Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu môn toán lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.12 KB, 22 trang )

A.ĐẶT VẤN ĐỀ:
I.Cơ sở lí luận:
Chúng ta đang bước ở chặng đường đầu tiên của thế kỉ 21 ,thế kỉ của công
nghiệp hoá ,hiện đại hoá và hội nhập toàn cầu .Thế kỉ của những con người năng
động ,sáng tạo ,thông minh ,giàu nghị lực và phải luôn biết tiếp thu cái mới.Để đất
nước thành công trên con đường hội nhập cần phải có những con người mới phát triển
toàn diện.Đó cũng chính là mục tiêu lớn nhất,là cái đích cuối cùng, là trọng trách lớn
lao của ngành giáo dục trong đó có giáo dục Tiểu học mà Đảng, nhà nước đã giao phó.
Trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ I, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh :
“Dân có giàu thì nước mới mạnh.Một đất nước cường thịnh không thể tồn tại một
trong ba loại giặc :“giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, trong đó sự dốt nát luôn đi kèm
với đói nghèo, đói nghèo chính là hệ quả của sự dốt nát, kém hiểu biết .
Xuất phát từ nhận định trên, đối chiếu với hoàn cảnh đất nước, song song với việc
đào tạo những con người mới phát triển toàn diện, việc hình thành và phát triển cho
học sinh những tri thức, những kĩ năng cần thiết, tối thiểu, làm cơ sở, tiền đề giúp các
em hoà nhập với cuộc sống cộng đồng, biết tự phục vụ bản thân, gia đình và đóng góp
cống hiến sức mình cho đất nước là mục tiêu vô cùng quan trọng .Song để làm được
điều đó, nhiệm vụ đặt ra với ngành giáo dục là hết sức lớn lao.Trong đó, bậc Tiểu
học ,bậc học đặt nền móng, quyết định sự thành công trong việc thực hiện mục tiêu
chung ấy .
T
rong nhà trường phổ thông nói chung, trường tiểu học nói riêng, môn Toán
học với tư cách là một môn độc lập, nó cùng với các môn học khác góp phần đào
tạo nên những con người phát triển toàn diện. Trong các môn học ở Tiểu học, cùng
với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí và tầm quan trọng rất lớn vì:
Các kiến thức, kỹ năng của môn Toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời
sống, cần thiết cho người lao động, chúng hỗ trợ học tốt các môn học khác ở tiểu
học và là cơ sở để học tiếp môn Toán ở trung học cơ sở.
Môn Toán giúp học sinh nhận biết các mối quan hệ và hình dạng không gian
của thế giới hiện thực. Nhờ đó mà học sinh có phương pháp nhận thức một số mặt
của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời sống.


1
Môn Toán còn góp phần hình thành những cơ sở của thế giới quan khoa học, rèn
luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp phát hiện và
giải quyết vấn đề, nó giúp học sinh phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc
lập, linh hoạt, sáng tạo, nó góp phần vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết
và quan trọng của người lao động mới như: cần cù, cẩn thận, tinh thần vượt khó ,
làm việc có kế hoạch, nề nếp và khoa học.
II.Cơ sở thực tiễn:
Trên thực tế, việc giáo dục toàn diện cho học sinh ở các cấp học nói chung, cấp
Tiểu học nói riêng được cụ thể hoá qua việc xây dung chương trình các môn học mang
tính đồng tâm theo quan điểm tích hợp các môn học .Tuy nhiên,nhiều năm nay, đặc
biệt từ khi có sự ra đời của sách giáo khoa mới, chúng ta vẫn còn thấy rất nhiều bất
cập, nội dung chương trình vẫn thường xuyên phải thay đổi, điều chỉnh, chất lượng,
hiệu quả giáo dục chưa cao.Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là:
1.Trình độ nhận thức của học sinh ở mỗi vùng miền là không đều nhau do điều kiện
khách quan.
2.Trình độ dân trí ở mỗi tỉnh thành là khác nhau.Giáo viên ,học sinh chưa thật sự
nhận được sự hợp tác tích cực từ phía phụ huynh học sinh.
3.Trình độ đào tạo, phương pháp giảng dạy, năng lực của mỗi giáo viện còn chênh
lệch.Nhiều giáo viên chưa thật sự tâm huyết với nghề do điều kiện cuộc sống còn quá
nhiều khó khăn.
4.Nội dung chương trình ở một số môn, lớp, khối còn nặng so với trình độ nhận thức
và khả năng tư duy của học sinh .
5.Điều kiện, phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc dạy học ở nhiều nơi, nhiều
trường còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy và học.
Xuất phát từ những lí do trên mà ở nhiều trường, tình trạng học sinh yếu, kém
vẫn còn tồn tại với một con số không nhỏ.Cùng với căn bệnh thành tích từ lâu đã trở
thành bệnh nan y khó chữa trong một bộ phận giáo viên, ở không ít các nhà trường ,và
cũng chính vì thế mà chất lượng giáo dục được công bố hàng năm, trong đó có giáo
dục Tiểu học phải chăng vẫn còn là một con số ảo?

