ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH BIA HUẾ
Sinh viên thực hiện
Hồ Thị Thanh Nga
Lớp: K44A Kế toán – Kiểm toán
Giáo viên hướng dẫn
Th.s Nguyễn Quốc Tú
Huế, 2014
Lụứi Caỷm ễn
Vi tỡnh cm chõn thnh, cho phộp tụi c by t lũng bit n sõu sc n tt c
cỏc cỏ nhõn v cỏc c quan ó to iu kin giỳp tụi trong quỏ trỡnh hc tp v
nghiờn cu.
Li u tiờn, tụi xin by t lũng bit n n quý thy cụ ó dy d tụi trong quỏ
trỡnh hc tp. c bit, xin chõn thnh cỏm n Thc s Nguyn Quc Tỳ, ngi ó
hng dn tn tỡnh, y trỏch nhim tụi cú th hon thnh ti. Qua s hng dn
ca thy, tụi khụng ch hc c thy nhng kin thc b ớch m cũn l phng
phỏp nghiờn cu khoa hc, thỏi lm vic nghiờm tỳc.
Tụi cng xin by t lũng bit n n Ban lónh o trng i hc Kinh t Hu,
phũng ban chc nng ó trc tip hoc giỏn tip giỳp tụi trong quỏ trỡnh hc tp v
nghiờn cu.
Tụi xin chõn thnh cm n Phũng K toỏn cụng ty TNHH Bia Hu ó nhit
tỡnh giỳp tụi hon thnh tt ti ny.
Cui cựng, tụi xin chõn thnh cỏm n tt c ngi thõn, gia ỡnh v bn bố ó
nhit tỡnh giỳp , ng viờn trong sut thi gian hc tp, nghiờn cu ti.
Hu, ngy 17 thỏng 5 nm 2014
Sinh viờn thc hin:
H Th Thanh Nga
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC VIẾT TẮT iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU vii
PHẦN 1 - ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phạm vi nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu 3
PHẦN 2 - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 1-CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 4
HÀNG TỒN KHO 4
1.1. Các khái niệm 4
1.1.1. Khái quát về kế toán quản trị 4
1.1.1.1. Khái niệm 4
1.1.1.2. Chức năng 4
1.1.1.3. Mục tiêu 5
1.1.2. Khái quát về hàng tồn kho 5
1.1.2.1. Khái niệm 5
1.1.2.2. Đặc điểm của hàng tồn kho 5
1.2. Kế toán quản trị hàng tồn kho 6
1.2.1. Nhu cầu cung cấp thông tin cho công tác kế toán quản trị hàng tồn kho 6
1.2.1.1. Lập danh điểm vật tư, hàng hóa 6
1.2.1.2. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho 7
1.2.1.3. Phương pháp tính giá hàng tồn kho 8
1.2.1.4. Công tác quản lý hàng tồn kho 10
1.2.2. Chi phí liên quan đến hàng tồn kho 12
1.2.2.1. Chi phí tồn trữ (Ctt) 12
1.2.2.2. Chi phí đặt hàng (Cđh) 13
SVTH: Hồ Thị Thanh Nga
Trang i
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
1.2.2.3. Chi phí thiếu hụt 13
1.2.2.4. Chi phí mua hàng (Cmh) 14
1.2.3. Dự toán hàng tồn kho 14
1.2.4. Các báo cáo quản trị hàng tồn kho 17
1.2.4.1. Các báo cáo phục vụ cho quá trình kiểm soát 18
1.2.4.2. Các báo cáo phục vụ cho việc đánh giá 18
1.2.4.3. Các báo cáo phục vụ cho việc ra các quyết định 19
1.2.5. Tính mới của đề tài 19
CHƯƠNG 2-THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 19
HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH BIA HUẾ 19
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Bia Huế 20
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 20
2.1.1.1. Lịch sử hình thành 20
2.1.1.2. Quá trình phát triển 20
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ 21
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý 21
2.1.4. Một số các chỉ tiêu về nguồn lực của công ty 25
2.1.4.1.Tình hình sử dụng lao động 25
2.1.4.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn 27
2.1.4.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 31
2.1.5. Tổ chức công tác kế toán 35
2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán 35
2.1.5.2. Chế độ kế toán và hình thức kế toán 37
2.1.5.3. Các chính sách kế toán áp dụng 37
2.2. Thực trạng công tác kế toán quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH Bia Huế 38
2.2.1. Nhu cầu cung cấp thông tin cho công tác quản trị hàng tồn kho 38
2.2.1.1. Đặc điểm, phân loại và lập danh điểm hàng tồn kho của công ty 38
2.2.1.2 Phương pháp tính giá hàng tồn kho 41
2.2.1.3. Công tác quản lý hàng tồn kho 45
2.2.2. Công tác tổ chức lập dự toán liên quan đến việc hoạch định hàng tồn kho 48
2.2.2.1 Các phòng ban chức năng được huy động lập dự toán 48
2.2.2.2. Xây dựng định mức các chi phí sản xuất 48
2.2.2.3. Lập dự toán liên quan đến hàng tồn kho 50
2.2.3. Công tác đánh giá tình hình thực hiện dự toán 54
2.2.3.1. Đánh giá tình hình thực hiện 54
SVTH: Hồ Thị Thanh Nga
Trang ii
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
2.2.3.2.Các báo cáo kế toán liên quan đến hàng tồn kho 57
CHƯƠNG 3- GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH BIA HUẾ 58
3.1. Nhận xét chung về công tác kế toán tại công ty 58
