Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

đánh giá quá trình vận dụng các công cụ tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.04 KB, 16 trang )

Tiểu luận tài chính tiền tệ
Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh

Đề tài tài chính tiền tệ:
ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH VẬN
DỤNG CÁC CÔNG CỤ TIỀN TỆ
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
SV thực hiện : PHẠM PHÚ THỨ - LA02
TRẦN NGÔ MINH HÙNG - LA02
18/12/2007
- 1 -
Tiểu luận tài chính tiền tệ
MỤC LỤC
1.TÌM HIỂU SƠ LƯỢC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA CÁC CÔNG CỤ
TIỀN TỆ …………………………………………………… trang 1
2.TÌNH HÌNH HIỆN NAY VỀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ TIỀN
TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI……………………………………….………… trang 2
3.NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ TRONG THỜI GIAN TỚI…………………… ……trang 12
4.NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM VÀ BÀN LUẬN VỀ CÔNG
CỤ TIỀN TỆ TRONG NHNN HIỆN NAY…………………….trang 14
- 2 -
Tiểu luận tài chính tiền tệ
Để thực thi chính sách tiền tệ, thực hiện chức năng và vai trò
của mình, ngân hàng nhà nước (NHNN) đã sử dụng hàng loạt các
công cụ tiện tệ như: tỉ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất, nghiệp vụ thị
trường mở, tỉ giá hối đoái … Thế nhưng mỗi công cụ có cơ chế
vận hành riêng và luôn có ưu và nhược điểm khác nhau. Do đó,
tùy thuộc vào điều kiện thực tế của nền kinh tế để sử dụng chúng


một cách phù hợp, hiệu quả.
1. TÌM HIỂU SƠ LƯỢC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA CÁC CÔNG
CỤ TIỀN TỆ
A) Dự trữ bắt buộc
Là phần tiền gửi mà các NH trung gian phải đưa vào dự trữ theo
luật định. Mức dự trữ bắt buộc cao hay thấp phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ
bắt buộc – do NHNN quy định – cao hay thấp. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là
tỷ lệ phần trăm trên lượng tiền gửi mà các NH trung gian huy động
được, phải để dưới dạng dữ trữ. Như vậy, mỗi NH chỉ được vay số tiền
còn lại sau khi đã trừ phần dự trữ bắt buộc. Qua đó, với việc tăng hoặc
giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc NHNN có thể hạn chế hoặc bành trướng khối
tiền tệ mà hệ thống NH có khả năng cung ứng cho nền kinh tế. Một
cách khái quát NHNN tăng hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì NHNN có
thể làm giảm hoặc tăng hệ số tạo tiền của hệ thống NH trung gian, và
kết quả là khối tính dụng mà các NH trung gian có thể cung ứng có thể
tăng hoặc giảm. Nhìn chung dự trữ bắt buộc là công cụ mang tính chất
hành chính của NHNN, NHNN nắm điều tiết mức cung tiền tệ của NH
trung gian cho nền kinh tế, thông qua hệ số tạo tiền.
B) Lãi suất
Là giá cả của quyền sữ dụng vốn, việc thay đổi lãi suất kéo theo
việc biến đổi của chi phi tín dụng, từ đó tác động đến việc thu hẹp hay
mở rộng khối tín dụng trong nền kinh tế. Do đó, lãi suất là một trong
những công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ. Thực tế cho thấy, tùy
theo điều kiện thực tế và trình độ phát triển của thị trường tài chính,
NHNN có thể sử dụng công cụ lãi suất để điều hành chính sách tiền tệ.
C) Thị trường mở
Công cụ thị trường mở phản ánh NHNN mua hoặc bán chứng từ
có giá trên thị trường tài chính công cộng nhằm đạt mục tiêu điều chỉnh
lượng tiền lưu thông. Các chứng từ có giá mà các NHNN thường sử
dụng để tiến hành nghiệp vụ thị trường mở là các chứng khoán kho

bạc, bởi vì thị trưởng cũa những chứng khoán này rất lỏng và có dung
lượng kinh doanh lớn.
- 3 -
Tiểu luận tài chính tiền tệ
D) Tỷ giá hối đoái
Là đại lượng biểu thị mối tương quan về mặt giá trị giữa hai đồng
tiền. nói cách khác, tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước
này được biểu hiện bắng một số lượng đơn vị tiền tệ nước khác.
E) Hạn mức tính dụng
Bằng công cụ hạn mức tính dụng NHNN quy định cho các ngân
hang trung gian một hạn mức tăng tín dụng tối đa. Như vậy, biện pháp
này cho phép NHNN ấn định trước khối tín dụng phải cung cấp cho nền
kinh tế trong một thời gian nhất định. Đây là một biện pháp mạnh có
hiệu lực đang kể. tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường, cung cầu tính
dụng luôn luôn biến đổi không ngừng. do đó, công cụ này ít được áp
dụng.
2. TÌNH HÌNH HIỆN NAY VỀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ
TIỀN TỆ CỦA NHNN VÀ NH THƯƠNG MẠI (NHTM)
A) Dự trữ bắt buộc
Từ 30/7/2003 đến nay, NHNN đã ba lần điều chỉnh tỉ lệ dự trữ bắt
buộc theo hướng tăng dần.
Ví dụ tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi VND không kỳ hạn và có
kỳ hạn dưới 12 tháng tăng từ 2% đến 5% và hiện là 10%/tổng số dư
tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. Việc nâng tỉ lệ dự trữ bắt buộc trong tình
hình tốc độ tăng dư nợ tín dụng 6 tháng đầu năm đã có dấu hiệu "nóng"
(15% so cuối năm 2006) là điều cần thiết, nhưng việc tăng đột ngột
mức dự trữ gấp 2 lần mức cũ trong bối cảnh các NHTM đang tạm thời
thừa một lượng vốn khả dụng VND khá lớn là một khó khăn không nhỏ
cho các NH và ảnh hưởng đến tính thanh khoản của nền kinh tế.
Theo NH Công thương Việt Nam, việc tăng dự trữ bắt buộc đồng

