Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

skkn trẻ làm quen với môi trường xung quanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.52 KB, 23 trang )

Lời cảm ơn
Qua quá trình thực hiện nghiên cứu thực tế “Nâng cao chất lượng đội
ngũ” ở trường mầm non Hoa hồng Phường tân An- Thị xã Nghĩa lộ. Tôi xin
chân thành cảm ơn Phòng giáo dục và đào tạo Thị xã Nghĩa lộ đã tạo điều
kiện cho tôi được tham dự đầy đủ các chuyên đề, được học tập, trao đổi
kinh nghiệm thông qua dự các tiết mẫu. Cảm ơn các tổ chuyên môn mẫu
giáo nhỡ lớn và cùng các đồng chí đồng nghiệp trường mầm non Hoa Hồng
đã ủng hộ giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu “Nâng cao chất
lượng đội ngũ”
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn./.
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
1
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1.1.LÝ DO KHÁCH QUAN:
Nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những mục tiêu lớn nhất trong
giai đoạn hiện nay. Đổi mới phương pháp giáo dục nhằm đạt được những mục
tiêu “ Xây dựng con người mới hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ, sẵn sàng tiếp
cận được những yêu cầu phát triển của xã hội. Trên đà phát triển của thế giới
1.2. LÝ DO CHỦ QUAN:
Tuy nhiên với độ tuổi của trẻ mọi sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ đều
luôn luôn mới lạ và có sức hấp dẫn kỳ lạ .Do đó việc lựa chọn nội dung giáo dục
như thế nào cho vừa sức với trẻ và đạt được hiệu quả như mong muốn thì chúng
ta cần có sự lựa chọn nội dung, chủ đề, định hướng đưa vào theo từng thời điểm,
giai đoạn như thế nào cho vừa và đủ với từng độ tuổi của trẻ.
Chính vì những vấn đề nêu trên, bản thân tôi đã xác định : Cần phải lựa
chọn nội dung cho trẻ làm quen với môi trường xã hội đưa vào thực tế nghiên
cứu ở lớp 5 tuổi tôi đang dạy. Chỉ với một nội dung này, nhưng kèm theo đó là
những yêu cầu rất lớn :
+ Đối với giáo viên :
Cần phải nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò trách nhiệm của mình, nắm
được nội dung, phương pháp giáo dục của bộ môn.


Có hiểu biết về xã hội, luôn nêu gương trước học sinh về việc rèn luyện
nhân cách
Chủ động tìm hiểu về lịch sử của địa phương nơi mình ở để có những hiểu
biết nhất định.
Thực hiện giảng dạy theo đúng yêu cầu, có sự sáng tạo, biết tận dụng môi
trường cho trẻ hoạt động .
+ Đối với học sinh :
Có nề nếp trong mọi hoạt động, tích cực tham gia vào hoạt động tìm tòi,
khám phá.
Có kỹ năng hoạt động theo nhóm, thảo luận nhóm . Trình bày các ý tưởng
của bản thân và đưa ra những kết luận của bản thân.
Nói tóm lại : Thông qua đề tài này việc cho trẻ làm quen với môi trường xã
hội sẽ có kết quả rõ nét hơn nhờ sự định hướng cụ thể của giáo viên và sự hoạt
động tích cực của học sinh.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
-Thông qua việc nghiên cứu đề tài giúp cho người giáo viên nắm được
những kiến thức cơ bản về cuộc sống xã hội, xác định rõ vị trí, trách nhiệm của mình
2
trong việc tìm hiểu, duy trì bản sắc văn hoá dân tộc cũng từ đó có khối lượng kiến
thức phù hợp để tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xã hội xung
quanh trẻ.
-Một số biện pháp giúp giáo viên có khả năng thiết kế môi trường cho trẻ hoạt
động.
-Tạo cơ hội cho trẻ khám phá môi trường, hướng dẫn trẻ hoạt động.
- Nghiên cứu việc lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục.
III. ĐỐI T ƯỢNG NGHIÊN CỨU :
Nghiên cứu về một số kinh nghiệm dạy trẻ làm quen môi trường xã hội
xung quanh.Để thực hiện tốt đề tài này cần chú ý tìm hiểu cuộc sống của người
Thái tại khu vực Mường Lò, những phong tục tập quán nổi bật của người dân
địa phương.

Phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen môi trường xung quanh.
Quan niệm đúng về Trẻ em là một thực thể xã hội đang hình thành nhưng
không phải là người lớn thu nhỏ lại mà nó vận động và phát triển theo quy luật
riêng của nó.
Đặc điểm tâm lý và nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 tuổi .
IV. GIỚI HẠN PHẠM VI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Làm quen môi trường xung quanh là một môn học giúp trẻ được tìm hiểu,
khám phá nhiều nội dung, kiến thức rộng lớn : Môi trường xã hội, môi trường tự
nhiên Do đó việc lựa chọn kiến thức phù hợp, thiết kế môi trường hoạt động có
hiệu quả là vô cùng cần thiết, chính vì thế tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu
trong quá trình dạy trẻ làm quen với môi trường xã hội.
Đối với lứa tuổi mầm non, nội dung cho trẻ tìm hiểu mang tính đồng tâm,
do đó khi nghiên cứu nội dung giáo dục cho độ tuổi mẫu giáo lớn cần duy trì ,
củng cố nhũng kiến thức trẻ đã tiếp thu ở lớp bé- nhỡ.
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Với nhiệm vụ khảo sát thực tế việc tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen
với môi trường xã hội tại nhóm lớp, áp dụng một số giải pháp cơ bản trong việc
thiết kế môi trường hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi .
Vận dụng linh hoạt trong quá trình giảng dạy để đưa những nội dung cơ bản về
môi trường xã hội xung quanh trẻ vào bài giảng một cách vừa phải, có hiệu quả.
3
Khẳng định bản chất việc hình thành nhân cách cho trẻ em phải có sự tác
động tích cực của người lớn tới sự tìm tòi khám phá của trẻ. Nghĩa là người lớn
phải hướng dẫn trẻ hoạt động một cách có mục đích, có kế hoạch để đáp ứng
phù hợp yêu cầu phát triển toàn diện .
Biết lựa chọn nội dung giáo dục lồng ghép cho phù hợp và sáng tạo giúp trẻ
hứng thú hoạt động.
Phối hợp với phụ huynh, tuyên truyền đầy đủ các nội dung giáo dục theo
chủ đề, chủ điểm trong quá trình tổ chức cho trẻ làm quen.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1 Phương pháp nghiên cứu lý luận.
2. Phương pháp quan sát.
3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.(Thiết kế, tổ chức, đánh giá hoạt
động, phối hợp trò chuyện, tuyên truyền)
VII. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU :
Từ tháng 05/2008 đến tháng10/2008 thực hiện nghiên cứu lý luận.
Từ tháng 9/2008 đến hết tháng 10 năm 2008 tiến hành điều tra thực trạng.
Từ 15/09 đến nay tiến hành các hoạt động thực nghiệm sư phạm.
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
Môn học Làm quen với môi trường xung quanh là một môn học không thể
thiếu trong chương trình giáo dục mầm non, nó góp phần tích cực vào việc giáo
dục trẻ một cách toàn diện, đặc biệt là phát triển tâm lý giáo dục tình cảm ở trẻ.
Việc cho trẻ làm quen với môi trường xã hội xung quanh trẻ nhằm thực hiện
những nhiệm vụ sau :
- Rèn luyện khả năng tri giác các sự vật và hiện tượng một cách nhanh nhạy.
- Củng cố những biểu tượng cũ, hình thành những biểu tượng mới. Đồng
thời phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Kích thích và rèn luyện tính thích khám phá, tìm tòi ham hiểu biết và các
thao tác trí tuệ.
- Giáo dục thái độ quan hệ, cách ứng xử đúng đắn.
4
- Giúp trẻ có được cảm nhận và rung động trước cái đẹp, ham muốn tạo ra
cái đẹp.
- Hình thành và rèn luyện một số kỹ năng cần thiết, thói quen vệ sinh, hành
vi văn minh, nếp sống văn minh cho trẻ.
Như vậy : Cho trẻ làm quen với môi trường xã hội xung quanh là tạo điều
kiện cho trẻ hoà nhập vào cuộc sống, tích luỹ cho trẻ những tri thức, những ấn
tượng tốt đẹp về con người, cuộc sống xã hội phong phú, đa dạng. Hình thành ở
trẻ những tình cảm xã hội đúng mực với suy nghĩ, thái độ quan hệ tích cực, cách

ứng xử đúng đắn với mọi người xung quanh . Chính vì tầm quan trọng đó, đòi
hỏi người giáo viên phải biết tận dụng mọi cơ hội ở mọi lúc, mọi nơi để dạy trẻ.
Vậy dạy trẻ như thế nào để có hiệu quả như mong muốn? Lúc này vai trò của
người giáo viên mới thực sự được phát huy.
Trong sự phát triển tâm lý có sự biến đổi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức
tạp . Phải có sự tích luỹ về lượng để dẫn đến sự thay đổi về chất. Mọi sự phát
triển đều là sự vận động và đấu tranh giữa các mặt đối lập với nhau. Phát triển
tâm lý vừa là sự thay đổi số lượng các chức năng tâm lý lại vừa là sự biến đổi
đổi chất lượng các chức năng tâm lý cũ để hình thành các chức năng tâm lý mới.
Như vậy nói đến sự phát triển tâm lý là người ta thường thấy những đặc tính tâm
lý mới khác về chất so với những đặc tính tâm lý cũ đã có ở chủ thể. Phát triển
tâm lý là tính kế thừa, là kết quả hoạt động của chính đứa trẻ với những đối
tượng do loài người tạo ra.
Các điều kiện của sự phát triển tâm lý trẻ em:
-Nền văn hoá của đất nước, của dân tộc ( Văn hoá xã hội ).
-Văn hoá vật chất ( Toàn bộ cơ sở vật chất ).
-Văn hoá tinh thần ( Các phong tục tập quán, truyền thống, lý tưởng, văn
học nghệ thuật và các yếu tố văn hoá phi vật thể.)
-Văn hoá gia đình (Truyền thống văn hoá của dòng họ, gia đình).
-Tâm lý trẻ mẫu giáo phát triển đầy biến động, có đột biến, có khủng
hoảng.
Tiền đề và điều kiện của sự phát triển tâm lý trẻ chính là thông qua các hoạt
động của trẻ và sự hướng dẫn của người lớn cùng một sự giáo dục phù hợp trên
cơ sở nền văn hoá vật chất và tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra cùng với
yếu tố di truyền của đứa trẻ.
Nội dung giáo dục trẻ thực hiện theo chương trình đồng tâm trẻ đã được
làm quen từ ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ, bé.
Tuy nhiên với đặc điểm tâm lý của trẻ là dễ nhớ, nhanh quên.
5
Trong thực tế quá trình dạy trẻ tôi nhận thấy: Những kiến thức trẻ đã được

