Tải bản đầy đủ (.pdf) (250 trang)

motif trong nghiên cứu truyện kể dân gian lý thuyết và ứng dụng - trường hợp motif tái sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 250 trang )

1

DẪN NHẬP


1. Lý do chọn đề tài
Ngay từ thế kỷ 19 truyện kể dân gian đã là đối tượng nghiên cứu hấp dẫn
lôi kéo được sự quan tâm của nhiều thế hệ các nhà khoa học ở mọi quốc gia
trên thế giới. Từ những công trình sưu tầm biên soạn thể loại truyện kể dân
gian vào đầu thế kỷ 19 của hai nhà khoa học người Đức – anh em Grimm, cho
đến nay truyện kể dân gian được các nhà folklore thế giới khảo sát nghiên cứu
ở nhiều phương diện, từ nội dung đến hình thức, từ đề tài cốt truyện đến các
thành phần cấu tạo nên đề tài cốt truyện đó. Nhiều vấn đề về nguồn gốc, bản
chất, đặc điểm thi pháp của thể loại này cũng được giới nghiên cứu folklore
đặt ra và cùng tìm câu trả lời. Mục đích chung của các nhà nghiên cứu là nhằm
tìm ra được phương pháp tiếp cận đúng đắn và phù hợp nhất với thể loại
truyện kể dân gian tiêu biểu và hấp dẫn trong văn học dân gian thế giới này.
Bản chất, cấu trúc, cội nguồn lịch sử và tiến trình phát triển của các thể loại
truyện kể cũng ngày càng được quan tâm nghiên cứu kỹ lưỡng và thấu đáo
hơn. Bằng nhiều phương pháp khác nhau, những người có tâm huyết với việc
nghiên cứu văn học dân gian đã cố gắng tìm kiếm kết cấu đích thực bên trong
cũng như quá trình phát triển một cách logic nhất trong tư duy nghệ thuật của
loài người từ thời cổ đại đến nay.
Việc tìm kiếm phương pháp cho công tác nghiên cứu folklore nói chung
và truyện kể dân gian nói riêng đã làm nảy sinh ra nhiều trường phái folklore
học khác nhau trên thế giới, như trường phái thần thoại học, trường phái Ấn
Độ, trường phái nghi lễ huyền thoại, trường phái Phần Lan, trường phái nhân
chủng học, trường phái thi pháp học, trường phái dân tộc học, trường phái
phân tâm học… Tuy giữa các trường phái này có những quan niệm học thuật
khác nhau, phương pháp nghiên cứu khác nhau và thậm chí đôi khi có những ý
2



kiến cực đoan, những khẳng định thiếu tính thuyết phục và không mấy khoa
học cùng với những niềm tin sai lầm về mặt quan điểm nhưng chính sự cố
công truy tìm nguồn gốc, bản chất của các thể loại truyện kể dân gian trên thế
giới của các trường phái đã khiến cho việc nghiên cứu truyện kể dân gian vượt
khỏi phạm vi của quốc gia và trở thành một vấn đề mang tầm vóc quốc tế.
Quá trình tìm kiếm nguồn gốc truyện kể dân gian không còn chỉ bó hẹp
trong phạm vi của mỗi quốc gia mà đã xuất hiện rất nhiều những giả thuyết về
cội nguồn chung, cội nguồn quốc tế của thể loại truyện kể dân gian. Điều này
đã chứng minh được rằng, ngay từ thời cổ đại, việc giao lưu và truyền bá văn
hóa qua lại lẫn nhau bằng cách này hay cách khác giữa các dân tộc với nhau và
sự ảnh hưởng to lớn tích cực của những cái nôi văn hóa vĩ đại như Ai Cập, Hy
Lạp, Ấn Độ… trải rộng trên khắp các quốc gia là điều có thực. Từ đó, các tác
phẩm truyện kể này bắt đầu được xem như là những di sản tinh thần chung,
những luồng tư tưởng văn hóa và là trí tuệ chung của toàn bộ loài người. Tuy
nhiên, khi đã tìm kiếm được những quy luật phát triển chung và cội nguồn
chung của thể loại truyện kể dân gian, các chuyên gia cũng không dừng lại ở
đó. Họ không dựa vào quan niệm đó để chi phối toàn bộ công việc nghiên cứu
truyện kể dân gian của mình mà tiếp tục tìm tòi, phân tích để tìm kiếm bản sắc
độc đáo, những đặc điểm “dân tộc tính” của các quốc gia thể hiện trong những
câu chuyện mà họ tiếp nhận, lưu trữ và thay đổi để biến nó thành tài sản riêng
của dân tộc mình, mang bản sắc của đất nước mình.
Trong khi tìm kiếm nguồn gốc, bản chất của các thể loại truyện kể dân
gian, các trường phái nêu trên khi tiến hành những khảo sát cụ thể theo các
phương pháp nghiên cứu phù hợp với các tiền đề lý thuyết của mình, họ
thường gặp nhau ở yêu cầu xác định đơn vị nghiên cứu cho các thể loại truyện
kể dân gian. Và hai đơn vị nghiên cứu được sử dụng phổ biến nhất là motif và
type (kiểu truyện). Dù cho đến nay vẫn chưa thể khẳng định được type và
motif là 2 đơn vị nghiên cứu ưu việt nhất được sử dụng trong quá trình phân
tích truyện kể dân gian, và đôi khi sự phân loại có tính chi li về mặt motif phần

3

nhiều mang tính hình thức khiến cho truyện kể bị cắt rời thành nhiều mảnh
vụn, nhưng dẫu sao đó cũng là một hướng nghiên cứu tích cực nhất hiện nay.
Hướng nghiên cứu này có khả năng giúp cho những nhận định về nguồn gốc
nảy sinh của truyện kể dân gian ở khắp các quốc gia không còn mang tính tùy
tiện và võ đoán nữa. Đồng thời còn có thể đặt niềm tin vào phương pháp
nghiên cứu này sẽ giúp tìm ra được kết cấu thống nhất bên trong của những
câu truyện cổ, cái quy luật phát triển chung nhất trong tư duy hay tâm lý loài
người và một quy trình phát triển có tính logic của nền văn hóa, nghệ thuật dân
gian của nhân loại.
Motif là một trong những thuật ngữ văn học dân gian được sử dụng nhiều
nhất hiện nay trong các công trình nghiên cứu về thể loại tự sự dân gian.
Những năm gần đây, nhu cầu nghiên cứu truyện kể dân gian theo hướng phân
tích kết cấu và nội dung của motif cũng như mối quan hệ giữa motif và cốt
truyện ngày càng gia tăng mạnh mẽ - đây thực ra là một công việc liên tục của
truyền thống nghiên cứu văn học dân gian bao giờ cũng liên quan mật thiết đến
đề tài. Người ta phân tích motif để tìm kiếm tầng nghĩa sâu xa được dấu kín
trong đó, những biểu tượng văn hóa, dân tộc của mỗi quốc gia. Phân tích motif
để tìm ra “con đường ngắn nhất” cho sự liên kết của các văn bản truyện kể dân
gian trên toàn thế giới. Tuy nhiên, có một trở ngại mà ai cũng thấy đó là khó
có thể tìm ra một cách tiếp cận duy nhất đúng và thích hợp cho việc khẳng
định thành tố nào của câu chuyện là motif và không phải là motif, cũng như
dung lượng chính xác của mỗi motif vì có khi một motif của câu chuyện này
có thể chứa đựng cả một nhóm những motif nhỏ hơn thuộc một câu truyện
khác. Chính vì những trở ngại này mà vấn đề tổng hợp các quan niệm lý thuyết
về motif và các phương pháp nghiên cứu truyện kể dân gian theo motif đã từng
xuất hiện trong khoa nghiên cứu fokllore trên thế giới, là một vấn đề cho đến
nay vẫn còn có tính thời sự.
Vì thế chúng tôi chọn đề tài Motif trong nghiên cứu truyện kể dân gian:

lý thuyết và ứng dụng – trường hợp motif tái sinh với mong muốn sẽ tiếp tục
4

công việc của các nhà nghiên cứu văn học dân gian ở Việt Nam từ trước đến
nay, những người đã cố công chuyển dịch và giới thiệu đến giới nghiên cứu
folklore Việt Nam những lý thuyết khác nhau của các trường phái khác nhau
trên thế giới về đơn vị motif trong nghiên cứu truyện kể dân gian. Tất cả
những vấn đề lý thuyết mà chúng tôi đề cập đến trong khi thực hiện đề tài của
mình đều là những vấn đề được nhắc đến ít nhiều trong lịch sử nghiên cứu văn
học dân gian Việt Nam. Tuy nhiên mỗi học giả chỉ giới thiệu về một lý thuyết
hay phương pháp của một trường phái nào đó hoặc giới thiệu nhiều lý thuyết
nhưng chỉ điểm qua chứ chưa thành một nghiên cứu có tính toàn diện về vấn
đề này. Do vậy mục đích của chúng tôi là cố gắng tập hợp được những vấn đề
lý thuyết và phương pháp nghiên cứu motif truyện kể dân gian chủ yếu đã từng
được nhắc đến ở Việt Nam và đồng thời chúng tôi còn mong muốn rằng mình
có thể làm sâu sắc hơn, toàn diện hơn những vấn đề đó bằng các tài liệu mà
chúng tôi may mắn được tiếp cận từ các nghiên cứu nước ngoài.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Trước tiên để tìm kiếm một định nghĩa phổ biến nhất, được thừa
nhận rộng rãi nhất trên thế giới về đơn vị motif, chúng tôi tìm đến bộ Từ điển
tiêu chuẩn về văn hóa dân gian, thần thoại và truyền thuyết được xuất bản vào
năm 1950 do Maria Leach và Jerome Fried biên soạn. Theo chúng tôi đây là
một công cụ tra cứu rất hữu ích khi cần tìm kiếm một định nghĩa cho một thuật
ngữ có tính quốc tế nào đó trong nghiên cứu văn học dân gian. Chúng tôi đã sử
dụng những trang viết về “Motif” ở trang 753, “Finish folklore” ở trang 380 và
“Historic – geographic method” ở trang 498 của bộ từ điển này để làm rõ thêm
các thuật ngữ về motif truyện kể dân gian, trường phái Phần Lan và phương
pháp địa lý lịch sử mà chúng tôi trình bày ở chương 1.
Để giới thiệu về sự kế thừa của nhà folklore người Phần Lan Antti Aarne
và nhà folklore người Mỹ Stith Thompson đối với phương pháp địa lý – lịch sử

của trường phái Phần Lan, chúng tôi khảo sát các luận điểm trong phần mở đầu
5

của cuốn sách Bảng phân loại và danh mục kiểu truyện dân gian do Aarne và
Thompson cùng chấp bút. Công trình này được phổ biến rộng rãi trên khắp thế
giới và được gọi tắt là Từ điển A – T (The Aarne–Thompson Classification
system). Cuốn từ điển về type truyện kể dân gian này ban đầu là kết quả nghiên
cứu của Aarne sau một quá trình tập hợp các type truyện kể trong kho tàng văn
học dân gian của Phần Lan và Châu Âu. Sau này Thompson dịch công trình này
ra tiếng Anh và mở rộng với các type truyện và motif văn học dân gian của
nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh đó, bộ sách 6 cuốn Motif-index of folk-
literature, a Classification of narrative elements in folktales, ballads, myths,
fables, medieval romances, exempla, fabliaux, jest-books, and local legends của
Thompson cũng là nguồn tài liệu quý giá hỗ trợ chúng tôi trong công việc tra
cứu, tìm kiếm vị trí của những motif truyện kể dân gian mà mình quan tâm khảo
sát. Đồng thời đó cũng là cứ liệu để chúng tôi so sánh và rút ra những đánh giá,
nhận định về các ứng dụng mà các học giả đi trước đã thực hiện dựa vào danh
mục motif văn học dân gian trong bộ sách của ông.
Công trình nghiên cứu Truyện kể dân gian (1977) của Stith Thompson là
tài liệu cung cấp những thí dụ ứng dụng cụ thể do tác giả thực hiện dựa theo
phương pháp nghiên cứu địa lý – lịch sử của trường phái Phần Lan. Đặc biệt là
những phân tích của Thompson về nghiên cứu của nhà folklore người Đức
Walter Anderson trong chuyên khảo Kaiser und Abt, những luận điểm của
Thompson trong bài viết này đã cung cấp cho chúng tôi những dẫn chứng về
việc ứng dụng nghiên cứu motif theo bình diện mối quan hệ giữa motif và cốt
truyện.
Công trình nghiên cứu Ý nghĩa của văn hóa dân gian dày hơn 400 trang
của nhà folklore người Mỹ Alan Dundes là một tập hợp gồm những bài viết của
ông về các vấn đề có liên quan đến nhiều phương diện nghiên cứu folklore,
được chia ra làm ba phần lớn như “Cấu trúc và phân tích”, “Thế giới quan và

nhận diện” và “Biểu tượng và tư tưởng”. Trong công trình này, chúng tôi đã kế
thừa được nhiều luận điểm có giá trị về cấu trúc etic – emic và sự kết hợp giữa
6

hai đơn vị motifem - allomotif trong phân tích cốt truyện dân gian. Bài viết “Từ
đơn vị chất liệu đến đơn vị chức năng trong nghiên cứu cấu trúc truyện kể dân
gian” của ông đã cung cấp cho chúng tôi một phương pháp mới mẻ trong việc
tiếp cận cốt truyện dân gian bằng cách phân tích những đơn vị tham gia cấu
thành nên nội dung truyện kể…
2.2. Ngoài những tài liệu tiếng Anh kể trên, chúng tôi còn may mắn có
được nguồn tài liệu từ tiếng Nga, tuy nhiên do hạn chế về vốn ngoại ngữ này
nên chúng tôi phải nhờ dịch giả Phạm Nguyên Trường chuyển sang Tiếng Việt
và PGS.Chu Xuân Diên là người giúp chúng tôi hiệu đính lại những bản dịch
này.
Từ bài viết“Motif như là thành tố tạo ra cốt truyện” của nhà nghiên cứu B.
N. Putilov in trong sách Những nghiên cứu văn hóa dân gian theo loại hình:
Tuyển tập các bài viết tưởng niệm Vladimir Yakovlevich Propp (1895-1970),
chúng tôi nắm bắt được các định nghĩa về motif truyện kể dân gian của nhà ngữ
văn học người Nga A.N. Veselovsky – người sáng lập và đại diện của trường
phái thi pháp lịch sử trong nghiên cứu truyện kể dân gian. Bên cạnh đó chúng tôi
còn kế thừa được những nhận định của B.N. Putilov về các mặt ưu và những
thiếu sót từ các quan điểm mà Veselovsky đưa ra trong định nghĩa của ông.
Putilov cho rằng kể từ khi có những định nghĩa và sự phân biệt mang tính
nguyên tắc giữa motif và cốt truyện của Veselovsky thì vai trò mang tính cấu
trúc và nội dung của motif truyện kể dân gian đã được thừa nhận. Đồng thời tuy
còn có những thiếu sót về mặt quan điểm nhưng lý thuyết của Veselovsky cho
tới bây giờ vẫn tiếp tục giữ thế thượng phong trong việc tiếp cận với motif như
là một đơn vị cấu thành cốt truyện.
Bài viết “Bàn về thi pháp mang tính lịch sử của Veselovsky” của nhà
nghiên cứu K.Gorky trong tác phẩm A.N.Veselovsky - Thi pháp lịch sử là một

sự tổng kết hết sức có giá trị các quan niệm về nguồn gốc văn học dân gian từ
các học giả đi trước. Ông nhắc đến lý thuyết thần thoại của anh em Grimm, lý
thuyết vay mượn của Todo Benfey hay lý thuyết di chuyển cốt truyện của
7

