Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

đánh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm 300 tại bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 96 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC



ĐẶNG THỊ MINH THU



ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁI HOÁ CỘT SỐNG CỔ
BẰNG PHƯƠNG PHÁP KÉO GIÃN CỘT SỐNG CỔ
TRÊN MÁY TM 300 TẠI BỆNH VIỆN ĐIỀU DƯỠNG
VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THÁI NGUYÊN


Chuyên ngành: Nội khoa
Mã số: 60.72.20


LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRỊNH XUÂN TRÁNG





Thi Nguyên, năm 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ một công trình khoa học nào khác.

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2010
Ngƣời viết luận văn


Đặng Thị Minh Thu






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
LỜI CẢM ƠN

Với tất cả tấm lòng trân trọng, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc
đến Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo - Khoa học và Quan hệ quốc tế, các thầy

cô giáo các bộ môn, bộ môn Nội, Khoa Sau đại học Trường Đại học Y Dược -
Đại học Thái Nguyên.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân
thành tới PGS.TS Trịnh Xuân Tráng, người thầy luôn tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn
để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới Đảng ủy, Ban Giám đốc, các Phòng, Ban,
khoa Bệnh người cao tuổi, khoa Vật lí trị liệu - Phục hồi chức năng, các bác
sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng
Thái Nguyên, nơi tôi công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ cho tôi
trong quá trình học tập, thực hiện nghiên cứu để hoàn thành luận văn và
hoàn thành khóa học.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2010
Học viên


Đặng Thị Minh Thu


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

C
I


: Đốt sống cổ 1
C
II

: Đốt sống cổ 2
C
III

: Đốt sống cổ 3
C
IV

: Đốt sống cổ 4
C
V

: Đốt sống cổ 5
C
VI

: Đốt sống cổ 6
C
VII

: Đốt sống cổ 7
CSC
: Cột sống cổ
D
I


: Đốt sống lưng 1
NPQ
: Bảng dùng đánh giá mức độ đau và ảnh hưởng của đau
vùng cổ lên chức năng sinh hoạt hàng ngày (Northwich
pack Neck Pain Questionaire)
THCSC
: Thoái hoá cột sống cổ
TVĐK
: Tầm vận động khớp
VLTL - PHCN
: Vật lí trị liệu phục hồi chức năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
MỤC LỤC

Đặt vấn đề 1
Chương 1: Tổng quan 3
1.1. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý cột sống cổ 3
1.2. Cơ chế bệnh sinh và hậu quả của thoái hóa cột sống cổ 9
1.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng thoái hoá cột sống cổ 12
1.4. Tình hình nghiên cứu về thoái hoá cột sống cổ 15
1.5. Các phương pháp điều trị thoái hoá cột sống cổ 18
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 25
2.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu 26
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu 27
2.4. Phương pháp tiến hành 27
2.5. Các kỹ thuật can thiệp sử dụng trong nghiên cứu 29
2.6. Phương pháp thu thập số liệu 32

2.7. Vật liệu nghiên cứu 37
2.8. Phương pháp xử lí số liệu 39
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 39
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 40
3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 40
3.2. Kết quả điều trị 47
Chương 4: Bàn luận 57
Kết luận 74
Khuyến nghị 76
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1. Phân loại mức độ đau và cách cho điểm dựa vào thang nhìn
Liker 11 điểm 33
Bảng 2.2. Đánh giá ảnh hưởng của đau với chức năng sinh hoạt 34
Bảng 2.3. Đánh giá sự tiến bộ về tầm vận động khớp 36
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 40
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 41
Bảng 3.3. Đặc điểm đau của đối tượng nghiên cứu 41
Bảng 3.4. Triệu chứng cơ năng của đối tượng nghiên cứu 43
Bảng 3.5. Triệu chứng thực thể của đối tượng nghiên cứu 44
Bảng 3.6. Hình ảnh chụp X quang cột sống cổ 45
Bảng 3.7. Mức độ cải thiện đau theo thang điểm Likert 11 điểm ở nhóm
kéo giãn và nhóm chứng 47
Bảng 3.8. Mức tiến bộ về tầm vận động gập cột sống cổ ở nhóm kéo giãn

và nhóm chứng 48
Bảng 3.9. Mức tiến bộ về tầm vận động duỗi cột sống cổ ở nhóm
kéo giãn và nhóm chứng. 49
Bảng 3.10. Mức tiến bộ về tầm vận động nghiêng trái cột sống cổ ở nhóm
kéo giãn và nhóm chứng 50
Bảng 3.11. Mức tiến bộ về tầm vận động nghiêng phải cột sống cổ
ở nhóm kéo giãn và nhóm chứng 51
Bảng 3.12. Mức tiến bộ về tầm vận động xoay trái cột sống cổ ở nhóm
kéo giãn và nhóm chứng. 52
Bảng 3.13. Mức tiến bộ về tầm vận động xoay phải cột sống cổ ở nhóm
kéo giãn và nhóm chứng 53

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Bảng 3.14. Mức cải thiện chức năng sinh hoạt ở nhóm kéo giãn và nhóm
chứng 54
Bảng 3.15. Sự thay đổi trung bình về tổng góc đo tầm vận động cột sống cổ
ở nhóm kéo giãn và nhóm chứng 55
Bảng 3.16. Đánh giá kết quả điều trị ở nhóm kéo giãn và nhóm chứng 56





