3.2. Nhận xét về công tác kế toán quản trị hàng tồn kho 58
3.2.1 Ưu điểm 58
3.2.2. Nhược điểm 59
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán quản trị hàng tồn kho tại công ty 61
3.3.2. Về công tác quản lý hàng tồn kho 61
3.3.2.1. Mua hàng và nhập kho 61
3.3.2.2. Xuất kho 62
3.3.2.3. Kiểm kê và bảo quản 63
3.3.3. Về công tác lập báo cáo liên quan đến hàng tồn kho 63
3.3.3.1. Các báo cáo phục vụ cho việc kiểm soát 63
3.3.3.2. Các báo cáo phục vụ cho việc đánh giá 63
3.3.4. Về công tác lập dự toán 66
3.3.4.1. Lập dự toán 66
3.3.4.2. Đánh giá tình hình thực hiện dự toán 68
3.3.5. Dự kiến chi phí lưu kho 68
PHẦN 3- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
1. Kết luận: 70
2. Kiến nghị 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
PHỤ LỤC 74
SVTH: Hồ Thị Thanh Nga
Trang iii
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
DANH MỤC VIẾT TẮT
CCDC Công cụ dụng cụ
CPSX Chi phí sản xuất
HH Hàng hóa
KTQT Kế toán quản trị
KT Kế toán trưởng
NVL Nguyên vật liệu
NCTT Nhân công trực tiếp
PTKH Phải thu khách hàng
PTNCC Phải trả nhà cung cấp
SXC Sản xuất chung
SXKD Sản xuất kinh doanh
TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
VT Vật tư
SVTH: Hồ Thị Thanh Nga
Trang iv
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1- Sơ đồ Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Bia Huế 23
Sơ đồ 2.2- Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty TNHH Bia Huế 37
SVTH: Hồ Thị Thanh Nga
Trang v
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 -Chi phí tồn trữ 12
Bảng 1.2 -Biểu mẫu dự toán tiêu thụ 16
Bảng 1.3 -Biểu mẫu dự toán sản xuất 16
Bảng 1.3- Biểu mẫu nguyên vật liệu 17
Bảng 1.4 -Biểu mẫu thành phẩm tồn kho cuối kỳ 17
Bảng 1.5-Báo cáo nhập- xuất- tồn 18
Bảng 2.1 -Tình hình lao động của Công ty TNHH Bia Huế qua 3 năm 27
Bảng 2.2- Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2011- 2013 30
Bảng 2.3 -Kết quả kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2011- 2013. 34
Bảng 2.4- Phân nhóm nguyên vật liệu, vật tư 40
Bảng 2.5- Bảng mã hóa thành phẩm 41
Bảng 2.6- Kế hoạch và sản lượng tiêu thụ năm 2013 51
Bảng 2.7- Kế hoạch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2013 52
Bảng 2.8-Kế hoạch chi phí NVL của Huda chai 450 năm 2013 53
Bảng 2.9- Báo cáo tình hình sản lượng tiêu thụ 55
Bảng 2.10- Báo cáo tình hình chi phí NVL 56
Bảng 3.1- Bảng tài khoản chi tiết 61
Bảng 3.2- Phiếu báo vật tư cuối kỳ 62
Bảng 3.3- Báo cáo hàng chờ xử lý 63
Bảng 3.4- Báo cáo tình hình cung ứng về số lượng 64
Bảng 3.5 -Báo cáo tính kịp thời của cugn ứng hàng hóa 66
Bảng 3.6 -Kế hoạch sản lượng sản xuất 67
Bảng 3.7- Kế hoạch sản lượng thành phẩm tồn kho cuối kỳ 67
Bảng 3.8- Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch thành phẩm tồn kho cuối kỳ 68
Bảng 3.9 -Dự kiến chi phí tồn kho 69
SVTH: Hồ Thị Thanh Nga
Trang vi
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Trong quá trình tìm hiểu cơ sở lý luận về kế toán quản trị trong doanh nghiệp
mà trọng tâm là nghiên cứu công tác kế toán quản trị hàng tồn kho, để đi sâu vào vấn
đề này tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán quản trị hàng
tồn kho tại công ty TNHH Bia Huế”.
Đề tài cũng khái quát được những nội dung chính về tình hình tài sản, nguồn
vốn, tình hình kinh doanh, những chiến lược, định hướng trong tương lai của công ty
TNHH Bia Huế.
Đối với việc tìm hiểu thực trạng công tác kế toán quản trị hàng tồn kho tại công
ty TNHH Bia Huế, đề tài đã có những nghiên cứu bước đầu trong việc tìm hiểu các
vần đề cơ bản như lập danh điểm nguyên vật liệu, vật tư,thành phẩm, phương pháp
tính giá, công tác quản lý hàng tồn kho, lập định mức và dự báo cũng như các báo cáo
liên quan đến hàng tồn kho.
Công tác kế toán quản trị hàng tồn kho ở công ty cần đòi hỏi sự phối hợp chặt
chẽ của các bộ phận trong công ty để có thể đạt được hiệu quả cao nhất, lập dự toán
chính xác và có những quyết định đúng đắn, sáng suốt.
Cuối cùng, từ những thực trạng đã tìm hiểu được, khóa luận đã đưa ra được
những nhận xét nhất định về ưu điểm, nhược điểm và đề xuất mội số giải pháp góp
phần nâng cao hơn nữa công tác kế toán quản trị hàng tồn kho tại công ty.
Tuy nhiên, ngoài những kết quả đạt được thì đề tài vẫn chưa thể tìm hiểu sâu
hơn công tác điều hành và đưa ra quyết định của KTQT. Điều này phần nào làm hạn
chế ý nghĩa của đề tài.
