Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

CÁCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP KHI SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI TRONG CHƯƠNG III VÀ IV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.79 KB, 24 trang )

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
TÊN SÁNG KIẾN
CÁCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
KHI SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
TRONG CHƯƠNG III VÀ IV- SINH HỌC 6
MÔN: SINH HỌC
KHỐI LỚP: 6
NHẬN XÉT CHUNG







ĐIỂM THỐNG NHẤT
Bằng số:
Bằng chữ:
Giám khảo số 1:
Giám khảo số 2:
1
NĂM HỌC: 2011-2012
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG

TÊN SÁNG KIẾN:
CÁCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP KHI SỬ DỤNG THÍ
NGHIỆM HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI TRONG CHƯƠNG III VÀ IV


Môn :


Tên tác giả :
Xác nhận của nhà trường, ký, đóng dấu
2
Số phách
(Do CT hội đồng
chấm SKKN TP
ghi)
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HẢI DƯƠNG
TÊN SÁNG KIẾN:
CÁCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
KHI SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
TRONG CHƯƠNG III VÀ IV-SINH HỌC 6

MÔN : SINH HỌC
KHỐI LỚP: 6
ĐÁNH GIÁ HỘI ĐỒNG CẤP THÀNH PHỐ
(Nhận xét, xếp loại, ký đóng dấu)







Tên tác giả :
Đơn vị công tác :
3
Số phách
Hội đồng cấp tỉnh ghi


PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
I- BỐI CẢNH, LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong những năm qua ngành giáo dục nước ta đã đồng loạt triễn
khai việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích
cực, sáng tạo của người học. Định hướng này nhằm mục đích đào tạo ra
những con người năng động, sáng tạo, thích ứng trong cuộc sống lao
động sau này. Như vậy phương pháp dạy học không chỉ là phương tiện
để chuyển tải nội dung mà còn được coi như là một nội dung học tập.Cốt
lõi của việc dạy và học hiện nay là hướng tới hoạt động học tập chủ động
của học sinh. Học sinh không chỉ tiếp nhận một cách thụ động những tri
thức sẵn có mà phải tự học, tự phát hiện, tự nhận thức, tự khám phá tìm
tòi các tri thức và giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của
giáo viên. Một thực tế cho thấy sự đổi mới phương pháp diễn ra chạm
chạp và chưa triệt để, có nhiều giáo viên khó thay đổi cách dạy học đã
trở thành thói quen của họ. Là giáo viên giảng dạy lâu năm đứng trước
yêu cầu mới của giáo dục, tôi thấy mình cần phải có sự thay đổi mạnh
mẽ mới thích ứng kịp thời với sự đổi mới và hoàn thành trách nhiệm của
một giáo viên trong giai đoạn hiện nay. Với suy nghĩ như vậy trong quá
trình giảng dạy cũng như khi dự giờ của các đồng nghiệp, tôi luôn quan
tâm đến phương pháp dạy theo hướng đổi mới.
Với đặc thù của môn sinh học là khoa học thực nghiệm vì vậy
phương pháp quan sát, thực hành, thí nghiệm là những phương pháp đặc
trưng của bộ môn để tích cực hóa hoạt động của học sinh. Trong đó tôi
tâm đắc nhất với phương pháp thí nghiệm nên đã dành nhiều thời gian
nghiên cứu tìm hiểu cũng như thực hiện trong khi giảng dạy ở các lớp:
Vừa dạy vừa thử nghiệm ở chương I và II với tất cả các lớp.Nghiên cứu
cụ thể trong chương III và IV ở lớp thực nghiệm và so sánh với lớp đối
chứng.Sau đó áp dụng với các chương còn lại của chương trình sinh học
6 ở tất cả các lớp tôi dạy. Sau một thời gian thực hiện, tôi thấy cách tổ

chức hoạt động cho học sinh khi làm thí nghiệm khác nhau sẽ có những
4
hiệu quả rất khác nhau. Qua kinh nghiệm bản thân tôi mạnh dạn đưa
sáng kiến kinh nghiệm:
"Cách tổ chức hoạt động học tập khi sử dụng thí nghiệm hình thành
kiến thức mới trong chương III và IV- sinh học 6".
để trao đổi cùng đồng nghiệp và có thêm kinh nghiệm cho bản thân.

II-PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
1) Phạm vi nghiên cứu:
Cách tổ chức hoạt động học tập cho học sinh khi sử dụng thí nghiệm để
hình thành kiến thức mới trong chương III và IV-Sinh học 6
2) Đối tượng áp dụng
Học sinh lớp 6
-Lớp thực nghiệm : 6A,6B
-Lớp đối chứng : 6C
III-MỤC TIÊU CỦA SKKN:
-Giúp giáo viên nắm chắc hơn cơ sở lí luận của phương pháp thí nghiệm
trong dạy học sinh học
-Cách thức tổ chức thí nghiệm cho học sinh theo hướng tích cực hóa hoạt
động học tập và giúp người học tiến gần đến cách nghiên cứu của các
nhà khoa học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học
-Qua các ví dụ minh hoạ trong SKKN giáo viên nhận xét được ưu,
nhược điểm của các biện pháp tổ chức hoạt động học tập, từ đó có sự lựa
chọn và vận dụng cho phù hợp với từng hoàn cảnh.
-Thông qua việc được làm thí nghiệm kích thích học sinh có lòng say
mê, hứng thú nghiên cứu khoa học và yêu thích bộ môn sinh học.
IV-NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU:
-Nghiên cứu những lý luận về vai trò của thí nghiệm sinh học trong dạy
học đối với sự phát triển tư duy của học sinh.

