Ñeà taøi: “Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tuổi Mẫu giáo”
A- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
I/ NHẬN THỨC VẤN ĐỀ
Cơ sở lý luận :
Theo nghiên cứu của khoa học sự phát triển não bộ của trẻ, cho thấy rằng khả
năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của
mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản
một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ
tại trường mầm non. Vì thế, ngày nay trên thế giới rất nhiều trường mầm non áp
dụng phương pháp học trung tính là phương pháp học tập thông qua các giao tiếp
tích cực với những người khác. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non . Là một
nội dung nhằm xây dựng vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất con người, tăng sức đề kháng
và năng lực hội nhập cho trẻ em hôm nay và tự tin vững bước trong tương lai mai
sau.Theo All4kids “Phát triển kỹ năng sống và giá trị sống “sẽ giúp trẻ khám phá
thế giới tâm hồn mình một cách có định hướng, khiến trẻ quý trọng bản thân, từ đó
xây dựng cho trẻ những kỹ năng sống hòa nhập với môi trường xung quanh .
Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non nhằm phát triển, nuôi
dưỡng những giá trị sống nền tảng và hình thành những kỹ năng sống tích cực trong
trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực: Thể trạng, tâm hồn, trí tuệ và
tinh thần.Trong mỗi đứa trẻ đều có những tài năng tiềm ẩn. Sự chuẩn bị kỹ càng từ
lúc đầu đời chính là chìa khóa thành công cho tương lai của mỗi đứa trẻ ”
( MairiaMontessori).
Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ MN nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm
trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin,
chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư
duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc
sống hài hòa trong tương lai.
Cơ sở thực ti ễ n :
Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ lứa tuổi mầm non chính là cơ sở giúp
trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, là nền tảng cho quá
trình học tập suốt đời của trẻ.
Năm học 2008-2009, Bộ GD&ĐT đã phát động phong trào“Xây dựng trường
học thân thiện- học sinh tích cực”, với yêu cầu tăng cường sự tham gia một cách
hứng thú của học sinh trong các quá trình hoạt động giáo dục trong nhà trường và
cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động, ý thức sáng tạo. Trong năm nội dung thực
hiện “có nội dung rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh”.
Thực hiện sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Bình Dương, Phòng GD&ĐT huyện Dầu
Tiếng về việc thực hiện “ Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non ”
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Kim Anh – Trường Mẫu Giáo Định Hiệp -Trang 1
-
Đề tài: “Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tuổi Mẫu giáo”
Trong q trình phát triển nhân cách nếu trẻ được sớm hình thành, tơn vinh các
giá trị đích thực của mình thì trẻ sẽ có một nhân cách phát triển tồn diện và bền
vững.
Trẻ sẽ có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã hội, biết tự
khẳng định mình trong cuộc sống …
Trẻ em là giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị cuộc sống để phát triển
nhân cách, do đó cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, để trẻ có được nhận thức đúng
và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ.
Dựa vào tình hình thực tế của trường và địa phương. Trường chúng tơi đã có
những biện pháp cụ thể đối với giáo viên, đối với trẻ, đối với các bậc phụ huynh cha
mẹ trẻ trong việc “ Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ”trong trường mẫu giáo Định
Hiệp.
Cùng với các nội dung giáo dục khác, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non
trong trường mầm non là một trong những nội dung giáo dục rất quan trọng trong
trường chúng tơi nên tơi đã nghiên cứu dạy trẻ kỹ năng sống qua đề tài “ Kinh
nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tuổi Mẫu giáo ” .
II/ MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI :
Xây dựng mơi trường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ khơng chỉ “Cho hơm
nay mà cho cả ngày mai ”, được kế thừa từ việc xây dựng “ Trường học
thân thiện, học sinh tích cực”, mơi trường “ Xanh- Sạch -Đẹp -An tồn”.Đó
là những yếu tố rất cần thiết là nền tảng cho việc thực hiện giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ mầm non.
Xây dựng mơi trường sống nhằm giúp có cho cán bộ, giáo viên có được
một số kiến thức nhất định cơ bản để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, cùng
đồng lòng trong việc xây dựng, tạo mơi trường “ Xanh – Sạch – Đẹp” trong
đơn vị, để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, tiếp cận qua các sự vật, hiện
tượng … Giáo viên phải là người ln làm gương cho trẻ, ln có ý thức
hướng dẫn và nhắc nhở trẻ kịp thời, kiên trì thực hiện những việc làm hằng
ngày có ý nghĩa giáo dục, qua các kỹ năng sống cơ bản và quan trọng nhất
mà trẻ nên được rèn luyện ngay ở lứa tuổi mầm non là : Kỹ năng giao tiếp,
kỹ năng thích nghi, kỹ năng khám phá thế giới xung quanh, kỹ năng tự
phục vụ, chăm sóc bản thân, kỹ năng tạo niềm vui, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ
năng làm việc theo nhóm, tổ, kỹ năng giải quyết vấn đề.(theo chương trình
đào tạo kỹ năng sống sống cho trẻ mầm non ).
Trên cơ sở đó, hình thành cho trẻ những kỹ năng thói quen tốt như biết sắp
xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp và ngồi lớp gọn gàng, ngăn nắp, biết bỏ rác
đúng nơi quy định, biết chăm sóc cây xanh và chăm sóc các con vật ni …
Qua đó hình thành cho trẻ có thái độ thiện cảm với mơi trường sống, đồng
thời trẻ được làm quen thích nghi với mơi trường gia đình xã hội với bạn
bè, với thầy cơ, với người lớn … Có phản ứng đối với các hành vi khơng
đúng như: Rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin, thiếu lễ phép …
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Kim Anh – Trường Mẫu Giáo Định Hiệp -Trang 2
-
Ñeà taøi: “Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tuổi Mẫu giáo”
Bên cạnh đó giúp cho các bậc phụ huynh cha mẹ trẻ và cộng đồng có
được kiến thức cơ bản về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và để trẻ có được
môi trường hoạt động trải nghiệm những kỹ năng, qua môi trường thiên
nhiên, xã hội, học tập một cách tích cực, được tiếp thu tích lũy những kiến
thức mới lạ, đó là những kỹ năng sống đầu đời của trẻ và cũng là nền tảng
hình thành nhân cách cho trẻ sau này . Đó là mục tiêu của đề tài “ Giáo dục
kỹ năng sống cho trẻ mầm non”.
III/ LỊCH SỬ ĐỀ TÀI :
Đề tài được nghiên cứu áp dụng từ năm học 2011, 2012 kế thừa việc xây
dựng môi trường “ Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn thân thiện và trường học
thân thiện học sinh tích cực năm 2009, 2010” ( ngay sau khi trường chúng
tôi chính thức tiếp nhận cơ sở, đi vào tổ chức hoạt động chăm sóc nuôi
dưỡng giáo dục trẻ trong trường MG Định Hiệp vào tháng 02/2009 )
Khi áp dụng đề tài đội ngũ giáo viên được nâng cao những kỹ năng về xây
dựng môi trường, kiến thức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lứa tuổi mầm non. Bên
cạnh đó để tạo dựng môi trường “ xanh – sạch – đẹp” ngay ở đơn vị, tạo điều
kiện ứng dụng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong thực tiễn. Ngoài ra còn biết
được: Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), KNS là khả năng để trẻ có hành vi
thích ứng ( adaptive) và tích cực (positive), giúp cá nhân trẻ có thể ứng xử hiệu
quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày ( Theo giáo dục kỹ
năng sống, trong chương trình GDMN ).
Khi vận dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ GV cần phải linh
hoạt, tích hợp một cách hợp lý vào các chủ đề theo chương trình GDMN mới của
Bộ GD&ĐT thông qua các hoạt động giáo dục: Hoạt động vui chơi, hoạt động
khám phá, làm quen môi trường xung quanh… Được thể hiện qua chế độ sinh
hoạt một ngày của trẻ ở trường. Giáo viên phải luôn gương mẫu, hướng dẫn, tạo
cơ hội cho trẻ được thể hiện các hành vi trải nghiệm qua môi trường thiên nhiên,
môi trường xã hội, ở trường, ở lớp luôn tận dụng mọi cơ hội để giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ.
Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh cha mẹ trẻ và cộng đồng các nội dung giáo
dục kỹ năng sống qua giao tiếp, ứng xử, trải nghiệm ở gia đình và nhà trường.
Thông qua chuyên đề, trẻ có thể lĩnh hội những kiến thức mới và được trải
nghiệm các kỹ năng sống qua hành vi bảo vệ môi trường, các hoạt động sinh hoạt
học tập vui chơi, tham quan, lễ hội … Ở trường ở lớp .
IV / PHẠM VI ĐỀ TÀI
Đối với đề tài “Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tuổi Mẫu giáo”
được áp dụng thực hiện trong trường mẫu giáo Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh
Bình Dương.
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Kim Anh – Trường Mẫu Giáo Định Hiệp -Trang 3
-
Ñeà taøi: “Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tuổi Mẫu giáo”
B- NỘI DUNG THỰC HIỆN
I/ TH U ẬN LỢI, KHÓ KHĂN, THỰC TRẠNG
1/ Thuận lợi:
Bộ Giáo dục- Đào tạo đã phát động phong trào“ Xây dựng trường học thân thiện-
học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ trung ương đến địa phương,
Phòng giáo dục- Đào tạo cũng đã có kế hoạch chỉ đạo cho từng năm học với những
biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho học sinh cho các bậc học nói chung và
Bậc học Mầm non nói riêng, đây chính là những định hướng giúp giáo viên mầm
non thực hiện tốt các kỹ năng như: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình
huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn
luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai thương tích ,
tai nạn giao thông, đuối nước ; rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa
bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
2/ Khó khăn
- Đối với đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Đa số giáo viên mới ra trường chưa có
nhiều kinh nghiệm trong quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ, trong việc chương trình
giáo dục mầm non mới nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, tư
duy, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của trẻ còn gặp nhiều
khó khăn .Phong trào“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tập trung
nhiều nội dung chung, giáo viên chưa hiểu sâu về nội dung phải dạy trẻ mầm non,
lứa tuổi mẫu giáo như thế nào ? những kỹ năng sống cơ bản nào ? chưa biết vận
dụng từ những kế hoạch định hướng chung để cụ thể rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ
ở tại nhóm lớp .
