận giá.
Hãng chấp nhận giá là hãng kinh doanh không có quyền quyết định giá cho sản
phẩm của mình, giá cả do thị trường quyết định. Giá cả là biến nội sinh của hệ phương
trình cung cầu. Dữ liệu quan sát về giá và lượng được xác định đồng thời tại giao điểm
của đường cung và cầu.Vấn đề ước lượng cầu của một ngành phát sinh do sự thay đổi
Khoa Kinh tế Nguyễn Thu Huyền - 42F4
13
Trường Đại học Thương Mại Luận văn tốt nghiệp
trong giá trị quan sát được của giá và lượng thị trường được xác định một cách đồng
thời từ sự thay đổi của cung và cầu.
Do hãng chấp nhận giá gặp phải vấn đề đồng thời khi ước lượng cầu nên ta sử
dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất hai bước:
Bước 1: Tạo một biến đại diện cho một biến nội sinh, biến này tương quan với biến
nội sinh nhưng không tương quan với sai số ngẫu nhiên trong phương trình đường cầu.
Bước 2: Thay thế biến nội sinh bằng biến đại diện và áp dụng phương pháp bình
phương nhỏ nhất để ước lượng các tham số của hàm hồi quy.
+ Các bước ước lượng cầu của ngành
Bước 1: Xác định phương trình cung và cầu của ngành.
Bước 2: Kiểm định về định dạng cầu của ngành

Hàm cầu được định dạng khi hàm cung có ít nhất một biến ngoại sinh không nằm
trong phương trình hàm cầu.
Bước 3: Thu thập dữ liệu của các biến trong hàm cung và hàm cầu của ngành.
Bước 4: Ước lượng cầu của ngành bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất hai bước.
 Ước lượng cầu với hãng định giá
Hãng định giá là hãng có quyền quyết định giá cho sản phẩm của mình. Giá cả
do nhà quản lý quyết định. Do đó, giá cả là biến ngoại sinh. Đối với hãng định giá, vấn
đề đồng thời không tồn tại và đường cầu của hãng có thể được ước lượng bằng phương
pháp bình phương nhỏ nhất.
Bước 1: Xác đinh hàm cầu của hãng định giá.
Bước 2: Thu thập dữ liệu về các biến có trong hàm cầu của hãng.
Bước 3: Ước lượng cầu của hãng định giá.
2.2.2 Dự báo cầu
2.2.2.1 Khái niệm và sự cần thiết của dự báo cầu
Khái niệm: Dự báo cầu là hoạt động ước lượng số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà
người tiêu dùng sẽ mua trong tương lai trong môi trường xác định. Dự báo cầu là kết
quả của việc phân tích cầu.
Khoa Kinh tế Nguyễn Thu Huyền - 42F4
14
Trường Đại học Thương Mại Luận văn tốt nghiệp
Sự cần thiết của dự báo cầu
Dự báo cầu cung cấp thông tin về tinh hình thị trường trong tương lai, xu hướng
phát triển của thị trường cả về qui mô, cơ cấu các nhân tố ảnh hưởng đến cầu sản
phẩm của doanh nghiệp trong tương lai. Dự báo cầu chính xác giúp doanh nghiệp vạch
ra hướng phát triển phù hợp trong tương lai, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp
trên thị trường.
Dự báo cầu chính xác, doanh nghiệp đánh giá chính xác những nguy cơ với sản
phẩm của doanh nghiệp trong tương lai. Doanh nghiệp sẽ có những chính sách hợp lí
để ứng phó với những biến động của thị trường, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.
Dự báo chính xác là cơ cở tin cậy để doanh nghiệp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

