Danh sánh sinh viên:
Nguyễn Quỳnh Chi 560779
Phạm Thị Thảo 560866
Phạm Thị Huệ 560808
Trần Văn Tùng 560887
CÁC VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC SINH HỌC TRONG NGHIÊN CỨU
VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC
I) ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển của khoa học và công nghệ đã mang lại nhiều thành tựu
to lớn và lợi ích cho con người, tuy nhiên cũng mang lại nhiều tác hại
xấu và tiềm ẩn những rủi ro vì vậy cần có một giới hạn nhất định của
những công nghệ đó. Đặc biệt vào những năm cuối thế kỷ XX, sinh học
phát triển đến mức không chỉ là một ngành khoa học cơ bản mà đã đột
phá trở thành một ngành công nghệ đỉnh cao, một ngành kỹ thuật ứng
dụng dẫn đến sợ ra đời của ngành công nghệ sinh học.
Công nghệ sinh học (Biotechnology – CNSH) là một ngành công
nghệ sử dụng các tế bào sống và các quá trình sinh học để chế tạo, sản
xuất nguyên vật liệu nhằm tạo ra hàng hóa, dịch vụ phục vụ con người.
Tuy nhiên, những thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại đang đặt
ra cho con người rất nhiều vấn đề toàn cầu nan giải. Đó là những vấn đề
thực sự nhân văn vì chúng có mối quan hệ trực tiếp với con người và số
phận con người. Thạc sĩ Phan Kim Ngọc đã viết “khoa học có thể trở
thành thiên thần là nhờ con người, khoa học có thể trở thành ác quỷ cũng
bởi con người”, vậy mấu chốt của vấn đề công nghệ sinh học đem lại lợi
ích hay có hại là phụ thuộc vào con người, chính vì vậy các đạo đức sinh
học lần lượt ra đời nhằm xây dựng những nguyên tắc có tính hướng dẫn
cho khoa học thực hiện mục đích của mình.
II.NỘI DUNG
1) Khái niệm đạo đức công nghệ sinh học
1.1) Đạo đức học là gì?
Đạo đức học là một lĩnh vực nghiên cứu các giá trị đao đức và lập
luận về ý nghĩa của các giá trị đạo đức này trong thực tiễn.
Đạo đức học bao gồm :
- Việc nhận thức được các khía cạnh thuộc về đạo đức trong hoạt động
thực tiễn của chúng ta
- Khám phá ra các cơ sở lí luận cho việc nên hay không nên làm một điều
gì
- Có khả năng đưa ra các đanh giá về mặt đạo đức và đi đến quyết định
- Phát triển các khuôn mẫu thực hành tốt dựa trên các cơ sở lập luận
1.2) Đạo đức sinh học là gì ?
Đạo đức sinh học (Bioethicists) là sự nghiên cứu các lựa chọn đạo
đức bắt nguồn từ sự dính dáng của con người đến sự sống. Nó bao hàm
sự đánh giá lợi ích và rủi ro liên quan với sự can thiệp của con người,
đặc biệt là thông qua công nghệ sinh học. Xem xét sự cân đối giữa
quyền tự quản của cá nhân và nhiệm vụ pháp lý. Đạo đức sinh học đòi
hỏi phải đánh giá công nghệ một cách kỹ lưỡng, trong đó có đánh giá
các tác động xã hội và cá nhân.
2) Đạo đức sinh học trên việc thử nghiệm dùng động vật
2.1) Thử nghiệm dùng động vật
Thử nghiệm trên động vật là thuật ngữ chỉ các phương thức thực hiện
trên động vật sống cho các mục đích nghiên cứu sinh học và các căn
bệnh, đánh giá hiệu quả của các sản phẩm mới, kiểm tra sức khỏe hoặc
độ an toàn cho người tiêu dùng và cũng được sử dụng trong ngành công
nghiệp sản xuất mỹ phẩm, chất tẩy rửa, phụ gia thực phẩm, dược phẩm
và hóa chất công nghiệp, nông nghiệp.
