Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Hoàn thiện mối quan hệ giữa văn phòng hội đồng nhân dân & uỷ ban nhân dân huyện và các phòng ban chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân huyện vạn ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.75 KB, 67 trang )

Phần I: TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP VÀ CƠ QUAN
THỰC TẬP
1. Tổng quan về quá trình thực tập.
Thực hiện chương trình đào tạo của Học viện Hành chính về việc tiến
hành thực tập cho sinh viên khóa KS6 Đại học Hành chính
Tôi xin báo cáo quá trình thực tập như sau:
- Nơi thực tập: Văn phòng HĐND & UBND huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh
Hòa.
- Thời gian thực tập: từ ngày 16/3/2009 đến ngày 15/5/2009.
- Quá trình thực tập:
Thời gian Công việc Người hướng dẫn
Tuần 1
(ngày 16 /3 đến 20/3)
- Học quy chế cơ quan
- Tìm hiểu tổng quan về bộ
máy hoạt động của Văn
phòng
- Bước đầu tìm hiểu công
việc Văn phòng.
Chuyên viên phòng
Tổng hợp.
Tuần 2
(ngày 23/3 đến 27/3)
- Chính thức bước vào công
việc của phòng.
- Tìm hiểu những công việc
có liên quan.
Chuyên viên phòng
Tổng hợp.
Tuần 3
(ngày 30/4 đến 3/4)


- Tiếp tục công việc được
giao tại phòng.
- Tìm kiếm tài liệu phục vụ
Chuyên viên phòng
Tổng hợp.
Thời gian Công việc Người hướng dẫn
cho báo cáo thực tập.
Tuần 4
(ngày 06/4 đến 10/4)
- Tiếp tục công việc được
giao tại phòng.
- Tìm kiếm tài liệu phục vụ
cho báo cáo thực tập.
- Tập soạn thảo các văn bản
hành chính thông thường.
Chuyên viên phòng
Tổng hợp.
Tuần 5
(ngày 13/4 đến 17/4)
- Tiếp tục công việc được
giao tại phòng.
- Bắt đầu tiến hành làm báo
cáo thực tập.
- Tập soạn thảo các văn bản
hành chính thông thường.
Chuyên viên phòng
Tổng hợp.
Tuần 6
(ngày 20/4 đến 24/4)
- Tiếp tục công việc được

giao tại phòng.
- Bắt đầu tiến hành làm báo
cáo thực tập.
- Tham dự các cuộc họp,
ghi chép ý kiến chỉ đạo.
Phó Chánh văn phòng
Tuần 7
(ngày 02/5 đến 08/5)
- Tiếp tục công việc được
giao tại phòng.
- Tiến hành làm báo cáo
thực tập.
-Tham dự các cuộc họp, ghi
Phó Chánh văn phòng
Thời gian Công việc Người hướng dẫn
chép ý kiến chỉ đạo.
Tuần 8
( ngày 10/5 đến 16/5)
- Tiếp tục công việc được
giao tại phòng.
- Hoàn thành báo cáo thực
tập.
- Tổng kết rút kinh nghiệm.
Thầy Nguyễn Hữu
Thu.
Tự đánh giá: nghiêm túc chấp hành nội quy của cơ quan nơi thực tập, đoàn kết,
học hỏi các cán bộ công chức tại cơ quan và các phòng, ban, thường xuyên liên
lạc với giáo viên hướng dẫn của Học viên để xin ý kiến chỉ đạo nhằm hoàn thành
tốt đợt thực tập và báo cáo thực tập.
2. Tổng quan về cơ quan thực tập - Văn phòng HĐND & UBND huyện Vạn

