Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

KẾ HOẠCH MARKETING CHO CHUỖI QUÁN CAFÉ TRUNG NGUYÊN TẠI THỊ TRƯỜNG MALAYSIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 75 trang )

1

KẾ HOẠCH MARKETING CHO CHUỖI QUÁN CAFÉ TRUNG NGUYÊN TẠI
THỊ TRƯỜNG MALAYSIA
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRUNG NGUYÊN 3
1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty Trung Nguyên 3
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 4
1.3. Định hướng phát triển của Trung Nguyên. 4
1.3.1. Tầm nhìn và sứ mạng 4
1.3.2. Định hướng phát triển của tập đoàn 5
1.4. Lĩnh vực kinh doanh. 5
1.5. Giải thưởng đạt được 6
1.6. Hệ thống quán nhượng quyền của Trung Nguyên 6
II. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MALAYSIA 7
2.1. Tổng quan về thị trường Malaysia 7
2.2. Lý do chọn thị trường 9
III. PHÂN TÍCH PETS 9
3.1. Chính trị - pháp luật 9
3.1.1. Tình hình chính trị ổn định 9
3.1.2. Sắc tộc có ảnh hưởng lớn trong chính trị Malaysia 10
3.1.3. Chính sách đối ngoại mềm dẻo 11
3.1.4. Chính phủ Malaysia khuyến khích đầu tư nước ngoài .12
3.1.5. Hệ thống pháp luật hỗn hợp, độc đáo 12
3.2. Kinh tế 14
3.2.1. Tổng quan kinh tế Malaysia 14
3.2.2. Các chỉ số kinh tế 15
3.3. Văn hóa – xã hội 18
3.3.1. Những nhóm bộ tộc chính ở Malaysia 18
3.3.2. Tôn giáo 19
3.3.3. Ngôn ngữ 20
3.3.4. Lễ hội ở Malaysia 21


2

3.3.5. Văn hóa ẩm thực 23
3.4. Công nghệ 27
IV. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG 29
4.1. Quy mô thị trường 29
4.2. Xu hướng ngành hàng 31
4.3. Khách hàng 32
4.4. Đối thủ cạnh tranh 33
4.5. Phân tích SWOT 38
V. THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU 40
5.1. Phân khúc thị trường 40
5.2. Thị trường mục tiêu 41
VI. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC MARKETING 41
6.1. Mục tiêu tài chính 41
6.2. Mục tiêu marketing 41
VII. CHIẾN LƯỢC MARKETING 41
7.1. Chiến lược định vị 41
7.2. Chiến lược sản phẩm (Product) 43
7.3. Chiến lược giá (Price) 45
7.3.1. Giá của đối thủ cạnh tranh 45
7.3.2. Giá bán của sản phẩm 45
7.4. Chiến lược phân phối (Place) 47
7.5. Cơ sở vật chất 49
7.6. Con người 53
7.7. Quy trình 57
7.8. Chiến lược chiêu thị (Promotion) 59
7.8.1. Truyền thông trước khai trương 60
7.8.2. Truyền thông trong khai trương 67
7.8.3. Sau khai trương 70

7.8.4. Ngân sách Truyền thông - Chiêu thị 73
VIII. DỰ BÁO KẾT QUẢ KINH DOANH 74
3

I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRUNG NGUYÊN
1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty Trung Nguyên
 Tên công ty : Tập đoàn Trung Nguyên
 Ngành nghề kinh doanh : Café, Du lịch
 Thời gian thành lập : 16/06/1996
 Đại diễn pháp luật : Ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Chủ tịch HĐQT kiên Tổng giám đốc)
 Địa chỉ : 82-84 Bùi Thị Xuân, Quận 1, Tp HCM, Việt Nam
 Điện thoại : (84) 39251852
 Fax : (84 8) 39251848
 Website : www.Trungnguyen.com.vn
 Email :
Công ty Trung Nguyên ra đời vào giữa năm 1996 - Trung Nguyên là một nhãn hiệu cà
phê non trẻ của Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành
thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước.
Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê
Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên
hoạt động trong các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà
phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại.
Công ty Trung Nguyên là doanh nghiêp đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh
doanh nhượng quyền tại Việt Nam, hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần
1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật,
Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung
Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới với các thị
trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng
được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên toàn
quốc.

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
4

Ngày 16/06/1996: Đặng Lê Nguyên Vũ thành lập Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuột - thủ
phủ cà phê Việt Nam, với số vốn đầu tiên là chiếc xe đạp cọc cạch cộng với niềm tin và ý
chí mãnh liệt của tuổi trẻ cùng với khát vọng xây dựng một thương hiệu cà phê nổi tiếng,
đưa hương vị cà phê Việt Nam lan tỏa khắp thế giới.
Năm 1998: Việc thành lập quán cà phê đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh là bước khởi
đầu cho việc hình thành hệ thống quán Trung Nguyên tại các tỉnh thành Việt Nam và các
quốc gia trên Thế Giới
Năm 2001: Công bố khẩu hiệu "Khơi nguồn sáng tạo" và được chắt lọc từ những hạt cà
phê ngon nhất, công nghệ hiện đại, bí quyết Phương Đông độc đáo không thể sao chép
hòa cùng những đam mê tột bậc đã đưa Trung Nguyên chinh phục người tiêu dùng trên
khắp cả nước
Năm 2003: Sản phẩm cà phê hòa tan G7 ra đời bằng sự kiện "Ngày hội cà phê hòa tan
G7" tại dinh Thống Nhất vào ngày 23/11/2003 đã thu hút hàng ngàn lượt người tham gia
và ghi dấu ấn bằng cuộc thử mù bình chọn trực tiếp sản phẩm cà phê hòa tan ưa thích nhất
giữa G7 và thương hiệu cà phê lớn trên thế giới. Kết quả đã có 89% người chọn G7 là sản
phẩm ưa thích nhất
Năm 2008: Trên chặng đường Thống lĩnh nội địa - Chinh phục thế giới, Trung Nguyên đã
thành lập văn phòng tại Singapore nhằm mục tiêu phát triển thị trường này thành một cứ
điểm để phát triển thị trường nội địa là Asean và chinh phục thị trường toàn cầu
Năm 2010: Sản phẩm cà phê Trung Nguyên được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia trên
toàn cầu, tiêu biểu như tại Mỹ, Canada, Nga, Anh, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Asean
Năm 2012: Cà phê Trung Nguyên là thương hiệu số một tại Việt Nam với số lượng người
tiêu dùng cà phê lớn nhất. Có 11 triệu/17 triệu hộ gia đình Việt Nam mua các sản phẩm cà
phê Trung Nguyên.
1.3. Định hướng phát triển của tập đoàn trung nguyên
1.3.1 Tầm nhìn và sứ mạng:
5