2
Tình trạng học sinh học hết Tiểu học đọc viết chưa thông, tính toán chưa thạo, học
sinh ngồi nhầm lớp vẫn còn là vấn đề báo động .Đặc biệt, căn cứ kết quả khảo sát hàng
kì, hàng năm, nhất là đối với 2 môn Toán và Tiếng Việt cho thấy rất rõ: môn Toán
thường kém hơn so với các môn khác, số học sinh yếu ở hầu hết các lớp đều rơi vào
tình trạng yếu ở môn Toán, số đông học sinh trung bình có môn Toán còn ở mức thấp
“trung bình non. Làm thế nào để những em học sinh này khi học hết Tiểu học có thể
theo kịp chương trình của Trung học cơ sở?.Và rồi, hết bậc Trung học cơ sở, mỗi chủ
nhân tương lai âý sẽ bước vào cuộc sống trong cơ chế hội nhập như thế nào ? Đó là
câu hỏi đặt ra cho mỗi nhà giáo dục, là nỗi trăn trở cho mỗi giáo viên trực tiếp làm
công tác giảng dạy, giáo dục.
Đã nhiều năm được phân công chủ nhiệm, giảng dạy ở khối lớp 4- khối lớp đón đầu
chuyển giao của hai giai đoạn phát triển tư duy từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng, khối lớp mà lượng kiến thức được coi là khó, là nặng đối với khả năng nhận thức
của học sinh (theo nhận xét từ kinh nghiệm giảng dạy của nhiều giáo viên).Đứng trước
những con số báo động về số lượng học sinh yếu đặc biệt với môn toán, tôi quyết định
nghiên cứu, đúc rút “Kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu môn Toán lớp 4” với mong
muốn vực dậy số học sinh yếu kém ,giúp các em theo kịp với chương trình, góp phần nhỏ
bé vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học nói riêng, mục tiêu giáo dục nói chung.

B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
I.Điều tra thực trạng trước lúc nghiên cứu:
a.Về chương trình môn Toán học :
b.Thực trạng dạy toán:
Qua nghiên cứu nội dung chương trình môn Toán 4, tôi nhận thấy :trong các mảng
kiến thức số học-hình hoc-đại lượng và giải toán thì 4 phép tính về số tự nhiên, phân số, và
giải toán có lẽ là các mảng kiến thức trọng tâm, bao trùm và chiếm thời lượng lớn nhất
3
trong toàn bộ chương trình học.Trong đó, những khó khăn mà HS gặp phải trong mỗi
phần đó là:

*Về 4 phép tính với số tự nhiên khó nhất là phép chia cho số có nhiều chữ số.Tuy
nhiên ở phần này số tiết luyện tập lại quá ít .Vì vậy HS yếu gặp rất nhiều khó khăn.
*Về phần phân số,các khái niệm được cung cấp là hoàn toàn mới, HS học trong bài thì
không khó song khi luyện tập để củng cố và hệ thống kiến thức thì các em bị lẫn lộn khi
thực hiện 4 phép tính, kĩ năng trình bày không tốt và kết quả không như ý muốn, nhất là
với HS yếu kém.
*Mảng kiến thức về giải toán cũng vậy, phần lớn các em biết giải toán khi học ở mỗi
dạng, nhưng khi kết thúc các dạng toán thì số HS nắm chắc được kiến thức không nhiều
.Tổng kết sau mỗi kì kiểm tra định kì, số HS giải được những bài toán cơ bản chỉ 50%-
60%(Chất lượng thống kê trên toàn khối).
Kết quả điều tra cụ thể về số học sinh yếu (điểm dưới 5 )môn Toán của các năm với 3
lớp như sau:
Định kì Đầu năm Giữa kì 1 Cuối kì 1 Giữa kì 2 Cuối năm
4A 4B 4C 4A 4B 4C 4A 4B 4C 4A 4B 4C 4A 4B 4C
2008-2009 5 6 4 4 5 3 6 4 3 4 4 2 3 2 4
2009-2010 4 5 7 3 6 3 2 5 5 4 6 4 3 3 6
2010-2011 5 5 9 4 4 8 3 5 7 3 2 7 4 2 6
Trong số bài điểm yếu của mỗi lớp, qua kiểm tra xem xét tôi thấy: 25% số học sinh
nhân sai,hầu hết học sinh mắc sai lầm khi thực hiện chia số tự nhiên, 40%-50% không giải
được toán có lời văn, 30% số học sinh sai ở 4 phép tính về phân số .
b.Về phía học sinh:
Qua theo dõi tôi nhận thấy: Phần lớn các em HS yếu là những em có hoàn cảnh
còn khó khăn, bố mẹ làm nghề nông. Một số phụ huynh của các em chưa học hết lớp
9, nhiều phụ huynh thiếu quan tâm đến việc học hành của con em mình, chưa ý thức
được tầm quan trọng của việc học đối với các em .Có em ở lứa tuổi này phải chứng
kiến cảnh chia tay của bố mẹ dẫn đến mất niềm tin trong cuộc sống, nhiều em bố mẹ
4
mải làm kinh tế, phải ở với ông bà hoặc anh em tự chăm sóc lẫn nhau. Các em thường
không hứng thú với tiết học Toán do hổng, thiếu kiến thức cơ bản về môn Toán từ các
lớp dưới. Trong giờ học, các em thường không tự phát hiện ra kiến thức, mà chỉ dừng