-Dạy học sinh làm thí nghiệm không chỉ ở các tiết học trên lớp mà còn
hướng dẫn để các em làm thí nghiệm ngoài giờ: Ở nhà hay trong vườn
sinh học
-Các thí nghiệm đều tổ chức theo phương châm tích cực hóa hoạt động
học tập,chủ yếu là học sinh thực hiện.
5
- Kết hợp mở rộng và nâng cao kiến thức ngay trong phạm vi của thí
nghiệm.
PHẦN II: NỘI DUNG

I- CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1) Khái niệm thí nghiệm:
Thí nghiệm là gây ra một hiện tượng, một sự biến đổi nào đó trong điều
kiện xác định để tìm hiểu, nghiên cứu, kiểm tra hay chứng minh.
Thí nghiệm là phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học vì vậy nó
được sử dụng trong dạy học sinh học.
2) Cấu trúc của thí nghiệm sinh học
Mỗi thí nghiệm sinh học được tạo thành bởi các thành phần sau:
2-1) Đối tượng thí nghiệm:
Đối tượng thí nghiệm sinh học là tổ chức của một hệ thống sống
Khi xây dựng thí nghiệm, một vấn đề quan trọng là phải trả lời được câu
hỏi : Thí nghiệm cần nghiên cứu cái gì? khi đó ta xác định được đối
tượng của thí nghiệm sinh học .
2-2) Mục đích của thí nghiệm:
Khi tiến hành thí nghiệm sinh học, người thực hiện thí nghiệm phải
định rõ mục đích cần đạt tới, đó là cơ sở để lựa chọn phương pháp cũng
như các chỉ tiêu theo dõi phù hợp.
2-3) Phương pháp thí nghiệm:
Là cách thức đạt tới mục đích.Trong thí nghiệm phải định rõ cách
thức tác động vào đối tượng, làm đối tượng bộc lộ những đặc điểm vốn

có của mình qua hiện tượng biểu hiện ra bên ngoài, từ đó người nghiên
cứu sẽ thu thập, xử lý để có được kết luận khoa học
2-4) Chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm:
Kết quả thí nghiệm là những biểu hiện của đối tượng thí nghiệm,
người thực hiện thu thập được theo các chỉ tiêu định trước và được xử lý
nhằm tìm ra dấu hiệu bản chất về khía cạnh đang nghiên cứu của đối
tượng.
2-5) Nhận xét kết quả thí nghiệm:
6
Từ kết quả thu được nêu ra lời nhận xét, chỉ ra các mối liên hệ, những
dấu hiệu bản chất, tính quy luật, từ đó khái quát hoá và được diễn đạt
bằng kết luận khoa học, việc làm này có ý nghĩa vô cùng lớn về mặt phát
triển tư duy, rèn luyện phương pháp làm việc khoa học.
3) Các loại thí nghiệm sinh học:
Căn cứ vào địa điểm đặt thí nghiệm người ta chia ra các loại thí nghiệm
sau: thí nghiệm ngoài đồng ruộng, thí nghiệm ở vườn trường và thí
nghiệm trong phòng.
Với học sinh THCS ở thành phố chỉ triễn khai 2 loại thí nghiệm là: thí
nghiệm ở vườn trường và thí nghiệm trong phòng.
4) Phương pháp sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh
học.
4-1) Sử dụng thí nghiệm để hình thành kết luận khoa học.
Khi thực hiện mỗi thí nghiệm thì hiệu quả của nó tuỳ thuộc vào định
hướng khai thác và cách sử dụng. Bản thân trong mỗi thí nghiệm đều
chứa đựng tiềm năng về kết luận khoa học, rèn luyện kỹ năng thiết kế thí
nghiệm và quy nạp thực nghiệm. Để khai thác được tiềm năng của thí
nghiệm trong dạy học, tuỳ theo mục tiêu của dạy học khác nhau mà có
cách khai thác tương ứng.
Sử dụng thí nghiệm để hình thành kết luận khoa học được hiểu là trong
quá trình dạy học, giáo viên sử dụng thí nghiệm như là một phương tiện

để tổ chức học sinh hoạt động học tập, từ kết quả thí nghiệm dưới sự
hướng dẫn của giáo viên, học sinh được tập dượt, làm quen với việc xây
dựng những kết quả khoa học.
Với mục đích sử dụng thí nghiệm để hình thành kiến thức có thể cho học
sinh tự tiến hành thí nghiệm hoặc giáo viên biểu diễn thí nghiệm theo
hướng nghiên cứu.
4-2) Sử dụng thí nghiệm để rèn luyện kỹ năng thiết kế thí
nghiệm.
Thiết kế thí nghiệm được hiểu là từ mục đích thí nghiệm đã được xác
định, đề xuất đối tượng làm thí nghiệm, đề xuất phương pháp tiến hành
thí nghiệm sao cho có kết quả thu được là chính xác, phù hợp với mục
đích thí nghiệm, đề xuất các chỉ tiêu cần theo dõi và thu lại được, nêu
được dự kiến cần kết quả thí nghiệm.
7
4-3) Sử dụng thí nghiệm để rèn luyện kỹ năng quy nạp - Thực
nghiệm.
Quy nạp thực nghiệm là từ kết quả và nhận xét kết quả thí nghiệm, người
nghiên cứ tìm ra được dấu hiệu chung và bản chất phát biểu thành kết
luận khoa học, điều này đồng nghĩa với phương pháp quy nạp trong tư
duy.
Rèn luyện kỹ năng quy nạp thực nghiệm là tập dượt rèn luyện cho học
sinh xây dựng kết luận khoa học từ những dữ liệu thu được qua thí
nghiệm.
Trong đề tài này tôi chỉ đề cập đến phương pháp thí nghiệm để hình
thành kết luận khoa học ( tức là hình thành kiến thức mới cho học sinh).
II- BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1) Điều tra sư phạm:
-Điều tra về tình hình dạy môn sinh học của giáo viên ở trường và giáo
viên các trường đối với các bài có sử dụng thí nghiệm
-Điều tra thái độ của học sinh đối với các thí nghiệm sinh học, đưa ra

