Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng một số bệnh phổi có phối hợp với đái tháo đường điều trị tại khoa hô hấp-bệnh viện bạch mai trong hai năm 2009-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.27 KB, 113 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong lâm sàng bệnh phổi ngày nay, it gặp những trường hợp chỉ mắc
bệnh ở phổi đơn thuần như viêm phổi, ung thư phổi, hen phế quản, lao phổi,
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mà thường có kết hợp với một hoặc nhiều bệnh
khác kèm theo. Trong thực hành lâm sàng bệnh về cơ quan hô hấp, trong khi
điều trị và làm xét nghiệm đã xác định bệnh nhân mắc đái tháo dường. Những
bệnh nhân này, một số trường hợp đã và đang điều trị đái tháo đường, một số
khác là lần đầu tiên được phát hiện. Điều trị những trường hợp tổn thương
phổi đơn thuần trong nhiều tình huống thật khó, nhưng phức tạp hơn nữa nếu
như có phối hợp với bệnh tiểu đường. Ở người bệnh có tiểu đường, suy giảm
miễn dịch tạo điều kiện cho bệnh phổi nặng lên, khó điều trị, nguy cơ tàn phế,
tử vong có thể xảy ra bất cứ khi nào.
Một số bệnh của phổi,sự cần thiết phải sử dụng corticoid điều trị dài
ngày như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản,xơ mô
kẽ phổi, nguy cơ bị tiểu đường khó tránh. Người ta khó biết bệnh tiểu đường
có từ trước hay do dùng thuốc trong một số bệnh phổi ở những người có tuổi
gây nên bệnh tiểu đường hay ngược lại. Dù sao đi nữa, khi có tổn thương phổi
nếu có các bằng chứng chứng tỏ có bệnh tiểu đường thì vấn đề điều trị bệnh
phải điều chỉnh lượng đường máu sao cho điều trị đạt hiệu quả hơn.
Hen phế quản là một bệnh phổi hay gặp. Theo WHO trên thế giới có 300
triệu người mắc hen, ước tính đến năm 2025 sẽ có khoảng 400 triệu người
mắc hen. Ở Việt nam hiện đang có 8 triệu người mắc hen phế quản (5% dân
số). Với những con số như trên đã phần nào cho thấy mức độ nghiêm trọng
của bệnh.
1
Hầu hết các thuốc điều trị hen phế quản tác động chủ yếu là giảm sự co
thắt phế quản (thuốc giãn phế quản) hoặc thuốc giảm viêm (corticoid).
Corticoid được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau: corticoid dự phòng dạng
hít (ICS), corticoid dung đường toàn thân được sử dụng trong hen mức độ
trung bình đến nặng. Việc sử dụng corticoid sớm, dài ngày, không kiểm soát
được đã dẫn tới biến chứng tăng đường huyết do dung thuốc.


Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hiện đang là nguyên nhân gây tử
vong và tàn phế đứng hàng thứ 4,với xu hướng ngày càng tăng trên thế giới.
Trên 3 triệu người tử vong một năm vì COPD (số liệu đưa ra tai hội nghị khoa
học hưởng ứng ngày bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính-2008 do BV Bạch Mai và
BV lao và phổi trung ương tổ chức). Mục tiêu điều trị COPD là cải thiện chất
lượng cuộc sống bằng cách phòng ngừa các biểu hiện triệu chứng và cơn cấp
của bệnh từ đó bảo toàn chức năng phổi tối ưu. Ngày nay corticoid được sủ
dụng rộng rãi trong diều trị COPD. Chính vì vậy không hiếm các trường hợp
sau quá trình điều trị COPD bị mắc đái tháo đường kèm theo.
Không chỉ có những bệnh ở phổi sử dụng corticoid trong điều trị mà
cũng phải kể đến nhiều bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ
hệ thống, hội chứng thận hư…đều phải sử dụng corticoid dài ngày trong điều
trị, và nguy cơ đái tháo đường là không tránh khỏi. Từ đó tạo cơ hội cho bệnh
nhiễm trùng trong đó có lao phổi, viêm phổi…
Thực tế cho thấy một số bệnh phổi nhiễm khuẩn thường xảy ra ở bệnh
nhân đái tháo đường, diễn biến thường nặng. Qua y văn trong nước cũng như
y văn thế giới người ta thường đề cập lao phổi ở bệnh nhân có tiểu đường
thường gặp nhất. Lao phổi là bệnh có tỷ lệ khá cao trên thế giới. Ở Mỹ cứ
100000 người thì có 10 người mắc lao phổi. Ở Việt Nam lao phổi ngày nay
là một bệnh trong tình trạng báo động do tỷ lệ mắc cũng như tử vong vì khó
kiểm soát do nhiều yếu tố cả khách quan lẫn chủ quan.Trong y văn, lao phổi
2
và đái tháo đường được mô tả là bạn đồng hành cũng như lao và HIV. Người
mắc lao phổi phần lớn sau 5 năm bị đái tháo đường, gần 2/3 trường hợp đái
tháo đường phát hiện trước lao phổi, còn người mắc đái tháo dường tăng nguy
cơ lao phổi lên 3-4 lần.
Ngoài lao phổi, viêm phổi và áp xe phổi cũng là những biến chứng
nhiễm khuẩn hay gặp cuả đái tháo đường. Bản thân viêm phổi và áp xe phổi
là yếu tố phát hiện đái tháo đường trong thời gian điều trị.
Ngoài những bệnh nêu trên, người ta cũng ghi nhận một số trường hợp

