Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

đánh giá hiệu quả của alphagan p trong điều trị glôcôm góc mở nguyên phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 27 trang )

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ALPHAGAN P TRONG ĐIỀU TRỊ
GLÔCÔM GÓC MỞ NGUYÊN PHÁT
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Glôcôm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở nước ta
cũng như trên thế giới. Ước tính trên thế giới năm 2010 có 60,5 triệu người bị
glôcôm. Trong đó tỉ lệ bị mù cả 2 mắt là 4,5 triệu người (glôcôm góc mở) và 3,9
triệu người (glôcôm góc đóng)[45]. Tại Việt Nam, tỉ lệ mù 2 mắt do glôcôm là
5,7%, đứng hàng thứ 3 trong các nguyên nhân gây mù. Ước tính số mù trong dân
số năm 2005 do glôcôm là 30.000 người [12]. Tại khoa Glôcôm Bệnh viện Mắt
Trung ương glôcôm góc mở chiếm tỷ lệ 20,2% trong tổng số người bệnh
glôcôm điều trị từ tháng 10 năm 2000 đến tháng 9 năm 2002 [4].
Cho đến nay các phương pháp điều trị glôcôm bằng thuốc, laser, phẫu
thuật đều nhằm mục đích hạ NA đến mức an toàn. Lựa chọn đầu tiên trong điều
trị glôcôm góc mở là hạ NA bằng thuốc tra mắt. Điều trị bằng laser và phẫu thuật
được chỉ định khi thuốc và laser không đạt kết quả mong muốn [52]. Trên thị
trường có nhiều nhóm thuốc điều trị glôcôm với những ưu việt riêng. Ngày càng
có nhiều thuốc mới ra đời nhằm phát huy tác dụng hạ NA, hạn chế những tác
dụng không mong muốn, giúp bác sĩ có thêm nhiều lựa chọn thuốc an toàn, phù
hợp với người bệnh. Trong hoàn cảnh đó nhóm thuốc cường α
2
- adrenergic
(Alphagan P 0,15% là một đại diện) ra đời. Theo các tác giả nước ngoài
Alphagan P là thuốc hạ NA hiệu quả, an toàn, dung nạp tốt [37] [38] và đã được
sử dụng để điều trị glôcôm góc mở từ năm 1996 ở nhiều nước trên thế giới. Tuy
nhiên, ở nước ta Alphagan P 0,15% mới bắt đầu được đưa vào sử dụng. Nhằm
đánh giá vai trò của Alphagan P 0,15% trong điều trị glôcôm góc mở trên người
bệnh Việt Nam chúng tôi tiến hành nghiện cứu này với mục tiêu:
1. Đánh giá hiệu quả của Alphagan P 0,15% trong điều trị glôcôm góc mở
2. Nhận xét về một số tác dung không mong muốn của Alphagan P 0,15%.
II. TỔNG QUAN
Glôcôm là một nhóm bệnh có đặc điểm chung khi toàn phát là NA tăng


quá mức chịu đựng của mắt dẫn đến tổn thương đầu thị thần kinh, và tổn hại thị
trường đặc hiệu. NA được coi là yếu tố quan trọng nhất và cũng là yếu tố đã
được biết rõ và cố gắng can thiệp vào đó. Mức độ tổn hại thị thần kinh và thị
trường phụ thuộc vào mức độ tăng cao của NA và sức chịu đựng của các sợi
trục thị thần kinh của mắt.
2.1. Nhãn áp và những yếu tố ảnh hưởng đến nhãn áp
i. Nhãn áp
Trị số NA bình thường của mắt người Việt Nam trưởng thành dao động từ
16 - 24mmHg với NA kế Maklakov, 10g và 15,67 ± 2,66mmHg với NA kế
Goldmann [3],[8],[14].
ii. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhãn áp
1. Yếu tố tại nhãn cầu
• Độ rắn của củng mạc [7].
• Sự tuần hoàn của hắc mạc [2][7].
• Dịch kính: bình thường pH=7,7. Nếu pH kiềm hoá thì dịch kính giữ
nước và gây ra tình trạng cao NA [2][7].
• Thể thủy tinh: lệch vào tiền phòng, chèn ép vào góc tiền phòng, sa vào
buồng dịch kính, hoặc căng phồng làm nghẽn đồng tử gây tăng NA [2][7].
• Điều tiết [20].
2. Yếu tố ngoài nhãn cầu
• Tuổi: NA tăng trung bình 0,28mmHg mỗi 10 năm [46].
• Ảnh hưởng của thần kinh: ở vùng dưói đồi có trung khu điều hoà NA.
Cơn glôcôm cấp có thể xuất hiện sau chấn động mạnh về tinh thần [2][7].
• Thay đổi NA trong ngày: bình thường không quá 3-4mmHg [7][35].
2.2. Thủy dịch và động lực học thủy dịch
2.2.1. Sự sản xuất thuỷ dịch.
Thuỷ dịch do các nếp thể mi sản xuất ra thông qua 3 cơ chế vận chuyển tích
cực, siêu lọc và khuếch tán đơn thuần [1][3][6]. Lưu lượng khoảng 2,5ml/phút
vào ban ngày và 1,5ml/phút vào ban đêm [43].
2.2.2. Sự lưu thông thuỷ dịch

Thủy dịch lưu thông qua 2 con đường chính: qua vùng bè củng giác mạc
(80%) và qua màng bồ đào củng mạc (20%)[3].
Trên mắt glôcôm, NA tăng cao là do trở lưu thuỷ dịch tăng hoặc sản xuất
thuỷ dịch tăng. Nguyên nhân gây tăng trở lưu thuỷ dịch là do hệ thống dẫn lưu
thuỷ dịch bị tắc nghẽn. Dựa vào vị trí tắc nghẽn, glôcôm nguyên phát được chi
thành 2 nhóm chính: glôcôm góc đóng (trở lưu tăng do góc bị đóng khít) và
glôcôm góc mở (do tổn thương xơ hoá của vùng bè).
2.3. Glôcôm góc mở
2.3.1. Đặc điểm lâm sàng
Bệnh thường diễn biến âm thầm, tiến triển chậm từ từ qua từng giai đoạn. Thị
lực trung tâm thường được bảo tồn đến giai đoạn muộn nên người bệnh có thể
không nhận thấy và thường đến khám khi bệnh đã ở giai đoạn nặng.
Triệu trứng cơ năng thường kín đáo. Đa số người bệnh chỉ thấy cảm giác tức
nặng mắt thoáng qua. Đôi khi có cảm giác nhìn qua màn khói hoặc nhìn nguồn
sáng thấy có quầng xanh, đỏ, xuất hiện thành từng cơn ngắn rồi lại hết.
Dấu hiệu thực thể cũng hết sức nghèo nàn. Những biểu hiện như phù giác
mạc khi NA quá cao, teo lõm đĩa thị giác tùy theo giai đoạn của bệnh và tương
xứng với tổn hại thị trường [3].
2.3.2.Cơ chế bệnh sinh của glôcôm góc mở nguyên phát [3][36]
- Xơ hoá vùng bè
- Xẹp của các lỗ ống Schlemm. (Nesterov).
2.4. Các phương pháp điều trị glôcôm góc mở
2.4.1. Điều trị bằng laser
Hai kỹ thuật chính: tạo hình vùng bè và tạo hình bè chọn lọc[49][13][41].
2.4.2. Điều trị bằng phẫu thuật
Các kỹ thuật được ứng dụng chủ yếu: cắt bè củng giác mạc, kẹt củng mạc
dưới vạt củng mạc và cắt củng mạc sâu không xuyên thủng [9][34][39].
2.4.3. Điều trị bằng thuốc hạ nhãn áp
2.4.3.1. Nhóm thuốc giảm tiết thủy dịch
• Nhóm thuốc ức chế men carbonic anhydrase [56][58] có ba dạng chính:

