Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

nhận xét về các ưu điểm và biến chứng của kỹ thuật khâu chỉ rút trong phẫu thuật cgm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.84 KB, 22 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giải phẫu vùng góc tiền phòng [15]
2.2. Nhãn áp và sự lưu thông thủy dịch [15]
2.3. Sự lưu thông thuỷ dịch sau phẫu thuật cắt bè CGM và
quá trình hình thành bọng thấm
2.4. Quá trình liền sẹo của vạt củng mạc sau phẫu thuật cắt
bè CGM
2.5. Phẫu thuật cắt bè CGM điều trị bệnh glôcôm
(trabeculectomie)
2.6. Các biện pháp giải phóng chỉ sớm sau phẫu thuật lỗ dò
2.7. Kỹ thuật khâu chỉ rút
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu.
3.3 Nội dung và các chỉ số nghiên cứu
3.3.1. Khám lâm sàng
3.3.2. Phương pháp phẫu thuật
3.3.2.1. Các thì phẫu thuật
3.3.2.2. Kỹ thuật khâu vạt củng mạc bằng mũi chỉ rút
3.3.3. Điều kiện, thời gian rút chỉ khâu vạt củng mạc và
đánh giá kết quả
3.3.3.1. Điều kiện, thời gian rút chỉ
3.3.3.2. Đánh giá tình trạng mắt trước và sau khi rút chỉ
3.4. Xử lý số liệu
IV. KẾT QUẢ
4.1. Hiệu quả điều trị bệnh glôcôm của phẫu thuật
cắt bè CGM áp dụng kỹ thuật khâu chỉ rút
4.1.1. Kết quả về nhãn áp
4.1.2. Kết quả về chức năng mắt


3
3
3
4
4
4
4
4
4
6
6
6
6
6
6
6
7
8
8
8
9
10
10
10
11
- 1 -
4.1.3. Kết quả về thực thể tại mắt
4.1.3.1. Kết quả về bọng thấm
4.1.3.2. Kết quả về độ sâu tiền phòng
4.1.3.3. Tình trạng đĩa thị giác

4.2. Nhận xét về tình trạng rút chỉ và các biến chứng của
kỹ thuật khâu chỉ rút trong phẫu thuật CGM
4.2.1. Tình trạng rút chỉ
4.2.2. Các biến chứng phẫu thuật
V. BÀN LUẬN
5.1. Kết quả điều trị bệnh glôcôm của phẫu thuật cắt bè
CGM áp dụng kỹ thuật khâu chỉ rút
5.1.1. Kết quả về nhãn áp
5.1.2. Kết quả về chức năng mắt
5.1.3. Kết quả về thực thể tại mắt
5.2. Nhận xét về các ưu điểm và biến chứng của kỹ thuật
khâu chỉ rút trong phẫu thuật CGM.
VI. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
12
12
13
13
13
13
14
14
14
14
17
18
19
20
21
- 2 -

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Glôcôm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù vĩnh viễn ở
nước ta cũng như trên thế giới. Trong bệnh lý glôcôm, tăng nhãn áp (NA) là
yếu tố quan trọng gây ra những tổn thương thực thể tại mắt dẫn đến mất chức
năng thị giác không hồi phục [19]. Năm 1968, Cairns J.E đề xuất phương
pháp phẫu thuật cắt bè củng giác mạc (CGM) điều trị glôcôm [3]. Để phát huy
được ưu điểm điều chỉnh NA tốt hơn ở giai đoạn sớm sau phẫu thuật và hạn
chế được biến chứng xẹp tiền phòng sau mổ glôcôm một số tác giả đã cải tiến
kỹ thuật khâu vạt củng mạc bằng mũi chỉ rút [11],[17]. Ở nước ta, đã có một
vài báo cáo về kỹ thuật khâu chỉ rút như nghiên cứu của Nguyễn Cường Nam,
Diệp Hữu Thắng năm 1997 [1], tuy nhiên các báo cáo này chỉ báo cáo về kết
quả hạ nhãn áp, chưa phân tích cụ thể về hiệu quả và các biến chứng của kỹ
thuật. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này nhằm hai mục tiêu
sau:
1. Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật cắt bè CGM áp dụng kỹ thuật
khâu chỉ rút trong điều trị bệnh glôcôm
2. Nhận xét về các ưu điểm và biến chứng của kỹ thuật khâu chỉ rút
trong phẫu thuật CGM.
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giải phẫu vùng góc tiền phòng [15]
Góc tiền phòng được giới hạn bởi phía trước là giác-củng mạc và phía
sau là mống mắt-thể mi.
• Vòng Schwalbe: là giới hạn của màng Descemet giác mạc tiếp giáp
với Trabeculum củng mạc. Khi soi góc thấy một đường màu trắng hẹp, hơi
nhô lên.
• Vùng bè (Trabeculum): là một dải hình lăng trụ tam giác nằm trong
chiều sâu của rìa củng giác mạc, mặt cắt của vùng bè có hình tam giác, đỉnh
quay về phía chu biên của giác mạc, đáy dựa trên cựa củng mạc và thể mi
(rộng chừng 0,5-1mm).
• Ống Schlemm: hình vòng, chạy song song với vùng rìa, bao quanh

phía ngoài của vùng bè. Ống này rộng chừng 0.3-0.5mm được giới hạn bởi
- 3 -
thành trong là thành ngoài của Trabeculum, thành ngoài tiếp giáp với củng
mạc, có những ống dẫn từ phần sau ống Schlemm tới đám rối tĩnh mạch củng
mạc rối đổ vào hệ thống tĩnh mạch thượng củng mạc và kết mạc.
• Cựa củng mạc: có hình vành khuyên, khi bổ dọc có hình tam giác
đỉnh hướng về tiền phòng. Cựa củng mạc là chỗ bám của những sợi bè và là
những sợi dài của cơ thể mi. Cựa củng mạc có màu trắng nổi lên rõ rệt giữa
Trabeculum màu xám và giải thể mi màu nâu sẫm.
• Giải thể mi và chân mống mắt: là phần trước của cơ thể mi bám vào
cựa củng mạc, màu sẫm hơn mầu của mống mắt. Chân mống mắt dính vào
đáy của thể mi ở ngay phía sau cựa củng mạc, phía trước cơ thể mi và vòng
động mạch lớn của mống mắt. Chân mống mắt tạo nên thành trong của góc
tiền phòng. Nếu chân mống mắt bám lùi ra sau thì giải thể mi mở rộng.
2.2. Nhãn áp và sự lưu thông thủy dịch [15]
• Nhãn áp: phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ sản xuất thuỷ dịch, sự lưu
thông thuỷ dịch và áp lực tĩnh mạch thượng củng mạc.
• Sự lưu thông thuỷ dịch: Phần lớn thuỷ dịch thoát ra khỏi mắt qua
hệ thống vùng bè - ống Schlemm - tĩnh mạch (80%). Khoảng 20% lượng thuỷ
dịch thoát ra khỏi mắt qua con đường màng bồ đào- củng mạc, không phụ
thuộc vào áp lực nội nhãn.
2.3. Sự lưu thông thuỷ dịch sau phẫu thuật cắt bè CGM và quá trình
hình thành bọng thấm
Có 5 con đường thoát thủy dịch sau phẫu thuật cắt bè củng giác mạc:
- Chảy vào đầu cắt của ống Schlemm
- Tách thể mi, thủy dịch thoát vào khoang thượng hắc mạc
- Thấm qua các kênh nhỏ ở vạt củng mạc
- Thấm qua mô liên kết của vạt củng mạc
- Thấm quanh bờ của vạt củng mạc
2.4. Quá trình liền sẹo của vạt củng mạc sau phẫu thuật cắt bè CGM