Tầm nhìn: Trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế Việt Nam, giữ
vững sự tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy, chứng minh cho một khát vọng Đại Việt
khám phá và chinh phục.
Sứ mạng: Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang lại cho người thưởng thức cà
phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách Trung Nguyên đậm đà
văn hóa Việt.
Giá trị cốt lõi:
 Khơi nguồn sáng tạo
 Phát triển và bảo vệ thương hiệu
 Lấy người tiêu dùng làm tâm
 Gầy dựng thành công cùng đối tác
 Phát triển nguồn nhân lực mạnh
 Lấy hiệu quả làm nền tảng
 Góp phần xây dựng cộng đồng
1.3.2. Định hướng phát triển của tập đoàn
Thành công của Trung Nguyên ở Nhật Bản đã là một bước nhảy vọt quan trọng. Đến nay,
thương hiệu Trung Nguyên đã có mặt ở Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc và
Cộng hòa Séc. Cà phê rang Trung Nguyên cũng có mặt trong siêu thị và các cửa tiệm ở
Mỹ, Đức, Đông Âu, Pháp và Nga. Hiện tại, Đặng Lê Nguyên Vũ đang triển khai các hợp
đồng nhằm tìm kiếm thị phần cho cà phê Trung Nguyên tại 15 nước như Đức, Úc,
Canada, Đài Loan, Malaysia, Philippin…
Cuối năm 2011, vượt qua các bước thẩm định ngặt nghèo của đơn vị kiểm định quốc tế,
cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên chính thức vào hệ thống phân phối của tập đoàn bán
lẻ hàng đầu châu Á E-Mart (Hàn Quốc). Kế hoạch thâm nhập hệ thống siêu thị Costco
(Mỹ) cũng đang được Trung Nguyên thực hiện
6

Trung Nguyên nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện có và đầu tư hơn 80 triệu USD xây dựng một
loạt nhà máy chế biến mới ở Buôn Ma Thuột. Trung Nguyên đặt mục tiêu trở thành hãng

chế biến cà phê lớn nhất thế giới năm 2022.
1.4. Lĩnh vực kinh doanh
Tập đoàn Trung Nguyên với hoạt động hoạt động chủ yếu trong các ngành nghề chính
bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch
vụ phân phối, bán lẻ hiện đại với các công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên,
công ty cổ phần cà phê hũa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên,
công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7 và công ty liên doanh Vietnam Global
Gateway (VGG). Trong tương lai, tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công ty
thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng. Mở quán cà phê Trung Nguyên tại
Nhật Bản, mạng lưới 600 quán cà phê tại VN, 121 nhà phân phối, 7000 điểm bán hàng và
59, 000 cửa(năm 2004). Chính thức khai trương khu du lịch văn húa Trà Tiên Phong
Quán tại Lâm Đồng.(năm 2005)
1.5. Giải thưởng đạt được
 Chứng nhận FSSC 22000.
 Giải thưởng Thương hiệu quốc gia .
 Giải vàng chất lượng quốc gia 2011 .
 Giải thưởng Sao vàng đất Việt 2010 .
 Giải thưởng hàng Việt Nam chất lượng cao .
 Cà phê Trung Nguyên được Bộ Ngoại giao chọn là “ Đại sứ Ngoại giao văn hóa
1.6. Hệ thống quán nhượng quyền của Trung Nguyên
Cà phê Trung Nguyên là công ty Việt Nam đầu tiên áp dụng mô hình kinh doanh nhưỡng
quyền thương hiệu. Bằng sự năng động và sáng tạo, Trung Nguyên đã xây dựng được một
hệ thống quán nhượng quyền rộng khắp trong nước và tại các nước Nhật Bản, Singapore,
Thái Lan, Campuchia, với một phong cách thưởng thức cà phê rất riêng.
7

Với hình thức kinh doanh nhưỡng quyền thương hiệu, các sản phẩm cà phê Trung
Nguyên được sản xuất từ những hạt cà phê ngon nhất của vùng cao nguyên Buôn Mê
Thuột, kết hợp với công nghệ hiện đại và bí quyết riêng được giới thiệu đến tất cả mọi
người tiêu dùng trong nước và trên thế giới.

Ngày nay, với khoảng 1,000 quán cà phê nhưỡng quyền, Trung Nguyên luôn đem đến cho
người thưởng thức những tách cà phê hàng đầu Việt Nam tại bất kỳ địa điểm quán
nhượng quyền Trung Nguyên nào.

II. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MALAYSIA
2.1. Tổng quan về thị trường Malaysia:
 Tên chính thức: Liên bang Malaysia
 Thủ đô: Kuala Lumpur
 Quốc khánh: 31/8/1957
 Diện tích: 329.847 km
2

 Dân số: 30.073.353 người (tháng 7 năm 2014)
 Khu vực hành chính: Có 13 bang
 Các thành phố lớn: Kuala Lumpur, George Town, Kuching, Kuantan
8

 Ngôn ngữ chính: Ngôn ngữ chính thức tại Malaysia là tiếng Malaysia, Tiếng Anh
vẫn là ngôn ngữ thứ hai đang dùng.
 Tôn giáo chính: Hồi giáo
 Đơn vị tiền tệ: Ringgit (RM); 1 RM = 6 497 VND (tháng 10/2014)
 Múi giờ: MST (UTC+8)
 Thể chế: quân chủ lập hiến Liên Bang
 Địa lý:
Lănh thổ Malaysia bao gồm 2 phần đất liền: Tây Malaysia và Đông Malaysia. Tây
Malaysia là một bán đảo xinh đẹp, phía Đông giáp với biển Nam Trung Hoa, phía Tây
được bao quanh bởi eo Malacca, phía Bắc láng giềng với Thái Lan và Singapore tọa lạc
ngay tại phía Nam. Tây Malaysia và Đông Malaysia chiếm diện tích khoảng 329,758 km2
và cách nhau khoảng 40 dặm đường biển.


 Tài nguyên:
Malaysia giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong các lĩnh vực như nông nghiệp, lâm
nghiệp và khoáng sản. Về nông nghiệp, Malaysia là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới sản
9

phẩm cao su tự nhiên và dầu cọ, gỗ xẻ và gỗ nguyên liệu, cocoa, hạt tiêu, dứa và thuốc lá
cũng là những mặt hàng chủ lực trong lĩnh vực này. Dầu cọ là một nguồn thu ngoại tệ lớn.
Thiếc và dầu mỏ là hai nguồn tài nguyên khoáng sản có giá trị của kinh tế Malaysia.
Malaysia từng là nước sản xuất thiếc hàng đầu thế giới cho tới khi thị trường này sụp đổ
đầu thập niên 1980. Trong thế kỷ 19 và 20, thiếc đóng vai trò tối quan trọng trong nền
kinh tế Malaysia.
 Khí hậu:
Malaysia thuộc vùng khí hậu nhiệt đới; quanh năm nắng nóng, mưa nhiều.
Nhiệt độ trung bình giao động từ 24
0
C đến 34
0
c, độ ẩm 70 - 90 % Malaysia có hai mùa:
mùa mưa và mùa khô. Mùa khô từ tháng 6-7, mùa mưa từ tháng 10-12. Khí hậu chịu ảnh
hưởng bởi 2 loại gió mùa: gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam. Lượng mưa trung bình
hàng năm từ 2.000 mm đến 4.000 mm.
2.2. Lý do chọn thị trường:
− Malaysia là một nước có thu nhập trên trung bình và là nền kinh tế rất mở với GDP
bình quân đầu người đạt 10.500 USD trong năm 2013.
− Malaysia là một đất nước đa văn hóa, dễ tiếp nhận những cái mới.
− Malaysia – là một quốc gia có dân số tương đối trẻ, với hơn 65,4% dân số nằm trong
độ tuổi 15-64 và 29,6% nằm trong độ tuổi từ 0- 14 tuổi. Sự thay đổi trong nhận thức và
thị hiếu, nhóm người tiêu dùng trẻ tuổi này có thể tác động đáng kể đến việc tiêu thụ café
ở Malaysia. Cho đến nay, thói quen tiêu dùng cà phê đã trở thành thức uống không thể
thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày của đại đa số người dân nước này.

− Từ những lý do trên chúng tôi quyết định chọn xâm nhập thị thường Malaysia để mở
rộng hoạt động kinh doanh của thương hiệu café Trung Nguyên.

III. PHÂN TÍCH PETS
3.1. Chính trị - Pháp luật
3.1.1. Tình hình chính trị ổn định
10

Chính trị của Malaysia diễn ra trong khuôn khổ một chế độ quân chủ lập hiến Liên bang.
Hệ thống của chính phủ đang theo sát hình thức của hệ thống nghị viện Anh. Vua đứng
đầu nhà nước và thủ tướng đứng đầu chính phủ.
Đảng cầm quyền là một liên minh đa đảng, gọi là Barisan Nasional (Mặt trận Quốc gia)
bao gồm Liên Hiệp Quốc Mã Lai (UMNO) và 13 đảng khác, hầu hết đều dựa trên chủng
tộc và đều được đại diện trong quốc hội liên bang.
Ở Malaysia, mỗi tiểu bang đều có một chính quyền tiểu bang được dẫn dắt bởi trưởng Bộ
trưởng, là thành viên hội đồng nhà nước từ đảng chiếm đa số trong hội đồng.
Chính trị ở Malaysia tương đối ổn định, tỷ lệ tội phạm thấp. Thỉnh thoảng do những tranh
giành quyền lực mà xảy ra mâu thuẫn, nhưng nhìn chung vẫn là một đất nước hòa bình
=>Malaysia là một đất nước an toàn để đầu tư, phù hợp phát triển các ngành du lịch
dịch vụ.
3.1.2. Sắc tộc có ảnh hưởng lớn trong chính trị Malaysia.
Đây là một quốc gia đa văn hóa với ba nhóm dân tộc chính bao gồm người Mã Lai, Trung
Quốc và Ấn Độ. Ngoài ra, cả nước còn có vài nhóm người bản địa sinh sống ở Đông
Malaysia.
Quyền lực chính trị ở Malaysia được kiểm soát bởi người Mã Lai. Các hành động, chính
sách phát triển quốc gia được thực hiện để thúc đẩy địa vị của bumiputera (bao gồm
người Mã Lai và các bộ lạc bản địa) trước những người phi bumiputera (như người
Malaysia gốc Hoa và người Malaysia gốc Ấn). Các chính sách này quy định ưu đãi
cho bumiputera trong việc làm, giáo dục, học bổng, kinh doanh, tiếp cận nhà giá rẻ hơn và
hỗ trợ tiết kiệm. Điều này gây ra oán giận rất lớn giữa các dân tộc.

