Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

MỘT số BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ làm QUEN với môi TRƯỜNG XUNG QUANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.65 KB, 23 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. THANH HÓA
TRƯỜNG MẦM NON QUẢNG TÂM

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO
TRẺ 3 - 4 TUỔI LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC
Họ và tên: Nguyễn Thị Thu
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác:
Trường Mầm Non Quảng Tâm
SKKN thuộc môn: Văn Học
NĂM HỌC 2012 - 2013
1
Sáng kiến kinh nghiệm
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I.Lý do chọn đề tài:
Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học kĩ thuật tiên tiến và hiện
đại. Sự phát triển khoa học công nghệ, văn hóa và nghệ thuật trong giai đoạn
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đòi hỏi con người phải có khả năng
xử lý các vấn đề phát sinh trong cuộc sống một cách có hiệu quả. Chính vì
vậy vấn đề đào tạo con người luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan
tâm, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong chính sách phát triển kinh
tế xã hội của đất nước.
Để đáp ứng với xã hội trong giai đoạn hiện nay ngành giáo dục cũng đó
xỏc định được điều đó và không ngừng đổi mới đặc biệt là giáo dục mầm non.
Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền
tảng cho giáo dục và đào tạo con người trong tương lai, phát triển về mọi mặt.
Như Bác Hồ đã từng nói:
“Trẻ em như búp trên cành


Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”
Muốn trẻ em trở thành “người lớn” theo đúng nghĩa của nó thì nhất
định phải có tác động giáo dục của người lớn ngay từ khi trẻ cất tiếng khóc
chào đời. Và hôm nay chúng ta đã giành tất cả những tình cảm yêu thương
trìu mến nhất cho các bé. Để những mầm non đó đâm chối nẩy lộc ra hoa, kết
quả thì vườn ươm đầu tiên và sớm nhất đó chính là trường mầm non. Đến
trường mầm non các bé được häc tập vui chơi, được học các kiến thức văn
hóa xã hội, chuẩn bị cho các bé hành trang bước vào cuộc sống. Với các bé,
cái gì còng lạ lẫm, cái gì cũng hay. Mổi khi nhìn thấy các bé tròn xoe ngỡ
ngàng và hỏi cô giáo “tại sao”? “vi sao”?. Những khoảnh khắc đó lòng tôi lại
dâng trào niềm cảm xúc yêu thương đến vô cùng. Vì vậy việc cho trẻ làm
quen với môi trường xung quanh là vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết
đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo. Hoạt động này rất thu hút và lôi cuốn trẻ.
Thế giới xung quanh trẻ rất kỳ thú, phong phú, đa dạng và sinh động và
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai
2
Sáng kiến kinh nghiệm
hấp dẫn phù hợp với nhu cầu nhận thức của trẻ. Tất cả trẻ em đều rất thích
tiếp xúc và hoạt động với thiên nhiên, với các đồ chơi, thích được giao tiếp
với bạn bè và những người xung quanh, muốn tìm hiểu khám phá tất cả và ở
trường bé có rất nhiều cơ hội để khám phá nó. Qua hoạt động khám phá đó trẻ
lĩnh hội tri thức, phát triển khả năng tư duy, quan sát, so sánh, phân loại, dự
đoán, thử nghiệm và từ đó hình thành các khái niệm và cách giải quyến các
vấn đề. Từ đó trẻ tích luỹ được nhiều kiến thức về môi trường xã hội (những
người lao động, ngành nghề quen thuộc, những phương tiện giao thông,
những đồ vật …), môi trường tự nhiên (động vật, thực vật, các hiện tượng tự
nhiên…). Người lớn có thể thoả mãn những nhu cầu hiểu biết đó của trẻ.
Nhưng song trong thực tế từ lõu hoạt động cho trẻ khám phá môi
trường xung quanh ở trường mầm non đã trở nên khụ cứng và hầu như thực
hiện các hoạt động theo yêu cầu của cô, không phát huy được tích cực của trẻ.

trẻ khám phá được sự vật hiện tượng, chỉ dừng lại ở bên ngoài. Một số giáo
viên còn xem nhẹ việc cho trẻ sử dụng các giác quan trong quá trình quan sát
và tìm hiểu sự thay đổi của sự vật hiện tượng. Giáo viên nói, trẻ chủ yếu được
nhìn, nghe và trả lời; ít được sờ mó các đồ vật và làm thử nghiệm. Giáo viên
chưa chú ý đưa ra những câu hỏi mở kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ.
Chính vì vậy mà trẻ ít có những trải nghiệm, ít có điều kiện để giải quyết vấn
đề và dự đoán những điều có thể xảy ra trong quá trình tìm hiểu, khám phá
môi trường xung quanh. Do đó hiệu quả của hoạt động này thường là thấp.
Nhận thức được tầm quan trọng và những hạn chế nói trên mà tôi luôn,
suy nghĩ phải làm thế nào để đưa chất lượng của hoạt động tìm hiểu môi
trường xung quanh đi lên. Từ đó tôi đó đưa ra đề tài “Một số biện pháp nâng
cao chất lượng cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh 3-4 tuổi”.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng
Như chúng ta đã biết việc cho trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh là
một trong những hoạt động giúp trẻ khám phá khoa học. Nó là quá trình
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai
3
Sáng kiến kinh nghiệm
hướng dẫn trẻ nhận thức được các sự vật hiện tượng trong thế giới xung
quanh trẻ một cách có mục đích, có hệ thống nhằm hình thành ở trẻ những
biểu tượng, những tri thức sơ đẳng về môi trường xung quanh một cách chính
xác đầy đủ, trên cơ sở đó giúp trẻ phát triển toàn diện.
- Thông qua việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh góp
phần hình thành cho trẻ những biểu tượng ban đầu về các sự vật hiện tượng,
giúp trẻ có được những hiểu biết sơ đẳng về những đặc điểm, tính chất, cấu
tạo, mối liên hệ, giá trị sử dụng và sự phát triển của các sự vật hiện tượng
xung quanh. Qua đó trẻ tích luỹ được vốn sống (tri thức, kinh nghiệm sống)
làm cơ sở để trẻ dễ dàng lĩnh hội những nội dung giáo dục của các hoạt động
vui chơi, lao động, học tập…Nếu vốn hiểu biết của trẻ về môi trường xung