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới 40
Biểu đồ 3.2. Các hội chứng lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 42
Biểu đồ 3.3. Vị trí tổn thương theo đoạn cột sống cổ 46


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Trang
Hình 1.1. Các đốt sống cổ trên ghép lại 5
Hình 1.2. Hình ảnh các đốt sống cổ, động mạch đốt sống 7
Hình 1.3. Bề mặt của đốt sống cổ, tuỷ sống, các rễ thần kinh, thần kinh sống
8
Hình 1.4. Hình ảnh cắt ngang của thoái hoá cột sống cổ 12
Hình 2.1. Phương kéo cột sống cổ theo mặt phẳng trước 29
Hình 2.2. Kéo giãn cột sống cổ ở tư thế nằm 30
Hình 2.3. Kéo giãn cột sống cổ ở tư thế ngồi 30

Hình 2.4. Thước đo tầm vận động khớp 37
Hình 2.5. Máy kéo giãn cột sống TM 300 -3F 38
Hình 2.6. Màn hình LCD của máy TM 300 - 3F 38



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Thoái hoá thực chất là sự già đi của cơ thể con người, đây là một quá
trình tự nhiên trong chu trình sinh, lão, bệnh, tử của con người. Càng lớn tuổi,
quá trình thoái hoá diễn ra càng nhiều và càng nhanh [42]. Thoái hoá cột sống
cổ là một bệnh thường gặp ở người trung, cao tuổi. Tổn thương thoái hoá của
sụn khớp gây ra do quá trình sinh tổng hợp chất cơ bản (proteoglycan) bởi các
tế bào sụn có sự bất thường. Đặc trưng của bệnh là quá trình mất sụn khớp
của lớp tế bào dưới sụn, tổ chức xương cạnh khớp được tạo mới [7]. Ở thoái
hoá cột sống, có sự kết hợp giữa 2 loại tổn thương mang tính định khu đó là
thoái hoá đĩa đệm và thoái hoá mỏm liên sau [4], [42]. Nguyên nhân chính là
do quá trình thoái hoá và tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp
và đĩa đệm.
Biểu hiện lâm sàng của thoái hóa cột sống cổ rất đa dạng và phức tạp.
Đau là một trong những triệu chứng thường xuyên và phổ biến nhất. Đau
không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống, chức năng sinh hoạt của người bệnh mà
còn ảnh hưởng đến kinh tế, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Mặt khác
nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng đắn bệnh sẽ tiến triển thành từng
đợt nặng dần, có thể dẫn đến chèn ép rễ, tuỷ, gây đau hoặc tàn phế. Vì vậy,
thoái hóa cột sống cổ ngày càng trở thành vấn đề quan trọng trong chăm sóc
sức khoẻ cộng đồng, là mối quan tâm của nhiều chuyên ngành như nội, thần

kinh, phẫu thuật, phục hồi chức năng, chẩn đoán hình ảnh
Tại Mỹ, hàng năm thoái hóa cột sống cổ tiêu tốn tới 40 tỷ USD, những
người trên 55 tuổi có dấu hiệu thoái hóa khớp trên X quang chiếm 80%, trong
khi những người từ 15 - 24 tuổi chỉ là 10%, chỉ tính riêng thoái hóa cột sống
cổ ở những bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện có khoảng 151.000 người
[35], [41].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
2
Tại Pháp, cũng chi tới 6 tỷ france cho những bệnh nhân thoái hoá [52].
Theo tài liệu của Reuter Health, ở châu Âu, đau mạn tính tiêu tới 34 tỷ Euro
mỗi năm, trong đó đau do viêm khớp và thoái hoá khớp chiếm 34% bệnh
nhân. Ở Việt Nam, đến nay tuy chưa có thống kê cụ thể về chi phí điều trị cho
những bệnh nhân có thoái hoá nhưng đã có nhiều công trình nghiên cứu của
các tác giả về điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng các phương pháp khác nhau.
Theo y học hiện đại, có thể dùng thuốc chống viêm giảm đau toàn thân hoặc
kết hợp giữa vật lý trị liệu và châm cứu, kết hợp giữa vật lý trị liệu và thuốc
hoặc chỉ dùng các phương pháp vật lý trị liệu.
Tại Thái Nguyên, chưa có đề tài nghiên cứu nào về kéo giãn cột sống
cổ ở bệnh nhân thoái hoá cột sống cổ. Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi
chức năng Thái Nguyên đã điều trị thoái hoá cột sống cổ bằng phương pháp
kéo giãn cột sống cổ trên máy TM 300 từ năm 2003 nhưng chưa có nghiên
cứu nào đánh giá kết quả điều trị sau khi kéo giãn. Xuất phát từ thực tế trên
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thoi ho cột sống cổ.
2. Đnh gi kết quả điều trị thoi ho cột sống cổ bằng phƣơng
php kéo giãn cột sống cổ trên my TM 300.











Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý cột sống cổ
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu
1.1.1.1. Xương cột sống
Cột sống cổ có 7 đốt, từ C
I
đến C
VII
, có đường cong ưỡn ra trước, đốt C
I

(đốt đội) không có thân đốt, đốt C
VII
có mỏm gai dài nhất sờ thấy rõ, lồi ngay
dưới da nhất là khi ta cúi cổ, nên được dùng để làm mốc xác định các đốt
sống cổ [8], [31]. Đặc điểm của xương cột sống:
- Thân đốt sống: đường kính ngang lớn hơn đường kính trước sau, mặt

bên có hai phình bên gọi là mỏm móc hay mấu bán nguyệt. Mặt dưới có hai
mỏm bên ứng với phần bên của đốt sống dưới, phần trước dầy hơn phần sau.
- Cuống: tròn và dầy, dính ở phần sau mặt bên thân đốt sống.
- Mảnh: rộng bề ngang hơn bề cao.
- Mỏm ngang: dính vào thân và hai cuống bởi hai rễ, trong đó lỗ ngang
cho động mạch đốt sống đi qua (trừ đốt C
VII
). Đỉnh của mỏm ngang tách làm
hai củ: củ trước và củ sau.
- Mỏm khớp: diện khớp phẳng rộng, diện của mỏm trên nhìn lên trên, ra
sau, diện của mỏm dưới nhìn xuống dưới, ra trước.
- Gai sống: đỉnh của gai sống tách ra làm hai củ, gai sống dài dần từ C
II

đến C
VII
.
- Lỗ đốt sống: to dần từ đốt C
I
đến C
V
và nhỏ dần ở đốt C
VI
đến C
VII
. Khi
khớp gian đốt sống bị thoái hoá, các gai xương thường làm hẹp lỗ gian đốt
sống và chèn ép vào rễ thần kinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
4
- Đốt sống cổ 1 (đốt đội): tiếp khớp ở mặt trên với hai lồi cầu xương
chẩm, không có gai và thân đốt. Mặt trước của cung trước có mỏm trước cho
dây chằng bám, mặt sau của cung trước có diện khớp tiếp khớp với mỏm răng
của đốt C
II
. Lỗ đốt sống rộng, có dây chằng ngang chia lỗ thành hai phần
không đều nhau (phần trước nhỏ có mỏm răng, phần sau rộng có tuỷ cổ). Mặt
khối bên của đốt trục - đội khuynh hướng xuống dưới, cho phép gấp duỗi
trong mặt phẳng trước - sau và hạn chế chuyển động xoay bên. Mặt dưới của
đốt C
I
cong lõm, tiếp giáp với lồi cầu trên của đốt trục, cho phép quay quanh
trục của dạng răng.
- Đốt sống cổ 2 (đốt trục): không có thân đốt trung tâm, có hai khối bên
chứa cạnh trên và cạnh dưới. Các mỏm bên được tiếp nối bởi cung trước và
cung sau (cung trước hình thành một thân, phía trên thân tạo thành mỏm răng,
phần thân khớp với thân trung tâm của đốt C
III
). Khối bên khớp với thân bên
của đốt đội trên, mặt dưới khớp với đốt C
III
. Giữa các đốt C
I
và C
II
không có
đĩa đệm gian đốt sống mà chủ yếu là các bao sợi collagen.
- Các đốt sống cổ từ C

III
đến C
VII
: cũng có những đặc điểm chung của
đốt sống cổ (chiều ngang phía trước lớn hơn phía sau, thân đốt có chiều ngang
lớn hơn chiều trước - sau). Mỏm ngang giới hạn hai bên của thân đốt sống,
chúng được coi như các phát triển xương sườn, giới hạn trong của mỗi mỏm
ngang là một lỗ có động mạch đốt sống đi qua. Ngành ngang chứa lỗ mà
trong đó thần kinh sống đi qua, lỗ này ở phía trước bên.
- Các đốt sống cổ kể từ C
II
trở xuống liên kết với nhau bởi 3 khớp:
+ Khớp đĩa đệm gian đốt: đĩa đệm gian đốt luôn phải chịu áp lực tải
trọng lớn, với đoạn cổ dưới khoảng 5,6 kg/cm
2
ở tư thế bình thường, và có thể
lên tới 40 kg/cm
2
nếu không có trương lực cơ. Khi có sự cố định lâu trong
một tư thế (do nghề nghiệp) hoặc do áp lực lệch trọng tải, sẽ dễ dẫn đến thoái
hóa đĩa đệm và hình thành các gai xương ở các đĩa đệm cổ thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
5
+ Khớp sống - sống (còn gọi là khớp mấu lồi đốt sống, khớp nhỏ): tạo
nên bởi các mấu sống trên và mấu sống dưới của hai thân đốt kế cận và được
nhận biết trên phim chụp tư thế nghiêng. Khớp này có diện khớp thực thụ, có
bao hoạt dịch, có chất synovial bôi trơn trong khớp.
+ Khớp bán nguyệt (còn có các tên gọi khác như: khớp mấu móc cột

sống, khớp vô danh, khớp gian đốt sống, khớp bên trong thân đốt sống, khớp
Luschka), chỉ duy nhất ở cột sống cổ mới có. Mỗi thân đốt sống có 2 mấu bán
nguyệt ở góc trên ngoài, hợp với 2 góc dưới ngoài của thân đốt trên để tạo nên
2 khớp bán nguyệt ở mỗi khe gian đốt. Khớp này có liên quan đến cử động
quay cổ, không có tổ chức
sụn ở diện khớp, không có
dịch khớp nên nó là khớp giả,
nó rất yếu và rất dễ bị tổn
thương và bị thoái hóa. Mấu
bán nguyệt bình thường có
hình gai hoa hồng dễ nhận
biết trên phim X quang tư thế
thẳng. Khi khớp bán nguyệt
bị thoái hóa dễ chèn ép vào
động mạch đốt sống thân nền.
H×nh 1.1. C¸c ®èt sèng cæ trªn ghÐp l¹i [21]
- Lỗ tiếp hợp (còn gọi là lỗ ghép): thành trong của lỗ tiếp hợp hình
thành bởi phía ngoài là thân đốt sống và khớp Luschka. Khớp mấu lồi đốt
sống hình thành bởi diện khớp mấu lồi đốt sống trên và diện khớp mấu lồi đốt
sống dưới, khớp được bao bọc bởi bao khớp ở phía ngoài. Dây thần kinh hỗn
hợp chạy dọc theo lỗ tiếp hợp và tách ra thành 2 phần cảm giác và vận động
riêng biệt. Phần vận động còn gọi là rễ trước tiếp xúc với khớp Luschka, rễ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
6
sau nằm ở phía bên trong mỏm khớp và bao khớp. Rễ thần kinh bình thường
chỉ chiếm khoảng 1/4 - 1/5 lỗ tiếp hợp.
1.1.1.2. Đĩa đệm
Đĩa đệm là bộ phận chính cùng với các dây chằng đảm bảo sự liên kết