uống (Diuramid), tiêm (Diamox), tra mắt (Azopt).
• Nhóm thuốc huỷ β- adrenergic [25][26][27][51]: Timolol maleate 0,25-
0,50%, Carteolol 1-2%, Betaxolol 0,25-0,50%, Levubonolol 0,25-0,50%.
2.4.3.2. Nhóm thuốc tăng thoát dịch ra ngoài nhãn cầu
• Nhóm thuốc chế phẩm từ prostaglandin [5][27][56]: latanoprost 0,005%;
bimatoprost 0,03%; travoprost 0,004%.
• Nhóm thuốc cường cholinergic[27][56] tác dụng trực tiếp (policarpin) và
gián tiếp (echothiophat).
• Nhóm thuốc cường adrenergic [27][56][58]: epinephrin 0,25-2%. Hiện
không sử dụng vì có nhiều tác dụng không mong muốn.
2.4.3.3. Nhóm thuốc tăng thẩm thấu
Hiện có 2 sản phẩm: glycerol (uống), mannitol (tiêm tĩnh mạch).
2.4.3.4. Nhóm thuốc giảm tiết và tăng thoát dịch ra ngoài nhãn cầu
- Nhóm cường α
2
-adrenergic: clonidin 0,125%; apraclonidin 1% và brimonidin
tartrat [19][58].
2.4.4. Thuốc hạ nhãn áp Alphagan P (Brimonidin tartrat 0,15%)[58][27].
2.4.4.1. Đặc điểm về thuốc Alphagan P
• Cơ chế hạ nhãn áp: giảm sản xuất thủy dịch (20%) và tăng lưu thông thủy
dịch (40-67%) qua đường màng bồ đào củng mạc [19][28][54][58].
• Công thức hoá học
• Động dược học
- Hấp thu và phân bố: hấp thu qua giác mạc, củng mạc, kết mạc vào mắt
[19]. Ở người, nồng độ đỉnh trong huyết tương liên quan đến liều và đạt được
sau 1-4 giờ. Thời gian bán thải từ 2-5 giờ [19].
- Chuyển hoá và thải trừ: do ôxy hoá brimonidin ở gan bởi enzym aldehyde
oxidase [17][19].
2.4.4.2. Ứng dụng Alphagan P trên lâm sàng
• Chỉ định: mắt glôcôm góc mở hoặc ở mắt bị tăng NA.

• Chống chỉ định: dị ứng với brimonidin tartrat hoặc với các thành phần
khác của thuốc. Không dùng cùng thuốc ức chế monoamino-oxidase (MAO).
• Thận trọng với người mang thai, cho con bú, có bệnh tim mạch và trẻ em.
• Tác dụng không mong muốn
- Tại mắt: gây co đồng tử, ngứa mắt, cộm mắt. Cảm giác rát ở mắt. Cương tụ
kết mạc. Viêm kết mạc dị ứng. Viêm bờ mi. Nang kết mạc[19][58] .
- Toàn thân: gây giảm huyết áp tâm thu và tâm trương , viêm phế quản, viêm
mũi, viêm xoang, mất ngủ, khô miệng, khó tiêu, đau đầu, mệt mỏi. [19][58]
2.4.4.3. Tình hình nghiên cứu hiệu quả hạ nhãn áp trong điều trị glôcôm góc
mở của Alphagan P
• Trên thế giới: Năm 1996 thuốc Alphagan 0,2% (brimonidin) xuất hiện
trên thị trường. Brimonidin ít ái mỡ nên ít qua hàng rào máu não do đó hạn chế
được các tác dụng không mong muốn [19]. Nghiên cứu hiệu quả điều trị của
brimonidin 0,2% trên mắt glôcôm NA không cao cho thấy NATB trước điều trị
là 17,1 ± 0,7 mmHg hạ xuống sau điều trị là 13,9 ± 2,2mmHg [29]. Alphagan
0,2% có thể hạ NA đến 27,2% sau khi tra thuốc 2 giờ. Theo Whitson J. T, hiệu
quả hạ NA của brimonidin 0,2% tương đương với dorzolamid [50][55].
Tuy nhiên do chất bảo quản của Alphagan là Benzalkonium chloride
(BAK), một chất gây độc đối với tế bào và tồn tại lâu trong mắt nên hay gây tác
dụng không mong muốn tại mắt. Vì vậy hãng Allergan đã nghiên cứu và cho ra
đời thuốc mới là Alphagan P(brimonidin tartat 0,15%) có chất bảo quản Purite ít
gây độc tế bào hơn so với BAK. Khi ra ánh sáng, chất bảo quản Purite sẽ
chuyển hoá thành muối và nước. Hiệu quả hạ NA của Alphagan P 0,15% đã
được chứng minh là tương đương với Alphagan 0,2%. Với nồng độ thuốc ít hơn
nên Alphagan P ít gây tác dụng không mong muốn hơn. Nghiên cứu của
Mundorf T về sự thoải mái khi sử dụng thuốc Alphagan 0,2% và Alphagan P
0,15% cho kết quả là 85% người bệnh thích dùng Alphagan P 0,15% hơn [42].
• Tại Việt Nam: thuốc Alphagan P được giới thiệu từ năm 2003 nhưng
chưa được sử dụng phổ biến trên lâm sàng. Hiện chưa thấy có báo cáo kết quả
nghiên cứu hiệu quả của Alphagan P trong điều trị glôcôm góc mở ở người Việt

Nam .
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tiêu chuẩn lựa chọn: mắt glôcôm góc mở, điều trị tại khoa Glôcôm bệnh
viện mắt trung ương từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2006.
Tiêu chẩn loại trừ: mắt đã phẫu thuật, NA không điều chỉnh; có các bệnh lý
khác kèm (viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, đục thể thuỷ tinh có chỉ định mổ,
bệnh lý võng mạc, dịch kính đang phải điều trị); tuổi già yếu, cao huyết áp, suy
tim, suy thận, đang có thai, dự định có thai; dị ứng với các thành phần của thuốc;
không có điều kiện dùng thuốc và theo dõi định kỳ; từ chối tham gia nghiên cứu.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1.Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng
3.2.2. Phương tiện nghiên cứu: bảng thị lực Landolt và bộ kính thử khúc xạ,
nhãn áp kế Goldmann model R900 gắn trên sinh hiển vi Inami, máy sinh hiển
vi, máy soi đáy mắt cầm tay, kính soi góc Goldmann một mặt gương, thị trường
kế tự động Humphrey, thuốc tê tại chỗ Dicain1%, dung dịch Fluorescein 0,5%,
Methocel 2%, dung dịch Cloroxit 0,4%, Betadine 10%. …
3.2.3. Nội dung và các chỉ số nghiên cứu
3.2.3.1. Đánh giá lâm sàng trước điều trị
Phần hành chính, bệnh sử, tiền sử bệnh của người bệnh được khai thác chi
tiết để lựa chọn đưa vào nghiên cứu những đối tượng đủ tiêu chuẩn.
Người bệnh được khám toàn diện về mắt: thử thị lực có chỉnh kính tối đa,
đo NA, khám bán phần trước bằng sinh hiển vi, soi góc tiền phòng để xác định
độ mở của góc, soi đáy mắt để đánh giá tình trạng đĩa thị (màu sắc, mức độ lõm
đĩa), tình trạng võng mạc, tình trạng hoàng điểm, so sánh giữa cả 2 mắt, đo thị
trường bằng thị trường với test đánh giá thị trường 24
0
ở trung tâm (central 24-
2).
3.2.3.2. Tiến hành điều trị

Ngay sau khi được chẩn đoán người bệnh được giải thích về tiên lượng
bệnh, tác dụng của thuốc điều trị, cách sử dụng, tác dụng không mong muốn có
thể gặp và lịch theo dõi định kì.
Người bệnh được chỉ định tra dung dịch Alphagan P (brimonidin purite)
0,15% (hãng Allegan sản xuất) 3 lần một ngày, mỗi lần 1 giọt vào mắt bệnh theo
giờ nhất định trong ngày. Ngày hôm sau kiểm tra lại nếu NA không điều chỉnh,
sẽ bổ xung thuốc hạ NA (uống acetazolamid 0,25g × 2 viên/ngày × 4 ngày)
nhằm bảo vệ chức năng thị giác cho người bệnh. Sau đó ngừng thuốc uống 2
ngày, chỉ dùng Alphagan P và tiếp tục theo dõi.
3.2.3.3. Theo dõi diễn biến bệnh với thuốc Alphagan P
Trong quá trình điều trị người bệnh được kiểm tra thị lực (có chỉnh kính),
NA, bán phần trước, đáy mắt vào buổi sáng sau 1 ngày, 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 4
tuần, 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng, 5 tháng, 6 tháng.
Thị trường được kiểm tra ở lần khám đầu tiên và sau 3 tháng, 6 tháng.
Đánh giá tác dụng ngoài ý muốn của thuốc ở mỗi lần khám.
Sau khi NA được điều trị ổn định, tiến hành đo NA sáng chiều trong 3
ngày liên tiếp để xác định mức độ dao động NA trong ngày. Tại mỗi thời điểm
theo dõi nếu phát hiện mắt có NA không điều chỉnh ( ≥ 21mmHg) sẽ phối hợp
thêm thuốc hạ NA khác để bảo vệ chức năng thị giác cho người bệnh.
3.2.3.4. Các chỉ số nghiên cứu và đánh giá kết quả
• Kết quả về chức năng:
- Thị lực: Trước điều trị chia 4 nhóm dựa theo bảng phân loại thị lực của
WHO ( < ĐNT 3m; đnt 3m đến <3/10; 3/10 - 7/10 và >7/10). Sau điều trị, ở các
thời điểm theo dõi thị lực được đánh giá theo 3 mức: ổn định, tăng, giảm.
- Thị trường
Trước điều trị: sự biến đổi thị trường được chia 5 giai đoạn theo Authorn (thị
trường kế Humphrey) [16].
Sau điều trị: ở thời điểm 3 tháng và 6 tháng, thị trường được đánh giá theo
các nhóm; ổn định, tốt lên, xấu đi. Sự biến đổi có nghĩa khi thị trường thay đổi
theo giai đoạn bệnh.