một số thí nghiệm cụ thể để tìm hiểu nguyện vọng, mong muốn của các
em được làm như thế nào?
-Dự giờ và trao đổi với đồng nghiệp về phương pháp tổ chức thí nghiệm
sinh học cho học sinh
- Kiểm tra cơ sở vật chất của nhà trường để biết được mức độ đáp ứng
cho việc tiến hành thí nghiệm.
2) Những thuận lợi - Khó khăn khi nghiên cứu đề tài.
2-1) Những thuận lợi:
-Bản thân đã được tập huấn về đổi mới phương pháp giảng dạy đã hiểu
được sử dụng thí nghiệm theo hướng tích cực là như thế nào?
- Được dự nhiều giờ của các đồng nghiệp nên có điều kiện học hỏi thêm
kinh nghiệm
-Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 6 các em rất hiếu động, rất thích
khám phá những cái mới, những điều chưa biết.
-Các thí nghiệm trong chương trình cũng không quá phức tạp, không tốn
nhiều kinh phí.
-Cơ sở vật chất nhà trường đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thí nghiệm
-Có nhiều tài liệu đã bàn về phương pháp dạy sinh học 6
2-2) Những khó khăn :
8
-Để tiến hành dạy được một thí nghiệm giáo viên phải có sự chuẩn bị
công phu về cơ sở vật chất, tổ chức học sinh…nên mất nhiều thời gian
-Một số thí nghiệm phải phụ thuộc vào thời tiết nên có thể không thành
công khi điều kiện thời tiết không thuận lợi
-Học sinh lớp 6 còn nhỏ, các em rất hiếu động, hay quên và không khéo
léo nên có thể làm đổ vỡ dụng cụ thí nghiệm hoặc làm sai điều kiện dẫn
đến thí nghiệm cũng không thành công.
3) Nghiên cứu lý thuyết:
Đọc các tài liệu liên quan đến cơ sở lý thuyết của đề tài để nắm
chắc phương pháp thí nghiệm trong dạy học:

-Tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học.
-Thiết kế bài học theo phương pháp tích cực
- Các tài liệu tham khảo về phương pháp dạy sinh học 6
-SGK, sách giáo viên sinh học 6.
Qua nghiên cứu tôi đã nắm được rõ các bước tổ chức thí nghiệm hình
thành kiến thức mới cho học sinh ở vườn trường và trong phòng thí
nghiệm như sau:
3-1) Các bước tiến hành thí nghiệm sinh học trong vườn trường
Bước 1: Chuẩn bị thí nghiệm:
Để tiến hành tốt thí nghiệm ở vườn trường cần chuẩn bị tốt các yêu cầu
sau:
+cơ sở vật chất của vườn trường phải đảm bảo đủ điều kiện cho cây phát
triển.
+ GV phải chuẩn bị giống, công cụ và hướng dẫn học sinh xây dựng kế
hoạch thí nghiệm .
-Phải đưa ra mục đích yêu cầu thí nghiệm ,địa điểm đặt thí nghiệm
-Phân công rõ người chịu trách nhiệm: Thường chia học sinh theo nhóm
có tổ trưởng, tổ phó chịu trách nhiệm phân công các bạn theo dõi thường
xuyên .
-Phổ biến cách ghi chép và báo cáo, thời gian thực hiện từng khâu để
hoàn thành thí nghiệm.
Bước 2: Tiến hành thực hiện thí nghiệm:
+ Để nắm vững lý luận, tiết kiệm công sức, giáo viên cần gợi ý để tất cả
các em trong nhóm nghiên cứu tự sắp xếp thí nghiệm qua sơ đồ, sau đó
9
giáo viên phân tích, tổng kết và quyết định sơ đồ chính thức, dựa vào đó
học sinh tiến hành thí nghiệm .
+ Tuy các em trực tiếp tham gia thí nghiệm nhưng hiểu biết của các em
còn hạn chế, do đó giáo viên phải định kỳ gặp gỡ học sinh và hướng dẫn
các em tại khu thí nghiệm để giúp các em có những kỹ năng theo dõi, ghi

chép tình hình và số liệu thu được
Bước 3: Thu hoạch -Tổng kết thí nghiệm:
+Đây là khâu cuối cùng của thí nghiệm, nhận thức của học sinh có được
sâu sắc hay không phụ thuộc rất nhiều vào bước này.Do đó giáo viên cần
hướng dẫn học sinh tổng kết toàn bộ số liệu thành bảng số, tập nhận xét
rút ra kết luận từ bảng số đó.Cần hướng dẫn các em dựa vào sự diễn biến
tình hình ghi chép được để nhận xét, giải thích kết quả, rút ra kết luận
khái quát.
Thí nghiệm sinh học tiến hành trong vườn trường là những thí nghiệm
dài hạn, nghĩa là phải tiến hành trong thời gian dài mới thu được kết quả.
Ví dụ như thí nghiệm về sự dài ra của thân,thí nghiệm xác định chất tạo
thành trong quá trình quang hợp
3-2) Các bước tiến hành thí nghiệm sinh học trong phòng
Bước 1: Giáo viên nêu mục đích của thí nghiệm
Bước 2: Giáo viên và học sinh chuẩn bị các thiết bị cho thí nghiệm:
Dụng cụ, hóa chất
Bước 3: Học sinh tự tìm hiểu hoặc tìm hiểu dưới sự hướng dẫn của
giáo viên các thao tác tiến hành thí nghiệm, trình tự của các thao tác.
Bước 4: Học sinh tự tiến hành các thao tác thí nghiệm theo cá nhân
hoặc theo nhóm.Nếu là thí nghiệm biểu diễn của giáo viên thì học sinh
phải theo dõi các thao tác mà giáo viên tiến hành.
Bước 5: Học sinh khai thác kết quả thí nghiệm thu được, giải thích,
nhận xét và rút ra kết luận.
Giáo viên nhận xét và bổ sung và hoàn thiện kiến thức.
4-Các ví dụ minh họa:
Soạn giáo án trong đó có các thí nghiệm được soạn theo hướng nghiên
cứu của đề tài và tiến hành dạy đối với các lớp thực nghiệm.
Thí nghiệm 1:Thân cây dài ra là do bộ phận nào?(Bài 14: Thân
dài ra do đâu?)
a) Hướng dẫn HS làm ở vườn trường

10
Giáo viên chia lớp làm nhiều nhóm: 3- 4 học sinh làm một nhóm, cho
học sinh tiến hành làm thí nghiệm trước 14 - 17 ngày (vì cây thân gỗ nảy
mầm và ra lá chậm).
+ Gv nêu mục đích thí nghiệm:Tìm hiểu thân cây dài ra là do bộ phận
nào?
+ Chuẩn bị:
-Hạt của các cây mồng tơi, mướp, bí ngô, cam, bưởi, nhãn.
-Dụng cụ trồng cây.
-Thước đo chiều dài.
-Mẫu phiếu học tập để ghi kết quả thí nghiệm:
-Nhóm:
-Tên cây:
-Ngày gieo hạt:
-Ngày hạt nẩy mầm:
-Ngày cây ra lá thật thứ nhất:
-Ngày ngắt ngọn 3 cây(ngắt từ đoạn có 2 lá thật):
-Bảng kết quả trung bình của 3 cây ngắt ngọn và 3 cây không ngắt ngọn:
Nhóm cây Chiều cao(cm)
Mọc chồi ở nách

Ngay khi
ngắt ngọn
5 ngày sau khi
ngắt ngọn
Ngắt ngọn
Không ngắt ngọn
+ Phương pháp tiến hành thí nghiệm:
-Gv giao cứ 2 nhóm thí nghiệm 1 loại cây.
-Gv cho học sinh nêu cách tiến hành thí nghiệm.