trường phái nhân loại Anh. Ông dẫn ra những phê phán và đồng tình của
Veselovsky đối với các lý thuyết này và chỉ ra rằng những lý thuyết đó đã được
Veselovsky kế thừa và phát triển, mở rộng thành lý thuyết của trường phái thi
pháp lịch sử. Theo ông luận điểm quan trọng nhất của trường phái này là hướng
đến việc xem xét nguồn gốc và lịch sử phát triển của truyện kể dân gian trong
lịch sử văn hóa tâm lý dân tộc.
Một công trình nghiên cứu rất quan trọng khác là tác phẩm Nhân vật truyện
cổ tích thần kỳ - nguồn gốc hình tượng của nhà folklore người Nga E.M.
Meletinsky. Mở đầu công trình này, Meletinsky đưa ra những đánh giá nhận
định của mình về quan niệm nguồn gốc truyện kể dân gian của các nhà nghiên
cứu phương Tây, đặc biệt là các nhà khoa học thuộc trường phái Phần Lan. Ông
cho rằng họ đã thiên vị và thiếu thuyết phục khi đưa ra các quan điểm thấm đẫm
chủ nghĩa dĩ Âu vi trung (coi Châu Âu là trung tâm). Những sai lầm này càng
bộc lộ rõ khi dùng lý thuyết Phần Lan nghiên cứu văn học dân gian của các dân
tộc Viễn Đông như Trung Hoa, Đông Dương, Nhật Bản, Indonesia… Đồng thời
Meletinsky cũng cho rằng “không thể áp dụng sơ đồ motif truyện kể dân gian
Châu Âu cho việc nghiên cứu văn học dân gian ở các dân tộc được cho là còn
lạc hậu về mặt văn hóa hay đã từng được coi là lạc hậu trong một quá khứ chưa
xa, đấy là các dân tộc bản địa ở Úc và châu Đại Dương, người Mỹ bản địa,
người Trung và Nam châu Phi”. Theo Meletinsky, đại diện của một số trường
phái nghiên cứu folklore ở phương Tây đã không phát hiện được các quá trình
lịch sử xã hội được phản ánh trong truyện khi tìm kiếm nguồn gốc của truyện cổ
tích. Đồng thời họ đều quy hiện tượng nghệ thuật ngôn từ cho tư duy và cho đời
sống của người nguyên thủy… Nhà nghiên cứu quan tâm đến hình tượng nhân
vật bất hạnh trong truyện cổ tích và đã thực hiện một quá trình nghiên cứu công

phu về hình tượng nhân vật này. Từ công trình Nhân vật truyện cổ tích thần kỳ -
nguồn gốc hình tượng của Meletinsky, chúng tôi đã kế thừa được một khám phá
quan trọng của ông về motif dân tộc học và motif sinh hoạt xã hội trong cấu tạo
nội dung chủ đề truyện cổ tích thần kỳ.
8

Bài viết “Bàn về một số khía cạnh của việc nghiên cứu đề tài văn học dân
gian” của nhà nghiên cứu S.Iu. Nekliudov trong tác phẩm Folklore và dân tộc
học: Những cội nguồn của các cốt truyện và hình tượng văn hóa dân gian, đóng
vai trò như là sự tổng kết những nhận định đánh giá của các nhà nghiên cứu
khác về định nghĩa motif của Veselovsky. Ông dẫn lại định nghĩa của
Veselovsky và V.Ia. Propp về motif sau đó đưa ra những đánh giá của mình về
sự tương đồng và khác biệt trong quan điểm của hai nhà nghiên cứu này. Ông
tập trung vào phân tích thuật ngữ “chức năng hành động” của nhân vật truyện cổ
tích thần kỳ trong định nghĩa của Propp, giải thích khái niệm chức năng và vai
trò của đơn vị chức năng trong quá trình tạo lập cốt truyện. Nekliudov còn dẫn
ra những quan niệm của nhà nghiên cứu người Mỹ Alan Dundes đã phân định
vai trò khác nhau giữa chức năng và motif rằng “nếu chức năng là phạm trù của
phân tích khoa học thì motif là thành tố của tư duy trong văn học dân gian”. Ông
nhắc lại những phân tích của Putilov về định nghĩa motif do Veselovsky đưa ra,
đồng thời ông còn dẫn ra và phân tích các quan điểm của Meletinsky về motif
truyện cổ tích. Từ đó Nekliudov đưa ra cái nhìn tổng quát của mình về các quan
điểm trên của các học giả và khẳng định rằng khuynh hướng nghiên cứu so sánh
lịch sử trong nghiên cứu truyện kể dân gian được khởi xướng từ Veselovsky đã
gây ảnh hưởng lớn lao đến khoa nghiên cứu văn học dân gian ở nước Nga và
trên toàn thế giới.
Cuối cùng một tài liệu cũng viết bằng tiếng Nga rất hữu ích đối với việc
thực hiện đề tài nghiên cứu của chúng tôi là công trình nghiên cứu Lý thuyết
motif trong nghiên cứu văn học và folklore học nước Nga của Silantev. Công
trình này được xem như là một bảng tổng kết đầy đủ nhất về tất cả các quan

niệm lý thuyết trong nghiên cứu truyện kể dân gian đã từng xuất hiện trong khoa
folklore học nước Nga từ đầu thế kỷ 19 cho đến hiện tại. Trong nội dung cuốn
sách này, tác giả đã dẫn ra và phân tích các định nghĩa về motif của những học
giả đi trước hoặc cùng thời với ông như Veselovsky, A.L.Bern,
O.M.Freidenberg, V.Ia.Propp, V.B.Tomashevsky, B.I.Iarkho, B.V.Shlovsky,
9

A.P.Skaftymov… Silantev chia hệ thống định nghĩa motif của các học giả nước
Nga ra thành các phương diện: phương diện ngữ nghĩa (tính toàn vẹn, cơ cấu
ngữ nghĩa, tiềm năng về mặt ngữ nghĩa, mối liên hệ giữa motif và nhân vật, giá
trị thẩm mỹ); phương diện hình thái học (tiêu chí logic, motif và chức năng nhân
vật, bản chất địa vị của motif); phương diện quan niệm nhị nguyên (định nghĩa
motif theo chủ đề, theo tâm lý học, motif và nguyên cớ) và phương diện nguyên
tắc tính hệ thống. Đóng góp mới mẻ nhất trong công trình này của Silantev là sự
tổng hợp các quan niệm nhị nguyên về motif từ những ý tưởng đến các biến thể
của lý thuyết nhị nguyên…
2.3. Ngoài nguồn tài liệu tiếng nước ngoài nêu trên, đề tài của chúng tôi
còn được kế thừa từ rất nhiều các công trình nghiên cứu về văn học dân gian ở
Việt Nam. Đã có nhiều nghiên cứu ít nhiều có chạm đến vấn đề lý thuyết motif
truyện kể dân gian nhưng nêu lên gần như đầy đủ nhất là trong công trình
Nghiên cứu văn hóa dân gian – Phương pháp, lịch sử, thể loại của nhà nghiên
cứu Chu Xuân Diên. Trong bài viết “Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa
học”, ông tổng hợp các lý thuyết nghiên cứu motif đã xuất hiện trong nghiên cứu
văn học dân gian từ trước nay trên thế giới. Sau phần trình bày về các quan điểm
của các trường phái folklore về đơn vị motif, ông đã ứng dụng thực tế các
phương diện nghiên cứu của các trường phái đó trong bài viết “Về cái chết của
mẹ con dì ghẻ trong truyện Tấm Cám”. Công trình này đóng vai trò như một tài
liệu hướng dẫn mẫu mực cho cách thức thực hiện đề tài luận án của chúng tôi.
Về các khái niệm và các thuật ngữ về đơn vị motif, tên gọi và đặc điểm của
các lý thuyết nghiên cứu, các trường phái nghiên cứu văn học dân gian…, chúng