Thử nghiệm trên động vật được tiến hành rộng rãi khắp nơi, bao gồm
các trường đại học, bệnh viện, viện nghiên cứu, các căn cứ quân sự và
các cơ sở nông nghiệp. Tất cả các phương thức thử nghiệm này, ngay cả
với những phương thức được phân loại là "nhẹ", đều có khả năng gây ra
sự đau khổ về cả tinh thần lẫn thể chất cho các loài động vật. Và thường
thì các phương thức này có thể gây ra rất nhiều đau đớn, khổ sở. Hầu hết
động vật bị giết vào cuối mỗi thí nghiệm, nhưng một số có thể được tái
sử dụng trong các thí nghiệm tiếp theo.
Người ta sử dụng động vật thí nghiệm để làm gì ?
31% phục vụ các nghiên cứu và phát triển thuốc cho người và thuốc
thú y.
30% phục vụ các nghiên cứu sinh học cơ bản.
11,8% phục vụ việc sản xuất và kiểm soát chất lượng thuốc cho
người.
8% phục vụ việc đánh giá mức độ an toàn (độc tính và những vấn đề
khác).
3,5% phục vụ việc sản xuất và kiểm soát chất lượng thuốc thú y.
2% phục vụ việc chuẩn đoán các căn bệnh.
1,6% phục vụ giáo dục và đào tạo.
9,1% cho các mục đích khác.
2.2) Những giới hạn về đạo đức của thí nghiệm sử dụng động vật
Nếu như trước đây, dựa trên nền tảng triết học của Descartes, người
ta coi động vật là những sinh thể vô tri chẳng hơn gì các đồ vật thì ngày
nay, người ta bắt đầu ý thức được rằng động vật cũng là những sinh thể
có ý thức gần như con người. Ngay từ những giai đoạn sơ khai của khoa
học, người ta đã nhận thấy rằng con người và nhiều loài động vật có
điểm giống nhau là hệ thống thần kinh trung ương tương tự nhau, nghĩa
là chúng cũng cảm thấy đau giống như con người, ở động vật có mầm
mống của mọi khái niệm văn hóa của người dù là công cụ, ngôn ngữ,
đạo đức. Ngay cả ý thức về bản thân cũng đã bắt đầu xuất hiện ở cá heo,
tinh tinh và voi. Những thay đổi về mặt nhận thức này đã đặt các nhà
nghiên cứu trước một tình thế khó khăn về mặt đạo đức.
Một mặt, để cho những thí nghiệm về y học được chấp nhận về tính
chính xác khoa học, người ta phải thừa nhận việc giữa động vật và người
có một số tương đồng về hình thể cũng như về tâm lý, thế nhưng đồng
thời để cho những thí nghiệm đó có thể được chấp nhận về mặt đạo đức,
người ta buộc phải tìm mọi cách chối bỏ sự tương đồng đó bởi lẽ chấp
nhận nó thì khác gì con người đang thừa nhận làm một điều tàn ác trên
chính đồng loại của mình hay ít nhất, một sinh thể rất gần với đồng loại
của mình. Đứng trước tình hình này, con người buộc phải có những thỏa
hiệp giữa nhu cầu thực tế và đạo đức. Năm 1992, Russell và Burch đã
phác thảo ba nguyên lí hướng dẫn khi nghiên cứu trên động vật (mô hình
3R) : tế nhị (refinement), giảm thiểu (reduction), và thay thế
(replacement).
- Tế nhị (refinement) : Ví dụ gây mê hay gây tê được sử dụng trong các
thí nghiệm làm giảm đau đớn cho con vật đến mức tối thiểu. Khi cần
duy trì mức độ của các chất cần kiểm tra để đo đạc thường xuyên, con
vật phải được gây mê bằng ống thông liên tục để tránh bị stress. Những
động vật có thể chết sớm trong quá trình tiến hành thí nghiệm, do đó
phải có những tìm hiểu về khả năng chịu đựng của chúng.
- Giảm thiểu (reduction) : Số lượng các động vật được dùng thí nghiệm là
tối thiểu. Trước hết, nên sử dụng phương pháp invitro và mô hình máy
tính để xây dựng, thiết kế quy trình, điều kiện thí nghiệm, nhằm chọn ra
được một số lượng động vật phù hợp, tránh lãng phí. Mức độ khác biệt
gen giữa các cá thể trong một loài và giữa các loài cũng là một vấn đề
quan trọng. Điều này có thể được sử dụng để so sánh, đối chứng kết quả
mà đôi khi không cần thao tác trên con vật. Như vậy, có thể làm giảm số
lượng các động vật cần, mà vẫn có những kết quả tin cậy.