Mặc dù vậy, các bên dân tộc đều có đại diện riêng của mình là các tổ chức được hình
thành như một nhà nước: Tổ chức Liên Hiệp Quốc Mã Lai (UMNO), Hiệp hội Trung
Quốc Malaysia (MCA) và Malaysia Ấn Độ Quốc hội (MIC), chịu trách nhiệm đứng ra
11

giải quyết các xung đột sắc tộc trong hòa bình và đem lại cho Malaysia một công đồng hài
hòa hơn.
=>Cân nhắc chọn đối tác nhượng quyền để hưởng ưu đãi từ các chính sách nhà nước.
=>Đối tác nhượng quyền nhóm dân tộc nào, tìm đến với chính phủ đại diện đó để được
hỗ trợ và giúp đỡ.
3.1.3. Chính sách đối ngoại mềm dẻo
Chính sách ngoại giao của Malaysia về chính thức là dựa trên nguyên tắc trung lập và duy
trì các quan hệ hòa bình với tất cả các quốc gia, bất kể hệ thống chính trị của quốc gia đó.
Chính phủ đặt ưu tiên cao đối với an ninh và ổn định của Đông Nam Á, và cố gắng phát
triển hơn nữa mối quan hệ với các quốc gia khác trong khu vực.
Về phương diện lịch sử, chính phủ cố gắng khắc họa Malaysia là một quốc gia Hồi giáo
tiến bộ trong khi tăng cường quan hệ với các quốc gia Hồi giáo khác.
Malaysia là quốc gia vừa có quan hệ ngoại giao, kinh tế với Trung Quốc lại vừa quan hệ
an ninh với Mỹ.
=>Malaysia có mối quan hệ tốt với tất cả các nước trên thế giới, không hề thù địch với
bất cứ nước láng giềng nào.
=>An toàn trong các cuộc tranh chấp chính trị trong khu vực.
*Quan hệ ngoại giao với Việt Nam:
Việt Nam và Malaysia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 30/3/1973. Từ đó đến
nay, hai bên đã ký kết được 13 hiệp định hợp tác trên nhiều lĩnh vực như thương mại, đầu
tư, khoa học công nghệ, bưu chính viễn thông, ngân hàng, du lịch, thể thao, văn hóa và
nhiều bản ghi nhớ cấp chính phủ khác.
Hiện nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước đang phát triển rất tốt
đẹp. Hai nước đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao và các cấp, các ngành.
12


Hai nước đã tổ chức tốt kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam –
Malaysia (30/3/1973-30/3/2013).
=>Mối quan hệ ngoại giao tốt, thuận lợi cho các doanh nghiệp việt nam đầu tư, kinh
doanh tại thị trường Malaysia.
3.1.4. Chính phủ Malaysia khuyến khích đầu tư nước ngoài.
Chính phủ cung cấp phần lớn quyền sở hữu cổ phần nước ngoài trong các doanh nghiệp
theo Luật khuyến khích đầu tư (PIA).
Luôn mở cửa cho những nhà nước ngoài vào làm ăn và họ có thể mua bất động sản mang
tên mình, đều không thể có được ở hầu hết các nước Đông Nam Á, cho phép nhà đầu tư
nước ngoài được sở hữu 100% vốn cổ phần của xí nghiệp nếu xuất khẩu được từ 80% sản
phẩm trở lên.
Ưu đãi các dụ án đầu tư (gồm cả đầu tư trong nước và nước ngoài) và miễn giảm thuế cho
các dự án sản xuất hàng xuất khẩu.
Khuyến khích sự chuyển giao công nghệ từ các công ty nước ngoài
Thành lập các khu thương mại tự do (FTA).
Cơ quan xúc tiến đầu tư Malaysia (MIDA) rất chuyên nghiệp trong việc hỗ trợ các nhà
đầu tư muốn tìm cơ hội làm ăn cũng như muốn thành lập công ty hay mở nhà hàng tại
Malaysia.
=>Môi trường kinh doanh thuận lợi, đầu tư vào Malaysia rất được khuyến khích và có
nhiều điều kiện thuận lợi để mở rộng phát triển.
3.1.5. Hệ thống pháp luật hỗn hợp, độc đáo
Trong khi thực tế tại một số quốc gia chỉ sử dụng một loại hệ thống pháp luật thì Malaysia
lại thực hành hệ thống pháp luật hỗn hợp, trong đó bao gồm Luật chung, Luật Hồi giáo và
Luật theo phong tục.
13

Hệ thống pháp luật của Malaysia được phân thành 2 loại: luật thành văn và luật bất thành
văn:
 Luật thành văn:

Luật thành văn là nguồn quan trọng nhất của pháp luật, đề cập đến các luật có trong Hiến
pháp Liên bang , Tiểu bang và các văn bản pháp luật.
 Pháp luật quy định trong Hiến pháp Liên bang là Luật cao nhất của Malaysia, bất cứ
luật mà không phù hợp với Hiến pháp Liên bang không hợp lệ. Hiến pháp Liên bang cũng
thiết lập một chế độ quân chủ lập hiến và một hệ thống liên bang của Chính phủ. Hiến
pháp chỉ có thể được thay đổi bởi hai phần ba tổng số thành viên của cơ quan lập pháp.
Hiến pháp Liên bang bao gồm nhiều bài viết liên quan đến tôn giáo của liên bang, quốc
tịch, luật tối cao của Liên bang và nhiều đối tượng khác có liên quan.
 Bên cạnh Hiến pháp Liên bang, có một hiến pháp tiểu bang nơi mỗi bang đều có hiến
pháp riêng của họ quy định chính phủ của tiểu bang đó.
 Văn bản pháp luật liên quan đến pháp luật được thành lập bởi Quốc hội ở cấp liên
bang và các hội đồng lập pháp nhà nước ở cấp tiểu bang . Quốc hội và cơ quan lập pháp
nhà nước không phải là tối cao và vì vậy họ phải ban hành luật theo các quy định nêu
trong Hiến pháp Liên bang và Tiểu bang.
 Pháp luật công ty con được thực hiện bởi nhân dân hoặc cơ quan được uỷ quyền của
cơ quan lập pháp. Pháp luật công ty con chủ yếu là luật hóa của các Bộ trưởng và chính
quyền địa phương. Pháp luật công ty con như quy tắc, quy định, của pháp luật, trật tự,
thông báo được thực hiện theo pháp luật.
 Luật bất thành văn:
Luật bất thành văn đề cập đến pháp luật mà không được ban hành bởi cơ quan lập pháp và
không được tìm thấy trong hiến pháp liên bang và hiến pháp tiểu bang. Thể loại này xuất
phát từ các trường hợp Tòa án và các phong tục địa phương, bao gồm Luật Anh, quyết
định tư pháp và Luật phong tục.
14

