Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị của alvin toffler

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.42 KB, 30 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thời điểm hiện nay nhân loại đang bước vào những năm đầu tiên của thập kỷ
thứ hai thế kỷ XXI, một thế kỷ mà theo dự đoán sẽ có những bước nhảy vọt chưa
từng thấy về khoa học và công nghệ, làm cho lực lượng sản xuất phát triển một
cách nhanh chóng vượt khỏi trí tưởng tượng của con người. Loài người đang tạo
ra những biến đổi về chất chưa từng có trong lực lượng sản xuất, đưa nhân loại
từng bước quá độ sang một nền văn minh mới - văn minh trí tuệ. Một thực tế chắc
chắn là, với sự gia tăng sức mạnh của tri thức, khoa học, công nghệ, nền kinh tế
của thế kỷ này không còn là nền kinh tế dựa nhiều vào cơ bắp và tài nguyên thiên
nhiên mà chủ yếu dựa vào tri thức, khoa học, công nghệ. Các công nghệ mới, công
nghệ thông tin, đặc biệt là Internet và vô tuyến đã trở thành một vũ khí cạnh tranh
có tính chiến lược trong kinh doanh, một lực thúc đẩy then chốt trong hệ thống
sáng tạo của cải mới. Với việc ứng dụng tri thức, các phát minh khoa học - kỹ
thuật - công nghệ vào trong công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ v.v… làm cho hệ
thống sản xuất mới được mở rộng không ngừng. Kết quả của những biến đổi do
cách mạng khoa học - kỹ thuật - công nghệ mang lại là các vấn đề an sinh xã hội
đã được giải quyết từng bước, trong cơ cấu xã hội những người lao động trí óc, hay
“những chiếc áo cổ trắng” bắt đầu thay thế “những chiếc áo cổ xanh” truyền thống
trước đây. Những thay đổi trong cơ cấu kinh tế - xã hội này cũng dẫn đến những
thay đổi cả trong nội dung quyền lực. Các nhà chuyên môn, các chuyên gia, các
nhà quản lý, các giám đốc thông tin, các CEO cao cấp theo nghĩa rộng là các nhà
kỹ trị còn gọi là “giới thượng lưu xã hội”, “thượng lưu tri thức trị” có tài - đức và
có năng lực tổ chức cao đã dần dần trở thành lực lượng lãnh đạo chính trị. Điều
này cho thấy tri thức, thông tin đã trở thành một vấn đề trung tâm của việc thực
hiện những cải cách xã hội và quyết sách chính trị; trở thành nhân tố then chốt
quyết định sự mạnh yếu và hưng suy của quốc gia, dân tộc; trở thành động lực chủ
yếu của sự phát triển xã hội. Kinh tế tri thức đã và đang trở thành dòng thác lớn
không gì ngăn cản nổi trong ngọn triều lớn của thời đại, chỉ có những con người,
dân tộc, quốc gia có đầy đủ tri thức, thông tin mới có cơ hội giàu có và chiến
thắng. Thông tin và tri thức vì thế là cơ sở của quyền lực mới về chính trị và kinh


tế của thế giới đương đại; là tấm bản đồ tất yếu mà mỗi quốc gia, dân tộc, con
người cần phải có làm hành trang bước vào tương lai. Theo logic phát triển khách
quan của nó, tri thức là sức mạnh đặc biệt và đang trở thành một hình thái quyền
lực mới, quyền lực tri thức sẽ thay thế cho các loại hình thái quyền lực truyền
thống trước đây. Quyền lực của bạo lực, chủ yếu được dùng để trừng phạt, là
nguồn quyền lực có phẩm chất thấp nhất và kém linh hoạt nhất. Của cải được dùng
để khen thưởng lẫn trừng phạt, là một công cụ quyền lực có phẩm chất bậc trung
và rất uyển chuyển. Còn tri thức mới là nguồn quyền lực cơ bản, linh hoạt, phẩm
chất cao nhất và có tính dân chủ hơn cả. Chỉ có trí tuệ của con người là tài cái lấy
không bao giờ hết, dùng không bao giờ cạn, là sản phẩm thay thế cho tất cả. Tri
thức sẽ trở thành quyền lực số một trong số các quyền lực đã có trong lịch sử
quyền lực, thực tiễn đã và đang chứng minh tính chân thực những dự báo trên của
Alvin Toffler (Anvin Tôphlơ).
Bằng luận điểm: “Con đường quyền lực và phát triển kinh tế của thế kỷ XXI
không còn là con đường khai phát từ nguyên liệu và gân cốt của con người. Mà
như chúng ta đã thấy là phải vận dụng con đường Tâm Trí mà thôi”[88, t2, 262],
A.Toffler trở thành một trong số những nhà tương lai học đầu tiên của thời kỳ hiện
2
đại bàn đến quyền lực tri thức. Vấn đề quyền lực tri thức, vì thế, trở thành một
trong những vấn đề rất được quan tâm và A.Toffler là một trong những nhà tư
tưởng có quan điểm đáng chú ý nhất hiện nay về vấn đề này.
Quan điểm của A.Toffler về quyền lực tri thức – hay sự lên ngôi của sức
mạnh tri thức là một trong những quan điểm được nhiều nhà khoa học, kinh tế,
chính trị, xã hội học, thừa nhận. Quan điểm này như một tuyên ngôn của thời đại
mới – thời đại kinh tế tri thức. Chính vì vậy, tư tưởng của A.Toffler về quyền lực
tri thức thu hút được sự quan tâm của nhiều giới. Hiện nay đã có nhiều công trình
cả trong và ngoài nước nghiên cứu về tư tưởng của A.Toffler và các tác phẩm của
ông. Những công trình này nghiên cứu những lĩnh vực khác nhau mang lại nhiều ý
nghĩa và có giá trị nhất định đối với các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu về vợ
chồng nhà tương lai học, kinh tế học, xã hội học này. Tuy nhiên có thể nói chưa có

một công trình nào trong nước nghiên cứu một cách công phu đầy đủ về tư tưởng
quyền lực tri thức của A.Toffler. Do đó để tìm hiểu về tư tưởng của A.Toffler –
một học giả tư sản được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá là nhà
tương lai học, xã hội học, kinh tế học, nhà chính luận, xem tư tưởng của ông có
thể được vận dụng và vận dụng những phần nào trong kế hoạch phát triển mạnh
khoa học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, phát triển kinh tế tri thức; góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu
quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước;
nâng tỷ lệ đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp vào tăng trưởng; phát huy có
hiệu quả và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tri thức của con người Việt Nam và
khai thác nhiều nhất tri thức của nhân loại tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta
căn bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại được xác định trong báo
3
cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XI của Đảng, tác giả đã chọn đề tài tri thức và quyền lực tri
thức trong tư tưởng chính trị của Alvin Toffler làm luận án tiến sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về A.Toffler thu hút được sự quan tâm của rất nhiều giới cả trong
và ngoài nước, từ sinh viên đến các nhà quản lý, nhà khoa học, cho đến các chính
khách, … Trên thế giới các tác phẩm của A.Toffler được dịch ra nhiều thứ tiếng
khác nhau như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Ba Lan, Nga,
Đức, Indonesia, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, và đã có nhiều công trình nghiên cứu về
A.Toffler và quan điểm quyền lực của ông. Các tác phẩm nổi bật nhất là:
E.A.Capitonov với tác phẩm Xã hội học thế kỷ XX: Lịch sử và công nghệ, do
Nguyễn Quý Thanh biên dịch của nhà xuất bản Đại học quốc gia (2002) ấn hành.
Trong đó E.A.Capitonov cho rằng Alvin Toffler đã đưa ra một cách tiếp cận khác
trong đánh giá nền văn minh công nghiệp, phác thảo những nét căn bản của nền
văn minh mới và đã có công rất lớn trong việc xây dựng xã hội tương lai; A.Toffler
đã có những quan điểm cấp tiến về xã hội hậu công nghiệp. G.A.Duganov với tác
phẩm Toàn cầu hóa và vận mệnh nhân loại được giới thiệu trên tạp chí Thông tin