của doanh nghiệp.
2.2.2.2. Các phương pháp dự báo cầu
• Dự báo theo chuỗi thời gian
Một chuỗi thời gian đơn giản là một chuỗi các quan sát của một biến được sắp
xếp theo một trận tự thời gian.
Dự báo theo chuỗi thời gian là phương pháp dự báo trên cơ sở dự liệu quá khứ
và hiện tại để suy đoán xu hướng phát triển trong tương lai. Kết quả dự báo cho biết
biến cần dự đoán tăng hoặc giảm theo một cách tuyến tính theo thời gian.
Mô hình tuyến tính có dạng: Qt= a+ bt
Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để ước lượng giá trị của các tham số a
và b.Từ kết quả ước lượng, ta có thể sử dụng kiểm định t hoặc P-value để xác định xu
hướng phát triển của biến cần dự đoán trong tương lai.
Nếu b> 0 thì biến cần dự đoán tăng theo thời gian.
Nếu b< 0 thì biến cần dự đoán giảm theo thời gian.
Nếu b=0 thì biến cần sự đoán không đổi theo thời gian.
• Dự báo cầu theo chu kỳ-mùa vụ
Ước lượng theo xu hướng tuyến tình thường dẫn đến những sai lệnh trong dự
báo do sự biến động theo mùa vụ hoặc chu kỳ. Để khắc phục nhược điểm trên, ta sử
dụng biến giả đại diện cho sự biến động của mùa vụ. Mỗi biến giả đại diện cho một
giai đoạn. Nếu có N giai đoạn, sẽ có N-1 biến giả.
Dạng hàm: Q= a+ bt+C
1
D
1
+ C
2
D
2
+….+ Cn-1Dn-1
Hệ số chặn ghi nhận giá trị khác nhau cho mỗi giai đoạn. N=1 nếu quan sát rơi

vào giai đoạn đó, N=0 nếu quan sát rơi vào giai đoạn khác. Khi đó, hàm cầu sẽ bị đẩy
lên trên hoặc hạ xuống theo thời gian.
Khoa Kinh tế Nguyễn Thu Huyền - 42F4
15
Trường Đại học Thương Mại Luận văn tốt nghiệp
• Dự báo cầu bằng mô hình kinh tế lượng
Dự báo cầu bằng mô hình kinh tế lượng là phương pháp dự đoán cầu sử dụng
kỹ thuật phân tích kinh tế để mô tả và lượng hóa mối quan hệ giữa các đại lượng kinh
tế. Đây là phương pháp dự báo định lượng, dự trên cở sở dữ liệu thu thập được ở quá
khứ và hiện tại để xác định kết quả trong tương lai. Phương pháp này có thể dự đoán
cho cả giá và lượng cầu của ngành trong tương lai đối với cả hãng định giá và hãng
chấp nhận giá
 Dự báo cầu với hãng chấp nhận giá
Do hãng chấp nhận giá là hãng không có quyền quyết định giá cả cho sản phẩm
của mình, giá cả là biến nội sinh. Phương pháp dự báo cầu bằng mô hình kinh tế lượng
với hãng này tiến hành như sau:
Bước 1: Ước lượng cầu và cung của ngành. Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ
nhất hai bước để ước lượng hàm cầu của ngành.
Bước 2: Định vị cung cầu của ngành trong giai đoạn dự báo.
Bước 3: Xác định giá của cả cung và cầu
 Dự báo cầu với hãng định giá
Bước 1: Ước lượng hàm cầu của hãng. Sự dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất
thông thường để ước lượng hàm cầu thực nghiệm của hãng.
Bước 2: Dự đoán giá trị làm dịch chuyển biến đường cầu trong tương lai
Sự dịch chuyển của đường cầu có thể do sự thay đổi của giá cả bản thân hàng
hóa, giá cả hàng hóa liên quan, thu nhập của người tiêu dùng. Cần xác định các
nhân tố làm dịch chuyển cầu của hàng. Có 2 nguồn có thể cung cấp dự liệu về sự dịch
chuyển đường cầu trong tương lai. Một là do chính hãng dự đoán làm dịch chuyển cầu.
Trong trường hợp này, sử dụng phân tích chuỗi thời gian. Hai là dự doán từ các mô
hình kinh tế lượng. Các mô hình này dự đoán giá trị của tổng thể các biến kinh tế trong

