MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 3
Chương 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH
TƯ TƯỞNG VỀ QUYỀN LỰC TRI THỨC CỦA ALVIN TOFFLER 12
1.1. Alvin Toffler - con người và sự nghiệp 12
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề khoa học của sự hình thành
tư tưởng về quyền lực tri thức của Alvin Toffler 15
1.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội 15
1.2.2. Tiền đề
khoa học 19
1.3. Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng về quyền lực tri thức của
Alvin Toffler 22
1.3.1. Tư tưởng về Nhà nước lý tưởng của Plato và Aristotle 22
1.3.2. Tư tưởng về vai trò của khoa học từ Roger Bacon, Francis Bacon đến
René Descartes 26
1.3.3. Khuynh hướng thực chứng – khoa học và thuyết kỹ trị trong triết học
phương Tây 31
1.4. Những tư tưởng cơ bản trong tư tưởng chính trị của Alvin Toffler 41
1.4.1. Thuyết về sự thích nghi 42
1.4.2. Tư tưởng về ba làn sóng văn minh 44
1.4.3. Tư tưởng về quyền lực tri thức 48
Kết luận chương 1 52
Chương 2: NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG
ALVIN TOFFLER VỀ TRI THỨC VÀ QUYỀN LỰC TRI THỨC 54
2.1. Quan điểm của Alvin Toffler về tri thức, quyền lực và chủ thể
quyền lực 54
2.1.1. Quan điểm của Alvin Toffler về tri thức 54
2.1.2. Quan điểm của Alvin Toffler về quyền lực 57
2.1.3. Quan điểm của Alvin Toffler về chủ thể quyền lực 62
2.2. Tư tưởng của Alvin Toffler về phẩm chất của quyền lực và các loại
quyền lực truyền thống 70
2
2.2.1. Phẩm chất của quyền lực 70
2.2.2. Quyền lực của bạo lực 76
2.2.3. Quyền lực của tiền 79
2.3. Tư tưởng của Alvin Toffler về bước chuyển của quyền lực và quyền
lực của tri thức 86
2.3.1. Bước chuyển của quyền lực 86
2.3.2. Quyền lực của tri thức 91
2.4. Thực chất, hạn chế và giá trị của tư tưởng Alvin Toffler về
quy
ền lực tri thức 113
2.4.1. Thực chất, hạn chế của tư tưởng Alvin Toffler về quyền lực tri thức 113
2.4.2. Giá trị của tư tưởng Alvin Toffler về quyền lực tri thức 133
Kết luận chương 2 142
Chương 3: Ý NGHĨA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ TƯ TƯỞNG
ALVIN TOFFLER VỀ QUYỀN LỰC TRI THỨC ĐỐI VỚI VIỆC
PHÁT HUY NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM HI
ỆN NAY 144
3.1. Ý nghĩa của tư tưởng Alvin Toffler về quyền lực tri thức đối với việc
xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam 144
3.2. Những vấn đặt ra từ tư tưởng Alvin Toffler về quyền lực tri thức
đối với việc phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam 152
3.2.1. Tóm lược về thực trạng đội ngũ trí thức khoa học ở nước ta hiện nay 152
3.2.2. Một số nguyên tắc và những vấn đề đặt ra nhằm phát huy nguồn lực
trí tuệ Việt Nam 162
Kết luận chương 3 183
KẾT LUẬN 184
TÀI LIỆU THAM KHẢO 187
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thời điểm hiện nay nhân loại đang bước vào những năm đầu tiên của
thập kỷ thứ hai thế kỷ XXI, một thế kỷ mà theo dự đoán sẽ có những bước
nhảy vọt chưa từng thấy về khoa học và công nghệ, làm cho lực lượng sản
xuất phát triển một cách nhanh chóng vượt khỏ
i trí tưởng tượng của con
người. Loài người đang tạo ra những biến đổi về chất chưa từng có trong lực
lượng sản xuất, đưa nhân loại từng bước quá độ sang một nền văn minh mới -
văn minh trí tuệ. Một thực tế chắc chắn là, với sự gia tăng sức mạnh của tri
thức, khoa học, công nghệ, nền kinh tế của thế kỷ này không còn là n
ền kinh
tế dựa nhiều vào cơ bắp và tài nguyên thiên nhiên mà chủ yếu dựa vào tri
thức, khoa học, công nghệ. Các công nghệ mới, công nghệ thông tin, đặc biệt
là Internet và vô tuyến đã trở thành một vũ khí cạnh tranh có tính chiến lược
trong kinh doanh, một lực thúc đẩy then chốt trong hệ thống sáng tạo của cải
mới. Với việc ứng dụng tri thức, các phát minh khoa học - kỹ thuật - công
nghệ vào trong công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ
v.v… làm cho hệ thống
sản xuất mới được mở rộng không ngừng. Kết quả của những biến đổi do
cách mạng khoa học - kỹ thuật - công nghệ mang lại là các vấn đề an sinh xã
hội đã được giải quyết từng bước, trong cơ cấu xã hội những người lao động
trí óc, hay “những chiếc áo cổ trắng” bắt đầu thay thế “những chiếc áo cổ
xanh” truyền thố
ng trước đây. Những thay đổi trong cơ cấu kinh tế - xã hội
này cũng dẫn đến những thay đổi cả trong nội dung quyền lực. Các nhà
chuyên môn, các chuyên gia, các nhà quản lý, các giám đốc thông tin, các
CEO cao cấp theo nghĩa rộng là các nhà kỹ trị còn gọi là “giới thượng lưu xã
hội”, “thượng lưu tri thức trị” có tài - đức và có năng lực tổ chức cao đã dần
dần trở thành lực lượng lãnh đạo chính trị. Điề
u này cho thấy tri thức, thông
tin đã trở thành một vấn đề trung tâm của việc thực hiện những cải cách xã
hội và quyết sách chính trị; trở thành nhân tố then chốt quyết định sự mạnh
yếu và hưng suy của quốc gia, dân tộc; trở thành động lực chủ yếu của sự phát
triển xã hội. Kinh tế tri thức đã và đang trở thành dòng thác lớn không gì ngăn
cản nổi trong ngọn triề
u lớn của thời đại, chỉ có những con người, dân tộc,
4
quốc gia có đầy đủ tri thức, thông tin mới có cơ hội giàu có và chiến thắng.
Thông tin và tri thức vì thế là cơ sở của quyền lực mới về chính trị và kinh tế
của thế giới đương đại; là tấm bản đồ tất yếu mà mỗi quốc gia, dân tộc, con
người cần phải có làm hành trang bước vào tương lai. Theo logic phát triển
khách quan của nó, tri thức là sức mạnh đặc biệt và đang trở thành mộ
t hình
thái quyền lực mới, quyền lực tri thức sẽ thay thế cho các loại hình thái quyền
lực truyền thống trước đây. Quyền lực của bạo lực, chủ yếu được dùng để
trừng phạt, là nguồn quyền lực có phẩm chất thấp nhất và kém linh hoạt nhất.