những vấn đề lý luận, số 19, tháng 10/2003, đánh giá rất cao những quan điểm cấp
tiến, cũng như những quan sát và kết luận của A.Toffler về các vấn đề thông tin,
văn hóa, sự biến đổi của quyền lực chính trị. Tác giả của nó cũng phê phán những
hạn chế không thoát khỏi phạm vi của lập trường giai cấp tư sản trong các quan
điểm của A.Toffler. Ngoài ra còn có nhiều tác phẩm của các tác giả nước ngoài
phân tích nội dung những tư tưởng hoặc bị ảnh hưởng lớn bởi tư tưởng A.Toffler
4
như: M.Finley với tác phẩm Các làn sóng của Toffler, Tần Ngôn Trước với tác
phẩm Thời đại kinh tế tri thức do nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội (2001)
ấn hành. Tác giả của tác phẩm này như một sự tiếp nối, chú giải tư tưởng của
A.Toffler và hoàn toàn bị A.Toffler chinh phục. Thẩm Vinh Hoa và Ngô Quốc
Diệu (chủ biên) với tác phẩm Tôn trọng tri thức tôn trọng nhân tài kế lớn trăm
năm chấn hưng đất nước, Nguyễn Như Diệm (dịch), nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội (2008) cũng bị hấp dẫn bởi tư tưởng của A.Toffler; hay tác phẩm
Tương lai khác thường của James Canton (sách dịch), xuất bản năm 2011 do nhà
xuất bản Trẻ ấn hành. Ở tác phẩm này James Canton – người từng làm việc với
Toffler trong nhiều dự án khác nhau đã thừa nhận chính A.Toffler là người đầu
tiên giúp ông thấy rõ được tầm quan trọng của việc hiểu thấu tương lai, cung cấp
một viễn cảnh độc đáo về ngày mai, phân tích những sự đổi mới và những xu
hướng sẽ định hình tương lai, giúp ta hoạch định chiến lược, đầu tư, phát triển sản
phẩm, phát triển kinh doanh, chính sách xã hội, phát triển năng lực dự báo và ra
quyết định; v.v… Ở nước ta hiện nay cũng có rất nhiều tác giả trực tiếp hay gián
tiếp đề cập đến tư tưởng của nhà tương lai học, xã hội học này. Chẳng hạn:
Nguyễn Phúc Ân với Một số khía cạnh xã hội, nhà xuất bản Trẻ (1996), với tiêu đề
Đọc làn sóng thứ ba của A.Toffler, tác giả đã tóm tắt nội dung, tính chất của làn
sóng thứ hai, làn sóng thứ ba và đánh giá tác phẩm Làn sóng thứ ba là tác phẩm có
tính hệ thống, đầy ắp thông tin và có sức thuyết phục lớn; Nguyễn Đức Bình với
Góp phần nhận thức thế giới đương đại do nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội ấn hành (2003) lại bị rơi vào chủ nghĩa A.Toffler khi phân tích nội dung kiến
trúc thượng tầng trong nền kinh tế tri thức qua các vấn đề như: dân chủ, sự thay đổi

5
vị trí các yếu tố vươn tới quyền lực, bản thân hệ thống quyền lực, bản chất, chức
năng, vai trò mới của nhà nước dân tộc; phương diện xã hội trong nền kinh tế tri
thức. Trần Xuân Trường với bài viết Tương lai dưới con mắt nhà tương lai học
Alvin Toffler đăng trên tạp chí Cộng sản, số 7, 8 (7/1995), trước hết đồng tình với
một số quan điểm và dự báo của A.Toffler về một số vấn đề khoa học, công nghệ,
sự phân công lao động xã hội, những hình thức và quan hệ mới của con người
trong sản xuất kinh doanh. Sau đó tác giả thực hiện sự phản biện một số quan điểm
và nhận định của A.Toffler về gia đình, tổ chức xã hội, thiết chế chính trị, quan hệ
giai cấp, thế giới quan của A.Toffler, ; luận văn triết học của Nguyễn Minh Hiền
(2004) với Bước đầu tìm hiểu học thuyết ba làn sóng văn minh của Alvin Toffler
cũng khái quát những đặc trưng của mỗi làn sóng văn minh, vạch ra những ưu
điểm và hạn chế các quan điểm của A.Toffler về sự vận động và phát triển của xã
hội, rút ra ý nghĩa của những dự báo của A.Toffer. Ngoài ra còn hàng loạt các tác
phẩm ảnh hưởng một phần, hoặc có đề cập đến tư tưởng A.Toffler như: Vũ Dương
Ninh (chủ biên) với Lịch sử văn minh nhân loại, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội
(1997); Lê Văn Giạng với Tìm hiểu sự phát triển của học thuyết duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử cuối thế kỷ XX; Tác phẩm Trí thức Việt Nam tiến cùng
thời đại của Nguyễn Đắc Hưng do nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn
hành (2008), tác phẩm Vai trò của tri thức khoa học trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay của Trần Hồng Lưu do nhà xuất bản Chính
trị quốc gia, Hà Nội ấn hành (2009), tác phẩm Kinh nghiệm của một số nước về
phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ
trí thức của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam do nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
6
Hà Nội ấn hành (2010), tác phẩm Đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn
Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới của Ngô Thị Phượng do nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội ấn hành (2007), tác phẩm Phát huy tiềm năng trí thức khoa học
xã hội Việt Nam của Nguyễn An Ninh, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn
hành (2008), tác phẩm Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ

sự nghiệp chấn hưng đất nước của Nguyễn Văn Khánh (chủ biên), cũng của nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn hành (2010), v.v Nhưng dù là trong hay
ngoài nước các tác giả chủ yếu nghiên cứu về nội dung tư tưởng và viện dẫn đến
nhiều khía cạnh khác nhau trong tư tưởng của A.Toffler như: vai trò của tri thức
khoa học, của nguồn nhân lực, kinh tế tri thức, khoa học, giáo dục, Những
nghiên cứu đó rất có giá trị để những người đi sau kế thừa và phát triển. Tuy nhiên
chưa có nhiều tác giả trong nước nghiên cứu hàn lâm về quyền lực tri thức, thông
tin. Chính vì vậy, tác giả đã chọn hướng nghiên cứu này như một phương pháp tiếp
cận về kinh tế tri thức.
3. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án