bệnh phổi xảy ra trên cơ sở bệnh đái tháo đường như: ung thư phổi,TDMP,
nấm phổi…Sự phối hợp của những bệnh này với đái tháo đường làm cho biểu
hiện lâm sàng của bệnh phổi có xu hướng nặng hơn, đồng thời việc điều tri
phải luôn quan tâm điều chỉnh được lượng đường huyết
Thực tế tai khoa Hô hấp-BV Bạch Mai thời gian qua đã phát hiện, điều trị
một số trường hợp có tổn thương phổi phối hợp với đái tháo đường thành công.
Một số trường hợp bệnh phổi diễn biến nặng khi có phối hợp với bệnh
tiểu đường đã được điều trị có kết quả.Vì vậy, chúng tôi đặt vấn đề nghiên
cứu với đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng một số bệnh
phổi có phối hợp với đái tháo đường điều trị tại khoa Hô hấp-Bệnh viện
Bạch Mai trong hai năm 2009-2010.
Mục tiêu đề tài
1. Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng một số tổn thương phổi phối hợp ĐTĐ
2. Tìm hiểu đặc điểm cận lâm sàng một số tổn thương phổi phối hợp ĐTĐ
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Phần 1. Sơ lược giải phẫu phổi và phế quản [1]
Phổi là cơ quan chính của hệ hô hấp, nơi xảy ra trao đổi khí giữa môi
trường ngoài và cơ thể. Mỗi người có 2 phổi nằm trong 2 ổ màng phổi,
khoang ở giữa 2 ổ màng phổi gọi là trung thất
1. Hình thể ngoài
- Phổi là 1 tạng xốp, đàn hồi nên thể tích của nó thay đổi nhiều theo
lượng khí chứa bên trong. Phổi người lớn có thể chứa 4500-5000 ml.
- Mỗi phổi có 1 đỉnh, 1 đáy, 3 mặt (mặt trung thất, mặt sườn, mặt hoành).
Phổi phải chia thành 3 thuỳ trên, giữa, dưới bởi khe chếch và khe ngang
Phổi trái chia thành 2 thuỳ trên, dưới bởi khe chếch.
2. Cấu tạo của phổi
Phổi được tạo nên từ toàn bộ các nhánh phân chia trong phổi của phế
quản chính, động mạch và tĩnh mạch phổi, động mạch và tĩnh mạch phế quản.

Bạch huyết và các sợi thần kinh của đám rối phổi, mô liên kết xen giữa các
thành phần trên và bao quanh phổi.
* Sự phân chia của phế quản chính trong phổi và cấu tạo của cây phế quản.
2 phế quản chính phải và trái tách ra từ khí quản. Mỗi phế quản chính
khi vào phổi sẽ phân chia nhỏ dần tới phế nang. Toàn bộ các nhánh phân chia
gọi là cây phế quản.
Cây phế quản: Khí quản => phế quản chính phải, trái => phế quản thuỳ
=> phế quản phân thuỳ => chia thành nhánh => phế quản nhỏ => tiểu phế
quản => tiểu phế quản tiểu thuỳ => tiểu phế quản tận => tiểu phế quản hô hấp
=> ống phế nang => túi phế nang => phế nang.
4
* Động mạch phổi phải và trái tách ra từ thân động mạch phổi.
Vào rốn phổi cũng chia nhỏ dần tới mạng lưới mao mạch
Tĩnh mạch đi kèm động mạch, dồn về tĩnh mạch phổi trên và dưới mỗi
bên và đổ vào tâm nhĩ trái
* Động mạch và tĩnh mạch phế quản
Động mạch nuôi dưỡng cho cây phế quản và mô phổi là các nhánh phế
quản của động mạch chủ ngực
Tĩnh mạch phế quản - Tĩnh mạch sâu về Tĩnh mạch phổi
- Tĩnh mạch nông về Tĩnh mạch đơn và bán đơn phụ
TK phổi: đám rối phổi chạy theo phế quản chính tạo thành 1 mạng lưới
xung quanh phế quản, qua rối phổi vào phổi chi phối cho cơ, niêm mạc của
phế quản và cho các phế nang.
3. Màng phổi.
Màng phổi là một bao thanh mạc kín bọc lấy phổi. Bao này gồm 2 lá:
màng phổi tạng và màng phổi thành, giữa 2 lá là một khoang tiềm tàng gọi là
ổ màng phổi. Bình thường 2 lá của phổi áp sát nhau và chỉ tách xa nhau khi có
dịch (tràn dịch màng phổi) hoặc khí (tràn khí màng phổi) tràn vào.
Màng phổi tạng là lá thanh mạc bao bọc và dính chặt vào nhu mô phổi,
lách cả vào khe gian thuỳ để bọc cả các mặt gian thuỳ của phổi. Ở quanh rốn

phổi, màng phổi tạng quặt lại liên tiếp với màng phổi thành.
Màng phổi thành là phần màng phổi phủ mặt trong lồng ngực (phần
sườn), mặt trên cơ hoành (phần hoành) và mặt bên của trung thất (phân trung
thất). Phần màng phổi thành trùm lên đỉnh phổi là vòm màng phổi. Góc giữa
các phần màng phổi được gọi là các ngách màng phổi gồm: ngách sườn –
hoành, ngách sườn – trung thất, ngách hoành – trung thất.
5
Phần 2. Phần sinh lí bệnh phổi. [2]
1. Khái quát về chức năng hô hấp.
Hô hấp là sự trao đổi khí với ngoại môi nhằm cung cấp O
2
và đào thải
CO
2
, dưới sự điều hoà của TTHH nằm ở hành não và cầu não.
Có 4 giai đoạn hô hấp:
- Giai đoạn thông khí: thực hiện bằng 2 động tác luôn phiên hít vào và
thở ra.
- Giai đoạn khuếch tán: Trao đổi khí giữa phế nang và máu. Thông khí
và khuếch tán được gọi là hô hấp ngoài. Bệnh hô hấp theo quan niệm chung
chính là bệnh của hô hấp ngoài.
- Giai đoạn vận chuyển: Là trao đổi khí giữa tế bào cơ thể với phổi
- Trao đổi qua màng tế bào và hô hấp tế bào
( Hai giai đoạn sau là hô hấp trong)
2. Rối loạn quá trình thông khí.
Quá trình hô hấp được đảm bảo là nhờ thành phần, áp lực không khí thở
vuông góc, cũng như hoạt động tốt của bộ máy hô hấp. Một trong các yếu tố
đó thay đổi sẽ gây rối loạn thông khí.
- Rối loạn do khí thở: do độ cao, do không khí bị tù hãm, do ngạt
- Rối loạn do bệnh hô hấp: liệt cơ hô hấp, TDMP, TKMP, chướng ngại

