Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

bước đầu nghiên cứu tốc độ dòng chảy động mạch trung tâm võng mạc bằng siêu âm doppler

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.93 KB, 22 trang )

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TỐC ĐỘ DÒNG CHẢY ĐỘNG MẠCH
TRUNG TÂM VÕNG MẠC BẰNG SIÊU ÂM DOPPLER
MỤC LỤC
Đặt vấn đề
Chương1: Tổng quan tài liệu
1.1 .Giải phấu gai thị, mạch máu nuôi dưỡng gai thị và động mạch trung tâm võng mạc
1.1.1. Giải phẫu gai thị và mạch máu nuôi dưỡng gai thị
1.1.2. Giải phẫu động mạch trung tâm võng mạc
1.2. Những thay đổi của gai thị trong glôcôm
1.2.1. Thay đổi lớp lá sàng
1.2.2. Thay đổi thành phần thần kinh đệm
1.2.3. Thay đổi sợi trục thần kinh
1.2.4. Thay dổi dòng bào tương sợi trục (Axonat transport)
1.3. Cơ chế tổn hại gai thị trong glôcôm
1.3.1. Thuyết cơ học
1.3.2. Thuyết truyền máu
1.3.3. Cơ chế tự điều chỉnh dòng máu
1.3.4. Cơ chế của sự tự điều chỉnh dòng máu
1.4. Các phường pháp nghiên cứu tốc độ dòng chảy của mạch máu
1.4.1. Siêu âm Doppler màu qua sọ
1.4.2. Siêu âm Doppler màu
1.4.2.1. Lịch sử phát triển của siêu âm y học và siêu âm Doppler
1.4.2.2. Nguyên lí chung của hiệu ứng Doppler
1.4.2.3. Lịch sử nghiên cứu ĐMTTVM bằng siêu âm Doppler màu trên thế giới và ở Việt
Nam
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiện cứu
2.1.1. Nhóm bệnh nhân glôcôm
2.1.2. Nhóm chứng
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Loại hình nghiên cứu


2.2.2. Công thức tính cỡ màu
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu
2.2.4. Địa điểm tiến hành
2.2.5. Tiến hành nghiên cứu
2.2.5.1 .Hỏi bệnh sử
2.2.5.2. Khám lâm sàng
2.2.6. Kỹ thuật siêu âm
2.2.7. Đánh giá kết quả
2.2.8. Xử lí số liệu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
3.1. Đặc điểm bệnh nhân trước điều trị và nhóm chứng
3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi và giới
3.1.2. Đặc điểm nhóm chứng
3.1.3. Đặc điểm thị lực trước điều trị
3.1.4. Đặc điểm nhãn áp.
3.1.5. Đặc điểm tổn hại gai thị trước điều trị
3.1.6. Tình trạng thị trường trước điều trị
3.1.7. Đặc điểm giai đoạn tiến triển của bệnh
3.1.8. Tình trạng huyết động của ĐMTTVM giữa nhóm glôcôm trước điều trị và nhóm
người bình thường
3.1.9. Tình trạng huyết động theo giai đoạn của nhóm glôcôm
3.1.10. Tình trạng huyết động theo mức độ tổn hại gai thị
3.2. Kết quả sau điều trị hạ nhãn áp và phẫu thuật
3.2.1. Kết quả thị lực
3.2.2. Kết quả thị trường
3.2.3. Tình trạng lõm đĩa
3.2.4. Kết quả nhãn áp sau điều trị
3.2.4.1. Kết quả nhãn áp theo hình thái glôcôm
3.2.4.2. Kết quả nhãn áp theo giai đoạn của bệnh
3.2.4.3. Kết quả nhãn áp theo mức độ lõm gai thị

3.2.5. Tình trạng huyết động ĐMTTVM sau điều trị
3.2.5.1. Thay đổi huyết động ĐMTTVM của nhóm bệnh nhân glôcôm sau điều trị
3.2.5.2. Sự thay đổi huyết động ĐMTTVM theo hình thái glôcôm
3.2.5.3. Sự thay đổi huyết động ĐMTTVM theo giai đoạn tiến triển của bệnh
3.2.5.4. Sự thay đổi huyết động ĐMTTVM theo mức dộ tổn hại gai thị
3.2.5.5. So sánh các chỉ số huyết động của ĐMTTVM giữa mắt giai đoạn tiềm tàng và
mắt đã có biểu hiện glôcôm trên cùng bệnh nhân
Chương 4: Bàn luận
4.1. Nhận xét về đặc điểm bệnh nhân
4.2. Nhận xét tình trạng huyết động của ĐMTTVM
4.2.1. Nhận xét về các chỉ số huyết động ĐMTTVM của nhóm người bình thường
4.2.2. Nhận xét về các chỉ số huyết động ĐMTTVM của nhóm bệnh nhân glôcôm so với
nhóm ngườn bình thường
4.2.3. Nhận xét thay đổi huyết động ĐMTTVM theo hình thái glôcôm
4.2.4. Nhận xét thay đổi huyết động ĐMTTVM theo giai đoạn tiến triển của bệnh vàmức
độ tổn hại thị trường
4.2.5. Nhận xét thay đổi huyết động ĐMTTVM theo mức độ tổn hại gai thị
4.2.6. So sánh các chỉ số huyết động giữa mắt ở giai đoạn tiềm tàng và mắt đã có biểu hiện
glôcôm trên cùng bệnh nhân
Kết luận
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐMTTVM : Động mạch trung tâm võng mạc
Vs : Tốc độ đỉnh tâm thu (Velocity systolic)
Vd : Tốc độ cuối tâm trương (Velocity diastolic)
RI : Chỉ số cản (Reistance index)
ST : Sáng tối
ĐNT : Đếm ngón tay
L/D : Tỉ lệ giữa đường kính lõm đĩa và dường kính gai thị
TL : Thị lực
TT : Thị trường