quanh càng phát triển bao nhiêu thì khả năng lĩnh hội những nội dung giáo
dục của các hoạt động vui chơi, lao động, học tập…càng dễ dàng bấy nhiêu.
Hơn nữa nhờ có hoạt động vui chơi, lao động, học tập, trẻ lại được củng cố và
mở rộng những hiểu biết về thế giới xung quanh.
- Cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh còn góp phần hoàn
thiện các giác quan, các quá trình tâm lí, cảm giác, tri giác, tạo điều kiện cho
trẻ tiếp xúc nhiều lần với đối tượng trong quá trình làm quen với môi trường
xung quanh. Quá trình nhận thức của trẻ được phát triển đồng thời về tư duy,
ngôn ngữ, chú ý và ghi nhớ. Bởi vậy những biểu tượng mà trẻ thu nhận được
thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh được cụ thể chính
xác sinh động và hấp dẫn hơn, do đó trẻ dễ ghi nhớ và nhớ lâu
-Tìm hiểu môi trường xung quanh còn góp phần hình thành phát triển ở
trẻ tình cảm đạo đức và thẩm mỹ
Trẻ được tiếp xúc, được giáo dục đúng đắn trong môi trường tự nhiên
và môi trường xã hội, thực chất đã tạo điều kiện hình thành ở trẻ tâm hồn
trong sáng, hồn nhiên, cởi mở, có lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương với
người thân (ông, bà, cha, mẹ, bạn bè…); kính trọng cô giáo và những người
gần gũi; biết yêu lao động và những người lao động; trân trọng và giữ gìn sản
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai
4
Sáng kiến kinh nghiệm
phẩm lao động; biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ những truyền
thống văn hoá của quê hương đất nước. Bước đầu trẻ có lối sống văn minh
trong giao tiếp và trong sinh hoạt hàng ngày, có tình yêu đối với cái đẹp, biết
yêu quý, tôn trọng và giữ gìn cái đẹp, thích góp phần tạo ra cái đẹp và đưa cái
đẹp vào cuộc sống một cách sáng tạo.
-Thông qua các hoạt động dạo chơi thăm quan và các tiết học ngoài trời
giúp trẻ được hít thở trong lành làm cho tinh thần sảng khoái, thoải mái. Trẻ
thích thó học , thoải mái với nhu cầu hoạt động, giúp trẻ tích lũy được kinh
nghiệm sống để làm cơ sở cho trẻ lĩnh hội các nội dung giáo dục của học tâp,

vui chơi và lao động
Như vậy muốn phát huy dược tác dụng của môn học thì mỗi giáo viên
phải biết phát huy và sử dụng các phương pháp, biện pháp dạy học một cách
linh hoạt và sáng tạo để nâng cao chất lượng cho trẻ.
2. Kết quả
2.1. Thuận lợi
- Trường được đặt ở trung tâm xã thuận tiện cho các bậc phụ huynh đưa
và đón trẻ. Lãnh đạo địa phương luôn quan tâm đến công tác giáo dục của địa
phương do đó trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Khuôn viên sân trường
xanh sạch đẹp là điều kiện để trẻ tìm hiểu và khám phá về thiên nhiên như cỏ,
cây, hoa lá…
- Trường có bề dày kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Trong nhiều năm liền được công nhận là trường tiên tiến xuất sắc và là
trường chuẩn Quốc gia. Tập thể cán bộ giáo viên của trường luôn đi đầu trong
phong mọi phong trào thi đua của trường, của ngành. Việc chỉ đạo công tác
chuyên môn luôn luôn được chú trọng và nâng cao. Ngoài ra đội ngũ cán bộ
giáo viên của nhà trường đều có trình độ chuẩn và có 50% đạt trên chuẩn, có
lòng yêu nghề mến trẻ, đoàn kết giúp đỡ nhau trong công tác, phát huy truyền
thống thi đua dạy tốt- học tốt của nhà trường.
- Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục đào tạo và lãnh
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai
5
Sáng kiến kinh nghiệm
đạo địa phương nên hiện nay trường chúng tôi đã có các phòng học, khu hiệu
bé thoáng mát, sạch sẽ. Đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ cho quá trình
dạy và học tương đối đầy đủ. Khuôn viên, sân trường rộng rãi, thoáng mát, có
nhiều cây xanh tạo điều kiện cho trẻ hoạt động
- Địa phương nơi trường đóng có rất nhiều phong tục tập quán, ngành
nghề khác nhau giúp cho trẻ làm quen với môi trường xã hội thuận lợi.
- Ban giám hiệu thường xuyên có sự quan tâm, theo dõi trực tiếp chỉ