- Đối với các bậc phụ huynh cha mẹ của trẻ nhận thức chưa sâu về tâm sinh lý phát
triển của trẻ lứa tuổi mầm non, nên thường nóng vội trong việc dạy con; do đó, khi
trẻ về nhà mà chưa biết đọc, chưa biết viết chữ, hoặc chưa biết làm toán thì lo lắng
một cách thái quá ! Đồng thời lại chiều chuộng, cung phụng con cái khiến trẻ không
có kỹ năng tự phục vụ, chỉ chú ý đến khâu dạy mà không chú ý đến con mình ăn,
uống như thế nào, trẻ có biết sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống hay
không ? biết thích nghi với các món ăn mới hay không ?
3/ Thực trạng
Trường MG Định Hiệp được thành lập tiếp nhận đi vào tổ chức hoạt
động chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ từ tháng 02 năm 2009 ( học kỳ 2
của năm học 2008 -2009)
- Tổng số trẻ : 63 trẻ / 3 lớp
- Tổng số CB,GV,NV : 10
+ Năm học : 2009 – 2010
- Tổng số trẻ : 103 trẻ / 4 lớp
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Kim Anh – Trường Mẫu Giáo Định Hiệp -Trang 4
-
Ñeà taøi: “Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tuổi Mẫu giáo”
- Tổng số CB,GV,NV: 10
+ Năm học : 2010 – 2011
- Tổng số trẻ : 137 trẻ / 4 lớp
- Tổng số CB,GV,NV: 14
+ Năm học 2011-2012
- Tổng số trẻ : 164 trẻ / 4 lớp
- Tổng số CB,GV,NV : 19
+ Năm học 2012-2013
- Tổng số trẻ : 164 trẻ / 4 lớp
- Tổng số CB,GV,NV : 21
Trường mẫu giáo Định Hiệp thuộc Ấp Hiệp Phước, xã Định Hiệp .
Trường có 4 phòng học và 1 văn phòng, 1 nhà bếp.
Sau khi đã xây dựng được môi trường cho các cháu được vui chơi học
tập một cách tích cực, trường chúng tôi tiếp tục duy trì gìn giữ và phát
triển; tạo nền tảng , tiền đề cho việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ ngay trong nhà trường .
Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường chúng tôi, xác
định là một trong những nhiệm vụ “Rất quan trọng” cho nên, trong năm
học 2011-2012 và năm học 2012-2013. Đã được tiến hành trong qua trình hình
thành và phát triển kỹ năng sống cho trẻ, về cách tiếp cận giúp trẻ hình thành
những hành vi, tiếp thu kiến thức mới, hình thành thái độ và những kỹ năng
trong môi trường sống thiên nhiên và xã hội, cộng đồng. Học để biết gồm các
kỹ năng tư duy như : giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ra quyết định, nhận
thức được hậu quả,…; Học làm người gồm các kỹ năng cá nhân như: ứng phó
với căng thẳng, cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,…; Học để sống với người khác,
gồm các kỹ năng xã hội như; giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác,
làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; Học để làm gồm kỹ năng thực
hiện công việc và các nhiệm vụ như kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách
nhiệm,… Khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù
hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các
tình huống trong cuộc sống.
II/ NỘI DUNG CÁC GIẢI PHÁP
Giáo viên trường tôi thường lo lắng cho những trẻ có những vấn đề, về hành vi
và khả năng tập trung trong những năm tháng đầu tiên khi trẻ đến trường (đặc
biệt trẻ ở lớp Mầm), đơn giản là vì những trẻ này thường không có khả năng chờ
đến lượt, không biết chú ý lắng nghe, không biết làm việc theo nhóm, điều này
làm cho trẻ không thể tập trung lĩnh hội những điều cô giáo dạy !
Vì thế, giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian vào đầu năm học để giúp trẻ có được
những kỹ năng sống cơ bản ở trường, ở lớp. Nghi thức văn hóa trong ăn uống là
một nét văn hóa mà trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng ít được
quan tâm chú ý tới và ít người biết được rằng: “Văn hóa trong ăn uống là một trong
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Kim Anh – Trường Mẫu Giáo Định Hiệp -Trang 5
-
Ñeà taøi: “Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tuổi Mẫu giáo”
những tiêu chí đánh giá nhân cánh của con người ”.Vì vậy, trẻ rất cần được rèn
luyện kỹ năng thực hiện các nghi thức văn hóa ăn uống.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được đưa vào các hoạt động giáo dục hằng ngày
nhằm củng cố và hệ thống hóa các kinh nghiệm mà trẻ đã tich lũy được trong
cuộc sống hằng ngày : trong lúc trẻ quan sát, học tập, vui chơi và lao động chăm
sóc bảo vệ sức khỏe bản thân
Từ đó trường chúng tôi đã có một số nội dung cần giải quyết theo các biện
pháp như sau :
1. Tiếp tục xây dựng môi trường “ Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn – Thân thiện
Học sinh tích cực” tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội được thích nghi trải nghiệm
trong môi trường sống .
2.Củng cố kiến thức hiểu về các kỹ năng sống ở trẻ tuổi mẫu giáo cho đội ngũ
giáo viên .
3.Giúp giáo viên nhận thức sâu sắc về việc GD trẻ kỹ năng sống
4. Xác định những kỹ năng sống cơ bản cần dạy trẻ ở tuổi mẫu giáo
5. Cụ thể hóa nội dung những kỹ năng cơ bản mà giáo viên cần dạy trẻ
6. Xác định nhiệm vụ đối với từng đối tượng trong việc GD trẻ kỹ năng sống
7. Biện pháp tuyên truyền với các bậc cha mẹ cách dạy trẻ kỹ năng sống trong
gia đình.
8. Biện pháp hướng dẫn giáo viên, giúp các bậc cha mẹ thực hiện dạy trẻ các kỹ
năng sống cơ bản
9. Biện pháp giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống qua việc tổ chức các hoạt động
tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trừơng.
10.Tạo môi trường giúp giáo viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ.
III/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1 / Tiếp tục xây dựng môi trường “ Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn –
Thân thiện Học sinh tích cực” tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội được
thích nghi trải nghiệm ,rèn luyện các kỹ năng sống trong môi trường.
Năm học 2009 -2010, 2010 – 2011, 2011-2012 trường MG Định Hiệp đã giữ
vững danh hiệu trường điểm trong bậc học MN của huyện Dầu Tiếng về thực
hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Ba
năm liền đạt chuẩn “ Trường học thiên thiện học sinh tích cực” xếp loại xuất sắc
được Sở GD&ĐT Bình Dương công nhận với những thuận lợi vốn có về cơ sở
vật chất và sự nỗ lực của tập thể CB- GV-NV của trường chúng tôi, đã xây dựng
và giữ vững danh hiệu trong những năm qua. Đây là một trong những yếu tố để
xây dựng “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ”trong trường chúng tôi. Tuy nhiên
trường học thân thiện là nội dung “Xây dưng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn
thân thiện “phù hợp với đặc điểm họat động và tâm sinh lý trẻ. Năm học 2011 –
2012 chúng tôi cũng đã trang trí các góc trong lớp học, nhưng vẫn mang tính chất
là tạo được môi trường đẹp cho lớp học chưa thật sự đầy đủ các yếu tố tích cực.
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Kim Anh – Trường Mẫu Giáo Định Hiệp -Trang 6
-
Ñeà taøi: “Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tuổi Mẫu giáo”
Từ đó chúng tôi đã suy nghĩ, tìm tòi và vận dụng khả năng sáng tạo của mình để
lên kế hoạch xây dựng môi trường ( trường lớp thật sự thân thiện để kích thích trẻ
hoạt động) cũng như luôn giữ được môi trường “ Xanh – Sạch – Đẹp” về quang
cảnh ,mỹ quan môi trường, thiên nhiên trong trường .
Môi trường cho trẻ hoạt động gồm môi trường bên trong và môi trường ngoài
lớp học, là nơi có các nguồn thông tin phong phú, khuyến khích tính độc lập, hoạt
động tích cực ở trẻ, giúp trẻ tìm tòi khám phá và phát hiện nhiều điều mới lạ hấp
dẫn trong cuộc sống.
Môi trường thân thiện có thẩm mỹ, phù hợp với chủ đề chủ điểm sẽ gây được
sự hứng thú cho trẻ và bản thân giáo viên cũng góp phần hình thành và nâng cao
mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ, để có
những kỹ sống đúng
Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi cùng thống nhất với phó hiệu trưởng
phụ trách chuyên môn và giáo viên trong trường về kế hoạch, biện pháp trang trí
sắp xếp, tạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp
cũng như các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm
mỹ và tính tích cực đối với trẻ.
=> Để làm được điều đó chúng tôi đã có những biện pháp cụ thể như sau :
* Bước 1 : Sắp xếp gọn gàng ngăn nắp
Ngay từ đầu năm học chúng tôi đã thống nhất và cũng có kế hoạch xây dựng
trường, lớp học với màu sắc hài hoà nhẹ nhàng, các đồ dùng đồ chơi trong lớp vừa
tầm với trẻ luôn gọn gàng ngăn nắp mà không xa cách tạo cho trẻ một tâm thế vui
vẻ và hứng thú tham gia vào các hoạt động .
* Bước 2 : Tạo sự thân thiện với môi trường trong lớp và ngoài lớp
Phải tạo cho trẻ sự gần gũi, nếu bước vào một lớp học rất đẹp nhưng trẻ không
thấy được sự gần gũi, hay bước vào sân trường không dám sờ mó vào bất kỳ thứ gì,
hoặc không được xê dịch mọi thứ thì không thể tạo được môi trường tích cực và
thân thiện với trẻ mà trẻ cần được trực tiếp sờ mó, khám phá, trải nghiệm qua các
món đồ dùng, vật dụng, được trực tiếp tư duy sáng tạo, tạo ra những sản phẩm theo
suy nghĩ của trẻ .
Không chỉ trang trí trong lớp học, chúng tôi còn trang trí nhà vệ sinh là nơi rất cần
thiết trong lớp học MN, trong đó có hình ảnh bé trai bé gái, có hình ảnh ở các mảng
tường ngộ nghĩnh đáng yêu, hình ảnh các thao tác rửa tay đúng cách cho trẻ nhìn,
trang trí cây xanh trong góc tường để tạo sự gần gũi thân thiện mỗi khi trẻ vào đó.
