Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

nghiên cứu giá trị của cyfra 21-1 và cea trong chẩn đoán và theo dõi ung thư phế quản nguyên phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.14 KB, 58 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư phế quản nguyên phát hay thường được gọi là ung thư phổi là
thuật ngữ dùng để chỉ các khối u ác tính phát triển từ biểu mô phế quản, tiểu
phế quản, phế nang, hoặc từ các tuyến phế quản.
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính trên thế giới có khoảng một
triệu trường hợp ung thư phế quản được chẩn đoán năm 2005 [37]. Số tử vong
do ung thư phế quản là 1,5 triệu trường hợp mỗi năm, chiếm 17,6% tổng số tử
vong do ung thư, trong đã 49,9% trường hợp mới mắc ở các nước đang phát
triển.
Đặc biệt hiện nay, ung thư phế quản không còn là bệnh chủ yếu ở nam
giới mà có xu hướng tăng lên ở nữ giới từ năm 1987, tỷ lệ ung thư phổi ở nữ
giới từ năm 1985-1999 đã gia tăng bằng 1/2 so với nam giới cùng thời điểm
và tỷ lệ này bằng với tỷ lệ ở nam giới năm 1959. Từ năm 1991-2003, tỷ lệ tử
vong do ung thư phế quản ở nam giới liên tục giảm khoảng 1,9%/năm [8].
Ung thư phế quản ở nữ giới tại các nước đang phát triển đã tăng lên từ
10,8/100.000 dân lên đến 37,5/100.000 dân và có xu hướng tiếp tục tăng lên.
Theo thống kê của Hiệp hội ung thư Mỹ năm 2009, sè ca tử vong do ung thư
phế quản đứng đầu ở cả hai giới, chiếm 30% ở nam và 26% ở nữ [25].
Ở Việt Nam, đến đầu thập kỉ 90 số ca mắc ung thư phế quản đứng hàng
đầu ở nam giới và hàng thứ 3 ở nữ giới, theo số liệu thống kê năm 2007 của
hiệp hội ung thư Mỹ cũng cho kết luận tương tự [10,22].
Hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường, gen p53, chế độ ăn uống…là các yếu
tố nguy cơ gây ung thư phế quản đã được đề cập đến rất nhiều trong y văn.
Mặc dù nữ giới Ýt hút thuốc hơn nam giới, nhưng hút thuốc lá thụ động còng
có khả năng gây ung thư phổi. Mặt khác, về mặt triệu chứng lâm sàng, người
ta thấy rằng hội chứng cận ung thư trong thư phổi thường gặp ở nam, Ýt gặp
1
ở nữ. Nghiên cứu về type mô bệnh học cũng thấy có sự khác biệt giữa nam và
nữ. Ung thư phổi type biểu mô tuyến là loại ung thư thường gặp nhất ở nữ
giới [6,8,10].
Ung thư phế quản ở cả hai giới đều có tiên lượng xấu, bệnh tiến triển


nhanh, di căn sớm tỷ lệ tử vong cao. Mặc dù vậy người ta thấy rằng, tỷ lệ
sống trên 5 năm của bệnh nhân ung thư phế quản ở ở nữ giới cao hơn so nam
giới và sè ca ung thư phế quản còn chỉ định phẫu thuật ở nữ (27,4%) nhiều
hơn ở nam giới (24,7%) [27].
Hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về ung thư phế quản ở
nữ giới do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về đặc điểm ung thư phế quản ở
nữ giới tại khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai với hai mục tiêu sau:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư phế quản
nguyên phát ở nữ giới tại khoa Hô hấp- Bệnh viện Bạch Mai.
2. Nhận xét đặc điểm mô bệnh học của ung thư phế quản nguyên phát
ở nữ giới tại khoa Hô hấp- Bệnh viện Bạch Mai.
2
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình ung thư phế quản hiện nay
1.1.1 Tỷ lệ mới mắc của ung thư phế quản
Ung thư phế quản ( UTPQ) là bệnh lý ác tính và là nguyên nhân gây tử
vong hàng đầu trong các bệnh lý ung thư ở cả nam và nữ.
Năm 1913, Addler mới chẩn đoán xác định UTPQ với 374 trường hợp
mới mắc trên thế giới. Từ đó đến nay tỷ lệ mắc bệnh UTPQ không ngừng gia
tăng, đặc biệt số ca mới mắc UTPQ ở nữ giới có xu hướng tăng cao.
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 1982 UTPQ chiếm 22% ở nam,
11% ở nữ trong tổng số ca mắc ung thư được ghi nhận. Theo Hội nghiên cứu
ung thư quốc tế năm 2004, tại Châu Âu có khoảng 2.886.800 trường hợp ung
thư mới mắc, trong đó số UTPQ chiếm 13,2% sau đó là ung thư đại tràng
13%, ung thư vú 12,8% [1]. Trong năm 2005, trên thế giới có khoảng 1,1
triệu người mới mắc UTPQ, chiếm 12,5 % tổng số ca ung thư mới mắc
[17,33]. Giai đoạn từ năm 2003-2007, tỷ lệ mới mắc tính chung trên thế giới
là 76,2/100.000 dân ở nam và 52,4/100.000 dân ở nữ [32]. Năm 2009 tại Mỹ
có 103350 sè ca mới mắc UTPQ ở nữ giới chiếm 14% gần bằng số ca mới

mắc bệnh ở nam (116090 trường hợp chiếm 15%), trong đó UTPQ đứng hàng
thứ hai sau ung thư vú về số ca mới mắc bệnh [25]. Ở Vương Quốc Anh mỗi
năm số trường hợp mới mắc UTPQ tính cho nam giới là 93.000 trường hợp và
80.000 trường hợp ở nữ. Theo Tổ chức Y tế thế giới những năm đầu thế kỷ
XXI trên thế giới có 2 triệu trường hợp mới mắc do UTPQ [1].
Ở Việt Nam, theo một thống kê về tỷ lệ ung thư ở Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 1995-1996, từ đó ước tính chung tỷ lệ
mắc ung thư ở Việt Nam năm 2000, nam giới có 36.021 người mắc UTPQ
chiếm 91,5/100.000 dân, còn ở nữ giới có 32.786 người chiếm 81,5/100.000
3
dân [8]. Tỷ lệ mắc và tử vong do UTPQ tại Việt Nam đang ngày càng tăng
cao. Tại Hà Nội giai đoạn 1991-1995 sè ca UTPQ mới mắc ở nữ giới là
6,2/100.000 dân, giai đoạn 1996-1999 tỷ lệ này là 6,9/100.000 dân, giai đoạn
2001-2004 tỷ lệ mới mắc UTPQ ở nữ giới đã tăng lên 10,5/100.000 dân. Tại
TP Hồ Chí Minh năm 2003 tỷ lệ mới mắc ở nữ là 12,4/100.000 dân. Số liệu
thống kê này cho thấy tỷ lệ mới mắc của nữ giới ở TP Hồ Chí Minh cao hơn ở
TP Hà Nội. Qua số liệu điều tra về tình hình hút thuốc lá cho thấy tỷ lệ hút
thuốc lá của nữ giới ở Hà Nội cũng thấp hơn TP Hồ Chí Minh [9].
Tại khoa Hô Hấp Bệnh viện Bạch Mai, số trường hợp UTPQ nhập viện
tăng dần hàng năm: từ 1969 đến 1972 có 89 trường hợp, từ 1974 đến 1978 có
186 trường hợp, từ năm 1981 đến 1985 có 285 trường hợp, từ năm 1996 đến
2000 có 639 trường hợp, chiếm 16,6 % tống số bệnh nhân điều trị, đứng hàng
thứ hai sau bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [8].
1.1.2 Tỷ lệ tử vong do ung thư phế quản
Các số liệu thống kê được trên thế giới cho thấy tỷ lệ tử vong do UTPQ
đang tăng lên nhanh chóng. Tại Mỹ từ năm 1930-1950, tỷ lệ tử vong do
UTPQ đã bắt đầu có xu hướng tăng lên [11]. Từ năm 1987 số phụ nữ tử vong
do UTPQ ngày càng gia tăng, trong khi tỷ lệ tử vong do UTPQ ở nam giới
giảm dần từ năm 1991-2003, khoảng 1,9%/năm [8]. Theo Hiệp hội ung thư
Mỹ ước tính tỷ lệ tử vong do UTPQ ở nam giới giảm 1,3%/năm từ 1990-1994