tôi tham khảo từ một số công trình nghiên cứu có tính tổng hợp, dịch thuật và
giới thiệu như Folklore thế giới – những công trình nghiên cứu cơ bản và
Folklore thế giới – một số thuật ngữ đương đại của Viện nghiên cứu văn hóa
hay Văn hóa dân gian – Những lĩnh vực nghiên cứu và Văn hóa dân gian –
những phương pháp nghiên cứu của Viện văn hóa dân gian. Công trình nghiên
cứu Các khái niệm thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu
10

và Hoa kỳ thế kỷ XX của I.P. Ilin và E.A. Tzurganova cùng với công trình Lí
luận – phê bình văn học thế giới thế kỷ XX đã cung cấp cho chúng tôi một cái
nhìn toàn cảnh về lí luận, phê bình văn học thế giới thế kỉ 20. Nội dung của
những cuốn sách đó miêu tả lý thuyết của các trường phái và các lý thuyết phê
bình văn học chính yếu nhất mà cụ thể là các lý thuyết phê bình văn học ở Tây
Âu, Hoa Kỳ, Nga và những lý thuyết của trường phái phân tâm học trong nghiên
cứu văn học. Ngoài ra cuốn sách Những vấn đề lý luận và phương pháp luận
nghiên cứu văn học của M.B. Khrapchenco còn giúp chúng tôi làm rõ thêm một
số vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài của mình.
Một số nghiên cứu về trường phái phân tâm học đã cung cấp cho chúng tôi
những tư liệu về mặt lý thuyết như Thăm dò tiềm thức của C.G. Jung hay bài
viết “Về quan hệ của tâm lý học và sáng tạo văn học nghệ thuật” của ông trong
cuốn Lý luận phê bình văn học thế giới thế kỷ XX và công trình Bản đồ tâm hồn
con người của Jung do Murray Stein biên soạn. Sự quan tâm nghiên cứu của các
tác giả trong nước về cổ mẫu được thể hiện qua các công trình như Huyền thoại
và văn học (nhiều tác giả), Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật của Đỗ Lai
Thúy, Phân tâm học và phê bình văn học của Liễu Trương cùng các bài viết
“Phê bình cổ mẫu và cổ mẫu nước trong văn chương Việt Nam” của Nguyễn
Thị Thanh Xuân hay “Thử dẫn vào nghiên cứu văn học từ góc nhìn cổ mẫu” của
Nguyễn Quang Huy… đã khơi gợi lên trong chúng tôi hướng nghiên cứu motif
văn học dân gian theo con đường tiếp cận với đơn vị cổ mẫu theo lý thuyết phân
tâm học.

Bộ sách hai cuốn Tuyển tập V.Ia. Propp (2003) do một nhóm tác giả biên
dịch một cách công phu là nguồn tài liệu tham khảo quý giá cung cấp cho chúng
tôi rất nhiều những vấn đề khoa học về lý thuyết thuyết nghiên cứu truyện kể
dân gian cùng với những thí dụ cụ thể từ những ứng dụng tỉ mỉ của tác giả cuốn
sách nhằm làm sáng rõ các quan điểm lý thuyết đó. Với Tuyển tập V.Ia. Propp
chúng tôi kế thừa từ định nghĩa motif về phương diện hình thái học của trường
phái cấu trúc -chức năng đến quan điểm về cấu trúc hình thái của truyện cổ tích
11

thần kỳ, từ phương pháp nghiên cứu motif theo phương diện cấu tạo đến phương
pháp nghiên cứu motif theo phương diện tiếp cận nguồn gốc và sự biến đổi lịch
sử. Mối liên hệ chặt chẽ giữa truyện kể dân gian và dân tộc học từ lâu đã được
nhắc đến trong lý thuyết của các trường phái trước đó nhưng chỉ đến khi có sự
xuất hiện của công trình nghiên cứu Những căn rễ lịch sử của truyện cổ tích
thần kỳ của Propp thì vấn đề này mới được làm sáng tỏ về nhiều mặt và mang
đến cho ngành nghiên cứu văn học dân gian trên thế giới những đóng góp to lớn.
Cho đến nay những lý thuyết và ứng dụng trong hai cuốn sách nêu trên của
Propp luôn là tài liệu hữu ích mà bất kỳ ai khi quan tâm đến vấn đề cấu trúc và
nguồn gốc của truyện kể dân gian đều cần nên tham khảo.
Về những công trình có tính ứng dụng cụ thể các bình diện nghiên cứu
motif truyện kể dân gian ở Việt Nam, chúng tôi được tiếp xúc với tác phẩm của
các nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu folklore ở nước ta như
công trình Người anh hùng làng Dóng của Cao Huy Đỉnh, Truyện kể dân gian
đọc bằng type và motif của Nguyễn Tấn Đắc, Cổ tích thần kỳ người Việt - đặc
điểm cấu tạo cốt truyện của Tăng Kim Ngân, Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ
trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á của Nguyễn Bích Hà, Nhân vật xấu xí
mà tài ba trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam của Nguyễn Thị Huế. Trong những
công trình này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát công phu vị trí và vai trò
của các motif tạo nên cốt truyện, tìm kiếm sự biến đổi của motif và nguồn gốc
phong tục, tín ngưỡng của motif…

Công trình nghiên cứu văn hóa tiền sử với quy mô rộng của nhà nghiên cứu
văn hóa người Pháp J.G. Frazer, Cành vàng – bách khoa thư về văn hóa nguyên
thủy là nguồn tài liệu mà chúng tôi tham khảo và trích dẫn thường xuyên khi
thực hiện bước ứng dụng phương pháp nghiên cứu phân tích nguồn gốc lịch sử
xã hội của motif tái sinh trong truyện cổ tích Việt Nam. Hầu như tất cả các vấn
đề thuộc về văn hóa nguyên thủy có thể tìm thấy trong truyện kể dân gian trên
thế giới đều được Frazer đưa ra trong công trình của mình. Những luận giải và
các ví dụ của ông trong công trình này là một minh chứng cụ thể nhất cho mối
12

quan hệ giữa motif truyện kể dân gian với phong tục, nghi lễ, tôn giáo, tín
ngưỡng và thực hành ma thuật thời nguyên thủy… Cùng với công trình của
Frazer là các tác phẩm Nguồn gốc của văn hóa và tôn giáo vật tổ và cấm kị của
Sigmund Freud; Dấu hiệu, biểu trưng và thần thoại của Luc Benoist; Kinh
nghiệm thần bí và biểu tượng của người nguyên thủy của Lévy Bruhl hay Không
gian văn hóa nguyên thủy (nhìn theo lý thuyết chức năng) của Robert Lowie và
Những huyền thoại của Roland Barthes và một công trình nghiên cứu của một
học giả Việt Nam Vũ Minh Chi, Nhân học văn hoá - con người với thiên nhiên,
xã hội và thế giới siêu nhiên, cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho chúng tôi
trong khi luận giải vấn đề nguồn gốc của motif tái sinh trong truyện cổ tích Việt
Nam ở chương 3 của luận án.
2.4. Ngoài những công trình nghiên cứu nêu trên, đề tài của chúng tôi còn
được kế thừa từ các bài viết trong các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành. Đó có
thể là những bản dịch, giới thiệu về lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của
một số trường phái folklore trên thế giới cùng với các thí dụ ứng dụng của các
tác giả bài viết về những phương pháp đó như “Nghiên cứu truyện cổ dân gian
Việt Nam theo bảng mục lục tra cứu típ và mô típ truyện cổ dân gian của Antti và
Stith Thompson” của nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Hiền hay Nghiên cứu văn học
dân gian ở Hoa Kỳ - một số quan sát bước đầu” và “Nghiên cứu văn học dân
gian từ góc độ type và motif – Những khả thủ và bất cập” của Trần Thị An. Bên

cạnh đó, bài viết Một số vấn đề lý luận về nghiên cứu cấu trúc truyện cổ tích
thần kỳ của Phạm Tuấn Anh cũng cung cấp thêm cho chúng tôi một cách tiếp
cận nghiên cứu cấu trúc truyện cổ tích theo hình thái học truyện cổ tích thần kỳ
của V.Ia. Propp. Đồng thời các bài báo Những cố gắng tìm tòi trong việc đổi
mới phương pháp nghiên cứu truyện cổ tích và 50 năm ngành cổ tích học Việt
Nam của Nguyễn Thị Huế cũng giúp chúng tôi có thêm một cái nhìn khái quát
về thực trạng nghiên cứu thể loại truyện cổ tích trong khoa nghiên cứu văn học
dân gian nước nhà
Cuối cùng cần phải kể đến là các tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam đã được
13

