Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

skkn biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động tạo hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 26 trang )

Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động tạo hình.
MỤC LỤC

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:………………………………………………Trang 2,3
II/ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN:
1. Thuận Lợi:……………………………………………Trang 3,4
2. Khó Khăn:………………………………………… Trang 4,5
III/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN…………………………………Trang 4
1.Xác định mục tiêu……………………………………………Trang 5,6
2.Hoạt động tạo hình qua nhiều kỹ năng………………………Trang 6,7
3.Phối hợp cùng nhiều phụ huynh…………………………….Trang 7,8
4.Quan sát khả năng trên trẻ………………………………… Trang 9,10
5.Tích lũy cập nhật kinh nghiệm kiến thức từ đồng nghiệp… Trang 11,12
6.Cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin……………………Trang 12,13
7.Kết hợp môn tạo hình với môn học khác……………………Trang 13
8.Rèn luyện kỹ năng thao tác khi thực hiện…………………. Trang 14,15
9. Vật liệu ,đồ dung, dụng cụ…………………………………Trang 15
IV/KẾT QUẢ THỰC HIỆN………………………………… Trang 15,16
V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM……………………………… Trang 16 -> 18
VI/ PHỤ LỤC…………………………………………………Trang 19 -> 24

Gíao viên : Đỗ Thị Thanh Thúy Trường Mẫu Gíao Định Hiệp 1

1
Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động tạo hình.
I / ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hoạt động Tạo hình là một trong những hoạt động đóng vai trò hết
sức quan trọng ,chiếm vị trí rất quan trọng trong chương trình giáo dục
mầm non, nó là phương tiện cơ bản cho việc giáo dục thẩm mỹ, giáo dục
toàn diện cho trẻ ngay từ những năm đầu của cuộc sống. Với trẻ em nói
chung, đặc biệt lứa Mầm Non nói riêng đều có tâm hồn nhạy cảm với thế


giới xung quanh, thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ hấp dẫn.
Trẻ thường tỏ ra, dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, trẻ dễ bị cuốn
hút trước cảnh vật có nhiều màu sắc như bông hoa đẹp, hay những món
đồ chơi ngộ nghĩnh là bức tranh sinh động.
Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ mở rộng hiểu biết, phát triển
khả năng tri giác, hình thành ở trẻ khả năng tư duy, phát triển xúc cảm,
tình cảm, nhân cách, trí tuệ và sự khéo léo, tính kiên trì. Đặc biệt là phát
triển thẩm mỹ, nghệ thuật.
Tính sáng tạo phản ánh thế giới xung quanh một cách tích cực, biết
yêu quý và trân trọng cái đẹp (tình yêu con người ,yêu thiên nhiên, con
vật, cỏ cây, hoa lá …). Nó là phương tiện hữu hiệu, giúp cho cô và trẻ
trong việc tổ chức các hoạt động các môn học khác có liên quan trong
chương trình dạy và học của lứa tuổi Mầm non, ảnh hưởng mạnh mẽ tới
cuộc sống hàng ngày của con người.
Như trước đây vẫn thực hiện dạy theo chương trình cải cách và
chương trình đổi mới hình thức tổ chức giáo dục, phát huy tính tích cực
của trẻ chưa cao, có lúc còn dập khuôn, máy móc.Ngày nay thực hiện
chương trình GDMN mới đòi hỏi phải phát huy tính tích cực của cô và trẻ

Gíao viên : Đỗ Thị Thanh Thúy Trường Mẫu Gíao Định Hiệp 2

2
Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động tạo hình.
cao hơn, tổ chức tiết dạy, học phong phú hơn. Càn có sự lồng ghép , bám
sát nội dung chủ đề ,chủ điểm. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ
phát triển các chức năng tâm lí như khả năng tri giác các sự vật hiện
tượng xung quanh, từ đó buộc trẻ phải tư duy , tạo điều kiện cho trẻ được
khám phá phát triển óc tưởng tượng sáng tạo và ham muốn tạo ra cái đẹp.
Vì thế đòi hỏi người làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ, phải có
năng lực toàn diện, có những kỹ năng ,kiến thức,năng động sáng tạo mới

hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đó là đào tạo cho trẻ mầm non phát
triển một cách toàn diện . Để chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào thời đại
của nền văn minh, thời đại của công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước,
và là mục đích chung của của Giáo dục mầm non ,hình thành cho trẻ
những cơ sở ban đầu của nhân cách con người, phát triển tổng thể hài hoà
của trẻ về 5 lĩnh vực: (thể chất, ngôn ngữ, nhận thức,thẩm mỷ, tình cảm -
xã hội). Đặt biệt trẻ Mẫu giáo 5 tuổi được chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, với
một số vốn kinh nghiệm bước vào lớp 1 sau này.
Vì vậy việc giáo dục thẩm mỹ cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi mẫu
giáo để ươm trồng những tài năng nghệ thuật cho tương lai. Đó cũng
chính là lý do tôi chọn đề tài “ Biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia hoạt
động Tạo hình “. Tôi đang thực hiện tại trường MG Định Hiệp.
II / NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN.
Khi xác định tầm quan trọng của đề tài , để thực hiện được đề tài đã
chọn tôi cũng gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau :
a/ Thuận lợi :