chặt chẽ giữa các thân đốt sống và đóng vai trò hấp thu chấn động.
- Cấu tạo: đĩa đệm được cấu tạo bởi 3 thành phần là nhân nhầy, vòng
sợi và mâm sụn.
- Chiều cao của đĩa đệm ở người trưởng thành bình thường khoảng 3mm.
1.1.1.3. Dây chằng
- Dây chằng dọc trước bám ở mặt trước các đốt ống và đĩa đệm.
- Dây chằng dọc sau bám vào mặt sau thân đốt (trong ống sống) và đĩa đệm.
- Ngoài ra còn các dây chằng vàng, dây chằng liên gai, dây chằng trên gai.
1.1.1.4. Mạch máu, thần kinh
- Từ đốt C
VI
đến C
II
có động mạch đốt sống thân nền chạy trong lỗ động
mạch ở giữa mỏm ngang của mỗi đốt và ngay bên cạnh mỏm móc, kèm theo
động mạch có tĩnh mạch và một số nhánh thần kinh giao cảm cổ. Khi mỏm
móc bị thoái hoá các gai xương của nó thường đè vào động mạch đốt sống.
Trong ống sống là đoạn tủy cổ gồm có 8 đốt, tách ra 8 đôi dây thần kinh tủy
cổ chui qua lỗ tiếp hợp ra ngoài tạo thành đám rối thần kinh cánh tay [8], [21], [31].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
7

Hình 1.2. Hình ảnh cc đốt sống cổ, động mạch đốt sống [21]
- Thần kinh vận động:
+ Các nhánh của đám rối cổ sâu: nhánh vận động cho cơ ở cột sống, cơ
thang, cơ ức đòn chũm. Nhánh xuống của đám rối cổ (do C
II
và C

III
tạo nên)
cho các nhánh vận động cơ dưới móng. Dây hoành do C
IV
và nhánh nhỏ của
C
III
, C
V
tạo nên, tới vận động cho cơ hoành.
+ Nhánh C
V
chi phối vận động cơ delta, cơ tròn nhỏ (qua dây mũ) và
cho các cơ trên gai, dưới gai (qua dây thần kinh trên bả).
+ Nhánh C
VI
chi phối cận động cơ nhị đầu, cơ cánh tay trước.
+ Nhánh C
VII
chi phối vận động cơ tam đầu.
+ Nhánh C
VIII
chi phối vận động cơ gấp ngón tay.
- Cảm giác:
+ Nhánh C
I
, C
II
, C
III

cho nửa sau đầu (qua dây thần kinh chẩm lớn
Arnold).
+ Nhánh C
IV
cho vùng vai.
+ Nhánh C
V
, C
VI
, C
VII
cho nửa quay cánh tay, cẳng tay, ngón 1,2,3.
+ Nhánh C
VIII
, D
I
cho nửa trụ cánh tay, cẳng tay, ngón 4,5.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
8
- Phản xạ gân xương:
+ Nhánh C
V
chi phối phản xạ gân xương cơ nhị đầu.
+ Nhánh C
VI
chi phối phản xạ gân xương cơ nhị đầu và trâm quay.
+ Nhánh C
VII

chi phối phản xạ gân xương cơ tam đầu.
- Thần kinh chi phối cảm giác cột sống cổ và màng tủy: một nhánh rễ
thần kinh cổ xuất phát từ hạch cạnh sống (gọi là nhánh màng tuỷ). Nhánh này
được bổ sung các thành phần giao cảm từ các hạch giao cảm cạnh sống, quay
trở lại chui qua lỗ gian đốt vào trong ống sống (được gọi là nhánh thần kinh
quặt ngượt Luschka) chi phối cho các thành phần trong ống sống. Khi thần
kinh này bị kích thích sẽ gây đau.
- Chuỗi hạch giao cảm cổ sau: gồm hạch giao cảm cổ trên, cổ giữa và
hạch sao (do hạch cổ dưới kết hợp với hạch ngực trên tạo thành). Các hạch
này nằm ở mặt trước đốt sống và sau bó mạch thần kinh cổ. Hạch giao cảm cổ
trên nằm ngang thân đốt C
II
và C
III
, hạch cổ giữa ngang C
VI
và hạch sao nằm
giữa mỏm ngang C
VII
và phần cổ của xương sườn I, sau động mạch dưới đòn.
Các hạch giao cảm cổ sau phân bố thần kinh thực vật cho vùng đầu mặt cổ,
hai tay, một nhánh cho tim và các cơ quan nội tạng khác [8].

