BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
/ /
ĐẶNG QUANG TOÀN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG
THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
/ /
ĐẶNG QUANG TOÀN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG
MÃ SỐ: 60 34 82
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN TRỌNG ĐỨC
THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi,
với sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Trần Trọng Đức,
Học viện Hành chính Quốc gia tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tư liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng. Luận văn không sao chép của bất kỳ một
công trình nghiên cứu nào.
Tác giả
Đặng Quang Toàn
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, các Nhà Khoa học, các Thầy
giáo, Cô giáo Học viện Hành chính Quốc gia và Cơ sở Đào tạo của Học viện
Hành chính Quốc gia tại miền Trung đã cung cấp cho tôi những tri thức quý báu
trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Trần Trọng Đức,
Học viện Hành chính Quốc gia tại thành phố Hồ Chí Minh, người đã trực tiếp và
tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Chân thành cảm ơn Văn phòng Tỉnh ủy, Phòng Đối ngoại UBND tỉnh, Sở
Ngoại vụ, Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Quảng Trị, các đồng nghiệp, bạn bè và
người thân đã hết lòng giúp đỡ, động viên, khích lệ, tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi có được kết quả ngày hôm nay.
Mặc dù rất tâm huyết với đề tài và đã có rất nhiều cố gắng nhưng không
thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót; kính mong quý Thầy Cô giáo tiếp tục chỉ
dẫn, bạn bè, đồng nghiệp góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn.
Người thực hiện
Đặng Quang Toàn
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các biểu đồ
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài luận văn 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 9
4.1. Đối tượng nghiên cứu 9
4.2. Phạm vi nghiên cứu 9
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 9
5.1. Phương pháp luận 9
5.2. Phương pháp nghiên cứu 9
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 9
7. Kết cấu của luận văn 10
Chương 1 11
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI 11
TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ 11
1.1. Một số vấn đề lý luận về tổ chức phi chính phủ 11
1.1.1 Khái niệm tổ chức phi chính phủ trên thế giới và ở Việt Nam 11
1.1.1.1 Khái niệm tổ chức phi chính phủ theo các nước trên thế giới 11
1.1.1.2. Khái niệm tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam 12
1.1.2. Tính chất của các tổ chức phi chính phủ 13
1.1.3. Vai trò của các tổ chức phi chính phủ trên thế giới và tại Việt Nam 15
1.1.3.1. Vai trò của các tổ chức phi chính phủ trên thế giới 15
1.1.3.2. Vai trò của các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam 16
1.1.4. Lịch sử hình thành và phát triển của các tổ chức phi chính phủ 18
1.1.5. Phân loại các tổ chức phi chính phủ 19
1.1.5.1. Phân loại theo loại hình hoạt động 19
1.1.5.2. Phân loại theo phạm vi hoạt động 20
1.1.5.3. Phân loại theo hình thức tổ chức 20
1.1.5.4. Phân loại theo lĩnh vực hoạt động 21
1.1.6. Cách thức viện trợ các tổ chức phi chính phủ 23
1.2. Quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước
ngoài 24
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
24
1.2.2. Chủ thể quản lý 26
1.2.3. Khánh thể quản lý 26
1.2.4. Đối tượng quản lý 27
1.2.5. Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với công tác phi chính phủ nước ngoài 27
1.2.6. Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ
nước ngoài 29
1.2.7. Vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước
ngoài 30
1.3. Nội dung và phương thức quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi
chính phủ 34
1.3.1. Xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật quản lý nhà nước đối với hoạt động
của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài 35
1.3.2. Tổ chức thực hiện thể chế quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước
ngoài tại Việt Nam 37
1.3.3. Giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước đối với các tổ
chức phi chính phủ nước ngoài 40
1.3.4. Tổng kết và đánh giá hoạt động tổ chức phi chính phủ 42
1.4. Kết luận Chương 1 43
Chương 2 44
THỰC TRẠNG CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ VÀ CÔNG TÁC 44
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ 44
TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ 44
2.1. Quan hệ giữa Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ 44
2.2. Quan hệ giữa tỉnh Quảng Trị và các tổ chức phi chính phủ 45
2.2.1. Sự đóng góp của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đối với tỉnh Quảng Trị 46
2.2.2. Phân loại các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Quảng Trị 47
2.2.3. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ trên địa bàn
tỉnh Quảng Trị 50
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài tại tỉnh Quảng Trị 53
2.3.1. Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài 53
2.3.2. Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động của các tổ chức
phi chính phủ nước ngoài 56
2.3.3. Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính
phủ nước ngoài 57
2.3.3.1. Quản lý nhà nước về sự hiện diện và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ
tại Quảng Trị 57