Gíao viên : Đỗ Thị Thanh Thúy Trường Mẫu Gíao Định Hiệp 3

3
Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động tạo hình.
- Được sự quan tâm của BGH nhà trường, hội đồng chuyên môn nhà
trường đã mua sắm trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho hoạt động tương
đối đầy đủ, phòng học rộng rãi, thoáng mát, có đủ ánh sáng cho trẻ hoạt
động.
- Trường có nguyên vật liệu thiên nhiên từ các loại hoa kiểng như: lá mít,
lá dừa, lá xoài ,lá mận
- Trẻ rất thích khám phá và tạo ra các sản phẩm tạo hình
- Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn sử
dụng vi tính.

- Trong lớp bố trí đủ 02 giáo viên , với số trẻ đảm bảo số lượng định biên
trên nhóm lớp theo qui định.
- Bản thân đã tốt nghiệp TH sư phạm Mầm non
- Địa phương là vùng quê nên nguyên vật liệu thiên nhiên dễ tìm, phong
phú .
- Được sự hưởng ứng chia sẻ từ phía phụ huynh đóng góp những
nguyên vật liệu , phế phẩm.
b/ Khó khăn
Năm học 2011 – 2012 .Tôi được phân công dạy lớp lá 1.Tại trường MG
Định Hiệp .Trường tôi là một trường MG thuộc vùng nông thôn cư ngụ tại
ấp Hiệp Phước – Xã Định Hiệp, đời sống của nhân dân ở đây cũng còn khó
khăn. Bố mẹ các cháu đa số là công nhân cạo mủ tư , phần ít chỉ là con em
công nhân biên chế chính thức của công ty cao su và số trẻ còn lại là ba mẹ
buôn bán ,nên họ đi làm và buôn bán cả ngày, ít có thời gian quan tâm đến

Gíao viên : Đỗ Thị Thanh Thúy Trường Mẫu Gíao Định Hiệp 4

4
Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động tạo hình.
con. Mà các cháu phần đông chưa được đến trường, chưa qua lớp Mầm,
Chồi nên một số kỹ năng về tạo hình còn hạn chế.
- Giáo viên phối hợp cùng tôi còn mới, chưa hiểu hết về địa phương,
chưa có bề dày về kinh nghiệm giảng dạy cũng như tổ chức một số hoạt
động . Trong khi đó yêu cầu về công tác thực hiện chương trìnhGDMN
mới; “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đòi hỏi người giáo viên
mầm non phải thật năng động,sáng tạo, linh hoạt , nhạy bén, khéo léo trong
khâu tổ chức các hoạt động cho trẻ và tạo điều kiện cho trẻ được tư
duy,sáng tạo tích cực trong hoạt động.
- Nhưng thực tế đa phần các cháu trong lớp tôi, chưa được qua trường lớp
mẫu giáo, nên nề nếp thích nghi sinh hoạt chưa đồng đều (trẻ còn nhút nhát,

chưa chủ động tham gia vào các hoạt động ), chưa thật sự tích cực hứng thú
vào môi trường hoạt động tập thể .
III / BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
=> Từ những khó khăn trên tôi đã mạnh dạn đưa một số giải pháp
như sau :
1. Xác định mục tiêu:
- Hoạt động Tạo hình là môn học mang tính nghệ thuật rất cao, hay nói
đúng hơn đây chính là một hoạt động nghệ thuật. Vì quá trình hoạt động
là quá trình trẻ được sử dụng các kỹ năng, thao tác và bằng cả trí tưởng
tượng để tạo ra sản phẩm nghệ thuật. Để trẻ có thể tham gia hoạt động
và các hoạt động một cách tích cực thì đòi hỏi trước tiên :
+ Thứ nhất :Llà trẻ phải có kỹ năng tạo hình