và giảm 2%/năm từ 1994-2006, tỷ lệ tử vong ở nữ không giảm từ năm 2003
và ngày càng tăng trong các năm tiếp [25]. Trong năm 2005, trên thế giới có
số ca tử vong do UTPQ chiếm 17,8 % tổng số trường hợp tử vong do bệnh lý
ung thư [33]. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội ung thư Mỹ năm 2009, sè ca
tử vong chiếm 30% ở nam với 88.900 bệnh nhân và 26% ở nữ với 70.490
bệnh nhân, đứng hàng đầu trong số các ca tử vong do ung thư ở cả hai giới,
vượt qua ung thư tiền liệt tuyến ở nam (9%) và ung thư vú ở nữ (15%) [25].
4
Mặc dù đã có nhiều tiến bộ về chẩn đoán, điều trị tuy nhiên có khoảng
80% các trường hợp khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn, không còn chỉ
định phẫu thuật, tỷ lệ sống trên 5 năm chiếm 5-10% [2]. Tỷ lệ sống trên 5
năm ở nữ cao hơn ở nam. Theo Jenifer B. Fu và cộng sự, bệnh nhân nữ được
phẫu thuật có tỷ lệ sống trên 5 năm là 56,8% và bệnh nhân nam là 48,3% [34].
Trong 20 năm (1965-1985), qua 13.500 trường hợp khám nghiệm tử thi tại
viện Chống Lao Trung Ương, UTPQ đứng hàng thứ hai trong tất cả các loại
ung thư ở cả hai giới (17,6%). Theo Phạm Hoàng Anh và cộng sự ghi nhận tại
Hà Nội từ năm 1988 đến năm 1990 sè ca mắc UTPQ chiếm 14,8 % tổng số ca
mắc ung thư nói chung ở cả hai giới [2].
1.1.3 Chủng téc
Theo chương trình giám sát dịch tễ học về ung thư ở Mỹ (SEER) thống
kê số liệu về tỷ lệ hiện mắc UTPQ theo chủng tộc giai đoạn 2003-2007, tỷ lệ
hiện mắc UTPQ ở người da trắng đối với nam giới ở là 76,3/100.000 dân, nữ
giới là 54,7/100.000 dân, ở người da đen đối với nam giới là 101,2/100.000
dân, nữ giới là 54,8/100.000 dân, đối với khu vực Châu Á Thái Bình Dương
là 52,9/100.000 dân ở nam và 28,1/100.000 dân ở nữ. Tỷ lệ tử vong giai đoạn
2003-2007 ở người da trắng đối với nam giới là 68,3/100.000 dân, với nữ giới
là 41,6/100.000 dân, ở người da đen là 87,5/100.000 đối với nam giới,
39,6/100.000 dân đối với nữ giới. Tỷ lệ tử vong ở khu vực Châu Á Thái Bình
Dương là 36,7/100.000 dân ở nam, 18,5/100.000 dân ở nữ [32].
Tỷ lệ UTPQ tại Châu Âu cao nhất ở thập niên 70 sau đó giảm dần do

việc hút thuốc lá giảm, ở Mỹ và Canada cũng tương tự. Tuy nhiên ở phụ nữ
Tây Âu và hầu hết các nước Đông Âu, tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng gia tăng,
tương tự ở Trung Quốc và Nhật Bản do tỷ lệ hút thuốc lá ở hai nơi này tăng
lên [20]. Tại Nhật Bản, từ năm 1950 cho đến nay số trường hợp UTPQ đã
tăng 10 lần ở nam giới và 8 lần ở nữ giới [10].Từ năm 1975 đến năm 1999 tỷ
5
lệ bị UTPQ ở nam giới/nữ giới đã giảm từ 3,56 xuống 1,56. Tỷ lệ mắc thấp
nhất ở Châu Phi và Ên Độ dưới 3/100.000 dân [1].
1.1.4 Tuổi mắc bệnh
Theo chương trình giám sát dịch tễ học về ung thư ở Mỹ (SEER) thống
kê số liệu về tỷ lệ hiện mắc UTPQ theo chủng tộc giai đoạn 2003-2007, tỷ lệ
hiện mắc UTPQ chiếm 0,2% trong độ tuổi từ 20-34, 1,7% trong độ tuổi 35-
44, 8,8% từ 45-54 tuổi, 20,9% từ 55-64 tuổi, 31,3% từ 65-74 tuổi [32]. Tỷ lệ
mắc UTPQ ở những người không hút thuốc ở độ tuổi 40-79 là từ 11,2 cho đến
13,7/100.000 dân đối với nam giới và 15,2 cho đến 20,8/100.000 dân đối với
nữ giới [37].
Theo Ngô Quý Châu và cộng sự thống kê tình hình UTPQ điều trị tại
khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai năm 2011, bệnh nhân trên 40 tuổi chiếm
95,4%, với tuổi thấp nhất là 18, cao nhất là 87. Theo Nguyễn Văn Lưu lứa
tuổi 30-39 ở nữ chiếm 22,2% nhiều hơn nam giới 4,9%, tuổi trung bình ở nữ
là 49,6, ở nam là 56,9 [14].
1.1.5 Giới
UTPQ gặp chủ yếu ở nam giới, nữ giới có tỷ lệ mắc thấp hơn nhưng
đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Tại Pháp năm 1995 chỉ
có 3137 người bị UTPQ ở nữ giới. Con số này đã tăng lên vào năm 2000 với
4591 người và số tử vong do UTPQ ở nữ giới là 4515 trường hợp [8]. Tại Mỹ
năm 2009, sè ca mới mắc UTPQ ở nam giới chiếm 15% tổng số với 116.090
số bệnh nhân, ở nữ giới chiếm 14% tổng số với 103.350 số bệnh nhân. Theo
số liệu thống kê của Hiệp hội ung thư Mỹ năm 2009, sè ca tử vong chiếm
30% ở nam với 88.900 bệnh nhân và 26% ở nữ với 70.490 bệnh nhân, đứng