Nhà vệ sinh sắp xếp ngăn nắp loại bỏ những đồ dùng không cần thiết, luôn khô
thoáng và sạch sẽ. Xây dựng qui ước với trẻ về những qui định trong lớp học, giao
tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp và ngoài lớp các bạn học trong trường.
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Kim Anh – Trường Mẫu Giáo Định Hiệp -Trang 7
-
Ñeà taøi: “Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tuổi Mẫu giáo”
* Bước 3 : Tổ chức rèn nề nếp cho trẻ
Cần được thực hiện ngay khi đón trẻ vào năm học mới.Chúng tôi có kế hoạch xây
dựng qui ước với trẻ cách lấy cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định, cô giáo dán
các ký hiệu hình ảnh đồ dùng đồ chơi ở từng góc chơi, khi trẻ lấy đồ dùng đồ chơi ở
góc nào thì sẽ cất đúng nơi có dán ký hiệu sẵn. Hay là qui định với trẻ về cách giao
tiếp khi chơi ( không la hét quá to, không chạy nhảy xô đẩy nhau, có sự giao tiếp
thân mật trong các vai chơi.Các bạn nam cần nhường nhịn các bạn nữ, cùng tham
gia vào các vai chơi vui vẻ, không tranh giành đồ chơi của nhau) .
* Bước 4 : Cung cấp nguyên vật liệu và làm mới góc chơi
Việc làm mới các góc chơi trong lớp là việc không hề đơn giản bởi công việc của
các cô giáo đã rất bận rộn, không có nhiều thời gian trống, cả ngày các cô đều phải
tham gia các hoạt động với trẻ.Chính vì vậy mà chúng tôi cùng vận động phụ huynh
tham gia ủng hộ cho lớp, dán thông báo vận động phụ huynh ủng hộ đồ dùng đồ
chơi theo các chủ đề (với từng chủ điểm trong lớp học chúng tôi có sự thay đổi
thường xuyên về đồ dùng đồ chơi trong góc, phụ huynh ủng hộ cho lớp các nguyên
vật liệu đã qua sử dụng, các đồ chơi cũ để có nhiều đồ chơi bổ sung vào các góc) .
Ví dụ : Có thể là đồ chơi cũ của trẻ ở nhà mang đến, có thể là tranh ảnh cũ của gia
đình hoặc giấy, lịch bìa để trang trí Hình ảnh trong các góc chơi được thay đổi
theo các chủ đề tạo để cho trẻ sự thích thú với điều mới lạ.
=> Hay tận dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có ở đơn vị như :
Từ lá mít, lá xoài, lá mận, lá dừa, lá chuối, lá cây xi , lá khoai mì trẻ sẽ tạo ra
những sản phẩm theo ý tưởng của trẻ theo từng chủ đề
Ví dụ : Thế giới động vật sẽ cho trẻ thực hiện thắt con cào cào, con châu chấu, con
trâu; Hay chủ đề ngành nghề trẻ sẽ thắt dây chuyền, nhẫn của bác thợ bạc…
* Bước 5 : Trang trí môi trường bằng chính sản phẩm của trẻ.
Chúng tôi luôn tận dụng các sản phẩm của trẻ để trang trí vào các góc chơi trong
lớp học .
Ví dụ : Chủ đề gia đình chúng tôi đang thực hiện : Ở trong lớp có các góc hoạt động
với nhiều đồ dùng đồ chơi về gia đình .Trẻ được, vẽ, xé nặn , làm các đồ dùng cho
các góc .
Thông qua các buổi chơi, trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm
với thái độ rất thích thú, qua giao tiếp giữa vai chơi người mua người bán cũng giáo
dục được cho trẻ về kỹ năng thể hiện tình cảm XH, giáo tiếp như : thái độ ân cần
niềm nở, tạo được mối quan hệ thân thiện khi chơi Bên cạnh đó chúng tôi còn trao
đổi và vận động phụ huynh mang tranh ảnh của gia đình của trẻ đến lớp, cho trẻ
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Kim Anh – Trường Mẫu Giáo Định Hiệp -Trang 8
-
Ñeà taøi: “Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tuổi Mẫu giáo”
cùng giao lưu và trò chuyện về những người thân trong gia đình mình, trẻ rất hứng
thú khi được tham gia các hoạt động trò chuyện tìm hiểu về những người thân trong
gia đình mình .
Tận dụng tối đa diện tích của lớp học để trẻ được hoạt động. Việc sắp xếp trưng
bày các kệ đồ chơi trong lớp cũng chiếm nhiều diện tích, đôi khi trẻ chơi ở các góc
khác nhau hay bi ảnh hưởng.Chúng tôi đã bố trí đan xen các góc động tĩnh cũng
như bày các giá đồ chơi từng góc sao cho lớp học trông thoáng hơn. Trường chúng
tôi có cửa sau mở ra vườn với nhiều rau xanh và nhiều loại cây được lựa chọn đẹp,
phù hợp, có màu sắc nổi bật cho trẻ quan sát trực tiếp tìm tòi khám phá chứng kiến
sự lớn lên và phát triển mỗi ngày của rau, củ, quả, cây trồng tạo ra những điều mới
lạ thích thú cho trẻ => Đây chính là điều kiện để trẻ được trải nghiệm rèn luyện
những kỹ năng sống .
Qua đó trẻ cảm nhận đựơc vẻ đẹp của thiên nhiên, sự gần gũi giữa thiên nhiên
và con người . Ngoài ra trong lớp có góc thiên nhiên luôn xanh đẹp các cô cùng dạy
trẻ các kỹ năng chăm bón cây, gieo hạt hàng ngày để theo dõi đặc điểm phát triển
của cây, tưới nước giáo dục trẻ biết yêu quí bảo vệ cây xanh và có thái độ thân thiện
gần gũi với môi trường.Qua đó trẻ hiểu được tác dụng của cây xanh làm đẹp cho
lớp và có tác dụng làm môi trương xanh đẹp trong lành .
Môi trường trong lớp và môi trường ngoài lớp được chúng tôi thay đổi thường
xuyên theo tháng theo giai đoạn , đồ dùng đồ chơi trong lớp luôn được vệ sinh sạch
sẽ, loại bỏ những đồ dùng đồ chơi hỏng để đảm bảo an toàn có tác dụng giáo dục
phù hợp với từng chủ điểm và có tính thẩm mỹ cao, hài hoà về màu sắc, hình dáng
hấp dẫn giúp trẻ hứng thú và tiện lợi trong sử dụng.Một điều quan trọng nữa là lớp
học phải hợp lý trong cách sắp xếp các đồ dùng đồ chơi, bố trí các vị trí thuận tiện
cho trẻ hoạt động.
* Bước 6 : Thực hiện kế hoạch chăm sóc cây trồng .
Sắp xếp, bố trí thời gian hợp lý để thực hiện kế hoạch .Tiếp tục việc chăm sóc cây
( phúc bồn, rẫy cỏ, bón phân, tưới nước ),được thống nhất trong hội đồng nhà
trường thành nội quy, quy ước trong đơn vị.
2/ Củng cố kiến thức hiểu về các kỹ năng sống ở tuổi mẫu giáo cho đội ngũ
giáo viên .
a/ Thu thập, nghiên cứu tài liệu để có một số kiến thức cơ bản, triển khai trong
hội đồng chuyên môn nhà trường :
- Kiến thức về mốc phát triển của của trẻ sẽ giúp GV hiểu về tốc độ phát triển và
trưởng thành của trẻ, đưa ra các mong đợi được phù hợp và tổ chức các hoạt
động làm trẻ hứng thú.
Trẻ lứa tuổi mẫu giáo ( 3-5 tuổi) : Muốn sờ, nếm, gửi, nghe và thử nghiệm tất tả
mọi thứ xung quanh.Ham học hỏi qua kinh nghiệm và thực hành. Bằng cách thông
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Kim Anh – Trường Mẫu Giáo Định Hiệp -Trang 9
-
Ñeà taøi: “Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tuổi Mẫu giáo”
qua các trò chơi. => Thể hiện trong việc phát triển các kỹ năng, sử dụng ngôn ngữ
cố gắng để kiểm soát được nội tâm. Trẻ muốn tự khẳng định bản thân khi tách khỏi
cha mẹ.
Tuy nhiên nỗi sợ phổ biến nhất mà trẻ thường gặp là sợ môi trường mới và kinh
nghiệm mới, sợ xa bố mẹ và những người thân quan trọng khác. Trẻ vẫn gặp khó
khăn khi chia sẻ với bạn bè. Bởi trẻ có giàu trí tưởng tượng, nên trẻ gặp khó khăn
khi nói về cuộc sống thực với cuộc sống tưởng tượng của trẻ. Tìm hiểu về quá trình
phát triển của trẻ sẽ giúp GV hướng dẫn trẻ trong lớp học sẽ vượt qua giai đoạn này.
=> Một số đặc tính của trẻ sẽ được phát triển theo các lĩnh vực khác nhau như :
* Lĩnh vực phát triển về thể chất
Ví dụ :
Trẻ 3 tuổi
• Đi bằng mũi chân. Đứng bằng 1 chân. Đi xe đạp 3 bánh
• Xếp được 6 tới 9 khối chồng lên nhau
• Bắt bóng. Vẽ đường nằm ngang, thẳng đứng và vòng tròn. Cầm được 3 đồ vật nhỏ
cùng lúc
• Cao hơn năm trước khoảng 8 cm
Ví dụ :
Trẻ 4-5 tuổi
• Điều khiến được các cơ nhỏ. Trẻ có thể vẽ các bức tranh tượng trưng (ngôi nhà,
người và hoa)
• Chạy bằng mũi chân .Nhảy lò cò .Chạy nhanh.Nhảy chân sáo.
• Ném bóng. Tự chơi đánh đu.
• Tự tháo khoá và cởi cúc quần, áo. Tự mặc quần áo.
• Có thể dùng kéo để cắt một đường thẳng
• Thích buộc dây giầy. Thích viết các chữ cái.