tiếp cận ở độ tuổi 3-4 tuổi có ý nghĩa bổ trợ rất lớn cho năm học cuối tuổi mẫu
giáo. Tuy nhiên trong quá trình chuyển cấp từ mẫu giáo nhỡ, bé lên mẫu giáo
lớn thì trẻ đã quên nhiều ( do đặc điểm tâm lý trẻ dễ nhớ, nhanh quên, do thời
gian nghỉ hè trẻ không được ôn luyện, do sự phối hợp của gia đình chưa thường
xuyên).
Chính vì vậy tôi thấy cần thiết phải đưa đề tài “Một số biện pháp dạy trẻ
mẫu giáo lớn làm quen với môi trường xã hội” vào nghiên cứu và thực hiện.

Chương II : THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
Khi nghiên cứu đề tài này tôi nhận thấy những thuận lợi, khó khăn tác động
trực tiếp đến đề tài như sau :
1.Thuận lợi :
Bộ môn làm quen môi trường xung quanh đã được tổ chức thành chuyên
đề, qua đó giáo viên được củng cố về kiến thức, kỹ năng giảng dạy. Thông qua
các hình thức tổ chức chuyên đề giáo viên đã biết vận dụng phù hợp, dạy đúng
phương pháp, biết thiết kế môi trưòng cho trẻ hoạt động.
Thông qua việc tổ chức chuyên đề giáo viên được dự giờ, trao đổi, thảo
luận, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, tích luỹ được kinh nghiệm giảng
dạy cho bản thân. Đặc biệt được thực hành các tiết dạy trong nhóm lớp và nhận
được ý kiến đóng góp của ban giám hiệu, đồng chí đồng nghiệp. Là năm thứ hai
thực hiện chuyên đề do đó giáo viên đã có định hướng rõ ràng trong việc xác
định nội dung kiến thức, khai thác lồng ghép các nội dung giáo dục khác tương
đối phù hợp.
Năm học 2008-2009 là năm học thực hiện yêu cầu phổ cập với trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi, do đó 100% số trẻ trong độ tuổi 5-6 tuổi ra lớp,
6
Trẻ rất yêu thích các hoạt động, yêu trường mến lớp, có nề nếp trong mọi
hoạt động.
Môi trường xung quanh trẻ luôn kích thích sự tò mò, thích khám phá của
trẻ. Nhà trường đã có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng cơ sở vật chất, tạo

cảnh quan môi trường, đặc biệt là bổ sung đồ dùng, đồ chơi cho các nhóm lớp
tương đối đầy đủ, tạo cơ hội cho trẻ khám phá một cách tích cực.
2 Khó khăn:
-Tuy nhiên trong quá trình thực hiện giáo viên vẫn mắc phải những tồn tại :
Chưa thực sự sáng tạo trong việc thiết kế môi trường giảng dạy, chuyển tải nội
dung kiến thức chưa chọn lọc, còn ôm đồm, việc lồng ghép tích hợp các nội
dung giáo dục chưa thực sự hiệu quả.
- Cơ sở vật chất phục vụ cho chuyên đề còn thiếu thốn, chưa thật đồng bộ.
-Việc phối kết hợp với phụ huynh chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao.
-Một số cháu do chưa qua mẫu giáo 3-4 tuổi nên các cháu còn nhút nhát,
chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động cùng các bạn.
-Một số cháu do nhận thức yếu hơn các bạn nên cũng chưa thật tích cực
tham gia hoạt động.
- Hoạt động của trẻ chưa thật sự đồng nhất, còn mang tính bột phát, trẻ
thường làm theo ý thích cá nhân trẻ. Đôi khi trẻ nhận thức được song lại không
dám trình bày ý tưởng và đánh giá .
-Kết luận :
Làm quen với môi trường xung quanh là một bộ môn giúp trẻ được tìm tòi
khám phá, tạo điều kiện để trẻ được tích luỹ kinh nghiệm, phát triển toàn diện về
nhân cách.
Để sự tìm tòi khám phá của trẻ phát triển theo chiều hướng tốt, đảm bảo
các nội dung giáo dục theo yêu cầu độ tuổi thì việc nghiên cứu, lựa chọn nội
dung đưa vào thế nào cho phù hợp, đảm bảo trẻ nhận thức vừa đủ, không trùng
lặp, không nhồi nhét thì việc áp dụng đề tài này là hợp lý.
Do vậy tôi đã đưa ra một số giải pháp sau đây để giúp trẻ học tốt bộ môn
môi trường xung quanh.
1. Xác định vai trò, vị trí và nhiệm vụ của người giáo viên mầm non, khảo
sát trẻ qua các giai đoạn.
2. Nghiên cứu một số nét chính văn hoá của người Thái vùng Mường Lò.
3. Lựa chọn nội dung kiến thức.