hàng đầu trong số các ca tử vong do ung thư ở cả hai giới, vượt qua ung thư
tiền liệt tuyến ở nam (9%) và ung thư vú ở nữ (15%) [25].
Tại Hà Nội giai đoạn 1991-1995 so với giai đoạn 1996-1999 sè ca
UTPQ mới mắc ở nữ giới tăng từ 6,2 lên 6,9/100.000 dân, sang giai đoạn
6
2001-2004 tỷ lệ mới mắc UTPQ ở nữ giới là 10,5/100.000 dân. Như vậy tỷ lệ
mới mắc UTPQ đang tăng lên ở nữ giới, ở nhiều nước trên thế giới tỷ lệ tử
vong do UTPQ đứng hàng đầu ở cả hai giới [35].
1.2 Các yếu tố nguy cơ
1.2.1 Hút thuốc lá
Hút thuốc lá được coi là yếu tố nguy cơ chính gây nên UTPQ, khoảng
90% trong sè 660.000 trường hợp được chẩn đoán UTPQ trên thế giới có hút
thuốc lá. Thuốc lá chứa hơn 4000 loại hóa chất 200 loại có hại cho sức khỏe,
khoảng hơn 60 chất chứa vòng Hydrocacbon thơm như: 3-4 Benzopyren, các
dẫn xuất Hydrocacbon đa vòng có khí Nito, Aldehyt, Nitrosamin, Ceton có
khả năng gây ung thư.
Những điều tra gần đây cho thấy sống trong môi trường có khói thuốc
lâu ngày nh hút thuốc lá thụ động cũng làm tăng nguy cơ UTPQ [38]. Các
nghiên cứu đã ghi nhận được 15 đến 35 % số trường hợp bệnh nhân ung thư
phổi là hút thuốc lá thụ động. Gần 1493 sè ca UTPQ tại Pháp năm 2010
(trong đó 79 % nữ giới mắc UTPQ, 21 % nam giới mắc UTPQ) là ở những
bệnh nhân hút thuốc lá tự động [28].
Những người không hút thuốc mà kết hôn với người hút thuốc, tỷ lệ tử
vong do UTPQ cao hơn 20% so với người kết hôn với người không hút thuốc
và tỷ lệ tử vong do UTPQ cũng tăng lên cùng với số lượng thuốc được hút
của người vợ hoặc chồng.
Khoảng 87% UTPQ được nghĩ là do hút thuốc lá hoặc có phơi nhiễm
khói thuốc lá thụ động. Các nghiên cứu ở Việt Nam còng cho kết quả tương
tư [4,5].
Nh vậy ta đã thấy nguy cơ bị UTPQ tăng cao không chỉ ở người hút

thuốc lá mà cả ở những người hút thuốc lá thụ động.
1.2.2 Ô nhiễm môi trường
Các nghiên cứu đã chứng minh nguyên nhân phát sinh ung thư là các
chất thải công nghiệp, các bụi Amiante, Berylli khi bị hít vào phổi làm tăng
7
khả năng mắc UTPQ, đặc biệt là ung thư màng phổi. Công nhân khai thác
hoặc tiếp xúc thường xuyên với Amiante có nguy cơ bị UTPQ cao gấp 7 lần
so với người không tiếp xúc [8].
Arsenic được cho là nguyên nhân gây UTPQ ở những nơi có nguồn
nước ô nhiễm như là ở Đài Loan, Chile [31].
1.2.3 Bức xạ ion hóa
Bức xạ ion hóa có thể gây ung thư ở hầu hết các cơ quan trong đó có
UTPQ. Ngày nay người ta đã thừa nhận rằng UTPQ ở thợ mỏ vùng
Joachimstal (Tiệp Khắc) và Schneeberg (Đức) quan sát được từ thập kỉ 60 có
căn nguyên bởi quặng Uranit phóng xạ có trong các mỏ đó [21]
1.2.4 Gen p53
Gen p53 nằm trên cành ngắn của nhiễm sắc thể 17. Gen này được mã
hóa để tổng hợp protein p53, protein này nằm trong nhân tế bào với hàm
lượng Ýt. Gen p53 được coi là có vai trò điều hòa và kiểm tra phân chia của
tế bào. Khi AND của tế bào bị tổn thương, gen này sẽ ngăn cản tế bào không
phân chia để có thời gian tế bào sửa chữa AND hoặc khi không sửa chữa
được thì thúc đẩy tế bào chết theo chương trình.
Những tế bào ung thư phân chia liên tục và không có hiện tượng chết
theo chương trình. Bằng thực nghiệm người ta đã chứng minh được rằng các
Benzopyren có trong khói thuốc lá đã gây nên sự biến đổi ở gen này. Khi gen
p53 bị đột biến thì một protein p53 bất thường được tạo thành và cơ thể sẽ
sinh kháng thể chống lại. Bệnh nhân UTPQ xuất hiện kháng thể kháng protein
p53 tương đối sớm.
1.2.5 Yếu tố nội tiết
Vai trò của estrogen và các receptor của estrogen ở phụ nữ chưa được

xác định rõ. Tuy nhiên có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần lớn các
UTBMTBL có liên quan đến estrogen, đặc biệt các receptor estrogen có liên
quan nhiều hơn ở những người hút thuốc thụ động [50].
8
Ngoài ra ở nữ hút dịch trong phế quản rồi xét nghiệm thấy tế bào có
hình dạng thay đổi có liên quan đến các giai đoạn của chu kì kinh nguyệt [8].
1.2.6 Các bệnh ở phế quản phổi
Chấn thương xơ sẹo ở phổi, lao phổi có thể phối hợp với ung thư. Đã có
một số nghiên cứu ghi nhận mối liên quan giữa ung thư phổi với xơ phổi kẽ
lan tỏa, xơ cứng bì [8].
1.2.7 Virus
Từ năm 1903 Borriw và Elleman (1908) Dous (1909) đã chứng minh
nguồn gốc virus của nhiều loại ung thư ở loài chim. Tuy nhiên cho đến nay
các nhà khoa học cũng chỉ mới chứng minh được virus gây ung thư ở những
giống động vật thực nghiệm mà thôi [8].
1.2.8 Chế độ ăn uống
Chế độ ăn có Ýt rau có thể làm tăng khả năng nhiễm UTPQ nếu có
phơi nhiễm khói thuốc lá. Ngày nay có nhiều nghiên cứu chỉ ra chế độ ăn
nhiều rau và hoa quả có thể bảo vệ con người chống ung thư trong đó có ung
thư phổi.
1.3 Các triệu chứng lâm sàng
UTPQ là một bệnh ung thư có triệu chứng lâm sàng phong phú nhưng
nhiều bệnh nhân không có triệu chứng gì đặc biệt, khi đã chẩn đoán thường ở
giai đoạn muộn, có di căn.
Chính vì vậy để phát hiện các triệu chứng lâm sàng giúp Ých cho chẩn
đoán cần hỏi kĩ tiền sử, quá trình diễn biến bệnh cũng như khám bệnh cẩn
thận, kĩ lưỡng.
1.3.1 Giai đoạn tiềm tàng
Thường bắt đầu một cách âm thầm, không có dấu hiệu đặc thù. Theo
Carbone PP, Frost JK và Feinstein AR trong sè 678 ca UTPQ được chẩn đoán