- Thay thế (replacment) : Nội dung của nguyên lí này là thay thế các động
vật bằng các kĩ thuật không động vật. Với các tiến bộ trong khoa học,
nhiều kĩ thuật không động vật đã ra đời và đã giúp ích rất nhiều cho các
nghiên cứu y sinh, góp phần bảo vệ nguồn động vật.
Qua những điều trên, có thể thấy với sự phát triển của nghiên cứu
sinh học cơ bản và y học, ngày nay, người ta đã chạm đến một số giới
hạn quan trọng của việc thí nghiệm sở dụng động vật. Nguyên lí 3R là
nền tảng cho các xem xét đạo lí khi sử dụng động vật trong nghiên cứu,
chúng thật sự cần thiết cho người làm khoa học, nhất là những nhà công
nghệ sinh học động vật.
3) Tế bào gốc và đạo lý sinh học:
Tế bào gốc được xem là cứu cánh của y học. Đây là một phát triển có
nhiều hứa hẹn nhất trong trị liệu ở thời công nghệ hiện nay. Điều đó có
cơ sở bởi các đặc tính kỳ diệu của loại tế bào này. Cho đến nay y học
vẫn phải bó tay trước gần phân nửa số bệnh nhân cần cứu giúp. Các
thành tựu của sinh học đã đánh dấu sự nỗ lực lớn lao của khoa học nhằm
tìm ra các phương thức chữa trị mới, trong đó có liệu pháp tế bào gốc.
Nguyên lý cơ bản của liệu pháp này là thay thế các mô, tế bào hư hỏng
bằng tế bào có khả năng biệt hóa chức năng.
3.1) Tế bào gốc là gì ?
Tế bào gốc (stem cell) là những tế bào chưa biệt hóa và chúng có khả
năng biệt hóa thành các kiểu tế bào chức năng, điều này cho phép chúng
có vai trò như hệ thống sửa chữa mô, tạo những tế bào khác hoạt động
bình thường trong cơ thể sinh vật.
3.2) Tế bào gốc và đạo lí sinh học
Sự phát triển khoa học, kỹ thuật và công nghệ nói chung đã từng
bước mang lại nhiều lợi ích đối với con người nhưng chúng cũng can
thiệp thô bạo vào sự sống và tiềm ẩn rủi ro. Năm 1996, cừu Dolly được
tạo ra từ một tế bào tuyến vú đã trưởng thành của một cừu mẹ. Đây là
một thành tựu rất có ý nghĩa về sinh học và y học. Thứ nhất, sự ra đời
của cừu Dolly chứng minh rằng một tế bào thân trưởng thành khi được
xử lý và đưa vào trong một tế bào trứng (đã hút bỏ nhân) vẫn có khả
năng giải biệt hóa trở thành tế bào gốc toàn năng. Thứ hai, hoàn toàn có
thể tạo ra các dòng tế bào gốc phôi thậm chí một cơ thể mang gen giống
hệt một cơ thể đã có. Chính vấn đề này làm dấy lên cuộc tranh luận về
vấn đề đạo đức của các nghiên cứu tế bào gốc phôi và nhân bản luôn là
những vấn đề nổi cộm.
Các nghiên cứu tế bào gốc phôi người đã đạt được những tiến bộ
đáng kể. Các tế bào gốc phôi có thể được nuôi cấy và dùng công nghệ
mô để sản xuất ra các mô/tạng. Nếu không bị ngăn cấm, trong tương lai,
kỹ thuật nhân bản vô tính người có thể kết hợp với công nghệ mô để tạo
ra các mô thậm chí các tạng hoàn chỉnh phù hợp hoàn toàn với chính
bệnh nhân để sửa chữa, thay thế các mô/tạng tổn thương mà không vấp
phải các vấn đề thải ghép do bất đồng miễn dịch. Như vậy, nghiên cứu tế
bào gốc phôi và nhân bản có mối liên quan chặt chẽ cùng hỗ trợ nhau
phát triển. Chỉ có phát triển các nghiên cứu này mới có thể hoàn thiện và
mở ra các ứng dụng mới trong tế bào gốc trị liệu và nhân bản trị liệu.