đạo kịp thời công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Chính vì vậy mà mọi hoạt động
của nhà trường luôn đi vào nề nếp, nghiêm túc và đạt hiệu quả cao.
- Ngoài ra phụ huynh học sinh cũng có nhiều đóng góp, ủng hộ đáng kể
trong công tác xây dựng trường, luôn chăm lo đến việc học tập, vui chơi, sinh
hoạt của con em mình ở trường mầm non điều này có tác động rất nhiều trong
việu tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh.
2.2 Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên còn có những khó khăn như sau:
- Đồ dùng, đồ chơi tương đối đầy đủ nhưng chưa phong phú, đa dạng
về chủng loại và màu sác, hầu hết là đồ dùng đồ chơi tự làm nên tính khoa
học và thẩm mỹ chưa cao.
- Nhận thức của học sinh còn hạn chế và không đồng đều (qua bảng
khảo sát đầu năm )
- Còn một số phụ huynh chưa nhận thức cao về ngành học nên quá
trình tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ còn nhiều khó khăn.
* Từ những thuận lợi và khó khăn trên qua nghiên cứu và tìm tòi tôi đã
tìm ra được những biện pháp tối ưu để có hướng phát triển cho trẻ trong hoạt
động tìm hiểu môi trường xung quanh. Trước khi áp dụng các biện pháp mới
tôi đã lập ra bảng khảo sát chất lượng đầu năm đối với trẻ và đã có kết quả
như sau:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai
6
Sáng kiến kinh nghiệm
Bảng khảo sát chất lượng đầu năm:
STT
Nội Dung
Tốt - khá Trung bình Yếu
Số
trẻ
Tỷ lệ

Số
trẻ
Tỷ lệ
Số
trẻ
Tỷ lệ
1
Nhận biết, so sánh, phân
biệt về các bộ phận của
cơ thể con người
15 46,9% 13 40,6% 4 12,5%
2
Nhận biết, so sánh, phân
biệt về đồ dùng đồ chơi,
phương tiện giao thông
và chất liệu
11 34,4% 16 50% 5 15,6%
3
Nhận biết, so sánh, phân
biệt được thế giới thực
vật, động vật
9 28,1% 18 56,3% 5 15,6%
4
Nhận biết, so sánh, phân
biệt về các hiện tượng tự
nhiên
8 25% 18 56,3% 6 18,7%
5
Nhận biết, so sánh, phân
biệt được một số nghành

nghề phổ biến trong xã
hội
9 28,1% 19 59,4% 4 12,5%
- Qua bảng khảo sát tôi thấy chất lượng trên trẻ chưa cao, khả năng
hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh của trẻ chưa đồng đều. Vì vậy qua
thời gian nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu chương trình đổi mới hình thức giáo dục
trẻ và hiện nay là chương trình giáo dục mầm non mới tôi đã đưa ra một số
biện pháp giúp cho trẻ mẩu giáo 3 -4 tuổi hoạt động tìm hiểu môi trường xung
quanh đạt hiệu quả cao hơn.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Các giải pháp thực hiện
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai
7
Sáng kiến kinh nghiệm
1. Nắm bắt hoạt động tâm sinh lý của trẻ:
Như chúng ta đã biết đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi này là chóng nhớ
nhưng cũng rất dễ quên. Trẻ phát âm chưa chuẩn (đối vơi trẻ nông thôn tiếng
địa phương còn nhiều). Một số trẻ còn nhút nhát.
Bởi vậy cô giáo phải luôn tìm hiểu nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý của
từng trẻ để có biện pháp giáo dục và giúp đỡ trẻ
VD : Cháu nói chưa rõ, nói ngọng, nói lắp thì tôi xếp ngồi cạnh cháu nói rõ,
nói đúng và nhắc trẻ giúp đỡ bạn
Tôi thường giành thời gian quan tâm đến nhũng cháu đó nhiều hơn,
động viên giúp đỡ trẻ kịp thời. Hoặc những cháu nhút nhát, không chịu hoạt
động, nói nhỏ hoặc ít nói thì xếp cháu đó được hoạt động với những cháu
nhanh nhẹn thích hoạt động, đồng thời cô luôn kịp thời động viên khích lệ trẻ
tìm hiểu về môi trường xung quanh. Như vậy tôi đã rút ngắn và dần dần xoá
được khoảng cách về tâm sinh lí giữa các trẻ trong lớp. Hầu như trẻ đã có sự
hoà đồng, tự nhiên khi giao tiếp với nhau, cùng nhau khám phá những điều
mà trẻ muốn biết. Hoạt động làm quen với MTXQ trở nên sôi nổi và hào

hứng hơn, thu được kết quả cao hơn.
2. Xây dựng nề nếp, thói quen trong giờ học:
Ngay từ đầu năm học tôi đã chú trọng đến việc rèn luyện nề nếp thói
quen cho trẻ trong giờ học: Không nói chuyện riêng; Không đùa nghịch trong
giờ học; Biết giơ tay xin phát biểu ý kiến khi cô giáo hỏi và biết “thưa cô…”
khi trả lời câu hỏi của cô. Có như thế sự chú ý tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của
trẻ sẽ không bị phân tán. Trẻ tập trung tìm tòi, khám phá những đề tài mà cô
đưa ra một cách tích cực. Trong quá trình giảng dạy tôi luôn quan tâm đến
những trẻ nhút nhát, thường xuyên gần gũi tạo cho trẻ cảm giác tự tin không
sợ sệt, vui vẻ, mạnh dạn khi phát biểu ý kiến… Vì vậy chỉ trong thời gian
ngắn trẻ đã ngoan hẳn và tiếp thu bài nhanh hơn.
3. Chuẩn bị môi trường cho trẻ hoạt động:
Việc chuẩn bị môi trường cho trẻ hoạt động cũng rất quan trọng. Tôi
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai
8
Sáng kiến kinh nghiệm
luôn cố gắng làm sao để tạo được môi trường hoạt động hấp dẫn đối với trẻ:
phong phú về đồ dùng, đồ chơi, cách trang trí sắp xếp gọn gàng, đẹp phù hợp
với trẻ… kích thích sự tò mò, tìm tòi khám phá, lôi cuốn trẻ vào hoạt động.
VD : Với đề tài “Một số động vật sống dưới nước”, tôi đã chuẩn bị
trang trí lớp theo chủ đề “Động vật sống dưới nước”, đồng thời chuẩn bị vật
thật là các bể có thả các con vật như: cá, tôm, cua, ốc ở các góc cho các nhóm
trẻ tự trải nghiệm, khám phá. Điều này mang lại hiệu quả rất cao.
Ngoài ra tôi linh hoạt tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung
quanh bằng nhiều hình thức khác nhau: Hình thức tổ chức ngoài trời, trong
lớp…sao cho phù hợp với từng tiết dạy, từng đề tài, chủ đề.
4. Sử dung phương pháp tích hợp dựa trên nền tảng đổi mới
- Tích hợp nghĩa là lồng ghép về mọi lĩnh vực đan xen về các hình thức
và kết hợp nhiều phương pháp giáo dục một cách thích hợp, khoa học. Chính
vì thế muốn nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với môi trường