SVTH: Hồ Thị Thanh Nga
Trang vii
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
PHẦN 1 - ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản không thể thiếu trong bất kỳ chu trình sản
xuất nào của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế quốc dân. Hàng tồn kho không những
phản ánh năng lực sản xuất, cơ sở vật chất và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ
vào sản xuất mà còn phản ánh quy mô và trình độ quản lý vốn kinh doanh của doanh
nghiệp.
Đối với Việt Nam, khi tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành vấn đề thời
sự như hiện nay, thì cùng với tài sản cố định, hàng tồn kho dần trở thành yếu tố quan
trọng để tạo ra sức cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Để tăng năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh trên thị trường, các doanh
nghiệp không chỉ đơn giản là quan tâm đến vấn đề có hay không một loại hàng tồn kho
nào đó mà là sử dụng hàng tồn kho như thế nào và thông qua đó, điều quan trọng hơn
là phải tìm ra các biện pháp hữu hiệu để bảo toàn, phát triển và nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn lưu động, tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ, quay vòng nhanh
vốn lưu động để tái sản xuất và gia tăng giá trị doanh nghiệp. Hạch toán kế toán hàng
tồn kho với chức năng và nhiệm vụ cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời về hàng
tồn kho cho nhà quản lý để đưa ra quyết định đúng đắn góp phần nâng cao hiệu quả
quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Để làm được điều này cần thực
hiện tốt công tác kế toán quản trị tại doanh nghiệp.
Trước tầm quan trọng của công tác kế toán quản trị hàng tồn kho, cùng với các
kiến thức đã được học kết hợp với thời gian thực tập tại công ty TNHH Bia Huế nên
tôi lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán quản trị hàng tồn kho tại công ty
TNHH Bia Huế ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính
Đề tài được thực hiện với việc hướng đến mục tiêu là tìm hiểu thực trạng công tác
kế toán quản trị hàng tồn kho của Công ty TNHH Bia Huế, từ đó đề xuất các giải pháp
hoàn thiện công tác kế toán quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp.
SVTH: Hồ Thị Thanh Nga
Trang 1
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
Mục tiêu cụ thể
• Để đạt được mục tiêu chính, đề tài chú trọng đến giải quyết các mục tiêu cụ thể
• Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về hàng tồn kho nói chung và công tác kế
toán quản trị hàng tồn kho nói riêng.
• Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty TNHH Bia Huế
liên quan đến các vấn đề như sau: công tác lập danh điểm, phương pháp tính giá
hàng tồn kho, quản lý hàng tồn kho, lập dự toán liên quan đến hoạch định hàng
tồn kho.
• Thông qua việc so sánh lý luận và thực tiễn, với những kiến thức được trang bị,
nêu lên một số đánh giá và đề xuất một số biện pháp góp phần hoàn thiện công
tác kế toán quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH Bia Huế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm những vấn đề liên quan đến kế toán
quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH Bia Huế.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về thời gian
• Các thông tin liên quan đến báo cáo tài chính được thu thập trong khoảng thời
gian từ năm 2011 -2013.
• Các thông tin liên quan đến công tác quản lý, phương pháp tính giá hàng tồn
kho được thu thập trong khoảng thời gian thực tập.
• Các chứng từ, số liệu thô được thu thập trong khoảng thời gian 2013, 2014.
Phạm vi về không gian
Nghiên cứu được thực hiện tại phòng kế toán và bộ phận kho của công ty.
Về nội dung
Chỉ tập trung tìm hiểu nhu cầu thông tin phục vụ kế toán quản trị hàng tồn kho,
các hoạt động kiểm soát chủ yếu nhắm hạn chế tối đa các rủi ro phát sinh trong quá
SVTH: Hồ Thị Thanh Nga
Trang 2
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
trình xuất, nhập và quản lý hàng tồn kho, công tác lập dự toán liên quan đến hoạch
định hàng tồn kho.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu dựa trên sách báo, tạp chí, chuẩn
mực… cùng các đề tài khóa trước và một số tài liệu khác thu thập được từ công ty.
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: tìm hiểu tình hình thực tế tại phòng kế toán,
phòng cung ứng, bộ phận kho, các bộ phận khác của công ty TNHH Bia Huế để có cái
nhìn tổng thể về công tác kế toán quản trị hàng tồn kho ở công ty.
Phương pháp quan sát: quan sát công việc của nhân viên phòng kế toán, phòng
kinh doanh, bộ phận kho, các bộ phận khác để thấy được công việc cụ thể của mỗi bộ
phận, mỗi nhân viên.
Phương pháp phân tích số liệu: phương pháp này được sử dụng để tiến hành
phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin từ chứng từ, sổ sách kế toán thu thập được từ đó
đánh giá công tác kế toán quản trị hàng tồn kho taị công ty TNHH Bia Huế.
6. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu
Đề tài gồm có 3 phần :
PHẦN 1: Đặt vấn đề.
PHẦN 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu.
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị hàng tồn kho.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH Bia
Huế.
Chương 3: Nhận xét và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán
quản trị tại công ty TNHH Bia Huế.
PHẦN 3: Kết luận và kiến nghị.
SVTH: Hồ Thị Thanh Nga
Trang 3
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
PHẦN 2 - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1-CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
HÀNG TỒN KHO
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Khái quát về kế toán quản trị
1.1.1.1. Khái niệm
Kế toán quản trị là một bộ phận trong hệ thống thông tin của một tổ chức. Các nhà
quản lý dựa vào thông tin kế toán quản trị để hoạch định và kiểm soát hoạt động của tổ
chức ( Hilton, 1991).
Theo luật kế toán Việt Nam, kế toán quản trị được định nghĩa là “ việc thu thập,
xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết
định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán ( Luật kế toán, khoản 3, điều 4).