• Kết quả về thực thể
- Nhãn áp
Trước điều trị: chia 3 mức ( 21-30mmHg, 31-40mmHg, >41-50mmHg).
Sau điều trị, ở các thời điểm theo dõi kết quả NA được đánh giá dựa vào phân
loại của AGIS VII [53]: điều trị thành công khi NA < 21mmHg (thành công
tuyệt đối khi NA < 18mmHg, thành công tương đối khi 18 ≤ NA < 21mmHg),
điều trị thất bại: NA ≥ 21mmHg.
- Lõm/đĩa glôcôm (L/D).
Trước điều trị: tỷ lệ lõm/đĩa được chia 3 nhóm (<3/10, 3/10-7/1, >7/10).
Sau điều trị: ở các thời điểm theo dõi tỉ lệ lõm/đĩa tăng lên, giữ nguyên.
• Đánh giá tác dụng không mong muốn của thuốc: ghi nhận các tác dụng
không mong muốn toàn thân và tại mắt có thể gặp
2.2.4. Xử lí số liệu
Toàn bộ số liệu được xử lí bằng phần mềm thống kê y học SPSS 10.0. Kết quả
được thể hiện dưới dạng tỷ lệ %, các số trung bình. So sánh giá trị trung bình
bằng test T (T- Student) và các tỷ lệ % bằng test Chi-Square, kết quả so sánh
sự khác biệt được coi là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
3.2.5.Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Thuốc đã được phép sử dụng tại Việt Nam theo giấy phép số 7524 – 03 và
do Công ty Allegan tài trợ cho nghiên cứu. Người bệnh không phải trả tiền
thuốc.
Nghiên cứu được sự đồng ý của Ban giám đốc Bệnh viện Mắt trung ương
và Trường đại học Y Hà Nội. Đề tài đã được thông qua tại Hội đồng khoa học kỹ
thuật của viện. Người bệnh được giải thích, đồng ý tham gia nghiên cứu và có
quyền rút khỏi nghiên cứu bất kỳ thời gian nào.
IV. KẾT QUẢ
Nghiên cứu được thực hiện trên 60 mắt của 37 người bệnh glôcôm góc mở,
21 nữ (56,8%), 16 nam (43,2%), tuổi từ 14 đến 60, tuổi trung bình là: 32,35 ±
7813,03. Về hình thái bệnh có 19 mắt (14 người bệnh) glôcôm góc mở nguyên
phát (31,67%), 41 mắt glôcôm góc mở có tiền sử dùng corticoid kéo dài

(68,33%).
Thị lực thấp nhất đnt 3m, cao nhất 10/10. Nhóm mắt có thị lực > 7/10
chiếm tỉ lệ 70% (42 mắt), trong đó glôcôm nguyên phát 30,95% (13 mắt),
glôcôm có tiền sử dùng corticosteroid kéo dài 69,05% (29 mắt). Sự khác biệt về
tỷ lệ này giữa 2 hình thái có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Nhóm mắt nghiên cứu có NA trung bình (NATB) trước điều trị là: 34,33 ±
6,64mmHg (n = 60). Nhóm NA cao 41-50 mmHg chiếm tỉ lệ 15% (9 mắt), trong
đó có 1 mắt NA 50mmHg. Nhóm NA 31 – 40 mmHg chiếm 48,33% (29 mắt) và
nhóm NA 21 – 30 chiếm tỷ lệ 36,67% (22 mắt). Sự khác biệt về tỷ lệ giữa các
nhóm NA có nghĩa thống kê (p < 0,05). Nhóm NA dưới 41 mmHg chiếm đa số
(85%). Kết quả so sánh không thấy có sự khác biệt về NATB trước điều trị giữa
2 hình thái glôcôm góc mở (p > 0,05).
Trong 60 mắt nghiên cứu có 24 mắt chưa tổn thương thị trường (40%),
nhóm tổn thương thị trường giai đoạn 1 có 11 mắt (18,3%), giai đoạn 2 có 5 mắt
(8,3%), giai đoạn 3 có 11 mắt (18,3%), giai đoạn 4 có 6 mắt (10%) và giai đoạn
5 có 3 mắt (5%).
Tỷ lệ mắt có lõm đĩa < 3/10 chiếm 35% (21 mắt), mắt có lõm đĩa 3/10 –
7/10 có 25 mắt (41,67%), lõm đĩa rộng > 7/10 có 14 mắt (23,33%), trong đó có 3
mắt lõm đĩa glôcôm gần toàn bộ.
a. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
i. Kết quả nhãn áp
1. Kết quả nhãn áp trung bình
Biểu đồ 4.1. Nhãn áp trung bình tại các thời điểm theo dõi
NATB trước điều trị là 34,33 ± 6,64mmHg, sau tra Alphagan P một ngày
NATB hạ xuống 21,57 ± 8,54mmHg, giảm có ý nghĩa so với trước điều trị (p <
0,001). Sau 1 tuần NATB giảm còn 18,53 ± 8,03mmHg. Đến tuần thứ 2 NATB là
14,87mmHg. Ở các tuần tiếp theo NATB vẫn đạt được mức dưới 18mmHg. Trong
tháng đầu điều trị NATB có sự khác biệt giữa ngày 1, tuần 1, tuần 2 ( p < 0,05);
giữa tuần 2, tuần 3, tuần 4 và các tháng sau đó không có sự khác biệt (p > 0,05).
2. Mức độ hạ nhãn áp

mmHg
NATB sau 1 ngày điều trị của các nhóm NA 21-30mmHg; 31-40mmHg; 41-
50mmHg có mức độ hạ tương ứng là 9,53±4,42mmHg; 14,79±9,06mmHg;
15,55±10,54mmHg.
Bảng 4.1. Mức độ hạ NA tại các thời điểm theo dõi
Thời điểm
theo dõi
Mức NA hạ
trung bình
(mmHg)
%
hạ NA
Thời điểm
theo dõi
Mức NA hạ
trung bình
(mmHg)
%
hạ NA
Sau 1 ngày
(n= 60 mắt)
12,98 ± 8,25
37,17 ± 32,14
Sau 2 tháng
(n = 42)
18,43 ± 6,76
54,49 ± 11,9
Sau 1 tuần
(n= 60 mắt)
15,88 ± 7,95