NA : Nhãn áp
ĐT : Điều trị
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Glôcôm là một bệnh nhãn khoa thường gặp, nếu không được phát hiện, điều
trị kịp thời sẽ gây ra những tổn hại thực thể và chức năng thị giác không phục
hồi [5]. Cho đến nay cơ chế bệnh sinh của glôcôm vẫn chưa được biết rõ đầy đủ,
chính xác.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật,
nhiều phương tiện chẩn đoán và điều trị mới được ứng dụng trong y học cũng
như trong nhãn khoa. Nhờ đó, đã có nhiều nghiên cứu phát hiện thấy tầm quan
trọng của yếu tố mạch máu trong cơ chế bệnh sinh gây tổn hại thị thần kinh ở
mắt bị glôcôm.
Siêu âm Doppler màu là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh không chảy
máu, sử dụng cả siêu âm B và hình ảnh Doppler để xác định vị trí và các thông
số của một số mạch máu ở mắt như: động mạch trung tâm võng mạc
(ĐMTTVM), động mạch mi ngắn sau, động mạch mắt… Ở Việt nam đã có một
số báo cáo kết quả sử dụng siêu âm Doppler màu nghiên cứu mạch máu ngoại vi,
động mạch trung tâm võng mạc (ĐMTTVM) mắt người bình thường và mắt
bệnh nhân đái tháo đường [2]. Tuy nhiên, chưa thấy có công trình nghiên cứu
nào ứng dụng siêu âm Doppler màu để xác định dòng chảy ĐMTTVM ở mắt
bệnh nhân glôcôm. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá ảnh hưởng của nhãn áp đến tốc độ dòng
chảy của ĐMTTVM.
2. Nghiên cứu sự thay đổi tốc độ dòng chảy của
ĐMTTVM theo hình thái, giai đoạn tiến triển bệnh và mức độ tổn hại đĩa
thị giáảctên mắt glôcôm
II. TỔNG QUAN
2.1. Giải phẫu đĩa thị, mạch máu nuôi dưỡng đĩa thị và động mạch trung tâm
võng mạc.
2.1.1. Giải phẫu đĩa thị và mạch máu nuôi dưỡng đĩa thị [1],[3].[5].

Đĩa thị là một tổ chức bao gồm: tổ chức thần kinh, tổ chức thần kinh đệm,
collagen và mạch máu. Đĩa thị do khoảng 1,2 triệu sợi trục thần kinh tạo thành,
các sợi trục được các tế bào hình sao bao bọc. Nhân của các sợi trục thần kinh
này nằm ở lớp tế bào hạch võng mạc. Đường kính của đĩa thị khoảng 1,5mm.
Đĩa thị chia làm 4 lớp: lớp sợi thần kinh, lớp trước lá sàng, lớp lá sàng và
lớp sau lá sàng.
2.1.2.Giải phẫu động mạch trung tâm võng mạc
Động mạch trung tâm võng mạc (ĐMTTVM) là nhánh bên của động mạch
mắt, tách ra từ chỗ động mạch mắt đi vào hốc mắt.
ĐMTTVM được chia làm 4 đoạn: 1.Đoạn trong hốc mắt. 2. Đoạn trong
màng cứng.3. Đoạn trong thị thần kinh. 4. Đoạn trong võng mạc
2.2. Cơ chế tổn hại đĩa thị giác trong bệnh glôcôm
2.2.1. Thuyết cơ học
Thuyết cơ học nhấn mạnh vai trò tác động trực tiếp của tăng áp lực bên
trong nhãn cầu lên sợi thần kinh thị giác và lớp lá, gây cản trở dòng bào tương
sợi trục thần kinh , hậu quả là gây ra teo các sợi trục thần kinh [5].
2.2.2. Thuyết thiếu máu
Thuyết thiếu máu nhấn mạnh đến vai trò của sự giảm lưu lượng máu đến nuôi
dưỡng đĩa thị, gây tắc nghẽn vận chuyển dòng bào tương của sợi trục ở đĩa thị,
hậu quả là các sợi trục thần kinh bị teo [6].
2.3. Lịch sử nghiên cứu ĐMTTVM bằng siêu âm Doppler màu trên thế giới và ở
Việt Nam
Lieb và cộng sự (1991) là những người đầu tiên nghiên cứu ứng dụng siêu
âm Doppler màu trong nhãn khoa. Năm 1997, Nong T. và cộng sự khi nghiên
cứu nhóm bệnh nhân glôcôm góc đóng nguyên phát nhận thấy rằng NA gây ra
tăng RI ở các động mạch hậu nhãn cầu và giảm tốc độ dòng chảy ở thì tâm
trương của ĐMTTVM [9].
Tuy nhiên, chưa thấy có báo cáo nào nghiên cứu về tốc độ dòng chảy của
ĐMTTVM mắt bệnh nhân glôcôm.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Nhóm mắt bệnh nhân Glôcôm
Tiêu chuẩn lựa chọn: mắt bệnh nhân glôcôm nguyên phát, điều trị tại khoa
Glôcôm Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 11/2002 đến 6/2003. Chia 2 nhóm:
nhóm I - nhóm mắt glôcôm góc đóng; nhóm II - nhóm mắt glôcôm góc mở.
Tiêu chuẩn loại trừ: mắt có kèm viêm nhiễm và bệnh mắt khác như: tắc
động mạch trung tâm võng mạc, tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc, các bệnh về
đáy mắt; mắt bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, cao huyết áp, ĐTĐ; không phối
hợp nghiên cứu.
3.1.2. Nhóm chứng: mắt người bình thường không có các bệnh về mắt và các
bệnh toàn thân khác là người nhà bệnh nhân, nhân viên, học viên học tập tại
Viện Lão khoa.
Tiêu chuẩn loại trừ: những mắt có cấu trúc nghi ngờ glôcôm như mắt nhỏ,
tiền phòng nông; người ruột thịt của bệnh nhân glôcôm
3.2. công thức tính cỡ mẫu:
áp dụng công thức
n =
)47(
).(
.
2
2
2/1
2
=

n
X
SZ
δ

α
Trong đó : n : Là cỡ mẫu
α : 0,05 độ tin cậy 95%
X
: Là giá trị trung bình
δ : 0,05
Z
1-
α
/2
: Tra theo bảng chuẩn = 1,96
S : Độ lệch chuẩn
Cỡ mẫu nhóm chứng : Chúng tôi lấy cỡ mẫu nhóm chứng bằng cỡ mẫu
nhóm bệnh glocôm (47 người bình thường)
3.3. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, có nhóm chứng.
Người bệnh được khám toàn diện về mắt: Đo thị lực (TL) bảng Landolt, đo
NA (NA kế Maclakov, quả cân 10g), khám sinh hiển vi, soi góc tiền phòng (kính
Goldmann 1 mặt gương), khám đĩa thị (kính Volk), đo thị trường (TT kế
Goldmann).
Đối tượng nghiên cứu của 2 nhóm được đo tốc độ dòng chảy của
ĐMTTVM 2 mắt bằng máy siêu âm Doppler Alokassd-1700 đầu dò thẳng tần số
7,5 MHz (siêu âm B kết hợp với Doppler xung ghi phổ và Doppler màu) tại
phòng Siêu âm của bệnh viện Lão khoa trung ương. Ghi nhận các chỉ số huyết
động ở đỉnh tâm thu Vs (cm/s), ở cuối thì tâm trương Vd (cm/s), và chỉ số cản RI.
Tính và so sánh giá trị trung bình các chỉ số của mắt người bình thường và nhóm
người bệnh glôcôm nguyên phát ở các thời điểm trước và sau điều trị.
NA được đánh giá là điều chỉnh sau điều trị nếu đạt mức < 25 mmHg.
3.3. Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS. So sánh các giá trị trung bình
bằng T test.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu

3.1. Đặc điểm bệnh nhân trước điều trị và nhóm chứng
3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân glôcôm theo tuổi và giới
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới
Tuổi
Giới
< 40 40 – 60 > 60 Tổng
Nam 11 10 12 33
Nữ 6 15 12 33
Tổng 17 25 24 66
Như vậy, nhóm glôcôm chủ yếu là bệnh nhân trên 40 tuổi (74,2%), bệnh nhân
dưới 40 tuổi chỉ chiếm 25,5%.
3.1.2. Đặc điểm nhóm chứng
Nhóm của chúng tôi có 94 mắt của 47 bệnh nhân, bao gồm 22 nam và 25 nữ,
tuổi từ 19 đến 75, trung bình là 46 ± 11,86 tuổi không có sự khác biệt so với
nhóm bệnh nhân glôcôm (p>0,05), NA trung bình 18,5 ± 2,4mmHg.
3.1.3. Đặc điểm thị lực trước điều trị
Tất cả các bệnh nhân đều được đo thị lực có chỉnh kính.
Bảng 3.2: Tình hình thị lực trước điều trị
Thị Lực
Mắt
< đmt3m đmt 3m-3/10 4/10- 7/10 > 7/10 Tổng
Nhóm I 20 24 14 10 68
Nhóm II 11 12 13 28 64
Tổng 31 36 27 38 132
Như vậy, trước điều trị số lượng các mắt ở các nhóm thị lực tương đối đồng
đều. Ở nhóm glôcôm góc đóng thị lực <đmt3m nhiều hơn và thị lực >7/10 ít hơn
so với nhóm glôcôm góc mở
3.1.4. Đặc điểm nhãn áp
bảng 3.3: Nhãn áp trung bình theo giai đoạn
Giai đoạn Tiềm tàng

n = 29
Sơ phát
n = 28
Tiến triển
n = 28
Trầm trọng
n = 22
Gần mù &
mù n = 25
NA trung bình
(mmHg)
19,28±2,19 30,93±4,83 26,36±6,65 28,59± 5,29 29, 4 ± 4,87
Kết quả ở bảng trên cho thấy, sự chênh lệch nhãn áp giữa các giai đoạn của
bệnh có sự khác biệt, ở giai đoạn tiềm tàng nhãn áp thấp hơn các giai đoạn khác,
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Các giai đoạn còn lại của bệnh,
sự chênh lệch nhãn áp trung bình của giai đoạn sơ phát và tiến triển có ý nghĩa
thống kê (p<0,05
3.1.5. Đặc điểm tổn hại gai thị trước điều trị
Bảng 3.5: Tình trạng đĩa thị trước điều trị
Lõm đĩa
Hình thái glôcôm
< 3/10 3/10 – 7/10 > 7/10 Tổng
Nhóm I 24 16 28 68
Nhóm II 28 12 24 64
Tổng 52 28 52 132
Qua bảng trên, chúng tôi thấy trong 28 mắt lõm gai dưới 3/10 của nhóm I có
10 mắt thuộc giai đoạn tiềm tàng, trong 28 mắt lõm gai dưới 3/10 của nhóm II có
19 mắt thuộc giai đoạn tiềm tàng. Như vậy, ở cả 2 nhóm tình trạng tổn hại gai thị
tương đối đều ở nhóm lõm gai dưới 3/10 và nhóm lõm gai trên 7/10, ít gặp nhất
là lõm gai từ 3/10 – 7/10.

3.1.6. Tình trạng thị trường trước điều trị
Bảng 3.6: Tình trạng thị trường trước điều trị
Thị trường Chưa biến 55
0
– 15
0
<15
0
Không đo Tổng
Mắt đổi được
Nhóm I 24 14 12 18 68
Nhóm II 33 14 11 6 64
Tổng 57 28 23 24 132
Như vậy, ở cả 2 nhóm tỉ lệ bệnh nhân chưa biến đổi thị trường tương đối cao
so với các nhóm khác. Tuy nhiên, đối với nhóm không đo được thị trường, tỉ lệ
bệnh nhân ở nhóm này cũng không kém so với các nhóm khác.
3.1.8. Tình trạng huyết động của ĐMTTVM giữa nhóm glôcôm trước điều trị
và nhóm người bình thường
Bảng 3.7: Chỉ số huyết động của ĐMTTVM giữa nhóm glôcôm và nhóm
người bình thường
Nhóm
Chỉ số
Nhóm người bình thường (
n = 94)
Nhóm bệnh nhân glôcôm (
n = 132)
P
Vs ( cm/s) 12,19 ± 0,80 9,66 ± 2,19 < 0,01
Vd (cm/s) 4,42 ± 0,46 2,88 ± 0,46 < 0,01
RI 0,63 ± 0,023 0,701 ± 0,047 < 0,01

Kết quả bảng trên cho thấy, ở nhóm bệnh nhân glôcôm các chỉ số huyết động
của ĐMTTVM có sự thay đổi so với nhóm người bình thường, cụ thể là các chỉ
số Vs, Vd giảm, RI tăng, sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê với p<0,01.
Trong nhóm bệnh nhân glôcôm, tình trạng huyết động giữa nhóm bệnh nhân
góc đóng và góc mở như sau:
Bảng 3.8 : Tình trạng huyết động của ĐMTTVM giữa nhóm glôcôm ( góc
đóng và góc mở) và nhóm chứng
Chỉ
số
Nhóm
Vs( cm/s) Vd (cm/s) RI
Nhóm I ( n = 68) 9,36 ± 2,13** 2,73 ± 0,906** 0,708 ± 0,045**
Nhóm II ( n =64) 10,00 ± 2,23** 3,058 ± 0,99** 0,694 ± 0,047**
Nhóm chứng ( n = 94) 12,19 ± 0,80 4,22 ± 0,46 0,63 ± 0,023
**: p<0,01 ( so sánh với nhóm chứng)
Bảng trên cho thấy các chỉ số Vs, Vd của cả nhóm glôcôm góc đóng và góc
mở đều thấp hơn so với nhóm người bình thường ( p<0,01). Chỉ số cản (RI) của
nhóm glôcôm góc đóng ( 0,708 ± o,o45) và nhóm glôcôm góc mở ( 0,694 ±
0,047) đều cao hơn so với nhóm người bình thường.
Khi so sánh giữa nhóm glôcôm góc đóng và góc mở chúng tôi thấy, ở nhóm
glôcôm góc đóng chỉ số Vs thấp hơn, RI cao hơn nhóm glôcôm góc mở, sự khác
biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), nhưng chỉ số Vd của nhóm glôcôm
góc mở cao hơn nhóm glôcôm góc đóng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(p<0,05).
3.1.9. Tình trạng huyết động của ĐMTTVM theo giai đoạn của bệnh nhân
glôcôm
Bảng 3.9: Tình trạng huyết động của nhóm bệnh nhân glôcôm theo giai đoạn
Chỉ số
Giai đoạn
Vs ( cm/s) Vd ( cm/s) RI