tại Mỹ có 44 bệnh nhân chiếm 6% không biểu hiện triệu chứng đặc hiệu.
Thụy Điển năm 1997 đến năm 1999 có 24 bệnh nhân trong sè 364 bệnh nhân
(chiếm 7%) không có triệu chứng lâm sàng [37].
Triệu chứng phế quản
9
- Ho khan: Là dấu hiệu thường gặp nhất. Ho kéo dài, thay đổi tính chất: ho
thành từng cơn hoặc nh ho gà, chỉ giảm tạm thời hoặc không đỡ với các
thuốc ho thông thường. Ho do kích thích các receptor nội PQ do khối u
chèn Ðp hoặc do tình trạng viêm. Triệu chứng này gặp ở 40% đến 75%
các trường hợp [5]. Theo Lê Thị Luyến thì ho khan kéo dài chiếm 76,3 %
trường hợp UTPQ [15].
- Ho máu: Thường số lượng Ýt, lẫn với đờm, thường xuất hiện muộn. Là
dấu hiệu báo động, phải soi phế quản và làm các thăm dò khác để tìm ung
thư phổi kể cả khi phim phổi chuẩn hoặc CLVT ngực bình thường. Nếu
soi PQ bình thường cũng cần tiếp tục theo dõi trong nhiều tháng tiếp theo
nhất là người hút thuốc hoặc có yếu tố nguy cơ khác. Ho máu được ghi
nhận chiếm 25% đến 50% số bệnh nhân bị UTPQ [37].
- Khạc đờm: Đờm trong, nhiều ở K tiểu phế quản phế nang. Bội nhiễm khi
có viêm mủ sau tắc phế quản. Có thể kèm theo sốt ở những trường hợp
UTPQ có viêm mủ phế quản, viêm phổi do tắc phế quản.
- Khó thở: thường tăng dần, có thể do khối u gây tắc nghẽn khí quản, phế
quản gốc, do tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng ngoài tim hoặc có bệnh
phổi tắc nghẽn kèm theo. Khó thở chiếm 60% ở nhóm bệnh nhân điều trị
bằng xạ trị, không còn chỉ định phẫu thuật [3]. Có thể có tiếng rít thanh khí
phế Wheezing và rõ nhất khi bệnh nhân hít vào, do khí phế quản lớn bị
chèn Ðp bởi khối u từ bên trong hay khối hạch hoặc khối u đè Ðp từ ngoài
vào. Các tác giả Stephen G. Spiro khó thở chiếm khoảng 60% triệu chứng
trên bệnh nhân UTPQ [38].
Hội chứng nhiễm trùng phế quản phổi cấp hoặc bán cấp
- Viêm phổi hoặc áp xe phổi có thể xuất hiện sau chỗ hẹp PQ do khối u chèn

Ðp gây ứ đọng đờm làm tăng khả năng nhiễm trùng. Nhiễm trùng phế
10
quản phổi có thể kéo dài hoặc tái phát nhiều lần. Nghe phổi có tiếng thở rít
khu trú (Wheezing).
- Nghĩ đến ung thư khi điều trị viêm phổi hoặc áp xe phổi hết triệu chứng
lâm sàng mà hình ảnh XQuang vẫn còn tồn tại lâu.
1.3.2 Giai đoạn toàn phát với các dấu hiệu liên quan đến sự lan tỏa tại
chỗ và vùng của khối u
Hội chứng chèn Ðp tĩnh mạch chủ trên
- Nhức đầu, khó ngủ, làm việc trí óc chóng mệt.
- Tím mặt: Mới đầu có thể chỉ ở môi, má, tai, tăng lên khi ho và gắng sức.
Sau cùng cả nửa người trên trở nên tím ngắt hoặc đỏ tía.
- Phù: ở mặt, cổ, lồng ngực, có khi cả hai tay, cổ thường to bạnh (phù kiểu
áo khoác).
- Tĩnh mạch nổi to: Tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch dưới lưỡi nổi to lên, tĩnh mạch
bàng hệ phát triển. Các lưới tĩnh mạch nhỏ ở dưới da giãn rộng, ngoằn
nghèo, đỏ, hay tím.
- Tắc ở trên chỗ đổ vào của tĩnh mạch đơn: ứ trệ ở phần trên lồng ngực, cổ,
gáy. Máu tĩnh mạch ở vùng đó trở về tĩnh mạch chủ qua tĩnh mạch vú
trong, tĩnh mạch sống, đổ vào tĩnh mạch đơn qua các tĩnh mạch liên sườn
trên.
- Tắc ở dưới chỗ đổ vào của mạch tĩnh mạch đơn: Chèn Ðp hoàn toàn tĩnh
mạch chủ trên làm máu tĩnh mạch bị ứ trệ, dồn ngược dòng tĩnh mạch đơn
lớn và các nhánh nối của tĩnh mạch ngực - bụng sâu, đổ vào tĩnh mạch chủ
dưới. Khám có thể thấy tĩnh mạch bàng hệ nổi lên ở nền lồng ngực.
- Tắc ở ngay chỗ vào của tĩnh mạch đơn và tĩnh mạch chủ: ứ trệ tuần hoàn
rất nhiều. Tĩnh mạch bàng hệ nổi rõ ở tất cả lồng ngực và phần trên của
bụng.
11
- Hầu hết những trường hợp có hội chứng chèn Ðp tĩnh mạch chủ trên trong