nghĩa với việc tăng giá vốn của các NHTM, các NH phải lựa chọn
phương án giảm lãi suất huy động hoặc tăng lãi suất cho vay.
Hiện nay việc cạnh tranh giữa các NH rất gay gắt, chủ yếu bằng
mức lãi suất. Đối với các khách hàng tốt, khách hàng trung bình việc
tăng lãi suất cho vay rất khó được chấp nhận. Như vậy, nếu cứ tăng lãi
suất cho vay, NH sẽ đối mặt với việc giảm thị phần tín dụng hoặc chấp
nhận thêm một lượng khách hàng kém hơn có rủi ro cao hơn.
Tăng dự trữ bắt buộc với biên độ lớn (gấp 2 lần) gây áp lực khá
lớn đến hoạt động kinh doanh của các NHTM. Các NH sẽ khó tính đến
- 4 -
Tiểu luận tài chính tiền tệ
việc giảm lãi suất huy động theo thoả thuận tại hiệp hội phiên họp tháng
5.2007. Ngược lại, giống như các năm trước khi nhu cầu vốn cho nền
kinh tế thường tăng vào quý III thì rất có thể các NH lại phải tăng lãi
suất huy động và đồng thời tăng lãi suất cho vay.
Hiệu quả kinh doanh của các NH gặp khó khăn và các DN giảm
sức cạnh tranh vì vốn vay NH vẫn chiếm tỉ trọng rất lớn trong vốn kinh
doanh của DN. Vì những lý do trên, một số NH đã kiến nghị NHNN tuỳ
tình hình thực tế trong từng thời điểm để xem xét điều chỉnh lại mức
tăng dự trữ bắt buộc ở mức hợp lý, phù hợp hơn.
B) Lãi suất
Hiện nay sự cạnh tranh về lãi suất giữa các NH là một vấn đề rất
nóng bỏng hiện nay. Không phải đến bây giờ, khi mà cuộc đua lãi suất
bước vào cao trào thì mọi người mới để ý. Thực ra, vào năm 2002, khi
quy định trần lãi suất được dỡ bỏ để các NH được cạnh tranh tự do
hơn, có những cảnh báo cho rằng nếu NHNN Việt Nam không có
những giải pháp hữu hiệu thì khó tránh khỏi việc cạnh tranh lãi suất
không lành mạnh, gây phương hại cho nền kinh tế.
Có nhiều lý do tác động đến sự kiện này và một trong những
nguyên nhân chính xuất phát từ hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ

hiện nay.
Hình dung một cách đơn giản, nếu xem những người có tiền nhàn
rỗi như những “cái cây” giữ nước trên núi, những người cần vay vốn
như những “cánh đồng” cần nước tưới, các NH như những “dòng
sông”, thì NH trung ương (NHTW) sẽ như một “hồ chứa nước” đóng vai
trò điều tiết dòng chảy của tất cả các sông để có một lượng nước vừa
đủ
Nhìn chung, để làm được vai trò điều tiết của mình, ngoài việc có
một lượng nước dữ trữ đủ lớn (cung tiền, ngoại tệ dữ trữ…) với một hệ
thống cửa thông, van xả hợp lý (lãi suất, thị trường mở…), cái hồ còn
phải làm sao đó để các dòng sông có thể khai thác một cách tốt nhất
(nếu không nói là toàn bộ) lượng nước (nguồn vốn) những cái cây đang
giữ.
Khi thiếu nước cung cấp cho những cánh đồng, do đã tận dụng
triệt để các nguồn nước, thì sông sẽ hỏi vay nước từ hồ. Lúc này, quyết
định sẽ thuộc về cái hồ. Nếu thấy những cánh đồng thực sự cần thêm
nước cho việc phát triển cây trồng (kích thích tăng trưởng kinh tế) thì họ
sẽ mở van tăng thêm nước (hạ lãi suất, tăng cung tiền) cho các dòng
sông.
- 5 -
Tiểu luận tài chính tiền tệ
Ngược lại, khi thấy nguy cơ do nước quá nhiều có khả năng gây ra
ngập lụt (lạm phát) họ sẽ giảm hoặc khóa van lại, thậm chí tìm cách thu
hút bớt nước từ các dòng sông (tăng lãi suất, giảm cung tiền), tích trữ
vào hồ để dùng khi cần thiết.
Đây chính là chức năng và vai trò của NHTW. Điều này cũng giải
thích tại sao ở các nước có một NHTW mạnh, điều hành chính sách
tiền tệ hiệu quả thì mỗi động thái của họ đều được mọi người trông đợi,
dự đoán do nó có ảnh hưởng rất lớnđến nền kinh tế.
Khi lượng nước trong hồ không đủ lớn, cơ chế điều tiết nguồn