Tiềm tàng ( n = 29) 11,94 ± 2,13 4,13 ± 0,63 0,64 ± 0,015
Sơ phát ( n = 28) 10,07 ± 2,01* 3,04 ± 0,81* 0,69 ± 0,044*
Tiến triển ( n = 28) 9,54 ± 1,83* 2,82 ± 0,705* 0,707 ± 0,028*
Trầm trọng ( n = 22) 8,43 ± 1,49** 2,19 ± 0,45** 0,738 ± 0,032**
Gần mù và mù ( n = 25) 7,85 ± 1,56** 2,04 ± 0,67** 0,73 ± 0,038**
**: p<0,01; *: p<0,05 ( so sánh với giai đoạn tiềm tàng)
Từ kết quả bảng trên ta thấy, các chỉ số Vs, Vd thay đổi giảm dần, chỉ số RI
tăng dần từ giai đoạn tiềm tàng cho đến giai đoạn gần mù và mù, sự khác biệt
giữa các nhóm có ý nghĩa (p<0,01).
Như vậy, mức độ giảm tốc độ dòng chảy của ĐMTTVM càng nhiều khi càng
về giai đoạn cuối của bệnh, không có sự khác nhau giữa hình thái glôcôm góc
đóng và góc mở.
3.1.10. Tình trạng huyết động của ĐMTTVM theo mức độ tổn hại gai thị
Bảng 3.10: Tình trạng huyết động của ĐMTTVM theo mức độ tổn hại gai thị
L/Đ < 3/10 3/10 – 7/10 > 7/10
Chỉ số ( n = 52) ( n = 28) ( n = 52)
Vs ( cm/s) 11,29 ± 2,00 9,98 ± 1,76* 8,12 ± 1,55**
Vd ( cm/s) 3,63 ± 0,87 2,91 ± 0,66* 2,13 ± 0,501**
RI 0,66 ± 0,375 0,704 ± 0,0367* 0,735 ± 0,0325**
**: p<0,01; *: p<0,05 ( so với nhóm lõm gai <3/10)
Tương tự như giai đoạn, từ kết quả thu được chúng tôi thấy rằng khi tổn hại
gai thị càng nhiều thì sự rối loạn huyết động ĐMTTVM càng trầm trọng ( Vs,
Vd giảm, RI tăng), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ( p<0,05).
3.2. Kết quả sau điều trị hạ nhãn áp
3.2.4.1. Kết quả nhãn áp theo hình thái glôcôm
Bảng 3.13: Nhãn áp trung bình theo hình thái glôcôm sau điều trị (mmHg)
Thời gian
Mắt
Trước điều trị
n = 132

Sau 1 tháng
n = 130
Sau 3 tháng
n = 122
Sau 6 tháng
n = 94
Nhóm I 27,64 ± 6,78 17,35±2,65** 18,19± 2,52** 18,67± 2,76**
Nhóm II 25,77 ± 6,00 17,95±2,85** 18,29± 1,29** 18,43± 1,38**
Chung cả 2 nhóm 26,72 ± 6,54 17,65±2,76** 18,21± 2,03** 18,55± 2,16**
**: p<0,01 (so với trước điều trị)
Chung cả 2 nhóm, nhãn áp sau điều trị giảm có ý nghĩa so với p<0,05. Giữa
các thời điểm sau điều trị sự khác biệt nhãn áp không có ý nghĩa p>0,05.
3.2.4.2. Kết quả nhãn áp theo giai đoạn của bệnh
Bảng 3.14: Tình trạng nhãn áp sau điều trị theo giai đoạn bệnh (mmHg)
Thời gian
Giai đoạn
Trước điều trị
( n = 132)
Sau 1 tháng
(n = 130)
Sau 3 tháng
(n = 124)
Sau 6 tháng
(n = 94)
Sơ phát 30,92 ± 4,83 17,95± 3,23** 17,74± 1,79** 18,22± 1,92**
Tiến triển 26,35 ± 6,56 17,55± 3,01** 18,65± 2,00** 18,95± 1,70**
Trầm trọng 29,59 ± 5,59 16,6 ± 2,10** 17,6 ± 1,43** 18,12± 1,73**
Gần mù và mù 29,4 ± 4,87 17,33± 2,35** 18,85± 3,12** 19,03± 3,41**
**: p<0,01 (so với trước điều trị)
Trước điều trị, nhãn áp trung bình của các giai đoạn có khác nhau và sự chênh

lệch nhãn áp trong cùng giai đoạn nhiều ( độ lệch chuẩn của các giai đoạn lớn)
và cao hơn so với các thời điểm sau điều trị (p<0,01). Ở các thời điểm sau điều
trị sự khác biệt nhãn áp trung bình của các giai đoạn không đáng kể (p>0,05).
3.2.4.3. Kết quả nhãn áp theo mức độ lõm gai thị
Bảng 3.15: Tình trạng nhãn áp sau điều trị theo mức độ lõm gia thị (mmHg)
Thời gian
L/Đ
Trước ĐT
( n = 132)
Sau 1 tháng
( n = 130)
Sau 3 tháng
( n = 124)
Sau 6 tháng
( n = 94)
¸< 3/10 24,5 ± 7,13 18,1 ± 3,07** 17,9 ± 1,6** 18,2 ± 1,8**
3/10 – 7/17 26,89 ± 6,1 17,9 ± 2,9** 18,7 ± 1,9** 19,1 ± 1,7**
> 7/10 28,68 ± 5,1 17,9 ± 2,1** 18,2 ± 2,4** 18,5 ± 2,6**
**: p<0,01 ( so với trước điều trị)
Sau điều trị nhãn áp thấp hơn so với trước điều trị (p<0,01). Các thời điểm sau
điều trị nhãn áp tương đối ổn định, sự khác biệt nhãn áp giữa các thời điểm
không có ý nghĩa (p>0,05).
3.2.5. Tình trạng huyết động của ĐMTTVM sau điều trị
3.2.5.1. Thay đổi huyết động của ĐMTTVM ở nhóm bệnh nhân glôcôm sau
điều trị
Bảng 3.16:Thay đổi huyểt động ĐMTTVM của nhóm bệnh nhân glôcôm sau
điều trị
Chỉ số
Thời gian
Vs(cm/s) Vd (cm/s) RI