Của cải được dùng để khen thưởng lẫn trừng phạt, là một công cụ quyền lực
có ph
ẩm chất bậc trung và rất uyển chuyển. Còn tri thức mới là nguồn quyền
lực cơ bản, linh hoạt, phẩm chất cao nhất và có tính dân chủ hơn cả. Chỉ có trí
tuệ của con người là tài cái lấy không bao giờ hết, dùng không bao giờ cạn, là
sản phẩm thay thế cho tất cả. Tri thức sẽ trở thành quyền lực số một trong số
các quyền lực đã có trong lịch sử quyền lự
c, thực tiễn đã và đang chứng minh
tính chân thực những dự báo trên của Alvin Toffler (Anvin Tôphlơ).
Bằng luận điểm: “Con đường quyền lực và phát triển kinh tế của thế kỷ
XXI không còn là con đường khai phát từ nguyên liệu và gân cốt của con
người. Mà như chúng ta đã thấy là phải vận dụng con đường Tâm Trí mà
thôi”[88, t2, 262], A.Toffler trở thành một trong số những nhà tương lai học
đầu tiên của thời kỳ hiện đại bàn đế
n quyền lực tri thức. Vấn đề quyền lực tri
thức, vì thế, trở thành một trong những vấn đề rất được quan tâm và A.Toffler
là một trong những nhà tư tưởng có quan điểm đáng chú ý nhất hiện nay về
vấn đề này.
Quan điểm của A.Toffler về quyền lực tri thức – hay sự lên ngôi của sức
mạnh tri thức là một trong những quan điểm được nhiều nhà khoa học, kinh
t
ế, chính trị, xã hội học, thừa nhận. Quan điểm này như một tuyên ngôn của
thời đại mới – thời đại kinh tế tri thức. Chính vì vậy, tư tưởng của A.Toffler
về quyền lực tri thức thu hút được sự quan tâm của nhiều giới. Hiện nay đã có
nhiều công trình cả trong và ngoài nước nghiên cứu về tư tưởng của A.Toffler
và các tác phẩm của ông. Những công trình này nghiên cứu những lĩnh vực
khác nhau mang l
ại nhiều ý nghĩa và có giá trị nhất định đối với các nhà
5
nghiên cứu muốn tìm hiểu về vợ chồng nhà tương lai học, kinh tế học, xã hội
học này. Tuy nhiên có thể nói chưa có một công trình nào trong nước nghiên
cứu một cách công phu đầy đủ về tư tưởng quyền lực tri thức của A.Toffler.
Do đó để tìm hiểu về tư tưởng của A.Toffler – một học giả tư sản được các
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá là nhà tương lai học, xã hội học,
kinh tế
học, nhà chính luận, xem tư tưởng của ông có thể được vận dụng và
vận dụng những phần nào trong kế hoạch phát triển mạnh khoa học, công
nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát
triển kinh tế tri thức; góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả,
sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước;
nâng tỷ lệ đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp vào tăng trưởng; phát huy
có hiệu quả và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tri thức của con người Việt
Nam và khai thác nhiều nhất tri thức của nhân loại tạo nền tảng để đến năm
2020 nước ta căn bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại được
xác định trong báo cáo chính trị của Ban Ch
ấp hành Trung ương Đảng khóa X
tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, tác giả đã chọn đề tài tri
thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị Alvin Toffler làm luận
án tiến sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về A.Toffler thu hút được sự quan tâm của rất nhiều giới cả
trong và ngoài nước, từ sinh viên đến các nhà quản lý, nhà khoa học, cho đến
các chính khách, … Trên th
ế giới các tác phẩm của A.Toffler được dịch ra
nhiều thứ tiếng khác nhau như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban
Nha, Ba Lan, Nga, Đức, Indonesia, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, và đã có nhiều
công trình nghiên cứu về A.Toffler và quan điểm quyền lực của ông. Các tác
phẩm nổi bật nhất là: E.A.Capitonov với tác phẩm Xã hội học thế kỷ XX: Lịch
sử và công nghệ, do Nguyễn Quý Thanh biên dịch của nhà xuất bản Đại học
qu
ốc gia (2002) ấn hành. Trong đó E.A.Capitonov cho rằng Alvin Toffler đã
đưa ra một cách tiếp cận khác trong đánh giá nền văn minh công nghiệp, phác
thảo những nét căn bản của nền văn minh mới và đã có công rất lớn trong
6
việc xây dựng xã hội tương lai; A.Toffler đã có những quan điểm cấp tiến về
xã hội hậu công nghiệp. G.A.Duganov với tác phẩm Toàn cầu hóa và vận
mệnh nhân loại được giới thiệu trên tạp chí Thông tin những vấn đề lý luận,
số 19, tháng 10/2003, đánh giá rất cao những quan điểm cấp tiến, cũng như
những quan sát và kết luận của A.Toffler về các vấn đề thông tin, văn hóa, sự
biến đổi của quyền lực chính trị. Tác giả của nó cũng phê phán những hạn chế
không thoát khỏi phạm vi của lập trường giai cấp tư sản trong các quan điểm
của A.Toffler. Ngoài ra còn có nhiều tác phẩm của các tác giả nước ngoài
phân tích nội dung những tư tưởng hoặc bị ảnh hưởng lớn bởi tư tưởng
A.Toffler như: M.Finley với tác phẩm Các làn sóng của Toffler, Tần Ngôn
Trước vớ
i tác phẩm Thời đại kinh tế tri thức do nhà xuất bản Chính trị quốc
gia Hà Nội (2001) ấn hành. Tác giả của tác phẩm này như một sự tiếp nối, chú
giải tư tưởng của A.Toffler và hoàn toàn bị A.Toffler chinh phục. Thẩm Vinh
Hoa và Ngô Quốc Diệu (chủ biên) với tác phẩm Tôn trọng tri thức tôn trọng
nhân tài kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước, Nguyễn Như Diệm (dịch), nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội (2008) cũng bị hấp dẫn bởi tư tưởng của
A.Toffler; hay tác phẩm Tương lai khác thường của James Canton (sách
dịch), xuất bản năm 2011 do nhà xuất bản Trẻ ấn hành. Ở tác phẩm này James
Canton – người từng làm việc với Toffler trong nhiều dự án khác nhau đã
thừa nhận chính A.Toffler là người đầu tiên giúp ông thấy rõ được tầm quan
trọng của việc hiểu thấ
u tương lai, cung cấp một viễn cảnh độc đáo về ngày
mai, phân tích những sự đổi mới và những xu hướng sẽ định hình tương lai,
giúp ta hoạch định chiến lược, đầu tư, phát triển sản phẩm, phát triển kinh
doanh, chính sách xã hội, phát triển năng lực dự báo và ra quyết định; v.v… Ở
nước ta hiện nay cũng có rất nhiều tác giả trực tiếp hay gián tiếp đề cập đến tư
tưởng của nhà tương lai học, xã hội học này. Chẳng hạn: Nguyễn Phúc Ân với
Một số khía cạnh xã hội, nhà xuất bản Trẻ (1996), với tiêu đề Đọc làn sóng
thứ ba của A.Toffler, tác giả đã tóm tắt nội dung, tính chất của làn sóng thứ
7
hai, làn sóng thứ ba và đánh giá tác phẩm Làn sóng thứ ba là tác phẩm có tính
hệ thống, đầy ắp thông tin và có sức thuyết phục lớn; Nguyễn Đức Bình với
Góp phần nhận thức thế giới đương đại do nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
Hà Nội ấn hành (2003) lại bị rơi vào chủ nghĩa A.Toffler khi phân tích nội
dung kiến trúc thượng tầng trong nền kinh tế tri thức qua các vấn đề như: dân
chủ, s
ự thay đổi vị trí các yếu tố vươn tới quyền lực, bản thân hệ thống quyền
lực, bản chất, chức năng, vai trò mới của nhà nước dân tộc; phương diện xã