Gíao viên : Đỗ Thị Thanh Thúy Trường Mẫu Gíao Định Hiệp 5

5
Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động tạo hình.
+ Thứ hai : Nguyên vật liệu cần đa dạng,phong phú để tạo điều kiện cho
trẻ hoạt động
+ Thứ ba : Nguyên vật liệu phải mang tính phù hợp với điều kiện thực tế
tại địa phương , tại đơn vị , nhóm lớp (dễ tìm , dễ kiếm, không tốn kém về
tài chính )
- Trẻ 5 – 6 tuổi, đây là lứa tuổi trẻ rất hiếu động, tò mò, muốn học hỏi, tìm
hiểu ,trong các hoạt động của tuổi mẫu giáo: “chơi giữ vai trò hoạt động chủ
đạo”. Khác với người lớn , trẻ em thật sự học trong khi chơi qua “chơi mà
học, học mà chơi” :
=> Chính vì thế :
+ Trẻ là chủ thể tích cực, giáo viên là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở
các hoạt động tìm tòi khám phá của trẻ.
+ Trẻ chủ động tham gia các hoạt động đó để phát triển khả năng, năng lực

của mình.
 Trước những vấn đề trên, không chỉ cho trẻ hoạt động tích cực trong
giờ học mà còn phải cho trẻ hoạt động tích cực ở giờ chơi và mọi lúc
mọi nơi, cho nên việc tạo môi trường học tập xung quanh lớp cho trẻ là
rất cần thiết . Nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân nhiều hơn,
được tự do khám phá theo ý thích, theo khả năng của mình giúp trẻ phát
hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến thức kỹ năng
của trẻ được củng cố và bổ sung.
 “ Tạo môi trường học tập trong lớp cho trẻ 5 tuổi hoạt động một cách
tích cực” góp phần thực hiện tốt phương pháp đổi mới giáo dục mầm
non của nhóm lớp tôi nói riêng và trong nhà trường nói chung.

Gíao viên : Đỗ Thị Thanh Thúy Trường Mẫu Gíao Định Hiệp 6

6
Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động tạo hình.
Vì thế bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm ra những biện pháp để hướng dẫn
cho trẻ hoạt động cá nhân một cách tích cực, kiến thức của trẻ được bổ sung
và củng cố phong phú, giúp trẻ phát hiện ra nhiều điều mới lạ hơn .
2.Hoạt động tạo hình theo nhiều kỹ năng:
- Kỹ năng cơ bản:
+ Vẽ
+ Xé dán
+ Cắt dán
+ Nặn
+ Tô màu
+ Gấp
=> Theo một chủ đề với nguyên liệu ,vật liệu :
+ Giấy màu : gấp hình hoa , quả , con vật
+ Màu sáp : tô màu đồ vật như sách , bút , cây , hoa , quả , động vật

+ Màu lông : Viền những đường nét chính để làm nổi bật đường nét cơ
bản của các biểu tượng hình ảnh ( đồ dùng , động vật , thiên nhiên…)
+ Lá cây : Thắt nhiều con vật , làm đồ dùng như : con châu chấu , con
chim , con cào cào , dây đồng hồ , dây chuyền ,nhẫn…
+ Phế liệu : làm lọ hoa , kệ đựng hộp đánh răng , các con vật ….
- Cấu trúc một tiết dạy :
Tôi tổ chức cho cá nhân trẻ hoạt động để tạo ra sản phẩm theo ý tưởng
một cách tích cực, sau đó cho trẻ nhận xét sản phẩm .
Ví dụ :

Gíao viên : Đỗ Thị Thanh Thúy Trường Mẫu Gíao Định Hiệp 7

7
Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động tạo hình.
Hướng trẻ theo hướng tích cực phát huy tính sáng tạo của trẻ qua kĩ năng
về tạo hình cho trẻ có cơ hội được cảm nhận tác phẩm nghệ thuật tuy đơn
giản, chậm,chưa tập trung, chưa có thói quen nề nếp với lớp học , chưa
thật sự tích cực hoạt động tạo hình như: Các hoạt động còn vụng về, vật
liệu còn hạn chế.
3. Phối hợp cùng phụ huynh :
Để nâng cao hoạt động tạo hình cho trẻ và để có sự giáo dục đồng bộ
giữa gia đình và nhà trường là một việc làm hết sức cần thiết bởi, tôi
nhận thấy rằng tất cả mọi khó khăn trong học tập không thể thiếu được
vai trò giải quyết khó khăn của phụ huynh ,nên tôi tuyên truyền , tư vấn
trao đổi với Phụ huynh trong lớp để các bật phụ huynh nắm bắt được
nội dung cụ thể của hoạt động tạo hình qua các bước:
Bước 1 : Sưu tầm vật liệu liên quan đến môn học, đồng thời tôi thường
xuyên gặp gỡ trao đổi với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của
hoạt động tạo hình trong trường mầm non nói chung và đặc biệt nguồn
nguyên vật liệu là yếu tố quan trọng trong việc tạo cơ hội điều kiện cho