lại ở mức nhắc lại, rập khuôn một quy tắc có sẵn. Nhìn chung các em lười tư duy,
nhiều em ỉ lại vào bạn bè, thường xuyên quay cóp bài của bạn. Khi thảo luận nhóm
,các em thường ỷ lại các bạn cùng nhóm, không dũng cảm đưa ra ý kiến của cá nhân.
Khi nhận xét bài của bạn làm thì thường trả lời đúng hoặc sai mà không có lý giải vì
sao đúng? Vì sao sai ?, thậm chí nhiều em, không trả lời, buộc giáo viên phải cho ngồi
xuống. Bài tập chưa hoàn thiện ở lớp cô giao về nhà thường bỏ trống hoặc làm qua loa
cho có bài để đối phó.Ở nhà, thường không có góc học tập dành riêng cho mình,
thường xuyên quên sách vở, đồ dùng, sách vở không bao bọc cẩn thận, nhàu nát. Các
em thường có tâm lý tự ti, mặc cảm với bạn bè cùng trang lứa, kém chuyên cần trong
học tập, ít tham gia các hoạt động tập thể có ý nghĩa như lao động, văn nghệ…
Một số em có cảm giác sợ cô giáo hỏi bài hoặc chú ý đến mình, thường có tư tưởng
chán học. Nếu không đựợc quan tâm, coi trọng đầu tư phụ đạo, rất có thể các em học
đã yếu lại càng yếu hơn. Nguy cơ bỏ học sẽ là điều sớm muộn.
c.Về phía giáo viên:
- Nhiều giáo viên mới ra trường, do kinh nghiệm giảng dạy còn non lại được phân
công giảng dạy ở lớp 4, nhiều đồng chí trong quá trình giảng dạy còn hời hợt, chưa
xác định rõ được kiến thức trọng tâm của từng bài, chưa khắc sâu được kiến thức cho
học sinh, đôi khi còn chưa làm chủ được kiến thức, chưa bao quát được toàn bộ học
sinh, không nắm bắt được khả năng nhận thức, điểm yếu của từng em, nhất là HS
yếu.Vì vậy, khi dạy thường chỉ chú ý đến thời gian, không bám sát vào mục tiêu trọng
tâm bài, nên cố “ lướt” hết bài, dạy theo kiểu “mạnh ai, nấy thắng”, vì vậy,em nào yếu,
cứ yếu và yếu mãi…
Bên cạnh đó, nhiều giáo viên có tay nghề, giàu kinh nghiệm trong giảng dạy thì lại
chưa thực sự nhiệt tình, tâm huyết với nghề, chưa hết lòng vì học sinh ,vừa dạy vừa
“giữ sức”, chạy theo bệnh thành tích.
II.Các phương pháp nghiên cứu và thực hiện :
5
- Khảo sát, phân loại đối tượng .
- Phương pháp đàm thoại, hỏi đáp.
- Phương pháp thi đua, nêu gương.

- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp luyện tập, thực hành.
III.Các giải pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu kém:
Tuy xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có thể nói vai trò của người
giáo viên vẫn được coi là quan trọng số một, bởi “ Giáo viên tiểu học là người thày
toàn năng, quyết định đến chất lượng học tập của học sinh”.Vì vậy:
* Trước hết, bản thân mỗi giáo viên phải có ý thức về vai trò của mình.Có như
vậy người giáo viên mới có trách nhiệm, nhiệt tình và thấy cần thiết trong việc tự bồi
dương và nâng cao nghiệp vụ, tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm gây hứng
thú cho các em trong lớp nói chung và với các em học sinh yếu kém môn Toán nói
riêng. Xây dựng hình ảnh đẹp, tạo niềm tin cho học sinh, phụ huynh và các tầng lớp
trong xã hội địa phương.
* Nắm vững bản chất của môn học: đây là môn học khá khô khan và tính tích hợp
rõ ràng do vậy khi dạy học cần lựa chọn hình thức phong phú, hấp dẫn. Có câu hỏi gợi
ý một cách logic đi từ đơn giản đến phức tạp; cần liên hệ, xâu chuỗi kiến thức đã học
giúp học sinh tự phát hiện kiến thức mới. Đặc biệt thiết kế bài dạy cần phải có những
câu hỏi đơn giản hơn dành cho học sinh yếu kém sao cho các em học yếu cũng có cơ
hội được phát biểu ý kiến. Chú ý khen ngợi các em khi các em có những biểu hiện tiến
bộ dù là rất nhỏ.
* Tìm hiểu hoàn cảnh, địa chỉ và sở thích của từng em. Xác định rõ nguyên nhân
và lập kế hoạch phụ đạo cụ thể, thường xuyên giữ liên lạc với phụ huynh học sinh để
trao đổi ý kiến khi cần thiết. Nếu có hiện tượng “bất thường” thì phối hợp để tìm ra
biện pháp giáo dục kịp thời, tốt nhất.
6
* Tổ chức xếp lại vị trí ngồi học và phân công nhiệm vụ cho các em học khá trong
lớp kèm cặp, giúp đỡ hàng ngày trong tuần và các buổi chiều thứ 2,4, 6 .Giáo viên nêu
rõ mục đích yêu cầu , phân công nhiệm vụ cụ thể:Ngoài kiểm tra sự chuẩn bị bài hàng
ngày,cuối mỗi tuần, tôi thường giao các em trưởng bàn có HS yếu là những em nhiệt
tình ,xuất sắc của lớp kiểm tra nội dung ôn có liên quan đến phần sẽ học ở tuần
sau,giao bài luyện tập cho các em làm hàng ngày về nhà và các bạn cùng nhóm giúp

đỡ ,kiểm tra kết quả vào giờ truy bài và so sánh kết quả học tập của các em sau mỗi
tuần .
* Ngoài chương trình giảng dạy theo quy định, giáo viên cần xây dựng kế hoạch phụ
đạo học sinh yếu kém, cho từng tuần, tháng và xuyên suốt năm học .Tiến trình lập kế
hoạch phụ đạo riêng cho HS yếu được tiến hành như sau:
1.Dạy cho học sinh cách thực hiện 4 phép tính:
Để thực hiện được phụ đạo phần này có hiệu quả,tôi đã căn cứ vào kết quả khảo
sát đầu năm của nhà trường và tiến hành khảo sát lại một lần nữa nhưng phân loại tong
mảng kiến thức cho mỗi lần kiểm tra để tìm chính xác điểm yếu của từng emvà dự
kiến kế hoạch,thời gian phụ đạo vào cuối các buổi chiều thứ 2,4,6 trong tuần, mỗi buổi
20 phút.Lập danh sách các em HS yếu và một số em có kết quả điểm sau2 lần khảo sát
không ổn định ở mức độ thấp .Đặc biệt ,chú ý hơn tới các em có kết quả kém ở phần
tính toán 4 phép tính với số tự nhiên.
Bước 1: Cho học sinh làm bài kiểm tra đợt 1 (đầu tháng 9-sau kiểm tra định kì đầu
năm):
• Đề kiểm tra :
Bài 1: Đọc, viết số:
a. Đọc số :36 472
b. Viết số : Chín mươi lăm nghìn ba trăm bốn mươi hai
Bài 2: Đặt tính rồi tính
a.3472+1540 = ? c. 238 x7 =?
7
b. 6384 -195 = ? d. 276 :3 =?
Trong số 10 HS được kiểm tra(5 HS điểm yếu cả 2 đợt kiểm tra , 5 HS có kết quả
kiểm tra không ổn định), kết quả như sau:
- Bài 1 : Không có học sinh nào đọc sai ,2 HS viết số sai.
- Bài 2: 4 HS cộng trừ sai,8 HS nhân chia sai.
Dựa vào kết quả khảo sát sau 2 lần, tôi đã đánh giá thực chất em nào hổng
kiến thức ở dạng nào,xác định rõ nguyên nhân sai của từng em ,có ghi chép cụ thể.
Qua bài kiểm tra cho thấy: các em vẫn chưa thành thạo trong cách cộng trừ nhẩm qua