Ninh
Văn phòng HĐND & UBND huyện Vạn Ninh có chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức như sau:
2.1. Vị trí và chức năng:
Văn phòng là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, giúp việc cho
Thường trực HĐND, UBND huyện Vạn Ninh.
Văn phòng chịu trách nhiệm trước Thường trực HĐND, UBND huyện về
điều hoà, phối hợp các hoạt động chung giữa các phòng ban chuyên môn, UBND
các xã, thị trấn; tổng hợp tham mưu cho UBND huyện thực hiện chức năng quản
lý nhà nước ở địa phương; phục vụ hoạt động giám sát của HĐND huyện. Phục
vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND huyện; bảo đảm các điều kiện vật
chất cho hoạt động của Thường trực HĐND, UBND huyện; Chủ tịch UBND
huyện.
Văn phòng có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho
bạc theo quy định của pháp luật.
2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Xây dựng chương trình làm việc của Thường trực HĐND, UBND huyện.
Tổ chức công tác tư liệu; thu thập, xử lý thông tin, chuẩn bị các báo cáo tổng
hợp, báo cáo chuyên đề, đảm bảo kịp thời, chính xác tình hình các mặt hoạt động
của huyện nhằm phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, quản lý chỉ đạo, điều hành
của Thường trực HĐND và UBND huyện theo quy định của pháp luật.
2. Đôn đốc, kiểm tra các phòng ban, UBND các xã, thị trấn trong việc thực
hiện chương trình, kế hoạch công tác hàng tháng, hàng quý, sáu tháng, cả năm và
các ý kiến chỉ đạo của Thường trực HĐND, UBND huyện.
3. Chủ trì soạn thảo các đề án, văn bản quy phạm pháp luật theo phân công
của Thường trực HĐND, Chủ tịch UBND huyện. Theo dõi, đôn đốc, phối hợp
với các phòng ban, UBND các xã, thị trấn soạn thảo đề án, văn bản quy phạm
pháp luật; có ý kiến độc lập với các đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
trước khi trình UBND và Chủ tịch UBND huyện xem xét quyết định.
4. Trình HĐND, UBND huyện ký và tổ chức công bố, ban hành các nghị

quyết, quyết định, chỉ thị thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.
5. Giúp Uỷ ban nhân dân huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện giữ mối
quan hệ lãnh đạo của Thường trực Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ với
UBND huyện và Chủ tịch UBND huyện; mối quan hệ phối hợp công tác giữa
Thường trực HĐND, UBND và Chủ tịch UBND huyện với UBMT Tổ quốc
huyện, các đoàn thể nhân dân và các cơ quan của Tỉnh, Trung ương đóng trên
địa bàn huyện.
6. Tổ chức công bố, truyền đạt nghị quyết, quyết định của HĐND; quyết định,
chỉ thị của UBND huyện; các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước
cấp trên và theo dõi, đôn đốc các phòng ban, UBND xã, thị trấn thực hiện các
văn bản quy phạm pháp luật đó.

7. Phối hợp với Thanh tra huyện, giúp Thường trực HĐND, UBND huyện,
Chủ tịch UBND huyện tổ chức tốt việc tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố
cáo của các tổ chức, công dân theo quy định của pháp luật.
8. Tổ chức các phiên họp, các buổi làm việc, tiếp khách và các hoạt động của
Thường trực HĐND, UBND huyện và Chủ tịch UBND huyện; bảo đảm các điều
kiện nhằm phục vụ có hiệu quả mọi hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND,
UBND, Chủ tịch UBND huyện.
9. Quản lý thống nhất việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND,
UBND huyện; công văn, giấy tờ, văn thư hành chính, lưu trữ, tin học hoá hành
chính nhà nước của UBND huyện.
10. Xây dựng và trình UBND, Chủ tịch UBND huyện chương trình, biện pháp
tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính nhà nước thuộc phạm vi văn
phòng HĐND & UBND huyện.
11. Tổ chức tiếp nhận và giao trả hồ sơ theo quy trình Một cửa. Kiểm tra, đôn
đốc các cơ quan chuyên môn trong việc giải quyết hồ sơ đúng hạn định, đúng
quy trình, đúng thẩm quyền.
12. Hướng dẫn Văn phòng UBND xã, thị trấn về nghiệp vụ hành chính, văn
thư, lưu trữ, tin học hoá quản lý hành chính theo quy định của pháp luật.