 Luật Anh được áp dụng trong trường hợp không có quy chế nào được ban hành trong
luật Malaysia để điều chỉnh một hoàn cảnh cụ thể.
 Quyết định tư pháp: Các quyết định tư pháp của Tòa án Tối cao, Tòa án cấp phúc
thẩm và Tòa án Liên bang được gọi là tiền lệ tư pháp và sẽ được sử dụng lại để ra quyết
định cho việc giải quyết vấn đề khi các tình huống tương tự xảy ra.

 Luật phong tục cũng là một nguồn quan trọng của pháp luật bất thành văn. Mỗi chủng
tộc có phong tục riêng của mình. Luật phong tục của Ấn Độ giáo và Trung Quốc áp dụng
đối với người Hindu và Trung Quốc tương ứng. Bên cạnh đó, người bản địa ở Sabah và
Sarawak có luật tục riêng của họ có liên quan đến các vấn đề đất đai và gia đình.
Ngoài ra, Luật Hồi giáo cũng là một nguồn quan trọng của pháp luật Malaysia được ban
hành theo Hiến pháp Liên bang. Nó chỉ áp dụng đối với người Hồi giáo và được quản lý
bởi một hệ thống tòa án riêng biệt, gọi là Toà án Syariah - Toà án thực thi luật Hồi giáo
liên quan đến hôn nhân, ly hôn và các vấn đề về gia đình.
=>Hệ thống pháp luật độc đáo của Malaysia được thiết kế để cân bằng nhu cầu về chủng
tộc và tôn giáo.
=>Mặc dù là hệ thống hỗn hợp nhưng lại tuân theo Hiến pháp liên bang, mỗi hệ thống
pháp luật bổ sung cho nhau, góp phần giải quyết hoàn thiện các vấn đề phát sinh.
3.2. Kinh tế
3.2.1. Tổng quan kinh tế Malaysia:
Malaysia là một nền kinh tế thị trường định hướng nhà nước tương đối mở và công
nghiệp hóa mới. Nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong hướng dẫn hoạt động kinh
tế thông qua các dự án kinh tế vĩ mô, song vai trò này đang giảm xuống. Malaysia sở hữu
một trong những hồ sơ kinh tế tốt nhất tại châu Á, GDP tăng trưởng trung bình 6,5% mỗi
năm trong giai đoạn từ 1957 đến 2005. Năm 2011, GDP (PPP) của Malaysia là khoảng
450 tỷ đô la Mỹ, là nền kinh tế lớn thứ ba trong ASEAN và lớn thứ 29 trên thế giới. Năm
1991, Thủ tướng Malaysia đương thời là Mahathir bin Mohamad phác thảo ý tưởng của
ông trong "Tầm nhìn 2020", theo đó Malaysia sẽ trở thành một quốc gia công nghiệp hóa
15

tự túc vào năm 2020. Thủ tướng thứ sáu là Najib Razak nói rằng Malaysia sẽ đạt đến tình
trạng nước phát triển vào năm 2018, sớm hơn so với mục tiêu vào năm 2020, ông đưa vào
thực hiện hai chương trình là Chương trình chuyển đổi chính phủ và Chương trình chuyển
đổi kinh tế.
Trong thập niên 1970, nền kinh tế dựa chủ yếu vào khai mỏ và nông nghiệp của Malaysia
bắt đầu chuyển đổi hướng đến một nền kinh tế đa lĩnh vực hơn. Từ thập niên 1980, lĩnh

vực công nghiệp, với đầu tư ở mức cao, dẫn dắt tăng trưởng của quốc gia. Sau Khủng
hoảng tài chính châu Á 1997, kinh tế Malaysia phục hồi sớm hơn các quốc gia láng giềng,
và kể từ đó phục hồi mức của thời kỳ tiền khủng hoảng với GDP bình quân đầu người là
14.800 đô la. Bất bình đẳng kinh tế tồn tại giữa các dân tộc khác nhau, người Hoa chiếm
khoảng một phần ba dân số song lại chiếm 70% giá trị vốn hóa thị trường của quốc gia.

Thương mại quốc tế của Malaysia có thuận lợi do nằm sát tuyến đường tàu thủy qua eo
biển Malacca, và chế tạo là lĩnh vực then chốt. Malaysia là một nước xuất khẩu tài
nguyên thiên nhiên và nông sản, dầu mỏ là mặt hàng xuất khẩu chính.

Malaysia từng là
nhà sản xuất lớn nhất các mặt hàng thiếc,

cao su và dầu cọ trên thế giới. Lĩnh vực chế tạo
có ảnh hưởng lớn trong kinh tế quốc gia, song cấu trúc kinh tế của Malaysia đang chuyển
ra khỏi tình trạng này. Malaysia vẫn là một trong các nhà sản xuất dầu cọ lớn nhất thế
giới.
Chính phủ thúc đẩy sự gia tăng du lịch đến Malaysia trong một nỗ lực nhằm đa dạng hóa
kinh tế và giảm sự phụ thuộc vào hàng xuất khẩu. Kết quả là du lịch trở thành nguồn thu
ngoại tệ lớn thứ ba của Malaysia, song nó đang bị đe dọa do những tác động tiêu cực từ
ngành công nghiệp đang phát triển, với một lượng lớn khí thải và nước thải cùng với nạn
phá rừng.