sưu tập và sưu tầm bởi các cá nhân và tập thể đã được xuất bản từ trước đến nay ở
Việt Nam, đây là nguồn tài liệu cung cấp cho chúng tôi các văn bản truyện cổ tích
Việt Nam để chúng tôi dùng làm tài liệu tham khảo và dẫn chứng cho nghiên cứu
ứng dụng của chính mình theo các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu motif
truyện kể dân gian trên thế giới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Như tên đề tài đã nêu rõ: Motif trong nghiên cứu truyện kể dân gian:
lý thuyết và ứng dụng – trường hợp motif tái sinh nên đối tượng nghiên cứu
của chúng tôi sẽ là motif – một đơn vị hình thành nên nội dung truyện kể
truyền thống và tất cả những vấn đề đã được đặt ra cũng như được thực hiện
xung quanh đối tượng motif này. Do vậy đối tượng nghiên cứu của chúng tôi
còn là các trường phái nghiên cứu, các lý thuyết, các quan niệm, các phương
pháp, các bình diện nghiên cứu đơn vị motif (chương 1 và chương 2). Bên
cạnh đó chúng tôi còn quan tâm đến cá nhân các nhà khoa học đã từng đặt ra
vấn đề về việc nghiên cứu motif truyện kể dân gian. Chúng tôi khảo sát lịch sử
nghiên cứu motif trong hoạt động khoa học của các nhà nghiên cứu này từ
những công trình khoa học có liên quan đến motif. Đồng thời chúng tôi còn
khảo sát, phân tích cả những nghiên cứu có tính ứng dụng đối với các vấn đề
lý thuyết và các bình diện nghiên cứu motif mà chúng tôi tập hợp được.

Với những đối tượng đã nêu ở trên thì phạm vi nghiên cứu của chúng tôi
sẽ là những lý thuyết về motif trong nghiên cứu folklore của một số nước trên
thế giới mà chúng tôi có thể tập hợp được, tuy nhiên đây phải là những lý
thuyết đã được giới nghiên cứu trên thế giới thừa nhận, đã gây tiếng vang hoặc
đã được kế thừa rộng rãi cả về phương diện lý thuyết lẫn phương diện ứng
dụng nghiên cứu thực tế. Lý thuyết của các trường phái này phải gây ảnh
hưởng và thậm chí còn có giá trị định hướng cho nhiều những nghiên cứu về
văn học dân gian trên thế giới.
14

3.2. Chương 3 của luận án là chương ứng dụng nghiên cứu cụ thể theo
một vài lý thuyết và phương pháp mà chúng tôi đã giới thiệu ở hai chương đầu.
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong chương này là motif tái sinh – một
motif rất phổ biến trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam và của cả thế giới.
Phạm vi nghiên cứu của chương này sẽ là những văn bản truyện cổ tích Việt
Nam đã được cố định thành văn bản, đã được xuất bản trong các công trình
sưu tập truyện kể dân gian của cá nhân hoặc tập thể nhóm tác giả có uy tín.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp tổng hợp: Trước tiên với vấn đề lý thuyết về các quan
niệm và phương pháp nghiên cứu motif, chúng tôi sẽ tiến hành làm công việc
tổng hợp tài liệu của các nhà nghiên cứu đã từng đề cập đến đơn vị motif
truyện kể dân gian trong các công trình nghiên cứu, các bài viết, các bài báo
cáo khoa học… cả trong và ngoài nước bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng
Nga. Chúng tôi cố gắng tập hợp và giới thiệu được càng nhiều càng tốt các
quan niệm, định nghĩa về motif đã từng xuất hiện trong nghiên cứu folklore
cũng như các phương pháp nghiên cứu truyện kể dân gian theo motif đã và
đang được sử dụng trên thế giới từ trước đến nay.
4.2. Phương pháp khảo sát và miêu tả: Sau khi tập hợp được càng nhiều
càng tốt những tài liệu có liên quan đến đề tài, chúng tôi tiến hành khảo sát nội
dung của những nghiên cứu có liên quan đến vấn đề motif, miêu tả lại các

quan điểm lý thuyết của từng trường phái, trình bày lại những luận điểm của
các nhà khoa học và những đánh giá của các nhà nghiên cứu kế tục họ về các
luận điểm đó. Miêu tả các phương pháp nghiên cứu, các bình diện nghiên cứu
motif đã được triển khai từ các lý thuyết đó và miêu tả những ứng dụng đã
được thực hiện trong nghiên cứu motif dựa trên các phương pháp mà mình đã
nêu ra.
4.3. Phương pháp phân tích: Ở chương ứng dụng, sau khi miêu tả đối
tượng nghiên cứu về mặt cấu tạo và nội dung chủ đề, chúng tôi tiến hành
15

phương pháp phân tích đối tượng theo cách tiếp cận cấu trúc chức năng và
nguồn gốc lịch sử nhằm xác định vị trí hình thái và ý nghĩa chủ đề của motif
được thể hiện như thế nào trong mối quan hệ với các motif khác trong cốt
truyện và với bản thân cốt truyện mà nó tham gia tạo thành.
4.4. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Để làm sáng tỏ nguồn gốc lịch
sử xã hội của motif truyện cổ tích, chúng tôi nghiên cứu đối tượng bằng
phương pháp liên ngành bao gồm sự kết hợp của nhiều phương pháp khác
nhau trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau như ngữ văn học, văn hóa học,
dân tộc học, nhân chủng học…
5. Đóng góp của luận án:
Mong muốn đóng góp chủ yếu của chúng tôi là vấn đề lý thuyết và
phương pháp nghiên cứu motif truyện kể dân gian được tổng hợp và giới thiệu
một cách toàn diện ở Việt Nam (trong khả năng có thể thực hiện được của
chúng tôi).
Những định nghĩa, quan niệm có tính lý thuyết về motif của các trường
phái nghiên cứu folklore trên thế giới được sắp xếp và trình bày một cách có
hệ thống nhằm góp phần mang đến cho người đọc một cái nhìn khái quát, đầy
đủ về đơn vị motif trong nghiên cứu truyện kể dân gian. Những so sánh đối
chiếu của luận án về lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của các trường phái
với nhau sẽ cung cấp thêm cho người đọc những nhận định đánh giá về

phương diện đúng đắn hay sai lầm của từng quan niệm, về mặt mạnh và mặt
yếu của từng phương pháp trong quá trình liên hệ với thực tiễn ứng dụng. Từ
đó có thể gợi ý về một bình diện nghiên cứu hiệu quả nhất có thể ứng dụng và
phát triển trong khoa nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam.
Cách tiếp cận thực tế của chúng tôi khi phân tích một motif quen thuộc
trong truyện cổ tích Việt Nam theo hai phương pháp nghiên cứu phổ biến đã
từng được ứng dụng rộng rãi trên thế giới về hai bình diện cấu trúc và lịch sử
motif có thể đưa ra một định hướng về phương pháp nghiên cứu đã được ứng
16