• Hoạt bát và dễ nổi giận trong khi chơi
* Lĩnh vực phát triển xã hội (khả năng hoà đồng với bạn bè) và tình cảm, thẩm
mỹ (thể hiện các cảm xúc)
Ví dụ :
Trẻ 3 tuổi
• Thích chơi đóng kịch với bạn bè. Bắt đầu học cách chia sẻ với bạn bè.
• Trẻ cần biết các nguyên tắc rõ ràng và nhất quán cũng như các hậu quả kèm theo
các nguyên tắc đó.
• Cảm xúc của trẻ thường dâng trào tột độ nhưng cũng nhanh chóng qua. GV Cần
khuyến khích trẻ diễn đạt cảm xúc của mình bằng lời nói.
Ví dụ :
Trẻ 4-5 tuổi
• Trí tưởng tượng của trẻ phong phú. Đôi khi trẻ có những người bạn trong trí tưởng
tượng.
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Kim Anh – Trường Mẫu Giáo Định Hiệp -Trang
10 -
Ñeà taøi: “Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tuổi Mẫu giáo”
• Trẻ thường giận bạn nhưng muốn chơi với bạn và thích hoà đồng với bạn bè.
• Trẻ thường có xu hướng khoe khoang và muốn làm ông, bà chủ.
• Trẻ học cách chờ đến lượt và chia sẻ. Các trò chơi và các hoạt động sẽ giúp trẻ học
cách chờ đến lượt.
• Trẻ thích đóng giả thành những người quan trọng trong cuộc sống của trẻ như: mẹ,
bố, bác sĩ, y tá, cảnh sát, cô giáo, ông, bà,
• Trẻ cần cảm thấy mình là người quan trọng và hữu ích. Trẻ cần có nhiều cơ hội để
cảm thấy mình tự do và độc lập nhiều hơn. Trẻ rất thích mọi người khen ngợi khi
trẻ hoàn thành xong một việc gì đó.
* Lĩnh vực phát triển về nhận thức, trí tuệ (suy nghĩ và ngôn ngữ)
Ví dụ :
Trẻ 3 tuổi
• Trẻ có thể trao đổi các nhu cầu, ý kiến và câu hỏi của mình.
• Trẻ đã tập trung hơn để có thể tham gia các hoạt động theo nhóm.
• Trẻ có thể học hỏi nhanh nhất qua thực hành. Trẻ cần tham gia nhiều hoạt động
trong nhà và ngoài trời. Trẻ cần tham gia cân đối giữa các hoạt động động và tĩnh.
Ví dụ :
Trẻ 4-5 tuổi
• Trẻ nói nhiều. Trẻ tham gia vào các cuộc thảo luận nghiêm túc.
• Trẻ đặt ra nhiều câu hỏi "tại sao" và "như thế nào"
• Vốn từ vựng của trẻ bắt đầu có các từ vô nghĩa và từ "lóng".Trẻ bắt đầu biết viện
lý lẽ.
• Trẻ cần hiểu một số khái niệm cơ bản như : số, kích thước, khối lượng, màu sắc,
chất liệu, khoảng cách, thời gian và vị trí.
* Các hoạt động dành cho trẻ
Ví dụ :
Trẻ 3 tuổi
• Trẻ 3 tuổi cần có thời gian để leo trèo, chạy nhảy và đi xe đạp 3 bánh.
• Để trẻ chơi với các hình khối có kích thước và hình dạng khác nhau.
• Cho trẻ chơi các đồ chơi có từng miếng nhỏ.Dạy trẻ cách tự mặc và cởi quần áo.
• Trẻ có thể giúp đỡ bạn làm các việc nhà như lau bàn, dọn bàn ăn và tưới cây.
• Khuyến khích bé đếm đồ dùng trong nhà khi bạn cùng bé làm việc như : có
thể dạy trẻ đếm số muỗng, ly, chén ( thìa, bát, cốc), khi GVcùng trẻ dọn bàn ăn.
• Đọc truyện cùng với trẻ. Hát các bài hát và giúp trẻ tự "sáng tác" bài hát.
• Khuyến khích trẻ nhảy theo nhạc. Trả lời các câu hỏi "tại sao" và "như thế nào"
của trẻ một cách trung thực. Cung cấp màu, bút sáp, phấn, bút màu, đất nặn để phục
vụ các tác phẩm nghệ thuật của trẻ.
Ví dụ :
Trẻ 4-5 tuổi
• Dẫn trẻ ra ngoài sân chơi.Để trẻ thử kỹ năng giữ thăng bằng bằng cách đi trên một
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Kim Anh – Trường Mẫu Giáo Định Hiệp -Trang
11 -
Ñeà taøi: “Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tuổi Mẫu giáo”
đường vạch thẳng.
• Cung cấp các hoạt động giúp trẻ phân loại đồ vật theo đặc tính.Yêu cầu trẻ tự kể
truyện hoặc thêm phần kết thúc cho một câu chuyện.
• Giúp trẻ trộn các màu vẽ để tạo ra màu hỗn hợp.
• Thăm các địa điểm và trẻ thích như : thư viện, khu di tích lịch sử địa phương
• Giúp trẻ chơi đồ hàng, nông trại, hoặc làng quên. Giúp trẻ trồng và chăm sóc cây.
• Cung cấp cho trẻ một hộp đựng quần áo hoá trang và một góc chơi. (GV hãy quan
sát trẻ chơi với những quần áo đó. Trẻ sẽ cải trang thành những người mà bé biết.
GV có thể biết được rất nhiều điều bằng cách quan sát trẻ chơi).
• Chơi những trò chơi làm từ giấy bồi cứng đơn giản đối với trẻ .
3./ Giúp giáo viên nhận thức sâu sắc về việc giáo dục cho trẻ kỹ năng sống
Đầu năm học, tôi tổ chức thảo luận về thực trạng và giải pháp duy trì nâng cao
hiệu quả trong phong trào“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do
Sở GD&ĐT Bình Dương và phòng GD&ĐT huyện Dầu Tiếng đã chỉ đạo; qua đó
giúp giáo viên hiểu được rằng chương trình học chính khoá thường cho trẻ tiếp xúc
từ từ với các kiến thức văn hoá trong suốt năm học, còn thực tế trẻ sẽ học tốt nhất
khi có được cách tiếp cận một cách cân bằng, biết cách phát triển các kỹ năng nhận
thức, cảm xúc và xã hội. Vì thế, khi trẻ tiếp thu được những kỹ năng giao tiếp xã
hội và các hành vi ứng xử cơ bản trong nhóm bạn, thì trẻ sẽ nhanh chóng sẵn sàng,
có khả năng tập trung vào việc học văn hoá một cách tốt nhất.
Ví dụ :
Tạo cơ hội cho trẻ vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết các vấn đề
của thực tiễn gần gũi với đời sống của trẻ. Tạo hứng thú, sáng tạo và tính tích cực
hơn trong các tố chức hoạt động cho trẻ
=> Dẫn chứng về kỹ năng xã hội .Cần tạo cho trẻ :
- Kĩ năng ứng xử phù hợp với những người gần gũi xung quanh
- Kĩ năng hợp tác
- Kỹ năng tuân thủ các quy tắc xã hội
- Kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép
- Kỹ năng tự phục vụ bản thân
4./ Xác định những kỹ năng sống cơ bản cần dạy trẻ ở tuổi mẫu giáo
Đối với tâm sinh lý trẻ em dưới sáu tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ
phải biết trước khi tập trung vào học văn hoá. Thực tế kết quả của nhiều nghiên cứu
đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất của trẻ là phải học vào thời gian đầu năm
học. Chính là những kỹ năng sống như: sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập,
tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù
hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy
trẻ.Về phương pháp giáo dục kỹ năng sống được cho là : Cách thức, là con đường
hoạt động (chung) giữa GV và trẻ, trong những điều kiện xác định, nhằm đạt tới
mục đích giáo dục trẻ qua các phương pháp :
Ví dụ :
- Phương pháp làm gương/làm mẫu
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Kim Anh – Trường Mẫu Giáo Định Hiệp -Trang
12 -
Ñeà taøi: “Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tuổi Mẫu giáo”
- Phương pháp trải nghiệm
- Phương pháp trò chơi
- Phương pháp tập luyện thường xuyên
- Phương pháp trò chuyện, đàm thoại
- Phương pháp giải quyết tình huống
=> Được thông qua các hoạt động nghệ thuật như vẽ tranh, ca hát, nhảy múa, kể
chuyện ,khen ngợi, động viên trẻ kịp thời
5./ Cụ thể hóa nội dung của những kỹ năng cơ bản mà giáo viên cần dạy trẻ:
+ Kỹ năng sống hợp tác: thông qua các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên giúp
trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa
tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn.
+ Kỹ năng giao tiếp: giáo viên cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng
của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình
trong thế giới xung quanh. Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ.
Nó có vị trí cao hơn so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán và
nghiên cứu khoa học. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay một
chứng kiến nào đó, trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy
nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẵn sàng học mọi thứ.
Ngoài ra, ở trường giáo viên cần giáo dục trẻ nghi thức văn hóa trong ăn uống, qua
đó cũng dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập ( trong ăn uông)
Ví dụ :
.Trẻ biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn hoặc chỉ ăn tại bàn ăn.
. Biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn
uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi
nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ
chén, muỗng ( bát , thìa)…hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, ăn
hết suất. không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
=> Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ có thể tiến hành trong tất cả các hoạt động giáo
dục hàng ngày như : vui chơi, học tập, chăm sóc sức khỏe, lao động vừa sức, lễ hội,
tham quan Mỗi hoạt động có ưu thế riêng đối với việc giáo dục những kỹ năng
sống cần thiết với cuộc sống của trẻ. Để có được kỹ năng sống trẻ cần phải có thời
gian, trong một quá trình tập luyện thường xuyên với sự hỗ trợ của người lớn và bạn
bè.
Ví dụ như :
. Tương tác
. Trải nghiệm
. Tập luyện
. Thay đổi hành vi
. Thời gian - Môi trường giáo dục
+ Kỹ năng sống tự tin : Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm
là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình
là ai ?, về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kỹ năng
sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống (mọi lúc,mọi nơi).