Từ năm 2013-2014, Malaysia được xếp là một trong những nơi tốt nhất để nghỉ
hưu trên thế giới, đứng vị trí thứ 3 theo Chỉ số hưu trí toàn cầu. Đây là một trong những
kết quả của chương trình "Malaysia My Second Home", theo đó người ngoại quốc được
phép sống tại Malaysia theo một thị thực trường trú lâu đến 10 năm.
3.2.2. Các chỉ số kinh tế:
16



2011
2012
2013
GDP
289.26 tỷ USD
305.03 tỷ USD
312.44 tỷ USD
Tăng trưởng GDP
5.1%
5.6%
4.7%
GDP (theo đầu người)
10,058 USD
10,432 USD
10,514 USD
GDP (theo ngành)
Nông nghiệp: 11.2%; Công nghiệp: 40.6%; Dịch vụ: 48.2%
(năm 2013)


GNI (theo đầu người)
20,560 USD
21,430 USD
22,460 USD
Cán cân thương mại
40.6 tỉ USD
31.2 tỉ USD
22.3 tỉ USD
Lực lượng lao động

11.9 triệu
Phân bổ lao động theo
Nông nghiệp: 13%; Công nghiệp: 36%; Dịch vụ: 51%
11%
41%
48%
GDP theo ngành năm 2013
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
17

ngành


Tỷ lệ thất nghiệp
3.1 %
3.0 %
3.1%
Tỷ lệ lạm phát
3.2 %
1.7 %
2.1 %
Xuất khẩu hàng hóa,
dịch vụ (% GDP)
92 %
87 %
82 %
Nhập khẩu hàng hóa,
dịch vụ (% GDP)

75 %
75%
73 %
Mặt hàng nông nghiệp
Cao su, dầu cọ, bột ca cao, gạo, dừa, gỗ, hạt tiệu.
Các ngành công nghiệp
Chế biến cao su, dầu cọ, công nghiệp nhẹ, thuốc, điện tử, chế
biến gỗ, dầu khí,…
Theo báo cáo kinh doanh năm 2013, Malaysia đứng thứ 12 trên thế giới về xếp hạng đất
nước có môi trường kinh doanh thân thiện. Malaysia cũng được đánh giá là đất nước có
tính cạnh tranh cao, đứng thứ 14 trên thế giới theo đánh giá của Viện nghiên cứu quản lý
phát triển được công bố trong cuốn sách năm 2012/2013 về cạnh tranh toàn cầu. Về thị
13%
36%
51%
Phân bổ lao động theo ngành
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
18

trường vốn, theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, thị trường vốn
của Malaysia năm 2012 cao chưa từng có, đạt tăng trưởng hai con số mặc dù thị trường
toàn cầu không ổn định do các yếu tố kinh tế và chính trị. Báo cáo thường niên của Ủy
ban Chứng khoán (SC) Malaysia năm 2012 cho thấy thị trường vốn Malaysia tăng 16,4%
đạt 2.470 tỷ RM (793,3 tỷ USD), với vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng 14,1%.
Những con số trên cho thấy, Malaysia là một môi trường đầu tư hấp dẫn không chỉ đối
với các doanh nghiệp trong nước mà còn cho các doanh nghiệp nước ngoài.
=>Các chỉ số kinh tế của Malaysia tương đối tốt và được các tổ chức uy tín trên thế giới
đánh giá là môi trường kinh doanh thuận lợi rất thích hợp để đầu tư kinh doanh tại thị

trường này.
3.3. Môi trường văn hóa – xã hội
3.3.1. Những nhóm bộ tộc chính ở Malaysia:

 Người Mã Lai
Người Mã Lai chiếm gần 50% dân số Malaysia, chủ yếu sống ở vùng nông thôn. Tất cả
người Mã Lai đều theo đạo Hồi, họ tín ngưỡng Hồi Giáo. Họ viết và đọc bằng ký tự La
Mã và Ả Rập.
 Người Trung Hoa
19

Người Trung Hoa chiếm 22% dân số Malaysia và sống chủ yếu ở thành thị. Ngày nay,
người Trung Hoa được biết đến với khả năng kinh doanh của họ và đóng một vai trò chủ
đạo trong cộng đồng thương mại.
 Người Ấn Độ và người Punjabis
Người Ấn Độ chiếm khoảng 7% dân số Malaysia. Họ cũng đến Malaysia vào thế kỷ thứ
19. Người Punjabis có gốc miền Nam Ấn Độ hình thành một nhóm văn hóa khác tại đất
nước này. Đàn ông người Puljabis rất dễ nhận ra bởi chiếc khăn xếp đội trên đầu.
 Người bản địa
Nhóm người bản địa đông nhất tại Malaysia được hình thành bởi hai tộc người Iban và
Sarawak có dân số khoảng 395.000 người. Họ chủ yếu là người bản xứ định cư lâu đời tại
đây và sống dọc theo sông Rajang và Baram.
=> Chính sách kinh doanh phải phù hợp với các nhóm bộ tộc và tránh gây mất thiện
cảm, tuy nhiên chủ yếu vẫn hướng tới 2 nhóm bộ tộc chính ở Malaysia là người Mã Lai
và người Trung Quốc.
3.3.2. Tôn giáo
Malaysia phong phú về văn hóa và tôn giáo với những ảnh hưởng về truyền thống, lễ hội,
ẩm thực, thời trang và kiến trúc.