4. Thiết kế môi trường hoạt động và hướng dẫn trẻ hoạt động.
5. Lồng ghép tích hợp các nội dung hoạt động.
7
Chương III: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. XÁC ĐỊNH VAI TRÒ, VỊ TRÍ VÀ NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI GIÁO
VIÊN MẦM NON, KHẢO SÁT TRẺ QUA CÁC GIAI ĐOẠN :
Giáo dục mầm non là nền móng cho việc xây dựng và hình thành nhân
cách của trẻ một cách toàn diện. Người giáo viên mầm non ngoài nhiệm vụ
chăm sóc trẻ còn phải thực hiện giảng dạy theo đúng chương trình của các độ
tuổi.
Có ý thức rèn luyện, học tập tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình dạy trẻ.
Phương pháp dạy trẻ làm quen với môi trường xung quanh được tổ chức
theo chuyên đề đối với từng độ tuổi. Yêu cầu giáo viên phải nắm được một số
nguyên tắc khi tổ chức dạy trẻ, biết khai thác các nội dung phù hợp với từng độ
tuổi, từng chủ điểm. Đặc biệt là nội dung lồng ghép, tích hợp bảo vệ môi
trường . Giáo viên phải biết lựa chọn nội dung đưa vào một cách có hệ thống,
phù hợp với trẻ, không trùng lặp, không gây quá tải, những hiện tượng cô nêu ra
phải gần gũi với trẻ, phù hợp với khả năng nhận biết của trẻ.
Phương pháp dạy trẻ là giúp trẻ quan sát, ghi nhớ, so sánh, trải nghiệm và
đưa ra kết luận.
Giáo viên phải thiết kế môi trường sao cho phù hợp để trẻ được thực hiện
theo một quy trình định hướng rõ ràng. Hình thức tổ chức phải phong phú, phù
hợp với từng thời điểm, tránh lặp lại.
8
Trước hết giáo viên phải nắm vững phương pháp giáo dục của bộ môn, có hiểu
biết nhất định. Luôn nêu gương trước học sinh về lời nói, việc làm, phong cách
ứng xử với đồng chí, đồng nghiệp và đặc biệt là giao tiếp với phụ huynh.
Tiến hành khảo sát trẻ qua từng giai đoạn, ngay từ đầu năm học giáo viên
phải tiến hành đánh giá, khảo sát chất lượng đầu vào trên cơ sở quan sát, đánh
giá qua hệ thống các bài tập, các câu hỏi có nội dung trẻ đã được học ở độ tuổi

mẫu giáo bé- nhỡ .
Kết quả đánh giá :
Số lượng
học sinh
Nhận
Nhận Đạt yêu
cầu
Yếu Ghi chú
30 5 6
15
4
Đánh giá theo hệ thống
câu hỏi giao tiếp, một số nội
dung đơn giản về mối quan
hệ trong giađình.
Thống kê kết quả khảo sát cho thấy: Số học sinh mạnh dạn, tự tin không có
nhiều, vẫn tồn tại một số học sinh yếu về khả năng trình bày diễn đạt. Do đó
giáo viên phải lựa chọn, phân nhóm học sinh để tiếp cận và thiết kế hoạt động
cho phù hợp.
Kết luận: Độ tuổi mầm non, với đặc điểm tâm lý dễ nhớ, nhanh quên,
chưa tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Sau thời gian nghỉ hè, không thường
xuyên ôn luyện trẻ bước vào mẫu giáo lớn với lượng kiến thức mới yêu cầu cao
hơn,dẫn đến trẻ chưa thực sự mạnh dạn, tự tin, chưa tích cực tham gia vào hoạt
động và đặc biệt là chưa dám đưa ra những ý kiến cá nhânđể trao đổi, thảo luận.
Chính vì những vấn đề nêu trên dẫn đến việc hoạt động theo nhóm kém hiệu quả, kết
quả khảo sát đã cho thấy rõ: Giáo viên cần tiếp cận, phân nhóm hoạt động cho phù
hợp. Từ đó linh hoạt trong việc áp dụng phương phát dạy trẻ cho có hiệu quả.
Ngoài những nội dung kiến thức chính cần cung cấp cho trẻ thông qua các
chủ điểm, giáo viên cần lựa chọn những nét đặc sắc của nền văn hoá dân tộc của
địa phương, duy trì và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc mình. Như vậy người