-HS: Nêu cách làm như SGK, giáo viên bổ sung thêm và hướng dẫn học
sinh làm như sau:
-Gieo 10-15 hạt của các cây được giao vào khay trồng cây cho đến khi
cây ra lá thật thứ nhất.
-Chọn trong số các cây đã gieo lấy 6 cây cao bằng nhau.
-Khi cây ra lá thật thứ 2 thì ngắt ngọn 3 cây(ngắt từ đoạn có lá thật thứ 2)
11
-Đo chiều cao của 3 cây ngắt ngọn và 3 cây không ngắt ngọn lấy kết quả
trung bình ghi vào phiếu học tập.
-Tiếp tục chăm sóc để cây phát triển bình thường. Sau 5 ngày thì đo lại
chiều cao của 3 cây ngắt ngọn và 3 cây không ngắt ngọn lấy kết quả
trung bình ghi vào phiếu học tập.
-Quan sát thêm ở nách lá có hiện tượng mọc chồi hay không ghi kết quả
vào phiếu học tập.
-Gv cho 2 nhóm làm thêm thí nghiệm: Đo chiều cao của mình vào cây
thân gỗ đã lớn, đánh dấu vào thân cây và ghi lại chiều cao từ dưới gốc
cây đến chỗ đánh dấu. Sau 10 ngày đo lại chiều cao từ dưới gốc cây đến
chỗ đánh dấu ghi kết quả và so sánh với kết quả trước.
-Gv phải định kỳ gặp gỡ học sinh để giúp các em có những kỹ năng theo
dõi, ghi chép tình hình và số liệu thu được, chỉnh sửa những sai sót cho
học sinh kịp thời.
b) Hướng dẫn trong giờ học.
+ Gv nêu mục đích thí nghiệm:Tìm hiểu thân cây dài ra là do bộ phận
nào?
+ Chuẩn bị:
-Chậu thí nghiệm của các nhóm.
-Phiếu học tập ghi kết quả của mỗi nhóm.
+ Cách tiến hành:
- Gv yêu cầu 1 vài nhóm trình bày thí nghiệm đã làm: Nêu cách làm, báo
cáo kết quả (chú ý có nhóm làm thí nghiệm ở cây thân leo, có nhóm làm

thí nghiệm ở cây thân gỗ).
-Gv ghi kết quả của 1 số nhóm lên bảng:
Nhóm cây
(cây mướp)
Chiều cao(cm)
Mọc chồi ở nách

Ngay khi
ngắt ngọn
5 ngày sau khi
ngắt ngọn
Ngắt ngọn 10 10 có chồi dài
Không ngắt ngọn 15 25 không có chồi
Nhóm cây
(cây bưởi)
Chiều cao(cm)
Mọc chồi ở nách

Ngay khi 5 ngày sau khi
12
ngắt ngọn ngắt ngọn
Ngắt ngọn 7 7 có chồi nhỏ
Không ngắt ngọn 9 12 không có chồi
+Gv kiểm tra kết quả của các nhóm, thông báo cho cả lớp nhóm có kết
quả tốt nhất.
+Gv lưu ý:
Kết quả thu được của học sinh chưa phải là kiến thức cơ bản cần học mà
đây chỉ là cứ liệu qua đó rút ra kết luận, đó mới là nội dung học tập.Vì
vậy giáo viên phải trợ giúp học sinh bằng những câu hỏi để từ đó học
sinh hình thành kiến thức.Giáo viên phải cho học sinh tìm thấy những

điểm chung của các số liệu thu được.
-Gv:-Chiều cao của các cây ngắt ngọn trong các thí nghiệm như thế nào?
-HS: Các cây đều không cao thêm.
-Gv:-Chiều cao của các cây không bị ngắt ngọn trong các thí nghiệm như
thế nào?
-HS: Các cây đều cao thêm.
-Gv:- Từ kết quả so sánh chiều cao của các cây ngắt ngọn và các cây
không bị ngắt ngọn, em có nhận xét gì?
-HS: Các cây còn ngọn thì cao lên chứng tỏ cây dài ra là do phần ngọn.
-Gv cho nhóm làm thí nghiệm đo chiều cao của mình trên cây thân gỗ
báo cáo kết quả.
-HS:Chiều cao từ dưới gốc cây đến mốc đánh dấu không đổi.
> Khẳng định nhận xét: Thân cây dài ra là do phần ngọn.
-Gv:-Từ kiến thức đã học ở bài 8 "Sự lớn lên và phân chia tế bào",giải
thích vì sao có phần ngọn thì thân dài ra được?
-HS: Vì các tế bào ở mô phân sinh ngọn có khả năng phân chia tạo tế bào
mới.
-Gv:- So sánh sự dài ra của nhóm cây thân leo(mồng tơi, mướp, bí ngô)
và nhóm cây thân gỗ(bưởi, cam, nhãn).
-HS: Nhóm cây thân leo dài ra nhanh hơn nhóm cây thân gỗ.
-Gv:-Em có nhận xét gì về sự dài ra của các loại cây khác nhau?
-HS:- Các loại cây khác nhau thì sự dài ra của thân không giống nhau,
cây thân leo dài ra nhanh hơn cây thân gỗ.
-Gv:- Em có nhận xét gì về sự mọc chồi ở nách lá?
13
-HS: cây bị bấm ngọn thì ở nách lá mọc chồi
-Gv nói thêm: cây bị bấm ngọn thì mọc chồi sớm hơn và nhiều hơn so
với cây không bị bấm ngọn, người ta thường bấm ngọn trước khi cây ra
hoa.
-Gv có thể hỏi để học sinh giải thích và bổ sung thêm vì sao bấm ngọn