Trước điều trị (n = 132) 9,66 ± 2,23 2,87 ± 0,96 0,70 ± 0,047
Sau 1 tháng (n = 130) 10,46 ± 1,82* 3,28 ± 0,82* 0,68 ± 0,037*
Sau 3 tháng (n = 124) 10,56 ± 1,80* 3,36 ± 0,82* 0,67 ± 0,037*
Sau 6 táng (n = 94) 10,58 ± 1,86* 3,37 ± 0,79* 0,67 ± 0,035*
Nhóm chứng (n= 94) 12,19 ± 0,80 4,22 ± 0,46 0,63 ± 0,047
*: p<0,05 (so với trước điều trị)
Kết quả bảng trên cho thấy Vs,Vd ở nhóm bệnh nhân glôcôm cả trước và sau
điều trị đều giảm, RI tăng so với nhóm chứng mặc dù sau điều trị các chỉ số đã
có sự cải thiện (p<0,05). Sau điều trị Vs, Vd tiếp tục tăng, RI giảm dần theo thời
gian sự khác biệt giữa các thời điểm sau điều trị không có ý nghĩa (p>0,05).
3.2.5.2. Sự thay đổi huyết động của ĐMTTVM theo hình thái glôcôm
Bảng 3.17: Sự thay đổi huyết động của ĐMTTVM theo hình thái glôcôm sau
điều trị
Chỉ số Vs(cm/s) Vd (cm/s) RI
Nhóm I Nhóm II Nhóm I Nhóm II Nhóm I Nhóm II
Trướcđiều trị (n = 132) 9,36±2,143 10,0±2,23 2,73± 0,905 3,05±0,99 0,708±0,045 0,69±0,047
Sau 1tháng (n = 130) 10,17±1,82* 10,76±1,7
8*
3,15±0,82* 3,4±0,81* 0,68±0,037* 0,67±0,037*
Sau 3 tháng (n = 124) 10,19±1,77* 10,97±1,8
2*
3,21±0,80* 3,5±0,82* 0,68±0,036* 0,67±0,037*
Sau 6 tháng (n = 94) 10,37±1,82* 10,77±1,9
1*
3,27±0,80* 3,46±0,79 0,67±0,035* 0,67±0,034*
*: p<0,05 (so sánh với trước điều trị)
Kết quả bảng trên cho thấy, các thông số huyết động ĐMTTVM đều thay đổi
so với trước điều trị, tốc độ dòng chảy ĐMTTVM tăng lên so với trước điều trị.
Các chỉ số Vs, Vd tăng và RI giảm ở các thời điểm sau điều trị ở cả 2 nhóm
glôcôm góc đóng và góc mở với p<0,01, giữa các thời điểm sau điều trị không

có sự khác biệt p>0,05.
3.2.5.3. Sự thay đổi huyết động theo giai đoạn tiến triển của bệnh
Bảng 3.18: Sự thay đổi huyết động theo giai đoạn tiến triển của bệnh
Giai đoạn
Thời gian
Sơ phát Tiến triển Trầm trọng Gần mù & mù
Tr 10,07 ± 2,00 9,54 ± 1,83 8,43 ± 1,49 7,84 ± 1,56
1 th 11,75±1,37** 10,46 ± 1,35* 9,09 ± 1,38* 8,6 ± 0,97*
3 th 11,8 ± 1,18** 10,48 ± 1,35* 8,99 ± 1,40* 8,5 ± 0,77*
6 th 12,07 ± 1,1** 10,66 ± 1,41* 9,1 ± 1,40* 8,6 ±0,69*
Vd Tr 3,04 ± 0,81 2,82 ± 0,70 2,19 ± 0,45 2,04 ± 0,47
1 th 3,82 ± 0,55** 3,19 ± 0,58* 2,6 ± 0,47* 2,36 ± 0,38*
3 th 3,90 ± 0,45** 3,26 ± 0,35* 2,72 ± 0,47* 2,39 ± 0,31*
6 th 4,05 ± 0,48** 3,35 ± 0, 46* 2,77 ± 0,52* 0,24 ± 0,36*
Tr 0,69 ± 0,04 0,7 ± 0,028 0,73 ± 0,032 0,73 ± 0,038
1 th 0,65 ± 0,03** 0,68 ± 0,023* 0,70 ± 0,025* 0,72±0,028*
3 th 0,65±0,026** 0,68 ± 0,015* 0,701±0,025* 0,71±0,022*
6 th 0,64±0,017** 0,67 ± 0,023* 0,69 ± 0,028* 0,71±0,019*
*: p<0,05; **: p<0,01 (so với trước điều trị)
Từ kết quả bảng trên cho thấy, các chỉ số huyết động Vs,Vd ở các thời điểm
sau điều trị đều tăng, RI giảm so với trước điều trị (p<0,05). Giữa các thời điểm
sau điều trị sự thay đổi không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
3.2.5.4. Sự thay đổi huyết động của ĐMTTVM theo mức độ tổn hại gai thị
Bảng 3.19: Sự thay đổi huyết động của ĐMTTVM ở nhóm L/Đ dưới 3/10 sau
điều trị
Chỉ số
Thời gian
Vs (cm/s) Vd (cm/s) RI
Trước điều trị (n = 52) 11,03 ± 2,01 3,63 ± 0,87 0,66 ± 0,037
Sau 1 tháng (n = 52) 11,9 ± 1,16* 3,98 ± 0,49* 0,64 ± 0,02*

Sau 3 tháng (n = 50) 12,05 ± 1,17* 4,06 ± 0,47* 0,64 ± 0,019*
Sau 6 tháng (n = 34) 12,43 ± 1,17* 4,09 ± 0,47* 0,64 ± 0,018*
*: p<0,05 (so với trước điều trị)
Bảng 3.20: Sự thay đổi huyết động ở nhóm L/Đ từ 3/10 đến 7/10 sau điều trị
Chỉ số
Thời gian
Vs (cm/s) Vd (cm/s) RI
Trước điều trị (n = 29) 9,98 ± 1,76 2,90 ± 0,66 0,704 ± 0,036
Sau 1 tháng (n = 28) 10,76 ± 1,37* 3,29 ± 0,64* 0,683 ± 0,027*
Sau 3 tháng (n = 26) 10,88 ± 1,57* 3,38 ± 0,57* 0,673 ± 0,027*
Sau 6 tháng (n = 22) 10,52 ± 1,56* 3,48 ± 0,54* 0,66 ± 0,023*
*: p<0,05 (so với trước điều trị)
Bảng 3.20: Sự thay đổi huyết động của ĐMTTVM ở nhóm L/Đ trên 7/10 sau
điều trị
Chỉ số
Thời gian
Vs (cm/s) Vd (cm/s) RI
Trước điều trị (n = 51) 8,12 ± 1,55 2,31 ± 0,05 0,73 ± 0,032
Sau 1 tháng (n = 50) 8,85 ± 1,14* 2,35 ± 0,45* 0,71 ± 0,027*
Sau 3 tháng (n = 48) 8,89 ± 1,13* 2,59 ± 0,46* 0,708 ± 0,025*
Sau 6 tháng (n = 38) 8,94 ± 1,2* 2,65 ± 0,47* 0,703 ± 0,028*
*: p<0,05 (so với trước điều trị)
Kết quả các bảng trên cho thấy, sau điều trị sự thay đổi các chỉ số huyết động
của ĐMTTVM (Vs và Vd tăng, RI giảm) cũng như theo giai đoạn tiến triển của
bệnh (p<0,05).
3.2.5.5. So sánh các chỉ số huyết độngcủa ĐMTTVM giữa mắt giai đoạn tiềm
tàng và mắt đã có biểu hiện glôcôm trên cung bệnh nhân
Bảng 3.21: Chỉ số huyết động trung bình của mắt giai đoạn tiềm tàng và mắt
đã có biểu hiện glôcôm
Chỉ số