đường hô hấp,
3. Rối loạn quá trình khuyếch tán
Phế nang vừa trao đổi khí bên ngoài ( bằng thông khí, chủ động), vừa
trao đổi khí với bên trong ( bằng khuyếch tán, thụ động). Rối loạn khuyếch
tán do các nguyên nhân sau:
a. Rối loạn khuyếch tán do giảm diện tích màng phổi
b. Rối loạn khuyếch tán do không phù hợp giữa thông khí và tưới máu
c. Rối loạn khuyếch tán do tăng độ dày màng phổi.
d. Rối loạn khuyếch tán do giảm hiệu số phân áp:
6
4 Rối loạn quá trình vận chuyển
Rối loạn về chất hoặc về lượng của hemoglobin trong máu khiến nó
không thể bắt giữ và mang tái đầy đủ
5 Rối loạn quá trình hô hấp tế bào
Hô hấp tế bào là giai đoạn cuối cùng của quá trình hô hấp. Đầu vào gồm
oxy và các chất dinh dưỡng, đầu ra là năng lượng, CO2, nước. Rối loạn hô
hấp tế bào xảy ra khi thiếu cơ chất hoặc khi giảm hoạt tính các enzym hô hấp
7
Phần 3. Tổng quan một số bệnh phổi phối hợp đái tháo đường
Trên cơ địa người đái tháo đường do giảm sức đề kháng nên rất dễ bị
nhiễm trùng và bị nặng, lâu khỏi. Đồng thời nhiễm trùng là căn nguyên quan
trọng gây mất cân bằng đường huyết. 1/3 bệnh nhân hôn mê tăng đường máu
là do nhiễm trùng.
Bệnh nhân ĐTĐ dễ rơi vào vòng luẩn quẩn: đường máu cao tạo điều
kiện thuân lợi cho nhiễm trùng, đồng thời khi nhiễm trùng càng gây tăng
đường máu.
Trên thực tế trong cơ thể khi bị nhiễm trùng thường có quá trình viêm,
và sinh ra nhiều sản phẩm trung gian gây tăng đường máu. Do vậy những
bệnh nhân đang dùng thuốc uống phải chuyển sang dạng thuốc tiêm.
Nhiều bệnh lý phổi phải sử dụng corticoid trong quá trình điều trị như

COPD, hen phế quản. Việc lạm dụng thuốc, dùng không theo chỉ dẫn đã dẫn
đến những biến chứng khi dùng corticoid, mà một trong những biên chứng đó
là gây tăng đường máu.
A. Giới thiệu một số bệnh phổi cần sử dụng corticoid dài ngày
trong điều trị bệnh
I. Hen phế quản (HPQ)
Hen phế quản là trạng thái lâm sàng của sự phản ứng cao độ ở phế quản
do nhiều kích thích khác nhau, biểu hiện đặc trưng là khó thở, có tiếng cò cử
do hậu quả của sự co thắt cơ trơn phế quản, phù nề niêm mạc phế quản và
tăng tiết nhầy phế quản. Cơn khó thở có thể tự hồi phục ( do dùng thuốc hoặc
không).
Hen phế quản là bệnh khá phổ biến, có xu hướng ngày càng tăng trên thế
giới cũng như ở Việt Nam. Theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới (WHO)
năm 1995 toàn thế giới có trên 100 triệu người mắc hen phế quản. Tới năm
8
2001 đã lên tới 150 triêu người, chiếm khoảng 5% dân sổ ở người lớn và 10%
dân số ở trẻ em dưới 15 tuổi [6,7,31]
Tỷ lệ mắc hen phế quản ở mỗi vùng và mỗi lứa tuổi khác nhau. Pêru là
nước có tỷ lệ mắc hen phế quản cao nhất thế giới (28%), Trong khi đó
Uzơbekistan chỉ có 1.4% thấp nhất thế giới [26,34]. Riêng ở Mỹ có khoảng
12-15 triệu dân mắc hen phế quản chiếm 5% dân số [6,26,34].
Trong những năm gần đây số người tử vong do hen phế quản ngày càng
tăng. Trung bình thế giới có 40-60 người chết trên vì hen phế quản trên 1 triệu
dân [6]. Ở Mỹ năm 1977 có 1674 trường hợp tử vong vì hen phế quản, dến
năm 1998 có hơn 6000 trường hợp [8]
Tại Việt Nam tỷ lệ mắc hen phế quản tăng nhanh trong những năm gần
đây. Theo thống kê điều tra, trước năm 1985, ở một số vùng tỷ lệ mắc hen phế
quản là 1-2%, riêng nội thành Hà Nội là 0.8% và ngoại thành là 0.73%. Từ
năm 1961-1995, tỷ lệ mắc hen phế quản ở nước ta đã tăng gấp 3 lần (2%-6%)
dân số và trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 10% [7]

Hiện nay ở Việt Nam độ lưu hành HPQ chiếm 5-7% tính chung cho trẻ
em và người lớn. Tỷ lệ này thay đổi tuỳ từng vùng và tình trạng ô nhiễm môi
trường [9]
Năm 2001 HPQ đứng hàng thứ 7 trong các bệnh thường gặp vào điều trị
nội trú tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai, chiếm 4.4% [10]
Năm 2004 tỷ lệ bệnh nhân HPQ nằm điều trị nội trú tại khoa hô hấp
bệnh viện Bạch Mai chiếm 3.9% [11].
Ở Việt Nam chưa có thống kê nào đầy đủ về số tử vong do HPQ trong cả
nước nhưng con số này không phải là thấp do độ lưu hành HPQ tăng, phát
hiện và điều trị không kịp thời, sử dụng thuốc không đúng, chủ quan , coi nhẹ
việc quản lý và kiểm soát hen tại cộng đồng [12].
9
Điều trị hen phế quản phải dùng sớm corticoid viên hoặc siro trong cơn
trung bình hoặc nặng để giảm viêm và cải thiện nhanh. Mặt khác, dùng
corticoid gây biến chứng tăng đường huyết. Do đó, bệnh nhân hen phế quản
thường phối hợp với đái tháo đường.
1. Triệu chứng lâm sàng
a. Cơ năng
- Tiền triệu: Hắt hơi, sổ mũi, ho khan…
- Khó thở thì thở ra: Kèm theo tiếng cò cử, khó thở tăng dần. mỗi cơn từ
5- 10 phút đến hàng giờ, hằng ngày. Cơn khó thở giảm dần và kết thúc bằng
một trận ho và khạc đờm dài. Đờm thường trong, quánh, dính.
- Cơn hen thường xảy ra về đêm hoặc thay đổi thời tiết.
b. Thực thể
Trong cơn hen khám phổi thấy:
- Gõ lồng ngực trong
- Nghe:rì rào phế nang giảm.ran rít,ran ngáy hai bên phế trường
- Ngoài cơn hen khám thường không thấy gì đặc biệt
2. Triệu chứng cận lâm sàng:
a. Đo chức năng thông khí phổi:

Đo chức năng thông khí phổi thường thấy rối loạn thông khí tắc nghẽn
phục hồi với thuốc giàn phế quản (trước test FEV
1
<80%, FEV
1
/VC<70%.
FEV
1
tăng >15% hoặc trở về trị số lý thuyết sau khí dung 400 microgam
salbutamol)
b. Lưu lượng đỉnh kế:
LLĐ là lưu lượng nhanh nhất của khí lưu thông trong đương hô hấp khi
thở ra gắng sức.
Rối loạn thông khí tắc nghẽn có hồi phục và sự biến đổi lưu thông khí
được đo bằng LLĐ,biểu hiện bằng một trong các trường hợp sau:
10
- LLĐ tăng>15% sau 15-20 phút cho hít thuốc cường β tác dụng ngắn
- LLĐ thay đổi hơn 20% giữa lần đo buổi sáng và chiều cách nhau 12h
ở người bệnh dùng thuốc giãn phế quản (hoặc hơn10% khi không dùng thuốc
giãn phế quản)
- LLĐ giảm hơn 15% sau 6 phút đi bộ hoặc gắng sức.
c. Xét nghiệm đờm:
- Tinh thể Charcot-Leyden, bạch cầu ái toan, bach cầu đa nhân trung
tính, đại thực bào
- Cấy đờm làm khi có mỗi đợt bùng phát do nhiễm khuẩn
d. X-Quang ngực
Trong cơn hen thường ít làm, Nếu làm thấy hai phế trường quá sáng, rốn
phổi đậm, xương sườn nằm ngang, các khoang liên sườn giãn rộng. Cần chụp
phổi khi lâm sàng có dấu hiệu nghi ngờ để phát hiện các biến chứng như tràn
khí màng phổi, tràn khí trung thất, hoặc tổn thương viêm phổi là căn nguyên

làm nặng thêm bệnh.
e. Khí máu:
Thường làm trong cơn hen nặng giúp chẩn đoán mức độ suy hô hấp
II. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Là bệnh biểu hiện đặc trưng ở phổi của sự rối loạn thông khí tắc nghẽn
không có khả năng hồi phục hoàn toàn. Sự hạn chế thông khí tiến triển từ từ
và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi do các phân tử hay khí
độc hại.
Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trên 40, có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào hay
tiếp xúc với khói bui nhiều năm.
Tại Mỹ năm 1994 có gần 16.365 triệu ngưòi mắc COPD [68,76]. Tỷ lệ
mắc bệnh ước tính khoảng 4-5% dân số, đã có gần 96.000 người chết trong
năm vì bệnh. Kể từ năm 1985 đến năm 1995 tỷ lệ tử vong do bệnh COPD
11
tăng lên 22% và là nguyên nhân gây tử vong thứ 4 sau các bệnh tim mạch,
ung thư và đột quỵ. Trong số 28 nước công nghiệp Mỹ được xếp hàng thứ 12
về tỷ lệ tử vong do COPD [76].
Các nghiên cứu của hai thập kỷ trước cho thấy khoang 4-6% dân số
người lớn ở châu Âu mắc triệu chứng lâm sàng COPD. Theo WHO năm 1997
COPD là nguyên nhân gây tử vong ở 4.1% nam giới và 2.4% nữ giới châu
Âu. Hội hô hấp châu Âu cho biết tỷ lệ tử vong vì COPD năm 2003 thấp nhất
ở Hy Lạp (6/100.000) và cao nhất ở Kyrgyzstan (95/100.000) [90].
COPD được ước tính với tỷ lệ mắc là 6.2% ở 11 nước hiệp hội bệnh hô
hấp châu Á Thái Bình Dương [48].
Trung Quốc có tỷ lệ mắc bệnh COPD cao nhất so với các nước trong khu
vực (26.2/1000 ở nam và 23.7/1000 ở nữ) [95]. COPD là nguyên nhân tử
vong đứng hàng thứ 4 tại các thành phố lớn và đứng hàng đầu ở nông thôn
của trên 50% nam giới hút thuốc ở Trung Quốc [42].
Ở Việt Nam theo Nguyễn Đình Hường(1994), COPD là bệnh hay gặp
nhất trong các bệnh phổi mãn tính người lớn với tỷ lệ 4-5% [13].

Theo thống kê bệnh viện Bạch Mai, trong số 3606 bệnh nhân điều trị tại
khoa hô hấp từ năm 1996-2000, tỷ lệ bệnh nhân chẩn đoán COPD lúc ra viện
chiếm 25.1%, đứng hàng đầu trong các bệnh lý về phổi [14]
Ngô Quý Châu và cộng sự nghiên cứu dịch tễ học COPD trong cộng
đồng dân cư có tuổi từ 40 của thành phố Hà Nội thấy tỷ lệ mắc chung cả 2
giới là 2%, tỷ lệ mắc bệnh ở nam là 3.4% và ở nữ là 0.7%.
1. Triệu chứng lâm sàng
a. Cơ năng.
- Ho: Ho nhiều buổi sáng, ho cơn hoặc ho húng hắng
- Khạc đờm: nhầy, trong trừ đợt bội nhiễm màu vàng
- Khó thở: Khi gắng sức dần tới khó thở liên tục ( giai đoạn muộn)
- Giai đoạn cuối có bệnh cảnh tâm phế mạn
12
b. Thực thể
- Nhìn: Kiểu thở mím môi khi gắng sức, sử dụng cơ hô hấp phụ. Lồng
ngực hình thùng.
- Gõ: Vang, nhất là giãn phế quản
- Nghe: Rì rào phế nang giảm
Ran ít và ngáy, khi có bội nhiễm thấy ran ẩm và ran nổ.
- Dấu hiệu tăng áp lực động mạch phổi và suy tim phải:
+ Mắt lồi như mắt ếch do tăng mạch máu màng tiếp hợp
+ Tim nhịp nhanh, có thể loạn nhịp hoàn toàn
+ Dấu hiệu Carvallo: thổi tâm thu dọc theo bờ trái xương ức và tăng lên
khi hít vào
+ Tĩnh mạch cổ nổi, gan to, đau vùng gan, phù chân và cổ trướng.
1. Triệu chứng cận lâm sàng.
a. Chức năng hô hấp.
- Rối loạn thông khí tắc nghẽn: FEV
1
giảm, tăng thể tích khí cặn

Tiffeneau FEV
1
/ VC hoặc ( FEV
1
/FVC) < 70%
- Test giãn phế quản FEV
1
tăng < 20%
Sau 30 phút khí dung 400 μmol salbutanol
- Nghiệm pháp corticoid (+) khi FEV
1
sau điều trị corticoid 6 tuần – 3 tháng tăng hơn 12%
b. X-quang phổi thường
- Giai đoạn đầu đa số bình thường
- Tăng dần các nhánh phế huyết quản, hình ảnh ‘ phổi bẩn’
- Giai đoạn nặng thấy rõ hình ảnh viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn và
giãn phế nang
+ Lồng ngực giãn : tăng khoảng sáng trước và sau tim, vòm hoành đẩy
xuống, xương sườn nằm ngang.
13
+ Hình ảnh dày thành phế quản
+ Mạch máu ngoại vi thưa thớt tạo nên vùng giảm động mạch kết hợp
với hình ảnh căng giãn phổi
+ Cung động mạch phổi nổi
+ Tim dài thõng, giai đoạn cuối tim to toàn bộ.
c. CT-scaner phổi.
Giãn phế nang : Những vùng sáng, không có mạch máu hoặc bóng khí
d. Khí máu : cần làm khi FEV1<40%, để đánh giá tình trạng suy hô hấp
B. Giới thiệu một số bệnh phổi là biến chứng đái tháo đường
I. Lao phổi phối hợp đái tháo đường