xung quanh thì trong quá trình soạn bài và giảng dạy, tôi đã lồng ghép , tích
hợp nội dung của môn học khác nhằm thu hút sự chú ý của trẻ nhưng vẫn
nhấn mạnh trọng tâm của bàt dạy và trong thực tế đã mang lại hiệu quả cao.
- Ngoài ra do đặc điểm của trẻ mầm non là học mà chơi, chơi mà học.
Vì vậy yêu cầu cô giáo phải tạo ra một giờ học thoải mái không gò bó. Ngay
từ cách giới thiệu vào bài và cả quá trình giờ học phải sinh động hấp dẫn phù
hợp với nội dung chủ điểm. Cô có thể giới thiệu bằng nhiều cách khác nhau
như : giới thiệu bằng rối tay, tranh, trß chơi, kể chuyện, đọc thơ, mô hình hoặc
vật thật…và lời giới thiệu phải hấp dẫn dễ hiểu và phù hợp với đặc điểm của
trẻ
Trong quá trình dậy trẻ làm quen với môi trường xung quanh cô giáo
cần thay đổi các hình thức tổ chức để trẻ hứng thú như: thi đua theo tổ
nhóm…Ngoài ra đồ dùng đồ chơi để hoạt động cũng hấp dẫn
II. Các biện pháp tổ chức để thực hiện
1. Thực hiện trên một tiết dạy:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai
9
Sáng kiến kinh nghiệm
Sau đây tôi xin đưa ra một ví dụ cho đề tài
A/ HOẠT ĐỘNG HỌC .
KPKH: Đề tài: quan sát đàm thoại về nguồn nước, vai trò của nguồn nước
đối với con người
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức :
- Trẻ nhận biết gọi tên, đặc điểm nổi bật, tính chất của các nguồn nước,
biết đặc điểm lợi ích của nguồn nước đối với đời sống con người
2/ Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng quan sát, chú ý, có chủ định cho trẻ
- Rèn khả năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3/ Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết sử dụng nước sạch.
- Trẻ biết tác dụng của nước đối với sức khẻ con người.
- Biết dùng nước tiết kiệm, không lãng phí.
II/ Chuẩn bị:
- Giáo án điện tử
- Các bức tranh về nguồn nước:
+ Tranh về nguồn nước, sông suối, ao hồ
+Tranh về nước máy
+ Tranh về nguồn nước biển
- Dụng cụ thí nghiệm: bình, cốc
- Lô tô những hoạt động cần nước
- Lô tô những hoạt động không cần nước
- Bài hát “Phao bơi”
- Trò chơi “Trời nắng, tròi mưa”
III/ Tiến hành:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai
10
Sáng kiến kinh nghiệm
Cho trẻ chơi: Trời nắng, trời mưa
- Đố trẻ tên trò chơi?
- Nói đến mưa các con nghĩ ngay đến điều gì?
Giáo dục trẻ: Nguồn nước rất quan trọng đối với
con người và môi trường sống xung quanh ta …
Hôm nay cô cùng các con sẽ mở cuộc “Hành trình
tìm hiểu về nguồn nước”
Hoạt động 2: Quan sát thảo luận về nguồn nước,
lợi ích của nguồn nước đối với đời sống con
người

Cô hướng dẫn cho trẻ hướng mắt lên tranh trên màn
hình
*Bức tranh 1: Về nguồn nướ từ sông suối, ao hồ
-Cho trẻ quan sát về hình ảnh sông suối
- Nơi chúng mình dừng chân lần đầu tiên đó là gì
nào?
- Ai có nhận xét gì về bức tranh này?
- Cho trẻ quan sát hình ảnh vịt đang bơi ở ao
- Đàm thoại:
+ Vịt đang bơi ở đâu?
+Ao hồ từ đâu mà có?
+ Ai có nhận xét gì về nước ao hồ?
Giáo dục:
Ngày nay ở một số nơi do ý thức của con người còn
kem đã có những hành vi gây ô nhiễm môi trường
nước. (Cho trẻ xem một số hình ảnh nguồn nước bị
ô nhiễm). Vì vậy, mỗi chúng ta phải có ý thức bảo
vệ môi trường nước và điều đặc biệt là các con
- Trẻ chơi trò chơi
- Trời nắng, trời mưa
- Trẻ trả lời (nước)
- Trẻ nhìn màn hình
- Trẻ quan sát tranh
- Sông suối
- Trẻ nhận xét
- Ở ao
- Do con người đào đất
mưa tạo thành nước
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai
11