trẻ được trực tiếp hoạt động tạo ra những sản phẩm mà trẻ ưa thích .
Bước 2: Giúp trẻ rèn luyện đôi bàn tay khéo léo, vững chắc, linh hoạt hơn
tạo tiền đề cho các độ tuổi khác nhau. Vì hoạt động tạo hình không chỉ
giúp trẻ khả năng thẩm mỹ, biết nhìn nhận cái đẹp và đánh giá cái đẹp.
Ví dụ: Trước khi tiến hành các đề tài tạo hình tôi thường xuyên trao
đổi, thông báo với phụ huynh về các đề tài để phụ huynh có thể trò
chuyện với trẻ ở tại gia đình về các đề tài đó, từ đó giúp trẻ hiểu trước,

Gíao viên : Đỗ Thị Thanh Thúy Trường Mẫu Gíao Định Hiệp 8

8
Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động tạo hình.
hiểu sâu hơn, có cảm xúc về đề tài từ đó trẻ sẽ hứng thú tham gia tích
cực vàohoạt động .
Ví dụ: đề tài: “Vẽ hoa Mai ngày tết” theo chủ đề (Tết và mùa
xuân) hướng dẫn phụ huynh về nhà cho trẻ quan sát và trò chuyện bằng các
câu hỏi:
- Đây là hoa gì?
- Nó có màu gì?
- Cánh hoa như thế nào?
- Có mấy cánh hoa ?
- Hoa Mai thể hiện cho miền nào ? ….
Bước 3:
Giúp phụ huynh nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của môn học.
Ví dụ : qua tuyên truyền , tư vấn phụ huynh tôi còn động viên khuyến
khích trang bị thêm đồ dùng, giấy bút, vở bé tập tô màu, tìm các hình ảnh
sinh động trong sách báo, tạp chí để phụ huynh có thể dạy trẻ. Nặn, tô màu,
xé dán, chấm màu trang trí trên các tranh ảnh tạo cho trẻ có kỹ năng qua
những ngày nghỉ ở vào cuối tuần. Nhắc nhở phụ huynh trẻ nên động viên
khuyến khích trẻ kịp thời khi trẻ có sự cố gắng.

4. Quan sát khả năng của trẻ :
- Tôi bắt đầu quan sát và theo dõi để phát hiện ra những khả năng, kỹ
năng riêng của từng trẻ trong nhóm lớp, ở lĩnh vực tạo hình nhằm bổ sung
những phần thiếu, những phần đang còn hổng trong kỹ năng của trẻ.
* Bước 1 : Kiểm tra kỹ năng vào những sinh hoạt chiều, hoạt động ngoài
trời, giờ chơi ngắn, thời gian rảnh và cả trong hoạt động vui chơi tôi thường

Gíao viên : Đỗ Thị Thanh Thúy Trường Mẫu Gíao Định Hiệp 9

9
Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động tạo hình.
tổ chức cho trẻ thực hiện những bài tập tạo hình đơn giản thường tôi tạo ra
theo từng chủ điểm :
VD : Gợi ý dẫn dắt trẻ vào hoạt động -> xé, cắt, vẽ, nặn… xé bông
hoa, cát cái lá, nặn quả hình dài, hình tròn…
=> Với những bước đầu tôi thực hiện như vậy, tôi nhận thấy số trẻ làm
được chiếm70% còn 30% trẻ không làm được (lý do là trẻ mới, những trẻ
không chú ý trong giờ học). Những trẻ làm được thì rất vui và thích thú
làm tiếp.
* Bước 2 : Sau khi đã cơ bản xác định được kỹ năng tạo hình cá nhân của
trẻ, tôi bắt đầu phân nhóm để hoạt động. những trẻ có kỹ năng tốt thì tôi
cho những bài tập tạo hình tăng dần lên về độ khó, còn những cháu kỹ
năng yếu tôi hướng dẫn cụ thể hơn để làm sao cho cháu tự mình tạo ra
một sản phẩm của chính mình (tạo niềm vui, sự hứng thú ban bầu).
* Bước 3 : Việc tiếp theo tôi thực hiện là cho cháu mang những sản phẩm
tạo hình đó về cho ba mẹ xem. Một mặt tôi phối hớp với phụ huynh để
động viên, khích lệ cháu thông qua những sản phẩm đó, đồng thời mong
nuốn phụ huynh cùng cô giáo tạo thêm kỹ năng tạo hình cho cháu không
chỉ học ở trường mà còn được mở rộng ở gia đình.
* Bước 4 : Tôi đã dùng những sản phẩm tạo hình mà trẻ đã tạo ra để

phục vụ cho hoạt động chính của mình. Chính điều này đã khơi dậy và
khích lệ lòng đam mê nghệ thuật, mong muốn được tạo ra sản phẩm nghệ
của trẻ. Các cháu cảm thấy mình thật giỏi, mình đã giúp được cô của mình.