nước không hợp lý, công bằng và lượng nước trong các cây đã khai
thác hết thì đương nhiên các dòng sông sẽ tìm cách lấy bớt nước của
những dòng sông khác bằng cách trả một giá (lãi suất) cao hơn.
Phản ứng hợp lý của các dòng sông là tăng giá để giữ nước của
mình. Lúc này, tổng lượng nước dường như không tăng thêm, nhưng
những cánh đồng, người vay cuối cùng, phải trả chi phí cao hơn cho
một nguồn nước tương tự.
Đây chính là cuộc đua lãi suất của các NH Việt Nam hiện nay mà
tác động nhãn tiền của nó làm cho rủi ro của các NH lớn hơn, chi phí
sản xuất gia tăng và nền kinh tế sẽ phải lãnh đủ.
Cuộc đua này cho thấy công cụ điều tiết tiền tệ, nhất là công cụ lãi
suất của NHNN dường như không có tác dụng là bao.
Hơn thế, bằng chứng thực tế đã chứng minh điều này. Với một
quyết định thay đổi lãi suất của mình, NHTW Mỹ hay Châu Âu đã tác
động đến cả nền kinh tế thế giới. NHTW Singapore, Thái Lan hay
Malaysia tác động ngay lên nền kinh tế của họ, thậm chí có thể ảnh
hưởng sang nước láng giềng. Nhưng những quyết định về lãi suất của
NHNN Việt Nam dường như chẳng có tác dụng gì.


Vì vậy cái mà ta cần hiện nay chính là cần một NHNN đủ mạnh
Mục tiêu quan trọng nhất của các NHTM là lợi nhuận. Việc chạy
đua lãi suất của họ là điều đương nhiên. Những cuộc đua như vậy
không thể tránh được bằng thỏa thuận lãi suất. Hơn nữa, làm như vậy
sẽ vi phạm luật cạnh tranh. Giải pháp hữu hiệu nhất là nâng cao năng
lực và khả năng điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam sao
cho mỗi khi họ đưa ra các quyết định của mình lập tức có tác động
ngay đến nền kinh tế.
Một NHTW mạnh có tính độc lập cao so với chính phủ là một trong
những nền tảng cơ bản nhưng cũng là công cụ hữu hiệu để giảm thiểu

những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường.
- 6 -
Tiểu luận tài chính tiền tệ
Đến nay, NHNN đã hỗ trợ cho thị trường hơn 10.000 tỷ đồng và lãi
suất đã dừng phổ biến ở mức 8%/năm. Chúng tôi nhận thấy tình hình
vốn khả dụng đã trở lại bình thường và lãi suất cũng đã dần ổn định.
NHNN sẽ linh hoạt, tiếp tục theo dõi để kiểm soát tốc độ của tổng
lượng tiền thanh toán để phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát và hỗ
trợ phát triển kinh tế.
Việc cung 10.000 tỷ đồng nói trên sẽ không ảnh hưởng đến lạm
phát vì NHNN chỉ hỗ trợ vốn thanh toán tạm thời, ngắn hạn để ổn định
thị trường, đồng thời cũng có những biện pháp để hút tiền về. Trong
những ngày tới, theo diễn biến của thị trường, NHNN sẽ tiếp tục linh
hoạt thực hiện các phiên chào mua, chào bán tín phiếu cũng như sử
dụng các công cụ khác để làm sao ổn định lượng vốn khả dụng ở mức
bình thường cũng như kiểm soát tổng lượng tiền thanh toán.
C) Thị trường mở
Khối lượng giao dịch nghiệp vụ thị trường mở tăng mạnh, qua đó
tăng khả năng điều tiết của công cụ này đến vốn khả dụng của các
TCTD cũng như đến các điều kiện của thị trường tiền tệ. Tổng doanh
số giao dịch năm 2004 là 61,936 tỷ đồng, bằng 292% so với năm trước,
tăng cao hơn nhiều so với những năm trước đây (năm 2003 là 136%,
năm 2002 là 127%). Khối lượng giao dịch bình quân mỗi phiên tăng
mạnh: năm 2004 là 500 tỷ đồng/phiên, trong khi năm 2003 là 197 tỷ
đồng/phiên, 2002 là 105 tỷ đồng/ phiên, năm 2001 là 82 tỷ đồng/ phiên.
Tỷ trọng doanh số mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở
trên tổng doanh số cho vay của NHNN (bao gồm cầm cố chiết khấu
giấy tờ có giá, hoán đổi ngoại tệ và nghiệp vụ thị trường mở) năm 2004
tiếp tục tăng lên khoảng 81% so với các năm trước (năm 2003 là 75%,
năm 2002 là 39% và năm 2001 là 37%). Điều này cho thấy nghiệp vụ