Tuy nhiên cũng còn rất nhiều vấn đề phải đối mặt trong nghiên cứu tế
bào gốc và nhân bản, cả các vấn đề liên quan đến quan niệm đạo đức và
tôn giáo.
Có thể nói lĩnh vực nghiên cứu về tế bào gốc và nhân bản là một ví
dụ điển hình về các mâu thuẫn giá trị đạo đức y sinh học và tôn giáo.
Một mặt, chúng ta còn phải đối mặt với rất nhiều bệnh tật mà dường như
y học đang bó tay, chưa có các biện pháp điều trị hiệu quả như các bệnh
do khiếm khuyết di truyền, đái đường, bệnh tự miễn… Vấn đề này đòi
hỏi y sinh học nghiên cứu tìm ra các phương pháp điều trị mới, yêu cầu
này cũng mang tính thiện dưới góc độ tôn giáo. Thành tựu của nghiên
cứu tế bào gốc và nhân bản mở ra hy vọng có được các phương pháp
điều trị mới dựa trên ghép tế bào gốc, thay thế gen, tạo nên các mô/tạng
ghép phù hợp với người bệnh…. Mặt khác, các nghiên cứu về tế bào gốc
và nhân bản liên quan đến việc sử dụng phôi người do đó gây ra mối lo
ngại về các vấn đề đạo đức, vấn đề phạm vi và điều kiện cho các nghiên
cứu loại này. Nghiên cứu tế bào gốc đặt ra các vấn đề đạo đức sau :
1. Sử dụng phôi/thai người là giết chết một con người : Các quan
điểm chống lại việc nghiên cứu tế bào gốc phôi người chủ yếu dựa trên
vấn đề tín ngưỡng và quan niệm về việc phá hủy phôi người. Điều tra xã
hội của Nisbet M.C cho thấy năm 2001, 53% dân Mỹ cho rằng sự sống
bắt đầu từ lúc thụ thai và cho rằng các nghiên cứu tế bào gốc phôi người
là sai lầm về mặt đạo đức. Nhiều ý kiến chống đối cho rằng phôi người
phải có nhân quyền, phải được bảo vệ như đối với bảo về con người.
Tuy nhiên cái nhìn của công chúng về vấn đề nghiên cứu tế bào gốc phôi
có thay đổi. Năm 2003 chỉ có 38% số người được phỏng vấn cho rằng
nghiên cứu phôi người là sai lầm về đạo đức, nhiều người cho rằng các
phôi thừa trong quá trình làm thụ tinh nhân tạo điều trị vô sinh thay vì
vứt bỏ nên được hiến cho khoa học.
Công cụ hóa phôi người, biến cuộc sống thành món quà thương mại :
Nhiều người lo ngại rằng các nhiên cứu tế bào gốc và nhân bản sẽ biến
phôi người thành công cụ cho các nghiên cứu y sinh học. Họ lo ngại
rằng để chữa bệnh cho một người người ta tạo ra một bản sao giống hệt
người đó, giết chết sinh linh này để lấy mô/tạng dùng cho bản gốc. Khi
đó cuộc sống sẽ là món hàng để mua bán.
Chống lại quy luật của tạo hóa, chống lại thuyết định mệnh : tạo hóa
quy định quá trình sinh lão bệnh tử của mỗi cơ thể sinh vật. Nghiên cứu
tế bào gốc và nhân bản phải chăng cố gắng cưỡng lại định mệnh, chống
lại quy luật sinh học để kéo dài sự sống.