Mục đích của luận án
Từ việc phân tích tư tưởng của A.Toffler về tri thức, quyền lực của tri thức,
mục đích của tác giả luận án mong muốn đạt được là làm sáng tỏ tư tưởng của ông
về vai trò của tri thức khoa học; rút ra ý nghĩa của cách tiếp cận tri thức – quyền
lực trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, qua đó đề xuất một số nguyên tắc có tính
chất định hướng và những vấn đề đặt ra ở Việt Nam nhằm phát huy sức mạnh trí
tuệ dân tộc.
7

Nhiệm vụ của luận án
Để đạt được mục đích của luận án, tác giả thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu,
nghiên cứu những vấn đề sau:
Một là, tìm hiểu tiền đề thực tiễn và lý luận của tư tưởng A.Toffler về quyền
lực tri thức.
Hai là, phân tích nội dung tư tưởng của A.Toffler về quyền lực tri thức.
Ba là, nhận xét, đánh giá và nêu lên những hạn chế và giá trị, ý nghĩa của tư
tưởng A.Toffler.

Phạm vi nghiên cứu của luận án

Để làm rõ tư tưởng của A.Toffler về quyền lực tri thức, tác giả luận án
không có tham vọng đi sâu và nghiên cứu toàn bộ quan điểm, tư tưởng, tác phẩm
của A.Toffler mà chủ yếu tập trung nghiên cứu những phân tích của A.Toffler về
vai trò của tri thức khoa học, thông tin trong làn sóng thứ ba được thể hiện trong
những tác phẩm nổi tiếng của nhà tương lai học này.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

Cơ sở lý luận
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ trên, đề tài này được thực hiện trên
cơ sở lý luận và phương pháp luận nền tảng là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, các văn kiện Đại hội và nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà
chủ yếu chủ nghĩa duy vật lịch sử và quan điểm thực tiễn.

Phương pháp nghiên cứu
8
Tác giả sử dụng phương pháp luận cơ bản, chỉ đạo xuyên suốt trong quá
trình nghiên cứu là phép biện chứng duy vật, kết hợp cách tiếp cận hình thái và
cách tiếp cận văn minh. Vận dụng các phương pháp cụ thể là logic - lịch sử. Bên
cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu tác giả còn sử dụng các phương pháp phân
tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu, khái quát hóa, phương pháp văn bản
học, phương pháp hội đồng, nhân học văn hóa.
5. Cái mới của luận án
Thứ nhất, làm rõ được quan điểm của Alvin Toffler về tri thức và quyền lực
tri thức, xác định được giá trị và ý nghĩa cùng với những hạn chế của tư tưởng này
trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay.
Thứ hai, đề xuất những nguyên tắc và những vấn đề đặt ra mang tính định
hướng nhằm phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án

Về ý nghĩa khoa học

Luận án đã góp phần làm rõ nội dung tư tưởng của Alvin Toffler về tri thức
và quyền lực tri thức thông qua việc phân tích hệ thống các khái niệm tri thức,
quyền lực, chủ thể quyền lực, phẩm chất quyền lực, quyền lực của bạo lực, quyền
lực của của cải, bước chuyển của quyền lực và quyền lực của tri thức.
Luận án góp phần vào việc nghiên cứu tương lai học tư sản và triết học
chính trị phương Tây.

Về ý nghĩa thực tiễn
9
Trên cơ sở làm rõ nội dung của tư tưởng Alvin Toffler về tri thức và quyền
lực tri thức, luận án đã chỉ ra những hạn chế và những ý nghĩa lịch sử của tư tưởng
Alvin Toffler về quyền lực tri thức. Trong điều kiện hiện nay, việc nghiên cứu tư
tưởng của Alvin Toffler về tri thức và quyền lực tri thức là cần thiết, có giá trị
tham khảo cho chúng ta trong việc xây dựng đội ngũ tri thức, phát triển khoa học,
phục vụ đắc lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và triển
khai lộ trình phát triển kinh tế tri thức.
Bên cạnh đó luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên trong học
tập, nghiên cứu lịch sử triết học Mỹ nói riêng và lịch sử triết học phương Tây nói
chung.
7. Kết cấu của luận án
Hướng theo mục tiêu nghiên cứu, ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu
tham khảo, luận án được chia làm ba chương với mười tiết.
Chương 1, “những điều kiện và tiền đề hình thành tư tưởng về quyền lực tri
thức của Alvin Toffler” luận án phân tích những điều kiện kinh tế - xã hội, tiền đề
khoa học (thực tiễn), tiền đề lý luận, khái quát về con người – sự nghiệp cũng như
những tư tưởng cơ bản trong tư tưởng chính trị của Alvin Toffler để làm cơ sở cho
việc tìm hiểu, phân tích về “nội dung cơ bản trong tư tưởng Alvin Toffler về tri
thức và quyền lực tri thức”, được thực hiện trong chương 2, chương trọng tâm của
luận án.
10

Trong chương 2, tác giả đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin,
cũng đã đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, những đóng góp và những sai lầm
của Alvin Toffler về tri thức và quyền lực tri thức.
Chương 3, “ý nghĩa và những vấn đề đặt ra của tư tưởng Alvin Toffler về
quyền lực tri thức đối với việc phát huy nguồn lực trí tuệ ở Việt Nam hiện nay”
trình bày về khả năng áp dụng những quan điểm tiến bộ của Alvin Toffler về tri
thức và quyền lực tri thức vào điều kiện của Việt Nam hiện nay, khi đất nước đang
bắt đầu phát triển kinh tế tri thức. Trong chương này tác giả cũng cố gắng nêu một
số nguyên tắc nhằm phát huy nguồn lực trí tuệ của Việt Nam.
Chương 1
NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG
VỀ QUYỀN LỰC TRI THỨC CỦA ALVIN TOFFLER
1.1. Alvin Toffler - con người và sự nghiệp
Alvin Toffler sinh ngày 04 - 10 – 1928, tại New York – Mỹ và hiện ông đang
sống cùng gia đình tại vùng Bel Air thuộc thành phố Los Angeles, bang California.
Ông tốt nghiệp cử nhân văn chương tại đại học New York. Với bộ ba tác phẩm chủ
đạo Alvin Toffler nổi lên như một nhà dự báo có ảnh hưởng lớn trên thế giới trong
những năm cuối của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề khoa học của sự hình thành
tư tưởng về quyền lực tri thức của Alvin Toffler
1.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
Nửa sau thế kỷ XX, nhất là thập kỷ 70 – 80 đến 90, loài người đã chứng kiến
những thay đổi rất đáng kinh ngạc trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội do tác
động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại làm thay đổi tận
gốc các lực lượng sản xuất. Khi phương thức sản xuất vật chất thay đổi thường
11
cũng kéo theo sự biến đổi của các yếu tố tâm lý, văn hoá truyền thống, thậm chí
đến cả thể chế xã hội và xu hướng chuyển đổi quyền lực cũng nằm trong xu thế đó.
Chứng kiến sự thay đổi vô cùng nhanh chóng của khoa học – công nghệ, đặc
biệt là sự ra đời của máy vi tính và sau đó là mạng internet (ông gọi là mạng trí tuệ