10, cộng trừ có nhớ, chưa thuộc bảng nhân chia.Cá biệt có 2 HS chưa viết được số có
5 chữ số.
Biện pháp khắc phục cụ thể như sau:
1.Khắc phục nguyên nhân viết số sai:(Thực hiện từ tuần 1-3)
* 1 học sinh viết là: 905342 ; 1 học sinh viết là: 9530042.
* Nguyên nhân:Do học sinh chưa thuộc tên các hàng và lớp, số hàng,tên hàng
trong từng lớp,thứ tự các hàng từ thấp đến cao và nguyên tắc viết số.
*Cách thực hiện:
- Hướng dẫn HS lập bảng cấu tạo hàng và lớp,tổ chức cho HS luyện đọc thuộc tên các
hàng và lớp, số hàng,tên hàng trong từng lớp,thứ tự các hàng từ thấp đến cao và ngược
lại.
- Củng cố cách đọc số:Hướng dẫn HS phân tích cấu tạo số theo hàng và lớp ,đọc tên
từng lớp theo thứ tự từ cao đến thấp .
- Dựa vào thứ tự các hàng, giúp học sinh xác định hàng cao nhất của các số
có:1,2,3,4,5,….chữ số.(VD: số có 3 chữ số có hàng cao nhất là mấy?(hàng trăm) )
- Hướng dẫn HS viết 1 số cụ thể : Ba mươi bảy nghìn năm trăm hai mươi tám.
GV hỏi:
8
+Số này có mấy lớp, là những lớp nào?(2 lớp: nghìn và đơn vị)
+ Lớp nào không nhất thiết phải ghi tên ?(lớp đơn vị)
+ Lớp nào cao nhất?(lớp nghìn)
+ Có bao nhiêu nghìn trong lớp nghìn?(ba mươi bảy nghìn),viết bằng chữ số nào?
(37),
+ Tiếp theo lớp nghìn là lớp nào?,viết bằng số nào? (528)- HS viết được số:37
528.
+ Hướng dẫn cách trình bày : Viết khoảng cách các lớp trong mỗi số rộng hơn
khoảng cách giữa các hàng trong lớp.
+ Yêu cầu HS đọc lại số vừa viết để kiểm tra.
- Thực hành viết các số có 5 chữ số đến khi HS viết đươc.
- Mở rộng dần với các số có 6,7,8….chữ số, làm tương tự , HS viết rất chính xác (tuy

hơi chậm.)
2.Khắc phục nguyên nhân cộng trừ sai:(Thực hiện từ tuần 4-8)
- Trong phép cộng và trừ số tự nhiên, phần lớn HS sai ở phép cộng, trừ có nhớ.Có
em quên không “nhớ”, có em “ nhớ” ở phép trừ như phép cộng, có em “nhớ” vào số bị
trừ…Kĩ năng cộng trừ còn rất chậm
- Để khắc phục sai lầm này,tôi làm như sau:
- Yêu cầu cặp đôi luyện thuộc bảng “ Phép cộng trừ trong phạm vi 10”.
- Hướng dẫn cách cộng, trừ nhẩm :
Ví dụ 1 : 8 +5 ( tách 5 thành 2 và 3 để có 2+8 = 10; 10 +3 = 13 )
Ví dụ 2: 15-7 (tách 15 thành 10 và 5, lấy 10- 7 =3; 3+5 = 8)
- Sau đó dùng phương pháp hỏi đáp theo cặp, nêu câu đố để luyện đọc phép
cộng trừ qua 10.
9
- Hướng dẫn HS cách thực hiện cộng và trừ:
+ Đặt tính thẳng cột theo thứ tự từ phải sang trái.
+ Thực hiện trừ từ trái sang phải.
- Tiến hành song song 2 phép tính cộng rồi đến trừ để HS so sánh cách “nhớ
”trong phép cộng khác phép trừ ở chỗ nào?
- Cho HS thực hành từng cặp 2 phép tính cộng và trừ đến khi làm tốt mới thôi.
- Bên cạnh đó, trong mỗi tiết học chính khoá,học mảng kiến thức khác nhưng
gặp kiến thức liên quan đến phép cộng và trừ, tôi luôn chú ý đến những điểm yếu này
của HS để phối hợp sửa chữa và khắc phục triệt để,kịp thời.
Bước 2: Khảo sát chất lượng môn Toán lần 2 (Sau kiểm tra định kì giữa học kì 1)
*Đề kiểm tra:
Bài 1: a.Đọc sô:4 078 239
b.Viết số: Năm trăm linh bảy nghìn ba trăm bốn mươi mốt.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
a. 4682 +2395 = c.135 x 7=
b. 987864 – 83281= d.8412:4 =
*Kết quả :