UTPQ là UTBM tế bào nhỏ [29].
Triệu chứng chèn Ðp thực quản
Triệu chứng chèn Ðp thực quản bao gồm khó nuốt hoặc nuốt đau, cảm
giác vướng khi ăn do khối u hoặc hạch chèn Ðp thực quản. Lúc đầu với
các thức ăn rắn, sau với các thức ăn lỏng, rồi cả nước uống. Đau ngực phía
sau lưng, lan sang hai bên hoặc lên trên.
Triệu chứng chèn Ðp thần kinh
- Chèn Ðp dây thần kinh quặt ngược X trái: Nói khàn, có khi mất giọng,
giọng đôi.
- Chèn Ðp thần kinh giao cảm cổ: Đồng tử co lại, kẽ mắt nhỏ lại, mắt lõm
sâu làm mi mắt nh sụp xuống. Gò má đỏ bên tổn thương (Hội chứng
Claude-Bernard-Horner)
- Chèn Ðp thần kinh giao cảm lưng: tăng tiết mồ hôi một bên
- Chèn Ðp dây thần kinh phế vị: có thể hồi hộp, tim đập nhanh.
- Chèn Ðp dây thần kinh hoành: nấc, khó thở do liệt cơ hoành.
- Chèn Ðp đám rối thần kinh cánh tay (rễ C8-D1): đau vai lan ra mặt trong
cánh tay, có rối loạn cảm giác (Hội chứng Pancoast-Tobias).
Triệu chứng do khối u xâm lấn vào thành ngực hoặc tràn dịch màng phổi
- Đau ngực: là triệu chứng đứng hàng thứ ba sau ho khan và ho máu. Đau
thường ở vị trí tương ứng khối u dưới nhiều hình thức như: cảm giác căng
tức nặng ngực, có khi đau như đau kiểu thần kinh liên sườn. Theo Lê Thị
Luyến thì triệu chứng đau ngực chiếm tới 80% [15].
- Hội chứng tràn dịch màng phổi: dịch vàng chanh, hồng hoặc đỏ máu.
- Hạch thượng đòn: thường cứng, cố định.
12
- Mét số trường hợp di căn thành ngực phát triển và đẩy lồi da lên, hoặc
xâm lấn vào màng phổi rồi phát triển lan ra ngoài gây sùi loét da thành
ngực.
1.3.3 Dấu hiệu toàn thân
- Gày, sốt nhẹ, mệt mỏi. Đây có thể là dấu hiệu đầu tiên khiến BN đi khám

bệnh.
- Đánh giá toàn trạng dùa theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới:
0 Hoạt động bình thường
1 Mệt, hoạt động bị hạn chế Ýt
2 Nằm tại giường < 50 % thời gian ban ngày
3 Nằm tại giường > 50 % thời gian ban ngày
4 Liệt giường
1.3.4 Các hội chứng cận ung thư
Các hội chứng cận ung thư gồm các biểu hiện toàn thân không do di
căn xuất hiện ở các bệnh ác tính. Do khối u ác tính gồm những tế bào non có
khả năng sản xuất ra các chất có hoạt tính giống hormone, hoặc tương tự
hormone gây ra các hội chứng cận ung thư.
Hội chứng Pierre Marie (hay xương khớp phì đại do phổi )
- Do quá sản tổ chức liên kết dưới móng. Biểu hiện: Quá sản các tổ chức
phần mềm, sưng đau khớp ở các chi, các khớp đối xứng: cổ chân, cổ tay,
khớp gối. Đầu ngón tay ngón chân biến dạng như dùi trống, móng tay
khum. Dày dưới màng xương thấy trên phim chụp các xương dài (dấu hiệu
đặc trưng).Thường gặp ở K biểu mô dạng biểu bì, đôi khi K biểu mô tế
bào nhỏ. Dấu hiệu vận mạch, cường giao cảm: xanh tím cục bộ , tiết nhiều
mồ hôi. Xét nghiệm mô bệnh học: có tăng sinh mạch máu, tăng sinh
nguyên bào xơ và nguyên bào xương.
- Theo Vũ Nguyệt Minh (2006) hội chứng HC Pierre Marie gặp nhiều nhất
trong các hội chứng cận ung thư, chiếm 65,8% [16]. Theo số liệu thống kê
13
của Stephen G. Spiro và cộng sự trên 111 bệnh nhân được chẩn đoán
UTPQ, HC Pierre Marie gặp ở 32 bệnh nhân chiếm 29% [38].
Các hội chứng nội tiết
- HC Schwartz-Barter (hay HC giảm Na máu ác tính): Khối u bài tiết
peptide có hoạt tính giống hormone ADH làm natri máu giảm do pha
loãng, natri niệu bình thường. Có thể dẫn tới lú lẫn, hôn mê co giật.

Thường gặp ở UTBM tế bào nhỏ. Trên 90% trường hợp hạ natri máu xảy
ra ở những bệnh nhân UTBM tế bào nhỏ. Khoảng 10-15% các bệnh nhân
UTBM tế bào nhỏ và 1% số bệnh nhân UTBM không tế bào nhỏ có biểu
hiện hạ natri máu [8].
- HC Cushing: Ung thư phổi là nguyên nhân thường gặp nhất gây tiết nhiều
ACTH-like. Khối u bài tiết peptide có hoạt tính giống hormone ACTH
hoặc tiền thân của ACTH. Thường gặp ở K biểu mô tế bào nhỏ hoặc u
Carcinoide. Khoảng 50% số bệnh nhân UTPQ có tăng ACTH nhưng Ýt
khi chúng gây hội chứng Cushing [8]. Trên lâm sàng thấy sự thay đổi phân
bố mỡ, rạn da, rậm lông, trứng cá, rối loạn sinh dục,uống nhiều, tiểu nhiều,
tăng huyết áp. Xét nghiệm cận lâm sàng: K máu giảm, Na máu tăng,
Cortisol nước tiểu cao, ACTH huyết tương cao, XQuang: hình ảnh loãng
xương.
- Tăng canxi máu: Do khối u ác tính sản xuất PTH-like làm gia tăng hoạt
động của hủy cốt bào, tăng tái hấp thu canxi ở ống thận và ở ruột. Triệu
chứng này chiếm 6% trong sè 1149 trường hợp mắc UTPQ [39]. Triệu
chứng lâm sàng bao gồm : khát nước, đau đầu, sốt, gai rét, đa niệu, co giật,
hôn mê. Thường gặp ở UTBM dạng biểu bì. Cần loại trừ các nguyên nhân
gây tăng canxi máu khác.
Hội chứng cận ung thư huyết học
14
- Tăng bạch cầu trung tính, ái toan, tiểu cầu.
- Huyết khối tĩnh mạch lan rộng và tái phát
Biểu hiện về da
Ngứa và mày đay. Ngoài ra UTPQ cũng có thể gặp ban đỏ hay chứng
rậm lông.
HC Lambert- Eaton :
Rối loạn tự miễn do tế bào ung thư đóng vai trò dị nguyên kích thích cơ
thể sản xuất Kháng thể chống lại. Biểu hiện: mệt cơ gốc chi xuất hiện dần
dần, lúc đầu ở chi dưới sau lan lên chi trên, nặng có thể liệt vận động, giảm