giáo viên phải có được những hiểu biết nhất định về văn hoá của địa phương.
2. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ NÉT CHÍNH NỀN VĂN HOÁ CỦA
NGƯỜI THÁI VÙNG MƯỜNG LÒ :
9
Mục đích: Giúp giáo viên có được những hiểu biết nhất định, lựa chọn nội
dung lồng ghép, tích hợp đưa vào dạy trẻ, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân
tộc
Là một thị xã miền núi, mang đậm nét văn hoá Mường lò. Nơi đây là cái
nôi của 17 dân tộc anh em : Thái, Kinh, Tày, Mường Mỗi dân tộc đều có một
nét văn hoá riêng thể hiện về trên cả lĩnh vực văn hoá vật thể và phi vật thể.
Người Thái là dân tộc đông nhất ở vùng Mường lò. Trên địa bàn của
phường Tân An nơi trường đóng chủ yếu là người dân tộc Thái sinh sống, do đó
tôi đi sâu vào tìm hiểu nét văn hoá của người dân tộc Thái.
Người Thái có trang phục độc đáo. Phụ nữ mặc áo cỏm, đủ màu sắc đính
hàng khuy bạc hình bướm, nhện, ve sầu chạy trên đường nẹp xẻ ngực bó sát
thân ăn nhịp với váy dài màu thẫm, cuốn hình ống, có hoa văn ở gâú, thắt eo
bằng thắt lưng xanh, đeo xà tích bên hông.
Đồ trang sức của phụ nữ Thái như nhẫn, hoa tai, vòng tay chủ yếu là bằng
bạc. Nữ Thái đen đội khăn piêu nổi tiếng với các hình hoa văn thêu nhiều màu
sắc rực rỡ.
Nam giới người thái mặc quần theo kiểu chân què có cạp để thắt lưng, áo
cánh xẻ ngực có túi ở hai bên.
Người Thái khéo tay, đặc biệt là phụ nữ Thái, giỏi nghề thủ công truyền
thống tiêu biểu là nghề dệt thổ cẩm.Nghề dệt thổ cẩm là nghề truyền thống lâu
đời của dân tộc Thái, gắn với nghề trồng lúa nước, đan lát.
Văn hoá ẩm thực cũng là một trong những đặc trưng của văn hoá Mường
lò, các món ăn của người Thái cũng thật độc đáo. Dưới bàn tay khéo léo của con
người, món xôi nếp là một trong những đặc sản khó quên nhất. Không chỉ có
xôi, món ăn mà người Thái thường hay chế biến ra mà ở nơi khác không có như
món : Rêu nướng, rêu hấp, măng chua, thịt trâu sấy,nộm hoa chuối rừng, rau xôi

thập cẩm những món ăn này luôn hấp dẫn bởi hương vị của núi rừng : Hạt xẻn,
hạt dổi, xiểng pột
Với tiềm năng về văn hoá dân gian đậm đà bản sắc, vũ điệu xoè là một
trong những loại hình nghệ thuật tiêu biểu của người Thái Nghĩa lộ. Bên đống
lửa hồng, những điệu xoè nhịp nhàng theo âm thanh trầm bổng. Điệu xoè hôm
nay đã trở thành tài sản vô giá của nhân dân các dân tộc vùng Mường lò. Cùng
góp phần cho kho tàng văn hoá các dân tộc vùng Mường lò, người Thái cũng có
rất nhiều các câu chuyện thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, sử thi, ca dao Với
tất cả những nét văn hoá độc đáo đó, mỗi chúng ta phải có trách nhiệm bảo tồn
gìn giữ và phát huy.
10
Kết luận :Như vậy, người giáo viên càn thiết phải tìm hiểu những nét văn
hoá của người dân địa phương để góp phần phát huy các nét đẹp văn hoá, vận
dụng vào trong quá trình dạy trẻ để góp phần không nhỏ vào công cuộc xây
dựng, gìn giữ nét đẹp văn hoá của địa phương.
3. LỰA CHỌN NỘI DUNG KIẾN THỨC :
Trong chương trình của độ tuổi 5-6 tuổi, nội dung kiến thức yêu cầu đối
với trẻ được nâng cao hơn so với lớp mẫu giáo nhỡ, bé. Song việc lựa chọn kiến
thúc lồng ghép để đưa vào thế nào cho phù hợp và đạt được những mong muốn
đã nêu, đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt lựa chọn và đưa vào một cách có
hệ thống.
Ví dụ : Trong chủ điểm " Bản thân" trẻ được nhận biết về bản thân, mối
quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, giữa mình và bạn, giữa học sinh và
cô giáo Nội dung cần lồng ghép đưa vào ở đây là : Mở rộng nhận biết về mối
quan hệ họ hàng, làng xóm. Giáo dục trẻ biết kính trọng các già làng, yêu quý
các em nhỏ, giữ gìn vệ sinh thân thể (quần áo, đầu tóc). Thích mặc những bộ
quần áo, váy truyền thống của dân tộc nhân các ngày lễ hội, biết kể tên các món
ăn mà mình thích, trò chuyện về những món ăn của dân tộc mình
Đặc biệt, cần gợi cho trẻ biết, tham gia vào các tiết mục văn nghệ : múa
xoè, hát các làn điệu dân ca, chơi các trò chơi dân gian. Thông qua đó trẻ được