siêu việt) cùng những thành tựu khoa học khác được vận dụng nhanh chóng vào
trong lĩnh vực sản xuất tạo ra lượng của cải khổng lồ trong những năm nửa cuối
của thế kỷ thứ XX ở Mỹ - nơi được coi là đầu tàu kinh tế của thế giới; trung tâm
của các phát minh khoa học, các bằng sáng chế, v.v… A.Toffler không thể không
hình thành quan điểm về quyền lực tri thức.
1.2.2. Tiền đề khoa học
Với cốt lõi là cuộc cách mạng vi điện tử diễn ra từ đầu thập niên 60 và các
thành tựu khoa học kỹ thuật lớn nhất của thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật hiện đại còn là bước quá độ với sự chỉ đạo và với vai trò dẫn đường của khoa
học sang quá trình tổ chức lại về căn bản công nghệ sản xuất, điều tiết các quy
trình công nghệ với quy mô ngày càng tăng, tổ chức lại tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội trên, từ giáo dục công ty, xí nghiệp, nhà máy đến cơ cấu quyền lực nhà
nước, … trên cơ sở những ngành công nghệ cao mà các cuộc cách mạng trước đó
chưa đủ điều kiện tạo ra một cách hoàn chỉnh như công nghệ thông tin, công nghệ
sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới, công nghệ tự động
hoá trên cơ sở kỹ thuật vi điện tử, …
Trên thực tế khi khoa học, kỹ thuật, công nghệ được vận dụng vào trong lĩnh
vực sản xuất sẽ làm biến đổi cơ cấu kinh tế. Đến khi nền kinh tế thay đổi, hay nói
cách khác khi phương thức sản xuất vật chất thay đổi thường cũng kéo theo sự biến
đổi của các yếu tố tâm lý, văn hoá truyền thống, thậm chí đến cả thể chế xã hội và
xu hướng chuyển đổi quyền lực cũng nằm trong xu thế đó.
12
Sự thay đổi vô cùng nhanh chóng của khoa học – công nghệ, đặc biệt là sự ra
đời của máy vi tính và sau đó là mạng internet cùng những thành tựu khoa học
khác được vận dụng nhanh chóng vào trong lĩnh vực sản xuất tạo ra lượng của cải
khổng lồ trong những năm nửa cuối của thế kỷ thứ XX ở Mỹ - nơi được coi là đầu
tàu kinh tế của thế giới; trung tâm của các phát minh khoa học, các bằng sáng chế,
v.v… đã thúc đẩy A.Toffler tạo nên quan điểm của mình về quyền lực tri thức.
1.3. Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng về quyền lực tri thức của
Alvin Toffler

1.3.1. Tư tưởng về Nhà nước lý tưởng của Plato và Aristotle
Cả Plato cũng như Aristotle đều quan tâm đến việc xây dựng một xã hội hoàn
hảo cho con người, họ đều tôn vinh hình ảnh con người lý trí, luôn nhấn mạnh đến
trí tuệ, tri thức của con người. Ở Plato nhà nước lý tưởng phải nằm trong tay vua –
triết gia, hoặc triết gia – vua. Còn ở Aristotle đó là hình ảnh con người thông minh,
kinh nghiệm, có bản lĩnh chính trị và có lương tâm.
Với tư tưởng đề cao những tìm kiếm, khám phá, phát kiến khoa học, không
chấp nhận tư duy theo lối mòn, xem chiêm nghiệm như một lạc thú tinh thần với
phương châm “thầy đáng quý nhưng chân lý quý hơn”, Plato cũng như Aristotle đã
vượt qua những quy định khá khắc khe của chế độ dân chủ chủ nô coi trọng quyền
lực của bạo lực chính trị. Cho nên có thể nói tư tưởng chính trị của các bậc tiền bối
thời Cổ đại mà Plato, Aristotle là đại diện đã trở thành nguồn gốc, cơ sở đầu tiên
để sau này A.Toffler xây dựng quan điểm của mình về quyền lực của tri thức.
1.3.2. Tư tưởng về vai trò của khoa học từ Roger Bacon, Francis
Bacon đến René Descartes
Người ảnh hưởng nhiều nhất, trực tiếp nhất đến tư tưởng của A.Toffler là
Francis Bacon. Bởi lẽ trong các tác phẩm của mình A.Toffler nhiều lần đề cập đến
quan điểm của Francis Bacon – tri thức là sức mạnh.
F.Bacon thường nhắc đi nhắc lại “Tri thức là sức mạnh” (Knowlegde is
power), tri thức phải trở thành công cụ của con người dùng để nhận thức bất cứ sự
13
vật nào tồn tại trong tự nhiên và trong thế giới của loài người. Đối với vấn đề tri
thức và quyền lực F.Bacon cho rằng hai khát vọng của con người là khát vọng tri
thức và khát vọng quyền lực đều ngang bằng nhau. Có tri thức ắt có quyền lực, sức
mạnh. Những tư tưởng trên đã được A.Toffler kế thừa và phát triển bằng tuyên
ngôn của thời đại mới: “tri thức là quyền lực”.
1.3.3. Khuynh hướng thực chứng - khoa học và thuyết kỹ trị trong triết
học phương Tây
* Khuynh hướng thực chứng – khoa học nửa sau thế kỷ XIX
Chủ nghĩa thực chứng là một khuynh hướng nhận thức luận của triết học và xã

hội học cho rằng phương pháp khoa học là cách thức tốt nhất để lý giải các sự kiện
của tự nhiên, xã hội và con người. Khuynh hướng thực chứng là hình thức hiện đại
của chủ nghĩa duy lý, người khởi xướng là O.Comte, sau đó là hàng loạt đại biểu
nổi tiếng khác là H.Spencer, J.S.Mill, E.Mach, B.Russell, … Từ những năm 50 của
thế kỷ XIX trở đi, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên đem lại cho
một số triết gia niềm tin lấy khoa học làm chỗ dựa tinh thần. Họ chủ trương giải
quyết những vấn đề của đời sống, giải thích chân lý sự việc dựa trên nguyên tắc
duy lý và nguyên tắc thực chứng trực tiếp, lôgích khoa học, triết học khoa học. Tất
cả những sự kết hợp này trong hệ tư tưởng tư sản phương Tây đã hình thành nên
cái gọi là chủ nghĩa duy khoa học.