trước khi cây ra hoa.
-Với kết quả của bài thực hành học sinh có thể dễ dàng giải thích các
hiện tượng thực tế.
-Qua thí nghiệm giáo viên cho học sinh rút ra kết luận:
-Thân dài ra là do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
-Sự dài ra của các loại cây khác nhau thì không giống nhau.
Thí nghiệm 2: Sự vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan
(Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân)
Để làm thí nghiệm này GV hướng dẫn học sinh từng bước như sau:
a) Hướng dẫn HS làm ở nhà:
+ Gv nêu mục đích thí nghiệm:Tìm hiểu nước và muối khoáng được vận
chuyển trong thân qua loại mạch nào?
+ Chuẩn bị:
-2 cốc thủy tinh to
- Mực màu: Đỏ, tím, xanh
+ Phương pháp tiến hành thí nghiệm:
- Gv : -Quan sát hình 17.1 SGK trang 54. Em hãy nêu cách tiến hành thí
nghiệm?
- HS nêu :Cắt 2 cành hoa Hồng trắng, 1cành cắm vào cốc nước trắng,
1cành cắm vào cốc nước màu đỏ để ở nơi thoáng mát.Sau một thời gian
quan sát sự thay đổi màu sắc của cánh hoa.
-Gv:- Có thể chọn loại hoa khác được không? Cần có điều kiện gì?
-HS: Có thể chọn các loại hoa khác được chỉ cần hoa đó có màu trắng để
quan sát dễ dàng VD: Hoa huệ, hoa lan, hoa cúc, hoa nhài
-Gv:- Muốn biết nước và muối khoáng được vận chuyển lên lá ta làm
như thế nào ?
-Gv gợi ý để HS nêu được: Cắt 2 cành lá ( cành dâu, hoặc cành dâm
bụt ) làm thí nghiệm giống như cành hoa.
-Gv:- Quan sát sự thay đổi màu sắc ở lá như thế nào?
- Gv gợi ý để HS nêu được: quan sát màu của gân lá

14
+ Sau khi học sinh nắm được cách làm giáo viên chia học sinh theo
nhóm và phân công công việc cho từng nhóm: có nhóm làm hoa hồng,
nhóm làm hoa cúc, nhóm làm cành dâu yêu cầu học sinh về nhà làm thí
nghiệm trước ở nhà, quan sát và ghi lại sự thay đổi màu sắc ở cánh hoa
và gân lá.
-Gv cho học sinh chuẩn bị giờ trước, giờ sau mang đi học.
b) Hướng dẫn trong giờ học.
+Gv nêu mục đích của thí nghiệm: Tìm hiểu nước và muối khoáng được
vận chuyển trong thân qua loại mạch nào?
+Chuẩn bị:
-2 cốc thủy tinh ( Một cốc đựng nước trắng, một cốc đựng nước màu)
có cắm cành hoa hoặc cành lá mà các em đã làm ở nhà.
-Dao con sắc
-Kính lúp cầm tay cho các nhóm
-1 Kính hiển vi cho Gv
+ Gv yêu cầu 1 nhóm trình bày thí nghiệm đã làm ở nhà: nêu cách làm,
báo cáo kết quả (mô tả màu sắc của cánh hoa hoặc gân lá trước và sau thí
nghiệm và so với màu sắc của dung dịch) các nhóm khác bổ sung và báo
cáo kết quả.
-Gv kiểm tra kết quả của các nhóm, so sánh và thông báo cho cả lớp
nhóm có kết quả tốt nhất.
-Gv cho học sinh xem thí nghiệm đã chuẩn bị của cô trên cành mang hoa
và cành mang lá.
-Gv yêu cầu học sinh cắt một lát mỏng qua cành hoa hoặc lá đã chuyển
màu tuỳ theo sự chuẩn bị của nhóm,quan sát và ghi kết quả.
-HS tiến hành làm và quan sát chỗ bắt màu ở thân bằng kính lúp, thảo
luận nhóm để xác định bộ phận bị bắt màu.
-Gv làm tiêu bản trên kính hiển vi và gọi một vài học sinh lên quan sát
để xác định và gọi tên phần bị nhuộm màu ở thân.Có thể vẽ lên bảng cho

cả lớp theo dõi.
-Gv yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi:
- Bộ phận nào của thân đã bị nhuộm màu?
-Nước và muối khoáng được vận chuyển qua phần nào của thân?
-Đại diện 1-2 nhóm trả lời,nhóm khác bổ sung.
-Gv nhận xét đánh giá nhóm có câu trả lời tốt, đối chiếu với kết quả hình
vẽ trên bảng để khẳng định kết luận:
15
Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ
Thí nghiệm 3: Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh
sáng.(Bài 21: Quang hợp)
a) Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm ở vườn trường:
+Gv nêu mục đích thí nghiệm: Xác định chất mà lá chế tạo được khi có
ánh sáng.
+Chuẩn bị:
- Hạt cây đậu, mướp, hay dây khoai lang
-Dụng cụ trồng cây
-Băng giấy đen hoặc giấy thiếc; giấy kính trong
- Chậu trồng cây
+ Cách tiến hành:
-Gv hướng dẫn học sinh làm như sau:
-Gieo hạt đậu, mướp, hay trồng dây khoai lang vào chậu. Cho đến khi
cây mọc được 3-4 lá thật hoặc dây khoai lang bén rễ thân mọc dài ra 15-
20 cm.
-Đặt chậu cây thí nghiệm vào trong tối khoảng 2-3 ngày
-Bịt 1 phần lá định làm thí nghiệm bằng giấy đen hoặc giấy thiếc ở cả 2
mặt rồi đưa chậu cây ra nắng gắt từ 6-8 giờ trước khi tiến hành thí
nghiệm trong phòng.
-Gv cho 1 nhóm làm thêm thí nghiệm bịt 1 phần lá khác nữa không phải
bằng giấy đen mà bằng giấy kính trong.