13. Quản lý cán bộ, công chức và người lao động; quản lý tài chính, tài sản
của Văn phòng HĐND & UBND huyện theo quy định. Quản lý số cán bộ
chuyên môn được UBND huyện giao trách nhiệm ở các lĩnh vực công tác: Thi
đua khen thưởng, Tôn giáo, chuyên viên HĐND huyện.
14. Thực hiện những nhiệm vụ khác do UBND huyện và Chủ tịch UBND
huyện phân công.
15. Được yêu cầu các đơn vị trực thuộc UBND huyện, UBND xã, thị trấn cung
cấp số liệu, tư liệu có liên quan để phục vụ công tác giám sát, quản lý, chỉ đạo,
điều hành của HĐND, UBND huyện.
16. Được ký các văn bản hành chính thông thường, giấy mời họp, thông báo ý
kiến chỉ đạo , quản lý, điều hành của UBND huyện, Thường trực HĐND, Chủ
tịch UBND huyện. Đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp kết quả thực hiện các yêu cầu
đó.
2.3 Cơ cấu tổ chức và biên chế
2.3.1 Lãnh đạo Văn phòng HĐND & UBND:
Văn phòng HĐND & UBND huyện có Chánh Văn phòng và Phó Chánh
Văn phòng;
Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng do Chủ tịch UBND huyện bổ
nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật;
Chánh Văn phòng huyện chịu trách nhiệm trước Thường trực HĐND,
UBND, Chủ tịch UBND huyện về toàn bộ hoạt động của Văn phòng;
Phó Chánh Văn phòng được phân công theo dõi, phụ trách từng khối công
việc và chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng, trước pháp luật về các công
việc được phân công.
2.3.2 Các bộ phận giúp việc:
- Tổ chuyên viên nghiên cứu tổng hợp;
- Tổ tiếp nhận và giao trả kết qủa;
- Tổ hành chính quản trị ( kể cả văn thư, lưu trữ );
- Thi đua khen thưởng;
- Tôn giáo.

2.3.3 Biên chế:
Do Chủ tịch UBND huyện quyết định trên cơ sở biên chế hành chính của
huyện được UBND tỉnh giao.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ nêu trên, Văn phòng HĐND và UBND huyện
hình thành các bộ phận công tác có lãnh đạo Văn phòng và cán bộ công chức
giúp việc và theo dõi, thực hiện nhiệm vụ đã được phân công, cụ thể như sau:
- Tổ chuyên viên nghiên cứu tổng hợp;
- Tổ tiếp nhận và giao trả kết qủa;
- Tổ hành chính quản trị ( kể cả văn thư, lưu trữ );
- Thi đua khen thưởng;
- Tôn giáo.
Hiện tại cán bộ công chức và người lao động của Văn phòng HĐND &
UBND huyện Vạn Ninh là 25, trong đó có 17 biên chế./.
Phần 2: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ : “HOÀN THIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA
VĂN PHÒNG HĐND & UBND HUYỆN VÀ CÁC PHÒNG BAN CHUYÊN
MÔN THUỘC UBND HUYỆN VẠN NINH”
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Từ khi có Nghị quyết số 38 của Chính phủ, công cuộc cải cách hành chính đã có
những bước tiến rõ nét. Cơ chế “ một cửa” với sự tinh giản gọn nhẹ, ít “cửa”, thủ
tục giấy tờ đơn giản, rõ ràng đã làm ccho quá trình giải quyết công việc của
người dân được tiến hành trôi chảy, làm tăng niềm tin của công dân vào sự quản
lý của Nhà nước. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, công cuộc cải
cách hành chính cũng còn những trì trệ cần phải kịp thời khắc phục. những hạn
chế đó có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân không kém phần quan
trọng là sự phối hợp của các cơ quan trong quá trình giải quyết công việc.
Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy
định về việc xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động giữa các phòng ban, các cơ
quan, tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính, khắc
phục tệ quan liêu, phiền hà, trì trệ.