tương lai.
Bước 3: Sau khi dự báo các biến làm dịch chuyển đường cầu, ta đi xác định vị trí của
đường cầu trong tương lai bằng cách thay thế các giá trị làm dịch chuyển cầu được dự
đoán vào hàm cầu thực nghiệm. Phương trình thu được là hàm cầu dự báo của hãng.
Nhận xét: Dự báo càng xa tương lai thì khoảng cách biến thiên hay miền không chắc
chắn càng lớn.
+ Mô hình dự báo bị xác định sai, thiếu biến quan trọng, sử dụng dạng hàm không
đáng tin cậy sẽ khiến kết quả dự báo thiếu chính xác.
+ Dự báo thường thất bại khi xuất hiện điểm ngoặt dẫn đến sự thay đổi đột ngột của
biến quan sát.
Khoa Kinh tế Nguyễn Thu Huyền - 42F4
16
Trường Đại học Thương Mại Luận văn tốt nghiệp
2.4 Tổng quan những khách thể nghiên cứu những công trình năm trước
Nghiên cứu cầu thị trường giữ vài trò quan trọng trong hoạt động nghiên cứu
thị trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho quá trình hoạch định chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp. Trên thực tế, cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu liên
quan đến cầu sản phẩm. Trong thời gian nghiên cứu, tác giả đã được tiếp cận với một
số đề tài sau:
Đề tài “ Ước lượng và dự báo cầu mặt hàng bia chai Hà Nội ở thị trường
Hưng Yên đến năm 2015 của chi Nhánh Tổng công ty cổ phần Bia rượu Hà Nội”.
Tác giả- Đoàn Bích Hạnh- Luận văn tốt nghiệp năm 2009. Đề tài đi sâu nghiên cứu
cầu, đã ứng dụng kỹ thuật phân tích kinh tế lượng để ước lượng và dự báo cầu. Tuy
nghiên, đề tài chưa nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến cầu sản phẩm của công ty,
chưa giải thích cơ sở lựa chọn mô hình ước lượng cầu cho mặt hàng bia chai Hà Nội.
Đề tài “ Ước lượng và dự báo cầu sản phẩm vật tư và thiết bị kỹ thuật ở công
ty cổ phần hóa chất thiết bị phòng thí nghiệm ở khu vực Hà Nội đến năm 2015”.
Tác giả Dương Thị Phương Thảo- Luân văn tốt nghiệp năm 2009. Đề tài đã hệ thống lí
luận về cầu, ước lượng và dự báo cầu, đề tài cũng đã tiến hành ước lượng và dự báo
cầu sản phẩm, nhưng đề tài chưa nêu được tính cấp thiết của ước lượng và dự báo cầu

sản phẩm đối với doanh nghiệp
Đề tài “ Phân tích và dự báo cầu về mặt hàng sữa của công ty TNHH thương
mại FCm trên địa bàn Hà Nội”. Tác giả Nguyễn Thị Lệ, luận văn tốt nghiệp năm
2009. Đề tài đã hệ thống khá đầy đủ,chi tiết lý luận về cầu, phân tích và dự báo cầu,
đồng thời cũng đã ứng dụng phần mềm kinh tế lượng vào phân tích cầu và dự báo cầu.
Tuy nghiên, do hướng đề tài tập trung vào phân tích và dự báo cầu sản phẩm, nên nội
dung ước lượng chưa sâu.
Đề tài “ Phân tích và dự báo cầu thị trường cầu thị trường các sản phẩm tiêu
dùng của công ty cổ phẩn thương mại Cầu Giấy”. Tác giả Nguyễn Thị Hồng Thanh-
Luận văn tốt nghiệp năm 2008. Đề tài rõ ràng về cơ sở lí luận cầu, các nhân tố ảnh
hưởng đến cầu và phương pháp dự báo cầu. Nhưng tác giả chưa sử dụng mô hinh kinh
tế lượng để ước lượng cầu sản phẩm.
Đề tài” Phân tích và dự báo cầu về sản phẩm cà phê trên thị trường khu vực
phía Bắc của công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hòa”. Tác giả Phan Tiến
Ngũ- Luận văn tốt nghiệp năm 2008. Đề tài đã hệ thống được cơ sở lí luận về thị
trường, cầu thị trường, phương pháp dự báo cầu. Nhưng tác giả cũng chưa sử dụng mô
hình kinh tế lượng để ước lượng và dự báo cầu sản phẩm. Các đánh giá, dự báo mang
tính định tính.
Khoa Kinh tế Nguyễn Thu Huyền - 42F4
17
Trường Đại học Thương Mại Luận văn tốt nghiệp
Do đó, đề tài “ Ước lượng và dự báo cầu mặt hàng máy bộ đàm và thiết bị
radio của công ty thương mại dịch vụ Viễn Tín đến năm 2015” là đề tài mới mẻ và
có ý nghĩa thực tiễn cao. Đề tài hệ thống lại lí luận cơ bản về cầu, ước lượng và dự báo
cầu sản phẩm. Trong đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn kết
hợp với phần mềm SPSS, ứng dụng phần mềm kinh tế lượng để ước lượng và dự báo
cầu về máy bộ đàm Motorola của công ty đến năm 2015. Từ đó, giúp doanh nghiệp có
cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
2.5 Phân định nội dung nghiên cứu
Tác giả tập trung đi sâu vào ước lượng và dự báo cầu về máy bộ đàm Motorola