Sáng kiến kinh nghiệm
không được chơi ở gần ao, hồ dễ bị đuối nước.
Nước ao, hồ, sông, suối có tác dụng rất lớn đối với
mọi vật xung quanh như giúp cho cá, tôm sông
được, dùng để tưới tiêu. Ngoài ra còn cung cấp
nước cho nhà máy sản xuất ra điện thắp sáng hằng
ngày. Song nguồn nước này không thể sử dụng
trong ăn, uống và sinh hoạt của con người vì chưa
qua quá trình xử lý nước.
*Bức tranh 2: Về nguồn nước máy:
-Thế các con biết trong sinh hoạt hằng ngày chúng
mình dùng nước gì không?
-Chúng mình quan sát xem đây là hình ảnh gì?
- Nước mà chúng mình sinh hoạt hằng ngày được
lấy từ đâu? (Đưa hình ảnh xử lý nước sạch cho trẻ
quan sát)
Cô khái quát: Nước mà chúng ta dùng sinh hoạt
hàng ngày được lấy từ giếng khoan, sông, hồ nhưng
phải qua quá trình xử lý nước mới dùng được.
Nước sạch có tác dụng rất lớn đến đời sống sinh
hoạt của con người …
Giáo dục: Các con nhớ khi dùng nước xong phải
vặn vòi nước lại không để chảy nước bừa bãi để tiết
kiệm nguồn nước
*Bức tranh 3: Nước biển
Chúng ta đang trong cuộc hành trình tìm hiểu về
các nguồn nước và bây giờ chúng mình cùng đến
một nơi mà ở đó có chứa nguồn nước khổng lồ
trong đại dương bao la, rộng lơn. Nào chúng mình
cùng đi (Cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Phao bơi”)

- Có màu đục
- Trẻ xem tranh
- Trẻ lắng nghe
- Nước máy
- Uống nước, rửa tay …
- Sông suối, ao hồ
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai
12
Sáng kiến kinh nghiệm
- Cô dẫn dắt cho trẻ về chỗ ngồi của mình
- Cho trẻ quan sát tranh trên màn hình
- Đây là nơi nào?
- Bạn nào đã được đi tắm biển rồi?
- Ai có nhận xét gì về biển?
- Nguồn nước nào chảy ra biển?
- Nước biển có dùng để nấu ăn được không?
- Nước biển không dùng nấu ăn được vì trong nước
biển chứa hàm lượng muối cao nhưng nó cung cấp
rất nhiều cá, tôm, thủy hải sản cho con người
Ngoài ra, biển còn là nơi nghỉ mat, tắm nắng giúp
con người sảng khoái trong mùa hè nóng bức. Các
con khi đi tắm biển phải đi cùng người lớn và
không được vứt rác bừa bãi ra biển
Hoạt động 3: Thí nghiệm, so sánh
*Vừa rồi chúng mình vừa tìm hiểu về các nguồn
nước. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm nguồn nước, cô
cùng các con sẽ làm thí nghiệm:
Cô chuẩn bị một cốc nước lọc và một cốc nước
nóng
- Cho 1 trẻ lên tri giác (sờ) vào 2 cốc

- Hỏi trẻ cảm giác như thế nào?
- Cô đậy 2 tấm thủy tinh lên 2 miệng cốc:
- Các con quan sát xem điều bí mật gì sẽ xảy ra:
- Cô mở tấm thủy tinh ra cho trẻ quan sát, hỏi trẻ
- Ai có nhận xét gì?
Vì sao trên tấm thủy tinh lại có những hạt nhỏ li ti?
Cô khái quát: Đây là do ở nhiệt độ cao sẽ có sự bốc
hơi nước tạo thành những hạt nhỏ li ti đọng lại trên
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ vừa đi vừa hát
- Trẻ quan sát tranh
- Cảnh biển
- Trẻ kể
- Trẻ trả lời
- Nước sông
- Không dùng nấu ăn
được
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát thí
nghiệm
- Trẻ lên tri giác
- Nước nong, nước lạnh
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai
13
Sáng kiến kinh nghiệm
miếng kính cũng giống như hiện tượng nước bốc
hơi ngưng tụ thành những đám mây chứa nước sẽ
gây ra hiện tượng mua đấy
- Nếu mưa vừa thì sẽ giúp cho cây tươi tốt nhưng
nếu mưa to quá sẽ gây ra hiện tượng gì?

- Giáo dục: Vì vậy chúng ta phải nhắc nhở mọi
người không chặt phá rừng bừa bãi
- Để biết sự khác nhau giữa các nguồn nước chúng
mình quan sát:
Nước máy – Ao hồ
Hoạt động 4:
“Trò chơi”
Trò choi 1: Thử tài cùng bé
Cô nói đặc điểm của nguồn nước trẻ nói tên nguồn
nước:
+ Thân hình trong suốt, không màu, không mùi,
không vị, làm nhiều việc tốt đó là nước gì?
+ Tôi ở đại dương, tôi có vị mặn, giúp bác nông
dân làm ra hạt muối.
+ Nước gì màu đục, không dùng để ăn
Trò chơi 2: Thi xem ai nhanh
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi
- Cô thực hiện mẫu
- Cho trẻ chơi
- Cho trẻ chơi: Khen ngợi, động viên trẻ
- Kiểm tra kết quả của các tổ
- Dẫn dắt và cho trẻ hát bài “Phao bơi” và đi ra
ngoài
- Trẻ nhận xét
- Sự bốc hơi nước
- Trẻ lắng nghe
- Lũ lụt
- Nước máy trong ao hồ
đục
- Nước máy