Bệnh lao gắn liền với sự phát triển xã hội loài người từ hàng ngàn năm
nay, trên thế giới chưa bao giờ và không có một quốc gia nào, một khu vực
nào, một dân tộc nào không có người mắc bệnh lao và chết do lao. Mặc cho
mọi cố gắng của con người trong việc kiểm soát và khống chế bệnh lao,
nhưng bệnh vẫn có xu hướng gia tăng trên thế giới.
Hiện nay, bệnh lao vẫn là một trong những bệnh có số người mắc và tử
vong cao. Trên thế giới có khoảng 2,2 tỷ người đã nhiễm lao (chiếm 1/3 dân
số thế giới). Lao phổi là thể bệnh thường gặp nhất chiếm khoảng 80% trong
các bệnh do vi khuẩn lao gây ra. Theo số liệu công bố của Tổ chức Y tế thế
giới (TCYTTG, 2004), ước tính trong năm 2003 có thêm khoảng 9 triệu
người mắc lao mới và 2 triệu người chết do lao, mỗi năm có thêm 1% dân số
thế giới bị nhiễm lao (65 triệu người). Khoảng 95% số bệnh nhân lao và 98%
số người chết do lao ở các nước có thu nhập vừa và thấp, 75% số bệnh nhân
lao cả nam và nữ ở độ tuổi lao động. Trong đó, có khoảng 80% số bệnh nhân
lao toàn cầu thuộc 22 nước có gánh nặng bệnh lao cao.
Việt Nam đứng thứ 13 trong 22 nước có số bệnh nhân lao cao trên loàn
cầu, (TCYTTG, 2004). Trong khu vực Tây - Thái Bình Dương, Việt Nam
14
đứng thứ ba sau Trung quốc và Philipinnes về số lượng bệnh nhân lao lưu
hành cũng như bệnh nhân lao mới xuất hiện hàng năm. Hiện nay nguy cơ
nhiễm lao hàng năm ở nước ta ước tính là 1,5% (ở các tỉnh phía Nam là 2%, ở
các tỉnh phía Bắc là 1%). Theo số liệu năm 2007, Việt Nam xếp thứ tư trên
thế giới về số lượng các trường hợp bệnh lao và có số lượng cao nhất về tỷ lệ
mắc lao trên đầu người tại Đông Nam Á.
Hiện nay, cùng với sự bùng nổ các đại dịch, lao phổi thường không chỉ
đơn thuần mà có sự kết hợp với các bệnh khác. Để công tác phòng chống lao
có hiệu quả đòi hỏi nhiều hành động phối hợp làm hạn chế tác của các yếu tố
nguy cơ bệnh lao, bao gồm HIV/AIDS, đái tháo đường, suy dinh dưỡng, điều
kiện sống… Lao phổi kết hợp đái tháo đường đã được biết đến tứ lâu và hay
gặp trên lâm sàng. Hiện nay lao phổi vẫ là nguyên nhân tử vong hàng đầu

trong các bệnh truyền nhiễm, trong khi đó đái tháo đường là nhuyên nhân gây
tử vong thứ 5 trong số các bệnh lý. Sự phối hợp của hai bệnh lý này là vấn đề
sức khoẻ đáng báo động trên toàn cầu đặc biệt là khu vực Châu Á-Thái Bình
Dương. ĐTĐ Nguy cơ mắc lao phổi ở bệnh nhân ĐTĐ cao gấp 2-4 lần người
không mắc ĐTĐ, và nguy cơ này cao hơn ở người ĐTĐ phụ thuộc insulin và
ĐTĐ không được kiểm soát [1]. Bệnh lao kết hợp ĐTĐ chiếm tỷ lệ tù 8,2%-
13,2% số bệnh nhân có bệnh lao phổi kết hợp các bệnh khác [2]. ĐTĐ làm
cho bệnh lao tiến triển nhanh hơn, tổn thương lan rộng và hay phá huỷ thành
hang [3], [4].
Do sự tăng đường huyết, tổ chức phổi ngấm nhiều đường là môi trường
thuận lợi cho các loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn lao. Nhửng ảnh hưởng
toàn thân của đái tháo đường làm suy giảm miễn dịch cũng là một yếu tố
thuận lợi cho sự phát triển của lao phổi. Lao phổi trên bệnh nhân đái tháo
đường có đặc điểm là nặng nhưng kín đáo, có ít biểu hiện lâm sàng nhất là
dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, tuy nhiên đái tháo đường type 1 có thể có các
15
triệu chứng cấp tính. Tổn thương tiến triển nhanh, phá huỷ rộng, thành hang
sớm. Phải kết hợp song song đièu trị lao phổi và đái tháo đường mới cho kết
quả tốt.
1. Triệu chứng lâm sàng: Gồm thời kỳ khởi đầu và thời kỳ toàn phát
Toàn thân:
- Mệt mỏi, ăn kém, gầy rút, suy kiệt, giảm khả năng lao động
- Sốt dai dẳng về chiều tối( 37
0
5- 38
0
C, ở giai đoạn khởi phát, phát triển
ở giai đoạn toàn phát)
- Thời kỳ toàn phát: người bệnh suy kiệt, da xanh, niêm mạc nhợt, sốt
dai dẳng về chiều tối