(nguồn: Wikipedia)

20

Đạo Hồi là tôn giáo chính của Malaysia và đóng vai trò quan trọng và chủ đạo trong cuộc
sống của tất cả người dân theo đạo này. Tỉ lệ người theo đạo Hồi 61,3%. Có các tôn giáo
khác là Phật giáo 19.8%, Thiên chúa 9.2%, Hindu 6.3%, Khổng giáo, Đạo giáo, và các
tôn giáo truyền thống khác của Trung quốc 1,3%, các loại hình tôn giáo khác chiếm 0,4%,
còn lại là 0,7% người không theo đạo.
=> Đạo Hồi là tôn giáo chính ở Malaysia. Khi thâm nhập thị trường này, doanh nghiệp
nước ngoài phải tìm hiểu kỹ những phong tục, thói quen, văn hóa và nguồn gốc dân tộc
của họ để thích nghi cho phù hợp.
3.3.3. Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ chính thức là tiếng Malay (Bahasa Melayu), Tiếng Anh, Tiếng Trung (Quảng
Đông, phổ thông, Phúc kiến…), tiếng Tamin, tiếng thổ ngữ Telugu, Malayalam, Panjabi,
và tiếng Thái.
Người Mã Lai đóng vai trò thống trị trong chính trị và được tính gộp trong một nhóm gọi
là bumiputra. Tiếng mẹ đẻ của họ là tiếng Mã Lai (Bahasa Melayu). Tiếng Mã Lai là
ngôn ngữ chính thức quốc gia.
Trong quá khứ, tiếng Mã Lai thường được viết bằng ký tự Jawi, một ký tự dựa trên ngôn
ngữ Ả rập. Cùng với thời gian, ký tự Latinh hoá dần chiếm vị trí của Jawi trở thành ký tự
phổ biến. Điều này phần lớn vì sự ảnh hưởng của hệ thống giáo dục thuộc địa, vốn dạy trẻ
em viết bằng ký tự Latinh chứ không phải ký tự Ả rập.
Cho đến những năm gần đây, không ít người dân Malaysia có thể sử dụng tiếng Anh
trong ngôn ngữ hằng ngày ở nhà, ở trên tàu hỏa, ở quán ăn, đặc biệt là ở trường học và
công sở. Cũng có nhiều người sử dụng ngôn ngữ pha trộn giữa tiếng Anh và tiếng
Melayu. Một số lãnh đạo cấp cao trong các doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân trong các
cuộc họp báo cũng thường xuyên sử dụng tiếng Anh, hiếm khi sử dụng tiếng Melayu. Các
cơ quan truyền thông lớn nhất của Malaysia như báo The Star cũng sử dụng tiếng Anh và
cả với danh thiếp cũng nên sử dụng tiếng Anh.
21


=>Điều này tạo điều kiện thuận lợi trong giao tiếp khi kinh doanh, giao thương với đối
tác Malaysia, giảm bớt rào cản về ngôn ngữ trong kinh doanh quốc tế.
3.3.4. Lễ hội ở Malaysia
Một trong những đặc điểm nổi bật của nền văn hóa Malaysia là các lễ hội. Năm nào cùng
có những hoạt động sôi nổi, hấp dẫn và đầy màu sắc. Một vài lễ hội mang tính tôn giáo,
trang nghiêm trong khi các sự kiện khác đều rất vui vẻ.
Malaysia là đất nước đa dạng về dân tộc và tôn giáo nên thường có một số dịp lễ hội đặc
biệt trong năm bao gồm lễ hội Deepavali (đạo Hindu), Giáng sinh, Tết Âm lịch, Ngày kết
thúc tháng lễ Ramanda (Hari Raya Puasa) (đạo Hồi)
Các nhóm dân tộc khác nhau thường tổ chức các ngày nghỉ lễ trong những dịp này nên
việc hẹn gặp với đối tác Malaysia vào thời điểm này tương đối khó. Người Malaysia
thường ăn chay trong vòng 1 tháng trước Ngày kết thúc tháng lễ Ramanda (Hari Raya
Puasa) nên hãy tránh sắp xếp những cuộc hẹn với người Malaysia vào các bữa trưa, bữa
chiều muộn và bữa tối.
*Các lễ hội lớn ở Malaysia
Thaipusam - Tháng Giêng: Đây là lễ hội đặc biệt diễn ra ở hang Batu ở Selangor hay ở
Penang. Hàng ngàn người mộ đạo mang theo những cái khung trang trí lộng lẫy bằng
cách dùng những cái móc xuyên qua da thịt như một hình thức hành xác để hối lỗi, gọi là
kavadis.
Tết âm lịch Trung Hoa - Tháng Hai: Người Trung Hoa trên khắp thế giới và ở
Malaysia tổ chức ăn tết âm lịch, đoàn tụ gia đình với những bữa ăn thịnh soạn.
Lễ hội nước Malaysia - Tháng 4-5: Trên khắp đất nước Malaysia, du khách có thể tham
gia các hoạt động gắn với nước trong suốt một tháng liền, chơi trò té nước hay các môn
thể thao dưới nước.
22

Tadau Ka’amatan - 30-31/5: Cộng đồng người KadazanDusun ở Sabah tổ chức lễ tạ ơn
thần lúa Bambaazon. Rượu gạo (tuak), thức ăn ngon, múa hát là một phần quan trọng của
ngày lễ này.
Wesak - Tháng 5: Nhà chùa tổ chức cúng bái và các nghi lễ như cho Phật tổ, tụng kinh,

đốt nhang và thụ chức cho các nhà sư.
Sắc màu Malaysia - Tháng 5-6: Sự kiện này bắt đầu bằng một đoàn diễu hành sặc sỡ thể
hiện sự đa dạng văn hóa của Malaysia thông qua âm nhạc và các điệu nhảy.
Gawai - 1-2/6: Người Ibans, Orang Ulu và Bidayuh ở Sarawak tổ chức lễ hội mùa thu
hoạch, theo phong tục truyền thống. Các lễ nghi, nhảy múa diễn ra ở các nhà dài hay nhà
chung.
Ngày hội thực phấm và trái cây - Tháng 7: Đây là dịp để du khách thưởng thức nhừng
món đặc sản của Malaysia như satay và nasi lemak, các loại trái câỵ nhiệt đới và các món
tráng miệng trong suốt lễ hội kéo dài cả tháng.
Ngày quốc khánh - 31/8: Người dân khắp nơi tổ chức kỷ niệm ngày độc lập Merdeka
Day.
Lễ hội trung thu - Tháng 9: Không khí yên bình, cùng nhau chia sẻ sự phồn vinh.
Những chiếc lồng đèn sặc sỡ trưng bày khắp nơi, du khách có thể thưởng thức nhiều loại
bánh trung thu.
Deepavali - Tháng 11: Người Hindu tổ chức lễ hội ánh sáng bằng cách trang hoàng nhà
cửa bằng những chiếc đèn dầu, thực hiện nghi thức tắm buổi sáng và cúng bái ở các đền
thờ.
Hari Raya Aidimtri - Tháng 11: Tháng chay Ramadan quan trọng ở việc tổ chức lễ hội
Hari Raya Aidilíìtri cho người theo đạo Hồi ở khắp thế giới. Lễ cầu nguyện buổi sáng
được tổ chức ở các nhà thờ rồi sau đó họ đi thăm bạn bè, người thân.
23