Tóm lại, kế toán quản trị là một lĩnh vực kế toán được thiết kế để thỏa mãn nhu
cầu thông tin của các nhà quản lý và các cá nhân khác làm việc trong tổ chức
( Edmonds et al, 2003).
1.1.1.2. Chức năng
Kế toán quản trị cung cấp thông tin cho quá trình lập kế hoạch: giai đoạn này các
nhà quản lý vạch ra những việc phải làm để đưa hoạt động của doanh nghiệp hướng về
các mục tiêu đã xác định trước. Các kế hoạch mà nhà quản trị lập thường là các dự
toán tổng thể và chi tiết. Để kế hoạch có chất lượng, có tính khả thi cao phải dựa trên
thông tin đảm bảo, có cơ sở do kế toán quản trị cung cấp.
Cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức và điều hành: là việc nhà quản lý phải
làm sao phân công công việc phù hợp với nguồn nhân lực, vật lực tại đơn vị. Muốn
đạt được điều đó, nhà quản lý phải cần thông tin từ kế toán quản trị nội bộ trong
doanh nghiệp.
Cung cấp thông tin cho quá trình kiểm soát, kiểm tra: cơ sở để đánh giá hiệu quả
công việc bằng cách so sánh giữa các chỉ tiêu kỳ phân tích và tình hình thực hiện, qua
SVTH: Hồ Thị Thanh Nga
Trang 4
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
đó phát hiện những điểm chưa đạt được, những chỉ tiêu chưa hợp lý để từ đó điều
chỉnh cho phù hợp.
Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định: để ra một quyết định cần có những
thông tin thật cụ thể, thật chi tiết, thật đầy đủ, thật kịp thời không chỉ trong quá khứ mà
còn cả ở hiện tại và tương lai. Những thông tin này phần lớn được cung cấp từ kế toán
quản trị.
1.1.1.3. Mục tiêu
Hệ thống thông tin kế toán quản trị trong tổ chức có nhiệm vụ cung cấp thông tin
cho các nhà quản lý để thực hiện các hoạt động quản lý. Kế toán quản trị có bốn mục
tiêu chủ yếu như sau:
• Cung cấp thông tin cho nhà quản lý để lập kế hoạch và ra quyết định.
• Trợ giúp nhà quản lý điều hành và kiểm soát hoạt động của tổ chức.
• Thúc đẩy các nhà quản lý đạt được các mục tiêu của tổ chức.
• Đo lường hiệu quả hoạt động của các nhà quản lý và các bộ phận, đơn vị
trực thuộc trong tổ chức.
1.1.2. Khái quát về hàng tồn kho
1.1.2.1. Khái niệm
Hàng tồn kho là bộ phận tài sản lưu động dự trữ cho sản xuất, dự trữ cho lưu thông
hoặc đang trong quá trình chế tạo ở doanh nghiệp. Đây là bộ phận chiếm tài sản chiếm tỉ
trọng lớn và có vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02- Hàng tồn kho, quy định đó là những tài sản:
• Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường.
• Đang trong quá trình kinh doanh dở dang.
• Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh
doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
1.1.2.2. Đặc điểm của hàng tồn kho
Hàng tồn kho là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp biểu hiện dưới hình thái vật
chất. Thông thường, chúng bao gồm những loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản
phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa. Hàng tồn kho thường có những đặc điểm sau:
SVTH: Hồ Thị Thanh Nga
Trang 5
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
• Hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của đơn vị và
thường là khoản mục rất lớn trong tổng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, đặc
biệt là đối với những doanh nghiệp thương mại hoặc sản xuất.
• Số lượng và chủng loại hàng tồn kho rất phong phú, số lượng nghiệp vụ phát
sinh trong kỳ rất nhiều với giá trị lớn và liên quan đến nhiều loại chứng từ.
• Hàng tồn kho có khả năng bị giảm giá so với giá trị sổ sách rất nhiều do hao
mòn hữu hình và vô hình, nên dễ bị mất giá, hư hỏng hay lỗi thời.
• Có nhiều phương pháp khác nhau để tính giá hàng tồn kho, vì thế sẽ dẫn đến
kết quả khác nhau về lợi nhuận, về giá trị hàng tồn kho.
1.2. Kế toán quản trị hàng tồn kho
1.2.1. Nhu cầu cung cấp thông tin cho công tác kế toán quản trị hàng tồn kho
1.2.1.1. Lập danh điểm vật tư, hàng hóa
Lập danh điểm vật tư, hàng hoá là qui định cho mỗi thứ vật tư, hàng hoá một ký
hiệu riêng (mã số) bằng hệ thống các chữ số (có thể kết hợp với các chữ cái) để thay
thế tên gọi, qui cách, kích cỡ của chúng. Danh điểm vật tư, hàng hoá phải được sử
dụng thống nhất giữa các bộ phận quản lý liên quan trong doanh nghiệp. Mỗi doanh
nghiệp có thể lập danh điểm vật tư, hàng hoá theo cách riêng, song cần đảm bảo yêu
cầu dễ ghi nhớ và hợp lý, tránh nhầm lẫn hay trùng lắp.
Chẳng hạn, trong kế toán tài chính đã qui định các tài khoản cấp 1 của loại 1 nhóm
5- hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp để phản ánh nguyên vật liệu, công cụ,
dụng cụ, hàng hoá, thành phẩm. Cụ thể là TK 152-Nguyên liệu, vật liệu; TK 153-Công
cụ, dụng cụ; TK 155-Thành phẩm; TK 156 -Hàng hoá. Vì vậy, kế toán quản trị có thể
dựa vào ký hiệu TK cấp 1 và dựa vào việc phân loại vật tư, hàng hoá theo các cấp độ
từ loại, nhóm, thứ, để lập danh điểm vật tư, hàng hoá.