thị trường mở trở thành kênh hỗ trợ vốn chủ yếu và ngày càng quan
trọng của NHNN.
Định kỳ giao dịch được tăng cường để đáp ứng kịp thời vốn khả
dụng, đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ. Từ tháng 11/2004, NHNN đã
tăng định kỳ giao dịch lên 3 phiên/ tuần (năm 2002 là 2 phiên/tuần,
2001 là 1 phiên/ tuần và năm 2000 là 1 phiên/10 ngày). Bên cạnh đó,
NHNN còn mở các phiên giao dịch đột xuất hoặc các phiên giao dịch
hàng ngày vào những dịp giáp Tết để đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh
toán, không để xảy ra tình trạng mất khả năng thanh toán cũng như
chậm trả đối với khách hàng. Nhờ đó, hoạt động NH được diễn ra bình
ổn, củng cố uy tín của hệ thống NH.
Kỳ hạn giao dịch được điều chỉnh linh hoạt phù hợp với nhu cầu
điều tiết linh hoạt vốn khả dụng của các TCTD theo mục tiêu CSTT.
- 7 -
Tiểu luận tài chính tiền tệ
Ngoài kỳ hạn chủ yếu từ 15-30 ngày, trong một số phiên NHNN còn
chào mua với thời hạn ngắn 7 ngày để đáp ứng khả năng thanh toán.
Các thủ tục giao dịch nghiệp vụ thị trường mở tiếp tục được cải
tiến, cơ chế hoạt động tiếp tục được hoàn thiện. Năm 2004, NHNN đã
ban hành Quy chế lưu ký giấy tờ có giá tại NHNN ban hành kèm theo
Quyết định số 1022/2004/QĐ-NHNN ngày 17/8/2004. Đây là cơ sở
pháp lý tạo điều kiện cho các TCTD thực hiện thống nhất việc lưu ký
các giấy tờ có giá phục vụ cho các giao dịch trên thị trường tiền tệ.
Ngoài ra, NHNN đã mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá tại Trung tâm
giao dịch chứng khoán để tạo điều kiện cho việc lưu ký các giấy tờ có
giá phát hành trên thi trường chứng khoán được thuận lợi, đơn giản
hơn.
Thiếu linh hoạt
Hoạt động thị trường mở vẫn còn bất cập trong đặt thầu, xét thầu;
các thủ tục về đăng ký, lưu ký giấy tờ có giá, thủ tục về lập hợp đồng

và đôi khi vẫn phải áp dụng lãi suất chỉ đạo trong các phiên giao dịch.
Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa lãi suất nghiệp vụ thị trường mở
cũng như các lãi suất của SBV nói chung với lãi suất thị trường còn
chưa thực sự gắn kết. Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở cũng vẫn
còn bất cập trong đặt thầu, xét thầu. Các thủ tục về đăng ký, lưu ký giấy
tờ có giá, thủ tục về lập hợp đồng mua bán giấy tờ có giá, quy trình
giao dịch qua mạng chưa thực sự đơn giản hoá
NHNN cũng cho rằng, hạn chế khác nữa của nghiệp vụ thị trường
mở còn do cơ sở hạ tầng thông tin, đường truyền chưa đáp ứng được
so với yêu cầu thực tế. Vì thế, thời gian giao dịch còn kéo dài, có lúc bị
tắc nghẽn.

Kênh bơm tiền hiệu quả
Tuy nhiên, nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam còn mới và các
yếu tố tích cực vẫn được các thành viên trong Hội nghị đánh giá cao.
Phó Thống đốc NHTW - ông Nguyễn Đồng Tiến - cho biết, qua 5 năm
thực hiện, nghiệp vụ thị trường mở bước đầu đã phát huy vai trò điều
tiết vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng. Khối lượng giao dịch nghiệp
vụ thị trường mở theo cả 2 chiều mua và bán giấy tờ có giá tăng mạnh
qua các năm.
Trong 6 tháng đầu năm, SBV đã tổ chức 68 phiên giao dịch ,với
khối lượng trúng thầu đạt 51.711 tỷ, tăng 171% so với cùng kỳ năm
trước.
Mỗi phiên giao dịch thường có 5-7 thành viên đặt thầu, bao gồm cả
NHTM nhà nước, NHTM cổ phần và chi nhánh NH nước ngoài.
- 8 -
Tiểu luận tài chính tiền tệ
Bên cạnh đó, tỷ trọng doanh số mua qua nghiệp vụ thị trường mở
trong tổng doanh số hỗ trợ vốn của NHNN qua các kênh (cầm cố, chiết
khấu giấy tờ có giá, nghiệp vụ thị trường mở và hoán đổi ngoại tệ) ngày