2.3.3.2. Quản lý nhà nước về việc tiếp nhận và sử dụng nguồn viện trợ của các tổ chức
phi chính phủ 59
2.3.3.3. Quản lý cán bộ, nhân viên làm việc cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
61
2.3.3.4. Quản lý thông tin liên quan đến hoạt động của các tổ phi chính phủ nước
ngoài 62
2.3.3.5. Hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra và xử lý 62
2.3.3.6. Hoạt động tổng kết và đánh giá 64
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ
nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 65
2.4.1. Những mặt mạnh trong quá trình quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính
phủ nước ngoài 65
2.4.2. Những mặt yếu trong quá trình quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ
nước ngoài 69
2.5. Kết luận chương 2 77
Chương 3 78
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI . .78
CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ 78
3.1. Dự báo xu thế phát triển của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại
tỉnh Quảng Trị 78
3.2. Quan điểm định hướng chung về quản lý hoạt động phi chính phủ nước
ngoài 79
3.2.1. Quan điểm định hướng chung về quản lý hoạt động phi chính phủ nước ngoài của
Đảng cộng sản Việt Nam 79
3.2.2. Quan điểm định hướng quản lý hoạt động phi chính phủ nước ngoài tại Quảng Trị
81
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt
động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
82
3.3.1. Nhóm giải pháp đối với trung ương 82
3.3.1.1. Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý phù hợp với tình hình mới 82
3.3.1.2. Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ phối hợp giữa các cơ quan Trung ương và địa
phương 85
3.3.2. Nhóm giải pháp đối với tỉnh Quảng Trị 86
3.3.2.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh 86
3.3.2.2. Nâng cao nhận thức về hoạt động phi chính phủ nước ngoài 88
3.3.2.3. Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài và cơ chế phối hợp 89
3.3.2.4. Chỉ đạo rà soát, ban hành các văn bản pháp luật phù hợp thực tế tại tỉnh
Quảng Trị 90
3.3.2.5. Nâng cao hiệu quả tổ chức thực thi các văn bản pháp luật 91
3.3.2.6. Nâng cao hiệu quả hoạt động dự đoán, lập kế hoạch 92
3.3.2.7. Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động thu hút tài trợ của các tổ chức phi
chính phủ 94
3.3.2.8. Đào tạo bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 96
3.3.2.9. Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát 99
3.3.2.10. Nâng cao hiệu quả hoạt động tổng kết, đánh giá 103
3.4. Kết luận chương 3 104
KẾT LUẬN 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
IMF : International Monetary Fund
(Quỹ tiền tệ quốc tế)
KTXH : Kinh tế - xã hội
LHQ : Liên hiệp quốc
ODA : Oficial Development Assistance
(Viện trợ phát triển chính thức)
PCP : Phi chính phủ
PCPNN : Phi chính phủ nước ngoài
QLNN : Quản lý nhà nước
Sở KH-ĐT : Sở Kế hoạch – Đầu tư
UBND : Ủy ban Nhân dân
VHXH : Văn hóa - xã hội
WB : World Bank (Ngân hàng thế giới)
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Biểu đồ thống kê quốc tịch các tổ chức PCPNN tại Quảng Trị 47
Hình 2.2 Biểu đồ thống kê lĩnh vực hoạt động của các tổ chức PCPNN 49
tại Quảng Trị 49
Hình 3.1. Biểu đồ thống kê số lượng các Dự án PCPNN ở Quảng Trị 5 năm
qua 79
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Tỉnh Quảng Trị nằm trên tọa độ địa lý từ 16018 đến 17010 vĩ độ Bắc,
106032 đến 107034 kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng
Bình, phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, phía
Đông giáp Biển Đông và phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan, nước Cộng
Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.
Năm 2012 dân số trung bình của tỉnh là 608.142 người. Toàn tỉnh có 136.743
hộ gia đình, bình quân 4,4 nhân khẩu/hộ. Dân số thành thị có 170.073 người, chiếm
28,31%. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,05% năm 2007 và 1,12% năm 2010. Bình
quân mỗi năm dân số trung bình toàn tỉnh tăng thêm khoảng 5.000 - 6.000 người.
Mật độ dân số toàn tỉnh là 126,7 người/km
2
,thuộc loại thấp so với các tỉnh, thành
khác trong cả nước. Dân cư phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ, tập trung
đông ở các thành phố, thị xã, các huyện đồng bằng như thị xã Quảng Trị: 316
người/km
2
, thành phố Đông Hà: 1.163 người/km
2
, trong khi đó huyện Đakrông chỉ
có 30 người/km
2
, Hướng Hoá 68 người/km
2
. [51]. Sự phân bố dân cư không đồng
đều giữa các vùng gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc xây dựng các công trình hạ
tầng giao thông, điện, nước, thủy lợi, trường học, trạm y tế
Toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính bao gồm thị xã Quảng Trị và 08 huyện
là Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng, Hướng Hóa, Đakrông,
huyện đảo Cồn Cỏ và thành phố Đông Hà là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh. Cơ sở hạ
tầng, kinh tế, kỹ thuật của tỉnh hầu như đã bị phá hủy hoàn toàn trong thời gian
chiến tranh. Cho đến nay, hậu quả chiến tranh để lại còn hết sức nặng nề đối với
tỉnh Quảng Trị. Toàn tỉnh có trên 34,000 người khuyết tật trong đó có hơn
13,000 nạn nhân chất độc da cam (hơn 2,1% tổng dân số). [22, tr.1]. Kể từ năm
1975 đến cuối năm 2010, toàn tỉnh có 7.075 người là nạn nhân bom mìn chiếm
1,12% dân số. [15, tr.8]. Đối với một tỉnh thuần nông như Quảng Trị thì đây là
một cản trở rất lớn trên con đường phát triển KTXH.