Doanh nghiệp cũng có thể kết hợp sử dụng hệ thống chữ cái để đặt ký hiệu cho thứ
vật liệu. Ví dụ 15211A là số danh điểm của thứ vật liệu A trong nhóm 1, loại 1. Nếu
cùng một thứ VL được bảo quản ở các kho khác nhau thì có thể gắn chữ cái đầu của
tên thủ kho hay số thứ tự kho theo số La mã vào danh điểm vật liệu. Ví dụ: 152111T là
số danh điểm của thứ VL 1 trong nhóm 1, loại 1 ở kho ông Thành hoặc 152111 là số
danh điểm của thứ VL 1 trong nhóm 1, loại 1 ở kho thứ I,…
SVTH: Hồ Thị Thanh Nga
Trang 6
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
Đối với CCDC cũng có thể đặt mã số cho từng thứ tương tự như NVL. Song, do
chủng loại CCDC trong doanh nghiệp thường không nhiều, nên số chữ số trong danh
điểm CCDC thường ít hơn. Ví dụ 153112 là số danh điểm của thứ DC xẻng xúc đất
thuộc nhóm 1 (nhóm dụng cụ cầm tay) trong loại 1 (loại CCDC sản xuất).
Việc lựa chọn cách lập danh điểm vật tư, hàng hoá không đòi hỏi sự nhất quán giữa
các doanh nghiệp, nhưng đòi hỏi sự nhất quán giữa các bộ phận liên quan trong nội bộ
doanh nghiệp nhằm thống nhất quản lý vật tư, hàng hoá trong từng doanh nghiệp.
1.2.1.2. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho
Để hạch toán hàng tồn kho, kế toán có thể áp dụng hai phương pháp: phương pháp
kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ. Việc sử dụng phương pháp nào phải được
nhất quán trong suốt kỳ kế toán.
Phương pháp kê khai thường xuyên
Là phương pháp theo dõi và phản ảnh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình
hình nhập - xuất- tồn vật tư hàng hóa trên sổ kế toán. Khi sử dụng phương pháp này thì
tài khoản hàng tồn kho được dùng để phản ánh tình hình hiện có, tình hình biến động
tăng giảm của vật tư, hàng hóa, sản phẩm dở dang, thành phẩm của doanh nghiệp. Vì
vậy, giá trị vật tư (hàng hóa) tồn kho trên sổ kế toán có thể xác định được ở bất kỳ thời
điểm nào trong kỳ kế toán.
Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế vật liệu, hàng hóa tồn kho đối
chiếu với số liệu tồn kho trên sổ kế toán. Về nguyên tắc số tồn kho thực tế luôn luôn
phù hợp với số tồn kho trên sổ kế toán.
Phương pháp này thường được áp dụng ở các đơn vị sản xuất và các đơn vị kinh
doanh các mặt hàng có giá trị lớn.
Phương pháp kiểm kê định kỳ
Phương pháp này không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục trên sổ kế toán
tính hình nhập- xuất- tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ.
SVTH: Hồ Thị Thanh Nga
Trang 7
=
Trị giá HTK
tồn cuối kỳ
Trị giá HTK
tồn đầu kỳ
+
Trị giá HTK
nhập trong kỳ
Trị giá HTK
xuất trong kỳ
-
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
Khi áp dụng phương pháp này thì toàn bộ các khoản mua hàng hóa, vật liệu được
phản ánh vào tài khoản mua hàng. Trong kỳ, các khoản xuất kho không được phản ánh
vào các tài khoản hàng tồn kho mà cuối kỳ tiến hành kiểm kê thực tế số lượng tồn kho
còn lại, xác định giá trị thực tế tồn kho cuối kỳ để ghi vào các tài khoản hàng tồn kho.
Đồng thời xác định giá trị xuất kho trong kỳ làm căn cứ ghi vào tài khoản mua hàng. Như
vậy:
==== =
Khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản kế toán hàng tồn kho chỉ
sử dụng ở đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán (để phản
ánh giá trị thực tế tồn kho cuối kỳ).
Phương pháp này áp dụng ở những đơn vị có nhiều chủng loại vật tư, hàng hóa với
mẫu mã rất khác nhau, có giá trị thấp. Để áp dụng phương pháp này đòi hỏi phải tăng
cường quản lý vật tư, hàng hóa tại kho bãi.
1.2.1.3. Phương pháp tính giá hàng tồn kho
Tính giá hàng tồn kho là dùng tiền để biểu thị giá trị của tồn kho theo những
nguyên tắc nhất định. Một trong những nguyên tắc cơ bản của hạch toán tồn kho là
phải ghi sổ vật liệu, hàng hóa theo giá gốc, bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến
và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm
và trạng thái hiện tại.
a. Tính giá hàng nhập kho
Đối với hàng tồn kho mua vào, trình tự tính giá hàng tồn kho mua vào gồm 3 bước:
Bước 1: Xác định giá trị mua vào của hàng tồn kho. Trị giá mua vào của hàng
tồn kho bao gồm giá mua thể hiện trên hóa đơn trừ đi các khoản giảm giá hàng mua và
chiết khấu thương mại mà đơn vị được hưởng khi mua hàng cộng với các khoản thuế
không thuộc diện khấu trừ như thuế nhập khẩu hay thuế tiêu thụ đặc biệt, nếu có
Bước 2: Tập hợp chi phí thu mua. Chi phí thu mua bao gồm toàn bộ chi phí
phát sinh liên quan đến quá trình thu mua hàng tồn kho
SVTH: Hồ Thị Thanh Nga
Trang 8
Trị giá HTK
xuất trong kỳ
Trị giá HTK
tồn đầu kỳ
Trị giá HTK
tồn cuối kỳ
Trị giá HTK
nhập trong
kỳ
+
-
=
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
Bước 3: Tổng hợp và tính giá thực tế hàng tồn kho mua vào như chi phí vận
chuyển bốc dở, lưu kho, lưu bãi, hao hụt trong giới hạn cho phép… Những chi phí thu
mua không thể tập hợp trực tiếp cho từng loại hàng tồn kho mua thì phải lựa chọn tiêu
thức phù hợp để phân bổ.