càng tăng (từ khoảng 45% năm 2001 lên 75% năm 2003 và 80% từ
năm 2004 đến nay)
Đến nay, đã có rất nhiều tổ chức tín dụng tham gia nghiệp vụ thị
trường mở, bao gồm cả NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, NH liên
doanh, chi nhánh NH nước ngoài.
Theo đánh giá của SBV, nghiệp vụ thị trường mở tiếp tục trở thành
kênh chủ yếu để SBV bơm tiền ra nền kinh tế và thu tiền về từ lưu
thông, góp phần quan trọng điều hoà vốn khả dụng của các NHTM với
số lượng thành viên tham gia đặt thầu, số phiên và khối lượng giao dịch
đều tăng hơn trước.
Để hỗ trợ nguồn vốn ngắn hạn cho các NH, bên cạnh nghiệp vụ thị
trường mở, SBV đã thực hiện tái cấp vốn cho các NH. Riêng nghiệp vụ
chiết khấu 6 tháng đầu năm , các NHTM đã sử dụng khoảng 85% hạn
mức chiết khấu được SBV phân bổ.
D) Tỷ giá hối đoái
Hiện nay, việc hoạch định chính sách tiền tệ; trong đó việc xác định
cho được định hướng cho chính sách tỷ giá hối đoái của đất nước đang
gặp phải không ít khó khăn, nhất là sau khi Việt Nam đã là thành viên
chính thức của WTO. Những khó khăn đó thường thể hiện:
Những diễn biến khó lường về những thay đổi trong chính sách
phát triển kinh tế của các nước trên thế giới; đặc biệt là với những
nước có tiềm lực kinh tế mạnh nhất. Những thay đổi này lại gắn liền với
những thay đổi về đường lối quân sự, chính trị và ngoại giao của các
nước; nhất là những nước có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết
các vấn đề mang tính toàn cầu. Thời gian gần đây, đi đôi với những
khủng hoảng chính trị tại những nước “dầu hoả” là sự biến động liên
tục của giá dầu mỏ, giá vàng làm cho giá của USD liên tục biến động.
Sự diễn biến phức tạp của giá USD trên thị trường thế giới đã làm cho
không ít quốc gia trên thế giới lúng túng trong chính sách tỷ giá hối đoái
của mình; đặc biệt với những nước có chính sách gắn đồng bản tệ của

họ với USD. Sự tăng, giảm giá của USD phụ thuộc vào chính sách lãi
suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED). Lưu ý rằng, FED đặc biệt
quan tâm đến chính sách lãi suất; xem lãi suất như là một công cụ tiền
tệ quan trọng bậc nhất trong chính sách tiền tệ quốc gia. Với quan niệm
rằng, lãi suất huy động và cho vay của USD không chỉ trong vai trò của
- 9 -
Tiểu luận tài chính tiền tệ
một đồng tiền quốc gia, mà quan trọng hơn là trong vai trò của một
ngoại tệ tự do chuyển đổi có vai trò đặc biệt trong đời sống kinh tế thế
giới nên diễn biến tăng, giảm lãi suất của USD đều có những ảnh
hưởng có tính quyết định đến chính sách tiền tệ của các nước; đặc biệt
là đối với chính sách tỷ giá hối đoái.
Việt Nam thực hiện đổi mới kinh tế từ năm 1986, nhưng đến nay
mới có tương đối đầy đủ quy chế của kinh tế thị trường. Do vậy, trước
mắt, hàng loạt vấn đề đang đặt ra để các quy chế này có thể phát huy
được tác dụng. Trong đó, việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước
(đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ tài chính - NH); cải cách hành chính
quốc gia; điều chỉnh lại cơ cấu của toàn bộ nền kinh tế; sửa đổi, bổ
sung, thay thế, hoàn thiện toàn bộ hệ thống pháp luật là những việc
trọng tâm hàng đầu, là nền tảng cho hội nhập kinh tế quốc tế đạt được
những mục tiêu đã đề ra trong Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong lĩnh vực tài chính - NH, đặc biệt đối với chính sách tiền tệ
quốc gia trong những năm tới cần phải có những cái nhìn toàn cảnh
của đời sống kinh tế thế giới mới có thể có được những định hướng
đúng cho chính sách tiền tệ nói chung, trong đó quan trọng nhất vẫn là
chính sách lãi suất, chính sách tỷ giá hối đoái.
Tính minh bạch trong tài chính của các doanh nghiệp; tình trạng
buôn bán lậu liễm, hiện tượng đầu cơ, nâng giá ép giá vẫn đang là
những trở ngại lớn cho việc xác định đúng giá thành của nhiều loại
hàng hoá - dịch vụ, kể cả các loại hàng hoá - dịch vụ thiết yếu cho đời

sống của đại bộ phận dân chúng cũng làm méo mó việc xác định giá
“mua” vào cũng như giá “bán” ra trong hoạt động tín dụng NH. Theo đó,
sức mua đối nội của đồng tiền quốc gia rất khó được xác định một cách
hợp lý. Đặc biệt, trong điều kiện thị trường chứng khoán của Việt Nam
chưa thực sự trở thành “kênh” dẫn vốn cho nền kinh tế mà vẫn đang
còn là địa chỉ khá hấp dẫn cho các nhà “đầu tư’ cá thể tìm kiếm những
khoản lợi nhuận khổng lồ theo kiểu “đánh bạc”. Tình trạng này đã làm
sản sinh ra hiện tượng đầu tư thiếu tính toán mà chỉ trông đợi vào sự
may rủi nên đã góp phần tạo ra các nguồn vốn “ảo”, lợi nhuận “ảo” tác
động không tốt cho việc xác định “cung”, “cầu” thực trên thị trường.
Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước cũng làm phát sinh tình
trạng “độc quyền” về giá cung cấp hàng hoá - dịch vụ cũng như tạo ra
sự chênh lệch không hợp lý trong thu nhập của người lao động ở các
lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau; nhất là các ngành
cung ứng dịch vụ như NH, bưu điện, viễn thông Tình hình này đã và
- 10 -
Tiểu luận tài chính tiền tệ
đang là một trong những trở ngại rất lớn cho việc xác định một tỷ giá
“thực” của VND với các ngoại tệ tự do chuyển đổi.
Một trong những khó khăn cho việc định hướng chính sách tỷ giá
hối đoái là vẫn còn sự khác biệt đối với những quan niệm về tiền tệ,
lạm phát tiền tệ, lãi suất, tỷ giá hối đoái trong kinh tế thị trường nên một
số quan điểm về các vấn đề này được đưa ra làm cơ sở lý luận trong
hoạch định chính sách là chưa chính xác. Năm 2004, khi đưa ra khái
niệm “lạm phát cơ bản”, người ta đã kiến nghị bỏ nhóm hàng hoá thuộc
lương thực thực phẩm. Việc loại bỏ nhóm hàng hoá này để xác định chỉ
số giá cả đã không phản ảnh sức mua thực tế của đồng tiền; và như
vậy đã làm méo mó sức mua đối ngoại của VND trong tương quan với
sức mua của các ngoại tệ được sử dụng trong so sánh.
Trong hoạch định chính sách tiền tệ, những quan niệm khác nhau