Thời gian
Vs (cm/s) Vd (cm/s) RI
Trước điều trị Mắt TT 11,94 ± 1,42 4,08 ± 0,58 0,65 ± 0,025
Mắt bệnh 8,34 ± 1,72** 2,24 ± 0,62** 0,73± 0,043**
Sau 1 tháng Mắt TT 11,94 ± 1,42 4,08 ± 0,58 0,65 ± 0,025
Mắt bệnh 9,87 ± 1,75** 2,99 ± 0,81** 0,69± 0,040**
Sau 3 tháng Mắt TT 11,82 ± 1,28 4,03 ± 0,65 0,66 ± 0,032
Mắt bệnh 9,98 ± 1,8** 3,05 ± 0,83** 0,68± 0,042**
Sau 6 tháng Mắt TT 11,86 ± 1,30 4,10 ± 0,54 0,64 ± 0,026
Mắt bệnh 9,85 ± 1,65** 3,07 ± 0,82** 0,68± 0,039**
**: p<0,01 (so với mắt giai đoạn tiềm tàng)
TT: mắt giai đoạn tiềm tàng
Đối với bệnh nhân chỉ bị glôcôm một mắt, một mắt ở giai đoạn tiềm tàng, từ
kết quả bảng trên chúng tôi nhân thấy ở trên cùng một bệnh nhân mắt bị glôcôm
thì các chỉ số huyết động Vs, Vd giảm, RI tăng hơn đáng kể cả trước và sau điều
trị hạ NA về mức độ điều chỉnh so với mắt ở giai đoạn tiềm tàng, sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê (p<0,01).
Chương 4: Bàn luận
4.1. Nhận xét về đặc điểm bệnh nhân
Bảng 4.1: phân bố bệnh nhân
Tác giả Năm Tuổi trung bình Hình thái glôcôm
Tribe J.R. 1994 65,2 ± 8,6 Glôcôm góc mở nguyên phát
Nong T. 1997 58 ± 6,9 Glôcôm góc đóng nguyên phát
Chiou H.J. 1999 66,6 Glôcôm nhãn áp không cao và glôcôm
cấp
Cheng C.Y. 2000 77 ± 7,9 Glôcôm góc đóng nguyên phát
Đ.T.L.Hường & Đ.H.Hà 2003 50 ± 17,16 Glôcôm góc đóng & góc mở nguyên phát
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 132 mắt của 66 bệnh nhân 33 nam và 33 nữ
bao gồm cả glôcôm góc đóng và góc mở nguyên phát, với tuổi trung bình là 50 ±
17,16. Như vậy, mặc dù chọn bệnh nhân ngẫu nhiên sự phân bố về giới của

chúng tôi là cân bằng.
Ở nhóm glôcôm góc đóng chủ yếu là bệnh nhân trên 40 tuổi, chỉ có 1 bệnh
nhân dưới 40 tuổi (3%), trong khi đó ở nhóm glôcôm góc mở nhóm bệnh nhân
dưới 40 tuổi chiếm 50% (16/32 bệnh nhân).
So với các tác giả khác như Chiou H.J., John R., Nong T. thì tuổi trung bình
nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi bao gồm cả glôcôm góc đóng và glôcôm góc
mở nguyên phát với tỉ lệ 51,5% (34 bệnh nhân) glôcôm góc đóng, 49,5% (32
bệnh nhân) glôcôm góc mở.
4.2. Nhận xét tình trạng huyết động của ĐMTTVM
Hạ NA rõ ràng có tác dụng bảo tồn chức năng thị giác và gai thị. Tuy nhiên,
theo kết quả của một số nghiên cứu cho thấy khi NA đã được điều trị trở về bình
thường sự tổn hại thị trường vẫn tiếp tục. Vì vậy một số tác giả đã đưa ra một số
giả thuyết khác trong đó yếu tố mạch máu là một trong những cơ chế góp phần
gây tổn hại gai thị trong bệnh glôcôm.
4.2.1. Nhận xét về các chỉ số huyết động ĐMTTVM của nhóm người bình
thường
Theo nghiên cứu của chúng tôi, các chỉ số huyết động của ĐMTTVM ở nhóm
người bình thường của chúng tôi so với tác giả Nguyễn Trung Anh có khác
nhau: cụ thể là chỉ số Vs sự khác biệt không lớn (p>0,05). Tuy nhiên, kết quả của
chúng tôi chỉ số Vd (4,22 ± 0,46cm/s) lớn hơn và chỉ số RI (0,63 ± 0,23) thấp
hơn so với của Nguyễn Trung Anh [2] (Vd = 3,0 ± 0,85cm/s; RI = 0,70± 0,05),
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Tuy nhiên các chỉ số của chúng
tôi gần giống với kết quả của tác giả Nong T. [9] (Vs=11,94±3,12cm/s;
Vd=4,63±1,298cm/s; RI=0,6074±0,011), sự khác nhau không có ý nghĩa thống
kê.
Bảng 4.2: Chỉ số huyết động ĐMTTVM của nhóm người bình thường
Tác giả Năm Vs Vd RI
Nicolela M.T. 1996 14,56 ± 6,38 4,56 ± 1,63 0,69 ± 0,06
But 1997 13,2 ± 6,2 3,00 ± 1,60 0,77 ± 0,09