phản xạ gân xương. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng và xét nghiệm điện cơ.
1.3.5 Triệu chứng khối u di căn xa
- Di căn não: Xảy ra sớm với các biểu hiện: nhức đầu, buồn nôn, nôn, tính
tình thay đổi. Có thể có cơn động kinh, liệt nửa người.
- Di căn gan: Gan to mật độ chắc, gồ ghề có khi Ên không đau. Siêu âm và
chụp CLVT bông có giá trị để tìm di căn gan.
- Di căn xương: Đau nhức xương dữ dội (xương chậu, xương sườn). Chụp
nhấp nháy xương bằng phương pháp phóng xạ thấy hình ảnh tăng hoạt tính
phóng xạ tại các ổ di căn xương.
- Di căn hạch: Hạch chắc, di động hay không, dính với nhau, với tổ chức
dưới da. Thường gặp hạch thượng đòn, hạch chân cơ ức đòn chũm.
- Di căn tuyến thượng thận: Phát hiện nhờ chụp CLVT bông.
- Di căn tuỷ xương: giảm cả 3 dòng tế bào tuỷ hoặc gây đa hồng cầu, bạch
cầu non.
1.4 Các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh
1.4.1 X Quang phổi chuẩn
- X Quang phổi chuẩn là một xét nghiệm cơ bản giúp Ých cho chẩn đoán
bệnh UTPQ. Tuy nhiên chụp X Quang chỉ có giá trị gợi ý chứ không có
15
giá trị chẩn đoán xác định. Theo Đồng Khắc Hưng (1995) chụp X Quang
phổi chuẩn có giá trị hướng đến chẩn đoán với độ nhạy 89% và độ đặc
hiệu 96% [11].
- Hình ảnh trực tiếp: Đám mờ có cuống, ranh giới ngoài không nét, ranh
giới phía trong hoà vào trung thất, khối gợi hình ảnh múi. Nốt mờ ở trong
nhu mô phổi, đôi khi hoá hang với thành dày và không đều. Một hoặc
nhiều đám mờ phế nang (K tiểu phế quản phế nang).
- Hình ảnh gián tiếp: Hình ảnh xẹp phổi một phần. Có thể kết hợp các hình
ảnh di căn hạch trung thất, tràn dịch màng phổi, tổn thương kẽ, nhiều nốt
mờ, huỷ xương sườn, vòm hoành cao lên.
1.4.2 Chụp cắt lớp vi tính (CLVT) lồng ngực

Chụp CLVT có thể phát hiện được những tổn thương u có kích thước
nhỏ mà X Quang phổi chuẩn không phát hiện được. Chụp CLVT xác định
được vị trí, mật độ, cấu trúc khối u cũng như xác định sự xâm lấn, di căn của
ung thư vào trung thất, thành ngực và màng phổi, góp phần xác định giai đoạn
của tổn thương theo hệ thống phân loại TNM và còn xác định BN còn chỉ
định phẫu thuật hay không.
Dấu hiệu giá trị nhất xác định có xâm lấn thành ngực: dấu hiệu phá
hủy xương sườn. Dấu hiệu xâm lấn màng phổi: hình ảnh các nốt mờ dạng tổ
chức trên bề mặt màng phổi hoặc hình ảnh dày màng phổi. Chụp CLVT có độ
nhậy 70%-90%, độ đặc hiệu từ 60%-80%, tỷ lệ âm tính giả từ 15%-30%
[13,18].
1.4.3 Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Chụp cộng hưởng từ giúp biết thêm chi tiết về vị trí, sự xâm lấn và di
căn của khối u từ rất sớm. Đặc biệt chụp MRI có giá trị chẩn đoán ung thư di
căn xương, di căn tủy sống, di căn não với độ nhạy, độ đặc hiệu cao hơn chụp
CLVT.
16
1.4.4 Chụp cắt lớp tán xạ Positron (PET)
Đây là kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh dựa trên hoạt tính sinh học của tế
bào ung thư, do tế bào ung thư có khả năng hấp thu chuyển hóa Glucose cao
hơn bình thường. Glucose có gắn các chất phóng xạ, sau khi được phosphoryl
hóa, chúng không bị chuyển hóa và được lưu giữ trong tế bào. Sử dụng máy
quét PET để phát hiện sự tích lũy bất thường các chất phóng xạ. PET có khả
năng phát hiện tổn thương sớm với độ nhạy là 85%, độ đặc hiệu là 88% các
trường hợp UTPQ [17].
1.5 Các kĩ thuật lấy bệnh phẩm chẩn đoán mô bệnh-tế bào học
1.5.1 Xét nghiệm tế bào học đờm
Kỹ thuật này có giá trị trong sàng lọc với các đối tượng có nguy cơ cao
như hút thuốc lá, tiền sử phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ. Tuy có ưu điểm
là đơn giản, rẻ tiền nhưng độ đặc hiệu, độ nhạy không cao. Chỉ những khối u

nằm ở trung tâm và chèn Ðp vào đường thở mới có khả năng tìm thấy tế bào
ung thư.
1.5.2 Nội soi phế quản
Đây là kỹ thuật có giá trị thăm khám phát hiện tổn thương bên trong
lòng phế quản qua đó có thể sinh thiết tổn thương để chÈn đoán mô bệnh-tế
bào học bằng [19]. Tiến hành soi phế quản khi có các triệu chứng lâm sàng
nghi ngờ và X Quang gợi ý. Nội soi phế quản xác định từ 70% đến 90% tổn
thương [7,18].
Siêu âm nội soi có sử dụng đầu dò siêu âm trong đường thở để thăm
khám các cấu trúc bên trong. Siêu âm nội soi có độ đặc hiệu 86-92%, độ nhạy
70-82% trong đánh giá tổn thương hạch vùng cựa phế quản, hạch trung thất.
1.5.3 Các phương pháp lấy bệnh phẩm chẩn đoán mô bệnh-tế bào học
Sinh thiết phế quản
Sinh thiết phế quản có độ chính xác cao và giúp Ých trong chẩn đoán
UTPQ. Khi thấy u rõ trên nội soi, độ nhạy của sinh thiết phế quản có thể đạt
từ 80%-100%. Theo Đồng Khắc Hưng (1995) sinh thiết phế quản có tỷ lệ
17
dương tính đạt 74,2 % [11]. Tuy nhiên có thể gặp tai biến chảy máu nặng nếu
u bị hoại tử chảy máu hoặc có tăng sinh mạch máu ở khối u.
Sinh thiết xuyên thành ngực
Sinh thiết xuyên thành ngực dưới sự hướng dẫn của chụp CLVT hoặc
XQuang là phương pháp chẩn đoán rất có giá trị để chẩn đoán UTPQ, từ đó
lấy bệnh phẩm chẩn đoán mô bệnh-tế bào học. Theo Ngô Quý Châu (1992) ở
86 bệnh nhân UTPQ được sinh thiết xuyên thành ngực dưới sự hướng dẫn của
XQuang thấy: độ nhậy ở lần thứ nhất là 87,4%, lần thứ hai là 96,6%, lần ba là
100%, không có dương tính giả [4].
Tai biến của thủ thuật là chảy máu, tràn khí màng phổi đặc biệt ở bệnh
nhân có tăng áp lực động mạch phổi, có giãn phế nang nặng, bệnh nhân đang
dùng thuốc chống đông.
Các phương pháp khác