Sau phẫu thuật, sự hàn gắn vết thương có thể chia thành 4 giai đoạn
• Giai đoạn tạo kết dính.
• Giai đoạn tăng sinh.
• Giai đoạn u hạt.
• Giai đoạn tổng hợp collagen.
- 4 -
2.5. Phẫu thuật cắt bè CGM điều trị bệnh glôcôm (trabeculectomie)
Phẫu thuật này do Cainrs J.E đề ra năm 1968 [3]: Một mảnh củng - giác
mạc vùng bè ở dưới vạt củng mạc được cắt đi với mục đích tạo ra một đường
dẫn lưu thủy dịch từ tiền phòng qua lỗ cắt bè CGM ở dưới vạt củng mạc để ra
ngoài nhãn cầu [16]. Ưu điểm của phẫu thuật là điều chỉnh NA tốt do giải
quyết được trở lưu ở cả vùng bè và ống Schlemm. Tuy nhiên phẫu thuật viên
phải cố gắng khâu vạt củng mạc vừa đủ lỏng để cho thủy dịch thoát ra qua rìa
của vạt củng mạc làm hạ NA và vừa phải đủ chặt để ngăn chặn biến chứng
NA mềm, xẹp TP sớm sau mổ.
2.6. Các biện pháp giải phóng chỉ sớm sau phẫu thuật lỗ dò
Trên thực tế đã có 2 phương pháp được sử dụng đó là dùng Laser để cắt
chỉ và khâu mũi chỉ nơ có thể rút được.
2.7. Kỹ thuật khâu chỉ rút
Kỹ thuật khâu chỉ rút được Schaffer áp dụng lần đầu năm 1971 trong
phẫu thuật rạch củng mạc (Sclérostomy)[14].
Cũng với nỗ lực nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả của phẫu thuật lỗ
dò, năm 1987 Shin DH đã ứng dụng kỹ thuật của Schaffer để khâu đóng vạt
củng mạc trong phẫu thuật cắt bè CGM [17]. Để khắc phục những hạn chế
trong kỹ thuật của Schaffer và Shin, năm 1988 Cohen và Osher [5] đã cải tiến
và công bố kỹ thuật khâu chỉ rút mở qua đường giác mạc trong phẫu thuật cắt
bè CGM. Bên cạnh việc hoàn thiện về phẫu thuật các tác giả Kolker và Shin
còn đề xuất nhiều kỹ thuật khâu tạo mũi nơ khác đơn giản và dễ thực hiện hơn
nhưng vẫn đảm bảo cho đường khâu được chắc chắn [17], điển hình là kỹ
thuật khâu tạo một mũi nền trước sau đó dùng đầu ngắn của chỉ cuốn một

hoặc hai vòng để tạo nút nơ. Kỹ thuật này hiện nay vẫn đang được rất nhiều
phẫu thuật viên sử dụng [8][10].
Hình 1.9. Kỹ thuật khâu mũi nơ khác
của Kolker và Shin DH
- 5 -
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: Những bệnh nhân glôcôm nguyên phát có
chỉ định phẫu thuật cắt bè CGM, điều trị tại khoa Glôcôm bệnh viện Mắt
trung ương từ tháng 10/2005 đến tháng 7/2006.
Tiêu chuẩn loại trừ: glôcôm NA không cao; mắt có kèm viêm nhiễm;
đã có phẫu thuật mắt trước đó; mắt cần mổ phối hợp thể thủy tinh và glôcôm;
bệnh nhân không có điều kiện đi lại thăm khám và theo dõi hậu phẫu; bệnh
nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
3.1.2. Tiêu chuẩn chọn nhóm chứng
Những bệnh nhân có chỉ định mổ cắt bè 2 mắt được chọn ngẫu nhiên
trong số 55 bệnh nhân nghiên cứu.
3.2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng, có
đối chứng.
Cỡ mẫu tính theo công thức n = 47
Mỗi bệnh nhân có một bệnh án nghiên cứu theo mẫu thiết kế trước (có phụ
lục kèm theo).
3.3 Nội dung và các chỉ số nghiên cứu
3.3.1. Khám lâm sàng
Trước và sau mổ bệnh nhân được khám toàn diện về mắt: thử thị lực
không kính, chỉnh kính (bảng TL Landolt), đo nhãn áp (NA kế Goldmann),
đo thị trường (TT kế Maggiore), khám đánh giá tình trạng của kết, giác mạc,
mống mắt, đồng tử, thể thủy tinh, ước lượng góc tiền phòng theo Van-Herick
(SHV Inami), soi góc tiền phòng để xác định hình thái glôcôm góc đóng hay
mở (kính Goldmann 1 mặt gương), soi đáy mắt ghi nhận độ sâu của lõm đĩa,

kích thước của lõm đĩa so với kích thước của đĩa thị (C/D), màu sắc của viền
thần kinh và tình trạng mạch máu trung tâm võng mạc (kính Volk). Phân loại
giai đoạn bệnh theo Poliak, dựa chủ yếu vào kết quả thị trường gồm 6 giai
đoạn tiềm tàng, sơ phát, tiến triển, trầm trọng, gần mù và mù.
Khám đánh giá toàn trạng của bệnh nhân nhằm phát hiện những bệnh
nội khoa, làm các xét nghiệm cơ bản phục vụ cho phẫu thuật.
3.3.2. Phương pháp phẫu thuật
- 6 -
3.3.2.1. Các thì phẫu thuật
Tiêm tê cạnh nhãn cầu Lidocain 2% x 6 ml, tra tê bề mặt nhãn cầu Dicain
1%. Vành mi. Cố định cơ trực trên bằng chỉ lanh. Phẫu tích tạo vạt kết mạc từ
rìa giác mạc phía trên. Đốt cầm máu. Tạo vạt củng mạc hình chữ nhật kích
thước 3×4 mm, sâu tới 50% bề dầy. Dùng kéo Vannas cắt bỏ một mẩu bè
CGM vùng rìa kích thước 1×2 mm, chạy song song với rìa giác mạc để vào
tiền phòng. Cắt tạo lỗ mống mắt chu biên ở vị trí lỗ dò củng mạc. Khâu đóng
vạt củng mạc bằng 2 mũi chỉ rút (chỉ 10/0). Kết mạc được đóng lại theo vị trí
giải phẫu cũ. Tái tạo lại tiền phòng bằng dung dịch Ringer lactat. Tiêm cạnh
nhãn cầu 0,5ml Gentamyxin 80mg và 0,5ml Dexamethason 4 mg đề phòng
nhiễm khuẩn, tra mỡ kháng sinh Oflovid, băng mắt vô trùng.
Chăm sóc hậu phẫu: tra Maxitrol, Naclof 4 lần/ngày trong 1-2 tuần. Bệnh
nhân được khám lại sau phẫu thuật 1 ngày. Sau khi ổn định, bệnh nhân xuất
viện và được hẹn khám lại định kỳ 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 1 tháng, 2 tháng và
3 tháng. Ghi nhận các biền chứng gặp trong phẫu thuật, sau phẫu thuật và sau
rút chỉ khâu vạt củng mạc
3.3.2.2. Kỹ thuật khâu vạt củng mạc bằng mũi chỉ rút
Kim chỉ nylon 10-0 sau khi đi qua vạt củng mạc và củng mạc sẽ được thắt
lại tạo mũi chỉ nơ theo kỹ thuật của Kolker (hình 1.9). Tạo một mũi nền trước
khi dùng đầu chỉ ngắn cuốn 1 hoặc 2 vòng làm thành nút nơ và thắt đủ chặt để
chỉ có một lượng thủy dịch nhỏ thoát qua bờ vạt củng mạc. Tiếp đó đưa kim
lướt qua nền vạt củng mạc, dưới đường rạch kết mạc, và cuối cùng xuyên qua