Nguy cơ nhân bản vô tính người, tạo ra các rối loạn về trật
tự gia đình, xã hội : Các quan ngại về nguy cơ này xuất hiện trên công
luận từ năm 1996 khi cừu Dolly được nhân bản. Từ khi Hàn Quốc công
bố tạo được dòng tế bào gốc (2004) từ phôi người nhân bản vô tính thì
công chúng thực sự lo lắng vì nguy cơ nhân bản vô tính người không
còn quá xa. Phản ứng chính trị tỏ ra rất khác biệt giữa các quốc gia. Ở
Châu Âu, một sô nước như Áo, Ba Lan, Tiệp, Thụy Sĩ và Na Uy không
có đạo luật nào ngăn cấm nghiên cứu hay sử dụng tế bào gốc. Ở các
quốc gia khác như Thụy Điển, tế bào gốc được cho phép sử dụng. Đức
cho phép các nhà khoa học nhập cảng tế bào gốc từ các nước khác. Anh
có lẽ là quốc gia có chính sách rộng rãi và thực tế nhất : Anh cho phép
nghiên cứu tế bào gốc. Ở Úc vẫn bàn cãi gay gắt về việc nhân bản tế bào
gốc phôi . Nhật Bản và Canada cho phép sử dụng tế bào gốc phôi trong
1 giới hạn nhất định. Những tranh luận xung quanh tế bào gốc phôi
không chỉ giới hạn trong phòng thí nghiệm hay tôn giáo mà còn lan rộng
trong xã hội, lôi cuốn cả giới chính trị. Do vậy hợp pháp hóa hay phản
đối việc nghiên cứu tế bào gốc phôi đã trở nên căng thẳng bởi rất nhiều
người thì phôi và thai là như nhau.
4) Thực vật chuyển gen và vấn đề đạo đức
4.1) Thực vật chuyển gen, tiềm năng và ứng dụng
Cứu đói cho toàn thế giới và tạo ra sự cân bằng giữa các nguồn
cung cấp lương thực cho các nước giàu và nghèo.
Suy dinh dưỡng phổ biến ở các nước nghèo, chỉ dựa vào gạo để làm
nguồn lương thực chính. Tuy nhiên, gạo không chứa đủ số lượng thành
phần dinh dưỡng cần thiết để ngăn chặn suy dinh dưỡng. Nếu gạo có thể
được biến đổi gen bổ sung vitamin và khoáng chất, việc suy dinh dưỡng
có thể được giảm bớt.
Thiệt hại do côn trùng và sâu bệnh dẫn đến tổn thất nặng nề về tài
chính cho nông dân và nạn đói xảy ra. Nông dân thường sử dụng hàng
tấn thuốc trừ sâu hóa học hằng năm. Người tiêu dùng không muốn ăn
thực phẩm đã được phun thuốc trừ sâu bệnh vì nguy cơ ảnh hưởng xấu
tới sức khỏe, và ô nhiễm nguồn nước và môi trường do sử dụng quá
nhiều thuốc trừ sâu và phân bón. Thực vật chuyển gen có thể làm giảm
bớt lượng thuốc trừ sâu và phân bón được sử dụng.
4.2) Các đạo đức cần có đối với thực vật chuyển gen
- Đánh giá rủi ro thực vật biến đổi di truyền
Đánh giá rủi ro đòi hỏi phải có thông tin cụ thể về thực vật biến đổi
di truyền. Cần phải có một bản khảo sát về các loài thực vật sống trong
vùng thử nghiệm cây biến đổi di truyền, thông tin về thực vật chuyển
gen, sự biến đổi nó, bản chất của sự phát tán phấn hoa. Trong trường hợp
mà kiến thức khoa học chưa có sẵn thì phải dựa vào kinh nghiệm về
nhân giống thực vật theo phương pháp truyền thống để đánh giá rủi ro.
Nhân giống thực vật đã được tiến hành hàng ngàn năm trước và rất
nhiều gen được đưa vào theo cách biến nạp tái tổ hợp, cũng tương tự
như gen thao tác theo phương pháp nhân giống truyền thống.