UBND huyện là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách
nhiệm quản lý trên tất cả các lĩnh vực thuộc phạm vi địa giới hành chính của
huyện. Bộ máy tham mưu, giúp việc cho UBND huyện đứng đầu Văn phòng
HĐND & UBND huyện là Chánh Văn phòng HĐND & UBND huyện, tương
đương với một trưởng phòng một phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện
trên địa bàn huyện là cơ quan chuyên môn, cơ quan tham mưu của UBND
huyện. Đứng đầu phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện là các Trưởng
phòng. Giữa Văn phòng và các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện có
mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực nhằm tạo ra sự thống nhất trong hoạt động,
trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, của Chính phủ và của
địa phương.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy mối quan hệ này chưa được rõ
ràng,chưa dược qui định củ thể. Do đó việc hoàn thiện mối quan hệ giữa Văn
phòng HĐND & UBND huyện với các phòng ban chuyên môn thuộc UBND
huyện cần được đặt ra nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt động của các cơ
quan hành chính nhà nước, đẩy mạnh hơn nữa tiến trình cải cách hành chính,
tăng niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đâọ của Đảng, sự quản lí của nhà nước.
2. Mục đích nghiên cứu.
Phân tích mối quan hệ giữa Văn phòng HĐND & UBND huyện Vạn Ninh
với các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện trên các phương diện lí
luận, pháp lí và các thực tiễn hoạt động, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu
nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện mối quan hệ giữa Văn phòng HĐND &
UBND huyện Vạn Ninh với các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện nói
riêng, hệ thống cơ quan hành chính nhà nước nói chung, nâng cao hiệu quả hoạt
động của mình, tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan để công việc tiến
hành thông suốt .
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu về Văn phòng HĐND & UBND huyện Vạn
Ninh, các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện trong việc thực hiện công
tác thông tin báo cáo, phối hợp xây dựng trương trình công tác của UBND

huyện, thực hiện các chủ trương của UBND huyện về việc hoàn thiện nghiệp vụ
hành chính văn phòng…
Tuy nhiên, để hoàn thiện mối quan hệ đó, đề tài cũng tập trung nghiên cứu
một số vấn đề liên quan đến cơ cấu tổ chức của UBND huyện và các cơ quan
chức năng có liên quan.

4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Văn phòng và hoạt động của Văn phòng, các phòng ban chuyên môn
thuộc UBND huyện cụ thể và hoạt động của nó cũng được tập trung nghiên cứu.
Tuy vậy, mối quan hệ phối hợp trong quá trình hoạt động Văn phòng
HĐND & UBND huyện với các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện thì
hầu như chưa có đề tài nào nhắc đến.
Tuy nhiên cũng có một số đề tài nghiên cứu tương tự như:
Hoàn thiện mối quan hệ giữa Văn phòng Chính Phủ với căn phòng UBND
tỉnh của Phạm Đức Thụ.
.Tổ chức hoạt động của công sở hành chính nhà nước của Khuất Văn
Sách.
.Hoàn thiện một bước tổ chức và hoạt động của UBND thành phố Hồ Chí
Minh của Trương Hùng Việc.
.Hoàn thiện tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Ninh Thuận
của Lê Kim Hồng.
.Hoàn thiện tổ chức và các hoạt động của Văn phòng Bộ Nội vụ trong điều
kện cải cách hành chính của Nguyễn Đức Tuân.
5. Nhiệm vụ của đề tài
Đề tai phải nêu ra thực trạng mối quan hệ giữa Văn phòng HĐND &
UBND huyện với các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện; chỉ ra được
những tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại đồng thời đưa ra những giải khả thi
để khắc phục tình trạng đó.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và thực hiện hoạt

động của các cơ quan, đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,
thống kê để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
Chương I: Khái quát về mối quan hệ giữa Văn phòng UBND huyện và
phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện:
1.1 Khái quát về Văn phòng HĐND & UBND
Theo Nghị định số14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính
phủ, quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là phòng ban chuyên môn thuộc
UBND huyện), Văn phòng HĐND & UBND huyện là cơ quan tương đương với
phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện có nhiệm vụ tham mưu tổng hợp
cho Ủy ban nhân dân về hoạt động của Ủy ban nhân dân; tham mưu, giúp Ủy
ban nhân dân cấp huyện về công tác dân tộc; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban
nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp thông
tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và
các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt
động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện.
Khái quát về cơ cấu tổ chức, vị trí, chức năng nhiệm vụ của Văn phòng
HĐND & UBND huyện:
( trình bày ở Mục 2 Phần 1)
1.2 Khái quát về phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện
Theo Nghị định số14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ,
quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là phòng ban chuyên môn thuộc UBND
huyện) quy định:
1.2.1 Vị trí và chức năng của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
cấp huyện được quy định như sau:
1. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan tham mưu,
giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa
phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban
nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống

nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương.
2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu sự chỉ đạo, quản
lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời
chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
cấp huyện:
1. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế
hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện
các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước
được giao.
2. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được
phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý được giao.
3. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm
định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền
của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy
ban nhân dân cấp huyện.
4. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập
thể, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn
thuộc các lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật.
5. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên
môn cho cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
6. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin,
lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ của cơ
quan chuyên môn cấp huyện.
7. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực
hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và sở
quản lý ngành, lĩnh vực.
8. Kiểm tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá

nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố
cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và phân
công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
9. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi
ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối
với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của
cơ quan chuyên môn cấp huyện theo quy định của pháp luật, theo phân công của
Ủy ban nhân dân cấp huyện.
10. Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp
luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
11. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc
theo quy định của pháp luật.
1.2.3 Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp
huyện
1. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau
đây gọi chung là Trưởng phòng) chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và trước pháp luật về thực hiện chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn do mình phụ trách.
2. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp
huyện (sau đây gọi chung là Phó Trưởng phòng) là người giúp Trưởng phòng chỉ
đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ
được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó Trưởng phòng được
Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của cơ quan chuyên môn cấp
huyện.
3. Số lượng Phó Trưởng phòng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp
huyện không quá 03 người.
4. Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm,
cho từ chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng
phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo quy định của
pháp luật.

1.2.4 Chế độ làm việc của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
cấp huyện và trách nhiệm của Trưởng phòng
1. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện làm việc theo chế độ
thủ trưởng.
2. Trưởng phòng căn cứ các quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban
nhân dân cấp huyện xây dựng quy chế làm việc, chế độ thông tin báo cáo của cơ
quan và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế đó.
3. Trưởng phòng chịu trách nhiệm về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của cơ quan mình và các công việc được Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện phân công hoặc uỷ quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí và chịu trách nhiệm khi để xẩy ra tình trạng tham nhũng, gây thiệt hại trong
tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình.
4. Trưởng phòng có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện và sở quản lý ngành, lĩnh vực về tổ chức, hoạt động của cơ
quan mình; báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng
cấp khi được yêu cầu; phối hợp với người đứng đầu cơ quan chuyên môn, các tổ
chức chính trị - xã hội cùng cấp giải quyết những vấn đề liên quan đến chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
1.2.5 Các cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở các quận, huyện,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh
1. Phòng Nội vụ: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức
năng quản lý nhà nước các lĩnh vực: tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính,
sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành
chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị
trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua –
khen thưởng.
2. Phòng Tư pháp: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm
tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án
dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hoà giải ở cơ sở và các công tác tư

pháp khác.
3. Phòng Tài chính - Kế hoạch: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kế hoạch và
đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã,
kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.
4. Phòng Tài nguyên và Môi trường: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp
huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất; tài nguyên
nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; khí tượng, thuỷ văn; đo đạc, bản đồ và
biển (đối với những địa phương có biển).
5. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân
cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động; việc
làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an
toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng,
Chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới.
6. Phòng Văn hoá và Thông tin: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: văn hoá; gia đình; thể dục, thể thao;
du lịch; bưu chính, viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông
tin; phát thanh; báo chí; xuất bản.
7. Phòng Giáo dục và Đào tạo: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm:
mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và
tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học
và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất
lượng giáo dục và đào tạo
.
8. Phòng Y tế: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế cơ sở; y
tế dự phòng; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc
phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo
hiểm y tế; trang thiết bị y tế; dân số.

9. Thanh tra huyện: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng
theo quy định của pháp luật.
10. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân: tham mưu tổng hợp cho
Ủy ban nhân dân về hoạt động của Ủy ban nhân dân; tham mưu, giúp Ủy ban
nhân dân cấp huyện về công tác dân tộc; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân
dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin
phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các
cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động
của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
.
1.3 Sự thiết lập mối quan hệ giữa Văn phòng HĐND & UBND huyện và
các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện
Điều 2 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định: UBND là cơ
quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu
trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ
quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm đảm bảo thực
hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an
ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần
đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy quản lý hành chính nhà
nước từ Trung ương đến cơ sở. Giúp việc cho UBND huyện có Văn phòng
HĐND & UBND huyện. Theo nguyên tắc, Văn phòng HĐND & UBND huyện
làm việc theo chế độ chuyên viên, chế độ thủ trưởng hoặc chế độ hỗn hợp.
Các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện là cơ quan tham mưu,
giúp UBND huyện quản lý nhà nước ở địa phương theo quy định của pháp luật.
Các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện là cơ quan nhà nước thẩm