- Sinh thiết màng phổi và xét nghiệm dịch màng phổi: để xác định sự di căn
của khối u vào màng phổi.
- Sinh thiết hạch thượng đòn, chọc hút hạch thượng đòn: để xác định sự di
căn của UTPQ vào hạch thượng đòn.
- Nội soi trung thất: khi ung thư xâm lấn vào trung thất. Có ba kỹ thuật: Soi
trung thất trước, Soi trung thất xuyên qua trung thất, Soi trung thất qua
đường mở cổ rộng.
- Chải, rửa phế quản.
- Thăm dò chức năng hô hấp: xem có thể cắt bỏ được phổi hay thuỳ phổi:
Các thông số được dùng để đánh giá gồm VC, FVC, MVV, RV/TLC,
FEV1/FVC. Hai thông số thường được dùng nhất là FVC và FEV1, có ý
nghĩa tiên lượng đánh giá bệnh nhân trước mổ, nhất là FEV1.
1.6 Phân loại ung thư phế quản
18
Theo bảng phân loại của tổ chức Y tế thế giới (WHO) (1999), UTPQ
được chia thành hai nhóm: Ung thư biểu mô tế bào nhỏ (UTBMTBN) và ung
thư biểu mô tế bào không nhỏ (UTBMTBKN). Hai nhóm này phát triển, xâm
lấn và di căn cũng như cách điều trị khác nhau.
1.6.1 Ung thư biểu mô tế bào nhỏ
UTBMTBN chiếm khoảng 20%-30% là dạng phát triển nhanh nhất,
xâm lấn mạnh nhất và có độ ác tính cao nhất trong số các loại UTPQ. Loại
này thường khu trú điển hình ở các vị trí trung tâm của phổi và các phế quản
lớn. Soi phế quản thường nhìn thấy các tổn thương thâm nhiễm dưới niêm
mạc, hoặc phế quản bị tắc hoàn toàn trong giai đoạn muộn. UTBMTBN
thường gặp hơn ở nam giới hoặc ở những người hút thuốc lá trong một thời
gian dài.
1.6.2 Ung thư biểu mô tế bào không nhỏ
Đây là dạng UTPQ hay gặp chiếm 80%, gồm các dạng sau:
Ung thư biểu mô vảy
Chiếm khoảng 30%-40% thường gặp nhiều ở nam giới, xuất phát từ các

phế quản thùy hoặc phân thùy, X Quang thường biểu hiện là khối u ở rốn phổi
hoặc quanh rốn phổi. Các biến thể:
- UTBM tế bào dạng nhú.
- UTBM tế bào sáng.
- UTBM vảy dạng tế bào nhỏ.
- UTBM tế bào dạng đáy.
Ung thư biểu mô tế bào lớn
Chiếm khoảng 10%-15% thường khu trú ở vùng ngoại vi và lan rộng vào
thời điểm chẩn đoán. Gồm các biến thể:
- UTBM tế bào lớn thần kinh nội tiết.
- UTBM tế bào dạng đáy.
19
- UTBM dạng biểu mô lympho.
- UTBM tế bào lớn với kiểu hình dạng cơ trơn.
Ung thư biểu mô tuyến
UTBM tuyến chiếm 30%-35% gặp chủ yếu ở nữ giới chiếm khoảng 50%
trong số các loại ung thư. Khoảng 65% khu trú ở vùng ngoại vi, phát triển
trên cơ sở tổn thương xơ sẹo như tổn thương lao phổi cũ. Soi phế quản thường
không thấy tổn thương hoặc thấy tổn thương chít hẹp phế quản dưới phân
thùy. Các biến thể:
- UTBM tuyến dạng nang.
- UTBM tuyến dạng nhú.
- UTBM tiểu phế quản phế nang (tuyến chế nhầy, không chế nhầy và loại
trung gian hỗn hợp tuyến chế nhầy và không chế nhầy).
- UTBM tuyến đặc với chất nhầy.
- UTBM tuyến với các dưới nhóm phức hợp.
Hỗn hợp
- UTBM tuyến - vảy (dạng biểu bì).
- UTBM tuyến với các thành phần đa hình thái dạng Sarcoma hoặc
Sarcoma.

- U carcinoid điển hình hay không điển hình.
- UTBM dạng tuyến nước bọt.
- UTBM dạng biểu bì - nhầy.
- UTBM túi dạng tuyến bạch huyết.
Ung thư biểu mô không xếp loại
Một số trường hợp UTBM phế quản không xếp loại được và được ghép
chung thành một nhóm UTBM không xếp loại. Thường gặp là loại ung thư
biểu mô không tế bào nhỏ hoặc do mảnh sinh thiết quá nhỏ hoặc bệnh phẩm
tế bào học không cho phép định type chắc chắn.
20
1.7 Phân loại giai đoạn
1.7.1 Ung thư biểu mô phế quản tế bào nhỏ
- Giai đoạn khu trú một bên lồng ngực.
- Giai đoạn lan tràn.
1.7.2 Ung thư biểu mô phế quản tế bào không nhỏ
Dùa theo tiêu chuẩn phân loại T.N.M của Tổ chức Y tế thế giới năm 1999
- T (Tumor) - Khối u nguyên phát
TX: Không đánh giá được khối u nguyên phát, hoặc tìm thấy tế bào ung
thư ở đờm hoặc dịch rửa phế quản nhưng không nhìn thấy ở chẩn đoán
hình ảnh hoặc nội soi
To: Không phát hiện được bằng chứng nào của u nguyên phát ở phổi.
Tis: Ung thư biểu mô tại chỗ
T1: Khối u: Có kích thuớc lớn nhất >3cm. Được bao quanh bởi nhu mô
phổi hoặc màng phổi lá tạng. Khi soi phế quản không thấy xâm lấn tới phế
quản gốc.
T2: Khối u có một trong các đặc điểm về kích thước hoặc mức lan sau:
Kích thước lớn nhất > 3cm. Xâm lấn vào phế quản gốc, nhưng cách cựa
khí phế quản > 2 cm. Xâm lấn vào màng phổi lá tạng. Xẹp hoặc viêm phổi
sau tắc PQ đi kèm có thể vượt quá vùng rốn phổi nhưng không chiếm toàn
bộ một phổi.