1
Những năm qua, cùng với xu thế đổi mới và mở cửa của cả nước, công
cuộc phát triển KT-XH của Quảng Trị đã đạt được những thành tựu đáng kể trên
mọi lĩnh vực: quy mô nền kinh tế không ngừng được mở rộng, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tiến bộ, cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể, các lĩnh
vực văn hóa xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được
nâng cao. Mặc dù vậy, Quảng Trị vẫn còn là một tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do
hậu quả chiến tranh để lại hết sức nặng nề với hơn 82% diện tích đất bị ô nhiễm
bom mìn. [38]. Hàng năm lại thường xuyên ảnh hưởng bão lụt. Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 – 2015 cũng nhìn nhận “Chất lượng
tăng trưởng của nền kinh tế chưa cao, thiếu bền vững. Cân đối ngân sách còn gặp
nhiều khó khăn. Công tác quy hoạch chưa bao quát toàn diện, thiếu tính chiến
lược dài hạn. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ. Thu hút đầu tư còn
khó khăn. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe
nhân dân còn một số hạn chế, khó khăn; kết quả xoá đói giảm nghèo thiếu bền
vững”. [36, tr.2].
Đời sống của một số bộ phận nhân dân nhất là ở các vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp rất nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân
đầu người của tỉnh năm 2010 chỉ đạt 845 USD/năm, [36], trong lúc đó thu nhập
bình quân đầu người năm 2010 của cả nước là 1.273 USD. Tỷ lệ hộ nghèo của
tỉnh vẫn đang ở mức 20 % (theo tiêu chí mới). Trong bối cảnh đó, để đẩy mạnh
phát triển kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh, nâng cao đời sống vật chất, văn
hóa tinh thần của nhân dân, việc thu hút các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là các
nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy phát
triển KT-XH địa phương.
Quảng Trị là một tỉnh có sớm có nhiều hoạt động của các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài. Từ tổ chức phi chính phủ Hà Lan ban đầu vào giúp tỉnh
tái thiết chiến tranh ngay sau khi giải phóng (Ủy ban y tế Việt Nam – Hà Lan),
tại thời điểm hiện tại Quảng Trị có trên 40 tổ chức phi chính phủ nước ngoài
2
hoạt động trên địa bàn tỉnh, trong đó có 15 văn phòng dự án (PTVN, SODI,
RENEW, MAG, CPI, PLAN, MCNV, GCSF, ROP, WVI Hải Lăng, WVI Triệu
Phong, WVI Hướng Hóa, Dự án DBU, Dự án ICCO ở Đakrông và
Medipeace/Hàn Quốc).
Với số lượng lớn các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đang hoạt động tại
tỉnh Quảng Trị và hoạt động của các tổ chức này đa dạng trên nhiều lĩnh vực khác
nhau, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức này đòi hỏi
được hoàn thiện và thống nhất toàn diện. Tuy nhiên về mặt lý luận cũng như thực
tiễn còn tồn tại nhiều vấn đề cần nghiên cứu, hoàn thiện như thể chế quản lý nhà
nước chưa đầy đủ, chưa thống nhất, đồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn công tác
quản lý nhà nước về tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh; tổ chức bộ máy quản lý các
tổ chức PCPNN chưa được kiện toàn; nhân sự chưa đảm bảo tính chuyên môn
nghiệp vụ; cơ chế quản lý chưa thống nhất từ trung ương đến địa phương…
Qua tìm hiểu một số tài liệu nghiên cứu về hiệu quả, vai trò, lĩnh vực hoạt
động của các tổ chức PCPNN. Hiện tại, chưa có tài liệu nghiên cứu chính thức
nào nghiên cứu về thực trạng hoạt động và công tác QLNN đối với hoạt động
của các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Chính vì vậy, việc cần phải nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý nhà nước
đối với hoạt động này, kết hợp với việc đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt
động các tổ chức phi chính phủ tại Quảng Trị hiện nay và từ đó đề ra biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ
chức phi chính phủ tại Quảng Trị là rất cần thiết và mang tính thời sự.
Xin giới thiệu với quý Thầy, quý Cô cùng các Giảng viên và bạn đọc nội
dung nghiên cứu về đề tài luận văn thạc sĩ “Quản lý Nhà nước đối với các tổ
chức phi chính phủ tại tỉnh Quảng Trị” nhằm mục đích nghiên cứu thực trạng
công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động
tại tỉnh Quảng Trị và từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu lực quản lý
nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ.
3
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ được nhiều tác giả xếp vào phạm
trù xã hội công dân (xã hội dân sự) gồm một dải rộng các tổ chức: Mặt trận tổ
quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thuộc hệ thống chính trị; các tổ chức xã hội
– nghề nghiệp; các hiệp hội kinh tế; các hợp tác xã; các tổ chức của các giới; các
tổ chức từ thiện, nhân đạo, hữu nghị; các tổ chức phi chính phủ. Nhiều tác giả đã
có những nghiên cứu xã hội dân sự về thể chế xã hội và vai trò của tổ chức này
trong phát triển kinh tế xã hội như các tác giả Hoàng Chí Bảo, Thang Văn Phúc,
Nguyễn Viết Vượng, Phan Xuân Sơn, Nguyễn Cảnh Dinh, Đào Chí Úc
Trong các nghiên cứu xã hội dân sự, nổi bật là tác phẩm: “Xã hội dân sự ở
Việt Nam: Di chuyển từ lợi nhuận sang chủ đạo” của tác giả Thân Thị Thiên
Hương và Gita Sabharwal tháng 7 năm 2005. Bài báo này trình bày một cách
nhìn tổng quan về xã hội dân sự tại Việt Nam và bắt đầu bằng cách định nghĩa xã
hội dân sự.