Hình 1.3. Bề mặt của đốt sống cổ, tủy sống, cc rễ thần kinh, thần kinh sống [21]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
9
1.1.1.5. Các cơ ở cổ
Được chia thành 2 vùng chính các cơ ở vùng cổ trước bên và các cơ ở

vùng cổ sau, tác dụng nâng đỡ, bảo vệ cột sống và vùng đầu.
1.1.2. Chức năng cột sống cổ
Cột sống cổ có 3 chức năng:
- Chức năng vận động: cột sống cổ có tầm vận động linh hoạt hơn cột
sống thắt lưng là do: khớp đốt sống cổ có góc nghiêng phù hợp, do khả năng
đàn hồi của đĩa đệm, do đốt sống C
I
có thể quay quanh C
II
, vì vậy đảm bảo
cho đầu chuyển động nhanh và dễ dàng [31].
- Chức năng chịu tải trọng và bảo vệ tuỷ: ở cột sống cổ các thân đốt
sống nhỏ, đĩa đệm không chiếm toàn bộ bề mặt thân đốt, do đó tải trọng tác
động lên đĩa đệm cột sống cổ lớn hơn các phần khác của cột sống. Tải trọng
dẫn tới sự giảm chiều cao gian đốt. Khoang gian đốt C
V
- C
VI
, C
II
- C
III

những nơi chịu tải trọng nhất ở cột sống cổ, do đó hay gặp thoái hoá ở những
đoạn đốt sống cổ này [18], [31].
1.2. Cơ chế bệnh sinh và hậu quả của thoi hóa cột sống cổ
1.2.1. Cơ chế bệnh sinh thoái hóa cột sống cổ
Phần lớn các tác giả đều cho rằng thoái hóa cột sống cổ (THCSC) là kết
quả của sự thoái hóa tổn thương tổng hợp của 2 quá trình: thoái hóa sinh học
theo tuổi và thoái hóa bệnh lí mắc phải.

Quá trình THCSC tiến triển theo tuổi (thoái hóa sinh học) liên quan đến
yếu tố vi chấn thương và các yếu tố khác: rối loạn chuyển hóa, nội tiết, dị
dạng cột sống, thừa cân thúc đẩy thêm (thoái hóa bệnh lí), làm quá trình
thoái hóa tiến triển nhanh và biến đổi về hình thái đa dạng hơn. Quá trình
thoái hóa này có thể khởi phát từ bất kỳ khớp nào trong các khớp của đơn vị
chức năng của cột sống. Thoái hóa thường bắt đầu từ biến đổi thân đốt đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
10
biến dạng thân đốt. Khoang gian đốt còn giữ được chiều cao của nó khá lâu
sau đó mới dần dần đóng vôi dây chằng đĩa đệm.
Theo thời gian các tế bào sụn sẽ già đi, khả năng tổng hợp các chất để
tạo nên Mucopolysaccarid và sợi Collagen bị giảm sút và rối loạn. Sụn sẽ mất
dần tính đàn hồi và chịu lực giảm. Mặt khác tế bào sụn của người trưởng
thành lại không có khả năng sinh sản và tái tạo, tư thế đứng thẳng sẽ làm cho
quá trình thoái hóa tăng dần theo tuổi và diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời.
Khớp mỏm móc đốt sống thoái hóa do tổn thương nguyên phát vi thể
gây tổn thương tế bào sụn của mặt khớp, bao hoạt dịch và xương, dẫn đến mất
tính đàn hồi của khớp.
Người cao tuổi phần lớn đều bị thoái hóa đĩa đệm và cột sống vì đĩa
đệm rất nghèo mạch máu nuôi dưỡng và không có khả năng tái tạo [4], [31].
1.2.2. Cơ chế gây đau trong thoái hóa cột sống cổ
Luschka đã phát hiện một nhánh của rễ thần kinh cổ xuất phát từ hạch
cạnh sống. Nhánh này được bổ sung những sợi giao cảm thuộc chuỗi hạch
giao cảm cạnh cột sống cổ quay trở lại chui qua lỗ gian đốt sống vào trong
ống sống. Các dây thần kinh này chi phối cho bao khớp gian đốt sống, cốt
mạc đốt sống, dây chằng dọc sau, các màng của tủy sống và mạch máu. Khi
dây này bị kích thích sẽ gây ra triệu chứng đau.
Khớp mỏm móc đốt sống cũng được phủ bằng sụn và cũng có một bao