Nong T. 1997 11,94 ± 3,12 4,63 ± 1,29 0,61 ± 0,11
Chiou H.J. 1999 9,6 ± 3,5 2,07 ± 0,78 0,77 ± 0,07
Cheng C.Y. 2001 9,9 ± 3,1 2,4 ± 1,1 0,8 ± 0,1
Nguyễn Trung Anh 2000 11,14 ± 1,88 3,00 ± 0,85 0,72 ± 0,05
Đ.T.L.Hường & Đ.H.Hà 2003 12,19 ± 0,80 4,22 ± 0,46 0,63 ± 0,023
4.2.2. Nhận xét về các chỉ số huyết động ĐMTTVM của nhóm bệnh nhân
glôcôm so với người bình thường
Ở các thời điểm nghiên cứu sau điều trị chúng tôi nhận thấy, các chỉ số Vs, Vd
tăng, RI giảm so với trước điều trị, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn so với nhóm
người bình thường (p<0,05). Giữa các thời điểm sau điều trị chúng tôi thấy các
chỉ số có xu hướng cải thiện tốt (Vs,Vd tăng, RI giảm) Nhận xét của chúng tôi
cũng giống với nhận xét của Nong T., Cheng C.Y., Trible. …[4], [9], [11].
Nghiên cứu của các tác giả này còn cho thấy sự thay đổi huyết động này không
chỉ ở ĐMTTVM mà còn ở các động mạch mi ngắn sau. Tuy nhiên do điều kiện
không cho phép, chúng tôi không nghiên cứu được huyết động của động mạch
mi ngắn sau
Việc điều trị hạ NA cả bằng phẫu thuật hay bằng thuốc tra có ảnh hưởng tích
cực đến huyết động học của ĐMTTVM ở những bệnh nhân glôcôm. Cụ thể sau
điều trị tốc độ dòng chảy ĐMTTVM ở cả thì tâm thu và thì tâm trương đều tăng,
RI được giảm xuống mắc dù các chỉ số huyết động chưa trở về bằng với nhóm
chứng. Như vậy, rõ rang là NA tăng đã ảnh hưởng đến huyết động học của
ĐMTTVM. Nhưng khi NA trở về điều chỉnh mà các chỉ số huyết động chưa trở
về bình thường có thể là do ngoài NA huyết động học ĐMTTVM còn phụ thuộc
vào giai đoạn tiến triển của bệnh mà chúng tôi đề cập ở phần sau.
4.2.3. Nhận xét thay đổi huyết động ĐMTTVM theo hình thái glôcôm
Theo kết quả thu được từ nghiên cứu ở bảng 3.8 chúng tôi nhận thấy trước
điều trị các chỉ số Vs của nhóm glôcôm góc đóng thấp hơn, RI cao hơn so với
nhóm glôcôm góc mở tuy sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05),
nhưng Vd của nhóm glôcôm góc đóng thấp hơn so với nhóm glôcôm góc mở, sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Từ những kết quả và phân tích trên, chúng tôi đi đến nhận xét không có sự
khác biệt nhiều về thay đổi huyết động học ĐMTTVM giữa hai nhóm glôcôm
góc đóng và góc mở. Các tác giả Cheng C.Y., Nong T. [4, 9] cũng đưa ra nhận
xét tương tự, mắc dù cơ chế gây ra tăng NA khác nhau giữa nhóm glôcôm góc
đóng và góc mở nhưng sự rối loạn huyết động của ĐMTTVM giống nhau giữa
hai hình thái glôcôm.
4.2.4. Nhận xét thay đổi huyết động theo giai đoạn tiến triển của bệnh và mức
độ tổn hại thị trường
Từ kết quả bảng 3.9, bảng 3.18 và các biểu đồ chúng tôi nhận thấy, ở các giai
đoạn khác nhau thì sự thay đổi các chỉ số huyết động cũng khác nhau. Mức độ
thay đổi các chỉ số huyết động càng rõ ràng ở giai đoạn muộn khi mức độ tổn hại
thị trường càng trầm trọng.
Như vậy, ở giai đoạn sơ phát chúng ta thấy rất rõ ảnh hưởng của NA đến tốc
độ dòng chảy của ĐMTTVM, trước điều trị NA cao các chỉ số Vs, Vd giảm, RI
tăng so với nhóm người bình thường, sau khi được điều trị hạ NA các chỉ số trở
về mắc gần bình thường.
Ở các giai đoạn tiến triển, trầm trọng, gần mù và mù, các chỉ số Vs, Vd giảm,
RI tăng rõ rệt so với nhóm chứng ở cả thời điểm trước và sau điều trị 1 tháng, 3
tháng, 6 tháng. Chúng tôi cũng nhận thấy sự thay đổi không giống nhau ở các
giai đoạn mà mức độ giảm của các chỉ số Vs, Vd, tăng RI càng lớn khi giai đoạn
càng trầm trọng. Sau điều trị sự phục hồi (Vs, Vd tăng, RI giảm) các chỉ số này
cũng khác nhau, giống như sự thay đổi trước điều trị có ý nghĩa ở giai đoạn càng
nặng sự phục hồi càng kém. Sự phục hồi ít nhất là ở giai đoạn gần mù và mù.
Khi nghiên cứu so sánh sự thay đổi các chỉ số huyết động theo giai đoạn giữa hai
hình thái glôcôm góc đóng và góc mở nguyên phát, chúng tôi cũng thấy không
có sự khác nhau về mức độ thay đổi các chỉ số huyết động theo giai đoạn trước
và sau điều trị hạ NA giữa hai hình thái glôcôm góc đóng và góc mở.
Tóm lại, qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng như một số tác giả khác
đều cho thấy rằng, tăng nhãn áp làm giảm tốc độ của dòng chảy và tăng chỉ số
cản của ĐMTTVM ở bệnh nhân glôcôm. Tuy nhiên, mức độ giảm không chỉ phụ