vùng rìa ra tới giác mạc.
Với kỹ thuật của Kolker đầu chỉ sẽ được cắt và để lại trên bề mặt giác mạc
do đó thường gây kích thích mắt sau mổ. Vì vậy trong nghiên cứu của mình,
chúng tôi cải tiến thêm một đường khâu nhỏ dấu đầu chỉ xuống dưới vạt kết
mạc. Đường khâu này tạo thành một quai chỉ nằm dẹt trên bề mặt giác mạc
tránh gây cộm mắt đồng thời sau này có thể dễ dàng dùng kim gẩy nhẹ ra, tìm
lại đầu chỉ để rút khi cần.
- 7 -
Hình 2.2. Khâu dấu đầu chỉ xuống dưới vạt kết mạc (Đào Thị Lâm Hường,
Cát Vân Anh)
3.3.3.Điều kiện, thời gian rút chỉ khâu vạt củng mạc và đánh giá kết quả
3.3.3.1. Điều kiện, thời gian rút chỉ
• Chỉ định rút chỉ:
- NA tăng sớm sau phẫu thuật hoặc NA điều chỉnh nhưng ở mức độ cao vẫn
có khả năng gây tổn hại đến thị trường (>14mmHg)[18].
- Bọng thấm dẫn lưu không tốt (xơ, dính) hoặc không tạo được bọng thấm
(kết mạc mỏng áp sát bề mặt củng mạc).
• Điều kiện để tiến hành rút chỉ:
- TP phải đủ sâu (V.H ≥ 1/4 so với chiều dầy GM).
- Xoa nhẹ vùng mép mổ 5 phút mà bọng thấm vẫn không tốt hơn.
- Không có dò sẹo bọng: Seidel (-).
- Không có biến chứng, viêm nhiễm tại mắt.
• Thời điểm rút chỉ:
- 8 -
Đầu chỉ được dấu
dưới vạt KM
Quai chỉ nằm
trên bề mặt GM
Chúng tôi dựa theo thời gian liền sẹo của củng mạc để chia làm 3 giai
đoạn tiến hành rút chỉ: 7 - 10 ngày, 11 - 14 ngày, 15 - 21 ngày.

Mũi chỉ thứ hai được rút sau mũi chỉ thứ nhất vài ngày đến 1 tuần, cả hai
mũi chỉ sẽ được lấy đi hết trước ngày thứ 21 để tránh dính và đứt vì thời điểm
này các tổ chức bào và sợi collagen đã xuất hiện để hình thành sẹo xơ.
3.3.3.2. Đánh giá tình trạng mắt trước và sau khi rút chỉ
• Trước rút chỉ
- Nhãn áp: Chúng tôi lựa chọn 3 mốc NA để đánh giá như sau: < 14
mmHg, 14 – 17,5 mmHg, > 17,5 mmHg [18][2]. Mức nhãn áp được điều
chỉnh <14mmHg và không quá mềm (>6mmHg) chính là mức NA mà chúng
tôi mong muốn đạt được sau rút chỉ [6][9].
- Tình trạng bọng thấm: Chúng tôi đánh giá về chức năng của bọng thấm
theo các nhóm như sau: + Không tạo bọng dẫn lưu, + Bọng thấm dẹt , +
Bọng thấm khá, + Bọng thấm tốt. Ngoài ra, chúng tôi còn đánh giá độ lan
rộng, gồ cao và tình trạng xơ của bọng thấm.
- Đánh giá về độ sâu tiền phòng:
1. V.H >1/2 chiều dầy giác mạc
2. V.H ≥1/4 chiều dầy giác mạc
3. Mống mắt dính mặt sau giác mạc-
Còn TP ở trung tâm
4. Mống mắt và thể thủy tinh áp sát
mặt sau giác mạc- TP xẹp hoàn toàn
• Sau rút chỉ
Sau mỗi lần rút chỉ mắt bệnh nhân được đo lại NA sau đó 20-30 phút để
đánh giá mức độ NA được điều chỉnh sau rút chỉ, kiểm tra lại về độ sâu TP,
tình trạng bọng thấm đặc biệt là độ gồ cao và lan rộng của bọng thấm.
3.4. Xử lý số liệu: bằng phương pháp thống kê y học theo chương trình SPSS
10.05 của tổ chức WHO. So sánh các giá trị trung bình bằng test T (T-
Student).
IV. KẾT QUẢ
Nghiên cứu được tiến hành trên 61 mắt của 55 bệnh nhân, 17 nam
(31%), 38 nữ (69%), tuổi trung bình là 60,1 ± 6,67, trong đó 98,2% ở độ tuổi

trên 40.
Về hình thái bệnh: tỷ lệ glôcôm góc đóng chiếm tới 86.88% (53 mắt),
glôcôm góc mở chỉ có 8 mắt (13,12%)
- 9 -
Đa số mắt có thị lực dưới 3/10 (83,61%), trong đó 15 mắt có thị lực rất
thấp dưới Đnt 3m (chiếm 24,6%). 4 mắt không đo được thị trường do thị lực
quá kém chỉ còn ST(+) (chiếm 6.56%). 9 mắt chưa có biến đổi thị trường
(chiếm 14.75%). Về tình trạng đáy mắt: 8 mắt có tổn hại đĩa thị giác > 7/10
(chiếm 13.12%), trong đó 4 mắt có teo lõm đĩa thị toàn bộ.
Tỷ lệ tiền phòng nông trước mổ chiếm tới 37.7%.
4.1. Hiệu quả điều trị bệnh glôcôm của phẫu thuật cắt bè CGM áp
dụng kỹ thuật khâu chỉ rút
4.1.1. Kết quả về nhãn áp
Bảng 4.1. Mức NA sau phẫu thuật 3-5 ngày và trước rút chỉ (mmHg)
Mức NA điều chỉnh sau PT Số lượng %
< 14 mmHg 40 65.57
14 - 17,5 mmHg 14 22.95
> 17,5 mmHg 7 11.48
Tổng 61 100
NA trung bình sau PT
14.95 ± 2.43
Sau phẫu thuật cắt bè CGM áp dụng kỹ thuật khâu chỉ rút mức NA
trung bình của 61 mắt nghiên cứu là 14,95 mmHg.
Bảng 4.2. Mức NA điều chỉnh sau rút mũi chỉ đầu tiên (mmHg)
Thời điểm rút
mũi chỉ đầu
tiên sau PT
Số
mắt
NA trước rút