Nước Mỹ - nơi tập trung trình độ cao của tích tụ tư bản hiện đại, nơi sản xuất
tập trung sản xuất quy mô lớn dựa trên những thành tựu đáng kinh ngạc của khoa
học và công nghệ hiện đại được vận dụng vào trong quá trình sản xuất càng cũng
cố tư tưởng, niềm tin của ông về sức mạnh tri phối (làm chủ) của tri thức khoa học
trong phương thức sản xuất mới. Ở đây, A.Toffler đã thấy được mối quan hệ biện
chứng giữa khoa học, công nghệ (tri thức) và quyền lực để dần hình thành quan
điểm về quyền lực tri thức.
* Thuyết Kỹ trị và phương án thiên đường công nghệ
Sinh ra và lớn lên trong một vùng đất hợp chủng quốc và tiếp biến nhiều nền
văn minh, cũng như văn hóa khác nhau, cho nên ngoài khuynh hướng duy lý và
khuynh hướng khoa học ra thì ở thời đại mình, tư tưởng của A.Toffler về quyền
lực tri thức còn bị ảnh hưởng nhiều bởi thuyết kỹ trị và thuyết hội tụ, chủ nghĩa
thực chứng mới, chủ nghĩa thực chứng lôgích và Triết học phân tích, chủ nghĩa
thực dụng, v.v… Qua các bài báo và các tác phẩm của ông, ta có thể nói rằng tư
tưởng của A.Toffler là sự đan xen, tiếp biến của nhiều dòng văn hóa, tư tưởng. Tuy
14
nhiên nổi bật, mạnh mẽ và trực tiếp nhất trong số các học thuyết có ảnh hưởng
đến việc hình thành tư tưởng A.Toffler về quyền lực tri thức là học thuyết kỹ trị.
1.4. Những tư tưởng cơ bản trong tư tưởng chính trị của Alvin Toffler

1.4.1. Thuyết về sự thích nghi
Đối với lý thuyết về sự thích nghi, nó được thể hiện rõ nhất trong tác phẩm gây
sốc, hoang mang cho người đọc là Cú sốc tương lai.
Thuyết về sự thích nghi cho rằng, để đối phó với tương lai không có cách nào
khác là phải điều chỉnh và thay đổi.
Thuyết về sự thích nghi diễn tả Stress làm đảo lộn và sự mất phương hướng
đến choáng váng do tương lai đến quá sớm mà chúng gây ra cho cá nhân bằng cách
bắt họ phải chịu quá nhiều thay đổi trong một thời gian quá ngắn.
Tuy nhiên trong môi trường thay đổi nhanh chóng đang phơi bày ra, theo
Alvin Toffler, chúng ta vẫn không biết một cách đáng thương hại về việc làm thế
nào con người phải đối phó. Do đó mục đích của thuyết về sự thích nghi là giúp
chúng ta quan hệ với tương lai – giúp chúng ta đối phó có hiệu quả hơn với sự
thay đổi xã hội và cá nhân bằng cách làm tăng thêm sự hiểu biết của chúng ta về
việc làm thế nào con người đáp lại sự thay đổi đó.
1.4.2. Tư tưởng về ba làn sóng văn minh
Tư tưởng về ba làn sóng văn minh hay còn gọi là học thuyết ba làn sóng được xây
dựng trong tác phẩm Làn sóng thứ ba.
Thuyết ba làn sóng nhằm lý giải những biến đổi sâu rộng đang diễn ra trên
khắp thế giới, trong mọi lĩnh vực, từ đời sống kinh tế, xã hội đến gia đình, tình yêu
và hạnh phúc của mỗi cá nhân. Nó chỉ rõ những biến đổi mang tính cách mạng
trong khoa học – kỹ thuật và xã hội hiện đại, cùng những ảnh hưởng của nó trong
việc xây dựng tương lai.
15
Mụ t, phỏc ha, d bỏo v ln súng th ba, Alvin Toffler cp n khụng ớt
vn . Trong ú, ụng tp trung s chỳ ý vo nhng vn ni bt bao gm thụng
tin, cỏch thc t chc sn xut, ng x ca con ngi cng nh nhng biu hin
trong vic thc hin quyn lc chớnh tr.
Qua vic phõn chia lch s loi ngi ra thnh cỏc ln súng khỏc nhau, Alvin
Toffler c chng minh rng nn vn minh ca ln súng th ba s ra i v dn thay
th ln súng th hai nn vn minh cụng nghip ng khúi. Trong ln súng th ba

ny, ụng c bit chỳ trng n s n r, lờn ngụi ca truyn thụng, thụng tin, tri
thc khoa hc. T tng v ba ln súng vn minh cng chớnh l c s sau ny
ụng a ra t tng v quyn lc tri thc.
1.4.3. T tng v quyn lc tri thc
T tng v quyn lc tri thc hay s lờn ngụi ca tri thc thc ra nú c
cp ln u tiờn trong tỏc phm Cỳ sc tng lai, v sau ú l Ln súng thc ba,
nhng n tỏc phm
Thaờng tram quyen lửùc
(
cũn gũi l S chuyn di quyn lc)
t tng ca ụng mi c th hin mt cỏch rừ rng. Tỏc phm ny va bn li
nhng vn c nờu lờn trong Cỳ sc tng lai v Ln súng th ba, va phõn
tớch nhng thay i quyt nh ang hin lờn trong mi quan h gia tri thc v
quyn lc.
Kt lun chng 1
Qua nhng phõn tớch chng ny cú th thy t tng v quyn lc tri
thc ca A.Toffler c hỡnh thnh trong nhng iu kin lch s v da trờn
nhng ngun gc v mt lý lun ca nú. Ton b t tng chớnh tr ca A.Toffler
núi chung v t tng v quyn lc tri thc núi riờng khụng phi c hỡnh thnh
mt thi im nht nh, m cú quỏ trỡnh hỡnh thnh v phỏt trin lõu di cựng
vi s phỏt trin ca hin thc nc M t sau chin tranh th gii th 2 n nay.
xõy dng nhng lun im ca mỡnh v quyn lc tri thc, ụng ó da vo
16
những điều kiện của kinh tế - xã hội, khoa học. Trong đó phải kể đến những thành
tựu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại; cách mạng vi điện tử; số
lượng gia tăng của tri thức trong các lãnh vực từ sách, báo, tạp chí khoa học; số
lượng các nhà khoa học; số lượng những phát minh; cho đến vị trí kinh tế của Mỹ
trong bản đồ kinh tế thế giới, v.v. Những điều kiện vật chất đó cung cấp cho ông
những luận cứ, luận chứng hết sức thuyết phục để ông dự báo về sự nổi lên của
một loại quyền lực mới – quyền lực tri thức. Tuy nhiên nếu những tiền đề kinh tế -