trên thị trường đến năm 2015.
Trên cơ sở hệ thống lí luận về cầu, ước lượng và dự báo cầu, tác giả sẽ đi sâu
vào nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến cầu máy bộ đàm Motorola của công ty,
từ đó, xây dựng mô hình ước lượng cầu về máy bộ đàm Motorola của công ty. Để ước
lượng cầu sản phẩm của công ty, đề tài sử dụng hai phương pháp chính là điều tra
khách hàng và phân tích kinh tế lượng. Sau khi điều tra ý kiến khách hàng, tác giả sẽ
dùng phầm mềm SPSS để đánh giấ tần suất và phân tích tường quan ý kiến đánh giá
khách hàng về sản phẩm của công ty. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS để tiến hành
đánh giá tần suất, đánh giá tương quan trong phiếu điều tra khách hàng. Mặt khác, trên
cơ sở số liệu thu thập được, tác giả sẽ dùng phầm mềm EVIEWS để xác định mô hình
hàm cầu sản phẩm của công ty, xác định xu hướng và mức độ tác động của những
nhân tố đên lượng cầu của công ty, đánh giá độ co dãn cầu cầu ty.
Căn cứ vào kết quả ước lượng, tác giả sẽ đánh giá thành công, hạn chế của công
ty, đồng thời , tác giả đi dự báo cầu về máy bộ đàm Motorola của công ty đến năm
2015. Từ đó, tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp góp phần tiêu thụ máy bọ đàm
Motorola và môt số giả pháp nhằm năng cao chất lượng công tác ước lượng và dự báo
cầu của công ty.
CHƯƠNG 3:
PHÂN TÍCH VÀ ƯỚC LƯỢNG CẦU VỀ MÁY BỘ ĐÀM
MOTOROLA CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VIỄN TÍN
TRONG GIAI ĐOẠN 2005-2009
Khoa Kinh tế Nguyễn Thu Huyền - 42F4
18
Trường Đại học Thương Mại Luận văn tốt nghiệp
3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG ĐỀ TÀI
3.1.1. Phương pháp điều tra chọn mẫu
Đây là phương pháp tiến hành thu thập dữ liệu trên một số đơn vị được chọn ra
từ tổng thể chung. Số đơn vị này phải có tính chất đại biểu cho tổng thể chung và phải
đủ lớn cho định luật số lớn phát huy tác dụng khi suy rộng.
Trong đề tài, tác giả tiến hành điều tra chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu

ngẫu nhiên. Tác giả sử dụng phiếu phóng vấn để thu thập dữ liệu sơ cấp. Trong quá
trình điều tra, tác giả tiến hành phát 50 phiếu phóng vấn khách hàng là cán bộ nhân
viên tại các công ty, trụ sở đang sử dụng máy bộ đàm như công trường xây dựng khu
Hoài Đức, siêu thị Big C, siêu thị Big Garden, đơn vị an ninh và vũ trang tại Hà Nội và
T.P Hồ Chí Minh.
Với 50 phiếu hợp lệ, tác giả tiến hành tổng hợp và sử dụng phần mềm SPSS để
xử lý số liệu. Kết quả thu được là phân tích tần suất, kiểm định tương quan, phân tích
hồi qui giữa các biến trong mô hình. Từ đó, đánh giá nhu cầu, thái độ của khách hàng
với sản phẩm máy bộ đàm Motorola của công ty.
3.1.2 Phương pháp phân tích kinh tế lượng
Đây là phương pháp nghiên cứu cầu bằng cách thiết lập mô hình toán học mô tả
mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến cầu sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó,
đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến cầu sản phẩm và dự báo xu
hướng phát triển của cầu trong tương lai.
Trong đề tài, tác giả sử dụng phần mềm EVIEWS để ước lượng và dự báo cầu
sản phẩm. Do hạn chế về thời gian và số liệu thu thập, đề tài tập trung đi sâu nghiên
cứu cầu về máy bộ đàm Motorola của công ty. Để ước lượng hàm cầu này, tác giả
thực hiện qua bốn bước, cụ thể:
Bước 1: Nêu giả thiết về mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến cầu. Cầu về
máy bộ đàm Motorola có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố như giá cả của bản thân
hàng hóa, giá cả của máy bộ đàm Kenwood, mức kinh phí dùng để mua sản phẩm, chi
phí cấp tần số vô tuyến điện, thị hiếu người tiêu dùng, kỳ vọng của người tiêu dùng.
Bước 2: Xác định hàm cầu thực nghiệm
Hàm cầu tổng quát có dạng:
Q= f( P, M, Pk, Pt,T, Pe)
Do khó khăn trong việc thu thập số liệu về thị hiếu và kỳ vọng của người tiêu dùng.
Do đó, hàm cầu về máy bộ đàm Motorola có dạng:
Khoa Kinh tế Nguyễn Thu Huyền - 42F4
19
Trường Đại học Thương Mại Luận văn tốt nghiệp

Q=f(P, M, Pk, Pt)
Công ty TMDV Viễn Tín là hãng định giá đối với máy bộ đàm Motorola. Do
đó, tác giả lựa chọn phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường và ước lượng
hàm cầu của công ty bằng hàm cầu tuyến tính
Phương trình hàm cầu ước lượng:
Q= a+bP+cM+ dPk+ePt
Bước 3: Ước lượng hàm cầu máy bộ đàm Motorola.
Bước 4: Kiểm định tính đúng đắn, chính xác của mô hình hồi quy và đánh giá độ tin
cậy của dự báo.
Từ kết quả ước lượng, tác giả sẽ tiến hành đánh giá, kiểm định tính đúng đắn
của mô hình bằng cách xem xét dấu của các hệ số có phù hợp không, sử dụng kiếm
định T và P-value để kiểm định ý nghĩa thống kê và ý nghĩa kinh tế của các tham số
lượng trong mô hình.
3.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CẦU VỀ MÁY BỘ ĐÀM MOTOROLA CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN
2005- 2009.
3.2.1 Giới thiệu về công ty thương mại và dịch vụ Viễn Tín
3.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty thương mại dịch vụ Viễn Tín được thành lập ngày 26/7/1997 theo giấy
phép số 1690/GP_ TLDN do UBNG Tp. Hồ Chí Minh cấp. GCNĐKKD số -51880 do
sở KH_ĐT Tp. Hồ Chí Minh cấp ngày 22.8.1997.
Để đáp ứng nhu cầu khách hàng trên toàn quốc, chi nhánh công ty tại Hà Nội theo giấy
phép số 01020000006 ngày 2000.
+ Tên công ty: Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Viễn Tín
+ Tên giao dịch quốc tế: VIENTIN INVESMENT TRADING SERVICE
+ Địa chỉ: 25, Hùng Vương, Phường 4, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh.
+ Điện thoại: 08.835015.Fax:08.8331742
+ Website: www.Viticomm.com Email:
Chi nhánh tại Hà Nội
Tên chi nhánh: Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư TMDV Viễn Tín.