45,68 ± 19,5
Sau 3 tháng
(n = 40)
18,85 ± 6,69
55,14 ± 11,53
Sau 2 tuần
(n= 47 mắt)
18,11 ± 7,15
53,45 ± 13,96
Sau 4tháng
(n = 38)
18,89 ± 6,74
55,49 ± 11,8
Sau 3 tuần
(n= 45 mắt)
18,44 ± 6,6
54,96 ± 11,55
Sau 5 tháng
(n = 38)
18,74 ± 6,92
55,65 ± 14,21
Sau 4 tuần
(n= 45mắt)
17,42 ± 7,41
52,08 ± 16,5
Sau 6 tháng
(n = 37)
19,24 ± 5,73
57,63 ± 9,23
Kết quả ngày đầu tra thuốc mức NA hạ được trung bình là 12,98 ± 8,25

mmHg với tỷ lệ hạ NA trung bình đạt ít nhất (37,17%). Hiệu quả hạ NA đạt tối
đa vào tuần thứ 2 (53,45%). Tỷ lệ % hạ NA trung bình ở các tuần và các tháng
theo dõi tiếp theo là tương đương nhau (p > 0,05). Mức độ hạ NA trung bình là
17,69 ± 1,92 mmHg. Tỷ lệ % hạ NA trung bình đạt 52,17 ± 6,1 (%).
3. Kết quả điều chỉnh nhãn áp
Biểu đồ 4.2. Kết quả điều chỉnh NA sau điều trị (mắt)
Thời
gian
theo dõi
Số mắt
Thời gian theo dõi sau điều trị
Sau ngày đầu điều trị có 37 mắt (61,67%) NA điều chỉnh dưới 21 mmHg,
trong đó 22 mắt (36,67%) NA dưới 18mmHg. Tỷ lệ mắt có NA không điều
chỉnh là 38,33% (23 mắt). Sau 1 tuần số mắt có NA điều chỉnh tăng lên đến
47/60 mắt chiếm 78,33%, trong đó có 35 mắt NA <18 chiếm 53,33%. Tỷ lệ điều
trị thất bại giảm xuống còn 13 mắt (21,67%). Sau tháng đầu điều trị tỷ lệ mắt có
NA điều chỉnh là 93,33% (42/45 mắt), trong đó 40/45 mắt (88,89%) điều trị
thành công hoàn toàn.Tại các tháng theo dõi tiếp theo hầu hết các mắt đều duy trì
ở mức điều trị thành công hoàn toàn với NA < 18mmHg (97,37% và 100%).
Sang tháng thứ 5 có 1 mắt NA không điều chỉnh với thuốc.
4. Nhãn áp trước điều trị và kết quả điều trị
Bảng 4.2. NATB trước điều trị và kết quả NA sau điều trị 1 ngày
NA sau điều trị
NATB trước
điều trị
NA thấp
nhất
NA cao nhất
NA < 18 (n = 22 mắt) 32,59 ± 5,46 24 40
18 ≤ NA < 21 (n = 15 mắt) 33,53 ± 7,20 24 44

NA ≥ 21 (n = 23 mắt) 36,52 ± 6,69 22 50
Theo bảng 4.2. nhóm điều trị thất bại (NA ≥ 21mmHg) có NA trung bình
trước điều trị cao hơn của nhóm điều trị thành công hoàn toàn (NA < 18mmHg).
NATB trước điều trị của nhóm NA < 18 và nhóm NA ≥ 21 có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p < 0.05), nhóm còn lại không có sự khác biệt (Test t- student).
Sau điều trị 1 ngày, nhóm NA 21-30mmHg có tỷ lệ mắt NA điều chỉnh là
77,27% và 95,45%, cao hơn ở các mức NA khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Ở
nhóm NA 41-50mmHg tỷ lệ điều trị thất bại rất cao (66,67% và 55,56%).
Tỷ lệ NA không điều chỉnh (điều trị thất bại) ở nhóm NA 21-30mmHg là
thấp nhất (4,55%). Trong khi đó ở nhóm NA 41- 50 mmHg tỷ lệ này cao nhất,
chiếm 55,56% và tỷ lệ điều trị thành công hoàn toàn cũng thấp nhất (22,22%).
5. Mức độ dao động nhãn áp trong ngày
Trên 16 mắt có NA điều chỉnh được chọn ngẫu nhiên để theo dõi dao động
NA sáng chiều trong 3 ngày liên tục mức độ chênh lệch NA sáng chiều trung bình
là 2,04 ± 0,62mmHg.
ii. Kết quả về thị lực
Bảng 4.3. Kết quả về thị lực sau điều trị
Thị lực
Thời gian
Tăng lên Không đổi Giảm đi Tổng số
Số mắt % Số mắt % Số mắt % Số mắt %
Ngày 1 1 1,67 59 98,33 0 0 60 100
Tuần 1 8 13,33 51 85 1 1,67 60 100
Tuần 2 2 4,26 44 93,61 1 2,13 47 100
Tuần 3 4 8,89 41 91,11 0 0 45 100
Tuần 4 0 0 42 93,33 3 6,67 45 100
Tháng 2 2 4,76 37 88,1 3 7,14 42 100
Tháng 3 0 0 37 92,5 3 7,5 40 100
Tháng 4 0 0 36 94,74 2 5,26 38 100
Tháng 5 0 0 37 97,37 1 2,63 38 100

Tháng 6 0 0 37 100 0 0 37 100
Sau điều trị 1 ngày chỉ có 1 mắt (1,67%) tăng thị lực. Tỉ lệ này tăng lên sau 1
tuần điều trị là 8 mắt (13,33%). Sau 6 tháng điều trị có 17 mắt tăng thị lực, 14
mắt giảm thị lực so với trước điều trị. Tại các thời điểm theo dõi phần lớn thị lực
không đổi. Ở tháng thứ 6 tất cả các mắt (100%) có thị lực không đổi.
iii. Kết quả về thị trường
Sau 3 tháng nhóm nghiên cứu còn 40 mắt, trong đó thị trường chưa tổn
thưong chiếm tỷ lệ 52,2%. Thị trường giai đoạn 4 và 5 chiếm tỷ lệ 7,5%.
Sau 6 tháng nhóm nghiên cứu còn 37 mắt, trong đó thị trưòng chưa tổn
thương vẫn chiếm tỷ lệ 56,8%, thị trường giai đoạn 4 chiếm tỉ lệ 2,7%.
Bảng 4.4. Biến đổi thị trường sau điều trị
Thị trường
Thời gian
Tốt hơn Không đổi Xuất đi Tổng số
Số mắt % Số mắt % Số mắt % Số mắt %
Tháng 3 2 5 38 95 0 0 40 100
Tháng 6 3 8,11 34 91,89 0 0 37 100
Tại thời điểm theo dõi 3 và 6 tháng không có mắt nào thị trường xấu đi,
phần lớn thị trường không đổi (95% và 91,89%). Thị trường tốt hơn gặp ở 2 mắt
(5%) sau 3 tháng và 3 mắt (8,11%) sau điều trị 6 tháng.
iv. Kết quả về tình trạng lõm đĩa
Trên 2 mắt NA 50mmHg trước điều trị, sau khi NA hạ tình trạng cương tụ
đĩa thị giảm dần. Ở những mắt khác không phát hiện thấy tỷ lệ lõm đĩa glôcôm
tiến triển rộng ra.
b. Tác dụng không mong muốn
i. Tác dụng không mong muốn toàn thân
Trong 37 người bệnh triệu chứng buồn ngủ xuất hiện ở 1 người, triệu chứng
khô họng gặp ở 1 người bệnh nữ.
ii. Tác dụng không mong muốn tại mắt
• Triệu chứng cơ năng

Bảng 4.5. Triệu chứng cơ năng tại mắt
TC cơ
năng
Ngày
1
Tuần
1
Tuần
2
Tuần
3
Tuần
4
Tháng
2
Tháng
3
Tháng
4
Tháng
5
Tháng
6
Ngứa 0 13 10 10 6 6 3 3 0 0
Cộm 0 7 5 2 0 0 0 0 0 0
Rát 0 0 0 2 2 2 2 0 0 0
Kết quả bảng 4.5. cho thấy triệu chứng ngứa mắt gặp nhiều nhất, sau đó là
cảm giác cộm, rát trong mắt.
• Dấu hiệu thực thể tại mắt
Bảng 4.6. Dấu hiệu cương tụ kết mạc