hội trong nền kinh tế tri thức. Trần Xuân Trường với bài viết Tương lai dưới
con mắt nhà tương lai học Alvin Toffler đăng trên tạp chí Cộng sản, số 7, 8
(7/1995), trước hết đồng tình với một số
quan điểm và dự báo của A.Toffler
về một số vấn đề khoa học, công nghệ, sự phân công lao động xã hội, những
hình thức và quan hệ mới của con người trong sản xuất kinh doanh. Sau đó
tác giả thực hiện sự phản biện một số quan điểm và nhận định của A.Toffler
về gia đình, tổ chức xã hội, thiết chế chính trị, quan hệ giai cấp, thế giới quan
của A.Toffler, ; luận văn triết học của Nguyễn Minh Hiền (2004) với Bước
đầu tìm hiểu học thuyết ba làn sóng văn minh của Alvin Toffler cũng khái
quát những đặc trưng của mỗi làn sóng văn minh, vạch ra những ưu điểm và
hạn chế các quan điểm của A.Toffler về sự vận động và phát triển của xã hội,
rút ra ý nghĩa của những dự báo của A.Toffer. Ngoài ra còn hàng loạt các tác
phẩm
ảnh hưởng một phần, hoặc có đề cập đến tư tưởng A.Toffler như: Vũ
Dương Ninh (chủ biên) với Lịch sử văn minh nhân loại, nhà xuất bản Giáo
dục, Hà Nội (1997); Lê Văn Giạng với Tìm hiểu sự phát triển của học thuyết
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cuối thế kỷ XX; Tác phẩm Trí thức Việt
Nam tiến cùng thời
đại của Nguyễn Đắc Hưng do nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội ấn hành (2008), tác phẩm Vai trò của tri thức khoa học trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay của Trần Hồng
Lưu do nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn hành (2009), tác phẩm
Kinh nghiệm của một số nước về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và
8
công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức của Viện Khoa học Giáo dục
Việt Nam do nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn hành (2010), tác
phẩm Đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam trong sự nghiệp
đổi mới của Ngô Thị Phượng do nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn
hành (2007), tác phẩm Phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội Việt Nam
củ
a Nguyễn An Ninh, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn hành
(2008), tác phẩm Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự
nghiệp chấn hưng đất nước của Nguyễn Văn Khánh (chủ biên), cũng của nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn hành (2010), v.v Nhưng dù là trong
hay ngoài nước các tác giả chủ yếu nghiên cứu về nội dung tư tưởng và viện
dẫn đến nhiề
u khía cạnh khác nhau trong tư tưởng của A.Toffler như: vai trò
của tri thức khoa học, của nguồn nhân lực, kinh tế tri thức, khoa học, giáo
dục, Những nghiên cứu đó rất có giá trị để những người đi sau kế thừa và
phát triển. Tuy nhiên chưa có nhiều tác giả trong nước nghiên cứu hàn lâm về
quyền lực tri thức, thông tin. Chính vì vậy, tác giả đã chọn hướng nghiên cứu
này như một phương pháp tiếp cận về
kinh tế tri thức.
3. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án
Từ việc phân tích tư tưởng của A.Toffler về tri thức, quyền lực của tri
thức, mục đích của tác giả luận án mong muốn đạt được là làm sáng tỏ tư
tưởng của ông về vai trò của tri thức khoa học; rút ra ý nghĩa của cách tiếp
cận tri thức – quyền lực trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, qua đó đề xuất
một số nguyên tắc có tính chất định hướng và những vấn đề đặt ra ở Việt Nam
nhằm phát huy sức mạnh trí tuệ dân tộc.
Nhiệm vụ của luận án
Để đạt được mục đích của luận án, tác giả thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu,
nghiên cứu những vấn đề sau:
9
Một là, tìm hiểu tiền đề thực tiễn và lý luận của tư tưởng A.Toffler về
quyền lực tri thức.
Hai là, phân tích nội dung tư tưởng của A.Toffler về quyền lực tri thức.
Ba là, nhận xét, đánh giá và nêu lên những hạn chế và giá trị, ý nghĩa
của tư tưởng A.Toffler.
Phạm vi nghiên cứu của luận án
Để làm rõ tư tưởng của A.Toffler về quyền lực tri thức, tác giả lu
ận án
không có tham vọng đi sâu và nghiên cứu toàn bộ quan điểm, tư tưởng, tác
phẩm của A.Toffler mà chủ yếu tập trung nghiên cứu những phân tích của
A.Toffler về vai trò của tri thức khoa học, thông tin trong làn sóng thứ ba
được thể hiện trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà tương lai học này.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Cơ sở lý luận
Để thực hiện được mục
đích và nhiệm vụ trên, luận án này được thực
hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận nền tảng là chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện Đại hội và nghị quyết của Đảng
Cộng sản Việt Nam, mà chủ yếu chủ nghĩa duy vật lịch sử và quan điểm thực
tiễn.
Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phươ
ng pháp luận cơ bản, chỉ đạo xuyên suốt trong
quá trình nghiên cứu là phép biện chứng duy vật, kết hợp cách tiếp cận hình
thái và cách tiếp cận văn minh. Vận dụng các phương pháp cụ thể là logic -
lịch sử. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu tác giả còn sử dụng các
phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu, khái quát hóa,
phương pháp văn bản học, phương pháp hội đồng, nhân học văn hóa.
5. Cái mới của lu
ận án
Thứ nhất, làm rõ được quan điểm của Alvin Toffler về tri thức và
quyền lực tri thức, xác định được giá trị và ý nghĩa cùng với những hạn chế
10
của tư tưởng này trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế tri thức ở nước
ta hiện nay.
Thứ hai, đề xuất những nguyên tắc và những vấn đề đặt ra mang tính
định hướng nhằm phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án
Về ý nghĩa khoa học
Luận án đã góp phần làm rõ nội dung tư tưởng của Alvin Toffler về tri
thức và quyề
n lực tri thức thông qua việc phân tích hệ thống các khái niệm tri
thức, quyền lực, chủ thể quyền lực, phẩm chất quyền lực, quyền lực của bạo
lực, quyền lực của của cải, bước chuyển của quyền lực và quyền lực của tri
thức.
Luận án góp phần vào việc nghiên cứu tương lai học tư sản và triết học
chính trị phươ
ng Tây.
Về ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở làm rõ nội dung của tư tưởng Alvin Toffler về tri thức và
quyền lực tri thức, luận án đã chỉ ra những hạn chế và những ý nghĩa lịch sử
của tư tưởng Alvin Toffler về quyền lực tri thức. Trong điều kiện hiện nay,
việc nghiên cứu tư tưởng của Alvin Toffler về tri thức và quyền lực tri thức là
c
ần thiết, có giá trị tham khảo cho chúng ta trong việc xây dựng đội ngũ tri
thức, phát triển khoa học, phục vụ đắc lực cho quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, xây dựng và triển khai lộ trình phát triển kinh tế tri thức.
Bên cạnh đó luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên trong
học tập, nghiên cứu lịch sử triết học Mỹ nói riêng và lịch sử triết học phương
Tây nói chung.