Công thức tính giá hàng tồn kho:
Giảm giá hàng mua là khoản tiền mà người bán đồng ý giảm trên giá bán cho
người mua trong trường hợp khi hàng đã mua không đủ chất lượng hoặc sai quy cách,
phẩm chất theo yêu cầu của người mua đã đặt ra.
Chiếu khấu thương mại là khoản tiền giảm trừ mà người mua được hưởng khi
mua hàng với số lượng lớn hoặc là những khách hàng thường xuyên.
b. Tính giá hàng xuất kho
Đối với giá của vật tư, hàng hóa xuất kho có thể áp dụng một trong các phương
pháp sau:
Phương pháp thực tế đích danh
Với phương pháp này đòi hỏi kế toán phải có đầy đủ hồ sơ cho từng lần nhập,
từng loại vật tư, hàng hóa thì mới có thể xác định được. Giá vật tư, hàng hóa sẽ được
tính đúng với thực tế từng loại vật tư, hàng hóa khi nhập.
Phương pháp giá đơn vị bình quân:
Vào cuối mỗi kỳ kế toán phải xác định đơn gía bình quân của hàng tồn kho đầu kỳ
và nhập trong kỳ để tính giá xuất kho theo công thức sau:
Đơn giá bình quân
cả kỳ
=
Trị giá hàng tồn
kho đầu kỳ
+ Trị giá hàng tồn kho
nhập trong kỳ
Số lượng hàng tồn
kho đầu kỳ
+
Số lượng hàng tồn kho
trong kỳ
Ngoài ra, người ta còn có thể tính đơn giá bình quẩn sau mỗi lần nhập hoặc có thể
tính đơn giâ bình quân của hàng tồn kho cuối kỳ trước theo công thức dưới đây.
SVTH: Hồ Thị Thanh Nga
Trang 9
Giá thực tế
nhập HTK
Giá mua ( gồm cả
thuế không được
khấu trừ)
Chi phí thu
mua HTK
Giảm giá, chiết
khấu thương
mại
+
-
=
Chi phí thu mua
phân bổ cho
hàng tiêu thụ
=
X
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)
Phương pháp này giả định vật tư, hàng hóa nhập trước sẽ được xuất dùng trước.
Hàng tồn kho xuất ra dùng tính theo giá của lô hàng nhập trước nhất, nếu không đủ
về mặt số lượng thì lấy tiếp giá của lô hàng nhập vào tiếp theo theo thứ tự từ trước
đến sau.
Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO)
Phương pháp này giả định vật tư, hàng hóa nhập sau sẽ được xuất dùng trước.
Hàng tốn kho xuất ra được tính theo giá của lô hàng nhập sau cùng, nếu không đủ về
mặt số lượng thì lấy tiếp theo của lô hàng nhập trước lô hàng sau cùng và cứ như vậy
tính ngược lên theo thời gian.
Mỗi phương pháp tính giá xuất kho đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất
định. Tùy thuộc vào điều kiện, đặc điểm hàng tồn kho của từng doanh nghiệp, mà
doanh nghiệp đó lựa chọn phương pháp tính giá xuất kho cho hợp lý. Việc sử dụng
phương pháp nào cũng phải bảo đảm tính nhất quán trong niên độ kế toán.
Trình tự tính giá của hàng tồn kho xuất dùng hoặc xuất bán trong kỳ được tiến
hành theo ba bước:
Bước 1: Xác định số lượng hàng tồn kho xuất dùng hoặc xuất bán.
Bước 2: Xác định đơn giá của hàng tồn kho xuất dùng hoặc xuất bán.
Bước 3: Phân bổ chi phí thu mua cho hàng đã tiêu thụ trong kỳ theo tiêu thức
phù hợp (nếu có) theo công thức dưới đây:
Tổng tiêu thức phân bổ HTK cuối kỳ và bán trong kỳ
1.2.1.4. Công tác quản lý hàng tồn kho
Các thủ tục kiểm soát bao gồm:
SVTH: Hồ Thị Thanh Nga
Đơn giá bình quân
cuối kỳ trước
=
Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ ( hay cuối kỳ trước)
Số lượng hàng tồn kho tồn đầu kỳ
Trang 10
Tiêu thức phân
bổ cho hàng tiêu
thụ trong kỳ
Chi phí thu mua
phân bổ cho hàng
tiêu thụ
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
Nhập kho
Khi nhận hàng, bộ phận nhận hàng phải kiểm tra về mẫu mã, chất lượng, khối
lượng, thời gian hàng đến và các điều kiện khác để lập báo cáo nhận hàng. Để ngăn
ngừa gian lận, phải phân công nhân viên tiếp nhận độc lập với kho và phòng kế toán.
Hàng được kiểm soát chặt chẽ từ khi nhận hàng cho đến lúc chuyển vào kho. Phiếu
Nhập kho (hoặc báo cáo nhận hàng) là bằng chứng về việc nhận hàng và kiểm tra hàng,
và dùng để theo dõi thanh toán. Phiếu thường sẽ được gửi cho bộ phận mua hàng, bộ
phận kho và kế toán nợ phải trả. Nếu bộ phận nhận hàng được tổ chức độc lập với kho,
báo cáo nhận hàng này phải có chữ ký của cả nhân viên nhận hàng và thủ kho.