- Bài 1: Không có học sinh nào sai.
- Bài 2: 1 Học sinh sai ở phép trừ, 5 HS sai phép nhân, 8 học sinh sai phép
chia.
3.Khắc phục tình trạng nhân, chia sai (Thực hiện từ tuần 9-tuần 17)
*Đối với phép nhân:
- Nguyên nhân sai:Do học sinh chưa thuộc bảng nhân.
10
- Cách thực hiện:
Trước khi học phần phép nhân số tự nhiên,tôi tổ chức cho học sinh ôn đón trước
phép nhân trong bảng,yêu cầu các cặp kiểm tra và báo cáo số bạn chưa thuộc bảng
nhân chia.Sau đó lập danh sách học sinh chưa thuộc bảng nhân chia để nhắc nhở và
giao nhiệm vụ để các em chủ động ôn bài.Kết hợp với việc đó,tôi trao đổi trực tiếp với
phụ huynh của các em bằng cách mời gặp,qua điện thoại hoặc sổ liên lạc về tình hình
thực tế của các em để có sự kết hợp hỗ trợ, đôn đốc các em học ở nhà.Chỉ sau một
tuần,hiệu quả đã rõ rệt:Lớp chỉ còn vài em có thuộc nhưng không hiểu bản chất của
phép nhân nên các em thường “thuộc vẹt”.Những em này gọi đọc thứ tự bảng thì đọc
được nhưng hỏi sắc suất 1 phép tính thì không đọc đươc hoặc phải nghĩ rất lâu.Tôi tiếp
tục hướng dẫn xây dựng 1 số bảng nhân như đối với lớp 2,3.Bằng cách này, các em đã
từng bước hiểu và tích cực ôn luyện hơn.
- Sau khi HS đã thuộc tương đối bảng nhân, chia(sau 2 tuần chỉ còn 1 em thuộc nhưng
chưa đều,không ổn định),tôi hướng dẫn HS thực hiện nhân với số có một chữ số, chia
cho số có 1 chữ số, sau đó là nhân với số có 2,3 chữ số, các em làm rất tôt.
*Đối với phép chia::
Tuy nhiên, điều gặp khó khăn lớn nhất(như tôi đã nêu ở trên) đó là khi thực hiện đến
phép chia cho số có nhiều chữ số.Ở mảng kiến thức này,không chỉ có học sinh yếu gặp
khó khăn mà ngay cả HS khá giỏi cũng thường nhầm lẫn, thực hành rất chậm.(1 tiết
học,có HS chỉ thực hiện đươc 3,4 phép tính).
- Nguyên nhân : Do học sinh không biết cách ước lượng thương.
- Cách thực hiện :
+ Khảo sát để kiểm tra thật chính xác kĩ năng thực hiện phép chia cho số có 1 chữ

số.Nếu còn học sinh sai thì không thể thực hiện phép chia cho số có 2,3 chữ số
được.Việc làm này phải làm triệt để.Khi học sinh đã thuộc bảng chia, tôi thấy các em
thực hiện phép chia cho số có 1 chữ số khá tốt.
+ Hướng dẫn kĩ cách ước lượng thương ngay từ phép chia cho số có 2 chữ số.Kết hợp
trong qua trình dạy mỗi bài với việc phân dạng phép chia cho số có 2 chữ sốnhư sau:
11
Dạng 1:Phép chia có tận cùng là chữ số 0:
- Hướng dẫn HS cách lược bỏ cùng một số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia và số
chia để đơn giản phép chia thành chia cho số có 1 chữ số bằng ví dụ cụ thể:
VD : 320 :40 =(320 :10 ): (40 :10)=32 : 4 =8
Sau đó HS thực hành với 1 số phép tính có dạng điển hình : 480 : 30 ; 1500 :
60 ; 3050 : 50 ….Ở bước này, cần nhấn mạnh: số chữ số 0 được xoá đi ở cả số bị
chia và số chia phải bằng nhau và chỉ được xoá các chữ số 0 ở tận cùng của mỗi số.
- Luyện đến khi HS làm thạo và liên tục nhắc lại khi găp dạng tương tự.
Dạng2: Phép chia mà mỗi bước chia, số bị chia chỉ có 2 chữ số.
* Trong mỗi phép tính đều có nhiều bước tính( mỗi lần hạ chữ số để chia và
thực hiện chia là 1 bước),mỗi bước ấy lại có nhiều bước nhỏ( chia,nhân,rồi trừ
nhẩm ),HS yếu rất khó nhớ thứ tự.Vì vậy,giáo viên phải hướng dẫn thật
chậm,tuần tự từng bước một, .Khi HS chưa thạo,không nên hướng dẫn trừ nhẩm
trực tiếp.Tăng cường khâu động viên, khuyến khích để các em mạnh dạn nói to
cách chia trước lớp sau mỗi lần thưc hiện trên bảng hoặc nhận xét bài của bạn
giúp các em nhanh thuộc các bước chia và ghi nhớ nhanh hơn.ở đây,tôi chỉ xin đi
sâu về việc hướng dẫn học sinh cách ước lượng thương,các bước còn lại trong
phép chia giáo viên phải hướng dẫn học sinh làm đúng quy trình.
* Hướng dẫn bằng một ví dụ cụ thể :
VD: 441:21 =?
- Hướng dẫn đặt tính: 441 21
42 21
21
21