- Đánh giá an toàn môi trường của thực vật chuyển gen
Bất cứ hoạt động nông nghiệp nào đều tác động đến môi trường, do
đó việc sử dụng các kỹ thuật di truyền mới sẽ ảnh hưởng đến môi trường
là điều tự nhiên. Ủy ban về đạo đức sinh học (Nuffield Council, GM
Science Review Panel), Ủy ban quốc tế của hiệp hội khoa học (ICSU)
cho rằng những ảnh hưởng của các cây trồng chuyển gen lên môi trường
có thể tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào việc chúng được sử dụng ở
đâu và như thế nào. Kỹ thuật di truyền có thể làm tăng sự hủy hoại, hoặc
góp phần làm cho các hoạt động nông nghiệp mạnh hơn, bảo tồn các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, bao gồm cả đa dạng sinh học. Trước khi
được đưa ra thị trường, cây chuyển gen được các nhà chức trách đánh
giá tuân theo các quy tắc do các chuyên gia môi trường trên khắp thế
giới đưa ra ( hội đồng nghiên cứu Mỹ năm 1989; Tổ chức Hợp tác phát
triển kinh tế năm 1992; Chính phủ Canada năm 1994). Những người
đánh giá ảnh hưởng của cây chuyển gen bao gồm những người tạo ra
chúng, các cơ quan kiểm soát và các nhà khoa học.
5) Vũ khí sinh học
Vũ khí sinh học (biological weapons – BW) là một công cụ lợi hại và
nguy hiểm chống lại con người, chống lại sự sống. Và nói chung, loại vũ
khí này chỉ được sử dụng cho mục đích chiến tranh hoặc khủng bố. Vũ
khí sinh học được coi là đứng đầu trong nhóm vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Vũ khí sinh học tận dụng tối đa các thành tựu của khoa học, dựa trên
việc cấu trúc các chế phẩm sinh học, trong đó có vi sinh vật, các độc
chất tự nhiên, các vật liệu sống có khả năng di truyền, lây lan truyền
nhiễm các chứng bệnh cực kì nguy hiểm cho con người, thực vật hay
động vật.
Sự phát triển của công nghệ di truyền đã bị các thế lực đen tối lợi
dụng có hiệu quả vào mục tiêu chống con người. Các vi sinh vật biến đổi
gen trở thành vũ khí sinh học hiệu quả sát sinh vô tận. Nếu vius đậu mùa
được biến đổi gen, chúng còn nguy hiểm, gây hại gấp nhiều lần so với
trước đây.
Vũ khí gen lợi dụng thành tựu của công nghệ di truyền cấy ghép các
gen bệnh, gen kháng thuốc và vi khuẩn lành. Điều mà các nhà khoa học
lo lắng là xuất hiện “vũ khí gen chủng tộc”, chỉ nhắm vào một chủng tộc
người nhất định nào đó dựa trên tính đặc hiệu sinh học.
Không một ai hoài nghi về thảm họa do vũ khí sinh học gây ra, do
vậy công tác phòng chống đã trở thành nhiệm vụ tối hậu của cộng đồng
nhân loại. Từng quốc gia, tập thể cho tới từng cá nhân đều có trách
nhiệm lên án và phòng chống vũ khí sinh học. Liên hiệp quốc đã có các
hành động thích hợp để ngăn ngừa và loại trừ thảm họa này. Công ước
về việc loại trừ vũ khí sinh học và độc chất đã được hơn 140 nước kí kết
và thông qua, cho tới năm 2006.
6) Đạo lý sinh học và nhà trường
Đạo lí sinh học trước hết phải được khởi động từ nhà trường.
Đưa kiến thức đạo đức sinh học vào giảng dạy để nhận ra vài trò của nó
trong quá khứ và hiện tại, nhưng quan trọng hơn cả là biểu hiện nó trong
tương lai từ các thế hệ trẻ. Học sinh, sinh viên trước hết phải là nhân tố
có nhận thức và có ảnh hưởng mạnh tới xã hội.
Có thể đề xuất một mô hình cụ thể về việc tiếp cận và giảng dạy Đạo
lí sinh học trong giảng đường:
- Mỗi vòng của mô hình trên đều bắt đầu với việc tập trung hay quan sát
(focus of observation) được gợi ý từ giảng viên. Giảng viên miêu tả một
tình huống, một thông tin để sinh viên thảo luận nhằm mục địch thu hút.
- Từ việc tập trung theo dõi vấn đề (question) đặt ra giả thuyết việc gì xảy
ra trong trường hợp này, diễn tiến đến đâu.