mũi 1
NA sau rút
mũi 1
Tỷ lệ %
điều chỉnh NA
7 - 10 ngày 14
17.5 ± 1.43 11.7 ± 1.3 33.05 ± 3.89
11 - 14 ngày 33
15.46 ± 1.04 11.49 ± 0.8 25.43 ± 4.61
15 - 21 ngày 14
14 ± 1.14 12 ± 0.86 14.13 ± 3.17
NA trung bình 61
15.59 ± 1.46 11.66 ± 0.96 24.59 ± 6.87
Tỷ lệ NA điều chỉnh trung bình sau rút mũi chỉ đầu tiên là
24.59%.Thời điểm rút chỉ trong vòng 7-10 ngày sau mổ có tác dụng điều
chỉnh NA tốt nhất (với % NA điều chỉnh trung bình là 33.05%).
Bảng 4.3. Mức NA điều chỉnh sau rút mũi chỉ thứ 2 (mmHg)
T/điểm rút mũi chỉ
thứ 2 sau PT
Số
mắt
NA trước rút
mũi thứ 2
NA sau rút
mũi thứ 2
% NA điều
chỉnh
7 - 10 ngày 0 0 0 0
11 - 14 ngày 13
13.8 ± 0.64 11.8 ± 1.04 14.64 ± 3.67

15 - 21 ngày 48
12.4 ± 0.9 11.32 ± 0.98 8.03 ± 4.94
NA trung bình 61
12.74 ± 0.99 11.53 ± 0.97 9.19 ± 4.96
Theo kết quả bảng 4.3. Tỷ lệ % NA điều chỉnh trung bình sau rút mũi
chỉ thứ 2 là 9.19%
- 10 -
Mức NA trung bình sau phẫu thuật là 14.95 mmHg, sau khi rút hết chỉ
1 tháng NA là 11.29 ± 0.81 mmHg, sau 2 tháng là 12.74 ± 0.95 mmHg, sau 3
tháng là 13.44 mmHg.
Bảng 4.4. NA điều chỉnh sau phẫu thuật ở 2 nhóm so sánh(mmHg)
Nhóm
Thời gian
Nhóm khâu chỉ cố định Nhóm khâu chỉ rút P
Sau PT
11.53 ± 2.11 14.87 ± 0.97
0.039
1 tháng
12.52 ± 1.57 10.67 ± 0.67
0.041
2 tháng
13.93 ± 1.14 12.13 ± 0.79
0.111
3 tháng
14.6 ± 0.98 12.6 ± 0.85
0.044
Trong vài ngày đầu sau phẫu thuật ở cả 2 nhóm NA đều điều chỉnh, tuy
nhiên NA trung bình ở nhóm khâu chỉ rút cao hơn so với nhóm khâu chỉ cố
định (p < 0,05). Sau 3 tháng rút hết chỉ NA ở nhóm khâu chỉ rút lại được điều
chỉnh, duy trì ở mức thấp, an toàn hơn so với nhóm khâu chỉ cố định (p <

0,05).
4.1.2. Kết quả về chức năng mắt
Bảng 4.5. Biến đổi thị lực sau mổ ở nhóm nghiên cứu
TL
≤ Đnt 3m
Đnt 3m-3/10 3/10-7/10 > 7/10
n % n % n % n %
Trước PT 15 24.6 36 59.01 9 14.75 1 1.64
Sau PT 1 tuần 6 9.84 27 44.26 17 27.87 11 18.03
Sau PT 1 tháng 5 8.2 25 40.98 19 31.15 12 19.67
Sau PT 3 tháng 5 8.2 24 39.34 20 32.79 12 19.67
Mức thị lực >7/10 tăng từ 1.64% trước phẫu thuật lên 19.67% sau phẫu thuật
3 tháng.
Bảng 4.6. Biến đổi thị trường sau mổ 3 tháng ở nhóm nghiên cứu
Biến đổi Số mắt %
Tốt lên 17 27.87
Không thay đổi 40 65.57
Xấu đi 0 0
Không đo được 4 6.56
Tổng 61 100
Thị trường của 17 mắt được cải thiện rõ rệt (27.87%), không có mắt nào
bị tổn hại thị trường tiếp tục sau mổ 3 tháng.
4.1.3. Kết quả về thực thể tại mắt
4.1.3.1. Kết quả về bọng thấm
- 11 -
Bảng 4.7. Kích thước bọng thấm thay đổi sau rút chỉ
Kích thước bọng thấm Độ gồ cao (mm) Độ lan rộng (h)
Rút mũi 1
Trước
1.48 ± 0.5 2.03 ± 0.06

Sau
2.13 ± 0.24 3.83 ± 0.47
% biến đổi
30.15 ± 0.3 46.19 ± 0.2
Rút mũi 2
Trước
2.05 ± 0.09 2.33 ± 0.44
Sau
2.5 ± 0.9 2.86 ± 0.51
% biến đổi
18.3 ± 0.45 18.4 ± 0.46
Nhận xét: Bọng thấm thay đổi kích thước rõ rệt sau rút mũi chỉ thứ
nhất, độ gồ cao và lan rộng của bọng thấm đều tăng trung bình trên 30%.
Bảng 4.8. Đánh giá về tình trạng của bọng thấm
Thời gian Sau phẫu thuật Sau rút hết chỉ 1 tháng
Số mắt % Số mắt %
Không tạo bọng thấm 1 1.64 0 0
Bọng thấm dẹt 33 54.1 20 32.79
Bọng thấm khá 25 40.98 29 47.54
Bọng thấm tốt 2 3.28 12 19.67
Tổng 61 100 61 100
Nhận xét: Sau khi rút hết chỉ 1 tháng tỷ lệ bọng thấm khá và tốt đạt
được ở 41 trên 61 mắt chiếm khoảng 67%, tỷ lệ này không thay đổi khi đánh
giá lại tại thời điểm sau 3 tháng.
Bảng 4.9. Đánh giá tình trạng bọng thấm ở 2 nhóm so sánh
Tình trạng bọng thấm
Không tạo
bọng thấm
Bọng thấm
dẹt

Bọng thấm
khá
Bọng thấm
tốt
Nhóm
khâu chỉ
cố định
Sau PT
%
0
0
7
46.67
7
46.67
1
6.66
Sau 1 tháng
%
0
0
6
40
8
53.34
1
6.66
Nhóm
khâu chỉ
rút