0
12
- Cách ước lượng thương :
+ Bước 1 : 44 : 21 đươc 2( lấy 4 chục chia 2 chục được 2)
+ Bước 2: 21 : 21 được 1 ( lấy 2 chục chia 2 chục được 1)
Nếu hàng đơn vị của số bị chia ở mỗi lần chia lớn hơn hoặc bằng 5 thì ta làm tròn
“lên”.
Nếu hàng đơn vị của số bị chia ở mỗi lần chia bé hơn 5 thì ta làm tròn “xuống”.
VD : 51,62,73,84 …làm tròn thành 50 ,60,70,80,…
25,36,47,58,69,…làm tròn thành30,40,50,60,70…
- Luyện tập bằng các ví dụ điển hình : 527 : 34 ; 783 : 26 ….
- HS luyện tập đến khi biết cách chia mới chuyển nội dung khác.
Dạng 3: Phép chia mà mỗi bước chia,số bị chia có đến 3 chữ số:
* Trường hợp 1: Ước lượng thương bằng cách làm tròn số,nhưng thiếu 1 lần thương.
- VD: 2788:35 =? - Hướng dẫn đặt tính: 2788 35
- Hướng dẫn thực hiện tính: 2788 35
245 79
338
315
23
- Hướng dẫn ước lượng thương:(Trước khi thực hiện bước này ,yêu cầu học sinh
nhắc lại cách làm tròn số)
13
+ Bước 1: 278:35 280 :40 28:4 được 7
+ Bước 2: 338 :35 340 :40 34 :4 được 8
Ở bước 2,sau khi tìm được thương là 8, lấy : 8 x 35 = 280 ; 338 - 280 = 58
(58>35 tức : số dư > số chia ).Vì vậy,phải lấy thêm 1 lần thương là 9.
* Trường hợp 2: Ước lượng thương bằng cách làm tròn số,nhưng thừa 1 lần thương.
- VD : 3486 : 54 =?
- Đặt tính: 3486 54

- Hướng dẫn thực hiện tính: 3482 54
324 64
242
216
26
- Hướng dẫn ước lượng thương:
+Bước 1: 348 :54 350 : 50 35 : 5 được 7
Trong bước này,sau khi tìm được thương là 7, lấy: 7 x 54 =378 ; 378
>348 .Vì vậy ,ta phải bớt đi 1 lần thương còn 6.
+ Bước 2: 242 :54 240 :50 24: 5 được 4.
Việc hướng dẫn học sinh cách ước lượng thương như trên được thực hiện ngay
trong khi dạy về phép chia cho số có 2 chữ số ở trên lớp trong các tiết chính khoá
.Song, đối với học sinh yếu, cần phân dạng, củng cố lại ở các tiết tăng và phụ đạo
ngoài giờ theo hệ thống để học sinh nắm thật chắc và vận dụng được dạng này mới
chuyển sang dạng khác.
14
Muốn vậy, với mỗi dạng,cần phải đưa 1 thêm một số ví dụ tương tự, đủ để học sinh
thực hiện thành thạo dạng phép chia đó.
Khi đã hướng dẫn kĩ cách ước lượng thương trên với phép chia cho số có 2 chữ
số,thì tương tự với phép chia cho số có 3 ,4,…chữ số, tôi chỉ cần mở rộng với cách
làm tròn số là học sinh có thể thực hiện phép chia cho số có 3,4 , chữ số một cách nhẹ
nhàng.
VD: 48679 : 234= ? 48679 234
468 208
1879
1872
07
Bước 1: 456 : 234 500:200 5 :2 được 2.
Bước 2: 1879 :234 1900: 200 19 : 2 được 9.
Ở bước 2, sau khi tìm được thương là 9,lấy 9 x 234 = 2106, 2106 >1879 .Vì vậy

ta phải lấy bớt 1 lần thương còn 8.
Tuy nhiên,với học sinh yếu thì vẫn cần,và rất cần sự tỉ mỉ,kiên trì của mỗi giáo
viên trong tất cả các bài dạy, không riêng gì đối với phép chia.
Bên cạnh việc làm trên, trong quá trình giảng dạy, tôi luôn hết sức chú trọng việc
chữa bài và chấm bài trên lớp cho học sinh yếu để phát hiện những sai lầm thường
mắc của từng em.Thường xuyên có số theo dõi, ghi chép riêng những lỗi sai ở từng
dạng kiến thức .Sau đó, trong các tiết tăng, tôi đưa các ví dụ học sinh thực hiện sai để
học sinh quan sát và phát hiện dưới nhiều hình thức trò chơi, câu đố Bằng cách ấy,các
em vừa hứng thú, vừa từng bước khắc phục sai lầm của chính mình và không mắc lại
sai lầm của bạn mà tiết học lại nhẹ nhàng.Các em không còn cảm giác “sợ học”nữa.
*Bước 3: Khảo sát chất lượng lần 3: (Sau kiểm tra định kì cuối kì 1)
Đề bài:
15
Bài 1: Đặt tính và tính :
a. 708942 - 38756
b. 5098 x 7 ; 5827 x 45 ; 46820 x 206
c. 429 : 3 ; 3578 : 27 ; 89305 : 124
Bài 2: Lớp 4A thu nhăt được 21 kg giấy vụn .Lớp 4B thu nhặt đựơc nhiều gấp
đôi lớp 4A, Hỏi lớp 4B thu nhặt đựơc bao nhiêu ki lô gam giấy vụn?
*Kết quả :
Bài 1:
- 1 HS sai phép nhân với số có 3 chữ số,
- 2 HS sai phép chia cho số có 3 chữ số.
Bài 2: -
- Yêu cầu học sinh yếu học thuộc bảng cửu chương bằng cách nắm được cấu
tạo của từng bảng nhân, chia sau đó bạn khá kiểm tra, giúp bạn học yếu .
-Vào những buổi phụ đạo , giáo viên hướng dẫn trực tiếp cách đọc ,viết số có nhiều
chữ số, cộng, trừ số có nhiều chữ số; nhân chia số có nhiều chữ số với số có một chữ
số cho từng đối tượng cụ thể theo kế hoach đã lập .
-Tổ chức thi đua giữa các cặp để đánh giá sự tiến bộ của từng em HS yếu ,kết hợp