7. Kết cấu của luận án
Hướng theo mục tiêu nghiên cứu, ngoài phần mở đầu, kết luận và tài
liệu tham khảo, luận án được chia làm ba chương với mười tiết.
11
Chương 1, “những điều kiện và tiền đề hình thành tư tưởng về quyền
lực tri thức của Alvin Toffler” luận án phân tích những điều kiện kinh tế - xã
hội, tiền đề khoa học (thực tiễn), tiền đề lý luận, khái quát về con người – sự
nghiệp cũng như những tư tưởng cơ bản trong tư tưởng chính trị của Alvin
Toffler để làm cơ sở cho việc tìm hi
ểu, phân tích về “nội dung cơ bản trong tư
tưởng Alvin Toffler về tri thức và quyền lực tri thức”, được thực hiện trong
chương 2, chương trọng tâm của luận án.
Trong chương 2, tác giả đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-
Lênin, cũng đã đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, những đóng góp và
những sai lầm của Alvin Toffler về tri thức và quyền lực tri thức.
Chương 3, “ý nghĩa và những vấn đề đặt ra của tư tưởng Alvin Toffler
về quyền lực tri thức đối với việc phát huy nguồn lực trí tuệ ở Việt Nam hiện
nay” trình bày về khả năng áp dụng những quan điểm tiến bộ của Alvin
Toffler về tri thức và quyền lực tri thức vào điều kiện của Việt Nam hiện nay,
khi đất nước đang bắt đầu phát tri
ển kinh tế tri thức. Trong chương này tác giả
cũng cố gắng nêu một số nguyên tắc nhằm phát huy nguồn lực trí tuệ của Việt
Nam.
12
Chương 1
NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG
VỀ QUYỀN LỰC TRI THỨC CỦA ALVIN TOFFLER
1.1. Alvin Toffler - con người và sự nghiệp
Alvin Toffler sinh ngày 04 - 10 – 1928, tại New York – Mỹ và hiện ông
đang sống cùng gia đình tại vùng Bel Air thuộc thành phố Los Angeles, bang
California. Ông tốt nghiệp cử nhân văn chương tại đại học New York. Với bộ
ba tác phẩm chủ đạo Alvin Toffler nổi lên như một nhà dự báo có ảnh hưởng
lớn trên th
ế giới trong những năm cuối của thế kỷ XX và những năm đầu của
thế kỷ XXI. Trong những tác phẩm của mình, ông không trực tiếp phân tích
tình hình thế giới như nó vốn có, mà chủ yếu là nêu lên những xu hướng biến
đổi và phát triển của văn minh loài người. Như chính lời ông nói, những cuốn
sách của ông “dựa vào giả thuyết cho rằng những thay đổi nhanh chóng của
thế giới hiện thờ
i không phải là hỗn loạn và ngẫu nhiên như người ta tưởng”,
mà là một quá trình biến đổi từ nền văn minh này sang nền văn minh khác của
loài người. Chỉ trong một thời gian dài bằng một đời người, “văn minh nhà
máy” hay còn gọi là văn minh công nghiệp (Làn sóng thứ hai) từng thống trị
thế giới nhiều thế kỷ sẽ bị thay thế bằng một nền văn minh mới, khác về cơ
bả
n. Và theo ông, thời điểm chúng ta đang sống – thập kỷ 90 – trong cách
nhìn ấy chính là một trong những thời điểm “bản lề” lớn nhất của lịch sử loài
người. Cũng cần phải nói rằng, Alvin Toffler không phải là người đầu tiên mô
tả những thay đổi của văn minh loài người. Trước đó, đã có một số nhà
nghiên cứu nổi tiếng đề cập đến những thay đổi đó. D.Berle, D.Bell, hay Z.
Brzezinski chẳng hạn, đã nêu lên khái niệm “xã hội hậu công nghiệp” từ giữa
những năm 60 - 70. Nhưng có thể nói, đến Alvin Toffler, mọi vấn đề trở
thành có hệ thống hơn, có sức thuyết phục hơn do ông có cái nhìn bao quát
hơn, cụ thể hơn và cũng sâu hơn. Hơn nữa bởi vì thực tiễn xã hội ở thập kỷ 80
– 90 có những biến động vô cùng to lớn trong điện tử, tin học, vi
ễn thông,
v.v. đã cung cấp dữ kiện nhiều hơn trước để nuôi dưỡng cho những tư tưởng
13
của ông.
Ban đầu những tác phẩm đầu tay của ông tập trung vào vấn đề công nghệ
và các tác động của công nghệ đến đời sống kinh tế – xã hội, văn hóa, v.v.
Sau đó ông chuyển qua nghiên cứu phản ứng về những sự thay đổi của xã hội.
Các tác phẩm sau này của ông thường đề cập đến sức mạnh của vũ khí, công
nghệ và chủ nghĩa tư bản của thế kỷ
XXI. Cụ thể, năm 40 tuổi (1968), ông bắt
đầu được chú ý với tác phẩm đầu tay The culture consumers (Văn hóa tiêu
dùng) viết về con người và ứng xử của họ trong môi trường sản xuất và tiêu
thụ. Năm 1970, ông trở nên rất nổi tiếng ở Mỹ khi cho xuất bản tác phẩm thứ
hai: Future Shock (Cú sốc tương lai). Sau đó ông được thế giới biết đến với
hàng loạt những tác phẩm nổi ti
ếng, The Third Wave (Làn sóng thứ ba,
1980), Powershift (Thăng trầm quyền lực, 1990), War and antiwar – Survival
at the down of 21th century (Chiến tranh và chống chiến tranh – Sự sống còn
của loài người ở buổi bình minh của thế kỷ XXI, 1993), Creating a new
civilization – Politics of the Third Wave (Tạo dựng một nền văn minh mới –
Chính trị của làn sóng thứ ba, 1995), The Eco-spasm report (Dự báo về sự
bùng nổ kinh tế, 1975), Previews and Premises (Những tiên đoán và tiền đề,
1983), The adaptive corporation (Công ty uyển chuyển, 1984), Jamerica
(1994). Ngoài ra còn có những tác phẩm ông tham gia với các tác gi
ả khác.
Bên cạnh đó, sự thành công của ông trong lĩnh vực khoa học không thể không
nhắc đến người đồng hành và cũng là người bạn đời của ông, bà Heidi
Toffler.
Tại Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới,
một số tác phẩm của Alvin Toffler được đánh giá là những tác phẩm kinh
điển, một thời từng là sách gối đầu dường trong chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội của nguyên thủ tướng Chu Dung Cơ. Các tác phẩm cũng như những tư
tưởng của ông được sử dụng trong nghiên cứu và giảng dạy tại nhiều nước
trên thế giới, chúng cũng là tài liệu được chính khách nhiều quốc gia tham
khảo. Các tác phẩm đó đã ảnh hưởng đến đường lối cai trị và lãnh đạo, cách
14
tư duy về tương lai của nhiều chính phủ. Tại Mỹ, các tác phẩm của Alvin
Toffler cũng ảnh hưởng đến một số quan điểm của Nhà Trắng dưới thời cựu
tổng thống Bill Clinton. Bill Clinton còn sử dụng các tác phẩm đó nhằm phục
vụ cho chiến dịch “Chiếc cầu bắc vào tương lai” (A bridge to the future).