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Kim Anh – Trường Mẫu Giáo Định Hiệp -Trang
13 -
Ñeà taøi: “Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tuổi Mẫu giáo”
+ Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Nhiều nhà nghiên cứu đã
cho rằng : các câu chuyện hoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ
thường khêu gợi trí não tư duy nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước được. Đây
là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này là sự
khát khao được học. Giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để
khêu gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ.
6./ Xác định nhiệm vụ đối với từng đối tượng trong việc GD trẻ kỹ năng sống.
a/ Đối với nhà trường
- Hiệu trưởng trao đổi với phó hiệu trưởng chuyên môn với giáo viên để xác định
mục tiêu của trường, kết quả mong đợi phù hợp với tiềm năng phát triển của trẻ và
xây dựng kế hoạch năm học cho từng độ tuổi trẻ trong nhà trường ( Mầm – Chồi –
Lá ) phù hợp với đặc điểm của chương trình.
- Tạo điều kiện cho giáo viên tổ chức tốt các họat động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo
dục trẻ theo thời gian biểu của nhà trường đã đưa ra ở các nhóm lớp ( mầm , chồi,
lá) .Tổ chức hội thảo, thảo luận, tập huấn trong nhà trường cho giáo viên về kỹ năng
làm việc, kỹ năng tuyên truyền với cha mẹ để tạo cơ hội, tổ chức nhiều hoạt động
nhằm giúp giáo viên tăng cường phối hợp nhất quán với gia đình để giáo dục trẻ kỹ
năng sống đạt hiệu quả.
b./ Đối với giáo viên
- Giáo viên cần thường xuyên tổ chức các họat động giáo dục chăm sóc giáo dục trẻ
một cách thích hợp tuân theo một số quan điểm: Giúp trẻ phát triển đồng đều các
lĩnh vực: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm- xã hội và thẩm mỹ. Phát huy tính
tích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú, chủ động khám phá tim tòi, biết vận dụng vốn
kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tinh huống khác nhau trong hoạt động
sinh hoạt hàng ngày ở trường ở lớp .
- Giáo viên cần giúp trẻ có những mối liên kết mật thiết với những bạn khác trong
lớp, trẻ biết chia sẻ chăm sóc, trẻ cần phải học về cách hành xử, biết lắng nghe,
trình bày và diễn đạt được ý của mình khi tham gia vào hoạt động trong các nhóm
trẻ khác nhau, giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới. Điều
này liên quan tới việc đứa trẻ có cảm thấy thoải mái tự tin hay không đối với mọi
người xung quanh.
Ví dụ: như việc mọi người xung quanh chấp nhận đứa trẻ đó như thế nào?
Cần chuẩn bị cho trẻ sự tự tin, thoải mái trong mọi trường hợp nhất là trong việc ăn
uống (để chúng ta không phải thấy xấu hổ vì những hành vi không đẹp của trẻ.
- Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của trẻ, trao đổi
với phụ huynh những nội dung, biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhà.
Ví dụ : như bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải.
- Giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự
chuyên cần, tích cực của trẻ, giáo viên cần phải biết khai thác để phát huy năng
khiếu, tiềm năng sáng tạo ở mỗi trẻ. => Vì mỗi đứa trẻ là một nhân vật đặc biệt,
phải giáo dục trẻ như thế nào để trẻ cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của
cuộc sống.
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Kim Anh – Trường Mẫu Giáo Định Hiệp -Trang
14 -
Ñeà taøi: “Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tuổi Mẫu giáo”
7./ Biện pháp tuyên truyền với các bậc cha mẹ cách dạy trẻ kỹ năng sống trong
gia đình
* Bước 1 : Qua hiểu biết tạo niềm tin
- Trẻ thường dễ dàng kết bạn khi chơi theo (đôi bạn ) trong môi trường của riêng
chúng hơn là chơi trong một nhóm bạn tại trường. Nhiều giáo viên thấy rằng, một
số trẻ có khó khăn trong việc kết bạn hoặc chia sẻ với bạn theo nhóm lớn, lại có thể
hình thành mối liên kết thân thiết với bạn mới trong môi trường gia đình của trẻ.
Cho nên cha mẹ trẻ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng cảm xúc và xã hội bằng cách:
Tạo ra các mối liên kết bạn bè tại gia đình.
Ví dụ : Cha mẹ hãy hỏi trẻ muốn mời ai về nhà chơi ?
=> Mối quan hệ này được trẻ duy trì khi đến trường, khi có được mối liên kết với
một bạn nào đó trong lớp, các mối quan hệ khác sẽ hình thành tiếp theo một cách dễ
dàng hơn.
- Tuyên truyền cho cha mẹ trẻ hiểu là : không nên bực bội khi trẻ về đến nhà hoặc
cho rằng trẻ chỉ biết chơi suốt ngày. Cha mẹ cần có niềm tin với sự hướng dẫn của
giáo viên và năng khiếu tò mò bẩm sinh của trẻ, trẻ có thể lĩnh hội kinh nghiệm
nhằm giải quyết các vấn đề quan trọng.
Ví dụ : Như đọc, làm toán, thử nghiệm một số kỹ năng khoa học khi chơi với nhau.
- Cần giáo dục để trẻ cảm thấy thoải mái tự tin trong mọi tình huống của cuộc sống.
Nếu cha mẹ muốn giáo dục trẻ biết tự giữ kỷ luật, trước hết cần đánh thức sự tự ý
thức của trẻ, cố gắng khơi gợi để trẻ luôn nghĩ về bản thân mình một cách tích cực
và đừng bao giờ phá vỡ suy nghĩ tích cực về bản thân trẻ.
* Bước 2 : Phối hợp qua tổ chức hoạt động
- Trong gia đình, việc dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống rất cần thiết.
Để trẻ có được những kỹ xảo, thói quen sử dụng đồ dùng một cách chính xác
thuần thục và khéo léo, không chỉ đòi hỏi trẻ phải thường xuyên luyện tập, mà còn
phải đáp ứng được những nhu cầu của trẻ.
- Cha mẹ trẻ cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ và hợp lý bằng việc tham
gia tình nguyện vào các tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Ví dụ : Tham gia vào các buổi trao đổi với giáo viên, tham gia các buổi họp của nhà
trường và dự một số giờ học, dự các hoạt động lễ hội … => Qua đó cha mẹ cũng đã
giúp trẻ hiểu rằng học là phải học cả đời.
8./ Biện pháp hướng dẫn cho giáo viên và tuyên truyền các bậc cha mẹ thực
hiện dạy trẻ các kỹ năng sống cơ bản :
Ví dụ : Như cung cấp cho trẻ những mẫu hành vi văn hóa, những hành vi đúng,
đẹp, văn minh của chính cha mẹ và những người xung quanh trẻ.
* Bước 1. Trước hết, người lớn phải gương mẫu.
Ví dụ : Như yêu thương, tôn trọng và đối xử công bằng, đảm bảo an toàn cho trẻ.
=> Cho trẻ cảm giác luôn tự tin, an toàn, thân thiện, gần gũi .
* Bước 2. Liên tục đọc sách, trò chuyện, kể chuyện cho trẻ nghe
Ví dụ : Như giáo viên cần tranh thủ đọc sách cho trẻ nghe trong mọi tình huống như
những giờ hoạt động góc ở một nhóm nhỏ, hoặc đọc sách trẻ nghe trong giờ trưa
đối với những trẻ khó ngủ.
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Kim Anh – Trường Mẫu Giáo Định Hiệp -Trang
15 -
Ñeà taøi: “Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tuổi Mẫu giáo”
- Tăng cường kể cho trẻ nghe các câu chuyện cổ tích qua đó rèn luyện đạo đức cho
trẻ, giúp trẻ hoàn thiện mình, biết đọc sách, dạy trẻ yêu thương bạn bè, yêu thương
con người. Tạo hứng thú cho trẻ nhỏ qua các truyện bằng tranh tùy theo lứa tuổi,
gợi mở tính tò mò, ham học hỏi, phát triển khả năng thấu hiểu ở trẻ.Ví dụ: Khi kể
chuyện “ Ba cô gái” giáo viên đặt những câu hỏi gợi mở như: Nếu là con khi hay tin
mẹ bị ốm, con sẽ làm gì? gợi mở tính tò mò thay đổi đoạn kết của truyện có hậu
hơn, đặt tên khác cho câu chuyện v,v….
- Trong gia đình, cha mẹ cần luân phiên cùng anh chị lớn đọc sách cho trẻ nghe,
hoặc thống nhất giờ đọc sách của gia đình.
Ví dụ : Vào giờ đó các thành viên trong gia đình đều đọc sách, đọc báo hoặc đọc
một thứ gì đó của mình.
- Khi trẻ còn nhỏ cha mẹ cần dành ra 10 phút / ngày để trò chuyện, đọc sách cho trẻ
nghe các loại sách phù hợp với lứa tuổi trẻ . Khi trẻ có thể tự đọc được tranh truyện
chữ to chẳng hạn, lúc đó việc đọc sách trở thành là niềm vui có giá trị và có ý nghĩa
hơn giúp trẻ phát triển sự ham hiểu biết, tìm tòi phát triển nhân cách của trẻ.
* Bước 3. Tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ vui chơi. Giáo viên cần tạo các tình huống
chơi trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Vì đối với trẻ chơi trò chơi có một
vai trò rất quan trọng trong việc rèn kỹ năng sống cho trẻ. Trẻ lớn lên, học hành và
khám phá thông qua trò chơi. Các hành động chơi đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ, giải
quyết các vấn đề, thực hành các ý tưởng.
Ví dụ: Giáo viên có thể giới thiệu với trẻ về chữ cái và các con số thông qua các trò
chơi đóng vai, các trò chơi xây dựng, các trải nghiệm qua làm quen văn học và
giáo dục âm nhạc.
* Bước 4. Giáo viên tuyên truyền cha mẹ trẻ, luôn khuyến khích trẻ nói lên quan
điểm của trẻ .
Ví dụ : Nói chuyện với các bạn trong lớp, các thành viên trong gia đình về cảm
giác, về những lựa chọn của mình, cần giúp trẻ hiểu rằng nên có thông số để theo đó
mà lựa chọn, cố gắng không chỉ trích các quyết định của trẻ. Việc này sẽ hình thành
kỹ năng tự kiểm soát bản thân, rèn luyện tính tự tin cho trẻ khi tham gia các hoạt
động và các buổi thảo luận tại trường sau này.