Giáng Sinh - 25/12: Như những nguời theo đạo Thiên Chúa khắp thế giới, người dân
Malaysia theo đạo đều đi lễ nhà thờ, tổ chức ẩn tối trong gia đình và trao quà cho nhau
vào lễ Giáng Sinh.
=> Dựa vào những ngày lễ của Malaysia, Doanh nghiệp có những chính sách kinh doanh
và Marketing phù hợp.
*Giờ làm việc ở Malaysia
 Giờ hành chính ở các Cơ quan, văn phòng: từ 9.00 sáng - 5.00 chiều các ngày thứ hai
đến thứ sáu, và từ 9.00 sáng đến 12.30 trưa thứ bảy.

 Hầu hết các cửa hàng kinh doanh mở cửa hàng ngày từ 10.00 sáng - 10.00 tối.
Các ngân hàng mở cửa từ 9.30 sáng - 4.00 chiều các ngày thứ hai đến thứ sáu, và từ 9.30
sáng - 1 1 .30 trưa ngày thứ bảy, tuy nhiên hầu hết các ngân hàng không giao dịch vào
ngày thứ bảy đầu tiên của tháng.
3.3.5. Văn hóa ẩm thực
Thức ăn là chủ đề phổ biến trong các cuộc nói chuyện ở đất nước này và du khách sẽ
khám phá ra rằng người Malaysia rất thích đi ra ngoài ăn Malaysia là đất nước với nhiều
cách nấu nướng nhất Châu Á căn cứ vào hàng loạt truyền thống và cách nấu ăn khác
nhau.
Những nhà hàng nhỏ luôn mở ti vi màn hình lớn chiếu các trận đá banh để thu hút khách.
Vào các quán cà phê, ở đây gọi là kopitiams, cùng rất thú vị. Du khách có thể mua đồ ăn
vặt và nước uống ở các xe đẩy hay từ những người bán hàng rong.
*Văn hóa thức uống tại Malaysia:
 Bandung
Bandung hay còn gọi là sirap bandung, air bandung là tên một loại đồ uống không chỉ nổi
tiếng ở Malaysia mà còn ở Singapore. Là hỗn hợp của sữa và siro hoa hồng, thức uống
này có màu hồng tuyệt đẹp. Vì thế cũng dễ hiểu tại sao Bandung lại là thức uống ưa thích
của người Malaysia trong các tiệc cưới, bên cạnh các loại đồ uống giải khát hiện đại như
soda hay thạch sương sa.
24


 Teh Tarik
Teh Tarik, loại trà truyền thống của Malaysia, trong tiếng Malaysia có nghĩa là “uống một
hơi”. Teh Tarik là một loại thức uống nóng được bán trong những quán café ngoài trời
(trong tiếng Malaysia gọi là kopi tiams).

Công thức pha chế của loại trà này rất đơn giản. Chỉ là trà đen trộn với sữa đặc. Tuy
nhiên, để pha được trà ngon lại là cả một nghệ thuật. Mỗi khi khách đến, những người
phục vụ như những người biểu diễn xiếc. Thay vì khuấy để sữa tan đều trong trà, họ khéo

léo kéo cốc lên cao để đổ nước trà từ cốc này sang cốc khác, biểu diễn cho khách xem
25

bằng việc kéo phía trước, kéo sau lưng trong một khoảng thời gian đủ để sữa tan đều
trong nước trà sôi.
 Văn hóa uống cà phê
Văn hóa cà phê ở Malaysia thì khác biệt với Châu Âu, họ coi trà là thức uống giaỉ khát
chính hơn là cà phê. Nhưng nhờ vào thực dân Anh đã thay đổi một phần văn hóa của
Malaysia, đến thế kỉ 19, các quán cà phê đã trở thành nơi họp mặt trò chuyện chính của
người dân.
Thời gian và sự phát triển đã góp phần tiếp tục thay đổi nền văn hóa. Từ những quán cà
phê nhỏ và Kopitiams ( Quán cà phê Trung Hoa), các quán cà phê bán lẻ bắt đầu thâm
nhập vào thị trường địa phương từ thập niên 90, cùng với chuỗi thức ăn nhanh đã phát
triển nhanh chóng. Phong cách sống mới dẫn tới sự thay đổi của công nghiệp thực phẩm
và đồ uống, người dân có nhu cầu được phục vụ tốt hơn khi thưởng thức. Coffee Bean và
Starbucks đã truyền cảm hứng cho những quán cà phê địa phương, giúp họ chú ý tới
thương hiệu, thiết kế và không gian, cũng như cung cấp dịch vụ tốt hơn.
Văn hóa cà phê Maylaysia thay đổi từ một nơi uống cà phê, trở thành nơi để các bạn trẻ la
cà và thể hiện phong cách sống hợp thời. Nhu cầu cũng tăng lên, từ việc không chỉ ngồi
và uống cà phê, họ còn sử dụng công nghệ như Wifi, có thức ăn đi kèm với đồ uống, để
làm việc và đôi khi giết thời gian.

×