Cơ năng:
- Ho khạc đờm: Đầu nhầy, vàng nhạt có thể màu xanh hoặc mủ đặc.
- Ho ra máu: Ho máu ít rồi tăng dần. Khoảng 10% bệnh nhân bắt đầu
bằng triệu chứng ho ra máu. Máu có đặc điểm: đỏ tươi,sủi bọt, không lẫn thức
ăn, máu ra từng đợt trung bình từ 2-3 giờ/lần, mỗi đợt trên dưới 1 tuần. Mới
đầu ho ra nhiều rồi giảm dần, máu sẫm đen gọi là thời kỳ “ đuôi khái huyết”.
Ho máu xảy ra 1 trong 3 trường hợp sau:
_ Ho ra máu báo hiệu lao phổi: người bệnh vẫn bình thường, bất chợt ho
khạc đờm lẫn vài tia máu đỏ tươi.
_ Ho ra máu là biến chứng lao phổi mạn tính, biểu hiện đợt tiến triển
nặng. Khối lượng máu thường nhiều 40-50ml, có khi tới hàng lít, máu ra kéo
dài nhiều ngày. Đây là trường hợp phải cấp cứu.
_ Ho ra máu là di chứng lao phổi ổn định đã khỏi. Lao ổn định để lại
nhiều sơ sẹo, làm biến dạng phế quản. giãn phế quản gây ho ra máu.
- Đau ngực: Thường đau khu trú ở một vị trí, đây là triệu chứng không
thường gặp. Giai đoạn toàn phát đau ngực liên tục
16
- Khó thở: Khi tổn thương phổi lan rộng. Giai đoạn toàn phát khó thở
tăng cả khi nghỉ ngơi
- Các triệu chứng trên ngày càng tiến triển tăng dần.
Thực thể:
- Giai đoạn đầu dấu hiệu thực thể nghèo nàn. Một số trường hợp thấy
RRPN giảm vùng tổn thương, nghe có ran nổ cố định ở 1 vị trí
- Bệnh nhân đến muộn có thể nhìn thấy lồng ngực bị lép (bên tổn
thương) do các khoang liên sườn hẹp lại.
- Nghe phổi: Ran ẩm, ran nổ. có thể có thổi hang.
2, Triệu chứng cận lâm sàng
2.1 Chẩn đoán hình ảnh
X-quang phổi chuẩn
- Lao phổi kết hợp ĐTĐ thường gặp tổn thương ở rốn phổi, đáy phổi.

Bình thường lao phổi hay gặp vùng đỉnh phổi và dưới đòn
- Các dạng tổn thương hay gặp: Nốt, Thâm nhiễm, Hang, Tổn thương
xơ, Vôi hoá: gặp trong các lao cũ và mạn tính, hoặc di chứng lao ổn định. Các
tổn thương trên có thể phối hợp với nhau và thường khu trú ở đỉnh phổi hoặc
các phân thuỳ đỉnh của thuỳ dưới (phân thuỳ VI), với đặc điểm lan tràn theo 3
đường: đường máu và bạch huyết (từ đỉnh phổi này lan sang đỉnh phổi kia),
đường phế quản (lan tràn chéo từ đỉnh phổi bên này sang đáy phổi bên kia),
đường tiếp cận (sang các phân thuỳ khác hoặc màng phổi).
- Ngoài ra X-Quang còn cho phép theo dõi và đánh giá kết quả điều trị
bằng cách so sánh các phim trong quá trình điều trị. Nếu tổn thương xoá
nhanh dưới 1 tháng thì thường không phải lao phổi [12]
Chụp cắt lớp vi tính
Sớm phát hiện tổn thương nốt thâm nhiễm, u lao, hang lao nhỏ và nhất
là xác định chính xác vị trí tổn thương để có hướng chẩn đoán lao phổi.
17
Soi phế quản
- Đối với lao phổi soi phế quản khi AFB âm tính. Nội soi giúp trực tiếp
quan sát tổn thương, lâý dịch phế quản làm xét nghiệm vi sinh, sinh thiết
chẩn đoán mô bệnh học giúp chẩn đoán phân biệt lao và ung thư.
- Theo nghiên cứu Shi-Chuan Chang và cộng sự (1987) trên 65 bệnh
nhân lao phổi xét nghiệm đờm trực tiếp có 51% kết quả dương tính, trường
hợp còn lại được soi và xét nghiệm dịch phế quản thấy AFB (+) ở 76,2%. Các
hình ảnh hay gặp khi soi là các viêm loét dạng u hạt, sẹo xơ hẹp, thâm nhiễm
dưới niêm mạc.[23]
2.2 Mô bệnh tế bào học
- Là kỹ thuật có giá trị quyết định chẩn đoán, đó là khi tìm được nang lao
điển hình, gồm có các thành phần: ở giữa là hoại tử bã đậu, xung quanh có
các thế bào bán liên và các tế bào khổng lồ Langhans, ngoài cùng là các
Lympho bào.
2.3 Các xét nghiệm tìm vi khuẩn lao

Kỹ thuật soi đờm trực tiếp ( nhuộm Ziehl-Neelsen)
Kỹ thuật này cho phép phát hiện vi khuẩn kháng cồn kháng toan. Phải có
5000 vi khuẩn /1ml đờm thì kết quả mới dương tính. Chương trình phòng
chống lao Quốc Gia quy định đọc kết quả như sau:
1. Không có AFB/ 100 vi trường( âm tính ).
2. 1- 9 AFB/ 100 vi trường là dương tính
3. 10- 99 AFB/ 100 vi trường ( 1+ ).
4. 1- 10 AFB/ 1 vi trường ( 2+).
5. > 10 AFB/ 1 vi trường (3+)
Với 6 lần dương tính khi soi kính, thì kết quả tương đương với 1 lần nuôi cấy
18
Phương pháp thuần nhất
Làm loãng đờm bằng NaOH rồi ly tâm lấy cặn để nhuộm Ziehl-Neelsen
gọi là phương pháp thuần nhất đờm. Kỹ thuật này làm tăng độ nhậy tìm thấy
BK, hơn phương pháp soi trực tiếp.
Nuôi cấy
Môi trường nuôi cấy phải giàu chất khoáng chất đạm và VTM thì BK
mới phát triển. (Môi trường Lowenstein Jensen). BK mọc chậm sau 3 đến 6
tuần. Các Mycobacteria không điển hình mọc nhanh trong một tuần. Sau 2
tháng không mọc vi khuẩn thì kết luận là âm tính
Kỹ thuật lai tạo gien PCR
Dựa trên nguyên lý khuếch đại ADN bằng men ADN Polymerasa. Chỉ
cần một vài BK là có thể xác định được trong vài giờ. Tuy vậy hiệu quả chẩn
đoán với độ nhậy cao, nhưng độ đặc hiệu không cao.
2.4 Phản ứng Mantuox
Nếu sẩn cuc tại chỗ tiêm >10mm (riêng trẻ em tiêm phòng BCG thì từ
12mm trở lên) là dương tính , từ 5-9mm la nghi ngờ, dưới 5mm là âm tính.
Mức độ dương tính quy định như sau:10-14mm là nhẹ, 15-20mm là
trung bình, 21-30 là mạnh.
Lao phổi có ĐTĐ thường dương tính ở mức độ trung bình, thậm chí