Nhằm tìm hiểu vai trò, tính chất, loại hình hoạt động, lĩnh vực hoạt
động, công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức PCPNN, tôi đã nghiên
cứu một số tài liệu nghiên cứu về các tổ chức PCP, các công trình nghiên cứu
về các tổ chức phi chính phủ được tổng hợp như sau:
1/ Đề tài “Nâng cao hiệu quả Quản lý Nhà nước đối với hoạt động của
các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam” do học viên Nguyễn Thị Thanh Loan
thuộc Học viện Hành chính – Chính trị Quốc gia, khóa học 1999-2002, thực
hiện với sự hướng dẫn của TS. Thang Văn Phúc.
2/ “Quản lý Nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
trên địa bàn thành phố Hà Nội” do học viên Cần Việt Anh thuộc Học viện
Hành chính – Chính trị Quốc gia, khóa học 2005-2008 thực hiện.
3/ “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động
của các tổ chức phi chính phủ tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” do học
viên Thaviphone Sihathep quốc tịch Lào thuộc Học viện Hành chính Quốc gia,
khóa học 2011-2013 thực hiện.
4
4/ “Báo cáo về công tác vận động viện trợ và quản lý hoạt động của các
tổ chức phi chính phủ nước ngoài” do Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị thực hiện từ
năm 2009 đến năm 2013 .
5/ “Báo cáo 10 năm công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế của tỉnh
Quảng Trị” do Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị thực hiện năm 2013.
6/ “Báo cáo đánh giá công tác vận động, quản lý và sử dụng viện trợ
phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2005-1010” do Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Quảng Trị thực hiện năm 2010.
7/ Báo cáo tổ chức Phi chính phủ quốc tế quan hệ đối tác và sự phát
triển 12/2009 (Trung tâm dữ liệu Tổ chức Phi chính phủ) với nội dung miêu tả
tổng quan về hoạt động đã được các nhóm làm việc tại Trung tâm dữ liệu các Tổ
chức Phi chính phủ thực hiện năm 2009.
8/ Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực
xóa đói giảm nghèo (tiểu luận tại Website: www.kilobooks.com
) nhìn nhận tổ
chức phi chính phủ là một lực lượng quan trọng trong lĩnh vực cứu trợ nhân
đạo và phát triển xã hội nhằm cải thiện cuộc sống của những người nghèo,
những người bị thiệt thòi trong xã hội, các nạn nhân bị thiên tai và chiến tranh
giúp tự phát triển một cách bền vững.
9/ Tăng cường hiệu quả của tổ chức Phi chính phủ Việt Nam (trang
thông tin điện tử Đảng Cộng Sản 02/11/2010) với nội dung đánh giá các tổ chức
phi chính phủ quốc tế đều được xem như là mũi nhọn để đưa văn hóa của quốc
gia đến khắp khu vực và ra toàn cầu, đằng sau đó là các lợi ích kinh tế kèm
theo Vậy ở Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ đã được phát triển như thế
nào và đang có vai trò như thế nào? Làm thế nào để tăng hiệu quả hoạt động của
những tổ chức đó đang là vấn đề được quan tâm.
Xã hội đang biến đổi sâu sắc và nhanh chóng, xác định vai trò của các tổ
chức phi chính phủ như thế nào cho phù hợp và hiệu quả. Sức hút của tổ chức phi
chính phủ đối với cá nhân? Tại sao người ta tham gia vào các tổ chức phi chính phủ
tất cả đã được đặt lên bàn thảo luận. Và đó cũng là một trong những nội dung mà
“Dự án tăng cường năng lực cho các tổ chức phi chính phủ Việt Nam” đặt ra.
5
10/ Hiệu quả từ các dự án phi chính phủ, Báo Đồng Nai 02/4/2012 nêu
các hoạt động các dự án phi chính phủ được triển khai trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai trong những năm qua chủ yếu tập trung vào vấn đề an sinh xã hội như: hỗ
trợ vay vốn, xây dựng nhà tình thương, trường học, cấp học bổng cho học sinh
nghèo, khám chữa bệnh, nuôi dạy trẻ mồ côi Các dự án phi chính phủ đã góp
phần giúp trẻ mồ côi, khuyết tật cải thiện điều kiện sống, giảm bớt mặc cảm để
hòa nhập cộng đồng; cải thiện cơ sở vật chất ngành giáo dục; giúp người nghèo,
hộ nghèo có điều kiện vươn lên trong cuộc sống Bà Phan Thị Mỹ Thanh, Phó
chủ tịch UBND tỉnh cho rằng thời gian tới các cơ quan chức năng của tỉnh cần
tích cực hơn nữa trong việc tranh thủ các dự án đầu tư của tổ chức phi chính phủ
nước ngoài vào sự phát triển của địa phương.