Sau PT
%
0
0
10
66.67
5
33.33
0
0
Sau 1 tháng
%
0
0
2
13.33
9
60
4
26.67
Nhận xét: sau phẫu thuật 1 tháng tỷ lệ bọng thấm khá và tốt chiếm đa số
86.67%, còn ở nhóm khâu chỉ cố định tỷ lệ này chỉ là 60%. Sự khác biệt này
giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0.01. Tình trạng bọng thấm ở hai
nhóm tại thời điểm sau 3 tháng không thay đổi nhiều so với kết quả sau rút
chỉ 1 tháng.
4.1.3.2. Kết quả về độ sâu tiền phòng
Bảng 4.10. Đánh giá độ sâu TP sau rút chỉ (ước lượng theo Van-Herick)
Thời điểm
Sau PT
Rút chỉ mũi 1 Rút chỉ mũi 2

- 12 -
Trước Sau Trước Sau
V.H > 1/2
29 33 24 26 24
V.H 1/4 – 1/2
32 28 36 35 37
V.H < 1/4 0 0 1 0 0
Nhận xét : Sau phẫu thuật 100% trường hợp tiền phòng được tái tạo tốt
(V.H ≥ 1/4 so với chiều dầy GM).
Bảng 4.11. Độ sâu TP ở 2 nhóm so sánh (ước lượng theo Van-Herick)
Độ sâu TP
Nhóm khâu chỉ cố
định
Nhóm khâu chỉ rút
Trước PT Sau PT Trước PT Trước rút chỉ Sau rút chỉ
V.H >1/2 1 5 2 9 5
V.H 1/4 - 1/2 5 8 4 6 10
V.H <1/4 9 2 9 0 0
Nhận xét: 2 trường hợp ở nhóm khâu chỉ cố định sau phẫu thuật có tiền
phòng nông sau mổ (V.H <1/4 so với chiều dầy GM), biến chứng này không
gặp ở bất kỳ giai đoạn nào sau phẫu thuật ở nhóm khâu chỉ rút.
4.1.3.3. Tình trạng đĩa thị giác
Sau phẫu thuật trong một số trường hợp đĩa thị giác hồng hơn, đỡ
cương tụ, bờ rõ hơn. Không ghi nhận mắt nào có lõm đĩa glôcôm tăng lên.
4.2. Nhận xét về tình trạng rút chỉ và các biến chứng của kỹ thuật
khâu chỉ rút trong phẫu thuật CGM
4.2.1. Tình trạng rút chỉ
Bảng 4.12. Tình trạng khi tiến hành rút chỉ mũi 1
Tình trạng
Thời điểm

Số mắt
Rút dễ Rút khó Đứt chỉ
Số mũi % Số mũi % Số mũi %
7 - 10 ngày 14 13 92.8 1 7.2 0 0
11 -14 ngày 33 27 81.8 6 18.2 0 0
15 - 21 ngày 14 5 35.7 9 64.3 0 0
Tổng 61 45 73.8 16 26.2 0 0
Nhận xét : Phần lớn các mũi chỉ đầu tiên được rút dễ dàng trong vòng
14 ngày đầu sau mổ.
Bảng 4.13. Tình trạng khi tiến hành rút mũi chỉ thứ 2
Tình trạng
Thời điểm
Số
mắt
Rút dễ Rút khó Đứt chỉ
Số mũi % Số mũi % Số mũi %
7 - 10 ngày 0 0 0 0 0 0 0
11 -14 ngày 13 10 76.9 3 23.1 0 0
15 - 21 ngày 48 14 29.2 27 56.3 7 14.5
Tổng 61 24 39.3 30 49.2 7 11.5
- 13 -
Nhận xét: trong số 48 mắt được tiến hành rút mũi chỉ thứ 2 trong 15-21
ngày sau mổ có 14,5% số mũi khi rút bị đứt chỉ.
4.2.2. các biến chứng phẫu thuật
Bảng 4.14. Tỷ lệ biến chứng
Biến chứng Số mắt %
Trong và sau
phẫu thuật
Xuất huyết TP 1 1.64
Dò bọng thấm 0 0

Bong hắc mạc 0 0
Đục TTT tiến triển 4 6.56
Trong và sau rút
chỉ
Đứt chỉ 7 11.5
Tổn thương biểu mô GM 1 1.64
Xẹp TP, NA mềm 1 1.64
Bệnh hoàng điểm do NA mềm 0 0
Viêm nội nhãn 0 0
Nhận xét: Hiện tượng đứt chỉ gặp ở 7 mắt khi rút mũi chỉ thứ 2 ở tuần
thứ 3 sau mổ, 4 mắt sau mổ có đục thể thủy tinh (chiếm 6,55%).
V. BÀN LUẬN
5.1. Kết quả điều trị bệnh glôcôm của phẫu thuật cắt bè CGM áp dụng
kỹ thuật khâu chỉ rút
5.1.1. Kết quả về nhãn áp
Nhãn áp là một trong các yếu tố chính gây ra những tổn hại thực thể tại
mắt trong bệnh glôcôm. Mục đích của việc điều trị là làm hạ NA xuống mức
an toàn nhằm hạn chế những tổn hại tiếp tục đối với thị thần kinh và chức
năng thị giác. Ưu điểm nổi bật của phẫu thuật cắt bè CGM áp dụng kỹ thuật
khâu chỉ rút là ở chỗ các mũi chỉ có thể được rút đi dần sau phẫu thuật để tăng
cường lưu thông thủy dịch, làm hạ NA, giúp cho PTV chủ động kiểm soát
được tình trạng tăng NA sớm sau mổ và tạo được một mức NA an toàn hơn
theo mong muốn. Trong nghiên cứu này, 2 điều kiện chính để chúng tôi tiến
hành rút chỉ là NA tăng sớm sau phẫu thuật (>17,5mmHg) hoặc NA điều
chỉnh nhưng ở mức độ cao vẫn có khả năng gây tổn hại đến thị trường
(>14mmHg).
Theo kết quả ở bảng 4.1, NA trung bình sau mổ 3-5 ngày của nhóm mắt
nghiên cứu là 14.95 ± 2.43 mmHg trong đó phần lớn số mắt có mức NA điều
chỉnh sau mổ < 14mmHg (chiếm 65.57%). 22.95% mắt có mức NA trong
khoảng 14 - 17.5 mmHg. Sau phẫu thuật 7 mắt có NA vẫn ở mức cao >17.5