xã hội, khoa học đã cung cấp cho ông chất liệu để xây dựng tư tưởng quyền lực tri
thức thì những tiền đề về lý luận lại là cơ sở vững chắc để ông dựa vào đó mà phát
triển, hoàn thiện những luận điểm của các bậc tiền bối về vai trò của tri thức và tri
thức khoa học.
Trong những tiền đề về mặt lý luận ảnh hưởng đến tư tưởng của A.Toffler
về quyền lực tri thức phải kể đến những tư tưởng sau:
Thứ nhất, tư tưởng của Plato về Nhà nước lý tưởng với vai trò của triết gia –
vua và của Aristotle với những con người thông minh, bản lĩnh trong việc trị quốc.
Thứ hai, tư tưởng về vai trò của khoa học của các triết gia thời Phục hưng.
Đặc biệt luận điểm “tri thức là sức mạnh” của F.Bacon là luận điểm điển hình và
trực tiếp nhất chắp cánh cho tư tưởng quyền lực tri thức của A.Toffler.
Thứ ba, khuynh hướng thực chứng – khoa học nửa sau thế kỷ XIX là một
trong những yếu tố góp phần hình thành tư tưởng về quyền lực tri thức của
A.Toffler. Nhưng chủ yếu và trực tiếp nhất của tiền đề lý luận phải kể đến là thuyết
Kỹ trị trong tư tưởng phương Tây sau thế chiến lần 2 mà chính A.Toffler là một
trong số những đại biểu tiêu biểu của thuyết này là tiền đề cơ bản và nền tảng hình
thành tư tưởng về quyền lực tri thức, nó phản ánh tính kế thừa trong sự phát triển
tư tưởng của A.Toffler.
Những tư tưởng cơ bản trong tư tưởng chính trị của A.Toffler được thể hiện
bằng nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú, bao gồm: tư về sự thích nghi;
17
tư tưởng về ba làn sóng văn minh; tư tưởng về quyền lực tri thức; tư tưởng kỹ trị,
v.v… Trong những tư tưởng cơ bản đó nổi bật lên tư tưởng về quyền lực tri thức –
một tư tưởng mà hiện nay giới nghiên cứu về kinh tế, chính trị, triết học và triết
học chính trị, xã hội học, tương lai học không thể không quan tâm. Tất nhiên nói
như vậy không có nghĩa là những tư tưởng khác như học thuyết về sự thích nghi,
học thuyết về ba làn sóng văn minh, hay tư tưởng kỹ trị, tư tưởng hội tụ không
chiếm được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, mà vì tư
tưởng về quyền lực (sức mạnh) tri thức – một tuyên ngôn cổ điển đã được nêu ra
trong thời đại cách mạng tư sản sơ kỳ (Fracis Bacon) với sự ra đời của phương

thức sản xuất mới thay cho phương thức sản xuất cũ là tư tưởng có tính chất cốt lõi
và xuyên suốt trong những tác phẩm của ông.
Chương 2
NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER
VỀ TRI THỨC VÀ QUYỀN LỰC TRI THỨC
2.1. Quan điểm của Alvin Toffler về tri thức, quyền lực và chủ thể quyền
lực
2.1.1. Quan điểm của Alvin Toffler về tri thức
A.Toffler cho rằng tri thức là: “Thông tin, số liệu, bản vẽ, tưởng tượng, thái
độ, quan niệm giá trị và những sản phẩm mang tính tượng trưng xã hội khác”. Ông
cho rằng tri thức khoa học bao gồm: “những điều kiện như giả thiết, giá trị, hình
ảnh, sự khích động cùng với khả năng kỹ thuật chính xác”. Có lúc ông lại cho
rằng: “Kỹ thuật cao là tri thức được đông đặc”. Tuy nhiên khi mở rộng nội hàm
của tri thức ra ông giải thích thêm rằng: “Cái gọi là tri thức cơ sở, không cứ là khoa
học kỹ thuật hay những hạng mục truyền thống giáo dục nào. Nó bao trùm cả khái
niệm chiến lược của một quốc gia, thiết lập thực thi tình báo ở nước ngoài, nhận
thức được cơ bản văn hóa của nước khác, văn hóa và hình thái ý thức có ảnh
18
hưởng đối với các nước, cùng quan niệm mới, thông tin mới, và tưởng tượng mới
đạt được mức độ lưu thông” và tri thức “Không phải chỉ có kiến thức về khoa học
hay kỹ thuật đã và sắp thực hiện được nhũng tiến bộ huy hoàng đáng lưu ý. Mà
thực ra là từ lý thuyết tổ chức đến âm nhạc, từ hệ thống nghiên cứu sinh thái đến
nhận thức về vỏ não của chúng ta, từ ngôn ngữ đến lý luận học tập, từ trong trạng
thái mất quân bình đến thời hỗn loạn, nghiên cứu cơ cấu khuyếch tán, không một
cơ sở tri thức nào không mang tính chất cách mạng hóa”.
2.1.2. Quan điểm của Alvin Toffler về quyền lực
Tuy chưa đưa ra được một khái niệm hoàn chỉnh, nhưng ông cũng chấm phá
một vài nét căn bản về quyền lực. Trước hết ông khẳng định: “Quyền lực là một
trong các hiện tượng xã hội cơ bản nhất, và nó được gắn liền với bản chất thật sự
của vũ trụ”. Ở một chỗ khác ông viết: “Quyền lực, cái mà chúng ta dùng để định

nghĩa những phép tắc liên hệ giữa cá nhân và quốc gia, ngày nay lại cũng tự động
thay đổi định nghĩa rồi”. Để đưa ra một định nghĩa ông lại cho rằng quyền lực là:
“sự khống chế giữa con người đối với con người… Hình thức quyền lực mà lột
trần ra tất nhiên là bao gồm bạo lực, của cải và tri thức, buộc kẻ khác phải hành
động theo ý của ta”.
Như vậy qua một số quan điểm trên đây về quyền lực có thể khái quát tư
tưởng của A.Toffler như sau: Quyền lực là những phép tắc liên hệ giữa cá nhân
với quốc gia, là sự khống chế giữa con người với con người, buộc kẻ khác phải
hành động theo ý của ta.
2.1.3. Quan điểm của Alvin Toffler về chủ thể quyền lực
A.Toffler cho rằng chủ thể quyền lực là những người phối hợp và những
người hợp nhất, là những nhóm ưu tú tổng thể và toàn cầu.
Theo A.Toffler thì quyền lực ngày nay không thuộc về nhà tư bản, cũng
không nằm trong tay công nhân, mà nằm trong tay những nhóm người đặc biệt,
19
ông gọi là “người hợp nhất”. Ông cho rằng “chính sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nhà
tư bản và công nhân đã tạo ra lực đòn bẩy lớn hơn cho một nhóm người – những
người hợp nhất hệ thống. Cuối cùng thì chẳng phải ông chủ cũng chẳng phải công
nhân cầm quyền. Trong các quốc gia tư bản cũng như xã hội chủ nghĩa, chính
những người hợp nhất nhảy lên chóp bu, không phải sở hữu “tư liệu sản xuất” là có
quyền lực. Mà chính việc kiểm soát “phương tiện hợp nhất” là có quyền lực”. Đó
chính là những người nắm và vận dụng được các thành tựu, sáng chế, phát minh,
tri thức trong khoa học vào trong hoạt động thực tiễn.
2.2. Tư tưởng của Alvin Toffler về phẩm chất của quyền lực và các loại
quyền lực truyền thống
2.2.1. Phẩm chất của quyền lực
Khi bàn về phẩm chất của quyền lực, trong tác phẩm Thăng trầm quyền lực,
A.Toffler đã chỉ ra nguồn gốc và kể tên từng loại quyền lực trong xã hội, sau đó đi
sâu phân tích về từng loại quyền lực và cho biết vai trò, vị trí hay nói cách khác là
sức mạnh của từng loại quyền lực. Ông kể tên ba loại quyền lực có tính chất căn