Gíao viên : Đỗ Thị Thanh Thúy Trường Mẫu Gíao Định Hiệp 10

10
Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động tạo hình.
5. Tích lũy cập nhật kỹ năng kiến thức từ đồng nghiệp :
* Bước 1 :
Xen kẽ với những buổi rèn kỹ năng tạo hình ngoài giờ, tôi đã sưu tầm
những kỹ năng sản phẩm tạo hình được tạo ra từ phế liệu, nguyên vật liệu
thiên nhiên ở các lớp trong cùng đơn vị và các đơn vị bạn , kể cả tham khảo
cả trên mạng Internet để làm tài liệu phục vụ cho hoạt động tạo hình, làm
tư liệu, hình ảnh cho cháu xem để nảy sinh những ý tưởng mới .
* Bước 2 :
Tôi kết hợp tọa đàm về cách làm những sản phẩm đó và đơn giản hóa
cách làm, để trẻ cảm thấy những sản phẩm đó thật dễ làm. Chính điều này
đã làm đa dạng thêm về sản phẩm tạo hình trong ý tưởng của trẻ, đồng thời
cũng kích thích lòng yêu thích sản phẩm tạo hình và mong muốn được tạo
ra sản phẩm tạo hình.
* Bước 3 :
Việc tiếp theo tôi chỉ ra cho trẻ thấy về những nguyên liệu được dùng để
tạo ra những sản phẩm đó. Tôi nhấn mạnh cho cháu thấy rằng những
nguyên vật liệu đó rất dễ tìm và ở đâu cũng có, cả ở trường cũng như ở nhà
đều có thể tìm thấy đó là : Hộp sữa, chai nước suối, vỏ lon nước ngọt, các
loại lá cây….ngoài ra tôi gợi ý để cháu mở rộng thêm về nguyên liệu trong
những điều kiện có thể.
VD : Khi ăn cam giữ lấy hạt để làm tranh, “về hiện tượng tự nhiên”

Hay ăn mãng cầu giữ lại hạt để “xếp hình các con vật”.
=> Chẳng hạn đi chơi vũng tàu bé nhớ lượm vỏ sò về, “để làm con
bướm, bông hoa” và nhiều sản phẩm khác nữa….

Gíao viên : Đỗ Thị Thanh Thúy Trường Mẫu Gíao Định Hiệp 11

11
Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động tạo hình.
- Ngoài ra tôi còn rèn kỹ năng tạo hình vào buổi chiều thì mặt khác
trong hoạt động có chủ đích như : Hoạt động Tạo hình, tùy theo từng chủ
đề tôi nghiên cứu, để đưa ra những đề tài phù hợp với chủ đề, phù hợp với
trình độ của trẻ, nhưng vẫn đảm bảo sự phát triển hài hòa các kỹ năng tạo
hình cho trẻ. Ví dụ : Qua vẽ, cắt dán, nặn, gấp, xé dán .
* Bước 4 : Ngoài ra tôi kết hợp trong hoạt động khác như :
+ Hoạt động Làm Quen Chữ Cái
VD: Trẻ sử dụng kỹ năng vo giấy thành chữ cái hoặc qua trò chơi “xem ai
nhanh” trẻ sử dụng kỹ năng cắt những chữ cái và đính lên bảng .
+ LQVT :
VD: rèn kỹ năng vẽ, nặn những chữ số…
+ LQVH :
VD: Trẻ sử dụng kỹ năng cắt dán và tô ,vẽ nhân vật,cây cối ,hoa cỏ , nhà…
+ Hoạt động khám phá :
VD: Vẽ và tô bức tranh. Chủ điểm PTGT trẻ sử dụng kỷ năng gấp thuyền
của mình vào trò chơi “ thả thuyền “.
6. Kết hợp giữa môn tạo hình với môn học khác :
Để cung cấp những kiến thức cụ thể trực quan nhằm hỗ trợ môn tạo hình.
- Môi trường trong lớp: Các mảng chính trong lớp như mảng chủ điểm, các
tiêu đề của các góc. Để gây ấn tượng cho trẻ tôi thường sưu tầm, thiết kế các
hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lí và có tên thật
gần gũi với trẻ.