mmHg cần chỉ định rút chỉ sớm. Dựa vào thời gian liền sẹo của củng mạc,
chúng tôi phân chia thành 3 giai đoạn để tiến hành rút chỉ được thuận lợi, an
- 14 -
toàn và hiệu quả đó là: từ 7-10 ngày, 11-14 ngày và 15-21 ngày sau phẫu
thuật, các mũi chỉ thường được rút hết trước ngày thứ 21 để tránh dính và đứt
vì ở thời điểm này các tổ chức bào và sợi collagen đã xuất hiện để hình thành
sẹo xơ.
Mũi chỉ đầu tiên được rút trong vòng 7-10 ngày sau mổ ở 14 mắt với tỷ
lệ NA điều chỉnh sau rút chỉ cao nhất 33.05%. Kết quả này cũng tương tự như
trong nghiên cứu của Raina và Tuli, tỷ lệ NA điều chỉnh sau rút chỉ trong
vòng 5-10 ngày đầu là 34.8% ± 4.9%. Hiệu quả điều chỉnh NA giảm dần khi
rút chỉ vào các thời điểm muộn hơn do quá trình liền sẹo của củng mạc được
hoàn thiện dần. Tỷ lệ NA điều chỉnh sau rút chỉ từ 11-14 ngày đối với mũi thứ
nhất là 25.43%, đối với mũi thứ hai chỉ còn là 14.64%, kết quả này của chúng
tôi so với kết quả của Raina và Tuli có phần cao hơn (16.5%± 11.5%) [13]
[20]. Từ kết quả ở bảng 4.2 và bảng 4.3 chúng tôi có biểu đồ sau:
Biểu đồ 5.1: So sánh hiệu quả với NA giữa 2 lần rút chỉ
So sánh giữa hai lần rút chỉ, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ NA điều chỉnh
trung bình sau rút mũi chỉ đầu cao hơn nhiều so với khi rút mũi chỉ 2 (24.59%
so với 9.19%). Như vậy, mũi chỉ đầu khi được rút sẽ cho hiệu quả điều chỉnh
NA tốt nhất đặc biệt là ở thời điểm 7-10 ngày sau mổ. Để đảm bảo an toàn,
mũi chỉ hai được rút sau mũi chỉ đầu vài ngày đến một tuần tuy nhiên tác
dụng điều chỉnh NA sau rút mũi hai rất hạn chế (rút chỉ mũi hai vào thời điểm
15-21 ngày tỷ lệ NA điều chỉnh chỉ còn 8.03%), chủ yếu mũi chỉ này được lấy
đi trước ngày 21 là để tránh dính và đứt.
Trong nghiên cứu này, theo kết quả ở bảng 4.4, sau khi rút hết chỉ mức
NA được điều chỉnh sau 1 tháng trung bình là 11.29 mmHg, có xu hướng tăng
dần theo thời gian nhưng sau 3 tháng NA vẫn được duy trì ổn định ở mức an
toàn <14mmHg (13.44 mmHg). Ở thời điểm sau mổ 6 tháng, kết quả NA ghi
- 15 -

nhận được ở 17 trường hợp tái khám là: 14.15 ± 1.16.
Đánh giá kết quả NA thu được ở 2 nhóm so sánh (bảng 4.5, biểu đồ 5.2)
chúng tôi nhận thấy NA điều chỉnh sau mổ ở nhóm khâu chỉ rút cao hơn nhóm
khâu chỉ cố định trong vài ngày đầu nhưng sau khi rút hết chỉ 1 tháng NA được
điều chỉnh, duy trì ở mức thấp và an toàn hơn so với nhóm khâu chỉ cố định.
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0.039 và 0.041. Các tác giả
Kamble, Hornova và Novakova [10][7][12], cũng nhận được kết quả tương tự:
NA sau mổ của nhóm cắt bè sử dụng mũi chỉ rút thường cao hơn so với nhóm
cắt bè với mũi chỉ khâu cố định trong vài ngày đầu, điều này phù hợp và tương
ứng với mức độ khâu chặt của các mũi chỉ.
Biểu đồ 5.2. NA điều chỉnh ở 2 nhóm so sánh
Thời điểm NA của cả hai nhóm tương đương nhau trong nghiên cứu của
Kolker là từ 21 ngày đến 1 năm sau, còn trong nghiên cứu của Kamble là từ 3
tháng đến 1 năm sau phẫu thuật [10]. Trong nghiên cứu này (bảng 4.5), chúng
tôi nhận thấy NA ở hai nhóm so sánh không có sự khác biệt sau mổ 2 tháng
(p=0.111) nhưng sau tháng thứ 3 NA ở nhóm cắt bè với mũi chỉ khâu cố định
có xu hướng tăng cao hơn (14.6 ± 0.98mmHg) tạo nên sự khác biệt (p=0.044),
còn ở nhóm khâu chỉ rút NA trung bình vẫn được duy trì tốt ở mức an toàn <
14mmHg (12.6 ± 0.85mmHg).
Bảng 5.1. So sánh tỷ lệ thành công với các tác giả khác
%Thành công
Tác giả
Nhóm khâu chỉ cố định Nhóm khâu chỉ rút
Kolker và Kass 78.9% 76.7%
Raina và Tuli 80% 100%
- 16 -
Kamble 83.33% 100%
Đ.T.L.Hường và C.V.Anh 93.33% 100%
Tỷ lệ thành công của chúng tôi ở nhóm khâu chỉ cố định là 93.33% do có
1 trường hợp sau phẫu thuật NA điều chỉnh ở mức cao phải chỉ định điều trị bổ

sung bằng thuốc tra. Đối với nhóm khâu chỉ rút tỷ lệ này đạt tới 100%.
5.1.2. Kết quả về chức năng mắt
• Thị lực
Phần lớn bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đến khám vì nhìn mờ và đau
nhức mắt do tăng NA. Sau phẫu thuật do NA đã điều chỉnh, các môi trường
trong suốt của mắt hết phù nề nên thị lực của bệnh nhân được cải thiện đáng
kể, 70.5% số mắt có thị lực tăng sau mổ.
• Thị trường
Trong bệnh glôcôm các chức năng thị giác đều bị tổn hại nhưng trên lâm
sàng tổn thương được chú ý nhất là thị trường vì đây là tổn thương sớm nhất,
có vai trò quan trọng trong tiên lượng và theo dõi bênh nhân [18].
Theo dõi thị trường bằng thị trường kế Maggiore, chúng tôi xác định
được 9 mắt chưa có biến đổi thị trường trước phẫu thuật (chiếm 14.75%), có 4
trường hợp không đo được thị trường do thị lực bị tổn thương nặng nề chỉ còn
ST(+) chiếm 6.56%.
Ở giai đoạn sớm sau phẫu thuật, mắt bệnh nhân còn kích thích rất nhiều,
việc đánh giá thị trường không hoàn toàn chính xác nên chúng tôi tiến hành
đo lại thị trường sau 3 tháng.17 mắt được cải thiện rõ rệt (27.87%), không có
mắt nào bị tổn hại thị trường tiếp tục sau mổ 3 tháng (bảng 4.12).
Cũng như với thị lực, thị trường hồi phục được chủ yếu là do sau phẫu
thuật NA hạ, các môi trường trong suốt đỡ phù nề, tuần hoàn của đĩa thị giác
đã trở về bình thường.
5.1.3. Kết quả về thực thể tại mắt
• Tình trạng bọng thấm
Theo Buskirk [4], đặc tính của bọng thấm phụ thuộc chủ yếu vào kỹ
thuật tiến hành phẫu thuật, các bệnh sẵn có ở mắt và đặc tính di truyền về khả
năng hàn gắn vết thương của từng cá thể. Việc đánh giá tình trạng của bọng
thấm trên lâm sàng cho phép dự đoán được phần nào chức năng của bọng
thấm, từ đó gián tiếp đánh giá mức độ khâu chặt của các mũi chỉ, mức độ điều
chỉnh NA cũng như hiệu quả của phẫu thuật.