T3: Khối u kích thước bất kỳ nhưng có xâm lấn vào một trong các thành
phần sau: Thành ngực (kể cả các khối u ở vùng đỉnh phổi), màng phổi,
trung thất, lá thành màng tim, cơ hoành. Hoặc khối u ở trong phế quản gốc
cách cựa khí phế quản 2 cm nhưng không xâm lấn vào nó. Hoặc kèm với
xẹp hoặc viêm toàn bộ một phổi do tắc phế quản.
21
T4: Khối u kích thước bất kỳ nhưng có xâm lấn vào một trong các thành
phần sau: Trung thất, tim, các mạch máu lớn, Khí quản, cựa khí phế quản,
thực quản. Thân đốt sống. Một hoặc vài nốt u ở cùng thuỳ với khối u
chính, khối u với tràn dịch màng phổi có tế bào ác tính.
- N: hạch vùng
NX: Không đánh giá được hạch vùng
No: Không có di căn vào hạch vùng
N1: Di căn hạch quanh phế quản cùng bên và / hoặc hạch rốn phổi và hạch
trong phổi cùng bên, bao gồm cả sự xâm lấn trực tiếp của khối u vào các
hạch đó.
N2: Di căn đến hạch trung thất cùng bên và / hoặc hạch dưới cựa khí phế
quản
N3: Di căn đến hạch trung thất đối bên, hạch rốn phổi đối bên, hạch cơ bậc
thang cùng bên hoặc đối bên hoặc hạch thượng đòn.
- M: Di căn
MX: Không đánh giá được di căn xa
Mo: Không có di căn xa
M1: Có di căn xa, bao gồm cả việc có các khối u nhỏ ở thuỳ phổi khác
(cùng bên hoặc đối bên).
- Xếp giai đoạn
Ung thư biểu mô Èn: TX, No, Mo
Giai đoạn 0: Tis No Mo.
Giai đoạn IA: T1 No Mo.
Giai đoạn IB: T2 No Mo.

Giai đoạn IIA: T1N1Mo.
Giai đoạn IIB: T2N1Mo, T3N0Mo.
Giai đoạn IIIA: T1 N2 Mo, T2 N2 Mo, T3 N1, 2 Mo.
22
Giai đoạn IIIB: Mọi T, N3 Mo, T4, mọi N, Mo.
Giai đoạn IV: Mọi T, mọi N, M1.
Đa số bệnh nhân thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn: ở giai đoạn
IIIA. Theo số liệu thống kê của Bùi Trung Nghĩa 75% bệnh nhân được
chẩn đoán ở giai đoạn muộn (IIIB và IV) [17].
Chỉ định phẫu thuật thường cho những trường hợp UTPQ không tế bào
nhỏ ở giai đoạn I đến giai đoạn IIIA (dùa theo phân loại giai đoạn TNM),
các trường hợp UTBM tế bào không nhỏ gồm ung thư tế bào vảy, UTBM
tuyến, UTBM tế bào lớn. Ba type mô bệnh học trên thường chiếm 80% các
UTPQ có chỉ định phẫu thuật [8]. UTBMTBN nhìn chung không có chỉ
định phẫu thuật.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
23
Bao gồm 68 bệnh nhân nữ giới được chẩn đoán xác định UTPQ nguyên
phát bằng kết quả mô bệnh học, điều trị tại khoa Hô Hấp Bệnh viện Bạch Mai
từ 01/01/2009 đến 31/12/2009.
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân nữ giới được chẩn đoán là UTPQ nguyên phát điều trị tại khoa
Hô Hấp Bệnh viện Bạch Mai.
- Có kết quả mô bệnh học chẩn đoán xác định UTPQ nguyên phát.
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ
- Ung thư thứ phát tại phổi.
- Bệnh án thiếu quá nhiều thông tin.
2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả chùm ca bệnh.
2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin
Sử dụng mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất sẵn có. Trên cơ sở mã hồ
sơ lưu trữ tại phòng lưu trữ hồ sơ, Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi lựa chọn
những hồ sơ phù hợp với tiêu chuẩn chọn làm đối tượng nghiên cứu.
2.2.3 Thông tin cần thu thập
- Tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ.
- Lý do vào viện.
- Thời gian từ khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng cho đến khi đến viện.
- Triệu chứng cơ năng: Đau ngực, ho khan, ho khạc đờm, ho ra máu, khó
thở, mệt mỏi gầy sút cân và hội chứng nhiễm trùng phế quản phổi cấp và
mãn tính: viêm phổi và áp xe phổi.
- Dấu hiệu chèn Ðp của khối u: Hội chứng chèn Ðp tĩnh mạch chủ trên, triệu
chứng chèn Ðp thực quản, triệu chứng chèn Ðp thần kinh gồm chèn Ðp
dây quặt ngược trái, chèn Ðp thần kinh giao cảm cổ, chèn Ðp thần kinh
giao cảm lưng, chèn Ðp dây thần kinh phế vị, chèn Ðp dây thần kinh
24
hoành, chèn Ðp đám rối thần kinh cánh tay, triệu chứng do khối u xâm lấn
vào thành ngực hoặc tràn dịch màng phổi.
- Triệu chứng toàn thân: Gày sút, sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn và các hội
chứng cận ung thư gồm hội chứng Pierre Marie (hay xương khớp phì đại
do phổi), hội chứng Schwartz-Barter (hay hội chứng giảm Na máu ác
tính), hội chứng Cushing, tăng canxi máu, hội chứng cận ung thư huyết
học, biểu hiện về da: ngứa và mày đay, ban đỏ đa hình thái, viêm da cơ,
HC Lambert- Eaton, triệu chứng do khối u di căn tại gan, não, xương, hạch
(thường gặp hạch thượng đòn), thận-thượng thận, tủy xương.
- Tiền sử bản thân: hút thuốc chủ động và thụ động, phơi nhiễm với các yếu
tố nguy cơ độc hại nh ô nhiễm môi trường, tiếp xúc amiang…), tiền sử gia
đình (bệnh ung thư, gia đình có người hút thuốc lá trong thời gian dài).
- Số lượng thuốc hút: Ước lượng số bao hót trong 1 ngày, nhân với số năm

hút, tính theo đơn vị bao- năm.
- X Quang phổi chuẩn: xác định có hay không thấy khối u, vị trí, số lượng,
ranh giới khối u, hình ảnh tổn thương kèm theo ở thành ngực, khí quản,
hạch rốn phổi, trung thất, các hình ảnh TDMP, TKMP. Kết quả đọc phim
do thầy hướng dẫn cùng sinh viên đọc và ghi lại kết quả.
- Chụp CLVT xác định hình ảnh khối u, vị trí, kích thước, hình ảnh xẹp
phổi, tổn thương thành ngực, dấu hiệu hủy xương sườn, hình ảnh di căn
của khối u đến các tạng khác, di căn thành ngực.
- Nội soi phế quản và các phương pháp khác để lấy bệnh phẩm xét nghiệm
mô bệnh-tế bào học (sinh thiết phế quản, sinh thiết xuyên thành ngực dưới
sự hướng dẫn của chụp CLVT, sinh thiết hạch, chọc hút hạch, sinh thiết
màng phổi…). Bệnh phẩm được làm tiêu bản tại khoa Giải phẫu bệnh
Bệnh viện Bạch Mai.
25

×