Ở Hàn Quốc, trước đây cựu tổng thống Kim Dae Jung đích thân mời
Alvin Toffler giúp Hàn Quố
c trong việc thực hiện bước quá độ vào nền kinh
tế làn sóng thứ ba. Bằng định hướng chiến lược đó Hàn Quốc đã vươn lên cải
thiện vị trí của mình trên bản đồ kinh tế thế giới. Ở Nhật có cả một chương
trình tổ chức cho hàng chục nghìn người tham gia đề tìm hiểu nghiên cứu tư
tưởng của Alvin Toffler. Theo đánh giá của tạp chí Time (Time magazine) thì
Alvin Toffler và Heidi Toffler đã đem đến cho tấ
t cả những ai muốn trở thành
nhà tương lai học các chuẩn mực để định hướng suy nghĩ.
Accenture, một công ty tư vấn quản lý, bầu ông là một trong những
người có tiếng nói ảnh hưởng nhất trong giới doanh nhân, chỉ sau Bill Gates
và Peter Drucker. Financial Times coi ông là “nhà tương lai học nổi tiếng nhất
thế giới”. Nhật báo People’s Daily xếp ông vào danh sách 50 người nước
ngoài có ảnh hưởng lớn tới Trung Quốc thời hiện đại.
Ngoài nghiên cứu vi
ết sách, Alvin Toffler còn tham gia rất nhiều hoạt
động. Ông đã từng là phó tổng biên tập của tạp chí Fortune. Những bài viết
của ông được đăng tải trên các tạp chí nổi tiếng như: Fortune, Washington
Post, Reader’s Digest, New York Times, Observer, Los Angeles Times, El
Pais, London Observer, Korea Economic Daily, Nikkei Business… Ông còn
là giáo sư thỉnh giảng và diễn thuyết tại nhiều trường đại học; là thành viên
của nhiều tổ chức như: Russell Sage Foudation (Mỹ), International Institute
for Strategic Studies (Anh), Futuribles (Pháp), Center for Global
Communication (Nhật), Multimedia Super Corridor (Malaysia)… Ngoài ra
ông là cộng tác viên của Nhà Trắng, tư vấn cho công ty AT & T (American
Telephone and Telegraph Company), Institute for the Future, Educational
Facilities Laboratories, Inc…
15
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề khoa học của sự hình thành
tư tưởng về quyền lực tri thức của Alvin Toffler
1.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
Nửa sau thế kỷ XX, nhất là thập kỷ 70 – 80 đến 90, loài người đã chứng
kiến những thay đổi rất đáng kinh ngạc trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã
hội do tác động mạnh mẽ
của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại. Có
thể hình dung tốc độ phát triển vũ bão của khoa học và công nghệ như sau:
“Số lượng tri thức khoa học của loài người tích lũy được trong một thế kỷ vừa
qua bằng tổng toàn bộ tri thức khoa học mà loài người tích lũy được trong
suốt lịch sử tồn tại của mình. Số lượng tri thức ấy rất có th
ể được nhân đôi lên
trong thế kỷ sau”[15, 213]. Quả thực chỉ trong vòng mấy chục năm gần đây,
tri thức của nhân loại tích lũy được đã ngang bằng với tổng số tri thức có
trong 2 thiên niên kỷ trước và người ta dự báo rằng, đến năm 2020, tri thức
nhân loại sẽ tăng 4 lần so với tri thức đã có hiện nay.
Theo A.Toffler hiện nay chúng ta đang sống trong thời kỳ rực rỡ nhất c
ủa
lịch sử loài người mà: “Tốc độ thay đổi gia tăng nhanh đến mức trí tưởng
tượng của chúng ta cũng không thể theo kịp”[86, 29]. Bước nhảy vọt vĩ đại
này được bắt đầu từ khi Gutenberg phát minh ra chữ in vào thế kỷ XV. Trước
năm 1500 châu Âu sản xuất sách với tốc độ 1.000 cuốn mỗi năm. Vào năm
1950, bốn thế kỷ rưỡi sau đó, tốc độ tăng vọt v
ới 120.000 cuốn mỗi năm. Vào
những năm 1960, chỉ một thập kỷ sau, việc xuất bản sách đã thực hiện một
bước nhảy có ý nghĩa khác, số sách xuất bản trên thế giới là 1.000 cuốn mỗi
ngày. Có thể nói số sách in ra tương đương với tốc độ con người phát hiện ra
kiến thực mới. Giữa những năm 1959, và 1969, số lượng tạp chí Mỹ phát
hành các đề tài đặc bi
ệt nhảy vọt từ con số 126 lên 235. Đối với sách cũng
thế, số lượng đầu sách tăng lên rất nhanh hàng năm, có khoảng 30.000 đầu
sách được in. Thời kỳ này theo con số của A.Toffler, chính phủ Mỹ tạo ra
100.000 báo cáo hàng năm, 450.000 bài báo, sách và tạp chí. Trên thế giới, số
16
lượng báo chí, sách vở khoa học và kỹ thuật tăng với tốc độ 600.000.000
trang mỗi năm. Giữa thế kỷ XVIII, toàn thế giới chỉ có 10 tờ tạp chí khoa học
thì đến giữa thế kỷ XX tăng lên 1.000 tờ, năm 1970 là 100.000 tờ.
Về khoa học nếu như năm 1800, số nhà khoa học chỉ là 1.000 người thì
đến năm 1850 là 10.000 người, năm 1900 là 100.000; năm 1950 tăng lên
1.000.000 người và đến năm 1970 là 3.200.000 người. Tri thứ
c loài người
trong thế kỷ XIX, cứ 50 năm lại tăng lên một lần; đến đầu thế kỷ XX, cứ 30
năm lại tăng lên một lần, nhưng đến giữa những năm 50 của thế kỷ XX, cứ 10
năm lại tăng lên một lần. Hệ thống nghiên cứu và phát triển (R &D) ở Mỹ bao
gồm các cơ sở nghiên cứu trong các công ty, hàng trăm trường đại học và hơn
700 phòng thí nghiệm liên bang. Kinh phí đầu tư cho hệ thống này hàng năm
lên đến 150 tỷ USD.
Xét về mặt kỹ thuật , từ giữa thế kỷ XIV trở về trước, trên thế giới chỉ có
khoảng 300 loại phát minh sáng tạo và thành tựu khoa học quan trọng. Từ thế
kỷ XV đến nay, phát minh sáng tạo về khoa học nói chung được ghi nhận chủ
yếu thông qua bản quyền. Tổng số bản quyền trước thế k
ỷ XX không tới 1
triệu bản, thì trong thế kỷ XX đã lên đến 40 triệu bản. Chỉ tính riêng ở Mỹ
trong khoảng 90 năm (1901 – 1991), nước Mỹ chiếm 203 trong tổng số 620
giải thưởng Nobel của thế giới (30%), trong đó khoa học tự nhiên chiếm 40%
và khoa học kinh tế chiếm 60%. Con số này hiện nay càng tập trung vào Mỹ.
Chỉ tính từ năm 1990 đến năm 1998, sau khi A.Toffler viết tác phẩm Thăng
trầm quyền lực
, riêng ở Mỹ đã có 54 nhà khoa học trong tổng số 72 nhà khoa
học được giải thưởng Nobel. Và mặc dù dân số chỉ chiếm 1/22 dân số thế
giới, nhưng hàng năm, nền kinh tế Mỹ sản xuất ra một lượng của cải bằng 1/4
GDP của thế giới.