về lạm phát đã chưa được các nhà nghiên cứu lý thuyết phân tích một
cách đầy đủ để có thể đi đến một sự đồng thuận nào đó trong cách hiểu
và cách vận dụng vào thực tiễn của Việt Nam nên chưa tạo ra được
tính thuyết phục cao trước công luận, cũng như gây ra sự nghi ngờ về
một vài số liệu được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trường hợp năm 2004 là một bài học kinh nghiệm cho vấn đề này, theo
cách tính toán của các chuyên gia NH thì 5 tháng đầu năm 2004, chỉ số
giá tiêu dùng của Việt Nam khoảng 1,78% (Theo phương pháp “Lạm
phát cơ bản”); trong khi đó, số liệu của Tổng cục Thống kê thì con số
CPI của Việt Nam 5 tháng đầu 2004 là 6,3%. Rõ ràng là, sự khác nhau
về cách tiếp cận lý thuyết đã dẫn đến sự khác biệt về những kết quả rút
ra được từ tính toán từ thực tiễn. Sự khác nhau đó càng ở cấp độ càng
cao, càng có thể tạo ra những hậu quả cực kỳ lớn cho kinh tế và xã hội.
Cần nói thêm rằng, diễn biến của CPI chính là biến động về sức mua
đối nội và đối ngoại của đồng tiền. Diễn biến đó được tính toán chính
xác thì tỷ giá hối đoái của đồng bản tệ so với một ngoại tệ nào đó càng
sát với thực tế hơn. Đây là một trong những vấn đề cốt lõi mà các nhà
hoạch định chính sách tỷ giá hối đoái cần đặc biệt lưu tâm.
Nhìn chung để có được một định hướng đúng cho chính sách tỷ
giá hối đoái, trước hết cần nhận biết được một cách chính xác vai trò
của chính sách tỷ giá với tư cách là một trong những công cụ tiền tệ
quan trọng nhất; đồng thời cũng là một trong những công cụ mà việc
xác định nó luôn phải tính đến rất nhiều các nhân tố tác động từ trong
nước cũng như từ ngoài nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời
sống kinh tế cũng như tình hình diễn biến trong đời sống chính trị của
thế giới.
- 11 -
Tiểu luận tài chính tiền tệ
Như vậy, để định hướng cho chính sách tỷ giá hối đoái của Việt
Nam trong thời gian tới, cần quan tâm đến các vấn đề sau đây:

Việc vận dụng các lý thuyết về tỷ giá hối đoái để thực hiện mục tiêu
của chính sách tiền tệ quốc gia cần được chọn lọc. Một trong những lý
thuyết tỷ giá hối đoái mà việc vận dụng nó đòi hỏi cần nghiên cứu kỹ
các điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam trong từng thời kỳ khác nhau
là lý thuyết về phá giá đồng bản tệ để kích thích xuất khẩu. Nên nhận
thức rằng, việc phá giá tiền tệ luôn đồng nghĩa với lạm phát tiền tệ; theo
đó là việc làm giảm sức mua của đồng tiền, và đồng thời là làm giảm
thu nhập thực tế của tất cả các thành viên trong xã hội.
Tỷ giá hối đoái cũng là một loại giá cả, nên về nguyên tắc là chịu
sự tác động của quan hệ “Cung”, “Cầu” trên thị trường. Tuy nhiên, Nhà
nước vẫn chưa nên để cho tỷ giá hối đoái hoàn toàn bị chi phối bởi
quan hệ này chừng nào mà kinh tế trong nước cũng như kinh tế thế
giới vẫn tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác nhau; và mức độ chênh
lệch về tiềm lực kinh tế của mỗi quốc gia cũng như mỗi tập đoàn, mỗi
doanh nghiệp còn có sự cách biệt rất lớn.
Trong tình hình chung về các mặt đời sống kinh tế, chính trị, ngoại
giao, quân sự trên toàn thế giới hiện nay thì tỷ giá hối đoái là một trong
những công cụ tiền tệ được sử dụng như những vũ khí lợi lại để làm
suy yếu nhau, trước hết là về mặt kinh tế.
Để có được một định hướng đúng cho chính sách tỷ giá hối đoái
xét về ý nghĩa thực tiễn của nó, có nghĩa là xét về hiệu quả kinh tế do
vận dụng chính sách tỷ giá vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
trong các thời kỳ phát triển kinh tế khác nhau. Trong giai đoạn hiện nay,
nếu việc xác định chỉ số hàng hoá tiêu dùng mà loại bỏ nhóm hàng
lương thực - thực phẩm ra khỏi rổ hàng hoá - dịch vụ cần tính toán thì
chỉ số đó không thể phản ảnh đúng sức mua thực tế của VND, vì đại bộ
phận những người Việt Nam vẫn dành chủ yếu thu nhập của họ cho
các nhu cầu về lương thực và thực phẩm. Hơn nữa, những người này
chủ yếu sống ở nông thôn, nơi mà việc làm ra thu nhập bằng tiền là rất
khó.