11/ Đa dạng hóa công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài,
Báo Cao Bằng Online 12/3/2014 đánh giá nguồn lực viện trợ của các tổ chức
PCPNN đã góp phần thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển KT -
XH của tỉnh. Nhận thức rõ vai trò, hiệu quả tác động của các nguồn vốn này,
Đảng bộ và chính quyền tỉnh Cao Bằng đã đẩy mạnh công tác vận động, thu hút
các nguồn viện trợ PCPNN….Để tiếp tục thu hút nhiều hơn nữa nguồn viện trợ
từ công tác PCPNN, trong thời gian tới, ngành Ngoại vụ tỉnh sẽ phối hợp với các
ngành hữu quan tham mưu cho tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chương
trình xúc tiến vận động viện trợ, tăng cường trao đổi, liên lạc với các cá nhân, tổ
chức Phi chính phủ trong và ngoài nước, đẩy mạnh giao lưu, hợp tác với Đại sứ
quán các nước và các tổ chức đã có nhiều năm hoạt động tại Cao Bằng, tạo điều
kiện thuận lợi cho các tổ chức phi chính phủ chung vai cùng chính quyền địa
phương hỗ trợ các địa bàn khó khăn của tỉnh, thực hiện công tác xóa đói giảm
nghèo và các lĩnh vực khác như hỗ trợ về xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn,
giáo dục, y tế, nông, lâm nghiệp, chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, người khuyết
tật, nạn nhân chất độc da cam…, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao
năng lực cộng đồng đóng góp vào sự phát triển KT - XH của tỉnh.
6
12/ Tổ chức phi chính phủ nước ngoài với hoạt động vì giảm nghèo ở
Việt Nam (1996-2008), tác giả ThS. Chử Thu Hà, khoa Văn hóa dân tộc, Đại
học Văn hóa Hà Nội với nội dung đánh giá hoạt động các tổ chức phi chính phủ
ở Việt Nam cho công việc giảm nghèo và phát triển bền vững trong các mảng
hoạt động lớn như nông nghiệp, lâm nghiệp, môi trường, phát triển cộng đồng
cho đến những hoạt động có quy mô nhỏ như viện trợ trực tiếp tiền và nhu yếu
phẩm cũng đều nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
13/ Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam, tác
giả Đôn Tuấn Ngọc, Ban điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM) nêu thực trạng
và đánh giá hoạt động viện trợ của các tổ chức phi chính phủ từ năm 1994-2007
về các mặt hoạt động từ đó tìm ra xu hướng hoạt động cho các năm tiếp theo.
14/ Bàn về thể chế quản lý các hội, tổ chức phi chính phủ của một số
nước trên thế giới, Tiến sĩ Lưu Văn Minh, Tạp chí quản lý nhà nước số 183 (4-
2011) với nội dung: Hệ thống về thể chế quản lý các hội, tổ chức phi chính phủ
của các nước trên thế giới khá đa dạng, phong phú về nội dung quản lý và hình
thức thể hiện, tùy thuộc vào thể chế chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội
và truyền thống lịch sử, văn hóa, tôn giáo của mỗi nước, tuy nhiên, việc tham
khảo kinh nghiệm quản lý các hội, tổ chức phi chính phủ các nước trong việc
xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của các
hội ở nước ta hiện nay là rất cần thiết.
15/ Sự hợp tác của Việt Nam với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
trong quá trình hội nhập quốc tế Tác giả Phạm Bình Minh, tạp chí thông tin đối
ngoại số 2/2010 với nội dung: Nhằm thực hiện đường lối đối ngoại độc lập dân
chủ, chính sách đối ngoại mở rộng đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc
tế, kết hợp công tác đối ngoại chặt chẽ của Đảng, ngoại giao của nhà nước và đối
ngoại nhân dân, trong những năm qua Việt Nam đã ngày càng mở rộng quan hệ
với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Mối quan hệ này đã góp phần làm cho
nhân dân thế giới hiểu biết sâu sắc hơn về đất nước, con người Việt Nam, chủ
trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta, qua đó thúc đẩy quan hệ hợp tác
với các chính phủ và nhân dân thế giới, đồng thời góp phần giải quyết một số
7
vấn đề kinh tế - xã hội, nhất là thực hiện xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế
tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa còn đang gặp khó khăn.
16/ Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam,
Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử, Ủy ban Thường vụ quốc hội – Ban
công tác đại biểu, 21/1/2014 đánh giá trong những năm qua, Việt Nam đã tranh
thủ được nguồn tài trợ phi chính phủ, tuy chỉ mới ở mức bình quân đầu người rất
thấp nhưng đã góp phần giải quyết một số khó khăn về kinh tế, xã hội ở cơ sở và
địa phương. Trong tình hình có những khó khăn mới về nguồn tài trợ quốc tế
trong những năm đầu của thế kỷ XXI, số lượng các tổ chức phi chính phủ nước
ngoài hoạt động tại Việt Nam và giá trị viện trợ sẽ khó có thể tăng hơn. Việc có
duy trì hoặc nâng lên phần nào mức viện trợ hiện tại hay không tùy thuộc chủ
yếu vào công tác vận động và quản lý viện trợ phi chính phủ.
Theo tôi tìm hiểu và được biết hiện tại chưa có đề tài nghiên cứu khoa học
nào đánh giá hoạt động quản lý của nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ
hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, nên tôi mong muốn được tìm hiểu công
tác QLNN với các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nhằm tìm hiểu
công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN trên địa
bàn tỉnh Quảng Trị đưa ra các khuyến nghị và đề xuất nhằm nâng cao công tác
QLNN đối với các tổ chức này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Đề tài luận văn nhằm mục đích nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước
đối với các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động tại tỉnh Quảng Trị và từ đó
đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với các tổ
chức phi chính phủ.