quyền riêng hoạt động theo chế độ thủ trưởng.
Như vậy, Văn phòng HĐND & UBND huyện và các phòng ban chuyên
môn thuộc UBND huyện đều là cơ quan tham mưu của UBND huyện. Chánh
Văn phòng HĐND & UBND huyện tương đương một Trưởng phòng của phòng
ban chuyên môn thuộc UBND huyện. Để làm tốt công tác tham mưu, giữa Văn
phòng HĐND & UBND huyện và các phòng ban chuyên môn thuộc UBND
huyện có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Trong hệ thống hành chính nhà nước, các cơ quan có mối quan hệ mật
thiết với nhau, đặc trưng của mối quan hệ này là:
- Mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính mệnh lệnh đơn
phương.
- Mang tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ, bảo đảm cho hệ thống thông suốt
từ trên xuống dưới, cấp dưới phải chịu sự kiểm tra thường xuyên của cấp trên.
- Bảo đảm tính liên tục, ổn định và khoa học trong tổ chức và hoạt động
quản lý nhà nước.
- Mang tính chất chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao, đó là nghiệp vụ của
một nhà nước và một nền hành chính khoa học, văn minh, hiện đại.
- Các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện được thành lập để thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cụ thể. Trong cơ cấu tổ
chức của các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện có bộ phận đảm nhiệm
chức năng của văn phòng , thực hiện công tác công văn giấy tờ trong nội bộ cơ
quan, và là cầu nối giữa cơ quan mình với các cơ quan khác. Theo các văn bản
pháp luật hiện hành, tổ chức văn phòng của các cơ quan hành chính nhà nước
không theo hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến các sở như các Bộ có chức
năng quản lý nhà nước ở Trung ương đến Ban, Ngành… . Ở cấp huyện, văn
phòng của cơ quan nào do thủ trưởng cơ quan đó trực tiếp chỉ đạo. Mối quan hệ
của văn phòng với các cơ quan khác chủ yếu để thực hiện chức năng bộ máy
giúp việc của mình.
Để đảm bào sự thống nhất chung theo quy định của nhà nước, bảo đảm sự
chỉ đạo tập trung thống nhất của Thủ tướng Chính phủ trong hệ thống các cơ

quan hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở, các văn phòng của cơ quan
nhà nước cấp trên có nhiệm vụ hỗ trợ, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ công
tác văn phòng ( văn thư, lưu trữ, thông tin báo cáo, ứng dụng công nghệ tin học
vào quản lý nhà nước và các nghiệp vụ hành chính khác). Nghị định của chính
phủ số 156/HĐBT ngày 17/12/1981 quy định như sau: Văn phòng chính phủ
hàng năm tổ chức cuộc họp với Văn phòng UBND cấp tỉnh để kiểm điểm công
tác và rút kinh nghiệm về công tác văn phòng, công tác công văn giấy tờ và công
tác lưu trữ, Văn phòng UBND cấp tỉnh hướng dẫn, giúp đỡ văn phòng các Sở,
UBND các huyện về cách làm việc để đảm bảo sự chỉ đạo và phối họp công tác
trên dưới được kịp thời, nhạy bén và thông suốt.
Như vậy, mối quan hệ giữa Văn phòng HĐND & UBND huyện và bộ
phận văn thư của phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện là mối quan hệ
hướng dẫn, giúp đỡ, còn mối quan hệ giữa Văn phòng HĐND & UBND huyện
với các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện là mối quan hệ giữa các cơ
quan tham mưu, giúp việc của UBND huyện.
Chương 2: Thực trạng mối quan hệ giữa Văn phòng UBND huyện Vạn
Ninh và các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện Vạn Ninh.
Quan hệ giữa Văn phòng HĐND & UBND huyện Vạn Ninh và các phòng
ban chuyên môn thuộc UBND huyện Vạn Ninh là mối quan hệ giữa các cơ quan
tham mưu giúp việc cho UBND. Trong quá trình hoạt động, giữa Văn phòng và
các Phòng ban thuộc UBND huyện có rất nhiều mối quan hệ trên các lĩnh vực
sau: công tác thông tin, báo cáo; công tác xây dựng và thực hiện chương trình
công tác của Ủy ban; nghiệp vụ hành chính Văn phòng. Đây là những mối quan
hệ cơ bản và cần được hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND
huyện.
2.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND
huyện Vạn Ninh:
2.1.1 Vài nét khái quát về sự hình thành phát triển của UBND huyện
Vạn Ninh:
Thực hiện Quyết định số 85/CP ngày 05 tháng 3 năm 1979 của Hội đồng