bản của quan hệ chỉ huy – phục tùng là quyền lực của bạo lực, quyền lực của của
cải (tiền) và quyền lực của tri thức. Trong ba loại quyền lực đó ông nhận định
quyền lực của bạo lực có phẩm chất thấp nhất, quyền lực của tiền có phẩm chất bậc
trung và quyền lực có phẩm chất cao nhất là quyền lực của tri thức. Sau khi xác
định phẩm chất cao nhất và có tính chất dân chủ hơn các loại lực khác, ông đã cổ
xúy cho chúng ta chiếm đoạt loại quyền lực này. Quyền lực của tri thức – loại
quyền lực của tương lai, bởi vì tri thức theo ông là cái có tính chất lấy không bao
giờ hết, dùng không bao giờ cạn.
2.2.2. Quyền lực của bạo lực
Nghiên cứu nguồn gốc, vai trò của quyền lực bạo lực – loại quyền lực có
phẩm chất thấp nhất này, A.Toffler đặt nó trong sự vận động của tiến trình lịch sử
20
để đánh giá mức độ ảnh hưởng của nó qua các thời kỳ, từ thời kỳ đồ đá – công xã
nguyên thủy, tiếp đến cách mạng nông nghiệp, đến buổi đầu của cách mạng công
nghiệp, cho đến thế kỷ thứ XX và cả ngày hôm nay. Mặc dù cho đến nay ở thời đại
được coi là văn minh, mức độ tác động, ảnh hưởng của bạo lực dường như đã giảm
dần, tuy nhiên bạo lực không vì thế mà mất đi vị thế vốn có của nó, mà đây vẫn là
phương tiện chủ yếu để đi đến quyền lực.
Như vậy qua những trình bày trên của A.Toffler, chúng ta hiểu rằng để đi đến
quyền lực, của cải có thể thay thế cho bạo lực ở một mức độ nào đó, nhưng bạo lực
vẫn không thể mất đi vai trò, vị trí của nó. Nó vẫn là phương tiện chủ yếu của mọi
thời đại.
2.2.3. Quyền lực của tiền
Thật ra, trước A.Toffler nhiều nhà tư tưởng cũng đã nói đến quyền lực của của
cải, của tiền. Tiền như đã nói là công cụ quyền lực có tính chất uyển chuyển hơn,
nó có tính đàn hồi hơn là bạo lực.
Vì tiền có tính chất uyển chuyển hơn, cho nên nó được sử dụng trong nhiều
lĩnh vực với những mục đích khác nhau, có thể dùng để mua quan bán chức, đổi
trắng thay đen, chạy án, mua chuộc, v.v… Nói tóm lại mối liên hệ giữa tiền -
quyền là mối liên hệ mang tính tất yếu và biện chứng, tiền có thể thao túng được cả

quyền lực, ngược lại quyền lực cũng mang lại lợi ích lớn – càng nhiều tiền hơn.
Kim tiền theo A.Toffler tuy không như cây súng có hiệu quả rõ rệt, tức thì,
nhưng thực ra có nhiều thủ đoạn hơn để xoay trở, như thưởng phạt, là công cụ có
tính chất uyển chuyển hơn.
2.3. Tư tưởng của Alvin Toffler về bước chuyển của quyền lực và quyền
lực của tri thức
2.3.1. Bước chuyển của quyền lực
21
Để luận chứng cho bước chuyển dời quyền lực từ tiền của sang tri thức và bản
chất của loại quyền lực sau này, trước hết A.Toffler phân tích những thay đổi mau
lẹ của thế giới dưới tác động của tri thức.
Trong hệ thống kinh tế nhanh nhạy này, khoa học kỹ thuật tiên tiến làm tăng
nhanh trình độ của lực lượng sản xuất. Và đúng như những dự đoán của A.Toffler,
loài người hiện nay đang trên đường hành trình bước vào một nền kinh tế mới –
nền kinh tế tượng trưng hoặc siêu tượng trưng và của cải cũng đã bắt đầu có tính
tượng trưng.
Hiện nay với sự phát triển của tư duy con người, hệ thống sáng tạo của cải
mới vẫn đang tiếp tục trưởng thành và khẳng định, hoạt động kinh tế càng ngày
càng có những biến động lớn. Điều này cũng kéo theo sự biến đổi luôn cả ý nghĩa
của giá trị. Trước đây, “quy luật của nền kinh tế thị trường là nếu ở đâu có nguồn
nhân lực phong phú nhất và lao động rẻ nhất, các doanh nghiệp và các công ty tất
yếu sẽ tìm đến”. Tuy nhiên cần nhận thấy rằng hiện nay, nhân lực và lao công giá
rẻ tỏ ra ít hấp dẫn so với lao động có chất lượng cao. Do đó ông cho rằng:“giá trị
không thể chỉ dựa vào tổ hợp đất đai, lao công và tư bản. Hơn nữa nếu trước tiên
không có sự quy hoạch ở cấp cao hơn, thì dù có nhiều đất đai, lao công và tư bản
cũng không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng”, “Vả lại từ nay về sau, yếu tố nâng cao
giá trị phụ gia không phải là lao công giá rẻ mà là tri thức, không phải nguyên liệu
mà là phù hiệu tượng trưng”. Vì vậy “Bất cứ xí nghiệp nào mà thiếu văn hóa, ngôn
ngữ, tư liệu, thông tin, nói chung là tri thức thì không sao có thể đứng vững được.
Càng nhìn sâu hơn nữa, trong tất cả nguồn tư liệu sáng tạo ra của cải, công năng