Địa chỉ: 120 - 122, Lô CT4, KĐT mớI Mỹ Đình, Mễ Trì, đường Phạm Hùng, Từ
Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: 04.7852971 Fax: 04.7852973
Khoa Kinh tế Nguyễn Thu Huyền - 42F4
20
Trường Đại học Thương Mại Luận văn tốt nghiệp
Vốn pháp định khi mới thành lập là 20 tỷ đồng, đến quý 1 năm 2010 tăng lên 40 tỷ
đồng.
3.2.1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của công ty TMDV Viễn Tín
• Mục tiêu: Mục tiêu của công ty là trở thành nhà phân phối hàng đầu các thiết
bị viễn thông của các tập đoàn danh tiếng tại Việt Nam. Công ty mang đến cho khách
hàng sản phẩm chất lượng cao, luôn đảm bảo dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng chu đáo.
• Nhiệm vụ
 Công ty phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các cam kết trong hợp đồng với các
đối tác, khách hàng
 Công ty phải đóng góp đầy đủ các khoản thuế và nghĩa vụ tài chính theo quy
định của nhà nước.
 Công ty phải tuân thủ các quy định của nhà nước về sản xuất, kinh doanh và
nhập khẩu thiết bị viễn thông. Đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng của quốc gia và
quốc tế.
 Công ty phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với người lao động đang làm việc
tại công ty. Tạo điều kiện cho người lao động phát triển.
 Công ty phải thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng cháy chữa cháy, quốc
phòng và an ninh quốc gia.
• Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Hiện nay, Công ty cổ phần TMDV Viễn Tín được lãnh đạo bởi Ông Đinh Văn
Sự-Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc của công ty.Tổng số cán bộ công
nhân viên của công ty tính đến cuối năm 2009 là hơn 40 người, trong đó có 30 cán bộ,
kỹ sư có trình độ đại học và sau đại học. Đội ngũ nhân viên kỹ thuật của công ty hầu
hết là các kỹ sư được đào taọ chính quy về chuyên ngành Điện tử- Viễn thông tại các

trường đại học danh tiếng trong cả nước và có nhiều năm kinh nghiệm trong việc sửa
chữa, bảo trì lắp đặt các thiết bị viễn thông. Ngoài ra, các kỹ thuật viên luôn được bồi
dưỡng nghiệp vụ qua các khóa học do Motorola tổ chức nhằm nâng cao tay nghề, cập
nhật và ứng dụng các công nghệ mới. Công ty hiện có 10 nhân viên tốt nghiệp khối
kinh tế và quản trị kinh doanh, trong đó sinh viên tốt nghiệp Đại học Thương Mại có 2
người.
Khoa Kinh tế Nguyễn Thu Huyền - 42F4
21
Trường Đại học Thương Mại Luận văn tốt nghiệp
3.2.1.3Giới thiệu về sản phẩm của công ty TMDV Viễn Tín
Công ty TMDV Viễn Tín là một công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung
cấp các thiết bị và các giải pháp cho hệ thống thông tin liên lạc máy bộ đàm và giải
pháp cho máy thông tin chuyên dùng. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là:
• Mua bán, lắp đặt, sửa chữa các thiết bị viễn thông như máy bộ đàm, thiết bị
Radio, Các thiết bị Radio, máy phát sóng
• Lắp đặt hệ thống truyền hình cáp, camera quan sát, hệ thống báo trộm, báo
cháy, máy móc thiết bị điện tử.
• Mua bán, lắp đặt mạng máy tính, thiết bị đo khí tượng thủy văn.
• Tư vấn chuyển giao công nghệ. Môi giới thương mại
Trong đó, kinh doanh máy bộ đàm Motorola mang lại doanh thu cho công ty. Đây là
sản phẩm của tập đoàn Motorola- Tập đoàn viễn thông hàng đầu thế giới.
3.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn từ 2005- 2009.
3.2.2.1 Kinh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh
Kề từ khi thành lập năm 1997, trải qua 12 năm hoạt động với phương châm đi
lên từ chính khả năng của mình, Viễn Tín trở thành nhà phân phối hàng đầu các thiết
bị máy bộ đàm và các thiết bị phụ trợ tại thị trường Việt Nam. Viễn Tín trở thành nhà
phân phối chính thức và trung tâm bảo hành của Motorola đầu tiên taị Việt Nam. Từ
năm 1999, công ty TMDV Viễn Tín luôn dẫn đầu doanh số bán hàng của Motorola tại
thị trường Việt Nam. Đặc biệt, năm 2002, Công ty thương mại dịch vụ Viễn Tín đã
được tập đoàn Motorola cho phép thành lập Trung tâm bảo hành cấp II duy nhất tại