thuộc vào NA mà còn phụ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh (có nghĩa là
mức độ trầm trọng của tổn hại thị trường).
4.2.5. Nhận xét thay đổi huyết động theo mức độ tổn hại gai thị
Theo kết quả ở các bảng 3.10 và các bảng 3.19, 3,20, 3.21, chúng tôi nhận
thấy sự thay đổi các chỉ số huyết động theo mức độ teo lõm gai thị cung tương tự
như giai đoạn tiến triển của bệnh có nghĩa là khi lõm teo gai càng rộng thì các
chỉ số Vs, Vd càng giảm, RI càng tăng. Mức độ phục hồi các chỉ số này sau điều
trị hạ nhãn áp (Vs, Vd tăng, RI giảm) cũng kém khi lõm teo gai thị rộng. Điều
này cũng dễ hiểu vì mức độ teo lõm gai thị có mối tương quan chặt chẽ với mức
độ tổn hại thị trường (trong nghiên cứu chúng tôi đánh giá giai đoạn bệnh theo
tổn hại thị trường).
Mức độ thay đổi các chỉ số huyết động của ĐMTTVM càng nhiều khi lõm teo
gai thị càng lớn, có thể do khi teo lõm gai thị rộng thì sự thay đổi về cấu trúc giải
phẫu, các thành phần của gai thị như lớp lá sàng bị đẩy ra phía sau, tăng collagen
ở các lỗ lớp lá sàng, giảm elastin làm giảm tính đàn hồi của tổ chức gai thị, giảm
số lượng và kích thước các vi mạch máu gai thị… làm cản trở lưu thông huyết
động học của gai thị trong đó có ĐMTTVM.
4.2.6. So sánh các chỉ số huyết động giữa mắt ở giai đoạn tiềm tàng và mắt đã
có biểu hiện glôcôm trên cùng bệnh nhân
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 29 bệnh nhân glôcôm bị glôcôm một mắt,
mắt còn lại ở giai đoạn tiềm tàng. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu so sánh các chỉ
số huyết động của ĐMTTVM giữa hai mắt của những bệnh nhân này nhằm mục
đích khẳng định thêm sự thay đổi các chỉ số huyết động theo giai đoạn vì khi so
sánh các chỉ số huyết động 2 mắt trên cùng bệnh nhân không bị ảnh hưởng bởi
yếu tố toàn thân như giới và tuổi… có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.
Theo kết quả thu được từ nghiên cứu ở bảng 3.22 chúng tôi nhận thấy những mắt
giai đoạn tiềm tàng trung bình các chỉ số Vs, Vd cao hơn, RI thấp hơn so với
những mắt đã có biểu hiện glôcôm ở thời điểm trước điều trị (p<0,01). Tuy
nhiên, tại thời điểm này NA trung bình của những mắt giai đoạn tiềm tàng (19,28
± 2,19mmHg) thấp hơn so với những mắt đã có biểu hiện glôcôm (29,8 ±

5,7mmHg) (p<0,01), do đó khó có thể biết được sự thay đổi các chỉ số huyết
động là do mức độ trầm trọng của bệnh hay là do tăng NA. Nhưng ở các thời
điểm những mắt đã bị glôcôm sau khi đã dược điều trị hạ NA, NA trung bình của
hai nhóm trở về gần như nhau, trung bình các chỉ sốVs, Vd của mắt giai đoạn
tiềm tàng (11,80 ± 1,30cm/s và 4,1 ± 0,54cm/s) vẫn cao hơn mắt đã bị glôcôm
(9,82 ± 1,75cm/s và 3,07 ± 0,82cm/s), trung bình chỉ số RI của mắt giai đoạn
tiềm tàng (0,64 ± 0,026) thấp hơn so với mắt bên kia (0,68 ± 0,039) (sau điều trị
6 tháng). Ở thời điểm này, các chỉ số huyết động không bị ảnh hưởng của tăng
NA do đó giảm tốc độ dòng chảy ở cả thì tâm thu và tâm trương, tăng chỉ số cản
của ĐMTTVM ở mắt đã bị glôcôm so với mắt giai đoạn tiềm tàng là do sự khác
nhau về mức độ trầm trọng của giai đoạn bệnh. Kết quả nghiên cứu của chúng
tôi hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nicolale M.T. và cộng sự
(1996), Liu C.J. (1989) [7], [8].
Kết luận
Từ kết quả thu được của nghiên cứu kết hợp với tham khảo các tài liệu nghiên
cứu của các tác giả trong nước và ngoài nước chúng tôi có một số kết luận sau:
1. Có sự giảm sút tốc độ dòng chảy của ĐMTTVM cả ở thì tâm thu và tâm
trương, tăng chỉ số cản ở bệnh nhân glôcôm so với người bình thường.
Tăng nhãn áp có ảnh hưởng làm giảm tốc độ dòng chảy, tăng chỉ số cản của
ĐMTTVM, đặc biệt rã ở giai đoạn sớm của bệnh
2. Mức độ thay đổi các chỉ số này không chỉ phụ thuộc vào nhãn áp mà còn
phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh (tổn hại gai thị vag thị trường). Ở giai đoạn
càng trầm trọng sự thay đổi càng nhiều.
Sự phục hồi các chỉ số sau điều trị hạ nhãn áp tuỳ thuộc vào giai đoạn bệnh. Ở
giai đoạn sớm các chỉ số có thể trở về bình thường sau khi hạ nhãn áp, cởn giai
đoạn muộn sự phục hồi rất kém, sau khi hạ nhãn áp ổn định tốc độ dòng chảy tuy
có tăng, chỉ số cản có giảm nhưng chưa thể trở về mức dộ bình thường.
Sự thay đổi các chỉ số giống nhau ở hai hình thái glôcôm góc đóng và góc mở.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Đức Anh (1993). Bệnh Glôcôm. Giáo Trình khoa học cơ sở và lâm

sang (bản dịch). Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Nguyễn Trung Anh (2000). Nghiên cứu đặc điểm phổ Doppler động mạch
trung tâm võng mạc ở bệnh nhân đái tháo đường và người bình thường. Luận
văn Thạc sĩ Y học.
3. Tôn Thất Hoạt (1972). Bệnh Glôcôm, Nhãn khoa tập II, tr. 5-85.
4. Cheng C.Y., Liu C J, Chiou H.J., Chou J.C., Liu J.H. (2001). Color Doppler
imaging study of retrobulbar hemodynamics in chronic angle closure glaucoma.
Ophthalmology 108. 1445-1451.
5. David L., Epstein M.D. (1997). Chandler and Grant’s glaucoma, fourth
edition; 98-99.
6. Juan G., Jody P. (1998). Optic nerve and choroidal circulation in glaucoma.
Invest Ophthalmol Vis Sci 39, 2329-2336.
7. Liu C.J., Chiou H.J., Chang S.C., Chou J.C. (1999). Variation in ocurlar
hemodynamics in patients with early and late glaucoma. Acta Ophthamol Scamd
77; 658-662.
8. Nicolela M.T., Drance S.M., Ranhin S.J., Buckley A.R., Walman B.E.(1996).
Color Doppler imaging in patient with asymmetric glaucoma and unilacteral
visua field loss. Am. J. Ophthalmol 121; 502-510.
9. Nong T., Ninghua F. (1997). Color Doppler imagimg in the study of
retrobulbar hemodynamics in chronic angle closure glaucoma. Yan Ke Xue Bao
13; 113-115.
10. Sommer A. (1989) . Intraocular pressure and glaucoma. Am. J. Ophthalmol
107;186-188
11. Trible J.R., Sergort R.C., Spaeth G.L. (1994). Trabeculectomy is associated
with retrobulbar hemodynamic changes: A color Doppler analysis.
Ophthalmology 10, 340-351.

×