- Mảng chủ điểm thường ở vị trí chính để trẻ dễ nhìn dễ thấy. Nội dung
của mảng chủ đề thường tổng hợp các hình ảnh về chủ điểm: Như chủ điểm

Gíao viên : Đỗ Thị Thanh Thúy Trường Mẫu Gíao Định Hiệp 12

12
Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động tạo hình.
trường Mầm non: Có hình ảnh ngôi trường, đu quay, cầu trượt…cô giáo =>
trẻ sẽ được trực tiếp hoạt động trên các mảng tường đó để thể hiện ý tưởng
tạo hình của mình
VD: + Môn hoạt động Khám phá thì cô và trẻ cùng khám phá trò chuyện
cụ thể như: Tên gọi , đường nét , hình dáng , màu sắc như : Con vịt có hình
dáng như thế nào ,các bộ phận bên ngoài : đầu , mình , chân , cổ , cánh , màu
lông….
+ Hoặc bông hoa có thân, cành , lá , hình dáng , màu sắc như thế nào …
+ Đối với môn văn học : Qua các bài thơ , câu chuyện cung cấp những
biểu tượng về hình ảnh , màu sắc gắn liền với nội dung và ngược lại, môn
tạo hình còn được làm rất nhiều đồ dùng đồ chơi để phục vụ môn học khác
như làm tranh truyện, môn âm nhạc …
=> Ngoài ra tôi còn trang trí xen kẽ trồng cây xanh, sắp xếp đồ dùng đồ
chơi cho hợp lí để tạo môi trường thực sự phù hợp với tâm lý của trẻ để trẻ
hứng thú tham gia hoạt động tạo hình.
VD : Thông qua hoạt động ngoài trời trẻ được chơi với lá cây nên tôi tận
dụng luôn các lá cây đó giúp trẻ sáng tạo thể hiện các sản phẩm tạo hình để
làm giàu vốn kinh nghiệm cho trẻ và kết hợp rèn luyện các kỹ năng về tạo
hình cho trẻ.
7. Cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin như :
Tôi cho trẻ xem các hình ảnh nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi. Các tác
phẩm được thực hiện các thao tác , cách làm các chi tiết tạo ra sản phẩm thật
gần gũi với trẻ


Gíao viên : Đỗ Thị Thanh Thúy Trường Mẫu Gíao Định Hiệp 13

13
Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động tạo hình.
VD: Vẽ hoa, nhà, con vật - tô màu, làm hiệu ứng gây hứng thú tôi hướng
dẫn trẻ thực hiện ,cho trẻ lần lượt thực hiện. tôi hướng dẫn tỉ mỉ cho trẻ được
làm quen dần qua máy tính.
8. Vật liệu , đồ dùng , dụng cụ :
- Vật liệu, đồ dùng, dụng cụ là thứ không thể thiếu được với hoạt động
tạo hình .Vì vậy khi có ý tưởng xây dựng tiết học hoặc cho trẻ hoạt động tôi
phải linh hoạt sáng tạo lựa chọn đồ dùng sao cho phù hợp với nội dung lứa
tuổi,tính năng sử dụng cao và đảm bảo tính thẩm mỹ, hấp dẫn, an toàn tuyệt
đối cho trẻ.
- Tăng cường sử dụng những vật liệu từ thiên nhiên : Cỏ khô, hoa lá
khô, tranh ảnh lịch cũ, họa báo cũ ….tìm chọn tập cho trẻ dùng kéo cắt hình
từ họa báo, lịch cũ có hình ảnh dùng để dán phục vụ nội dung cần hoạt động.
VD:+ Chủ đề phương tiện giao thông: dạy trẻ làm những chiếc tàu,
thuyền buồm…
+ Chủ đề thế giới động vật: Lá dừa làm chong chóng, con châu chấu .
=> Hay tận dụng giấy gói quà sinh nhật và những hạt sỏi hoặc cắt xốp ra
cho trẻ gói kẹo ( sản phẩm này trẻ vừa làm đồ chơi ở góc bán hàng, vừa làm
đồ dùng học toán: so sánh kẹo to kẹo nhỏ, so sánh số lượng nhiều – ít, phân
biệt kẹo màu xanh – màu đỏ – màu vàng …).Tận dụng giấy báo cũ, giấy in
phô tô…cho trẻ vo giấy, mỗi trẻ một ít xếp chồng lên nhau có sự giúp đỡ của
cô ( dùng hồ gắn kết giấy vo lại để tạo thành chữ cái ,con số trang trí ở góc
Làm Quen Với Toán , LQCC rất đẹp). Hay hạt dưa, giấy màu vụn, vỏ trấu,
cọng rơm cho trẻ cùng trang trí hình ảnh cùng cô làm chủ điểm.