E) Hạn mức tín dụng
Khi khách hàng đến mở tài khoản tín dụng tại NH, NH sẽ cấp cho
một thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng mang tính năng "chi tiêu trước, trả tiền
- 12 -
Tiểu luận tài chính tiền tệ
sau" và có thể được ưu đãi miễn trả lãi trong vòng từ 16-45 ngày. Với
thẻ tín dụng trong tay khách hàng có thể dùng mua hàng hóa và dịch
vụ như tiền mặt, rút tiền, hoặc dùng để thanh toán qua mạng Mỗi một
thẻ tín dụng đều được cấp một hạn mức tín dụng nhất định tùy thuộc
vào NH phát hành, và hạn mức này linh hoạt đáp ứng tối đa nhu cầu
của người sử dụng. Ví dụ, thẻ tín dụng do Ngân hàng Á châu Việt Nam
phát hành có 5 loại chính gắn với các hạn mức khác nhau:
- Thẻ Citimart và thẻ ACB e.Card: phương tiện thanh toán thay
thế tiền mặt, dùng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ và rút tiền trên
toàn thế giới. Có hạn mức tín dụng là 0 vì chủ thẻ chỉ có thể sử
dụng thẻ này khi đóng tiền trực tiếp vào, và nạp bao nhiêu tiền thì
hạn mức sử dụng sẽ là bấy nhiêu.
- Thẻ tín dụng nội địa ACB Card: chủ thẻ có thể được cấp một
hạn mức tín dụng nhỏ là 2 triệu đồng và chỉ sử dụng cho việc
thanh toán rút tiền trong nước.
- Thẻ ACB MasterCard là thẻ tín dụng quốc tế do tổ chức thẻ
quốc tế MasterCard phát hành, dùng để thanh toán, rút tiền trên
toàn thế giới và kèm các dịch vụ tiện ích khác, gồm có hai loại thẻ
chính:
+ Thẻ chuẩn có hạn mức 10 triệu - 50 triệu
+ Thẻ vàng có hạn mức 50 triệu - 70 triệu
- Thẻ ACB Visa Debit (hay MasterCard Dynamic): Khách hàng sẽ
phải gửi tiền và sử dụng bằng tiền của mình, tuy vậy chủ thẻ có
thể sử dụng hạn mức thấu chi do Ngân hàng cấp, tức là khi số
dư trong thẻ bằng 0, chủ thẻ có thể được cấp ngay một hạn mức

tín dụng nhất định, giúp linh hoạt trong việc
Hạn mức tín dụng còn chỉ giới hạn lớn nhất mà một NHTM có thể
cho khách hàng của mình vay và hạn mức này do Ngân hàng Nhà
nước quy định và các NH không được cho vay quá mức này, vì sẽ ảnh
hưởng tới khả năng chi trả. Hàng quý, Ngân hàng Nhà nước sẽ giao
một hạn mức cho từng tổ chức và quản lý kiểm soát quá trình thực hiện
hạn mức tín dụng đó. Và điều quan trọng là Ngân hàng Nhà nước sử
dụng hạn mức tín dụng như một công cụ để thực thi chính sách tiền tệ
nhằm hạn chế mức dư nợ tín dụng tối đa đến với nền kinh tế. Ở Việt
Nam, các NH có thể mua bán hạn mức tín dụng với mức tối thiểu một
lần mua bán là 1 tỷ đồng, theo qui định tại "Qui chế về mua bán hạn
mức tín dụng giữa các tổ chức tín dụng"
- 13 -
Tiểu luận tài chính tiền tệ
3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ TRONG THỜI GIAN TỚI
Trước hết là cần hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất:
- Cần lựa chọn một mức lãi suất mục tiêu thích hợp và thiết lập
được một mô hình kiểm soát mức lãi suất mục tiêu đó một cách hiệu
quả. Theo ý kiến của các chuyên gia trong điều kiện cụ thể của Việt
Nam hiện nay, lựa chọn lãi suất liên NH làm mục tiêu hoạt động là thích
hợp hơn cả. Đồng thời sử dụng mô hình kiểm soát lãi suất mục tiêu phù
hợp nhất đối với điều kiện cụ thể của thị trường tiền tệ Việt Nam hiện
nay là một mô hình kiểm soát lãi suất liên NH thông qua nghiệp vụ thị
trường mở – Theo mô hình này, NHTW phải xác định được một mức
mục tiêu cho lãi suất liên NH và sử dụng nghiệp vụ thị trường mở một
cách thường xuyên để duy trì mức lãi suất liên NH phù hợp với giá trị
mục tiêu đó.
- NHNN cần nghiên cứu để công bố lãi suất cơ bản với sát với
thực tế của thị trường, đồng thời khoảng cách điều chỉnh lãi suất giữa