dụng và có thể tiếp tục ứng dụng một cách sâu sắc hơn trên phạm vi rộng trong
nghiên cứu truyện kể dân gian Việt Nam, giúp tìm hiểu một cách thấu đáo về
từng đơn vị motif trong kho tàng truyện kể dân gian Việt Nam cả về hình thức
lẫn nội dung.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần Dẫn luận và Kết luận, nội dung luận án của chúng tôi được
chia làm 3 chương chính như sau:
Chương 1: Motif trong lý thuyết của một số trường phái nghiên cứu
văn học dân gian trên thế giới.
Trong chương này chúng tôi trình bày các quan điểm lý thuyết của bốn
trường phái nghiên cứu văn học dân gian trên thế giới là Trường phái Phần
Lan, Trường phái thi pháp lịch sử, Trường phái cấu trúc chức năng và Trường
phái phân tâm học cùng một số tiền đề lý thuyết mà các trường phái này đã kế
thừa có phê phán, bổ sung về mặt quan điểm học thuật.
Chương 2: Một số bình diện nghiên cứu motif truyện kể dân gian.
Các bình diện nghiên cứu motif truyện kể dân gian mà chúng tôi trình bày
trong chương này bao gồm bình diện cấu tạo motif, bình diện nguồn gốc lịch
sử và biến đổi lịch sử của motif, bình diện mối quan hệ giữa motif và cốt
truyện. Mỗi bình diện là một thao tác, phương pháp nghiên cứu mà các nhà
khoa học thuộc các trường phái đã triển khai từ những quan niệm lý thuyết của

họ, theo đó là sự ứng dụng của các nhà nghiên cứu folklore trên thế giới khi
nghiên cứu motif truyện kể dân gian theo các bình diện này.
Chương 3: Nghiên cứu motif tái sinh trong truyện cổ tích Việt Nam
theo phương pháp phân tích cấu trúc chức năng và nguồn gốc lịch sử.
Chương 3 là chương ứng dụng của luận án từ những vấn đề lý thuyết và
các phương pháp nghiên cứu đã trình bày ở hai chương đầu. Trong chương này
chúng tôi thử tiếp cận phân tích, tìm hiểu vị trí và ý nghĩa chủ đề tư tưởng của
17

một motif truyện cổ tích Việt Nam theo hai phương pháp là phân tích cấu trúc
chức năng và phân tích nguồn gốc lịch sử.
Ở mỗi chương chúng tôi đều có phần tiểu kết để tóm tắt lại những điểm
chính đã trình bày. Ngoài ra luận án còn có phần phụ lục gồm các văn bản tóm
tắt của những truyện cổ tích có chứa đựng motif tái sinh trong kho tàng truyện
cổ tích Việt Nam mà chúng tôi đã sử dụng làm cứ liệu để thực hiện chương 3
của luận án.



























18

Chương 1


MOTIF TRONG LÝ THUYẾT CỦA MỘT SỐ TRƯỜNG PHÁI
NGHIÊN CỨU VĂN HỌC DÂN GIAN TRÊN THẾ GIỚI

1.1. MOTIF TRONG LÝ THUYẾT CỦA TRƯỜNG PHÁI PHẦN LAN
1.1.1. Từ những lý thuyết tiền đề đến lý thuyết địa lý - lịch sử của
trường phái Phần Lan
1.1.1.1. Những lý thuyết tiền đề
Trước khi có sự xuất hiện các quan niệm và phương pháp nghiên cứu
mang tính lý thuyết về motif – một đơn vị hình thành nên truyện kể dân gian thì
ngay từ đầu thế kỷ 19, việc nghiên cứu nguồn gốc truyện cổ tích đã được đặt ra
với tính cách là một vấn đề khoa học. Để tìm câu trả lời cho câu hỏi này, có
nhiều giả thuyết đã được đặt ra rồi trở thành các lý thuyết phổ biến và được ứng
dụng rộng rãi trên thế giới. Có thể kể đến như lý thuyết Ấn – Âu, lý thuyết thần

thoại, lý thuyết vay mượn, lý thuyết di chuyển cốt truyện… Lý thuyết địa lý –
lịch sử của trường phái Phần Lan cũng là sự kế thừa từ một số quan điểm trong
những lý thuyết này và đã phát triển mạnh mẽ, trở thành một trường phái nghiên
cứu truyện kể dân gian gây ảnh hưởng lớn trong khoa folklore học trên thế giới.
Về cơ bản, các nhà nghiên cứu truyện kể dân gian khi đặt ra câu hỏi về
nguồn gốc của truyện kể dân gian đều muốn giải quyết ba vấn đề chính: cội
nguồn xuất hiện của truyện kể dân gian là ở đâu? Tại sao có sự giống nhau và
khác nhau của những motif và cốt truyện? Hình thức cấu trúc và ý nghĩa tư
tưởng của motif và cốt truyện được thể hiện như thế nào? Theo họ sự tương
đồng giữa các motif truyện kể dân gian có thể có nguồn gốc ở sự tương đồng về
quá trình phát triển văn hóa – xã hội hoặc có cơ sở từ sự tiếp xúc văn hóa, văn
học giữa các dân tộc khác nhau, hoặc có thể từ nguồn gốc sinh trưởng chung…
19

Cũng có khi sự tương đồng về văn hóa lại xuất hiện ở những dân tộc hoàn toàn
khác biệt nhau về cội nguồn hay hệ ngôn ngữ truyền thống nhưng giữa họ lại có
sự liên hệ gần gũi với nhau về mặt lãnh thổ, có những nét chung về số phận lịch
sử và có những mối quan hệ tác động lẫn nhau về văn hóa. Mỗi một trong số các
dân tộc đó lại in dấu ấn riêng đặc thù của mình trong di sản văn hóa chung của
văn hóa nhân loại… Từ những giả thuyết có tính tiền đề đó đã hình thành nên lý
thuyết của các trường phái dưới đây.
Đầu tiên phải kể đến là trường phái thần thoại ngữ văn Ấn- Âu ra đời vào
những năm nửa đầu thế kỷ 19 với chủ xướng là hai anh Grimm – những nhà cổ
tích học người Đức. Với ba tập truyện cổ tích có nhan đề Những truyện kể trẻ
em và trong gia đình, xuất bản năm 1812, 1815, 1822, hai nhà nghiên cứu này
đã đặt ra vấn đề cần phải xem xét nguồn gốc truyện cổ tích với tính cách là một
vấn đề nghiên cứu khoa học, họ cho rằng có sự giống nhau giữa truyện cổ tích
của các dân tộc trên thế giới và cần phải đi tìm nguyên nhân của sự giống nhau
đó. Đứng trên lập trường của lý thuyết Ấn - Âu, người anh là Jacop Grimm cho
rằng sự giống nhau của truyện cổ tích cũng như sự giống nhau về ngôn ngữ giữa

các nước Châu Âu là do trước kia đã từng tồn tại một dân tộc nào đó vốn là thủy
tổ chung của các dân tộc Châu Âu hiện nay. Anh em Grim tập trung giải thích
nguồn gốc tôn giáo của truyện cổ tích và cho rằng truyện cổ tích chính là thần
thoại khi mà các dân tộc Châu Âu còn sống trong một cộng đồng duy nhất.
Quan điểm về nguồn gốc tôn giáo của truyện cổ tích của anh em Grim
được các nhà nguyên cứu sau này tiếp tục kế thừa và phát triển thành trường
phái thần thoại, trường phái này tìm kiếm nguồn gốc thần thoại của truyện cổ
tích, họ coi mọi truyện thần thoại, cũng như truyện cổ tích là sự phản ánh tín
ngưỡng thờ các hiện tượng thiên nhiên, các vị thần… Có thể kể đến các công
trình nghiên cứu tiêu biểu cho lý thuyết thần thoại này là công trình Quan điểm
nghệ thuật về giới tự nhiên của người Hy Lạp, La Mã và Giécmanh trong mối
quan hệ với thần thoại thời nguyên thủy (1864, 1879) của nhà thần thoại học
người Đức Vilhem Svacơ, Ở Nga có đại diện là Aphanaxiep với công trình
20