Để thực hiện mục tiêu đó đề tài tập trung vào ba nhiệm vụ sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận và nội dung về Quản lý Nhà nước đối với hoạt động của
các tồ chức Phi chính phủ.
- Phân tích thực trạng quản lý Nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ tại tỉnh
Quảng Trị hiện nay.
- Đề xuất những giải pháp, biện pháp, kiến nghị nhằm tăng cường Quản lý Nhà
nước đối với các tổ chức phi chính phủ tại tỉnh Quảng Trị.
8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung vào nội dung QLNN đối với các tổ chức PCPNN được
cấp phép hoặc có dự án đã được phê duyệt thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Hiện tại chỉ có các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đang hoạt động trên
địa bàn tỉnh Quảng Trị, nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu công tác QLNN đối
với các tổ chức PCPNN hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Đề tài chỉ tập trung vào công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức
PCPNN có trụ sở và/hoặc có hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong đó đi
sâu vào phân tích tình hình thực tế công tác QLNN đối với các tổ chức PCPNN
trong thời gian 5 năm trở lại đây, cụ thể từ năm 2009 đến năm 2013.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận Chủ nghĩa Mác-
Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước trong quản lý nhà nước trong điều kiện xây dựng Chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và các quan điểm của Đảng
về đối ngoại nhân dân và công tác phi chính phủ nước ngoài làm cơ sở lý luận.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu cơ bản được áp dụng trong quá trình nghiên
cứu đề tài này là: phương pháp nghiên cứu lý thuyết và tài liệu, phương pháp
tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp so
sánh và phương pháp thống kê và kế thừa có chọn lọc những nghiên cứu khoa
học trước.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn sẽ giúp cho ta hiểu rõ cách thức quản lý nhà nước của cơ quan
liên quan đối với các hoạt động này đối với các tổ chức phi chính phủ trên địa
bàn tỉnh Quảng Trị.
9
Với những kết quả của việc nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá đề tài hy
vọng sẽ đóng góp những biện pháp, giải pháp để các cơ quan quản lý nhà
nước tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính
phủ tại Quảng Trị:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với công tác
quản lý các tổ chức phi chính phủ của nhà nước.
- Đánh giá thực trạng công tác QLNN trên lĩnh vực này tại tỉnh Quảng Trị
hiện nay trên cơ sở đó làm rõ những vấn đề chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
- Đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao thực tiễn công tác quản lý nhà
nước đối với các tổ chức phi chính phủ tại tỉnh Quảng Trị.
- Những đóng góp này góp phần làm tăng năng lực cũng như hiệu quả
công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ tại tỉnh Quảng Trị,
qua đó góp phần xây dựng một nền ngoại giao nhân dân vững mạnh, hiệu quả,
thân thiện.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu
tham khảo, luận văn được cấu trúc làm ba chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với tổ chức phi
chính phủ
Chương 2: Thực trạng các tổ chức phi chính phủ và công tác quản lý
nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ tại tỉnh Quảng Trị
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các
tổ chức phi chính phủ tại tỉnh Quảng Trị
10
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
1.1. Một số vấn đề lý luận về tổ chức phi chính phủ
1.1.1 Khái niệm tổ chức phi chính phủ trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1.1 Khái niệm tổ chức phi chính phủ theo các nước trên thế giới
Thuật ngữ “tổ chức phi chính phủ”, theo tiếng Anh thường gọi là Non
Governmental Organization (viết tắt là NGO), theo tiếng Pháp là Organisation
Non Gouvernementale (viết tắt là ONG) chính thức xuất hiện lần đầu tiên tại
Châu Âu vào đầu thế kỷ XX. Cụm từ này sau đó đã được sử dụng phổ biến hơn
từ khi tổ chức Liên hiệp quốc được thành lập vào năm 1945.
Có khá nhiều khái niệm khác nhau về tổ chức phi chính phủ. Một số nước
coi tất cả các tổ chức không thuộc về chính phủ là tổ chức PCP; trong khi đó ở
một số nước khác các tổ chức PCP là những chủ thể có tư cách pháp nhân, các tổ
chức không thuộc chính phủ như các Viện, các tổ chức tư nhân, công cộng hoặc
các Quỹ Dưới đây là một số định nghĩa về tổ chức PCP được quan tâm và sử
dụng trong thực tiễn nhiều nhất:
- Theo tổ chức Ngân hàng thế giới (World Bank) các tổ chức PCP được
xác định là những nhóm tổ chức tư nhân theo đuổi các hoạt động để giảm bớt
đau khổ, thúc đẩy các lợi ích của người nghèo, bảo vệ môi trường, cung cấp các
dịch vụ xã hội cơ bản hay đảm nhiệm việc phát triển cộng đồng. Với cách sử
dụng rộng rãi hơn thì thuật ngữ “Tổ chức Phi chính phủ” có thể áp dụng cho các
tổ chức phi lợi nhuận mà hoạt động của chúng hoàn toàn hoặc phần lớn độc lập
với chính phủ. Giá trị của các tổ chức PCP chủ yếu thể hiện qua hoạt động viện
trợ từ thiện và các dịch vụ tình nguyện. Cho dù trong hai thập kỷ trở lại đây hoạt
động PCP ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn nhưng các nguyên tắc lòng vị
tha và tự nguyện vẫn là đặc điểm chủ yếu của tổ chức phi chính phủ.