ĐTĐ suy kiệt nhiều có thể âm tính.
2.5 Công thức máu
- Bạch cầu tăng hoặc bình thường, tăng tỷ lệ lymphô bào
- Tốc độ máu lắng tăng
II. Phần viêm phổi phối hợp đái tháo đường
Viêm phổi là hiện tượng viêm nhiễm của nhu mô phổi bao gồm viêm
phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết và viêm phế quản tận
19
cùng. Nguyên nhân do vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng không phải do trực
khuẩn lao.
Viêm phổi cộng đồng (mắc bệnh trước khi vào viện hoặc trước 72 giờ
sau khi nhập viện) là vấn đề sức khoẻ toàn cầu, là một trong số những bệnh
thường gặp, có thể tiến triển nặng và gây nhiều biến chứng. Viêm phổi là
nguyên nhân gây tử vong thứ 6 và là hàng đầu trong số các bệnh nhiễm trùng
trên thế giới đặc biệt là trẻ em và người già. Theo ước tính của Tổ chức Y tế
thế giới viêm phổi gây tử vong 4 triêu người/năm.
Viêm phổi bệnh viện chiếm 13-18% trong số các nhiễm trùng bệnh viện
và xảy ra với tấn suất 4-7/1000 trường hợp nhập viện. Tử vong do viêm phổi
bệnh viện thay đổi từ 20 – 50% và là nguyên nhân gây tử vong do nhiễm
trùng bệnh viện thường gặp nhất.
Hàng năm tai Mỹ có 2-3 triệu người mắc bệnh, 20% bệnh nhân phải
nhập viện, tỷ lệ tử vong với bệnh nhân ngoại trú là 1-5%, trong khi các bệnh
nhân điều trị nội trú là 15-30% , chi phí hàng năm khoảng 9,7 tỷ Dollars. Tần
suất mắc bệnh chung khoảng 8-15/1000 dân mỗi năm và thường xảy ra ở 2
đầu của thang tuổi tức là nhóm tuổi trên 75 và nhóm tuổi dưới 5. [22,46,49]
Tại Pháp, Đức, Ý mỗi năm có khoảng 1-3 triệu trường hợp viêm phổi
mắc phải cộng đồng. Trong số đó có khoảng 22-51% cần nhập viện. Tỷ lệ tử
vong do viêm phổi thay đổi theo từng quốc gia. Canada 6%, Thuỵ Điển 8%,
Tây ban nha 20%. Ngoài ra tỷ lệ thay dổi phụ thuộc vào tuổi, giới, chủng tộc
và kinh tế.

Tại Nhật Bản cứ 100.000 người tử vong thì có57-70 do viêm phổi, và tỷ
lệ do viêm phổi đứng hàng thứ 4 trong số các nguyên nhân gây tử vong [4].
Tại Việt Nam, viêm phổi là một trong những bệnh nhiễm khuẩn thường
gặp nhất trong lâm sàng nhưng hiện nay chưa có một tổng kết mang tính toàn
diện. Chỉ có một vái số lệu nghiên cứu của các bệnhviện đượcghi nhận như
20
sau: Trong 3606 bệnh nhân điều trị tai khoa hô hấp-BV Bạch Mai (1996-
2000) có 345 bệnh nhân viêm phổi, đứng thứ 4 trong các bệnh tại khoa.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP Hồ Chí Minh) năm 2004 có 710
trường hợp viêm phổi trong số 29.353 bệnh nhân nhập viện (chiếm 2,4%), 44
ca tử vong do viêm phổi trong tổng số 297 ca tử vong (chiếm 14,8%).[ ]
Tuy nhiên trong những năm gần đây dịch tễ học viêm phổi có nhiều thay
đổi gia tăng do nhiều yếu tố như khói bụi, gia tăng dân số, biến đổi khí hậu và
các bệnh lý nội khoa đi kèm như (đái tháo đường, suy thận, các bệnh suy
giảm miễn dịch…), và sự xuất hiện của nhiều tác nhân viêm phổi mới và sự
thay đổi độ nhạy cảm của các vi khuẩn thường gặp như (Streptococus
Pneumoniae, Hemophilus Influenza, Staphylococus aureus).
Viêm phổi ở bệnh nhân đái tháo đường thường nặng vì tổn thương nhu
mô phổi lan rộng dẫn đến biến chứng như áp xe phổi, nhiễm khuẩn huyết, Tử
vong. Viêm phổi do vi khuẩn Gram âm không phải là nhiễm khuẩn đặc hiệu
cho đái tháo đường nhưng xảy ra với tần suất cao hơn với người đái tháo
đường và tỉ lệ tử vong do viêm phổi ở đái tháo đường cũng cao hơn.[39]
1. Triệu chứng Lâm sàng
Trên cơ địa đái tháo đường, bệnh khởi phát từ từ:
a. Cơ năng
- Sốt: Thường xảy ra đột ngột ở người trẻ tuổi, sốt cao 39-40
0
C, rét giun.
Môi đỏ, sau vài giờ khó thở, toát mồ hôi, môi tím. Ở người già các triệu
chứng thường không rầm rộ, có thể có lú lẫn.

- Đau ngực: Đau bên tổn thương, đây là triệu chứng nổi bật.
- Ho: Ho khan lúc đầu sau là ho đờm đặc, mầu gỉ sắt.
- Ho máu: phổi bị viêm, phù nề, xung huyết dẫn tới ho máu. Số lượng
máu thường ít từ vài ml đến vài chục ml. Viêm phổi do Klebsiella gây viêm
phổi hoại tử, người bệnh khạc đờm quánh dính, màu gạch đỏ
21
- Khó thở.
b. Thực thể
- Thời kỳ đầu nghe phổi thấy : RRPN giảm bên tổn thương, có thể nghe
thấy tiếng cọ màng phổi và ran nổ cuối thì thở vào, Sờ và gõ bình thường.
- Thời kì toàn phát có Hội chứng đông đặc rõ
- Gõ đục
- Rung thanh tăng
- Rì rào phế nang mất
- Có tiếng thổi ống
Hội chứng nhiễm trùng
Ngoài ra, nghe phổi có ran ẩm, ran nổ hai bên phổi.
2. Triệu chứng cận lâm sàng:
- X-quang: Đám mờ một thuỳ hoặc một phân thuỳ hình tam giác có đáy
quay ra ngoài. đỉnh quay vào trong. Phế quản phế viêm có nhiều nốt mờ rải
rác khắp 2 phế trường nhất là vùng đáy.
- CT-scaner: Hội chứng lấp đầy phế nang, có hình phế quản hơi.
- Xét nghiệm tìm tác nhân gây bệnh: nhuộm soi tươi, cấy đờm,Cấy máu,
cấy dịch màng phổi, dịch phế quản
- Công thức máu: tăng số lượng bạch cầu và tăng tỷ lệ BCĐ
III. Áp xe phổi phối hợp đái tháo đường
Áp xe phổi là ổ mủ trong nhu mô phổi, sau khi ộc mủ ra ngoài thì tạo
thành hang mới, quá trình hoại tử do viêm nhiễm cấp tính ở phổi không phải
do lao.
Hiện nay hàng năm taị Mỹ có khoảng 50.000 trường hợp tử vong do áp