Khoa Kinh tế Nguyễn Thu Huyền - 42F4
Giám đốc
Tài chính
Giám đốc
Kinh doanh
Chủ tịch HĐQT kiêm T.Giám đốc
Phòng
Kinh
Doanh
Phòng
H.Chính
Nhân Sự
Phòng
Kỹ
Thuật
Tổ
Kho
Hàng
Phòng
Kế Toán
P. Giám đốc
Chi nhánh
Hội đồng quản trị
22
Trường Đại học Thương Mại Luận văn tốt nghiệp
Việt Nam. Ngoài ra, Viễn Tín còn là nhà phân phối của nhiều hãng danh tiếng khác
như HYT, MOBAT, DATRON, HYT…
Công ty thương mại dịch vụ Viễn Tín đã thực hiện nhiều dự án lớn cho các cơ
quan quan trọng của Việt Nam như Tổng công ty Bưu Chính Viễn Thông, bộ công an,
tổng cục hải quan, Việt Nam Airline, ….

3.2.2.2 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
+ Đánh giá doanh thu, chi phí, lợi nhuận
Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh của công ty, ta thấy trong giai đoạn 2005-
2009, tình hình kinh doanh của công ty có nhiều biến động, cụ thể như sau:
Năm 2006, doanh thu đạt 52.109 triệu đồng, giảm 1.935 triệu đồng, tương
đương giảm 3,58% so với năm 2005. Chi phí kinh doanh của công ty tăng cao, đặc biệt
là giá vốn hàng bán và chi phí quản lí doanh nghiệp của công ty tăng cao, giá vốn hàng
bán năm 2006 là 50.832 triệu đồng, chi phí quản lí doanh nghiệp năm 2006 là 2.744
triệu đồng.Tổng chi phí năm 2006 giảm 1.766 triệu đồng, tương đương giảm 3,24%.
Tốc độ giảm của chi phí chậm hơn hơn tốc độ giảm của doanh thu, tình hình kinh
doanh khó khăn, ứ đọng hàng hóa. Lợi nhuận của công ty giảm xuống, lợi nhuận năm
2006 của công ty giảm 220 triệu đồng, tương đương giảm 20,4%.
Năm 2007, doanh thu của công ty đã tăng mạnh. So với năm 2006, doanh thu
tăng 4.744 triệu đồng, tương đương tăng 9,1%. Đồng thời, chi phí kinh doanh của
công ty năm 2007 đã giảm mạnh. Giá vốn hàng bán năm 2007 giảm 3.490 triệu đồng,
tương đương giảm 6,87% % so với năm 2006. Mặc dù năm 2007, doanh nghiệp chịu
ảnh hưởng của chính sách của doanh nghiệp, lạm phát và lãi suất tăng cao nhưng do sự
giảm mạnh của giá vốn hàng bán và chi phí quản lí doanh nghiệp, nên tổng chi phí của
công ty năm 2007 giảm mạnh. Mặt khác, năm 2007, một năm sau khi Việt Nam gia
nhập WTO, công ty có nhiều điều kiện thuận lợi. Các công ty mở rộng sản xuất kinh
kinh doanh, nhu cầu tiêu thụ máy bộ đàm của công ty tăng lên. Đồng thời, năm 2007,
chính phủ cũng thực hiện nhiều dự án lớn, công ty cũng đã ký kết được nhiều hợp
đồng lớn, như hợp đồng với tổng cục Bưu Chính Viễn Thông. Tất cả các nhân tố trên
là điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty. Năm 2007, lợi
nhuận công ty tăng mạnh, lợi nhuận tăng 786.552 triệu đồng, tương đương tăng 91,8%
so với năm 2006
Hình 3.1 đồ thị tổng doanh thu, chi phí lợi nhuận.
Khoa Kinh tế Nguyễn Thu Huyền - 42F4
23
Trường Đại học Thương Mại Luận văn tốt nghiệp

( Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh công ty TMDV Viễn Tín)
Năm 2008, tuy doanh thu và lợi nhuận tăng chậm hơn năm 2007 nhưng công ty
vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định. Doanh thu của công ty tăng 1.218 triệu
đồng, tương đương tăng 2,1 % so với năm 2007. Lợi nhuận của công ty cũng tăng lên,
lợi nhuận năm 2008 đạt 2221 triệu đồng, tăng 576 triệu đồng so với năm 2007.
Nguyên nhân bởi năm 2008, nền kinh tế thế giới gặp khủng hoảng, các doanh nghiệp
phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, giảm chi phí. Trong khi đó, giá bán của máy bộ
đàm Motorola luôn cao hơn các máy bộ đàm của các hãng khác. Điều này khiến doanh
số bán hàng tăng chậm.
Năm 2009, Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng. Mặc dù tỷ lệ lạm phát của Việt
Nam vẫn còn cao nhưng nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, các doanh
nghiệp phục hồi và mở rộng sản xuất. Doanh thu năm 2009 của công ty tăng cao,
doanh thu tăng 2068 triệu đồng. Lợi nhuận tăng 210 triệu đồng, tăng 9,4% so với năm
2008.
+ Đóng góp vào ngân sách nhà nước
Năm 2006, do lợi nhuận của công ty giảm sụt đáng kể, mức thuế của công ty
phải nộp giảm 15% so với năm 2005. Nhưng các năm 2007, 208, 2009 mức thuế của
công ty đều tăng lên. Năm 2007, mức thuế phải nộp là 460 triệu đồng. Năm 2008 là
616 triệu đồng. Năm 2009 là 644 triệu đồng.
Hình 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2005-2009.
Khoa Kinh tế Nguyễn Thu Huyền - 42F4
24
Trường Đại học Thương Mại Luận văn tốt nghiệp
Đơn vị: nghìn đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng giá trị
tài sản
59.542.079 68.273.363 279.055.512 141.868.512 168.438.943

Tổng nợ
phải trả
38.887.200 47.233.276 258.570.373 116.883.514 98.433.383
Vốn lưu
động
60.742.855 65.715.411 263.926.358 135.174.083 112.235.867
Doanh thu 54.044.008 52.109.871 56.853.060 58.071.634 60.134.433
Tổng chi phí 52.967.277 51.253.016 55.209.653 55.850.600 57.791.399
Giá vốn
hàng bán
49.056.043 50.832.273 47.341.742 51.242.925 55.034.043
Lợi nhuận
trước thuế
1.076.731 856.855 1.643.407 2.221.034 2.343.034
Thuế thu
nhập DN
201.485 172.920 460.154 616.338 644.691
Lợi nhuận
sau thuế
875.246 784.935 1.183.253 1.604.696 1.698.343
( Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh công ty TMDV Viễn Tín)
Hình 3.3 Đồ thị tổng doanh thu và doanh thu từ máy bộ đàm Motorola
Khoa Kinh tế Nguyễn Thu Huyền - 42F4
25

×