Gíao viên : Đỗ Thị Thanh Thúy Trường Mẫu Gíao Định Hiệp 14


14
Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động tạo hình.
Nói chung để giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình thì giáo
viên phải làm tốt công tác chuẩn bị, chuẩn bị từ tranh ảnh vật mẫu đến các
nguyên vật liệu phù hợp và đủ với số lượng cho tất cả mọi trẻ đều được tham
gia hoạt động. Có như vậy thì giờ hoạt động chung của cô mới đảm bảo, từ
đó sẽ thu được kết quả cao hơn.
9 .Rèn luyện kỹ năng thao tác khi thực hiện :
Để trẻ thực tốt các bài tập tạo hình ở lứa tuổi này không chỉ cung cấp
kiến thức về hình ảnh , màu sắc mà còn phải dạy và rèn luyện cho trẻ các kỹ
năng cầm bút , tư thế ngồi, vẽ , nặn , xé , dán . Phối hợp vận dụng giữa kiến
thức với thực tiễn, phối kết hợp mắt, tay khéo léo từ đơn giản, cơ bản đến
phức tạp theo mức độ nhận thức, phát triển của trẻ.
VD: Với thể loại dán tranh thì cô cần dạy trẻ cách đặt bài phải cùng
chiều , vừa tầm tay trẻ vị trí ngồi , xác định nội dung bài , đàm thoại về yêu
cầu của bài , cách sắp xếp bố cục, màu sắc, hình ảnh phù hợp , cách chấm hồ
vào mặt trái của hình định dán , với bài nào thì cần phết hồ , với bài nào thì
dùng ngón tay trỏ chấm hồ nhẹ nhàng , rồi lau tay sạch sẽ vào khăn lau tay ,
nhặt giấy vụn sau khi làm bài …
IV / KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
- Những kiến thức mà trẻ thu lượm được ngoài tiết học đều được chắt lọc
và vận dụng vào trong tiết học thật cụ thể và phản ánh hiệu quả chân thực.
- Nhưng cái nổi bật ở đây là kết quả thu được từ tiết học cụ thể theo hình
thức đổi mới.
- Trẻ đã có sự tiến bộ, kỹ năng tạo hình vững hơn , biết hoạt động theo
nhóm chơi vào đầu giờ, hoạt động đón trẻ với mục đích “trẻ hướng dẫn trẻ”.

Gíao viên : Đỗ Thị Thanh Thúy Trường Mẫu Gíao Định Hiệp 15


15
Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động tạo hình.
- Tôi giao nhiệm vụ cho trẻ, trẻ nhanh nhẹn, hoạt động tích cực , chủ động
sáng tạọ .
- Trẻ rất hâm mộ tự hào về bản thân khi tạo ra sản phẩm tạo hình đẹp và
sẵn sàng chia sẻ cùng bạn , cùng tạo ra sản phẩm một cách hào hứng tích
cực.
- Ngôn ngữ và sự giao tiếp bằng ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển tốt
- Trẻ tích cực cùng tôi sưu tầm và tạo ra những sản phẩm mới sáng tạo.
- Các tiết hoạt động tạo hình trẻ đã thật sự tham gia hoạt động một cách
tích cực và có nề nếp luôn hào hứng một cách tự nguyện.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Sau một năm vận dụng biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động
tạo hình tôi đã gặt hái được những thành công nhất định và rút ra những
kinh nghiệm cho bản than như sau:
- Là người giáo viên mầm non ngoài lòng yêu nghề mến trẻ cần phải có
trình độ chuyên môn, có năng lực sư phạm phải có tính kiên trì, tỉ mỉ, tạo
môi trường lớp phong phú phù hợp với đặc điểm thực tế của lớp và nắm rõ
tâm sinh lí của trẻ.
- Bản thân luôn phải trau dồi học hỏi thêm những đồng nghiệp, luôn tìm
tòi sáng tạo trong giảng dạy, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến để
thiết kế giáo trình powerpoint trực quan gây hứng thú, đưa những bài hát,
vần thơ, có nhiều hình ảnh trừu tượng giúp trẻ sáng tạo trong hoạt động
tạo hình phù hợp với nội dung bài học để cung cấp kiến thức và gây
hứng thú cho trẻ đầu giờ hoạt động hoặc thư giãn sau khi hoạt động.