khớp chứa dịch. Nhiệm vụ của khớp là giữ cho đĩa đệm không bị lệch sang
hai bên. Khi khớp này bị thoái hóa, gai xương của mỏm móc nhô vào lỗ gian
đốt sống và chèn ép vào rễ thần kinh ở đó gây đau.
Đĩa đệm được các nhánh màng tủy phân bố cảm giác. Đây là một
nhánh ngọn của dây thần kinh sống từ hạch sống phân bố các nhánh cảm giác
cho những lớp ngoài cùng của vòng sợi đĩa đệm bằng những sợi li tâm và
giao cảm. Khi đĩa đệm bị thoái hóa hay thoát vị chiều cao khoang gian đốt sẽ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
11
giảm gây chùng lỏng các khớp, dẫn đến sai lệch vị trí khớp, chèn ép vào các
thành phần cảm nhận đau như rễ thần kinh, tủy, dây chằng dọc sau dây này bị
kích thích gây đau.
Phì đại dây chằng vàng là nguyên nhân chính gây hẹp ống sống cổ từ
phía sau, gây chèn ép vào tủy hay màng cứng, gây đau.
Ở các tổ chức dây chằng, gân, màng xương và tổ chức cạnh khớp có rất
nhiều điểm nhận cảm thực vật, khi tổ chức này bị kích thích bệnh nhân sẽ đau
âm ỉ, rất khó chịu, đau ở đây không liên quan đến khu vực cảm giác của rễ
thần kinh cổ.
Đám rối thần kinh cánh tay và động mạch dưới đòn bình thường phải
chui qua khe cơ bậc thang, khi khe này bị hẹp sẽ chèn ép vào đám rối thần
kinh cánh tay, dây trụ và dây giữa rất dễ bị tổn thương, bệnh nhân sẽ đau như
kim châm dọc mặt trong cánh tay lan đến ngón 4,5. Đau có thể lan lên vùng
chẩm, tới ngực.
Các hạch giao cảm cổ còn chia nhánh vào các rễ, cho các nhánh tim,
đám rối giao cảm quanh động mạch và các cơ quan nội tạng khác, khi các
nhánh này bị chèn ép hoặc kích thích sẽ gây đau [4], [31].
1.2.3. Hậu quả của thoái hóa cột sống cổ
Kết quả cuối cùng của các biến đổi thoái hóa cột sống cổ sẽ dẫn tới các

hậu quả sau:
- Sự hẹp khoang đĩa đệm làm hạn chế phạm vi bình thường của các đơn
vị chức năng cột sống cổ. Do sự khác biệt về cấu trúc giải phẫu, các biến đổi
về thoái hóa thường xảy ra ở các đốt sống cổ thấp.
- Nếu có chấn thương cơ học tác động kết hợp (chấn thương cơ học bên
ngoài, các biến đổi tư thế sai lệch, sự viêm ) kích thích mạnh trên các thụ
cảm thể đau ở bề mặt bao khớp, các dây chằng, các cơ ở cổ, các thành phần
trong lỗ gian đốt sống càng làm tăng sự đau và hạn chế chuyển động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
12
- Thoái hóa cột sống cổ cũng là nguyên nhân biến đổi trong chiều rộng
và chiều sâu của lỗ gian đốt sống như là sự hẹp lỗ, làm hạn hẹp khoang chứa
rễ thần kinh và bao màng khớp. Như vậy bệnh rễ thần kinh có thể xảy ra từ
thoái hóa cột sống cổ (trích dẫn từ [39]), [42]).
1.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng thoi ho cột sống cổ
1.3.1. Định nghĩa
Thoái hóa cột sống cổ là bệnh
cột sống mạn tính, đau và biến dạng,
không có biểu hiện viêm. Tổn
thương cơ bản của bệnh là tình trạng
thoái hoá của sụn khớp và đĩa đệm
(ở cột sống cổ), phối hợp với những
thay đổi ở phần xương dưới sụn và
màng hoạt dịch [4].
Hình 1.4. Hình ảnh cắt ngang của thoi hóa
cột sống cổ [42]
1.3.2. Triệu chứng lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng của thoái hoá cột sống cổ rất đa dạng, biểu hiện ở

nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, gồm 5 hội chứng:
* Hội chứng cột sống cổ:
Đau cột sống cổ cấp hoặc mạn tính, có thể kèm theo cảm giác cứng
gáy, đau ê ẩm khi ngủ dậy. Bệnh nhân bị hạn chế vận động cột sống cổ khi
bệnh chuyển thành mạn tính hoặc có điểm đau ở cột sống cổ khi nghiêng đầu
về bên đau.
* Hội chứng rễ thần kinh cổ:
Thường gặp khi tổn thương rễ C
V
và C
VI
. Bệnh nhân đau vùng gáy âm
ỉ, tăng từng cơn, có thể lan lên vùng chẩm, xuống vai, cánh tay kèm theo tê



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
13
một vùng ở cánh tay, cẳng tay, ngón tay Nguyên nhân do các gai xương ở
mỏm móc hoặc mỏm khớp trên của khớp gian đốt sống làm hẹp lỗ gian đốt
sống, chèn ép vào rễ thần kinh ở đó.
* Hội chứng động mạch đốt sống (Hội chứng giao cảm cổ Barré- Líeou):
Đau đầu vùng chẩm và chóng mặt từng cơn do thiếu máu ở động mạch
đốt sống và động mạch sống nền, có thể có ù tai, ve kêu trong tai, rung giật
nhãn cầu, mờ mắt, giảm thị lực, dị cảm ở hầu họng
* Hội chứng thực vật dinh dưỡng:
Tùy theo mức độ thoái hoá mà biểu hiện lâm sàng khác nhau: đau
thường xuất phát từ tổ chức dây chằng, gân, màng xương và tổ chức cạnh
khớp. Có thể có biểu hiện: đau đĩa đệm cổ (đau vùng gáy liên tục hoặc từng

cơn, co cứng gáy, hạn chế vận động cột sống cổ ), hội chứng cơ bậc thang
(co cứng các cơ ở cổ, đau như kim châm dọc mặt trong cánh tay lan đến ngón
4, 5), viêm quanh khớp vai - cánh tay, hội chứng vai bàn tay hoặc các hội
chứng nội tạng khác
* Hội chứng chèn ép tuỷ cổ:
Đây là biểu hiện lâm sàng nặng nhất của THCSC, do các gai xương
mọc ở phía sau thân đốt chèn ép vào phần trước tủy, bệnh nhân có dấu hiệu
liệt cứng nửa người hoặc tứ chi tăng dần [4], [27], [31].
1.3.3. Cận lâm sàng:
Chụp X quang quy ước là xét nghiệm đầu tiên khi lâm sàng có biểu
hiện của THCSC, X quang chụp ở tư thế thẳng, nghiêng, chếch 3/4 phải, trái.
- Phim thẳng: thấy rõ từ C
III
đến đốt sống ngực đầu tiên, bờ bên đốt C
V

và C
VI
có hình chồng lên của sụn giáp trạng, các sụn này đôi khi có vôi hóa. Ở
C
III
có hình xương móng chồng lên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
14
- Phim nghiêng: thấy rõ từ C
I
đến C
VI