Truyện cổ tích dân gian Nga (1855-1864) và Quan điểm nghệ thuật của người
Xlavian về giới tự nhiên (1865-1869). Ở Pháp có tác phẩm Cái siêu nhiên trong
truyện dân gian (1891) của Ploix… [15;246]. Đến nửa sau thế kỷ 19, trường
phái thần thoại dần bộc lộ những điểm yếu của nó, người ta bắt đầu đặt ra câu
hỏi về sự giống nhau của truyện cổ tích giữa các dân tộc khác ngoài các dân tộc
theo ngữ hệ Ấn – Âu, đồng thời xuất hiện một giả thuyết cho rằng sự giống
nhau đó có nguyên nhân từ sự vay mượn và giao lưu văn hóa giữa các dân tộc.
Từ giả thuyết này dẫn đến sự ra đời của các quan niệm và phương pháp nghiên
cứu truyện cổ tích theo lý thuyết vay mượn và lý thuyết về sự di chuyển cốt
truyện.
Lý thuyết vay mượn cho rằng khi xã hội bắt đầu phát triển, con người có
điều kiện di chuyển tới những vùng đất khác nhau và hình thành nên một quá
trình giao lưu văn hóa, hoặc có sự di chuyển một bộ phận dân cư của dân tộc
này đến định cư tại lãnh thổ của một dân tộc khác. Quá trình cộng cư và tiếp xúc
văn hóa đã dẫn đến sự ảnh hưởng văn hóa lẫn nhau và hình thành nên quá trình

vay mượn các vốn văn hóa truyền thống của nhau. Trong trường hợp này thì sự
tương đồng về con đường phát triển văn học của các dân tộc khác nhau thường
đan chéo với những tiếp xúc và ảnh hưởng mang tính quốc tế. Tuy vậy chỉ có
thể có sự ảnh hưởng nếu có những xu thế phát triển văn hóa tương tự nhau ở các
quốc gia khác nhau và từ bản thân của nền văn hóa này đã có nhu cầu tiếp xúc
và chịu ảnh hưởng một cách chọn lọc từ một nền văn hóa tương tự mình. Mọi sự
ảnh hưởng văn học bao giờ cũng đi kèm với nó là sự làm biến đổi ít nhiều cái
hình mẫu nguyên thủy được du nhập từ một nền văn hóa khác, cái vay mượn sẽ
được cải biến một cách sáng tạo, hình thành nên một bản khác tương tự cho phù
hợp với trình độ phát triển và thị hiếu cũng như truyền thống văn học của dân
tộc đi vay mượn.
Đại diện nổi tiếng của lý thuyết vay mượn thế kỷ 19 là nhà Đông phương
học người Đức Todo Benfey. Ông cho rằng sự giống nhau giữa các cốt truyện
không chỉ do tính huyết thống của các dân tộc mà do những mối liên hệ lịch sử -
21

văn hóa giữa họ, do sự di chuyển. Benfey chỉ ra rằng có một thời kỳ nào đó có
sự ảnh hưởng rất lớn của phương Đông sang phương Tây và chúng di chuyển
theo một vài vùng địa lý [125;200]. Quan điểm này được triển khai thành lý
thuyết về sự di chuyển cốt truyện trong nghiên cứu nguồn gốc truyện cổ tích
trên thế giới.
Theo lý thuyết này, nguyên nhân gây ra sự giống nhau giữa truyện cổ tích
của các dân tộc trên thế giới là do quá trình di chuyển, trước đây các dân tộc có
nguồn gốc chung cho nên sau khi phân tán và di cư về nhiều vùng miền địa lý
khác nhau, mỗi bộ phận dân cư đã mang theo mình vốn văn hóa truyền thống,
những di sản được thừa kế khi còn sống chung trong một cộng đồng. Từ đó khi
hình thành những dân tộc mới, họ vẫn còn lưu giữ lại vốn liếng truyền thống của
mình. Do đặc thù của văn học dân gian là được hình thành và hoàn thiện trong
quá trình lịch sử lâu dài nên cùng với quá trình di chuyển của các cộng đồng
người, văn học dân gian cũng liên tục biến đổi diện mạo, thường xuyên có sự

biến dạng và thường xuyên di chuyển trong phạm vi cộng đồng hay từ dân tộc
này sang dân tộc khác. Do vậy cùng với đời sống thường xuyên di chuyển của
loài người, motif truyện kể sẽ hình thành và phát triển theo một quá trình cơ học
và thường xuyên biến đổi, không phụ thuộc vào lịch sử cụ thể của dân tộc và
đời sống xã hội của nhân dân ở những nơi mà motif đó di chuyển đến. Từ đó
dẫn đến việc nghiên cứu cội nguồn của motif truyện kể dân gian tách rời khỏi
đời sống lịch sử của câu chuyện và tách khỏi sự phân tích hình thức thi pháp của
nó, đời sống lịch sử xã hội của motif được quy đơn giản thành sự di chuyển và
được xem xét tách biệt khỏi những đặc trưng xã hội lịch sử và dân tộc của
những dân tộc góp phần truyền bá câu chuyện có chứa đựng những motif đó. Vì
suy cho cùng, truyện kể dân gian, cũng như những sản phẩm văn hóa không có
tên tác giả khác, là những đối tượng dễ dàng được gọt dũa để trở nên hoàn chỉnh
trong quá trình di chuyển và cuối cùng là trở thành tài sản chung của các dân tộc
mà nó đi qua.
22

Tuy rằng lý thuyết về sự di chuyển cốt truyện dân gian chứa đựng không ít
sai lầm về mặt quan điểm, gây trở ngại cho việc nhận thức đúng đắn tiến trình
vận động của truyện kể dân gian trong quá khứ; nhưng ít ra về một mặt nào đó,
những nhận định cực đoan kiểu này cũng bao hàm trong nó một hạt nhân hợp
lý, khẳng định có sự giao lưu thường xuyên trong đời sống văn hóa, tinh thần
của các dân tộc thời cổ đại và trung cổ. Sự di chuyển của các motif truyện kể
dân gian đã diễn ra theo những con đường trao đổi hàng hóa và truyền bá tôn
giáo phổ biến từ Âu sang Á, từ Á sang Âu hoặc theo những bước chân di cư của
các tộc người. Gắn liền với các khái niệm vay mượn, di chuyển, truyền bá văn
hóa, lý thuyết này đã đặt ra giả thuyết cho rằng các nền văn hóa của các quốc
gia ngay từ thời cổ đại đều có thể có nguồn gốc chung, có thể là do vay mượn từ
các nôi văn hóa lớn của nhân loại như Ai Cập, Ấn Độ, Hy Lạp, Trung Quốc…
Lý thuyết di chuyển nhanh chóng được tiếp nhận và phổ biến khắp thế
giới, thời kỳ phát triển thịnh vượng nhất của nó là vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế

kỷ 20. Tuy nhiên vì lý do cường điệu quá mức vai trò của sự di chuyển và tính
lưu vong của những cốt truyện, tách rời tác phẩm khỏi cơ sở lịch sử dân tộc,
không đánh giá đúng sức mạnh sáng tạo của quần chúng nhân dân, phủ định
tính tự thân trong sự ra đời của tác phẩm văn học dân gian và tính độc đáo dân
tộc của nó, nên về sau lý thuyết vay mượn đã từng bị phê phán kịch liệt và dần
dần chuyển hóa thành lý thuyết địa lý – lịch sử của trường phái Phần Lan.
1.1.1.2. Trường phái Phần Lan và sự ra đời của phương pháp địa lý–lịch sử
Người Phần Lan sở hữu một kho tàng văn hóa dân gian vô cùng phong phú
với nhiều thể loại đa dạng. Họ cũng đồng thời rất coi trọng vốn văn hóa truyền
thống này nên đã tiến hành ghi chép tài liệu rộng rãi và xuất bản từ khá sớm.
Ngay giữa thế kỷ 19, người Phần Lan đã có những chuyên gia thuộc lĩnh vực
văn hóa dân gian, những người này không chỉ quan tâm đến văn hóa dân gian
trong nước mà còn hướng sự quan tâm của mình xa rộng hơn đến vốn văn hóa
truyền thống của nhiều quốc gia trên thế giới.
23