khen cả HS khá giỏi trong từng cặp.
b.Phụ đạo vào buổi sáng thứ 7
Căn cứ vào kết quả trên ,tôi nhận thấy :phần lớn HS đã thực hiện 4 phép tính
tương đối đúng ,tôi tiếp tục phụ đạo về kĩ năng giải toán.Cụ thể là:
Bước 1:Hướng dẫn HS đọc kĩ đề bài (ít nhất 3 lần:đọc to,đọc thầm,đọc lướt)
Bước 2: Hướng dẫn phân tích đề theo hướng đi lên,kết hợp lập ra được lưu đồ
cho bài toán.
16
Bước 3:Dựa vào lưu đồ,lập ra kế hoạch giải toán
Bước 4 :Giải bài toán theo dạng đã học dựa trên những yếu tố đã biết.
Bước 5 :Thử lại bài toán.
Tiến trình trên cần được thực hiện một cách nhuần nhuyễn,tỉ mỉ ,kĩ lưỡng,tránh
lối dạy “lướt”,theo đà những câu trả lời đế của những em học sinh khá giỏi.
Trong những buổi học phụ đạo và cả ở các tiết tăng, giáo viên hướng dân
cho học sinh giải các dạng toán cơ bản đã học trong tuần. Ưu tiên những em
yếu được thường xuyên lên bảng thực hiện trước. Các bạn khác nhận xét, bổ
sung.Nếu các bạn đó thực hiện sai thì được các bạn khác phát hiện và yêu cầu
bạn đó nêu lại cách thực hiện, nêu rõ xem mình sai ở bước nào.
Đây là phương pháp giúp học sinh ghi nhớ và khắc sâu cách thục hiện các
bài toán. Đặc biệt học sinh biết đựoc lý do mình thực hiện sai để từ đó tìm ra cách làm
đúng bài toán.
* Dạy cho các em phương pháp học :
Giáo viên giúp các em có thể tự đánh giá bài làm của mình bằng cách thử lại kết
quả bài toán
Chẳng hạn :
- Lấy phép trừ để thử kết quả phép cộng ( hoặc ngược lại )
- Lấy phép nhân để thử kết quả phép chia ( hoặc ngựơc lại)
- Lây kết quả thay vào thành phần chưa biết để thực hiện ( dạng bài tìm một
thành phần chưa biết )
- Lấy số lớn cộng với số bé để đựơc tổng ( dạng toán tìm hai số khi biết tổng và

tỷ số của hai số đó )
- Lấy số lớn trừ đi số bé để được hiệu (dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỷ
số của hai số đó)…
17
* Trong lớp đựoc trang bị loại bàn ghế 2 chỗ ngồi. Tôi đã phân công nhiệm vụ cho
từng em( bàn trưởng, bàn phó) để mỗi em đều được giữ một chức vụ và đều phải xác
định được nhiệm vụ của mình , góp phần trong việc đưa thành tích của nhóm đôi ngày
một đi lên.
* Tạo phong trào thi đua sôi nổi giữa các nhóm, tổ nhằm nâng cao chất lượng học tập,
tính đoàn kết, thi đua lành mạnh giữa các tổ, tăng cường trách nhiệm đối với những
bạn tổ truởng, tổ phó về chất lưọng học tập của tổ mình. Tổ chức bình bầu tổ học tốt
vào các tiết sinh hoạt lớp ngày thứ 6 hàng tuần về nhiều mặt như : Chuyên cần, vệ
sinh, học tập…
Cứ như vậy,dựa theo kế hoạch đã lập,tôI thực hiện theo kế hoạch tuần,tháng,cuối mỗi
đợt có khảo sát để đánh giá kết quả ,nếu chưa có sự chuyển biến hoặc chuyển biến
chậm thì tăng cường thêm về thời gian để phụ đạo .Nhờ sự kiên trì,tôi đã tững bước
lấp được lỗ hổng kiến thức của từng em .Bên cạnh đó ,trong từng tiết dạy ,tôI luôn chú
trọng ,lưu tâm tới những em học sinh yếu kém ,khắc phục những thiếu khuyết ngay
từng bài,lập kế hoạch và traođổi ngay với phụ huynh của từng em để cùng phối hợp
giúp đỡ kịp thời.Nhờ vậy mà kết quả đã chuyển biến rõ rệt.
Tóm lại , các biện pháp đã trình bày trên đây cần được tiến hành đồng bộ, thường
xuyên và đều khắp thì kết quả đạt được sẽ khả quan. Tuy nhiên tuỳ từng đối tượng,
điều kiện giảng dạy mà giáo viên vận dụng những biện pháp trên một cách linh hoạt và
mềm dẻo.
IV.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Qua việc nghiên cứu,thử nghiệm ở lớp mình,tôi thấy kết quả có chuyển biến rõ
rệt,không còn học sinh đọc ,viết số sai,kĩ năng tính toán của những em học sinh yếu
này đã tốt hơn.Tuy tính toán còn chậm, nhưng về cơ bản,các em đã nắm được cách
thực hiện 4 phép tính với số tự nhiên ,phân số và biết giải các bài toán dạng cơ bản.Số
học sinh yếu sau mỗi kì đã giảm .Điều đáng phấn khởi là tinh thần,thái độ ,ý thức học