- Tiếp theo là giai đoạn thu thập dữ liệu. Lúc này nội dung (content) mới
có giá trị được thu thập quanh vấn đề được miêu tả (value content). Mối
tương quan tương đối của hai thành phần sẽ thay đổi tùy theo giả thiết
hay vấn đề.
- Phân tích (analysis) và bàn luận đạo lí (ethical deliberation) là thành
phần hành động của mô hình, nên hướng tới khía cạnh mà sinh viên
quan tâm nhiều.
- Kết quả của sự phân tích là quyết định (decision) được hình thành hay
sự miêu tả (description) các giải pháp phát sinh. Sinh viên phải tìm giải
pháp tốt nhất có thể. Việc quyết định này cần nhận thức là bước cuối
cùng của mô hình. Vấn đề sẽ được bàn bạc trở lại khi thông tin mới
được nêu ra hoặc khi xuất hiện kết quả mới bởi một quá trình quan sát
xa hơn.
Như vậy tạm coi đây là bước tạm dừng của mô hình và chu kì mô
hình luôn sẵn sàng lặp lại cho nội dung cao hơn hay nội dung mới.
Một số rào cản đối với việc thực hiện giáo dục đạo lí sinh học:
- Rào cản lớn nhất là sự ép buộc. Các chương trình đạo lí sinh học trong
các trường tỏ ra chưa gây hứng thú và thiết thực cho người học. Nọi
dung dạy còn phụ thuộc nhiều vào quan niệm chủ quan.
- Hầu hết các cá nhân và tổ chức chưa theo kịp tiến trình phát triển của
khoa học-công nghệ, nhất là trong lĩnh vực y sinh.
- Các dịch vụ về đạo lí sinh học chưa nhiều.
III) KẾT LUẬN
Không thể một sớm một chiều mà mỗi người đều nhận định một
cách đúng đắn các vấn đề về đạo đức sinh học. Không nghi ngờ gì nữa,
đạo đức sinh học phải được nhận thức một cách có hệ thống, có nền tảng
trong cấu trúc tri thức của loài người. Trong thực tế, đạo đức sinh học đã
trở thành một ngành khoa học hiện đại, có phạm vi hoạt động và phát
triển của riêng mình, nó phải được thể hiện tính hiệu quả trong đời sống
mỗi con người, trở thành một nguyên tắc của sự phát triển xã hội.
IV) TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình công nghệ sinh học trên người và động vật, Phan
Kim Ngọc, Phạm Văn Phúc. (Chương 14: đạo lí sinh học)
- An toàn sinh học, Nguyễn Văn Mùi. (Trang 196, 253)
- Sinh học mạo hiểm, Nguyễn Ngọc Hải. (Trang 169)
V) TRẢ LỜI CÂU HỎI.
1. Nêu ví dụ về kỹ thuật không động vật.
Các phương pháp thử nghiệm thay thế ngày càng đáng tin cậy hơn
và tiết kiệm hơn. Những phương pháp này sử dụng nuôi cấy mô tế bào
và da, giác mạc từ các ngân hàng mắt, và máy tính tinh vi và mô hình
toán học. Một số công ty thử nghiệm hoàn toàn bằng cách sử dụng
thành phần tự nhiên không độc hại hay những chất đã được phê duyệt
bởi chính phủ.
2. Đối với những thí nghiệm cần sử dụng cả cơ thể thì phương pháp
không động vật có sử dụng được không?
Phương pháp không động vật chỉ dùng để thay thế ở những trường
hợp mô, tế bào… Còn đối với những trường hợp phải sử dụng cả cơ thể
thì bắt buộc vẫn phải dùng động vật để thực hiện thí nghiệm. Phương
pháp không động vật chỉ có thể hạn chế được phần nào việc sử dụng
động vật trong việc thí nghiệm chứ không thể thay thế hoàn toàn được.
3. Mối quan hệ giữa đạo đức và việc phát triển công nghệ sinh học?
Vấn đề đạo đức sinh học và việc phát triển công nghệ sinh học là
mối quan hệ giữa đạo đức sinh học và việc phát triển công nghệ. Hau
yếu tố này phát triển song song và chúng thúc đẩy lẫn nhau. Không thể
nói rằng đạo đức sinh học cản trở sự phát triển của công nghệ sinh học.