CTKM
Không Nặng TB Nhẹ Cộng
Số mắt % Số mắt % Số mắt % Số mắt % Số mắt %
Ngày 1 43 71,67 0 0 5 8,33 12 20 60 100
Tuần 1 37 61,67 0 0 3 5 20 33,33 60 100
Tuần 2 26 55,53 0 0 3 6,38 18 38,3 47 100
Tuần 3 12 26,67 0 0 8 17,78 25 55,55 45 100
Tuần 4 31 68,89 0 0 4 8,89 10 22,22 45 100
Tháng 2 30 71,43 2 4,76 0 0 10 23,81 42 100
Tháng 3 26 65 2 5 0 0 12 30 40 100
Tháng 4 32 84,21 0 0 0 0 6 15,79 38 100
Tháng 5 37 97,37 0 0 0 0 1 2,63 38 100
Tháng 6 36 97,3 0 0 0 0 1 2,7 37 100
Ngay sau điều trị 1 ngày có 17 mắt (28,33%) cưong tụ kết mạc ở mức độ
trung bình (8,33%) và nhẹ (20%). Trong tháng đầu điều trị chỉ gặp cương tụ kết
mạc ở mức độ nhẹ và trung bình. Hai mức độ này gặp nhiều nhất ở tuần điều trị
thứ 3 (55,55% và 17,78%).
Cương tụ kết mạc nặng xuất hiện ở tháng điều trị thứ 2 trên 2 mắt (4,76%)
và tháng thứ 3 trên 2 mắt (5%). Trong các tháng theo dõi tiếp theo chỉ còn dấu
hiệu cương tụ kết mạc nhẹ với các tỷ lệ giảm dần, đến tháng 6 chỉ còn 2,7%.
V. BÀN LUẬN
5.1. Hiệu quả điều trị glôcôm góc mở của thuốc Alphagan P
Mức NA trước điều trị là một trong những yếu tố quyết định sự lựa chọn
thuốc phù hợp nhất cho từng người bệnh. Với NA > 50mmHg mắt có thể chịu
đựng được trong 5 ngày, với NA >35mmHg mắt có thể chịu được 7 ngày mà
không sợ tổn hại thị thần kinh [3]. Do đó để đánh giá khả năng hạ NA thực sự
của thuốc trên mắt người Việt Nam chúng tôi không giới hạn mức NA trước điều
trị (biểu đồ 4.1.). Trong nghiên cứu này NA thấp nhất là 22mmHg (1mắt), NA
cao nhất là 50mmHg (1mắt). Đặc biệt nhóm NA ≥ 36mmHg có 31 mắt. NA
trung bình trước điều trị là 34,33 ± 6,64mmHg), cao hơn so với các nghiên cứu

khác [31][50].
Trong ngày đầu điều trị người bệnh chỉ tra thuốc Alphagan P 3 lần/ngày, sau
đó mới phối hợp thuốc uống cho những mắt NA không điều chỉnh. Ngay sau
dùng thuốc 1 ngày NATB hạ xuống còn 21,57 ± 8,54mmHg. Mặc dù đây chưa
phải là mức NA an toàn, nhưng NATB đã giảm so với trước điều trị (p < 0,001).
Sau 1 tuần điều trị NATB tiếp tục hạ và đạt mức NA 18,53mmHg. Mặc dù để
đạt mức NA này, một số mắt còn cần có sự hỗ trợ của thuốc uống hạ NA trong
những ngày đầu điều trị. Nhưng ở thời điểm sau 1 tuần mức NA này không còn
phụ thuộc tác dụng của thuốc uống. Chúng tôi nhận thấy đối với những mắt NA
không điều chỉnh có thể phối hợp thuốc uống hạ NA trước khi quyết định phối
hợp thuốc tra hạ NA khác. Vì sau khi NA điều chỉnh bằng thuốc uống và tra
Alphagan P, trong nhiều trường hợp NA vẫn điều chỉnh tốt khi đã cắt thuốc
uống. Điều này giúp người bệnh ít phải chịu tác dụng không mong muốn của
nhiều thuốc tra mắt và giảm chi phí điều trị.
Mức NA<18mmHg đạt được từ tuần thứ 2 sau điều trị NATB và được duy
trì ở các thời điểm theo dõi tiếp theo. NATB ở các thời điểm theo dõi của chúng
tôi thấp hơn của tác giả nước ngoài [6][ 8]. Vì Alphagan P có ái lực cao với các
mô ở mắt có sắc tố melanine [23] nên nồng độ cao nhất của thuốc đạt được ở
vùng mống mắt thể mi có sắc tố cao hơn 4 lần vùng mống mắt thể mi không có
sắc tố [18]. Có thể do mắt người Việt Nam có nhiều sắc tố melanin nên NATB
với thuốc trong nghiên cứu này thấp hơn so với kết quả của các tác giả trên. Mặt
khác tác giả Sharpe F.D chỉ định tra thuốc Alphagan P 2 lần/ngày.
Theo kết quả bảng 4.1. mức độ NATB hạ được ít nhất ở thời điểm sau điều
trị 1 ngày (12,98 ± 8,25mmHg). Tại thời điểm này có 5 mắt (8,33%) NA không
hạ, 4 mắt (6,67%) NA hạ < 5mmHg, 19 mắt (31,67%) NA hạ từ 5-10mmHg, 32
mắt (53,33%) NA hạ >10mmHg, đặc biệt có 1 mắt NA hạ được nhiều nhất là
26mmHg.
Mức độ hạ NATB tăng dần ở các thời điểm theo dõi. Ở tháng thứ 6 NATB
hạ được là nhiều nhất (19,24 ± 5,73mmHg).
Khi phân tích về mức độ hạ NA ở từng nhóm NA trước điều trị chúng tôi

nhận thấy các nhóm NA 21-30mmHg; 31-40mmHg; 41-50mmHg có mức độ hạ
NATB (sau 1 ngày điều trị) tương ứng là 9,53±4,42mmHg; 14,79±9,06mmHg;
15,55±10,54mmHg. Tuy nhóm NA 41-50mmHg có mức hạ NATB nhiều nhất
(15,55mmHg) nhưng vẫn không đủ để đạt được mức NA an toàn. Ngược lại ở
nhóm NA 21-31mmHg với mức hạ NATB 9,55mmHg đã đạt được mức NA an
toàn. Như vậy mặc dù với mức độ hạ NA rất lớn nhưng những mắt có NA >
40mmHg cần phải phối hợp thêm thuốc hạ NA khác. Theo các tác giả nước
ngoài Alphagan P 0,15% có thể hạ NA 3- 6,8mmHg [31][47][55]. Mức độ hạ
NA đó đều thấp hơn kết quả của chúng tôi. Nguyên nhân có thể là do có sự khác
nhau về lựa chọn mức NA ban đầu cho nghiên cứu. Vì không giới hạn mức NA
ban đầu nên NA trước điều trị của nhóm nghiên cứu này cao hơn kéo theo NA hạ
được sau điều trị cũng nhiều hơn.
Kết quả biểu đồ 3.2. cho thấy sau một ngày điều trị 37 mắt (61,67%) NA
điều chỉnh (dưới 21 mmHg), trong đó 22 mắt (36,67%) có NA dưới 18mmHg.
23 mắt không điều chỉnh được NA (38,33%). Những mắt này có NA trước điều
trị rất cao (14 mắt có NA ≥ 36mmHg, trong đó 10 mắt có NA ≥ 40mmHg). Tuy
nhiên trong số này 18 mắt NA hạ được bằng thuốc (1 mắt hạ được nhiều nhất là
26mmHg, các mắt còn lại hạ được từ 2-10mmHg), chỉ có 5 mắt (8,33%) không
đáp ứng với thuốc Alphagan P 0,15%. Trong nghiên cứu của Jess T và cộng sự
sau 1 ngày tra thuốc tỷ lệ mắt có NA < 18mmHg là 62% [31], cao hơn của chúng
tôi. Đó là do NATB trước điều trị của của tác giả này cao hơn so với nhóm
nghiên cứu của chúng tôi. Theo y văn, Alphagan P đơn trị liệu có thể làm hạ
được 24-27% NA ban đầu vì vậy với mức NA khởi đầu không quá cao thì khả
năng kiểm soát NA cũng hiệu quả hơn. Các tác giả nước ngoài chỉ giới hạn mức
NA trước điều trị là dưới 36mmHg [31][50].
Trong tháng đầu điều trị tỷ lệ điều chỉnh NA không ổn định. Sau 1 tuần
điều trị số mắt có NA điều chỉnh tăng lên đến 47/60 mắt (78,33%), trong đó tỷ lệ
điều chỉnh hoàn toàn chiếm 53,33%. Tỷ lệ điều trị thất bại là 21,67% (13 mắt).
Vì vậy nhóm nghiên cứu còn lại 47 mắt.
Sau một tháng đầu điều trị có 9 mắt trước đó NA đã điều chỉnh nhưng sau