b) Hướng dẫn trong giờ học.
+Gv nêu mục đích thí nghiệm: Xác định chất mà lá chế tạo được khi có
ánh sáng.
+Chuẩn bị:
-Cốc thủy tinh 250 ml,ống nghiệm, giá thí nghiệm, vòng kiềng, lưới
amiăng,đèn cồn, đĩa petri
-Dung dịch iốt
-Lá cây làm thí nghiệm của các nhóm (đã làm trước ở vườn trường).
+ Cách tiến hành:
-Trước hết giáo viên nhỏ dung dịch iốt vào 1 lát khoai tây (hay khoai
lang ) có nhiều tinh bột cho học sinh quan sát và nhận xét.
16
-HS nêu được chỗ nhỏ dung dịch iốt chuyển thành màu xanh tím.
-Gv kết luận : dung dịch iốt chính là thuốc thử tinh bột.
-Gv cho học sinh quan sát thí nghiệm hình 21.1 .
-Gọi học sinh nêu cách làm thí nghiệm:
Học sinh nêu cách làm:
- Cho lá vào ống nghiệm đổ cồn vào đó cho ngập lá, đặt ống nghiệm vào
cốc nước rồi đun sôi cách thủy trên ngọn lửa đèn cồn khoảng 10-15 phút,
để tẩy hết chất diệp lục của lá.
-Rửa sạch lá bằng nước ấm.Bỏ lá vào cốc đựng thuốc thử tinh bột(dung
dịch iốt), rồi đặt lá vào đĩa petri.
-Gv nhận xét, bổ sung.
-Gv lưu ý học sinh : trước khi đun cách thủy nên bỏ lá cây vào nước sôi
khoảng 30 giây hoặc lâu hơn một chút tùy loại lá để làm chết tế bào chất,
phá hủy men và ngăn cản sự biến đổi hóa học tiếp tục,đồng thời làm tế
bào dễ thấm dung dịch iốt hơn.
-Gv yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm, quan sát sự biến đổi màu ở
các phần lá thí nghiệm, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi ở phần lệnh
trong SGK.

-Gv đi từng nhóm kiểm tra việc làm thí nghiệm của học sinh nhất là việc
đặt kiềng đun cách thủy.
-Kết thúc phần thí nghiệm giáo viên yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả .
Trả lời câu hỏi:
- Bịt lá thí nghiệm bằng giấy đen nhằm mục đích gì?
-HS: Bịt lá thí nghiệm bằng giấy đen để ngăn ánh sáng chiếu vào lá.
-Phần nào của lá chế tạo được tinh bột? Vì sao em biết?
-HS: Phần lá không bịt giấy đen chế tạo được tinh bột vì ở chỗ đó khi
nhúng lá thí nghiệm vào dung dịch iốt nó có màu xanh tím.
-Phần lá bị bịt bằng giấy đen có màu vàng nâu chứng tỏ tinh bột không
được tạo thành do không có ánh sáng.
-Gv có thể nêu vấn đề phần bị bịt bằng giấy đen tinh bột không được tạo
thành do thiếu ánh sáng hay do khí CO
2
bị ngăn cản không vào trong lá
được?
-Gv để thời gian cho học sinh tranh luận sau đó giáo viên cho nhóm làm
thí nghiệm bịt lá bằng giấy kính trong (ánh sáng vẫn chiếu được lên lá)
báo cáo kết quả: phần lá bịt bằng giấy kính trong tinh bột vẫn tạo thành
17
bình thường >điều đó chứng tỏ giấy bịt không ảnh hưởng gì đến việc
lấy khí CO
2
của lá.
-Qua thí nghiệm này ta có thể kết luận điều gì?
-HS trả lời, nhóm khác bổ sung >Kết luận:
Lá cây chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng
Thí nghiệm 4: Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế
tạo tinh bột .(Bài 21: Quang hợp)
a) Hướng dẫn học sinh làm trước:

- Thí nghiệm này giáo viên cần chọn 6 học sinh chia làm 3 nhóm cho các
em làm trước giờ học 4-5 tiếng ở phòng thực hành.
+Gv nêu mục đích thí nghiệm: Xác định chất khí thải ra trong quá trình
lá chế tạo tinh bột.
+Chuẩn bị:
-Cốc thủy tinh 250ml, phễu thủy tinh, ống thí nghiệm sinh học, rong đuôi
chó, giấy đen.
+Cách tiến hành:
-Gv cho học sinh đọc thông tin và quan sát hình 21.1 để HS nắm được
cách làm.
-Gv: Bổ sung thêm để học sinh nắm được cách làm thí nghiệm:
-HS: Cho nước lã vào 2 cốc thủy tinh A, B. Cho rong đuôi chó vào đáy
cốc rồi úp phễu thủy tinh lên đó.đổ đầy nước vào ống nghiệm, bịt chặt
ngón tay vào miệng ống,dốc ngược rồi úp vào cuống phễu.
-Cốc A đưa vào chỗ tối hoặc bịt bằng giấy đen.
-Cốc B đặt trước ngọn đèn điện hoặc trời nắng thì đưa ra ngoài ánh nắng.
-Gv lưu ý học sinh :
-Khi làm phải kê cho miệng phễu không nằm sát đáy cốc
-Không cho bọt khí lọt vào ống nghiệm khi chứa đầy nước.
-Gv yêu cầu học sinh ghi mực nước ở 2 ống nghiệm .
b) Hướng dẫn trong giờ học:
+Gv nêu mục đích thí nghiệm: Xác định chất khí thải ra trong quá trình
lá chế tạo tinh bột.
+Chuẩn bị:
-Cốc thủy tinh 250ml, phễu thủy tinh, ống thí nghiệm sinh học, rong đuôi
chó, giấy đen.
-6 cốc thí nghiệm của 3 nhóm đã làm trước.
-Bật lửa, que đóm, Natri bicacbonat.
18
+ Cách tiến hành:

-Gv cho học sinh đọc thông tin và quan sát hình 21.1 để học sinh nắm
được cách làm.
-Gv yêu cầu HS nêu cách làm:-HS nêu cách làm, giáo viên bổ sung
thêm vì cách làm có khác SGK 1 chút để lượng khí thu được nhiều hơn.
-Gv cho 1 học sinh thực hiện các thao tác đó trước lớp để cả lớp nắm
được cách làm.
-Để học sinh quan sát được hiện tượng khí thoát ra, giáo viên sử dụng
thí nghiệm của các nhóm đã chuẩn bị trước.
-Gv lưu ý học sinh :-Để tăng thêm lượng khí CO
2
trong nước ta cho vào
nước một ít Natri bicacbonat.
-Gv yêu cầu đại diện 1 nhóm đã làm trước báo cáo mực nước trong ống
nghiệm lúc đầu.
-Gv yêu cầu học sinh quan sát bọt khí thoát ra, nhận xét.
-HS:Từ cành rong trong cốc B có khí thoát ra, khí này đẩy mực nước
trong đáy ống nghiệm tụt xuống.
-Ống A không có hiện tượng gì mà mực nước cũng không thay đổi.
-Để xác định chất khí trong ống B giáo viên hướng dẫn học sinh lộn
ngược ống nghiệm trở lại, đưa tàn đóm còn đỏ vào ống nghiệm, quan sát
hiện tượng xảy ra, nhận xét .
-HS tiến hành làm, ghi kết quả và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi phần
lệnh trong SGK.
-Gv gọi học sinh trả lời câu hỏi: Cành rong trong cốc nào chế tạo được
tinh bột? Vì sao?
-Đại diện nhóm trả lời: Cành rong trong cốc B chế tạo được tinh bột vì
có đủ ánh sáng.
-Gv: Những hiện tượng nào chứng tỏ cành rong trong cốc đó đã thải ra
khí? Đó là khí gì?
-HS: Từ cành rong trong cốc B có khí thoát ra và đáy ống nghiệm ở cốc

B có chứa khí.
-Khí đó là khí oxy vì nó làm que đóm bùng cháy.
-Gv: Tại sao trong cốc A không có hiện tượng gì?
-HS: Vì cốc A bị bịt giấy đen, hoặc để trong tối nên không có ánh sáng,
cây không quang hợp được, không chế tạo tinh bột.
-Gv: Qua thí nghiệm em rút ra kết luận gì?
- HS trả lời, học sinh khác nhận xét,bổ sung >Kết luận:
19
- Trong quá trình chế tạo tinh bột, lá thải khí oxy.
-Từ kết luận này giáo viên hỏi để học sinh giải thích một số hiện tượng
thực tế.
Trên đây là một số ví dụ có tính chất minh họa, còn thực tế trong
chương III và IV còn nhiều bài có thể hướng dẫn học sinh làm thí
nghiệm theo hướng nghiên cứu của đề tài cũng rất thành công, đem lại
hiệu quả cao như: Thí nghiệm tìm hiểu chất hữu cơ trong cây được vận
chuyển nhờ loại mạch nào, thí nghiệm để biết được cây cần những chất
gì để chế tạo tinh bột, thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước qua
lá…. mà tôi đã thực hiện ở các lớp thực nghiệm.
III-KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
Sau khi tiến hành dạy chuyên đề ở 2 lớp thực nghiệm 6A, 6B của
trường trong 2 chương mà tôi lựa chọn, tôi đã kiểm tra khảo sát ở 2 lớp
thực nghiệm và 1 lớp đối chứng 6C với cùng đề kiểm tra trong 15 phút
Đề 1: Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước
và muối khoáng .
Đề 2: Làm thế nào biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng?
Kết quả khảo sát đề 1 như sau:
Lớp Sĩ số Điểm
< 5
Điểm
5 - 6

Điểm
6,5 - 7,5
Điểm
8 - 10
SL % SL % SL % Sl %
6A 40 3 7,5 7 17,5 13 32,5 17 42,5
6B 42 4 9,6 9 21,6 15 35,6 14 33,2
6C 41 8 19,2 17 42,4 10 24 6 14,4
Kết quả khảo sát đề 2 như sau:
Lớp Sĩ số Điểm
< 5
Điểm
5-6
Điểm
6,5-7,5
Điểm
8-10
SL % SL % SL % Sl %
6A 40 2 5 8 20 12 30 18 45
6B 42 4 9,6 7 16,8 17 40,4 14 33,2
6C 41 9 21,6 18 44,8 9 21,6 5 12
Đây là những câu hỏi trong SGK với loại câu này yêu cầu học sinh
phải mô tả lại các thí nghiệm.
20
Ở các lớp thực nghiệm học sinh trình bày đầy đủ, chính xác, rõ ràng hơn
vì các em tự tìm hiểu cách làm, tự tiến hành thí nghiệm và tìm hiểu các
vấn đề mở rộng hơn so với yêu cầu của SGK, các em được hoạt động
nhiều hơn nên nhớ lâu hơn, hiểu sâu hơn, kết quả cao hơn so với lớp đối
chứng chỉ dạy theo phạm vi kiến thức như hướng dẫn của SGK.
PHẦN III: KẾT LUẬN

I-BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
+Muốn tổ chức hoạt động cho học sinh thì giáo viên phải nắm
được quy trình sử dụng thí nghiệm trong trong dạy học sinh học.
Quy trình sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học là trình tự thực hiện
các thao tác hướng dẫn học sinh khám phá kiến thức, kỹ năng mới qua
nghiên cứu thí nghiệm.
Quy trình sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học như sau:
Bước 1: Nêu nhiệm vụ nhận thức
Thực chất là nêu rõ mục đích của thí nghiệm
Bước 2: Nêu phương pháp tiến hành thí nghiệm
Giáo viên gợi ý cho học sinh cách làm thí nghiệm để đạt được mục đích
bằng các câu hỏi, những chỉ dẫn, những yêu cầu để học sinh chỉ ra được
đối tượng chọn làm thí nghiệm, cách thức tiến hành thí nghiệm.
Bước 3: Nêu kết quả thí nghiệm
Tìm ra được những điểm biến đổi,những đặc điểm biểu hiện của đối
tượng khác so với trước khi tiến hành thí nghiệm.Tìm cách trình bày các
số liệu thu được sao cho nổi rõ mối quan hệ hay xu hướng vận động biến
đổi làm cơ sở đưa ra sự nhận xét sau này.
Bước 4:Nêu nhận xét kết quả và xác định mối liên hệ nhân quả
Giáo viên hướng dẫn, tổ chức để học sinh dựa vào kết quả thu được
(Số liệu hay hiện tượng) phát hiện mối quan hệ, phát hiện xu thế, khái
quát hóa những cứ liệu để tìm ra dấu hiệu bản chất.
Bước 5: Nêu kết luận khoa học
Giáo viên hướng dẫn để học sinh dựa vào những nhận xét ở kết quả thí
nghiệm, sử dụng những thuật ngữ khoa học để diễn đạt thành mệnh đề
khẳng định mang tính khoa học và phù hợp với mục đích thí nghiệm
+ Giáoviên phải hiểu được vai trò của thí nghiệm:
21
-Thí nghiệm sinh học là phương pháp nghiên cứu của khoa học
sinh học, nó đòi hỏi học sinh phải thực hiện một cách nghiêm túc, chính