, C
VII
hoặc D
I
. Việc thấy C
VII

hoặc D
I
sẽ phụ thuộc vào sự chồng lên của vai nhiều hay ít. Các mỏm gai có
kích thước khác nhau, mỏm gai C
II
và C
VII
là dài hơn cả.
- Phim chếch: thấy được hình các lỗ liên hợp, các lỗ này bình thường
có hình bầu dục [4], [13], [19], [27], [31].
* Trên phim X quang quy ước có các hình ảnh thường gặp sau:
- Thay đổi đường cong sinh lý đơn thuần: cột sống thẳng hoặc ưỡn quá mức.
- Mọc gai xương, mỏ xương: gai mọc ở phần tiếp giáp giữa xương, sụn,
ở rìa ngoài của thân đốt sống, gai xương có hình thô, dày đậm, hình móc có
thể ở phía trước hoặc phía sau thân đốt sống [4], [13].
- Hẹp lỗ liên đốt: đường kính lỗ gian đốt sống bình thường khoảng
5mm, lỗ C
II
- C
III
có kích thước nhỏ hơn nơi khác [4], [13], [19].
- Đặc xương dưới sụn: tăng mật độ bờ xương ở dưới sụn, nơi thân
xương tiếp giáp với đĩa đệm [13], [19], [27].

- Mờ, hẹp khe khớp đốt sống: khi đĩa đệm bị thoái hóa hoặc thoát vị
chiều cao khoang gian đốt sẽ giảm, khe không đồng đều, bờ không đều. Bình
thường khoảng cách giữa các thân đốt sống bằng 1/4 - 1/6 chiều cao thân đốt
sống [13], [31].
Trên phim X quang quy ước, đĩa đệm là phần không cản quang nên
không nhìn thấy trực tiếp đĩa đệm, chỉ có thể đánh giá gián tiếp thông qua
những hay đổi của khoang gian đốt sống và các đốt sống kế cận. Vì vậy, đây
là hình ảnh của THCSC giai đoạn muộn [4].
* Chụp cắt lớp vi tính: có thể phát hiện hầu hết các chi tiết của đốt
sống, hẹp lỗ gian đốt sống, các tổ chức gây hẹp, mức độ hẹp.
* Chụp cộng hưởng từ động mạch đốt sống: cho biết chính xác vị trí,
hình dạng của các biến đổi bệnh lý do quá trình THCSC gây ra, hình ảnh
động mạch đốt sống bị đè đẩy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
15
1.4. Tình hình nghiên cứu về thoi ho cột sống cổ
1.4.1. Trên thế giới
Thoái hóa cột sống cổ thường gặp ở người trung, cao tuổi. Đây là một
trong những bệnh rất phổ biến không kể nghề nghiệp, giới tính. Theo
Dellerud thoái hóa cột sống cổ thường gặp ở các nước phương Tây ảnh hưởng
tới 80% dân số trong thời gian của đời người. Ngày nay, trong thời đại công
nghiệp hóa, hiện đại hóa hoạt động của con người đòi hỏi cường độ lao động
ngày càng cao và phức tạp hơn nên các bệnh lí về thoái hóa cột sống cổ có
chiều hướng ngày càng gia tăng (trích dẫn từ [25]).
Thoái hóa cột sống cổ là bệnh thường gặp trong đó đau là triệu chứng
chủ yếu, thường xuyên và nổi bật nhất.
Theo Schmorl và Junghann, khoảng 90% nam giới trên 50 tuổi và nữ
giới trên 60 tuổi có biểu hiện trên X quang thoái hóa cột sống cổ [25].