một thời gian điều trị NA tăng cao trở lại (từ 21-40mmHg) mặc dù vẫn đang
dùng thuốc. Vì vậy việc khám lại định kỳ rất quan trọng để phát hiện kịp thời
những mắt mất đáp ứng điều trị với thuốc. Những mắt này được bổ xung thuốc
hạ NA nhóm khác nên không còn thuộc nhóm nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu còn
45 mắt, với tỷ lệ mắt có NA điều chỉnh là 93,33% (42/45mắt), trong đó điều
chỉnh hoàn toàn là 88,89% (40/45 mắt), cao hơn so với kết quả của Carrasco F.C
và cộng sự (78,3%) [3].
Tại các tháng theo dõi tiếp theo chúng tôi nhận thấy, những mắt đáp ứng
điều trị với Alphagan P có NA điều chỉnh tương đối ổn định. Tỷ lệ điều trị thành
công hoàn toàn ở các tháng theo dõi là rất cao (97,37% và 100%). Duy nhất 1 mắt
NA không điều chỉnh ở tháng thứ 5 nhưng do người bệnh không tra thuốc đều và
đúng giờ. NA của mắt này là 40mmHg, chúng tôi phải phối hợp thêm thuốc hạ
NA khác để bảo vệ chức năng thị giác cho người bệnh. Có 4 mắt do tác dụng
không mong muốn của thuốc (kết mạc cương tụ nặng) chúng tôi phải thay thuốc
khác mặc dù cả 4 mắt này có NA điều chỉnh với Alphagan P 0,15%.
Theo kết quả biểu đồ 3. và biểu đồ 4. hiệu quả hạ NA của Alphagan P phụ
thuộc vào mức NA cao trước điều trị. Sau 1 ngày điều trị Alphagan P, nhóm NA
thấp hơn (21-30mmHg) có tỷ lệ mắt NA điều chỉnh (77,27%) cao hơn ở các
nhóm NA khác (p < 0,05). Mức NA <18mmHg cũng cao nhất ở nhóm NA 21-
30mmHg (50%). Mức NA cao hơn thì tỷ lệ thành công thấp hơn và tỉ lệ thất bại
tăng lên. Đặc biệt ở mức NA 41-50mmHg tỷ lệ điều trị thất bại ( NA= 21mmHg)
rất cao (66,67% và 55,56%). Nhóm điều trị thất bại có NATB trước điều trị là
36,52 ± 6,69mmHg, cao hơn NATB của nhóm điều trị thành công hoàn toàn
(32,59 ± 5,46mmHg). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Điều này
càng khẳng định NA trước điều trị càng cao hiệu quả hạ NA của Alphagan P càng
giảm. Đối với những mắt NA quá cao (>36 mmHg), để đạt hiệu quả hạ NA tốt
cần phải phối hợp với thuốc hạ NA nhóm khác.
Mức độ dao động NA trong ngày lớn là yếu tố nguy cơ cho sự tiến triển
của bệnh. Biên độ dao động NA trong ngày nhỏ là một trong những mục tiêu
quan trọng trong điều trị glôcôm. NA trong ngày luôn giữ được mức độ ổn định

ở ngưỡng sinh lý sẽ an toàn cho thị thần kinh. Mức độ dao động NA trung bình
của 16 mắt nghiên cứu là 2,04 ± 0,62mmHg, nằm trong giới hạn bình thường.
Kết quả về chức năng mắt
Glôcôm là bệnh không có khả năng hồi phục. Mục đích của điều trị bệnh
glôcôm là bảo tồn chức năng thị giác. Điều đó được thể hiện ở mức độ ổn định
và cải thiện thị lực, thị trường sau điều trị.
Tại các thời điểm theo dõi đa số mắt ổn định về thị lực và thị trường (bảng
4.4 và 4.5). Những mắt có thị lực tăng (17 mắt), thị trường cải thiện (5 mắt) là do
các môi trường trong suốt của mắt hết phù nề sau khi NA được điều chỉnh.
Trong 6 tháng theo dõi nhóm nghiên cứu có 14 mắt giảm thị lực, trong đó 7 mắt
do NA cao trở lại Trên những mắt này thị lực đều tăng trở lại sau khi thêm thuốc
tra hạ NA khác. Tuy nhiên các mắt này không còn thuộc nhóm nghiên cứu. Còn
lại 7 mắt giảm thị lực do đục thể thuỷ tinh tiến triển. Cả 7 mắt này là của người
bệnh nhóm có tiền sử dùng corticoid kéo dài. Như vậy sau 6 tháng theo dõi
không có mắt nào thị trường xấu đi, phần lớn thị trường không biến đổi so với
trước điều trị.
Lõm đĩa thị giác là tổn thương thực thể không có khả năng hồi phục do
NA tăng cao kéo dài gây nên. Tình trạng teo lõm đĩa thị giác là một trong những
yếu tố quan trọng để chẩn đoán, điều trị và đánh giá sự tiến triển của bệnh. Tỷ lệ
lõm đĩa không tăng lên là một trong những thành công của điều trị. Trong nghiên
cứu này chúng tôi không thấy có sự thay đổi xấu đi của đĩa thị giác. Tuy nhiên
có ghi nhận được sự thay đổi màu sắc đĩa thị ở những mắt có NA ban đầu quá
cao. Đó là do mức độ cương tụ đĩa thị đã giảm đi sau khi NA hạ về mức an toàn
với thị thần kinh
5.2. Tác dụng không mong muốn
Sự lựa chọn thuốc để điều trị cho BN không chỉ phụ thuộc vào mức độ hạ NA
của thuốc mà còn phụ thuộc vào các tác dụng không mong muốn của thuốc. Có
những người bệnh, mặc dù NA điều chỉnh với thuốc nhưng cần phải thay thuốc
khác do bị ảnh hưởng bởi tác dụng không mong muốn.
• Tác dụng không mong muốn toàn thân.

Alphagan P 0,15% tác động lên receptor α2. Trong cơ thể receptor α2 có
nhiều ở hệ giao cảm trung ương, tận cùng sợi thần kinh, cơ trơn thành mạch, tế
bào β của tuỵ. Vì vậy khi dùng Alphagan P có thể sẽ gặp các tác dụng không
mong muốn toàn thân.
Theo y văn tác dụng không mong muốn của brimonidin (Alphagan P
0,15%) có thể gặp là: giảm huyết áp, viêm mũi, viêm xoang, khô miệng (5 –
9%), mệt mỏi, buồn ngủ, khó tiêu .[24][31][47][48]. Sau 6 tháng theo dõi không
có người bệnh nào phải ngừng điều trị do tác dụng không mong muốn toàn thân.
Có 2 triệu chứng toàn thân chúng tôi gặp là khô miệng và buồn ngủ.
Triệu chứng khô miệng xuất hiện ở một người bệnh nữ (1/37), sau 2 tuần
điều trị. Triệu chứng này kéo dài hết tháng đầu và tự mất đi ở các tháng tiếp
theo. Mặc dù triệu chứng này kéo dài trong 1 tháng nhưng người bệnh không
thấy khó chịu đến mức phải dừng thuốc. Trong nghiên cứu của các tác giả nước
ngoài tỷ lệ triệu chứng khô miệng gặp ở 0,23 – 1,4% mắt nghiên cứu [24][31]
[47].
Triệu chứng buồn ngủ xuất hiện trên 1/37 người bệnh trong tháng đầu điều
trị, không gây khó chịu và tự mất đi mà không cần can thiệp. Tuy nhiên luôn
phải lưu ý người bệnh theo dõi chặt chẽ về mức độ tiến triển của triệu chứng
này. Nghiên cứu của Raymond P và cộng sự về hiệu quả điều trị glôcôm của
brimonidin 0,2% thấy có 8/292 BN (2,7%) có triệu chứng buồn ngủ [47]. Mặc dù
đây không phải là triệu chứng toàn thân nặng nhưng với người bệnh phải điều
khiển máy móc, lái xe cần thận trọng khi dùng thuốc brimonidin.
Trong các nghiên cứu khác còn gặp triệu chứng mệt mỏi, đau đầu [47]. Tuy
nhiên nghiên cứu của chúng tôi không gặp những triệu chứng toàn thân này. Phải
chăng với Alphagan P 0,15% có hàm lượng thuốc thấp hơn Alphagan 0,2% sẽ ít
gây tác dụng không mong muốn hơn.
• Tác dụng không mong muốn tại mắt
Do thuốc tác dụng trực tiếp lên mắt nên tác dụng không mong muốn tại mắt
gặp nhiều hơn toàn thân. Tác dụng không mong muốn tại mắt là một trong
những nguyên nhân khiến BN phải dừng thuốc. Theo y văn tác dụng không