tập của các em đã đươc cải thiện,các em tích cực,chăm chỉ và tự tin hơn rất nhiều.
V.SO VỚI ĐỐI CHỨNG:
18
Trước đây, khi chưa áp dụng những biện pháp trên, số lượng học sinh yếu kém
môn Toán thường nhiều ,nếu có tiến triển thì cũng chậm.,thậm chí không đáng kể. Các
em gần như mất gốc lượng kiến thức cơ bản,gây tâm lý chán nản, lười học thậm chí có
những em sợ hoc,sợ cả thầy cô. Trong thời gian qua, nhờ áp dụng những biện pháp
này các em học sinh yếu kém môn toán lớp tôi đã dần nắm đựơc kiến thức cơ bản, tạo
cơ sở ban đầu để học sinh lĩnh hội những kiến thức mới sau này. Các em đã hứng thú
hơn với những giờ học toán. Ở đây các em đựơc học tập, được bộc lộ rõ khả năng của
mình, đặc biệt các em đựơc học hỏi không chỉ ở thầy cô mà còn ở cả bạn bè.Tình cảm
giữa các bạn trong lớp với nhau ngày càng trở nên thân thiện, gần gũi.
STT HỌ VÀ TÊN ĐIỂM KIỂM TRA ĐỊNH KỲ MÔN TOÁN
Đầu năm HKI HKII
1 HS1 4 5 7
2 HS2 2 4 5
3 HS3 3` 5 6
4 HS4 4 5 6
5 HS5 2 3 5
VI.BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Muốn khắc phục tình trang học sinh yếu kém về học lực nói chung trước hết
người giáo viên cần nhận thức được vai trò của mình trong dạy học,Mỗi giáo viên cần
trang bị cho mình những kiến thức sư phạm cần thiết, cần phải học hỏi nhiều hơn nữa
về chuyên môn nghiệp vụ, cải tiến, đổi mới phương pháp.Cần có sự tận tâm, có cái
nhìn thiện cảm đối với những đối tượng học sinh không may mắn về nhiều mặt.
Công bằng trong việc đánh giá chất lượng học sinh, tạo niềm tin vững chác từ
phía học sinh, đồng nghiệp và phụ huynh học sinh.Phát hiện kịp thời những kiến thức
19
bị hổng của học sinh để kịp thời phụ đạo bằng nhiều hình thức. Phát hiện những tiến
bộ dù là rất nhỏ của các em để kịp thời khuyến khích , động viên.

Xây dựng nề nếp, phương pháp tự học tự rèn ở học sinh.Duy trì khối đoàn kết
trong lớp học. Giáo dục cho học sinh thấy tầm quan trọng của phong trào “Xây dựng
trường học thân thiện- Học sinh tích cực”
VII.PHẠM VI ÁP DUNG ĐỀ TÀI:
- Sau khi nghiên cứu và áp dụng đề tài trong lớp mình chủ nhiệm ,tôi thấy kết quả khá
rõ rệt .Trong các buổi sinh hoạt tổ,khối ,tôi đã đưa ra triển khai để đồng nghiệp trong
tổ cùng nghiên cứu,bổ sung và áp dụng thực hiện .Kết thúc một học kì ,qua ý kiến
phản hồi của các đồng chí ,tôi được biết ,kinh nghiệm của tôi đã được vận dụng có
hiệu quả và có thể áp dụng được cho mọi đối tượng học sinh yếu ở các trường Tiểu
học.
VIII. KIẾN NGHỊ :
- Giáo viên chủ nhiệm lớp, khối trưởng, BGH nhà trường phải là những người
gương mẫu đi đầu cắt bỏ “ khối u” thành tích trong cơ thể mình.Thi đua một cách
trong sáng, lành mạnh.
- Kiểm tra chất lượng định kỳ cần phải thực hiện nghiêm túc, khách quan hơn
nữa để đánh giá chất lượng học sinh. Không để tình trạng đánh giá nhầm.
- Nhà trường cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất để học sinh yếu kém đựơc phụ
đạo thường xuyên.Tổ chức nhiều các hoạt động ngoại khoá, kích thích sự hứng thú để
học sinh cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”
- Tổng phụ trách đội cần có hình thức biểu dương, nêu gương “ Vượt khó để học
tập tiến bộ” của các em học sinh qua các học kỳ.
C.KẾT LUẬN
20
Nâng cao hiệu quả giáo dục luôn là vấn đề cấp bách đựơc đặt lên hàng đầu trong
sự nghiệp giáo dục. Dạy tôt-Học tốt là mục tiêu mà những người làm công tác giáo
dục hướng tới .
Tôi xin trích dẫn lời nói của Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh trong lễ khai giảng
năm học mới “ Muốn có chất lượng, hiệu quả ở một trường học, giữa hai yếu tố dạy
và học thì yếu tố học là cực kỳ quan trọng. Dạy tốt mà học không tốt thì cũng không
có được kết quả tốt. Muốn tiếp thu tốt kiến thức, các thầy, cô giáo dạy thì học sinh

phải chăm chỉ học”.
Trong những năm gần đây, nhiều nội dung của công tác thi đua trong nghành
giáo dục đã đựơc cụ thể hoá bằng các cuộc vận động “ Hai không” cuộc vận động “
Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo” phong trào “ Xây dựng trường học
thân thiện-Học sinh tích cực”. Những cái tên như thế đã thực sự gắn với trách nhiệm
và đựơc sự ửng hộ của các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và toàn xã hội.
Theo tôi song song với việc bồi dưỡng nhân tài thì việc hạn chế đến mức thấp
nhất tỷ lệ học sinh yếu kém, bỏ học cũng là một vấn đề hết sức quan trọng góp phần
nâng cao chất lượng của lớp, của trường, của địa phương và của toàn xã hội.
Những biện pháp tôi vừa trình bày không phải quá xa lạ đối với chúng ta,
nó tựa như những thứ “Rau cỏ trị bệnh” mà ta bắt gặp trong cuộc sống đời thường. Bất
cứ ai cũng có thể hiểu và áp dụng được. Tuy vậy, trong thực tế không phải lúc nào đối
tưọng học sinh yếu kém cũng đựơc giáo viên chú trọng, nó đòi hỏi ở lương tâm người
thầy, cần phải coi học sinh như chính những đứa con mà mình dứt ruột đẻ ra. Khi
những cố gắng của người giáo viên đạt kết quả tốt, được học sinh tin yêu. Đó mới
chính là phần thưởng lớn nhất trong cuộc đời dạy học của mình.
Tôi mong muốn những biện pháp cũng như quan điểm của mình đựơc đón nhận
và triển khai trong tương lai để chứng minh tính khả thi của sáng kiến kinh nghiệm .
Do hạn chế về kiến thức, thời gian nên việc nghiên cứu,viết sáng kiến kinh
nghiệm không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong Ban giám hiệu và các đồng chí
góp ý kiến để kinh nghiệm ngày càng hoàn thiện và có tính khả thi cao hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
21
Cổ Bì , ngày 15 tháng 2 năm 2012.
Người viết
Đỗ Thị Mến
22

×