- Còn theo định nghĩa đưa ra trong Hiến chương của Liên hiệp quốc, là
cách định nghĩa được nhiều quốc gia áp dụng hơn cả, thì “Tổ chức Phi chính phủ
là thuật ngữ dùng để chỉ một tổ chức, hiệp hội, quỹ VHXH, ủy hội từ thiện, tập
11
đoàn phi lợi nhuận hoặc các pháp nhân khác mà theo pháp luật không thuộc khu
vực Nhà nước và không hoạt động vì lợi nhuận. Nghĩa là khoản lợi nhuận nếu
có, không thể phân chia theo kiểu chia lợi nhuận. Tổ chức này không bao gồm
các nghiệp đoàn, đảng phái chính trị, hợp tác xã phân chia lợi nhuận, hay nhà thờ
hoặc chùa”.
Tóm lại, có thể thấy tổ chức phi chính phủ theo cách hiểu một cách phổ
quát chung nhất là các tổ chức Hội, Quỹ VHXH, Hội từ thiện, các tổ chức phi vụ
lợi, phi lợi nhuận hoặc các pháp nhân khác theo luật pháp không thuộc khu vực
nhà nước tham gia vào các hoạt động hỗ trợ phát triển và hoạt động không vì lợi
nhuận. Nghĩa là, mọi khoản lợi nhuận nếu có thì không được và không thể phân
phối theo kiểu chia lợi nhuận.
Tuy nhiên, không phải tất cả các nước trên thế giới đều hoàn toàn thống
nhất với nhau về mặt định nghĩa pháp lý cũng như trong cách gọi về tổ chức phi
chính phủ. Tùy theo đặc thù và tính chất cần nhấn mạnh mà ở các nước khác
nhau lại sử dụng những thuật ngữ khác nhau để chỉ các tổ chức phi chính phủ.
Chẳng hạn ở Pháp, đó là Tổ chức kinh tế - xã hội (Économie Sociale); ở Mỹ thì
gọi là Tổ chức phi lợi nhuận hay Tổ chức tự nguyện cá thể (Private Voluntary
Organizations); Đối với Anh, đó là Hội từ thiện công (Public Charities); Đối với
Đức, chỉ đơn giản gọi là Hiệp hội (Verbände); trong khi đó Trung tâm nghiên
cứu toàn cầu thúc đẩy sự tham gia của công dân (The Center for Study of Global
Governance) lại thường sử dụng thuật ngữ Tổ chức xã hội dân sự (Civil Society
Organization).
1.1.1.2. Khái niệm tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia đang trên con đường đổi mới, việc phát huy,
tận dụng các nguồn lực để phát triển là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước.
Trong đó nguồn lực phát huy sức mạnh toàn dân, thực hiện xã hội hóa, và tận
dụng sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè, các tổ chức trên thế giới là vô cùng quan
trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm xây dựng
12
một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ văn minh.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện các chủ trương và chính
sách đối ngoại rộng mở, Nhà nước đã thu hút ngày càng nhiều tổ chức phi chính
phủ nước ngoài đến Việt Nam. Hầu hết các tỉnh, thành phố, đặc biệt là các tỉnh
trung du, miền núi, các vùng dân tộc ít người đếu có các dự án của các tổ chức
phi chính phủ nước ngoài như: chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, chương trình
nước sạch nông thôn, vốn tín dụng quay vòng cho phụ nữ nghèo, xây dựng
trường tiểu học, trường mẫu giáo, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng năng
lực, cảnh báo và ứng phó thiên tai….Mặc dù kết quả của những trợ giúp này còn
khiêm tốn, nhưng nó đã góp một phần với chính phủ và nhân dân ta trong cuộc
đấu tranh với nghèo đói, bệnh tật và cũng giúp chúng ta có nhận thức đúng hơn
về các tổ chức phi chính phủ.
Thuật ngữ “tổ chức phi chính phủ” mới du nhập vào Việt Nam, lần đầu
tiên được dung trong Luật tổ chức Chính phủ năm 1992, song cho đến nay chưa
có khái niệm chính thống về “tổ chức phi chính phủ”. Tuy nhiên, trong các cuộc
hội thảo khoa học, nhiều nhà khoa học, nhà quản lý đưa ra khái niệm theo những
góc độ tiếp cận khác nhau, nhưng có nhiều ý kiến tập trung vào nội dung sau:
Tổ chức phi chính phủ là một tổ chức được hình thành mang tính độc lập
tương đối với chính phủ, hoạt động phi lợi nhuận trong khuôn khổ pháp luật
dưới sự quản lý của nhà nước.