17
Nền tảng của các thành tựu này là những phát kiến vĩ đại và những đổi
mới công nghệ có tính đột phá trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học
công nghệ, công nghiệp diễn ra trong suốt thế kỷ thứ XX. Những thay đổi sâu
sắc tới mức nhiều nhà hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau đều phải nói tới
nhu cầu đổi mới cách tư duy về hiện tại, về tương lai và cách làm đối v
ới
những vấn đề cơ bản đặt ra trong cuộc sống.
Với việc xuất hiện và ngày càng có sức cạnh tranh lớn của những ngành
sản xuất có hàm lượng khoa học và công nghệ cao, thế mạnh tuyệt đối về
nguồn tài nguyên thiên nhiên, sức lao động dồi dào, ngày càng có ý nghĩa
tương đối. Các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng với thời gian, sự giàu có của
một quốc gia phụ thuộc vào các y
ếu tố khác nhau. Thế kỷ XVIII trở về trước,
đó là sự màu mỡ của đất đai, sức mạnh cơ bắp có thể đưa vào làm nông
nghiệp; vào thời kỳ cách mạng công nghiệp, đó là cơ sở nguyên liệu, năng
lượng, quặng sắt, than đá, dầu mỏ, v.v., còn ngày nay là tiềm năng khoa học,
là khả năng động viên nguồn chất xám có được của đất nước.
Ph.Ăngghen viế
t: “Trong một chế độ hợp lý vượt lên trên sự chia rẽ về lợi
ích, thì yếu tố tinh thần sẽ được liệt kê là một trong các yếu tố của sản xuất và
sẽ tìm được vị trí của nó trong các hạng mục chi phí sản xuất của chính trị
kinh tế học. Đến lúc ấy chúng ta đương nhiên vui mừng thấy rằng chỉ một
thành quả khoa học như máy hơi nước của James Watt, trong 50 năm
đầu tồn
tại của nó, đã đem lại cho thế giới lợi ích nhiều hơn so với những giá phải trả
cho công cuộc phát triển khoa học kể từ lúc bắt đầu”[60, t20, 607].
Thật vậy, những phát minh vĩ đại nhất trong thế kỷ thứ XX và sự phát
triển mạnh mẽ của một loạt ngành khoa học như toán lý thuyết và ứng dụng,
vật lý hạt nhân, hóa học, sinh học, tin h
ọc, điện tử học, vi điện tử, đã đưa
khoa học lên vị trí trọng yếu trong đời sống xã hội loài người.
18
Nếu trong nhiều thế kỷ trước đây, khoa học chỉ phát triển một cách độc lập
và mãi cho tới cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX mới có quan hệ mật thiết với
kỹ thuật và công nghệ, với tốc độ phát triển chậm hơn so với chúng, thì vào
nửa sau thế kỷ XX, khoa học đã tiến vượt lên trên và giữ vị trí chủ đạo trong
dây chuyền “Khoa học - Kỹ thu
ật - Sản xuất”. Kể từ đây đã diễn ra quá trình
khoa học biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp, không chỉ thể hiện vai trò
của khoa học ngày càng tăng, mà còn là điều kiện cần thiết để đưa lực lực sản
xuất lên một bước phát triển mới.
Nhờ có những tiền đề được tạo ra bởi các cuộc cách mạng mới nhất trong
khoa h
ọc tự nhiên vào cuối thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, mà cuộc cách
mạng khoa học kỹ thuật đã bắt đầu và thực hiện sự bùng nổ kể từ thập niên 40
tới giữa thập niên 70 của thế kỷ XX. Đây cũng chính là giai đoạn đầu tiên của
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, được đặc trưng bởi sự áp dụng nhanh
chóng những thành tự
u khoa học kỹ thuật, trước hết trong lĩnh vực quân sự ở
chiến tranh thế giới lần thứ hai, và sau đó là trong các lĩnh vực dân sự, khiến
cho lực lực sản xuất phát triển vượt bậc.
Từ giữa thập niên 80 của thế kỷ XX trở đi, xét trên phương diện trình độ
lực lực sản xuất, sự khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học công ngh
ệ hiện
đại, tiếp ngay theo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, đã đưa nhân loại tiến
vào ngưỡng cửa của một thời đại mới, đó là thời đại tri thức. Đây là bước quá
độ sang sự phát triển kỹ thuật và công nghệ hoàn toàn chỉ trên cơ sở khoa học
trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội và các ngành sản xuất vật chất, biến bản
thân khoa học thành n
ền công nghiệp tri thức. Cố thủ tướng Anh – Winston
Churchill từng nói rằng: “Đế quốc tương lai sẽ được thiết lập bằng tri thức”,
lời dự đoán của ông càng ngày càng được khẳng định là đúng. Trong thời đại
tri thức, tri thức con người đóng vai trò quyết định sự phát triển, sự thịnh
vượng của một quốc gia. Trong giai đoạn này, con người sử dụng tri thức c
ủa
mình để chế tạo ra các loại máy móc, thiết bị có thể thay thế một phần chức
19
năng điều khiển, tư duy của mình trong một số lĩnh vực với kết quả cao hơn
nhiều so với bộ não của con người. Đứng ở vị trí trung tâm, con người có
trình độ độc lập về trí tuệ và tâm lý cao hơn nhiều so với hai thời đại trước đó
và hành động chủ yếu theo những yêu cầu tự biểu hiện và sáng tạo chứ không
phải theo những động c
ơ truyền thống. Trong thời đại tri thức, nền kinh tế
công nghiệp sẽ chuyển thành nền kinh tế thông tin (nhiều nhà khoa học còn
gọi đây là nền kinh tế tri thức, nền kinh tế tin học, nền kinh tế số, nền kinh tế
nhuyễn tính, …).
Như vậy thực tiễn kinh tế - xã hội phương Tây nói chung, đặc biệt là thực
tiễn kinh tế - xã hội Mỹ nói riêng đã tác động không nhỏ đến các tầ
ng lớp trí
thức trong đó có A.Toffler. Do đó có thể nói tư tưởng của A.Toffler về quyền
lực tri thức ra đời trên mảnh đất hiện thực, nó không thể thoát ly khỏi điều
kiện kinh tế - xã hội đương thời.
1.2.2. Tiền đề khoa học
Sự ra đời tư tưởng về quyền lực tri thức của A.Toffler là sản phẩm tất
yếu của những điều kiện kinh t
ế - xã hội của xã hội tư bản chủ nghĩa Mỹ nửa
sau thế kỷ XX; đồng thời nó là sự phát triển phù hợp với lịch sử tư tưởng
nước Mỹ thời hiện đại. Tuy nhiên đề cập đến tư tưởng về quyền lực tri thức
của A.Toffler mà không đề cập đến những thành tựu trong khoa học – công
nghệ là một thiếu sót. Bởi lẽ, sự
tác động của khoa học nói chung và khoa học
– kỹ thuật, công nghệ nói riêng đến đời sống con người là vô cùng to lớn, nó
có thể làm thay đổi nhận thức của một con người, một cộng đồng, cho đến cả
một dân tộc. Về tác động của những phát minh vạch thời đại đến nhận thức
con người, Ph.Ăngghen trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên đã vạch ra
rằng, mỗ
i lần có một phát minh vạch thời đại ngay cả trong lĩnh vực khoa học
tự nhiên, thì chủ nghĩa duy vật không thể tránh khỏi phải thay đổi hình thức
của nó. Và chính vì đề cao một cách thái quá về vai trò của tri thức khoa học,
20
nên một số nhà tư tưởng phương Tây, không ngoại trừ A.Toffler cho rằng
những thành tựu của khoa học – công nghệ hiện đại đem lại có thể quyết định
sự thắng lợi của một chế độ chính trị xã hội. Ở quê hương A.Toffler – nơi tập
trung những nhà khoa học hàng đầu thế giới những phát minh liên tục ra đời.