thể hiện mình, gần gũi với các bạn hơn và có cơ hội trao đổi, thảo luận .
Giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động bề nổi của nhà trường như:
Tham gia văn nghệ cho chương trình khai giảng, tết trung thu, tết nguyên đán
Trong các chương trình văn nghệ này trẻ thích được mặc váy đẹp, thích múa hát,
đặc biệt trẻ có kỹ năng múa những điệu múa có làn điệu dân ca Thái như : Inh lả
ơi, múa xoè hoa khi biểu diễn những tiết mục này bước chân của trẻ rất uyển
chuyển, đúng nhịp điệu, thể hiện rõ tố chất sẵn có ở trẻ.
Trong hoạt động vui chơi trẻ cũng chú ý tới trò chơi nấu ăn, chế biến các
món ăn có tên gọi quen thuộc với trẻ như : Cá kho măng, rau xôi
Trẻ tự tin khi giới thiệu về mình, nói rõ được gia đình trẻ ở tổ mấy, phường Tân
An.Trong gia đình trẻ có bao nhiêu người.
Gia đình có Ông, Bà, Bố, Mẹ, các chú thím cùng chung sống là gia đình đông
người, đa thế hệ cùng chung sống ( Đây là nét đặc trưng của người dân tộc Thái)
Cũng qua nội dung này giáo dục trẻ có tình cảm yêu quý gia đình, những
người thân trong gia đình. Những tình cảm này được trẻ thể hiện qua những bức
vẽ thật ngộ nghĩnh, trẻ vẽ về những người thân trong gia đình.
11
Dưới đây là bức vẽ của cháu : Hoàng văn Chiêu , Hoàng Thị Thiên - Học
sinh lớp lớn A tôi chủ nhiệm:
4. THIẾT KẾ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG VÀ HƯỚNG DẪN TRẺ
HOẠT ĐỘNG:
Những nội dung đưa ra có đạt được kết quả như mong muốn hay không
phụ thuộc rất nhiều vào việc thiết kế môi trường hoạt động. Do đó người giáo
viên cần phải chủ động trong việc thiết kế môi trường tuỳ theo từng nội dung,
sao cho trẻ có cơ hội hoạt động tốt.
Ví dụ : Tên chủ đề : Làm quen với một số nghề truyền thống của địa
phương
Nghề dệt thổ cẩm, nghề đan lát, nghề nông Ta nên tiến hành :
Cho trẻ quan sát thực tế
Chơi trò chơi: Đóng vai các bác nông dân, cô thợ dệt

Quan sát tranh ảnh mô phỏng, xem băng hình, một số sản phẩm của nghề
dệt tại địa phương.
Ví dụ :
Trò chuyện về một số nghề, trẻ được quan sát các hành động: quay tơ, dệt
vải. Các bác nông dân cày ruộng… thông qua hoạt động đi dạo, đi thăm.
Giúp trẻ mô phỏng các động tác thông qua hoạt động đóng vai.
Quan sát một số sản phẩm của các nghề thông qua việc cô giáo sưu tầm từ
sách báo, tranh ảnh: ( Hình ảnh minh hoạ).
12


Cho trẻ chơi nối tranh các hoạt động về đúng nghề
Sau đó cho trẻ thảo luận, nêu ý tưởng và nhận xét theo ý hiểu của mình.
Chính vì sự phong phú của nội dung dạy trẻ, do đó giáo viên phải tuỳ thuộc vào
thực tế từng nội dung, từng thời điểm để thiết kế hoạt động.Sao cho trẻ có cơ hội
được thử nghiệm, thảo luận với nhau để đưa ra nhận xét theo ý hiểu của mình.
Tổ chức hoạt động cho trẻ không nhất thiết phải ở trong lớp, mà cô có thể
tận dụng môi trường bên ngoài lớp học : Nhà sàn văn hoá, sân trường, cánh
đồng lúa trước sân trường.
Với một số nội dung giáo viên có thể tổ chức cho trẻ tự tạo ra các sản
phẩm, làm các thí nghiệm, so sánh và đưa ra kết luận. Trẻ có thể hoạt động theo
nhóm: Mỗi nhóm được sắp xếp có đủ các đối tượng: Giỏi- Khá- Trung bình-
Yếu. Trẻ cùng được quan sát, trao đổi, thảo luận và thống nhất ý kiến .
Ví dụ : Cùng tìm hiểu về một nghề trẻ phải thống nhất được những đặc
điểm nổi bật của từng nghề , rồi đến những sản phẩm do nghề đó tạo ra.
Sau đó đưa ra những ý kiến nhận xét thống nhất chung: nghề nông là nghề
trồng lúa nước và hoa màu. Sản phẩm của nghề nông là ; thóc gạo, ngô, khoai,
sắn
Trẻ được thực hành làm một số công việc đơn giản : Cuốc đất ở vườn
trường, gieo hạt, tưới nước và nhổ cỏ từ đó trẻ đưa ra được kết luận : nghề nông