Năm 1926, hội chứng động mạch đốt sống được Barre' mô tả lần đầu
tiên. Năm 1928, hội chứng này được Líeou mô tả tỉ mỉ hơn [41].
Năm 1935, H. Naffziger đã mô tả hội chứng cơ bậc thang do chèn ép
vào đám rối thần kinh cánh tay, đau như kim châm dọc mặt trong cánh tay lan
đến ngón 4, 5 [42].
Đến Sahlgrem (1944), Inman và Saunders (1947) đã chứng minh được
sự lan rộng của đau kèm theo sự kính thích của màng xương và các dây chằng
do nguyên nhân đầu tiên là hư xương sụn cột sống cổ (CSC) [41].
Năm 1948, Stein Brocker đã mô tả hội chứng vai bàn tay và giải thích
đây là một quá trình rối loạn thực vật, loạn dưỡng gây nên bởi những biến đổi
thoái hóa xảy ra ở các đĩa đệm cổ kèm theo những rối loạn thần kinh, mạch
máu [41].
Năm 1950, Clarke và Robinson nghiên cứu các triệu chứng chèn ép
tuỷ, các biến đổi về mạch máu và thoái hoá đi kèm [41], [42].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
16
Năm 1964, Vereshchagin nhận thấy trong tổn thương động mạch đốt
sống thì 65% là tổn thương ở phần ngoài sọ [42].
Năm 1980, bệnh lí rễ tủy của cột sống cổ được xác định là do lắng đọng
các tinh thể calcium pyrophosphate ở dây chằng vàng [4].
Năm 1989, Lestini và Wiesel đã xác định bệnh tuỷ thoái hoá cột sống
cổ là biểu hiện nghiêm trọng nhất của thoái hoá cột sống cổ và là nguyên nhân
phổ biến nhất của bệnh tuỷ sống ở tuổi 60 [42].
1.4.2. Tại Việt Nam
Thoái hóa cột sống cổ là tổn thương hay gặp nhất của cột sống cổ và
đứng hàng thứ hai sau thoái hoá cột sống thắt lưng trong bệnh lý thoái hoá cột
sống [4].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Nghiên số bệnh nhân đau cột sống

do tắc nghẽn có thoái hoá chiếm 16,83% [34].
Trần Ngọc Ân đã tổng kết tại khoa cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai
Hà Nội trong 10 năm thấy các bệnh về thoái hoá chiếm 10,41%, trong đó 2/3
thoái hoá cột sống. Vị trí của thoái hóa các khớp là: thoái hóa cột sống thắt
lưng 31%, thoái hóa cột sống cổ 14%, nhiều đoạn cột sống 7%, gối 13%,
háng 8%, ngón tay 6%, các khớp khác 20% [4].
Năm 2003, Phan Kim Toàn và Hà Hoàng Kiệm nghiên cứu triệu chứng
lâm sàng, hình ảnh X quang và kết quả điều trị THCSC bằng phương pháp
kéo giãn, tác giả thấy rằng: tỉ lệ nữ nhiều hơn nam (tỉ lệ nữ: nam là 3:2), lứa
tuổi hay gặp là 30 - 50 (75%), hội chứng rễ thần kinh cổ 80%, đau cạnh cột
sống và tại cột sống là 87,5%, hình ảnh X quang mọc gai xương, mỏ xương là
67,5%, tổn thương ở đoạn cổ dưới là 87,5% [44].
Năm 2003, Trần Tử Phú Anh tiến hành so sánh điều trị đau cổ vai có
THCSC bằng các phương pháp vật lý trị liệu và bằng phương pháp dùng
thuốc, tác giả thấy rằng: tỉ lệ nam và nữ là tương đương nhau; nghề nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
17
cán bộ chiếm tỉ lệ cao nhất (59,4%); bệnh nhân không ảnh hưởng chức năng
sau 2 tuần điều trị bằng thuốc là 18,8%, vật lí trị liệu đơn thuần là 31,1%;
không hạn chế tầm vận động khớp là 81,2% [3].
Năm 2004, Lưu Thị Hiệp khảo sát điều trị THCSC bằng phương pháp
châm cứu kết hợp kéo giãn cột sống cổ, thấy rằng: không còn triệu chứng đau
ở nhóm kéo giãn và châm cứu là 69,3%; nhóm dùng thuốc là 67,0% [24].
Năm 2006, Trần Nguyễn Phương [39]: đánh giá điều trị bệnh nhân
THCSC bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy Eltrac 471 cho kết
quả: nghề nghiệp cán bộ chiếm tỉ lệ cao nhất là 42,1%; tỉ lệ bệnh nhân đến
muộn trên 3 tháng là 46,6%; hội chứng giao cảm cổ là 12,3%; dấu hiệu X
quang hẹp khe khớp là 54,3%.

Năm 2008, Nguyễn Thị Thắm [41]: đánh giá hiệu quả điều trị đo cổ vai
gáy trong thoái hoá cột sống cổ bằng một số phương pháp vật lý trị liệu kết
hợp vận động trị liệu, kết quả là: đau tại cột sống và cạnh sống (84,5%); đau
cột sống cổ mạn tính (79,3%); dấu hiệu X quang thường gặp: mỏ xương, gai
xương (94,8)%, vị trí tổn thương hay gặp ở C
IV
đến C
VII
; mức cải thiện đau:
không đau (70,7%); mức cải thiện chức năng sinh hoạt: không ảnh hưởng
82,8%; mức cải thiện tầm vận động khớp: không hạn chế (87,9%); kết quả
điều trị tốt (70,7%); khá (29,3%).
Năm 2008, Phạm Văn Minh khi đánh giá hiệu quả điều trị thoái hóa cột
sống cổ bằng máy kéo giãn, thấy rằng: tỉ lệ bệnh nhân nữ gặp nhiều hơn nam
(64,9% và 35,1%); hội chứng giao cảm cổ 12,3%; dấu hiệu X quang hẹp khe
khớp 54,3%; nhóm bệnh nhân sử dụng kéo giãn tốt hơn nhóm không kéo giãn [32].
Tại Thái Nguyên, năm 2008, Vi Quốc Hoàng, Trần Văn Tuấn, Dương
Minh Thu: nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh chụp X quang đốt sống
cổ trên bệnh nhân đau vai gáy, các tác giả thấy rằng: lứa tuổi 50 - 59 chiếm tỉ
lệ cao nhất (42%), nữ giới có tỉ lệ mắc cao hơn nam giới (66% và 34%), khởi

×