Có những phát minh khoa học không chỉ làm thay đổi nhận thức mà còn thay
đổi c
ả hành động của con người.
Với cốt lõi là cuộc cách mạng vi điện tử diễn ra từ đầu thập niên 60 và các
thành tựu khoa học kỹ thuật lớn nhất của thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa
học kỹ thuật hiện đại còn là bước quá độ với sự chỉ đạo và với vai trò dẫn
đường của khoa học sang quá trình tổ chức lại về căn bản công ngh
ệ sản xuất,
điều tiết các quy trình công nghệ với quy mô ngày càng tăng, tổ chức lại tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội trên, từ giáo dục công ty, xí nghiệp, nhà máy
đến cơ cấu quyền lực nhà nước, … trên cơ sở những ngành công nghệ cao mà
các cuộc cách mạng trước đó chưa đủ điều kiện tạo ra một cách hoàn chỉnh
như công nghệ thông tin, công nghệ sinh họ
c, công nghệ vật liệu mới, công
nghệ năng lượng mới, công nghệ tự động hoá trên cơ sở kỹ thuật vi điện tử,
… Ở bình diện trình độ của lực lượng sản xuất theo các tiêu chí như: công cụ,
tư liệu, phương tiện, vật liệu, năng lượng và động lực, … thì việc ra đời một
khuôn mẫu mới trong lĩnh vực này cũng có thể đồng ngh
ĩa với sự xuất hiện
một thời đại kinh tế mới. C.Mác đã nhận xét “Những thời đại kinh tế khác
nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là, ở chỗ chúng sản xuất
bằng cách nào với những tư liệu lao động nào. Các tư liệu lao động không
những là các thước đo sự phát triển lao động của con người, mà còn là một
chỉ tiêu của những quan hệ xã hội, trong
đó lao động được tiến hành. Trong
bản thân những tư liệu lao động thì những tư liệu lao động cơ khí lại cấu
thành những dấu hiệu đặc trưng tiêu biểu cho một thời đại sản xuất xã hội
nhất định”[62, t23, 269].
21
Nếu như các cuộc cách mạng trước đây góp phần tiết kiệm lao động sống
thì cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã tạo điều kiện tiết kiệm
các tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực xã hội, cho phép chi phí tương
đối ít hơn các phương tiện sản xuất để tạo ra cùng một khối lượng hàng hoá
tiêu dùng. A.Toffler cho rằng ngày nay, tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao
động dồi dào ngày càng đóng vai trị ít quan trọng. Ông quả quyết r
ằng, cuộc
cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã kéo theo sự thay đổi cơ cấu của
nền sản xuất xã hội cũng như cơ cấu của quyền lực. Làm thay đổi tận gốc các
lực lượng sản xuất, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã tác động
tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người, từ kinh tế
, xã hội, chính trị, quân
sự, văn hóa giáo dục cho đến sự ra đời những phong cách tư duy mới, nhất là
ở các nước tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là Mỹ, nơi phát sinh của cuộc cách
mạng này. Trên thực tế khi khoa học, kỹ thuật, công nghệ được vận dụng vào
trong lĩnh vực sản xuất sẽ làm biến đổi cơ cấu kinh tế. Đến khi nền kinh tế
thay đổi, hay nói cách khác khi ph
ương thức sản xuất vật chất thay đổi thường
cũng kéo theo sự biến đổi của các yếu tố tâm lý, văn hoá truyền thống, thậm
chí đến cả thể chế xã hội và xu hướng chuyển đổi quyền lực cũng nằm trong
xu thế đó.
Sự thay đổi vô cùng nhanh chóng của khoa học – công nghệ, đặc biệt là sự
ra đời của máy vi tính và sau đó là mạng internet (ông gọi là mạng trí tuệ siêu
việt) cùng những thành tựu khoa học khác được vận dụng nhanh chóng vào
trong lĩnh vực sản xuất tạo ra lượng của cải khổng lồ trong những năm nửa
cuối của thế kỷ thứ XX ở Mỹ - nơi được coi là đầu tàu kinh tế của thế giới;
trung tâm của các phát minh khoa học, các bằng sáng chế, v.v… đã thúc đẩy
A.Toffler tạo nên quan điểm của mình về quyền lực tri thức.
22
1.3. Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng về quyền lực tri thức của
Alvin Toffler
Mọi tư tưởng, học thuyết, lý luận trong các lĩnh vực như triết học, kinh
tế, chính trị, xã hội học, v.v. ra đời sau đều là sự kế thừa và phát triển những tư
tưởng trước đó. Những tinh hoa tinh thần của thời đại đó chính là sự kết tinh
văn hóa cổ kim của nhân lo
ại hàng nghìn năm. Tư tưởng của A.Toffler về
quyền lực tri thức cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nó cũng phải vận động
theo quy luật và được phát triển trong dòng chảy của lịch sử nhân loại.
Vậy những tư tưởng của A.Toffler về quyền lực tri thức được hình thành
như thế nào, cơ sở lý luận của những tư tưởng đó là gì, tiền đề của nó bắ
t
nguồn từ đâu?
1.3.1. Tư tưởng về Nhà nước lý tưởng của Plato và Aristotle
Chúng ta biết rằng văn hoá thời Cổ đại để lại cho chúng ta những đại
biểu xuất sắc vượt thời đại, tiêu biểu nhất phải kể đến tư tưởng của các triết
gia Plato, Aristotle, Augustin, … Trong số này, những người có ảnh hưởng
lớn đến tư tưởng của A.Toffler là Plato và Aristotle.
Trong học thuyết về
Nhà nước được thể hiện trong tác phẩm Nền Cộng
hoà (Republic), Plato (428 – 347 TCN) đã phác thảo một mô hình xã hội lý
tưởng, mô hình của tương lai - chế độ cộng sản mà sau này các nhà Mácxít
gọi là chủ nghĩa xã hội không tưởng. Trong đó mối quan tâm hàng đầu của
Plato trong triết học xã hội là vấn đề đức hạnh. Bốn đức hạnh thường xuyên
được đề cập trong học thuyết về nhà nước của ông là ti
ết độ, gan dạ, khôn
ngoan và công bằng. Trong đó khôn ngoan là đặc quyền của các triết gia –
vua. Trong tác phẩm này Plato xác định bảng phân tầng quyền lực trong xã
hội, dựa trên sự phân chia cơ cấu linh hồn ra làm ba phần.
- Thứ nhất, các triết gia – cai trị gia, còn gọi là đẳng cấp vàng, tương ứng
với phần lý trí của linh hồn.
23
- Thứ hai, các chiến binh, còn gọi là đẳng cấp bạc, tương ứng với phần ý
chí của linh hồn.