Năm 1831 Hội Văn học Phần Lan ra đời và hoạt động trên nhiều khía cạnh
khác nhau thuộc lĩnh vực văn hóa, văn học như nghiên cứu, dịch thuật văn học
trong và ngoài nước… Tuy nhiên gây được tiếng vang nhất vẫn là những hoạt
động của họ trong lĩnh vực sưu tầm và xuất bản các ấn phẩm thuộc văn học dân
gian. Ngay từ năm 1836, Hội đã tiến hành sưu tập các tài liệu văn hóa dân gian
bằng cách yêu cầu sự giúp đỡ từ những người dân ở nông thôn và tài trợ cho các
nhóm sinh viên đi sưu tầm điền dã, những nỗ lực này đã thu được những thành
quả có giá trị, đặc biệt là trong những năm từ 1836 đến 1839. Hội liên tục nhận
được sự trợ giúp từ các nhóm sinh viên và các nhà nghiên cứu theo chủ nghĩa
dân tộc Phần Lan, trở thành trung tâm cho những khát vọng về một nền văn hóa
dân tộc có tiếng tăm trên thế giới của người phần Lan. Tất cả các tác phẩm quan
trọng thuộc lĩnh vực văn hóa, văn học, ngôn ngữ Phần Lan đều được xuất bản
dưới sự hướng dẫn của Hội.
Bước đi có ý nghĩa nhất của Hội văn học Phần Lan là việc xuất bản bộ sử

thi dân tộc – Kalevala – do Lonnrot tập hợp và xuất bản vào năm 1935, sau đó
được bổ sung thêm và tái bản năm 1846. Tác phẩm này đã gây ảnh hưởng to lớn
đến sự phát triển của văn hóa Phần Lan. Liên tiếp sau đó các tuyển tập văn hóa
dân gian lần lượt ra đời từ những nguồn tư liệu được cung cấp bởi rất nhiều tầng
lớp nhân dân trong cả nước như các học giả, sinh viên, nông dân, thợ thủ công,
cán bộ viên chức… vì thế mà các tuyển tập này được ví như là minh chứng cho
tình cảm dân tộc của người Phần Lan. Những tài liệu gởi đến Hội luôn luôn
được sao chép rất cẩn thận và được phân chia theo từng chủ đề cụ thể. Đến năm
1947, Hội đã tập hợp được khoảng 27 ngàn văn bản văn hóa dân gian. Trong đó
có 75 ngàn văn bản truyền thuyết thần thoại, 20 ngàn văn bản về phong tục địa
phương và lịch sử truyền thống, 10 ngàn văn bản truyền thuyết khởi nguyên, 20
ngàn bài hát dân gian, 100 ngàn câu tục ngữ về phong tục và kinh nghiệm mùa
màng….
Cuối thế kỷ 19, Phần Lan trở thành trung tâm lôi kéo sự chú ý của các nhà
nghiên cứu folklore khắp nơi trên thế giới. Năm 1901 Hiệp hội quốc tế các nhà
24

foklore học được thành lập ở Helsinki nhằm mục đích tập hợp và tạo điều kiện
cho các nhà nghiên cứu foklore trên thế giới gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, đồng
thời Hội cũng bắt đầu khởi xướng những quan niệm và phương pháp nghiên cứu
của riêng mình. Chính trong thời gian này, tại Phần Lan một phương pháp
nghiên cứu văn hóa dân gian được thế giới biết đến với tên gọi là Phương pháp
Phần Lan bắt đầu với sự khởi xướng của giáo sư văn học người Phần Lan Julius
Leopold Fredrik Krohn (1835 – 1888) ở trường đại học Helsinki. Tiếng tăm của
ông gắn liền với sự ra đời và phát triển của phương pháp này trong nghiên cứu
văn hóa dân gian, Krohn phát biểu về quan hệ của các luận điểm chính trong
phương pháp mới của mình rằng “Trước khi đi đến kết luận cuối cùng, tôi sắp
xếp các văn bản theo thứ tự thời gian và vùng địa lý, nhờ đấy mà tôi có thể phân
biệt được đâu là bản đầu tiên và đâu là các dị bản xuất hiện sau này” [137;380].
Phương pháp Phần Lan ra đời dựa trên quan niệm cho rằng có sự truyền bá

văn hóa trên khắp các quốc gia theo không gian và thời gian. Quan niệm này
hình thành từ cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, theo quan niệm này thì bất kỳ
một nền folklore nào cũng phải gắn liền với văn hóa học và dân tộc học. Con
trai của Fredrik Krohn là Kaarle Krohn (1863 – 1933) giáo sư ngành folklore so
sánh của trường đại học tổng hợp Helsinki và cũng là chủ tịch Hội văn học Phần
Lan, đã tiếp tục phát triển phương pháp Phần Lan bắt đầu với lý thuyết về sự
truyền bá và vay mượn văn hóa này. Dần dà ông tập trung vào nghiên cứu sự di
chuyển tự nhiên của cốt truyện dân gian từ nơi này sang nơi khác, đến đầu thế
kỷ 20, cùng với những kỷ thuật sưu tầm công phu và những phương pháp
nghiên cứu khoa học tiến bộ, hiện đại, ông phát triển lý thuyết của cha mình
thành Phương pháp địa lý – lịch sử.
Nhận xét về phương pháp địa lý – lịch sử, Kaarle cho rằng việc điều tra
nghiên cứu văn hóa dân gian bằng phương pháp địa lý – lịch sử xuất hiện ở
Phần Lan là kết quả của sự tìm thấy nguồn tài liệu dân ca phong phú lạ thường
của người Phần Lan. Nguồn tài liệu đồ sộ này đã khiến các điều tra viên phải
nghĩ đến một phương pháp nghiên cứu hiệu quả nhất để có thể phân biệt được
25

đâu là bản đầu tiên giữa hàng vô số những bản tương tự. Là một trong những
học giả đầu tiên trong lĩnh vực nghiên cứu về anh hùng ca và truyện kể, Kaarle
Krohn xứng đáng có một vị trí dẫn đầu trong khoa học về folklore. Tuy nhiên
đóng góp to lớn nhất của ông trong lĩnh vực folkore lại ở vai trò là người tổ
chức và điều phối một chương trình nghiên cứu văn hóa dân gian có tính chất
quốc tế, kêu gọi được sự nỗ lực điều tra tư liệu của các học giả trong nước và sự
cộng tác của các học giả ngoài nước trong việc nghiên cứu các đề tài có liên
quan đến văn hóa dân gian.
Năm 1910, với công trình đầu tiên Danh mục các kiểu truyện cổ tích, học
trò của hai ông là Annti Aarne đã công bố một bảng tra cứu là tập hợp các dị
bản truyện kể dân gian Phần Lan và Châu Âu. Để hoàn thành công trình này
ông đã thực hiện những chuyến đi sưu tập ở khắp nơi và đến hầu hết các thư

viện – nơi lưu trữ những nguồn tài liệu quan trọng nhất về văn hóa dân gian.
Chính vì vậy mà số lượng tài liệu mà ông thu thập được trong công trình này là
một con số đáng kinh ngạc. Theo Aarne sẽ không tìm ra được giá trị của truyện
cổ tích nếu hướng việc nghiên cứu ra bên ngoài lịch sử của nó. Ông cho rằng chỉ
có bằng việc nghiên cứu so sánh mới có thể xác định được nguồn gốc phát sinh
của từng đơn vị truyện cổ. Trong vòng 10 năm, từ 1910 đến 1920 ông đã liên
tục cho xuất bản 17 công trình là kết quả của việc nghiên cứu truyện kể dân gian
theo phương pháp địa lý - lịch sử.
Năm 1913 Annti Aarne công bố một nguyên tắc lý thuyết dưới sự tác
động của phương pháp địa lý - lịch sử trong công trình Hướng dẫn nghiên cứu
so sánh truyện cổ tích. Theo Aarne, cần phải xác định các motif của câu
chuyện một cách tỉ mỉ để có thể khẳng định được một biến cố nào đó có phải
là motif hay không và nó có đóng vai trò là một trong những motif quan trọng
không thể thiếu được trong quá trình hình thành nên những cốt truyện kể dân
gian khác nhau hay không. Với những motif được trình bày theo một cách
ngoại lệ, ông cho rằng để khẳng định motif đó có thể là thuộc về bản nguyên
mẫu hay không thì cần phải dựa vào 9 cơ sở dưới đây:

×