lớn nhất vẫn là tri thức. Sự thật, thường thường tri thức có thể thay thế các nguồn
tư liệu khác, nó là thứ lấy không bao giờ hết, dùng không bao giờ cạn. Tri thức là
sản phẩm thay thế cho tất cả”.
2.3.2. Quyền lực của tri thức
22
Quan sát những biến đổi về quyền lực từ xã hội công nghiệp truyền thống
sang xã hội hậu công nghiệp, nhất là ở các nước phát triển, ông đã rút ra nhận xét:
từ chỗ lấy quyền lực của bạo lực rồi kim tiền làm cơ sở, quyền lực xã hội đang
chuyển sang lấy tri thức làm cơ sở. Lẽ tất nhiên, tri thức không loại bỏ quyền lực
của bạo lực và tiền bạc, nhưng hiện nay nó không chỉ là nguồn gốc của quyền lực
có phẩm chất cao nhất, mà còn là nhân tố quan trọng nhất của sức mạnh và tiền
bạc. Nếu bạo lực và tiền bạc là đặc quyền của những kẻ mạnh và giàu có, thì tri
thức có một thuộc tính cách mạng là những người yếu nhất và nghèo nhất cũng có
thể chiếm lĩnh nó. Vì thế, quyền lực của tri thức là loại quyền lực có tính chất dân
chủ nhất.
Ở thời đại ngày nay, theo ông: “phẩm chất quyền lực cao nhất là hãy vận dụng
tri thức”, “Tri thức chuyển mình biến thành phẩm chất quyền lực tối cao ngày nay,
nó thay đổi địa vị phụ thuộc vào tiền bạc và bạo lực, mà thành ra vai trò cốt tủy của
quyền lực, thậm chí nó còn mở rộng nguyên tắc tối cao của hai sức mạnh trước là
bạo lực và của cải”. Vì vậy, trong ba công cụ đó, hữu dụng trên hết vẫn là tri thức.
“Tri thức mới là chìa khóa để mở cổng bá quyền kinh tế thế kỷ XXI”, nó có thể
được dùng để khen thưởng, khuyến khích hay trừng phạt, thuyết phục. Thậm chí,
Alvin Toffler còn cho rằng, tri thức có khả năng chuyển hóa, như biến kẻ thù thành
bạn. Hơn nữa, chỉ cần nắm vững chính xác thông tin là có thể tránh được những
lãng phí về của cải và sức lực, điều này đã được chứng minh bằng những hoạt
động thực tiễn. Do đó, ngoài tính chất đàn hồi, tri thức còn có sứ mệnh khác; nó trở
thành cội nguồn đặc biệt của quyền lực tối cao trong tương lai.
2.4. Thực chất, hạn chế và giá trị của tư tưởng Alvin Toffler về quyền lực
tri thức
2.4.1. Thực chất, hạn chế của tư tưởng Alvin Toffler về quyền lực tri thức

Nếu đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật có thể nói, những phân tích và
trình bày của A.Toffler đều dựa trên cơ sở những lý luận chung của chủ nghĩa duy
23
vật biện chứng về sự phát triển của lịch sử. Còn những luận điểm của A.Toffler
phê phán chủ nghĩa duy vật một cách trực tiếp hay gián tiếp đều xuất phát từ nhận
xét cơ bản của ông cho rằng hình thức quan trọng hơn hết của tài sản là tri thức.
Về sâu xa lý luận của A.Toffler chủ yếu chứng minh rằng chủ nghĩa tư bản sẽ
tồn tại vĩnh cửu. Do đó không lấy làm lạ khi giai cấp tư sản nói chung và chủ nghĩa
tư bản Mỹ nói riêng vẫy tay chào đón tư tưởng của A.Toffler một cách nồng nhiệt.
Thật ra, A.Toffler là nhà duy vật nửa vời và không tự giác, nửa còn lại là duy
tâm và rất tự giác. Ông quá nhấn mạnh yếu tố tinh thần thể hiện rõ lập trường duy
tâm khi cho rằng: “ , tư tưởng không những chỉ thay cho tư bản, năng lượng và tài
nguyên thiên nhiên, mà còn thủ tiêu cả sự bạc đãi đối với lao động”.
2.4.2. Giá trị của tư tưởng Alvin Toffler về quyền lực tri thức
Hầu hết các nhà nghiên cứu về kinh tế, chính trị, xã hội, tương lai học, đều
thừa nhận vai trò quan trọng của tri thức và thông tin trong nền kinh tế tri thức. Với
vai trò then chốt của nó trong thế kỷ XXI, tri thức và thông tin đã trở thành quyền
lực số một trong số các quyền lực đã có trong lịch sử xã hội loài người. Thực ra tư
tưởng này không hề mới trong dòng chảy nhận thức của nhân loại. Nhưng vấn đề
là ở chỗ chỉ trong xã hội tri thức, trong nền kinh tế tri thức, trong xã hội thông tin,
cái sức mạnh thực sự của tri thức, thông tin mới biểu hiện hoàn toàn. Tri thức,
thông tin thực sự sẽ trở thành nhân tố quyết định quá trình làm ra của cải trong
phương thức sản xuất mới. Bằng việc phác họa bức tranh toàn cảnh về tương lai và
triển vọng của lịch sử dựa trên sự phát triển chiều sâu của lực lượng sản xuất, vai
trò tiên phong của tri thức khoa học, của kỹ thuật, công nghệ, A.Toffler không chỉ
phá vỡ những quan niệm và chuẩn mực cũ, tạo dựng một hệ chuẩn mới, mà còn
làm sống lại quan điểm “tri thức là sức mạnh” - một quan điểm mang tính cổ điển,
được nêu ra trong tư tưởng Fracis Bacon. Và như vậy với những gì ông phân tích,
có thể nhận định A.Toffler là một trong những nhà triết học tiên phong đưa ra
tuyên ngôn của thời đại mới – thời đại kinh tế tri thức.

24
Kết luận chương 2
1. Qua việc làm rõ những luận điểm của A.Toffler về tri thức, quyền lực, chủ
thể quyền lực và kết hợp với những phân tích tư tưởng của ông về phẩm chất của
các loại quyền lực trong truyền thống từ quyền lực của bạo lực, tới quyền lực của
của cải cho đến quyền lực của tương lai (quyền lực của tri thức), có thể nhận thấy
A.Toffler đã phân tích một cách rất thành công, có cơ sở khoa học, đáng tin cậy về
sự lên ngôi của sức mạnh tri thức, sự trỗi dậy của một quyền lực mới trên quy mô
toàn cầu mang tên tri thức – nguồn gốc của một phương thức sáng tạo của cải mới
làm thay đổi lịch sử nền văn minh vật chất, văn minh tinh thần của nhân loại trong
thời đại ngày nay và tương lai.
2. Bằng những luận cứ, luận chứng cụ thể, sinh động và rất sâu sắc A.Toffler
đã chứng minh rằng, với tư cách là quyền lực, tri thức còn có một ưu thế vượt trội
so với bạo lực và của cải. Là của cải mang tính tượng trưng, một thứ tải sản vô
hình, tri thức mang trong nó tiềm năng dân chủ hoá mạnh mẽ. Tri thức là quyền
lực có tính chất dân chủ hơn cả, nó là tài sản không phải của riêng một người, một
nhóm người, của người giàu, kẻ mạnh có thể chiếm hữu, mà về nguyên tắc thì
người yếu đuối và kẻ nghèo hèn đều có thể chiếm đoạt được.
3. Khi phân tích phẩm chất, bước chuyển của quyền lực và quyền lực của tri
thức, A.Toffler cho rằng địa vị - vai trò quyền lực của bạo lực, của tiền sẽ giảm
dần, thay vào đó quyền lực của tri thức sẽ lên ngôi trong phương thức sản xuất mới
và quyền lực tri thức là loại quyền lực có phẩm chất tối cao, thậm chí nó còn mở
rộng nguyên tắc tối cao của hai sức mạnh trước là bạo lực và của cải. Tri thức mới
là chìa khóa để thực hiện bá quyền kinh tế trong thế kỷ XXI, nó có thể thay thế các
nguồn tư liệu khác, là thứ lấy không bao giờ hết, dùng không bao giờ cạn. Tri thức
là sản phẩm thay thế cho tất cả. Nhấn mạnh vai trò của tri thức khoa học trong hệ
thống sản xuất mới – yếu tố hàng đầu tạo ra giá trị là điều cần thiết khi chúng ta
25

×