- Thứ ba, những người lao động chân tay và buôn bán, còn gọi là đẳng cấp
đồng và sắt, tương ứng với phần dục vọng của linh hồn.
Plato cho rằng, nhà nước với cơ cấu như trên là nhà nước lý tưởng. Bởi
vì, nó uyên thâm bởi sự uyên thâm của các triết gia – cai trị gia, nó hùng
mạnh bởi sự
hùng mạnh và gan dạ của các chiến binh, nó hợp lý bởi sự phục
tùng một cách nghiêm túc từ bộ phận công dân đông đảo nhất trong xã hội.
Như vậy Plato chủ trương cai trị xã hội phải là các triết gia, tức đẳng
cấp vàng. Chính đây mới là đẳng cấp có đủ các phẩm chất cần có như đạo
đức, trí tuệ, sự thông thái để quản lý, lãnh đạo xã hội. Ông đã đặt vai trò của
tri th
ức, trí tuệ lên hàng đầu. Ông cho rằng, “nguyên lý căn bản của nhà nước
lý tưởng là công bằng, mục tiêu của nó – cái thiện tối cao, phương tiện của nó
– Giáo dục”[83, 127], nhưng “để cai trị xã hội nhất thiết phải căn cứ trên tiêu
chuẩn của tri thức và lý trí”[83, 127].
Còn đối với Aristotle (384 -322 TCN) - nhà bách khoa toàn thư của Hy
Lạp Cổ đại, trong học thuyết về đạo đức và chính trị – xã hội, cho rằng, “sự
nghiệ
p của con người là hoạt động hợp lý, thiên chức của con người là biến
cái hợp lý trong ý tưởng thành cái hợp lý trong cuộc sống, phương tiện của sự
hoàn thiện đạo đức là đức hạnh”[83, 178-179]. Đức hạnh, theo ông, hiện ra
dưới hai vẻ, một vẻ trí tuệ, một vẻ luân lý. Trong đức hạnh trí tuệ sự mẫn tiệp
là hình thức cao nhất, thể hiện năng lực suy nghiệm của con người, g
ắn với
phần lý trí của linh hồn. Trong đức hạnh thực hành sự khôn ngoan, nhất là
khôn ngoan chính trị, được đề cao, bởi vì con người trong đời sống chính trị
là một thực thể chính trị, một động vật mang tính xã hội, biết lựa chọn hành vi
xử thế phù hợp với chuẩn mực chung.
24
Theo ông “Nghệ thuật nào và cuộc sưu tầm nào, cũng như hành động nào
và sự thảo luận nào có suy nghĩ đều hướng về điều thiện”[83, 182] và “Chỉ có
kẻ bần tiện mới tìm hạnh phúc trong khoái lạc vật chất, xác thịt”[83, 183].
Ông đã phân biệt ba cách sống với ba mục đích khác nhau:
Một là, lối sống của quần chúng, xem mục đích chung cuộc là khoái lạc;
đó là lối sống nô lệ hay thú tính.
Hai là, lố
i sống của nhà chính trị, tìm hạnh phúc trong danh vọng.
Ba là, lối sống của nhà thông thái, xem chiêm nghiệm như lạc thú tinh
thần đặc biệt.
Ở ông chiêm nghiệm – hoạt động của nhà thông thái, gắn với phần lý trí
của linh hồn – là sự hợp nhất hạnh phúc, khoái lạc và điều thiện. Nhà thông
thái phải biết thâu tóm cái thường nhật của cuộc sống, cái dung dị của tự
nhiên để tạo nên tri thức chân lý, có ích cho mọi người. Nhà cai tr
ị tốt không
nên chỉ say sưa với chiếc ghế quyền lực, mà còn biết dùng nó để làm cho
muôn dân hạnh phúc, nghĩa là dùng nó để làm điều thiện. Nhà cai trị cũng
như nhà khoa học, phải đặt chân lý lên hàng đầu. “Cả bạn và chân lý đều đáng
quý, nhưng chân lý quý hơn”[83, 183]. Ông chủ trương “Nghệ thuật quyền
lực phải được xây dựng trên cơ sở sự hiểu biết về con người, về
đức hạnh
công dân và đức hạnh nói chung”, và “nhà chính trị phải là một nhân cách cao
thượng” có trình độ học vấn.
Ông đã so sánh ba hình thức cai trị kiểu mẫu và ba hình thức cai trị lệch
lạc trong lịch sử:
Ba hình thức cai trị kiểu mẫu mà ông đưa ra gồm quân chủ – quyền lực
của một người, nhưng không bị lạm dụng, là hình thức đầu tiên, xưa nhất và
cũng thánh thiện nhất, vì nhà vua luôn đóng vai trò “Thần gi
ữa muôn dân”;
quý tộc – quyền lực của một số người ưu tú nhất, được xã hội thừa nhận; công
cộng – quyền lực của số đông.
25
Ba hình thức cai trị lệch lạc gồm bạo chính – quyền lực của bạo chúa là
quyền lực không nhất trí với bản tính tự nhiên của con người; hoạt đầu -
quyền lực của một tập đoàn, là quyền lực của những người giàu có hay những
tướng lĩnh thiếu tư cách, trọng sức mạnh và tiền bạc hơn nhân cách; dân chủ –
quyền lực của số đông, nh
ưng đó là số đông dốt nát, nghèo khổ, hoặc những
người xiểm nịnh, những kẻ mị dân – một quyền lực không xứng đáng.
Để khắc phục sự thái quá và bất cập trong thể chế chính trị theo ông
“Quan hệ nhà nước hợp lý nhất là quan hệ được xây dựng thông qua nguyên
tắc trung dung”[83, 186], xét về tài sản và trí tuệ. Có nghĩa là không quá giàu
và không quá nghèo, nhưng điều quan trọng là phải thông minh, có bản lĩnh
và kinh nghi
ệm.
Qua những phác thảo trên chúng ta nhận thấy rằng cả Plato cũng như
Aristotle đều quan tâm đến việc xây dựng một xã hội hoàn hảo cho con người,
họ đều tôn vinh hình ảnh con người lý trí, luôn nhấn mạnh đến trí tuệ, tri thức
của con người. Ở Plato nhà nước lý tưởng phải nằm trong tay vua – triết gia,
hoặc triết gia – vua. Còn ở Aristotle đó là hình ảnh con người thông minh,
kinh nghiệm, có bản lĩnh chính trị và có lương tâm.
M
ặc dù còn có những hạn chế nhất định do tính quy định của lịch sử và
cũng hằn chứa dấu ấn giai cấp, nhưng với những đóng góp to lớn của mình
trong học thuyết về chính trị – xã hội qua hình ảnh của những con người
thông minh, lý trí, có tri thức học vấn và vai trò của triết gia, đẳng cấp vàng
trong việc phác thảo xây dựng mô hình nhà nước lý tưởng tư tưởng của hai
ông đã trở thành n
ền tảng cho nghệ thuật quản lý nhà nước của Hy Lạp thời
Cổ đại. Chính sự tương đồng trong tư tưởng chính trị của Plato về bảng phân
tầng quyền lực với vị trí cao nhất là đẳng cấp vàng tương ứng với phần lý trí
của linh hồn, tôn vinh hình ảnh con người trí tuệ và tư tưởng nhà chính trị
phải có sự hiểu biết, thông minh, có trình độ học vấn, biết khai phá cái mớ
i