mong muốn tại mắt của brimonidin có thể gặp là: ngứa, cộm, rát, cương tụ kết
mạc, nang kết mạc, dị ứng… Triệu chứng cơ năng tại mắt gặp trong nghiên cứu
của chúng tôi chỉ có ngứa, cộm và rát.
Triệu chứng ngứa xuất hiện ngay trong tuần đầu điều trị trên 13/60 mắt
(21,67%). Ở các tuần 2; tuần 3; tuần 4; tháng 2; tháng 3; tháng 4; triệu chứng
ngứa xuất hiện với tỉ lệ tương ứng là: 21,27%; 22,22%; 13,33%; 14,29%; 7,14%;
7,89%. Theo kết quả bảng 4.5. triệu chứng này giảm đi theo thời gian. Đến tháng
5 và 6 không còn BN nào còn cảm giác ngứa mắt. Đây là triệu chứng cơ năng
nhẹ nhất nhưng gây cho BN sự khó chịu. Hầu hết người bệnh đều thấy ngứa
nhiều góc trong mắt và xuất hiện sau khi tra thuốc khoảng 10 phút. Đây có thể
do thuốc đọng nhiều ở góc trong mắt sau khi tra. Mức độ ngứa được cảm nhận
khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên tất cả người bệnh đều nhận thấy mức độ ngứa
giảm dần. Thời gian tồn tại của triệu chứng này ở mỗi người là khác nhau (từ 1
tuần - 2 tháng). Tuy nhiên không có người bệnh nào phải dừng thuốc. Trong
nghiên cứu của Jess T và cộng sự triệu chứng ngứa mắt xuất hiện sau tra
brimonidin 0,15% trên 12/425 mắt chiếm 2,8%; thấp hơn kết quả của chúng tôi.
Có thể do sự khác nhau về số lượng mắt giữa 2 nghiên cứu.
Triệu chứng cộm mắt xuất hiện trong tuần đầu điều trị trên 7/60 mắt chiếm
11,67%. Đây là triệu chứng thường đi kèm với triệu chứng ngứa mắt, nhưng rất
ít gây khó chịu cho BN. Cảm giác cộm mắt chỉ xuất hiện kéo dài trong khoảng 1
tuần; ở tuần thứ 2 còn 5/47 mắt chiếm 10,64%. Đến tuần thứ 3 tỉ lệ này giảm hẳn
chỉ còn 2/45 mắt chiếm 4,44%. Hết tháng điều trị đầu tiên chúng tôi không thấy
xuất hiện triệu chứng cộm mắt (bảng 4.5).
Cảm giác rát mắt ít gặp nhưng gây khó chịu khiến người bệnh phàn nàn
nhiều nhất. Theo y văn tỉ lệ gặp triệu chứng rát mắt là 5 – 9%. Trong nghiên cứu
của chúng tôi, đến tuần thứ 3 sau điều trị triệu chứng này mới xuất hiện ở 2/45
mắt (4,44%). Mức độ rát không tăng lên nhưng thời gian tồn tại kéo dài (từ tuần
thứ 3 đến tháng thứ 3). Sau đó người bệnh phải thay thuốc khác do xuất hiện
triệu chứng cương tụ kết mạc nặng kèm theo, mặc dù NA của mắt điều chỉnh tốt
với thuốc.

Triệu chứng thực thể mà chúng tôi gặp trong quá trình điều trị thuốc
Alphagan P là cương tụ kết mạc, kéo dài nhất là 2 tháng. Đây là triệu chứng ít gây
cảm giác khó chịu nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Theo y văn cương tụ kết mạc
gặp từ 10-20%.
Theo kết quả trong bảng 4.6. sau điều trị 1 ngày chúng tôi đã ghi nhận
được 17/60 mắt (28,33%) có cương tụ kết mạc, trong đó mức độ nhẹ là 12/60
chiếm 20%; mức độ trung bình là 5/60 mắt chiếm 8,33% (hai tỉ lệ này khác biệt
không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05).
Tại các tuần theo dõi tiếp theo tỉ lệ mắt bị cương tụ kết mạc có xu hướng
tăng lên và biểu hiện rầm rrộ nhất ở tuần thứ 3 (có 33/45 mắt chiếm 73,33%).
Tuy nhiên tỉ lệ cương tụ kết mạc mức độ nhẹ nhiều hơn tỉ lệ cương tụ kết mạc
mức độ trung bình. Đến hết 1 tháng điều trị, tỉ lệ mắt bị cương tụ kết mạc bắt đầu
giảm còn 31,11% (14/45 mắt).
Trong suốt tháng đầu theo dõi chúng tôi không gặp mắt nào cương tụ kết
mạc ở mức độ nặng. Tuy nhiên, triệu chứng cương tụ kết mạc nặng xuất hiện vào
tháng thứ 2 ở 2 mắt của 1 người bệnh (4,67%) và tháng thứ 3 ở 2 mắt của 1
người bệnh (5%). Đi kèm với triệu chứng này là cảm giác rát mắt. Vì vậy 2
người bệnh phải thay thuốc khác mặc dù NA điều chỉnh tốt với Alphagan P.
Tại các tháng theo dõi sau đó tình trạng cương tụ kết mạc giảm dần rồi trở
lại bình thường mà không phải điều trị gì. Sau 6 tháng điều trị chỉ còn 1 mắt
(2,7%) cương tụ kết mạc mức độ nhẹ.
Nghiên cứu của Jess T cũng đã ghi nhận có 34/425 mắt (8%) bị cương tụ
kết mạc [31].
Theo y văn các tác giả nước ngoài còn gặp một số tác dụng không mong
muốn mà trong nghiên cứu của chúng tôi không gặp như: dị ứng, nang kết mạc,
viêm kết mạc , trong đó dị ứng thuốc là hay gặp nhất (10 – 20%) [31] [40] [44]
[47]. Theo các tác giả tỉ lệ bị dị ứng tăng lên ở những người có tiền sử dị ứng
với thuốc tra mắt.
Sau 6 tháng điều trị nhóm nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ mắt phải thay
thuốc khác do tác dụng không mong muốn của thuốc là 6,67% (4 mắt), thấp hơn

so với tỷ lệ của Jess T (17%) [31] và Raymond P (14,7%) [47].
6. KẾT LUẬN
6.1. Hiệu quả điều trị của Alphagan P trên mắt glôcôm góc mở
- Alphagan P là một thuốc thuốc điều trị glôcôm góc mở thuộc nhóm cường
α
2
-adrenergic có khả năng hạ NA trung bình tới 17,69 mmHg, tương ứng với
mức hạ được 52,17% so với nhãn áp ban đầu.
- Trên mắt glôcôm góc mở NA điều chỉnh bằng thuốc tra Alphagan P 3 lần/
ngày mức độ dao động NA trong ngày nằm trong ngưỡng sinh lý (2,04 mmHg).
- Alphagan P không hạ được NA đến mức an toàn ở những mắt có NA cao >
40 mmHg ( đo bằng NA kế Goldmann)
6.2. Những tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Alphagan P
Tác dụng không mong muốn toàn thân
- Buồn ngủ (1/37 người bệnh – 2,7%)
- Khô họng (1/37 người bệnh – 2,7%)
- Thuốc không gây tác dụng không mong muốn toàn thân nặng.
Tác dụng không mong muốn tại mắt
Những triệu chứng cơ năng đã gặp
- Ngứa mắt (21,67%)
- Cộm mắt (11,67%)
- Rát mắt (4,44%)
Triệu chứng thực thể đã gặp là cương tụ kết mạc ở các mức độ khác nhau
(28,33%)
Tỷ lệ mắt phải thay thuốc do tác dụng không mong muốn của thuốc là
6,67%.
MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề 1
II. Tổng quan 1
2.1. Nhãn áp và những yếu tố ảnh hưởng đến nhãn áp 1