- 17 -
Đánh giá về tình trạng bọng thấm sau khi rút hết chỉ (bảng 4.7), chúng
tôi nhận thấy so với sau khi phẫu thuật tỷ lệ bọng thấm khá và tốt tăng đáng kể
đạt được ở 41 trên 61 mắt chiếm khoảng 67%. Ở nhóm khâu chỉ cố định tỷ lệ
này chỉ là 60%. Sự khác biệt này giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0.01.
Hầu hết bọng thấm sau khi rút chỉ ở dạng nang tỏa lan dưới kết mạc, có nhiều
bọng nhỏ trên bề mặt và rất ít mạch máu. Tình trạng bọng thấm ở giai đoạn sau
3 tháng không thay đổi nhiều so với thời điểm sau rút chỉ 1 tháng, sẹo xơ được
hình thành thường có dạng kén nhạt mầu lan tỏa.
• Nhận xét về độ sâu tiền phòng
Xẹp tiền phòng là một trong những biến chứng hay gặp và hầu như
không thể dự đoán trước được sau phẫu thuật glôcôm. Trong nghiên cứu này,
chúng tôi đánh giá độ sâu tiền phòng bằng ánh sáng của đèn khe hẹp, dùng
chiều dầy của giác mạc làm đơn vị đo theo phương pháp ước lượng của Van
Herick. Trước phẫu thuật, tỷ lệ tiền phòng nông (V.H < 1/4 so với chiều dầy
GM) tương đối cao 37.7% do phần lớn bệnh nhân nhập viện với cơn glôcôm
cấp. Sau phẫu thuật 100% trường hợp tiền phòng tái tạo tốt. Chúng tôi không
gặp trường hợp nào bị xẹp tiền phòng sau mổ (bảng 4.9, bảng 4.10). Trong
khi đó ở nhóm khâu chỉ cố định sau phẫu thuật gặp 2 mắt bị tiền phòng nông
sau mổ.
• Nhận xét về tình trạng của đĩa thị giác
Đánh giá tình trạng đĩa thị giác trước phẫu thuật chúng tôi nhận thấy 35
mắt có tổn hại đĩa thị giác rõ ràng trong đó 8 mắt lõm teo đĩa thị giác trên
7/10. Sau phẫu thuật trong một số trường hợp đĩa thị giác hồng hơn, đỡ cương
tụ, bờ rõ hơn. Không ghi nhận mắt nào có lõm đĩa glôcôm tăng lên. Tuy nhiên
do thời gian theo dõi còn ngắn, bằng phương pháp soi đáy mắt thông thường
khó có thể phát hiện một cách chính xác sự hồi phục của đĩa thị giác, mức độ
giảm của tỉ lệ C/D cũng như sự cải thiện của hệ thống mạch máu trung tâm
võng mạc.
5.2. Nhận xét về các ưu điểm và biến chứng của kỹ thuật khâu chỉ

rút trong phẫu thuật CGM.
Sau khi tiến hành phẫu thuật cắt bè CGM áp dụng kỹ thuật khâu đóng vạt
củng mạc bằng mũi chỉ rút cho 61 mắt của 55 bệnh nhân nhóm nghiên cứu
nhận thấy đây là một kỹ thuật khâu đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi
trang thiết bị phức tạp cũng như chi phí tốn kém. Các bước kỹ thuật được
- 18 -
thực hiện hoàn toàn giống phẫu thuật cắt bè CGM đang được sử dụng tại bệnh
viện Mắt trung ương hiện nay.
Trong nghiên cứu này sau khi cắt bỏ mẩu bè củng giác mạc hai mũi chỉ
rút được khâu ở hai đỉnh của vạt củng mạc theo kỹ thuật của Kolker, Kass và
Shin DH [11][17]. Kim chỉ nylon 10-0 sau khi đi qua vạt củng mạc và củng
mạc sẽ được thắt lại bằng cách tạo một mũi nền trước khi dùng đầu chỉ ngắn
cuốn 1 hoặc 2 vòng làm thành nút nơ và thắt đủ chặt để chỉ có một lượng thủy
dịch nhỏ thoát qua bờ vạt củng mạc. Tiếp đó đưa kim lướt qua nền vạt củng
mạc, dưới đường rạch kết mạc, cuối cùng xuyên qua vùng rìa ra tới giác mạc.
Chúng tôi đã cải tiến, thêm một đường khâu nhỏ để có thể dấu đầu chỉ xuống
dưới vạt kết mạc. Đường khâu này sẽ tạo thành một quai chỉ nằm dẹt trên bề
mặt giác mạc tránh gây cộm mắt bệnh nhân đồng thời có thể dễ dàng dùng
kim gẩy nhẹ ra, tìm lại đầu chỉ để rút khi cần. Như vậy với các mũi chỉ khâu
có thể rút được, các đường khâu sẽ được chặt và chắc chắn hơn, hạn chế tối
đa các biến chứng xẹp tiền phòng sớm sau phẫu thuật. Khi cần các mũi chỉ có
thể được dễ dàng rút đi từ từ (chỉ cần tê tại chỗ, sử dụng SHV đèn khe và
pince rút chỉ thông thường), nhằm tạo ra một dòng dẫn lưu thủy dịch vừa đủ,
tạo một mức NA an toàn hơn mà không gây biến chứng.
Trong quá trình phẫu thuật nói chung chúng tôi không gặp những biến
chứng phức tạp. Có 1 trường hợp chảy rỉ máu vào TP từ lỗ cắt mống mắt chu
biên vì cắt sát chân thể mi nhưng nhẹ. Chúng tôi cầm máu bằng cách ép vào
mép mổ và rửa sạch tiền phòng ngay sau đó.
Mũi chỉ đầu được rút sớm nhất là 7-10 ngày sau mổ, mũi chỉ hai
thường được rút sau đó vài ngày đến một tuần. Hiệu quả đối với việc điều