xe phổi, đứng hàng thứ 6 trong các nguyên nhân gây tử vong [ 3].
Tại Viêt Nam theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Việt Cồ [4] trên 118
bệnh nhân áp xe phổi điều trị tại viện Lao và bệnh phổi 1991-1992 và tại khoa
22
hô hấp bệnh viện Bạch Mai 1993-1994 , Tỷ lệ bệnh nhân nam 73.75 tuổi
thường gặp lớn hơn 36 chiếm 77.1%. Hầu hết bệnh nhân đều có yếu tố thuận
lợi khởi phát bệnh.
Theo Chu Văn Ý và Nguyễn Văn thành tại khoa hô hấp- bệnh viện Bạch
Mai từ năm 1977 đến 1985 có 258 trường hợp áp xe phổi vào viện chiếm
4.8% bệnh nhân phổi vào điều trị tại bệnh viện [5]
Đái tháo đường có những điều kiện thuận lợi gây áp xe phổi:
Đái tháo đường gây tổn thương mạch, tắc mạch dẫn đến ổ nhồi máu phổi
Tăng đường huyết là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn.
1. Triệu chứng lâm sàng.
Áp xe phổi qua 3 giai đoạn:
1.1 Giai đoạn ổ mủ kín: Triệu chứng giống viêm phổi cấp gồm
- Sốt
- Ho khạc đờm đặc, ho máu, máu lẫn mủ.
Mức độ ho máu có thể nhiều hàng trăm ml khi thành mạch vùng phổi bị
áp xe bị vỡ, thủng.Ho máu vừa và ít khi thành mạch chỉ bị tổn thương, hồng
cầu thoát mạch vào phế nang
- Đau ngực nhiều vùng tổn thương
- Khó thở nhanh nông
- Khám: HC đông dặc ở một vùng phổi
Có ran nổ, tiếng thổi ống
1.2 Giai đoạn ộc mủ
Sau 6 – 15 ngày bệnh nhân đột ngột ho tăng, đau ngực nhiều và ộc ra
nhiều mủ. Mủ màu đục quánh hoặc màu vàng, nhầy vàng, màu chocolate mùi
hôi. Sau đó bệnh nhân hết sốt, dễ chịu. Cần đề phòng mủ tràn vào đường thở
gây ngạt thở.

23
- Khám thấy ran nổ ở một vùng, hội chứng đông đặc hoặc 3 giảm( do có
phản ứng màng phổi hoặc khi ổ áp xe vỡ vào màng phổi)
1.3 Giai đoạn thành hang
- Ho dai dẳng nhất là khi thay đổi tư thế, khạc mủ với số lượng ít hơn
giai đoạn trên.
- Khám nghe thấy tiếng thổi hang. Nếu ổ áp xe thông với phế quản, các
chất chứa trong ổ áp xe ho khạc thoát hết ra ngoài, ổ áp xe hết hoặc còn ít mủ
có thể nghe tiếng thổi hang
2. Triệu chứng cận lâm sàng.
X-quang
- Giai đoạn ổ mủ kín thấy bóng mờ không thuần nhất, bờ mờ, chưa có ổ
phá huỷ.
- Giai đoạn sau thấy một hay nhiều hang dạng tròn, bờ dày, trong hang
có mức nước hơi, xung quanh là tổ chức phổi đông đặc.
- Giai đoạn thành hang: mức nước hơi rõ (hơi nhiều hơn nước)
Xét nghiệm đờm: Nhuộm soi tươi, cấy đờm để tìm tác nhân gây bệnh.
Xét nghiệm máu: Bạch cầu tăng cao nhất là bạch cầu đa nhân trung tính.
Máu lắng tăng.
IV. Hội chứng tràn dịch màng phổi (TDMP)
Khoang màng phổi bình thường là khoang ảo, chỉ có 15-20 ml dịch, đủ
cho lá thành và lá tạng trượt lên nhau khi thở. Vì một lý do nào đó xuất hiện
dịch nhiều hơn bình thường : nếu ít chỉ phát hiện tình cờ qua chụp phim phổi,
nếu nhiều gây nên trên lâm sàng hội chứng tràn dịch màng phổi.
Hàng năm ở Mỹ có hơn 1 triệu trường hợp TDPM. Nguyên nhân gây
TDMP hay gặp là suy thất trái (500.000 bệnh nhân/năm), viêm phổi (300.000
bệnh nhân/năm), ung thư (200.000 bệnh nhân/năm) [39].
24
Tại Việt Nam cũng như các nước đang phát triển thì nguyên nhân
TDMP hay gặp là do lao,do ung thư, còn các nguyên nhân khác ít gặp hơn.

Tại khoa hô háp bệnh viện Bạch Mai hàng năm có tỷ lệ không nhỏ bệnh
nhân TDMP nằm điều trị nội trú. Theo Đào Kỳ Hưng (1995) TDMP xếp hàng
đầu [15]
Theo Ngô Quý Châu và cộng sự (2002) từ năm 1996-2000 trong số 3606
bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai có 116 bệnh
nhân được chẩn đoán TDMP không rõ nguyên nhân, và xếp hàng thứ 8 trong
các loại bệnh phổi [16].
1. Triêụ chứng lâm sàng
Toàn thân : Có thể sốt hoặc không, mêt mỏi, chán ăn, gầy sút cân
Cơ năng
- Đau đáy phổi bên bệnh, đau tăng khi hít vào
- Ho khan. Ho là do màng phôi bị kích thích do có dịch trong
khoang màng phổi.Ho ngắn không có đờm, ho ‘‘khô’’.Có thể ho từng cơn, ho
xuất hiện khi thay đổi tư thế. Mỗi khi ho làm đau tăng lên, nhói trong lồng
ngực như muón nghẹt thở.
- Chỉ ho đờm khi có tổn thưong phổi-phế quản kèm theo.
- Khó thở khi gắng sức, nếu tràn dịch nhiều khó thở khi nghỉ ngơi
- Khi dịch ít (khoảng 200-300ml dịch), không khó thở,nằm đầu
bằng được, nghiêng về bên lành để tránh đau.Khi dịch trung bình( 700-1500
ml), khó thở trung bình, nhiều nằm nghiêng về bên bệnh dễ chịu hơn. Khi tràn
dịch nhiều khó thở nổi bật, phải ngồi dậy để thở.
Thực thể :
- Hội chứng ba giảm bên bệnh ( Rung thanh giảm,gõ đục,
RRPN giảm)
25

×