các lần công bố nên tăng lên như kinh nghiệm quốc tế để lãi suất do
NHNN công bố có tác động thật sự đến lãi suất thị trường.
- Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với điều hành
chính sách lãi suất, hoạt động kinh doanh của các NHTM, các TCTD.
Cần phải tăng cường sự chỉ đạo của NHNN đối với các NHTM trong
thống nhất và phối hợp hành động trong toàn bộ hệ thống NH nhằm
đảm bảo lợi ích chung, lợi ích của toàn hệ thống NH và lợi ích của từng
NH. Tránh để tình trạng “trăm hoa đua nở” các NHTM vì lợi ích riêng
đua nhau tăng lãi suất huy động vốn gây ra tình trạng sốt lãi suất thời
gian qua.
+ Cần có các giải pháp để vận hành thị trường mở tốt hơn, tăng
cường và mở rộng quy mô hoạt động của thị trường mở, tạo điều kiện
cho các NHTM cổ phần, NH liên doanh, chi nhánh NH nước ngoài tham
gia và trúng thầu trên thị trường đấu thầu tín phếu kho bạc, giao dịch
trên thị trường mở và được vay tái cấp vốn, tái chiết khấu nhằm tác
động tích cực đến lãi suất theo ý đồ của NHNN và phát triển thị trường
tiền tệ.
+ Tổ chức tốt các giải pháp để phát triển thị trường chứng
khoán nhằm tăng thêm kênh huy động vốn của các doanh nghiệp, các
- 14 -
Tiểu luận tài chính tiền tệ
nhà đầu tư, tránh tình trạng dồn nhu cầu vốn lên vai hệ thống NH sẽ
khó tránh khỏi sức ép tăng lãi suất như thời gian vừa qua.
+ Cần nghiên cứu và phối hợp giữa lãi suất NH với lãi suất trái
phiếu Chính phủ, trái phiếu Đô thị để có một cơ chế lãi suất hợp lý,
tránh tình trạng đẩy cao lãi suất trái phiếu đô thị sẽ lại gây sức ép tăng
lãi suất trong hệ thống NH.
+ NHNN cần linh hoạt trong điều hành chính sách tỷ giá hối đoái
và quản lý ngoại hối cho phù hợp với quá trình chuyển đổi kinh tế và
tham gia hội nhập kinh tế quốc tế nhằm đảm bảo ổn định tỷ giá, ổn định

tiền tệ tạo cơ sở để điều hành chính sách tiền tệ một cách thuận lợi
nhất .
4. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM VÀ BÀN LUẬN VỀ
CÔNG CỤ TIỀN TỆ TRONG NHNN HIỆN NAY
1. Lãi suất: theo Điều 476 Luật Dân sự 2005 quy định: “Lãi suất
vay do các bên quy định nhưng không được vượt quá 150% của các lãi
suất cơ bản do NHNN công bố đối với loại cho vay tương ứng.” Nhưng
ở các NHTM hiện nay do sự canh trạnh về lãi suất đang ngày một tăng
nhanh để thu hút khách hàng, lãi suất một số NH thậm chí tăng lên đến
13,5% đến 14% tức là tăng hơn 150% lãi suất cơ bản NHNN quy định.
Điều này có phần mâu thuẫn với bộ luật Dân sự hiện hành nhưng mức
lãi suất cao này vẫn được ap dụng rộng rãi ở các NHTM.
2. Tỷ giá hối đoái: thị trường chứng khoán ở Việt Nam chỉ mới
bước vào giai đoạn phát triển trong những năm gần đây. Trong năm
2007 thì mức tăng trưởng của thị trường chứng khoán của nước ta
được xếp vào hạng cao nhất trên mặt bằng chugn của thị trường chứng
khoán thế giới. Vì thế luồng ngoại tệ qua các con đường gián tiếp vào
Việt Nam tăng rất mạnh, đặc biệt là USD. Lượng USD tăng lên làm cho
giá của USD trên thị trường giảm xuống ảnh hưởng trực tiếp đến xuất
khẩu. Cho nên để khuyến khích xuất khẩu trong nên kinh tế, NHNN đã
tung một lượng lớn VNĐ để thu USD về và giữ tỷ giá của USD. Việc
làm trên đã làm lượng tiền VNĐ lưu thông lớn hơn lượng hàng hóa trên
thị trường dẫn đến lạm phát. Theo thống kê của các nhà kinh tế học thì
hiện nay tỷ lệ lạm phát đã lên mức 2 con số. Vì thế, nhà nước ta phải
sử dụng các công cụ tiền tệ một cách hợp lý để hut lượng tiền từ lưu
thông về làm giảm lạm phát.
- 15 -
Tiểu luận tài chính tiền tệ
- 16 -

×