là nghề lao động chân tay, muốn có sản phẩm thì phải chăm sóc cây trồng, vật
13
nuôi. Cũng từ đó giáo dục trẻ biết ơn và kính trọng những người làm ra hạt gạo
để nuôi sống mình.
* Kết luận : Vai trò của người giáo viên vô cùng quan trọng trong việc lựa
chọn nội dung và thiết kế hoạt động. Lựa chọn nội dung vừa đủ với tầm nhận
thức của trẻ là cả một quá trình đòi hỏi người giáo viên phải tìm hiểu, chắt lọc,
linh hoạt đưa vào bài giảng sao cho có hiệu quả.
Thiết kế môi trường hoạt động mang tính nghệ thuật cao giúp trẻ hứng thú
tham gia vào hoạt động.
Tuân thủ nguyên tắc hướng dẫn của bộ môn là yêu cầu thiết yếu, giáo viên
cần vận dụng linh hoạt phương pháp hướng dẫn theo hướng đổi mới, thống nhất
một số phương pháp : Phương pháp quan sát, phương pháp sử dụng trò chơi,
phương pháp đàm thoại, phương pháp thử nghiệm, thí nghiệm. Kích thích sự
hứng thú của trẻ trong quá trình hoạt động, tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm,
để từ đó trẻ được quan sát, bày tỏ quan điểm của mình khi đánh giá, nhìn nhận
về các sự vật, hiện tượng.

5. LỒNG GHÉP, TÍCH HỢP CÁC NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:
Trong việc lựa chọn nộidung giáo dục,phải biết lựa chọn linh hoạt các nội
dung chính cần đưa vào, kết hợp với những nội dung có tính bổ trợ. Kết hợp
nhuần nhuyễn mới mang lại hiệu quả cao.
Ví dụ : Trong nội dung chủ điểm " Tết và mùa xuân" Nội dung chính là cho
trẻ tìm hiểu về không khí, tiết trời mùa xuân, các trò chơi
Vậy nội dung cần kết hợp ở đây là gì ? Giáo viên cần lựa chọn đưa vào một
số trò chơi dân gian ở địa phương như : Ném còn, đẩy gậy, một số hoạt động
văn nghệ : Múa xoè, hát khắp.
Hoạt động ngoại khoá đón tết nguyên đán: Trẻ được tham gia gói bánh
chưng, trang trí, bày mâm ngũ quả, thi đua cắt dán xúc xích…
Thông qua các hoạt động văn hoá văn nghệ, ngoại khoá như vậy trẻ được

ôn lại những nét văn hoá của dân tộc mình, từ đó giúp trẻ tự tin hơn, mạnh dạn
hơn như : Trẻ có thể kể cho cô nghe việc tổ chức đón tết của gia đình trẻ, các
loại bánh trẻ được ăn trong ngày tết, ăn mặc như thế nào trong ngày tết, trẻ được
đi chơi tết như thế nào, tham gia gói bánh chưng tết cùng cô và các bạn Qua
đó giúp trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ và tư duy hình tượng :
Trẻ kể cho cô nghe:
Nhà con có bánh chưng, có cành đào.
14
Nhà con mổ lợn cô nhé!
Nhà con về quê thăm ông bà.
Hoặc có bạn nói :
Gói bánh chưng thì phải có lá dong, gạo nếp, đỗ xanh.
Bạn khác bổ sung thêm:
Còn có cả thịt lợn, phải có lạt buộc nữa…
Trẻ hình dung ra:
Chiếc bánh chưng hình vuông, màu xanh.
Có cả bánh dài hình trụ nữa…
Ngoài ra giáo viên cần linh hoạt đưa vào mọi lúc mọi nơi theo mọi hình
thức: trò chơi, câu đố, qua các câu chuyện kể của cô và trẻ.
Kết quả: Khi thực hiện lồng ghép các nội dung giáo dục trong các thời
điểm hoạt động trong ngày của trẻ và thông qua các kỳ hoạt động ngoại khoá đã
cho thấy: trẻ rất chủ động, hứng thú tham gia vào các hoạt động, tự tin khi trình
bày ý tưởng của mình đầy đủ câu từ, biết tạo ra các sản phẩm đơn giản và giữ
gìn sản phẩm mình làm ra.
6. PHỐI KẾT HỢP VỚI PHỤ HUYNH:
Xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng và những khả năng nhận thức của trẻ
đối với môi trường, chúng ta cần chú trọng tới tất cả các đối tượng . Đặc biệt là
công tác phối kết hợp với gia đình, bởi chính gia đình là nơi trẻ được tìm hiểu và
tiếp cận về môi trường xung quanh một cách tích cực.
Thông qua buổi tuyên truyền hàng tháng, các cuộc họp phụ huynhđể thông