- Nước mặn
- Nước ao, hồ, sông,
suối
- Trẻ lắng nghe
- Quan sát cô làm mẫu
- Trẻ thực hiện
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai
14
Sáng kiến kinh nghiệm
- Trẻ hát và đi ra ngoài
2. Cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh thông qua các hoạt động
học khác
- Thông qua hoạt động tạo hình trẻ tái tạo lại những gì đã hiểu biết về
đối tượng
VD: Cho trẻ “vẽ hoa mùa xuân” cô và trẻ cùng trò chuyện về hoa mùa
xuân cô có thể hỏi “mùa xuân đến có những loại hoa gì, đặc điểm như thế
nào” và cho trẻ vẽ về hoa mùa xuân
- Thông qua giờ thơ chuyện: Muốn dẫn dắt trẻ vào câu chuyện hoặc bài
thơ có nội dung trọng tâm về đối tượng nào đó, cô dùng đối tượng đó quan sát
đàm thoại sau đó vào bài dạy
VD: Cho trẻ đọc bài thơ “Hoa cúc vàng”
Cho trẻ quan sát và đàm thoại về bông hoa sau đó dạy trẻ đọc thơ
- Thông qua hoạt động âm nhạc khi cho trẻ ca hát về chủ điểm nào đó
có thể cho trẻ quan sát tranh và học vật thật
VD: khi thực hiện chủ điểm “phương tiện và luật lệ giao thông” với
bài “đường em đi” cô cho trẻ quan sát bức tranh và hỏi trẻ em bé đang đi ở
phía bên nào? Khi đi trên đường các con phải đi về phía bên nào? Sau đó cho
trẻ vào bài hát…
- Tìm hiểu môi trường xung quanh qua hoạt động làm quen với một số
kiến thức sơ đẳng về toán

Đây là một hoạt động rất cứng nhắc và khô khan. Vì vậy việc tích hợp
các môn học khác nhất là môn môi trường xung quanh sẽ giúp cho tiết học
thêm sinh động tạo cảm giác mềm mại và hứng thú hơn với trẻ
3. Sử dụng hình thức trò chơi:
- Trong tiết học trẻ không tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nhiều lần
bằng cách cầm lật đi lật lại đối tượng, mà nó diễn ra bằng hình thức trò chơi
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai
15
Sáng kiến kinh nghiệm
hấp dẫn “học mà chơi, chơi mà học” sẽ giúp trẻ nhớ sâu, nhớ lâu đối tượng
mà trẻ được làm quen
- Khi sử dụng trò chơi vào trong tiết học phải phù hợp, lựa chọn giữa
trò chơi động và trò chơi tĩnh đan cài vào nhau để tạo sự liên kết cũng cố kiến
thức
VD: khi tìm hiểu về lợi ích của cây cối tôi cho trẻ chơi trò chơi mô
phỏng động tác của cây
• Cách chơi:
Cả lớp cùng chơi ngoài trời, đứng xung quanh cô
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
-Lắng nghe! lắng nghe
-Nghe tôi hỏi nhỏ
-Ngọn gió mát ở đâu
-Lá cây có lợi ích gì?
-Hoa rực rở làm chi?
-Quả chín vàng đỏ tím?
-Thân cây cao thẳng tắp
-Khoai, lạc, sắn trên
nương
-Bé thích cây có ích
-Nghe gì? Nghe gì?

-Hỏi gì? hỏi gi?
-Trên cây cao xào xạc (giơ thẳng hai tay lên trời,
nghiêng người bên phải rồi bên trái)
-Che nắng cả che mưa (đan hai bàn tay vào nhau,
giơ cao lên đầu)
-Tỏa hương thơm ngào ngạt ( hai tay chum vào
mũi, hít vào, đưa dần cả hai tay lên cao và mở ra)
-¨n đã ngon lại bổ (hai bàn tay vuốt nhẹ từ ngực
xuống bụng, miệng hít hà, mũi thở xâu)
-Làm bàn ghế tủ giường (giã vờ nằm trên giường)
-Ăn no cho chóng lớn (nằm ngữa, duỗi chân, hai
tay xoa vào bụng )
-Thích thích thích (đứng thẳng, vổ tay, dậm chân)
4. Biện pháp học mọi lúc mọi nơi
Ngoài việc dậy trẻ trên tiết học chính tôi còn tổ chức cho trẻ học ở mọi
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai
16
Sáng kiến kinh nghiệm
lúc mọi nơi
* Thông qua giờ đón và trả trẻ:
Hàng ngày vào giờ đón trẻ, sau khi trẻ vào lớp tôi tranh thủ trò chuyện
cùng trẻ về chủ đề đang học hay trẻ có thể làm quen những kiến thức về
MTXQ qua những trang trí ở lớp do cô tạo ra. VD: ở chủ đề “Phương tiện và
luật lệ giao thông” cô hỏi trẻ: “Sáng nay ai đưa con đến trường?”; “Bố (mẹ)
đưa con đến trường bằng phương tiện gì?”; …Vào giờ trả trẻ cũng vậy cô
cũng có thể trò chuyện với trẻ: “khi đi các con nhớ nhắc bố mẹ đi bên phải, đi
đúng phần đường của mình, khi gặp đèn đỏ thì phải dừng lại”…Như vậy tôi
đã phần nào cung cấp cho trẻ những hiểu biết, kiến thức về MTXQ về chủ đề
đang thực hiện.
* Thông qua giờ ăn trưa:

Trước khi cho trẻ ăn, cô giới thiệu về các món ăn hiện có. Các món ăn
ấy được chế biến từ các loại thực phẩm khác nhau mà các loại thực phẩm đó
lại có nguồn gốc từ thực vật và động vật. Nhờ đó mà cô giáo có điều kiện để
củng cố lại những hiểu biết của trẻ về thế giới động vật và thực vật. Đồng thời
giáo dục trẻ biết trân trọng những sản phẩm mà người lao động làm ra, biết ăn
hết khẩu phần, không làm rơi vãi cơm, thức ăn…VD: Cô có thể hỏi trẻ: “Cơm
được nấu từ loại lương thực nào?”; “Yêu quý những hạt gạo do bàn tay người
lao động làm ra các con phải làm gì?”…
* Thông qua hoạt động góc
VD: khi dậy trẻ ở chủ điểm “gia đình” ở góc phân vai các cháu biết
chơi bán hàng, bán các loại lương thực phẩm có đầy đủ chất dinh dưỡng, bác
cấp dưỡng đi mua thực phẩm để nấu các món ăn. ở góc nghệ thuật cho trẻ vẽ
tô màu các nhóm thực phẩm, các món ăn. Góc học tâp: cho trẻ đến các loại
thực phẩm. Hoặc khi dạy trẻ với chủ điểm thế giới thực vật tôi còn tổ chức
cho trẻ xé cát dán, trang trí các loại cây, hoa quả vào góc chơi và dán xung
quanh tường, tôi cho trẻ làm những lọ hoa thật đẹp để trang trí ở các góc
* Thông qua giờ hoạt động ngoài trời
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai
17
Sáng kiến kinh nghiệm
Đây là hoạt động cho trẻ làm quen với môi trương thiên nhiên và môi
trường xã hội. Qua dạo chơi tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với môi trường
thiên nhiên, trẻ được nhìn thấy, sờ thấy, quan sát thấy các sự vật, hiện tượng
thiên nhiên sống động, khơi gợi và làm giàu thêm cho trẻ những cảm xúc
thẩm mỹ trước vẽ đẹp của thiên nhiên và xã hôi, tạo điều kiện cho trẻ vận
dụng những hiểu biết của mình vào cuộc sống và rèn luyện sức cho trẻ qua đó
giáo dục cho trẻ tình cảm gần gũi gắn bó với mọi người, mọi vật. Biết quý
trọng sản phẩm của người lao động, quý trọng cái đẹp của thiên nhiên, của
cuộc sống, Trong khi đi dạo tôi cho trẻ quan sát, phát hiện và tìm kiếm sự
thay đổi của thiên nhiên và xã hội, giúp cho tinh thần trẻ thoải mái, là điều

kiện tốt để phát triển tõ và vốn từ cho trẻ. Thông qua hoạt động ngoài trời
nhằm cung cấp, củng cố những hiểu biết về môi trường xung quanh cho trẻ.
VD: Chuẩn bị dạy trẻ nhận biết, phân biệt các loại cây (chủ điểm thế
giới thực vật)Tôi cho trẻ đi thăm quan vườn cây của nhà trường, qua đó giới
thiệu cho trẻ biết nhà trường có những loại cây gì? đặc điểm của nó ra sao? :
cho trẻ quan sát cây vú sũa, cây bàng, cây phượng. Trẻ gọi tên và trực tiếp sờ
tay vào thân, cµnh, lá cây trẻ được quan sát và so sánh đặc điểm khác và
giống nhau của các loại cây đó… từ đó trẻ nắm được các khái niệm mới, từ
mới để đến khi vào giờ học các cháu tiếp thu bài tốt và hiểu bài nhanh hơn
*Cho trẻ làm quen với MTXQ thông qua ngày hội ngày lễ:
Mở rộng hiểu biết cho trẻ về các hoạt động của con người trong các
ngày lễ hội lớn trong năm của chung cả nước cũng như của riêng địa phương
nơi sinh sống. Từ đó giáo dục trẻ có được những tình cảm yêu quê hương, đất
nước, con người. Giáo dục tính truyền thống, tính dân tộc, tạo cho trẻ có niềm
vui sướng hân hoan trong ngày lễ hội
VD: Kỷ niệm ngày 22/12 ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam, cô có
thể hỏi trẻ về công việc của các chú bộ đội từ đó giúp trẻ hiểu và yêu quý các
chú bộ đội hơn; Kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8/3 cô trò chuyện hỏi trẻ về
công lao của bà, của mẹ, của cô giáo đối với trẻ. Từ đó trẻ càng yêu và trân
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai
18
Sáng kiến kinh nghiệm
trọng hơn về những người phụ nữ trong xã hội…
5. Biện pháp kết hợp giữa gia đình và nhà trường
Để làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp giữa gia đình và nhà
trường cùng chăm sóc giáo dục trẻ, đầu tiên thông qua “bảng tuyên truyền”
tôi có thể cho phụ huynh biết được nội dung chương trình, kế hoạch hoạt
động chuyên môn của lớp, biết được mối liên hệ giữa môn học này với môn
học khác để từ đó phụ huynh có thể có những biện pháp phối kết hợp cùng
giáo viên trong việc giáo dục trẻ.