Bảo quản, kiểm kê
Từ khi nhận hàng về, hàng được lưu trữ tại kho cho đến khi xuất kho để sản xuất do
đó phải thiết lập chính sách bảo quản để giảm hao hụt, không bị mất phẩm chất. Bên cạnh
đó cần duy trì mức độ dự trữ hợp lý, bởi vì nếu dự trữ không đầy đủ sẽ gây ra gián đoạn
trong sản xuất kinh doanh còn ngược lại, nếu dự trữ dư thừa sẽ dẫn đến ứ đọng vốn.
Bộ phận kho phải độc lập với bộ phận mua hàng, bộ phận nhận hàng và kế toán.
Định kỳ bộ phận độc lập kiểm kê đối chiếu số liệu với thẻ kho và sổ kế toán chi tiết
hàng tồn kho. Mọi vật tư, hàng hóa, thành phẩm nhập kho đều phải có đầy đủ chứng từ
chứng minh nguồn gốc. Quản lý riêng biệt hàng tồn kho thuộc quyền kiểm soát và
không thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp. Vật tư hàng hóa trong kho được nhập
theo thứ tự và xuất theo thứ tự nhập vào. Đánh giá chất lượng hàng tồn kho qua kiểm
kê. Xây dựng bộ mã hàng tồn kho, theo dõi hàng gửi đi bán.
Xuất kho
Khi có yêu cầu, bộ phận sản xuất lập phiếu yêu cầu vật tư, dựa vào đó, người phụ
trách vật tư sẽ lập phiếu xuất kho, trong đó nêu rõ số lượng và chất lượng của loại vật
tư cần thiết. Phiếu xuất vật tư phải được xét duyệt bởi người có thẩm quyền căn cứ
trên kế hoạch sản xuất. Mọi trường hợp xuất vật tư đều phải căn cứ trên phiếu xuất
hợp lệ. Phiếu xuất vật tư đều ghi vào sổ chi tiết và để hạch toán từ tài khoản nguyên
vật liệu sang tài khoản chi phí nguyên vật liệu.
Các nghiệp vụ xuất kho thành phẩm, hàng hóa phải căn cứ vào hợp đồng bán
hàng hoặc đơn đặt hàng đã được duyệt. Kế toán kiểm tra tính hợp pháp của các
SVTH: Hồ Thị Thanh Nga
Trang 11
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
chứng từ đối chiếu các thông tin giữa các chứng từ với nhau, đảm bảo các thông tin
trùng khớp mới thực hiện việc ghi sổ. Sử dụng phiếu xuất kho được đánh số trước và
ghi sổ theo thứ tự đó.
1.2.2. Chi phí liên quan đến hàng tồn kho
1.2.2.1. Chi phí tồn trữ (Ctt)
Bao gồm các chi phí liên quan đến tồn trữ hàng tồn kho, phụ thuộc vào mức lưu
giữ và thời gian lưu giữ. Chi phí này có thể thống kê theo bảng dưới đây:
Bảng 1.1 -Chi phí tồn trữ.
Nhóm chi phí
Tỷ lệ với giá trị
tồn kho
1. Chi phí về nhà cửa hoặc kho hàng:
- Tiền thuê hoặc khấu hao nhà cửa
- Chi phí hoạt động vận hàng không
- Thuế nhà đất
- Bảo hiểm nhà cửa, kho hàng
2. Chi phí sử dụng, thiết bị, phương tiện:
- Tiền thuê hoặc khấu hao thiết bị dụng cụ
- Năng lượng
- Chi phí vận hành thiết bị
3. Chi phí về nhân lực cho hoạt động giám sát quản lý
4. Phí tổn cho việc đầu tư vào hàng tồn kho :
- Phí tổn hàng việc vay mượn
- Thuế đánh vào hàng tồn kho
- Bảo hiểm cho hàng tồn kho
5. Thiệt hại của hàng tồn kho do mất mát hư hỏng
không sử dụng được.
Chiếm 3 - 10%
Chiếm từ 1 - 3,5%
Chiếm từ 3 - 5%
Chiếm từ 6 - 24%
Chiếm từ 2 - 5%
SVTH: Hồ Thị Thanh Nga
Trang 12
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
Tỷ lệ từng loại chi phí tiền chỉ có ý nghĩa tương đối, chúng lệ thuộc vào từng loại
doanh nghiệp, địa điểm phân bố, tỷ lệ lãi hiện tại. Thông thường một tỷ lệ phí tồn trữ
hàng năm xắp xỉ 40% giá trị hàng tồn kho. Chi phí tồn trữ được biểu diễn bằng chi phí
bằng tiền để lưu giữ một đơn vị sản phẩm trong một thời kỳ (tháng, năm) hoặc bằng
một tỷ lệ phần trăm so với giá trị tồn kho.
C
tt
= Tồn kho trung bình (Q
TB
) × Chi phí cho một đơn vị hàng tồn kho ( H )
H = I * P (P: đơn giá hàng tồn kho)
Tỷ lệ chi phí hàng tồn kho trong một năm so với giá trị hàng tồn kho.
I =
1.2.2.2. Chi phí đặt hàng (Cđh)
Liên quan đến các tác vụ bổ sung lượng hàng tồn kho, thường không phụ thuộc cỡ
đơn hàng và biểu thị bằng số tiền cho mỗi đơn hàng. Một số thành phần chi phí có thể
kể đến như sau:
• Chi phí cho việc tìm kiếm nguồn hàng (chi phí giao dịch).