báo tới phụ huynh những nội dung cần truyền đạt.
Song song với việc tuyên truyền tập trung như vậy, giáo viên cần chủ động
thường xuyên trao đổi với phụ huynh về công tác phối hợp: Phụ huynh cần nắm
được nội dung của từng chủ điểm, thấy được những vấn đề cần phối hợp : Cung
cấp những hiểu biết của mình về đời sống văn hoá của địa phương, các sản
phẩm văn hoá, các loại đồ dùng, đồ chơi, sách truyện cho lớp. Phụ huynh có
thẻ đem đến các loại cây, con để bổ sung cho góc thiên nhiên của lớp, của
trường.
Về gia đình, giáo dục trẻ biết tham gia vào những công việc nhỏ vừa sức:
Quét nhà, cho gà, cho cá ăn, chăm sóc rau, cây cảnh
Từ đó giúp phụ huynh hiểu rõ việc chăm sóc giáo dục trẻ như thế nào cho
phù hợp, đặc biệt là quan tâm đến những vấn đề mở rộng nhận thức cho trẻ về
thế giới xung quanh, duy trì và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc mình.
15
Kết quả: Thông qua hình thức phối hợp tôi đã thu được một số kết quả
đáng mừng, phụ huynh đã thay đổi hẳn nhận thức về việc chăm sóc giáo dục trẻ,
thường xuyên trao đổi với cô giáo về tình hình của trẻ ở nhà, cung cấp cho cô
giáo những đồ dùng, đồ chơi sẵn có hoặc tự làm : như quả còn, ớp nhỏ, rổ con,
vải thổ cẩm Chủ động mang đến lớp các loại cây để trồng vào góc thiên nhiên.
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Những kết quả đã đạt được :
Trong năm qua, khi thực hành nghiên cứu một số biện pháp dạy trẻ mẫu
giáo lớn làm quen với môi trường xã hội, tôi nhận thấy những thay đổi rõ nét từ
việc lựa chọn nội dung giáo dục trẻ của giáo viên cho đến công tác phối hợp của
phụ huynh và đặc biệt là nhận thức của trẻ.
*Kết quả khảo sát vào thời điểm này cho thấy:
Số lượng học sinh
Nhận thức
tốt
Nhận thức khá

Đạt yêu
cầu
Yếu
30 12 10 8 0
Cùng một số sản phẩm của trẻ trong các hoạt động.
* Kết quả trong công tác phối hợp với phụ huynh:
-Số lượng đồ dùng, đồ chơi : 20 loại Chuyện kể dân gian: 02 chuyện.
-Bài hát khắp : 02 bài. -Cây cảnh : 05 cây Công lao động : 30 công.
Trên đây là những đánh giá kết quả sơ bộ trong quá trình triển khai những
biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn làm quen với môi trường xã hội . Trong quá
trình áp dụng bản thân tôi nhận thấy cần phải tiếp tục nghiên cứu, thay đổi, bổ
sung những nội dung lồng ghép tích hợp, sao cho ngoài truyền tải kiến thức
16
chính, người giáo viên còn có vai trò góp phần duy trì và phát huy bản sắc văn
hoá dân tộc tại vùng miền mình sinh sống. Với những nội dung nghiên cứu này
tôi sẽ còn phải theo đuổi trong những năm học tiếp theo, thu thập thông tin, xin
ý kiến đóng góp của đồng chí, đồng nghiệp.
2. Một số khuyến nghị của bản thân:
- Đề nghị nhà trường bổ sung thiết bị dạy học theo hướng đồng bộ.
- Cho giáo viên được tham quan học tập kinh nghiệm của các đơn vị trường
bạn có uy tín.
- Đề xuất ý kiến: Xây dựng vườn thiên nhiên trong nhà trường bằng nguồn
huy động đóng góp của nhân dân.
Trên đây là một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn làm quen với môi
trường xã hội tôi đã trình bày, kính mong nhận được ý kiến đóng góp của
các đồng chí, đồng nghiệp.
Nghĩa lộ, ngày 30 tháng 03 năm 2009
Người viết
Trần Thị Huệ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Lịch sử Đảng bộ Thị xã Nghĩa lộ .
- Tạp chí giáo dục mầm non.
- Các số báo địa phương và báo giáo dục thời đại.
- Kinh nghiệm của một số bậc cao niên trong phường.
- Đúc kết qua quá trình giảng dạy./.
17
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
18
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP THỊ
19
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TỈNH
20
PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ NGHĨA LỘ
TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG
***
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO LỚN
LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI
*******************

Họ và tên tác giả : Trần Thị Huệ
21
Chức vụ : Giáo viên
Tổ chuyên môn : Mẫu giáo lớn – nhỡ
Đơn vị công tác : Trường MN Hoa Hồng
Thị xã Nghĩa Lộ – Yên Bái
______Nghĩa Lộ, ngày 30 tháng 3 năm 2009______
MỤC LỤC
Nội dung TT
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU 2
1. Lý do chọn đề tài . 3

2. Mục đích nghiên cứu. 3
3. Đối tượng nghiên cứu. 3
4. Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu. 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu. 4
6. Phương pháp nghiên cứu. 4
7. Thời gian nghiên cứu. 4
22
Phần thứ hai: NỘI DUNG 5
Chương I : Cơ sở lý luận của đề tài: 5 – 6
Chương II: Thực trạng của đề tài: 7 – 8
Chương III: Giải quyết vấn đề : 9 – 16
1. Xác định vai trò, vị trí và nhiệm vụ của người giáo viên mầm non,
khảo sát trẻ qua các giai đoạn.
9 – 10
2. Nghiên cứu về một số nét chính nền văn hoá của người Thái tại
vùng Mường Lò.
10 –11
3. Lựa chọn nội dung kiến thức 11– 12
4. Thiết kế môi trường hoạt động và hướng dẫn trẻ hoạt động 13– 14
5. Lồng ghép thích hợp các nội dung hoạt động 15
6. Phối kết hợp với phụ huynh 16
Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 17
Những kết quả đạt được và những kiến nghị . 17
Tài liệu tham khảo 18
23

×