Chính phủ về việc chia huyện Khánh Ninh thuộc tỉnh Phú Khánh thành hai
huyện lấy tên là huyện Vạn Ninh và huyện Ninh Hoà; kể từ đây trở thành huyện
Vạn Ninh và duy trì cho đến nay. Huyện Vạn Ninh là một huyện thuộc vùng
duyên hải Miền Trung và nằm về phía Bắc thuộc tỉnh Khánh Hoà; về phía Đông
giáp biển Đông, phía Tây là đồi núi thuộc dãy Trường Sơn giáp với huyện Sông
Hinh ( Phú Yên ), phía Nam giáp huyện Ninh Hoà, phía Bắc giáp huyện Tuy
Hoà ( Phú Yên ); với tổng diện tích tự nhiên là 550,1 Km
2
; dân số khoảng
129.000 người với mật độ là 235 người/km
2
; về tổ chức hành chính huyện Vạn
Ninh gồm: 13 xã, thị trấn.
Huyện Vạn Ninh có vị trí địa lý quan trọng và rất thuận lợi trong việc giao
lưu kinh tế trong nước và Quốc tế; có hệ thống giao thông thuận lợi về đường bộ,
đường sắt và đường thuỷ, là vùng đất giàu tiềm năng tự nhiên, cảnh quan đẹp, đa
dạng và phong phú, vùng biển có vịnh nước sâu ( Khu kinh tế vịnh Vân Phong ),
khí hậu tốt,... hội tụ nhiều yếu tố và nguồn lực để đầu tư, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nhằm hướng đến mục tiêu huyện Vạn Ninh là một huyện phát triển toàn
diện, văn minh và hiện đại của tỉnh và khu vực.
Theo báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2006
của UBND huyện Vạn Ninh thì giá trị sản lượng ngành nông nghiệp thực hiện
112 tỷ đồng, đạt 97% kế hoạch; sản lượng đánh bắt thuỷ, hải sản thực hiện 5.200
tấn, đạt 106% kế hoạch; giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN thực hiện 46,5 tỷ
đồng, đạt 97% kế hoạch so với Nghị quyết HĐND huyện giao; tổng thu ngân
sách thực hiện 106,384 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch tỉnh giao. Nhìn chung, tình
hình kinh tế - xã hội tiếp tục ổn định và phát triển; các lĩnh vực văn hoá, xã hội,
y tế, giáo dục có nhiều tiến bộ, nâng cao được chất lượng và hiệu quả; tình hình
chính trị ổn định, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Để có được những thành tựu đáng biểu dương nêu trên, ngoài sự ưu đãi

của thiên nhiên, còn một phần rất lớn ở sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng bộ; sự
quản lý, điều hành Nhà nước trên địa bàn của UBND huyện và sự giám sát chặt
chẽ của HĐND huyện trong việc định hướng và đề ra các giải pháp nhằm thực
hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, QP-AN đảm bảo hoạt động đạt chất lượng và
hiệu quả cao. Đây là việc làm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng góp phần đẩy nhanh
sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
2.1.2 Chức năng của UBND huyện Vạn Ninh:
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp được Quốc hội thông qua
ngày 26 tháng 11 năm 2003 thì UBND huyện Vạn Ninh có những chức năng
sau:
- UBND là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, góp phần đảm
bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính Nhà nước từ Trung
ương đến cơ sở.
- UBND do HĐND cùng cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND và
cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên; chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp,
Luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND
cùng cấp nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương, kế hoạch phát triển KT – XH,
củng cố quốc phòng – an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn
huyện.
2.1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND huyện Vạn Ninh:

×