Gíao viên : Đỗ Thị Thanh Thúy Trường Mẫu Gíao Định Hiệp 16

16
Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động tạo hình.

- Tổ chức cho trẻ hoạt động, học mà chơi, chơi mà học, kiến thức cung
cấp cho trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Rèn luyện kỹ năng cho trẻ, cần
tiến hành từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra về chất lượng trên trẻ để có biện pháp
bồi dưỡng cho từng trẻ.
- Tạo môi trường trong lớp đẹp mắt hấp dẫn cho trẻ.
- Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các ban ngành trong xã để
giúp trẻ học tốt.
- Giáo viên luôn nghiên cứu sách báo, dự giờ để rút kinh nghiệm cho bản
thân.
- Xây dựng thiết kế nội dung hoạt động, tiết học tích hợp nhẹ nhàng, đưa
các câu hỏi gợi mở giúp trẻ phát huy tính tích cực, khả năng quan sát, tư
duy tưởng tượng.
- Trang trí môi trường có thẩm mỹ, thường xuyên thay đổi theo các góc
chủ điểm , kích thích trẻ và phụ huynh quan sát.
- Thông qua hoạt động tạo hình đã giúp cô và trẻ biết làm được nhiều đồ
dùng, đồ chơi để phục vụ các môn học khác. Tận dụng từ phế liệu , vật liệu
đã qua sử dụng, nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh, an toàn, thẩm mỹ trên trẻ .
- Việc lồng ghép tích hợp, cho trẻ hoạt động tạo hình ở mọi lúc, mọi
nơi giúp trẻ nâng cao hiệu quả học tập.
- Tạo tình cảm gần gũi giữa cô và cháu, nắm bắt tâm lý, trình độ và cá
tính của từng trẻ, kiên nhẫn và nhẹ nhàng giúp trẻ theo phương pháp
“Chơi mà học, học mà chơi”.

Gíao viên : Đỗ Thị Thanh Thúy Trường Mẫu Gíao Định Hiệp 17

17
Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động tạo hình.
- Tận dụng mọi nguyên vật liệu đơn giản để làm nhiều học cụ, đồ dùng
đồ chơi và cho trẻ học ở mọi lúc mọi nơi: Bằng giây mềm, bằng phấn vẽ trên

sân, tạo chữ bằng những đường nét trên cơ thể trẻ …
=> Bản thân cô giáo phải đầu tư, từ cách tổ chức cách hoạt động sao
cho phù hợp với các trẻ cho đến việc làm thêm nhiều tranh ảnh đồ dùng đồ
chơi .Tôi không ngừng rèn luyện cho mình tác phong, học hỏi nơi đồng
nghiệp, tham dự hội thi khi có dịp và luôn phát huy tính tích cực ở mọi nơi
mọi lúc có thể./.

Định Hiệp ngày 10 tháng 02 năm 2012
Người viết
Đỗ Thị Thanh Thúy


Gíao viên : Đỗ Thị Thanh Thúy Trường Mẫu Gíao Định Hiệp 18

18
Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động tạo hình.
Nhận xét đánh giá của hội đồng chấm xét SKKN cấp trường :
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Định Hiệp, ngày tháng năm 2012
TM.HĐCX.


Gíao viên : Đỗ Thị Thanh Thúy Trường Mẫu Gíao Định Hiệp 19

19
Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động tạo hình.
PHẦN PHỤ LỤC
TRẺ ĐANG TÍCH CỰC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH

Gíao viên : Đỗ Thị Thanh Thúy Trường Mẫu Gíao Định Hiệp 20

20
Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động tạo hình.
SẢN PHẨM CỦA CÁC BÉ

Gíao viên : Đỗ Thị Thanh Thúy Trường Mẫu Gíao Định Hiệp 21

21
Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động tạo hình.

Gíao viên : Đỗ Thị Thanh Thúy Trường Mẫu Gíao Định Hiệp 22

22
Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động tạo hình.

Gíao viên : Đỗ Thị Thanh Thúy Trường Mẫu Gíao Định Hiệp 23

23
Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động tạo hình.

Gíao viên : Đỗ Thị Thanh Thúy Trường Mẫu Gíao Định Hiệp 24


24
Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động tạo hình.
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN DẦU TIẾNG
TRƯỜNG MG ĐỊNH HIỆP
Đề tài :
“ Một số biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động tạo hình”
Năm học : 2011-2012

Gíao viên : Đỗ Thị Thanh Thúy Trường Mẫu Gíao Định Hiệp 25

25

×