xác, có như vậy những kết luận rút ra mới có độ tin cậy cao.
-Trong quá trình thực hiện thí nghiệm học sinh phải thực hiện
nhiều khâu liên hoàn nên học sinh phải nắm thật chắc cách làm thí
nghiệm và phải có sự hiểu biết nội dung thí nghiệm.
-Thí nghiệm sinh học có ưu thế hơn quan sát ở chỗ, người làm thí
nghiệm có thể chủ động thay đổi điều kiện quan sát giúp tìm hiểu sâu
hơn nguyên nhân, bản chất của hiện tượng nên những kết luận đưa ra có
sức thuyết phục cao hơn.
+ Giáoviên phải lưu ý những điều sau:
-Khi tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm giáoviên phải kết hợp
giữa nhiệm vụ học tập của bộ môn với nhiệm vụ phát triễn kinh tế của
địa phương.Nếu tách rời hai mặt này thì sẽ hạ thấp vai trò của thí nghiệm
sinh học.
-Quá trình hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm, giáo viên phải giúp
các em chu đáo từ xây dựng kế hoạch thí nghiệm đến theo dõi thí nghiệm
và báo cáo kết quả.
-Từ kết quả thí nghiệm để học sinh có thể rút ra được kết luận giáo
viên phải trợ giúp học sinh bằng những câu hỏi hay gợi ý để học sinh
có thể diễn đạt kết luận theo ngôn ngữ của mình, giáoviên chỉ ra những
điểm chưa chính xác để học sinh tự điều chỉnh lại cho phù hợp.
II-Ý NGHĨA, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TriÓn KHAI CỦA
SKKN :
-Thí nghiệm sinh học giúp học sinh đào sâu, mở rộng những kiến
thức đã học. Hệ thống hóa được kiến thức, biến kiến thức thành vốn
riêng của mình
-Tiến hành thí nghiệm sinh học sẽ rèn luyện cho học sinh những
đức tính cẩn thận, chính xác, khoa học, đặc biệt là phát triển tư duy trong
đó có tư duy lôgic, tư duy quy nạp.
-Thí nghiệm sinh học còn giúp học sinh làm chủ được kiến thức,
gây niềm tin sâu sắc cho bản thân, kết quả thu được làm tăng lòng say

mê, hứng thú học tập bộ môn sinh học cho học sinh .
-Đề tài này được áp dụng để giảng dạy môn sinh học lớp 6 và trên
cơ sở của đề tài có thể áp dụng để dạy môn sinh học nói chung vì sinh
22
học là khoa học thực nghiệm.Thí nghiệm sinh học là biện pháp, là con
đường mà các nhà khoa học đã làm để xây dựng lý thuyết khoa học.
-Cho học sinh được tiến hành thí nghiệm là cho các em được đi
theo con đường mà các nhà khoa học đã làm. Do vậy trong dạy học
không thể thiếu được việc dạy học sinh làm các thí nghiệm sinh học.
III- NHỮNG ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ:
-Để học sinh được làm các thí nghiệm sinh học thì nhà trường
phải có đủ cơ sở vật chất : Phòng thực hành bộ môn và các thiết bị phục
vụ cho thí nghiệm.
-Hiện nay một số thiết bị dạy học chất lượng không đảm bảo như
cốc thủy tinh rất rễ bị nứt vỡ khi đun nóng, lưỡi dao không sắc, nhanh bị
gỉ, chất lượng kính hiển vi chưa đạt yêu cầu….ảnh hưởng đến kết quả
học tập vì vậy chúng tôi đề nghị được cung cấp thiết bị dạy học đảm bảo
chất lượng hơn.
-Biên chế số học sinh mỗi lớp còn đông rất khó cho việc theo dõi của
giáo viên trong quá trình học sinh làm thí nghiệm.
Trên đây là những kinh nghiệm về "Cách tổ chức hoạt động học tập
khi sử dụng thí nghiệm hình thành kiến thức mới trong chương III và IV
- sinh học 6" mà tôi đã nghiên cứu và tiến hành giảng dạy trong những
năm vừa qua thực sự đã đem lại hiệu quả đáng kể, thể hiện ở niềm yêu
thích, sự say mê tìm tòi, sự trao đổi và tranh luận kiến thức của học sinh
đối với môn học.Chính vì kết quả như vậy mà tôi mạnh dạn báo cáo kinh
nghiệm này với mong muốn được trao đổi cùng các đồng nghiệp để phát
huy những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm và bổ sung những vấn
đề chưa nêu được trong đề tài này.Tôi rất mong được đón nhận những ý
kiến góp ý chân thành của các cấp và đồng nghiệp để đề tài này ngày

càng phát huy tác dụng tốt hơn nữa./.

Tôi xin chân thành cám ơn !

23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Đỗ Ngọc Đạt, 2000. Bài giảng lý luận dạy học hiện đại - NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
2- Trần Quý Thắng, 2008 Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học
môn Sinh Học THCS - NXB Giáo dục.
3- Nguyễn Cảnh Toàn, 2002. Học và dạy cách học.NXB Đại học sư
phạm Hà Nội
4- Sách giáo viên , sách giáo khoa Sinh học 6.NXB Giáo dục
24

×