Hàng ngày trong giờ đón và trả trẻ tôi đã trực tiếp trao đổi về tình hình
học tập và sức khỏe của trẻ trong ngày, qua đó thông báo cho cha mẹ trẻ biết
hôm nay trẻ học những gì? Yêu cầu nhận biết của hoạt động đó ra sao.
Phương pháp phát triển ngôn ngữ bằng cách söa nói ngọng söa nói lắp ra sao
để về nhà gia đình cùng dậy trẻ nhớ lâu, nhớ sâu hơn những kiến thức đã
học.VD: khi chơi các đồ chơi như máy bay, ôtô, tàu hỏa…bố mẹ có thể hỏi:
đây là cái gì? Dùng để làm gì? Nó chạy ë đâu? Hoặc trong khi ăn cơm, uống
nước bố mẹ có thể hỏi: Đây là cái gì? Làm bằng chất liệu gì? Ai đã làm ra nó?
Đối với những trẻ hay nói ngọng, nói lắp tôi dặn bố mẹ các cháu về nhà
cần rèn luyện cách phát âm. Có thể bố mẹ nói trước rồi cho trẻ nói theo hoặc
cho trẻ trả lời nhiều câu hỏi giúp trẻ nói dỏng dạc, mạch lạc hơn.
Giáo viên có thể tuyên truyền, mời phụ huynh cùng tham gia dự các
giờ dạy mẫu về hoạt động cho trẻ làm quen với MTXQ để phụ huynh có thể
hiểu được tầm quan trọng của hoạt động này cũng như có biện pháp phối kết
hợp cùng nhà trường trong công tác giáo dục trẻ.
Giáo viên cho phụ huynh biết về chủ đề mà trẻ đang học, đồng thời
vận động phụ huynh sưu tầm, ủng hộ các nguyên học liệu, sách báo, tranh
ảnh, đồ dùng, đồ chơi… có liên quan đến chủ đề đó.
Qua thời gian kết hợp giữa gia đình và nhà trường tôi thấy các cháu đã
tiến bộ rõ rệt, ngôn ngữ phát triển tốt, đặc biệt các cháu đã nhận biết được môi
trường xung quanh tốt hơn
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai
19
Sáng kiến kinh nghiệm
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai
20
Sáng kiến kinh nghiệm
C. KẾT LUẬN
1. Kết quả nghiên cứu:
Sau khi tiến hành thực hiện theo các biện pháp trên tôi đã thu được các

kết quả như sau:
Bảng khảo sát lần II
STT Nội Dung
Tốt-Khá Trung bình Yếu
Số
trẻ
Tỷ lệ
Số
trẻ
Tỷ lệ
Số
trẻ
Tỷ lệ
1
Nhận biết, so sánh, phân
biệt về các bộ phận của
cơ thể con người
27 84,4% 5 15,6 % 0 0%
2
Nhận biết, so sánh, phân
biệt về đồ dùng đồ chơi,
phương tiện giao thông
và chất liệu
24 75% 8 25% 0 0%
3
Nhận biết, so sánh, phân
biệt được thế giới thực
vật, động vật xung
quanh trÎ
25 78,1% 7 21,9% 0 0%

4
Nhận biết, so sánh, phân
biệt về các hiện tượng
tự nhiên
25 78,1% 7 21,9% 0 0%
5
Nhận biết, so sánh, phân
biệt được một số ngành
nghề phổ biến trong xã
hội
24 75% 8 25% 0 0%

Nhìn vào bảng khảo sát trên ta thấy tỷ lệ các cháu tốt- khá đã tăng lên
rõ rệt, các cháu yếu kém không còn
Vì vậy chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm trong việc dậy trẻ tìm
hiểu môi trường xung quanh lứa tuổi mẫu giáo nhỏ như sau:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai
21
Sáng kiến kinh nghiệm
2. Bài học kinh nghiệm:
- Muốn trẻ tìm hiểu tốt môi trường xung quanh người giáo viên cần
phải linh hoạt, sáng tạo và đầu tư nhiều vào bài dạy, cần phải tìm hiểu và nắm
được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
- Cần tạo ra môi trường cho trẻ hoạt động một cách sinh động, hấp dẫn,
khoa học và đúng chủ đề.
- Nghiên cứu sử dụng các thủ thuật, biện pháp để gây hứng thú tập
trung sự chú ý của trẻ tạo cho giờ học thoải mái và sinh động
- Phải nắm vững kiến thức và xác định đâu là kiến thức cơ bản, đâu là
kiến thức trọng tâm để giải quyết trong tiết học.
- Cách hướng dẫn và làm mẫu phải chuẩn, chính xác và ngắn gọn dễ

hiểu, xử lý tình huống nhanh. Sử dụng đồ dùng đồ chơi một cách khoa học
- Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, thường
xuyên thông tin với gia đình về kết quả học tập và các hoạt động khác của trẻ
tại nhà trường để gia đình cùng biết và có biện pháp phối kết hợp trong việc
giáo dục trẻ sao cho có hiệu quả.
- Ngoài ra muốn dậy tốt tôi phải thường xuyên học hỏi đồng nghiệp,
luôn luôn tự rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tham khảo
tài liệu, sách báo, tập san, luôn tìm tòi sáng tạo trong giờ dạy.
- Cô giáo phải có lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, tạo sự tin yêu nơi
phụ huynh.
Tất cả những điều trên đây là kinh nghiệm của tôi trong quá trình giảng
dạy. Tôi rất mong được sự góp ý của ban giám hiệu nhà trường, của Phòng
giáo dục Thành Phố để tôi làm tốt hơn trong công tác giảng dạy.
3. Kiến nghị, đề xuất:
Để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh
- Đề nghị nhà trường: Tạo điều kiện bổ sung thêm đồ dùng, đồ chơi
phục vụ cho tiết học.
- Đề nghị PGD: Thường xuyên có kế hoạch chỉ đạo mở lớp chuyên đề
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai
22
Sáng kiến kinh nghiệm
về hoạt động cho trẻ làm quen với MTXQ và tổ chức các giờ dạy mẫu để đúc
rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, khắc phục những phần còn hạn
chế.
- Đề nghị Sở giáo dục: Cung cấp thêm tài liệu về hoạt động cho trẻ
LQMTXQ và đồ dùng dạy học có liên quan.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 08 tháng 04 năm 2013
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình

viết không sao chép nội dung của người
khác
(Ký,ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Tuyết Mai
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai
23

×