1.1.2. Tính chất của các tổ chức phi chính phủ
Tổ chức phi chính phủ đã tồn tại hàng trăm năm trên thế giới dưới nhiều
dạng khác nhau. Nguồn gốc xa xưa của các tổ chức PCP vốn là những nhóm nhỏ
làm từ thiện. Tiêu chí hoạt động của các tổ chức này là cứu trợ nhân đạo đối với
nạn nhân chiến tranh, thiên tai và nghèo đói, không phân biệt chính kiến và địa
dư. Có thể nói rằng loại hình tổ chức này là được thành lập một cách tự nguyện
và hợp pháp, không thuộc bộ máy hành chính nhà nước và không nhằm mục
đích lợi nhuận. Tùy theo tên gọi khác nhau các tổ chức phi chính phủ cũng có
13
những đặc trưng và tính chất riêng của mình. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy
hầu hết các tổ chức PCP đều có một số tính chất chính như sau:
- Tính xã hội. Tổ chức phi chính phủ chỉ xuất hiện từ khi con người có ý
thức được về sức mạnh tập thể, sức mạnh của sự hợp tác với nhau giữa các nhóm
người, giữa các cộng đồng người. Khi xã hội càng phát triển, dân chủ trong xã
hội càng được nâng cao thì tính năng động, tích cực của con người càng được
nâng cao, thúc đẩy nhu cầu gắn bó với nhau trong một tổ chức hòa hợp tâm lý,
hòa hợp lợi ích. Những tác động đó khiến tính xã hội của các tổ chức phi chính
phủ càng đậm nét hơn.
- Tính tự nguyện. Hầu hết các tổ chức phi chính phủ được lập ra từ sự tự
nguyện của các thành viên và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện. Tính tự
nguyện được thể hiện qua việc các thành viên tự giác thực hiện các nhiệm vụ của
tổ chức mà thường không đòi hỏi bất kỳ điều kiện nào. Sự tự nguyện có thể là
hình thức đóng góp về thời gian, công sức hay về của cải vật chất. Tính tự
nguyện của các tổ chức phi chính phủ bền vững tới mức nó trở thành một trong
những nguyên tắc hoạt động nội bộ và quan hệ đối ngoại của các tổ chức PCP.
- Tính độc lập. Các tổ chức PCP thường được hình thành và hoạt động
mang tính độc lập tương đối với chính phủ. Chúng tuy được cơ quan có thẩm
quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, nhưng lại không lệ thuộc vào các cơ
quan đó và hoạt động theo sự quản lý điều hành của những người sáng lập; tự
trang trải về kinh phí trên nguyên tắc độc lập với chính phủ và nằm trong trong
khuôn khổ chung của xã hội.
- Tính không vụ lợi bản thân. Mục tiêu hoạt động của các tổ chức phi
chính phủ hết sức đa dạng tùy theo loại tổ chức cụ thể. Tuy nhiên, đích hướng tới
của hầu hết các tổ chức phi chính phủ không phải là nâng cao giá trị bản thân của
tổ chức phi chính phủ mà hướng tới các giá trị khác như giúp đỡ mọi người, đem
lại lợi ích cho xã hội.
- Tính phi lợi nhuận. Mục đích của hoạt động của các tổ chức PCP
thường không phải vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận và đây cũng là một đặc
điểm nổi bật của các tổ chức PCP so với các tổ chức khác. Mặc dù để tồn tại có
14
một số tổ chức PCP thực hiện các hoạt động kinh doanh có thu lợi nhuận,
nhưng cần hiểu đó là khoản lợi nhuận để duy trì và phát triển tổ chức theo mục
đích tôn chỉ khi thành lập và khoản lợi nhuận đó được dùng để thực hiện các
mục tiêu tổ chức đã đề ra chứ không phải để chia cho các thành viên hay để
phục vụ cho tổ chức.
- Tính linh hoạt. Trong khi bộ máy của các cơ quan nhà nước thường rất
cồng kềnh, nhiều tầng nấc và theo quy định chặt chẽ thì các tổ chức PCP lại
thường có hình thức tổ chức bộ máy rất đa dạng, linh hoạt tùy theo đặc thù riêng
của mình. Ngoài ra, tổ chức bộ máy và hoạt động của các tổ chức PCP thường
nhỏ gọn, linh hoạt và ít mang tính quan liêu.
- Tính đa dạng về hình thức. Các tổ chức PCP thường có nguồn gốc,
cách thức hoạt động, cách huy động nguồn ngân sách hoạt động rất đa dạng và
không theo một khuôn mẫu chung nhất định nào.
- Tính đa dạng về nội dung hoạt động. Nội dung hoạt động của các tổ
chức PCP cũng rất đa dạng và phức tạp. Tổ chức PCP không chỉ hoạt động
trên các lĩnh vực từ thiện nhân đạo mà còn tham gia trong nhiều lĩnh vực khác
như xây dựng thiết chế, bảo vệ môi trường, cố vấn kỹ thuật, cứu trợ thiên tai,
bão lụt…
- Tính phối hợp trong hoạt động. Một số tổ chức PCP hầu hết đều không
hoạt động độc lập mà thường phải hoạt động thông qua chính quyền các cấp
hoặc qua các tổ chức hội đoàn, quần chúng.
1.1.3. Vai trò của các tổ chức phi chính phủ trên thế giới và tại Việt Nam
1.1.3.1. Vai trò của các tổ chức phi chính phủ trên thế giới
Rõ ràng là bên cạnh những nỗ lực của chính phủ và các tổ chức quốc tế,
các tổ chức PCP cũng đóng góp một phần công sức đáng kể trong quá trình phát
triển KTXH, cải thiện cuộc sống của những người nghèo và những người bị thiệt
thòi trong xã hội.
Tiếng nói của các tổ chức PCP đối với các vấn đề thuộc mối quan tâm chung
của cộng đồng quốc tế ngày càng được các nước và các tổ chức quốc tế lớn như
LHQ, Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) và đặc biệt các tổ chức
15