chỉnh NA chủ yếu có được sau rút mũi chỉ đầu (đặc biệt khi rút ở thời điểm 7-
10 ngày sau mổ- mức NA điều chỉnh sau rút mũi chỉ đầu tại thời điểm này là
cao nhất 33.05%). NA điều chỉnh sau rút mũi đầu trung bình là 24.59%, sau
rút mũi hai chỉ còn 9.19%, điều này cho thấy hiệu quả điều chỉnh NA cũng
như tạo bọng thấm sau rút mũi chỉ hai ít hơn nhiều so với mũi chỉ đầu, mũi
chỉ này thường được rút đi trước ngày thứ 21 chủ yếu là để tránh dính và đứt.
Đánh giá về tình trạng khi tiến hành rút chỉ chúng tôi nhận thấy rằng
các mũi chỉ sẽ được rút dễ dàng ở giai đoạn sớm sau phẫu thuật khi quá trình
liền sẹo của củng mạc chưa ổn định, thời gian rút chỉ càng muộn (khi sẹo xơ
được hình thành) thì việc rút chỉ càng trở nên khó khăn hơn. Trong nghiên
- 19 -
cứu này, chúng tôi gặp 1 trường hợp có tổn thương biểu mô giác mạc khi tìm
lại đầu chỉ để rút do quai chỉ đặt trên bề mặt giác mạc quá ngắn và nằm chìm
sâu xuống dưới. Tuy nhiên, bệnh nhân đáp ứng tốt với những điều trị thông
thường như tra dầu A, nước mắt nhân tạo. Tổn thương biểu mô giác mạc lành
sau 5 ngày và không để lại di chứng.
Với kỹ thuật khâu đơn giản, không mất nhiều thời gian, không đòi hỏi
trang thiết bị phức tạp, cũng như chi phí tốn kém, chỉ với những dụng cụ vi
phẫu thông thường và chỉ nylon 10.0 mọi PTV đều có thể áp dụng kỹ thuật
này khi khâu đóng vạt củng mạc trong phẫu thuật cắt bè CGM. Từ những ưu
điểm trên chúng tôi nhận thấy phẫu thuật cắt bè CGM với kỹ thuật khâu chỉ
rút có thể được áp dụng một cách rộng rãi tại các cơ sở nhãn khoa có điều
kiện phẫu thuật điều trị glôcôm, đặc biệt là ở những nơi không có điều kiện
trang bị máy Laser để cắt chỉ. Điều này có ý nghĩa thực tiễn nhất định đối với
cộng đồng, nhất là tại những nước đang phát triển như ở Việt Nam.
Chống chỉ định duy nhất đối với kỹ thuật khâu chỉ rút là khi có những
tổn thương viêm nhiễm trên bề mặt giác mạc, loét giác mạc
VI. KẾT LUẬN
Với mục đích nâng cao hiệu quả của phẫu thuật cắt bè CGM trong điều trị
bệnh glôcôm chúng tôi đã tiến hành cải tiến kỹ thuật khâu đóng vạt củng mạc

bằng mũi chỉ rút nhằm kiểm soát tình trạng tăng NA sớm sau mổ và hạn chế
các biến chứng sớm sau phẫu thuật cắt bè. Trong quá trình nghiên cứu chúng
tôi rút ra được một số kết luận sau:
6.1. Phẫu thuật cắt bè CGM áp dụng kỹ thuật khâu chỉ rút là một phẫu thuật
đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị bệnh Glôcôm, 100% các trường hợp
sau rút chỉ có mức nhãn áp điều chỉnh. Tỷ lệ nhãn áp điều chỉnh được sau rút
mũi chỉ đầu tiên trung bình là 24.59%, hiệu quả cao nhất đạt được khi rút
trong khoảng 7 – 10 ngày sau mổ (33.05%). Tỷ lệ nhãn áp điều chỉnh trung
bình sau rút mũi chỉ thứ hai chỉ còn 9.19%. 70.5% số mắt có thị lực tăng sau
mổ. Thị trường được cải thiện ở 17 mắt (27.87%), không có mắt nào bị tổn
hại tiếp tục sau mổ 3 tháng. Tỷ lệ bọng thấm khá và tốt chiếm đa số (86.67%).
6.2. Phẫu thuật cắt bè CGM với kỹ thuật khâu đóng vạt củng mạc bằng các
mũi chỉ rút đơn giản, dễ thực hiện, ít biến chứng, không đòi hỏi trang thiết bị
phức tạp, đắt tiền nên có thể được áp dụng một cách rộng rãi tại các cơ sở
nhãn khoa.
- 20 -
Cuối cùng, do điều kiện có hạn, chúng tôi hy vọng các nghiên cứu sau sẽ
được thực hiện trong thời gian dài hơn, với số lượng bệnh nhân lớn hơn, trên
nhiều hình thái glôcôm khác, phức tạp hơn để có thể đánh giá một cách đầy
đủ, toàn diện hơn về những hiệu quả mà kỹ thuật này có thể đem lại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Cường Nam, Diệp Hữu Thắng (1997), “Mổ cắt bè củng mạc
với phương pháp đặt nút chỉ thòng lọng”, Bản tin nhãn khoa số 3, Hội
nhãn khoa thành phố Hồ Chí Minh, tr. 8-10
TIẾNG ANH
2. Alain B. (2004), “Indications for intraocular pressure reduction and
target intraocular pressure”, Glaucoma thérapy, pp. 51-60
3. Allingham R. (1997), “Filtering surgery in the management of
Glaucoma”, Chandler and Grants Glaucoma, Fourth édition, pp. 516-

537
4. Buskirk E.M.V. (1992), “Mechanisms and management of filtration
bleb failure”, Austr N Z J Ophthalmol, 20(3), pp. 157-162
5. Cohen J.S., Osher R.H. (1988), “Releasable scleral flap suture”,
Ophthalmol Clin North Am, Vol 1, pp. 187-197
6. Hitchings R.A., Migdal C. (1988), “Morbidity following prolonged
postoperative hypotony after trabeculectomy”, Ophthalmic Surg, 12,
pp. 865-867.
7. Hornova J. (2001), “ Frequency of removal of releasable sutures after
trabeculectomy”, Cesk Slov Oftalmol, 57(5), pp. 334-339
8. Hsu C.T., Yarng S.S. (1993), “A modified removable suture in
trabeculectomy”, Ophthalmic Surg, 24(9), pp. 579-585.
9. Jampel H.D. (1997), “Target pressure in glaucoma therapy”, J
Glaucoma, 6, pp. 133-138
10.Kamble M.A. (2003), “Trabeculectomy with releasable sutures in
primary glaucoma- a comparative study with conventional technique”,
Ind J Ophthalmol, Vol 39, pp. 238-240
11.Kolker A.E., Kass M.A., Rait J.L. (1994), “Trabeculectomy with
releasable sutures”, Arch Ophthalmol, Vol 112, pp. 62-66
- 21 -
12.Novakova D. (2001), “Immediate and late intraocular pressure levels
after trabeculectomy with releasable sutures”, Cesk Slov Oftalmol,
57(6), pp. 403-407
13.Raina U.K. (1998), “A prospective randomised study of
trabeculectomy with raleasable sutures”, Arch Ophthalmol, Vol 116,
pp. 1288-1293
14.Shaffer R.N., Hoskins H.D. (1971), “Guarded thermal sclérostomy",
Am J Ophthalmol, (72), pp. 769-772
15.Shields M.B. (2000), “Aqueous humor dynamics”, Textbook of
Glaucoma, Fourth édition, pp. 5-51

16.Shields M.B. (2000), “Filtering surgery”, Textbook of Glaucoma,
Fourth édition, pp. 508-527
17.Shin D.H. (1987), “Removable suture closure of the lamellar scléral
flap in trabeculectomy”, Ann Ophthalmol, 19(2), pp. 51-53
18.The Advanced Glaucoma Intervention Study. (2000), “The
relationship beetween control of intraocular pressure and visual field
deterioration”, Am J Ophthalmology, 130(4), pp. 429-440
19.The Advanced Glaucoma Intervention Study. (1998), “Normal
tension glaucoma study”, Am J Ophthalmology, 126, pp. 487-497
20.Tuli D., Raina U.K. (2005), “ A prospective randomised study of
trabeculectomy with releasable sutures” , Ind J Ophthalmol, Vol 40, pp.
60-65
- 22 -

×