* Bước 5. Cô giáo, cha mẹ giúp trẻ phát triển sở thích, ý thích của mình và đảm bảo
rằng người lớn có thể cung cấp thêm phương tiện để trẻ thực hiện ý thích đó.
Ví dụ : Như trẻ thích vẽ, ngoài việc cho trẻ học năng khiếu vẽ thì cô giáo, cha mẹ có
thể trang bị thêm cho trẻ bút màu, giấy vẽ và hãy chỉ cho trẻ cách lưu giữ các bức
tranh để tạo thành một bộ sưu tập tranh vẽ của chính trẻ hoặc triển lãm tranh của trẻ
ở góc nhỏ trong nhà.
* Bước 6. Cô giáo, cha mẹ cần dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống, biết
cách sử dụng các đồ dùng ăn uống; hơn nữa trẻ sẽ được dạy cách sử dụng các đồ
dung đúng chức năng một cách chính xác và thuần thục.Việc này được thực hiện
trong giờ học, giờ sinh hoạt hàng ngày của trẻ tại lớp và trong bữa cơm gia đình.
Ví dụ : Trẻ được làm quen với những đồ dùng, vật dụng khác nhau như : bộ đồ
chơi vật dụng nhà bếp, bộ đồ chơi ĐDVS ăn uống Sự sạch sẽ, gọn gàng, một thói
quen nề nếp, sự sắp đặt ngăn nắp, ngay ngắn những bộ đồ dùng, vật dụng, thái độ,
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Kim Anh – Trường Mẫu Giáo Định Hiệp -Trang
16 -
Ñeà taøi: “Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tuổi Mẫu giáo”
ăn uống từ tốn, không vội vã, không khí cởi mở, thoải mái và đầm ấm, những cuộc
trao đổi nhẹ nhàng, dễ chịu… => Tất cả những yếu tố trên sẽ giúp trẻ có thói quen
tốt để hình thành kỹ năng tự phục vụ và ý nghĩa hơn là kỹ năng sống tự lập sau này.
9/ Biện pháp giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống qua việc tổ chức các hoạt
động tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trường
Nội dung phong trào“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trong
đó có nội dung: Nhà trường cần tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách
thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của trẻ. Tổ chức các trò chơi
dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi trẻ
mầm non.
Căn cứ vào nội dung trên, tôi đã xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động
một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của trẻ. Cụ thể như
sau:
* Bước 1. Phát động giáo viên làm đồ chơi tổ chức” Liên hoan tiếng hát dân ca, trò
chơi dân gian” Mừng xuân 2012 và “ Mừng xuân 2013 hát dân ca, chơi dân gian “
- Năm học 2011-2012, tôi đã có biện pháp chỉ đạo chuyên môn thống nhất lịch sinh
hoạt, qua đó giáo viên tăng cường cho trẻ chơi các trò chơi dân gian. Đồng thời, tôi
đã phát động phong trào làm đồ chơi dân gian bằng thùng,vỏ hộp, lon sữa, bìa lịch
báo cũ …Để kết trang trí lễ hội “Liên hoan tiếng hát dân ca, trò chơi dân gian”
Mừng xuân 2012 .
- Năm học 2012-2013, Tôi tiếp tục nhân rộng nhiều bộ ô ăn quan, cờ dân gian, tiếp
cờ, cướp cờ. Tiếp tục phát động giáo viên thiết kế trang phục văn nghệ và trò chơi
dân gian bằng vỏ hộp sữa, gáo dừa, sáng tác cải biên điệu múa, vè thể loại dân ca
cho trẻ ở các lớp Mầm – Chồi – Lá 1, lá 2 trong trường . Tổ chức lễ hội “ Mừng
xuân 2013 hát dân ca, chơi dân gian”
- Duy trì biện pháp tăng cường cho trẻ chơi các trò chơi dân gian trong giờ hoạt
động ngoài trời, hoạt động góc vào các ngày trong tuần; riêng chiều thứ năm, trẻ
được xem các kịch bản rối qua các câu chuyện cổ tích, được trực tiếp chơi với các
con rối, giao lưu thi hỏi đáp về nội dung các câu chuyện.
* Bước 2. Tổ chức các cuộc thi cướp cờ dân gian, thi đấu vật trong các lễ hội và các
hoạt động văn nghệ, vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của trẻ
(Mầm-Chồi-Lá) . Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia của cha mẹ trẻ trong
các hoạt động đa dạng và phong phú cùng các tổ chức, lực lượng xã hội, các cá
nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống, giáo dục lòng yêu nước cho trẻ.
=> Cụ thể tôi đã tổ chức thực hiện các hoạt động nổi bật như sau:
- Tháng 01/2012: Tổ chức ngày hội “ Làm bánh mừng Đảng quang vinh, mừng
xuân nhâm thìn trong nhà trường”, lồng ghép ở nhóm lớp MG giáo dục câu chuyện
lịch sử “Sự tích bánh chưng, bánh dày”. Hoạt động vui chơi giải trí này còn dành
thời gian cho học sinh khối lá thực hành chuyên đề.
- Tháng 02/2012: Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian (qua lễ hội mừng
xuân), những trò chơi rèn kỹ năng tự tin, mạnh dạn giúp trẻ phát triển nhận thức,
thẩm mỹ, qua đó thông tin tuyên truyền tới các bậc cha mẹ về kiến thức chăm sóc
nuôi dưỡng, bảo đảm an toàn, phòng bệnh cho trẻ .
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Kim Anh – Trường Mẫu Giáo Định Hiệp -Trang
17 -
Ñeà taøi: “Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tuổi Mẫu giáo”
- Tháng 03/2012 : Tổ chức Hội thi “ Nấu ăn” “Bé tập làm nội trợ”qua ngày tết của
cô của mẹ, của bà( 8/3) .
- Ngày 10/ 4/ 2012 . Tổ chức cho trẻ lớp Chồi, lớp Lá 1, lá 2 . Đi tham quan khu di
tích “Làng cao su thời Pháp “tại lô 49 thuộc xã Định An do Ban tuyên giáo Công
đoàn Công Ty THHHMTV Cao su Dầu Tiếng quản lý Cho trẻ được quan sát
những hình ảnh tái tạo, sinh hoạt của người dân, những Điền phu cao su sống dưới
ách đô hộ thống trị của thực dân Pháp và cảnh sinh hoạt lễ tết cổ truyền dân tộc của
những người dân
- Tháng 10/2012: Tổ chức cho trẻ lớp lá1, lá 2 thi góc chơi “khám phá khoa học”
theo chủ đề bản thân, giáo viên lên tiết thực hành giúp trẻ trải nghiệm bằng các giác
quan, những trải nghiệm trong đời sống hàng ngày của trẻ, bổ sung đồ chơi và phân
lịch cho trẻ chơi lắp ráp, thí điểm vật nổi, vật chìm .
- Tổ chức cho trẻ mẫu giáo đến thăm nhà bạn trong chủ đề gia đình theo từng nhóm
trẻ. Hoạt động trên nhằm phối hợp với các bậc cha mẹ để có thể giúp trẻ phát triển
kỹ năng cảm xúc và xã hội bằng cách tạo ra các mối liên kết bạn bè tại gia đình.
- Tháng 11/2012: Tổ chức các hoạt động tạo hình vào chiều thứ năm tuần 2 của
tháng có sự tham gia trực tiếp của cha mẹ trẻ cùng hoạt động với trẻ sắp đặt đồ
dùng ăn uống, bày bữa tiệc liên hoan mừng ngày tết của cô giáo qua đó rèn luyện
cho trẻ kỹ năng sử dụng các đồ dùng ăn uống, dạy trẻ những nghi thức văn hoá
trong ăn uống.
Các hoạt động tự chọn được duy trì mỗi tháng có sự tham gia của cha mẹ trẻ cùng
nặn, cùng vẽ giúp con mình hoàn thành sản phẩm, phối hợp với giáo viên một cách
chặt chẽ và hợp lý. Giáo viên chủ động thay đổi nội dung, hình thức tổ chức và luân
phiên thay đổi thành phần tham dự để các bậc cha mẹ trẻ đều được tham gia tình
nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trườg.
- Tổ chức lễ hội Mừng xuân 2013 cho trẻ với chủ đề “ Bé hát dân ca , chơi dân
gian” qua các tiết mục hát, múa, vè, nhịp điệu dân tộc.
- Tháng 3/2013: Tổ chức hoạt động nghệ thuật mừng ngày 8/3 ngày của bà, của
mẹ, của cô. Cho trẻ chơi thi “ Vẽ những điều mơ ước cho mẹ và cô ”,tổ chức hoạt
động phát triển tư duy qua hội thi “ Xây nhà cho bà” có sự tham gia chứng kiến của
phụ huynh cha mẹ trẻ cùng chơi .Qua đó rèn luyện tính kiên nhẫn, kỹ năng hợp tác
với cha mẹ, ông bà để chiến thắng yêu cầu thử thách của luật chơi, phát triển kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng sống tự tin, phát triển tình cảm, nhận thức ở trẻ.
- Tháng 4/2013: Tổ chức cho trẻ khối lá thi “ kỹ năng bé chuẩn bị vào lớp một
“nhằm phát triển tư duy cũng như một số vốn kiến thức nhất định, trẻ mạnh dạn tự
tin bước qua một cấp học mới.
- Tháng 5/2013: Tổ chức thi “ Kể chuyện Bác Hồ” ở khối Lá ; Tổ chức cho trẻ lớp
Chồi, khối Lá tham quan đền tưởng niệm di tích lịch sử xã Định Hiệp. Tổ chức lễ
tổng kết năm học, lễ ra trường cho trẻ khối lá, liên hoan 1/6 ngày quốc tế thiều nhi .
10./ Biện pháp tạo môi trường giúp giáo viên thực hiện nhiệm vụ dạy trẻ kỹ
năng sống
* Bước 1. Xây dựng kế hoạch hướng dẫn giáo viên thực hiện giáo dục,đánh giá trẻ.