2.1.1. Nhãn áp 1
2.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhãn áp 2
2.1.2.1.Yếu tố tại nhãn cầu 2
2.1.2.2. Yếu tố ngoài nhãn cầu 2
2.2. Thủy dịch và động lực học thủy dịch 2
2.2.1. Sự sản xuất thuỷ dịch 2
2.2.2. Sự lưu thông thuỷ dịch 2
2.3. Glôcôm góc mở 2
2.3.1. Đặc điểm lâm sàng 2
2.3.2. Cơ chế bệnh sinh của glôcôm góc mở nguyên phát 3
2.4. Các phương pháp điều trị glôcôm góc mở 3
2.4.1. Điều trị bằng lares 3
2.4.2. Điêù trị bằng phẫu thuật 3
2.4.3. Điều trị bằng thuốc hạ nhãn áp 3
2.4.3.1. Nhóm thuốc giảm tiết thủy dịch 3
2.4.3.2. Nhóm thuốc tăng thoát dịch ra ngoài nhãn cầu 3
2.4.3.3. Nhóm thuốc tăng thẩm thấu 3
2.4.3.4. Nhóm thuốc giảm tiết và tăng thoát dịch ra ngoài nhãn cầu 4
2.4.4. Thuốc hạ nhãn áp Alphagan P 4
2.4.4.1. Đặc điểm về thuốc Alphagan P 4
2.4.4.2. Ứng dụng Alphagan P trên lâm sàng 4
2.4.4.3. Tình hình nghiên cứu hiệu quả hạ nhãn áp trong điều trị glôcôm góc mở của
Alphagan P
4
III. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 5
3.1. Đối tượng nghiên cứu 5
3.2. Phương pháp nghiên cứu 5
3.2.1.Thiết kế nghiên cứu 5
3.2.2. Phương tiện nghiên cứu 5
3.2.3. Nội dung và các chỉ số nghiên cứu 5

3.2.3.1. Đánh giá lâm sàng trước điều trị 5
3.2.3.2. Tiến hành điều trị 6
3.2.3.3. Theo dõi diễn biến bệnh với thuốc Alphagan P 6
3.2.3.4. Các chỉ số nghiên cứu và đánh giá kết quả 6
3.2.4. Xử lí số liệu 7
3.2.5.Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 7
IV. Kết quả 7
4.1.Kết quả điều trị 8
4.1.1. Kết quả nhãn áp 8
4.1.1.1. Kết quả nhãn áp trung bình 8
4.1.1.2 Mức độ hạ nhãn áp 9
4.1.2.3. Kết quả điều chỉnh nhãn áp 9
4.1.1.4. Nhãn áp trước điều trị và kết quả điều trị 10
4.1.1.5. Mức độ dao động nhãn áp trong ngày 11
4.1.2. Kết quả về thị lực 11
4.1.3. Kết quả về thị trường 11
4.1.4. Kết quả về lõm đĩa 12
4.2. Tác dụng không mong muốn 12
4.2.1. Tác dụng không mong muốn toàn thân 12
4.2.2. Tác dụng không mong muốn tại mắt 12
V. Bàn luận 13
5.1. Hiệu quả điều trị glôcôm góc mở của thuốc Alphagan P 13
5.2. Tác dụng không mong muốn 16
VI. Kết luận 19
6.1. Hiệu quả điều trị của Alphagan P trên mắt glôcôm góc mở 19
6.2. Những tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Alphagan P 19
VII. Kiến nghị 20
VIII. Phụ lục 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt

1. Nguyễn Đức Anh (1993-1994), Bệnh Glôcôm, Nhà xuất bản Y học Hà Nội
2. Bộ môn Mắt trường Đại học Y Hà Nội,(1993), “Nhãn áp”, Thực hành nhãn khoa tập I,
Nhà xuất bản Y học, tr 45-46.
3. Phan Dẫn và cộng sự, (2004), Nhãn khoa giản yếu tập II, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, Tr
227-228.
4. Đỗ Thị Thái Hà, (2002), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của bệnh nhân
Glôcôm điều trị tại khoa Tổng hợp viện Mắt (từ tháng 10/2000 đến tháng 9/2002), Luận văn
thạc sỹ y học.
5 Nguyễn Đỗ Thị Ngọc Hiên, (2004), Góp phần nghiên cứu hiệu quả điều trị Glôcôm góc mở
bằng thuốc Travatan, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú các bệnh viện khoá XXV.
6. Nguyễn Xuân Nguyên, Phan Dẫn, Thái Thọ, (1993), Giải phẫu mắt ứng dụng trong lâm
sàng và sinh lý thị giác, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
7. Nguyễn Xuân Nguyên, Tôn Thất Hoạt, Hà Huy Tiến, (1972), Nhãn khoa tập II, Nhà xuất
bản Y học.
8. Nguyễn Trọng Nhân, Hoàng Thị Phúc, Nguyễn Ngọc Trung, (1994), “Nhận định sơ bộ
một số chỉ số chức năng thị giác ở người trưởng thành”, Kỷ yếu công trình khoa học hội Nhãn
khoa Việt Nam, Tr 108-111.
9. Khúc Thị Nhụn, (1991), “Nhận xét kết quả của phẫu thuật cắt bè củng giác mạc điều trị
Glôcôm”, Kỷ yếu hội nghị khoa học kỹ thuật ngành Mắt, 2, Tr 29-34.
10. Tôn Thị Kim Thanh, Nguyễn Trí Dũng, (2006), “Đề án tổng thể về phòng chống mù loà
và chăm sóc mắt ở Việt Nam hướng tới mục tiêu “Thị giác 2020”, Kỷ yếu hội nghị phòng
chống mù loà và khoa học kỹ thuật ngành Nhãn khoa toàn quốc 2005-2006.
11. Trần Nguyệt Thanh, Hoàng Trần Thanh, (1995), “Một vầi nhận xét về điều trị Glôcôm
góc mở bằng laser diode”, Công trình nghiên cứu khoa học ngành mắt toàn quốc, Tr 55-61.
12. Nguyễn Thị Thanh Thu, (2002), Nghiên cứu nhãn áp trung bình của một nhóm người
Việt Nam trưởng trành bằng nhãn áp kế Goldmann, Luận văn thạc sỹ y học.
13. Thẩm Trương Khánh Vân,(1999), Đánh giá tổn thương thị trường trong bệnh Glôcôm
nguyên phát bằng thị trường kế Humphrey, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú các bệnh viện,
trương Đại học Y Hà Nội.
Tiếng Anh

14. Acheampong A. A, Chien D.S, Lam S,et al, (1996), “Characterization of brimonidine
metabolism with rat, rabbit, dog, monkey and human liver fractions and rabbit livar aldehyde
oxidase”, Xenobiotica, 26, p. 1035-1055.
15. Adkins C. J, Balfour A. J. (1998), “Brimonidine A Review of its Pharmacological
Properties and Clinicat Potential in the Management of Open- Angle Glaucoma and Ocular
Hypertension”, Drugs Aging, 12 (3), p. 225-241.
16. Armaly M.F, Rubin M. L, (1961), “Accomodation and applanation tonometry”, Arch
Ophthalmol, 65, p. 415-423.
17. Chien D. S, Luo A, Tang L. D. (1991), “Ocular melanin binding of brimonidine (AGN
190342) in vitro”, Pharm Res, 8, p.260.
18. David A. L. (2001), “Effectiveness and safety of brimonidine as adjunctive therapy for
patients with elevated intraocular pressure in a large, open-label community trial”, J
Glaucoma, 10, p.220-225.
19. Epstein L. D (1997), “Chandler and grant’s glaucoma”, Williams and Wilkins, p. 137-
177.
20. Erickson K. A, Schoroeder A. (2000), “Pharmacology of antiglaucoma medications”,
Primary care of the glaucoma, chapter 20, p. 313-327.
21. Fingeret M, Lewis L. T. (2000), “Primary care of the glaucoma”, chapter 21, p. 333-340.
22. Gabelt B. T, Robinson J. C, Hubbard W. C, et al, (1994), “Apraclonidine and
brimonidine effects on anterior ocular and cardiovascular physiology in normal and
sympathectomized monkey”, Exp Eye Res, 59, p. 633-644.
23. Gandolfi S. A, Cimino L, Mora P. (2003), “ Effect of brimonidine on intraocular
pressure in normal tension glaucoma: a short term clinical trial”, Eur J Ophthalmol, 13 (7), p.
611-615.
24. Jess T, Whitson M. D, Katherine I, Ochsner M. D, Marlene R, Moster M. D (2006), “
The Safety and Intraocular Pressure Lowering Efficacy of Brimonidine Tartrate 0,15%
Preserved with Polyquaternium-1”, Ophthalmology, 113 (8), p. 1333-1339.
25. Kevin A. (1996), “Treatment of primary qpen- angle glaucoma pathogenesis and patient
factors” M J M, 2, p. 31-39.
26. Kitazawa Y, Horie T. (1975), “ Diurnal Variation of intraocular pressure in primary

open-angle glaucoma”, Am J Ophthalmol, 79, p 557.

×