• Chi phí hoạt động cho trạm thu mua hay văn phòng đại diện.
• Chi phí cho người môi giới.
• Chi phí cho việc giao tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế.
• Chi phí vận chuyển và giao nhận.
• Kiểm tra.
• Bốc xếp, lưu kho.
• Kế toán, kiểm toán
Chi phí đặt hàng biến đổi theo số lượng đơn hàng, chi phí này trái chiều với chi phí
tồn trữ: ít đơn hàng, tức chi phí đặt hàng thấp thì số lượng hàng cho mỗi đơn hàng cao
tức chi phí lưu trữ trong một đơn vị thời đoạn sẽ cao.
C
đh
= Số lần đặt hàng trong một năm x Chi phí một lần đặt hàng
1.2.2.3. Chi phí thiếu hụt
Xuất hiện khi nhu cầu không được đáp ứng vì không đủ tồn kho. Ví dụ khi nguyên
vật liệu trong kho hết thì chi phí thiệt hại do kho không có nguyên vật liệu sẽ bao gồm
SVTH: Hồ Thị Thanh Nga
Trang 13
∑ Giá trị hàng tồn kho trong một năm
∑ Chi phí tồn kho trong một năm
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
chi phí đặt hàng khẩn cấp và chi phí ngừng trệ sản xuất. Khi hàng tồn kho sản phẩm
dở dang hết thì doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại do kế hoạch sản xuất bị thay đổi và đó
cũng có thể là nguyên nhân gây ra những thiệt hại do sản xuất bị ngừng trệ và phát
sinh chi phí. Cuối cùng khi hàng tồn kho hết đối với thành phẩm có thể gây nên hậu
quả là lợi nhuận bị mất trong ngắn hạn khi khách hàng quyết định mua sản phẩm từ
những doanh nghiệp đối thủ và gây nên những mất mát tiềm năng trong dài hạn khi
khách hàng đặt hàng từ những doanh nghiệp khác trong tương lai.
Như vậy chi phí đặt hàng, chi phí thiếu hụt quan hệ trái chiều với chi phí lưu giữ.
Tồn kho lớn sẽ làm giảm nguy cơ thiếu hụt nhưng làm tăng chi phí cho hàng tồn kho.
1.2.2.4. Chi phí mua hàng (Cmh)
Là chi phí được tính từ khối lượng hàng của đơn hàng và giá mua một đơn vị.
Thông thường chi phí mua hàng không ảnh hưởng đến việc lựa chọn đến mô hình tồn
kho, trừ mô hình khấu trừ theo sản lượng.
C
mh
= Tổng nhu cầu hàng tồn kho trong một năm x đơn giá hàng tồn kho
Có hai loại đơn giá:
- Đối với hàng tồn kho mua ngoài: Đơn giá là giá mua.
- Đối với hàng tồn kho tự sản xuất : Đơn giá là chi phí sản xuất.
Gọi C
htk
- Tổng chi phí về hàng tồn kho trong một năm.
C
htk
= C
tt
+ C
đh
+
C
mh
Chúng ta cần phân biệt hai thuật ngữ: chi phí tồn kho và chi phí về hàng tồn kho.
- Tổng chi phí tồn kho bao gồm: chi phí tồn trữ + chi phí đặt hàng + chi phí thiếu hụt.
- Tổng chi phí của hàng tồn kho bao gồm: chi phí tồn trữ + chi phí đặt hàng + chi phí
mua hàng.
1.2.3. Dự toán hàng tồn kho
Xây dựng dự toán là một công việc quan trọng trong việc lập kế hoạch đối với tất cả
các hoạt động kinh tế. Dự toán là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi bởi
các nhà quản lý trong việc hoạch định và kiểm soát các tổ chức (Horgen et al, 1999).
SVTH: Hồ Thị Thanh Nga
Trang 14
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
Dự toán chủ đạo phản ánh một cách toàn diện kế hoạch của nhà quản lý cho tương
lai và biện pháp hoàn thành kế hoạch đó. Dự toán chủ đạo là một hệ thống bao gồm các
dự toán riêng biệt về các hoạt động của doanh nghiệp nhưng có mối quan hệ lẫn nhau.
a. Dự toán tiêu thụ sản phẩm
Dự toán tiêu thụ sản phẩm được soạn thảo dựa trên các báo cáo về tiêu thụ sản
phẩm. Khi dự báo về tiêu thụ sảm phẩm, doanh nghiệp phải xem xét nhiều nhân tố ảnh
hưởng như:
• Khối lượng tiêu thụ sản phẩm của các kỳ trước.
• Chính sách giá trong tương lai.
• Các đơn đặt hàng chưa thực hiện.
• Các điều kiện chung về kinh tế.
• Cạnh tranh trong kinh doanh trên thị trường.
• Quảng cáo và việc đẩy mạnh tiêu thụ.
• Các nhân tố phản ánh sự vận động của nền kinh tế như tổng sản phẩm xã hội,
thu nhập bình quân đầu người, công việc làm …
Các kết quản tiêu thụ sản phẩm của những năm trước được sử dụng như điểm khởi
đầu cảu việc soạn thảo cá dự báo về tiêu thụ sảm phẩm. Các nhà dự báo nghiên cứu
các số liệu tiêu thụ sản phẩm trong mối liên hệ với các nhân tố khác nhau như giá bán,
các điều kiện cạnh tranh, và các điều kiện chung về kinh tế.
Dự toán tiêu thụ sản phẩm được lập bằng cách nhân số lượng tiêu thụ dự kiến với
giá bán.
SVTH: Hồ Thị Thanh Nga
Trang 15