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Kim Anh – Trường Mẫu Giáo Định Hiệp -Trang
18 -
Ñeà taøi: “Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tuổi Mẫu giáo”
Ví dụ: Như lập sổ nhật ký đánh giá trẻ. Giáo viên quan sát ghi chép hàng ngày từng
chi tiết về sự tiến bộ của trẻ, các mối quan hệ với cô, với bạn, ghi chép những kỹ
năng trẻ đạt được trong mỗi ngày làm căn cứ, thước đo để đánh giá cuối mỗi độ
tuổi, cuối giai đoạn phát triển của trẻ theo từng độ tuổi.
=> Cũng từ biện pháp này, giáo viên sẽ có điều kiện lưu trữ dữ liệu, sản phẩm để
đánh giá trẻ, đồng thời có cơ sở để thay đổi, bổ sung các biện pháp giáo dục từng trẻ
và giúp trẻ hình thành các kỹ năng sống.
* Bước 2. Tạo môi trường giúp giáo viên và các bậc cha mẹ trẻ tăng cường đọc
sách cho trẻ .
Ví dụ : Như trang bị kệ sách thư viện tại các nhóm lớp theo chủ đề : “Thư viện
trừơng mầm non”; “tủ sách gia đình”; “dinh dưỡng trẻ thơ ”; “những con vật đáng
yêu”; “hoa trái bốn mùa”; trang bị ghế đá tạo điều kiện để cô giáo, cha mẹ có thể
đọc sách cho trẻ nghe bất kỳ lúc nào tại nhiều thời điểm trong ngày.
=> Làm phong phú nguồn sách truyện vận động cha mẹ thường xuyên tặng sách
cho góc thư viện của trẻ tại trường, tại lớp và ngay ở gia đình.
* Bước 3. Tổ chức thảo luận “ Trường học thân thiện- Học sinh tích cực” về thực
trạng và các giải pháp ở trường tạo điều kiện giúp giáo viên nhận ra những ưu
điểm, hạn chế, thuận lợi, khó khăn cùng trao đổi các biện pháp thực hiện. Đây cũng
là cơ hội giúp tôi đúc rút kinh nghiệm mà tôi đang nghiên cứu, khai thác để đánh
giá kết quả, rút ra bài học kinh nghiệm trong quản lý chỉ đạo thực hiện‘‘Giáo dục
kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo trong trường” .
* Bước 4. Lập kế hoạch, phổ biến những thông tin hỏi đáp trong việc thực hiện xây
dựng phong trào“ Trường học thân thiện-Học sinh tích cực”; Xây dựng phương án
triển khai chỉ đạo đến giáo viên, nhân viên về công tác đảm bảo an toàn cho trẻ, qua
các tiêu chí đánh giá và thực hiện cam kết đảm bảo an toàn cho trẻ giữa (hiệu
trưởng và phó hiệu trưởng chuyên môn với giáo viên, nhân viên) nhằm giúp đội
ngũ có định hướng thực hiện kế hoạch cụ thể và nâng cao hiệu quả.
* Bước 5. Trang trí hành lang sân trường, lớp học các khẩu hiệu nhắc nhở cán bộ ,
giáo viên, nhân viên phải gương mẫu như: “ Yêu quí trẻ như mẹ yêu con”; “Mỗi cô
giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học, sáng tạo”; “Cô là bầu trời, cá bé là ngôi
sao nhỏ”; “Mỗi giáo viên là mẹ hiền”; “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”; “
Hãy nói những điều yêu thương với bé”; “Hãy cùng sống trong mái trường yêu
thương” bằng chính hình ảnh giáo viên và học sinh trong trường, giúp trẻ thể hiện
bản thân và luôn biết giữ gìn, là điều kiện để khen ngợi sự cố gắng của trẻ.
* Bước 6. Tạo nguồn kinh phí để hỗ trợ công tác giáo dục.
Ví dụ: như trang bị ghế đá, cải tạo, tu sửa bồn cát sân chơi của trẻ, chăm sóc cây
kiểng ( vườn cây, vườn rau của bé ) luôn xanh tươi, tạo cảnh quan sân trường xanh ,
sạch, đẹp, an toàn, thân thiện.
IV/ KẾT QUẢ
Qua nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng thuận hợp tác của
tập thể sư phạm, sự ủng hộ tích cực của các bậc phụ huynh đã giúp trường chúng tôi
đạt được một số kết quả trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được thể hiện như
sau:
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Kim Anh – Trường Mẫu Giáo Định Hiệp -Trang
19 -
Ñeà taøi: “Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tuổi Mẫu giáo”
1./ Kết quả trên trẻ:
- 90 % trẻ được cô giáo và cha mẹ tạo mọi điều kiện khuyến khích khơi dậy tình tò
mò, phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin.
- 100% trẻ 5 tuổi được rèn luyện khả năng tâm thế sẵn sàng học tập ở trường phổ
thông .
- 95% trẻ có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kỹ năng tự lập; kỹ năng
nhận thức; kỹ năng vận động thô, vận động tinh thông qua các hoạt động hàng ngày
trong cuộc sống của trẻ; 65% trẻ khối mầm- chồi được rèn luyện kỹ năng vận động
tinh, kỹ năng tự kiểm soát bản thân, phát triển óc sáng tạo, tính tự tin thông qua các
hoạt động năng khiếu vẽ, thể dục nhịp điệu.
- 95 % trẻ được rèn luyện kỹ năng xã hội; kỹ năng về cảm xúc, giao tiếp; chung
sống hòa bình và không xảy ra bạo hành trẻ em ở trường cũng như ở gia đình.
- 100 % trẻ được giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, được bảo vệ sức khỏe, được
bảo đảm an toàn, phòng bệnh, được theo dõi cân đo bằng biểu đồ phát triển.
- 80% trẻ luôn có kết quả tốt trong học tập thông qua bảng đánh giá trẻ ở lớp sau
mỗi giai đoạn, cuối độ tuổi và qua kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng sau mỗi chủ
đề đối với từng trẻ đạt khá và tốt về : ( Mạnh dạn tự tin đạt 85 %; kỹ năng hợp
tác: 88%; kỹ năng giao tiếp 88%; phát âm rõ lời: 88%; tự lập, tự phục vụ: 90 %; lễ
phép: 90%; kỹ năng vệ sinh: 88 %; kỹ năng thích khám phá học hỏi : 85%; kỹ năng
tự kiểm soát bản thân: 70 % ) .
- Tỷ lệ chuyên cần của trẻ đạt từ 90% trở lên, trẻ có kỹ năng lao động tự phục vụ,
trực nhật, sắp xếp bàn ăn, tự chuẩn bị tô, chén, muỗng trong các giờ ăn.Biết phân
công trực nhật sắp xếp bàn ăn, tự xếp nệm trước và sau khi ngủ .
2./ Kết quả từ phía các bậc cha mẹ:
- Phụ huynh trong nhà trường đã thể hiện luôn coi trọng trẻ và tích cực tham gia vào
các hoạt động giáo dục trẻ ở nhà trừơng. Kết quả trong sáu tháng vừa qua( từ tháng
9/ 2012 đến tháng 02/2013) đã có 137/164 đạt 83,53% lần/ lượt thư mời các bậc
cha mẹ đến dự họp, tham gia vào các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục giúp
trẻ hoàn thành các bài tập, các yêu cầu của cô.
- Các bậc phụ huynh cha mẹ trẻ đã có thói quen biết liên kết phối hợp chặt chẽ với
giáo viên chủ nhiệm các lớp, trong việc dạy trẻ các kỹ năng sống, trao đổi với giáo
viên bằng nhiều hình thức thông qua bảng thông tin, góc phụ huynh của lớp, bảng
đánh giá trẻ ở lớp; số lượng phụ huynh học sinh tham gia đông hơn kết quả lượng
phụ huynh dự họp trong cả hai kỳ họp ( đầu năm, giữa năm ) ở lớp ở trường đều đạt
trên 85%, (đúng đối tượng là cha hoặc mẹ đạt 72% ).
- Thái độ giao tiếp của phụ huynh với trẻ tốt hơn ( đa số cha mẹ dịu dàng, ít la
mắng trẻ ), thay đổi được cách rèn kỹ năng cho trẻ ( giao việc cho trẻ, không cưng
chiều trẻ thái quá), không còn hình ảnh ba bế con, mẹ đi sau xách cặp cho con hay
tranh thủ đút cho con ăn, ngược lại xuất hiện khá nhiều hình ảnh trẻ tự đeo ba lô
(giỏ, túi ) vào lớp học, tự xúc cơm ở trẻ lớp mầm .
- Phụ huynh cảm thấy mãn nguyện với những kết quả của trẻ, tin tưởng vào kết quả
giáo dục của nhà trường, không còn chê bai chỉ trích cô giáo, ngược lại phụ huynh
đã biết cảm thông, chia sẻ những khó khăn của cô giáo và nhà trường, đã cung cấp
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Kim Anh – Trường Mẫu Giáo Định Hiệp -Trang
20 -
Ñeà taøi: “Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tuổi Mẫu giáo”
vật liệu, phụ giúp giáo viên trang trí lớp, làm đồ chơi, ủng hộ cây kiểng tạo môi
trường luôn xanh đẹp, để trẻ có được điều kiện trải nghiệm những kỹ năng sống
trong sinh hoạt, hoạt động hàng ngày khi trẻ đến trường đến lớp (kết quả có 75 chậu
hoa kiểng được phụ huynh tự nguyện mang đến tặng cho lớp cho nhà trường ).
3./ Kết quả về phía giáo viên và nhà trường
- Giáo viên biết chịu khó trò chuyện với trẻ, trả lời những câu hỏi vụn vặt của trẻ,
không la mắng, giải quyết hợp lý, công bằng với mọi tình huống xảy ra giữa các trẻ
trong lớp.
Trong tổ chức hoạt động giáo dục, chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
nhiều hơn. GV mạnh dạn, tự tin điều khiển các cuộc họp phụ huynh học sinh của
lớp, biết tự chuẩn bị, phối hợp chặt chẽ, trao đổi thường xuyên với cha mẹ trẻ.
- Trong hai năm qua, nhà trừơng đã tổ chức nhiều phong trào hội thi, lễ hội dành
cho trẻ như: Lễ hội đến trường của bé ; Lễ hội trăng rằm, Liên hoan tiếng hát dân
ca, trò chơi dân gian năm 2012 ; Mừng xuân 2013 hát dân ca, chơi dân gian; Hội thi
làm bánh; Tham quan khu di tích lịch sử địa phương; lễ tổng kết năm học lễ ra
trường cho các bé khối lá,liên hoan 01/6 (ngày quốc tế thiếu nhi)“ Kinh phí hai năm
qua từ nguồn phụ huynh hỗ trợ tổ chức lễ hội cho trẻ là: 16.400.000 đ.
V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua những kết quả đạt, bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm chung
nhất do nghiên cứu tài liệu, do tích luỹ được trong suốt quá trình thời gian công tác,
thực hiện nhiệm vụ quản lý các hoạt động chăm sóc – nuôi dưỡng- giáo dục trẻ
trong trường MG Định Hiệp, muốn gửi đến GV các bạn đồng nghiệp và các bậc phụ
huynh cha mẹ trẻ. Một số thông điệp với những điều cần làm và cần tránh nhằm
giúp giáo viên và các bậc phụ huynh cha mẹ trẻ, trong “Giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ tuổi Mẫu giáo” cơ bản như sau:
1./ Một số điều ngừơi lớn cần làm giúp trẻ rèn luyện kỹ năng sống:
- Trước hết điều cần làm là người lớn phải là tấm gương sáng trước trẻ, yêu
thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Thứ 2. Người lớn phải luôn khuyến khích việc học tập của trẻ, nếu đựơc chia sẻ
thì trẻ sẽ tự tin vào năng lực của bản thân và chúng thường hy vọng vào tương lai
nhiều hơn.Thông qua chơi nhân cách được hình thành thể hiện qua ý chí, tình cảm
của trẻ, chơi để lớn lên. => Cho nên, người lớn cần tạo cơ hội để trẻ chơi, từ đó giúp
trẻ tìm ra nhiều cách học khác nhau, những kinh nghiệm trẻ nhận được trong các trò
chơi là nền tảng tạo nên sự hăng hái học tập lâu dài ở trẻ, vì trẻ nhận ra rằng “học
vừa vui, vừa có ý nghĩa”. Đồng thời, khi trẻ tham gia vào trò chơi, trẻ còn biết lập
kế hoạch chơi, sáng tạo với các cách chơi và cố gắng đạt mục đích đây chính là
những kỹ năng cơ bản để sống và làm việc sau này của trẻ .
- Thứ 3. Để hình thành và phát triển ở trẻ những thói quen: như nghi thức văn hóa
trong ăn uống cần thiết không chỉ có sự tập luyện mà còn cần sự thống nhất những
cách thức và phương thức giữa gia đình và nhà trường với nhóm lớp => Chỉ có sự
kiên trì, nhẫn nại, sự đồng cảm, sự quan tâm, sự chú ý và sự giúp đỡ quý báu của
người lớn mới giúp trẻ vượt qua những khó khăn, trở ngại, mới tạo được một bầu
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Kim Anh – Trường Mẫu Giáo Định Hiệp -Trang
21 -
Ñeà taøi: “Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tuổi Mẫu giáo”
không khí thân ái, đầm ấm cần thiết trong những bữa ăn ở gia đình cũng như ở
trường học.
- Thứ 4. Người lớn cần thường xuyên chỉ ra cái mới cùng tìm tòi với trẻ: một cách
hăng hái khơi gợi sự tò mò tính hăng hái của trẻ, hãy trao đổi với trẻ về những
thông tin mà cô giáo, cha mẹ mới tìm thấy cho trẻ thấy rằng “ Học lúc nào cũng vừa
vui, vừa thử thách ” .
- Thứ 5. Tham gia vào việc giáo dục con cái : không nên để tốn quá nhiều thời gian
và cũng không cần tốn sức tập luyện, cha mẹ chỉ tốn ít thời gian khi cho trẻ thấy cha
mẹ rất coi trọng giá trị của việc giáo dục => Cho nên việc tham gia ở mức độ nào
không quan trọng nhưng thời gian đó thật đáng giá và đó là sự đầu tư cần thiết cho
tương lai của trẻ.
- Thứ 6. Hàng ngày kể chuyện cho trẻ bằng phương pháp mưa dầm thấm lâu: Cô
giáo, cha mẹ trẻ hãy dành thời gian mỗi ngày để kể cho trẻ nghe những câu chuyện,
dành thời gian trò chuyện với con trẻ => Vì chuyện là kho báu của dân tộc, kể
chuyện cổ tích là con đường ngắn nhất, đơn giản hiệu quả nhất trong giáo dục nhân
cách cho trẻ.
2./ Một số điều người lớn cần tránh khi dạy trẻ kỹ năng sống:
- Một. Đừng bao giờ hạ thấp trẻ: Cứ mỗi lần chúng ta nói những lời hạ thấp khả
năng của trẻ là chúng ta đã phávỡ những suy nghĩ tích cực về chính bản thân trẻ
(Không nên tạo cho trẻ thói quen kiêu ngạo nhưng cũng không nên lăng nhục trẻ ).
- Hai. Không doạ nạt trẻ: Người lớn cần nhớ rằng mỗi lần chúng ta dọa nạt trẻ là
chúng ta đã làm cho trẻ sợ hãi và căm giận người lớn. Sự đe dọa hoàn toàn có hại
cho đứa trẻ và sẽ không giúp cho hành vi của trẻ tốt hơn.
- Ba. Đừng bắt trẻ hứa hẹn: vì sự hứa hẹn hoặc dọa nạt không có ý nghĩa đối với trẻ
=> Nếu trẻ cảm nhận được và thấy ray rứt vì không làm tròn lời hứa thì ở trẻ sẽ phát
triển cảm giác hối lỗi và ngược lại.
- Bốn. Không bao bọc trẻ một cách thái quá sẽ làm trẻ yếu đuối: Cha mẹ thường
không đánh giá đúng khả năng của trẻ cho rằng trẻ còn nhỏ sẽ không làm được một
điều gì cả. Sự bảo bọc thái quá sẽ dẫn trẻ đến ý nghĩ rằng bản thân trẻ không thể
làm điều gì nên thân. Hãy nhớ: “ Đừng bao giờ làm những gì mà trẻ có thể làm
được”. Những điều không phù hợp với lứa tuổi của trẻ, không nên yêu cầu: vì
những yêu cầu ở trẻ phải thực hiện một hành vi chín chắn, mà trẻ chưa có khả năng
làm các yêu cầu không mang tính thống nhất và liên tục trong việc cho phép hoặc
cấm đoán sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tính nhận thức ở trẻ.
- Năm. Không nên yêu cầu trẻ phục tùng theo ý người lớn ngay lập tức: vì sự phục
tùng một cách thái quá không có sự thoả thuận giữa các bên không tạo điều kiện
phát triển tính tự lập ở trẻ. Không thúc giục trẻ, đừng biến thời gian tiếp nhận thức
ăn, thành một cuộc chiến nhằm thực hiện những nhiệm vụ giáo dục. Sự nóng giận
của người lớn đối với những sai sót của trẻ không những làm trẻ ăn mất ngon, mất
hứng thú đối với đồ
ăn, mà còn gây cản trở nghiêm trọng cho trẻ trong việc hình thành những thói quen
ăn uống văn hóa .
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Kim Anh – Trường Mẫu Giáo Định Hiệp -Trang
22 -
Ñeà taøi: “Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tuổi Mẫu giáo”
- Sáu . Không nên giáo huấn quá nhiều: vì ảnh hưởng của những luồng ngôn ngữ đó
làm cho đứa trẻ ngưng hoạt động nhưng trong thực tế đứa trẻ không thể ngưng hoạt
động, sẽ dần làm cho trẻ nghĩ rằng trẻ là người có tội, làm nảy sinh tính tự ti, đánh
giá tiêu cực về bản thân sau này. Không tước đoạt của trẻ “ quyền được làm trẻ
con” hãy để cho trẻ được làm trẻ con thật sự đừng mong đợi trẻ là một người giống
như người lớn, đừng nhồi nhét lượng kiến thức quá mức so với khả năng tiếp nhận
của não bộ non ớt của chúng. Hãy gíúp trẻ lớn lên là “chính nó”.
C/ KẾT LUẬN
Qua hai năm thực hiện “ Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mẫu giáo
Định Hiệp ” những thành quả giúp tôi thực hiện tốt công tác này mà tôi tâm đắc :
Trường chúng tôi đã hình thành cho trẻ được những hiểu biết, những kỹ năng,
biểu lộ tình cảm, biết chăm sóc tự phục vụ bản thân, tự tin mạnh dạn trong các
hoạt động một cách tích cực, tự lập sáng tạo, ứng xử giao tiếp với người lớn lễ
phép, chan hòa thân thiện với bạn bè .
Bản thân là người quản lý chỉ đạo trong đơn vị, tôi luôn học hỏi trao đổi kinh
nghiệm với đồng nghiệp và nghiên cứu tài liệu, thông tin truyền thông để nâng
cao chất lượng quản lý trong nhà trường .
Đây chính là điều tôi đã rút ra được và kết luận rằng: “Việc hình thành những
kỹ năng sống của đứa trẻ diễn ra lâu hay mau. Điều đó còn phụ thuộc rất nhiều
vào mức độ (chuẩn )đúng đắn của người lớn đối với đứa trẻ ” trong giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ tuổi Mẫu giáo ./.
Định Hiệp, ngày 18 tháng 02 năm 2013
Người viết
. Nguyễn Ngọc Kim Anh
* Nhận xét đánh giá của hội đồng chấm, xét SKKN cấp trường
Định Hiệp, ngày tháng năm 2013
TM.HĐCSKKN
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Kim Anh – Trường Mẫu Giáo Định Hiệp -Trang
23 -
ẹe taứi: Kinh nghim giỏo dc k nng sng cho tr tui Mu giỏo
P.Hieọu trửụỷng
Mt s hỡnh nh t chc ho t ng giỏo dc k nng sng cho tr nh :
K nng giao tip, thớch nghi, hc tõp, khỏm phỏ, hot ng nhúm, t, t chm súc
bn thõn Qua sinh hat, hot ng l hi, tham quan khỏm phỏ ca tr .
Ngi thc hin: Nguyn Ngc Kim Anh Trng Mu Giỏo nh Hip -Trang
24 -
Ñeà taøi: “Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tuổi Mẫu giáo”
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Kim Anh – Trường Mẫu Giáo Định Hiệp -Trang
25 -